Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Bài số 2.04: THÁNG TƯ ĐEN 30 tháng 4 năm 1975

Nhân Văn Việt Tộc
Bài số 2.04
Soạn giả: Trần Viết Thu
         Berlin 15/11/2013

THÁNG  TƯ  ĐEN
30 tháng 4 năm 1975

Đôi lời tri ân các anh hùng và anh thư dân Việt

Sau khi giải mã khúc lịch sử bi hùng, ngàn cân treo sợi tóc (1948-1963) soạn giả xin kính cẩn nghiêng mình ghi ơn 2 vị lãnh tụ và thế hệ cha anh đã dấn thân vào nơi thập tử nhất sinh với hoài bão đấu tranh giành quyền tự chủ và tự do cho dân tộc, bằng những tấm lòng đầy nhiệt huyết và gan dạ của mình.
Dẫu cường nhược có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có (Nguyễn Trãi)

ô

Mưu sự tại nhân, thành sự nhờ sáng suốt của toàn dân
Cơ sự không thành là vì thành quả quá nhanh nên khập khễnh và lộ liễu của Ấp Chiến Lược cùng học thuyết Nhân Vị là lý do để địch thủ ra tay chặn trước....Đúng là dục tốc bất thành!
Rút kinh nghiệm người xưa (ôn cố) thì phải xây dựng nhân tâm trước rồi mới thi hành kế sách sau, nhưng hoàn cảnh không cho phép nên mới ra nông nỗi này!.....
Vì thế nên mới có chương trình Nhân Văn Việt Tộc để Canh Tân Tư Tưởng, thay đổi Tư Duy cho có cái nhìn ngang tầm thời Toàn Cầu Hóa với kỹ thuật điện tử, thì mới thoát hiểm được. Nếu không có Tư Duy hợp thời thì không thể kết hợp toàn dân được, mà chia rẽ là chết!

Đây là lúc chúng ta cần phải trau dồi kiến thức lịch sử kẻo trễ. Bằng không, cứ tiếp tục lơ là, chỉ tay 5 ngón thì tự chủ có tới chúng ta cũng không thể giữ nổi vì lòng dân chưa kết hợp.
ô
p Chiến Lược và Học Thuyết Nhân Vị là thế thủ vững chắc mà người xưa đã để lại trong Huyền Thoại 100 trứng 100 con (600BC) và còn căn dặn là phải thi hành kín đáo để che mắt địch...... Âu đây cũng là bài học để chúng ta rút tỉa kinh nghiệm cho việc cứu nguy dân tộc.
Nhân vị khác với nhân bản. Nói nôm na thì nhân bản ngày hôm nay gọi là nhân quyền, người khác phải tôn trọng mình. Còn nhân vị là tự mình tạo ra vị thế để người kiêng nể.
thời điểm 600BC văn tự hiếm hoi, tàng trữ khó khăn, giấy bút không có, nên Huyền Thoại là phương tiện chuyên chở thông điệp bằng bia miệng rất hữu hiệu cho loại văn xuôi mà văn vần hay ca dao tục ngữ đều không làm nổi.
Trăm nay bia đá cũng mòn.
Ngàn năm bia miệng vẫn cò trơ trơ.
Ø   Quốc Trưởng Bảo Đại là một nhà chánh trị non nhưng biết mình biết người, ăn ở nhã nhặn, có tâm huyết, không ngại gian nguy, tự nguyện dấn thân cho đại cuộc.
Đối với Ngài, làm vua là bị quản chế nên Ngài chỉ tìm cách thoát ra. Nếu Ngài không khôn khéo trong việc xử thế thì Ngài đã đi vào chỗ chết như vua Duy Tân rồi. Có thể ví ổng với Câu Tiễn nhưng thiếu Phạm Lãi và Văn Chủng bày mưu hiến kế.
Ø   Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu là những người có tâm huyết và đa mưu túc trí, nhưng:
Tinh hoa phát tiết ra ngoài,
Ngàn thu bạc mệnh một đời tài hoa (Nguyễn Du)
ô

Xin mời quý vị cùng tôi ôn lại khúc lịch sử bi hùng này với 2 điểm chính sau đây:
1.      Không có Quốc Trưởng Bảo Đại thì không có Quân Đội Quốc Gia Việt Nam.
2.      Không có Quân Đội Quốc Gia làm chủ lực tiêu diệt Bình Xuyên thì:
a.    Thực Dân Pháp đã quay trở lại thống trị dân ta rồi (tái nô).
b.   Không có nền Đệ Nhất Cộng Hòa và Quân Đội Cộng Hòa Việt Nam.

Vì Tướng Lãnh quá non trẻ mà lại tự phụ, điếc không sợ súng nên mới có Hội Đồng Quân Nhân Phản Loạn và tự gán cho mình nhân danh dân tộc thành lập Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng để làm loạn .... Nay chỉnh lý, mai chỉnh lỷ liên miên để quân thù thao túng đất nước....

Ø   Đó là nguyên nhân của tháng Tư Đen.
Lỗi tại ai? Nếu không phải là lỗi ở người dân vô cảm, ù lỳ, thiếu tư duy độc lập?
ô





Quốc Trưởng Bảo Đại duyệt binh
Quân Đội Quốc Gia Việt Nam
- Sắc lệnh tổng động viên 15/7/1951
- Triều Đại Quốc Gia VN 1948-1956
Tổng Thống Ngô Đình Diệm
- Thâu hồi độc lập 1956
- Cải tổ guồng máy Quốc Gia
- Đệ Nhất Cộng Hòa 1956-1963


------------------------------------------------------------

Nhân Văn Việt Tộc
Ban Học Vụ  Bài học số 2.04
Soạn giả: Trần Viết Thu
Berlin 15/11/2013
Tháng Tư đen (30/4/1975)

Quan điểm của soạn giả:
Vì khúc lịch sử này khó quên nên chúng ta cần phải ôn tập để tránh thảm trạng nghịch lý.
Muốn cho sáng tỏ thì phải:
  1. Nhìn thẳng biến cố lịch sử đã qua bằng con mắt khách quan (quan sát sự kiện)
  2. Suy ra những nguyên nhân đưa đến thảm trạng lịch sử này (nguyên nhân nhược điểm)
  3. Đưa ra đề án thoát hiểm để dứt bệnh (phương án chữa bệnh dịch chủ tài nô)

Chúng ta không có nhu cầu lên án hay bào chữa cho bất cứ ai; mà chúng ta cũng chẳng có nhu cầu tôn vinh ai cả.

Từ năm 1963 đến nay đã 50 năm trôi qua, từ 1954 đến nay đã 60 năm trôi qua, tức quá nửa đời người. Các tài liệu mật hay tối mật ở thời kỳ tranh chấp đã được giải mã khá nhiều.
Do đó, chúng ta có thể dựa vào các biến chuyển lịch sử để suy đoán mưu đồ người làm chánh trị thanh toán nhau vì đường lối bất tương đồng. Trong chánh trường không ai lại dại dột nói rõ mưu đồ của mình cả. Các phe phái (bạn cũng như thù) đều có quyền lợi xung khắc vì vậy ai khôn thì người ấy có lời.

Chúng ta nên đứng về quyền lợi dân tộc để vinh danh những ai đã làm lợi cho dân cho nước, mặc dù người đó chánh trị non nhưng có Tâm Việt và Hồn Việt là chúng ta hỗ trợ. Đừng cả tin vào người.
§
MẶC NIỆM
Trước khi đi vào đề tài thiết nghĩ là chúng ta nên dành một phút mặc niệm để tri ân tất cả các thế hệ đã hy sinh cho quyền lợi dân tộc, cho tự do của đất nước trong khúc lịch sử này (1948-1963); tức là từ ngày chánh thức giành độc lập qua hiệp định vịnh Hạ Long ngày 05 juin 1948 cho đến ngày mất hẳn chủ quyền là ngày 02/11/1963. Thật vậy: Biến cố 02/11/63 là do Mỹ lên chương trình và trực tiếp điều khiển nên sau biến cố này thì đất nước chúng ta thực sự mất chủ quyền vào tay người Mỹ, vì không có lãnh tụ chánh trị tương xứng với hoàn cảnh. Đám tướng lãnh chỉ biết có võ biền chứ đâu có biết chánh trị là gì nên chỉnh lý nhau liên miên.
Tiến sỹ Henry Kissinger, đại diện Tổng Thống NIXON đã nói với phóng viên báo chí rằng: Cái bọn tướng lãnh đó thì chúng tôi bỏ túi, bảo sao thì chúng phải nghe vậy.
Ngày 30/4/75 là kết quả phải có của ngày 01/11/1963; ngày loạn tướng Dương Văn Minh thành lập Hội Đồng Quân Nhân "Cách Mạng". Cách Mạng hay phản loạn?
Mỹ bỏ chạy thì ta nô lệ Nga, còn Nga thua thì ta bị Mỹ lèo lái. Lý do dễ hiểu là vũ khí và kinh tế đều do 2 phe Nga-Mỹ cung cấp dưới danh nghĩa viện trợ để chống rơi vào vòng nô lệ của đối phương.
Không có viện trợ của 2 siêu cường này, dưới vỏ bọc nhân đạo là biếu vũ khí tối tân để giết nhau, thì dù dân ta có háo sát đến đâu cũng không có phương tiện để theo đuổi thù hận vô duyên vì các chủ nghĩa không phải của dân Việt đẻ ra.
§

Bài này gồm 4 phần:
1.      Phần Giáo khoa (tóm lược điểm chánh của lịch sử cho dễ nhớ) gồm 2 tiểu mục là:
a.       Ôn cố
b.      Tri tân
2.      Phần Tham Luận (cùng nhau thảo luận để tìm ra những ẩn khúc trong hậu trường chánh trị của các phe phái). Mỹ và Nga cần gì ở Ta? Và Ta trông chờ gì ở người để ra nông nỗi ngày hôm này?
3.      Phần Trau dồi kiến thức (nói chỗ đứng của dân Việt trong bối cảnh lịch sử toàn cầu lúc đó: Độc lập hay nô lệ?). Rồi suy ra phải làm gì trong hiện tại để có tương lai mong muốn?
4.      Phần Thực Tập:
Trả lời những câu hỏi để tự xét mình phải làm gì để cứu nguy dân tộc trong đó có tương lai của mình và của con cháu mình. Lời cha Lạc Long căn dặn: Toàn dân giữ nước chứ không phải Triều Đình giữ nước (coi giải mã huyền thoại 100 trứng, 100 con; bài học số 06 của năm ngoái)
³
Phần Giáo Khóa

Phần dẫn nhập:
Khi trước nước ta chịu sự đô hộ của Thực Dân Pháp, mọi sinh hoạt chánh trị đều bị cấm đoán, tiếng Việt cũng bị cấm không được học, 90% mù chữ. Trong trường học tiểu học từ 10 tuổi trở lên Thày và Trò đã phải trao đổi với nhau bằng tiếng Pháp, dù là tiếng Tây Bồi (Boy chạy bàn trong quán ăn phiên âm thành Bồi). Mục đích là áp dụng chánh sách ngu dân để thời cơ tới cũng không thể thoát ra được. Mọi lời nói yêu nước đều bị dập tắt.

Ngày 22/9/1940: Quân Nhật thắng Pháp ở Lạng Sơn nên kéo vô đóng ở Việt Nam.

Năm 1942 thì quân Nhật ồ ạt kéo vào Đông Dương (Việt, Miên, Lào và Xiêm La, sau đổi thành Thái Lan tức đất của người Thái: Thailand) và tạo ra vụ đói năm Ất Dâu (1945) để giết cách mạng Việt Nam.

Ngày 09/3/1945 Nhật đảo chánh Tây và trao trả độc lập cho Hoàng Đế Bảo Đại...Nhân tài lúc đó không ai có nên chánh phủ èo ọt Trần rọng Kim bị Việt Cộng đánh phá, mà Hoàng Đế lại không muốn người Nhật bảo vệ an ninh cho xứ sở; vì Ngài nghĩ là làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ nên Ngài chỉ tìm cách thoái vị cho nhẹ nợ.

Ngày 11/8/1945 Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng Minh (Mỹ, Anh, Pháp và Tàu Tưởng Giới Thạch; như sự thực chỉ có Mỹ đánh Nhật thôi).
Ngày 16.8.1945 Nhật trao trả hoàn toàn độc lập cho nhà vua, nhưng vì chánh phủ mới thành lập, nhân sự không có (chứ đừng nói chi tới nhân tái), chính trị non nớt. Vì thế nên Nga phỗng tay trên của Mỹ dưới mặt nạ Hồ Chí Minh.

Ngày 02/9/1945 Hồ Chí Minh cướp chánh quyền và ra mắt chánh phủ dưới danh xưng là Chủ Tịch của nước Việt Nam dân Chủ Cộng Hòa do y tự biên tự diễn chứ chẳng ai bàu bán chi cả.
·      Ông ta tự ý thay đổi tên nước và thay luôn thể chế. Đây là một hành động vừa tiếm vị, vừa thoán nghịch.

Ngày 06/3/46 Hồ Chí Minh ký tạm ước sơ bộ cho Pháp đóng quân trên đất Việt để bảo vệ sinh mạng và tài sản của kiều dân Pháp. Trong thực tế là lợi dụng sự hiện diện của quân Pháp để tiêu diệt bằng cách thủ tiêu tất cả các nhân sỹ yêu nước có chân trong đảng phái đối lập hay không để độc quyền lãnh đạo.

Ôn cố:
Ngày 19/12/1946 Hồ Chí Minh cho lệnh khai chiến với quân Pháp để đem thảm họa đến cho dân Việt trong suốt 8 năm trời, mà thành quả là: Hiệp Định Genève ký ngày 20/7/54 đã quyết định chia đôi đất nước do Nga và Tàu chủ động để sửa soạn cuộc chiến thử vũ khí khốc liệt hơn cho tới ngày 30/4/75 mới chấm dứt.
Vì thế nên đất nước kiệt quệ, tài nguyên khánh kiệt, 1 triệu người chết trên chiến trường, khoảng 10 triệu người tàn phế và 3 triệu người vượt biển ra đi đã làm chấn động lương tâm nhân loại. Danh từ Thuyền Nhân  bắt đầu xuất hiện từ đây với cái giá phải trả là gần 1 triệu người chìm sâu dưới đáy biển, hay làm mồi cho cá khi bị lâm nạn trong lúc vượt biên.
Danh từ Thuyền Nhân là một danh từ riêng, chuyển nghĩa từ chữ boat people do dân Mỹ đặt ra để chỉ người vượt biên chống Cộng và mặc nhiên họ được hưởng quyền tỵ nạn chánh trị.

Trong khi cuộc chiến cù nhây giữa Việt Cộng và Thực Dân Pháp thì các nhân sỹ yêu nước đã lợi dụng thời cơ để thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt Nam vào ngày 15/7/1951. Tính đến ngày ký Hiệp Định Genève do Pháp và Hồ Chí Minh chủ động, thì quân số lúc đó là 80.000 người được huấn luyện chu đáo, trang bị đầy đủ và đã tham dự vào nhiều cuộc hành quân truy kích Việt Cộng ở vùng đồng bằng Bắc Việt. Trong Nam thì Việt Cộng không thể ngóc đầu lên được vì có các lực lượng Giáo Phái quyết tâm diệt Cộng, bảo vệ xóm làng.

Tuy không ký, nhưng vì thế cô nên Quân Đội Quốc Gia Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Đại đã cùng hơn 1 triệu đồng bào di cư vào Nam để thành lập phòng tuyến tự vệ miền Nam.

Trước đó vài ngày thì ông Ngô Đình Diệm được Quốc Trưởng chỉ định làm thủ tướng và chánh thức chấp chính vào ngày 7/7/1954 để đương đầu với những khó khăn chồng chất do Thực Dân Pháp cấu kết với Việt Cộng cố tình gây ra với mục đích là: Xâu xé nước ta và đọa đầy nhân dân ta với hy vọng tái thống trị miền Nam nước Việt hay nhuộm đỏ cả vùng Đông Nam Á.

Ngày 20/7/1954 Pháp ký với Hồ Chí Minh hiệp định chia đôi đất nước, chánh phủ Ngô Đình Diệm không ký và lên án Thực Dân cấu kết với Cộng Sản để reo rắc tai họa cho dân ta.

Khi di cư vào Nam thì:
1.      Việc đầu tiên phải giải quyết là lo nơi an cư lạc nghiệp cho 1 triệu đồng bào từ Bắc di cư vào Nam, lo nơi đồn trú cho 80.000 quân để tiếp thu vùng Việt Cộng lui binh.
2.      Việc thứ nhì là nổ súng vào quân Bình Xuyên ngày 28/4/1955. Bình Xuyên là lính đánh thuê cho Thực Dân Pháp. Quân đội Quốc Gia làm chủ lực cùng sự yểm trợ của các lực lượng giáo phái như đoàn quân của tướng Trịnh Minh Thế; ngoài ra còn có sự hỗ trợ hết mình của đồng bào di cư và đồng bào ở Saigon nữa. Vì thế nên chiến cuộc ở Saigon mới được thanh toán trong vòng 1 tuần lễ. Cuối cùng Bình Xuyên hoàn toàn bị phá tan trong vòng chưa đầy 1 tháng......
Ø      Sau sự chiến thắng này thì Thực Dân Pháp bắt buộc phải chính thức công bố ngày lui binh và trao trả độc lập cho ta.
Đây là chiến thắng đầu tiên trên mặt trận quân sự cũng như chánh trị dưới thời Quốc Trưởng Bảo Đại, mà quân đội Quốc Gia Việt Nam làm chủ lực dưới kế hoạch của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.

Sau khi ổn định tình thế và thâu hồi chủ quyền thì Quốc Trưởng Bảo Đại đồng ý để Thủ Tướng Ngô Đình Diệm trưng cầu dân ý, mở đường cho Ngài rút lui êm ấm. Đồng thời cũng tạo điều kiện để xây dựng nền Cộng Hòa thì mới có thể kết hợp toàn dân để chống lại sự bành trướng của Cộng Đảng Sô Viết được.
·      Đừng quên rằng ông Bảo Đại bị Pháp quản chế (tù giam lỏng từ năm lên 8 tuổi) để hòng Ngài chấp nhận làm vua bù nhìn. Phải khôn khéo lắm thì Ngài mới bảo toàn được sinh mạng.
·      Chính Ngài đã triệu tướng Không Quân Nguyễn Văn Hinh (Tư Lệnh Quân Đội) về Pháp vào tháng DECEMBRE 1954 và tướng Nguyễn Văn Vỹ (Tư Lệnh Ngự Lâm Quân đóng ở Đà Lạt) về Pháp vào tháng MAI 1955, để chánh thức truất quyền khi 2 ông này xin Ngài cho phép dùng quân lực để lật đổ thủ tướng Ngô Đình Diệm.
·      Ngoài ra Ngài cũng giải tán luôn đoàn Ngự Lâm Quân (lính nhà vua) và trao trả vùng Hoàng Triều Cương Thổ (Đà Lạt, Buôn Mê Thuột) về với đất mẹ Việt Nam

Trong khi làm Thủ Tướng thì ông Diệm ban hành đạo luật Người Cày Có Ruộng, xóa bỏ quy chế Tá Điền. Giúp Tá Điền mua ruộng của điền chủ và được trả góp trong 10 năm với giá rẻ hơn giá thuê của điển chủ. Trong khi đó thì chánh phủ mua lại ruộng của điền chủ với giá phải chăng và trả góp bằng cách lấy tiền trả góp của tá điền trao lại cho điền chủ trong 10 năm thì hết. Vì thế nên nông dân rất ủng hộ ông Ngô Đình Diệm; và kinh tế miền Nam phát triển mạnh là do thành quả làm việc cần cù và tận tụy của nông dân làm chủ mảnh ruộng của mình.

  1. Sau khi truất phế Bảo Đại thì người dân bỏ phiếu thành lập Quốc Hội Lập Hiến.
  2. Khi Hiến Pháp được chung quyết bởi người dân thì quốc hội Lập Hiến giải tán.
  3. Chiếu theo Hiến Pháp thì toàn dân bàu liên danh Tổng Thống và Phó Tổng Thống.
  4. Liên danh Ngô Đình Diệm và Nguyễn Ngọc Thơ đắc cử, nhậm chức ngày 26/10/1956.

Lúc này kỹ nghệ miền Nam bắt đầu phát triển. Trước tiên là nghành dệt tơ sợi, vải vóc, quần áo không những dư xài cho trong nước mà còn xuất cảng được nữa.

Ø   Từ tay không vươn lên nên phải nhờ vào viện trợ Mỹ. Bên ngoài thì nói là viện trợ nhân đạo, nhưng bên trong là sửa soạn chiến trường để thử vũ khí trong lúc Nga Mỹ đang chạy đua vũ khí....Vũ khí mới sáng chế như máy bay, hỏa tiễn, súng đạn, xe tăng, tàu bò, chiến hạm, vân.... vân....đều phải đem ra thử xem có khuyết điềm nào cần phải hoàn chỉnh không, đó là tiến trình của cơ khí bắt buộc phải đi qua.
Ø   Đúng là cái khó nó bó cái khôn! Làm cách nào để nhờ người mà không bị lệ thuộc họ?

Muốn thử vũ khí thì phải có nơi duỡng quân. Phe Nga gây chiến, phe Mỹ đỡ đòn.....nhưng 2 anh vẫn cánh hẩu đi đêm với nhau, và 2 bên đồng ý dùng đất Cambodia làm nơi dưỡng quân. Dùng miền Nam Việt Nam làm bãi chiến trường thử vũ khí tân tiến mà 2 bên mới sáng chế ra. Một anh thì thử máy bay, còn anh kia thì thử hỏa tiễn chống máy bay; anh thì thử xe tăng (tank), anh thì thử súng chống xe tăng, anh thì thử chiến thuật địa đạo chiến và chặt đôi khóa đít, anh thì thử thế lũ lụt và hỏa công để chôn sống quân thù trong hầm hố....thôi thì đủ thứ, từ vũ khí đến chiến thuật. Nạn nhân là đâấ Việt bị tàn phá xác sơ, người Việt thì chết chóc cơ cực không tương lai, không lối thoát.

Nhìn thấy viễn cảnh như vậy nên anh em ông Diệm rất lo, nhưng hất cẳng Mỹ quá sớm thì sẽ bị Nga nuốt vì tiềm năng tự vệ còn yếu, mà hất cẳng quá trễ thi thành nô lệ Mỹ.....Phải tạo cơ hội để thoát ra đúng lúc và đúng cách.

Điểm này thì người dân không biết nên thờ ơ với thời cuộc và vận mệnh đất nước mà ông Nhu gọi là Giặc Chậm Tiến (đúng ra là Giặc Lười Biếng). Nhờ người thì sẽ bị người chi phối; còn tự lực cánh sinh thì người dân không muốn vì đã có sẵn tinh thần ỷ lại do thời nô lệ để lại

Ø   Kế sách thoát hiểm của ông Nhu tuy không thành công cũng đáng để rút kinh nghiệm, tránh thất bại

  1. Kế hoạch đầu tiên của ông Ngô Đình Nhu là đảo chánh Sihanouk để Đáp Chun lên thay và biến Cambodia thành vùng trung lập để xóa hậu cần dưỡng quân thì Việt Cộng hết đánh......Kế hoạch này thất bại, Đáp Chun mất đầu.

  1. Thấy bấp bênh nên năm 1962 Mỹ đồng ý cho Quân Việt Cộng được quyền đóng quân ở bên Lào để đánh thúc ké Việt Nam ở vùng Cao Nguyên....Ông Nhu tức tốc bay sang Genève để thuyết phục đại diện Kennedy, nhưng thất bại.
  2. Muốn chống thế đánh cạnh sườn này, anh em ông Diệm một mặt thành lập Ấp Chiến Lược và Học Thuyết Nhân Vị để Việt Cộng vô ít thì không đánh nổi ấp chiến lược, mà tiến quân ào ạt thì bị Không Quân và Pháo Binh tiêu diệt ở vùng hoang dã.
Mặt khác đi đêm với Việt Cộng để cùng nhau biến Việt Nam thành Trung Lập theo khối thứ Ba dưới danh xưng là thi hành Hiệp Định Genève: Trung Lập, Nga và Mỹ ra khỏi đất Việt thế là hết thử vũ khí trên đất Việt. Kế sách này phải có sự đồng ý của Hồ Chí Minh và của Ấn Độ thì mới dám lên đài phát ngôn. Vì lời nói bay đi thì không thể lấy lại được; nhất là lời nói phản bội quan thày thì không yên.
Thống Nhất thì hạ hồi phân giải. Muốn thống nhất bằng lá phiếu thì bắt buộc phải: Xóa bỏ độc tài, xây dựng dân chủ đa nguyên thì mới có Tổng Tuyển Cử để thống nhất đất nước được.
Không thể có Tổng Tuyển Cử khi tự do đi lại, tự do buôn bán, tự do cư trú, tự do ăn nói bị cấm đoán........ Việc chánh là đuổi Nga và Mỹ ra khỏi nước Việt, rồi tính sau.

Tình báo Nga biết kế hoạch phản phúc này nên đã báo ngay cho Mỹ biết; lúc đó đôi bên đã đồng ý chỉ còn Saigon mật đàm với Ân Độ là xong.
Để phản pháo, Tổng Thống Hoa Kỳ là Kennedy yêu cầu ông Diệm cho Mỹ đem quân vào Việt Nam để Mỹ trực tiếp điều khiển chiến trường, vì họ là người chịu chiến phí.

Ông Diệm bác bỏ thẳng thừng vì đang thuyết phục Ấn Độ nên ông Kennedy thay Đại Sứ mới là ông Henri Cabot Lodge và hạ lệnh cho ông này lên chương trình lật đổ và giết cả 3 anh em ông Diệm.
Lý do là: Nếu để 1 trong 3 người này sống thì họ sẽ nhờ khối Trung Lập Ấn Độ và nước Pháp của Tướng De Gaulle buộc 2 bên không được leo thang chiến tranh. Dân Mỹ biết tin này thì phần lớn là xuống đường chống chiến tranh vì nó gây tang tóc, hận thù. Như vậy không những hỏng việc mà còn mất mặt là đàng khác, vì thấp cơ thua trí đàn em.

Muốn giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm thì bắt buộc phải chọn một lũ lâu la có hận thù cá nhân thì mới có kết quả được, còn giết hụt thì hỏng việc. Lũ lâu la này phải chọn trước khi lên kế hoạch thành lập Hội Đồng Quân Nhân "Cách Mạng" bởi những tên tướng phản loạn coi trời bằng vung.
Chọn người khác thì họ sẽ chùn tay. Vì cách giết là thủ tiêu trong âm thầm nên không được nổ súng mà phải đâm. Nổ súng thì phải có án lệnh của tòa kẻo dân Mỹ xuống đường phản đối thì hỏng kế hoạch.

Do đó ông Kennedy đánh lừa luôn cả dân Mỹ.....Vì vậy nên chúng ta thấy ông Diệm và ông Nhu bị đâm chết bằng nhiều nhát. Còn ông Cẩn thì đã vào được toà đại sứ Mỹ và xin tỵ nạn, thế mà ông Đại Sứ lại còn đem trao cho đám đồ tể là tướng lãnh phản loạn để tìm cách lên án tử hình...... Đó là sự lắt léo của chính trường, phải có óc quan sát và suy luận thì mới nhìn ra được.

Giả thử người dân tinh khôn, xuống đường biểu tình rầm rộ để ủng hộ lãnh tụ của mình thì Mỹ cũng đành phải bỏ ý định thử vũ khí trên đất Việt, vì không một tên loạn tướng nào dám cả gan làm chuyện này cả....Ông Diệm chết đi thì tháng tư đen sẽ đến, đó là thảm họa cho một dân tộc thờ ơ và vô cảm với chánh trường.

Tri tân:
Ngày hôm nay chúng ta học hỏi được gì để tránh thất bại này?
  1. Anh em ông Diệm thất bại là vì chưa tạo được một đội ngũ cán bộ đông đảo và thực lòng với đất nước, được huấn luyện thuần thục....Lý do là khi ông lên nắm quyền thì đơn thương độc mã đảng Cần Lao chưa có; học thuyết Cần lao cũng không. Vì thế nên Mỹ dễ tiêu diệt khi họ hạ lệnh không nghe. Mà nghe thì chấp nhận nô lệ.
Ø   Nay chúng ta đang trên đường lưu vong, tại sao chúng ta lại không thể kết hợp với nhau để tạo ra những đảng chánh trị có đội ngũ tinh anh xuất chúng, trong khi đó chúng ta tự nhận là thông minh hơn người?

  1. Anh em ông Diệm bị Nga Mỹ kết án tử hình mà không biết; vì nếu để ông sống thì kế hoạch thử vũ khí của Nga và Mỹ sẽ bị thất bại vì: Khối Trung Lập và nước Pháp sẽ phá đám, vạch trần sự thật trước công luận thế giới thì chánh quyền Mỹ sẽ bị ngay dân Mỹ chống đối việc leo thang chiến tranh....Do đó Kennedy lừa ngay cả dân Mỹ. Bằng chứng là ngay chính Phó Tổng Thống là ông Jonhson và nhiều yếu nhân khác đã kịch liệt chống việc đảo chánh này mà không biết kế hoạch của vị Nguyên Thủ Quốc Gia.
Ø   Chúng ta là nạn nhân của cuộc chạy đua vũ khí vừa qua, chúng ta thất bại vì thiếu truyền thông nên nhân dân thế gìới không biết đường cứu vớt.
Ø   Nay chúng ta sống trên nước người, ngôn ngữ lưu loát, truyền thông dễ dàng; vậy tại sao chúng ta lại không lập những tổ chức ngoại vận để nhân dân thế giới biết đến thảm cảnh này mà lên tiếng giúp chúng ta có tự do dân chủ? Việc này không ai làm hộ chúng ta cả. Mình không tự cứu thì chẳng ai cứu mình cả.

  1. Người dân còn thờ ơ với vận nước nên người Mỹ dễ thao túng dân mình mà mình không biết.
Ø   Vậy ngày nay sao vẫn còn lắm người vô cảm và thờ ơ nhỉ? Làm cách nào để xóa bỏ bệnh vô cảm và thờ ơ đây?

  1. Người dân ngồi trên đống lửa mà cứ nhởn nhơ, vì họ chưa biết quý lãnh tụ và giá trị của học thuyết Nhân vị cùng Ấp Chiến Lược nên anh em ông trở thành đơn thương độc mã; do đó khó qua mắt Mỹ và Nga.
Ø   Nay làm sao để người dân thấy nạn Hán Hóa và hưởng ứng bắt tay vào việc thi hành những kế sách: Dẹp bỏ Độc Tài, Xây dựng Đa Nguyên?

  1. Cái chết của ông là nguyên nhân đưa đến tháng TƯ ĐEN.
Ø   Nay nếu chúng ta không muốn sự đau thương tái diễn thì ngồi lại với nhau để chung đầu góp ý như Hội Nghị Diên Hồng (nhà Trấn) hay Hội Nghị Bồ Đề (Nhà hậu Lê) hay không?

Ít nhất chúng ta cũng học hỏi được 5 điều đưa đến sự thất bại của nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam. Vậy thì ngày hôm nay chúng ta phải làm gì và có thể làm được gì để cứu dân cứu nước trước hiểm họa Hán hóa này?
·        Việc thứ nhất là phải xóa bỏ nguyên nhân đưa đến sự chia rẽ. Muốn làm đại sự ít nhất phải biết hợp quần. Muốn kết hợp thì phải tìm hiểu nguồn cội dân tộc để phục hồi tinh thần dân Việt với Khí Phách Rồng Tiên, Văn Hóa Lạc Hồng.
·        Phải thành lập những đảng chánh trị có đội ngũ cán bộ đông đảo và có khả năng hướng dẫn quần chúng như anh em Tây Sơn: Một người hô thì vạn người ứng.
Mỗi đảng làm việc theo khả năng của mình nhưng phải có tinh thần kết hợp vì nước hy sinh thì mới có thể ngồi chung với nhau để tạo sức mạnh vượt qua những khó khăn do Việt Cộng gây ra.
·        Phải phổ biến sâu rộng kế sách đấu tranh một cách rõ ràng thì mới hy vọng toàn dân phụ họa và tham gia hỗ trợ: Đó là sức mạnh quần chúng mà bom Nguyên Tử cũng chịu thua.
Không nên đi trước người phụ họa, dù cho chương trình có hữu hiệu và thực thi đến đâu mà không có người dân phụ họa thì cũng thất bại. Vì, một người hay một tổ chức không thể nào một mình cáng đáng được việc nước. Đi trước thì thành đơn thương độc mã, khó mà chống được kẻ thù.

·        Dân Khí phải Hùng và Dân Trí Phải Cao thì mới không bị địch tung hỏa mù đề chia mà trị.
Ø   Vậy thì phải làm cách nào để Phục Hồi Dân Khí và mở mang Dân Trí?

·        Người dân có tham gia vào việc nước thì mới có kinh nghiệm đấu tranh, không bị ai lợi dụng hay chi phối cả. Không nhất thiết phải tham gia vào đảng chánh trị, nhưng tham gia vào Hội Đoàn, dù  Ái Hữu hay làm việc thiện, là điều cần để làm quen với sinh hoạt cộng đồng. Khi tham gia thì nên làm cán bộ điều hành hơn là cán bộ thừa hành.
Ø  Vậy phải làm thế nào để người dân tham gia vào sinh hoạt hội đoàn ngoài luồng mà ta gọi là Xã Hội Dân Sự?
Xã hội dân Sự là danh từ phát xuất từ Tây Phương, còn dưới thời Hùng Vương thì dân ta gọi là: Xã Hội Dân Chủ Phân Quyền với câu Lệnh Vua Còn Thua Lệ Làng để chỉ giới hạn của người cầm quyền......Đó là một loại Hiến Pháp Dân Chủ của người Việt chúng ta.

Nên nhớ rằng: Mọi thất bại thì người dân lãnh đủ; còn những người lãnh đạo bất quá mất mạng là cùng...Thành công thì người dân hưởng hạnh phúc, thất bại thì người dân lao đao.
³

Phần Tham Luận

Diễn biến lịch sử:

Trước ngày 05/6/1948.

Năm 1895 vua Tự Đức hiến trọn 6 tỉnh Nam Kỳ (Cochinchine) mà người Pháp không cần nổ súng, chỉ đe dọa dấm dớ vậy thôi.
Bằng chứng: Tự Đức đã viết trong bản văn của Tiến Sỹ Nguyễn Tuân là: Nay đòi đánh, mai đòi đánh. Đánh thua thì để Trẫm ngồi đâu?

Luật lệ thi tuyển của thời đó như sau:
§   Số Tiến Sỹ được tuyển đã được nhà vua ấn định sẵn. Quan trường chấm xong thì định cao thấp, ý kiến phải phê trong quyển (quyển sách) của thí sinh và trả lại cho họ; sau đó đệ trình Vua để phê chuẩn. Theo nguyên tắc thời Trần thì nhà Vua không có quyền sửa đổi quyết địng của Ban Giám Khảo, và ban Giám Khảo chấm theo quy định đã có.
§   Thoạt đầu là thi HƯƠNG, tức thi ở vùng mình cư trú để biết rõ lý lịch của sỹ tử. Quan trường gian lận lý lịch của thí sinh, hoặc không xét kỹ thì sẽ bị tội, có thể tử hình khi phát giác ra. Vì khi được bổ nhiệm ra làm quan thì họ biết hết mọi bí mật quốc gia và trở thành nguy hiểm nếu họ phản quốc. Do đó mới gọi họ là bề TÔI, nếu mưu phản thì bị chu di tam tộc (họ bố, họ mẹ và họ bên vợ). Còn người dân không theo luật này. Trước khi sỹ tử mang lều chõng vào thì lính hô: Oan Hồn, hồn nhập; Báo Oán Tiên Nhập......Báo Ân Thứ Nhập.........Sỹ tử thứ thứ nhập........sau đó đóng cửa trường thi, nội bất xuất, ngoại bất nhập........
Nghe thì có vẻ dị đoan, khôi hài...... nhưng ngày hôm nay chúng ta thấy trong lễ nhậm chức thì Tổng Thống phải tuyên thệ trước bàn thờ Chúa là chuyện hợp lý và bình thường; thì ngày xưa cũng thế.
§   Thi Hương (thi trong vùng mình cư trú, Hương có nghĩ là vùng)
Thi Hương thì chấm đậu Tú Tài hay Cử Nhân. Tú Tài là người có khả năng học tiếp (mới đủ tài tuấn tú mà thôi). Cử Nhân là người được đề cử để thi tiếp lên cao. Cử Nhân thì chưa được bổ nhiệm; nhưng nếu có đơn xin thì nhà vua  cứu xét và nếu được trọng dụng thì bổ nhiệm Quan Huyện (tức Quận Trưởng thời Cộng Hòa)....Cấp bực này không giống cách thi của Tây Phương là họ khảo sát khả năng chuyên môn vế khoa học thực dụng. Còn cách thi của ta là thi tuyển để làm quan nên khảo sát về khả năng quản trị đất nước; tức khoa học nhân văn. Muốn chuyển văn bằng của họ sang cấp bực của ta thì họ lấy khả năng của quan Huyện để luận ra. Ông Licencié en Droit được bổ làm Tri Huyện thì gọi luôn ông Cử (licence = cử nhân). Trên ông Cử là ông Tiến Sỹ (Doctorat), dưới ông Cử là ông Tú Tài (Bachelier)
§   Thi Hội (thi trong kinh đô của nước)
Muốn thi tiếp thì ông Cử Nhân phải vào kinh đô (nơi vua ở) đề thi nên gọi là thi Hội để tuyển số Tiến Sỹ đã định. Tiến Sỹ là người tiến cử để vua dùng làm cận thần giúp vua cứu nước. Khi quan trường chấm đậu thì bắt buộc Vua phải bổ nhiệm và Tiến Sỹ không được quan khước từ (tội khi quân)....Khi thấy sai thì đệ sớ xin sửa đổi, vua không nghe thì treo ấn từ quan để về ở ẩn, không tham gia vào đời sống chánh trị nữa.....ra ngoài để hoạt động riêng thì coi như phản loạn, chống lại nhà vua.
§   Thi Đình (thi trong Cung Đình nhà vua)
Khi đỗ Tiến Sỹ rồi thì vào trong Cung Vua để thi tiếp định vị cao thấp nên gọi là thi Đình (cung vua). Lúc này thì chính vua ra đề tài gọi là Văn Sách, tức sách lược quản trị đâấ nước xem ai là người hiến kế tốt. Thời lượng là nguyên ngày từ 8 giớ sáng đến 6 giờ chiều, các tờ phải đóng thành quyển để các quan Giám Khảo phê trước và Vua phê sau chót. Cuối cùng trao trả lại QUYỂN cho các vị Tiến Sỹ.

Đề thi văn sách năm đó là: Bọn Pháp đang tính đánh nước ta, vậy thí sinh cho ý kiến Hòa hay Chiến?
Thí sinh Nguyễn Tuân nói là nên đánh vì quân đông, hòa là thiếu khích phách vân vân. Quan trường chấm đậu đầu danh sách (ngày trước là Trạng Nguyên), khi đệ trình nhà vua phê chuẩn thì vua Tự Đức đánh rớt và phê vào quyển một câu như trên.
Vậy thì đất nước trông chờ được gì ở vị vua tham quyền cố vị: Hèn với giặc, nhưng lại ác với dân này? Ông ta ngang nhiên hiến dâng trọn miền Nam cho người Pháp để bám lấy ngai vàng lung lay. Giống Việt Cộng ngày hôm nay vậy.
  1. Đợt thứ nhất là: Vĩnh Long, Châu Đốc và Hà Tiên.
  2. Đợt thứ nhì là: Biên Hòa, Gia Định và Định Tường.
Sáu tỉnh này (trọn vùng đất phì nhiêu Nam Kỳ) được biếu thành lãnh thổ nước Pháp mà ta gọi là Nhượng Địa; còn Tàu Bắc Kinh gọi là Tây cống (cống là biếu = cadeau)

06/6/1884: Ngày mồng 6 tháng juin năm 1884 đứa con nối nghiệp là Chánh Mông (tức vua Đồng Khánh) lại biếu nốt toàn quốc để xin được làm vua. Đồng Khánh có nghĩa là 2 nước cùng vui. Nước Việt vui vì được làm nô lệ, nước Pháp vui vì được miếng đất mới để bành trướng thế lực. Do đó: Bắc Kỳ là đất Bảo Hộ, vì dân Việt ngu nên nhờ quan Tây che chở cho mình. Trung Kỳ được gọi là Annam (les annamites) là đất của nhà Nguyễn nhưng do quan Tây làm Giám Quốc, vua được Tây chi tiền để sống; ngồi chơi sơi nước.
Hiệp ước Bảo Hộ 06/6/1884 được gọi là Hiệp Ước Patenotre, viên đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pháp tại Trung Quốc soạn thỏa với 2 điều khoản rõ rệt, không úp úp mở mở như sau:
  1. Nước Việt Nam thừa nhận và chấp nhận sự Bảo Hộ của nước Pháp.
Vì thế nên nhà vua không được quyền thành lập lực lượng võ trang, hay thành lập bất cứ một bộ nào ngoài bộ nghi lễ.

  1. Nước Pháp đại diện cho nước Việt Nam trong mọi quan hệ ngoại giao.

Đó là cái nhục của dân Việt, đất nước là do xương máu của toàn dân xây dựng mới có, đâu có phải là tài sản riêng của Triều Đình mà cướp công như vậy?
Giốn y chang Việt Cộng ngày hôm nay bán nước cho Tàu, chưa đánh đã hàng để mong bảo vệ ngai vàng mục nát, phế thải. ....Đúng là: Hèn với giặc, ác với dân! Nếu chúng ta im lặng thì hậu quả sẽ là nô lệ Tàu như thời Tự Đức vậy.
ô

Trước ngày 22/9/1940 nước Việt, Cambodia, Lào được gọi chung là nước Đông Pháp (phía đông của nước Pháp, Indochine Française, tức nước ở giữ Ấn Độ và Tàu), thuộc sự cai trị trực tiếp từ Paris. Nước Việt được chia làm 3 vùng gọi là Bắc Kỳ (Tonkin, phiên âm của chữ Đông Kinh tức Thăng Long), Trung Kỳ (Annam, đi từ chử An Nam Đô Hộ Phủ dưới thời nhà Đường) và Nam Kỳ (Cochinchine, không biết phiên âm của chữ nào).
Nước Đông Pháp gồm 5 xứ với 5 đạo luật khác nhau; xứ nọ sang xứ khia phải có cuốn sổ thông hành và phải có visa nhập cảnh.

Nước Việt bị chia làm 3 KỲ với 3 đạo luật khác nhau là do vua Gia Long (1802-1819) ban hành. Ông này coi Bắc Kỳ là ngoại chủng, Trung Kỳ là chánh gốc và Nam Kỳ là đất thu phục của tổ tiên nhà Nguyễn. Luật trong hoàng tộc là Cung Phi phải là người Trung, cùng lắm là người Nam; còn Bắc Kỳ thì cấm tuyển (coi cuốn Dragon d'Annam của Hoàng Đế Bảo Đại).

Tứ bất lập là không lập Trạng Nguyên, không lập Tể Tướng (Thủ Tướng Chánh Phủ) không lập Hoàng Hậu, không lập Thái Tử (người kế vị cha) vì sợ tiếm vị.....Đây là những cái lo xa của các Triều Đại không được lòng dân như điều 4 Hiến Pháp của Việt Cộng ngày hôm nay: Đảng Cộng Sản độc quyền lãnh đạo đất nước cho đến khi dân tộc tiêu vong mới thôi.

Về luật trị nước thì áp dụng nguyên con của luật Nhà Thanh bên Tàu. Nhà Thanh là Mãn Châu, ngoại chủng vào thống trị dân Tàu nên đó là luật của một nước nô lệ. Có rất nhiều điều khoảng rất khôi hài như: Cấm đàn bà đi lễ chùa. Có những điều luật làm thui chột sức sống của dân tộc như:
Ø   Triều đình độc quyền ngoại thương, cấm dân tiếp xúc với người da trắng (lúc đó gọi là Tây dương)...Lý do thầm kín là Gia long bị buộc cẳng bằng điều 3 giao ước Versailles ký bởi đức giám mục Adran với bá tước De Montmorin ở Versailles ngày 28/11/1787.

Đức giám mục Adran tên là Pigneau de Béhaine được Gia Long ủy thác toàn quyền, kể cả bán nước miễn sao lên ngôi là được. Ông còn đem theo Hoàng Tử Cảnh lúc đó mới lên 5 tuổi để chứng tỏ nguyện vọng của Nguyễn Ánh tức Gia Long sau này.
Nên nhớ là, lúc đó Nguyễn Ánh chỉ là một tên dân thường, không có trong danh sách những người kế thừa của chúa Nguyễn, vậy thì Nguyễn Phước Cảnh đâu phải là Hoàng Tử chứ đừng nói tới Đông Cung Thái Tử nữa. Đó là những chức được phong sau này.
P     Hoàng Đế là vua. Hoàng Tử là con trai của vua. Thái Tử là người con sẽ nối ngôi cha. Công Chúa là con gái của vua. Cung Phi là vợ của vua, Hoàng Hậu là mẹ Thái Tử (vợ cả của vua). Hoàng Thái Hậu là bà nội của vua.
P     Tôn Thất là con trai họ hàng với nhà vua, dòng thứ (Thất là nhà, Tôn là quý).
P     Tôn nữ là con gái họ hàng với vua, dòng thứ (vua thuộc dòng chánh).
Giám mục Adran ký với bá tước De Montmorin đại diện vua LouisXVI một GIAO ƯỚC tại phòng Hiệp Định của bộ ngoại giao nằm trong lâu đài Versailles như sau:

Điều khoản thứ 3 nói: Vua Annam không được quyền liên lạc với các nước Tây Dương nếu không có sự đồng ý của chánh quyền nước Pháp....
P     Tức là bị phong tỏa ngoại giao mà người dân không biết cứ chê phái đoàn Phan thanh Giản không lén lút cầu viện nước Espagnã hay Hoa Kỳ.
P     Biểu của Nguyễn Trường Tộ bị xếp xó mà người dâng biểu không bị tội khi quân là thế.
P     Chuyện đèn treo ngược (đèn điện), cửa kính thì nhà vua đã biết từ lâu trên 2 chiến hạm bằng đồng (sự thực là thép) làm ở Saigon và do 2 quan Đề Đốc người Pháp chỉ huy, về sau 2 chiếc này về với Thủy Binh Pháp Quốc. Phải tinh ý thì mới nhìn thấy sự té tát của các vua nhà Nguyễn, cũng  giống như Việt Cộng ngày hôm nay nè......nô lệ Tàu lại nói là ta chánh trị cao mà cũng nhiều người nghe!...Vì vậy các bản điều trần đề nghị nọ kia đều bị xếp xó.

Ngoài ra còn thêm các đạo luật khác như:
Ø   Cấm người dân sinh đẻ ở Hải Dương nộp đơn xin thi quan Võ (dân Bắc Kỳ là ngoại chủng).
Ø   Cấm ngưòi dân tiếp xúc với Tây Dương (cấm liên lạc với văn minh nhân loại, nay Việt Cộng gọi là Đồi Trụy).
Ø   Ngoại thương Triều Đình độc quyền (bịt mắt bưng tai người dân)
Ø   Luật bắt lính: Trung kỳ 3 dân bắt 1 lính; Nam kỳ 5 dân bắt 1 lính; Bắc kỳ 7 dân bắt 1 lính (vì sự nghi kỵ lòng trung thành nên chỉ số mới như vậy).
Ø   Vì sợ văn võ toàn tài thì sẻ có đảo chánh nên luật ra là: Quan Văn điều khiển Quan Võ: "Quan văn thất phẩm đã cao, quan Võ ngũ phẩm còn mang gươm hầu" !
Phẩm hàm quan tước của triều đình lúc đó gồm 9 bậc. Bé nhất là Cửu phẩm rồi leo đến Nhất phẩm. Mỗi phẩm có 2 trật, tổng cộng là 18 bậc phẩm hàm, quan tước.
Ø   Tứ bất lập vì sợ vua mất quyền độc đoán. Đó là Trạng Nguyên, Tể Tướng, Hoàng Hậu và Thái Tử không được lập. Vì thế nên Minh Mạng mới ra câu đối Đế Hiệu ở dưới để truyền ngôi vì sợ tôn thất cướp quyền....Đúng là ông vua đa dâm lại tham quyền cố vị: Nhất dạ thất giao sinh ngũ tử (Minh Mạng); ông coi đất nước thuộc quyền dòng dõi Minh Mạng, chứ không phải thuộc dòng Nguyễn Phúc hay thuộc toàn dân.
Ø   Phong ngay Đức Giám Mục Adran (Bá Đa Lộc) chức Cha CẢ, tức người Cha cao nhất; và cấm dân trong Nam không được dùng chữ Cả để chỉ con đầu lòng vì phạm húy, vì vậy con đầu lòng thì gọi là Anh Hai hay Cô Hai (chữ Chị Hai dùng để gọi người làm). Ngoài Bắc và trong Trung không bị cấm là vì: Người Nam kỳ không gọi tên con mà gọi theo thứ bực trên dưới; trong khi đó người Bắc và người Trung thì gọi thẳng tên con.
Ø   Khi Đức Giám Mục Adran mất thì chính vua Gia Long đọc điếu văn và cho xây lăng ở gần Tân Sơn Nhứt mà người dân vẫn gọi là Lăng Cha Cả (coi cuốn sử Nguyễn Xuân Thọ 1995: Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam_ nó không đơn giản và méo mó như chúng ta đã học dưới triều nhà Nguyễn Gia Long).
Ø   Phát động phong trao hướng ngoại bằng câu chê bai: Nôm Na là cha Mách Qué. Khuyến khích bỏ văn nôm, trau dồi chữ Tàu. Bỏ Nam sử, bắt học Bắc sử, phục hồi đạo Khổng đã bị nhà Thanh cho vào Tứ Khố Toàn Thư.
Ø   Khóa sổ làng Chu Đậu sản xuất đồ gốm (tức đồ đất nung), sang Tàu đặt mua gốm Tàu; tức đem tiền của người dân đóng góp làm cho kinh tế Tàu phồn thịnh, tiêu diệt nền kinh tế nước nhà.....Nay Việt Cộng làm y chang.
Ø   Còn Minh Mạng (1820-1840) thì lấy vàng của dân đem chôn trong nội thành để tích lũy của cải cho con cháu tiêu dùng khi thất thế. Về sau Thực Dân Pháp nó đào lên lấy sạch.
Vì vậy Minh Mạng nổi danh là: Nhất dạ, thất giao sinh ngũ tử cùng bài Đế hiệu để truyền ngôi cho dòng con cái của mình.
Đế hiệu đó là bản văn do chính Minh Mạng đặt ra như sau:
Miên Hồng Ưng Bửu Vĩnh
Bảo Quý Định Long Tường
Hiền Năng Kham Kế Thuật
Thế Thụy Quốc Gia Xương

Miên là bố của Hồng, Hồng là cha của Ưng..còn con gái phải mang họ Công + chữ nữa để chỉ thứ bậc trong gia tộc có ông Tổ là Minh Mạng như: Công nữ, Công Tôn Nữ, Công Tằng Tôn Nữ, Công Huyển Tôn Nữ (ngang với Vĩnh), Lai Tôn Nữ, Tôn Nữ ....
Những người không thuộc dòng Minh Mạng phải đổi họ Nguyễn Phước thành Tôn Thất.

Ø   Đến Hoàng Đế Bảo Đại thì: Khi lên ngôi năm 19 tuổi đã phá bỏ các tục cấm này. Ngài còn bỏ luôn luật lạy vua và tuyển Cung Phi, giải phóng cho người đàn bà. Ngài bảo: Tôi không phải là Thiên Tử nên phong ngay Hoàng Hậu cho người vợ ngay sau khi cưới và lập Thái Tử ngay sau khi đẻ con trai. Ngài còn cho phép Hoàng Hậu theo đạo Ki-tô miễn cúng lễ miếu đường, lăng tẩm......vì theo đạo Ki-tô thì đó mà ma quỷ không được gần vì sợ bị dụ dỗ bỏ đạo (luật của Đức Giáo Hoàng thời đó)
------------------

Trong 60 năm nô lệ Pháp (1884-1945) thì 90% người dân mù chữ, tiếng Việt không được học, chánh trị không được nói tới, quân đội không có Bộ Giáo Dục cũng không, chỉ có nha học chính để dạy những môn chánh cần để làm bồi cho Tây với câu bất hủ là: "Phi Cao Đẳng Bất Thành Phu Phủ......Nghĩa là không có bằng cất (từ Trung Học Phổ Thông trở lên) thì ế vợ. Có bằng cấp thì làm công chức có lương vợ con ăn suốt đời, không sợ thất nghiệp. Mà vợ công chức không được quyền đi làm (với mục đích bỏ việc thì đói nên không dám làm cách mạng)

Năm 1939 : Pháp chính thức tuyên chiến với Đức, kéo phái đoàn ngoại giao về nước; Thống Chế Philippe Pétain được bàu làm Quốc Trưởng của quốc Gia Pháp (Nation Française)
Ngày 10/5/40: Hitler (nước Đức) cho quân qua biên giới, tấn công. Pháp tự vệ và lui quân; chuyển thủ đô về VICHY để tránh bị đánh úp.
Ngày 18/6/40: Thống Chế Pétain là Quốc Trưởng nước Đại Pháp ký giấy xin đầu hàng Hitler.
Ngày 19/6/40: Nhật gửi tối hậu thư cho Toàn quyền Đông Pháp lúc đó là Tướng CATROUX mở cửa cho quân Nhật tiến vào Đông Pháp qua ngả Việt Nam.
Ngày 30/8/40: Chánh phủ Pétain ở Vichy (miền núi ở phía nam nuớc Pháp) ký giấy công nhận Nhật giữ thế ưu việt ở viễn đông.
Ngày 22/9/40: Quân Nhật đóng ở Quảng Đông và Quảng Tây tiến đánh Lạng Sơn. Pháp thua nên phải ký giấy để quân Nhật đóng trong Đông Pháp, mọi chi phí do Pháp gánh chịu.
(lúc đó Quảng Đông tiếp giáp với Lạng Sơn, và Quảng Tây tiếp giáp với Cao Bằng và Lào Cai...về sau phân phối lại để Quảng Tây có cửa biển nên ngày nay Quảng Đông không sát với Việt Nam nữa)

Năm 1941 vì Pháp thua, nên Nhật được quyền đóng quân ở Việt Nam; mọi chi phí do dân ta gánh chịu. Vì nhu cầu, để tránh làm loạn nên Pháp và Nhật bày mưu hiến kế để giết dân Việt bằng kiểm soát niêu cơm.
Năm 1943: Lệnh  nhổ lúa trồng đay thi hành để kho lúa tồn trữ của dân phải đổ hết ra ăn. Năm 1944 mất mùa nên vì đất đắng sau khi trồng đay thí là thi nhau đói. Đầu năm 1945 thì không còn lúa dự trữ nên dân lăn ra chết, chết nhiều đến nỗi không kịp chôn, xác dùng bón ruộng nên vụ lúa năm 1945 (tháng mai) được mùa lại sinh ra bệnh chết no vì ăn lúa mới gặt. Sau đó chưa kịp cắt rạ thì lúa lại đâm bông lần thứ nhì vì được bón bằng xác người.
·  09/3/1945 Nhật đảo chánh Tây, trả độc lập cho Hoàng Đế Bảo Đại. Vì không có người tài nên chánh phủ Trần trọng Kim gặp rất nhiều khó khăn.Ở Saigon bắt đầu từ 20 giờ 45, các nơi khác nhận lệnhtấn công lúc 21 giờ đêm
·  11/3/45, lúc 11 giờ ông Yokoyama tự giới thiệu là Đại Sứ Nhật Hoàng bên cạnh Hoàng Đế Bảo Đại và tuyên bố trao trả độc lập cho Ngài. Ngay sau đó Ngài cho tuyên bố chiếu "Tuyên Ngôn Độc Lập" . Chiếu đề như sau:
·   
"Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói rìêng, Chánh Phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký kết với nước Pháp được bãi bỏ vì người Pháp đã bỏ chạy trước sự tấn chiếm của người Nhật, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia"
"Nước Việt Nam cố gắng tự lực, tự cường để xứng đáng là một quốc gia độc lập và sẽ theo đưnờg hướng của bản tuyên ngôn chung của khối Đại Đông Á, hầu giúp đỡ nhau về tài nguyên cho nền thịnh vượng chung"
"Vì vậy, chánh phủ nước Việt nam đã đặt tin tưởng vào sự thành tín của nước Nhật và đã có quyết định cộng tác với nước này, hầu đạt mục đích nói trên"
Khâm thử
Huế ngày 27 tháng giêng năm thứ 20 triều bảo Đại (11.3.1945)
Ký tên Bảo Đại
Đóng dấu ngọc tỷ.
                        Cơ Mật Viện:
-  Thượng thư Bộ Lại:     Phạm Quỳnh
-  Thượng thư Bộ Hộ:      Hồ Đắc Khải
-  Thượng thư Bộ Lễ:                  Ưng Hy
-  Thượng thư Bộ Hình:   Bùi Bằng Đoàn
-  Thượng thư Bộ Học:    Trần Thanh Đạt
-  Thượng thư Bộ Cộng:  Trương Công Đính
·  Ngày 17.3.45: Hoàng Đế Bảo Đại tuyên chiếu: Từ nay Ngài sẽ đích thân cầm quyềnvà theo nguyên tắc: Dân Vi Quý
·  Ngày 17.4.45: Nội các Trần Trọng Kim đệ trình thành phần chánh phủ như sau:
-     Trần Trọng Kim          Thủ tướng kiêm Tổng Lý nội các (cabinet)
-     BS Trần Đình Nam     Bộ trưởng Nội Vụ
-     LS Trần Văn Chương Bộ trưởng Ngoại Giao
-     GS Hoàng Xuân Hãn  Bộ trưởng Giáo dục và Kỹ thuật
-     LS Trịnh Đình Thảo    Bộ trưởng Bộ Tư Pháp
-     LS Vũ Văn Hiền         Bộ trưởng Bộ Tài Chánh
-     BS Nguyễn Hữu Thi   Bộ trưởng bộ Tiếp Tế
-     BS Vũ Ngọc Anh       Bộ trưởng bộ Y Tế và Cứu Tế (cứu đói)
-     LS Phan Anh              Bộ trưởng bộ Thanh Niên
-     BS Hồ Tá khanh         Bộ trưởng bộ Kinh Tế
-     KS Lưu Văn Lang      Bộ trưởng bộ Công Chánh
(ông này khước từ nên ghế bỏ trống)

Tuy tất càc các vị này chưa có kinh nghiệm gì về việc quản trị đất nước, nhưng với tấm lòng nhiệt tình thì chánh phủ Trần Trọng Kim đã làm được nhiề điều rất đáng khâm phục như: Chương trình giáo dục bằng tiếng Việt, hoàn thành Quốc Kỳ Quẻ Ly và Quốc Ca Tiếng Gọi Thanh Niên (là lực lượng vũ trang Thanh Niên Tiền Phong), hệ thống hóa guồng máy hành chánh để dân bớt bị bóc lột....

·  06/8/1945: Hiroshima ăn trái bom Nguyên Tử của Mỹ.
·  09/8/1945: Nagazaki ăn trái bom Nguyên Tử thứ nhì của Mỹ.
·  11/8/1945: Nhật Hoàng lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện
·  16/8/1945: Nhật trả độc lập cho Hoàng Đế Bảo Đại; và trả nốt Nam Kỳ để rảnh tay lo việc giải giới và đợi ngày hồi hương.

Ngoài ra người Nhật cón đề nghị trao hết kho vũ khí, trại lính, quân lương, quân cụ, quân nhu cho chánh phủ Trần Trọng Kim để khỏi phải trao cho phe chiến thắng.....nhưng bên Ta không có người tiếp nhận.
Các đảng phái cách mạng kháng chiến thì chỉ có danh nhưng không có thực, kể cả đảng Việt Cộng.
Chính đảng viên Việt Cộng cũng không biết lãnh tụ của họ là ai; khi Hồ Chí Minh xuất hiện thì họ cũng ngỡ ngàng. Khác nhau ở chỗ là đảng Việt Cộng (lúc đó gọi là Việt Minh: Việt Nam Độc Lập Đồng Minh) có cố vấn Nga bên cạnh cùng với viện trợ vì Hồ Chí Minh là cánh tay nối dài của điện KREMLIN (Nga), còn các đảng phái Quốc Gia thì lãnh tụ non lại không có ngoại bang làm cố vấn chánh trị, tài chánh cũng yếu kém, người dân thì ngô nghê 90% mù chữ, không biết viết nên chữ Nho, chữ Quốc-Ngữ hay chữ Tây đều không đọc được..

Rối loạn, quân hồi vô  lệnh:
·  Thứ sáu 17/8/1945 là ngày làm việc của các công sở: Khâm Sai Đại Thần Bắc Bộ Phủ là ông Phan Kế Toại cho công chức nghỉ việc để cùng dân chúng tập trung trước nhà Hát Lớn Hà Nội, nghe chiếu chỉ nhà vua về việc thâu hồi độc lập. Đọc chiếu chỉ và phân tích tình hình để toàn dân cùng nhau ngăn sự trở lại của thực dân Pháp. Chiếu chỉ đó như sau:

Việt Nam Hoàng Đế ban chiếu số 105:
" Cuộc chiến tranh thế giới đã kết liễu, lịch sử nước Việt Nam tiến tới một thời kỳ nghiêm trọng vô cùng.
Đối với dân tộc Nhật Bản, trẫm có nhiệm vụ tuyên bố rằng: dân tộc ta có đủ tư cách tự trị và nhất quyết huy động tất cả lực lượng, tinh thần và vật chất của toàn quốc để giữ vững nền độc lập cho nước nhà.
Trước tình thế quốc tế hiện thời, Trẫm muốn mau có một Nội Các mới.
Trẫm thiết tha hiệu triệu những nhà ái quốc hữu danh và ẩn danh đã nỗ lực chiến đấu cho quyền lợi dân chúng và nền độc lập nước nhà mau mau ra giúp Trẫm để đối phó với thời cuộc.
Muốn củng cố nền độc lập của nước nhà và bảo vệ quyền lợi của dân tộc, Trẫm sẵn sàng hy sinh tất cả các phương tiện. Trẫm để hạnh phúc của dân Việt lên trên ngai vàng của Trẫm.
Trẫm ưng làm dân một nước độc lập hơn là làm vua một nước nô-lệ. Trẫm chắc rằng toàn thể quốc dân cùng một lòng hy sinh như Trẫm.
Trong cuộc chiến đấu mà ta cần phải đương đầu với một cuộc tái hồi ngoại thuộc, toàn thể dân tộc Việt Nam chắc chắn ở sự đắc thắng của công lý và nhân đạo và tin rằng chỉ có một nước Việt Nam độc lập mới có thể cộng tác một cách hiệu quả với tất cả các nước để gây dựng một nền hòa bình vững chắc ở hoàn-cầu"
Khâm thử:
Phụng ngự ký: Bảo Đại
Ban chiếu tại Thuận Hóa ngày mồng 10 tháng 7 năm Bảo Đại thứ 20 (17/8/45)

Ø   Thuận Hóa tức xứ Huế (Quảng Trị và Thừa Thiên), kinh đô của vua lúc bấy giờ.
Ban tổ chức vừa hoàn tất khán đài, các yếu nhân chưa kịp ra thì Phạm Duy lên cướp Miro, kéo đảng kỳ cờ đỏ sao vàng lên và hạ Quốc Kỳ Quẻ Ly xuống...
Thế là loạn, các yếu nhân ra đến nơi thì chuyện đã rồi, hơn nữa không có cận vệ nên đành âm thầm rút lui. Sau khi phá đám thì bọn Phạm Duy cũng không biết làm gì tiếp theo nên sau đó hoan hô, đả đảo cứ loạn cào-cào lên thì chúng vội tuyên bố giải tán, và hẹn gặp nhau 9 giờ sáng ngày mốt 19/8/45) cũng tại nơi đây để nghe huấn thị của đảng Việt Minh......Đó là hình thức câu giờ để có thời gian về bàn mưu lập kế cướp chánh quyền...Để tránh né hành động phá đám này nên Việt Minh gọi là ngày Biểu Tình Công Chức để đòi Nhật trao lại chủ quyền.
Trong khi đó thì Nhật đã trả độc lập rồi, công chức hay dân chúng đều không có công đoàn, đều không biết cách tổ chức biểu tình thì lấy đâu mà có biểu tình Công Chức? Hơn nữa, lúc đó người dân còn ngô-nghê, chưa có ý niệm chánh trị, chưa biết Biểu Tình là gì cả.
Con trẻ hỏi Biểu Tình là gì thì người lớn ra vẻ thông thái nói rằng: Biểu Tình là Mít Tinh (meeting)....... Hỏi Mít Tinh là gì..........Thì Mít Tinh là Biểu Tình sao mày ngu vậy?

·  Chủ Nhật 19/8/1945: Biểu tình do Việt minh tổ chức, xua dân xuống đường từ tờ mờ sáng. Ai đã vào thì không được quyền ra nữa. Đúng 9 giờ thì đám cán bộ còn dấu tên vì sợ bị Nhật bắt, lên diễn đàn hò hét rồi kéo dân đi đập phá các công sở và ăn cướp thả dàn như ngày 30/4/1975 ở Saigon vậy.
Thừa thắng xông lên, bản cũ soạn lại, chúng kéo sang các tỉnh lân cận để gây rối trật tư.

·  Ngày 21/8/1945: Một vị Đại tá Nhật xin yết kiến Hoàng Đế Bảo Đại và thông tin cho Ngài biết là ở Bắc Kỳ có loạn Việt Minh, theo yêu cầu của Mỹ thì người Nhật có bổn phận phải bảo vệ Hoàng Đế và giữ gìn trật tự cho đến khi Đồng Minh vào tước khí giới thì trao quyền lại cho họ. Vì thế ông xin Hoàng Đế cho lệnh bảo vệ trật tự trên toàn cõi Việt Nam...Ngài khước từ vì không muốn người Việt chết dưới họng súng người Nhật, cho dù là Việt Cộng

Tối hôm đó, khi bãi triều thì tất cà nhân viên trong Nội Các Trần Trọng Kim bị bắt cóc hết. Vào khoảng 7 hay 8 giờ tối thì Ngài nhận được điện tín từ Hà Nội gửi vào do Ủy Ban Cứu Quốc vừa mới thành lập tối ngày 19/8/45 yêu cầu Ngài thoái vị trả quyền cho dân. Nhân sự và đường lối chính trị của Ủy Ban Cứu Quốc không thấy nói tới. Ngài tính hôm sau (là ngày 22/8/45) bàn với Nội Các xem quyết định ra sao.

·  Ngày 22/8/1945: Đợi suốt ngày không thấy ai tới, Ngài trơ trọi một mình trong cung...Lo âu
·  Ngày 23/8/1945: Cung cũng vắng hoe.......Đến chiều tối thì Ngài đành phải đánh điện ra Hà Nội yêu cầu Ủy ban Cứu Quốc vào nhận chiếu chỉ thoái vị.
·  Ngày 24/8/1945: Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận được phái vào Hoàng Cung để lãnh chiếu thoái vị. Chiều tối thì tới nơi (nên nhớ lúc đó giao thông cách trở, cầu bị bom Mỹ phá sập hết nên phải qua đò) thì phái đoàn gồm 2 người cùng Hoàng Đế soạn thảo chiếu thoái vị rồi chính 2 tên này là thư ký luôn cho kịp trưa mai tuyến bố.


Khởi đầu thảm họa dân Việt

·  Ngày thứ bảy 25/4/1945: Đúng chính Ngọ (12 giờ trưa) thì dân chúng được triệu tập trước Ngọ Môn để nghe Hoàng Đế đọc Chiếu Chỉ Thoái Vị.
·  Ngài chỉ đọc chiếu thoái vị chứ Ngài không làm lễ bàn giao quyền hành; và bên kia không nghĩ đến chuyện làm lễ nhậm chức và Tuyên Thệ trước bàn thờ Tổ quốc được nên ngày 02/9 tới mới bị kẹt không làm lễ nhậm chức được.....
Cứ thẳng thắn mà nói thì lúc đó bên kia (Việt Cộng) cũng chưa nghĩ tới, vì mục tiêu chính của họ là gây loạn để ép Hoàng Đế thoái vị càng nhanh càng tốt, nên sau này mang tiếng là...Ngụy Quyền, Bạo Chúa, vì danh bất chính thì ngôn chẳng thuận.
Ngay sau khi thoái vị thì chúng bắt cóc bằng cách ép Ngài làm Cố Vấn cho Hồ Chí Minh.

·  Ngày chủ nhật 02/9/1945: Trước đó Báo Cứu Quốc, cơ quan ngôn luận của mặt trận Việt Minh phát hành số đầu tiên vào ngày 19/8/45 loan tin ầm ỹ là Chủ Tịch Hồ Chí Minh sẽ làm lễ (nhậm chức) Tuyên Thệ trước bàn thờ Tổ Quốc....Chúng tính là Hoàng Đế Bảo Đại sẽ làm lễ trao quyền, rồi chúng tuyên thệ trung thành với Dân Tộc và thề nguyền độc địa trước bàn thờ Tổ Quốc...
Chuyện bất ngờ xảy ra là vắng bóng Hoàng Đế vì Ngài khước từ với lý do là đã thoái vị 1 tuần trước vì sức ép của chúng...Thế là kẹt to....Nên chúng nói là Chủ Tịch Hồ Chí Minh của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập, trong khi đó thì ông Hồ không có tư cách gì để đọc Tuyên Ngôn Độc Lập cả.
Lý do: Hồ Chí Minh lúc đó là một tên vô danh, không ai biết mặt và biết tên của hắn. Mà Hồ Chí Minh lại là bí danh thì ai lấy mà chả được nên lời nói của y trở thành vô giá trị.

Thêm vào đó thì y cũng không có quyền thay đổi tên nước Việt Nam thành Dân Chủ Cộng Hòa được. Chính hắn tự xưng là chủ tịch của Chánh Phủ Lâm Thời
Lý do: Chữ Lâm Thời nghĩa là làm công việc xử lý thường vụ để đợi có chánh phủ được bàu theo Hiến Pháp được chung quyết trong tương lai gần. Hơn nữa Quốc Hội không có, trưng cầu dân ý cũng không nốt.
Lợi dụng danh xưng Chánh Phủ Lâm Thời thì ông Hồ đã tự cho mình cái quyền: Ký một loạt sắc lệnh để loại trừ thành phần chống sự lưu manh của ông mà Võ Nguyên Giáp là đao phủ thủ khát máu với châm ngôn: Thà giết nhầm 10 người còn hơn tha nhầm 1 người chống đảng của hắn.
·  Ngày 23/10/45 dưới sức ép của tưóng Tàu là Tiêu Văn, cụ Nguyễn Hải Thần (lớn tuổi hơn Hồ Chí Minh) đã ký một thoả ước với Hồ Chí Minh, nhưng sau đó vào ngày 02/11/45 thì cụ tuyên bố xé bỏ vì Hồ Chí Minh lươn lẹo không giữ lời hứa.
·  Ngày 11/11/45 ông Hồ Chí Minh tuyến bố giải tán đảng Cộng Sản Đông Dương để mời phe Quốc Gia trở lại hòa đàm. Cuộc bàu cử Quốc Hội dự trù vào ngày 23/12/45 bị hủy bỏ vì sự láu cá của họ Hồ: Cán bộ Việt Cộng đi bàu thay cho dân lúc đó 90% mù chữ. Dân đến thùng phiếu đề cán bộ hỏi là bàu cho ai. Trả lời tôi bàu cho ông X thì cán bộ lại ghi là ông Y, ma dại kiểm chứng được sự trung thực của Vẹm.
·  Ngày 22/12/45 Tướng Tàu là Tiêu Văn đứng ra dàn xếp 2 bên để đi đến việc thành lập một chánh phủ Liên Hiệp Lâm Thời thay cho chánh phủ Lâm Thời Kháng Chiến của Hồ Chí Minh. Nhân sự gồm các phe phái sẽ được thông qua bởi Quốc Hội được bàu sau đó vào ngày mồng 6 tháng giêng năm sau (06/01/46).....nhưng trước khi bàu các Ngài đã biết kết quả trước người cầm lá phiếu là: Nghị sỹ có cả thảy là 350 ghế, trong đó 50 ghế dành cho phe Quốc Dân Đảng, 20 ghế dành cho Đồng Minh Hội của cụ Nguyễn Hải Thần. Đây đúng là thương lượng trên đầu dân Việt!
·  Ngày 01/01/46 người dân được thông báo thành phần của chánh phủ Liên Hiệp Lâm Thời gồm Hồ Chí Minh làm chủ tịch, cụ Nguyễn Hải Thần làm phó. Phe Quốc Gia nắm 2 bộ có cũng như không là Kinh Tế và Vệ Sinh. Ngay chiều hôm đó chánh phủ làm lễ tuyện thệ nhậm chức, và chỉ tồn tại không quá 1 tháng thì bị ông Hồ Chí Minh khuynh loát.


Việt Cộng khuynh loát Quốc Gia
·  Ngày 06.01.46 (06 janvier 1946) cũng đẻ ra được một thứ Quốc Hội lưu manh trong việc bỏ phiếu, phiên họp đầu tiên dự trù vào ngày 02.3.46 (02 mars 1946).

·  Ngày 13.01.46 Vệ Quốc Quân của Hồ Chí Minh tấn công và tiêu diệt Việt Quốc tại Việt Trì. Vệ Quốc Quân là tiền thân của Quân Đội Nhân Dân ngày hôm nay. Vệ Quốc Quân được thành lập sau ngày 02/9/45.
·  Ngày 20.01.46 Vệ Quốc Quân tiêu diệt Việt Quốc tại tại Vĩnh Yên và Phú Thọ.
·  Ngày 23/01/46 Vệ Quốc Quân tiêu diệt bộ đội của Việt Cách (tức Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh của cụ Nguyễn Hải Thần)
·  Ngày 20.02.46  Việt Minh thương lượng với Pháp để hè nhau giết Việt Quốc; tình hình rối ren có lợi cho sự trở lại của Pháp.


Phường tuồng!
·  Ngày 24.02.46 Hai bên lại thương lượng với nhau đẻ ra Chánh Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến để khai tử Chánh Phủ Liên Hiệp Lâm Thời. Chánh phủ này sẽ trình diện Quốc Hội trong phiên họp đầu tiên vào ngày 02.3.46 sắp tới.
·  Ngày 02.3.1946: Ngày kẻ cướp công khai thoán vị:
Đúng ra thì đây là một Quốc Hội Lập Hiến, tức đẻ ra Hiến Pháp có sự chung quyết của toàn dân bằng lá phiếu.
1.      Lập Hiến là đẻ ra văn kiện quy định trách nhiệm và bổn phận của từng công dân và từng tổ chức dân sự hay công quyền. Cơ quan hành Pháp không được đi trên luật của Hiến Pháp.
2.      Sau khi hoàn tất Hiến Pháp thì Quốc Hội giải tán; sau đó dựa trên Hiến Pháp người dân mới đi bàu nhân sự vào Triều Đình để lãnh đạo quốc dân (nói nôm na là bàu Tổng Thống hay nguyên thủ Quốc Gia cho dễ hiểu).
3.      Ngay sau khi thành lập chánh phủ thì triều đình phải dựa trên Hiến Pháp cho tổ chức Quốc Hội Hành Pháp, lúc đó đất nước mới có kỷ cương, quyền lợi đất nước mới được bảo đảm.
4.      Để thi hành luật nước (dưới thời nhà Trần thì gọi là Phép Nước) các cơ quan Công quyền mới đẻ ra Nghị Định, Văn Thư....Thông Tư để áp dụng luật cho trắng đen rõ rệt, tránh sự lạm quyền. Quyền lớn bao nhiêu, khi có tội thì phải bị phạt nặng bấy nhiêu chứ không có cái lệ đổ vạ cho thuộc cấp như Hồ Chí Minh: Đó là hành động hèn của vị Nguyên Thủ Quốc Gia, lẩn trốn trách nhiệm.

Nhưng không hiểu tại sao Quốc Hội này không giải tán mà lại tự cho mình cái quyền Lập Pháp, nghĩa là tự cho mình cái quyền ăn cướp tự do của người dân.
·   Quốc Hội quyết định ủy thác cho ông Hồ Chí Minh thành lập chánh phủ Liên Hiệp Kháng Chiến với toàn quyền quyết định; kể cả việc thay đổi Quốc Hiệu cùng Quốc Kỳ, phế lập tự ý; người dân mất hết quyền làm người mà phải cam phận là Công Cụ Sản Xuất cho đảng Việt Cộng. Vì thế nên mới có điều 4 Hiến Pháp: Việt Cộng độc quyền lãnh đạo, có bán nước cũng không ai được quyền kêu ca. Lao động là bổn phận đối với Đảng; còn hưởng thụ là đặc ân của Đảng ban cho.
·   Thành phần chánh phủ Liên Hiệp Kháng Chiến được Hồ Chí Minh trình trước Quốc Hội như sau:
1.  Cố vấn chánh phủ: Công dân Nguyễn Vĩnh Thụy (tức cựu Hoàng Bảo Đại)
2.  Chủ Tịch chính phủ: Hồ Chí Minh (Việt Minh: Cộng Sản đảng)
3.   Phó chủ tịch: Nguyễn Hải Thần (Đồng Minh hội)
4.   Bộ trưởng Nội vụ : Huỳnh Thúc Kháng (Trung lập)
5.   Bộ trưởng Quốc Phòng : Phan Anh (Trung lập)
6.   Bộ trưởng Kinh Tế : Chu Bá Phượng (Quốc Dân đảng)
7.   Bộ trưởng Tài Chánh : Lê Văn Hiển (Việt Minh: Cộng Sản đảng)
8.   Bộ trưởng Y Tế và Xã Hội : Trương Đình Trí (Đồng Minh hội)
9.   Bộ trưởng Giáo Dục : Đặng Thái Mai (Việt Minh: Cộng Sản đảng)
10.   Bộ trưởng Tư Pháp : Vũ Đình Hòe (Việt Minh: Dân Chủ đảng, ngoại vi Việt Cộng)
11.   Bộ trưởng Thanh Niên : Dương Đức Hiển (Việt Minh: Dân Chủ đảng, ngoại vi VC)
12.   Bộ trưởng Công Chánh : Trần Đăng Khoa (Việt Minh: Dân Chủ đảng, ngoại vi VC)
13.   Bộ trưởng Canh Nông : Bồ Xuân Luật (Đồng Minh hội)
14.   Bộ trưởng Lao Động : Nguyễn Văn Tạo (Việt Minh: Cộng Sản đảng)
15.   Thứ trưởng Ngoại Giao : Nghiêm Kế Tổ (Quốc Dân đảng)
16.   Thứ trưởng Canh Nông : Cù Huy Cận (Việt Minh: Cộng Sản đảng)
Danh sách Quân Ủy Viên hội
-   Chủ tịch : Võ Nguyên Giáp (Việt Minh: Cộng Sản đảng)
-    Phó chủ tịch : Vũ Hồng Khanh (Quốc Dân đảng)
Đúc kết: 8 Việt Minh; 2 Trung Lập thân Cộng; 3 Đồng Minh hội; 3 (Quốc Dân đảng)


Phản bội
·   06/3/1946: Vào đúng 3 giờ sáng, Hồ Chí Minh ký Tạm Ước Sơ Bộ cho phép Tây vào đóng quân trên đất Việt để dễ bề thanh toán đảng phái Quốc Gia bằng cách vu khống, công an đi với bắt người ban đêm đem đi thủ tiêu bằng cách mò tôm (tức nhận chìm dưới nước).
·  Ngày 14/9/1946: Hồ Chí Minh dắt phái đoàn Phạm Văn Đồng sang Paris để điều đình tiếp bản Tạm Ước Sơ Bộ. Ngày khởi hành vào tháng Août 1946, ngày về vào đầu tháng octobre 1946. Trong khi đó ở nhà thì Võ Nguyên Giáp mạnh tay thanh toán những người chống Cộng càng nhanh, càng nhiều thì càng tốt. Đến khi phái đoàn về thì tất cả những người chống đối đều đã đi mò tôm (nhấn đầu xuống nước cho chết)
·  Ngày 19/12/1946: Để người dân đừng hạch hỏi nên Võ Nguyên Giáp ra lệnh khai chiến với Pháp vào đúng 12 giờ đêm ngày 19/12/46 bằng hiệu lệnh: Cho nổ mìn nhà máy phát điện ở Hà Nội, đèn đóm tắt ngủm. Tự vệ thành bắt đầu nổ súng. Chiến tranh bùng nổ giữa Pháp với Việt Minh (Việt Cộng)

Giải Pháp Bảo Đại ra đời

Bên Tàu: Trung Cộng của Mao Trạch Đông, nhờ viện trợ của Nga, đã thành công trong việc chiếm đất dành dân.

Thế chiến thứ ba có cơ bùng nổ với bom Nguyên Tử nên Mỹ cần định lại đường lối chánh trị ở Đông Dương là ngăn chặn làn sóng đỏ. Do đó vai trò Bảo Đại bắt đầu lên giá, họ đặt ra giải pháp Bảo Đại 3 bước giành chủ quyền là: Lấy lại chủ quyền chánh trị để có tiếng nói trên diễn đàn Quốc Tế. Sau đó nhờ Quốc Tế viện trợ thành lập Quân Đội để thay thế quân Pháp làm nhiệm vụ Tiền Đốn Chống Cộng. Bước sau chót là chiêu hồi để Việt Cộng mất dân rồi mới dùng quân tiến đánh.

Đây là giải pháp do Pháp đưa ra để làm bia đỡ đạn, được thì chỉ huy đoàn quân này, thua thì bỏ chạy. Ý định Thực Dân của tướng Charles de Gaulle vẫn chưa hết. Còn Mỹ thì tung tiền ra để thay thế Pháp ở trận địa đặng làm theo ý mình. Hợp tác với Quân Đội Việt Nam do chánh Mỹ thành lập vẫn tốt hơn là hợp tác với Pháp một cường quốc khó sai khiến.

Còn Việt Nam ta, đất không có, dân thì không mà tiền cũng không có nốt. Thế cùng nước bí, lợi dụng để thoát ra khỏi thuộc địa của Pháp cái đã rồi tính sau....may ra thì giành lại được chủ quyền chẳng nhiều thì ít. Thắng bại ra sao thì coi diễn biến kế tiếp.

Hoàng Đế Bảo Đại cư ngụ tại Hong Kong, không về Pháp vì sợ bị quản thúc. Huê lợi của Ngài ở Pháp đã có người quản trị và ký thác trong chương mục nên Ngài cứ tì-tì lấy ra tiêu một cách thoải mái. Ngài có toà nhà (trọn immeuble) ở 89 avenue de Villiers quận 17 Paris (gần Khải Hoàn môn). Về sau khi có độc lập, nước chưa có tiền nên Ngài cho mượn làm Tòa Đại Sứ. Sau đó có tiền nên Quốc Gia mua immeuble ở 45bis cùng phố thì Ngài cho mượn làm văn phòng Tùy Viên Quân Sự cho có chổ làm việc khang trang.
Sau khi bị truất phế thì Ngài vẫn cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và sau đó là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục dùng làm văn phòng Tùy viên Quân Sự. Ngược lại thì ở trong nước tài sản và sinh mạng của dòng Hoàng Tộc vẫn được bảo vệ trọn vẹn.

Đến ngày Quốc hận 30/4/1975 thì Việt Cộng lấy lại toà nhà 45 bis và đòi lấy luôn toà nhà 89. Lúc đó Ngài lên tiếng đói về không cho mượn nữa (coi báo La Fogaro ở thời điểm đó thì rõ có sự đôi co tranh cãi, rút cục Ngài bán đi lấy tiền tiêu thế là hết tranh chấp)
ô


Biến động PARIS (1946-1954)

Về phía Pháp thì:
Nước Pháp không thể cáng đáng nổi cuộc chiến nên phe Pháp Cộng tính trao trả độc lập cho Hồ Chí Minh, phe thực dân thì muốn trả cho Bảo Đại, nhưng còn nài nỉ thêm bớt nên sự việc mới cù cưa như sau:

01/02/47: D'Argenlieu, Cao Ủy không nghe lệnh Paris, đã ký một nghị định tăng quyền cho ông Lê Văn Hoạch và công nhận sự hiện hữu của Cộng Hòa Nam Kỳ Tự Trị là một quốc gia tự do trong Liên Hiệp Pháp.
01.04.47 : Thủ tướng Ramadier triệu hồi d'Argenlieu và thay thế bằng Bollaert
19.04.47 : Hoàng Minh Giám đề nghị ngưng bắn; Bollaert đồng ý và gửi Paul Mus vào chiến khu Việt Bắc để thương lượng nhưng việc không thành.
21.11.47 : Chánh phủ Ramadier đổ, thay bằng Robert Schuman. Ông Paul Coste Floret làm Bộ trưởng Hải ngoại thay cho ông Maurice Moutet. Giải phảp Bảo Đại được đặc biệt chấp thuận và cho là phương án tốt nhất và có lợi nhất cho nước Pháp. Chánh phủ Paris phái ngay người sang Hong Kong thương thuyết với Bảo Đại.

Về phía Việt Nam thì:
Nhận thấy tình hình quốc-tế thay đổi, những người Quốc-gia trong cũng như ngoài nước yêu-cầu ông Bảo Đại trở lại vị-thế lãnh-đạo tối cao để anh em còn có chỗ nương tựa. Anh em trong cũng như ngoài nước tìm đến Ngài để thuyết phục hồi loan.

04/09/47: Ông Bảo Đại chính thức mời các chánh khách đến Hong Kong để bàn việc nước vào ngày 09/09/47.
18/09/47 : Ông Bảo Đại lên tiếng sẵn sàng hồi loan để sát cánh cùng đồng bào tranh đấu cho sự tự chủ của nước nhà. Đại ý như sau:
-  Từ bỏ ngai vàng, xóa bỏ chế-độ Quân Chủ (Việt Cộng xuyên tạc điểm này).
-  Sẵn-sàng trở lại vị-thế Lãnh-tụ tối cao với chức vụ Quốc Trưởng để cùng toàn dân đòi lại chủ quyền.

29/9/1947: Đáp ứng lời tuyên bố này đồng bào ở Hà Nội, Huế và Saigon đã ồ ạt xuống đường biểu tình rầm-rộ để hoan-nghênh sự trở lại của ông Bảo Đại.

Về phía Mỹ thì:
  1. Kinh phí chiến tranh ở Đông Pháp thì Mỹ cho Pháp vay.
  2. Lúc đầu Mỹ tính là Đông Pháp thuộc quỹ đạo của mình nên không cho quân Pháp vào tước khí giới quân Nhật, mà để Tàu và Anh vào tước hộ mình; nhưng bị Nga phỗng tay trên bằng con bài Hồ Chí Minh nên buộc lòng phải cho Pháp vào để dứt Hồ Chí Minh rồi tính sau.
  3. Thấy phe Cộng đang lên như chẻ tre, mà Pháp thì cố đấm ăn xôi nên sợ hỏng việc ngăn làn sóng đỏ. Do đó chấp nhận giải pháp Bảo Đại. Nếu Bảo Đại thành công thì càng tốt, vì chi phối đoàn quân do chính mình chi viện vẫn dễ hơn là chi phối đoàn quân do mình cho vay.
Để Đông Dương thuộc Pháp còn hơn thuộc khối Cộng thì nó sẽ đe dọa toàn vùng Đông Nam Á; và cuối cùng nuốt luôn cả đất Mỹ.
  1. Lúc đầu (1949) thì Mỹ gửi phái bộ đến Saigon để điều nghiên mọi sự tại chỗ, sau đó (50-51) thì Mỹ lập phòng thông tin ở Hà Nội để quảng bá đời sống của dân Mỹ. Sau cùng đài thọ kinh phí du ngoạn và tu nghiệp cho các giáo sư Việt và viên chức Việt để lấy thiện cảm. Cuối cùng mới trực tiếp can thiệp, mở thêm phi đạo, thêm căn cứ quân sự và gia tăng viện trợ kinh tế, giáo dục để phục vụ cho chiến tranh chống làn sóng đỏ.

Hình thành Chánh Phủ
để thương lượng với Pháp
Chánh Phủ Cộng Hòa Tự Trị Nam Kỳ ra đời:
Chánh Phủ Cộng Hòa Tự Trị Nam Kỳ được thành lập bởi Chủ tịch Nguyễn Văn Thinh (Bác Sỹ) ngay sau khi Hồ Chí Minh bắt tay với Pháp để cắt cổ dân Việt bằng tạm Ước Sơ Bộ mồng 6/3/46; nhường Nam Kỳ cho Pháp.
Vì cản trở bước tiến của Việt Cộng, nên BS Nguyễn Văn Thinh đã bị cán bộ Vẹm ám sát bằng cách ôm bom ra chào trong lúc ông đi kinh lý rồi cho bom nổ để cùng chết vào năm 1946; sau đó ông Lê Văn Hoạch lên thay thế và ký với Cao Ủy Bollaert nhiều bản văn có lợi cho chánh phủ này.
 23/12/1947 : Chánh phủ Schuman ủy thác cho Cao Ủy Bollaert toàn quyền trong việc thương lượng với cựu hoàng Bảo Đại
29/12/1947: Cựu Hoàng rời Hương Cảng (Hong Kong) sang Genève để vận động chánh trị và gần vợ con của Ngài ở Cannes (Pháp).
ô
Quay lại diễn biến nội địa
29/09/1947: Ở Saigon, Huế và Hà-Nội có cuộc xuống đường rầm rộ để bày tỏ lòng mong muốn Cựu Hoàng hồi loan. Ngay tối hôm đó, ông Lê Văn Hoạch tuyên bồ từ nhiệm chức chủ tịch Chánh Phủ Cộng Hòa Tự Trị Nam Kỳ để thống nhất lòng dân dưới sự lãnh dạo của cựu Hoàng Bảo Đại.
01/10/1947: Hôm sau, Tướng Nguyễn Văn Xuân lên thay và cải danh thành:
Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam Việt Nam
và bổ nhiệm ông Trần Văn Hữu làm Phó Thủ-tướng. Lúc này Quốc-gia như rắn không đầu, chưa có Quốc-trưởng nên mới có chữ Lâm Thời. Ít lâu sau đổi thành Chánh Phủ Trung Ương Lâm Thời rồi Chánh Phủ Quốc Gia Việt Nam. Danh từ Quốc-gia bắt đầu xuất hiện từ đây, được dùng để đối kháng với danh từ Cộng Sản.
Chữ Quốc-gia là lấy từ chữ Nation (của Pháp) dưới thời Pétain, chứ không phải xuất phát từ chủ nghĩa Quốc-gia cực đoan của Tây phương. Việt Quốc là chữ viết tắt của Việt Nam Quốc Dân đảng (chứ không phải Quốc-gia đảng)
07/01/1948: Cao Ủy Bollaert qua Genève để hội kiến với Cựu Hoàng ở khách sạn "Hôtel des Bergues"
18/03/1948: Cựu Hoàng trở lại Hong Kong để thảo luận với ông Ngô Đình Diệm. Ông Diệm khuyên Ngài nên nhẫn nhục đợi thời thì thế nào người Pháp cũng phải nhượng bộ
26.03.1948 : Một hội Nghị được triệu tập tại Hong Kong để lấy quyết định chung, dưới sự chủ tọa của Cựu Hoàng.
24/04/1948 : Để giải tỏa bế tắc hiện tại, Thủ Tướng Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam Việt Nam là ông Nguyễn Văn Xuân, cùng Phó Thủ Tướng Trần Văn Hữu, Bộ Trưởng Tư Pháp Nguyễn Khắc Vệ và Bác Sỹ Lê Văn Hoạch đến Hong Kong đệ đơn từ chức và tự giải thể để thành lập Chánh Phủ Trung Ương Lâm Thời do Ngài tấn phong.
Ngoài ra phái đoàn còn cho biết là Hội Đồng An Dân Bắc Kỳ (Đặng Hữu Trí) và Hội Đồng Chấp Chánh Trung Phần (Trần Văn Lý) cũng đồng ý tự giải thể để thống nhất lực lựợng làm một.
02/05/1948: Thành phần chánh phủ Trung Ương Lâm Thời được tấn phong như sau:
-  Nguyễn Văn Xuân, Thủ Tướng
-  Trần Văn Hữu, Phó Thủ Tướng
-  Nghiêm Xuân Thiện, Thủ Hiến Bắc Việt
-  Phan Văn Giáo, Thủ Hiến Trung Việt
-  Lê Văn Hoạch, Thủ Hiến Nam Việt
-  Nguyễn Khắc Vệ, Bộ Trưởng Tư Pháp
-  Nguyễn Khoa Toàn, Bộ Trưởng Nghi Lễ và Quốc Gia Giáo Dục
-  Nguyễn Trung Vinh, Bộ Trưởng Tài Chánh và Kinh Tế
-  Phan Huy Đán, Bộ Trưởng Thông Tin
-  Trần Thiện Vàng, Bộ Trưởng Canh Nông
-  Đặng Hữu Chí, Bộ Trưởng Y Tế
-  Nguyễn Văn Ty, Bộ Trưởng Công Chánh
-  Trần Quang Vinh và Đinh Xuân Quảng, Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng đặc trách Quốc Phòng và Bí Thư văn phòng Nội Các
27/05/1948 : Paris rất hoan hỷ và công nhận Chánh Phủ Trung Ương Lâm Thời do ông Nguyễn Văn Xuân làm Thủ Tướng cùng các vị trong ban hành pháp Trung Ương
02/6/1948: Chánh Phủ Trung Ương Lâm Quốc Gia Việt Nam ký sắc lệnh: Chánh thức hóa Quốc-kỳ và Quốc-ca cùng Giải-pháp Bảo Đại để làm kim chỉ Nam cho công cuộc giành độc-lập. Quốc-kỳ là lá cờ Quẻ Càn (hồi sinh của lá cờ Quẻ Ly), Quốc-ca là bài Tiếng gọi Công Dân (biến-thể của bài tiếng gọi Thanh Niên dưới thời Chánh Phủ Trần Trọng Kim, avril 1945)
05/6/1948: Quốc-trưởng Bảo Đại ký với Đại diện của Chánh-phủ Pháp Hiệp Định Vịnh Hạ Long (coi ảnh đính kèm), ký trên chiến hạm của Pháp thả neo ở vịnh Hạ Long. Ta chưa có đất, chưa có dân nên phải ký trên chiến hạm của người; nhưng không sao miễn thành công là được. Hiệp-định này nói:
         1)- Nước Pháp long-trọng công-nhận nước Việt Nam Thống-nhất (Bắc, Trung, Nam) Độc-lập hoàn-toàn nhưng nằm trong Liên Hiệp Pháp (tức kinh-tế lệ thuộc đồng Quan).
         2)- Nước Việt cam kết tôn trọng sinh mạng và tài sản của kiều dân Pháp và ưu tiên dành những mối lời cho những chuyên gia người Pháp khi đất nước có nhu cầu kiến thiết.
         3)- Ngay sau khi thành lập chánh phủ thì đại diện 2 nước gặp nhau để thảo luận chương trình hợp tác về: Ngoại Giao, Học Vấn, Quân Sự, Kinh Tế, Tài Chánh và Kỹ Thuật.          
Thiết lập 2 bản chánh tại vịnh Hạ Long ngày 05/6/1948
Emile Bollaert
Bảo Đại
                                                                                          Nguyễn Văn Xuân
                                                                             Nghiêm Xuân Thiện, Đặng Hữu Chí
                                                             Phan Văn Giáo, Nguyễn Khoa Toàn, Đinh Xuân Quảng
        Trần Văn Hữu, Lê Văn Hoạch
Tóm lại:
Nước Pháp công-nhận ông Bảo Đại là Quốc-trưởng hợp pháp và duy-nhất của Quốc-gia Việt Nam, có đầy đủ tư thế để thương thảo với Pháp trên mọi vấn đề. Như thế là Hồ Chí Minh hết hy vọng thương thảo với Pháp.
Đây là một sự thất-bại chua cay của Việt-cộng trên chính-trường Quốc-tế. Cờ Quẻ Càn tung bay trên khắp các kỳ-đài Quốc-tế; trong khi đó không ai biết cờ đỏ sao vàng là gì cả.

Tiếp ngay sau đó là:
       -  Cải danh Chánh Phủ Lâm Thời thành Chánh-phủ Quốc-gia Việt Nam.
       - Cải-tổ Chánh-phủ: Tướng Nguyễn Văn Xuân từ-chức, ông Trần Văn Hữu lên nắm chức-vụ Thủ-tướng dưới quyền chỉ đạo của Quốc-trưởng Bảo Đại.
         Lúc này ngôi nhà Việt Nam mới chính-thức có nóc là do công sức của thế hệ trẻ đương thời. Phải có Thiết Tâm Can mới vững tay chèo như thế. Ấy thế mà Việt-cộng vu-vạ là Tay Sai của Thực Dân Pháp. Trong khi chúng ký văn tự bán đất cho Tây thì tự ca-tụng là ái-quốc. Thiết nghĩ điểm này cần phải cho thế-hệ hậu sinh biết rõ.

Sau Hiệp Định vịnh Hạ Long ngày 05 juin 1948

08/03/1949: Tổng Thống Pháp và Quốc Trưởng Bảo Đại ký tại điện Elysée xác định sự thống nhất và độc lập của nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Cựu Hoàng Bảo Đại
20/05/1949: Hạ Viện biểu quyết trao trả Nam Kỳ cho nước Việt nam, Thượng viện chuẩn y
01/07/1949: Quốc Trưởng ban hành sắc lệnh cải tổ chánh phủ, thay đổi danh xưng: Chánh phủ Trung Ương Lâm Thời thành Chánh Phủ Quốc Gia Việt Nam

17/12/1950: Sau trận thảm bại ở Cao Bằng và Lạng Sơn, Paris chỉ định ngay Tướng De Lattre De Tassigny làm Tổng Tư Lệnh chiến trường Đông Dương và đồng thời kiêm luôn chức Cao Ủy (dân sự) vào ngày 17.02.1950.
Sau khi thị sát chiến trường, xem xét tình hình và cải tổ lại hệ thống phòng thủ cùng cung cách làm việc của cơ quan công quyền, thì ông Tướng này thấy ngay phải trao trả độc lập cho Việt Nam và hối thúc Quốc Trưởng sớm thành lập Quân Đội để tự bảo vệ lấy chủ quyền của mình. Về sau, nhân dịp phát biểu khi dự lễ mãn khóa của trường Chasseloup Laubat (sau này thành Jean Jacques Rousseau) vào tháng Mai 1951 ở Saigon thì vị Tướng này đã nói rõ ý định của mình là khuyên sinh viên Việt Nam hãy đứng lên cầm súng bảo vệ độc lập của nước mình chứ đừng ỷ lại vào nước Pháp.

Sau trận cao Bắc Lạng (17/12/50), thừa thắng xông lên, Việt Minh tung toàn lực đánh vào Đông Triều với hy vọng tiến vào Hà-Nội ăn tết; nhưng đã bị vị Tướng tài này đập tan, biến chiến thuật biển người thành mồ chôn xác giặc bằng bom cháy Napalm. Hà-Nội an bình; sau đó vị tướng này tung quân vào chiến khu Hòa Bình của Việt Cộng để phá hủy toàn bộ trung tâm đầu não Việt Minh Sau đó ông về Paris chữa bệnh và chết ở Hôpital Val de Grâce (quận 5, Paris vào năm 1952).

15/7/1951: Quốc-trưởng quyết định ký sắc-lệnh Tổng Động Viên Nhân lực và Tài Lực để bước sang giai-đoạn thứ 2 là thay-thế quân Pháp để tự mình bảo vệ lấy chủ quyền trên đất Việt. Trước đó chánh-phủ Quốc Gia Việt Nam đã có quân nhưng dưới dạng dân-vệ hay địa phương quân, thêm vào còn có các lực-lượng võ-trang tự phát ở khắp nơi như lực-lượng Bùi-chu Phát-diệm, Cao Đài, Hòa Hảo.... nhưng chưa có sự chỉ huy thống nhất. Nay kết-hợp lại thành một lực-lượng võ trang được chỉ huy theo hàng dọc, mang tên là:
Quân Đội Quốc Gia Việt Nam
Quân nhân của các binh chủng đều được huấn luyện tại trường võ bị có giá trị, và được trang bị vũ khí tối tân hay mới sáng chế nhưng chưa dùng nên phải thử nghiệm trên chiến trường.

Điểm then chốt: Chi phí thành lập đoàn Quân 100.000 người này, do Mỹ đài thọ và Pháp huấn luyện. Vì Mỹ muốn Việt Nam độc lập thì dễ sai khiến hơn là mảnh đất này thuộc Pháp quản lý. Đó là lý do mà người Mỹ nhiệt tình muốn xây dựng cho ta một quân đội tự chủ cần cho đường lối chống Cộng của họ.

Về phía người Pháp: Họ cũng thừa biết là đoàn quân này sẽ tống cổ họ ra khỏi Việt Nam, nhưng cương không nổi nên họ đành phải chấp nhận để ăn ít no lâu hơn già néo đứt dây.
Vì kinh tế kiệt quệ, do chiến trường Đông Dương gây ra nên họ khấu luôn 50% chi phí huấn luyện để phục hồi kinh tế. Chỗ còn lại mới dành cho huấn luyện đoàn quân này.

Về phía người Việt: Đây là dịp may hiếm có, cứ nhận rồi tính sau, tùy cơ ứng biến. Việc đầu tiên là đuổi bọn Thực Dân ra khỏi Việt Nam cái đã.

Kinh nghiệm cần phải học hỏi:
Sau khi thành lập thì Quân Đội Quốc Gia Việt Nam đã làm tròn phận sự trong vai trò chủ lực. Thành quả đạt được là đã nhanh chóng dẹp tan Bình Xuyên do Pháp đỡ đầu để tính chuyện trở lại chế độ thực dân.
Chạm súng bắt đầu vào lúc 13 giờ ngày 28/4/1955 tại Saigon. Người Pháp được lệnh phải ở yên trong nhà, cấm di chuyển. Quân đội Pháp bị cấm trại 100%, cấm giao tranh với Quân Đội Quốc Gia Việt Nam dù bị khiêu khích.

Sự thành công này cũng nhờ nhiệt huyết của toàn dân, nhất là nhờ ở sự trợ chiến của Quân Lực Cao Đài Trịnh Minh Thế, đồng bào di cư cùng đồng bào trong Nam, nhất là đồng bào ở Saigon đã không chứa chấp quân Bình Xuyên trong nhà.
Nhưng hữu dũng vô mưu thì cũng thất bại, nên cũng phải kể đến sự quyền biến của anh em Thủ Tướng Ngô Đình Diệm và sự khôn khéo của Quốc Trưởng Bảo Đại đã làm vô hiệu hóa các áp lực của Pháp và đã giải tán được đoàn Ngự Lâm quân đóng ở Đà Lạt trong âm thầm...
Nếu không biết phối hợp nhịp nhàng thì khó mà đánh nổi Bình Xuyên; mà thất bại thì chế độ Thực Dân lại có dịp tung hoành trên miền Nam nước Việt.

07/7/1954: Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhiệm ông Ngô Đình Diệm vào chức Thủ Tướng và trao trọn quyền về binh bị cũng như về hành chánh cho ông vào ngày 16/06/1954; nhưng mãi đến ngày 07/07/54 ông mới nhậm chức nên gọi là ngày song thất.

Theo khẩu lệnh thì Quốc Trưởng ủy thác cho ông truất phế Ngài, giải thể chế độ Quốc Trưởng, thành lập chế độ Cộng Hòa tự do đầu phiếu để thống hợp lòng dân thì mới đủ sức chống với kẻ thù Cộng Sản Quốc Tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia (coi cuốn Con Rồng Annam)
Đúng là ngàn cân treo sợi tóc! Phải can đảm và yêu nước lắm thì mới dám nhận công việc lấp biển vá trời này; nếu không thì lại rời vào tay Thực Dân Pháp để nó bán cho Cộng Đảng Sô Viết lúc nào không hay....Dịch chủ tái nô.
Các chánh phủ trước đó chỉ được trao có một phần, hoặc binh bị, hoặc hành chánh, và thời gian tồn tại rất ngắn ngủi.

Người ta không tin rằng là Thủ Tướng Ngô Đình Diệm có thể trụ được quá 6 tháng. Nhưng nhờ hồn thiêng sông núi giúp nên ổng đã vượt qua được mọi khó khăn và đặt được nền móng cho đất nước chống hiểm họa xâm lăng...Nhưng ông bị thảm sát chỉ vì đi ngược lại với những gì người Mỹ muốn. Ông muốn độc lập nhưng Mỹ muốn viện trợ để chi phối nên mới có đảo chánh ngày 01/11/1963.

Coi bảng tuổi thọ của các chánh phủ tiền nhiệm dưới đây thì rõ là tình hình nghiêng ngửa, rất nguy hiểm nếu không khéo lèo lái con thuyền mỏng manh trong dông tố ngoài biển cả thì không có Nến Đệ Nhất Cộng Hòa.

Thứ tự
Tên
Từ
Đến
Chức vụ

Thủ tướng lâm thời
1
Kiêm nhiệm Thủ tướng
2
Thủ tướng
3
Thủ tướng
4
Thủ tướng
5
Thủ tướng
6
Thủ tướng
Ngày 16 Tháng Sáu năm 1954 Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm thủ tướng trong khi ở Genève các phe tham chiến đang thương thuyết tìm một giải pháp cho cuộc chiến ở Đông Dương. Sang đầu Tháng Bảy danh sách Nội các như sau :
Thành phần chính phủ 07.1954-10.1955
Chức vụ
Tên
Thủ tướng
kiêm Tổng trưởng Nội vụ và Quốc phòng
Ngô Đình Diệm
Quốc vụ Khanh
Tổng trưởng Ngoại giao
Tổng trưởng Canh nông
Tổng trưởng Tài chánh và Kinh tế
Tổng trưởng Công chánh và Giao thông
Trần Văn Bạch
Tổng trưởng Giáo dục
Nguyễn Dương Đôn
Tổng trưởng Lao động và Thanh niên
Tổng trưởng Y tế và Xã hội
Phạm Hữu Chương
Bộ trưởng Phủ Thủ tướng
Bộ trưởng Quốc phòng
Lê Ngọc Chấn
Bộ trưởng Nội vụ
Bộ trưởng Thông tin
Lê Quang Luật
Bộ trưởng Tư pháp
Phát ngôn Viên Phủ Thủ tướng



20/07/1954: Hiệp định Genève ra đời do Pháp ký với Việt Minh. Đây là hiệp định ngưng bắn chứ không phải là hiệp định giải quyết tranh chấp các phe phái. Quốc Trưởng Bảo Đại không ký, Mỹ cũng không ký. Hiệp định này lấy sông Bến Hải làm lằn ranh phân chia 2 nước. Hôm sau là bản thông cáo chung mà không một nước nào ký cả.
Theo quy ước của hiệp định này thì toàn thề 80.000 Quân Quốc Gia Việt Nam đã lui về dựng lại phòng tuyến tự vệ ở bên kia bờ sông Bến Hải, đồng thời 1 triệu người miền Bắc di cư vô Nam để lánh nạn Cộng Sản.


Lúc đó việc của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm rất vất vả và phải làm ngay là:
1.      Ổn định đời sống của 1 triệu người Bắc di cư.
2.      Cải tổ nông thôn với chương trình người cày có ruộng được mua trả góp.
3.      Chỉnh trang lại Quân Đội.
4.      Thống nhất lực lực võ trang kháng chiến tự phát khi chưa có Quân Đội Quốc Gia Việt Nam bằng cách sát nhập quân đội giáo phái vào biên chế Quân Đội Quốc Gia Việt Nam
5.      Chỉnh trang đường xá cần cho sự phát triển kinh tế.
6.      Cải tổ nền học vấn cần cho sự phát huy trí tuệ của toàn dân thì mới giữ được nền tự chủ

Nhìn hời hợt thì không ai vi phạm hiệp định Genève cả, nhưng trong thực tế thì:
-      Pháp đã vi phạm vì không cứu người vượt biển ngoài khơi.
-      Việt Cộng đã vi phạm vì để lại các cơ sở, vũ khí và cán binh nằm vùng với chương trình gây loạn, đồng thời ngăn cấm di cư bằng cách ếm nhẹ không cho dân trong vùng họ kiếm soát biết rằng có Hiệp Định Genève với khoản tự do lựa chọn chế độ.


28/04/1955 : Lịch sử xoay chiều.
Đúng 13 giờ ngày 28/4/1955 thì chạm súng với quân Bình Xuyên. Quân Đội Quốc Gia Việt Nam bao vây các nơi đóng quân của Bình Xuyên như: Tổng Nha Cảnh Sát, trường Pétrus Ký.. Để trả đũa quân Bình Xuyên pháo kích Saigon, Chợ Lớn.
Nhờ cuộc phối hợp giữa quân đội Quốc Gia Việt Nam, Quân đội các Giáo Phái ly khai như Tướng Trịnh Minh Thế, đồng bào Di Cư, đồng bào ở Saigon và các tỗ chức chánh trị cùng sự khôn khéo của anh em ông Ngô Đình Diệm nên phe ta đã thắng Bình Xuyên và buộc Quân Đội Pháp phải rút về nước.

Ø   Vậy thì nói rằng tự động Pháp rút quân trao trả độc lập cho ta là không đúng, và nói rằng không mất một viên đạn, một giọt máu cũng sai.
Ø   Đánh Bình Xuyên cũng tổn thất ít nhiều xương máu chứ; điển hình là Tướng Trịnh Minh Thế đã hy sinh giữa mặt trận, ngay dưới chân cầu chữ Y do Bình Xuyền kiểm soát với sự hỗ trợ của lính Pháp trên con tầu đang neo ở đó..Chính chiếc tầu này đã bắn sẻ giết Tướng Trịnh Minh Thế trong lúc ông đang quan sát chiến trường này để ra lệnh cho quân mình đang nằm phục kích tại đó.

Nói rằng người Pháp vì muốn rút chân ra nên ký hiệp định Genève, thì cũng sai nốt. Vì trước khi đổ quân xuống Điện Biên Phủ thì quân đội Quốc Gia Việt Nam đã được 3 tuổi với một quân số là 80.000 người, với một tinh thần diệt Cộng không nương tay đã đủ sức thay thế quân đội viễn chính Pháp.
Lúc đó người Mỹ yêu cầu Pháp rút quân và trao trả đồn bót cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. Nhưng vì Pháp không chịu nên Mỹ mới tạo ra trận Điện Biên và hứa chấm dứt chiến tranh với sự yểm trợ không lực Hoa Kỳ. Quân Pháp chỉ cố thủ cho vững để quân Việt Cộng kéo tới ăn bom là chiến tranh chấm dứt. Pháp tưởng bở nên theo kế hoạch này.
Khi cố thủ xong xuôi thì Mỹ trở mặt, không chịu tiếp tế cho quân đồn trú, đến khi Việt Cộng tụ quân cũng không dùng pháo đài bay B28 thả bom dây để tiêu diệt nên Pháp bị thua. Để trả đũa thì Pháp ký hiệp định chia đôi nước Việt với Hồ Chí Minh để mong đặt lại nền đô hộ ở miền Nam nước Việt.
Không ngờ Quân Đội Quốc Gia Viêt Nam và đồng bào di cư căm thù hiệp định nên đã kiếm cách gây sự để giết lính Pháp ngay tại Saigon. Đồng thời các lực lượng kháng chiến và đồng bào tại miền Nam tiếp tay hỗ trợ nên đã dẹp được Bình Xuyên. Và trong vòng chưa đầy 1 tháng đã thay đổi được cục diện chánh trị. Vì thế nên Pháp phải rút quân...
Tuy quân đội Quốc Gia Việt Nam làm chủ lực nhưng nếu không có sự khôn ngoan, biện bác của anh em Thủ Tướng Ngô Đình Diệm thì không có chiến công này.....Đây là một sự phối hợp công tác theo nhu cầu tình hình rối ren lúc đó....Vì biết tùy cơ ứng biến nên thành công là nhờ ở sự kết hợp lòng dân.

29/4/1955: Thủ Tướng Ngô Đình Diệm triệu tập hội nghị Diên Hồng tại dinh Thủ Tướng để hỏi ý Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng về việc công văn triệu hồi về Pháp của Quốc Trưởng Bảo Đại, bên ngoài thì súng đã nổ đánh Bình Xuyên từ chiều hôm trước.
Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng đuợc thành lập tại chỗ gồm toàn thế những người hiện diện, từ đảng phái đến hội đoàn và nhân sỹ có cả hội Sinh Viên Di Cư và hội Học Sinh Di Cư

30/4/1975: Chính đoàn quân Quốc Gia Việt Nam này đã làm chủ lực tiêu diệt Bình Xuyên do Pháp hỗ trợ ngay tại Saigon, với mục đích hạ bệ thủ tướng Ngô Đình Diệm để đưa Bảy Viễn lên thay. Nếu Bình Xuyên thắng thì chế độ thực dân trở lại.
Lúc 10 giờ sáng dân chúng tụ tập trước tòa đô chánh để nghe quyết định của Hội Đồng Nhân dân cách mạng được thành lập ngày hôm trước gồm toàn thể đảng phái, hội đoàn và Nhân Sỹ có mặt trong dinh Thủ Tướng.
23/10/55: Miền Nam tổ chức trưng cầu dân ý về việc tín nhiệm hay truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại. Kết quả truất phế Bảo Đại.
Ông Bảo Đại cũng không lên tiếng, vẫn tiếp tục cho đất nước mượn căn nhà (immeuble) ở 89 Avenue làm văn phòng Tùy Viên Quân Sự như thời ông lãnh đạo. Ngược lại ông Diệm đã quyết tâm bảo vệ sinh mạng và tài sản của Hoàng Gia. Bên ngoài thì chửi bới om sòm để che mắt thiên hạ; bên trong thì khăng khí với nhau

Kế tiếp là bàu Nghị Sỹ Quốc Hội Lập Hiến để định rõ thể chế cho tương lai.
Sau khi toàn dân phê chuẩn Hiến Pháp thì Quốc Hội Lập Hiến giải tán.

26/10/1956: Chiếu theo Hiến Pháp, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tổ chức bàu cử vị Nguyên Thủ Quốc Gia với liên danh Tổng Thống và Phó Tổng Thống.
Sau đó liên danh tân Tổng Thống với lễ nhậm chức, sau khi nhậm chức thì tổ chức ngay Quốc Hội Hành Pháp để cơ quan hành chánh thi hành nhiệm vụ...Đó là Nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam. Vì thay đổi thể chế nên Quân Đội Quốc Gia Việt nam đổi thành Quân Đội Cộng Hòa Việt Nam.

Nền đệ nhất Cộng Hòa (26/10/56 - 02/11/63)
Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Lý do bị thảm sát vào lúc 11 giờ ngày 02/11/1963 tại nha cảnh sát Saigon bởi đám quân nhân phản loạn.


Rút tỉa kinh nghiệm để tránh thất bại:
Đã 60 năm sau cái chết bi thảm của Tổng Thống Ngô Đinh Diệm và bào đệ mà còn rất nhiều người đặt nghi vấn là: Ai giết anh em ông Diệm? Thiết nghĩ câu hỏi này đã được giải đáp, vạch mặt chỉ tên đích danh kẻ chủ mưu nên chỉ cần nhắc qua để biết mà thôi.
Ø   Nguyên nhân bị thảm sát mới là cái chính cần phải học hỏi để rút kinh nghiệm đấu tranh.

Câu hỏi chính được đặt ra là:
1.     Tại sao người chủ mưu lại hạ lệnh phải giết anh em ông Diệm và về sau cả ông Ngô Đình Cẩn nữa? Đây là vụ án thanh toán chánh trị hay thù hận cá nhân?

Ông Ngô Đình Cẩn đã vào tỵ nạn trong tòa Đại Sứ Mỹ. Vậy tại sao ông Đại Sứ lại lẳng lặng trao ông Cẩn cho nhóm phản loạn để diệt trừ hậu họa? Có phải vì ông Cẩn biết được nhiều bí mật về vụ sát hại này không? Hay ông ta có thể lật ngược thế cờ và mời Mỹ và Nga ra khỏi Việt Nam để tránh chiến tranh thử vũ khí?
Phải chăng 3 anh em ông Diệm là ký đà cản mũi kế hoạch chiến tranh thử vũ khí của Nga và Mỹ trên đất Việt?

2.      Tại sao anh em ông Diệm lại bị đâm trên 30 nhát dao thay vì cho mỗi người một viên đạn?
3.      Trước khi chết thì các ông có bị tra tấn để lấy khẩu cung không?
4.      Tại sao ai cũng chối bai bải là tôi không chủ tâm giết mà lại đổ tội cho Đại úy Nhung là tay thiên lôi chỉ đâu đâm đó?
5.      Dù cho không chủ tâm giết nhưng những người chỉ huy ra lệnh có chịu trách nhiệm hay không? Sự chối bỏ trách nhiệm của người chỉ huy có phải là một hành động hèn nhát hay không?
Vấn đề chính không phải là kết án người nọ, giải oan cho người kia; mà mục đích chính là đừng để thất bại như anh em ông Diệm. Vì sự ra đi của ông kéo theo ngày 30/4/75 (tháng Tư đen) mà toàn dân gánh chịu hậu quả do sự thờ ơ của chính mình đối với vận mệnh của đất nước. Vì vậy chúng ta phải mổ xẻ cho thật kỹ âm mưu sát hại nhân tài này.

Anh em ông Diệm cũng chỉ là người nhân vô thập toàn, tài hèn sức mọn đối với Nga và Mỹ; nhưng họ là những người HÙNG dám ra gánh vác việc nước trong khi các chánh phủ tiền nhiệm thay đổi như chong chóng, kéo dài giỏi lắm là 13 tháng. Hãy đặt mình vào khúc lịch sử đó thì mới biết cái hay của các vị lãnh đạo: Không khuất phục bạo lực ngoại bang.

Ra gánh vác việc nước trong lúc dầu sôi lửa bỏng là một sự hy sinh chứ không phải là thèm muốn chức vị chẳng béo bở gì:

Lược kê tuổi thọ của các vị tiền nhiệm đã nói ở trên:
  1. Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân :                               27/5/48-14/7/49 (13 tháng rưỡi)
  2. Bảo Đại kiêm Thủ Tướng vì khủng hoảng nhân sự: 14/7/49-21/1/50 (5 tháng 7 ngày)
  3. Thủ Tướng Nguyễn Phan Long :                              21/1/50-27/4/50 (3 tháng 6 ngày)
  4. Thủ Tướng Trần Văn Hữu :                                      06/5/50-03/6/52 (1 năm 28 ngày)
  5. Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm :                                 23/6/52-07/12/53(5 tháng 16 ngày)
  6. Thủ Tướng Bửu Lộc :                                               11/01/54-15/6/54 (5 tháng 5 ngày)
  7. Thủ Tướng Ngô Đình Diệm :                                   16/6/54-23/10/55(16 tháng 7 ngày)

Xử Lý Thường Vụ để tổ chức bàu quốc Hội Lập Hiến là ông Ngô Đình Diệm: 23/10/55-26/10/56 (12 tháng 03 ngày)

Thay đổi thể chế để thống nhất lòng người, tăng cường quân sự, phát triển kinh tế mà trọng tâm là giáo dục để đào tạo thế hệ mới có đủ khả năng để bảo vệ tự chủ như: Chương trình đào tạo lãnh đạo quân sự, mở mang học vấn nhất là Học Thuyết Nhân Vị.

Sự thành công của Ấp Chiến Lược và Học Thuyết Nhân Vị là bản án tử hình của gia đình họ Ngô và những người phụ tá đắc lực.

Nói rằng sự thảm sát anh em ông Diệm là một tai nạn khi thi hành công vụ là sai. Vậy tại sao ông Ngô Đình Cẩn không được đi tỵ nạn chánh trị mà Toà Đại Sứ Mỹ lại trao ông cho bọn phiến loạn Dương Văn Minh để diệt trừ hậu họa? Phải chăng vì ông Cẩn biết rõ âm mưu đảo chính và chương trình hành động của 2 người anh nên có đủ khả năng để mời Nga và Mỹ ra khỏi Việt Nam, dù không có ông Diệm và ông Nhu?
Vậy thì anh em Tổng Thống là cái gai cần phải bẻ gãy; chứ nhổ ra rồi nó còn mạnh hơn xưa.

Xét hành động để suy ra sự kiện đó là điều phải làm để tránh bị đâm sau lưng của bạn cũng như thù.

Ai hạ lệnh giết anh em ông Diệm?
Đi ngược lại từ dưới lên trên thì sẽ thấy ngay thủ phạm và các tòng phạm:
1.      Đại úy Nhung đâm bằng dao găm hàng chục nhát, chứng tỏ sự căm thù của thủ phạm đối với nạn nhân: Đâm chết cho thỏa lòng uất hận. Đây là sự giết vì thù hận chứ không phải vì chánh trị. Ông ta đâm nạn nhân ở đâu? Chắc chắn không phải ở trong xe thiết giáp, vì thùng xe nhỏ mà lại có tất cả là 4 người: Đại úy Nhung, Ông Diệm, ông Nhu và người chụp ảnh phải đứng xa ít nhất là 2, 3 thước mới chụp được toàn hình nơi hạ thủ. Coi hình trên báo Saigon thời đó thì thấy lời giải thích không có cơ sở.....Mới đây được người xạ thủ kể rằng xe được lệnh vào Nha Cảnh Sát, tới cổng thì ông này được lệnh xuống xe.
Người trưởng xa lái xe vô trong rồi cũng được lệnh sang phòng bên ngồi đợi. Một ít sau thì trưởng xa được lệnh lái xe ra cổng đón tay xạ thủ lên và chạy về Tổng Tham Mưu.
Một điều chắc chắn là: Để tránh tiếng nổ nên Đại Úy Nhung đã đâm chết Tổng Thống và Bào Đệ. Đây là một hành động thủ tiêu, vì theo luật thì Tòa chưa tuyên án là chưa có tội. Nếu đưa ra tòa thì người dân sẽ xóa án cho 2 ông. Sau khi sát hại thì Quốc Trưởng Dương Văn Minh tuyên bố đăng trên báo chí:
a.       Tôi không làm chánh trị. Sau này Cao Kỳ khi qua Pháp hội đàm cũng nói như vậy trước đám du sinh ở Maison des Mines, rue Saint Jacques, Paris 5ème...ông còn kèm thêm: Một câu chánh trị, một chữ kinh tế cũng không biết, nhưng vì anh em bàu 18 phiếu cho tướng Nguyễn Chánh Thi nhưng ổng không nhận, nên tôi được 17 phiếu cứ nhận liều rồi tính sau.
b.      Anh em ông Diệm phải chết vì được lòng nông dân! Nông dân chiếm trên 80% dân số, như vậy ông Dương Văn Minh nói là: Ai được lòng dân thì chết, ai được lòng Mỹ thì sống....không biết chánh trị cũng được đưa lên làm Quốc Trưởng bù nhìn do Mỹ giật dây!
2.      Trong nhóm đi hạ sát anh em ông Diệm có tướng Mai Hữu Xuân làm trưởng toán; vậy trách nhiệm phải ở tướng Mai Hữu Xuân chứ đâu phải ở Đại úy Nhung.
3.      Tướng Mai Hữu Xuân phải nhận lệnh của tướng Dương Văn Minh thì mới dám làm...mà cái toán sát thủ này phải được chọn trước khi làm đảo chánh thì mới chắc chắn là chúng thi hành mật lệnh......Do đó phải chọn những tay căm thù anh em Tổng Thống thì mới dám trao công tác này....Tiền không làm nổi; vì đến lúc chót chúng chùn tay là tiêu ma cả kế hoạch.
4.      Nếu không có CIA Mỹ ngồi điều động chương trình thì bố bảo Dương Văn Minh cũng chẳng dám làm đảo chánh chứ đừng nói tới sát hại nữa.....Vậy thì Dương Văn Minh phải bất mãn về đường quan lộ nên mới nhận lời làm đảo chánh.
5.      Nếu CIA không có lệnh của Đại Sứ Mỹ thì cũng chẳng dám làm, vì đây thuộc về lãnh vực chánh trị lớn lao chứ không phải về tình báo.
6.      Nhưng nếu Đại Sứ Mỹ không nhận được chỉ thị của Tổng Thống Kennedy thì cũng chẳng dám tổ chức cuộc đảo chánh này từ khi nhậm chức. Cuộc đảo chánh này phải bí mật và phải chọn người trước, vì kế hoạch phải lên cả năm trời mới làm được.
ô

Ø   Vấn đề được đặt ra là tại sao ông KENNEDY lại hạ lệnh giết ông Diệm?
Đây là mấu chốt của vấn đề mà chúng ta phải phân tích tường tận thì mới né tránh được những nguy hiểm trên con đường xây dựng an bình cho dân tộc
·        Chắc chắn đây là vụ án chánh trị, thanh toán nhau.
·        Ông Diệm và ông Nhu là cái rào cản cho chương trình của ông Kennedy.
Phải giết để diệt trừ hậu họa chứ không thể cho đi tỵ nạn chánh trị được, vì ông Diệm có cái thể để bẻ gãy kế hoạch thử vũ khí trên đất Việt của ông Kennedy mà ông Diệm không biết là mình nguy hiểm cho đồng minh đến như vậy. Giống như Tướng Vũ Văn Nhậm là cái gai cần phải nhổ nên ông Nguyễn Huệ đã cho y vào bẫy để dễ bề thanh toán.
P     Lúc đó chúng ta chưa nhìn thấy, nay hồ sơ mật đã bật mí ít nhiều nên ta suy ra được.
·        Ông Diệm và ông Nhu có biết là mình quan trọng như vậy không? Có lẽ là không biết nên mới nộp mình cho đao phủ thủ.

w

LỜI  BÀN

Theo những dữ kiện lịch sử đã nói ở trên thì tiếp theo là lời bàn để tìm ra sự thật (ôn cố = nhận xét và suy luận) thì ngày hôm nay mới biết thoát hiểm được (tri tân).

Làm chánh trị thì phải bắt tay vào đấu trường, trực diện với kẻ thù để rút tỉa kinh nghiệm thực tế chứ đừng làm chánh trị SALON với trí tưởng tượng rồi phê phán với tư cách người chỉ đạo để kỳ đà cản mũi mà cứ tưởng là đóng góp xây dựng!

Ø    Người không có kinh nghiệm đấu trường (chánh khách salon) lại đi dạy người dấn thân cho đại cuộc phải làm theo ý mình. Khi hỏng việc thì lại rủa tại mày ngu nên nghe tao!

Ø   Tổ tiên đã nói:
  1. Dục tốc bất thành.
  2. Lấy dân làm gốc, đừng đi trước dân.
  3. Toàn dân giữ nước chứ không phải Triều Đình hay một vài nhân tài giữ nước.
Nó rơi đúng vào trường hợp anh em ông Diệm, và trường hợp anh em Tây Sơn! Hậu quả thì toàn dân lãnh đủ, kể cà những kẻ chánh trị salon hay ăn cơm Quốc Gia thờ Ma Cộng Sản...Hối chẳng kịp.

Khi chấp chính thì tình hình rối ren như chúng ta đã biết là dăm tháng một chánh phủ; phải có tinh thần cứu dân cứu nước lắm thì mới dám nhận lời.
Sau vài năm, ổn định đời sống người dân thì chính mạng sống của ông bị đe dọa; vì muốn phản phé đồng minh......
Họ nói Mỹ Quốc viện trợ bất vụ lợi để tranh đấu cho dân tộc tự quyết, cho tự do dân chủ, cho tiền đồn chống Cộng nhưng không phải vậy. Tiền đồn chống Cộng tức là con tốt làm thí điểm chống Cộng. Khi thua thì họ rút về hậu cứ; vì thế nên chiến tranh bất tận mà Mỹ nhất quyết không cho Cao Kỳ Bắc tiến để chấm dứt chiến tranh!...Nay mới nhìn ra sự thực thì mọi việc đã an bài.
Trách ai? Nếu không phải là trách sự vô cảm của người dân, ỷ lại vào người thì nô lệ là đúng rồi. Rút cục người dân lãnh đủ hậu quả với châm ngôn: Tôi không làm chánh trị.

Vậy thì mục tiêu đâu có phải là xây dựng an bình cho dân, đâu có phải là tiền đồn chống Cộng? Khi cần thì Mỹ "quá tốt" đi viện trợ quân sự và kinh tế để ngăn chặn làn sóng đỏ. Khi chẳng cần thì bán đứng ta cho Cộng Sản Sô Viết để thay đổi chiến lược. Khi Nga sụp thì Mỹ lại giúp để đừng sụp dây chuyền ảnh hưởng đến sự an bình của chính nước Mỹ.

1.      Trước khi hạ Diệm thì Kennedy đã nói rõ tại khóa họp Liên Hiệp Quốc (đầu octobre 1963) là nước Mỹ cần một chánh phủ chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, Diệm là chánh phủ hòa bình nên phải ra đi. Vậy thì chương trình của Mỹ là gì nếu không phải là thử vũ khí trên đất Việt, đánh hay hòa là do Mỹ quyết định?
2.      Khi Kennedy chết thì ông Jonhson lên thay; vì chánh trị non nên khuyên Tổng Thống Thiệu để miền Nam trung lập....Nhưng ông còn tuyên bố gân là: Nous ne sommes pas battus par les armes.....Chúng ta không thể thua về vũ khí được (máy bay, thiết giáp, hỏa tiễn, vũ khí mới sáng chế cần phải đem thử trước khi dùng; cả Nga lẫn Mỹ)...Ngoài ra còn thử cả chiến thuật biển người, biển lửa, chặt đôi khóa đít, giao thông hào đi với lũ lụt......Rút cục dân ta lãnh đủ để dâng nước cho Tàu nó ăn. Đánh nhau lắm thì người chết của hết; lúc tàn cuộc làm gì còn độc lập mà nói đến tự do?  Điều này thì chúng ta phải bình tâm suy nghĩ để tìm cách xóa bỏ độc tài xây dựng đa nguyên sao cho ít tổn thất nhất. Một khi toàn dân kết hợp thì khó mấy cũng vượt qua: Châu chấu lại đòi đá xe, tưởng chừng chấu chết chẳng dè xe nghiên (nhà Trần). Còn khi lòng dân ly tán thì dễ mấy cũng chẳng làm được, vì người này làm thì người kia phá.
3.      Khi ông Nixon lên thay thì ông tính kế lui binh bằng chương trình Việt Nam hóa nửa vời, giống xúi Pháp đánh Điện Biên Phủ vậy. Ông qua Tàu để làm khối Cộng chia hai bằng cách ông nhường Hoàng Sa và Cambodia cho Tàu trước khi nhả Miền Nam cho Nga để Nga Tàu cù cưa cho ông có thời gian thay đổi chiến lược: Dùng kinh tế hoán chuyển chánh trị.....Bị đưa vào đường cụt nên ông nói toạc ra là: Chiến tranh Việt Nam là chiến tranh của người Mỹ; cần chấm dứt thì một phút cũng không đánh thêm để ép Thiệu phải ký vào hiệp định Paris 1973. Để yên lòng Thiệu nên ông hứa lèo là sẽ can thiệp khi Bắc Việt tấn công.....Ông còn cử cả Phó Tổng Thống là ông Agnew sang Saigon long trọng tuyên bố là Mỹ đặt danh dự ở Việt Nam. Đó là danh dự 3 xu, lời thề cá trê chui ống!
4.      Sau đó là ông FORD lên thay sau vụ Watergate. Vì chánh trị non nên ông mắc kẹt với đám boat people. Nixon tính để dân Việt chết dưới gông cùm Cộng Sản, té ra dân Việt chạy loạn làm chấn động lương tâm nhân loại nên hiện nay mới có 3 triệu nguời Mỹ gốc Việt di dân vì lý do chánh trị trên khắp thế giới......Nay chúng ta lợi dụng được gì trong số 3 triệu người Việt Hải Ngoại? Nếu chúng ta biết khai dụng thì sẽ không làm hổ thẹn người xưa mong muốn là:
Bốn bể năm châu oai danh Lạc Việt
Ngàn năm muôn thuở nức tiếng Tiên Long

Muốn khai dụng thì phải nắm vững Việt Sử để biết khả năng và tâm tình người Việt thì mới kết hợp toàn dân được.
²
Dựa trên những điều bắt buộc phải nói thực của các vị Tổng Thống Hoa Kỳ về mục tiêu chánh là thử vũ khí giết người hàng loạt.
Vì Nga Mỹ chạy đua vũ khí nên phải chọn nơi thử trước khi sản xuất hàng loạt máy bay tân tiến, hỏa tiễn phòng không hữu hiệu, xe thiết giáp tối tân, hỏa tiễn chống chiến xa, súng tự vệ cá nhân, súng cá nhân xung kích......thôi thì đủ loại vũ khí mới sáng chế trên chiến trường Việt Nam.
Muốn thử thì phải cho một bên đánh và một bên đỡ. Bên đánh thì hậu cần là đất Cambodia, bên đỡ thì hậu cần là Hoa Kỳ...Mỗi lần Nga tấn công một loại võ khí mới thì Mỹ lại cung cấp võ khí tương đương. Vì để tránh cùng sinh biến nên Mỹ chỉ cấp vũ khí tự vệ cho miền Nam thôi.

Do đó chương trình của Mỹ như sau:
  1. Yểm trợ hết mình, và vô điều kiện trong cuộc di cư vô Nam của 1.000.000 người dân chạy Cộng Sản dưới danh nghĩa Nhân Đạo. Nhưng trong thực tế là nhờ những người di cư này nên mới có phòng tuyến chống Cộng. Ta nhờ người thì ta phải trả ơn bằng xương máu là lẽ bình thường.
  2. Viện trợ kinh tế và quân sự để miền Nam đủ sức chống với miền Bắc được viện trợ ồ ạt của Nga để làm Nghĩa Vụ Quốc Tế (chứ không phải là nghĩa vụ công dân bảo vệ đất nước).
  3. Xây dựng xa lộ để chuyển quân và Phi cảng quân sụ cùng căn cứ Hải Quân để sửa soạn chiến tranh thử vũ khí.
  4. Huấn luyện lực lượng võ trang để làm tiền đồn chống Cộng.
  5. Đòi quân Mỹ trực diện đấu tranh trên đất Việt để trực tiếp lãnh đạo cuộc chiến, khi xong việc thì vỗ đít ra đi không một chút tình nghĩa chi cả.
  6. Xây dựng hậu cần Cambodia và Laos để quân xâm lăng có nơi rút về dưỡng quân, bổ xung quân số và vũ khí xong rồi đánh tiếp. Vì thế nên chiến tranh vô tận một cách cù nhây để đọ sức 2 siêu cường.
Cuối cùng Mỹ thua Nga về vũ khí, về chiến thuật hao mòn và tốn phí chiến tranh quá cao nên phải bỏ miền Nam cho Nga trước khi bỏ Hoàng Sa và Cambodia cho Tàu....Vì thế nên quân ta tan cái rụp là do sự tính toán của Mỹ là đổi chiến tranh súng đạn sang chiến tranh kinh tế để hoán chuyển chánh trị do chính người dân trong khối Cộng đòi hỏi sau khi lấy được chiến lợi phẩm ở miền Nam.
Nga vượt trội về vũ khí nhưng không dám sản xuất hàng loạt để đánh quỵ Mỹ vì lòng dân không theo, kinh tế èo ọt nên nếu đánh thì tan từ trong tan ra.....Giống như Trung Cộng ngày hôm nay, chúng chỉ hậm họe doa nạt để lấn lướt kinh tế và đất đai một cách ôn hòa với chủ trương: Xâm lăng không tiếng súng.

Về phần dân ta:
Người dân chắc không nhìn thấy hiểm họa này nên cứ khen Mỹ tốt, Mỹ chết vì dân Việt. Chương trình MDAP thì gọi là Mỹ Để Annam Phá, còn ngoài Bắc thì nhận viện trợ của Liên Xô với câu châm biếm: Các Chú Cứ Phá (CCCP)

Về phần Lãnh Tụ:
Ông Diệm và ông Nhu biết điểm này nên muốn thoát ra nhưng chưa đào tạo đủ số cán bộ và chưa được quần chúng ủng hộ nên bị Mỹ ra tay hạ sát trước.

Về phần người Việt Hải Ngoại:
Tại sao trên 30 năm qua mà chúng ta vẫn còn nhiều người xa lánh chánh trị và phê bình một cách vô trách nhiệm? Cá nhân mình đã làm được gì cho đất nước mà cứ ngồi tính ngày tàn của Việt Cộng, nếu chúng ta không mổi người một tay kéo cổ nó xuống thì nó còn vĩnh viễn ngất ngư.

Về chương trình bảo vệ an bình cho dân chúng:

A.    Xây dựng tư duy để tự lực, tự cường thì mới có tự chủ.
Ông Ngô Đình Nhu đã nói là chúng ta phải có một học thuyết để hướng dẫn người dân chống lại học thuyết Cộng Sản.
Nói về nhu cầu thì dễ, nhưng đẻ ra học thuyết mới là khó. Nó cần rất nhiều yếu tố mà phải nhiều người nghĩ mới ra...Ông tạm đẻ ra học thuyết Nhân Vị, vì bị kẻ thù và đồng minh đánh phá nên chúng ta cho là học thuyết dỏm! Chữ Nhân Bản có nghĩa là Quyền Làm Người của ta thì mọi người phải tôn trọng, không được vi phạm; đó là Nhân Quyền đuợc định trong Công Pháp Quốc Tế.
Còn Nhân Vị là chỗ đứng (vị thế) của cá nhân trong cộng đồng. Nếu ta đàng hoàng, chững chạp, tự trọng thì mọi người sẽ kiêng nể; còn cá chớn, ăn nói lắt léo thì mọi người sẽ kinh. Vậy thì Nhân Vị là tự cá nhân mình xây dựng lấy; do đó mới thêm chữ Cần Lao có nghĩa là tự mình cần cù lao tâm lao lực để tạo cho mình một vị thế cao trong cộng đồng. Chương trình ra sao thì chỉ có cán bộ nông thôn hay cán bộ công dân vụ mới được học tập.

B.     Phải đủ sức để tự sống lấy một mình thì lúc đó mới phản phé ân nhân được. Chương trình của ông Nhu như sau:
1.       Phá hủy hậu cần Cambodia bằng cách giúp Đáp Chun lật đổ Sihanouk để biến đất Chùa Tháp thành khu trung lập, cấm Việt Cộng đóng quân.
Về việc buôn thuốc phiện lậu trên đất Chùa Tháp: Muốn làm cách mạng thì phải có tiền. Nếu lấy ngân quỹ Quốc Gia thì Mỹ biết, hỏng việc nên phải tổ chức buôn thuốc phiện lậu trên đất chùa tháp. Khi bị bại lộ thì công tác buôn thuốc phiện lậu cũng cấm đứt luôn.....Có người chỉ trích nhưng không dám nói rõ mục tiêu là gì, và tại sao khi ông Nhu chết đi thì bà Nhu lại sống vất vưởng ở Paris? Rõ ràng buôn thuốc phiện lậu cho nhu cầu của toàn dân để phán phé Mỹ; tránh chiến tranh phi nghĩa.

2.       Thấy hậu cần CAMBODIA không yên, có thể bị phá hủy bất cứ lúc nào nên năm 1962 Tổng Thống Kennedy cho phép Việt Cộng đóng quân bên LAOS để tấn đánh cạnh sườn miền Nam Việt Nam.
Điều này làm ông Nhu lo lắng, ông có bay sang Thụy Sỹ để xin gặp đại diện của KENNEDY nhưng cuộc hội đàm thất bại.

3.       Bắt buộc Thổng Thống Ngô Đình Diệm phải thay đổi sách lược để né tránh chiến tranh, nghĩa là phản phé đồng minh, chia tay nhau ở đây.
Những sách lược sau đây đã bắt buộc Tổng Thống KENNEDY phải hạ bệ anh em ông Diệm, sau cùng đi đến quyết định thủ tiêu vì ông Diệm có sự hỗ trợ của khối trung lập và nước Pháp là các nước thù nghịch của nước Mỹ. Sự phản phé trận Điện Biên làm Pháp, quyết trả thù. Lúc đó DE GAULLE (đương kim Tổng Thống nước Pháp) đã bay sang CAMBODIA tuyên bố nhắng nhít và đả kích đường lối của Mỹ ở Việt Nam.

a)      Xây dựng ấp chiến lược để chống du kích Việt Cộng. Không có du kích nằm vùng thì Việt Cộng không thể xua quân để thử vũ khí cho Nga được.
b)      Dùng học thuyết Nhân Vị để xây dựng tư duy độc lập cho dân nông thôn trong ấp chiến lược để người dân bắt tay trực tiếp vào việc rào làng kháng chiến và tự bảo vệ lấy hạnh phúc của dân làng mình.
c)      Tiếp xúc thẳng với đại diện Hồ Chí Minh để trung lập hóa toàn cõi Việt Nam theo hiệp định Genève. Sự tiếp xúc này đã bị lộ do tình báo Liên Sô nên Nga thông báo cho Mỹ biết. Do đó Kennedy lật đật thay Đại Sứ mới là ông Cabot Lodge thay thế ông Nolting có rất nhiều thiện cảm và khâm phục tài lãnh đạo của anh em ông Diệm. Nhiệm vụ của ông Cabot Lodge là lên kế hoạch đảo chính và thủ tiêu 3 anh em ông Diệm.

Phối hợp những tin tức đã được phổ biến thì: Ông Nhu đã gặp Phạm Hùng (đại diện Hồ Chí Minh) ở trong rừng Đà Lạt dưới vỏ bọc đi săn (coi sách nhân chứng Trần Văn Đôn). Hai bên đã gặp nhau 5 lần ở Miến Điện và chương trình như sau:
§    Tại Saigon Tổng Thống Ngô Đình Diệm lên tiếng đồng ý thống nhất đất nước theo hiệp định Genève (tiến trình như thế nào thì do nhân dân 2 miền tính sau)
§    Tại Hà Nội, Chủ Tịch Hồ Chí Minh lên tiếng đồng ý.
§    Miền Nam điều đình với Ấn Độ để xin họ đứng ra tổ chức Tổng Tuyển Cử.

Trước khi bắt tay vào việc thì NGA và MỸ phải rút hết các cố vấn ra khỏi Việt Nam và ngưng viện trợ vũ khí...Nếu ta là Nga và Mỹ thì ta có chịu để đàn em phản phé như vậy không??? Chắc chắn là không, vậy ta phải làm gì để trừng phạt anh em họ Ngô?
²

Khi 2 miền thỏa thuận ngầm xong xuôi thì ông Nhu mới liên lạc với Tòa Đại Sứ Ấn Độ để nhờ làm trung gian tổ chức tổng tuyển cử và cả 2 miền đều nằm trong khối Trung Lập như Hiệp Định cam kết.

Bước đầu có kết quả thì bước thứ nhì mới thực sự là nhân dân 2 miền lên chương trình Tổng Tuyển Cử qua những bước bắt buộc sau đây mà Việt Cộng khó có thể từ chối:
1)      Tự do đi lại, tự do lập hội, tự do buôn bán, tự do thảo luận về tương lai đất nước.
2)      Tài giảm binh bị.
3)      Những việc cần phải làm trước khi tổng tuyển cử như giáo dục người dân, phổ biến đường lối chánh trị của mỗi bên
Nói tóm lại là người dân được hưởng mọi quyền của công dân một nước tư do sau khi bỏ phiếu chấp nhận hay không chấp nhận Độc Tài, Nô Lệ?
²

Muốn giết anh em ông Diệm thì ông Cabot Lodge phải lên kế hoạch ít nhất là 6 tháng, vì phải thuyết phục nhân sự và tuyển nhóm sát thủ. Sau đó mới tăng cường nhân sự tham gia đảo chánh. Khi xong kế hoạch, sẵn sàng thi hành thì phải thông báo mật cho Kennedy biết. Khi Kennedy chuẩn y thì còn phải đợi dịp mới thi hành được. Vì quan trọng như vậy nên không thể sơ sót được, sai một ly là hỏng cả một kế hoạch. Đó là sơ lược của từng bước.
1.     Chọn đám tướng lãnh bất mãn với chế độ.
2.     Đám tướng lãnh này phải thành lập một đội hành quyết vì hận thù để tránh chùn tay khi đối diện với công tác.
3.     Khi chọn xong thì ngưng viện trợ kinh tế, rồi giải tán đám lính cận vệ.
4.     Tuyên truyền xuyên tạc (bôi nhọ) để nhân dân Mỹ chán ghét không viện trợ nữa, và để nhân dân Việt thờ ơ với thời cuộc.
5.     Cộng tác với báo chí để vu oan giáng họa lên đầu gia đình họ Ngô.
6.     Khai thác sự vô tâm của bà Ngô Đình Nhu để đổ dàu vào lửa.
7.     Dựng đứng và thổi phồng vụ Phật Giáo. Chứa chấp Giáo Gian để dễ bề kết tội kỳ thị tôn giáo.
Trong cuốn tại sao người Mỹ lại can thiệp vào chiến cuộc Việt Nam của ông Nixon thì tác giả khẳng định là ông Diệm rất công minh trong việc dùng người. Ông đặc ân cho những Tu Sỹ Phật Giáo không phải thi hành quân vụ. Trong 18 người trụ cột thì chỉ có 4 người Công Giáo, còn lại là những người theo Phật Giáo, Khổng Giáo.....
Sau cùng thì ông NIXON than phiền là ông Kennady đã hạ bệ ông Diệm quá vội vàng trong khi chưa tìm được người thay thế nên mất miền Nam là chuyện đương nhiên phải có.

Trong cuốn Bàn tay Hoa Kỳ trong cái chết ông Diệm của tác giả Ellen J. Hammer cũng nói ông Diệm chết là vì cưỡng lời Mỹ, ông tìm nhiều lối thoát nhưng không qua khỏi tai mắt của Mỹ. Nhất cử, nhất động của ông thì Tòa Bạch Cung đều biết hết. Trong dinh của ông có nhiều máy vi âm nên ông bàn tính chuyện gì thì tòa Đại Sứ đều biết hết cả.

TÓM  LẠI

Ôn cố:
Anh em ông Diệm không biết là mình có thể dùng khối thứ 3 (trung lập) và nước Pháp để ép Mỹ phải trả quyền tự chủ cho nhân dân Miền Nam, tức là phá kế hoạch thử vũ khí của Nga Mỹ trên nước Việt nên đã ra trình diện để được đi tỵ nạn nước người. Không dè ông rời vào bãy của Cabot Lodge nên thay vì đem 2 ông về Bộ Tổng Tham Mưu thì chúng đem ông vô Nha Cảnh Sát để Đại Úy Nhung đâm chết cho hả giận.....Sau đó mới đem xác về để lấy công.

Lý kẻ khỏe bao giờ cũng cứng. Đời là thế! Thấp cổ bé miệng thì chịu thiệt.

-     Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư Lệnh Cảnh Sát Trung Ương, là người chịu trách nhiệm về vụ đặc công Việt Cộng len lỏi vào Đô Thành trong lúc hưu chiến (tết Mậu Thân, 1968) mà không hay biết, chỉ vì tình báo yếu kém....Do đó tinh thần bị căng thẳng.
-     Chiếu theo luật chiến trường thì hành quyết tại chỗ những thành phần nguy hiểm mà không có điều kiện giam giữ.
-     Chiếu theo luật pháp lúc đó thì Việt Cộng đặt ngoài vòng pháp luật.
Ấy thế mà tấm ảnh ông bắn tên đặc công Việt Cộng ngay trong vùng lửa đạn. Vì không có người giữ nên ông đã bắn gục tên này ngay sau khi bị bắt trước ống kính phóng viên chiến trường người Mỹ, đã bị báo chí Mỹ khai thác rầm rộ với những cuộc xuống đường chống chiến tranh ở Việt Nam.

Vậy tại sao anh em ông Diệm đã đầu hàng, bị giam trong cũi sắt không thể thoát ra được mà lại bị đâm chết một cách dã man mà không một phóng viên Mỹ hay nước ngoài nào lên tiếng kết án cả?...Có phải tại vì người chịu trách nhiệm cao nhất là Tổng Thống nước Mỹ là Kennedy, nói ra thì mất mạng chăng?

Nếu quả thực ông Kennedy không định giết mà sự cố xảy ra ngoài ý muốn như vậy, thì ít nhất ông Kennedy cũng phải có đôi lời xin lỗi và yêu cầu tướng Dương Văn Minh để anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm được hưởng nghi thức tang lể của một vị Đế Vương với đồ phúng điếu của Tổng Thống nước Mỹ thì mới đúng.
Hãy noi gương Tướng Tây Sơn là Nguyễn Huệ đã để cho Chúa Trịnh Khải được hưởng nghi thức tang lễ của vị Đế Vương...Không thể ngụy biện là tại phong hóa Mỹ khác phong hóa Việt...Dân Mỹ hay dân Việt thì cũng: Nghĩa tử là nghĩa tận....lòng nhân từ là chính.

Đằng này, không những anh em ông Diệm không có lấy một ngày phát tang, mà lại còn bị chôn vùi dấu diếm. Đặc biệt là tất cả các quan chức Mỹ cũng như Việt đều lờ-tít vụ làm ăn mờ ám này đi.  Thật là đau sót cho dân tộc nhược tiểu!

Tri tân:
Ngày hôm nay chúng ta học hỏi được gì để tránh thất bại này?
1)      Anh em ông Diệm thất bại là vì chưa tạo được một đội ngũ cán bộ thực lòng với đất nước và được huấn luyện thuần thục....Lý do là khi ông lên nắm quyền thì đơn thương độc mã đảng Cần Lao chưa có; nên Mỹ ra tay trước.
2)      Ông bị Nga Mỹ kết án tử hình mà không biết; vì nếu để ông sống thì kế hoạch thử vũ khí của Nga và Mỹ sẽ bị thất bại vì: Khối Trung Lập và nước Pháp sẽ phá đám, vạch trần sự thật trước công luận thế giới thì chánh quyền Mỹ sẽ bị ngay dân Mỹ chống đối việc leo thang chiến tranh...Do đó Kennedy lừa ngay cả dân Mỹ.
Bằng chứng là ngay chính Phó Tổng Thống là ông Jonhson và nhiều yếu nhân khác đã không biết ý định của ông Kennedy vì họ đã tỏ ý chống việc đảo chánh này.
3)      Người dân còn thờ ơ với vận nước. Điều này là lỗi ở chíng dân Việt
4)      Người dân chưa biết quý lãnh tụ và học thuyết Cần Lao Nhân vị cùng ấp chiến lược nên ông trở thành đơn thương độc mã nên khó chống với Mỹ và Nga. Điều này là Lãnh Tụ đi quá nhanh, người dân theo không kịp vì giặc chậm tiến giết chưa xong
5)      Cái chết của ông là nguyên nhân của tháng TƯ ĐEN. Hậu quả người dân lãnh đủ. Đây là nguyên nhân của sự vô cảm và thờ ơ với đất nước.

Ít nhất chúng ta cũng học hỏi được 5 điều đưa đến sự thất bại của nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam.
Vậy thì ngày hôm nay chúng ta phải làm gì và có thể làm được gì để cứu dân cứu nước trước hiểm họa Hán hóa này?
·        Việc thứ nhất là phải xóa bỏ nguyên nhân đưa đến sự chia rẽ. Muốn làm đại sự ít nhất phải biết hợp quần.
·        Những đảng chánh trị phải cố gắng làm sao để có cán bộ đông đảo và thông suốt đường lối thì mới đủ khả năng hướng dẫn quần chúng được.
·        Đảng viên phải có tinh thần dấn thân vì đại nghĩa thì mới kết hợp với nhau được.
·        Phải phổ biến sâu rộng chương trình cứu nguy dân tộc trong toàn dân để có sự hưởng ứng nhiệt tình, không nên đi trước người phụ họa dù cho chương trình có hữu hiệu và thực thi.

Về phía người dân thì:
·        Đừng thờ ơ hay vô cảm với việc nước.
·        Phải tham gia trực tiếp vào việc nước thì mới có khả năng thẩm định các đề án mà không sợ bị địch tung hỏa mù như học thuyết Cần Lao bị đánh phủ đầu mà người dân không những khoanh tay đứng nhìn mà còn phụ họa với kẻ chủ mưu đánh phá nữa.
·        Ăn phải nhai, nói phải nghĩ. Đứng trước việc trọng đại thì người dân không nên ăn nói hồ đồ và vô trách nhiệm; vì chính mình bị hậu quả do sự ăn nói vô trách nhiệm như trường hợp đả kích Học Thuyết Nhân Vị và Ấp Chiến Lược. Cần phải thảo luận với nhau về vấn đề đất nước để mở rộng kiến thức.

Nên nhớ là mọi thất bại thì người dân lãnh đủ; còn những người đề xướng bất quá mất mạng là cùng...Thành công thì người dân hưởng hạnh phúc, thất bại thì người dân lao đao.
-----------------------------------

TRAU  DỒI  KIẾN  THỨC

Còn ai bảo : Ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo ?  Xin coi lại xem hàng ngũ Tướng Lãnh quân đội của ông Diệm lúc đó bao nhiêu người,có những ai là người cùng tôn giáo với ông Diệm ? Thử coi xem hàng ngũ Bộ Trưởng trong chính phủ Ngô Đình Diệm, ngoài Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống,Trần Trung Dung ra, còn ai là người cùng tôn giáo với ông Diệm ? Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, người được ông Diệm tin cậy và quý trọng, ai cũng biết là người miền Nam, không cùng tôn giáo với ông Diệm… Có như vậy, chúng ta mới có thể sáng suốt, công bằng và hợp lý khi nói, khi viết, lúc đánh giá về con người Ngô Đình Diệm và hiểu được cái lý do : Tại sao lúc này lại có rất nhiều người nghĩ lại, so sánh những cái tốt đẹp, xấu xa trên mảnh đất miền Nam Việt Nam từ ngày chia đôi đất nước , 20 tháng 7 - 1954 , cho tới lúc này, mới thấy tiếc thương và nhất quyết Phục hồi giá trị lịch sử cho vị Tổng Thống đầu tiên thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa cho miền Nam Việt Nam,dù trong hoàn cảnh đất nước gặp bao nhiêu khó khăn, mà vẫn tạo được 9 năm an bình, thịnh trị, xây dựng nền móng căn bản cho một nền Dân Chủ, Tự Do tươi sáng: Ngô Đình Diệm !  San Diego , California – U.S. A.Phan Đức Minh
²

TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
(08/28/2013 08:02 AM) (Xem: 373)

TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

Khi tôi tiến, hãy theo tôi;
  tôi lùi, hãy bắn tôi;
 tôi chết, hãy noi gương tôi.
 Tôi không phải là thần thánh,
 tôi chỉ là một người bình thường,
  tôi chỉ biết thức khuya, dậy sớm làm việc,
 một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc.

Ngô Đình Diệm



 Hôm nay tôi xin lập lại! Thương ở đây là thương khóc, khóc cho một con nguời đầy đức độ, ái quốc mãnh liệt, cả đời tranh đấu, kiên tri tranh thủ cho Độc lập Quốc gia, cho Tự do Dân tộc, cho Hạnh phúc Đồng bào, đúng là một vị Anh hùng dân tộc, một vĩ nhân của đất nước!
  
 Tiếc là thương tiếc, thương tiếc cho một đầu óc uyên thâm, cho một hoài bão rộng lớn, cho một viễn kiến cao sâu…mà trong dòng lịch sử, dân tộc VN đã sản sinh ra, nhưng được mấy
người, thử hỏi?..."      HVL
 
Đó là những lời tâm huyết, mà cũng là những lời trối trăn đầy máu và lệ của một chiến sĩ quốc gia: Tổng Thống Ngô Đình Diệm, còn để lại cho những thế hệ đời sau, trước khi người từ giã đồng bào đi về phía Cõi Vĩnh Hằng.

Mỗi năm đến ngày 1/11 cái chết của người vẫn như một vết thương còn mưng mủ, lại vỡ toác ra trong trái tim ứa máu của mỗi chúng ta nỗi ngậm ngùi tiếc thương. Hình ảnh Tổng Thống Diệm mặt đẫm đầy máu, vì bị bắn từ phía sau ót, hai tay bị trói quặt về phía sau, nằm co người trong lòng chiếc thiết vận xa M-113 oan nghiệt, vẫn luôn là một cơn ác mộng chập chờn hiện về trong cõi ký ức của những người còn nhớ đến ông, tri ân ông như là một anh hùng dân tộc, mà đã dẹp tan loạn sứ quân Miền Nam sau lần chia cắt đất nước tháng 7/1954, trần ai khổ ải giành lại độc lập cho đồng bào ông từ tay thực dân Pháp. Chỉ với hai bàn tay trắng cùng một tấm lòng son sắt, ông đã tống khứ được đạo quân viễn chinh 150,000 quân Pháp vĩnh viễn ra khỏi Việt Nam. Trên hết tất cả, là một con người phi thường đứng mũi chịu sào ngăn chống hai mặt trận lớn: sự kiêu ngạo ngu xuẩn của bạn đồng minh và sự hung hãn

khát máu của giặc Cộng Sản.
  


Tổng Thống Diệm có gì trong tay để đối đầu với hai chiến trường nặng độ đó? Ngay cả lực lượng bảo vệ trong những năm đầu làm tổng thống của ông cũng không có, đến nỗi tổng thống Phi Luật Tân Magsaysay phải gửi chuyên viên quân sự sang giúp thành lập và huấn luyện Tiểu Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống hỗ trợ cho người bạn cô đơn của mình.

Một căn phòng làm việc nhỏ với một chiếc bàn gỗ cũ, vài cái ghế nghèo nàn để tiếp khách, một chiếc phản không nệm cùng một chiếc mùng nhỏ trong một căn phòng ngủ không có máy lạnh, chỉ có một chiếc quạt trần. Còn gì nữa cho những giờ phút thư thả sau một ngày làm việc căng thẳng. Trời ơi, chỉ có một gói thuốc lá đen hiệu Bastos rẻ tiền trong chiếc túi áo vải đã sờn.

Ăn uống thì kham khổ như một nhà tu, buổi sáng chỉ là một tô hủ tiếu hay mì, buổi ăn chiều chỉ gồm có một dĩa cá kho và một tô canh rau hay đậu. Thế còn những giấc ngủ hằng đêm đã được người thu xếp như thế nào? Người đi ngủ, thường thường lúc 1 giờ khuya và thức dậy lúc 5 giờ sáng ngày hôm sau, nghĩa là chỉ có 4 tiếng đồng hồ chợp mắt, mà chưa hẳn ông đã được ngủ ngon trong bối cảnh một quốc gia hãy còn quá nhiều công việc bề bộn, mà cái nào cũng hết sức cấp bách.

Kết quả của sự hy sinh và đức tính khiêm cung cần kiệm ấy? Hàng ngàn trường học, nhà thương trên khắp nẻo đường đất nước được xây dựng, hàng ngàn đền miếu, chùa chiền, nhà thờ, thánh thất hân hoan vươn mình lên phía trời xanh, hàng triệu mẫu ruộng phơi phới màu xanh của lúa, hàng triệu đồng bào di cư từ Miền Bắc có công ăn việc làm và đang tiến đến lằn ranh của sự giàu có thịnh vượng.

Người đã xây dựng những quân trường tối tân nhất Đông Nam Á để đào tạo nhân tài lãnh đạo và bảo vệ nước Nam, nền kỹ nghệ được mở mang với những ống khói của hàng hàng lớp lớp nhà máy cuồn cuộn những khối mây đen tỏa rộng lên không gian, vực dậy sức sống của một đất nước nghèo nàn sau cơn chiến tranh.....................................................................................
  

Còn nhiều nữa những kỳ công của một con người khiêm tốn tự nhận mình là bình thường không thể kể ra hết, để đem nước Việt Nam Cộng Hòa ngẩng cao đầu trên trường thế giới, trở thành một quốc gia hùng mạnh nhất Đông Nam Á thập niên 1950 – 1960.

 

Ø   Để trả lời những người đã viết sách, viết báo bôi nhọ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, hãy cứ nhìn hàng đoàn người Việt về nước mỗi năm vào dịp 1/11, đã đến hai nấm mộ nhỏ khiêm tốn, một tấm bia mang cái tên Huynh, tức Tổng Thống Diệm, và Đệ, tức ông Ngô Đình Nhu, lũ lượt vào lễ bái khói hương, trước những cặp mắt khó chịu và sự bất lực của chính quyền Cộng Sản ở Hốc Môn. Đó là câu trả lời rõ ràng nhất, rằng sự thật đã đứng về phía nào. Hàng năm, ở hải ngoại, vào ngày 2/11, nhiều đoàn thể bao gồm mọi thành phần, khuynh hướng chính trị hay tôn giáo, vẫn đều đặn trang trọng tổ chức những buổi lễ Chiêu Hồn và Truy Điệu Tổng Thống Diệm, để tri ân những gì người đã tận tụy hiến dâng cho đất nước và dân tộc của người.
http://www.youtube.com/watch?v=sAER_OD4nE0 (Preview) 
  
 Thời gian đã trả xong mối thù cho Tổng Thống Diệm, một mối hận không phải được vun tưới bằng bạo lực hay bằng máu, mà chỉ đơn thuần được bón bằng sự thật. Sự thật cao hơn tất cả mọi sự hận thù. Giờ đây, chắc Ngài, Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà từ lâu trên Cõi Vĩnh Cửu luôn thanh thản nhìn xuống trần gian với tấm lòng bao dung thường hằng, đã tha thứ cho hết thảy con người cùng góp tay đưa đến cái chết của Ngài, hay bôi nhọ Ngài, vì họ không biết việc họ làm. Chỉ xin Ngài hiển hiện ban cho người Việt Nam một phép mầu nhiệm, bởi Ngài vẫn chưa hoàn thành công việc mà Ngài tâm nguyện lúc còn sống. Là xin hãy đem ánh sáng, bình an, công bằng, tự do và no ấm đến cho 87 triệu người đồng bào đau khổ của Ngài vẫn còn oằn oại trong địa ngục Cộng Sản.
Sau này, khi tìm hiểu về biến cố của ngày 1-11-63 và những tháng năm sau đó để tôi có thể kết luận một cách ngắn gọn như sau: Việt cộng có dốt, nhưng chúng nó không ngu. Việt cộng có dốt nhưng không thiếu gian manh. Và cho đến nay, đã gần nửa thế kỷ mà không ít người Quốc Gia vẫn còn trúng kế VC dài dài. Tiếc thật. Nhiều bằng chứng cho thấy trong chiến tranh Việt Nam, VC luôn làm công việc “chuyện nhỏ xé cho to”. VC gây ra tội ác rồi đổ lên đầu người Quốc Gia. Rồi cũng chính một số người Quốc Gia vì không phân biệt đâu là bạn, đâu là thù nên đã mang đạn của VC tác xạ vào những người cùng chiến tuyến.
Hồi đó phe Việt Cộng đã ăn mừng và ông Nguyễn Hữu Thọ,chủ tịch mặt trận giải phóng miền Nam đã tuyên bố: 
Đảo chánh là đảo chánh trời cho. Bắc Việt không ngần ngại tuyên bố là Mỹ đã dọn cỗ cho ta ăn.”
  
 Một nhà báo Pháp hỏi Hồ chí Minh: Ông Diệm là người thế nào? Ông Hồ đã trả lời: Ông ta là một người yêu nước theo kiểu Ông ta. Cuộc đảo chánh 1963 vẫn còn nhiều bí ẩn.”
  
Theo nhận xét của tôi thì cuộc chính biến 1963 không phải là một cuộc cách mạng như ông Đôn viết trong hồi ký của ông mà là một cuộc đảo chánh do Mỹ giàn dựng và các tướng lãnh Việt Nam chỉ là kẻ thừa hành. Họ được trả một giá rẻ mạt là 3 triệu đồng bạc VN tương đương với 40 ngàn dollars theo thời giá hồi đó do tên Lou Connein một Sĩ quan tình báo Mỹ đưa đến để các tướng tá đảo chánh chia chác với nhau. Danh sách những vị tướng tá lãnh nhận và số tiền được phân phát cho từng người đã được ông Đôn trình, ghi rõ trong hồi ký của ông. Đó là đồng tiền máu mà các tên Judas thế kỷ hai mươi đã nhận để giết chủ mình.
  
Cuộc tranh đấu Phật giáo 1963 cũng đã nhuốm nhiều màu chính trị hơn tôn giáo. Bằng chứng là Thầy Trí Quang chạy vào tòa đại sứ Mỹ ẩn trú, được bảo vệ, trong lúc đó Ông Ngô Đình Cẩn cũng vào xin tỵ nạn chính trị ở trong tòa lãnh sự Mỹ ở Huế lại bị giao trả lại cho chính
quyền, bị đưa ra tòa, và bị xử tử.
  
Vào đầu năm 1993 tức là 30 năm sau thì chính ông Mai Chí Thọ, em ruột của Lê Đức Thọ đã lên tiếng chỉ trích chính quyền Cộng sản VN là đã đối xử tệ với Phật giáo trong lúc đó họ đã
cộng tác chặt chẽ và giúp chúng ta trước kia.
  
Theo nhận xét của tôi thì Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một Chí sĩ hết lòng vì nước vì dân. Dù sao thì Cụ là một người có uy tín rất lớn đối với dân Việt Nam. Cái sai lầm lớn nhất của Cụ là một nhà Nho áp dụng chữ tín vào chính trị không đúng chỗ, đúng lúc, và đúng người.Nghe tin cụ Diệm bị ám sát, Cụ Tưởng Giới Thạch đã nói “Ông Diệm và ông Nhu là những nhà chính trị lỗi lạc. Cả thế kỷ nữa chưa chắc VN đã có những vị lãnh tụ như vậy.”
  
 Chính như Hồ chí Minh cũng không dám đụng đến Cụ. Câu trả lời khẳng khái và dứt khoát của Cụ với ông Hồ khi Ông đề nghị Cụ hợp tác vừa lúc Cụ bước ra khỏi nhà tù: Ông có đường lối cứu nước cứu dân của Ông, tôi có đường lối cứu nước cứu dân của tôi.” Những người thân cộng tác với ông Hồ hỏi tại sao để cho cụ ra đi sau này sẽ trở thành một hậu hoạ. Ông Hồ trả lời: các chú không nhớ câu nói được đồn đãi trong dân gian:
HẠI DÂN KHÔNG DIỆM đó sao?

Cả đến Cabot Lodge viên đại sứ Hoa kỳ đã nhúng tay vào vụ đảo chánh trước khi lên máy bay về Mỹ cũng đã tuyên bố: “Tôi rất tiếc đã không cứu được tổng thống Diệm.”
  

Hòa thượng Thích Quảng Đức là một nhà tu hành chân chính và đã chết cho Đạo Pháp. Hai cái chết làm cho ta suy nghĩ trong những câu chuyện bầy nhầy đầy chính trị sắt máu và tiền bạc tranh chấp của cuộc đảo chánh 1963.

Đức Giáo Hoàng Paul 6 đang cùng các Giám mục thế giới họp tại Vatican 2 ở Roma khi nghe tin Tổng Thống Diệm bị ám sát đã làm lễ cầu hồn cho cố Tổng Thống.

 Sau cái chết của Tổng Thống Diệm và ông Cố vấn Nhu, tình hình Việt Nam rối beng. Đảo chánh nối tiếp nhau như cơm bữa làm nỗ lực chống Cộng suy yếu, lòng người ly tán.

Cũng từ đấy mọi cuộc hành quân trên lãnh thổ VNCH do Mỹ chủ động cho đến sau hiệp đinh Paris 1973. Mỹ rút và giao lại cho Việt Nam. Một chuỗi dài những biến cố dồn dập như những cơn giông tố báo hiệu sự sụp đổ của VNCH như có bàn tay vô hình nào đó đã sắp đặt trước.
  
Thế trận đã bày ra đấy làm sao miền Nam tránh khỏi tai họa. Đổ lỗi cho Mỹ 100 phần 100 không đúng mà ta phải trách ta trước. Miền Nam tồn tại thêm được 12 năm là cũng nhờ có sự hiện diện quân đội Mỹ và nhất là lòng can đảm chiến đấu của quân đội VNCH. Nếu đừng mắc phải những lỗi lầm chiến lược như cuộc rút lui hối hả ở Cao nguyên do những nhà lãnh đạo bất tài thì chưa chắc gì Cộng sản đã chiếm được Miền Nam dễ dàng như vậy. Vì chính Cộng sản cũng có chiến lược chiếm miền Nam bằng hai giai đoạn. Giai đoạn một vào năm 1975 ở Cao Nguyên. Và giai đoạn hai tiến xuống đồng bằng vào năm 1976.
  
 Cứ mỗi lần nghĩ đến biến cố 1963 và 30/4/1975 là tự nhiên tôi có hai câu hỏi:
  Thế kỷ hai mươi này có hai nhà chính trị đạo đức, hai nhà lãnh đạo tài ba đó là: GANDHI VÀ NGÔ ĐÌNH DIỆM. CẢ HAI ĐỀU BỊ ÁM SÁT. Phải chăng chính trị không đi đôi với đạo đức?
 Nước ta có nợ nần gì, ân oán gì với nước và dân Do Thái không? Tại sao có hai nhân vật Do Thái đem tang thương tai họa đến cho nước ta?

 Năm 1954 ông Mendes France thủ tướng nước Pháp, một người Do Thái đã cắt chia Việt Nam ra làm hai.
   Năm 1975 Kissinger cũng là một người Do Thái đã bán đứng chúng ta.


 Nhân quả, hay vận nước, hay ý Trời?

LỊCH SỬ VIỆT NAM GHI ƠN CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
 Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, thời Đệ nhất Cộng Hoà từ 1955 -1963, được 8 năm, 7 ngày, bị đảo chánh và sát hại ngày 2-11-1963, hưởng thọ 62 tuổi (1901-1963).
 Thành kính tưởng niệm cố Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM (1901-1963),vị Tổng Thống anh minh của Nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam,suốt 9 năm (1954-1963)với Quốc sách “Bài Phong - Đã Thực - Diệt Cọng” đã xây dựng và cũng cố Miền Nam Việt Nam trong hòa bình và thịnh vượng,trước sự vi phạm Hiệp Định Geneve 1954 và xâm lăng ngang ngược của Cọng sản Bắc Việt.
“Toàn dân VN đời đời nhớ ơn Ngô Tổng Thống”

THỰC  TẬP

1)      Trong 9 năm tại chức (07 juillet 1954 đến 02 novembre 1963) thì ông Ngô Đình Diệm đã làm được gì cho dân Việt?
2)      Tại sao nông dân ủng hộ ông Diệm.
3)      Nguyên nhân nào đã buộc quân Pháp phải triệt thoái và trao trả độclập cho ta?
4)      Ai là người có công trong việc trục xuất Thực Dân Pháp?
5)      Hãy nói lợi ích và sự bất lời của Ấp Chiến Lược và Học Thuyết Nhân Vị.
6)      Mục tiêu chính của chiến cuộc Việt Nam là gì?
7)      Tại sao 2 ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu lại bị thảm sát sau khi đầu hàng các loạn tướng?
8)      Tướng Dương Văn Minh đã nói gì về cái chết của anh em ông Diệm?
9)      Tại sao ông Ngô Đình Cẩn lại bị xử bắn khi ông không tham chính?
10)  Tại sao Tòa Đại Sứ Mỹ lại trao ông cho đám loạn tướng, trong khi ông xin tỵ nạn chánh trị?
11)  Mỹ và Nga cần gì ở chúng ta? Và chúng ta trông chờ gì ở họ để có tháng Tư Đen?
12)  Trong cái chết của anh em ông Diệm thì ai là thủ phạm và ai là tòng phạm?
13)  Tại sao 3 anh em ông Ngô Đình Diệm lại bị thảm sát?
14)  Đối với dân Việt thì Tổng Thống Ngô Đình Diệm có công hay có tội? Hãy nói rõ công trạng và tội trạng của ông ta.
15)  Hòa Thượng Thích Quảng Đức nói là tự thiêu mà một vị Đại Đức khác lại tưới xăng cho Ngài thì đó có thể gọi là tự thiêu được hay không?
16)  Chúng ta học hỏi được gì trong cái chết của anh em họ Ngô?
17)  Làm sao để tránh được thảm trạng Ngô Đình Diệm?

18)  Theo bối cảnh lịch sử ngày hôm nay thì ngườiViệt trong và ngoài nước phải làm gì? Và có thể làm được gì để cứu nguy dân tộc trước nạn Hán hóa? Cái gì làm trước và cái gì làm sau?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét