Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM

Bác Sỹ Nguyễn Tối Thiện 
Danh từ văn hoá bao gồm nhiều lảnh vực hết sức rộng rãi và phức tạp, từ lời ru của mẹ, bài học của thầy, tiếng rao chè ngoài phố, trò chơi thả diều của anh , hình ảnh ngôi chùa làng, lũy tre xanh... tất cả đều thuc v văn hóa. Có những cái thuộc tinh thần như tư tưởng, ngôn ngữ, hội họa, âm nhạc ...và những cái  thuộc vật chất như cái ăn, cái mặc, nhà ở... . “Chính văn hoá đã nuôi chúng ta lớn, dạy chúng ta khôn”. Như vậy chúng ta hiểu nó như thế nào định nghĩa nó ra làm sao?
         Truyền thống là những giá trị tinh thần mà đa số người trong mt cng đồng dân tộc chấp nhận và gìn giữ, là những phong tục tập quán lâu đời còn được áp dụng, là những kinh nghiệm sinh tồn của dân tộc tích tụ theo dòng lịch sử để tn ti và phát triển, là những kinh nghiệm ứng xử giữa con người vi thiên nhiên, giữa con người vi con người cùng tiếng nói và huyết thống. Giá trị là cái con người mun hướng ti, mun đạt được và muốn gìn giữ.

         Văn Hoá và Văn Minh có khác nhau không?
Có nhiều ý kiến khác nhau về hai ý niệm này: các chuyên gia ngôn ngữ La Tinh cho rằng Văn Hóa ( cultura) và Văn Minh ( civilitas) khác nghĩa nhau, một số đông học giả Đức và Mỹ chấp nhận quan đim ny; nhưng mt s đông học giả Anh và Pháp cho rằng hai chữ nầy đồng nghĩa nhau và cùng chỉ định mt li sng thanh lch. Người Á Đông thường cho rng văn hóa cao hơn văn minh. Chẳng hạn lúc người Pháp xâm chiếm Việt Nam , nước ta có văn hóa không? Chúng ta đã có hơn 4000 năm văn hóa, nhưng chúng ta thua họ vì chúng ta thiếu văn minh, thiếu phương tin k thut súng đạn, thiếu đầu óc tổ chức quân đội.

Trong một bài viết về Văn hóa Văn minh, Lm Stéphano Huỳnh Trụ đã có 1 định nghĩa rt hay v văn minh:
«   1. Văn minh là tiến bộ thuộc phạm vi vật chất, bao hàm việc phát triển về khía cạnh xã hội, chính trị và kỹ thuật.
·        Mục tiêu của văn minh là làm cho sự việc dễ dàng hơn, nhanh hơn, thuận tiện hơn, thc tin hơn, an toàn hơn hay lành mạnh hơn. Lưu ý rằng: tính thực tiễn của văn minh trước hết là phục vụ cho nhu cầu thể xác con người.
·        Việc khai sinh ra một công trình văn minh, kể từ khi con người có ý định thc hin mt mc tiêu thực tiễn và bắt tay vào làm việc cho tới khi tìm ra một giải pháp được coi như mt sn phm ( factum), nhm thay thế thiên nhiên và do đó văn minh mang đậm nét nhân tạo ( artificial)
·        Do tính thống nhất hóa và đơn giản hóa chi phối, văn minh có mặt trái là dễ bị tinh thần bủn xỉn ( parsimony) tác động: bt c điu gì không tuyệt đối cn thiết đều b loi b.
·        Nền văn minh cao cho thy con người có bộ óc cực kỳ phát triển.
·        « Mỗi khi con người làm thay đổi thế gii vt cht, ta nói tới văn minh ».

Tổ chức Unesco đã định nghĩa văn hóa như sau: “ Văn hoá được xem là tập hợp các đặc trưng tinh thn, vt cht, trí tu và cảm xúc riêng biệt của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội, và ngoài văn hc và nghệ thuật, nó bao gồm lối sống, cách chung sống, hệ thống giá trị và đức tin

         Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm, một nhà Văn hóa học VN, đã  định nghĩa văn hóa như sau:
« Văn hóa là một hệ thống giá trị mang tính biểu tượng do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thc tin, trong tương tác với môi trường t nhiên và xã hội của mình. »
         Trong định nghĩa trên chúng ta thấy nổi lên 4 đặc trưng cơ bn ca văn hoá là tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh là vì do con người sáng tạo ra và tính lịch sử là do sự tích luỹ theo bề dầy của thời gian hình thành nền văn hoá đó. Bốn đặc trưng ny cho phép chúng ta nhận diện « tính chất văn hoá » ở một đối tượng nghiên cứu và phân biệt nó với những hiện tượng khác không phải là văn hoá.
         Tính hệ thống giúp chúng ta muốn hiểu văn hoá một dân tộc phải định v nó trong một toạ độ 3 chiu :
         1- Thời gian văn hoá : được qui định t khi mt nn văn hoá hình thành cho đến khi nó tàn rụi. Trên lảnh thỗ nước ta đã từng xãy diễn 2 khoảng thời gian văn hoá : thời gian văn hoá chăm-pa và thời gian văn hóa tộc Việt được qui định bi ngun gc dân tộc và lịch sử dân tộc VN từ lập quốc cho đến hin ti.
         2- Không gian văn hóa bao gồm tất cả những vùng lảnh thổ mà ở đó dân tộc đã tồn tại qua các thời đại. Do vy, không gian văn hóa bao giờ cũng rộng hơn không gian lảnh thổ. Không gian văn hóa nước ta có th bao gm : phía Bc giáp sông Dương T phía Tây giáp T Xuyên, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Nam ti các hi đảo Indonésia.
         3- Chiều thứ ba là chủ thể văn hoá hay con người VN với 3 chiều kích : vật chất, tinh thần và tâm linh
         a/ Vật chất : thể chất, ẩm thực, ăn mc, nhà ở, sức khoẻ...
         b/ Tinh thần : suy nghĩ, nhận thức, ngôn ngữ, triết lý nhân sinh, những sáng tạo của tinh thần...
         c/ Tâm linh : tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, đời sng ca chính cái tinh thn trên khi tinh thần lấy chính nó làm đối tượng, như tri giác, trí tu, trí nh, tình cảm ...

Ngoài ra TS Trần Ngọc Thêm đưa ra một mô hình cấu trúc văn hóa xét theo sinh hoạt của con người mà ông xử dụng để nghiên cứu và giải thích về những nền văn hóa khác, ta có:
                   -Văn hóa nhn thc: nhn thc v vũ tr, nhn thc v con người.
                   -Văn hóa t chc: t chc đời sng tp th, t chc đời sng cá nhân.
                   -Văn hóa ng x vi môi trường: môi trường thiên nhiên, môi trường xã
                     hội.

Nguồn gốc người Vit Nam

         Về nguồn gốc dân tộc VN, trước đây các nhà nghiên cứu VN và nước ngoài đã đưa ra khá nhiều giả thuyết khác nhau.
         - Có thuyết cho rằng người VN có nguồn gốc bản địa (H. Maspero, O. Jansé, Lê văn Siêu)
         - Có người li nói người VN gc t Trung Hoa (c s Trung Hoa, L. Arousseau, Đào Duy Anh) Đào Duy Anh viết « Người Lc Vit t đường bin và người Thái từ Quảng Tây và Vân Nam di cư đến Bc Vit và vì có văn hóa cao hơn nên đồng hoá dần thổ dân Indonésien » (cổ sử VN 1955).
         - Có thuyết khẳng định người Vit vn gc t vùng Tây Tạng (G. Cordes, H. Kahlke, Bình Nguyên Lộc…).
         - Có người gn vn đề ngun gc người Vit vi cư dân các quần đảo Thái Bình Dương (L.Finot)

         Tất cả những giả thuyết trên đều đúng mt phn
         Những kết quả khai quật ở hàng loạt các địa đim khác nhau như hang động Bình Gia (Lạng Sơn), núi Đọ (Thanh Hoá), vùng Hàng Gòn-Dầu Giây (Đồng Nai) đã tìm thấy những răng hàm của người đứng thng (homo erectus) nhng công cụ như mnh tước, no thô, rìu tay… có niên đại vào khoảng 30-40.000 năm trước công nguyên (sơ kỳ đồ đá cũ) tức là chính vào khoảng thời gian hình thành trung tâm phía Đông - cái nôi thứ hai của loài người. Ông Ja.V.Chesnov viết : « Ngay từ buổi bình minh của lịch sử, Đông Nam Á đã là một trong những cái nôi hình thành loài người. Đây chính là địa bàn hình thành đầu tiên của Đại Chng Phương Nam (Negrito, Mélanésien).
         Để rút ngắn quá trình hình thành các dân tộc VN từ khoảng 10.000 năm v trước tr li đây ta thấy có 3 giai đoạn :
         a/ Vào thời đồ đá giữa, nghĩa là khoảng 10000 năm v trước, có một dòng người thuc chng tc MONGOLOID từ vùng Tây Tạng thiên di về phía Đông Nam, tới vùng nay là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây đã diễn ra sự họp chủng giữa họ với cư dân MÉLANÉSIEN bản địa (thuc địa chng Úc) dẫn đến kết qu là sự hình thành chủng INDONÉSIEN (còn gọi là cổ Mã Lai) với nước da ngâm đen, tóc quăn dợn sóng, tầm dóc thấp…
         Từ đây lan toả ra, người Indonésien cư trú trên toàn bộ địa bàn Đông Nam Á Cổ đại. Đó là một vùng rộng lớn, phía Bắc tới sông Dương Tử, phía Tây tới bang Assam ở Ấn Độ, phía Đông tới vùng quần đảo Philippine  và phía Nam tới các hải đảo Indonéxia (Nguyễn Đình Khoa).
         b/ Từ cuối thời đá mới, đầu thi đại đồ đồng (khong gn 5.000 năm v trước) ti khu vc mà hiện nay là Nam Trung Hoa và Bắc Đông Dương (từ phía Nam sông Dương Tđến khu vc sông Hồng Hà) trên cơ sở sự chuyển tiếp từ loại chủng Indonésien bản địa dưới tác động ca s tiếp xúc thường xuyên với chủng Mongoloid từ phía Bắc, đã hình thành một chủng mới là CHỦNG NAM-Á (Austro-asiatique). Với chủng nầy các nét đặc trưng Mongoloid li càng nổi trội, do vậy nó được xếp vào ngành MONGOLOID PHƯƠNG NAM.
         c/ Thời kỳ sau đó, chủng Nam Á được chia tách thành một loại các chủng tộc mới trong cổ thư VN và Trung Hoa được gi bng danh t BÁCH VIỆT. Tuy gọi là một trăm  (Bách) một cách biểu trưng, nhưng thc s đó là một cộng đồng cư dân hùng hậu gồm nhiều tộc người Vit như Đin Vit, Dương Vit, Mn Vit, Đông Việt, Nam Việt, Lạc Việt… sinh sống khắp khu vực phía Nam sông Dương Tử cho tới tận Bắc Trung Bộ ngày nay.
         Dân Lạc Việt là thuỷ tổ người VN, còn tồn tại đến ngày nay, trong khi những tộc Việt khác bị đồng hoá thành người Tàu.
         Hoá trình chia tách nầy tiếp tục diễn tiến dần dần đã dẫn đến s hình thành các dân tộc cụ thể (cùng với sự chia tách ngôn ngữ), trong đó người Vit đã tách ra từ khối Việt-Mường vào khoảng cuối thời Bắc thuộc (thế kỷ VII-VIII) (Nguyễn văn Tài).
Tiến trình hình thành nền văn hóa Việt Nam
        
         Theo TS Trần Ngọc Thêm trong quyển « Tìm về bản sắc văn hóa VN » tiến trình hình thành nền văn hóa V N có thể chia thành 6 giai đoạn :
1- Văn hóa thời tiền sử :
             Thành tựu lớn nhất của cư dân Nam Á là sự hinh thành nghề nông nghiệp lúa nước. Người Đông Nam Á xưa đã phát minh ra cây lúa nước ni tiếng đã tích luỹ được mt vn k thut trng lúa nước phong phú. Người c VN sng trong các hang động vi nghề săn bn hái lượm vào thời đá giữa (cách đây 10.000 năm) « trên cơ sở kinh tế hái lượm phát triển ở vùng rừng nhiệt đới, các bộ lạc Hoà Bình đã thực hiện một bước nhy có ý nghĩa lớn lao trong đời sng nhân loại… Đông Nam Á là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp lớn nhất của nhân loại » (Phan Huy Lê, C.O. Sauer Mỹ).
         Những thành tựu nông nghiệp thời đó gồm có :
         a- Việc trồng lúa và các loại cây như khoai sọ, bầu bí, trầu cau, dâu (nuôi tầm).
         b- Việc thuần dưỡng mt s gia súc như trâu, lợn, gà (chính trong tác phẩm nổi tiếng Nguồn gốc các loài, E. Darwin đã khẳng định rng tt c các giống gà nuôi trên thế giới đều bt ngun t loài gà rừng Đông Nam Á, tên khoa học là Gallus bankiva.
         c- Việc làm ở nhà.
         d- Việc dùng các cây thuốc để cha bnh.

2- Giai đoạn văn hóa Văn Lang Âu Lạc :
             Dựa trên các thư tch cổ và truyền thuyết thì nó có thể khởi đầu t khong gia thiên niên kỷ III trước công nguyên, vào khoảng 2879 trước công nguyên.
         Truyền thuyết họ Hồng Bàng (trong sách Lĩnh Nam Chích Quái) kể rằng vua đầu tiên của họ Hồng Bàng tên là LỘC TỤC, cháu 4 đời ca vua THẦN NÔNG (Viêm Đệ vua x nóng), con một nàng tiên ở núi Ngũ Lĩnh là bà Vụ Tiên và Đế Minh. Lộc Tục lên làm vua phương Nam vào khoảng năm 2879 trước công nguyên, lấy hiệu là KINH DƯƠNG, đặt tên nước là Xích Quỷ (Xích=đỏ, Qu=thn, thn phương Nam). B cõi nước Xích Quỷ phía Bắc giáp hồ Động Đình (phía Nam sông Dương Tử), phía Nam giáp nước H Tôn (Chiêm Thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Đông giáp bể Nam Hải.
         Kinh Dương Vương lấy con gái vua Động Đình là LONG NỮ, sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là LẠC LONG QUÂN.
         Lạc Long Quân lấy ÂU CƠ, sinh ra bọc trăm trng, n thành 100 con trai. Một nửa theo cha xuống biển, nửa kia theo mẹ lên rừng. Đến vùng Phong Châu (vùng Việt Trì, Vĩnh Phú ngày nay) cùng tôn con trưởng làm vua nước Văn Lang xưng là vua Hùng.
         - Lạc Long Quân thuộc giống rồng, Âu Cơ thuộc giống tiên ; nên người Vit thường t nhn là con cháu của Tiên Rồng.
         Bờ cõi nước Văn Lang ca vua Hùng là không gian cư trú của người Nam Á – Bách Việt, cũng như người Lc Vit là một bộ phận của khối cư dân Nam- Á-Bách Việt đó.
         Nhà sử học Nga P.V. Pozner khẳng định : « sự tồn tại của các lãnh tụ người Lc Vit vi tên hiệu chung ‘Hùng’ là một sự kiện lịch sử (ngoại trừ việc họ có 18 người và nước Văn Lang chia làm 15 bộ). Cuối cùng, truyền thuyết về Kình Dương Vương và Lạc Long Quân phản ảnh truyền thống sử học truyền khẩu về địa bàn cư trú cổ xưa ca các bộ lạc tiền Việt, cho nên, theo nghĩa đó nó cũng mang tính lịch sử ».
         Về mặt thời gian thiên niên kỷ thứ III trước công nguyên ứng với giai đon đầu thi đại Đồ Đồng.
         Thành tựu văn hóa chủ yếu của giai đon Văn Lang – Âu Lạc chính là nghề luyện kim đồng. Vai trò của vùng văn hóa Nam Á đối vi khu vc cũng hết sc to lớn : đồ Đồng Đông Sơn và ảnh hưởng ca nó đã tìm thấy khắp nơi : từ Nam Trung Hoa, Miến Đin, Thái Lan đến toàn bộ vùng Đông Nam Á Hải đảo.
         Giáo sư nhân chủng học Mỹ WG. SOLHEIM chuyên gia về Đông Nam Á đã viết  « Các nhà sử học Âu Mỹ thường hay lý luận rằng lối sống mà ta gọi là văn minh thoạt tiên bắt nguồn từ vùng phì nhiêu miền cận Đông, hoặc trong những vùng sườn đồi lân cận. Ta đã tin tưởng t lâu rằng ở đây con người c sơ đã phát triển nghề nông và dần dần học cách làm gốm và đồ đồng. Môn khảo cổ học cũng đã lầm tưởng như vy, mt phn vì các nhà khảo cổ đào bới khá nhiều trong vùng thung lũng phì nhiêu đó. Tuy nhiên những khám phá mới đây ở vùng Đông Nam Á bắt buộc chúng ta phải xét lại những quan niệm nầy. Những vật dụng đã được đào lên và đem phân tích trong vòng 5 năm qua (bài viết từ 1971) cho ta thấy rằng con người đây đã bắt đầu trng cây, làm đồ gm và đúc đồ dùng bằng đồng sớm hơn hết thảy mọi nơi trên trái đất, sm hơn các dân tộc cận Đông, Ấn ĐộTrung Hoa tới cả hàng mấy ngàn năm ».
         Một thành tựu văn hóa đáng kể trong giai đon ny là một loại chữ viết đã được khám phá :
         a/ trên những phiến đá ở thung lũng Sapa,
         b/ trên binh khí đồng  Thanh Hoá,
         c/ trên lưỡi cy Đông Sơn,
         d/ trên trống đồng Lũng Cú ở Hà Tuyên,
         e/ trong những văn bn c vùng Mường Thanh Hoá.
         Sử sách Trung Hoa cũng có ghi chép những thứ chữ « Khoa đẩu » (hình con nòng nọc bơi) ca người phương Nam cho ta nghĩ ti gi thuyết v s tn ti ca mt nền văn t phương Nam  « trước Hán và khác Hán ».
         Sĩ Nhiếp, một thái thú Tàu, sang cai trị nước ta t năm 187 đến năm 226 (tương ng cui thi Đông Hán, đầu thi  Tam Quc) đã ra lịnh dùng chữ Hán trong các giấy tờ chính thức và nghiêm cấm sử dụng chữ tượng âm của người Vit c thi đó. Sau 1000 năm đô hộ Tàu, loại chữ phương Nam đó bị biến mất.

3- Giai đoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc :
         Khởi đầu t trước công nguyên và kéo dài cho đến khi Ngô Quyền giành lại được đất nước. Nhng đặc đim ch yếu ca giai đon văn hóa nầy là :
         a/ Ý thức đối kháng bất khuất  và thường trc đối vi nguy cơ xâm lăng từ phương Bc.
         Khởi đầu t trước công nguyên đã được nuôi dưỡng và bộc lộ mạnh mẽ qua các cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng (40-43), Bà Triệu thị Trinh (246), Lý Bôn với sự hình thành nước Vn Xuân (544-548), Triệu Quang Phục (548-571), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (791), cha con họ Khúc (906-923), Dương Diên Nghệ (931-937) và đạt đến đỉnh cao cuc khi nghĩa thng li ca Ngô Quyền (938).
         b/ Đặc đim th hai của giai đon văn hóa chống Bắc thuộc là sự suy tàn của nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc. Sự suy tàn nầy bắt nguồn từ hai nguyên nhân :
         - sự suy thoái tự nhiên có tính quy luật của một nền văn hóa sau khi đạt đến đỉnh cao.
         - sự tàn phá cố tình của kẻ xâm lược phương Bc vi âm mưu đồng hoá thâm độc.
         Chính Tư Mã Thiên, sử gia nổi tiếng Trung Hoa, đã chép rằng từ đời Tn, Trung Hoa « đã chiếm cả thiên hạ, cướp ly đất Dương Vit ». Cư dân Trung quốc  do Mã Viện đưa sang định cư để làm chỗ dựa cho chính quyền trong việc đô hộ và đồng hóa người Vit được s cũ gi là dân Mã lưu (do Mã Viện lưu li)
         c/  Đặc đim th ba : là giai đoạn văn hóa nầy mở đầu cho quá trình văn hóa Việt Nam hội nhập vào văn hóa khu vực.
         Điều thú vị nhất ở đây là, tuy tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với Trung Hoa, nhưng trong giai đon văn hóa chống Bắc thuộc nầy, VN đã tiếp nhận văn hóa Trung Hoa rất ít. Nho giáo hầu như chưa thâm nhập được vào xã hội VN. Trong khi đó thì VN chủ yếu lại tiếp nhận văn hóa Phật giáo đến trc tiếp t n Độ, lý do rất đơn gin là văn hóa Phật giáo đến bng con đường hoà bình còn văn hóa Trung Hoa thì đến theo gió ngựa xâm lăng. (Pht giáo đã truyền vào nước ta my trăm năm trước khi truyn vào Trung Hoa vi s tích Tiên Dung, con vua Hùng Vương, và chng là Ch Đồng T đã được Nhà sư Pht Quang cho qui y và truyn Pháp).Lý do thứ hai là văn hóa Phật giáo cao hơn văn hóa Trung Hoa gấp bội phần. Bằng chứng là Mâu Bác, một trí thức Trung Hoa, đã đưa mẹ đến nước ta sng t nn gic gi phương Bc, ông học hỏi đạo Pht và viết lên cuốn Lý Hoặc Luận năm 198, là một cuốn khảo luận, lý giải về những điu nghi ng v đạo Pht và so sánh với đạo Nho và đạo Lão, ông thấy Đạo Pht như tri cao núi rộng còn Nho Lão như hang suối, gò đống ( điu 25 Lý Hoặc Luận); đạo Pht ging như mt tri, Khng Lão chỉ là ngọn đuc; đạo Pht là trái là quả; Khổng Lão chỉ là hoa lá...Đây là cuốn sách đầu tiên viết bằng chữ Hán về đạo Pht ti Giao Châu, hiện vẫn còn lưu giữ. Điu đó chứng tỏ Giao Châu đã là một trung tâm đạo Pht rt phn thnh.
4- Giai đoạn văn hóa Đại Vit :
         Sau ba triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê, văn hóa VN đã khôi phục và thăng hoa mạnh mẻ. Giai đon văn hóa Đại Vit tr thành đỉnh cao th hai trong lch s văn hóa VN. Trong đó thời đại Lý Trần đã chứng kiến thời kỳ hưng thnh nht ca Pht giáo VN. Với tinh thần tổng hợp bao dung, nó đã mỡ rộng cửa cho việc tiếp thu cả Nho giáo và Đạo giáo.
         Tinh thần « Tam giáo đồng quy » đã mỡ cửa cho Khổng giáo và Đạo giáo vào nước ta vi tt c h qu tt cũng như xu cho văn hóa và xã hội VN mà chúng ta sẽ đề cp đến sau.
         Năm 1070, Nhà Lý đã cho xây dựng văn miếu th Khng T và năm 1076 lập trường Quc T Giám để đào tạo trí thức ra làm quan.
         Phải chờ đến thi Lê, Nho giáo mới đạt đến độ thnh vượng nhất và nắm trong tay toàn bộ guồng máy xã hội. Xu hướng tiếp nhn văn hóa Trung Hoa trở thành chủ yếu do hơn 10 năm đô h ca nhà Minh.
         Một trong những sản phẩm của cuộc giao lưu văn hóa nầy là sự ra đời ca chữ Nôm.
         Những thành tựu văn hóa vt th giai đọan ny là An Nam tứ đại khí , là 4 công trình nghệ thuật lớn mà sách vở Trung Hoa còn truyền tụng:
                   * Tượng Pht chùa Qunh Lâm, cao 6 trượng , đặt trong 1 tòa Phật đin cao 7 trượng (1 trượng bng khong 4m). Đứng t bến đò Đông Triu ( Qung Ninh ) cách xa 10 dm vn còn trong thấy nóc đin.
                   * Tháp Báo Thiên: do vua Lý Thánh Tông cho xây dựng, gồm 12 tầng, cao 20 trượng, riêng tng th 12 đúc bng đồng.
                   * Chuông Qui Đin : do vua Lý Nhân Tông  cho đúc,ming chuông có đường kính khang 6 m, chiu cao 12m, nng ti vài vạn cân, chuông đúc xong to quá không treo lên nổi nên đành để ngoài ruộng, mùa nước ngp rùa bò ra bò vào nên dân gian gọi là chuông ruộng rùa.
                   * Vạc Phổ Minh: đúc bng đồng vào thời vua Trần Nhân Tông . Vạc sâu 1,6m, rộng 4m , nặng trên 7 tấn, có thể nấu được c con bò mộng.

Trong thời gian đô h nước ta, nhà Minh đã phá hủy hoàn toàn những công trình văn hóa y.

5- Giai đoạn văn hóa Đại Nam : bắt đầu t thi các chúa Nguyễn và kéo dài đến hết thi Pháp thuộc. Giai đon văn hóa Đại Nam có các đặc đim :
         a/ Lần đầu tiên đất nước ta có được s thng nht v lnh th và tổ chức hành chính từ Cao Lạng đến Minh Hi.
         b/ Nho giáo lại được phát triển thành quốc giáo nhưng nó ngày một suy tàn.
         c/ Khởi đầu thi k thâm nhập của văn hóa Tây phương và cùng với nó là Thiên Chúa giáo, cũng là khởi đầu thi k văn hóa VN hội nhập vào văn hoá nhân loại.
         d/Sự giao lưu văn hóa với phương tây đã đem đến mt sn phm mi là chữ Quốc ngữ.
6- Giai đoạn văn hóa hiện đại : từ những năm 30-40 tr li đây, văn hóa VN đã bước sang mt giai đon mi. My chc năm tn ti ca giai đon văn hóa hiện đại chưa đủ để cho phép tổng kết đầy đủ nhng đặc đim ca nó : đây là giai đoạn văn hóa đang định hình ; tuy nhiên ta cũng có thể phác thảo một vài đặc đim ca văn hóa nầy :
         a/ Óc phân tích, khoa học thâm nhập từ cuối giai đon Đại Nam cùng với các tư tưởng ca triết hc duy vt bin chng Maxisme.
         b/ Ý thức về cá nhân con người được nâng cao, bổ sung cho ý thức cộng đồng truyn thng.
         c/ Đô thị ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sng xã hội, sự đô thị hoá diễn ra ngày một nhanh hơn, cùng với nó là sự lớn mạnh của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhu cầu về một cuộc sống văn minh, tin nghi. 

Truyền thống người Vit Nam

1/ truyền thống  gia đình Viêt Nam 

Truyền thống gia đình VN có rất nhiều, nhưng suy nghĩ cho kỹ, 5 truyền thống sau đây là phổ biến nhứt và được sự công nhận của hầu hết các nhà nghiên cứu về văn hóa VN. Mỗi gia đình VN chỉ cần gìn giữ 5 truyền thống nầy thôi cũng đủ cống hiến cho xã hội những người con tuyệt vời :
         a- Lòng hiếu thảo muôn đời được truyn tng.
         b- Tôn ti trật tự trong gia đình và tinh thần kính trên nhường dưới.
         c- Tinh thần đùm bọc và tương trợ trong gia đình
         d- Quí trọng tình nghĩa, lễ giáo.
         e- Tục thờ cúng ông bà tổ tiên, làm chay, làm giổ.

*        Lòng hiếu thảo muôn đời được truyn tng :
                            “Công cha như núi Thái Sơn,
                            Nghĩa mẹ như nước trong ngun chy ra.
                            Một lòng thờ mẹ kính cha,
                            Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
                            Tu đâu cho bằng tu nhà
                            Thờ cha kính mẹ mới là chân tu
                           
*        Tôn ti trật tự trong gia đình và tinh thần kính trên nhường dưới 
So sánh ngôn ngữ VN và ngôn ngữ các nước khác, chúng ta thấy vai vế trong gia đình người VN được qui định rõ ràng chính xác, không lẫn lộn giữa anh, chị, em, chú, bác, cô, dì, cậu mợ, dượng Mi người đều biết ch đứng ca mình trong gia đình bên nội cũng như bên ngoại.
*        Tinh thần đùm bọc, tương tr trong gia đình được din t bng nhng câu ca dao :
                            Chị ngã thì em nâng.
                            Quyền huynh thế phụ.
                            Sẩy cha còn chú, Sẩy mẹ bú dì.
*        Quí trọng tình nghĩa, lễ giáo :
Điều nầy được xác nhận bởi nhiều học giả trong những tác phẩm nghiên cứu của họ :
        _ào Duy Anh trong « Việt Nam văn hoá sử cương »
       Tr°¡ng Chính trong _ Về giá trị văn hóa tinh thần VN
       Quang _ạm trong « Thử miêu tả bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa VN » (tạp      chí  Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật, 4/1986)

       Trần Độ trong « Về bản sắc dân tộc của văn hoá VN »
*        Không có dân tộc nào tôn trọng việc thờ cúng Ông Bà Tổ Tiên như dân tộc VN, hơn c người Tàu là một dân tộc có nhiều đim chung trong nn văn hoá Á Châu.
Kiến trúc nhà xưa ở VN thì có 3 gian, 2 chái : gian giữa dành trọn vẹn cho bàn thờ Ông Bà Tổ Tiên một cách uy nghiêm hảnh diện. Ra nước ngoài, những người còn giữ phong tục VN thì trong phòng khách thế nào cũng có một khoảng trang trọng dành cho bàn thờ Ông Bà. Phong tục thờ cúng Ông Bà Tổ Tiên người VN đã thu phục Thiên Chúa giáo La Mã đã phải thay đổi quan đim th phượng ca mình, Cộng đồng Vatican II đã cho phép những người theo đạo Chúa được th cúng Ông Bà, làm chay làm giổ để được người VN chp nhn mi có thể truyền đạo được.

2/ Truyền thống YÊU NƯỚC THƯƠNG DÂN
         Nước ta vì có một vị thế địa lý chính trị quan trọng ở Châu Á, ở ngã tư đường t Bc xung Nam, t Đông sang Tây, nên lúc nào cũng bị các cường quc thế gii nhòm ngó. Hơn nữa nước ta li nm gn cnh mt đất nước khng l, mi ln được hưng thnh là nổi cơn hiếu chiến, thèm muốn thôn tính các nước lân cận.
         Lịch sử VN là một lịch sử triền miên chiến tranh, hết chống ngoại xâm, rồi đến ni chiến.
         Một ngàn năm Bắc thuộc là một ngàn năm tranh đấu giành độc lp :
         - Hai bà Trưng (40-43) khởi nghĩa chống nhà Hán.
         - Bà Triệu khởi nghĩa chống nhà Đông Ngô (248).
         - Lý Nam Đế khi nghĩa chng nhà Lương (541).
         - Mai Đc Đế (722), B Cái Đại Vương (791)  chng nhà Đường.
         - Ngô Quyền (939-944) khởi nghĩa chống nhà Tấn.
         - Nhà Trần (1225-1400) : ba lần chiến thắng quân Nguyên, là một đạo quân hùng mạnh đã từng làm cỏ tận trời Âu.
         - Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (1418-1428) chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của nhà Minh. Mỡ đầu cho mt độc lp lâu dài.
         - Nguyễn Huệ đã đánh tan quân Thanh trong vòng 5-6 ngày.

         Trong một trăm năm Pháp thuộc đã có hàng chục cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ: 
         - Trương Công Đnh, Nguyn Trung Trc (1861).
         - Đề Thám khởi nghĩa ở Yên Thế (1884)/
         - Phan Đình PhùngCao Thắng với khởi nghĩa Hương Khê (1892).
         - Phan Chu Trinh và Duy Tân Hội (1904).
         - Lương văn Can, Đào nguyên Phổ với Đông Kinh Nghĩa Thục (1907).
         - Phan Bội Châu và VN Quang Phục Hội (1912).
         - Phạm Hồng Thái và Tân Việt Thanh niên đoàn (Thanh Tâm Xã) (1923)
         - Nguyễn Ái Quốc với Hội VN Cách mạng Thanh niên, sau đổi tên là Tân Việt Cách mạng đảng (1925).
         - Nguyễn Thái Học vơí VN Quốc Dân đảng (1927) khi nghĩa Yên Bái (1930).
         - Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930).
         - Mặt trận Việt Minh (VN Độc Lp Đồng Minh 1941).
         Đây là chưa kể những cuộc khởi nghĩa tự phát khác. Tất cả những cuộc khởi nghĩa đều xut phát từ lòng yêu nước thương dân, ý thức đặc tính khác biệt của dân tộc đối vi quân xâm lăng, để bo tn s toàn vẹn của lảnh thổ và bảo vệ nòi giống khỏi sự áp bức, bóc lột của ngoại nhân.
         Chúng ta hãy nghe lời khẳng khái bất hủ của Bà Triệu mà lịch sử còn ghi lại : « Tôi muốn cưởi cơn gió mạnh, đạp đường sóng dữ, chém cá tràng kình ở Biển Đông, quét sạch bờ cõi để cu dân ra khỏi nơi đắm đui ch không thèm bắt chước người đời cúi đầu, cong lưng làm tì thiếp cho người ta… » (Viết Sử Tân Biên - Phạm văn Sơn).

 3- Truyền thống ANH HÙNG  BẤT KHUẤT
         Vì ý thức sự khác biệt về văn hoá và cá tính dân tộc, nên người VN không chấp nhận một dân tộc nào khác cai trị đất nước mình, đè đầu, cưởi c dân mình cho dù dân tộc ấy mạnh mẻ gấp bội.
         Không có triều đại hùng mạnh nào của nước Tàu mà không xâm lăng VN và không có cuộc xâm lăng nào mà không bị VN đánh bại.
         Các triều đại hoàng đế ln Đường, Tng, Nguyên, Minh, Thanh đều b chiến thng bi VN.
         Chúng ta hãy nghe Lý Thường Kit phán :
                   " Sông núi nước Nam, vua Nam ,
                  Rành rành định phn ti sách trời.
                   Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
                   Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời »
          
         Trong bài « Bình Ngô Đại Cáo » Nguyễn Trãi đã viết :
                   « Xét như nước Đại Vit ta,
                   Thật là một nước văn hiến
                   Cõi bờ sông núi đã riêng,
                   Phong tục Bắc Nam cũng khác »

         Hãy nghe bài hịch đánh quân Thanh của Hoàng đế Quanq Trung Nguyễn Huệ :
                   « Đánh cho để dài tóc
                   Đánh cho để răng đen
                   Đánh cho nó chích luân bất phản
                   Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
                   Đánh cho nó sở tri Nam Quốc anh hùng duy hữu chủ »

4-Tinh thần hy sinh vì ĐẠI NGHĨA CHÍNH NGHĨA
        
         Người VN thường « trọng nghĩa khinh tài ». Vì thấm nhuần đạo đức Khng Hc nên dân ta xem « nhân, nghĩa » làm trọng, lấy « nhân nghĩa » làm thước để đo giá trị con người. Ly chính nghĩa và đại nghĩa làm tiêu chuẩn để đánh giá hành động.
         « Đem Đại Nghĩa thng hung tàn
         Lấy Chí Nhân thay cường bo » ( Nguyễn Trãi)

         Trần Bình Trọng, một danh tướng đời Trn, trong nhng trn đánh đầu tiên rất khốc liệt của quân Nguyên vào nước ta, ông bị bắt và bị quân Nguyên dụ dỗ phong vương tước vì thấy ông có tài. Ông kiên quyết không khuất phục, đã khẳng khái trả lời :
          « Ta thà làm quỷ nước Nam
             Chứ không thèm là vương đất Bc »
         Tướng Nguyên bắt buộc phải giết ông, năm ấy ông được 26 tui.
        
         Nghĩa là điều nên làm và phải làm vì nó có tiêu chuẩn là lợi ích chung và có lý trí soi đường. Đại nghĩa là dám hy sinh cá nhân, cuộc đời cho đất nước dân tộc.
         Đây là một lý tưởng nhân sinh cao cả lấy tình thương và bổn phận đặt lên trên mọi tình cảm cá nhân tầm thường hay mi tính toán lợi lạc ích kỷ. Đó là bổn  phận phải làm của người dân đối vi đất nước, ca con cháu đối vi cha ông, của thế hệ đương thi đối vi thế h mai sau, ca con người đối vi con người.

5/ Truyền thống HIẾU HỌC và HIẾU DANH
        
         Không biết truyền thống hiếu học của dân tộc VN có từ lúc nào. Lịch sử có ghi lại những sử tích hiếu học : Mạc đĩnh Chi (1280-1346) làm quan đời Trn Anh Tôn đến chc Thượng thư sau thăng chc Đại Liêu Ban tương đương với Tể tướng.Lúc nhỏ nhà rất nghèo nhưng rất ham học ; ban ngày đến các lớp học các thầy đồ, đứng bên ngoài học trộm, đêm đến không có đèn thắp sáng, phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để có ánh sáng mà học. Lớn lên đổ đầu k thi Trng Nguyên 1304. Ông có tướng mo xu xí, nhưng rất thông minh uyên bác, có tài ứng đối nhanh l. Được vua c đi s nhà Nguyên, hai lần ông đã dùng trí tuệ và tài năng ứng đối vi vua Nguyên, được vua Tàu cảm phục phong tước hiu « Lưỡng quc Trng Nguyên ».
         Học vấn là con đường tiến thân dân chủ ở nước ta t thi quân chủ xa xưa. Nhà dù có nghèo, nhưng hể thi đậu ra làm quan thì sẽ được võng lọng, chiên trống đón rước v làng, vinh quy bái tổ một cách trang trọng làm vinh dự cho bản thân, hảnh diện cho ông bà cha mẹ và cho cả dòng họ. Đôi khi vua cho cả « võng chàng đi trước, võng nàng theo sau »
         Có lẽ đó là một lý do tạo nên truyền thống hiếu học của người VN.
         Nhưng ở đây ta đặt câu hỏi hiếu học hay háo danh ?  
         Tra cứu văn hc s và lịch sử của nước ta, trong s 55 Trng nguyên, Tiến sĩ từ vị đầu tiên ở thời Lý (Lê văn Thịnh) cho đến v cui cùng thời nhà hậu Lê (Trịnh Tuệ), ta thấy không có mấy vị đễ li cho hu thế nhng s nghip văn hc, ngh thut hay k thut có thể làm hảnh diện cho nền học thuật nước nhà. Đa số chỉ cốt ăn hc để thi đổ làm quan, để vinh thân phì gia.
         Chỉ có một số ít, có thể đếm trên đầu ngón tay là học vì sự hiểu biết chứ không phải vì bằng cấp hay chức vị. Tuy vậy những vị nầy đã để li nhng công trình vĩ đại cho hu thế như :
o       Tuệ Tĩnh (1330- ?) (hay Nguyễn Bá Tĩnh) đậu Thái học sĩ dưới triu vua Trn D Tông, nhưng không ra làm quan, ở trong chùa chuyên cần học thuốc, làm thuốc chữa bịnh, cứu người. Ông để li hai b sách giá trị là :
         * Nam dược thn hiu
         *Hồng nghĩa giác tư y thư, trong đó có bản thống kê 500 vị thuốc Nam, viết bằng chữ Nôm, đây là một tác phẩm quan trọng trong lịch sử văn hc ch Nôm. Có thể xem đây là bộ Dược đin đầu tiên của nước ta. Trong y gii và nhân dân VN đều tôn ông là « Ông thánh thuốc Nam »

·        Nguyễn Trải  đổ Thái học sĩ năm 1400, là nhà tư tưởng và cách mng li lc.
·        L°¡ng thế Vinh đổ trng nguyên năm 1463 dưới triu Lê thánh Tông là một tài năng trứ danh về toán học qua tác phẩm Đại Thành Toán Pháp.
·        Nguyễn Bĩnh Khiêm đổ Trng nguyên năm 1535,tinh thông lý học, là nhà tiên tri đại tài.
·        Lê Quí _ôn đổ Tiến sĩ năm 1721, nhà bác học uyên thâm, có kiến thức đa dng.
·         Hãi Thượng Lãn Ông Lê hữu Trác (1720-1791) thuộc gia đình có truyền thống khoa bản, cha ông từng đổ Đệ tam giáp Tiến sĩ. Ban đầu ông dự định ni nghiệp cha, lấy khoa cử làm đường tiến thân. Ông nghiên cứu binh thư và võ nghệ rồi xin tòng quân để th nghim sc hc ca mình. Chẳng bao lâu, ông nhận thấy xã hội thối nát, chiến tranh chỉ tàn phá và mang lại đau thương cho đồng bào, ông xin từ quan và ra khỏi quân đội để v quê nuôi mẹ già và theo đuổi nghiên cứu y học. Ông đã bỏ ra hơn 10 năm để viết b « Y tôn tâm lĩnh » gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học, y đức, y lý, y thuật dược, dinh dưỡng
         Hãi Thượng Lãn Ông không những là một danh y có công to lớn cho nền y học dân tộc mà còn là nhà văn học và tư tưỡng ln ca đất nước.
         Cái học ở nước ta đã hỏng từ lâu từ thời quân chủ chỉ cốt ra làm quan để vinh thân phì gia, tới thời Bắc thuộc bị áp đặt bi mt nn văn hoá nô dịch. Đến thi Pháp thuộc cái học chỉ để đào tạo  lớp trung gian cho kẻ cai trị và người b tr.
         Điều nầy chứng tỏ người VN hiếu danh, hơn hiếu hc : lúc nhỏ học vì cha mẹ (cha mẹ muốn con phải học như thế), ln lên học vì bằng cấp, vì địa v xã hội chớ không phải học vì ích lợi của sự hiểu biết để truyn tha và phát huy kiến thức cho nhân loại. Hảy xem GS Cao Xuân Hạo phát biểu: « ngày xưa ông cha ta vốn không phải vì hiếu học mà học. Họ vì ý chí làm quan mà học. Họ không có cách nào khác để thoát khỏi cái thân phận tủi cực của kẻ nghèo hèn...Như vậy tính hiếu học không phải là một đức tính cố hữu của người Vit, nhưng k t mt thi đại nào đó, do chính những yêu cầu có thể là rất ích kỷ của giai cấp thống trị, nó đã trở thành một truyền thống... »
         Tinh thần hiếu danh nầy vẫn còn di hại đến nn giáo dục hiện tại ở trong nước. Người ta chy theo bng cp Tiến sĩ và phó Tiến sĩ đến ni to thành những căn bnh trm trng : mua bán bằng cấp. Ở nước ngoài tinh thần hiếu danh, hiếu học dừng lại ở chỗ đạt được bng cp cao, người VN tho mãn với sự thành công của mình, làm hảnh diện cho cha mẹ, cho gia đình ; nhưng sau đó người ta không còn nghe nói tới ông hay bà Tiến sĩ  đó nữa.
         VN có nhiều Tiến sĩ ở nước ngoài, có nhiều người không sống nổi với bằng tiến sĩ nầy, phải đi kiếm sng bng nhng vic bên lề. Đó cũng chỉ vì tinh thần hiếu danh hơn hiếu hc.

 6/TRIẾT LÝ NHÂN SINH của người Vit Nam

         Mỗi nhà nghiên cứu có cái nhìn khác biệt về triết lý nhân sinh của người VN.
         Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà hiền triết có tài tiên tri lỗi lạc đã chỉ dạy một câu ngắn gọn : « khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống ». Vậy thì biết cái chi ? Biết thiên thời, địa lợi, nhân hòa. “biết người, biết ta trăm trn trăm thắng”, biết thích ứng với hoàn cảnh để sng còn , “ Ở bầu tròn, ở ống thì dài” “Nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc” Hay nói một cách khác theo ngôn ngữ hiện đại là « biết những qui luật chi phối thiên nhiên, xã hội và con người » và phải sống như thế nào để tôn trọng thiên nhiên, để phù hợp với trật tự, an sinh xã hội, để quân bình giữa vật thể và tinh thần của con người. Có như thế con người mi tn ti và sống còn.
         Cụ Đào Duy Anh viết trong sách Việt Nam Văn Hóa Sử Cương : « Cái nhân sinh quan LƯU ẤM là một đặc tính rất cảm động của văn hóa ta » (lưu là lưu truyền, ấm là ân trạch phúc đức). Người VN phi sng như thế nào để không tủi hổ với ông bà, để con cháu không trách móc « cha ăn mặn, con khát nước ». Để con mình phải hơn mình « Con hơn cha là nhà có phúc ».  Mọi cách cư xử với đời là để lưu truyn cái danh thơm, tiếng tốt, phúc đức lại cho con cháu.
         Nhà văn hóa học Trần Ngọc Thêm nghĩ rằng người VN nhn thc v vũ tr và nhân sinh qua triết lý âm dương, Âm Dương là 2 nguyên lý đối kháng nhưng bổ túc nhau và muôn đời vẫn thế.
         Triết lý Âm Dương được phát biểu dưới 2 qui lut chính yếu :
         1/ Qui luật 1: không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và trong dương có âm.
         2/ Qui luật 2 : Âm và Dương luôn luôn gắn bó mật thiết, vận động và chuyển hoá cho nhau : Âm cực sinh Dương, Dương cc sinh Âm.
         Ông đã dùng phương pháp ngôn ngữ học để chng minh ngun gc ca triết lý Âm Dương xuất phát từ các dân tộc phương Nam, ri sau đó Trung Hoa đã tiếp thâu, hệ thống hóa và hoàn thiện để phát huy ảnh hưởng tr li ra c vùng Đông Á.
         Triết lý Âm Dương chi phối toàn bộ đời sống con người : từ cái ăn cái ở, cho tới cách ngừa bịnh, chửa bịnh, chẩn đoán bịnh đều theo nguyên lý Âm Dương.
         Nhờ nắm vững qui luật « trong âm có dương và trong dương có âm nên người VN yêu chuộng sự hài hoà :

a/ Ông tìm thấy trong kho tàng tục ngữ, ca dao VN những nhận thức dân gian phù hợp với âm dương như :
         - Trong rủi có cái may, trong dở có cái hay, trong hoạ có phúc.
         - Người có lúc vinh lúc nhục, nước có lúc đục, lúc trong v.v.

b/ Trong ngôn ngữ VN, mọi sự mọi vật đều được th hin theo cp đôi :
         - Tổ quốc là « đất-nước », « non-sông »
         - Tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ mẹ. (cha ở đây là Đức Trần Hưng Đạo, m đây là bà Liễu Hạnh)

c/ Thuỷ tổ của người Hán là một ông Bàn Cổ, còn Thuỷ tổ của người Vit là cặp Rồng Tiên : Lạc Long Quân và Âu Cơ.
         Thần mai mối ở Trung Hoa chỉ là một ông Tơ Hồng thì vào VN trở thành ông Tơ và bà Nguyệt.
         Nhờ nắm vững qui luật âm dương chuyển hoá người vit có triết lý sống quân bình
        
a/ Trong kho tàng văn hóa dân gian VN, ông thu thập được 92 câu tục ngữ phản ảnh qui luật âm dương chuyển hoá :
         - Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.
         - Hết cơn bĩ cc đến hồi thới lai.
         - Sướng lm kh nhiu.
         - Càng cao danh vọng, càng dày gian nan.
        
b/ Việc ứng xử với đời sống cũng vừa phải :
         - Ở sao cho vừa lòng người, rng người cười, hp người chê.
         - Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người di na mng, na lo.
        
 Ngay cả ước vng cũng không tham lam : cầu, sung, vừa, đủ, xài (ngũ quả trên bàn thờ : mãng cầu, trái sung, trái dừa, đu đủ, xoài).
c/ Biểu tượng âm dương truyền thống khá bền vững của người VN là cặp hình vuông tròn.
         Ý niệm vuông tròn với ý nghĩa hài hoà, quân bình, hoàn hảo được th hin qua hôn nhân « cuộc vuông tròn », qua « bánh chưng, bánh dày », qua ước vng « mẹ tròn, con vuông ».
        
 7/NGÔN NGỮ VIỆT NAM thật tuyệt vời

1- Tiếng Việt có 12 nguyên âm đơn :
         ă  â
         e  ê
         i   y
         ơ  ô
         ư
và có rất nhiều những nguyên âm kép :
         ao  au (sau)  âu (sâu)
         ai   ay (hay)  ây (mây)
         ưa  ua (mua)
         uô (luôn)  ươ (gươm) v.v.

Đồng thời tiếng Việt có 6 thinh âm thành ra có thể có 6 từ ngữ có 6 ý nghĩa khác nhau : Ma, Má, Mà, Mả, Mã, Mạ.
Trong khi tiếng Tàu chỉ có 4 thinh âm: Ma (mẹ), Má (cây gai) Mã ( ngựa)Mạ (chưởi).
         Do đó người Vit Nam có thể học bất cứ một ngôn ngữ nào một cách dễ dàng. Cụ Trương Vĩnh Ký thông thạo 15 sinh ngữ và cổ ngữ Âu châu và 11 sinh ngữ Á châu. Trên thế giới có những đài truyền hình quốc tế đã tuyển chọn những xướng ngôn viên người VN rt ni tiếng.
         Tôi chắc chắn một ca sỹ Việt Nam rành nhạc lý, có giọng ca tốt nếu được rèn luyện sẽ trở thành một ca sỹ nổi tiếng hoàn vũ. Chúng ta đã có 1 tấm gương nho nh ti Belgique cô Phạm Quỳnh Anh đã thắng giải ca nhạc Pour La Gloire.

2- Tiếng Việt có đơn âm (đơn tiết,monosyllabique)
         Mỗi chữ có một âm hiệu mang một ý nghĩa riêng biệt, có một phận sự ngữ pháp nhất định (Lê văn Lý)
Do đó ta có thể kết hợp chữ nầy với một chữ khác tạo thành một chữ thứ ba.  Thí dụ : lụi cụi, lờ đờ, ln qun
Hay ta có thể thay thế chữ nầy bằng chữ khác, hoán chuyển vị trí, nên việc sáng tác văn, thi, nhạc rất phong phú. Ta có thể thay thế cách trình bày những bản nhạc Việt Nam theo thể điu Jazz để làm phong phú hoá nền âm nhạc nước nhà. Gần đây có nhạc sĩ Nguyên Lê con của giáo sư s học Lê Thành Khôi đã bắt đầu khai thác lối nhạc nầy và đã nổi tiếng hoàn cầu. Có ca sĩ Bích Chiều ( chị của ca sĩ Khánh Hà) cũng hát nhạc VN theo thể Jazz, rất hấp dẫn, nhưng vn còn lẻ tẻ lắm.
         Chúng ta hãy xem nhà ngữ học VN Lê văn Lý ( trong Le parler vietnamien tr.280-282)nêu ra một câu 5 chữ, có khả năng hoán chuyển tạo thành 39 câu khác nhau
         1-  Sao nó bảo không đến ?
         2-  Sao bảo nó không đến ?
         3-  Sao không bảo nó đến ?
         4-  Sao không đến bảo nó ?
         5-  Sao nó không bảo đến ?
         6-  Sao? Đến bo nó không?
         7-  Sao? Bảo nó đến không?
         8-  Nó đến, sao không bo ?
         9-  Nó đến, Không bo sao?
         10-Nó đến bo: không sao ?
         11-Nó bảo sao không đến ?
         12-Nó đến bo: sao không?
         13-Nó bảo: Đến không sao.
         14-Nó bảo: Không đến sao?
         15-Nó không bảo, sao đến ?
         16-Nó không bảo đến sao?
         17-Nó không đến bo sao?
         18-Bảo nó sao không đến?
         19-Bảo nó: đến không sao.
         20-Bảo sao nó không đến?
         21-Bảo nó đến, sao không?
         22-Bảo nó không đến sao?
         23-Bảo không, sao nó đến?
         24-Bảo sao? Nó không đến?
         25-Không bảo, sao nó đến ?
         26-Không đến bo nó sao?
         27-Không sao, bảo nó đến?
         28-Không bảo nó đến sao?
         29-Không đến, bo nó sao?
         30-Không đến, nó bo sao?
         31-Đến bo nó không sao.
         32-Đến không? Bo nó sao?
         33-Đến không? Nó bo sao?
         34-Đến, sao không bo nó ?
         35-Đến bo nó: Sao không ?
         36-Đến, sao nó không bo?
         37-Đến, nó bo không sao!
         38-Đến, nó không bo sao?
         39-Đến, sao bo nó không?
                                                      

3- Tiếng Việt có những loại tự, đại danh từ phong phú vô cùng 

* Có thể lấy một danh từ để biến đổi thành một loại tự hoặc một đại danh t.
         TD : kẻ sống, người chết
                 thằng đàn ông, con đàn bà
                 con dao, cái bàn
                 sự sống, sự chết….

* Tiếng Việt có đầy đủ danh t để chỉ định 9 thế hệ liên tiếp trong một đại gia đình : Sơ, Cố, Ông, Cha, Tôi, Con, Cháu, Chắt, Chít.
        
Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học chỉ nêu lên một vài đặc trưng để chng t tính cách tuyệt vời của ngôn ngữ Việt với dụng ý là chúng ta phải bảo tồn nó « Tiếng Việt còn, nước Vit còn » (Phạm Quỳnh)
         Sự phong phú của tiếng Việt có hệ quả tốt và xấu của nó :  

         - Hệ quả tốt:  sự thông minh và linh hoạt của người VN,khiến ngưi VN dễ ứng hóa thích nghi
         - Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
         - Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.
         - Nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc.

         - Hệ quả xấu:Tâm hồn người VN rất rắc rối. Đến ni 1 tác gi Ý phi than: « một sự tinh tế cố tình chẻ sợi tóc làm tư (Falazzoli,le VietNam entre deux mythes).
         Người VN d vng đọng, không đủ định tâm để hướng dn tư tưởng ca mình đến chổ tận cùng của nó.
         Do đó viện nghiên cứu xã hội học Mỹ đã đưa ra nhận xét : « Người VN thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính cách đối phó vi nhng khó khăn ngắn hạn, thiếu khả năng suy tư dài hạn và chủ động. »

6/ Tinh thần TỰ ÁI NGÃ MẠN:
         Người Vit rt t ái. Nếu được khen  thì càng cống cao ngã mạn. Nếu bị chê thì thù ghét kẻ chỉ trích mình, mà không tìm hiểu lời phê bình đó đúng hay sai.
         Người Vit thường không chấp nhận ý kiến khác mình cho dù ý kiến đó hay hơn ý kiến của mình do đó tìm cách nói xấu, hạ bệ, chụp mủ, triệt hạ. Người Vit không đối thoi vi nhau được vì không tôn trọng tinh thần dân chủ, tinh thần quân tử. Chính người Vit đã đẻ ra tư tưởng : « quân tử nói ngay là quân tử dại » để giết chết hình ảnh người quân tử.
         Chính cái tính tự ái, ngã mạn nầy đã gây ra tinh thần chia rẽ, vô kỷ luật « được làm vua, thua làm giặc », « phép vua thua lệ làng ».
         Lịch sử VN đã chứng minh điu ny :
         a/ Nội chiến Thập Nhị Sứ quân kéo dài 22 năm  (945-967). Phải đợi vua Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp để thng nht x s.
         b/ Trong những thời tự chủ và không có ngoại xâm thì chia rẽ nội bộ và nội chiến liên miên.

         Sau khi Lê Lợi đã diệt quân nhà Minh, đánh đuổi quân Tàu ra khỏi bờ cõi nước Đại Vit ngày 3-1-1428 thì dân tộc ta hưởng độc lp trong 430 năm (1428-1858). Trong hơn 4 thế k y, 4 triu đại quân chủ nhà hậu Lê, nhà Mạc, nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn không ngừng đánh nhau để tranh giành giang sơn bờ cõi, có những giai đon hai hay ba h cùng một lúc tranh nhau làm vua, mỗi họ trấn giữ một vùng . Riêng nhà Lê từ 1545 đến 1786 đã bị các chúa Trịnh nắm hết mọi quyền hành, chỉ làm bù nhìn. Ngay cả nhà Tây Sơn cũng tranh giành bờ cõi. Nguyễn Nhạc tự xưng làm Trung ương hoàng đế, đóng đô ở Bồ Bàn là kinh đô cũ của Chiêm Thành (Qui Nhơn bây giờ), cho người em th nhì là Nguyễn Lữ mảnh đất Nam Vit vi tước Đông Định Vương và cho người em th ba là Nguyễn Huệ mảnh đất t đèo Hải Vân đến đèo Hoành Sơn với tước v Bc Bình Vương và nhường Đàng Ngoài cho vua Lê Chiêu Thống (1786-1793).
         Như vậy nước Vit b chia làm 4 mảnh, có 4 vị vua trị vì.
         Đại lược trong khong thi gian ny, lch s din tiến như sau :

         a- Nhà Lê và nhà Mạc đánh nhau.
         b- Các chúa Trịnh lộng hành giết các vua Lê :
                   - Trịnh Tùng giết vua Lê Anh Tông (1573)
                   - Trịnh Tùng lại giết vua Lê Kính Tông (1599).
                   - Trịnh Giang giết vua Đế Duy Phương (1732).
         c- Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn đánh nhau :
         Trong khoảng thời gian 50 năm, hai bên đánh nhau hơn 7 lần (1627-1673), dân tình khổ sở biết bao, núi sông binh lửa dậy trời chỉ để tranh giành làm vua làm chúa.
         d- Tây Sơn diệt Nguyễn rồi diệt Trịnh
         e- Nguyễn Huệ đánh tan quân Thanh và chiếm lấy Đàng Ngoài của vua Lê
         f- Nguyễn Ánh diệt Tây Sơn
         g- Đến thi cn đại chiến tranh Quc Cng kéo dài hơn 30 năm : máu lửa ngập tràn đã nướng cháy 4 triệu thanh niên và thường dân VN.
         Sau thế chiến thứ 2, phong trào giải thực , đã giúp các nước b đô hộ dần dần tự giải phóng mà không tốn nhiều xương máu. Chỉ có Việt Nam ta chọn con đường chiến tranh máu lửa. Người VN có hiếu chiến và háo thắng chăng? Hay người VN phá hoại thì giỏi nhưng xây dựng thì dở?
         Hai nước Đức đã thống nhất một cách hoà bình êm đẹp, vy mà người VN vn t hào là đỉnh cao trí tuệ nhân loại
         Không lẽ cái truyền thuyết lập Quốc 50 con theo cha xuống biền và 50 con theo mẹ lên núi đeo đuổi muôn đời con dân nước Vit?

         7/ Người VN nng v ĐỨC TIN, nhưng nh v LÝ TRÍ
         Nặng về đức TIN, người VN d rơi vào 2 thái cực : một là dễ tin, hai là đa nghi.Người Vit Nam có nhiu đức tin vào: Trời, Phật,Thánh, Thần, Ma Quỷ, Vong linh, Phúc Đức, Luân Hồi, Nghiệp quả...và rất nhiều điu mê tín dị đoan. Mê tín là tin vào những điu không có thật, vào cái không ích lợi cho đời sng xã hội hay cho sự tiến hóa tâm linh của con người.
         Vì dễ tin nên người VN đã chấp nhận dễ dàng những thần thánh do người Tàu áp đặt trong thi văn hoá nô lệ.
         - Thờ Quan Công : (còn gọi là Quan Vũ, Quan Vân Trường, Quan Thánh Đế Quân…) Ông là một nhân vật lịch sử thời Tam Quốc ở bên Tàu (211-264), anh em kết nghĩa của Lưu B, vua nước Thc Đế đánh lại nước Ngô và nước Ngy. Ông chỉ là một vị tướng giúp vua Tàu để tranh bá đồ vương. Đâu phải là một vị anh hùng cứu nước như Trn Hưng Đạo hay Quang Trung. Thà chúng ta thờ Trần Hưng Đạo hay Nguyn Tri, Quang Trung còn xứng đáng hơn.
         - Thờ Ông Địa và Thần Tài :
         Tục thờ cúng ông Địa và Thần Tài là phong tục tín ngưỡng ca người Trung Hoa mê tín dị đoan, ch cu mong sc mnh thn quyn để giúp họ buôn may bán đắt. Người Tây phương đâu có thờ Thần Tài đâu mà sao họ vẫn trở thành triệu phú, tỷ phú. Những người mua trang, lp bàn thờ Thần Tài hay ông Địa ch làm giàu cho bọn buôn thần bán thánh mà thôi.
         Alexandre de Rhodes (1591-1660) nhận xét : « đặt đim chung ph biến ca người Vit là thói mê tín dị đoan ». Ngày nay người ta vn còn tin « đốt tin vàng mã » để cung cp tin bc, nhà cửa, xe cộ, gia nhân, nàng hầu cho những người bên kia thế giới. Đốt đồ thit không biết họ có hưởng được không, chứ đừng nói là đốt đồ giy. Tht là ngu xuẩn !
         Một số chùa chiền VN vẫn còn dung dưỡng thói tục xin xâm, cúng sao giải hạn, giải oan...
         Đối nghch vi mê tín là đa nghi. Vì thiếu suy nghĩ chân chính, lý luận vững chắc, tìm hiểu rạch ròi, một số người VN tr thành đa nghi và rơi vào « lý thuyết chủ mưu»( théorie du complot), lúc nào họ cùng tìm được lý do để nói ngược li mt cách bướng bnh, mù quáng. Chẳng hạn họ tin rằng : chiến tranh VN được gii quyết bi « một nhóm siêu quyền lực Do Thái ». Viên nghiên cứu xã hội học Hoa kỳ đã đưa ra một nhận xét về người VN : « thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu kh năng suy tư dài hạn và linh hoạt ». Do cái học từ chương, trích cú, hc thuc lòng không cần suy nghĩ, lý luận trong nhiều thế kỷ qua, học không phương pháp từ đầu đến cui, không thử nghiệm thực dụng, nên kiến thức không có hệ thống và căn bản.
         Người VN không xử dụng tất cả những phương pháp suy luận của tư tưởng : phân tích, tổng hợp, diễn dịch, qui nạp, so sánh và thường phm phi nhng li lm ca tư duy như :
         a/ Vơ đủa c nm : trong ngôn ngữ thường din t bng nhng ch như : « tất cả đều » , « luôn luôn », « không bao giờ ».
         b/ Lý luận lưỡng phân : chỉ nhìn thấy hoặc đen, hoc trng mà không chấp nhận xám xám. Thí dụ lý luận : nếu anh không phải là bạn tôi thì anh là kẻ thù của tôi.
         c/ đoán :
         Không dựa trên những bằng chứng cụ thể, chính xác, lại đưa ra nhng kết lun vi vã, hàm hồ.
         d/ Phóng đại hoá hoặc giảm thiểu hoá : chuyện nhỏ phóng ra to, chuyện to biến thành nhỏ.
         e/ Lấy tình cảm, cảm xúc làm tiêu chuẩn xét đoán : khi yêu trái ấu cũng tròn, khi ghét trái bồ hòn cũng ngọt.
         f/ Loại bỏ thiên vị hoặc chọn lựa thiên vị : quan tâm trên một chi tiết nhỏ nhặt mà bỏ quên toàn diện.
         g/ Cá nhân hoá : tất cả đều qui v mt cá nhân hoặc qui về mình.
Thí dụ : « lỗi tại anh, tại nó », sự thất bại của một công cuộc, một chính sách là kết quả của nhiều yếu tố, nhưng c đổ ti cho mt cá nhân. Trên đây là tất cả những sai lầm của tư duy cn phi được loi tr. 
 s
         8/ Người Vit THIẾU ĐAM MÊ nên DỄ BỎ CUỘC
         Có lẽ vì chịu ảnh hưởng ca Pht giáo, nên người VN không đam mê gì cả, ngay cả với tình yêu : « Tu là cội phúc, tình là dây oan ».
         Trong khi người Tây phương :  « chỉ có những đam mê và những đam mê lớn mới có thể nâng cao tâm hồn lên đại sự » (Il ny a que les passions et les grandes passions qui puissent élever l’âme aux grandes choses Diderot)
         Con cái thích âm nhạc thì bị cha mẹ giáng cho một câu « xướng ca vô loại »
          Bỏ cuộc giữa chừng vì đam mê nữa vời , do đó người VN không có những nhà tư tưởng ln, nhng nhà phát minh lớn, những nghệ nhân lớn.
         Người VN rt khéo tay, nhưng vì thiếu đam mê nên ít quan tâm đến s toàn hảo của các sản phẩm của mình.

         9/ Người Vit Nam và người Trung Hoa hay DẤU NGHỀ cho nên người VN không quan tâm đến s truyn tha kiến thc hay tay ngh.
         Nước Tàu đã chậm tiến trong mấy thế kỷ vì sự dấu nghề. Nghề hay chỉ được truyn cho con trai. Nhà nào không có con trai thì kể như ngh đó bị mai một. Ngược li Nht Bn, ngh hay có thể truyền cho con gái với điu kin là chàng rễ phải đổi sang h nhà vợ. Chính vì vậy ở Nhật những ngành nghề truyền thống được gìn giữ và những nghệ nhân nổi tiếng được quí trọng như nhng bo tàng sống.
         Người trí thc VN có được mt vn hc thc thì bo bo giữ lấy cho mình để bo v v trí ăn trên ngồi trước. Trong s nhng v thy đại hc VN , có bao nhiêu v để li nhng sách v và công trình có giá trị có thể truyền thừa cho con cháu.
Người Tây Phương rt quan trng v giáo dc và truyn tha. Ngân sách quc gia dành cho giáo dc rt cao. H viết rt nhiu sách để truyn tha kiến thc và kinh nghim thc hành. Người làm bếp viết, người làm vườn cũng viết, th chp nh cũng viết...mi người đều viết.

         10/ Tinh thần BA PHẢI của giới trí thức VN và trí thức Tàu
         Tánh ba phải bắt nguồn từ lý thuyết « Tam giáo đồng nguyên » ở bên Tàu. Cách đây khoảng 1100 năm, các nhà Tống nho đã làm một tổng hợp tư tưởng ba tôn giáo Nho, Phật, Lão và đi đến kết lun là 3 đạo ny cùng nguồn gốc.
         Về mặt lý thuyết thì muốn lý luận sao cũng được (vì là ba phải mà !!!) nhưng về thực hành thì mới tai hại. Khi được thi, các nhà nho vỗ ngực nói mình theo ông Khổng, nhưng khi tht cơ l vn, v quê cưỡi trâu thì nói tôi theo ông Phật, ông Lão. Cái nầy mới thật là tai hại cho xã hội. Người sĩ phu không có lập trường, không đi đến tn cùng tư tưởng ca mình, không có trách nhiệm và tinh thần nhất quán giữa tư  tưởng, li nói và hành động.
         Thật ra Phật giáo tự nó đã là một tôn giáo hoàn chỉnh, không cần phải được chng minh là đồng nguyên, đồng th vi tôn giáo nào khác. Trong Phật giáo ta vẫn có thể nhập thế giúp dân, giúp nước thc hành hnh B Tát và một thời nào đó xuất thế tự tu, tự độ. ( như vua quan thi nhà Trần).Hai lối tu nầy bổ túc cho nhau mà vẫn không mâu thuẫn. Trong PG vẫn có ý niệm về một trật tự xã hội, về một nền chính trị quốc gia. Nhưng khác với đạo Khng, trong Pht Giáo không có dạy : « Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung ». Đức Pht không có dạy dân phải đối vi vua chúa như thế nào, nhưng Phật dạy rất nhiều (10 điu) mà vua chúa hay nhà cầm quyền phải gìn giữ :
         Mười nhim v ca nhà vua (thập vương pháp) được ghi li trong tin thân :
         a- Vua phải rộng rãi, bố thí và bác ái.
         b- Vua phải giữ 5 giới của người cư sĩ.
         c- Vua phải hy sinh tất cả vì hạnh phúc của dân.
         d- Vua phải chính trực : ông phải xa lìa sự sợ hãi và thiên vị, thành thật trong ý định và không được la bp qun chúng.
         e- Vua phải sống một đời gin d và không được xa hoa.
         f- Vua phải có một số tính tình hoà nhã.
         g- Không thù hận, ác độc.
         h- Vua phải cố tạo hoà bình và ngăn ngừa chiến tranh.
         i- Nhẫn nhục : ông phải có thể chịu đựng nhng khó khăn, khổ nhọc và những sự nhục mạ mà không mất bình tỉnh.
         j- Vua không được đi ngược vi ý chí của toàn dân (trích con đường thoát khổ W. Rahula- Thích nữ Trí Hải) 
         Những nhiệm vụ trên không phải là không thể thực hiện được, hu hết nhng nguyên thủ ở các quốc gia dân chủ hiện tại trên thế giới đều thc hin nhng nhim vđức tính trên, chỉ có ở những nước độc tài thì khác hẳn. Ngày xưa các vua quan thời Lý Trần ở nước ta, đều là những bậc gương mu như thế. Nh thế nước ta đã được thái bình thịnh trị trong nhiều thế kỷ.

  
KẾT LUẬN
Chúng ta đã đim qua nhng vn đề văn hóa tng quát và những bản sắc văn hóa Vit Nam. Đến đây có 2 câu hi được đặt ra:
         1- Nước ta b đô h bi nước Tàu c ngàn năm, ti sao dân tc Vit Nam không b đồng hóa trong khi tt c nhng chng Bách Vit khác đều b đồng hóa?
         2- Người VN thông minh, khéo léo, ti sao nước ta vn lc hu, dân ta vn lm than đói kh?
Đây là 2 câu hỏi mà mỗi người VN phi t vn, tìm hiểu, tìm ra giải pháp cho chính mình, gia đình mình, đoàn thể và cộng đồng mình để cho mi người VN tr nên lành mạnh hơn, trí tu hơn, ng hu mt ngày nào đó, khi điu kin cho phép ta tr v xây dng li quê hương.



1 nhận xét:

  1. Bài thật hay và xúc tích. Xin cảm ơn BS Nguyễn Tối Thiện.

    Trả lờiXóa