Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

Bài số 3.02: Bài thuyết trình về Tư Tưởng thời Tự Chủ

soạn giả Nam Định
Bài này gồm 5 phần:
1.                     Dẫn nhập (những điều cần biết)
2.                     Thuyết trình (gợi ý)
3.                     Tham luận (diễn giải kỹ càng)
4.                     Biên bản buổi hội luận+Tài liệu tham khảo.
5.                     Trau dồi kiến thức.

Phần 1 :
DẪN  NHẬP (những điều cần biết)

Chúng ta ai cũng biết: Ý chí phát sinh hành động. Nhưng tư tưởng lãnh đạo hành động. Do đó tư tưởng lạc hướng nguy hiểm vô cùng; vì ra tay tàn phá đất nước mà cứ ngỡ là xây dựng.
Nhìn thời đại Hồ Chí Minh thì rõ, ông ta hô hào Tam Vô: Vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo để tiến tới Đại Đồng thế giới, ấy thế mà cũng đã dụ dỗ được không biết bao nhiêu nai tơ trí thức theo phò mà cứ ngỡ là mình đi xây dựng đất nước và hạnh phúc cho dân tộc; mặc dù ông ta vẫn gọi bọn này là "Thành phần ngu xuẩn hữu ích", ấy thế mà họ vẫn cứ lăn xả vào như con thiêu thân để tự tàn phá đất nước hủy diệt nòi giống.

ü     Do đó tìm hiểu tư tưởng các thời tự chủ là điều phải làm để bảo vệ sự tự chủ của thế hệ đương thời. Sau khi nghiên cứu thì ta thấy muốn giữ được sự tự chủ thì phải có:
A.    Kiến thức cao tư duy độc lập thì mới phê phán đúng mức được.
B.     Tư tưởng hợp thời và phong phú thì mới nảy sinh ra nhiều sáng kiến thoát hiểm.
C.    Tâm Việt và Hồn Việt thì mới có thể kết hợp dân tộc từ trong tâm kết hợp ra được.

Tư tưởng tìm ở đâu?
1)      Tư tưởng lãnh đạo hành động, do đó dựa trên hành động chúng ta có thể suy ra được tư tưởng.
2)      Mặt khác, tư tưởng được ghi lại trong tiếng nói, trong bức họa, trong hoa văn trên đồ gốm hay trong tác phẩm điêu khắc.
Tác giả những ký hiệu này chỉ là người đề xướng, nhưng người dân có phụ họa thì những bản văn đó mới được lưu truyền cho tới ngày hôm nay bằng bia miệng hay bia giấy.

Vậy thì: Ta có thể dựa trên hành động hay dựa trên những di chỉ nguyên thủy để suy ra tư tưởng người xưa trong việc dựng nước và giữ nước được gọi chung là thời kỳ tự chủ.
Từ đây chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm để giữ nước thì mới tân trang xứ sở cho bằng người được; còn mất tự chủ là mất hết sạch quyền tân trang đất nước.
Theo quy luật thiên nhiên: Khoa học tiến bộ thì suy nghĩ cũng phải đổi; bằng không thì bị đào thải vì lạc hậu, thụt lùi.

Tỷ dụ:
Chúng ta tìm thấy gốm vân thừng, thì ta suy ngay ra là ở thời điểm hoang sơ loài người đã biết lấy dây leo kết lại thành dây thừng để trói thú. Một đầu buộc chặt vào gốc cây, đầu kia làm một cái thòng lọng cho vào chân chú bò đang ngủ dưới gốc cây; thít chặt lại rồi bỏ chạy. Chú bò giật mình, giật giật cái chân thế là bị cột chân quanh gốc cây. Chừng nào cần ngả thịt thì đợi lúc chú ngủ một mình đem vồ ra đập chết là có thịt tươi ăn liền.

Ghi chú: Đồ gốm là đồ làm bằng đất nung; hiện nay chúng ta vẫn dùng như bát đĩa, ngói gạch…. Hoa văn và cách tạo hình cho ta biết văn minh và tư tưởng của người thời đó (16)
[

Kiến thức cần biết:

Muốn tìm hiểu tư tưởng trong các di chỉ của tiền bối thì bắt buộc chúng ta phải biết rõ sự khác biệt của:
-        Thanh và Âm.
-        Tiếng Kêu và Tiếng Nói.
-        Các loại ký hiệu.

1)           Sự khác biệt của Thanh và Âm:
Thanh và âm đều là sự rung động của thanh quản trong cuống họng. Thanh là sự rung động không có nghĩa như tiếng trống, tiếng chiêng; còn âm là sự rung động có ý nghĩa mà ta gọi là tiếng nói. Trong tiếng nói có giọng mỗi người một khác. Mỗi dân tộc chỉ có một tiếng nói, nhưng nó được phân loại tùy theo cách sống của từng dân tộc một. Do đó chúng ta chia cách ăn ở ra làm 5 giai đoạn từ sơ đẳng cho đến siêu đẳng, và ta có 5 cách sống sau đây thay đổi theo văn minh vật chất mà ta gọi là:
(1)   Nền văn hóa sơ đẳng.
(2)   Nền văn hóa hạ đẳng.
(3)   Nền văn hóa trung đẳng.
(4)   Nền văn hóa thượng đẳng.
(5)   Nền văn hóa siêu đẳng.

Sơ đẳng là nói văn bất thành cú. Nghĩa là chỉ nói những tiếng chính hay lấy tay chỉ chỏ, mồm nói lắp bắp.
Hạ đẳng là tiếng nói thô tục của tam đại bần cố nông mà "Bắc Hồ" bắt mọi người phải ăn nói như vậy, còn không là phạm tội Tư Sản Trí Thức như: "Bác" phát bằng sáng chế Hố Xí 2 ngăn (một bên để chứa phân một bên để chứa nước tiểu mà người đi cầu không được phóng uế 2 thứ cùng một ngăn. Vì vậy nên khi bộ đội cụ Hồ "giải phóng" Saigon mới đổi nhà bảo-sanh thành xưởng đẻ, cầu tiêu thành chuồng đái, chuồng iả (theo ý niệm của hố xí 2 ngăn).
Trung đẳng là thời trưởng giả học làm sang, mua quan bán tước nên mới nảy nòi ra bằng giả, bằng mua, bằng đểu…quan chức thì nói tiếng Việt không thông vì thất học như thời đại Nguyễn Tấn Dũng hiện tại.

Thượng đẳng là thời con người cố học để diễn tả ý của mình một cách văn hoa không văng tục.
Siêu đẳng là lời văn uyên bác như hịch tướng sĩ, bình Ngô Đại Cáo, thơ Hồ Xuân Hương với lời văn thoát ý thanh tao với tử vận nhưng lại hàm ý giao tình - Tử vận là cái vần ít thấy như vần uông (chuông), vần hom (hỏm hòm hom).

2)           Sự khác biệt của Tiếng Kêu và Tiếng Nói:
Tiếng kêu là tín hiệu dùng để chuyển tin cho nhau.
Tiếng nói là âm thanh dùng để diễn tả tư tưởng có mạch lạc: Thành câu, thành đoạn, thành chương, thành quyển.
Tiếng nói gồm 2 loại là Đơn Âm (mono-syllabe) và Đa Âm (multi-syllabe).

Còn độc âm là uni-syllabe, thì chỉ có ở loài vật mà thôi, ta gọi là tiếng rống (bò), tiếng gầm (hổ), tiếng hú, tiếng hí, tiếng kêu, tiếng hót …..
Thanh đầu chỉ có trong tiếng đa âm như chữ SPORT chẳng hạn: Sì.. là thanh đầu, còn Port là âm chánh. Thanh đầu không có trong tiếng đơn âm hay tiếng độc âm.

Tiếng Việt thuộc loại đơn âm nên không có thanh đầu, mà có bội vận.
Tỷ dụ như chữ Thương thuộc vần ƯƠNG – ương là chánh vận, còn TH là bội vận THờ; vậy thì th là một chùm nên phải viết hoa cả 2 chữ TH mới đúng.
Âm Tiết là một đoạn của một chuỗi âm nên chỉ có ở tiếng đa âm mà thôi. Tiết có nghĩa là đốt cây (tre, nứa hay trúc …).
Tiếng Việt thuộc loại đơn âm nên không có Âm Tiết mà có Âm Vị (tức vị trí của âm đó trong toàn bộ âm thanh tiếng Việt). Như vậy thì dictionnaire phải gọi là Tự Vị mới đứng, còn gọi Tự Điển (hay Từ Điển) là sai nghĩa; vì Tự Điển là nói nguồn gốc của chữ đó bắt đầu từ đâu, ý nghĩa ra sao, nay biến đổi như thế nào (4).

3)           Các loại ký-hiệu:
Ký hiệu là hình vẽ để ghi lại ý muốn của tác giả. Ký có nghiã là ghi lại, hiệu có nghĩa là ý muốn.
Ký hiệu gồm nhiều loại như ký ước, ký tự, ký âm…
Ký ước (hay ước hiệu) là ghi lại ý muốn như bảng chỉ đường cho xe hơi chạy.
Ký tự là ghi lại tiếng nói.
Ký âm dùng để ghi âm điệu của một bản nhạc.


Tiếng nói:
nguồn gốc và biến thái
Tiếng nói bắt nguồn từ cuộc sống quần cư, con người có nhu cầu truyền tin cho nhau. Thời kỳ quần cư bắt nguồn từ ngày biết cách sản xuất ra thực phẩm bằng nghề Nông và nghề nuôi gia súc (Du Mục).
Nghề Nông phát xuất cách đây 15.000 năm (13.000BC) ở vùng Đông Nam Á (nay gọi là lục địa Trung Hoa). Nghề Du Mục phát xuất từ IRAN ở Trung Đông (cũng vào khoảng này), vì nhu cầu di theo cánh đồng cỏ nên họ gặp dân Nông Nghiệp ở lưu vực sông Hoàng (Hoàng Hà) dưới thời nhà Hạ (1.700BC-1.5000BC). Theo lịch sử thì nhà Hạ chỉ là sự chung sống hòa bình giữa dân nông nghiệp và dân du mục. Mãi đến năm 1.300BC mới có luật thành lập quốc gia bằng văn tự hẳn hoi, đây là thời nhà Thương (1.500BC-1.300BC) đổi danh hiệu thành nhà Ân (1.300BC-1.122BC), sau đó là nhà Chu.
Do đó chúng ta có thể kết luận được rằng: Từ tiếng kêu ú ớ có từ 2 triệu năm nay, biến thành tiếng nói sơ đẳng ở thời điểm 13.000BC; từ đó đời sống phát triển nên tiến nói tiến từ Sơ Đẳng sang Hạ Đẳng, rồi đến Trung Đẳng. Tiếng nói Trung Đẳng bắt nguồn từ ngày biết làm mành mành, viết lên đó; đi đâu thì cuốn lại rồi sách theo nên ta gọi là CUỐN SÁCH (coi hình sớ Táo Công trên cổ thư thì rõ). Muốn làm được mành mành thì phải vùng có tre, có nứa, có vầu và có dao để chẻ lạt, có cưa để cưa đốt tre; tức là ở thời kỳ đồ sắt, còn thời đồ đồng không làm được.
Từ đó suy ra thì chữ viết xuất hiện vào khoảng 600BC và chúng ta cũng chẳng lấy làm lạ là trận đánh giữa Việt Vương Câu Tiễn và Ngô Phù Sai để lại bằng bia miệng dưới dạng huyền thoại 100 trứng, 100 con.
Hiện nay chúng ta đang ở thời kỳ tiếng nói Thượng Đẳng. Vậy thì chúng ta phải cố ăn nói sao cho người kính trọng, đừng để đi đâu người ta cũng coi khinh như du khách Trung Cộng.

----------------------


Dàn bài cho phần thuyết trình
Chúng ta nghiên cứu những thời tự chủ sau đây:

A.    Thời Hùng Vương (2.879BC – 250BC)
a.  Lúc ban đầu lập nước Văn Lang (2.79BC–600BC); lúc này chưa có ý niệm quốc gia, chưa có chữ viết và tư tưởng chỉ được ghi tóm lược trong những danh từ: Tạo hóa, Lý Dịch, Miêu Lịch, Đồng Hồ, Xã Hội, Lý Trưởng. Tuy ngắn gọn nhưng đã cho chúng ta suy ra được học thuyết xây dựng con người và đất nước như quốc hiệu Văn Lang, danh xưng Việt, danh từ Bộ Lạc, lạc Hầu, Lạc Tướng.

b. Thời bành trướng: Hội nhập nước Ngô vào nước Văn Lang.
Tư tưởng để trong chuyện tích Âu Cơ Lạc Long (600BC-257BC). Từ Việt vương Câu Tiễn (600BC) đến thời Thục Phán (257BC) với lễ hội đền Hùng ở Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (200BC) và nhiều di chỉ khác được phân tích ở phần thuyết trình.

B.              Thời Nhà Lý: Bình Chiêm phạt Tống. Tư tưởng ghi trong 4 câu thơ Tuyên Ngôn Độc Lập là:
-   Nam quốc sơn hà Nam Đế cư,
-   Tiệt nhiên định mệnh tại thiên thư.
-   Sơn hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
-   Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

C.              Thời nhà Trần chống quân Mông.
Tư tưởng để trong hịch tướng sỹ và nhà vua tự tay đốt kho đơn kiện những kẻ Việt gian đã cộng tác với giặc.

D.              Thời Lê Lợi chống quân Minh.
Hành động tha cho Vương Thông (độ lượng và khoan dung).

E.               Thời Tây Sơn thống nhất đất nước và chống ngoại xâm.
Tư tưởng để trong khẩu hiệu xây lực và niên hiệu Quang Trung cùng với viện Sùng Chính Học để làm hướng xây dựng sức mạnh từ dân vươn lên.

F.               Đúc Kết:
Ø      Tóm lược tư tưởng từng thời đại.
Ø      Giải quyết vấn nạn hậu cộng sản.
--------------------------------------------

Phần 2 :
THUYẾT  TRÌNH (gợi ý)


A.    Thời Hùng Vương
(2.879BC – 250BC)
Thời kỳ Hùng Vương được chia ra làm 2 giai đoạn:
1.      Xây dựng đất nước để chống lại nước Ngô.
2.      Bành trướng: Sát nhập nước Ngô vào nước Việt để xóa bỏ chiến tranh bất tận vì lãnh đạo hiếu chiến; sau đó xây dựng xã hội hài hòa giữa 2 dân tộc Ngô và Việt.
[

Thời kỳ xây dựng nước Việt (2.879BC – #600 BC)

Lúc khởi thủy lập nước Văn Lang để chống nước Ngô thì chưa có ý niệm quốc gia, chưa có chữ viết.
Tư tưởng được ghi trong những danh từ như: Tạo hóa, Lý Dịch, Miêu Lịch, Đồng Hồ, Xã Hội, Lý Trưởng ấy thế mà đã vạch ra được lộ trình xây dựng nước Văn Lang với danh xưng Việt.
Ø      Giải mã được danh từ Văn Lang và danh xưng Việt là đã thấy tư tưởng uyên bác của người xưa rồi.
[

Thời kỳ bành trướng: Từ Việt vương Câu Tiễn (Quảng Đông) đến thời Thục Phán (#600BC–257BC).


Hội nhập nước Ngô (Chiết-Giang, Phúc-Kiến và Hồ-Nam ngày nay) vào nước Văn Lang. Tư tưởng để trong chuyện tích Rồng Tiên khai quốc, Âu Cơ Lạc Long (600BC-257BC); vạch rõ các yếu tố căn bản về: Việt Giáo, Việt Đạo, Việt Triết và cách tìm nguyên nhân suy thoái để Thoát Hiểm thuộc về lãnh vực chánh trị đương thời (2)

&

Thời lập quốc:
2.879BC-600BC

Chuyện kể rằng:
 ·          Nước Việt được thành lập vào năm 2.879BC bằng sự kết hợp của 15 bộ lạc, lấy quốc hiệu là Văn Lang.
 ·          Cương vực từ hồ Động Đình, phía nam sông Dương Tử đến tận đèo Hải Vân. Và từ Đông Hải đến sông Cửu Long.

Bộ Lạc là một vùng an lạc có Lạc Vương, tức Lãnh Vương quản trị với sự trợ giúp của Lạc Hầu (Quan Văn) và Lạc Tướng (quan võ). Bộ Lạc là tiếng Việt dùng để chỉ một nước nhỏ trong một khối có quyền tự trị theo chế độ dân chủ phân quyền. Ngày hôm nay gọi là Tiểu Bang.
Vì thực dân Pháp muốn hạ nhục nên dịch chữ Bộ Lạc thành Tribu và Chef de tribu. Tribu tiếng Việt gọi là Tù, có tù trường (Chef de tribu); tức một sắc dân sống cô lập trong rừng thuộc một lãnh thổ nào đó như dân da đỏ bên Mỹ chẳng hạn.

Khi thành lập nước Văn Lang thì các đơn vị hành chánh trên được gọi chung một danh từ là Làng do đó chức vụ không thay đổi nên nơi thì gọi là Lý Trường nơi thì gọi là quan lang.
Ø     Vậy thì chữ Lý có trước chữ làng. Chữ làng bắt đầu có từ năm 2.879BC. Chữ Lý có sớm lắm là 13.000BC là thời điểm quần cư bên ruộng lúa.

Vì hợp thành nước bằng đơn vị làng nên việc chung của đất nước thì gọi là việc XÃ HỘI. Xã là làng và hội là hợp lại với nhau thành nước nhỏ trước, nước lớn sau.
Vì theo chế độ dân chủ phân quyền nên chúng ta mới có câu: Lệnh vua còn thua lệ làng.
Dân chủ đầu phiếu của Tây Phương là loại Dân Chủ Ủy-Quyền; còn dân chủ Phân Quyền là dân Chủ Thực-Quyền.

Bàn về cương vực:

Theo sử sách ghi chép thì cương vực nước Văn Lang bắt đầu từ phía nam sông Dương Tử, nơi có núi Ngũ Lĩnh và Hồ Động Đình xuống tận đèo Ải Vân (2).
Phía đông giáp biển, phía tây giáp sông Cửu Long. Về sau Ải Vân đổi thành đèo Hải Vân vào năm 1471 là năm nước Chiêm và nước Đại Việt hợp nhất để xóa bỏ chiến tranh bất tận vì nhu cầu của giai cấp cầm quyền ở thành Đồ Bàn (7)  

Vào khoảng năm 600BC, vì nước Ngô gây chiến liên miên nên Lãnh Vương vùng Lạc Việt tên là Câu Tiễn đã thắng Ngô Phù Sai và hội nhập nước Ngô vào nước Việt theo chế độ Liên Bang dân chủ phân quyền nên dân 2 nước sống hài hòa với nhau cho tới năm 111BC (gần 500 năm thanh bình). Vì thế nên sau này mới có thành ngữ Bắc Hán, Nam Việt lấy sông Dương Tử làm ranh giới (6).


Bàn về danh từ TẠO HÓA v à D ỊCH

Danh từ Tạo Hóa thuộc về Triết Học, có sau thời ổn cư (2.879BC).

Nguồn gốc Tạo Hóa và Dịch lý:
1)       Khi cuộc sống an bình thì con người ở đâu cũng đều muốn biết về nguồn gốc loài người. Nhưng lúc đó,còn nhiều điều bí ẩn. Do đó mỗi triết nhân, mỗi tôn giáo đều tưởng tượng ra một đấng thiêng liêng cao cả đẻ ra loài người để bảo vệ triết  thuyết của mình là đúng tuyệt đối.
2)      Đặc biệt là mọi triết gia đều khẳng định là phải có một ông đẻ ra nhân loại (chứ không phải bà): Đàn ông có chửa mới oai, đàn bà có chửa thế gian bình thường!
Và ông này lại không có vợ. Tạm gọi chung là ông Trời (một ý niệm theo tư tưởng phụ hệ và phụ quyền của dân du-mục). Nơi thì bảo ông Trời là Thượng Đế. Chữ Đế có sớm lắm là thời Tần Thủy Hoàng Đế (#230BC), nhà Hạ, nhà Thương (Ân) và nhà Chu chưa có danh từ Đế, chỉ có danh từ Vương mà thôi.
3)      Dân Việt có tính bướng đầu, tuy không phản bác được nhưng thấy vô lý nên vẫn đặt câu hỏi: Không có vợ làm sao có con?
Ông Trời đẻ ra loài người thì ai đẻ ra ông Trời?... Cứ thế lần đi thì thấy phi lý, nhưng vì hiếu hòa nên dịch ý niệm cương vực của Thượng Đế là bàu trời (Le Ciel), và ổng chỉ cần thò cái mặt ra để quan sát thế gian là đủ. Ban đêm ông đi ngủ nên gọi là Mặt Trời (tức cái mặt của ông Trời = le soleil)

Theo trực giác dân Việt khẳng định là Tạo Hóa sinh ra tất cả vạn vật, có nghĩa là do sự biến đổi của môi trường sinh ra vạn vật trong đó có loài người.
Chữ Tạo là sinh ra, chữ Hóa là biến đổi, tức do sự biến đổi vạn vật nên nó sinh ra.
Tỷ dụ: Cơm được tạo ra bởi sự biến hóa của gạo+nước+nhiệt mà ra.

Từ ý niệm tạo hóa nên mới đẻ ra Lý Dịch, tức lý lẽ biến đổi của vạn vật.
Vì lúc đó còn nhiều huyền bí nên mới suy ra là các sao trên bàu trời ảnh hưởng đến cuộc sống trên trái đất; do đó mới có Lý Dịch. Lý dịch phát xuất sớm lắm là 8.000BC. Lúc đầu còn dò dẫm, sau thuần thục hơn nên mới kết luận rằng cuộc sống chỉ có 384 trường hợp; con người không rơi vào trường hợp này thì rơi vào 1 trong 384 trường hợp.
Họ lý luận như sau.
           ·          Gạch ngang là Dương tượng trưng cho trời.
           ·          Gạch đứt là Âm tượng trưng cho đất.

Âm Dương kết hợp thì sinh ra sự sống (tức là muôn loài trong đó có loài người), và đó là một Quẻ Đơn có 3 nấc gọi là Tam Tài. Quẻ đơn đứng một mình không vững nên phải có đôi, tức quẻ kép gồm 6 hào.
Như vậy là ta có 8x8=64 quẻ kép, mỗi quẻ kép có 6 hào. Mỗi hào tượng trưng cho một trường hợp của đời sống.
Như vậy là có tất cả 384 trường hợp (64x6=384) mà thôi (?).

Vì Lý Dịch có khoảng trống nên ông Khổng Tử (về cuối đời, khoảng 510BC) mới thêm nhiều giải thích nghe rất hấp dẫn để biến Lý Dịch thành Kinh Dịch cần cho sự gụy biện về thuyết Thiên Mệnh của ông ta.
Sự giải thích này được gọi là SOÁN TRUYỆN. (5)
Định nghĩa của chữ là lý lẽ có thể sai, còn Kinh là nguyên lý không thể sai được.

Ø          Con người xuất hiện vào khoảng 2 triệu năm nay. Dựa trên lịch sử đồ gốm (16) người ta phỏng đoán là:
-   Con người tự tạo ra thực phẩm bằng nghề cầy cấy hay chăn nuôi và có cuộc đời quần cư vào khoảng cách đây 15.000 năm (13.000BC). Nhân số trên toàn cầu lúc đó không quá 3 triệu người; hữu sinh vô dưỡng vì đói ăn, thú vồ, tai nạn mội sinh và nhiều nguyên nhân khác (17).
-   Tiếng nói bắt đầu có trong cuộc sống quần cư, sớm lắm là 15.000 cách đây (13.000BC).
-   Lập quốc để đánh nhau bắt đầu vào năm 2.879BC, niên đại chánh xác giữa Ngô, Sở và Việt ở Hoa Lục.

Bàn về danh từ Đồng Hồ
Dụng cụ để đo thời gian có từ ngày biết cách cầy cấy, lằm bằng cái vại nước đục thủng một lỗ rò-rỉ từng giọt một. Tức có vào khoảng 13.000BC. Đến thời đại đồ đồng (khoảng 1.000BC) thì thay bằng cái hồ đựng nước bằng đồng nên gọi là  cái Đồng Hồ  mà  ngay nay chúng ta vẫn dùng (8)
[
Kết luận về tư tưởng dân Việt
ở thời lập quốc
Dựa trên những danh từ còn dùng cho tới ngày hôm nay như: Tạo Hóa, Lý Dịch, Đồng Hồ , Lý Trưởng, Làng Xã, "lệnh vua còn thua lệ làng" thì chúng ta thấy tư tưởng người thời đó thực tế, đã suy đoán ra nhiều điều xác thực cần cho cuộc sống. Nghĩa là khi lập quốc họ đã có triết lý về:
1.      Việt Giáo (xây dựng con người, nay ta gọi là Nhân Văn Việt Tộc)
2.      Việt Đạo (xây dựng xã hội hài hòa)
3.      Việt Triết (hiện đại hóa nếp sống hay cập nhật văn hóa theo văn minh thời đại)

để hướng dẫn cuộc sống văn hóa siêu việt của xã hội Văn Lang (tự trọng) của người Việt (cầu tiến). Tuy chưa đạt tới nhưng đó là những mục tiêu để hoàn thành một xã hội văn minh.

Thời Hùng Vương đã phải để ra 2.600 năm để hoàn tất mục tiêu (2.879BC-257BC). Trong suốt thời gian này, các sử gia Tàu cũng như Việt đều không nói tới sự vô trách nhiệm, tham quyền cố vị hay lơ là việc nước của bất cứ thời Hùng Vương nào cả.

Ngày hôm nay chúng ta được hưởng công đức này, vậy tại sao chúng ta lại có tư tưởng vọng ngoại, khinh rẻ tổ tông để đến nỗi có nghịch lý này?

Ôn cố:
Tổ tiên có tư tưởng uyên bác, có cái nhìn viễn kiến, có óc triết lý thực tiễn chứ không suy đoán viển vông nên mới có tinh thần khai phóng, kết hợp, cầu tiến và tự trọng cùng với cái lý luận sâu sắc ở thời điểm văn minh khoa học sơ khai.
Đó là nguyên nhân phát sinh sáng kiến nên đã đặt mục tiêu tiến tới sau cùng (cứu cánh) phải là: Uy vũ Rồng đức độ Tiên

ü     Rồng dùng uy vũ vạn năng để bảo vệ công lý.
ü     Còn Tiên lấy trái tim nhân ái để độ luợng và bao dung trong mục đính tạo cuộc sống hài hòa trong xã hội loài người.
ü     Con người phải tiến đến khí phách Rồng Tiên và văn hóa Lạc Hồng thì mới xứng đáng là dân Việt, sống cho mình và sống cho người.


Tri Tân:
Nay, tại sao con cháu để đâu mất sạch sức mạnh tâm linh rồi?
Chúng ta có cùng tài năng và trí tuệ như tổ tiên, vậy tại sao lại khốn khổ như thế này?
Phải chăng thế hệ chúng ta đã lạc hồn dân Việt rồi hay sao? Nếu vậy phải chiêu hồn dân Việt mau mau thì mới thoát hiểm được.

&

Thời kỳ bành trướng:
(#600BC–257BC).

Nhận định: Chữ viết bắt đầu có khoảng 600BC, lúc đó viết trên mành-mành. Đi đâu thì cuốn lại rồi sách đi nên được gọi là Cuốn Sách mà ngày nay chúng ta vẫn dùng, hoặc hí họa bằng sớ Táo Quân chầu trời (thuộc thời đại đồ sắt).
Vì thế nên ông Phạm Lãi và Văn chủng đã ghi lại kinh nghiệm cuộc chiến 20 năm nằm gai nếm mật để có trang sử huy hoàng dưới dạng Huyền Thoại Rồng Tiên để truyền khẩu cho hậu thế kinh nghiệm xương máu này. Dựng chuyện làm sao để ai ai cũng muốn nghe và cũng muốn kể lại cho con cháu mà chúng ta gọi là bia miệng: Trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

Thời kỳ này chia làm 2 giai đoạn có cuộc sống hài hòa là thời Việt Vương Câu Tiễn (#600BC-#300BC) và Triệu Đà (#300BC-111BC)

Việt Vương Câu Tiễn
(#600BC-#300BC)

Chuyện kể như sau:
Vào khoảng năm 600BC, Lãnh Vương vùng Lạc Việt (tức Quảng Đông ngày hôm nay), tên là Câu Tiễn bị vua Ngô tên là Phù Sai đánh trả thù vì đã dám chém cụt ngón chân cái của vua ông là Hạp Lư trong khi giao chiến.
Lúc này nước Văn Lang chỉ có 15 bộ lạc (tiểu bang) từ phía nam Tây Giang (chảy ra Hong Kong) đến đèo Hải Vân ngày hôm nay mà thôi.

Khi bị tấn công thì võ quan là Phạm Lãi khuyên nên thủ cho kỹ để hát lâu chầu mỏi thì nó tự ý lui binh. Còn văn quan là Văn Chủng thì đề nghị viết thư xin lỗi đã lỡ tay chém cụt ngón chân cái của Hạp Lư và xin cầu hòa để nhân dân hai bên được hưởng thanh bình.

Câu Tiễn trẻ người non dạ nên cho 2 kế sách đó là nhát, quyết tâm xuất quân để ăn thua đủ…. Cuối cùng bị đánh te-tua chỉ còn vẻn vẹn có 3.000 binh sỹ cố thủ ở Cối Kế (gần Hong Kong) để đợi ngày chết trong danh dự và mất nước luôn.

Nhờ tài ngoại giao của Văn Chủng nên vua Ngô Phù Sai lui binh với điều kiện Câu Tiễn phải đích thân sang làm tù binh thay cho toàn dân.
Văn Chủng ở lại để thay vua điều hành việc nước.
Phạm Lãi theo hầu để đỡ đần và bày mưu lập kế cho vua.
Hoàng hậu tự nguyện xin đi theo chồng (Phụ nữ liên đới trách nhiệm với nam giới có từ thời này chứ không phải bà Ngô Đình Nhu bịa ra phong trào Phụ Nữ Liên Đới đâu).

Những hành động này cho chúng ta suy ra tư tưởng của các vỹ nhân vì nước quên mình, chịu nhục ra sao. Và tư tưởng liên đới trách nhiệm của từng chức vụ một.

Trước lưỡi hái tử thần, Phạm Lãi xúi vua nếm cứt Phù Sai để chẩn bệnh (thương hàn ?), đoán ngày bình phục thì sẽ được thả về nước; vì Phù Sai là con người nhân hậu, chiến tranh chẳng qua là vì thù hận và tự ái cá nhân mà ra.
Sau đó quả nhiên đúng nên Phù Sai làm tiệc ăn mừng, phục chức và thả Câu Tiễn cho về để quản trị việc nước, đồng thời cũng ngỏ lời xin lỗi những việc làm đã qua và khuyên nên chăm lo cho dân tình có hạnh phúc; bỏ qua chuyện xưa để 2 dân tộc sống yên vui với nhau.

Khi về thì Câu Tiễn ngấm ngầm rèn binh luyện tướng, tích lũy lương thảo để phục thù sau 20 năm nằm gai nếm mật. Kết quả chiến thắng quân Ngô, nhưng lại để Ngô Phù Sai bảo toàn danh dự bằng sự tự sát. Sau đó làm lễ án táng trên đồi Cô-tô theo nghi thức Đế Vương.
Sát nhập nước Ngô vào nước Việt (Văn Lang) để có cuộc sống hài hòa bằng sự hội nhập bình đẳng văn hóa theo thể chế dân chủ phân quyền của thời Hùng Vương.
²

Sau khi thắng Ngô Phù Sai thì Việt Vương Câu Tiễn sát nhập nước Ngô vào Liên Bang Việt và chia làm 3 vùng là Ngô Việt (người Việt gốc Ngô ở Chiết Giang), Mân Việt (người Việt ở vùng sông Mân, tức Phúc Kiến) và Bách Việt ở vùng Hồ Nam bây giờ (nơi có Hồ Động Đình) theo thể chế Liên Bang hội nhập bình đẳng.

Vì muốn ký thác chuyện đời bằng huyền thoại Rồng Tiên nên Việt Vương Câu Tiễn đã đổi tên cái hồ này thành Động Đình (thủy cung của Long Vương).
Do đó nước Việt bành trướng thành 18 tiểu bang

Chuyện này còn truyền tụng cho tới ngày hôm nay cùng với tập tục xưng hô theo vai vế đại gia đình, gọi nhau bằng Đồng Bào, trước khi ăn phải mời nhau, trên kính dưới nhường.
Và ngày hôm nay, khi nguy biến thì chúng ta vẫn kêu gọi nhau: Nêu cao khí phách Rồng Tiên, Văn Hóa Lạc Hồng (2).

Đó là sức mạnh tâm linh mà người xưa đã truyền lại bí quyết thoát hiểm cho chúng ta. Há chẳng đáng tự hào về tổ tiên hay sao?
Vậy thì ngày hôm nay chúng ta để lại kinh nghiệm thoát hiểm gì cho hậu duệ đây? Không lý thế hệ chúng ta quỵt nợ đất nước hay sao?

Ôn cố:
Hành động của Việt Vương Câu Tiễn là hành động của bậc trượng phu, chấp nhận hy sinh danh dự cá nhân của mình để mưu cầu hạnh phúc cho dân của cả đôi bên.
Đó là tư tưởng cao thượng, biết tiến thoái đúng lúc mà người bình thường cho là hèn: Ham sống sợ chết.

Tri tân:
Chúng ta học hỏi được gì ở Câu Tiễn để lật ngược thế cờ: Cá nằm chốc thớt trở thành thế chủ động thống nhất lòng người, đem an bình lâu dài cho bên chiến thắng cũng như bên chiến bại?

[
[

Giai đoạn thứ nhì: Triệu Đà
#300BC-111BC

Bối cảnh lịch sử trong vùng vào năm 207BC:
Trước năm 207BC vùng đất thống lĩnh của Triệu Đà gồm: Chiết Giang, Hồ Nam, Phúc Kiến và Quảng Đông. Vùng đất này bị Tần Thủy Hoàng dùng thế đánh gọng kìm để áp đảo. Đồng loạt, xua quân cưỡng chiếm Quảng Đông và Hồ Nam. Triệu Đà áp dụng thế thả mồi Quảng Đông, dồn toàn lực đánh quân Đồ Thư.
Đồ Thư bị giết, quân đoàn lui binh, do đó quân ở Quảng Đông nằm trong địa, nếu Thục Phán liên kết với Triệu Đà để chặn đường tiếp viện qua nước Sở.

Vì kế hoạch thay đổi nên Tần Thủy Hoàng phải đi kinh lý vùng đất mới chiếm được là Quảng Đông để điều nghiên trận địa; nhưng khi trở về Hàm Dương thì bị ám sát trên đất Sở. Do đó:
a.       Phía bắc nhà Tần (Tần Thủy Hoàng) suy sụp, không còn đủ lực để tấn công kháng chiến Triệu Đà nữa. Mặt trận phía bắc được giải tỏa.
b.      Phía tây Hạng Võ thâu hồi chủ quyền trên nước Sở và đang lo diệt Tần.
c.       Phía nam là Thục An Dương Vương, vì nhờ Triệu Đà giúp sức để lật đổ Hùng Vương nên Thục Phán bị Triệu Đà chi phối. Giống như Việt Cộng ngày hôm nay, dựa hoàn toàn vào Bắc kinh để đánh Mỹ cho Tàu hưởng nên bây giờ bị Bắc Kinh sai khiến.

Sở dĩ Triệu Đà chưa dám dứt Thục An Dương Vương là vì sợ lực lượng suy yếu thì Tần Thủy Hoàng sẽ đánh chiếm và mất luôn cả chì lẫn chài: Trai cò tranh nhau, ngư ông thủ lợi.
Nay, lợi dụng nhà Tần đang suy yếu nên ông lẹ tay thanh toán Thục Phán để thống nhất đất nước.

Ø      Vì ở thế chi phối nên Triệu Đà dứt Thục Phán dễ dàng, chưa đầy 1 năm.
Ø      Nước ta ngày hôm nay cũng vậy, sở dĩ Bắc Kinh chưa dứt là vì thế chiến lược toàn cầu chưa cho phép đó thôi.

Năm 207BC ông lên ngôi vua: Đặt Quốc Hiệu là Nam Việt, lấy niên hiệu là Triệu Việt Vương (207BC-182BC)
Năm 182BC ông thắng Lã Hậu (vợ Hán Cao Tổ) nên đổi niên hiệu thành Triệu Vũ Đế cho tới khi mất vào năm137BC.(6)
²

Ông đặt quốc hiệu là Nam Việt có nghĩa là phía nam sông Dương Tử là đất của người Việt.
Khi tình thế ngã ngũ, Lưu Bang diệt xong Hạng Võ vào năm 203BC lên ngôi vơi miếu hiệu là Hán Cao Tổ (chứ không phải Lưu Thái Tổ) thì danh xưng Nam Việt đổi thành Bắc Hán, Nam Việt.
Ngày hôm nay chúng ta vẫn dùng danh xưng nước Nam để chỉ nước Việt, màu vàng của lụa tơ tầm làm sắc thái dân Việt, và Bắc Hán-Nam Việt mà không biết lằn ranh biên giới ở đâu chỉ vì không được học lịch sử Việt và Tàu; chứ bọn Tàu ở Bắc kinh biết rõ mồn một.


Luận về các danh từ của Triệu Đà dùng:
 Nam Việt:
Ý ông muốn nói ông là người Việt gốc Ngô (sinh quán ở Chiết Giang), vì sợ thất nhân tâm nên ông di đô đến Phiên Ngung để chứng tỏ Ngô với Việt là một; và ông áp dụng chế độ dân chủ phân quyền thời Hùng Vương để thống nhất lòng người. Tức là nước đổi chủ chứ không thay đổi thể chế (rượu cũ trong bình mới)
-       Quan lại vùng nào thì quản trị vùng đó.
-       Hài hòa sắc tộc và hội nhập bình đẳng văn hóa như thời Câu Tiễn đã làm với nước Ngô.
Vì thế nên đã tạo được xã hội hài hòa trong vòng 96 năm (207BC-111BC) mà chúng ta nên rút kinh nghiệm để giải quyết vấn đề sắc tộc, vấn đề hận thù, và lòng dân ly tán do Việt Cộng để lại.


Dời đô về Phiên Ngung:
Khi chưa đánh nước Âu Việt của Thục An Dương Vương thì kinh đô của ông ở Phúc Kiến thuộc nước Ngô khi xưa, nay khi không lại chuyển xuống Phiên Ngung ở gần Quảng Châu (tỉnh lỵ Quảng Đông ngày hôm nay) là vì muốn lấy lòng dân Văn Lang để hòa đồng dân tộc trong cuộc sống hài hòa nên ông dời đô về Phiên Ngung, gần tỉnh lỵ Quảng Châu ngày hôm nay.


Thay đổi danh xưng: Từ Vương tiến lên Đế:
Theo ngôi thứ thì Đế là nguyên thủ nước lớn, còn Vương là một chức lãnh tụ trong một vùng của nước lớn. Danh từ Đế bắt đầu có từ thời Tần Thủy Hoàng thâu tóm nhà Chu và nước Sở (221BC). Đế lớn hơn vương.
-        Khi lên ngôi (207BC) thì ông đặt niên hiệu là Triệu Việt Vương, và Lưu Bang đặt niên hiệu là Hán Cao Tổ (203BC). Không ai xưng mình là Đế cả.

Danh từ mới phát sinh: Tàu - Xẩm và Trung Hoa
Năm 183BC, Hán Cao Tổ (tức Lưu Bang) chết. Vợ là Lã Hậu muốn nhiếp chính nên nhốt Thái Tử (con trai đầu lòng của mụ) vào tù để thoán nghịch.
Quần thần bất bình, nhưng phe cánh của mụ lớn. Do đó mụ mới tìm cách gây chiến với lân bang để đẩy đám chống đối ra tiền tuyến đánh trận và đàn áp dân chúng bằng lý do ổn định nội bộ vì nước đang lâm chiến.
Vì nhu cầu chánh trị nên phe của mụ mới áp dụng thuyết Thiên Mệnh của KhổngTử và đặt ra các danh xưng như sau:
  ·    Trung Hoa có nghĩa là Trung Tâm Tinh Hoa của Vũ Trụ, xung quanh toàn là những loại vô văn hóa cần phải đi giáo dục chúng.
  ·    Dân chúng dưới quyền quản lý của triều đình nhà Hán thì gọi là Hán Tộc.
  ·    Người ở đất Trung Hoa thì gọi là người Hoa.

· Đất mụ quản trị thì gọi là Trung Nguyên, tức cương vực nhà Chu khi trước, còn nước Sở thì không tính vì đang được giáo dục thành người.
· Vùng đất phía Bắc thì gọi là Rợ: Bắc RỢ (rợ Kim là Mãn Thanh, rợ Hồ là Mông Cổ).
· Vùng đất phía Tây thì gọi là Quỷ. Tức Ngô Cát Nhĩ và Tibet; lúc này chưa có chữ Tân Cương (Biên cương mới xâm lăng được) và Tây Tạng (Phủ tạng của Bắc Kinh ở phía tây).
· Vùng đất phía Nam thì gọi là Di; tức Nam Di. Ở đó có dân tộc Miêu (tức nước Nam Việt của Triệu Đà), nhưng dân "Hán" phát âm thành MAN nên thay vì gọi tổng quát là Nam Di thì lại chỉ đích danh là Man Di….. Sau này người mình phát âm chữ Man thành chứ Mán rồi tiếp là Mường thành Mường Mán (sinh sống dưới chân núi).

Gây chiến với nước nào đây?
Ngay khi bắt đầu cổ vũ cho chiến tranh thì đột nhiên mụ ta cắt đứt ngoại thương và ngoại giao với nước Nam Việt rồi tung quân đánh chiếm vùng Hồ Nam mà không có tối hậu thư.
Vì bị đánh bất ngờ nên Triệu Đà thua to, nhưng lại dùng kế câu giờ để phục thù nên ra lệnh tiêu thổ kháng chiến để quân Tây Hán phải chuyển lương từ Tràng An đến chiến trường Hồ-nam.

Năm sau, 182BC, Triệu Đà lấy quân ở châu Khâm và châu Liêm (vùng đất Lạc Việt) kéo lên phản công.
Để dân và quân lên tinh thần đi trừng phạt mụ, nên Triệu Đà mới phát động phong trào gọi chúng là một lũ Tàu (có nghĩa là những thằng ngố), và người đàn bà Tàu thì gọi là mụ Xẩm (tức là con lòa). Nhờ chiến tranh tâm lý này nên đã đánh bại đoàn quân xâm lăng không mấy khó khăn ở Tràng Sa (thủ phủ vùng Hồ-nam bây giờ).

Năm kế tiếp, 181BC, Lã Hậu cho phục thù nhưng thua to nên phải rút quân về.

Sau khi đại thắng vào năm 181BC thì Triệu Việt Vương đổi niên hiệu thành Triệu Vũ Đế và sửa soạn binh mã để trừng phạt Lã Hậu; nghĩa là đánh thẳng vào Tràng An, tiêu diệt nhà Hán và sát nhập nước Tàu vào nước Nam Việt thành 1 khối Đông Nam Á do nhà Triệu làm chủ. Lẽ dĩ nhiên là sẽ đổi Nam Việt thành Á Việt hay Siêu Việt chi đó… hoặc chia chúng ra làm nhiều mảnh với các tên khác nhau nhưng phải có chữ Việt như Chu Việt, Tần Việt, Tàu Việt …. giống như Câu Tiễn đã làm đối với nước Ngô. Về sau vua Lê Thánh Tôn (1471) cũng làm như vậy đối với nước Chiêm (7)

Vì sợ bị trả thù nên phe chống Lã hậu có thêm vây cánh, giết mụ đi và đưa Thái Tử lên ngôi Hoàng Đế tức Hán Thái Tôn (miếu hiệu).


Tái lập hòa bình:
Sau khi lên ngôi thì Hán Thái Tôn xin lỗi Triệu Đà vì sự ngông cuồng của bà mẹ nên mới có can qua đáng tiếc xảy ra. Nay chánh thức xin cầu hòa và giao thương như trước để dân 2 nước được yên ổn làm ăn.
Triệu Đà đồng ý nên chiến tranh chấm dứt, hòa bình tái lập.
Lúc đó ở Hoa Lục có 2 vị đế là Hán Đế và Triệu Đế.

Kết luận:
Qua hành động của Triệu Đà thì chúng ta thấy ông là một nhà chánh trị cao, thống lĩnh nước Văn Lang bằng 3 bước:
1.      Cách mạng để thâu tóm nước Ngô và Lạc Việt làm chiến khu đợi ngày phản công.
2.      Giúp Thục Phán lật đổ Hùng Vương để lòng dân ly tán.
3.      Lợi thế chiến lược trong vùng ông đứt Thục Phán rất lẹ.

Nay Bắc Kinh cũng đang áp dụng chiến lược 3 bước này cho Việt Cộng, chúng ta nên thức tỉnh kẻo quá muộn.
Đường lối chiến lược này anh em Tây Sơn cũng đã áp dụng để thống nhất đất nước. Đúng là anh hùng tạo thời thế.

Tư Tưởng của Triệu Đà:

Ôn cố:
Triệu Đà có tư tưởng của một nhà Hiệp Sỹ mưu cầu hạnh phúc cho dân cho nên trong đời của ông không có giặc giã chi cả. Ông là một chánh trị gia đại tài

Tri tân:
Sau khi lấy lại được chủ quyền thì thế hệ chúng ta phải làm gì để có xã hội hài hòa giữa các sắc tộc như thời Triệu Đà? Chúng ta học hỏi được gì ở Triệu Việt Vương và ở vua Lê Thánh Tôn để xây dựng xã hội hài hòa giữa các sắc tộc với nhau?

&
B.     THỜI  NHÀ  LÝ

Sử chép rằng: Nhà Lý có công Bình Chiêm, Phạt Tống; nhưng sau khi thắng trận rồi thì lại kéo quân về chứ không ở lại chiếm đóng đất đai.

Tóm lược hành quân Phạt Tống:
-        Thời vua Lý Thái Tổ (1010-1225) tên nước là Đại Cồ Việt có từ thời nhà Đinh (96-980), di đô ra Thăng Long và xây thành lũy kiến cố.
Lúc đó bên Tàu là nhà Tống, có nhiều việc giải quyết chưa xong (nội chính bất an) nên không sinh sự gì và phong ngay cho Ngài chức Giao Chỉ Quận Vương rồi đổi thành Nam Bình Vương; từ một quận biến thành một nước và chức tước thì từ Quận Trưởng thành Quốc Vương.
-        Thời vua Lý Thánh Tông (vua cháu: 1054-1072) đổi tên nước từ Đại Cồ Việt sang Đại Việt, chỉnh trang lại việc chánh trị cho hợp thời.
Thay đổi binh pháp cho hữu hiệu; nhà Tống bên Tàu thấy giỏi nên bắt chước tổ chức lại quân ngũ của họ như bên ta.

Ưu điểm nước Việt:
Người Tàu đã từng:
1.      Nước Ngô dùng Binh Pháp Tôn Tử đã thua nước Việt dùng Binh Pháp Phạm Lãi.
2.      Quân Đồ Thư đã thua Binh Pháp Triệu Đà ở Tràng Sa (Hồ Nam).
3.      Nay nhà Tống học đòi Binh Pháp của Thống Chế Lý Thường Kiệt mà lại muốn đánh Thày thì thua là cái chắc (8).
-        Đời vua Thần Tông (1068-1078) nhà Tống, cậy có quan Tể Tướng (Thủ Tướng ngay hôm nay) là Vương An Thạch sửa sang lại mọi việc, tìm cách tăng chi để tăng cường quân số nên sửa soạn sang đánh nước ta để giải quyết vấn đề tài chánh nội bộ.
Ø      Nên nhớ rằng binh pháp quân Tống lúc đó là rập theo binh pháp nước Đại Việt, học trò mà dám đánh Thày thì đại bại là cái chắc (§ 8: cuốn 1 trang 100 và 102).
-        Biết trước âm mưu này, nên năm Ất mão (1075) bên ta cử Thống Chế Lý Thường Kiệt và Đại Tướng Tôn Đản dùng binh pháp nước Đại Việt, đem 10 vạn quân tinh nhuệ (100.000 quân thiện chiến) sang phá tan các căn cứ hậu cần của quân Tống ở Quảng Đông (châu Khâm và châu Liêm) và thành Nam Ninh ở Quảng Tây (châu Ung).
Giết chết cả thảy 10 vạn Tống quân rồi lui binh về thế thủ. Trước khi lui binh thì có triệu tập dân chúng, nói lên ác ý của Tống Triều là muốn hại muôn dân, dùng quỷ kế của Vương An Thạch để bóc lột dân nên Ta phải cất binh dẹp loạn an dân; và khuyên dân chúng không nên hợp tác với binh triều nhà Tống (§ 8 cuốn I trang 1000-102)
-        Tống triều được tin thì tức giận bèn hội binh với nước Chiêm, 2 mặt giáp công xóa bỏ nước Đại Việt.
-        Tháng chạp năm Bính Thìn (1076), hai mặt tấn công.

Vì biết trước nên bên ta đã thủ sẵn đóng chốt ở sông Như Nguyệt (tức sông Cầu ở Bắc Ninh bây giờ) để chặn đường tiến quân của binh nhà Tống. Quân Tống lúc đó hát lâu chầu mỏi nên nản chí. Biết thế nao núng của giặc nên:
Ø      Một mặt áp dụng phương pháp Công Tâm (Tâm Lý Chiến) cho quân sỹ lên tinh thần. Tức học tập chánh trị trong nội bộ dân và quân nước Đại Việt.
Ø      Mặt khác đêm đêm cho người lên núi dùng loa ngâm 4 câu thơ tuyên xưng chánh nghĩa như sau:
Nam Quốc sơn Hà Nam Đế Cư
Tiệt nhiên định mệnh tại thiên thư.
Sơn hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
Diễn ý:
Nước Nam là của dân Nam, sách trời đã ghi rành rành.
Kẻ nào xâm phạm, tất sẽ phơi thây.
Ý nói 2 khúc lịch sử sau đây:
1)          Quân Tây Hán sang đánh vào năm 111BC thì phải tự lui binh vì ở thủ đô Tràng An bị bọn Mãng Vương cướp quyền nên phải lui về cứu giá. Hai bên đánh nhau cho mãi đến năm 24AD (vị chi là 135 năm = 7 thế hệ) mới dẹp tan được bọn Mãng Vương và dời đô về Lạc Dương ở phía đông Tràng An nên gọi là nhà Đông Hán; và trước đó mang tên là nhà Tây Hán.
2)          Quân Chiêm lợi dụng Đinh Tiên Hoàng Đế băng hà năm 979AD thì năm sau (980) kéo binh thuyền tiến thẳng đến kinh đô Hoa Lư bằng cửa ông Đáy và sông Vân Sàng, hội binh ở núi Dục Thúy (non nước) tỉnh lỵ Ninh Bình rồi kéo thẳng đến uy hiếp Hoa Lư (cách khoảng 15 km). Không ngờ mới đi được 2/3 thì trời nổi gió to bão lớn, thuyền đắm nên phải thu góp tàn binh lui về nước.
Hai khúc lịch sử này thì quân sỹ bên ta đã học nhập tâm trước khi cất binh sang đánh châu Khâm, châu Liêm và châu Ung rồi. Vậy thì chiến dịch công tâm này là nhằm vào quân Tống chứ không phải quân Việt như sử gia Tàu bóp méo, cụ Trần Trọng Kim sao y bổn chánh.
Còn về chuyện bình Chiêm thì cũng dễ hiểu là Quân Chiêm rây máu ăn phần, theo voi hít bã nên quân Tống thua thì quân Chiêm cũng yếu thế nên phải rút lui.

Thành công phạt Tống của Lý triều không những bảo vệ được tự chủ mà còn làm cho Vương An Thạch mất chức tể tướng và kế sách phục hồi kinh tế của ông cũng đi luôn; do đó Tống Triều không dám nghĩ đến việc xâm lăng nước ta nữa.

Luận về tư tưởng:
Qua những thành công:
-        Sáng tạo binh pháp, chủ động chiến trường.
-        Độ Lượng, Bao Dong, Nhân Từ: đánh thắng Tống và Chiêm rồi lui binh, không giết hại dân lành.
-        Làm sao để có quốc thái dân an, đất nước an bình lâu dài là mục tiêu chánh.
Đây là tư tưởng của kẻ Trượng Phu: Phóng khoáng, cao thượng, nhân ái bao dong và độ lượng khoan dung với kẻ thù. Lấy hạnh phúc của người dân làm trọng dù đó là đối phương hay thù nghịch.
Ngược lại với tư tưởng của kẻ tiểu nhân, chỉ biết gây căm thù để thủ lợi nên tư cách: Nhỏ nhen, hẹp hòi, thù dai, thù vặt như: Lê Chiêu Thống, Gia Long hay Việt Cộng chỉ làm cho đất nước tan hoang, lòng người oán thán; đó là chỉ dấu của sự tụt hậu rồi đi đến tiêu vong.


Ôn cố:
Lúc đó nước ta yếu, lại thế cô nên Lý triều đã tiến đánh phủ đầu rồi về giữ thế thủ là áp dụng binh pháp sáng tạo.
Nhưng làm sao để kết hợp được lòng dân để khai dụng được sức mạnh Tâm Linh thì cái đó mới khó. Hơn nữa là làm sao để kẻ thù suy yếu, lòng người bất phục lại còn khó hơn.

Tri tân:
Nay nước ta lòng người ly tán, đất nước tan hoang, tổ chức xã hội tan rã, vậy ta học hỏi được gì về tư tưởng Lý triều để có thể xoay ngược thế cờ?
Nếu cứ quanh quẫn trong mê hồn trận này thì cuối cùng sẽ tiêu vong. Đừng để con cháu phải ở cái thế không thể gỡ nổi được nữa.
Vậy thì chúng ta phải làm gì để thay đổi lịch sử hiện tại?
&

C.     THỜI  NHÀ  TRẦN
chống quân Mông.
Ở đây chúng ta chỉ bàn đại sự nên chuyện của ông Trần Thủ Độ chúng ta bàn ở phần tham khảo.
Dù ông Trần Thủ Độ có bất nhân, ác đức đến đâu đi nữa thì ông cũng là một vị Cứu Tinh của đất nước; không có ông thì không còn nước Việt nữa, vì dân Việt đã bị quân Mông tàn sát hết rồi.
Nghĩ cho cùng thì việc ông làm chẳng qua là vì sự sinh tồn của dân tộc. Giống như Câu Tiễn vậy: Ô danh của mình là chuyện nhỏ, còn cứu nguy dân tộc mới là chuyện lớn.

Sử chép rằng:
Vua Lý Huệ Tông (1211-1225) mắc bệnh điên sau khi sinh được 2 công chúa là Lý Thuận-thiên và Lý Chiêu-thánh. Chữa mãi không khỏi nên tháng 10 Giáp Thân (1224) truyền ngôi cho con là Lý Chiêu- thánh (lúc đó lên 7) rồi vào chùa đi tu.

Người chị là Lý Thuận-thiên thì đã gả cho Trần Liễu (con cả của Trần Thừa), còn công chúa Lý Chiêu-thánh thì gả cho người em là Trần Cảnh.
Từ trước đến lúc đó, mọi việc đều do Trần Thủ Độ quyết định cả. Tháng chạp năm đó Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng nên gọi là Triều Đại nhà Trần.
²

Lời bàn về công đức của ông
Trần Thủ Độ đối với dân tộc:
Dù yêu hay ghét, khen hay chê, cứ thẳng thắn mà nói thì chúng ta cũng phải công nhận là không có hành động cương quyết của ông Trần Thủ Độ thì dân ta đã bị diệt chủng dưới gót giầy quân Mông Cổ rồi.
Ø     Vậy thì, phải chăng ông ta là vị cứu tinh của dân tộc, mà nhà Lý là vật tế thần để có trang sử oai hùng này?

Không có hành động can đảm hy sinh danh tiếng để cứu nước giúp dân thì làm gì có chiến thắng lẫy lừng:
Châu chấu lại đòi đá xe,
Tưởng chừng chấu chết, chẳng dè xe nghiêng.
Không phải ăn may mà là ý chí toàn dân đoàn kết nên mới có cả thảy 3 lần quét sạch quân thù trong vòng 8 tháng. Trong khi quân Nguyên đánh từ Á sang Âu, đánh đâu được đó. Ba trận chiến tranh đó là:
           ·          Tháng 6 năm Ất Dậu (1285) thua, tháng 2 Đinh Hợi (1287) tái xuất xâm lăng: Tám tháng đánh bật quân thù ra khỏi biên cương.
           ·          Thoát Hoan sang lần đầu tháng chạp năm Giáp Thân (1284) rút tháng 6 Ất Dậu (1285): Bảy tháng đánh bật đế quốc xâm lăng ra khỏi biên cương.
           ·          Thoát Hoan tái xâm lăng tháng 2 Đinh Hợi (1287): Năm tháng đánh bật quân thù ra khỏi biên cương.
²
Tháng 10 Mậu Tý (1288) sai sứ sang cầu hòa – Nguyên chúa ưng thuận, tháng 5 Kỷ Sửu (1289) Nhân Tông thả bọn Ô Mã Nhi về Tàu: Phàn Tiếp vì lo mà chết, vua sai hỏa táng rồi cấp người và ngựa cho vợ con đem về Tàu. Riêng Ô Mã nhi là tên tướng nhan hiểm nên dùng mưu thả về bằng thuyền cùng với vàng bạc châu báu, nhưng ra giữa biển thì bị cướp lấy sạch và làm đắm thuyền nên y chết đuối.
²

Tháng 4 Kỷ Sửu (4289): Ngày định công thăng thưởng và định tội trừng phạt.
Khi luận công thì thăng thưởng đúng mức.
Nhưng khi định tội thì lại khoan hồng nên lòng người ca thán. Vì thế vua bảo ai có bằng chứng cụ thể việc hàng giặc hại dân thì lập hồ sơ để trong kho cáo trạng rồi triều đình sẽ định tội theo luật hiện hành. Dân chúng nao nức tố cáo nhau rồi đem hồ sơ nộp.
Đúng nửa đêm ngày khóa sổ thì chính vua kiểm tra kho cáo trạng và đốt cháy rụi tất cả hồ sơ. Hôm sau thị triều vua ra chiếu nói rằng: Lúc thế giặc đang mạnh, chính Trẫm cũng muốn hàng giặc thì nói chi đến thứ dân. Nay khoan hồng bỏ qua để lòng người yên ổn kiến thiết đất nước.
Kết luận:
Yếu tố chiến thắng là phát huy Tâm Việt và Hồn Việt để có khí phách Rồng Tiên, văn hóa Lạc Hồng thì mới có được:
           ·          Trên dưới đồng tâm nhất trí; kết hợp thành một khối.
           ·          Vua tôi hòa hợp, tinh thần hăng hái, khí phách hiên ngang. Quân sỹ xâm vào cánh tay 2 chữ Sát Thát (Giết quân Nguyên)
           ·          Thành công là biệt tài dụng binh và thu phục nhân tâm của Đức Thánh Trần (Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn).
           ·          Vua tôi độ lượng và bao dong nhưng không nhu nhược.

Ôn cố:
-        Ông Trần Thủ Độ có công với đất nước, ông là vị cứu tinh của dân tộc. Ông là người có tinh thần trượng phu và quyết đoán, không bao gi để tình cảm lấn lướt bổn phận đối với dân với nước.
Việc tàn sát 2 ngàn người nhà Lý là việc phải làm để có trang sử oai hùng. Trong cuộc bảo vệ độc lập nào mà chả có người thác oan.
-        Hội nghị Diên Hồng nói lên tinh thần dân chủ phân quyền của vua nhà Trần.
-        Hịch tướng sỹ nói lên tinh thần quyết không thề phản bội quê hương của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
-        Đắp áo bào lên đầu Toa Đô rồi khen là trung liệt và cho mai táng tử tế (nghĩa cử nhân hậu của nhà vua)
-        Thả bọn Ô Mã Nhi (tinh thần cao thượng của nhà vua)
-        Đốt kho đơn cáo trạng nói lên tinh thần thống nhất lòng người (khoang dung và độ lượng của nhà vua)

Dưới thời nhà TRẦN, ông Trần Thủ Độ, Đức Thánh Trần và nhà Vua tất cả đều là những người có tàicao đức dày, vì nước hy sinh tên tuổi và thân xác của mình; xứng danh là con cháu Rồng Tiên.
           ·          Rồng dùng uy vũ để bảo vệ công lý.
           ·          Tiên có trái tim nhân ái, độ lượng và bao dong.

Tri tân:
Nay chúng ta học hỏi được gì để tu thân cứu nước đây? Có phải mất nước là vì cái tôi quá to nên không thể nào kết hợp được với nhau, nên Việt Cộng vẫn ngang nhiên cười khẩy đè đầu cưỡi cổng chúng ta, kể cả những người tự kiêu nói thì nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu không? 
Tổ tiên vẫn dạy: Trăm hay không bằng tay quen, vậy hãy bắt tay vào việc đi đừng chửi đổng để trăm voi không được bát nước xáo!
&

D.    THỜI  LÊ  LỢI

Sử chép rằng:
Quân Minh sang nước ta (1414-1227) rất tàn ác và dã man. Trương Phụ theo lệnh Minh Thành Tổ phá sạch bia mộ, đốt mọi sách vở một chữ không để sót, tiêu diệt văn hóa Việt và đầy ải cùng cực hình dã man còn khắc nghiệt hơn Hitler đối với dân Do Thái (coi Bình Ngô Đạo Cáo và những hình phạt man rợ ở dưới, lấy trong Tứ khố toàn thư ở Bắc Kinh – 4 kho sách đủ loại).

Mọi người đều trông vào Kháng Chiến Lam Sơn mà Lê Lợi là thủ lãnh, Nguyễn Trãi là mưu thần.
Nguyễn Trãi theo phò Lê Lợi là do lời thúc dục của cha là Nguyễn Phi Khanh, quan đại thần nhà Hồ bị bắt sang Tàu. Biết con đậu Thái Học Sinh (Tiến Sỹ) ở tuổi đôi mươi, có tài cứu dân giúp nước nên ông khuyên con đi về tìm tổ chức kháng chiến mà theo phò chứ đừng theo cha sang Tàu uổng phí tài năng. Ông khuyên con nên quên tiểu hiếu (với cha) mà hãy lo đại hiếu (với dân với nước) thì mới là trai nước Việt:
ü      Nhìn non sông, con ơi nhìn non sông.
ü      Nuốt hận xưa, nhìn nước non sông nhà.
Vì lời hối thúc này nên ông giã từ Thăng Long vào Lam Sơn để phò ông Lê Lợi.

Không có Nguyễn Trãi thì Lê Lợi không thành công, mà không có Lê Lợi thì Nguyễn Trãi cũng đành chôn vùi tài năng của mình xuống suối vàng.
Tuy biết ông Lê Lợi là người có trí lớn, có tài thu phục nhân tâm, nhưng tính tình đa nghi chỉ sợ bọn văn thần thoán nghịch, nhưng ông vẫn cộng tác vì tương lai dân tộc nên hy sinh cuộc sống của mình.
Để xóa bỏ sự hoài nghi này nên ông đã cho người lấy mỡ lợn viết lên lá cây rừng:
ü      Lê Lợi vi vương, Nguyễn Trãi vi thần.
Nghĩa là Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi.

Kiến leo lên ăn mỡ nên lá thành lỗ, đến khi rụng xuống thì theo dòng suối ra sông trở thành lời phán của thần linh.
²

Thoạt đầu kháng chiến từ Nghệ An tiến đánh Tây Đô (tức Thanh Hóa) biến thế công của giặc thành thế thủ (12).
Bên ngoài thì kháng chiến xây dựng cơ sở hành chánh, dậy dân, thu thuế và tuyển thêm quân. Sau đó phái 3 tiểu đoàn ra Bắc thăm dò thế giặc Vương Thông ở Đông Đô (Thăng Long–Hà Nội) với sự cộng tác của các nhóm kháng chiến ngoài đó và sự che chở của dân chúng.

Vương Thông đánh hoài mà không được vì khi lui thì kháng chiến lại trở về giết hại người theo giặc, khi tiến thì chúng lại tan như khói lẫn trong mây (lẩn trong dân).
Ba tiểu đoàn này hành quân quấy rối quanh Đông Đô và áp dụng chiến pháp đánh mau rút lẹ, phân tán mỏng và len lỏi vào dân để tránh bị truy kích đã làm cho Vương Thông mất ăn mất ngủ.
Nhân khi một tiểu đoàn đóng quân ở Ninh Kiều, Vương Thông đem ngay 30.000 quân vây hãm quyết tiêu diệt 1.000 người này.
Không ngờ tiểu đoàn này giăng bẫy. Chiều hôm trước dứt luôn 2 chốt chặn đường rút lui rồi rút ngay vào làng Bụa. Trại Ninh Kiều bỏ ngỏ.

Đêm hôm sau gọi tiểu đoàn bạn đến tiếp chiến, mai phục, đặt chốt ở Tụy Động và Chúc Động (giữa Chương Đức và Mỹ Lương, ngã ba sông đáy và sông Bùi tục gọi là Ngã-ba-thá; tục theo thói quen như tục lệ)

Vương Thông quân tiến đánh Ninh Kiều thì được biết họ vừa chạy vào làng Bụa để tìm đường thoát chạy. Tưởng bở nên khinh địch.
Sáng sớm hôm sau cho một cánh quân tiến đánh làng Bụa, đánh xong thì đốt 3 quả pháo làm hiệu để đại binh chặn đường rút lui và tiêu diệt toàn bộ lực lượng này.

Vương Thông không ngờ là kháng chiến Lam Sơn đã có thêm 1 tiểu đoàn tiếp chiến nên rơi trúng vào ổ phục binh vừa mới giăng ra đêm hôm trước.

Cánh quân tiến đánh làng Bụa thấy yên lặng như tờ nên sinh nghi không dám vô vì sợ phục kích. Trong khi đó bên kháng chiến Lam Sơn đã rút binh ra đồng phục kích, chỉ để 1 người ở lại đốt 3 tiếng pháo lệnh để nghi binh rồi rút đi tăng cường phục kích.
Nghe thấy 3 tiếng pháo hiệu thì Vương Thông hí-hửng, hối-hả thúc quân vào tử địa phục binh.
Do truy kích nên phải tiến nhanh, trong khi đường hẹp lại trơn vì gặp mưa tối hôm trước nên xe kéo pháo đi chậm, quân phải tiến hàng một.

Thế là trúng ngay mưu kế:
Kháng chiến Lam Sơn (gồm 2 tiểu đoàn) cùng dân làng đã đặt chông trên ruộng ngập nước vào tối hôm trước,  xông vào chặt đôi, khóa đầu.
Toán quân tiên phong do Vương Thông dẫn đầu, rơi ngay vào ổ phục binh và Thượng Thư Trần Hiệp cùng Nội quan Lý Lượng bị giết cùng hàng vạn quân, phần thì bị giết, phần thì sợ quá chết đuối, phần vì né tránh nên chạy lao xuống ruộng đầy chông. Chết cả thảy hơn 5 vạn (50.000), và bị bắt hơn một vạn người. Vương Thông, Phương Chính và Mã Kỳ mở vòng vây chạy thoát thân về được thành Đông Đô; tim còn đập, mồ hôi vã như tắm (8).

Trận Tụy Động xảy ra vào tháng 10 năm Bính Ngọ (novembre 1426), trời rét, mưa nặng hạt làm cho đuờng trơn xe kéo súng đi khó khăn, bị trượt nên không đi nhanh được. Ruộng thì ngập nước nên không nhìn thất chông.
Sau trận này thì Vương Thông cố thủ trong thành và cho nguời về Bắc Kinh xin viện binh. Bắc kinh phái Liễu Thăng kéo 100.000 quân qua Lạng Sơn và Mộc Thạnh kéo 100.000 qua Cao Bằng.
Quân Mộc Thạnh án binh ở biên gìới vì trúng kế của Nguyễn Trãi, lúc này là tháng chạp năm Bính Ngọ (Janvier 1427)
Liễu Thăng khinh địch nên bị chém đầu ở ải Chi Lăng vào ngày 20 tháng 9 năm Đinh Mùi (1428); sau đó toán quân của Liễu Thăng được chỉ huy bởi Thôi Tụ. Kéo đến thành Xương Giang thì thành đã mất nên Thôi Tụ phải đóng quân ở ngoài đồng và xin đầu hàng. Lê Lợi đem Thôi Tụ đến cho Vương Thông nhìn rõ và khuyên Vương Thông đầu hàng.

Vương Thông xin ý kiến của vua Minh Tông rồi xin bãi binh.
Lê Lợi triệu tập hội nghị Bồ Đề để hỏi ý kiến tha hay giết? Đại đa số đại biểu đều bảo giết vì quân Vương Thông đã gieo khinh hoàng cho dân lành.
Sau một hồi suy hơn tính thiệt, Lê Lợi chuẩn y chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình; vì hiếu sinh nên lấy ân trả oán, bỏ qua chuyện cũ. Không những vậy còn cấp cho 500 chiến thuyền cùng lương thực và mở tiệc khao mừng ngày bãi binh để bảo toàn danh dự của Vương Thông. Đó là ngày thu hồi Đông Đô.

Hội nghị Bồ Đề, phía bắc sông nhị hà, sát với thành Thăng Long. Hội nghị Bồ Đề là một hình thức hội nghị Diên Hồng triệu tập để xem ý dân trước khi quyết định.

Đây cũng là điều chúng ta sẽ gặp phải sau khi Việt Cộng ra đi:
Giết hay tha??? !!

Ôn cố:
Đại Vương Lê Lợi có tư tưởng hiếu sinh, lấy ân trả oán để mưu cầu thanh bình cho dân tộc; nhưng ngược lại ông có cái óc hẹp hòi, ích kỷ nên bạc đãi văn thần vì sợ họ thoán nghịch như giết ông Trần Nguyên Hãn và nghi ông Nguyển Trãi chẳng hạn.
Vì thế nên văn hóa và suy tư bắt đầu suy đồi một cách liên tục, thật là đáng tiếc cho vị anh hùng trí đoản. Mà nạn nhân lại là thế hệ chúng ta nè!
Thật vậy, vì trí đoản nên vua Lê Thánh Tôn được đà nối tiếp bằng nền văn hóa Ngu Trung, lạc hướng dân Việt nên mới có Trịnh Nguyễn phân tranh để Gia Long có công mời Tây về thống trị dân ta với tư tưởng vọng ngoại: Nôm na là cha mách qué.

Tri tân:
Ngày hôm nay chúng ta có nên nhờ Tàu giữ hộ Hoàng Sa, Trường Sa và toàn thể đất nước dùm như Việt Cộng đang làm bằng nền giáo dục ngu trung, lạc hướng hay không?
Ngoài ra chúng có nên lấy ân trả oán để dĩ hòa vi quý hay lấy máu trả máu để oán oán chập chùng không? Chúng ta nên suy nghĩ ngay từ bây giờ để đừng lấy quyết định hấp tấp có di hại cho tương lai chánh trị của hậu thế.

&

E.        THỜI  TÂY  SƠN
Sử chép rằng:
Anh em Tây Sơn lập chiến khu ở An Khê với khẩu hiệu
1.      Trong lúc xây lực: "Trừ gian diệt bạo, cứu nước an dân".
2.      Ngay sau khi chiến thắng: "Dùng văn tài hòa với võ công" để kiến tạo đất nước.

Nguời xây lực là do dân Tây Nguyên, tức dân Chiêm ở vùng Nam Bàn tham gia: Cung cấp vũ khí, quân trang, lương thực, voi trận cùng ngựa chiến; và cũng là nơi rèn tướng luyện binh.
Chính đoàn quân Chiêm này đã đánh trận Rạch Gầm và Xoài Mút để thâu hồi đất bồi miền Nam; nếu thua thì mảnh đất này sẽ thuộc về nước Thái Lan.
Nguyễn Ánh cầu viện chỉ là lý cớ để Bangkok bành trướng lãnh thổ trên vùng đồng bằng sông Cửu Long cả Miên lẫn Việt, lúc đó còn bán khai và bỏ hoang.

Chính đoàn quân Chiêm này đã đánh trận Đống Đa giải phóng cho dân Việt thoát ách nô lệ Tàu. Đáng lý ra thì người Chiêm phải được ưu đãi trong sự hội nhập 2 dân tộc Chiêm-Việt thành nước Đại Việt mới phải.

Nhưng tiếc thay Hoàng Đế Quang Trung yểu mệnh nên Nguyễn Ánh mới rước nước Đại Pháp về để thống trị dân ta do đó: Không những dân Chiêm ở vùng Tây Nguyên bị trả thù mà nước Việt còn bị chia ra làm 4 vùng với 4 đạo luật khác nhau, đó là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Cao nguyên và Nam Kỳ (14;15).

Ngoài ra Gia Long còn cấm dân Nam dùng chữ Cả để chỉ con trưởng. Con trưởng phải gọi là anh Hai, Chị Hai; chỉ vì chữ Cả đã được đặc cách ban cho ông Bá Đa Lộc mà ta vẫn gọi là Cha Cả (lăng cha Cả ở Tân Sơn Nhất là mồ chôn ông Bá Đa Lộc đấy); thêm vào đó còn phát động phong trào sùng Hán học với câu Nôm Na là Cha Mách Qué để riễu anh em Tây Sơn về tinh thần phục Việt với viện Sùng Chính Học Viện.

Năm 1947 với giải pháp Bảo Đại (cứu tinh dân tộc) thì Cao Nguyên thuộc về nhà vua lấy hoa lợi để thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt Nam và được gọi là Hoàng Triều Cương Thổ. Sau khi ông Diệm lên làm Tổng Thống (26/10/1956) thì ông Bảo Đại trả vùng Cao Nguyên cho ông Diệm để thống nhất đất nước. Điểm này cho thấy là ông Bảo Đại có tinh thần dân tộc, ông sẵn sàng hy sinh tất cả cho hạnh phúc của toàn dân.
Ông Bảo Đại không có tài làm chánh trị nhưng ông có lòng thương nước yêu dân; vì Hồ Chí Minh cần triệt hạ uy tín của ông nên mới dựng chuyện để vu khống, bôi nhọ nhân sỹ này và tự tôn mình làm Thánh nói dối.
²

Quay lại hành động của ông Quang Trung khi thắng thế:
Chúa trịnh Khải tự tử để bảo vệ thanh danh, tướng Nguyễn Huệ đã cho Trịnh Khải hưởng tang lễ đế vương, bảo vệ sinh mạng và tài sản của thân nhân Trịnh Khải và nhà Lê; chỉ tịch biên toàn bộ tài sản thuộc phủ chúa đem về Huế, vì đó là tài sản phi pháp.

Sau khi đánh tan quân Thanh thì Hoàng Đế Quang Trung ra luật an dân, chiêu hiền để canh tân đất nước:
1)               Tha cho tù binh về Tàu.
2)               Bảo vệ sinh mạng và tài sản tư nhân của phe thất trận. Quên đi chuyện xưa để an tâm làm lại cuộc đời.
3)               Phóng thích tù chánh trị.
4)               Mời gọi hiền tài ra giúp nước, đối với ông Nguyễn Thiếp còn hạ mình, năn nỉ ra giúp dân cứu nước là chính còn Triều Tây Sơn là phụ.
5)               Khai sáng học thuật cứu nước và giữ nước, chỉnh trang lại mọi việc (đạo và đời) cho hợp thời để chính người dân có đủ khả năng tự giữ nước.
6)               Phục hồi Việt triết bằng sự sáng lập ra Sùng Chính Học Viện do ông Nguyễn Thiếp làm Viện trưởng

Ông Nguyễn Thiếp là người ở La Sơn, học hành uyên bác nên người đời gọi là La sơn Phu Tử. Khi được chỉ định làm Viện Trưởng viên Sùng Chính học Hiệu thì Hoàng Đế Quang Trung phong cho chức La Sơn Tiên Sinh để tỏ lòng mến mộ hiền tài (4).

Tóm lại:
Những hành động sau đây cho chúng ta biết tư tưởng của anh em Tây Sơn mà chủ yếu là Hoàng Đế Quang Trung
Khi thành công:
Việc làm đúng với khẩu hiệu đề ra; kêu gọi văn tài của đối phương ra giúp dân cứu nước.
Cho chúa Trịnh Khải hưởng nghi thức tang lễ Đế vương. Không những không làm khó dễ dòng họ Trịnh, Nguyễn hay Lê mà còn mời gọi công thần của các triều đại xưa ra hợp tác để khai trí cho dân thì mới giữ được nước, chứ không phải là bảo vệ triều Tây Sơn (4).
Điển hình là năn nỉ và ép buộc La Sơn Phu Tử (tức ông Nguyễn Thiếp) ra làm trưởng viện Sùng Chính Học.

Tổ chức lại Phật giáo để đối kháng với sự xâm nhập của Gia-tô giáo. Đối với các giáo sỹ nước ngoài thì Ngài cho tự do truyền đạo, đồng thời cho người tham gia để tạo dịp làm quen trong mục đích tìm hiểu văn minh các nước Tây Dương.

Biệt tài là thống nhất lòng dân sau 200 năm xung đột trong vòng chưa đầy 1 năm; thế mà ngày hôm nay Việt Cộng đã thống nhất đất nước được 39 năm rồi mà vẫn chưa xóa được hận thù; ngược lại còn có phần gia tăng.

Phải chăng Việt Cộng là Tà Quyền nên xa dân,
còn Quang Trung là Chánh Quyền nên hợp lòng dân?

Ôn cố:
Hoàng Đế Quang Trung có tư tưởng Vị Tha (vì người) của nhà Hiệp Sỹ đại tài đánh đâu được đó: Tôn trọng lời hứa. Hy sinh vì người chứ không phải vì tiền tài hay danh vọng của mình.
Đây cũng là đức tính của Rồng (uy vũ bảo vệ công lý) và của Tiên (nhân ái, độ lượng và bao dong) mà người xưa đã đề ra.

Tri tân:
Ngày hôm nay chúng ta học hỏi được gì để thống nhất lòng người, thu hồi quyền tự chủ bằng sự kết hợp của toàn dân thay vì trông chờ minh quân?
&

B.         ĐÚC  KẾT:
Ø      Tóm lược tư tưởng từng thời đại:
o       Hùng Vương: Trước và sau thời dựng nước (2.879BC-#600BC)
Ôn cố:
Tổ tiên có tư tưởng uyên bác, có cái nhìn viễn kiến, có óc triết lý thực tiễn chứ không suy đoán viển vông nên mới có tinh thần khai phóng, kết hợp, cầu tiến và tự trọng cùng với cái lý luận sâu sắc ở thời điểm văn minh khoa học sơ khai.
Đó là nguyên nhân phát sinh sáng kiến nên đã đặt mục tiêu tiến tới sau cùng (cứu cánh) phải là: Uy vũ Rồng đức độ Tiên
ü     Rồng dùng uy vũ vạn năng để bảo vệ công lý.
ü     Còn Tiên lấy trái tim nhân ái để độ luợng và bao dung trong mục đính tạo cuộc sống hài hòa trong xã hội loài người.
ü     Con người phải tiến đến khí phách Rồng Tiên và văn hóa Lạc Hồng thì mới xứng đáng là dân Việt, sống cho mình và sống cho người.

Tri Tân:
Nay, tại sao con cháu để đâu mất sạch sức mạnh tâm linh rồi?
Chúng ta có cùng tài năng và trí tuệ như tổ tiên, vậy tại sao lại khốn khổ như thế này?

Phải chăng thế hệ chúng ta đã lạc hồn dân Việt rồi hay sao?
Nếu vậy phải chiêu hồn dân Việt mau mau thì mới thoát hiểm được.

[

o       Hùng vương: Thời kỳ bành trướng (#600BC-257BC)
§       Giao đoạn Câu Tiễn (#600BC-#300BC)
Ôn cố:
Hành động của Việt Vương Câu Tiễn là hành động của bậc trượng phu, chấp nhận hy sinh danh dự cá nhân của mình để mưu cầu hạnh phúc cho dân của cả đôi bên.
Đó là tư tưởng cao thượng, biết tiến thoái đúng lúc mà người bình thường cho là hèn: Ham sống sợ chết.

Tri tân:
Chúng ta học hỏi được gì ở Câu Tiễn để lật ngược thế cờ: Cá nằm chốc thớt trở thành thế chủ động thống nhất lòng người, đem an bình lâu dài cho bên chiến thắng cũng như bên chiến bại?

[

§       Giao đoạn Triệu Đà (#300BC-137BC)
Qua hành động của Triệu Đà thì chúng ta thấy ông là một nhà chánh trị cao, thống lĩnh nước Văn Lang bằng 3 bước:
1.      Cách mạng để thâu tóm nước Ngô và Lạc Việt làm chiến khu đợi ngày phản công.
2.      Giúp Thục Phán lật đổ Hùng Vương để lòng dân ly tán.
3.      Lợi thế chiến lược trong vùng ông đứt Thục Phán rất lẹ.
Nay Bắc Kinh cũng đang áp dụng chiến lược 3 bước này cho Việt Cộng, chúng ta nên thức tỉnh kẻo quá muộn.
Đường lối chiến lược này anh em Tây Sơn cũng đã áp dụng để thống nhất đất nước. Đúng là anh hùng tạo thời thế.

Tư Tưởng của Triệu Đà:
Ôn cố:
Triệu Đà có tư tưởng của một nhà Hiệp Sỹ mưu cầu hạnh phúc cho dân cho nên trong đời của ông không có giặc giã chi cả. Ông là một chánh trị gia đại tài

Tri tân:
Sau khi lấy lại được chủ quyền thì thế hệ chúng ta phải làm gì để có xã hội hài hòa giữa các sắc tộc như thời Triệu Đà? Chúng ta học hỏi được gì ở Triệu Việt Vương và ở vua Lê Thánh Tôn để xây dựng xã hội hài hòa giữa các sắc tộc với nhau?
&
-          Nhà Lý:
Ôn cố:
Lúc đó nước ta yếu, lại thế cô nên Lý triều đã tiến đánh phủ đầu rồi về giữ thế thủ là áp dụng binh pháp sáng tạo.
Nhưng làm sao để kết hợp được lòng dân để khai dụng được sức mạnh Tâm Linh thì cái đó mới khó. Hơn nữa là làm sao để kẻ thù suy yếu, lòng người bất phục lại còn khó hơn. Điểm này Đức Trần Hưng Đạo đã áp dụng triệt để nên đã đẩy lùi quân xâm lược, cả thảy là 3 lần và tôi đa là 6 tháng.

Tri tân:
Nay nước ta lòng người ly tán, đất nước tan hoang, tổ chức xã hội tan rã, vậy ta học hỏi được gì về tư tưởng Lý triều để có thể xoay ngược thế cờ?
Nếu cứ quanh quẫn trong mê hồn trận này thì cuối cùng sẽ tiêu vong. Đừng để con cháu phải ở cái thế không thể gỡ nổi được nữa. Vậy thì chúng ta phải làm gì để thay đổi lịch sử hiện tại?
&

-          Nhà Trần:
Yếu tố chiến thắng là phát huy Tâm Việt và Hồn Việt để có khí phách Rồng Tiên, văn hóa Lạc Hồng thì mới có được:
           ·          Trên dưới đồng tâm nhất trí; kết hợp thành một khối.
           ·          Vua tôi hòa hợp, tinh thần hăng hái, khí phách hiên ngang. Quân sỹ xâm vào cánh tay 2 chữ Sát Thát (Giết quân Nguyên)
           ·          Thành công là biệt tài dụng binh và thu phục nhân tâm của Đức Thánh Trần (Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn).
           ·          Vua tôi độ lượng và bao dong nhưng không nhu nhược.

Ôn cố:
-        Ông Trần Thủ Độ có công với đất nước, ông là vị cứu tinh của dân tộc. Ông là người có tinh thần trượng phu và quyết đoán, không bao gi để tình cảm lấn lướt bổn phận đối với dân với nước.
Việc tàn sát 2 ngàn người nhà Lý là việc phải làm để có trang sử oai hùng. Trong cuộc bảo vệ độc lập nào mà chả có người thác oan.
-        Hội nghị Diên Hồng nói lên tinh thần dân chủ phân quyền của vua nhà Trần.
-        Hịch tướng sỹ nói lên tinh thần quyết không thề phản bội quê hương của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
-        Đắp áo bào lên đầu Toa Đô rồi khen là trung liệt và cho mai táng tử tế (nghĩa cử nhân hậu của nhà vua)
-        Thả bọn Ô Mã Nhi (tinh thần cao thượng của nhà vua)
-        Đốt kho đơn cáo trạng nói lên tinh thần thống nhất lòng người (khoang dung và độ lượng của nhà vua)

Dưới thời nhà TRẦN, ông Trần Thủ Độ, Đức Thánh Trần và nhà Vua tất cả đều là những người có tàicao đức dày, vì nước hy sinh tên tuổi và thân xác của mình; xứng danh là con cháu Rồng Tiên.

           ·          Rồng dùng uy vũ để bảo vệ công lý.
           ·          Tiên có trái tim nhân ái, độ lượng và bao dong.

Tri tân:
Nay chúng ta học hỏi được gì để tu thân cứu nước đây? Có phải mất nước là vì cái tôi quá to nên không thể nào kết hợp được với nhau, nên Việt Cộng vẫn ngang nhiên cười khẩy đè đầu cưỡi cổng chúng ta, kể cả những người tự kiêu nói thì nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu không? 
Tổ tiên vẫn dạy: Trăm hay không bằng tay quen, vậy hãy bắt tay vào việc đi đừng chửi đổng để trăm voi không được bát nước xáo!
&
-          Lê Lợi:
Ôn cố:
Đại Vương Lê Lợi có tư tưởng hiếu sinh, lấy ân trả oán để mưu cầu thanh bình cho dân tộc; nhưng ngược lại ông có cái óc hẹp hòi, ích kỷ nên bạc đãi văn thần vì sợ họ thoán nghịch như giết ông Trần Nguyên Hãn và nghi ông Nguyển Trãi chẳng hạn.
Vì thế nên văn hóa và suy tư bắt đầu suy đồi một cách liên tục, thật là đáng tiếc cho vị anh hùng trí đoản. Mà nạn nhân lại là thế hệ chúng ta nè!
Thật vậy, vì trí đoản nên vua Lê Thánh Tôn được đà nối tiếp bằng nền văn hóa Ngu Trung, lạc hướng dân Việt nên mới có Trịnh Nguyễn phân tranh để Gia Long có công mời Tây về thống trị dân ta với tư tưởng vọng ngoại: Nôm na là cha mách qué.

Tri tân:
Ngày hôm nay chúng ta có nên nhờ Tàu giữ hộ Hoàng Sa, Trường Sa và toàn thể đất nước dùm như Việt Cộng đang làm bằng nền giáo dục ngu trung, lạc hướng hay không?
Ngoài ra chúng có nên lấy ân trả oán để dĩ hòa vi quý hay lấy máu trả máu để oán oán chập chùng không? Chúng ta nên suy nghĩ ngay từ bây giờ để đừng lấy quyết định hấp tấp có di hại cho tương lai chánh trị của hậu thế.

&

-          Tây Sơn:
Những hành động sau đây cho chúng ta biết tư tưởng của anh em Tây Sơn mà chủ yếu là Hoàng Đế Quang Trung
Khi thành công:
Việc làm đúng với khẩu hiệu đề ra; kêu gọi văn tài của đối phương ra giúp dân cứu nước.
Cho chúa Trịnh Khải hưởng nghi thức tang lễ Đế vương. Không những không làm khó dễ dòng họ Trịnh, Nguyễn hay Lê mà còn mời gọi công thần của các triều đại xưa ra hợp tác để khai trí cho dân thì mới giữ được nước, chứ không phải là bảo vệ triều Tây Sơn (4).
Điển hình là năn nỉ và ép buộc La Sơn Phu Tử (tức ông Nguyễn Thiếp) ra làm trưởng viện Sùng Chính Học.

Tổ chức lại Phật giáo để đối kháng với sự xâm nhập của Gia-tô giáo. Đối với các giáo sỹ nước ngoài thì Ngài cho tự do truyền đạo, đồng thời cho người tham gia để tạo dịp làm quen trong mục đích tìm hiểu văn minh các nước Tây Dương.

Biệt tài là thống nhất lòng dân sau 200 năm xung đột trong vòng chưa đầy 1 năm; thế mà ngày hôm nay Việt Cộng đã thống nhất đất nước được 39 năm rồi mà vẫn chưa xóa được hận thù; ngược lại còn có phần gia tăng.

Phải chăng Việt Cộng là Tà Quyền nên xa dân,
còn Quang Trung là Chánh Quyền nên hợp lòng dân?

Ôn cố:
Hoàng Đế Quang Trung có tư tưởng Vị Tha (vì người) của nhà Hiệp Sỹ đại tài đánh đâu được đó: Tôn trọng lời hứa. Hy sinh vì người chứ không phải vì tiền tài hay danh vọng của mình.
Ø     Đây cũng là đức tính của Rồng (uy vũ bảo vệ công lý) và của Tiên (nhân ái, độ lượng và bao dong) mà người xưa đã đề ra.

      Tri tân:
Ngày hôm nay chúng ta học hỏi được gì để thống nhất lòng người, thu hồi quyền tự chủ bằng sự kết hợp của toàn dân thay vì trông chờ minh quân?

[

Ø                 Giải quyết vấn nạn hậu cộng sản

Ôn cố:
Người xưa quan niệm là người dân giữ nước chứ không phải triều đình giữ nước, đó là nguyên tắc căn cản của các triều đại tự chủ, trên dưới một lòng, ai chức vụ nào thì làm tròn chức vụ đó.

Tri tân:
Chúng ta mất nước là vì không theo quy luật trên, lấy cái TÔI to hơn sinh mạng của cả dân tộc mình, nên "cà cuống" chết đến đít vẫn còn cay.
Nay, nếu thực tâm muốn cứu nguy dân tộc thì phải thay đổi não trạng, tức mỗi người phải tự canh tân lấy tư tưởng của chính mình sao cho hợp với nếp sống hiện tại.
Hãy tự nhủ rằng: Người Việt là người có tinh thần TỰ-trọng và Cầu-tiến, biết sống cho mình và sống cho người dù ở bất cứ nơi đâu trên toàn thế giới và ở bất cứ vị thế nào cũng phải tâm niệm là:
Bốn bể năm châu oai danh Lạc Việt,
Ngàn năm muôn thuở nức tiếng Tiên Long.

²


Thực hành :
Đây là bài học để chúng ta biết cách đối xử với nhau khi bọn Cộng Nô cuốn gói ra đi.
Chúng ta có nên lấy máu trả máu hay độ lượng bao dong với kẻ thất thế vì không còn thế lực ngoại bang giúp sức?
Nhưng oán thù đâu có thể tha thứ dễ dàng như vậy được.
Vậy thì chúng ta phải làm gì để giải tỏa mâu thuẫn đây? Chúng ta cần sự đóng góp tỉnh táo của mọi người. Chúng ta đang ở thế hội nghị Bồ Đề năm 1427 là giết Vương Thông để oán thù triền miên hay thả để tân trang đất nước?

Góp ý mào đầu:
Chúng ta có thể áp dụng biện pháp sau đây được không?
·   Tịch biên toàn bộ tài sản phi pháp để bồi thường cho các nạn nhân do Việt Công gây ra.
·   Phục hồi nhân phẩm cho các nạn nhận, người sống cũng như người chết, do Việt Cộng gây ra.
·   Khoan hồng tội phạm để tạo hoàn cảnh lập công chuộc tội. Nếu ngoan cố tiếp tục gây loạn xã hội thì tội trạng sẽ nhân lên gấp rưỡi hay gấp đôi chi đó.


Xây dựng Tâm và Trí cho sáng suốt:
· Khai sáng sự u tối trong lòng mình. Hãy tự hỏi vì sao mất nước?
· Thấm nhuần Việt Học thì sẽ tìm ra lối thoát bằng cái tâm trong sáng, cái trí minh mẫn của chính mình.
Việt Học là học về con người Việt và đất nước Việt từ ngày khai quốc 2.879BC (tức học về Văn Hóa, Lịch Sử và Tư Tưởng Việt để làm vốn cho đề án thoát hiểm).
------------------------------

Phần 3 :
Tham Luận (diễn giải kỹ càng)

A.    Thời Hùng Vương
(2.879BC – 250BC)

Thời kỳ Hùng Vương được chia ra làm 2 giai đoạn:
1.      Xây dựng đất nước để chống lại nước Ngô.
2.      Bành trướng: Sát nhập nước Ngô vào nước Việt để xóa bỏ chiến tranh bất tận vì lãnh đạo hiếu chiến; sau đó xây dựng xã hội hài hòa giữa 2 dân tộc Ngô và Việt.

[

Thời kỳ xây dựng nước Việt (2.879BC – #600 BC)

Lúc khởi thủy lập nước Văn Lang để chống nước Ngô thì chưa có ý niệm quốc gia, chưa có chữ viết.
Tư tưởng được ghi trong những danh từ như: Tạo hóa, Lý Dịch, Miêu Lịch, Đồng Hồ, Xã Hội, Lý Trưởng ấy thế mà đã vạch ra được lộ trình xây dựng nước Văn Lang với danh xưng Việt.
Ø      Giải mã được danh từ Văn Lang và danh xưng Việt là đã thấy tư tưởng uyên bác của người xưa rồi.

Thời kỳ bành trướng: Từ Việt vương Câu Tiễn (Quảng Đông) đến thời Thục Phán (#600BC–257BC).


Hội nhập nước Ngô (Chiết-Giang, Phúc-Kiến và Hồ-Nam ngày nay) vào nước Văn Lang. Tư tưởng để trong chuyện tích Rồng Tiên khai quốc, Âu Cơ Lạc Long (600BC-257BC); vạch rõ các yếu tố căn bản về: Việt Giáo, Việt Đạo, Việt Triết và cách tìm nguyên nhân suy thoái để Thoát Hiểm thuộc về lãnh vực chánh trị đương thời (2)

&

Thời lập quốc:
2.879BC-600BC

Dựa trên những di chỉ còn lại như chuyện tích bia miệng, hoa văn trên trống đồng Đông Sơn (2.000BC).

Chuyện kể rằng:
 ·          Nước Việt được thành lập vào năm 2.879BC bằng sự kết hợp của 15 bộ lạc, lấy quốc hiệu là Văn Lang.
 ·          Cương vực từ hồ Động Đình, phía nam sông Dương Tử đến tận đèo Hải Vân. Và từ Đông Hải đến sông Cửu Long.

Bộ Lạc là một vùng an lạc có Lạc Vương, tức Lãnh Vương quản trị với sự trợ giúp của Lạc Hầu (Quan Văn) và Lạc Tướng (quan võ). Bộ Lạc là tiếng Việt dùng để chỉ một nước nhỏ trong một khối có quyền tự trị theo chế độ dân chủ phân quyền. Tiếng Tàu gọi là Tiểu Bang.
Vì thực dân Pháp muốn hạ nhục nên dịch chữ Bộ Lạc thành Tribu và Chef de tribu. Tribu tiếng Việt gọi là Tù, có tù trường (Chef de tribu); tức một sắc dân sống cô lập trong rừng thuộc một lãnh thổ nào đó như dân da đỏ bên Mỹ chẳng hạn.

Trước khi dựng nước để chống với nước Ngô thì dân bản xứ đã biết sống quần cư bên cạnh ruộng nương nên có nơi gọi là Buôn, có nơi gọi là Bản, là Lý có ông quan Lang quản trị việc chung.
Ở miền xuôi thì gọi là Lý vì có hình vuông mỗi chiều dài một lý (1,6km). Lý tức là mile trên bộ và là Hải Lý trên biển. Trong lý có ông Lý Trưởng.

Khi thành lập nước Văn Lang thì các đơn vị hành chánh trên được gọi chung một danh từ là Làng do đó chức vụ không thay đổi nên nơi thì gọi là Lý Trưởng nơi thì gọi là Quan Lang.
Ø     Vậy thì chữ Lý có trước chữ làng. Chữ làng bắt đầu có từ năm 2.879BC. Chữ Lý có sớm lắm là 13.000BC (thời điểm quần cư bên ruộng nương; ruộng là nơi trồng lúa ngập nuớc, còn nương là nơi trồng lúa trên cao, đất khô)

Vì hợp thành nước bằng đơn vị làng nên việc chung của đất nước thì gọi là việc XÃ HỘI. Xã là làng và hội là hợp lại với nhau thành nước nhỏ trước, nước lớn sau.

Ghi chú:
Xã hay Làng đều là tiếng Việt cả; Thôn hay Xóm cũng là tiếng Việt luôn. Tàu là sắc dân du cư nên không có danh từ để chỉ làng xóm là nơi ở quần cư và định cư. Ngược lại Tàu có chữ Tù (tribu) là một nhóm người sống quần cư và du cư, mà Việt thì lại không có.

Vì theo chế độ dân chủ phân quyền nên chúng ta mới có câu: Lệnh vua còn thua lệ làng. Đây là tư tưởng bình đẳng, phân chia quyền hạn và bổn phận của mọi thành viên trong một đất nước….
Đây là một loại thể chế Dân Chủ, còn dân chủ đầu phiếu kiểu Tây Phương là loại Dân Chủ Ủy-Quyền. Dân chủ Phân Quyền là loại dân Chủ Thực-Quyền.

[

Bàn về cương vực nước Văn Lang:
Nhận xét:
Ở thời điểm di chuyển khó khăn, vũ khí thô sơ thì ranh giới đất nước được định bởi hàng rào thiên nhiên như: Rừng núi âm u trùng trùng điệp điệp, sông sâu và rộng hay biển cả mênh mông. Từ ngày biết thành lập quốc gia thì bao giờ đô thị đông đúc cũng được thiết kết ở ven sông để có nước uống và di chuyển bằng thủy lộ dễ dàng.

Theo sử sách ghi chép thì cương vực nước Văn Lang bắt đầu từ phía nam sông Dương Tử, nơi có núi Ngũ Lĩnh và Hồ Động Đình (2) xuống tận đèo Ải Vân; ải là vùng hiểm địa đang to thít lại (người Pháp gọi là COL: cổ bình hay cổ lọ). Phía đông giáp biển, phía nam giáp sông Cửu Long. Đèo Ải Vân là vùng ải luôn luôn có mây che phủ, nay gọi là Hải Vân tức dưới là biển, trên là mây. Danh tử Hải Vân được dùng vào năm 1471 sau khi hội nhập 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Quy Nhơn của nước Chiêm vào nước Việt để xóa bỏ danh giới giữa Việt và Chiêm. Lúc đó 3 tỉnh này được gọi là vùng Quảng Nam (7).
Phần đất còn lại thì chia làm 3 vùng tự trị là: Hoa Nam (thành phần ưu tú ở phía nam: Phú Yên và Khánh Hòa); Chiêm Thành (thành trì cuối cùng của người Chiêm: Ninh Thuận và Bình Thuận) và Nam Bàn (tức vùng Tây Nguyên ngày hôm nay).

Về sau Gia Long đổi tỉnh Quy Nhơn thành tỉnh Bình Định (thị xã Quy Nhơn) để nói là đã bình định xong "giặc" Tây Sơn), đồng thời phá luôn thành lũy Thăng Long được xây bởi nhà sư Vạn Hạnh ngay sau khi di đô từ Hoa Lư về Thăng Long vào năm 1010 (khi trước gọi là Đại La hay La Thành) và phá luôn văn hóa Việt với phong trào bài Việt để hướng Tàu: Nôm na là cha mách qué.
Phản ứng chống đối tự động của dân Bắc là phân người thì gọi là Phân Bắc (cứt của Tàu cũng thơm, cũng tốt dưới cái mũi của Gia Long), tuyệt nhiên không có chữ Phân Nam chỉ vì con cháu Rồng Tiên không có xú uế để thải ra.
Khi Minh Mạng lên ngôi, vì muốn xóa bỏ công đức người xưa nên thay tên Thăng Long bằng cái tên quê mùa là Hà Nội (thành phố trong sông Hồng); thay chữ Trấn (tiếng Việt) bằng chữ Tỉnh (tiếng Tàu) và chia vùng Quảng Nam thành 3 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Vì thế nên khi nói Quảng Nam thì chúng ta phải để ý xem là vào thời nào kẻo lộn đó.
Tỉnh Lỵ là trung tâm hành chánh của một tỉnh; có khi cùng tên với tỉnh, có khi mang tên khác như Tỉnh Lỵ của tỉnh Nghệ An là thành phố VINH. Thành là công sự chiến đấu bảo vệ an ninh, phố là nơi buôn bán của người dân (7).

Lời bàn:
Biên cương này có giá trị từ ngày nước Ngô hội nhập với Việt để thành 18 Bộ Lạc vào khoảng 600BC, dựa trên chuyện Lạc Long và Âu Cơ (2).

Khi lập nước Văn Lang (2.879BC) thì cương vực không lớn đến như vậy. Cứ thực tế mà nói thì lúc đó dân cư thưa thớt, đầu thời kỳ đồ đồng nên phương tiện di chuyển còn khó khăn; do đó biên cương phải là những nơi hiểm địa như Ải, Sông sâu và rộng, Rừng núi khó vượt qua và biển cả mênh mông. Các đô thị đều được thiết lập ven sông để có nguồn nước và sự di chuyển dễ dàng. Đô là một tỉnh lỵ lớn đông dân cư, thị là nơi họp chợ đông đúc, tức là tỉnh lỵ.

Nhìn trên bản đồ suy ra thì nước Ngô được bao quanh bởi Dương Tử Giang (Trường Giang) chảy ra Thượng Hải và Tây Giang (Đại Giang) bắt nguồn từ nước Sở (Tứ Xuyên) chảy từ phía tây ra phía đông cho tới Hong Kong (Hương Cảng) - Chữ Giang chỉ con sông lớn và hiền, còn chữ Hà chỉ con sông lớn và dữ (sóng to gió lớn).
Vậy thì nước Văn Lang được giới hạn bởi phía nam Tây Giang cho đến đèo Hải Vân mà thôi. Phía tây được ngăn bởi con sông Cửu Long, phía đông là biển cả (tức vùng Đông Hải và Nam Hải ngày hôm nay).

Bên trong là nước Sở rồi đến vùng Cao Nguyên Tibet.
Sau khi xâm lăng thì người Tàu gọi là Tây Tạng, có nghĩa là phủ tạng của Bắc Kinh ở phía tây. Họ còn gọi nước Ngô Cát Nhĩ là Tân Cương, có nghĩa là biên giới (cương) mới (tân) của họ ở phía tây.
[

Bàn về danh từ TẠO HÓA
Danh từ Tạo Hóa có từ thời ổn cư (2.879BC) đến nay. Chúng ta vẫn dùng mà chúng ta không hiểu nghĩa nên không hiểu tư tưởng về triết học của người xưa. Do đó chúng ta chê tổ tiên hủ lậu, mê tín chỉ vì tính kiêu căng vô lối của nền học vấn giao thời Đông và Tây (3).

Bình tâm xét lại thì ta thấy:
ü      Khi cuộc sống an bình thì con người ở đâu cũng đều muốn biết về nguồn gốc loài người. Nhưng vì khoa học mới nảy sinh nên chưa cho phép cái lý luận cù nhây là con gà có trước hay cái trứng có trước? Rồi đi đến chỗ tịt ngòi vì quên mất là môi trường sinh sống thay đổi: Khi trước bàu khí quyển chưa có Dưỡng Khí, khi nóng lúc lạnh nên luôn luôn có Đại Hồng Thủy. Qua biết bao thăng trầm nên chúng ta mới được hưởng thành quả của văn minh khoa học ngày hôm nay (17).

Tuy như vậy nhưng không ai chấp nhận là mình ngụy biện cả. Mỗi triết nhân, mỗi tôn giáo đều tưởng tượng ra một đấng thiêng liêng cao cả nào đó đẻ ra loài người để bảo vệ triết thuyết của mình là đúng tuyệt đối.
Đặc biệt là mọi triết gia đều khẳng định là phải có một ông đẻ ra nhân loại (chứ không phải bà): Đàn ông có chửa mới oai, đàn bà có chửa thế gian bình thường!
Và ông này không có vợ; tức là không có bà thần linh cao cả….. Tạm gọi chung là ông Trời (một ý niệm theo tư tưởng phụ hệ và phụ quyền của dân du-mục).
Nơi thì bảo ông Trời là Thượng Đế. Chữ Đế có sớm lắm là thời Tần Thủy Hoàng (#230BC), nhà Hạ, nhà Thương (Ân) và nhà Chu chưa có danh từ Đế, chỉ có danh từ Vương mà thôi.

ü      Dân Việt có tính bướng đầu, tuy không phản bác được nhưng thấy vô lý nên vẫn đặt câu hỏi: Không có vợ làm sao có con? Ông Trời đẻ ra loài người thì ai đẻ ra ông Trời?... Cứ thế lần đi thì thấy phi lý, nhưng vì hiếu hòa nên dịch ý niệm cương vực của Thượng Đế là Le Ciel , và ổng chỉ cần thò cái mặt ra để quan sát thế gian, ban đêm ông đi ngủ nên gọi là cái mặt Trời (tức cái mặt của ông Trời = le soleil)

Vì thế nên theo trực giác dân Việt khẳng định là Tạo Hóa sinh ra, có nghĩa là do sự biến đổi của môi trường sinh ra loài người.
Ø     Chữ Tạo là sinh ra, chữ Hóa là biến đổi, tức do sự biến đổi vạn vật nên nó sinh ra. Tỷ dụ cơm được sinh ra (tạo) bởi sự kết hợp (biến hóa) của gạo+nước+nhiệt mà ra…. Bàn tay phù thủy là nhiệt.

ü      Từ ý niệm tạo hóa nên mới đẻ ra Lý Dịch, tức lý lẽ biến đổi của vạn vật.

Hồi đó khoa học còn sơ khai nên mọi người đều quan niệm rằng Trời tròn, Đất vuông; trời che đất chở và bàu trời quanh mặt đất. Như vậy có nghĩa là xuyên qua bàu trời là một vùng không gian bí hiểm bao la; xuyên qua mặt đất là âm ty đầy quỷ dữ.

Chữ trái đất mới có cách đây độ 500 năm, khi khoa học công nhận là: Đất tròn như quả bóng và quay quanh mặt trời cùng với 7 hành tinh khác là: Thủy tinh (Mercure), Kim tinh (Vénus) – Trái đất - Hỏa tinh (Mars), Jupiter, Saturne, Uranus và Neptune…..

Năm 1930 nhà thiên văn Mỹ tên là Clyde Tombaugh tìm thấy một hành tinh nhỏ ở xa tên là Pluton, nhưng thiên văn quốc tế khám phá ra rằng hành tinh này không có đủ điều kiện để nằm trong Thái Dương Hệ, nên gọi là hành tinh lùn (24 août 2006), chứ không đủ tiêu chuẩn để hội nhập vào Thái Dương Hệ.

Từ quan niệm sai nhầm này nên mới suy ra là các ngôi sao trên bàu trời ảnh hưởng đến cuộc sống trên trái đất; do đó mới có Lý Dịch.
Lý dịch phát xuất sớm lắm là 8.000BC, lúc đầu còn dò dẫm, sau thuần thục hơn nên mới kết luận rằng cuộc sống chỉ có 384 trường hợp. Con người không rơi vào trường hợp này thì rơi vào 1 trong 384 trường hợp kia.
Họ lý luận như sau.
           ·          Gạch ngang là Dương tượng trưng cho trời.
           ·          Gạch đứt là Âm tượng trưng cho đất.

Âm Dương kết hợp thì sinh ra sự sống (tức là con người), và đó là một Quẻ Đơn có 3 nấc gọi là Tam Tài.

Họ lý luận rằng (lúc đó nghe rất có lý):
-       Thoạt kỳ thủy là một khối u minh hỗn loạn sinh ra Nhất Nguyên.
-       Nhất Nguyên sinh Nhị Thủy.
-       Nhị Thủy sinh Tam Tài.
-       Tam Tài sinh Tứ Tượng.
-       Tứ Tượng sinh Bát Quái là 8 quẻ đơn, mỗi quẻ có 3 hào.

Quẻ đơn không đứng một mình được nên phải có quẻ kép gồm 6 hào. Như vậy là ta có 8x8=64 quẻ kép, mỗi hào tượng trưng cho một trường hợp của đời sống. Như vậy là có tất cả 384 trường hợp (64x6=384) mà thôi (?!).
Lý dịch có nghĩa là theo tôi thì lý lẽ của biến hóa vạn vật là như vậy đó (chưa dám quyết đoán hoàn toàn đúng).
Vì Lý Dịch có khoảng trống nên ông Khổng Tử (về cuối đời, khoảng 510BC) mới thêm nhiều giải thích nghe rất hấp dẫn để biến Lý Dịch thành Kinh Dịch cần cho thuyết Thiên Mệnh của ông ta.
Sự giải thích này được gọi là SOÁN TRUYỆN (5).
Định nghĩa: là lý lẽ có thể sai, còn Kinh là nguyên lý thiên nhiên không thể nào sai được.

Ngày hôm nay các nha Thiên Văn Âu Mỹ đã khám phá ra rằng: Vũ trụ mà chúng ta đang sống được phát sinh từ thời BING BANG.
"Trong thế giới hiện đại, lý thuyết Big Bang là mô hình hình thành vũ trụ giải thích sự ra đời của vũ trụ từ một điểm kỳ dị.
Nó nói rằng tại một thời điểm khoảng 1400 tỷ năm trước, không gian bị nén trong một điểm duy nhất sau đó vũ trụ được mở rộng với tốc độ ánh sáng. Tuy nhiên, lý thuyết này không cung cấp bất kỳ lời giải thích nào cho thời kỳ trước cả Big Bang, những gì tồn tại thuở ban đầu vẫn là câu hỏi bí ẩn nhất hiện nay".
BIG BANG có nghĩa là những vụ nổ lớn liên tiếp do sức nóng sinh ra để biến năng lượng thành môi trường ion (tĩnh điện), sau đó không gian cứ to dần rồi sinh ra ngôi sao đầu tiên vào khoảng 400 tỷ năm trong một môi trường có toàn ion (tĩnh điện âm và dương).
Sau đó vũ trụ tiếp tục biến đổi để có 100 tỷ ngôi sao như ngày hôm nay cách đây vào khoảng từ 20 tỷ năm đến 30 tỷ năm.
           ·          Mặt trời được sinh ra vào khoảng 7,5 tỷ năm.
           ·          Trái đất từ mặt trời phát ra có khoảng 4,6 tỷ năm.

Ø          Con người xuất hiện vào khoảng 2 triệu năm nay. Dựa trên lịch sử đồ gốm (đồ dùng bằng đất nung như bát đĩa, chén tô…) người ta phỏng đoán là:
-   Con người tự tạo ra thực phẩm bằng nghề cầy cấy hay chăn nuôi và có cuộc đời quần cư vào khoảng cách đây 15.000 năm. Nhân số trên toàn cầu lúc đó không quá 3 triệu người; hữu sinh vô dưỡng vì đói ăn, thú vồ, tai nạn mội sinh và nhiều nguyên nhân khác.
-   Dân nông nghiệp có cuộc sống ổn cư xung quanh ruộng nương, còn dân du mục có cuộc sống du cư theo cánh đồng cỏ mà ta gọi là SETEPPE từ Trung Đông (IRAN) qua tới Âu Châu và Á Châu, miền đất Đông Nam Á không có (16, 17).
-   Tiếng nói bắt đầu có trong cuộc sống quần cư, sớm lắm là 13.000BC.
-   Lập quốc để đánh nhau bắt đầu vào năm 2.879BC, niên đại chánh xác giữa Ngô, Sở và Việt ở Hoa Lục.

Bàn về danh từ Đồng Hồ
Đồng-hồ là dụng cụ để đo thời gian có từ ngày biết cách cầy cấy, lằm bằng cái vại nước đục thủng một lỗ rò-rỉ từng giọt một. Tức có vào khoảng 13.000BC. Đến thời đại đồ đồng (khoảng 1.000BC) thì thay bằng cái hồ đựng nước bằng đồng nên gọi là  cái Đồng Hồ  mà  ngay nay chúng ta vẫn dùng (3).
²

Kết luận thời lập quốc và trước đó:
Dựa trên những danh từ còn dùng cho tới ngày hôm nay như: Tạo Hóa, Lý Dịch, Đồng Hồ , Lý trưởng, Làng Xã, "Lệnh vua còn thua lệ làng" như đã nói thì chúng ta thấy tư tưởng người thời đó đã suy đoán ra nhiều điều xác thực cần cho cuộc sống.
Nghĩa là khi lập quốc họ đã có triết lý xây dưng con người (Việt Giáo), xây dựng xã hội vững như kiềng 3 chân (Việt Đạo) và Việt Triết để hướng dẫn cuộc sống văn hóa siêu việt của xã hội Văn Lang (tự trọng) của người Việt (cầu tiến).
Tuy chưa đạt tới đích nhưng đó là những mục tiêu để hoàn thành một xã hội văn minh. Thời Hùng Vương đã phải để ra 2.600 năm để hoàn tất (2.879BC-257BC). Trong suốt thời gian này chúng ta không thấy người chép sử chê bai sự vô trách nhiệm, tham quyền cố vị hay lơ-là việc nước của bất cứ thời Hùng Vương nào cả.

Ngày hôm nay chúng ta được hưởng công đức này, vậy tại sao chúng ta lại có tư tưởng vọng ngoại, khinh rẻ tổ tông để đến nỗi có nghịch lý này?

Phải chăng tư tưỏng của thế hệ chúng ta và nhiều thế hệ trước đã lạc hồn dân Việt?
Ø     Cầu Tiến ở đâu mà nay không còn.
Ø     Tự trọng ở đâu mà nay gái Việt phải bán trôn nuôi miện ở khắp thế giới dưới cái gọi là lấy chồng nước người? Trai thì xuất cảng lao nô, sao mà nhục thế?

Ôn cố:
Tổ tiên có tư tưởng viễn kiến, có bộ óc triết lý thực tiễn chứ không suy đoán viển vông nên mới có tinh thần khai phóng, kết hợp, cầu tiến và tự trọng cùng với cái nhìn sâu sắc.

Đó là nguyên nhân phát sinh sáng kiến nên đã đạt mục tiêu tiến tới sau cùng là: Rồng Tiên
ü     Rồng dùng uy vũ vạn năng để bảo vệ công lý.
ü     Tiên lấy trái tim nhân ái để độ luợng và bao dung trong mục đính tạo cuộc sống hài hòa trong xã hội loài người.
Con người phải tiến đến khí phách Rồng Tiên và văn hóa Lạc Hồng thì mới xứng đáng là dân Việt, sống cho mình và sống cho người.

Tri Tân:
Vậy tại sao con cháu để đâu mất sạch sức mạnh tâm linh rồi?
Chúng ta có cùng tài năng và trí tuệ như tổ tiên, vậy tại sao lại khốn khổ như thế này?
Phải chăng thế hệ chúng ta đã lạc hồn dân Việt rồi hay sao? Nếu vậy phải chiêu hồn dân Việt mau mau thì mới thoát hiểm được.

[



Thời kỳ bành trướng:
(#600BC–257BC).
Chữ viết bắt đầu có khoảng 600BC, lúc đó viết trên mành-mành. Đi đâu thì cuốn lại rồi sách đi nên được gọi là Cuốn Sách mà ngày nay chúng ta vẫn dùng, hoặc hí họa bằng sớ Táo Quân chầu trời. Vì thế nên ông Phạm Lãi và Văn chủng đã ghi lại kinh nghiệm cuộc chiến 20 năm nằm gai nếm mật nên mới có trang sử huy hoàng dưới dạng Huyền Thoại để truyền khẩu cho hậu thế kinh nghiệm xương máu này.
Dựng chuyện làm sao để ai ai cũng muốn nghe và cũng muốn kể lại cho con cháu mà chúng ta gọi là bia miệng: Trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Hơn nữa ở thời điểm đó chưa có giấy bút nên không có bia giấy. Nay ta đòi hỏi bia giấy là một điều lố bịch nếu không muốn nói là tư tưởng yếm thế, vọng ngoại.
------------------

&

Phân đoạn:
Từ Việt Vương Câu Tiễn (Quảng Đông) đến thời Thục Phán (Quảng Tây) chia làm 2 giai đoạn:
Ø     Giai đoạn thứ nhất (600BC–207 BC): Người Văn Lang lãnh đạo (Hùng Vương và Thục Phán).
Ø     Giai đoạn thứ nhì (207-111BC): Người Việt gốc Ngô lãnh đạo (Nhà Triệu)

Giai đoạn thứ nhất: Việt Vương Câu Tiễn
(#600BC-#300BC)

Vì bị chèn ép quá độ, chiến tranh dai dẳng triền miên với mối thù Ngô-Việt giữa nhà cầm quyền với nhau làm dân tình đau khổ, nên Lãnh Vương vùng Lạc Việt tên là Câu Tiễn đã phải nếm cứt vua Ngô là Phù Sai để chẩn bệnh (sốt rét thương hàn?). Nhờ vậy mà được thả về để nuôi chí phục thù, và sau 20 năm nằm gai nếm mật đã tiêu diệt được giai cấp lãnh đạo nuớc Ngô rồi hội nhập nước Ngô vào nước Việt để chấm dứt chiến tranh bất tận, xây dựng xã hội hài hòa giữa Ngô và Việt bằng sự hội nhập văn hóa, tuơng kính nhau nên đã tạo được cuộc sống hài hòa và thăng tiến trong vòng 500 năm (từ 600BC tới 111BC).

Kinh nghiệm máu xương và nước mắt này đã được ký thác trong thông điệp Rồng Tiên Khai Quốc để truyền lại cho hậu thế cách thoát hiểm tiêu vong cá nằm chốc thớt (2).

Chuyện kể như sau:
Vào khoảng năm 600BC, Lãnh Vương vùng Lạc Việt (tức Quảng Đông ngày hôm nay), tên là Câu Tiễn bị vua Ngô tên là Phù Sai đánh trả thù vì đã dám chém cụt ngón chân cái của vua ông là Hạp Lư trong khi giao tranh.
Lúc này nước Văn Lang chỉ có 15 bộ lạc (tiểu bang) từ phía nam Tây Giang (chảy ra Hong Kong) đến đèo Hải Vân ngày hôm nay.

Vì trả thù cho ông bị chết do vết thương trong khi giao tranh nên trong 3 năm tang chế vua Ngô Phù Sai tích lũy binh lương rèn luyện sỹ tốt để khi xuất quân thì tiến đánh như chẻ tre.

Bên Việt thì võ quan là Phạm Lãi khuyên nên thủ cho kỹ để hát lâu chầu mỏi thì tự ý lui binh. Còn văn quan là Văn Chủng thì đề nghị viết thư xin lỗi đã lỡ tay chém cụt ngón chân cái của Hạp Lư và xin cầu hòa để nhân dân hai bên được hưởng thanh bình.
Câu Tiễn trẻ người non dạ nên cho 2 kế sách đó là nhát, quyết tâm xuất quân để ăn thua đủ…. Cuối cùng bị đánh te-tua chỉ còn vẻn vẹn có 3.000 binh sỹ cố thủ ở Cối Kế (gần Hong Kong) để đợi ngày chết trong danh dự và mất nước luôn.

Nhờ tài ngoại giao của Văn Chủng nên vua Ngô Phù Sai lui binh với điều kiện Câu Tiễn phải đích thân sang làm tù binh thay cho toàn dân.
Đất nước không người lãnh đạo, Văn Chủng ở lại để thay vua điều hành việc nước. Phạm Lãi theo hầu để đỡ đần và bày mưu lập kế cho vua; hoàng hậu tự nguyện đi tù theo chồng (Phụ nữ liên đới trách nhiệm với nam giới có từ thời này chứ không phải bà Nhu bịa ra phong trào Phụ Nữ Liên Đới đâu).

Những hành động này cho chúng ta suy ra tư tưởng của các vỹ nhân vì nước quên mình và chịu nhục ra sao.

Trước lưỡi hái tử thần, Phạm Lãi xúi vua nếm cứt Phù Sai để chẩn bệnh thì sẽ được thả về nước, vì Phù Sai là con người nhân hậu; chiến tranh chẳng qua là vì thù hận và tự ái cá nhân mà ra.
Câu Tiễn nói: Dầu sao thì ta cũng là vua, đi tù là quá nhục rồi lại còn nếm cứt thì chịu sao thấu?
Phạm Lãi khuyên: Cùi không sợ hủi. Nhục thì ông đã chịu rồi. Nay nhục thêm nữa thì cũng chẳng sao. Nếu ông không làm, nó giết ông thì làm sao ông có thể cho đời biết chí lớn của ông được?

Suy đi nghĩ lại thì Câu Tiễn mạnh dạn tiến bước và xin Bá Hy cho gặp Quân Vương Phù Sai. Lúc này Phù Sai vừa mới khỏi bệnh thương hàn (?), nhưng còn mệt; gặp mặt Câu Tiễn thì nổi nóng và làm một bãi té re. Câu Tiễn xin được nếm phân để chẩn bệnh.
Phù Sai lấy làm lạ nhưng chuẩn y. Sau khi nếm thì Câu Tiễn tung hô vạn tuế vì trong phân có chất chua nhiều hơn chất chát, và chất ngọt thì nồng độ đang lên. Sau đó bấm đốt ngón tay để đoán bệnh:
-       Vị chua đang tiết ra là chỉ dấu con bệnh đang bị đào thải ra ngoài cơ thể; do đó tới ngày này thì dứt bệnh.
-       Vị chát mới chớm nở báo hiệu thời kỳ phục hồi sức khỏe; do đó phải kiêng kem ăn đồ nhẹ thì tới ngày này sẽ được lại sức.
-       Vị ngọt gia tăng là báo hiệu ngày hoàn toàn bình phục. Nếu ăn uống giữ gìn thì tới ngày này sức khỏe và tinh thần sẽ hoàn toàn bình thường như cũ
Như vậy là tới ngày này thì bệnh dứt và tới ngày này thì cơ thể bình phục hoàn toàn.

Sau đó quả nhiên đúng nên Phù Sai làm tiệc ăn mừng, phục chức cho Câu Tiễn ngồi bên cạnh và thả Câu Tiễn cho về quản trị việc nước để dân tình đôi bên an hưởng thái bình, đồng thời cũng ngỏ lời xin lỗi những việc làm đã qua và khuyên nên chăm lo cho dân tình có hạnh phúc; bỏ qua chuyện xưa.

Khi về thì Câu Tiễn ngấm ngầm rèn binh luyện tướng, tích lũy lương thảo để phục thù sau 20 năm nằm gai nếm mật.
Kết quả quân Ngô đại bại, nhưng lại để vua Ngô Phù Sai bảo toàn danh dự bằng sự tự sát. Sau đó lại còn làm lễ án táng trên đồi Cô-tô theo nghi thức Đế Vương. Sát nhập nước Ngô vào nước Việt để có cuộc sống hài hòa giữa 2 dân tộc Ngô-Việt bằng sự hội nhập bình đẳng văn hóa theo thể chế dân chủ phân quyền của thời Hùng Vương.

Câu Tiễn là lãnh vương vùng Lạc Việt (tức Quảng Đông ngày hôm nay) ở trong liên bang Việt dưới thời Hùng Vương (2.879BC-257BC).
Lúc này nước Văn Lang thường gọi là nước Việt. Việt là tên liên bang chứ không phải quốc hiệu; quốc hiệu là Văn Lang.
²

Khi trước thì nước Việt gồm 15 Bộ Lạc (15 tiểu bang), cương vực giới hạn ở phía nam Tây Giang chảy ra Hong Kong xuống đến đèo Hải Vân ngày hôm nay.
Sau khi thắng Ngô Phù Sai thì Việt Vương Câu Tiễn sát nhập nước Ngô vào Liên Bang Việt và chia làm 3 vùng là Ngô Việt (người Việt gốc Ngô ở Chiết Giang), Mân Việt (người Việt ở vùng sông Mân, Phúc Kiến) và Bách Việt ở vùng Hồ Nam bây giờ (nơi có Hồ Động Đình) theo thể chế Liên Bang hội nhập bình đẳng.
Ø     Vì muốn biến huyền thoại Rồng Tiên thành hiện thực nên Việt Vương Câu Tiễn đã cho cái hồ này cái tên là Động Đình (thủy cung của Long Vương cai quản cái hồ này). Do đó nước Việt bành trướng thành 18 tiểu bang.

Vì muốn tạo cuộc sống hài hòa giữa các sắc dân nên ông Câu Tiễn áp dụng đường lối Dân Chủ Phân Quyền bằng cách Hội Nhập Văn Hóa và Hòa Đồng dân tộc. Vùng nào thì quan lại ở vùng đó quản trị theo luật chung của nước Văn Lang.

Vì muốn để lại kinh nghiệm xương máu cho hậu thế, nên ông Câu Tiễn hạ chiếu cho 2 ông Phạm Lãi và Văn Chủng soạn thành chuyện truyền khẩu dưới dạng Huyền Thoại Rồng Tiên Khai Quốc (ta gọi là bia miệng).
Chuyện này còn truyền tụng cho tới ngày hôm nay cùng với tập tục xưng hô theo vai vế đại gia đình, gọi nhau bằng Đồng Bào, trước khi ăn phải mời nhau, trên kính dưới nhường (18).
Và ngày hôm nay, khi nguy biến thì chúng ta vẫn nhắc nhở nhau là phải nêu cao khí phách Rồng Tiên và Văn Hóa Lạc Hồng, hãnh diện là Con Rồng Cháu Tiên.
Ø     Đó là sức mạnh tâm linh mà người xưa đã truyền lại bí quyết thoát hiểm cho chúng ta. Há chẳng đáng tự hào về tổ tiên hay sao?
Vậy thì ngày hôm nay chúng ta để lại kinh nghiệm thoát hiểm gì cho hậu duệ đây?
Không lý thế hệ chúng ta quỵt nợ đất nước?

Từ đây ta suy ra tư tưởng siêu việt của người thời đó như thông điệp:
-    Xây dựng Việt Giáo (Giáo lý làm người Việt) với 2 tiêu chuẩn: Người Việt phải có tinh thần Tự Trọng và tinh thần Cầu Tiến là 2 tinh thần mẹ nó đẻ ra vô vàn tinh thần con cần cho nhu cầu sinh tồn trong xã hội Việt như Tự-lực; Tự-cường; Phục-thiện (cần 2 yếu tố Lắng Nghe và Tư Duy độc lập) - Đó là đặc tính của Rồng.
-    Xây dựng Việt Đạo với tiêu chuẩn: Kết hợp với nhau bằng Tâm, cư xử với nhau bằng Đức, bình đẳng tột cùng và thân thương tột độ. Đó là đặc tính của Tiên.
-    Xây đựng Việt Triết với lòng Bao Dong và Độ Lượng cùng Nhân Ái để tạo xã hội hài hòa nhưng không lùi bước trước gian nguy. Đó là sức mạnh vạn năng của trí tuệ.

Phương châm là Đấu Tranh Tự Vệ: "Cương quyết tiêu diệt kẻ thù, không nhân nhượng. Nhưng không những không trả thù, không truy kích trong khi đấu tranh để đòi lại những cái đã mất mà còn phải độ lượng và bao dong với kẻ thù sau khi chiến thắng". Đó là uy vũ của Rống và nhân ái của Tiên.

Điển hình là:
ü      Vua nhà Trần đã đốt kho tố tụng để yên lòng dân.
ü      Đại vương Lê Lợi đã cấp 500 chiến thuyền để Vương Thông về nước trong danh dự.
ü      Hoàng Đế Quang Trung:
-         Không những đã cho chúa trịnh Khải hưởng tang lễ Đế vương, không làm khó dễ dòng họ Trịnh và vua Lê hay triệt hạ công thần chúa Trịnh, vua Lê và chúa Nguyễn.
-         Mà lại còn kêu gọi họ và toàn dân quên chuyện cũ, ra giúp dân tái thiết đất nước; do đó đất nước mới có an bình để tái thiết vì lòng người đã được thống nhất trong vòng 6 tháng.

Ngược lại những kẻ lấy máu trả máu nên lòng dân ai oán như:
1.      Lê Chiêu Thống, ngai vàng sập vì không nương tựa gì được vào ngoại bang nữa.
2.      Gia Long tuy ngai vàng vững chắc con cháu vinh thân phì da là nhờ vào thế lực người Pháp, nhưng đất nước mất quyền tự chủ như ta đã thấy; và con cháu bướng đầu cũng đi tù mút mùa như Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân.
3.      Hồ Chí Minh dựa vào thế lực ngoại bang Nga và Tàu nên đảng viên Việt Cộng được hưởng lộc phú quý, ngược lại dân tộc điêu linh vì bị Hán hóa.

Đây là bài học để chúng ta đối xử ra sao với người ngã ngựa khi bọn Cộng Nô cuốn gói ra đi cho phải đạo của người Trượng Phu?

Chúng ta có nên lấy máu trả máu hay độ lượng bao dong với kẻ thất thế vì không còn thế lực ngoại bang giúp sức?

Ø      Nhưng oán thù đâu có thể tha thứ dễ dàng như vậy được.
Ø      Vậy thì chúng ta phải làm gì đây?

Cần sự đóng góp tỉnh táo của mọi người. Chúng ta đang ở thế hội nghị Bồ Đề năm 1427 là giết Vương Thông để oán thù triền miên hay thả để tân trang đất nước? Chúng ta có thể áp dụng biện pháp nhân từ sau đây được không?

 ·          Tịch biên toàn bộ tài sản phi pháp để bồi thường cho các nạn nhân do Việt Cộng gây ra theo tiêu chuẩn hợp lý cho từng trường hợp một.
 ·          Phục hồi nhân phẩm cho các nạn nhận do Việt Cộng gây ra, người sống cũng như người đã chết.
 ·          Khoan hồng tội phạm để họ yên tâm lập công chuộc tội. Nếu ngoan-cố tiếp tục gây loạn xã hội thì tội trạng nhân lên gấp rưỡi hay gấp đôi chi đó.

Xây dựng Tâm và Trí bằng giáo dục để:
           ·          Phá vỡ sự u tối trong lòng.
Mọi người hãy tự hỏi vì sao mất nước?
Có phải mất nước là vì cái trí của mình không sáng suốt, cái tâm của mình làm việc theo hứng ham lợi nhỏ bỏ lợi to nên mới ra nghịch cảng này không?.
           ·          Thấm nhuần Việt Học thì sẽ tìm được lối thoát khỏi mê hồn trận này.
-       Lối thoát chỉ có khi tâm bình tĩnh và trí trong sáng. Còn cái tâm u tối, cái trí lưu manh thì chỉ có đập nát cơ đồ mà thôi.
-       Việt Học là học về con người Việt và đất nước Việt từ ngày khai quốc 2.879BC cho đến hôm nay (tức học về Văn Hóa, Lịch Sử và Tư Tưởng Việt để làm vốn cho đề án thoát hiểm)

Ôn cố:
Hành động của Việt Vương Câu Tiễn là hành động của bậc trượng phu, hy sinh danh dự cá nhân của mình để mưu cầu hạnh phúc cho dân của cả đôi bên.
Đó là tư tưởng cao cả, biết tiến thoái đúng, rất tiếc là những người có tầm nhìn hẹp hòi chỉ nghĩ đến danh dự và quyền lợi cá nhân nên cho đó là hèn: Ham sống sợ chết.

Tri tân:
Chúng ta học hỏi được gì ở Câu Tiễn để lật ngược thế cờ: Cá nằm chốc thớt trở thành thế chủ động thống nhất lòng người, đem an bình lâu dài cho bên chiến thắng cũng như bên chiến bại?

²


Giai đoạn thứ nhì: Triệu Đà
#300BC-111BC

Ghi chú:
Triệu Đà (sinh năm 258BC- mất năm 137BC) là người  Chiết Giang (vùng Ngô Việt) đã hội nhập với nước Văn Lang vào khoảng 600BC dưới thời Phù Sai và Câu Tiễn.
Ø   Trong thực tế thì ông ta là người Việt gốc Ngô; và người Ngô không phải là người Tàu.
Vì muốn đánh lạc hướng nên sử gia Tàu gọi Triệu Đà là người Tàu và dân Việt chịu ảnh hưởng của Văn Hóa Tàu từ thời Triệu Đà; nghĩa là dân Giao Châu nô lê Tàu từ năm 207BC chứ không phải như sử Tàu chép là bắt đầu nô lệ từ thời Tây Hán (111BC) – coi Việt Nam Sử Lược Trần Trọng Kim, lời tựa: tài liệu lấy ở văn khố Bắc Kinh.
Nay chúng ta cần dựa vào các danh từ manh tính chánh trị để giải tỏa ngộ nhận khúc lịch sử lu mờ này.
[

Bối cảnh lịch sử trong vùng vào năm 207BC

-        Phía bắc nhà Tần (Tần Thủy Hoàng) đang suy sụp, không còn đủ lực để tấn công kháng chiến Triệu Đà trong vùng Hồ Nam nữa. Mặt trận phía bắc được giải tỏa.
-        Phía tây Hạng Võ thâu hồi chủ quyền trên nước Sở.
-        Phía nam nhà Thục (Thục An Dương Vương) lật đổ chế độ dân chủ phân quyền dưới thời Hùng Vương để xây dựng chế độ Quân Chủ Chuyên Chế và đổi quốc hiệu Văn Lang thành ra Âu Lạc; ngụ là dân Âu Việt (Quảng Tây) lãnh đạo đất nước với sự trợ tá của dân Lạc Việt (Quảng Đông của Triệu Đà).

Vì nhờ Triệu Đà giúp sức nên Thục Phán bị Triệu Đà chi phối; giống như Việt Cộng ngày hôm nay, dựa hoàn toàn vào Bắc kinh để đánh Mỹ cho Tàu hưởng nên bây giờ bị Bắc Kinh sai khiến.
Sở dĩ Triệu Đà chưa dứt nhà Thục là vì sợ lực lượng suy yếu thì Tần Thủy Hoàng sẽ đánh chiếm và mất luôn cả chì lẫn chài: Trai cò tranh nhau, ngư ông thủ lợi.

Cương vực của Triệu Đà lúc đó là vùng chiết Giang cho tới Quảng Đông (nước Ngô+vùng Lạc Việt của nước Văn Lang). Nay nhà Tần suy vong nên ông lợi dụng thiên thời, lẹ tay thanh toán Thục An Dương Vương để thống nhất đất nước.

Ø      Vì ở thế chi phối nên Triệu Đà dứt Thục Phán dễ dàng, chưa đầy 1 năm.
Ø      Nước ta ngày hôm nay cũng vậy, sở dĩ Bắc Kinh chưa dứt là vì thế chiến lược toàn cầu chưa cho phép đó thôi.
²

Năm 207BC khi lên ngôi vua thì ông đặt Quốc Hiệu là Nam Việt, lấy niên hiệu là Triệu Việt Vương (207BC-182BC)
Năm 181BC ông thắng Lã Hậu (vợ Hán Cao Tổ) nên đổi niên hiệu thành Triệu Vũ Đế cho tới khi mất, 181BC-137BC (6).

Ông đặt quốc hiệu là Nam Việt có nghĩa là phía nam sông Dương Tử là đất của người Việt; ngụ ý Ngô hay Việt cùng một mặt trận, ai lãnh đạo cũng được.
Lúc đó phía Bắc còn đang đánh nhau kịch liệt giữa nhà Tần với Hạng Võ (Sở Vương) và các nhóm kháng chiến chống Tần trong đó có Lưu Bang (về sau thành Hán Cao Tổ).
Khi tình thế ngã ngũ, Lưu Bang diệt xong Hạng Võ vào năm 203BC thì danh xưng Nam Việt đổi thành Bắc Hán, Nam Việt.

Ngày hôm nay chúng ta vẫn dùng danh xưng nước Nam để chỉ nước Việt, màu vàng của lụa tơ tầm là sắc thái dân Việt, và Bắc Hán-Nam Việt mà không hề biết lằn ranh biên giới ở đâu chỉ vì không được học lịch sử Việt và Tàu; chứ bọn Tàu ở Bắc kinh biết rõ mồn một.

[


Luận về các danh từ của Triệu Đà

 Nam Việt:
Ông là người Việt gốc Ngô (sinh quán ở Chiết Giang), vì sợ thất nhân tâm nên ông di đô đến Phiên Ngung để chứng tỏ Ngô với Việt là một; và ông áp dụng chế độ dân chủ phân quyền thời Hùng Vương để thống nhất lòng người.
Quan lại vùng nào thì quản trị vùng đó, hài hòa sắc tộc và hội nhập văn hóa. Nghĩa là tôn trọng văn hóa của nhau như thời Câu Tiễn hội nhập nước Ngô vào nước Văn Lang; về sau vua Lê Thành Tôn cũng áp dụng chánh sách quản trị này khi hội nhập nước Chiêm vào nước Việt (1471AD).

Dời đô về Phiên Ngung:
Khi chưa đánh nước Âu Việt của Thục An Dương Vương thì kinh đô của ông ở Phúc Kiến thuộc nước Ngô khi xưa, nay khi không lại chuyển xuống Phiên Ngung ở gần Quảng Châu (tỉnh lỵ Quảng Đông ngày hôm nay) là vì muốn lấy lòng dân Văn Lang để hòa đồng dân tộc trong cuộc sống hài hòa.

Thay đổi danh xưng:
           ·          Từ Vương sang Đế:
Theo ngôi thứ thì Đế là nguyên thủ nước lớn, còn Vương là nguyên thủ nưóc nhỏ. Danh từ Đế có từ thời Tần Thủy Hoàng thâu tóm nhà Chu và nước Sở (221BC). Đế lớn hơn vương.
Khi lên ngôi (207BC) thì ông đặt niên hiệu là Triệu Việt Vương, và Lưu Bang đặt niên hiệu là Hán Cao Tổ (203BC).

           ·          Danh từ đối kháng chánh trị: Tàu - Xẩm và Trung Hoa
a.       Năm 183BC, Hán Cao Tổ (tức Lưu Bang) chết. Vợ là Lã Hậu muốn nhiếp chính nên nhốt Thái Tử (con trai đầu lòng của mụ) vào tù để thoán nghịch.
b.      Quần thần bất bình, nhưng phe cánh của mụ lớn hơn. Do đó mụ mới tìm cách gây chiến với lân bang để đẩy đám chống đối ra tiền tuyến và thẳng tay đàn áp những người ra mặt chống mụ với lý do: Ổn định chánh trị trong thời chiến.
c.       Do nhu cầu chánh trị nên phe của mụ mới áp dụng thuyết Thiên Mệnh của Khổng Tử mà đặt ra các danh xưng như sau:
               ·     Trung Hoa có nghĩa là Trung Tâm Tinh Hoa của Vũ Trụ, xung quanh toàn là những loại vô văn hóa cần phải đi giáo dục chúng.
               ·     Dân chúng dưới quyền quản lý của triều nhà Hán thì gọi là Hán Tộc hay Đại Hán.
               ·     Người ở đất Trung Hoa thì gọi là người Hoa.Đất mụ quản trị thì gọi là Trung Nguyên, tức cương vực nhà Chu khi trước, còn nước Sở thì không tính vì đang được giáo dục thành người.
               ·     Vùng đất phía Bắc thì gọi là Rợ (rợ Kim là Mãn Thanh, rợ Hồ là Mông Cổ) - Bắc Rợ.
               ·     Vùng đất Tây thì gọi là Quỷ. Tức Ngô Cát Nhĩ và Tibet, lúc này chưa có chữ Tân Cương (Biên cương mới xâm lăng được) và Tây Tạng (Phủ tạng của Bắc Kinh ở phía tây.
               ·     Vùng đất phía Nam thì gọi là Di; tức Nam Di.
    Ở đó có dân tộc Miêu (tức nước Nam Việt của Triệu Đà), nhưng dân "Hán" phát âm thành MAN nên thay vì gọi một cách tổng quát là Nam Di thì lại chỉ đích danh là Man Di.
    Sau này người mình phát âm chữ Man thành chữ Mán rồi tiếp là Mường. Muờng Mán là dân sơn cước (sinh sống dưới chân núi; sơn là núi và cước là chân)
d.      Bắt đầu cổ vũ cho chiến tranh thì đột nhiên mụ cắt đứt ngoại thương và ngoại giao với nước Nam Việt rồi tung quân đánh chiếm vùng Hồ Nam mà không có tối hậu thư báo trước.
Vì bị đánh bất ngờ nên Triệu Đà thua to, nhưng lại dùng kế câu giờ để phục thù, nên Triệu Đà ra lệnh tiêu thổ kháng chiến để quân Tây Hán phải chuyển lương từ Tràng An đến chiến trường Tràng Sa (Hồ Nam).
e.       Năm 182BC, Triệu Đà lấy quân ở châu Khâm và châu Liêm (Quảng Đông và Quảng Tây ngày hôm nay) kéo lên phản công.
Để quân sĩ lên tinh thần nên Triệu Đà mới cho gọi chúng là một lũ Tàu (có nghĩa là những thằng ngố), và người đàn bà Tàu thì gọi là mụ Xẩm (tức là con lòa). Nhờ chiến tranh tâm lý này nên đã đánh bại đoàn quân xâm lăng không mấy khó khăn ở Tràng Sa (thủ phủ vùng Hồ Nam bây giờ).
f.       Năm sau 181BC, Lã Hậu cho phục thù nhưng thua to.

²

Sau khi đại thắng vào năm 181BC thì Triệu Viêt Vương đổi niên hiệu thành Triệu Vũ Đế và sửa soạn binh mã để trừng phạt Lã Hậu. Dự tính đánh tthẳng vào Tràng An, tiêu diệt nhà Hán và sát nhập nước Tàu vào nước Nam Việt thành 1 khối Đông Nam Á do nhà Triệu làm chủ.
Lẽ dĩ nhiên là sẽ đổi quốc hiệu Nam Việt thành Á Việt, Cường Việt hay Siêu Việt chi đó… hoặc chia chúng ra làm nhiều mảnh mang tên khác nhau nhưng phải có chữ Việt như Chu Việt, Tần Việt, Tàu Việt, Tấn Việt, giống như Câu Tiễn đã làm với nước Ngô.

Vì sợ bị trả thù nên phe chống Lã Hậu có thêm vây cánh, giết mụ đi và đưa Thái Tử lên ngôi Hoàng Đế tức Hán Thái Tôn (miếu hiệu).

Ngay sau khi lên ngôi thì Hán Thái Tôn viết thư xin lỗi Triệu Đà vì sự ngông cuồng của Thái Hậu nên mới có can qua đáng tiếc xảy ra. Nay chánh thức xin cầu hòa và giao thương như trước để dân 2 nước được yên ổn làm ăn, và xin Triệu Đà bỏ chữ Đế dùng lại chữ Vương.

Triệu Đà đồng ý cầu hòa nhưng vẫn giữ chữ Đế (Triệu Vũ Đế) để lấy cái uy của mình.
Vì thế nên chiến tranh chấm dứt, hòa bình tái lập, và lúc đó ở Hoa Lục có 2 vị đế là Hán Đế và Triệu Đế.
Điểm xưng Đế hay Vương này đã được nói trong tuyên xưng chánh nghĩa của Thống Chế Lý Thường Kiệt; trong bài Bình Ngô Đại Cáo và trong cuộc triển lãm của Bắc Kinh vào tháng September tại San Francisco với 2 quan tài bằng Thạch Y của Hán Đế, không biết là vị nào, và của Triệu Muội Đế. Thạch y là áo liệm người chết làm bằng những lát cẩm thạch (đá quý) hình chữ nhật dày độ 0,3 cm, mỗi chiều là 2,5 và 4 cm; nối với nhau bằng sợi dây vàng của Hán Đế và sợi chỉ tơ vàng của Triệu Muội Đế (chắc đây là hình tái lập, rập theo cái chính)

Kết luận:
Qua hành động của Triệu Đà thì chúng ta thấy ông là một nhà chánh trị cao, thống lĩnh nước Văn Lang bằng 3 bước:
(1)   Cách mạng để thâu tóm nước Ngô và Lạc Việt làm chiến khu đợi ngày phản công.
(2)   Giúp THỤC Phán lật đổ Hùng Vương để lòng dân ly tán.
(3)   Lợi thế chiến lược trong vùng ông đứt Thục Phán rất lẹ.
Nay Bắc Kinh cũng đang áp dụng chiến lược này cho Việt Cộng, chúng ta nên thức tỉnh kẻo quá muộn.
[

Về việc quản trị đất nước thì ông đã thành công trong việc xây dựng xã hội hài hòa giữa các sắc dân bằng sự hội nhập văn hóa một cách bình đẳng và áp dụng triệt để tinh thần Dân Chủ Phân Quyền.
Khi sống thì ông theo văn hóa Việt, lúc chết thì ông theo phong tục người Ngô nên trong mả Triệu Muội người ta đào thấy:
a)       Đồ dùng thường ngày là vật dụng của dân Việt, hoa văn theo tinh thần Việt.
b)      Cung phi, quan chức, binh lính cùng ngựa chiến bị chôn sống vài người đủ dùng khi xuống âm phủ (quan niệm về cái chết của người Ngô như vậy đó

Về việc chống ngoại xâm thì ông cương quyết ăn miếng trả miếng, ăn thua đủ với mụ Lã Hậu chứ không phải với dân Tàu.
[

Luận về Tư Tưởng của Triệu Đà:
Qua những hành động ở trên thì chúng ta có thể nói rằng: Triệu Đà có cái nhìn xa trông rộng, có tư tưởng trung hậu, hiếu sinh mà cứu cánh của ông là: Xã hội hài hòa, mưu cầu hạnh phúc cho người dân của mọi sắc tộc.

Ôn cố:
Ta có thể nói là: Triệu Đà có tư tưởng của một nhà Hiệp Sỹ, mưu cầu hạnh phúc cho dân cho nên trong đời của ông không có giặc giã chi cả. Chỉ vì lòng dân đã thu về một mối như Đức Thánh Trần đã nói kế sách lấy đoản binh diệt trường binh của quân xâm lược và Nguyễn Trãi đã nói trong câu mở đầu của bài bình Ngô Đại Cáo là: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.
Đức Thánh Trần và Quốc Sư Nguyễn Trãi đã áp dụng triệt để 2 yếu tố trên nên đã tạo được chiến thắng huy hoàng cho con cháu noi theo

Tri tân:
Sau khi lấy lại được chủ quyền thì thế hệ chúng ta phải làm gì để có xã hội hài hòa giữa các sắc tộc như thời Triệu Đà?
Chúng ta học hỏi được gì ở Triệu Việt Vương để xây dựng xã hội hài hòa giữa các sắc tộc với nhau?
&
B.     THỜI  NHÀ  LÝ
Sử chép rằng:
Phạt Tống và Bình Chiêm: Thắng trận xong thì kéo quân về.

Tóm lược hành quân Phạt Tống:
-        Thời vua Lý Thái Tổ (1010-1225), di đô ra Thăng long và xây thành lũy kiến cố. Lúc đó bên Tàu là nhà Tống có nhiều việc giải quyết chưa xong (nội chính bất an) nên không sinh sự gì và phong ngay cho Ngài chức Giao Chỉ Quận Vương rồi đổi thành Nam Bình Vương; từ một quận biến thành một nước và chức tước thì từ Quận Trưởng thành Quốc Vương.
-        Thời vua Lý Thánh Tông (vua cháu: 1054-1072) đổi tên nước từ Đại Cồ Việt sang Đại Việt, chỉnh trang lại việc chánh trị cho hợp thời. Thay đổi binh pháp cho hữu hiệu; nhà Tống bên Tàu thấy giỏi nên bắt chước tổ chức lại quân ngũ như bên Ta (8).
-        Đời vua Tống Thần Tông (1068-1078) có quan Tể Tướng (Thủ Tướng ngay hôm nay) là Vương An Thạch  sửa sang mọi việc, tìm cách tăng chi để tăng cường quân số sang đánh nước ta để giải quyết vấn đề nội bộ.
Ø      Nên nhớ rằng binh pháp quân Tống lúc đó là rập theo binh pháp nước Đại Việt, học trò mà dám đánh Thày thì đại bại là cái chắc (§ 8, cuốn 1 trang 100 và 102).
Ø      Binh Pháp là phương pháp dụng binh (Cách dùng lực lượng võ trang).
-        Biết trước âm mưu này, nên năm Ất Mão (1075) bên ta cử Thống Chế Lý Thường Kiệt và Đại Tướng Tôn Đản dùng binh pháp nước Đại Việt, đem 10 vạn quân tinh nhuệ (100.000 quân thiện chiến) sáng phá tan các căn cứ hậu cần của quân Tống ở Quảng Đông (châu Khâm và châu Liêm) và thành Nam Ninh ở Quảng Tây (châu Ung). Giết chết cả thảy 10 vạn Tống quân rồi lui binh về thế thủ. Trước khi lui binh thì có triệu tập dân chúng, nói lên ác ý của Tống Triều là muốn hại muôn dân nên sang dẹp loạn an dân; và khuyên dân chúng không nên hợp tác với binh triều nhà Tống.
-        Tống triều được tin thì tức giận bèn hội binh với nước Chiêm, 2 mặt giáp công xóa bỏ nước Đại Việt.
-        Tháng chạp năm Bính Thìn (1076), hai mặt giáp binh. Vì biết trước nên bên ta đã thủ sẵn đóng chốt ở sông Như Nguyệt (tức sông Cầu Bắc Ninh bây giờ) để chặn đường tiến quân của binh nhà Tống. Quân Tống lúc đó hát lâu chầu mỏi nên nản chí. Biết thế nao núng của địch quân nên Thống Chế Lý Thường Kiệt:
Ø      Một mặt áp dụng phương pháp học tập (Tâm Lý Chiến) để quân sỹ lên tinh thần.
Ø      Mặt khác đêm đêm cho người lên núi dùng loa ngâm 4 câu thơ tuyên xưng chánh nghĩa như sau:
Nam Quốc sơn Hà Nam Đế Cư, tiệt nhiên định mệnh tại thiên thư.
Sơn hà nghịch lỗ lai xâm phạm, nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
Diễn ý:
Nước Nam là của dân Nam, sách trời đã ghi rõ ràng.
Kẻ nào xâm phạm, tất sẽ phơi thây.

Ý nói 2 khúc lịch sử sau đây:

Một:
Quân Tây Hán sang đánh vào năm 111BC thì phải tự lui binh vì ở thủ đô Tràng An bị bọn Mãng Vương cướp quyền nên phải lui về cứu giá. Hai bên đánh nhau cho mãi đến năm 24AD (vị chi là 135 năm = 7 thế hệ) mới dẹp tan được bọn Mãng Vương và dời đô về Lạc Dương ở phía đông Tràng An nên gọi là nhà Đông Hán.

Hai:
Quân Chiêm lợi dụng Đinh Tiên Hoàng Đế băng hà năm 979AD thì năm sau (980) kéo binh thuyền tiến thẳng đến kinh đô Hoa Lư bằng cửa ông Đáy và sông Vân Sàng, hội binh ở núi Dục Thúy (non nước) tỉnh lỵ Ninh Bình rồi kéo thẳng đến uy hiếp Hoa Lư (cách khoảng 15 km). Không ngờ mới đi được 2/3 thì trời nổi gió to bão lớn, thuyền đắm nên phải thu góp tàn binh lui về nước.

Hai khúc lịch sử này thì quân sỹ bên ta đã học nhập tâm trước khi cất binh sang đánh châu Khâm, châu Liêm và châu Ung rồi. Vậy thì chiến dịch công tâm này là nhằm vào quân Tống chứ không phải quân Việt như sử gia Tàu bóp méo, cụ Trần Trọng Kim sao y bổn chánh.

Còn về chuyện bình Chiêm thì cũng dễ hiểu là Quân Chiêm rây máu ăn phần, theo voi hít bã nên quân Tống thua thì quân Chiêm cũng yếu thế rút lui. Có điều là sau khi bình phía nam thì quân ta rút về chứ không chiếm đất của quân thất thế.

Thành công phạt Tống của Lý triều không những bảo vệ được tự chủ mà còn làm cho Vương An Thạch mất chức tể tướng và kế sách phục hồi kinh tế của ông cũng đi luôn; do đó Tống triều không thiết tha đến việc xâm lăng nước ta nữa.


Luận về tư tưởng
Qua những thành công:
-        Sáng tạo binh pháp, chủ động chiến trường, đánh phủ đầu rồi lui binh.
-        Độ Lượng, Bao Dong, Nhân Từ: đánh thắng Tống và Chiêm rồi lui binh, không giết hại dân lành và không chiếm đất đai.
-        Thành công trong việc bảo vệ quốc thái dân an, đất nước an bình lâu dài; đất đai không mất mảnh nào.

Chúng ta có thể nói rằng Lãnh Tụ và dân chúng đều không những có ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước mà còn có tư tưởng của Rồng và Tiên là: Phóng khoáng, cao thượng, nhân ái, bao dong và độ lượng với kẻ thù. Lấy hạnh phúc của người dân làm trọng dù đó là đối phương hay thù nghịch.

Ngược lại với tư tưởng của kẻ tiểu nhân, chỉ biết gây căm thù để thủ lợi nên tư cách: Nhỏ nhen, hẹp hòi, thù dai, thù vặt như: Lê Chiêu Thống, Gia Long hay Việt Cộng chỉ làm cho đất nước tan hoang, lòng người oán thán; đó là chỉ dấu của sự tụt hậu rồi đi đến tiêu vong.

Ôn cố:
Lúc đó nước ta yếu lại thế cô nên Lý triều đã tiến đánh phủ đầu rồi về thế thủ là áp dụng binh pháp sáng tạo. Nhưng làm sao để kết hợp được lòng dân để khai dụng được sức mạnh Tâm Linh thì cái đó mới khó.

Tri tân:
Nay nước ta lòng người ly tán, đất nước tan hoang, tổ chức xã hội tan rã, vậy ta học hỏi được gì về tư tưởng Lý triều để có thể xoay ngược thế cờ? Nếu cứ quanh quẫn trong mê hồn trận thì mỗi ngày mỗi tụt hậu thê thảm và cuối cùng là tiêu vong. Lúc đó dù cho con cháu có là Phù Đổng thì cũng không thể gỡ nổi cái thế lạc hậu quá xa với nhân loại.

&

C.     THỜI  NHÀ  TRẦN
chống quân Mông.
Bàn về:
Ø      Thoán nghịch
Ø      Giết hại nhà Lý tối đa là 2.000 người để yên lòng dân, giữ vững tự chủ trước Đế Quốc bách chiến bách thắng là nhà Nguyên (quân Mông Cổ).
Ø      Loạn luân, anh em đồng tông lấy nhau. Theo luân lý phụ hệ, phụ quyền của Tàu hay mẫu hệ, phụ quyền của Việt thì phải xét lại cho kỹ?
Ø      Công đức Trần Thủ Độ đối với dân tộc. Anh Hùng hay Loạn Tặc?

Sử chép rằng:
Vua Lý Huệ Tông (1211-1225) mắc bệnh điên sau khi sinh được 2 công chúa là Lý Thuận-thiên và Lý Chiêu-thánh. Chữa mãi không khỏi nên tháng 10 Giáp Thân (1224) truyền ngôi cho con là Lý Chiêu- thánh (lúc đó lên 7) rồi vào chùa đi tu.

Người chị là Lý Thuận-thiên thì đã gả cho Trần Liễu (con cả của Trần Thừa) rồi, còn công chúa Lý Chiêu-thánh thì gả cho người em là Trần Cảnh.
Trước đó, mọi việc đều do Trần Thủ Độ quyết định cả. Tháng chạp năm đó Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng nên gọi là Triều Đại nhà Trần, nhưng huyết thống nhà Lý vì Thái Tử lại là cháu ngoại của vua Lý Huệu Tông (lọt sàng xuống nia đi đâu mà thiệt).

Lời bàn:
Thoán nghịch:
Có nguời bảo đây là thoán nghịch, có người bảo không với lý do không có con trai thì truyền ngôi cho con gái theo Mẫu Hệ, Phụ quyền (2).
Thái Tử lại là cháu ngoại vua Lý Huệ Tông, vì Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng không có con, đến năm 19 tuổi thì lại lấy Lý Thuận Thiên, như vậy là thủy chung lắm rồi…..  Nên nhớ là Trần Cảnh bị ép duyên để con cháu nhà Lý nối ngôi cho hợp đạo lý thời đó.

Giết hại nhà Lý:
Trần Thủ Độ giết nhiều lắm là 2 ngàn người mà tránh được sự diệt chủng trước sức xâm lăng của quân Mông. Nếu lòng người ly tán, kẻ Lý người Trần thì không thể nào chống nổi ngoại xâm.
Đối với nhà Lý thì ông tàn ác thật, nhưng đó là điều bắt buộc, nhưng đối với dân tộc thì ông lại là một vị cứu tinh bất vụ lợi vì ông không tranh quyền, mặc dù cơ đồ do chính tay ông gây dựng.
Trong khi nhà Lý bị sát hại thì Thủy Sư Đô Đốc Lý Long Tường là dòng Hoàng Tộc lại lẳng lặng đem binh thuyền sang tỵ nạn ở bên Cao Ly và giúp vua Cao Ly chống quân Mông Cổ nên ở Hán Thành (Séoul) có tượng Bạch Mã Tướng Quân là ông đó. Ông còn lập làng và dạy con cháu lý do tỵ nạn cùng với nghi thức tế lễ. Ngày hôm nay con cháu của ông vẫn về làng Đình Bảng để lễ trước bàn thờ Lý Bát Đế  (thờ 8 ông vua nhà Lý).

Có lẽ nền học thuật thời đó dạy con người sống cho đất nước, cho dân tộc chứ không sống cho quyền lợi cá nhân, phe nhóm nên ông mới bỏ nước ra đi thay vì ở lại tranh quyền với Trần Thủ Độ.
Chúng ta không thể lấy quan niệm ngày hôm nay để phê phán chuyện đời xưa được.
Việc chánh là làm sao bảo vệ được sự tự chủ và hạnh phúc của người dân. Còn quyền lợi của giai cấp cầm quyền là quyền lợi riêng tư, đừng lẫn lộn với quyền lợi của dân tộc.

Hãy nhìn Mạc Đăng Dung thất bại vì nền học thuật của nhà Lê chú trọng đến Ngai Vàng và coi đất nước là riêng của nhà vua. Vì thế nên chúng ta mới có nạn Trịnh Nguyễn phân tranh là do lòng nhân từ (hay u tối?) của Trịnh kiểm không nỡ giết Nguyễn Hoàng.

Tha một người mà hại toàn dân thì tốt hay là giết 2 ngàn người để thoát nạn tiêu vong thì ta chọn cái nào?
Trần Thủ Độ và Mạc Đăng Dung có lẽ có lòng nhân từ giống nhau, nhưng trong việc làm thì Trần Thủ Độ cương quyết (việc nước không thân) còn Mạc Đăng Dung hay Trịnh Kiểm thì lại quá nhu nhược, để tình cảm lấn át lý trí nên chúng ta mới chịu thảm trạng ngày hôm nay.

Một tỷ dụ để so sánh hợp tình hợp lý trước khi phán đoán công và tội của Quốc Phụ (chức vụ) Trần Thủ Độ:
Ngày 06/9/1945 và 09/8/1945, người Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử lên đất Nhật để chấm dứt chiến tranh đã giết hại quá nhiều sinh linh, sau đó họ xây  lại 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki để bồi thường.
Người quyết định là Tổng Thống Mỹ Harry S. TRUMAN phải can đảm lắm mới dám lấy quyết định tàn sát hàng triệu sinh linh như vậy.

Ø      Vậy, đứng về phương diện chánh trị thì ông TRUMAN đáng khen hay đáng chê? Trong khi Trần Thủ Độ sát hại không quá 2 ngàn người để tạo hoàn cảnh tân trang lại đất nước.

Chính nạn nhân là dân Nhật mà còn có nhiều người cho là đúng. Bằng cớ là họ ghi công tướng Mc ARTHUR là ân nhân của dân tộc Nhật cùng với những người Nhật khác

Ø      Vậy thì chúng ta nghĩ gì về hành động giết hại con cháu nhà Lý của Trần Thủ Độ?

Ngày nay nếu phải giết vài ngàn người nguy hiểm cho đất nước, như Hoàng Đế Quang Trung đã làm, để cứu toàn dân thì chúng ta lấy quyết định ra sao đây?
Ta chọn Trần Thủ Độ, Quang Trung hay Mạc Đăng Dung, Trịnh Kiểm để gây thảm họa cho hậu thế?

Hãy đặt mình vào trách nhiệm của Trần Thủ Độ lúc đó giữ vai trò Quốc Phụ, rồi hãy lên án; đừng lấy quyết định bồng bột và vô trách nhiệm đối với ân nhân của dân tộc.

Ø      Nhất là đừng lấy bối cảnh lịch sử ngày hôm nay để phê phán hành động ở bối cảnh lịch sử đương thời.

Bàn về Loạn Luân :
Anh em cùng họ lấy nhau. Đứng về Phụ Hệ và Phụ Quyền theo Tàu thì đôi con Dì lấy nhau được, nhưng anh em đồng tông thì xa mấy cũng không lấy nhau được.
Đứng về Mẫu Hệ nhưng Phụ Quyền như dân Việt thì ngược lại đôi con Dì không lấy nhau được; nhưng đôi con chú con Bác lấy nhau được.
Người Việt quan niệm Ngũ Đại Mai Thần Chủ, nghĩa là đời thứ 5 thì hết liên hệ họ hàng và lấy nhau được. Dân Việt phân biệt liên hệ họ hàng bằng khăn tang để hưởng thừa khế và trách nhiệm liên đới với phạm nhân trọng tội (11).

Đứng về Y Học thì trong 3 đời dù nội hay ngoại lấy nhau không tốt, vì dễ sinh ra con người tật nguyền.
Đứng về pháp lý của Tàu, của Việt hay của nhân loại thì anh em ruột vẫn có thể kết hôn với nhau được. Không ai bị phạt vạ về tội loạn luân cả.

Ø      Vậy thì chúng ta dựa vào đâu để kết tội loạn luân?

Lẽ dĩ nhiên là anh em trong họ không nên lấy nhau thì tốt; mà có lỡ yêu nhau thì cũng chỉ bị xóm làng dè bửu hay khai trừ mà thôi… Còn ngoại tình thì không luân lý hay luật pháp nào tha, và dân tộc nào cũng lên án cả. Ngoại tình đối với hình sự là một tội lường gạt.

Về mặt khác thì nhà Trần đâu có ra luật nói là đồng tông lấy nhau được đâu?

²


Công đức Quốc Phụ Trần Thủ Độ
đối với dân tộc

Quốc Phụ là chức tước của ông Trần Thủ Độ được Triều Đình phong cho, vợ ông có tước là Quốc Mẫu thay cho tước Hoàng Thái Hậu, vì bà là mẹ của 2 công chúa họ Lý.

Dù yêu hay ghét, khen hay chê, cứ thẳng thắn mà nói thì chúng ta cũng phải công nhận là không có hành động cương quyết của Trần Thủ Độ thì dân ta đã bị diệt chủng dưới gót giầy quân Mông Cổ rồi.

Ø      Vậy thì, có phải Quốc Phụ Trần Thủ Độ là vị cứu tinh của dân tộc, mà nhà Lý là vật tế thần để có trang sử oai hùng này không?

Không có hành động can đảm hy sinh danh tiếng để cứu nước giúp dân thì làm gì có cả thảy 3 lần đẩy lui đế quốc xâm lăng Mông Cổ giành quyền tự chủ trong vòng chưa đầy 1 năm.
Trong lúc giao tranh thì không thể nói là nước ta bị nô lệ nhà Nguyên được. Ba trận chiến tranh đó là:
           ·          Tháng 6 năm Ất Dậu (1285) thua, tháng 2 Đinh Hợi (1287) tái xuất xâm lăng: Tám tháng đánh bật quân thù ra khỏi biên cương.
           ·          Thoát Hoan sang lần đầu tháng chạp năm Giáp Thân (1284) rút tháng 6 Ất Dậu (1285): Bảy tháng đánh bật đế quốc xâm lăng ra khỏi biên cương.
           ·          Thoát Hoan tái xâm lăng tháng 2 Đinh Hợi (1287): Năm tháng đánh bật quân thù ra khỏi biên cương.

Rằng:
Tháng một (mười một) năm Đinh Hợi (1287), tức 9 tháng sau mới giả danh đưa Trần ích Tắc về nước tiến đánh ào ào như vũ như bão.
Các quan xin thêm binh. Hưng Đạo Vương nói: Binh cốt giỏi chứ không cốt nhiều mà xô bồ  thì ích chi. Quý hồ tinh bất quý hồ đa.
Ngài bắt phải cố gắng rèn binh luyện tướng và tập trận liên miên để gây khí thế.
Trận Bạch Đằng đánh vào tháng 3 Mậu Tý (1288) bắt sống Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ, Cơ Ngọc . Vua Nhân Tông đem bọn đó vào Chiêu Lăng (Thiên Lăng ?) làm lễ Hiến Phù (8, cuốn 1 trang 158).
Lễ hiến phù là làm lễ tạ tội với tiên vương nhưng không giết chỉ bị sỉ nhục mà thôi. Vì hận thù che mờ lý trí nên Gia Long đã cho đào mả anh em Tây Sơn lên, lấy đầu làm lễ hiến phù là một hành động ngu xuẩn: HÈN, vì người chết đâu có thể sống dạy để tự biện được đâu!
²
Tháng 10 Mậu Tý (1288) sai sứ sang cầu hòa – Nguyên chúa ưng thuận, tháng 5 Kỷ Sửu (1289) Nhân Tông thả bọn Ô Mã Nhi về Tàu: Phàn Tiếp vì lo mà chết, vua sai hỏa táng rồi cấp người và ngựa cho vợ con đem về Tàu.
Riêng Ô Mã Nhi là tên tướng nhan hiểm nên dùng mưu thả về bằng thuyền cùng với vàng bạc châu báu, nhưng ra giữa biển thì lại tổ chức cướp lấy sạch và làm đắm thuyền cho y chết đuối.
Cớ là: Ô Mã Nhi là một tên ác quỷ, phá nát lăng tổ nhà Trần ở Thiên Lăng cho hả giận. Tâm trí nhỏ nhen, trả thù vặt, chó cắn trộm đó là tâm địa của kẻ tiểu nhân.

²

Định công luận tội
Tháng 4 Kỷ Sửu (4289)

Khi định công thì thăng thưởng đúng mức.
Khi luận tội thì lại khoan hồng nên lòng người ca thán. Vì thế nên vua phán: Ai có bằng chứng cụ thể việc hàng giặc hại dân thì lập hồ sơ để trong kho cáo trạng rồi triều đình sẽ định tội theo luật hiện hành. Dân chúng nao nức tố cáo nhau rồi đem hồ sơ nộp vào kho.
Đúng nửa đêm ngày hết hạn, chính vua kiểm tra kho cáo trạng và đốt cháy rụi tất cả hồ sơ.
Hôm sau thị triều vua ra chiếu nói rằng: Lúc thế giặc đang mạnh, chính Trẫm cũng muốn hàng giặc thì nói chi đến thứ dân. Nay khoan hồng bỏ qua để lòng người yên ổn kiến thiết đất nước

Ôn Cố:
Ông Trần thủ Độ có công lớn đối với đất nước, ông là vị cứu tinh của dân tộc.
Việc tàn sát 2 ngàn người nhà Lý là việc phải làm để có trang sử oai hùng. Hai ngàn nạn nhân là vật hy sinh để chúng ta có ngày hôm nay nên thiết nghĩ cũng nên thắp hương tưởng nhớ.
Cuộc bảo vệ độc lập nào mà chả có người thác oan. Ông là người có tinh thần trượng phu và quyết đoán, không để tình cảm lấn lướt lý trí, mặc dù ông là người ít học nhưng ông là một Kẻ Sỹ đương thời.

Hội nghị Diên Hồng nói lên tinh thần dân chủ phân quyền của vua nhà Trần: Tư tưởng công minh và trong sáng

Hịch tướng sỹ nói lên tinh thần quyết không thề phản bội quê hương của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và toàn thể dân quân. Đó là tư tưởng của nhà hiệp sỹ

Chính vua đắp áo bào lên đầu Toa Đô rối khen là trung liệt và cho mai táng tử tế (nghĩa cử nhân hậu của nhà vua); Tư tưởng nhân ái, trọng nghĩa.

Thả bọn hàng tướng về Tàu là nghĩa cử cao đẹp của vị vua trọng nghĩa.
Đốt kho đơn cáo trạng nói lên tinh thần thống nhất lòng người. Tư tưởng đại nghĩa, khoa dung, hiếu hòa.

Phải chăng mọi người đều có Tư Tưởng của Rồng và Tiên nên xứng danh là con cháu Rồng Tiên.
           ·          Rồng dùng uy vũ để bảo vệ công lý.
           ·          Tiên có trái tim nhân ái, độ lượng và bao dong.

Tri Tân:
Chúng ta học hỏi được gì ở nhà Trần khi mà thế hệ đó đã giải quyết được rất nhiều mâu tuẫn lớn lao để có trang sử oai hùng, với sức mạnh phi thường là: Chấu Chấu đã đá nghiêng xe cả thảy 3 lần.
Ngày hôm nay chúng ta không ở thế cô đơn như nhà Trần, mâu thuẫn cũng không khó khăn như thế. Vậy tại sao chúng ta lại bó tay chấp nhận Hán Hóa??? !!!

&

B.     THỜI  LÊ  LỢI

Sử chép rằng:
Quân Minh sang nước ta (1414-1227) rất tàn ác và dã man. Trương Phụ theo lệnh Minh Thành Tổ phá sạch bia mộ, đốt mọi sách vở một chữ không để sót, tiêu diệt văn hóa Việt và đầy ải cùng cực hình dã man còn khắc nghiệt hơn Hitler đối với dân Do Thái (12;19).
Mọi người đều trông vào Kháng Chiến Lam Sơn mà Lê Lợi là thủ lãnh, Nguyễn Trãi là mưu thần.

Nguyễn Trãi theo phò Lê Lợi là do lời thúc dục của cha là Nguyễn Phi Khanh, quan đại thần nhà Hồ bị bắt sang Tàu. Biết con đậu Thái Học Sinh (Tiến Sỹ) ở tuổi đôi mươi, có tài cứu dân giúp nước nên ông khuyên con đi về tìm tổ chức kháng chiến mà theo phò chứ đừng theo cha sang Tàu uổng phí tài năng.
Ông khuyên con nên quên tiểu hiếu (với cha) mà hãy lo đại hiếu (với dân với nước) thì mới là trai nước Việt:
ü      Nhìn non sông, con ơi nhìn non sông.
ü      Nuốt hận xưa, nhìn nước non sông nhà.
ü      Đi đi thôi lời cha khuyên nhớ nhé.

Vì lời hối thúc này nên ông mới giã từ Thăng Long vào Lam Sơn để phò ông Lê Lợi. Không có Nguyễn Trãi thì Lê Lợi không thành công, mà không có Lê Lợi thì Nguyễn Trãi cũng đành chôn vùi tài năng của mình xuống suối vàng.

Tuy biết ông Lê Lợi là người có trí lớn, có tài thu phục nhân tâm, nhưng tính tình đa nghi, tư tưởng hẹp hòi chỉ sợ bọn văn thần thoán nghịch, nhưng ông vẫn cộng tác vì tương lai dân tộc nên hy sinh cuộc sống của mình.
Để xóa bỏ sự hoài nghi này nên ông đã cho người lấy mỡ lợn viết lên lá cây rừng:
ü      Lê Lợi vi vương, Nguyễn Trãi vi thần.
Nghĩa là Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi.
Kiến leo lên ăn mỡ nên lá thành lỗ, đến khi rụng xuống thì theo dòng suối ra sông trở thành lời phán của thần linh.
²

Thoạt đầu kháng chiến từ Nghệ An tiến đánh Tây Đô (tức Thanh Hóa) biến thế công của giặc thành thế thủ (đánh Tây kinh phá tan thế giặc- coi 12).
Bên ngoài thì kháng chiến xây dựng cơ sở hành chánh, huấn luyện nhân viên, thu thuế và tuyển thêm quân. Sau đó mới phái 3 tiểu đoàn ra Bắc thăm dò thế giặc Vương Thông ở Đông Đô (Thăng Long–Hà Nội) với sự cộng tác của các nhóm kháng chiến ngoài đó và sự che chở của dân chúng.
Vương Thông đánh hoài mà không được vì khi lui thì kháng chiến lại trở về giết hại người theo giặc, khi tiến thì chúng lại tan như khói lẫn trong mây (lẩn trong dân).
Ba tiểu đoàn này hành quân quanh Đông Đô: Áp dụng chiến pháp quấy rối và chiến thuật đánh mau rút lẹ, phân tán mỏng rồi len lỏi vào dân để tránh bị truy kích đã làm cho Vương Thông mất ăn mất ngủ.
Nhân khi biết được một tiểu đoàn trụ ở Ninh Kiều, Vương Thông cấp kỳ đem ngay 30.000 quân vây hãm quyết tiêu diệt trọn ổ 1.000 người này.

Không ngờ bị tiểu đoàn này giăng bẫy. Khoảng 5 giớ chiều hôm trước, tiểu đoàn này dứt luôn 2 chột chặn hậu lui rồi rút ngay vào làng Bụa như thể thua rồi bỏ chạy; trại Ninh Kiều bỏ ngỏ.
Hôm sau Vương Thông cho tiến quân vào Ning Kiều thì thấy vắng như tờ nên nghĩ rằng chúng đã sợ oai nên bỏ chạy hết cả rồi. Sau đó lên kế hoạch bao vây làng Bụa: Một toán tiến đánh mặt tiền, khi đánh xong thì đốt 3 tiếng pháo lệnh để đại quân dàn quân bao vậy lối thoát đường ruộng hẹp, dài và trơn. Đinh ninh chuyến này thì chúng phải chết.

Biết được kết sách hành quân nên nay đêm hôm đó một tiểu đoàn bạn đến tăng cường cùng dân làng Bụa đặt bàn chông dưới ruộng ngập nước và trợ chiến bằng đòn sóc, tầm vông gậy gộc.
Chốt đặt ở Tụy Động và Chúc Động (giữa Chương Đức và Mỹ Lương, ngã ba sông đáy và sông Bùi tục gọi là Ngã-ba-thá, tục có nghĩa là theo thói quen) để chặn đường tiếp ứng của giặc.

Vương Thông không ngờ là kháng chiến Lam Sơn đã có thêm 1 tiểu đoàn tiếp chiến nên rơi trúng ngay vào ổ phục binh vừa mới giăng ra đêm hôm trước.
Khi cánh quân tiến tới làng Bụa thì nghĩa binh đốt ngay 3 tiếng pháo lệnh. Cánh quân này thấy lại nên sinh nghi không dám xung phong, đứng ngoài nghe ngóng.

Ngược lại thì Vương Thông lại nghĩ là đã xâm nhập được vào làng Bụa rồi nên vội thúc quân tiến mau để chặn đường tháo chạy. Thế là rơi ngay vào đoạn phục binh từ Chúc Động đến Tụy Động.

Vì tiến mau nên xe kéo pháo không theo kịp, quân trải dài hàng một hùng dũng tiến vào tử địa.
Toán quân tiên phong do Vương Thông dẫn đầu, rơi ngay vào ổ phục binh và Thượng Thư Trần Hiệp cùng Nội quan Lý Lượng bị giết cùng hàng vạn quân, phần thì bị giết, phần thì sợ quá chết đuối, phần vì né tránh nên chạy lao xuống ruộng đầy chông. Chết cả thảy hơn 5 vạn (50.000), và bị bắt hơn một vạn người.
Vương Thông, Phương Chính và Mã Kỳ mở vòng vây chạy thoát thân về được thành Đông Đô.
Trận Tụy Động xảy ra vào tháng 10 năm Bính Ngọ (novembre 1426), trời rét, mưa nặng hạt làm cho đuờng trơn xe kéo súng đi khó khăn, bị trượt nên không đi nhanh được. Ruộng thì ngập nước nên không nhìn thất chông (8).

Sau trận này thì Vương Thông cố thủ trong thành và cho nguời về Bắc Kinh xin viện binh. Bắc kinh phái Liễu Thăng kéo 100.000 quân qua Lạng Sơn và Mộc Thạnh kéo 100.000 qua Cao Bằng để tái lập uy quyền.
Quân Mộc Thạnh án binh ở biên gìới vì trúng kế của Nguyễn Trãi, lúc này là tháng chạp năm Bính Ngọ (Janvier 1427)
Liễu Thăng khinh địch nên bị chém đầu ở ải Chi Lăng vào ngày 20 tháng 9 năm Đinh Mùi (1428); sau đó toán quân của Liễu Thăng được chỉ huy bởi Thôi Tụ. Kéo đến thành Xương Giang thì thành đã mất nên Thôi Tụ phải đóng quân ở ngoài đồng và xin đầu hàng. Lê Lợi đem Thôi Tụ đến cho Vương Thông nhìn rõ và khuyên Vương Thông đầu hàng (12).

²

Thấy hết đường cứu chữa, Vương Thông xin ý kiến của vua Minh Tông rồi xin bãi binh. Bãi binh có nghĩa là  không muốn đánh nữa chứ không phải đầu hàng vì thua trận.

Lê Lợi họp hội nghị Bồ Đề để hỏi ý kiến tha hay giết? Đại đa số đại biểu đều bảo giết vì quân Vương Thông đã gieo khinh hoàng cho dân lành.
Sau một hồi suy hơn tính thiệt, Lê Lợi chuẩn y chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình; vì hiếu sinh nên lấy ân trả oán, bỏ qua chuyện cũ. Không những vậy còn cấp cho Vương Thông 500 chiến thuyền cùng lương thực đầy đủ để về tới Bắc Kinh.
Trước khi chia tay còn mở tiệc khao mừng ngày lui binh, danh tướng đôi bên trao quà lưu niệm.
Ø       Đó là ngày thu hồi Đông Đô.

Hội nghị Bồ Đề, phía bắc sông nhị hà, sát với thành Thăng Long. Hội nghị Bồ Đề là một hình thức hội nghị Diên Hồng triệu tập để lấy ý dân trước khi quyết định.

Đây cũng là điều chúng ta sẽ gặp phải sau khi Việt Cộng ra đi: Giết hay tha??? !!
Lấy ân tha oán để dĩ hòa vi quý hay lấy máu trả máu để oán oán chập chùng?
Chúng ta nên suy nghĩ ngay từ bây giờ để đừng lấy quyết định hấp tấp có di hại cho tương lai chánh trị của hậu thế.

²

Ôn cố:
Đại Vương Lê Lợi có tư tưởng hiếu sinh, lấy ân trả oán để mưu cầu thanh bình cho dân tộc; nhưng ngược lại ông có cái óc hẹp hòi, ích kỷ nên bạc đãi văn thần vì sợ họ thoán nghịch như đã giết ông Trần Nguyên Hãn và nghi ông Nguyển Trãi chẳng hạn.

Vì thế nên văn hóa và suy tư bắt đầu suy đồi nột cách liên tục, thật là đáng tiếc cho vị anh hùng trí đoản. Mà nạn nhân lại là thề hệ chúng ta nè!

Thật vậy, vì trí đoản nên vua Lê Thánh Tôn được đà nối tiếp bằng nền văn hóa Ngu Trung, lạc hồn dân Việt nên mới có Trịnh Nguyễn phân tranh để Gia Long có công mời Tây về thống trị dân ta với tư tưởng vọng ngoại: Nôm na là cha mách qué.

Tri tân:
Ngày hôm nay chúng ta có nên nhờ Tàu giữ hộ Hoàng Sa, Trường Sa và toàn thể đất nước dùm nhu đảng Việt Cộng đang làm bằng nền giáo dục ngu trung, lạc hồn dân Việt hay không?
Hãy xóa bỏ Tư Duy nô dịch và Tư Tưởng hẹp hòi thì mới cứu nguy đất nước được

&

C.     THỜI  TÂY  SƠN
Sử chép rằng:
Anh em Tây Sơn lập chiến khu ở An Khê với khẩu hiệu
§         Xây lực: "Trừ gian diệt bạo, cứu nước an dân".
§         Ổn định: "Văn tài hòa với võ công" để kiến tạo đất nước.

Xây lực là do dân Tây Nguyên, tức dân Chiêm ở vùng Nam Bàn tham gia: Cung cấp vũ khí, quân trang, lương thực, voi trận cùng ngựa chiến; và cũng là nơi rèn tướng luyện binh.

Chính đoàn quân Chiêm này đã đánh trận Rạch Gầm và Xoài Mút để thâu hồi đất bồi miền Nam; nếu thua thì mảnh đất này sẽ thuộc về nước Thái Lan.
Nguyễn Ánh cầu viện chỉ là lý cớ để Bangkok bành trướng lãnh thổ trên vùng đồng bằng sông Cửu Long cả Miên lẫn Việt, lúc đó còn bán khai và bỏ hoang.

Chính đoàn quân Chiêm này đã đánh trận Đống Đa giải phóng cho dân Việt thoát ách nô lệ Tàu.

Đáng lý ra thì người Chiêm phải được ưu đãi trong sự hội nhập 2 dân tộc Chiêm-Việt thành nước Đại Việt mới phải.
Nhưng tiếc thay Hoàng Đế Quang Trung yểu mệnh nên Nguyễn Ánh mới rước nước Đại Pháp về để thống trị dân ta.
Vì thế nên: Không những dân Chiêm ở vùng Tây Nguyên bị trả thù mà nước Việt còn bị chia ra làm 4 vùng với 4 đạo luật khác nhau, đó là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Cao nguyên và Nam Kỳ (14;15).

Ngoài ra vua Gia Long còn phá hủy văn hóa Việt bằng cách ra chiếu chỉ cấm dân Nam dùng chữ Cả để chỉ con trưởng.
Con trưởng phải gọi là anh Hai, Chị Hai; chỉ vì chữ Cả đã được đặc cách ban cho ông Bá Đa Lộc mà ta vẫn gọi là Cha Cả (lăng cha Cả ở Tân Sơn Nhất là mồ chôn ông Bá Đa Lộc đấy).

Như vậy vẫn chưa đủ, "NGÀI" còn phát động phong trào sùng Hán học với câu Nôm Na là Cha Mách Qué để chế riễu anh em Tây Sơn đã cổ võ cho tinh thần phục Việt mà điển hình là: Thành lập Sùng Chính Học Viện.
²

Năm 1947 với giải pháp Bảo Đại (cứu tinh dân tộc) thì Cao Nguyên thuộc về nhà vua lấy hoa lợi để thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt Nam và được gọi là Hoàng Triều Cương Thổ.
Khi ông Diệm lên làm thổng Thống (26/10/1956) thì ông Bảo Đại tự nguyện trao trả vùng Cao Nguyên cho ông Diệm để thống nhất đất nước.
Điểm này cho thấy là ông Bảo Đại có tinh thần dân tộc, ông sẵn sàng hy sinh tất cả cho hạnh phúc của toàn dân.

Vì Hồ Chí Minh cần triệt hạ uy tín của ông nên mới dựng chuyện để vu khống, bôi nhọ vị nhân sỹ đáng kính này. Đúng là tư tưởng hèn mạt của một tên lưu manh chuyên dùng tên giả, không dám nói tiểu sử của mình mà lại dám vỗ ngực là "cha già dân tộc", "lãnh tụ đất nước"!

²

Quay lại hành động của ông Quang Trung khi thắng thế:
Chúa trịnh Khải tự tử để bảo vệ thanh danh, tướng Nguyễn Huệ đã cho Trịnh Khải hưởng tang lễ đế vương, bảo vệ sinh mạng và tài sản của dòng họ Trịnh và Lê tộc. Ông chỉ tịch biên toàn bộ tài sản thuộc phủ chúa đem về Huế, vì đó là tài sản phi pháp.

Sau khi đánh tan quân Thanh thì Hoàng Đế Quang Trung ra ngay luật an dân, chiêu hiền để canh tân đất nước:
1.      Tiễn đưa tù binh nhà Thanh về Tàu.
2.      Bảo vệ sinh mạng và tài sản tư nhân thuộc phe thất trận.
3.      Phóng thích tù chánh trị.
4.      Mời gọi hiền tài ra giúp nước, đặc biệt còn hạ mình năn nỉ ông Nguyễn Thiếp ra giúp dân cứu nước là chính còn ngai vàng là phụ (4).
5.      Khai sáng học thuật cứu nước và giữ nước, chỉnh trang lại mọi việc cho hợp thời (về đạo cũng như về đời);
6.      Phục hồi Việt Triết bằng sự sáng lập ra Sùng Chính Học Viện do ông Nguyễn Thiếp làm Viện trưởng

Ông Nguyễn Thiếp là người ở La Sơn tỉnh Nghệ An, học hành uyên bác nên người đời gọi là La Sơn Phu Tử. Khi được chỉ định làm Viện Trưởng Sùng Chính Học Viện thì Hoàng Đế Quang Trung phong cho ông chức La Sơn Tiên Sinh để tỏ lòng mến mộ hiền tài (4).

Tóm lại:
Những hành động sau đây cho chúng ta biết tư tưởng của anh em Tây Sơn mà chủ yếu là Hoàng Đế Quang Trung
Khi thành công: Giữ đúng lời hứa trong khẩu hiệu đề ra.

Cho chúa Trịnh Khải hưởng nghi thức tang lễ Đế vương. Không những không làm khó dễ dòng họ Trịnh, Nguyễn hay Lê mà còn mời gọi công thần của các triều đại xưa ra hợp tác để khai trí cho dân thì mới giữ được nước, chứ không phải là bảo vệ phe chiến thắng.
Điển hình là năn nỉ và ép buộc La Sơn Phu Tử (ông Nguyễn Thiếp) ra làm trưởng viện Sùng Chính Học.

Tổ chức lại Phật giáo để đối kháng với sự xâm nhập của Gia-tô giáo.

Đối với các giáo sỹ nước ngoài thì Ngài cho tự do truyền đạo, đồng thời cho người tham gia để tạo dịp làm quen trong mục đích tìm hiểu văn minh các nước Tây Dương.

Biệt tài là thống nhất lòng dân sau 200 năm xung đột chưa đầy 1 năm; thế mà ngày hôm nay Việt Cộng đã thống nhất đất nước được 39 năm rồi mà vẫn chưa xóa được hận thù; ngược lại còn có phần gia tăng.

Phải chăng Việt Cộng là Tà Quyền nên xa dân, còn Quang Trung là Chánh Quyền nên hợp lòng dân?

Tạo chánh nghiã:
-        Ông Nguyễn Huệ làm lễ đăng quang trước khi xuất binh diệt trừ ngoại xâm.
-        Việt Cộng thì trốn tránh việc làm lễ nhậm chức.

Bằng cớ:
Kể từ ngày 02/9/1945 Hồ Chí Minh tự biên tự diễn nhảy lên cầm quyền thì:
a)      Ngay như cái tên cũng láo rồi, Hồ Chí Minh là cái tên giả, không cha không mẹ, không tiểu sử, không đại diện cho ai cả.
b)     Kể từ ngày đó cho đến nay, ông ta và cả những người kế thừa đều không một ai làm lễ nhậm chức hay cam kết bất cứ điều gì với dân với nước cả.
c)      Một chánh phủ kế thừa bất minh như vậy thì chúng ta đòi hỏi được gì ở chúng?
Đa đảng đa nguyên ư?... Chúng có hứa đâu mà ta đòi!
Mất quyền tự chủ thì chúng ta phải đòi lại quyền tự chủ của người dân, còn van xin bọn Tà Quyền (kẻ cướp) là hành động ngây thơ.
²

Ý nghiã danh từ Quang Trung?
Quang Trung có nghiã là Trung Tâm Ánh Sáng, ý ông muốn nói là:
Ông dùng tài đức của mình để đem an bình cho người dân.
Hãy lợi dụng thời gian có người bảo vệ này, tập đi và tập đứng vững trên đôi chân của chính mình để tự bảo vệ tự chủ cho dân tộc. Vì thế mới có chuyện thành lập viện Sùng Chính Học và ép buộc văn tài Nguyễn thiếp làm viện trưởng.
-        Sùng là ngưỡng mộ.
-        Chính Học là học làm người Việt tốt.

Ôn cố:
Hoàng Đế Quang Trung có tư tưởng Vị Tha (vì người) của nhà Hiệp Sỹ đại tài đánh đâu được đó: Tôn trọng lời hứa. Hy sinh vì người chứ không phải vì tiền tài hay danh vọng của mình.
Đây cũng là đức tính của Rồng (uy vũ bảo vệ công lý) và của Tiên (nhân ái, độ lượng và bao dong) mà người xưa đã đề ra.

Tri tân:
Ngày hôm nay chúng ta học hỏi được gì để thống nhất lòng người, thu hồi quyền tự chủ bằng sự kết hợp của toàn dân thay vì trông chờ minh quân?

&

D.        TỔNG  KẾT:

Tư tưởng thời đại Hùng Vương
o       Trước và sau thời dựng nước (2.879BC-#600BC)

Ôn cố:
Tổ tiên có tư tưởng viễn kiến, có bộ óc triết lý thực tiễn chứ không suy đoán viển vông nên mới có tinh thần khai phóng, kết hợp, cầu tiến và tự trọng cùng với cái nhìn xa trông rộng.
Đó là nguyên nhân phát sinh sáng kiến nên đã đặt mục tiêu tiến tới sau cùng (cứu cánh) là : Rồng Tiên
ü     Rồng dùng uy vũ vạn năng để bảo vệ công lý.
ü     Còn Tiên lấy trái tim nhân ái để độ lượng và bao dung trong mục đính tạo cuộc sống hài hòa trong xã hội loài người.
Chúng ta phải tự tu luyện để tiến đến khí phách Rồng Tiên, văn hóa Lạc Hồng thì mới xứng đáng là dân Việt, sống cho mình và sống cho người

Tri Tân:
Vậy tại sao con cháu để đâu mất sạch sức mạnh tâm linh rồi?
Chúng ta có cùng tài năng và trí tuệ như tổ tiên, vậy tại sao lại khốn khổ như thế này?
Phải chăng thế hệ chúng ta đã lạc hồn dân Việt rồi hay sao?
Nếu đúng như vậy phải chiêu hồn dân Việt mau mau kẻo trễ.

[

Tư tưởng thời đại Hùng Vương
o       Thời kỳ bành trướng (#600BC-257BC)
(Câu Tiễn và Triệu Đà)

²

§       Giao đoạn Câu Tiễn (#600BC-#300BC)
Ôn cố:
Hành động của Việt Vương Câu Tiễn là hành động của bậc trượng phu, hy sinh danh dự cá nhân của mình để mưu cầu hạnh phúc cho dân của cả đôi bên.
Đó là tư tưởng cao cả, biết tiến thoái đúng lúc nên người bình thường cho là hèn: Ham sống sợ chết.

Tri tân:
Chúng ta học hỏi được gì ở Câu Tiễn để lật ngược thế cờ: Cá nằm chốc thớt mà trở thành chủ động thống nhất lòng người, đem an bình lâu dài cho người dân bên chiến thắng cũng như bên chiến bại?
²


§       Giao đoạn Triệu Đà (#300BC-137BC)
Ôn cố:
Triệu Đà có tư tưởng của một nhà Hiệp Sỹ mưu cầu hạnh phúc cho dân cho nên trong đời của ông không có giặc giã chi cả. Vì lòng dân đã được thu về một mối như Đức Thánh Trần đã nói kế sách lấy đoản binh diệt trường binh của Triệu Đà làm gương chống Tàu, và Nguyễn Trãi đã nói trong câu mở đầu của bài bình Ngô Đại Cáo là: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.

Tri tân:
Sau khi lấy lại được chủ quyền thì thế hệ chúng ta phải làm gì để có xã hội hài hòa giữa các sắc tộc như thời Triệu Đà? Chúng ta học hỏi được gì ở Triệu Việt Vương để xây dựng xã hội hài hòa giữa các sắc tộc với nhau?

&

-          Nhà Lý:

Ôn cố:
Lúc đó nước ta yếu lại thế cô nên Lý triều đã tiến đánh phủ đầu, rồi về thủ thế là áp dụng binh pháp sáng tạo. Nhưng làm sao kết hợp được lòng dân để khai dụng được sức mạnh Tâm Linh thì cái đó mới là kế sách mà chúng ta cần phải truy tìm và học hỏi.

Tri tân:
Nay nước ta lòng người ly tán, đất nước tan hoang, tổ chức xã hội tan rã, vậy ta học hỏi được gì về tư tưởng Lý triều để có thể xoay ngược thế cờ?
Nếu cứ quanh quẫn trong mê hồn trận thì mỗi ngày mỗi tụt hậu thê thảm và cuối cùng là tiêu vong. Lúc đó dù cho con cháu là Phù Đổng cũng không thể gỡ nổi cái thế lạc hậu quá xa với nhân loại.

&

-          Nhà Trần:
ü      Trần thủ Độ có công với đất nước, ông là vị cứu tinh của dân tộc.
Việc tàn sát 2 ngàn người nhà Lý là việc phải làm để có trang sử oai hùng. Hai ngàn nạn nhân là vật hy sinh để chúng ta có ngày hôm nay nên thiết nghĩ cũng nên thắp hương tưởng nhớ nạn nhân này đã cứu nguy dân Việt.
Trong cuộc bảo vệ độc lập nào mà chả có người thác oan. Ông là người có tinh thần trượng phu và quyết đoán, không để tình cảm lấn lướt. Đó là một điểm son.

ü      Hội nghị Diên Hồng nói lên tinh thần dân chủ phân quyền của vua nhà Trần.

ü      Hịch tướng sỹ nói lên tinh thần quyết chiến, thà chết chứ không hề phản bội quê hương của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đó là cái gương cương quyết của người lãnh đạo để cấp dưới noi theo.

ü      Chính tay nhà vua cởi áo bào của mình rồi đắp lên đầu tướng giặc Toa Đô, và khen là trung liệt rồi cho mai táng tử tế. Đây là nghĩa cử nhân hậu của nhà vua có tư tưởng cao thượng đối với kẻ ngã ngựa.

ü      Thả bọn hàng tướng về Tàu là có tinh thần độ lượng.

ü      Đốt kho đơn cáo trạng nói lên ý chí thống nhất lòng người. Con người có viễn kiến, thả con săn-sắt bắt con cá rô.

Quả thực danh nhân đời Trần có trái tim nhân hậu và bộ óc vĩ đại như Rồng và Tiên vậy:
           ·          Rồng dùng uy vũ để bảo vệ công lý
           ·          Tiên có trái tim nhân ái, độ lượng và bao dong

&


-          Lê Lợi:

Ôn cố:
Đại Vương Lê Lợi có tư tưởng hiếu sinh, lấy ân trả oán để mưu cầu thanh bình cho dân tộc; nhưng rất tiếc là ông mắc bệnh đầu óc hẹp hòi, ích kỷ nên bạc đãi văn thần vì sợ họ thoán nghịch như giết ông Trần Nguyên Hãn và nghi ông Nguyễn Trãi chẳng hạn; chỉ vì ông coi đất nước là của riêng ông. Âu cũng là vì ít học mà ra vậy.

Đó là nguyên nhân suy đồi văn hóa đưa đến tình trạng nghịch lý ngày hôm nay mà nạn nhân lại là thế hệ chúng ta nè!
Dân ta xui ở chỗ "họa vô đơn chí", cái xui nọ n-&i tiếp cái khi.
Từ cái xui này tiếp đến nền văn hóa Ngu Trung của vua Lê Thánh Tôn nên mới có Trịnh Nguyễn phân tranh để Gia Long có công mời Tây về thống trị dân ta với tư tưởng vọng ngoại: Nôm na là cha mách qué.

Chỉ vì Gia Long coi đất nước là của riêng dòng họ Nguyễn Phúc, rồi tiếp đến Hồ Chí Minh cướp chánh quyền xong thì lập tức tuyên bố đất đai thuộc quyền sở hữu của nhân dân do đảng Việt Cộng toàn quyền quản lý, người dân chỉ là công cụ sản xuất mà thôi.

Tri tân:
Vì thiếu giáo dục Nhân Văn Việt Tộc nên Đại Vương Lê Lợi mới có đầu óc hẹp hòi nó di lụy đến tận thế hệ chúng ta mỗi ngày mỗi trầm trọng thêm.
Ngày hôm nay chúng ta phải chú trọng đến Nền Giáo Dục Nhân Văn Việt Tộc thì mới thay đổi được não trạng: Vọng Ngoại (phải nhờ Mác lê Mao dẫn đường mới biết lối đi). Cầu an, há miệng chờ sung.
Phải có Tư Duy độc lập và Tư Tưởng phóng khoáng thì mới sử dụng đúng chỗ khả năng của mình để bảo vệ tự chủ cho đất nước.

&
-          Tây Sơn:

Ôn cố:
Hoàng Đế Quang Trung có tư tưởng Vị Tha (vì người) của nhà Hiệp Sỹ đại tài đánh đâu được đó: Tôn trọng lời hứa. Hy sinh vì người chứ không phải vì tiền tài hay danh vọng của mình.
Đây cũng là đức tính của Rồng (uy vũ bảo vệ công lý) và của Tiên (nhân ái, độ lượng và bao dong) mà người xưa đã đề ra.

Tri tân:
Ngày hôm nay chúng ta học hỏi được gì để thống nhất lòng người, thu hồi quyền tự chủ bằng sự kết hợp của toàn dân thay vì trông chờ minh quân?

&

Đúc Kết

Rút kinh nghiệm lịch sử, nhất là học thuyết Rồng Tiên khai quốc và cách hành xử của các triều đại trước  thì chúng ta giải quyết vấn đề ân oán ra sao đây?
Mục tiêu là lấy máu trả máu hay độ lượng bao dong để thống nhất lòng dân theo hướng đi hiện đại?

Lý thuyết Rồng Tiên:

ü     Rồng dùng uy vũ bảo vệ công lý.
ü     Tiên dùng trái tim nhân ái, khoang dung để thu phục lòng người trong mục tiêu xây dựng xã hội hài hòa nhưng không lùi bước trước gian nguy.

Thực hành

Chủ trương hành động tự vệ và quyết liệt chống trả xâm lăng với phương châm Đấu Tranh Tự Vệ: "Cương quyết tiêu diệt kẻ thù, không nhân nhượng. Nhưng không những không trả thù, không truy kích trong khi đấu tranh để đòi lại những cái gì đã mất mà còn phải độ lượng và bao dong với kẻ thù sau khi chiến thắng."

Rút tỉa kinh nghiệm người xưa:
ü      Nhà Trần đã đốt kho tố tụng để yên lòng dân.
ü      Đại vương Lê Lợi đã cấp 500 chiến thuyền để Vương Thông về nước trong danh dự.
ü      Hoàng Đế Quang Trung không những không triệt hạ công thần nhà Trịnh, nhà Lê và nhà Nguyễn mà lại còn kêu gọi họ và toàn dân quên chuyện cũ, ra giúp dân tái thiết đất nước.
Do đó đất nước mới có an bình để tái thiết, vì lòng người sau 200 năm hận thù đã được Ngài thống nhất trong vòng 6 tháng.

Ngược lại những kẻ lấy máu trả máu nên lòng dân ai oán, hận thù triền miên như:
§         Lê Chiêu Thống: Ngai vàng sập chỉ vì không nương tựa được gì vào ngoại bang cả.
§         Gia Long: Tuy ngai vàng vững chắc con cháu vinh thân phì da là nhờ vào thế lực người Pháp, nhưng đất nước mất quyền tự chủ như ta đã thấy. Mà con cháu của tên phản quốc cũng đi tù mút mùa như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân .
§         Hồ Chí Minh: Dựa vào thế lực ngoại bang Nga và Tàu nên đảng Việt Cộng được hưởng lộc phú quý trên tài nguyên và xương máu người Việt, và dân tộc điêu linh vì bị Hán hóa. Tội này làm sao trả cho hết đây?
[

KẾT   LUẬN

Đây là bài học để chúng ta biết cách đối xử ra sao khi bọn Cộng Nô cuốn gói ra đi.
Chúng ta có nên lấy máu trả máu hay độ lượng bao dong với kẻ thất thế vì không còn thế lực ngoại bang chống lưng nữa?
Ø      Nhưng oán thù đâu có thể tha thứ dễ dàng như vậy được.
Vậy thì chúng ta phải làm gì đây?
Cần sự đóng góp tỉnh táo của mọi người.
Chúng ta đang ở thế hội nghị Bồ Đề năm 1427 là giết Vương Thông để oán thù triền miên hay thả để tân trang đất nước?

Chúng ta có thể áp dụng biện pháp sau đây được không?
           ·          Tịch biên toàn bộ tài sản phi pháp để bồi thường cho các nạn nhân do Việt Công gây ra.
           ·          Phục hồi nhân phẩm cho các nạn nhân do Việt Cộng gây ra dù đang sống hay đã chết.
           ·          Khoan hồng tội phạm để tạo hoàn cảnh lập công chuộc tội. Nếu ngoan cố tiếp tục gây loạn xã hội thì tội trạng nhân lên gấp rưỡi hay gấp đôi chi đó.

Ngoài ra còn phải xây dựng Tâm và Trí cho sáng suốt:
           ·          Xóa bỏ u tối trong lòng mình. Hãy tự hỏi vì sao mất nước? Tại ta hay tại người?
           ·          Thấm nhuần Việt Học thì sẽ tìm ra lối thoát bằng cái tâm trong sáng, cái trí minh mẫn của chính mình.

Việt Học là học về con người Việt và đất nước Việt có từ ngày khai quốc 2.879BC (tức học về Văn Hóa, Lịch Sử và Tư Tưởng Việt để làm vốn cho đề án thoát hiểm)
--------------------

Phần 4 :
Biên bản buổi hội luận
Tài liệu tham khảo

Phần biên bản buổi hội luận

Mời gọi tiếp tay:
Phần này ghi lại sự trao đổi trong buổi hội luận để in thành sách giấy sao cho đầy đủ các ý kiến của tham dự viên.
Vì neo người nên thuyết trình viên không thể vừa tập trung tư tưởng lại vừa ghi biên bản được.

Ø     Vì thế nên xin tham dự viên góp một tay để ghi biên bản rồi gửi về địa chỉ của ban Tài Liệu sau đây:Vuvietnhan532@gmail.com
Ø     Hãy cùng nhau góp gió thành bão, quét sạch u tối trong lòng thì mới cùng nhau giữ vững được nền tự chủ.

Năm thứ nhất đã in thành sách giấy với chủ đề:
ü     Phát huy tinh thần Việt tộc.
ü     Xây dựng Tư Duy Độc Lập
Năm thứ nhì đang lên khuôn với chủ đề là:
ü  Gây vốn thoát hiểm.
Năm thứ ba dự trù in thành sách giấy với chủ đề là:
ü  Tư tưởng tiền nhân cần biết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét