Bài
thuyết trình về đề tài
TƯ
TƯỞNG THỜI VONG NÔ
Bài
số 3.04
Soạn
giả: Nam Định
Bài
này gồm 5 phần:
- Dẫn nhập (những điều cần biết)
- Thuyết trình (gợi ý trích trong phần tham luận)
- Tham luận (trình bày rõ ràng)
- Biên Bản buổi hội thảo và Tài Liệu tham khảo
- Trau dồi kiến thức.
Phần
1 : DẪN NHẬP
(những
điều cần biết)
Sự
thật mất lòng.
Thuốc
đắng rã tật
Dù
muốn dù không thì chúng ta cũng không
thể chối bỏ sự tụt hậu hiện nay là tiếng
chuông báo hiệu giây phút lâm
chung.
Nếu
chưa muốn dân Việt tiêu vong thì chúng
ta phải can đảm đi tìm nguyên nhân của sự
tụt hậu này. Còn chối bỏ, tức nhắm mắt
trước sự nguy hiểm thì căn bệnh sẽ mỗi ngày
mỗi trầm kha và thời điểm tiêu vong tiến tới
nhanh hơn.
Những
điều này thì ai cũng biết nhưng chưa biết rõ
căn nguyên bệnh trạng ở đâu. Căn nguyên
không phải bắt đầu từ thế hệ cha ông, mà
nó bắt nguồn từ trí óc hẹp hòi
của Đại Vương Lê Lợi (1427) chỉ vì sợ Văn
Tài cướp ngôi nên Văn Nhân bị hãm
hại, trong khi đó chương trình học lại chú
trọng vào Trung với nhà Lê thì sống,
còn chống đối thì chết. Nay ta gọi là
Hồng hơn Chuyên.
Vì
thế nên Ban Học Vụ mới nghiên cứu bài Tư
Tưởng thời Vong Nô để đi tìm những sự sai
nhầm đặng con cháu còn biết đường cứu nguy
dân tộc ra khỏi nạn Hán hóa. Tuy nhiên,
mặc dù có ý chí sửa sai nhưng cũng
không thể nào thay đổi não trạng trong vài
năm được. Lý do là cần phải có thời
gian để trau dồi kiến thức về các yếu tố phải
có để Bảo
Vệ sự Tự Chủ.
Vậy thì, phải trông chờ ở thế hệ thanh niên
ngày hôm nay; với điều kiện là thế hệ
chúng ta phải biết phục thiện và phải có
tinh thần cầu tiến thì mới khuyên được thế
hệ kế tiếp cố gắng vươn lên bằng người.
Hãy
suy ngẫm mà coi:
Dân
Việt thuộc loại thông minh, cần cù và yêu
nước. Vậy tại sao chúng ta lại chịu thảm cảnh
nghịch lý như ngày hôm nay? Trong khi chúng
ta ở vị thế thuận tiện hơn người xưa rất nhiều.
Tại
sao dân ta đã có những thời đại tự chủ
huy hoàng mà ngày hôm nay chúng ta
lại bạc nhược như vầy??? !
Nói
ra thì thực là xấu hổ mà không nói
thì không nhìn thấy khuyết điểm để tự
chữa nên mới lụn bại như ngày hôm nay:
Gái thì đi bán mình khắp thế giới
để nuôi thân, trai thì đi làm lao nô
khắp toàn cầu để có cuộc sống qua ngày.
Tài nguyên trong nước thì dâng hiến
cho Tàu, di sản thiên nhiên thì hủy
hoại để kiếm chút tiền còm cho bản thân;
chẳng khác chi đem sách quý đi bán
làm giấy lộn, phá núi quý đi bán
làm đá vôi ăn cho qua ngày. Đó
là trường hợp: Núi Tô Thị ở Lạng Sơn
(Đồng Đăng), vịnh Hạ Long ở Hải Phòng; và
gần đây là Hà Nội đã chặt hết
cây xanh bán làm gỗ để: Đường phố lõa
lồ trơ trụi Building!.
Nguyên
do cũng chỉ tại dân ngu nên mới trao trứng cho
ác. Vì thế nên bọn cầm quyền ngu dốt
mới múa gậy vườn hoang, tàn phá cây
cối, thú rừng và tài nguyên thiên
nhiên.
Còn
gì buồn cho bằng chính vị lãnh đạo tối
cao là Nguyễn Phú Trọng đã chửi thẳng
vào mặt các nhà trí thức rằng: Đảng
ta quyết tâm tiến lên Xã Hội Chủ Nghiã
là một xã hội mà chính tôi cũng
chưa biết mặt mũi nó ra sao cả; mà chắc chắn
100 năm nữa cũng chưa tìm thấy nó.
Cái
hèn của các vị khoa bảng là: Mặc dù
biết nó nói láo, thay vì hè nhau
bóp cổ cho nó chết đi thì lại lên
tiếng sửa sai cho lãnh tụ ngu dốt để che lấp cái
hèn của mình.
Làm
sao mà quý vị có thể dạy cho thằng què
biết chạy biết nhảy, thằng câm thằng điếc biết
nói biết nghe đây? Làm sao quý vị có
thể dạy cho thằng ngu thành Bác Học được
nhỉ?
Cái
tốt nhất là tống cổ thằng ngu thằng dốt ra khỏi
cơ quan công quyền và chính quý vị
dùng tài năng và đức độ của mình
để hướng dẫn toàn dân đi lên với phương
tiện sẵn có trong tay. Nếu quý vị khoa bảng
không dám làm thì hãy hỗ trợ
cho những người có tâm huyết trực diện đấu
tranh với Việt Cộng bằng khả năng của họ; đừng đòi
hỏi quá nhiều ở các đảng chánh trị
chống Cộng hay ở những tổ chức chống cộng bằng
những ý kiến không tưởng của bọn chánh
trị trà dư tửu hậu, nói thì giỏi mà
làm thì dốt. Chúng sợ Việt Cộng hơn sợ
cọp mà lại đi chê người tay không dám
vào hang cọp để bắt cọp con là ngu, là
dại.
Chúng
ta quên bài học bó đũa của tổ tiên
răn dạy rồi hay sao? Không ai một mình có
thể lật đổ Việt Cộng được, vậy tại sao chúng
ta lại đả kích những phương thức đấu tranh mới
mà lại không chịu suy nghĩ để kết hợp những
phương thức đấu tranh lại thành một thế tổng
hợp sức mạnh nhỉ? Vạn sự khởi đầu nan, có bắt
tay vào việc mới nảy sinh sáng kiến: Trăm hay
không bằng tay quen là thế đó.
Suy
đi tính lại thì cũng chỉ vì:
- Tụi Việt Cộng tư duy nô dịch và kiến thức ít ỏi nên mới phải nhờ các xác chết như Mác, Mao, Lê…hướng dẫn cách sống cho ra con người nô lệ.
- Còn người dân thì lạc Hồn Việt nên tâm tư mới bất an, tinh thần mới bạc nhược. Thay vì lật đổ kẻ đã gây tang tóc cho nhân dân thì lại đi cứu khổ, cứu nạn cho nạn nhân để an ủi họ chứ không dám nói lên nguyên nhân gây ra thảm trạng để nạn nhân tự ý thức tỉnh mà vùng lên đòi lại quyền sống.
Ở
đời, làm việc nghiã có loại cần phải
lưu ý đừng làm ơn để rồi mang oán vào
thân
- Bố thì cho sống qua ngày: An ủi để họ chấp nhận thân phận thiệt thòi trong trường hợp bất khả kháng (nghĩa là không thể làm gì hơn được) thì nên làm; còn giúp cho họ để có đầu óc ỷ lại, xin ăn suốt đời trong khi họ có khả năng tự túc là điều không nên làm là vì: Ôm rơm rặm bụng, làm ơn mang oán.
- Giúp họ qua cơn hoạn nạn là điều nên làm vì: Cứu giúp để nạn nhân hồi phục và tự sống bằng đôi bàn tay và bộ óc của chính mình là điều tương trợ nên làm.
Điển
hình là trường hợp nạn nhân bị bọn
cướp Việt Cộng dùng bạo lực đè đầu cưỡi
cổ, chiếm cứ đất đai, vơ vét tài sản. Nạn
nhân không có võ khí tự vệ thì
nay ta giúp cho cơm ăn khoẻ mạnh và trang bị vũ
khí để họ tự giải cứu lấy. Vũ khí ở đây
là phương thức đấu tranh lật đổ bạo quyền. Có
thực mới vực được đạo.
Còn
giúp nạn nhân qua cơn đói khát và
đồng thời bắt tay với bọn cướp để bóc lột
thêm, thì đó là bọn áo gấm về
làng; không những chúng ta không nên
làm mà còn tìm cách làm
nhục để họ tự ý rút lui.
Đừng
mang ảo tưởng để tự lừa dối mình, cứ nghĩ
rằng vung tiền ra là nạn nhân được hưởng,
nhưng ngược lại đôi khi làm nạn nhân bị
khổ thêm vì tiền cứu trợ. Điều này xảy
ra thường xuyên trong xã hội mất hết tình
người, đối với nhau còn thua loài thú.
Điển
hình là trường hợp ân nhân giúp
người tật nguyền vừa quay mặt đi thì bọn quan
chức chạy đến thu hết của bố thí; kẻ nào
dấu là ăn đòn te-tua (nhà già ở Nha
Trang). Hoặc xây trường học xong thì bọn ác
ôn tịch biên biến thành trụ sở rồi
chuyển sang làm nhà trọ để kiếm tiền. Đó
là "ăn cướp cơm chim"!.
Tóm
lại:
Việc
tìm hiểu tư tưởng các thời vong nô là
việc phải làm để biết đường né tránh
nếu không muốn cảnh Dịch Chủ Tái Nô.
Phần2
: Thuyết Trình
(gợi
ý
trích trong phần Tham Luận)
A/-
thời
Lê
Chiêu Thống
(Triều
Thần, Trục Lợi và Ẩn Sỹ)
A1/-
Tư
tưởng nhóm Triều Thần:
Vì
u tối mà lại tham quyền cố vị nên chúng
chia nhau đi cầu viện Thiên Triều Bắc Kinh để chấp
nhận làm vua hư danh và bày tôi nô
lệ: Thà sống trên xương máu người dân
còn hơn làm dân một nước hùng cường
dưới nhà Tây Sơn.
Sở
dĩ nghĩ như vậy là vì đối với họ thì
đất nước là của riêng dòng họ Lê,
dân là công cụ sản xuất: Đất
của Chúa Lúa của Trời
nên phải làm vua với bất cứ giá nào.
Tư tưởng này còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến
Nguyễn Phúc Ánh (tức vua Gia Long cùng con
cháu) và Hồ Chí Minh cùng đảng viên
đảng Việt Cộng nên nước ta mới họa vô đơn
chí như thế này đây!
Tư
tưởng này là hậu quả của chương trình
học thuật do Vua Lê Thánh Tôn đặt ra vào
năm 1460: Sỹ phu được tuyển chọn phải là thành
phần Hồng hơn Chuyên nên chỉ được học có
mỗi một đạo Nho theo thuyết Thiên Mệnh để bảo
vệ Ngai Vàng nhà Lê mà thôi; còn
học
thuật Việt Đạo
mà nhà Lý, nhà Trần đã phát
huy thì vứt vào sọt rác.
Chương
trình này chỉ có giá trị khi nhà
Vua đặt hạnh phúc của dân tộc lên trên
Ngai Vàng của mình.
Vì
nền học thuật như thế nên con cháu của Ngài
tuy bất tài, bất lực mà vẫn cố bám vào
hư danh nên mới có cảnh chịu làm vua bù
nhìn hay vua
nô lệ để Chúa Trịnh sai khiến (coi thêm
lời nói của vua Lê Cảnh Hưng thì rõ)
A2.-
Tư
tưởng nhóm trục lợi:
Điển
hình là
Nguyễn
Kim và Trịnh Kiểm.
Vì
thay ngôi đổi chủ nên 2 con buôn chánh
trị là
Nguyễn Kim và Trịnh Kiểm mới hè nhau trưng
khẩu hiệu Diệt
Mạc Phù Lê
mà các sỹ phu nhắm mắt đi theo; mặc dù
vẫn biết rằng đất nước sẽ chia đôi, người dân
sẽ khổ vì một bên sẽ giữ vua làm bù
nhìn; còn bên kia đợi thời thì phỗng
tay trên.
Cảnh
Trịnh Nguyễn phân tranh, nồi da xáo thịt trong
suốt 200 năm với 10 trận đánh tiêu hao 10 triệu
thanh niên nam nữ là bước đầu của sự suy
thoái,
nó còn di hại cho tới ngày hôm nay
(2015) do tư duy lạc hướng mà ra.
Các
sỹ phu theo phò đều là vì quyền lợi cá
nhân như ông Đào Duy Từ chẳng hạn. Họ
đâu có nghĩ gì tới hạnh phúc của
dân tộc mà bàn phải thế nọ, phải thế
kia; y chang Việt Cộng ngày hôm nay, mọi kiến
nghị canh tân đất nước đều cho vào sọt rác.
Vì canh tân xong rồi thì để Đảng Việt
Cộng ngồi ở đâu?
Tóm
lại:
Lý
do vong nô là do giai cấp cầm quyền có tư
tưởng nô dịch, vọng ngoại mà ra. Họ chỉ
nghĩ đến quyền lợi trước mắt và đoản kỳ của
họ nên thi nhau vơ vét cho đầy túi tham
không đáy. Thêm vào đó là
bọn trục lợi và nịnh thần nói một đằng
làm một nẻo, theo đóm ăn tàn, theo voi hít
bã, bán rẻ lương tri thành kẻ bất nhân
bất nghiã.
Còn
người dân thì lạc hướng vì chương trình
giáo dục Ngu Trung của bọn cầm quyền đề ra. Tự
do giáo dục bị cấm. Sỹ phu thức thời thì
đếm trên đầu ngón tay nên không đủ
sức xoay vần vận nước.
Đúng
như ông Nguyễn Trãi nói: Tuấn
kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá
múa thu
B/-
thời
Nhà
Nguyễn
(1802-1945)
(khai
phá đất Phù
Nam, nhà Vua và bọn trục lợi, Sỹ phu và
thứ dân)
Bối
cảnh lịch sử
Trong
thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh thì vùng
đồng bằng sông Cửu Long chưa có. Năm 1470 nước
biển tiến tới tỉnh Bình Thuận (Phan Thiết), Nam
Vang (Phnôm Pênh) và Biển Hồ (Tonlé
Sap). Chúa Nguyễn ly khai chiếm vùng đất từ
sông Gianh chảy qua tỉnh lỵ Đồng Hới
(tỉnh Quảng Bình) và đèo Ngang làm
vùng giới tuyến vào tận tỉnh Bình thuận
(tỉnh lỵ là Phan Thiết). Lúc này thì
nước Chiêm đã hội nhập vào nước Việt
từ năm 1471 dưới thời vua Lê Thánh Tôn.
Cương vực đã được chia như sau:
Từ
đèo Hải Vân đến hết tỉnh Quy Nhơn (tức 3
tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định)
được gọi là vùng
Quảng Nam
(vùng đất trù phú và rộng lớn ở
phía nam) trực thuộc Thăng Long quản lý, nhưng
quan
lại phải là người có chính quán ở
vùng này.
Quyền
hạn của 3
vùng tự trị: Hành chánh và luật
pháp bảo vệ an ninh thì tự điều hành
lấy; nhưng không được quyền lập binh đội hay
ngoại giao với nước ngoài. Ba vùng đó
như sau:
- Vùng Hoa Nam (những tinh hoa ở phương Nam) gồm 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.
- Vùng Chiêm Thành (thành trì cuối cùng của dân Chiêm) gồm 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Có nghĩa là: Đồng thuận hội nhập vào nước Việt để được yên vui –Ninh (an ninh); Bình (hòa bình) và Thuận là đồng ý.
- Vùng Nam Bàn tức Tây Nguyên ngày hôm nay. Chưa biết ý nghĩa chữ Nam Bàn là gì, mong mọi người góp ý.
1.-
Việc
khai thác đất bồi:
Ở
thời điểm đó chưa có luật biển và
luật Thềm Lục Địa nên đất bồi là đất vô
chủ, ai khẩn hoang thì của người đó. Lúc
đó đảo Phú Quốc (có nghĩa là một
nơi làm ăn dễ dàng, giàu có) ở xa
lục địa, dân Bình Thuận có nghề làm
nước mắm nên khai khẩn hòn đảo này làm
nơi sản xuất nước mắm tinh khiết rồi đem nước mắm
ròng
về bán thay vì làm ở Phan Thiết; vì
thế nên nó thuộc sự quản lý của tỉnh
Bình Thuận (Phan Thiết). Nay do đất bồi nên đảo
này ở gần bờ biển nuớc Chân Lạp (Khmer)
Theo
luật Thềm Lục Địa ngày hôm nay thì vùng
đồng bằng sông Cửu Long được chia làm 2 lô.
Phía đông thuộc vùng Chiêm Thành
và vùng Nam Bàn, phía tây thuộc
vùng Phnôm Pênh và Tonlé Sap.
Hồi
đó miền đất bồi này được gọi là
đất Phù Nam (đất bồi ở phương nam), dân cư
ở đó là người đi biển tứ xứ vào tá
túc nên gọi là dân Côn Man hay dân
Bồn Man.
Chữ
Man có nghĩa là thiếu văn hóa (văn hóa
hạ đẳng; thượng cẳng chân, hạ cẳng tay), chữ
Côn là cây gậy và chữ Bồn là ụ
đất nỗi trên mặt nước. Vì phải tự vệ lấy
nên họ phải trang bị bằng gậy gộc. Vậy thì
Côn Man hay Bồn Man không phải là một sắc
dân; và Phù Nam không phải là một
quốc gia. Về sau người ta lấy cuộc sống ổn định của
mình nên nói luôn rằng Phù Nam là
một Quốc Gia và Côn Man hay Bồn Man là một
giống người. Nay cần phải đính chính lại
cho đúng.
2.-
Các
sắc dân:
Khi
thống lĩnh vùng Thuận Hóa (Quảng Trị và
Thừa Thiên) thì số người Việt chính gốc
chưa tới 10%, đại đa số ở với vua Lê và
Chúa Trịnh ở đàng ngoài; vì thế
nên Trịnh Kiểm lơ là không chú ý
tới hành động phản trắc của Nguyễn Hoàng
trị nhậm vùng Thuận Hóa. Vì
thế nên đã gây ra hậu họa cho toàn
thể dân tộc cho đến ngày hôm nay. Còn
vùng Quảng Nam thì quan lại là người vùng
đó quản trị nên sau khi ly khai thì Nguyễn
Hoàng thâu tóm luôn
Vì
mưu đồ chia đôi đất nước, chia đôi dân
tộc nên Nguyễn Hoàng mới tìm cách o
bế nhân tài đất Bắc khi họ có một chút
hiềm khích về công danh như ông Đào
Duy Từ chẳng hạn. Ngoài ra còn phải lo phát
triển ngoại thương để nuôi quân nên đã
cho xây dựng thương cảng để người nước ngoài
đến trao đổi hàng hóa giữa Nhật Bản và
Ấn Độ (§7 – bài 2.05: Khai phá đất Phù
Nam).
Sự
phát triển đó cũng chưa đủ lực để hùng
cứ một phương nên các chúa Nguyễn thi
nhau bức bách dân Chiêm ở vùng Hoa Anh
và vùng Chiêm Thành đi khai phá
đất bồi miền nam. Vì nguy hiểm thập tử nhất
sinh nên phần đông người Chiêm bỏ trốn
vào vùng Nam Bàn để lập phòng tuyến
tự vệ và bất hợp tác.
Vì
vậy nên anh em Tây Sơn mới lợi dụng vùng
này để làm chiến khu cung cấp voi trận, ngựa
chiến, binh khí và quân lương cần cho cuộc
khởi nghĩa dưới khẩu hiệu "Trừ Gian Diệt Bảo Cứu
Nước An Dân".
Nhờ
sự chỉ dẫn tận
tình bởi Thày Trương Văn Hiến, linh hồn kháng
chiến Tây Sơn, cuộc khởi nghĩa mới thành công.
Lý
lịch ông Trương Văn Hiến:
Ông
người gốc Hoan Châu thuộc tỉnh Hà Tĩnh, gia
đình vào
Huế lập nghiệp trước thời Trịnh Nguyễn phân
tranh. Ông là anh em con chú con bác với
ông Trương Văn Hạnh.
Ông
Hạnh là cựu thần nắm tất cả việc cơ mật dưới
trướng Võ Vương Phúc Khoát nên ông
Trương Văn Hiến mới được ông anh huấn luyện tận
tình về văn lẫn võ để sau này thay thế
ông điều hành chánh sự. Về sau Trương
Phúc Loan nhiếp chính nên ông Hạnh bị
giết và ông Hiến bị truy lùng nên
phải chạy vào An Khê nương náu (8).
3/-
Người Minh Hương
Trong
khi đang khai phá đất Phù Nam thì bên
Tàu có loạn. Nhà Thanh (tức Rợ Kim người
Mãn Thanh) đánh đuổi nhà Minh nên mới
có thuyền nhân Minh Hương xin tá túc ở
mảnh đất Phù Nam đang ra công khai thác.
Chúa Nguyễn đồng ý nên họ mới ra tiếp
tay khai phá vùng đồng bằng Nam Việt. Vì
mang ơn các chúa Nguyễn nên họ che chở cho
Nguyễn Ánh tránh sự truy lùng của quan
quân nhà Tây Sơn. Đó là lý
do để chúng ta nô lệ người Pháp sau khi
suýt bị mất đất với người Thái Lan nếu
quân Tây Sơn thua trận Rạch Gầm, Soài Mút.
Chữ
Hương có nghiã là vùng, Minh là
người nhà Minh, tức người Ngô ở vùng
Giang Nam (phía nam sông Dương Tử)
Tư
Tưởng nhà vua và bọn trục lợi:
Cái
xảy nảy cái ung!
Nguyễn
Phúc Ánh chỉ có vài tên trục
lợi mà đã làm tan nát nước Việt;
chỉ vì chúng quyết tâm rước
voi về dầy mả tổ.
Về sau bọn Cộng nô Hồ Chí Minh cũng chỉ có
mấy tên, làm y chang nên chúng ta mới
có thảm trạng nghịch lý ngày hôm
nay. Đây là bài học để chống manh nha của
bọn vong nô khi mới chớm nở.
Niên
hiệu Gia Long có nghĩa là khởi binh từ Gia Định,
thành công ở Thăng Long. Đúng là tiểu
nhân đắc chí tiếu hi hi! Hắn tranh đấu là
vì quyền lợi gia tộc chứ đâu có phải
vì hạnh phúc của dân tộc Việt.
Hắn
phản bội và vong ân tất cả những kẻ ngu
trung đã giúp dòng họ hắn như ông
Đào Duy Từ, ông Lê Văn Duyệt ……Hậu duệ
của các ông này có được ban công
ơn phú quý chi đâu?
Kinh
nghiệm cho biết:
Chết
cho đất nước còn được dân tộc lập đền,
xây miếu nhang khói ngàn thu, chứ chết cho
bọn con buôn chánh trị là cái chết
ngu xuẩn mà ta gọi là bọn Ngu Trung. Nay, chúng
ta nên sáng suốt đừng nối dáo cho giặc.
Đây là những bài học để đời, truyền
kiếp đừng bao giờ quên.
Ý
chí của cậu thiếu niên (#16 tuổi) Nguyễn Phúc
Ánh:
Nguyễn
Phúc Ánh, tức Nguyễn Ánh là hậu duệ
của Nguyễn Hoàng, nhưng không có tên
trong danh sách kế thừa nghiệp Chúa nên y
thoát chết.
Vì
toàn thể những người kế thừa đã bị quân
Tây Sơn chặt đầu nên y tự xưng là người
nối nghiệp và có nhiệm vụ thu hồi giang sơn
cho dòng họ Nguyễn Phúc. Mục đích của y
là tranh đấu cho quyền lợi cá nhân chứ
không phải vì hạnh phúc của toàn dân
hay người cộng sự.
Vì
thế nên hắn mới giao kết với Thái Lan rằng:
Nếu chiến thắng thì vùng đất Phù Nam
thuộc lãnh thổ Thái Lan. Nước của chúa
Nguyễn bắt đầu từ Phan Thiết trở lên, và tự
khôi phục lấy. Nhưng trận thủy chiến Rạch Gầm và
Soài Mút thất bại nên giao ước không
thành….. Về sau hắn nói rằng Thái Lan
giúp vô vụ lợi, ai mà nghe được.
Không
nản chí, y lại sang lạy lục Paris đem quân đến
cướp nước và cho y làm vua nô lệ.
Vì
phải dựa vào thế đứng của y nên Pháp
mới có lý cớ đem quân can thiệp. Coi điều
3 của giao ước Versailles ký ngày 28/11/1787 giữa
triều đình Đế Quốc Pháp với thằng bé
lên 8 tuổi tên là Nguyễn Phúc Cảnh
(4). Y bán đứng toàn thể nước Việt cho Pháp
để xin chân vua bù nhìn; vì thế nên
Tự Đức mới bác bỏ 36 bản điều trần của ông
Nguyễn Trường Tộ mà ông không bị xử
trảm vì tội xàm tấu.
Một
tỷ dụ
khác:
Năm
Tự Đức thứ 21 (1868: Mậu Thìn) có cuộc thi
Đình, nhà vua ra đề thi Văn Sách (sách
lược quản trị đất nước) như sau:
"Quân
xâm lăng hiện nay càng ngày càng gây
hấn, chúng dựng đồn lũy khắp nơi, vậy nên
đánh hay nên hòa?"
Các
Cống Sỹ biết ý vua muốn đầu hàng nên
đều nói hàng là hơn vì đánh
không nổi. Giống như ngày hôm nay bọn Việt
Cộng sợ Trung Cộng nhưng lại muốn bấu víu quyền
lực nên nhờ nhân dân khuyên hàng
đi.
Riêng
có Cống Sỹ Vũ
Tuân
đòi đánh nên nói kháy rằng: "….
Triều đình nay có hàng trăm vạn tinh binh,
theo
việc nghĩa
thì nên đánh quân xâm lăng, nếu
không đánh thì không dũng cảm chút
nào cả…"
Lý
luận của ông rất sắc bén nên hội đồng
Giám Khảo phê ƯU và ông đỗ đầu
(tức Trạng Nguyên). Đến khi xét lại thì
vua đánh rớt và phê vào quyển như
sau: "Nay đòi đánh, mai đòi đánh.
Đánh
thua rồi để Trẫm ngồi đâu?"
Lời
bàn:
Xét
rằng quan niệm về mục tiêu mỗi người một khác
nên xin ghi lại đây để hậu thế suy ngẫm là
bảo vệ ngai vàng hay bảo vệ hạnh phúc của
toàn dân?
Phe
bảo vệ Ngai vàng:
Người
bảo vệ ngai vàng thì nói giống như Việt
Cộng ngày hôm nay là:
Ông
chơi ngông, thí quân vô ích vì
ông không thấu triệt tình hình tương
quan lực lượng giữa ta với địch nên bị rớt là
đúng rồi.
Phe
bảo vệ dân tộc:
Họ
quên rằng ông bàn về việc Nghĩa và
Dũng chứ đâu có bàn về hiện tình
tương quan lực lượng.
Hơn
nữa ông lấy Dũng Khí của dân tộc làm
mục tiêu chứ đâu có bàn đến bảo
vệ ngai mục của nhà vua với bất cứ giá nào.
Vậy
thì nếu binh yếu tướng hèn thì phải tập
luyện lại cho có binh hùng tướng mạnh, không
nên đầu hàng khiếp nhược như vậy. Chưa
tỉ-thí đã vội đầu hàng, làm như
vậy là ươn hèn và vô trách
nhiệm với quốc dân. (§2, trang 65, đoạn chót)
Tóm
lại
Tư
tưởng nhà Nguyễn Gia Long,
cha truyền con nối:
Bán
nước hại dân để xin chức vua bù nhìn.
Nhà
Vua, từ Gia Long trở xuống đến Tự Đức, Đồng Khánh
và Khải Định đều là những người hèn,
bo bo bảo vệ ngai vàng và chấp nhận nô
dịch nên mới có hành động Hèn với
Giặc, Ác với Dân.
Điển
hình là bài Miếu Hiệu của vua Minh Mạng
và câu thơ bất hủ: Nhất dạ, thất giao sinh
ngũ tử (sống vì tình dục)
Theo
luật hình sự Hồng Đức đang được áp dụng
thì Nguyễn
Phúc Ánh mắc tội chu di tam tộc
vì bán nước cho ngoại bang là Xiêm La
rồi đến Pháp trong mục tiêu tranh ngôi vua
bù nhìn nên bán cả mồ mả tổ tông;
giống y chang Việt Cộng bán đất cho Tàu để
kiếm ăn.
Chính
Nguyễn Ánh công nhận mình là bề tôi
vua Lê nên trong các văn thư đều lấy niên
hiệu vua
Lê Cảnh Hưng, mặc dù ông này đã
qua đời dưới triều Tây Sơn.
Mà
triều Lê Cảnh Hưng lại áp dụng triệt để bộ
luật Hồng Đức (Quốc Triều Hình Luật).
Tư
tưởng Sỹ Phu
và Dân Chúng
Dựa
vào các tài liệu thơ phú và
hịch thời đó thì chúng ta thấy rằng các
sỹ phu chỉ biết lo cho đất nước mà không
nhìn thấy những điều sai trái của nhà
vua nên đánh nhau loạn xà-ngầu
chỉ vì kiến thức về chánh trị quá yếu
kém.
Tức
là tinh thần ái quốc dâng cao cực độ,
nhưng kiến thức chánh trị thì rất là
non nớt.
Ngày
hôm nay, cộng đồng hải ngoại của chúng ta
cũng y chang như vậy: Chỉ lo làm giàu và
chửi đổng; con cái không dạy dỗ nên chúng
mất gốc. Chửi bới nhau vô trách nhiệm thì
nhiều mà đánh Cộng chỉ là hành
động lẻ loi để gây tiếng vang nên Việt Cộng
vẫn chưa chết, mặc dù chúng rất lung lay.
Điển
hình:
- Ông Phan Thanh Giản chỉ là người thừa hành làm theo lệnh của vua Tự Đức. Sau khi thi hành lệnh nhà vua ký nhượng địa cho Pháp thì ông tự tử để thức tỉnh triều đình và toàn dân.
Thay
vì kết tội Tự Đức bán nước thì lại
quay mũi dáo vào ông Phan Thanh Giản. Chữ ký
của ông Phan Thanh Giản chỉ có giá trị
khi làm đại diện cho Tự Đức; bằng không thì
bản văn của ông chỉ là tờ giấy lộn vô
giá trị.
- Ông Nguyễn Trường Tộ: Ông nộp đến 36 bản điều trần cho đến khi chết, để thỉnh nguyện vua Tự Đức canh tân đất nước.
Nhưng
ông đã gõ nhầm cửa mà ngày hôm
nay chúng ta vẫn khăng khăng chê vua Tự Đức chứ
không hô hào người dân nên thức
tỉnh để tự cứu lấy mình.
- Thứ dân: U tối vì bị bưng bít thông tin, thiếu kiến thức về Chánh Trị.
Tại
sao lại không bảo nhau học tiếng nước ngoài
rồi xuất dương cầu tiến mà lại chỉ ngổi trách
móc nhà vua, chửi đổng than thân trách
phận? Không những vậy còn chê các vị
dấn thần cho đại cuộc là ngu không biết ở
nhà làm giàu.
Tóm
lại:
Mất
nước là do tư duy lạc hướng, kiến thức thấp
kém, quan niệm sai nhầm chánh trị và né
tránh đảng phái chánh trị nên chưa
đủ sức để phân biệt con buôn chánh trị
với nhà yêu nước khác nhau như thế nào.
Vạn
sự khởi đầu nan, có bắt tay vào việc thì
mới khai thông được bế tắc tư tưởng. Từ đây
mới kết hợp được sức mạnh tập thể để phá
tan xiềng xích, còn chánh trị Salon hay trà
dư tửu hậu thì một tấc đến trời vì không
hình dung ra được những khó khăn trên
đường đấu tranh giành tự chủ.
Vậy
thì lỗi lầm là do nền giáo dục tự-ti
vọng ngoại mà ra. Nền giáo dục này đã
đào tạo ra một loại người sùng bái cá
nhân, tư tưởng tự-ti yếm-thế; nên cái gì
của người cũng hay mà cái gì của ta cũng
dở.
Với
não trạng bụt nhà không thiêng thì
muôn đời nô lệ.
Muốn
thoát khỏi cảnh mê hồn trận thì phải
can đảm thoát khỏi tư duy nô dịch và cố
gắng lắng nghe để trau dồi kiến thức thì mới có
được tư duy độc lập
C/-
thời
Pháp
thuộc
Khi
bị nô lệ người Pháp thì chủ nhân
lên kế hoạch thít dần để cuối cùng có
gặp thời cũng không thể thoát ra được. Kế
hoạch của họ đại cương như sau:
- Rất khôn ngoan: Chi phối nhà vua để dựa hơi. Tên nào bướng bỉnh thì cho đi tù như Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân. Tên nào chấp nhận nô lệ thì xui dục làm đơn xin chức vua như: Đồng Khánh, Khải Định đều là những tên nộp đơn xin làm vua.
- Giáo dục ngu dân: 95% mù chữ.
- Tham ô: Khuyến khích tham quan ô lại, mua bán chức tước.
- Kinh tế: Thắt hầu bao vì tất cả quyền lợi về kinh tế đều nằm trong tay Tàu, Ấn Độ hay người Pháp.
- Chánh trị: Uyển chuyển lúc nhu lúc cương với đường lối vừa ngu dân, vừa mị dân.
Khi
cần thít thì cử quan toàn quyền hống
hách sang cai trị. Thít thì loạn nên
lại buông tha bằng cách cử vị có đức
sang vuốt ve. Nhưng
việc chấp nhận Quan Tây cai trị là một điều
đương nhiên phải có.
Năm
1945, phần lớn các vị khoa bảng đều nói là:
Dân mình ngu quá, 95% mù chữ nên
phải cần người Pháp cai trị ít nhất là
100 năm nữa mới mở mắt ra được; nay Việt Cộng nói
y chang như vậy! Họ làm như là người Pháp
khi đẻ ra đã khôn ngay, cứt Tây cũng thơm,
không cần phải học hỏi chi cả (coi sách báo
thời đó thì rõ).
Tóm
lại:Vua
Quan thì tư tưởng chấp nhận nô lệ, quan Tây
chỉ đâu thì làm đó, giống như Hồ
Chí Minh lấy làm hãnh diện tuyên bố
là y không có tư tưởng chi ráo chọi:
"Tất
cả đã có bác Mác, bác Lê
và bác Mao nghĩ ra hết rồi"
nay
y chỉ có việc thừa hành thôi.
Sỹ
phu thì Phi Cao Đẳng bất thành Phu Phụ, học để
làm cần câu cơm ấm tử vinh thê, đất nước
là chuyện phụ.
Các
nhà cách mạng thì chỉ có nhiệt
huyết, tài năng thì chưa đủ, kinh nghiệm lại
chưa có, lại thêm bị phỉ báng bởi sự u
tối của người dân: Làm việc viển vông,
không lo làm giàu.
Ngày
hôm nay cũng vậy các đảng chánh trị bị
đánh phá và ngưòi dân thì
nghi kỵ chỉ vì họ không có khinh nghiệm
đấu tranh với Cộng Sản nên hơi một tý là
sợ bóng, sợ vía cách tay lông lá
của Việt Cộng; do đó dễ rơi vào bẫy hỏa
mù gây ly tán của Việt Cộng.
Việt
Cộng chưa chết không phải vì chúng khỏe
mà là vì chúng ta yếu đó mà
thôi. Cái yếu của chúng ta là thiếu
tinh thần tự tin nên nghi ngờ lẫn nhau rồi đâm
ra đánh lẫn nhau thì nhiều mà đánh
Công thì ít. Chỉ
vì nhìn đâu cũng thấy oai linh của Việt
Cộng. Các cụ gọi là sợ bóng sợ vía,
tự ta nhát mình mà ra.
Vậy
thì:
Vấn đề chính vẫn là thiếu nền giáo
dục nhân văn Việt tộc chân chính.
Mà
nền giáo dục Nhân văn Việt Tộc chỉ có
người Việt mới đủ khả năng để soạn thảo và
giảng dạy với trái tim Việt của mình thì
mới có kết quả hiệu nghiệm được.
D/-
đương
thời:
Việt
Cộng
D1.-
TRONG NƯỚC:
Tư
tuởng vong nô của bọn lãnh đạo
Bộ
Chánh Trị Việt Cộng chủ trương quyết tâm dựa
vào Tàu để tiến lên Xã hội Chủ
Nghĩa, mặc dù chưa hình dung được xã hội
này ra sao. Mà ngay
chính tên Trùm Việt Cộng là Nguyễn
Phú Trọng (Trọng lú) lại dõng dạc tuyên
bố: Mặc dù một trăm năm nữa chưa chắc đã
tiến tới xã hội chủ nghĩa, nhưng Đảng và
Toàn Dân quyết tâm đi tìm cho bằng
được.
Tư
tưởng trục lợi
Theo
đóm ăn tàn của bọn thời cơ
Tư
tưởng của bọn thời cơ là tiền, ăn tiêu vung
vít mà ta gọi là bọn sâu bọ lên
làm người. Chúng chỉ có tư tưởng thời
cơ liệu gió che chiều. Thành phần này
không ít. Vì đó là kết quả của
chánh sách Hộ Khẩu (bao vây bao tử)
Tư
tưởng của bọn sỹ phu
Hèn
không dám dấn thân, giỏi lắm thì chửi
đổng. Phương châm của chúng là: Thứ nhất
ngồi lỳ, thứ nhì đồng ý.
Điển hình là nhà toán học đại tài
Ngô Bảo Châu đã nói một câu làm
mọi người chưng hửng. Hắn ta tuyên bố: Tôi
chỉ là một người LAO
ĐỘNG TRÍ THỨC.
Đó
là hậu
quả của nền giáo dục Việt Cộng, nó đã
huấn luyện con người thành công cụ sản xuất
cho Đảng Cộng Sản. Vì LAO ĐỘNG là người
thừa hành, còn TRÍ THỨC có bổn phận
lãnh đạo người dân ra khỏi sự u mê.
Tư
tưởng các nhà Đấu Tranh:
Cương
quyết vuợt mọi sóng gió để hướng dẫn quần
chúng đòi lại sự tự chủ. Lúc đầu thì
ít kinh nghiệm nên bị vùi dập; nhưng càng
ngày sẽ càng mạnh và nay đã dám
cất cao tiếng đả kích chế độ
Việt Cộng một cách công khai: hèn
với giặc, ác với dân.
Họ
đã biết khai dụng tuyệt vời kỹ thuật truyền
thông để kết hợp trong ngoài.
Tư
tưởng thứ
dân:
Tuyệt
đại đa số đều bất
mãn với chế độ, chỉ chờ dịp là hỗ trợ
các nhà đấu tranh để lật đổ chế độ Việt
Cộng rồi sẽ tính sau.
D2.-
HẢI NGOẠI:
A/-
Du
sinh theo Cộng trước năm 1975:
Phần
tử
trục lợi thì làm ăn với Việt Cộng và
không dám công khai ca tụng chủ nghĩa Cộng
Sản như xưa. Phần tử lý tưởng thì thất
vọng, chấp nhận cuộc sống lưu vong, ẩn dật không
dám ra mặt chống đối có lẽ vì tự ái
cá nhân: Mang danh là khoa bảng, đại trí
thức mà lại u mê đến như vậy ư!
B/-
Thành phần vượt biên:
Nói
chung là họ ôm hận ngay khi ra đi và tìm
mọi cách để đánh phá Việt Cộng. Nghĩa
là đấu tranh chánh trị chống Cộng vẫn tiếp
tục không ngừng từ ngày ra đi (30/4/75) cho đến
ngày hôm nay, và hình như mỗi lúc
mỗi mạnh lên vì lúc đầu chưa có
kinh nghiệm về chánh trị nên đường kiếm còn
loạn xạ. Nay rút kinh nghiệm thì đã có
đường hướng rõ rệt là:
Đấu
Tranh Bất Bạo Động, Liên Kết Trong Ngoài
và
làm nản chí thành
phần bảo vệ đảng.
Điển
hình là:
- Lá cờ Vàng 3 Sọc Đỏ:
Lá
cờ này có thế đứng mỗi ngày mỗi vững
mạnh, và nay ở trong nước khi đi biểu tình đã
thấy xuất hiện các bạn trẻ mặc Quân Phục
Việt Nam Cộng Hòa. Thậm chí còn có
em nhỏ cầm loa chửi đảng
Việt Cộng là chết đi, Hèn với Giặc, Ác
với Dân; đồng thời vinh danh Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa và Chế Độ Cộng Hòa Việt Nam
đã dám đánh Tàu.
Tuy
chưa có
kết quả mong muốn, nhưng ý nguyện kết hợp toàn
dân đã ló dạng. Và cuộc đấu tranh
quần chúng chỉ có kết quả khi có một
đảng chánh trị chân
chính và có khả năng
hướng dẫn; còn không thì như căn nhà
không nóc, như rắn không đầu vậy thôi.
Trong
một môi trường Tự Do thiếu phối hợp thì
cuộc đấu tranh đa dạng cho dân chủ là điều
tất yếu phải có. Khó có thể thống nhất
như chúng ta mong muốn, nhưng đấu tranh đa dạng để
làm Việt Cộng suy yếu thì thành quả
trông thấy rõ ràng như:
- Nghị Quyết 36 của Việt Cộng
Nghị
quyết này tung ra là mong chiêu dụ nai tơ
theo Việt Cộng về giúp nước nhưng lợi thì
ít mà hại thì nhiều.
Sở
dĩ phải tung ra là vì không thể sống trong
bức màn tre, bưng bít thông tin như xưa được
nữa. Nay phải gửi du sinh và cán bộ ra nước
ngoài nên phải trang bị tinh thần cho bọn này.
Nhưng khi tiếp xúc với thực tế thì bọn này
lại bị chiêu dụ ngược, giống như ngày
30/4/75 bọn Bộ Đội sáng mắt ra nên đi vơ vét
của dân; do đó có biệt danh là: đi
Bộ từ bắc vô nam để Đội đồ từ nam ra bắc.
Nói
chung thì tinh thần chống Cộng cao độ.
Lòng
ái quốc cao nhưng vẫn mạnh ai lấy làm. Chửi
đổng và chụp mũ thì nhiều nhưng đánh
Cộng thì chẳng được bao nhiêu. Bao vây
kinh tế Việt Cộng thì ít mà đầu tư tài
chánh để cứu nguy Việt Cộng thì nhiều, đó
là một sự nghịch lý.
Đường
lối đấu tranh thì theo hứng. Chẳng qua chỉ vì
không chịu học hỏi chánh trị để trở thành
cán bộ chống Cộng chuyên nghiệp nên tự
biến mình thành tài tử chống cộng.
Tuy
nhiên có vài thành quả làmViệt
Cộng run sợ như dựng đài thuyền nhân chạy
Cộng Sản mà thành quả mới gặt hái được
là: Nghị Quyết S-219
-Nghị
Quyết S-219 của người Canadien:
Đây
là nghị quyết của một vị Thượng Nghĩ Sỹ CANADA
xin quốc hội nước họ biểu quyết thành
luật là ngày 30 April là ngày Quốc
Lễ: Hành
Trình Đến Tự Do.
Đó
là ông Ngô Thanh Hải quốc tịch Gia-Nã-Đại
gốc Việt đệ trình lên Thượng Viện rồi
chuyển đến Hạ Viện để xin thông qua thành
đạo luật rất có lợi trên nhiều bình
diện. Đạo luật này vừa được Hạ Viện thông
qua ngày 22 April 2015 để thành đạo luật chánh
thức thi hành kể từ ngày ký.
Phía
Việt Cộng cay cú nên đã liên tục
phản đối kịch liệt nhưng không ăn thua.
Nghị
quyết này đã được người Việt tỵ nạn
Cộng Sản khắp nơi trên thế giới ký tên
ủng hộ vì có những lợi điểm như sau:
- Xí phần ngày 30 tháng Tư là ngày kết án Cộng Sản nên sau này không thể dùng ngày đó để vinh danh Cộng Sản được.
- Ngày 30/4 sẽ là ngày Quốc Lễ để:
- Người Canadien gốc Việt cám ơn nước Canada và dân Canadien đã dang tay đón nhận họ với tấm lòng từ tâm.
- Nhắc nhở người dân Canadien là: Tự Do phải đổi bằng mạng sống, vậy nên bảo vệ Tự Do khi nó còn trong tay là bổn phận của toàn dân.
- Nhắc nhở người Canadien gốc Việt biết lý do tại sao lại có mặt trên mảnh đất này và phải ăn ở ra sao để khỏi phụ lòng ân nhân của mình.
- Ân nhân của mình muốn gì? Chánh quyền đã chánh thức yêu cầu dân Việt tỵ nạn Cộng Sản hãy đem văn hóa (nếp sống đẹp như cách xưng hô, cách tế lễ, đình đám, hội hè…..) của nước Việt để làm gương cho mọi người; vì dân Canadien đều là những sắc dân di cư vì lý do kinh tế, ngoại trừ dân Việt di cư vì lý do chánh trị.
- Trong ngày Quốc Lễ 30/4 chúng ta tha hồ treo cờ Váng 3 Sọc đỏ là biểu tượng TỰ DO của người bỏ nước ra đi vì lý do chánh trị đã được Gia-Nã-Đại công nhận.
Ngày
Hành
Trình Đến Tự Do
của dân Canadien nó không dính dáng
chi đến ngày Quốc Hận của chúng ta cả. Sau
này khi khôi phục lại chủ quyền thì ngày
Quốc Hận sẽ đi vào dĩ vãng, nhưng ngày
Hành Trình Đến Tự Do vẫn hiên ngang tồn
tại trên đất Canadien.
Ghi
chú:
Cách tổ chức Nghị Viện ở Canada khác với
nhiều nước. Các nước khác thì Hạ Viện
đề nghị để Thượng Viện phúc quyết, nhưng ở
Canada thì ngược lại.
Tuy
đấu tranh rời rạc nhưng cũng đã có chỉ dấu
kết hợp thành công như vụ Diễn hành Tết
Ất Mùi (2015) ở Wesminster (California-USA) đã quy
tụ đông đảo các hội đoàn trong mọi
ngành nghề khác nhau, và đây là
lần đầu tiên sau khi an cư lạc nghiệp.
Mong
rằng mỗi ngày mỗi hiểu nhau thêm
để đi đến kết hợp chặt chẽ hơn thì mới yểm
trợ được sự đấu tranh của đồng bào quốc nội
nhiều hơn và hữu hiệu hơn.
Tuy
vậy, nhưng liên
lạc trong ngoài vẫn còn gặp rất nhiều khó
khăn vì Việt Cộng còn bưng bít thông
tin chẳng nhiều thì ít, và còn bao
vây kinh tế, thít chặt dạ dày; nhưng cũng
chẳng được bao lâu nữa đâu.
Tóm
lại:
Trong
nước:
Tư
tưởng bọn cầm quyền và bọn trục lợi là
Tiền và nương tựa vào Bắc Kinh nên chúng
bán cả mồ ông mả cha đi để làm giàu.
Đây là bọn giá áo túi cơm,
tôi đòi ngoại chủng.
Tư
tưởng các nhà Khoa Bảng thì yếm-thế,
chửi đổng vì thiếu kiến thức chánh trị để
lãnh đạo quần chúng.
Tư
tưởng các nhà đấu tranh thì kiên
trì, như hiện vẫn còn non nớt
như trẻ sơ sinh.
Tư
tưởng quần chúng thì tuy căm ghét chế độ
đấy, nhưng có thực mới vực được đạo. Suốt
ngày lo ăn chưa xong thì lấy thì giờ đâu
để đấu tranh, thôi thì đành cuốn theo
chiều gió vậy.
Cộng
đồng Hải Ngoại:
Tư
tưởng phức tạp, hướng đi không rõ ràng,
gặp đâu phang đó bất kể bạn hay thù.
Cương
quyết chống Cộng thì có, nhưng kết hợp tổng
lực thì không; do đó Việt Cộng tuy nội
bộ rung rinh nhưng vẫn chưa đổ.
Trăm
hay không bằng tay quen:
Vì
toàn là những người yêu nước nhưng chưa
có kinh nghiệm chánh trị nên vừa đấu
tranh vừa học hỏi do đó sự kết hợp rất khó
khăn.
Điều
đáng mừng là họ không nản chí như
Việt Cộng rêu rao, nên sau 40 năm mất nước đã
thấy chỉ dấu kết hợp trong ngoài bắt đầu nhen
nhúm.
Hy
vọng sẽ tiến mỗi ngày mỗi nhanh theo cấp số
nhân. Đây là nhờ vũ khí truyền thông
điện tử để nhổ cái chốt: Bưng
Bít Thông Tin.
Phần
3 : Tham Luận
(trình
bày rõ ràng)
A/-
thời
Lê
Chiêu Thống
(Triều
Thần, Trục Lợi và
Ẩn Sỹ)
A1/-
Tư tưởng nhóm
Triều Thần:
Vì
u tối mà lại tham quyền cố vị nên chúng
chia nhau đi cầu viện Thiên Triều Bắc Kinh để chấp
nhận làm vua hư danh và bầy tôi nô lệ:
Thà sống trên xương máu người dân
còn hơn làm dân một nước hùng cường
dưới nhà Tây Sơn.
Sở
dĩ nghĩ như vậy là vì đối
với họ thì đất nước là của riêng dòng
nhà Lê, dân là công cụ sản xuất:
Đất của Chúa Lúa của Trời nên phải làm
vua với bất cứ giá nào. Tư tưởng này
còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến Nguyễn Phúc Ánh
(tức vua Gia Long và con cháu) và Hồ Chí
Minh cùng đảng viên đảng Việt Cộng nên
nước ta mới họa vô đơn chí.
Tư
tưởng này là hậu
quả của chương trình học thuật do Vua Lê Thánh
Tôn đặt ra năm 1460: Sỹ phu được tuyển chọn phải
là thành phần Hồng hơn Chuyên nên chỉ
được học có mỗi một đạo Nho theo thuyết Thiên
Mệnh để bảo vệ Ngai Vàng mà thôi; còn
học thuật Việt Đạo vứt vào sọt rác.
Chương
trình này chỉ có giá trị khi nhà
Vua đặt hạnh phúc của dân tộc lên trên
Ngai Vàng
của mình. Vì nền học thuật như thế nên
con cháu của Ngài tuy bất tài, bất lực
mà vẫn cố bám vào hư danh nên mới
có cảnh chịu làm vua bù nhìn hay nô
lệ để các Chúa Trịnh sai khiến.
A2/-
Tư Tưởng nhóm
trục lợi:
Vì
thay ngôi đổi chủ nên 2 con buôn chánh
trị là Nguyễn Kim và Trịnh Kiểm mới hè
nhau trưng khẩu hiệu Diệt
Mạc Phù Lê
mà các sỹ phu nhắm mắt đi theo; mặc dù
vẫn biết rằng đất nước sẽ chia đôi, người dân
sẽ khổ vì một bên sẽ giữ vua làm bù
nhìn; còn bên kia đợi thời thì phỗng
tay trên.
Do
đó ban Tâm Lý Chiến của Nguyễn Hoàng
mới tung tin ra là ông Trạng Trình xúi
y làm loạn: Khuyên chúa Trịnh là nên
giữ vua vì thờ bụt thì mới có oản mà
ăn, còn bảo Nguyễn Hoàng là xin vào
nam rồi lập phòng tuyến ly khai: Hoành Sơn nhất
đái, vạn đại dung thân. Thật vậy, một tên
gian hùng thì tự nó lên kế hoạch thi
hành chứ chẳng nghe ai cả. Còn phải nghe người
khác khuyên thì tên đó chẳng có
tài và chí lớn thì dù có
nghe cũng chẳng làm nên công trạng gì
cả.
Hơn
nữa là ông Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ Trạng
Nguyên đời nhà Mạc và đã ra làm
quan giúp nhà Mạc rồi, như vậy ông cho nhà
Mạc dứt ngôi nhà Lê là Chánh
Triều, hợp lòng dân, và ông đâu
có muốn nội chiến vì quyền lợi của 2 dòng
họ. Do đó ông treo ấn từ quan vì nhà
Mạc hết thời.
Cảnh
Trịnh
Nguyễn phân tranh, nồi da xáo thịt trong suốt
200 năm với 10 trận đánh tiêu hao 10 triệu thanh
niên nam nữ là bước đầu của sự suy thoái
còn di hại cho tới ngày hôm nay (2015) do tư
duy lạc hướng mà ra.
Các
sỹ phu theo phò đều là vì quyền lợi cá
nhân như ông Đào Duy Từ chẳng hạn. Họ
đâu có nghĩ gì tới hạnh phúc của
dân tộc mà bàn phải thế nọ, phải thế
kia.
Y chang như Việt Cộng ngày hôm nay, mọi kiến
nghị canh tân đất nước đều cho vào sọt rác.
Vì canh tân xong rồi thì để Đảng Việt
Cộng ngồi ở đâu?
Trường
hợp
ông Đào Duy Từ:
Ông
là kiến
trúc sư chiến lũy Đồng Hới đã đắc tội
với dân tộc. Vì chiến lũy này mà
dân Việt tàn lụi cho đến ngày hôm
nay.
Ông
vượt biên để phò chúa Nguyễn chẳng qua
vì chúa Trịnh không phong chức cho ông,
giống như anh Hồ Chí Minh đi theo Cộng Sản chỉ vì
Thực Dân Pháp không chịu huấn luyện anh ta
làm tay sai cho chúng (coi đơn xin theo học trường
Thuộc Địa để có dịp làm tay sai đắc lực
cho bọn Thực Dân Pháp còn để lại trong
thư viện bên Pháp là một trong nhiều bằng
chứng xin làm nô dịch của hắn).
Còn
sỹ phu Bắc Hà, kể cả ông Lê Quý Đôn
thì ông phò
ai đây? Chúa Trịnh hay là Vua Lê bù
nhìn?
Những
trung thần ra mặt chống chúa Trịnh như ông Ngô
Thì Nhiệm thì đâu có yên. Nếu
không có tướng Nguyễn Huệ ra Bắc cắt đầu
Quân Đoàn Trưởng Vũ Văn Nhậm thì chắc
mạng ông không còn.
Sau
này ông
Nguyễn Hữu Chỉnh đi thuyết phục quân Tây Sơn
về để giật sập phủ chúa rồi mình tìm
cơ hội lên thay thế. Cái khôn của Nguyễn
Hữu Chỉnh chỉ là cái khôn lỏi, mượn
đầu heo nấu cháo nên không thể qua mắt
ông Nguyễn Huệ được.
Vì
ham ăn nên mới rơi vào bẫy của danh tướng
Nguyễn Huệ để sau cùng vua cùng chúa đều
phải bỏ mạng vì thua trí Tây Sơn.
A3/-
Tư tưởng nhóm
ẩn sỹ:
Thấy
cuộc đời đen tối, đáng lý phải đứng lên
giật sập cả Vua lẫn Chúa để tìm
đường cứu dân giúp nước thì lại ôm
hận là không được Phò Vua bù nhìn,
thiếu tài thất đức nên tự biến thành
bọn Ngu Trung như ông Nguyễn Du, ông Nguyễn
Thiếp….
Tóm
lại:
Lý
do vong
nô là do giai cấp cầm quyền có tư tưởng
nô dịch, vọng ngoại mà ra. Họ chỉ nghĩ đến
quyền lợi trước mắt và đoản kỳ của họ nên
thi nhau vơ vét cho đầy túi tham không đáy.
Thêm vào đó là bọn trục lợi và
nịnh thần nói một đằng làm một nẻo, theo
đóm ăn tàn, theo voi hít bã, bán
rẻ lương tri thành kẻ bất nhân bất nghiã.
Còn
người dân thì lạc hướng vì chương trình
giáo dục Ngu Trung của bọn cầm quyền đề ra. Tự
do giáo dục bị cấm. Sỹ phu thức thời thì
đếm trên đầu ngón tay nên không đủ
sức xoay vần vận nước. Đúng như Quốc Sư Nguyễn
Trãi nói:
"Tuấn
kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá
mùa thu"
B/-
thời
Gia
Long
(1802-1945)
Các
điều cần ghi
nhớ
Có
phân tích tư
tưởng thời suy thoái thì mới biết nguyên
nhân tư tưởng của Nguyễn Ánh (tức Gia Long):
Quyết tâm phục thù dân tộc để đòi
lại chủ quyền đất Việt thuộc dòng họ Nguyễn
Phúc với bất cứ giá nào, kể cả nhượng
địa cho Thái Lan, cho Pháp hay bất kỳ một
ngoại bang nào miễn là được làm vua; dù
là bù nhìn hay nô lệ.
Có
như vậy thì chúng ta mới thấy rõ nhu cầu
của Nền Giáo Dục Phục Việt, nghiã là
phục hồi Tâm Việt và Hồn Việt trong con người
Việt để lấy lại sức mạnh Tâm Linh thì mới
đủ sức bảo vệ được sự tự chủ; dù suy yếu
vật chất đến đâu cũng vượt qua. Điển hình
hội nghị Diên Hồng, hội nghị Bồ Đề và gần
chúng ta nhất là Hội Nghị trong Dinh Độc Lập
ngày 29/4/1954 để Hội Đồng Nhân Dân Cách
Mạng lấy quyết định: Truất Phế Bảo Đại. Xây
dựng nền Cộng Hòa.
Từ
thời lập quốc dưới Triều Đại Hồng Bàng
(2.879BC) đến thời nhà Hồ (1.407AD) thì dân
Việt vẫn quan niệm là Toàn Dân Giữ Nước:
Dân Vạn Đại, Vua Quan Nhất Thời. Do đó việc
hưng phế không ảnh hưởng đến cuộc sống của
toàn dân. Con cháu triều đại bị truất
phế đều tìm cách lánh nạn chứ không
ai nghĩ đến chuyện phục thù trên sự đau khổ
của toàn dân. Điển hình là:
- Hoàng Tử Lý Long Tường nhà Lý là Thủy Sư Đô Đốc giữ toàn lực hải quân mà lẳng lặng bỏ nước sang Cao Ly xin tỵ nạn để nhường quyền cho Trần Thủ Độ.
Hiện
nay ở Hán Thánh (Séoul) có tượng ghi
công trạng của ông đã giúp
vua đánh đuổi được quân Mông Cổ, giành
lại chủ quyền. Đó là tượng Bạch Mã
Tướng Quân (Ông tướng cưỡi con ngựa trắng đã
đánh tan quân Mông Cổ, một loại huyền
thoại Phù Đổng Thiên Vương có tên là
Thánh Gióng)
- Vua Trần Phế Đế (Thái Tử Hiễn) hạ lệnh cho quân sỹ Hạ Giáp (tức bãi binh) rồi thắt cổ tự tử để trao quyền cho Hồ Quý Ly chứ không chấp nhận làm vua bù nhìn do bọn kiêu binh làm đảo chánh.
- Vua Mạc Đăng Liễn quyết định lui binh để trả đất cho 2 con buôn chánh trị là Nguyễn Kim và Trịnh Kiểm chứ không tranh bá đồ vương để làm khổ dân lành.
Còn
tư tưởng nhà hậu Lê (Lê Lợi) thì
khác hẳn: Ông Lê Lợi là người có
tư thế đầy đủ để kết tụ hiền tài đánh
đuổi giặc Tàu nhà Minh; nhưng ông lại là
con người tâm trí hẹp hòi chỉ sợ nhóm
Văn Thần cướp công nên sau khi thành công
(1427) thì ông sát hại ngay các Văn
Thần, tin cẩn Võ Thần, giải giới binh bị để
tránh sự thoán nghịch.
Điểm
này thì mọi văn
thần đã biết, họ hợp tác với ông là
vì hạnh phúc của dân tộc chứ chẳng phải
vì quyển lợi của dòng họ Lê. Bằng chứng
là ngay ở bước đầu Kháng Chiến ông
Nguyễn Trãi đã sai người lấy mỡ heo viết
lên lá cây: "Lê
Lợi vi vương, Nguyễn Trãi vi thần"
(Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi)
để kiến leo lên ăn mỡ thành lỗ. Lá khô
rụng xuống suối theo dòng ra sông; dân chúng
vớ được cho là thần linh phán như vậy để
lãnh tụ Lê Lợi an tâm mà lo việc
nước.
Vì
thiếu Văn Tài nên nền giáo dục bê
bối; xã hội xuống cấp. Bọn võ thần ỷ thế
làm càn nên trong triều mới có loạn
hưng phế tùy tiện. Bên ngoài thì quân
Chiêm lăm le hợp với nhà Minh để cắt tiết
dân Việt chia phần. Do đó Triều Thần mới giết
vua và Thái Hậu đi, rồi đem kiệu ra rước
Hoàng Tử Tư Thành đã bị vua cha khai trừ
ra khỏi Hoàng Tộc, về để chỉnh trang lại việc
nước.
Đây
là khúc quanh lớn của lịch sử, văn
hóa xoay chiều, tư tưởng lạc hướng.
Đang
quan
niệm: Đất nước của toàn dân lại biến ngay
thành đất nước của Nhà Vua để có cảnh
con cháu chấp nhận làm bù nhìn cho
con buôn chánh trị có dịp cắt cổ người
dân mà hậu quả còn di hại cho tới ngày
hôm nay 2015.
Quan
niệm đất của Chúa lúa của Trời đã
nảy mầm từ nền học vấn của
vua Lê Thánh Tôn (1460), nay đã đâm
trồi nảy nhụy thành cây cổ thụ qua các
sự việc anh em chém giết lẫn nhau để bảo vệ
quyền lợi của nhóm lợi ích cá nhân
như cuộc chiến 1945-1975 vừa qua mà lòng người
vẫn chưa nguôi ngoa.
Đây
là hậu quả của nền giáo dục cố ý sai
nhầm và vong bản.
Nay
chúng ta phải phục hồi nền Văn Hóa Việt Tộc
để đoàn kết toàn dân
Bằng
chứng là Trịnh Nguyễn Phân Tranh trong 200 năm đã
làm soi mòn tư tưởng là sức mạnh tâm
linh của dân Việt. Kế đến là vua Lê Chiêu
Thống cõng rắn cắn gà nhà, rồi đến
Gia long rước voi (Pháp) về dày mả tổ. Nay
tiếp theo là bọn Cộng Nô đem tư duy ngoại lai
về phá hủy gia phong dân Việt để ca tụng và
khuyến khích cảnh Con tố Cha, Vợ tố Chồng; trong
khi đó thì luật Hồng Đức (1470) cấm chỉ
người trong gia đình không được tố cáo
nhau, ai vi phạm bị trừng phạt nặng nề.
Không
những thế Việt Cộng còn trói buộc Tư Duy để
bắt uốn mình nói dối và làm theo
chủ nghĩa Mác Lê Mao để phá hủy khí
phách Rồng Tiên và văn hóa Lạc Hồng.
(§7, bài số 2.09: Lịch sử Chiêm và
Việt)
Bối
cảnh lịch sử thời đó
Trong
thời kỳ Trịnh
Nguyễn phân tranh thì vùng đồng bằng sông
Cửu Long chưa có. Năm 1470 nước biển tiến tới
tỉnh Bình Thuận (Phan Thiết), Nam Vang (Phnôm
Pênh) và Biển Hồ (Tonlé Sap). Chúa
Nguyễn ly khai chiếm vùng đất từ sông Gianh
chảy qua tỉnh lỵ Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) và
đèo Ngang làm vùng giới tuyến vào
tận tỉnh Bình thuận (tỉnh lỵ là Phan Thiết).
Lúc này thì nước Chiêm đã hội
nhập vào nước Việt từ năm 1471 dưới thời vua Lê
Thánh Tôn. Cương vực đã được chia như
sau:
Từ
đèo Hải Vân đến hết tỉnh Quy Nhơn (tức 3
tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định)
được gọi là vùng
Quảng Nam
(vùng đất trù phú và rộng lớn ở
phía nam) trực thuộc Thăng Long quản lý, nhưng
quan
lại phải là người có nguyên quán ở
vùng này.
Ba
vùng tự trị:
Hành chánh, văn hóa và luật pháp
để bảo vệ an ninh thì tự điều hành lấy;
nhưng không được quyền lập binh đội hay ngoại
giao với nước ngoài. Ba vùng đó như sau:
- Vùng Hoa Nam (những tinh hoa ở phương Nam) gồm 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.
- Vùng Chiêm Thành (thành trì cuối cùng của dân Chiêm) gồm 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Có nghĩa là: Đồng thuận hội nhập vào nước Việt để được yên vui –Ninh (an ninh); Bình (hòa bình) và Thuận là đồng ý.
- Vùng Nam Bàn tức Tây Nguyên ngày hôm nay. Chưa biết ý nghĩa chữ Nam Bàn là gì, mong mọi người góp ý.
Chú
ý:
Chữ
Tỉnh là tiếng Tàu, khi trước gọi là
Châu, Phủ hay Trấn.
Châu hay Phủ là nơi bình yên; còn
Trấn là nơi phải có binh lính để bảo
vệ an ninh chống ngoại xâm. Vì lý do thù
nghịch nên Gia Long phá thành Thăng Long (Hà
Nội) xây từ thới nhà Lý di đô, và
Minh Mạng đổi Thăng Long thành Hà-Nội, Quy Nhơn
thành Bình Định (đã bình định xong
giặc Tây Sơn) và Trấn thành Tỉnh, đồng
thời tiêu diệt dân Nam Bàn vì đó
là chiến khu của Nghĩa Binh Tây Sơn.
1/-
Việc
khai thác đất bồi:
Ở
thời điểm đó chưa có luật biển và
luật Thềm Lục Địa nên đất bồi là đất vô
chủ, ai khẩn hoang thì của người đó. Lúc
đó đảo Phú Quốc (có nghĩa là một
nơi làm ăn dễ dàng, giàu có)
ở xa lục địa, dân Bình Thuận có nghề
làm nước mắm nên khai khẩn hòn đảo này
làm nơi sản xuất nước mắm tinh khiết rồi đem về
nước mắm ròng (tinh khiết) về bán thay vì
làm ở Phan Thiết; vì thế nên nó
thuộc sự quản lý của tỉnh Bình Thuận (Phan
Thiết). Nay do đất bồi nên đảo này ở gần
bờ biển nước Chân Lạp (Khmer)
Theo
luật Thềm Lục Địa ngày hôm nay thì vùng
đồng bằng sông Cửu Long được chia làm 2 lô.
Phía đông thuộc vùng Chiêm Thành
và vùng Nam Bàn, phía tây thuộc
vùng Phnôm Pênh và Tonlé Sap.
Hồi
đó miền đất bồi
này được gọi là đất Phù Nam (đất bồi
ở phương nam), dân cư ở đó là người đi
biển tứ xứ vào tá túc nên gọi là
dân Côn Man hay dân Bồn Man.
Chữ
Man có nghĩa là thiếu văn hóa (văn hóa
hạ đẳng;
thượng cẳng chân, hạ cẳng tay), chữ Côn là
cây gậy và chữ Bồn là ụ đất nổi trên
mặt nước. Vì phải tự vệ lấy nên họ phải
trang bị bằng gậy gộc. Vậy thì Côn Man hay Bồn
Man không phải là một sắc dân; và Phù
Nam không phải là một quốc gia.
Về
sau người đời lấy cuộc sống ổn định của mình
nên nói luôn rằng Phù Nam là một
Quốc Gia và Côn Man hay Bồn Man là một
giống người. Nay cần phải đính chính lại
cho đúng.
Giống
như 3 vùng tự trị Hoa Anh, Chiêm Thành và
Nam Bàn:
Vì lý do chánh trị đừng để Bắc Kinh
xía vô nên gọi là nước. Một nước
thì phải có binh bị và ngoại giao mà
3 vùng này đều không được quyền thành
lập. Nếu là 3 nước độc lập thì họ đã
sát nhập lại với nhau thành một nước rồi…..
Vậy
thì khi đọc sử phải tinh ý, phê phán
cho thuận chiều thì mới nhìn
thấy sự thật được; đây là công việc
của nhà nghiên cứu có nhiều kiến thức
trong ngành.
Công
việc khai khẩn đất bồi ở phía nam
(đất Phù Nam):
- Chúng ta hãy hình dung vùng Cà Mâu là đất đang bồi, muỗi mòng rắn rết, cá sấu đều là thứ rất nguy hiểm. Khí hậu lại độc địa khó sống, muốn biến thành đất canh tác thì phải mất nhiều công lao và thời gian. Vì thế nên dân nào bỏ công khai phá thì dân đó được hưởng thành quả.
- Vấn đề người Minh Hương chạy loạn nhà Thanh xin được tá túc. Chữ Minh là người thuộc triều đại nhà Minh (là giặc Ngô thời ông Lê Lợi), tức người Thiều Châu (thuộc đất nhà Ngô lúc khởi thủy). Chữ Hương có nghĩa là vùng (thi Hương là thi trong vùng, Hương Sư là ông giáo làng). Minh Hương là nơi định cư của thuyền nhân người Ngô trên đất Việt; nay ta gọi là Boat People (1975).
2/-
Các
sắc dân:
Khi
thống lĩnh vùng Thuận Hóa (Quảng Trị và
Thừa Thiên) thì số người Việt chính gốc
chưa tới 10%, đại đa số ở với vua Lê và
Chúa Trịnh ở đàng ngoài; vì thế
nên Trịnh
Kiểm lơ là không chú ý tới hành
động phản trắc của Nguyễn Hoàng trị nhậm vùng
Thuận Hóa.
Do
đó nên đã gây ra hậu họa cho toàn
thể dân tộc Việt cho đến ngày hôm nay.
Giá lúc đó giết phăng Nguyễn Hoàng
đi thì nước mình đã trở thành hùng
mạnh và thống nhất dưới Triều Đại nhà
Trịnh rồi.
- Đúng là sai một ly đi một dặm.
Lúc
đó vùng Quảng Nam (Quảng Nam, Quảng Ngãi
và Quy Nhơn ngày hôm nay) thì do quan lại
sinh quán ở đó (người Chiêm) quản trị
nên Nguyễn Hoàng tóm thâu luôn.
Vì
mưu đồ chia đôi đất nước, chia đôi dân
tộc nên Nguyễn Hoàng mới tìm cách o
bế nhân tài đất Bắc khi họ có một chút
hiềm khích về công danh như ông Đào
Duy Từ chẳng hạn. Ngoài ra còn phải lo phát
triển ngoại thương để
nuôi quân, bằng cách xây dựng thương
cảng để người nước ngoài đến trao đổi hàng
hóa giữa Nhật Bản và Ấn Độ (§7-bài
2.05: Khai phá đất Phù Nam).
Nên
nhớ là thời đó kỹ thuật đi biển còn
thô sơ nên không đi xa được. Hội An là
trạm dừng chân quốc tế, về sau Hà Tiên
là chạm nghỉ chân thuận tiện nhất cho thương
thuyền quốc tế.
Sự
phát triển đó cũng chưa đủ lực để hùng
cứ một phương nên các chúa Nguyễn thi
nhau bức bách dân Chiêm ở vùng Hoa Anh
và vùng Chiêm Thành đi khai phá
đất
bồi miền nam. Vì nguy hiểm thập tử nhất sinh nên
phần đông người Chiêm bỏ trốn vào vùng
Nam Bàn để lập phòng tuyến tự vệ và
bất hợp tác.
Vì
vậy nên anh em Tây Sơn mới lợi dụng vùng
này để làm chiến khu cung cấp voi trận, ngựa
chiến, binh khí và quân lương cần cho cuộc
khởi nghĩa dưới khẩu hiệu:
"Trừ
Gian Diệt Bảo Cứu Nước An Dân"
Nhờ
sự chỉ dẫn bởi Thày Trương Văn Hiến, linh hồn
kháng chiến Tây Sơn, nên cuộc khởi nghĩa
mới thành công.
Lý
lịch ông Trương Văn Hiến:
Ông
người gốc Hoan Châu thuộc tỉnh Hà Tĩnh, gia
đình vào
Huế lập nghiệp trước thời Trịnh Nguyễn phân
tranh. Ông là anh em con chú con bác với
ông Trương Văn Hạnh, cựu thần nắm tất cả việc
cơ mật dưới trướng Võ Vương Phúc Khoát
nên ông Hiến mới được ông anh tận tình
huấn luyện về văn và võ để sau này
thay thế ông điều hành chánh sự.
Về
sau Trương Phúc Loan nhiếp chính nên ông
Hạnh bị
giết và ông Hiến bị truy lùng nên
phải chạy và An Khê nương náu (8).
4/-
Cứu
tinh của dân Việt
công
đức người Chiêm
ở Nam Bàn
Chính
dân Chiêm ở Nam Bàn đã đánh tan
quân Xiêm (Thái lan) ở trận thủy chiến
Rạch Gầm , Soài Mút để bảo vệ đồng bằng
sông Cửu Long, và chiến thắng trận Đống Đa
để thống nhất đất nước và thống nhất lòng
dân đã chia ly từ trên 200 năm qua.
Công
lao của họ không phải là ít. Về
sau Minh Mạng triệt hạ họ và nay thì Việt
Cộng đưa họ vào chỗ chết nên mới có
phong trào: Đất Tây Nguyên của người Tây
Nguyên.
Vì
quyền lợi phe nhóm nên chính người Việt
làm chia ly sắc tộc, nay thế
hệ đương thời phải giải quyềt vấn đề bình
đẳng sắc tộc thì mới có cuộc sống hài
hòa trên đất Việt Nam được. Đừng tìm
cách đổ vạ cho người để gây thêm hiềm
khích
3/-
Người Minh Hương
Trong
khi đang khai phá đất Phù Nam thì bên
Tàu có loạn. Nhà Thanh (tức Rợ Kim
người Mãn Thanh) đánh đuổi nhà Minh nên
mới có thuyền nhân Minh Hương xin tá túc
ở mảnh đất Phù Nam đang ra công khai thác.
Chúa Nguyễn đồng ý nên họ mới ra tiếp
tay khai phá vùng đồng bằng Nam Việt.
Vì
mang ơn các chúa Nguyễn nên họ che chở cho
Nguyễn Ánh tránh sự truy lùng của quan
quân nhà Tây Sơn. Đó là lý
do để chúng ta nô
lệ người Pháp sau khi suýt bị mất đất với
người Thái Lan vì trận Rạch Gầm, Soài
Mút.
Tư
Tưởng nhà vua và bọn
trục lợi:
Cái
xảy nảy cái ung:
Nguyễn
Phúc Ánh chỉ có vài tên trục
lợi mà đã làm tan nát nước Việt;
chỉ vì chúng quyết tâm rước
voi về dầy mả tổ.
Về sau bọn Cộng nô Hồ Chí Minh cũng chỉ có
mấy tên, làm y chang nên chúng ta mới
có thảm trạng nghịch lý ngày hôm
nay.
- Đây là bài học để chống manh nha của bọn vong nô; phải diệt chúng từ trong trứng nước.
Niên
hiệu Gia Long có nghĩa là khởi binh từ Gia Định,
thành công ở Thăng Long. Đúng là tiểu
nhân đắc chí tiếu hi hi! Hắn tranh đấu là
vì quyền lợi gia tộc chứ đâu có phải
vì hạnh phúc của dân tộc Việt.
Hắn
phản bội và vong ân tất cả những kẻ
ngu trung đã giúp dòng họ hắn như ông
Đào Duy Từ, ông Lê Văn Duyệt ……Hậu duệ
của các ông có được ban công ơn phú
quý chi đâu?
Chết
cho đất nước còn được dân tộc lập đền,
xây
miếu nhang khói ngàn thu, chứ chết cho bọn con
buôn chánh trị là cái chết ngu xuẩn
mà ta gọi là bọn Ngu Trung.
Nay,
chúng
ta nên sáng suốt đừng nối dáo cho giặc.
Đây là những bài học để đời, truyền
kiếp đừng bao giờ quên.
Nguyễn
Phúc
Ánh, tức Nguyễn Ánh là hậu duệ của
Nguyễn Hoàng, nhưng không có tên trong
danh sách kế thừa nghiệp Chúa nên y thoát
chết. Vì toàn thể những người kế thứa đã
bị quân Tây Sơn chặt đầu nên y tự xưng
là người nối nghiệp và có nhiệm vụ
thu hồi giang sơn cho dòng họ Nguyễn Phúc. Y
tranh đấu vì quyền lợi cá nhân chứ không
phải vì hạnh phúc của toàn dân.
Với
tư tưởng đất của Chúa, dân là nô
lệ (công cụ sản xuất) nên hắn mới giao kết
với Thái Lan
hứa hẹn chiến thắng thì vùng đất Phù
Nam thuộc lãnh thổ Thái Lan. Tức là Thái
lan chiếm trọn đồng bằng sông Cửu Long từ vùng
Khmer qua Việt Nam. Nước của chúa Nguyễn bắt đầu
từ Phan Thiết trở lên, và tự khôi phục
lấy. Nhưng kế hoạch này bị thủy binh Tây Sơn
phá tan nên giao ước không thành.
Không
nản chí, y lại sang lạy lục Paris đem quân đến
cướp nước và cho
y làm vua nô lệ; còn người Pháp thì
nhờ vị thế của y nên mới có lý cớ can
thiệp. Coi giao ước Versailles (ngày 28/11/1787) do một
đứa bé lên 8 tuổi tên là Nguyễn Phúc
Cảnh con y ký với nhà vua nước Pháp thì
rõ những gì hắn đã nhường cho Pháp.
Quan trọng nhất là điều 3: "Nguyễn Vương không
được quyền tiếp xúc với các nước Tây
Dương nếu không có sự thỏa thuận của nước
Pháp: Mất chủ quyền ngoại giao là mất tự
chủ (4).
Vì
tư tưởng vọng ngoại nên con cháu y cũng theo
gương
này. Những vị chống đối thì đi tù mút
chỉ như Hàm Nghi, Thành Thái và Duy
Tân, lý do là bọn thống trị chỉ cần lợi
nhuận nên thẳng tay đàn áp những kẻ cứng
đầu dù đó là con cháu Gia Long.
- Bằng chứng tư tưởng ươn hèn của vua Tự Đức:
Cách
thi cử để tuyển chọn người tài giúp nước
được bắt đầu tổ chức từ thời nhà Lý
(1010). Chương trình thi thì cũng đều là
môn học về Nhân
Văn và Triết Lý để quản trị đất nước
sao cho thanh bình.
Thoạt
đầu là kỳ thi Hương, tức thi trong vùng để
biết rõ lý lịch của thí sinh. Số sỹ tử
không hạng chế. Chấm điểm theo sự hiểu biết về
khoa Nhân Văn và Triết; nhưng được chia làm
2 bực là Tú Tài và Cử Nhân.
Tú
Tài là vừa sạch nước cản, có tài
khôi ngô nhưng cần phải học tiếp. Còn Cử
Nhân là người được đề cử đi thi tiếp lên
cao hơn; tức thi Hội.
Thi
Hội là thi ở Kinh Đô để chấm đậu Tiến Sỹ.
Số
Tiến Sỹ cần
dùng thì được vua định cho từng kỳ thi một,
tức là thi tuyển làm quan.
Tiến
Sỹ là người tiến cử để vua dùng.
Hội đồng Giám Khảo cứ dựa theo tài mà
chấm, vua không được can thiệp.
Khi
chấm đậu rồi thì bắt buộc vua phải bổ nhiệm,
và các vị Tiến Sỹ phải tuân lệnh, từ
chối là mắc tội khinh quân (coi thường vua),
mất đầu. Vì trước khi nộp quyển đi thi thì
đã biết điều này rồi. Còn Cử Nhân
thì vua không bổ nhiệm, nhưng nếu muốn thì
phải làm đơn để cứu xét; còn việc bổ
nhiệm là tùy ở nhà vua.
Các
sách phải học thì tùy theo triều đại ấn
định như nhà Lý thì
lấy Triết Lý Đạo Phật dùng để bổ xung cho
những khiếm khuyết của Việt Đạo.
Nhà
Trần thì lấy
triết lý của 3 đạo để bổ xung cho Việt Đạo
nên gọi là Tam Giáo đồng nguyên (chữ
Nguyên có nghĩa là Nguyên vẹn và
bình đẳng). Đó là Đạo Phật và
Đạo Khổng.
Đạo
Nho có nghĩa là đạo học làm người nên
nó thay đổi tiêu chuẩn theo xu hướng của Triều
Đình.
Nhà
Hậu Lê thì Lê Nho của vua Lê Thánh
Tôn, nhà Nguyễn Gia Long thì là Nguyễn
Nho, học để phục vụ nhà Vua chứ không phải
phục vụ hạnh phúc của dân; mà vua thì
lại chấp nhận sự cai trị của Mẫu Quốc Pháp
Lang Sa ở tận bên trời Âu.
Chữ
Pháp thì không biết, triết gia Tây
thì không rành nên đành méo
mó dùng đạo Khổng vậy; mặc dù đạo
này đã bị chôn trong Tứ Khố Toàn
Thư ở Bắc Kinh để thay bằng đạo nô lệ người
Mãn Thanh từ 200 năm về trước rồi.
Sau
khi chấm đậu Tiến Sỹ thì mấy vị này phải
vào Cung Vua để thi Đình (Triều Đình) để
định cao thấp: Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám
Hoa và Tiến Sỹ. Sau đó đi ngắm Thượng Uyển
(tức vườn của cung vua rồi vinh quy bái tổ để
đợi ngày bổ nhiệm.
Nhưng
dưới thời Gia Long thì có sự thay đổi danh
xưng. Sau khi thi Hội (tiếng Tàu là Hội Thí)
được chấm đậu thì gọi là Cống Sỹ, Tiến
Sỹ chỉ được xếp hạng sau khi thi Đình.
Ngày
trước Cống
Sỹ là người thi Hội bị rớt nhưng có tài,
nhờ người giới thiệu để vua dùng nên gọi
là Hương Cống; lẽ dĩ nhiên phải đậu Cử
Nhân chứ Tú Tài thuộc loại vắt mũi chưa
sạch.
Sự
công minh của cách thi thời xưa là bài
viết được viết lại để tránh việc đút
lót quan trường do nhìn nét bút mà
biết sỹ tử là ai. Bài viết lại này
được gọi là Quyển sao (quyển sách chép
lại). Quan trường và nhà Vua phải phê ý
kiến của mình trên quyển sao, rồi trả lại
cho sỹ tử dù đỗ hay rớt. Vì sợ thoán
nghịch nên vua Gia Long ra chiếu Tứ bất lập: Bất
lập Trạng Nguyên, bất lập Tể Tướng, bất lập
Hoàng Hậu và bất lập Thái Tử.
Năm
Tự Đức thứ 21 (1868: Mậu Thìn) có cuộc thi
Đình, nhà vua ra đề thi Văn Sách (sách
lược quản trị đất nước) như sau:
"Quân
xâm lăng hiện nay càng ngày càng gây
hấn, chúng dựng đồn lũy khắp nơi, vậy nên
đánh hay nên hòa?"
Các
Cống Sỹ biết ý vua muốn đầu hàng nên
đều nói hàng là hơn vì đánh
không nổi. Giống như ngày hôm nay bọn Việt
Cộng sợ Trung Cộng nhưng lại muốn bấu víu quyền
lực nên nhờ nhân dân khuyên hàng
đi.
Riêng
có Cống Sỹ Vũ
Tuân
đòi đánh nên nói kháy rằng: "….
Triều đình nay có hàng trăm vạn tinh binh,
theo
việc nghĩa
thì nên đánh quân xâm lăng, nếu
không đánh thì không dũng cảm chút
nào cả…"
Lý
luận của ông rất sắc bén nên hội đồng
Giám Khảo phê ƯU và ông đỗ đầu,
tức Trạng Nguyên. Đến khi xét lại thì
vua đánh rớt và phê vào quyển như
sau: "Nay đòi đánh, mai đòi đánh.
Đánh
thua rồi để Trẫm ngồi đâu?"
Theo
như
luật tuyển chọn người tài để giúp nước
(chứ không giúp vua) thì vua Tự Đức bắt
buộc phải tuyển dụng như trường hợp Trạng Nguyên
Mạc Đĩnh Chi dưới thời nhà Trần. Hội đồng chấm
theo tài năng chứ không chấm theo dung nhan, hay
theo ý của vua; vì người dân làm chủ
đất nước chứ không phải là nhà vua.
Lời
bàn:
Xét
rằng quan niệm về mục tiêu mỗi người một khác
nên xin ghi lại đây
để hậu thế suy ngẫm là bảo vệ ngai vàng
hay bảo vệ hạnh phúc của toàn dân?
Phe
bảo vệ Ngai vàng:
Người
bảo vệ ngai vàng thì nói giống
như Việt Cộng nói ngày hôm nay là:
Ông
chơi ngông, thí quân vô ích vì
ông không thấu triệt tình hình tương
quan lực lượng giữa ta với địch nên bị rớt là
đúng rồi.
Phe
bảo vệ dân tộc:
Phe
này nói
như ĐứcThánh Trần: Xin Bệ Hạ chém đầu thần
trước rồi hãy hàng giặc sau.
Họ
quên rằng ông bàn về việc Nghĩa và
Dũng chứ có bàn về hiện tình tương quan
lực lượng đâu.
Hơn
nữa ông lấy Dũng
Khí
của dân tộc làm mục tiêu chứ đâu có
bàn đến việc bảo vệ ngai mục của nhà vua
với bất cứ giá nào.
Vậy
thì nếu binh yếu,
tướng hèn thì phải tập luyện lại cho có
binh hùng, tướng mạnh; không nên đầu hàng
khiếp nhược như vậy.
Chưa
tỉ-thí đã vội đầu hàng, làm
như vậy là ươn hèn và vô trách
nhiệm với quốc dân (§2, trang 65, đoạn chót).
Tóm
lại
Tư
tưởng triều
Nguyễn: Bán nước xin chức vua nô lệ.
Nhà
Vua,
từ Gia Long trở xuống đến Tự Đức đều là những
người hèn, bo bo bảo vệ ngai vàng và chấp
nhận nô dịch nên mới có hành động
Hèn
với Giặc, Ác với Dân.
Điển
hình là bài Miếu hiệu của Minh
Mạng và câu thơ bất hủ: "Nhất dạ thất
giao sinh ngũ tử". Ông sống để hưởng thụ sự
vui sướng của xác thịt nên mới một đêm
ngủ với 7 cô để đẻ ra 5 đứa con. Ông có
cả trên 100 đứa con, nhưng không đứa nào
được gần cha cả. Ông đâu có nhớ mặt
hết tất cả các con của ông, vậy thì ông
là người cha ích kỷ và vô trách
nhiệm với vợ con.
Ông
có nhiều con đến độ lúc nhúc như dòi,
khi ăn phải đánh kẻng để gọi chúng về ăn.
Theo
luật hình sự Hồng
Đức thời đó thì Nguyễn Phúc Ánh
mắc tội chu di tam tộc vì cố tình bán
nước cho ngoại bang là Xiêm La rồi đến Pháp
trong mục tiêu tranh ngôi vua bù nhìn.
Lý
do: Nguyễn Ánh vẫn nhận mình là công
thần nhà Lê, trong văn thư vẫn để ngày
tháng năm vua Lê Cảnh Hưng, mặc dù ông
này đã chết dưới triều Tây Sơn.
Mà
dưới triều vua Lê Cảnh Hưng
thì bộ luật Hồng Đức vẫn được áp dụng
một cách triệt để.
Bằng
chứng:
Nên
nhớ là các chúa Nguyễn đều nói
mình là trung thần nhà Lê, ly khai vì
Chúa Trịnh ức hiếp vua Lê nên trong văn thư
đều để ngày tháng và năm theo niêu
hiệu nhà Lê.
Nguyễn
Phúc Ánh cũng vậy, hắn dùng niên hiệu
vua Lê Cảnh Hưng. Dưới triều vua Lê Cảnh Hưng
người ta áp dụng bộ luật Hồng Đức (Quốc Triều
Hình Luật) có từ năm 1483
từ triều vua Lê Thành Tôn.
Luật
Hồng Đức nói:
- Cấm không được bán đất đai, ruộng vườn nhà cửa cho ngoại nhân, dù chỉ một tấc hay một ly cũng bị ghép tội phản quốc: Chu di tam tộc.
- Áp dụng cho giao ước Verssailes:
Thông
đồng với giặc Pháp,
bán nước cầu vinh.
- Chương cấm vệ điều 25 ghi:
Những
người bán ruộng đất ở bờ cõi cho người
nước ngoài thì bị tội chém. Những người
bán
nô tỳ và voi ngựa cho người nước ngoài
thì bị tội chém. Quan phường xã biết mà
không phác giác thì giảm một bậc.
Quan Lộ, Huyện, Trấn (tỉnh) cố ý dung túng
thì cùng một tội (chém), vô tình
không biết thì xử Biếm hay Phạt.
- Áp dụng cho văn tự của Tự Đức nhượng điạ cho giặc Pháp để đổi lấy ngai vàng do đại diện là ông Phan Thanh Giản ký với Pháp để hượng nốt 3 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, Châu Đốc và Hà Tiên).
- Chương cấm vệ điều 30 ghi:
Sứ
thần đi
ra nước ngoài, hay sứ thần nước ngoài vào
trong nước, mà trò chuyện riêng (nhân
dân dọc đường mà thông đồng riêng
tư cũng đồng tội), hoặc lấy của hối lộ mà
tiết lộ công việc nước nhà thì đều
phải tội chém. Các vị Chánh, Phó Sứ
(quan đầu tỉnh) cùng các nhân viên đi
cùng, biết mà cố tình dung túng thì
cũng cùng một tội, còn nếu không biết
thì được giảm tội.
- Áp dụng cho Gia Long:
Luôn
luôn có 2 tên gián điệp Pháp kè
kè bên cạnh để ra lệnh và kiểm soát
nhà vua.
Ngoài
ra vua Lê
Thánh Tôn còn luôn luôn nhắc nhở
triều-thần (các quan trong chánh phủ hay nội
các) rằng: "Ta phải giữ gìn cho cẩn thận,
đừng để cho ai lấy mất một phân núi, một
tấc sông của vua Thái Tổ (Lê Lợi) để
lại"(§3-trang 264 và §5)
Tư
tưởng Sỹ Phu
và thứ dân:
Ái
quốc thì có nhưng kinh nghiệm thì không
Dựa
vào những tài liệu thơ phú và hịch
thời đó thì chúng ta thấy rằng các
sỹ phu chỉ biết lo cho đất nước mà không
nhìn thấy những điều sai trái của nhà
vua nên đánh nhau loạn xà-ngầu chỉ vì
kiến thức về chánh trị quá yếu kém.
Tức
là tinh thần ái quốc cao độ, nhưng kiến thức
chánh trị thì rất là non nớt.
Nhìn
ngay cộng đồng hải
ngoại của chúng ta thì thấy: Chỉ lo làm
giàu và chửi đổng. Đánh lẫn nhau một
cách vô trách nhiệm thì nhiều mà
đánh Cộng chỉ là hành động lẻ loi để
gây tiếng vang nên Việt Cộng vẫn chưa chết,
mặc dù chúng rất lung lay, bệ rạc.
Điển
hình:
- Ông Phan Thanh Giản chỉ là người thừa hành làm theo lệnh của vua Tự Đức.
Sau
khi thi hành lệnh nhà vua ký nhượng địa
cho Pháp thì ông tự tử để thức tỉnh
triều đình và toàn dân. Thay vì
kết tội Tự Đức bán nước thì lại quay mũi
dáo vào ông Phan Thanh Giản. Chữ ký
của ông Phan Thanh Giản chỉ có giá trị
khi làm đại diện cho Tự Đức; bằng không thì
bản văn của ông chỉ là tờ giấy lộn vô
giá trị.
Việt
Cộng
ngày hôm nay cũng lập lờ đánh lận con đen
như vậy đó: Sai nhầm chết người là lỗi ở
người thừa hành chứ Bác và Đảng không
bao giờ nhầm cả. Bác và Đảng là đại
diện của toàn dân. Dân tộc không nhầm
thì làm sao Bác có thể nhầm được?
!!!
Lý
luận cùn
như vậy mà cũng có nhiều nhà trí
thức nghe. Dân trí khoa bảng của ta là thế
đó: Cả vú lấp miệng em, đuối lý thì
đem bằng cấp ra để át giọng.
- Ông Nguyễn Trường Tộ:
Ông
nộp 36 bản điều trần cho đến khi chết, để thỉnh
nguyện vua Tự Đức canh
tân đất nước.
Nhưng ông đã gõ nhầm cửa mà ngày
hôm nay chúng ta vẫn khăng khăng chê vua Tự
Đức chứ không hô hào người dân nên
thức tỉnh để tự cứu lấy mình.
Này
nhé:
- Tinh ý thì thấy ngay là vua không nghe mà cũng không chém đầu về tội xàm tấu chỉ vì tiến thoái lưỡng nan. Chuẩn y thì mất quyền, lờ đi thì mất nước. Giống như ngày hôm nay chúng ta có gửi hàng triệu thỉnh nguyện thư để canh tân đất nước thì Việt Cộng cũng vứt vào sọt rác là vì phát động phong trào thì để Trẫm ngồi đâu? Coi trường hợp ông Vũ Tuân thì rõ (§2-trang 65 đoạn chót).
- Không thể canh tân được là vì phát động phong trào thì lòi văn tự bán nước của Gia Long cho Tây là Giao Ước Versailles (28/11/1787) điều 3 nói: Quốc Vương nước Nam không được quyền giao tiếp với các nước Tây Dương nếu không có sự đồng ý của nước Pháp (4).
Suy
ra là cô lập chính trị và ngoại
giao, tức là nô lệ rồi người Pháp rồi.
Vua há miệng thì mắc quai nên im thin thít
mà không giải thích lý do bác đơn
canh tân đất nước là thế.
- Coi phong trào Đông Du bị phá như thế nào thì rõ (6)
- Thứ dân: U tối vì bị bưng bít thông tin, thiếu kiến thức về Chánh Trị.
Tại
sao lại không bảo nhau học tiếng nước ngoài
rồi xuất dương cầu tiến mà lại chỉ ngồi trách
móc nhà vua, chửi đổng than thân trách
phận? Không những vậy còn chê các vị
dấn thần cho đại cuộc là ngu không biết ở
nhà làm giàu.
Tại
sao ông Nguyễn Trường
Tộ lại chịu thần phục Triều Đình mà không
nghĩ cách khác để giải cứu nhân dân
như khuyến khích xuất dương cầu học, nói lên
cuộc sống văn minh nước người và sự hèn
kém của dân mình. Nói lên đường
lối chánh trị dân chủ văn minh của nước
người và khuyến khích người dân thay đổi
tư duy để tự cứu bằng cách trau dồi kiến thức
về mọi mặt nhất là về mặt dân khí,
dân sinh và dân quyền.
Đả
phá tệ trạng con vua thì lại làm vua và
đầu óc định kiến: Đất của Chúa, lúa
của Trời chứ
không phải là Lúa của Trời nhưng đất
đai của toàn dân chia nhau mà hưởng như
đời nhà Trần.
Ca
tụng tư tưởng toàn dân giữ nước như thời
nhà Trần thì ai bắt được mình mà
lại chịu
chôn vùi uất nghẹn xuống tuyền đài? Đúng
là u mê nên mới tưởng nhà vua lo cho
dân giàu nước mạnh!
Dân
trí ù-lỳ
như vậy, sỹ phu u-mê, lạc hướng như thế thì
làm sao thoát được cảnh dịch chủ tái
nô?
Coi
bài chiêu Hồn dân Việt của trường Đông
Kinh Nghĩa Thục hay bài Đề Tỉnh
Quốc Dân Hồn của cụ Sào Nam (Phan Bội Châu)
mà ngẫm lại xem dân trí ngày hôm
nay có hơn hay không để còn cùng nhau
tìm cách thoát nạn tiêu vong cận kề?
Đó
là hậu quả của Bế Quan Tỏa Cảng
mà chúng ta phải rút kinh nghiệm: Quyết
tâm phá bỏ bưng bít thông tin thì
mới thoát hiểm được.
Cha
Lạc Long đã khuyên hậu thế là:
"Chừng
nào giặc
thù
đến cướp phá, chống đỡ không nổi, thì
gọi Bố ơi về cứu chúng con".
Giặc
ở đây là giặc u mê (tức là không
chịu thức thời), sau đó mới đến giặc ngoại xâm
hay nội xâm.
Khi
toàn dân thức tỉnh và chịu cập nhật
kiến thức thì lúc đó dù giặc có
mạnh vạn lần cũng không trị được dân ta bằng
bạo lực (coi thời nhà Trần thì rõ)
Tóm
lại:
Mất
nước là do tư duy lạc hướng, kiến thức thấp
kém, quan niệm sai nhầm chánh trị và né
tránh đảng phái chánh trị nên chưa
đủ sức để phân biệt con buôn chánh trị
với nhà yêu nước khác nhau như thế nào.
Vạn
sự khởi đầu nan, có bắt tay vào việc thì
mới khai thông được bế tắc tư tưởng.
Từ đây mới kết hợp được sức mạnh tập thể
để phá tan xiềng xích, còn chánh trị
Salon thì một tấc đến trời vì không hình
dung ra được những khó khăn trên đường đấu
tranh giành tự chủ.
Vậy
thì lỗi lầm là do nền giáo dục tự ty
vọng ngoại mà ra.
Nền
giáo dục này đã đào tạo ra một
loại người sùng bái cá nhân, tư
tưởng tự ty yếm thế; nên cái gì của
người cũng hay mà cái gì của ta cũng dở.
Với
não trạng bụt nhà không thiêng thì
muôn đời nô lệ.
Muốn
thoát khỏi cảnh
mê hồn trận này thì phải can đảm thoát
khỏi tư duy nô dịch và cố gắng lắng nghe để
trau dồi kiến thức thì mới có tư duy độc
lập và phê phán sáng suốt được.
C/-
thời
Pháp
thuộc
Khi
bị nô lệ người Pháp thì chủ nhân
lên kế hoạch thít dần để cuối cùng có
gặp thời cũng không thoát ra được. Kế hoạch
của họ đại cương như sau:
- Rất khôn ngoan:
Chi
phối
nhà vua để thờ bụt thì có oản mà
ăn. Tên nào bướng bỉnh thì cho đi tù
như Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân.
Tên nào chấp nhận nô lệ thì xui dục
làm đơn xin chức vua như Đồng Khánh (có
nghĩa là 2 bên Pháp Việt cùng vui khi
ông ta làm vua), vì thế nên ngay sau khi
đăng quang ông ta ký giấy biếu 3 tỉnh lỵ Hà
Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng cho nước
Pháp quản trị nên 3 tỉnh này có quy
chế khác với 6 tỉnh miền nam.
Nên
nhớ là:
Đồng
Khánh
làm đơn xin bổ nhiệm chức vua, trong đơn ông
nhấn mạnh về công đức nước Đại Pháp đã
giúp tiên đế Gia Long thì giúp cho
chót; xin đừng bỏ rơi hậu duệ, hãy giúp
tôi lên làm vua đi….
Khải
Định
là một tên thất cơ lơ vận cũng được Mẫu
Quốc xúi làm đơn xin chức vua.
Bảo
Đại
thì bị bắt cóc đưa sang Pháp huấn luyện
vua ăn chơi lịch thiệp, phóng khoáng nhưng chánh
trị, quân sự, kinh tế thì mù tịt. Ông
này bị lưu đầy từ lúc 10 tuổi là tuổi
ấu thơ cần gần cha mẹ. Thật tội nghiệp là ông
ta không có tuổi ấu thơ.
Năm
19 tuổi lại bị ép duyên nên xét cho
cùng thì ông Bảo Đại là một tên
tù chánh trị, không khéo xử sự thì
đi tù mút mùa như các bậc đàn
anh. Vậy mà ông ta không hề ký một
bản văn nào bất lợi cho dân tộc cả, vì
ông có Tâm Việt và Hồn Việt khá
cao nên biết thu mình để đợi thời.
- Chỉ vì ông có thế đứng chánh thống trong chánh trường quốc tế nên ông phải gồng mình đứng ra để các chánh khách nương tựa. Đây là một sự vì nước quên thân của ông.
- Đầu độc tư tưởng:
- Hình thành nền giáo dục ngu dân để dễ trị, 95% mù chữ là tiêu chuẩn mà người Pháp đã đạt được vào năm 1944 ở cả Đông Dương (Việt, Miên và Lào)
- Chia để trị bằng cách dung túng cho hành vi áp bức dân của quan lại; nhưng khi dân gặp quan Tây thì lại được an ủi.
- Di chuyển khó khăn nên thông tin vừa thiếu lại vừa sai lệch.
- Bóp méo lịch sử một cách rất khoa học và tinh vi (4)
- O bế khoa bảng để Phi Cao Đẳng bất thành Phu Phụ.
- Hạn chế văn học để giảm bớt người tài.
- Phát huy Kỹ Thuật và Khoa Học tới cấp thừa hành cần dùng cho sự cai trị bóc lột và ngu dân.
- Dùng Pháp Ngữ làm văn tự chánh, chữ Quốc Ngữ chỉ cần đọc thông viết thạo, càng bôi bác bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu; vì cái đó chứng minh là dân ta chưa đủ khả năng để tự chủ nên cần người khác bảo hộ.
- Phỉ báng chữ Nho và Chữ Nôm để đoạn tuyệt với người xưa vì không đọc đuợc văn tự thời xưa.
- Dung túng tham ô:
Khuyến
khích tham quan ô lại, mua quan bán chức.
- Kinh tế:
Thắt
chặt hầu bao bằng cách
dành
các quyền lợi kinh tế lớn cho ngoại chủng như
người Tàu, người Ấn Độ, người Pháp….
- Chánh Trị:
Đường
lối chánh trị thì uyển
chuyển lúc nhu lúc cương với đường lối vừa
ngu dân, vừa mị dân.
Khi
cần thít thì cử quan toàn quyền hống
hách sang cai trị. Thít thì loạn nên
lại buông tha bằng cách cử vị có đức
sang vuốt ve.
Nhưng việc chấp nhận Quan Tây cai trị là một
điều đương nhiên phải có.
Năm
1945, phần lớn các vị Tây học đều nói
là: Dân mình ngu quá,
95% mù chữ nên cần phải có người Pháp
dẫn dắt ít nhất là 100 năm nữa thì mới
mở mắt ra được.
Nay
thì Việt Cộng ăn nói hỗn xược, y chang như
vậy, phải cần cái xác chết của Mác Lê
Mao dẫn dắt thì ta mới biết đường đi!
Thời
đó thì cứt
Tây cũng thơm, nay thì cứt Tàu không
thối nên bọn Việt Cộng thi nhau ăn cho bẫm. Coi các
sách báo thời Pháp Thuộc và thời
Cộng Nô thì rõ.
Tóm
lại:
Vua
Quan thì tư tưởng chấp nhận nô lệ,
quan Tây chỉ đâu thì làm đó,
giống như Hồ Chí Minh lấy làm hãnh diện
tuyên bố là y không có tư tưởng chi
ráo chọi. Tất cả đã có bác Mác,
bác Lê và bác Mao nghĩ ra hết rồi;
nay y chỉ có việc thừa hành thôi.
- Sỹ phu thì Phi Cao Đẳng bất thành Phu Phụ, học để làm cần câu cơm ấm tử, vinh thê.
Các
nhà cách mạng thì chỉ có nhiệt
huyết, tài năng thì chưa đủ, kinh nghiệm lại
chưa có, lại thêm bị phỉ bắng bởi sự u tối
của thứ dân. Họ chê là: Làm việc
viển vông. Làm sao đương đầu với Pháp
được mà tay không lại đòi đi vồ cọp.
Đúng là KHÙNG! Coi Phan Bội Châu tự
phán.
Ngày
hôm nay cũng vậy các đảng chánh trị bị
đánh phá và người dân thì nghi
kỵ, chỉ vì họ không có kinh nghiệm đấu
tranh với Cộng Sản nên hơi một tý là sợ
bóng sợ vía cánh tay lông lá của
Việt Cộng; do đó dễ rơi vào bẫy hỏa mù
gây ly tán của Việt Cộng.
Việt
Cộng chưa chết không phải vì chúng khỏe
mà là vì chúng ta yếu đó mà
thôi. Cái yếu của chúng ta là thiếu
tinh thần tự tin nên nghi ngờ lẫn nhau rồi đâm
ra đánh lẫn nhau thì nhiều mà đánh
Cộng thì ít; chỉ vì nhìn đâu
cũng thấy oai linh của Việt Cộng. Các cụ gọi là
sợ bóng sợ vía, tự ta nhát mình mà
ra.
Vậy
thì:
Vấn
đề chính vẫn là thiếu nền giáo dục
nhân văn Việt tộc chân chính.
Mà
nền giáo dục Nhân văn Việt Tộc chỉ có
người Việt mới đủ khả năng để soạn thảo và
giảng dạy với trái tim Việt của mình thì
mới hiệu nghiệm được.
thời
Việt
Nam Cộng Hòa
coi bài số 3.10
với
chủ đề Tư Tưởng Ngô Đình Nhu
D/-
đương
thời:
Việt Cộng
D1/-
TRONG NƯỚC:
Tư
tuởng vong nô của bọn lãnh đạo
Bộ
Chánh Trị
Việt Cộng chủ trương quyết tâm dựa vào Tàu
để tiến lên Xã hội Chủ Nghĩa, mặc dù
chưa hình dung được xã hội này ra sao. Mà
chính Trùm Việt Cộng là tên Nguyễn
Phú Trọng (Trọng lú) lại dõng dạc tuyên
bố: Mặc dù một trăm năm nữa chưa chắc đã
tiến tới xã hội chủ nghĩa nhưng Đảng và
Toàn Dân quyết tâm đi tìm cho bằng
được.
Tư
tưởng trục
lợi
Theo
đóm ăn tàn của bọn thời cơ
Tư
tưởng của bọn thời cơ là tiền, ăn tiêu vung
vít mà ta gọi là bọn sâu bọ lên
làm người. Chúng
chỉ có tư tưởng thời cơ liệu gió che chiều.
Thành phần này không ít. Vì đó
là kết quả của chánh sách Hộ Khẩu (bao
vây bao tử)
Tư
tưởng
của bọn sỹ phu:
Hèn
không dám dấn thân, giỏi lắm
thì chửi đổng. Phương châm của chúng là:
Thứ nhất ngồi lỳ, thứ nhì đồng ý.
Điển
hình là nhà Toán Học đại
tài Ngô Bảo Châu đã nói một câu
làm mọi người chưng hửng.
Hăn
tuyên bố: "Tôi chỉ là một người LAO
ĐỘNG TRÍ THỨC"; tức hắn tự đặt mình
dưới sự chỉ đạo của một tên thất học là
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Đây
là thành quả của nền giáo dục Cộng
Sản, biến con người thành hèn, chấp nhận
mình là công cụ sản xuất cho Đảng. Vì:
LAO ĐỘNG là người thừa hành, còn TRÍ
THỨC là người lãnh đạo thứ dân ra khỏi
sự u mê. Ngày xưa gọi là kẻ SỸ.
Tư
tưởng các nhà Đấu
Tranh:
Cương
quyết vuợt mọi sóng gió để hướng dẫn quần
chúng đòi lại sự tự chủ.
Lúc
đầu
vì ít kinh nghiệm nên bị vùi dập;
nhưng càng ngày càng mạnh và nay đã
dám cất cao tiếng đả kích chế độ một cách
công khai: Hèn với giặc Tàu, ác với
Dân lành.
Họ
đã biết khai dụng tuyệt vời kỹ thuật truyền
thông để kết hợp trong ngoài.
Tư
tưởng
thứ dân:
Tuyệt
đại đa số là bất mãn với chế độ, chỉ
chờ dịp là hỗ trợ các nhà đấu tranh
để lật đổ chế độ Việt Cộng rồi sẽ tính
sau.
D2/-
HẢI NGOẠI:
A/-
Du
sinh theo Cộng trước năm 1975:
Phần
trục lợi thì làm ăn chân trong chân
ngoài, mũ ni che tai, không dám công khai
ca tụng chủ nghĩa Cộng Sản như xưa.
Phần lý tưởng thì thất vọng, chấp nhận
cuộc sống lưu vong, ẩn dật không dám ra mặt
chống đối có lẽ vì tự ái cá
nhân: Mang danh là khoa bảng, đại trí thức
mà lại u mê đến như vậy ư!
B/-
Thành
phần vượt biên:
Nói
chung là họ ôm hận ngay khi ra đi và tìm
mọi cách để đánh phá Việt Cộng. Nghĩa
là đấu tranh chánh
trị chống Cộng vẫn tiếp tục không ngừng từ ngày
ra đi (30/4/75) cho đến ngày hôm nay, và hình
như mỗi lúc mỗi mạnh lên vì lúc đầu
chưa có kinh nghiệm về chánh trị nên đường
kiếm còn loạn xạ. Nay rút kinh nghiệm thì
đã có đường hướng rõ rệt là:
Đấu
Tranh Bất Bạo Động,
Liên Kết Trong Ngoài.
Làm
nản chí thành phần bảo vệ đảng
(Công
An và Tòa Án đã chùn tay)
Điển
hình là:
Lá
cờ Vàng 3 Sọc Đỏ có thế đứng mỗi ngày
mỗi vững mạnh, và nay ở trong nước khi đi biểu
tình đã thấy xuất hiện các bạn trẻ
mặc Quân Phục Việt Nam Cộng Hòa. Thậm chí
còn có em nhỏ cầm loa chửi đảng Việt Cộng
chết đi, Hèn
với Giặc, Ác với Dân;
đồng thời vinh danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
và Chế Độ Cộng Hòa Việt Nam.
Tuy
chưa có
kết quả mong muốn, nhưng ý nguyện kết hợp toàn
dân đã ló dạng.
Cuộc
đấu tranh quần chúng chỉ có kết quả khi có
một đảng chánh trị chân chính và có
khả năng hướng dẫn; còn không thì như
nhà không nóc, rắn không đầu vậy.
Trong
một môi trường Tự Do thiếu phối hợp thì
cuộc đấu tranh đa dạng cho dân chủ là điều
tất yếu phải có. Khó có thể thống nhất
như chúng ta mong muốn, nhưng làm Việt Cộng suy
yếu thì thành quả trông thấy rõ ràng
như:
Nghị
quyết 36 của Việt cộng:
Nghị
Quyết này
được tung ra là mong chiêu dụ nai tơ theo Việt
Cộng về giúp nước nhưng lợi thì ít mà
hại thì nhiều.
Sở
dĩ phải tung ra là vì không thể sống trong
bức màn tre, bưng bít thông tin như xưa.
Nay
phải
gửi du sinh và cán bộ ra nước ngoài nên
phải trang bị tinh thần cho bọn này. Nhưng khi tiếp
xúc với thực tế thì bọn này bị chiêu
dụ ngược, giống như ngày 30/4/75 bọn Bộ Đội
sáng mắt ra nên đi vơ vét của dân; do
đó có biệt danh là: đi Bộ từ bắc vô
nam để Đội đồ từ nam ra bắc.
- Nói chung thì chống Cộng cao độ, nhưng mỗi nhóm chống theo một kiểu của mình.
Lòng
ái
quốc cao nhưng vẫn mạnh ai lấy làm. Chửi đổng và
chụp mũ thì nhiều nhưng đánh Cộng thì
chẳng được bao nhiêu. Bao vây kinh tế Việt Cộng
thì ít mà đầu tư tài chánh để
cứu nguy Việt Cộng thì nhiều, đó là một
sự nghịch lý.
Đường
lối đấu tranh thì theo hứng.
Chẳng qua chỉ vì không chịu học hỏi để trở
thành cán bộ chống Cộng chuyên nghiệp nên
tự biến mình thành tài tử chống cộng.
Tuy
vậy,
nhưng đã có vài thành quả làm
Việt Cộng run sợ như dựng đài thuyền nhân
chạy trốn Cộng sản và nghị quyết S-219.
Nghị
quyết S-219:
Đây
là nghị quyết của một vị Thượng Nghĩ Sỹ
CANADIEN
xin quốc hội nước họ biểu quyết xí phần ngày
30 April là ngày Quốc Lễ: Hành
Trình Đến Tự Do.
Nếu
Nghị Quyết này được thông qua ở Hạ
Viện thì nó thành đạo luật rất có
lợi trên nhiều bình diện.
- Xí phần ngày 30 tháng Tư là ngày kết án Cộng Sản nên sau này không thể dùng ngày đó để vinh danh Cộng Sản được.
- Ngày 30/4 sẽ là ngày Quốc Lễ để:
- Người Canadien gốc Việt cám ơn nước Canada đã dang tay đón nhận họ.
- Nhắc nhở người dân Canadien là: Tự Do phải đổi bằng mạng sống, vậy nên việc bảo vệ Tự Do khi còn trong tay là bổn phận của toàn thể dân Canadien.
- Nhắc nhở người Canadien gốc Việt biết lý do tại sao mình lại có mặt trên mảnh đất này và phải ăn ở ra sao để khỏi phụ lòng ân nhân của mình.
- Ân nhân của mình muốn gì? Chánh quyền đã chánh thức yêu cầu dân Việt tỵ nạn Cộng Sản hãy đem văn hóa (nếp sống cao đẹp như cách xưng hô, nghi thức tế lễ, cưới xin, hội hè, đình đám…..) của nước Việt để làm gương cho mọi người; vì dân Canadien đều là những sắc dân di cư vì lý do kinh tế, ngoại trừ dân Việt di cư vì lý do chánh trị.
- Ngày Quốc Lễ 30/4 chúng ta tha hồ treo cờ Vàng 3 Sọc đỏ là biểu tượng TỰ DO của người bỏ nước ra đi vì lý do chánh trị mà Quốc Hội Gia-Nã-Đại đã phê chuẩn thành ngày Quốc Lễ.
Nếu biểu quyết thông qua thì đây là ngày Hành Trình Đến Tự Do của dân Canadien, nó không dính dáng chi đến ngày Quốc Hận của chúng ta cả.Ấy thế mà lại có nhiều vị khoa bảng đệ đơn, với tư cách người Việt Tỵ nạn Cộng Sản lên Hạ Viện để xin bác nghị quyết này với lý do là làm lu mờ ngày Quốc Hận!Thật là rởm đời:Không lo đoàn kết chống Cộng mà lại muốn xen vào chuyện của nước người, thành ra chống lẫn nhau!- Ơ hay, mình là người ngoài tại sao lại chọc vào chuyện nước người.
- Ngày Hành Trình Đến Tự Do là ngày tất nhiên phải có của sự vượt biển ra đi, nó chẳng dính chi đến việc xóa bỏ ngày Quốc Hận cả. Đúng là trông gà hóa quốc.
- Ngày Quốc Hận là ngày nung nấu ý chí phục quốc, không lẽ Quốc Hận ngàn thu hay sao?
Vậy thì sau khi đánh đuổi Việt Cộng, thâu hồi chủ quyền thì nhân dân Việt có ngày Khải Hoàn; và ngày Quốc Hận sẽ tự động bị chôn vùi trong quên lãng, ngược lại thì ngày Hành Trình Đến Tự Do và là cờ Vàng vẫn tồn tại muôn đời ở nước người. Tội ác của Việt Cộng không thể nào xóa đi được. Cái này có đúng là đấu tranh theo hứng không nhỉ?Như vậy thì làm sao mà thống nhất như ta mong muốn được nhỉ? Hy vọng thành phần này là phần tử nhỏ trong cộng đồng, và có óc phục thiện để đừng vô tình làm cản trở công việc diệt cộng cứu nước.Ghi chú:Cách tổ chức Nghị Viện ở Canada khác với nhiều nước. Các nước khác thì Hạ Viện đề nghị để Thượng Viện phúc quyết, ở Canada thì ngược lại.Tin sau cùng cho biết là nghị quyết S-219 đã được Hạ Viện Gia-Nã-Đại thông qua vào ngày 22 april 2015 vừa qua thành đạo luật chánh thức: Ngày Quốc Lễ mà bọn Việt Cộng tức nổ ruột mà không làm gì được; mặc dù chúng và tay sai đã làm đủ mọi thứ, đủ mọi kiểu để mong Hạ Viện bác nghị quyết này.Trường hợp Điếu Cầy:Điếu Cầy là một Binh Nhì trong hàng ngũ Quân Đội Nhân Dân của Việt Cộng.Vì đấu tranh nên anh ta thành người Tù Lương Tâm. Nhờ sự đấu tranh bên ngoài nên anh ta được trục xuất qua Mỹ.Cộng Đồng Hải Ngoại đánh giá hoàn toàn sai lệch nên cãi nhau ồn áo rồi đi đến lạc đề.Thay vì truy hỏi đường lối đấu tranh của anh ra sao, và tại sao anh lại chọn như vậy thì:- Người chống Cộng cực đoan lại đẩy anh về phe Việt Cộng. Họ chất vấn coi như anh là thủ phạm vậy.
Anh ta bình tĩnh trả lời là: Quý vị ghét Việt Cộng nên trút hết mọi bực tức lên đầu tôi, mà tôi đâu có phải là Việt Cộng. Tôi bị bắt lính năm lên 18 tuổi với cấp bực Binh Nhì vì không có bằng cấp và tôi cũng chẳng phải là đảng viên Việt Cộng.- Người thương mến anh thì tôn anh lên làm cán bộ lãnh đạo nên hỏi chánh sách chánh trị của anh ta ra sao?
Anh ta trả lời rằng: Tôi thất học thì làm sao làm lãnh tụ được. Nguyện ước của tôi là khai dụng truyền thông để nối kết trong ngoài giữa những người chống cộng với nhau để cho tiếng nói được nhiều người hỗ trợ hơn.Tuy đấu tranh rời rạc, nhưng cũng đã có triệu chứng kết hợp thành công như vụ Diễn hành Tết Ất Mùi (2015) ở Wesminster đã quy tụ đông đảo các hội đoàn trong mọi ngành nghề khác nhau. Đây là lần đầu tiên sau khi an cư lạc nghiệp.Mong rằng mỗi ngày mỗi hiểu nhau thêm để đi đến kết hợp chặt chẽ hơn thì mới có thể yểm trợ được sự đấu tranh của đồng bào quốc nội một cách hữu hiệu hơn.Còn liên lạc trong ngoài vẫn gặp nhiều khó khăn vì Việt Cộng còn bưng bít thông tin chẳng nhiều thì ít, và còn bị bao vây kinh tế, thít chặt dạ dày; nhưng cũng chẳng được bao lâu nửa đâu.Kết luận: Muốn lật đổ Việt Cộng thì phải thay đổi thế đánh, vì:- Cộng đồng trong nước bị kìm kẹp.
- Cộng đồng hải ngoại đấu võ miệng
Trong nước:Tư tưởng bọn cầm quyền và bọn trục lợi là Tiền và nương tựa vào Bắc Kinh nên chúng bán cả mồ ông mả cha đi để làm giàu. Đây là bọn giá áo túi cơm, tôi đòi ngoại chủng.Tư tưởng các nhà Khoa Bảng thì yếm thế, chửi đổng vì thiếu kiến thức để lãnh đạo quần chúng. Các cụ gọi là nhát như thỏ, không bắt tay vào việc thì làm sao có kinh nghiệm đây?Tư tưởng các nhà đấu tranh thì kiên trì, như hiện vẫn còn non nớt như trẻ sơ sinh.Tư tưởng người dân thì tuy căm ghét chế độ đấy như có thực mới vực được đạo. Suốt ngày lo ăn chưa xong thì lấy thì giờ đâu để đấu tranh, thôi thì đành cuốn theo chiều gió vậy.Cộng đồng Hải Ngoại:Tư tưởng phức tạp, hướng đi không rõ ràng, gặp đâu phang đó bất kể bạn hay thù.Cương quyết chống Cộng thì có, nhưng kết hợp tổng lực thì không, vì thế nên Việt Cộng vẫn ung dung ngủ yên mặc dù nội bộ rung rinh.Trăm hay không bằng tay quen:Vì toàn là những người yêu nước nhưng chưa có kinh nghiệm chánh trị nên vừa đấu tranh vừa học hỏi do đó sự kết hợp rất khó khăn và chậm chạp.Cái điều đáng mừng là họ không nản chí nên sau 40 năm mất nước đã thấy chỉ dấu kết hợp trong ngoài bắt đầu nhen nhúm. Hy vọng sẽ mỗi ngày mỗi tiến nhanh theo cấp số nhân. Đây là dùng vũ khí truyền thông để nhổ cái chốt: Bưng Bít Thông Tin, khí giới lợi hại chống Độc Tài, Độc Đảng.Nếu nhìn theo chiều hướng tư tưởng bị đầu độc truyền kiếp từ năm 1.428 đến nay, thì chúng ta không nên bi quan khi thấy cả thế giới đã từ bỏ chế độ Cộng Sản mà tại sao nước Việt không những chưa mà lại còn lên gân chửi Tư Bản dãy chết.Muốn vực dạy tư duy độc lập và kiến thức cao thì phải có thì giờ trau dồi, nhất là phải đầu tư vào thế hệ trẻ từ 8 đến 20 tuổi; vì chúng sẽ là chủ nhân ông của đất nước đấy. Còn thế hệ già hay trung niên thì phải tự sửa lấy những quán tính sai nhầm của mình do thời nô lệ tạo ra tinh thần vừa dốt lại vừa kiêu, cộng với tinh thần vọng ngoại mà cứ tưởng là thức thời tân tiến! Chúng ta mất nước chỉ vì tư duy nô dịch, tư tưởng lạc hướng mà ra.Thật vậy:Dân Việt lạc Hồn từ thời Diệt Mạc Phù Lê, tiếp đến Trịnh Nguyễn Phân Tranh, rồi Gia Long đem bán cả mả tổ cho Thực Dân Pháp để gây phong trào Nôm Na là Cha mách qué.Tiếp đến là Thực Dân Pháp áp dụng chánh sách ngu dân, 95% mù chữ nên để Việt Cộng cướp nước dễ dàng rồi bị đầu độc tiếp bằng Tư Duy nô dịch chủ nghĩa Mác Lê: Phải nhờ xác chết của bọn râu xồm dắt đường chỉ lối thì dân Việt mới biết cách sống!Phần 4 : Biên bản buổi hội thảovà tài liệu tham khảoTài liệu tham khảo:Xin lưu ý:Tài liệu tham khảo dùng để tra cứu nếp sống thời xưa. Khi đọc thì đừng nghe ý kiến phê bình của tác giả, mà phải dùng kiến thức và tư duy độc lập của mình để rút tỉa cách thoát hiểm cho ngày hôm nay.Lý do: Tác giả phê bình theo quan niệm của cuộc sống đương thời nên mục tiêu hoàn toàn khác với mục tiêu ngày hôm nay là: Giải quyết vấn nạn tụt hậu để chống Hán hóa.- Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, tác giả Phan Huy Chú (sách xuất bản dưới triều minh Mạng #1820), nói đến nhà Trịnh là hết và không dám đả động đến nhà Tây Sơn vì không những sách không ra được mà còn bị mất đầu nửa. Thời đó Nhà Vua xuất bản, vì phải khắc lên bản mộc (khuông bằng gỗ) và bán ít người mua nên nghề viết không thịnh hành, chỉ có nhà nghiên cứu viết với sự đam mê mà thôi.
Coi mục: Khoa Mục chí, Hình Luật chí và Quan Chức chí.Phan Huy Chú là coi trai Phan Huy Ích. Phan Huy Ích và Ngô Thì Nhiệm là anh em cột chèo và là công thần của nhà Tây Sơn. Đại Văn Thần Ngô thì Nhiệm bị Gia Long ra lệnh cho Đặng Trần Thường đánh cho chết.- Làng Hành Thiện và các nhà Nho triều Nguyễn, tác giả Đặng Hữu Thụ hấp thụ nho học thời Nguyễn và tây học thời nô lệ Pháp nên cách nhìn có khác chúng ta ngày hôm nay.
Tác giả bỏ rất nhiều công nghiên cứu tỉ-mỉ vì đam mê chứ không phải để hướng dẫn chánh trị (sách ra năm 1992 tại Liège – Belgique)Coi chương III & IV để biết cách học, cách thi và quan niệm tuyển chọn sỹ phu thời xưa ra sao. Tuy cùng một cách học và một cách thi nhưng quan niệm phục vụ của giới quan lại đôi khi trái ngược với nhau:- Thời thì Trung với Nước, Hiếu với Dân (dân vạn đại, Vua Quan nhất thời). Tức thời vàng son: Toàn dân Quản Trị đất nước.
- Thời thì Hồng hơn Chuyên; chỉ vì quan niệm đất của Chúa, lúa của Trời, (dân là công cụ sản xuất cho Triều Đình thụ hưởng): Thời kỳ Cai Trị để bóc lột người dân bị trị
- Việt Nam Sử Lược Trần Trọng Kim (sách ra dưới thời nô lệ Pháp, có tư tưởng yếm thế thì sách mới được xuất bản). Tài liệu lấy từ thư viện Bắc Kinh nêu không có nhiều xát tín. Coi các chương tương ứng với triều đại vong nô để biết tư tưởng của các thành phần lãnh đạo ra sao mà lại đi chấp nhận tư duy nô dịch để bảo vệ ngai vàng mục!
- Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858-1897) của Nguyễn Xuân Thọ xuất bản năm 1995 tại Hoa Kỳ. Tài liệu rất xác tín và đầy đủ
- Luật Hồng Đức .
- Phan Bội Châu tự phán.
- Nhân văn Việt Tộc, www.nhanvanviettoc.blogspot.com soạn thảo với mục đích tìm cách thăng tiến cùng người để không bị tiêu vong hay Hán hóa. Các bài số:
- 0.04: Quy luật chữ Quốc-Ngữ (năm thứ nhất, bài số 4).
- 0.06: Rồng Tiên Khai quốc (năm thứ nhất, bài số 6).
- 2.05: Khai phá đất Phù Nam
- 2.07: Đạo Khổng chẳng có chi đáng để học (năm thứ nhì, bài số 7).
- 2.09 : Lịch sử nước Chiêm và Việt (năm thứ nhì, bài số 9).
- Các ngôi sao Tây Sơn trang 34 (Trương Văn Hiến) : Tác giả Nguyễn Xuân Nhân, viết tại Quy Nhơn 15/12/2000. Nhà xuất bản: Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh
Phần 5 : TRAU DỒI KIẾN THỨC1/- Chữ viết và tiếng nói:Lúc đầu thì con người không biết nói mà chỉ biết kêu vì lúc đó chưa có nhu cầu thông tin. Về sau biết tự sản xuất ra thực phẩm nên sống quần cư, do đó có nhu cầu truyền đạt tư tưởng nên tiếng nói mới bắt đầu bập bẹ; vì nhu cầu gia tăng nên mỗi ngày mỗi phong phú.Tiếng nói có sớm lắm là lúc phát minh ra nông nghiệp (vùng Đông Nam Á ngày hôm nay) và du-mục (vùng Trung Đông ngày hôm nay); lúc này có cuộc sống quần cư ở thời điểm 13.000BC.Trước khi có chữ viết là thời kỳ dùng Ký Ước để ghi ý muốn trên vật thể cố định như tảng đá, thân cây. Về sau văn minh hơn thì viết trên khúc cây hay trên đất rồi đem nung.Chữ viết được gọi là Ký Tự bắt đầu có từ thời đại đồ sắt, lúc đó biết làm cưa để cưa dóng tre dóng nứa, dóng vàu và làm dao để chẻ lạt đan thành mành-mành rồi viết lên đó, đi đâu thì cuốn lại rồi xách đi nên gọi là cuốn xách (nay ta viết là cuốn sách, dùng chữ S thay cho chữ X). Như vậy thì chữ viết có vào khoảng 600BCChữ viết là ký hiệu dùng để ghi tiếng nói. Chữ viết mà ta có thói quen gọi là chữ Hán hay chữ Hán Việt, tức chữ Việt gốc Hán. Đây là suy đoán của đầu óc nô dịch ngoại bang cho rằng Việt từ Tàu mà ra nên nói mà không xét nghĩa đúng hay sai.Tư tưởng này bắt nguồn từ thời đại nào thì chưa biết, chỉ biết chắc chắn là trên thế giới không có dân tộc nào mang tên là Hán cả.Hán là tên triều đại của Lưu Bang đẻ ra, chứ không phải tên chủng tộc. Ông này họ Lưu đáng lý miếu hiệu phải là Lưu Thái Tổ cùng với Triều Đại Nhà Lưu mới đúng. Nhưng vì ông là một tên thất học, vũ phu, vì muốn nổi danh nên xưng là Hán Cao Tổ, còn chức Hán Thái Tổ thì dành cho bố ông chẳng hề làm chánh trị bao giờ cả.Chữ Cao Tổ có nghĩa là bố mình đã dấy nghiệp nhưng chưa thành thì chết, nay con nối nghiệp thành công nên gọi miếu hiệu là Cao Tổ.Đằng này bố của ông còn sống sờ-sờ ra đó, nếu muốn tôn bố ông làm Hán Thái Tổ thì ông phải mang miếu hiệu là Hán Thái Tôn mới đúng. Miếu hiệu là theo dòng họ, còn niên hiệu là tự mình đặt ra.Đây là một sự lưu manh cần phải làm sáng tỏ. Trường Hợp Nguyễn Ánh khi lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long và miếu hiệu là Nguyễn Cao Tổ; vì mưu sự có từ thời ông cố, ông sơ, ông sờ, ông sớ, ông sở, ông sợ Nguyễn Hoàng chi đó.Sự lưu manh thứ nhì là ông Lưu Bang triệu tập các quan nhà Tần lại, ra lệnh ném mũ thành một đống dưới đất rồi ông nhảy phóc lên mình ngựa vạch cu ra đái vào để tỏ ý coi khinh các văn nhân, nên thất nhân tâm vì cử chỉ vô Văn Hóa.Sau đó ông vội chữa thẹn, sai người đi tìm tất cả các học thuyết bị Tần Thủy Hoàng đốt đi thì thấy thuyết Thiên Mệnh của Khổng Tử có lợi cho ngai vàng nên vội vàng tôn Khổng Tử lên làm Thánh.Hành động trí trá này cũng không thu phục được văn nhân nên ông cho bịa ra sách Hán Nho, nghĩa là học để làm thần dân nhà Hán, giống như Lénine tu bổ học Thuyết Karl Marx thành thuyết Mác Lê.Xét ra thì học thuyết Khổng Tử cũng chẳng có gì đáng để theo, chỉ nên dùng làm tài liệu tham khảo. Vì trong thực tế học thuyết Khổng Tử chưa bao giờ được áp dụng trên lục địa Trung Hoa, và ngay cả trên đất nước Việt Nam nữa.Triều Nguyễn Gia Long ca tụng đạo Khổng nhưng họ có theo lời dạy của Khổng Tử đâu. Việt Cộng ngày hôm nay cũng vậy, gân cổ ca tụng Marx mà chúng có áp dụng lời dạy của Marx đâu. (7; bài số 2.07: Đạo Khổng chẳng có chi để học cả)Đã không có dân tộc Hán thì làm gì có văn hóa Hán, làm gì có tiếng Hán và làm gì có chữ Hán. Cái chữ mà ta gọi là chữ Hán hay chữ Nho là dùng sai ngôn từ nên rơi vào mê hồn trận.Loại chữ này do Tần Thủy Hoàng (khoảng 230BC) lấy quyết định dùng nó để có thể bút đàm với nhau. Vì trong cương vực nhà Tần cai trị gồm cả hàng chục dân tộc có văn hóa và bút tự khác nhau.Lúc đó nó là chữ viết Quốc Tế trong vùng chứ chẳng phải của riêng một nước nào cả.Vì thế nên dân tộc nào cũng gọi đó là chữ viết của nước mình (Quốc Tự) cả, nhưng quốc âm thì mỗi nước lại một khác.Quốc âm là tiếng nói của nước mình; cùng viết giống nhau, nhìn vào câu văn thì hiểu nhau, nhưng khi phát âm thì lại không hiểu nhau nữa.Để đồng thuận, khi có sự thay đổi giai cấp lãnh đạo thì người ta gọi là tiếng (hay chữ) Quan Thoại: Tức là tiếng nói hay chữ viết theo nhà cầm quyền ở Bắc Kinh.Vì thế cho nên khi thì phát âm theo nhà Tần, khi thì phát âm theo nhà Hán, khi thì phát âm theo Mông Cổ….hay Mãn Thanh là những người ngoại chủng.Vì muốn xóa bỏ tàn tích nô lệ quân Mông, quân Mãn nên Mao Trạch Đông (#1950) đã ra chiếu chỉ thay danh từ Quan Thoại bằng danh từ Phổ Thông.Về phần người Việt thì nên gọi đó là chữ Tàu, khi đã chuyển sang tiếng Việt thì nên gọi là tiếng Việt gốc Tàu thì đúng hơn (§7 - bài số 4: Quy Luật chữ Quốc Ngữ)2/- Cách tuyển chọn nhân tài:Lúc khởi thủy lập quốc thì Triều Đình (cơ quan lãnh đạo tối cao của một nước) tuyển chọn nhân tài (tức quan lại) ra giúp việc bằng sự quen biết hoặc tự mình xin ứng thí.Lẽ dĩ nhiên Triều Đình chọn những người trung thành với mục tiêu của mình. Nếu lo cho dân thì mục tiêu là hạnh phúc của toàn dân, nếu bảo vệ uy quyền của mình thì phải trung với giai cấp cầm quyền, nay ta gọi là Hồng hơn Chuyên;Về sau chuyển cách tuyển dụng quan lại bằng thi cử, vì cách giới thiệu không còn đủ khả năng cho nhu cầu cần người gia tăng theo văn minh vật chất.Nước Ta bắt đầu tuyển chọn quan lại theo thi cử vào đời nhà Lý (năm 1010), Tây Phương mãi đến năm 1.300 mới theo cách này. Không phải là họ chậm tiến đâu, mà là vì sự giới thiệu đã thừa đủ cung ứng cho nhu cầu rồi.Cách tuyển chọn này đòi hỏi 2 nhu cầu:- Nhu cầu về sự hiểu biết uyên bác vạn vật, nhất là môn quản trị đất nước và thần dân để đủ khả năng ứng biến cần cho nhu cầu điều hành đất nước
- Nhu cầu về tư tưởng phải phù hợp với chế độ đương thời. Vua nào thì tôi đó, có cùng một tư duy: Hoặc Hồng hơn Chuyên hay Hiếu với Dân, Trung với nước.
Khi nghiên cứu về cách tuyển chọn quan lại thì người đời nay hay quên cái vế thứ nhì nên cứ nghĩ rằng cùng xuất thân từ Khổng Mạnh thì quan lại nào cũng tốt cả mà quên rằng họ phải làm việc theo lệnh nhà Vua.Thực chất thì họ chỉ là người thừa hành mệnh lệnh của chủ, nếu trái thì sẽ bị khiển trách và bị sa thải liền. Vì thế nên lý luận các quan lại là người chăm lo cho dân hoàn toàn sai lầm; nếu đúng thì nhà Vua làm phỗng đá hay sao?Trường hợp giết người vô trách nhiệm trong cải cách ruộng đất hay trong vụ nhân văn giai phẩm là lỗi hoàn toàn ở chỉ thị Hồ Chí Minh chứ không thể đổ thừa là cấp dưới làm sai được.Mạng người không phải là cây cỏ để muốn giết hay tha cũng tùy tiện được.Nhà vua nghĩ đến dân thì làm việc theo Hiếu với Dân; Trung với Nước. Còn nhà Vua coi dân là công cụ sản xuất thì nước còn hay mất, dân nghèo hay không là chuyện phụ; việc chánh là bảo vệ Ngai vàng cho vững dù cho mất nước cũng không sao như: Triều Đại Lê Chiêu Thống, Nhà Nguyễn Gia Long hay Việt Cộng ngày hôm nay nè.Đừng nghĩ là quan lại các triều đó không giỏi, ngược lại tụi đó rất giỏi nhưng chúng không có trái tim và tâm hồn Việt nên trở thành bọn trục lợi, theo đóm ăn tàn.3/- Phân loại các Triết LýGiáo Lý dùng để xây dựng con người. Giáo lý thì có ông Giáo Chủ đẻ ra.Học Thuyết dùng để ổn định xã hội. Học thuyết thì có ông Triết Gia đẻ ra.Xã hội mỗi ngày mỗi phức tạp nên Giáo Lý hay Học Thuyết lúc ban đầu tuy hữu hiệu, nhưng theo thời gian trở thành lỗi thời cần phải bổ xung. Lúc này người đẻ ra nó đã chết, và sự tiên đoán của họ trở nên lỗi thời, lạc hậu nên các đệ tử phải đẻ ra các môn phái khác nhau để cho phù hợp với cuộc sống đương thời mà ta gọi là cập nhật hóa.Xét cho cùng thì dân tộc nào khi lập quốc, vì nhu cầu sinh tồn nên phải có binh lực nên phải có Hiến Pháp (văn hiến) và Luật Pháp. Do đó bắt buộc phải có Giáo Lý và đường đi của dân tộc mình (tức Đạo và Triết); lúc đó các triết gia đều là người dân trong nước cả.Nước Văn Lang thành lập vào năm 2.879BC, lúc đó đã phải đẻ ra:- Việt Giáo. Tức giáo lý để làm người Việt với 2 đặc tính: Tự Trọng và Cầu Tiến. Tự trọng là ý nghĩa của danh từ Văn Lang, Cầu tiến là ý nghĩa của danh từ Việt.
- Việt Đạo dùng để xây dựng xã hội Văn Lang với tinh thần quyết tâm: Kết hợp với nhau bằng tâm, cư xử với nhau bằng Đức, Bình Đẳng tột cùng Thân Thương tột độ.
- Việt Triết dùng để hướng dẫn đấu tranh tự vệ và sáng tạo ra học thuyết thoát vòng nô lệ (§7-bài số 6: Rồng Tiên Khai Quốc).
- Sách Lược Tự Chủ tức đường lối chánh trị để giữ vững nền Tự Chủ.
- Trong câu chuyện Rồng Tiên Khai quốc, chúng ta còn tìm thấy sách lược thoát vòng nô lệ nữa (§7–bài 0.06: Giải mã huyền thoại Rồng Tiên Khai quốc)
Khi đời sống thanh bình, ổn định thì không ai cần đến các học thuyết mới cả. Chỉ khi nào đất nước nhiễu nhương thì mới có người đẻ ra học thuyết. Vì vậy nên Việt Giáo, Việt Đạo, Việt Triết và ngay cả Sách Lược Tự Chủ có trước Đạo Lão, Đạo Khổng và Đạo Phật.Vậy thì chớ nói rằng dân Việt nhờ Khổng, Mạnh hay Mác, Lê, Mao mới biết cách sống. Đó là chưa nói tới các học thuyết đó nay đã lỗi thời và cần phải viết lại cho hợp với nhu cầu ngày hôm nay. (§7-bài số 2.07: Đạo Khổng chẳng có chi để học cả)TÓM LẠIGiáo Lý hay Học Thuyết, nói chung là Triết Lý chỉ có thể nảy mầm khai nhụy khi xã hội cần đến nó như trường hợp lập quốc, trường hợp hỗn loạn mà ta gọi là xã hội nhiễu nhương.Còn khi đời sống ổn định rồi thì Giáo Lý hay Học Thuyết dù có hay đến mấy đi chăng nữa cũng không có người phụ họa nên nó bị bỏ trong lãng quên theo quy luật thiên nhiên của Xướng và Họa.Ngày hôm nay, xã hội rối loạn vì cuộc sống hoàn toàn thay đổi theo phát minh điện tử nên rất cần các vị Hiền Triết sáng tạo ra một học thuyết đem an bình đến cho loài người, bằng không thì tận thế bằng vũ khí điện tử không thể thoát được.Vì cùng thì sinh biến, mà biến tất thông để nhân loại chết hết thì chẳng còn gì để nói nữa.Các nhà tiên tri đoán là thế chiến thừ 3 sẽ tiêu hủy nhân loại vì vũ khí điện tử…Sau đó thế chiến thứ 4 loài người sẽ đánh nhau bằng chọi đá, vì họ đã quay trở về thời đại đồ đá rồi.Vậy thì: Đây là lúc lấy lửa thử vàng. Người Việt tự hào thông minh và cần cù, tại sao lại có nghịch cảnh bỏ nước ra đi như ngày hôm nay vậy?Hãy đề ra một Học Thuyết đem an bình đên cho nhân loại điĐừng đổ vạ tại người, nay chúng ta đang sống trong môi trường thuận tiện ở các nước văn minh nhất nhì trên thế giới, có đủ phương tiện để sáng tạo ra Học Thuyết đem an bình đến với nhân loại. Vậy thì bắt tay vào việc đi.Nếu không đủ sức sáng tạo ra một học thuyết cứu nguy nhân loại thì chớ vội khoe là ta giỏi hơn người. Đừng chưa đỗ ông Nghè đã khoe hàng tổng.- Thời đại điện tử ưu đãi nhân tài, nhân loại không phụ họa là vì ta chưa có kế sách để ứng thí đó thôi.
- Các cụ vẫn nói:
"Ăn phải nhai, nói phải nghĩ. Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe"Càng nghĩ càng thấy thâm thúy.4/- Cách thẩm định giai cấp cầm quyền:Muốn biết tương lai dân tộc đi về đâu thì nên xem xét kỹ lưỡng cung cách làm việc của giai cấp cầm quyền.Chúng ta có thể dựa theo luật thì biết mục tiêu của họ khi nắm quyền và chương trình giáo dục thì biết ngay là họ muốn tương lai ra sao.Không những chúng ta xem xét lãnh tụ mà còn phải chú ý đến cả toàn nhóm cận thần nữa.Trước khi nắm quyền thì bao giờ nhóm lãnh đạo cũng nghiên cứu chương trình hành động kỹ càng, ít nhất là 5 hay 10 năm về trước.Khi cầm quyền mà thấy mục tiêu tiến tới khác xa với dự trù thì nhóm đó phải ra đi để nhường chỗ cho nhóm người có chương trình khác với họ.Còn cố níu kéo ở lại với hứa hẹn thay đổi đường lối là bọn cố đấm ăn xôi, tham quyền cố vị. Vì với những suy nghĩ trong 5 hay10 năm mà còn sai thì sự thay đổi chớp nhoáng làm sao mà thành công được.- Là người dân thì chúng ta phải nhìn thấy điểm này để đừng trao trứng cho ác.
Ngoài ra còn nhiều điểm để suy đoán tư tưởng của giai cấp cầm quyền như niên hiệu hay cung cách hành xử khi nắm quyền. Tỷ dụ như:- Ông Nguyễn Nhạc khi lên ngôi lấy niên hiệu là Thái Đức, tức là ông muốn lấy đức để thu phục lòng người.
- Ông Nguyễn Huệ khi đăng quang Hoàng Đế lấy niên hiệu là Quang Trung (trung tâm của ánh sáng), tức là ông muốn dùng tài năng của mình để hướng dẫn toàn dân để có khả năng để tự bảo vệ lấy sự tự chủ của mình.
Coi chưong trình giáo dục và sự nài ép ông Nguyễn Thiếp ra làm viện trưởng viện Chính Học (học những điều tốt cần phải học) thì rõ.- Ông Nguyễn Ánh khi lên ngôi vua thì lấy niên hiệu là Gia Long, tức khởi binh từ Gia Định, thành công ở Thăng Long đã nói lên tâm trạng của kẻ tiểu nhân lấy bạo lực làm chánh để thống trị toàn dân.
- Ông Hồ Chí Minh là tên giả, ông chối bỏ sự kê khai tiểu sử mà nghiễm nhiên nắm quyền không hề làm lễ đăng quang, nhậm chức. Vậy thì ông có đại diện cho ai đâu mà chúng ta lại tự gán cho ông danh hiệu yêu nước, thương dân; mặc dù chính ông đã tuyên bố xóa bỏ nước Việt để làm tên lính tiên phong cho xã hội chủ nghiã với khẩu hiệu Tam Vô (vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo).
- Không những vậy ông còn hô hào thoát ly gia đình và tuyên bố: Con người là công cụ sản xuất nữa.
Như vậy thì dù có ngu si đến đâu cũng biết là ông chủ trương tiêu diệt dân Việt. Do đó tục ngữ dân gian lúc đó nó rằng:- Nói dối như Vẹm (Việt Minh = VM)
- Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng Sản làm.
Hai câu châm ngôn này luôn luôn có giá trị tuyệt đối, đừng hy vọng chúng thay đổi não trạng.Quyền sống phải tranh đấu và bảo vệ mới có, đừng trao sinh mạng và tài sản của mình cho kẻ bất lương và bất tài.-------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét