Chương trình Nhân Văn Việt Tộc
Năm thứ 3; Bài số 3.10
Thuyết trình về
TƯ TƯỞNG NGÔ ĐÌNH
NHU
Soạn giả: Nam Định
Ngày 07 septembre 2015
Bài này
gồm 4 phần:
Phần 1 (3.10a): Đi tìm
“Kỹ thuật bảo vệ tự chủ”
Phần 2 (3.10b): Thuyết trình gồm 3 phần: Kỹ thuật bảo vệ Tự
Chủ; Trình bày và Kết luận: Chúng ta phải
làm gì đây?
Phần 3 (3.10c) : Tham Luận về (tài liệu lấy trên web site):
-
Nguy hiểm
của sự xâm lăng tiệm tiến.
-
Giá trị
giới hạn của Học Thuyết Nhân Vị.
Phần 4 (3.10d): Trau dồi kiến thức để biết những trở ngại sẽ gặp
phải khi bắt tay vào việc.
Phần 1 (3.10a)
Đi tìm kỹ thuật bảo vệ tự chủ
Mục đích chính của bài hội luận này là cùng nhau đi
tìm kỹ thuật bảo vệ tự chủ. Kỹ thuật có nghĩa là cứ làm theo như vậy thì có tự
chủ. Có lãnh tụ giỏi thì tiến nhanh và vững chắc; còn không thì cũng đủ sức chống
xâm lăng.
Xét rằng:
Muốn canh tân đất nước hay phát triển bằng người thì
điều kiện tiên quyết là phải có tự chủ. Tự chủ có nghĩa là người dân Việt tự
quyết định lấy tương lai của chính mình không phải nhờ lý thuyết mác Lê hay bất
cứ ngoại chủng nào dắt đường chỉ lối cả.
Nên :
Việc nghiên cứu cách giữ nước và quản trị đất nước, dù
thành công hay thất bại của người xưa để rút tỉa kinh nghiệm là điều cần thiết.
·
Nếu
thành công như nhà Lý Trần và Hậu Lê thì chúng ta áp dụng những yếu tố thành
công đó.
·
Còn thất
bại như nhà Tây Sơn, nền Đệ Nhất Cộng Hòa thì chúng ta vô hiệu hóa các trở ngại
phải vượt qua.
Nghiên cứu tư tưởng Ngô Đình Nhu hay Nguyễn trãi là để
học hỏi người xưa mà tu bổ cho kế hoạch bảo vệ tự chủ của thời nay chứ không phải
để ca tụng hay nguyền rủa danh nhân. Xét công hay định tội của người đã qua đời
không phải là việc làm của chương trình Nhân Văn Việt Tộc. Lý do là người đó đã
qua đời, có vạch lỗi lầm thì họ cũng không thể sống dạy để thay đổi tư tưởng và
lịch sử hiện tại được.
Thay đổi lịch sử hiện tại là bổn phận của thế hệ đương
thời, cho nên việc trau dồi kiến thức về nền Việt Học là điều chúng ta cần phải
làm ngay để thế hệ đương thời đừng quay lưng lại với đất nước. Con cái mất gốc
là lỗi tại cha mẹ chứ không thể đổ lỗi cho xã hội được, vì xả hội băng hoại là
do thế hệ cha mẹ lơ là với tương lai con cháu.
Việt Học là học về người Việt và đất Việt có từ ngày
thành lập nước Văn Lang. Môn học bảo vệ sự Tự Chủ của đất nước Văn lang
(2.879BC) đã bị đầu óc phản quốc của Gia Long (1802) cấm không cho học đặng còn
vọng ngoại cho dễ; được nối tiếp bằng thời gian nô lệ Thực Dân Pháp và Đế Quốc
Đỏ nên dân ta mới khốn đốn như vầy.
Từ năm 1802 đến nay đã hơn 200 năm, tức 10 thế hệ tụt
hậu tư duy.
Sự lạc hướng Tư Duy đưa đến tinh thần vọng ngoại, xã hội
tan rã mạnh ai nấy sống đợi ngày tiêu vong.
Trong 10 thế hệ này đã có không biết bao nhiêu phong
trào đấu tranh giành Tự Chủ nhưng tất cả đều thất bại trong trứng nước. Pho
trào gần chúng ta nhất là nền Đệ Nhất Cộng Hòa dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm
đã thành công, nhưng chưa đủ sức giữ được nền độc lập; do đó học thuyết Cần lao
Nhân Vị đi đôi với hành động xây dựng Ấp Chiến Lược bị phá tan tành bởi kẻ thù
cũng như phen đối lập vô trách nhiệm và đồng minh phản bội.
Chiến Lược ở đây là chiến lược bảo vệ sự Tự Chủ chứ
không phải chiến lược chống Cộng trong giai đoạn.
Sự thất bại nó có nhiều nguyên nhân ngoại lai chứ
không phải là học thuyết sai lầm hay cách làm tắc trách. Vì thế nên chúng tôi mới
đem học thuyết Cần Lao Nhân Vị ra phân tách mổ xẻ để xem những trở ngại nào đã
làm tan kế hoạch bảo vệ tự chủ này.
Đây là kinh nghiệm cần phải học để thế hệ đương thời
vượt qua được những trở ngại của ngàu hôm nay và biết khai dụng thiên thời của
thế kỷ Điện Toán mà Thế Hệ Ngô Đình Diệm không có.
Mười thế hệ sa lầy trong nô lệ đã quá đủ, hy vọng các
bạn trẻ ngày hôm nay, vào lứa tuổi 20 học hỏi kinh nghiệm người xưa để tránh vấp
váp. Do đó mới có chương trình Nhân Văn Việt Tộc, tức học làm người Việt Tốt.
Chương trình này trang bị cho các bạn hành trang Vi ệt Học cần thiết trước
khi các bạn bước chân vào đời; và 10 năm sau các bạn sẽ là chủ nhân ông của mảnh
đất này.
Các bạn tinh khôn thì đất nước thăng tiến bằng người,
các bạn u mê thì nô lệ tiếp diễn.
Chúc các bạn hấp thụ được nhiều kiến thức bảo vệ sự tự
chủ để thăng tiến cùng người
[
Phần 2 (3.10b) THUYẾT TRÌNH:
TƯ TƯỞNG NGÔ ĐÌNH
NHU
Trước khi luận bàn về Tư Tưởng Ngô
Đình Nhu thiết nghĩa chúng ta cũng nên nói về:
1.
Kỹ thuật
bảo vệ tự chủ (vẽ sơ đồ cho dễ hiểu) .
2.
Ôn Cố:
Ôn lại những kế hoạch của người xưa để định đúng mức
giá trị của học thuyết Cần Lao Nhân Vị và Ấp Chiến lược. tại sao có lời khen
chê và tại sao lại thất bại
3.
Tri Tân :
Sáng tạo ra học thuyết canh tân thư tưởng, thay đổi tư
duy để có đủ khả năng bảo vệ sự tự chủ và bắt tay ngay vào việc làm chứ không
thể há miệng chờ sung được.
----------------------
1.- Sơ đồ kỹ thuật bảo vệ tự chủ (được gợi ý bằng học thuyết Rồng Tiên Khai Quốc):
Muốn thảo luận về lộ trình Bảo Vệ Tự
Chủ sao cho hữu hiệu, thiết nghĩ nên dẹp bỏ cảm tính (yêu, ghép) đối với các chế
độ đã qua vì: Vội giận mất không; làm chánh trị là lo cho hạnh phúc của toàn
dân nên thế nào cũng có kẻ yêu người ghét là chuyện bình thường.
Ban Học Vụ xin đề ra một lộ trình để
chúng ta cùng nhau thảo luận, và nếu được thì sau khi thảo luật nghiêm túc
chúng ta đề ra một lộ trình hữu hiệu hơn để cùng nhau thi hành. Lộ trình của
ban Học Vụ đề xướng ra dựa theo con đường đã đi của Học Thuyết Rồng Tiên Khai Quốc,
link: www.nhanvanviettoc.blogspot.com,
bài số 06:
Thiết nghĩ là : Nếu được nhiều người bổ xung cho toàn hảo trước
khi thi hành thì đó là đại phúc cho dânViệt ; vì đó là sinh lộ do chính
người Việt sáng tạo ra sau khi đúc kết lý thuyết và hành động của tổ tiên mà học
thuyết Nhân Vị gọi là « giá trị cổ truyền ».
Còn đi nương tựa vào người, phải nhờ
« Bác » Mác-Lê-Mao chi đó dẫn đường là tình nguyện ‘xuống hố cả nước’ (XHCN)
Ø
Kỹ thuật
có nghĩa là cứ tuần tự làm theo thì sẽ có Tự Chủ.
Xét rằng:
Lịch sử đã qua là nguyên nhân tạo ra lịch sử hiện tại.
Lịch sử
hiện tại lại là nguyên nhân sinh ra lịch sử tương lai.
Nên:
Nếu muốn
xoay vần lịch sử tương lai cho con cháu được nhờ thì phải thay đổi lịch sử Hiện
Tại.
Kỹ thuật bảo vệ Tự Chủ
Thiết
kế: Ban Học Vụ
Chương
trình Nhân Văn Việt Tộc
Ngày
15/08/2015
QUY LUẬT
NHÂN QUẢ
DĨ VÃNG HIỆN TẠI TƯƠNG LAI
[
ÔN CỐ TRI
TÂN TƯƠNG LAI
MONG ƯỚC
Việt học Học thuyết thoát hiểm
SÁCH LƯỢC
---- Việt Giáo đã qua --- Việt Giáo hợp thời BẢO
VỆ TỰ CHỦ
---- Việt Đạo đã qua
--- Việt Đạo tân tiến
--- Việt Triết đã qua --- Việt Triết hài hòa
-- VIỆT LỰC quá khứ -VIỆT LỰC thức thời
Giải quyết khó khăn
(nội lực và ngoại lực ) nội tại và ngoại
lai
Chủ
động
Tìm hiểu
Khai thác Ngoại Lực
NGOẠI LỰC để thêm bạn bớt thù phụ lực
trực tiếp hay gián tiếp liên kết với người để
ảnh hưởng đến giải quyết khó khăn
VIỆT
LỰC quá khứ ngoại lai trong hiện tại
Lưu ý :
·
Đây
là lộ trình giáo dục phải theo để toàn dân có đủ khả năng bảo vệ sự tự chủ đất
nước.
§
Chương
trình huấn luyện lãnh đạo không thuộc phạm vi Nhân Văn Việt Tộc.
§
Lãnh
đạo là người chỉ đạo nhóm người thi hành công tác sao cho toàn hảo, ngoài khả
năng chuyên môn ra còn cần phải biết cách ứng xử tâm lý nữa thì mới thành công được.
Nhưng muốn
thay đổi lịch sử hiện tại một cách sáng suốt để có tương lai mong muốn thì bắt buộc
toàn dân phải nắm vững lịch sử đã qua để định rõ vì sao mà cuộc
sống của dân mình lại bi thảm và nghịch lý đến như thế này.
Toàn thể
nhân loại đã vứt bỏ chủ nghĩa phi nhân Cộng Sản vào sọt rác từ lâu rồi, vậy sao
Đảng Việt Cộng lại còn ra rả ca tụng mà không biết ngượng mồm ? Người dân
thì bó tay chịu đòn là sao vậy ?
Nếu
không nắm vững mọi yếu tố cần thiết thì sự chống Cộng sẽ trở nên mù quáng vì
thù hận chứ không phải vì tương lai dân tộc.
Do đó mới
có cuộc thảo luận rộng rãi này để thâu thập mọi ý kiến trước khi vạch ra con đường
thoát hiểm mà toàn dân phấn khởi tham gia vào công việc cứu nước cho con cháu
được nhờ. Đó là hồng phúc cho dân Việt đấy.
²
Theo
sơ đồ trên thì phải có Việt Lực mới
thay đổi được lịch sử hiện tại để có tương lai mong muốn là : Bảo Vệ được
sự tự chủ thì mới canh tân được mọi thứ.
Không
có tự chủ dân tộc thì chẳng làm được chi ráo trọi ; vì tương lai của mình
do người khác quyết định.
Việt Lực là sức
mạnh của dân tộc do sự kết hợp toàn dân mới có.
Sức
mạnh này gồm cả sức mạnh Tâm Linh và Vật Chất.
Tổ
tiên vẫn nói :
Mạnh
nhờ gạo, bạo nhờ tiền.
Con
hơn cha là nhà có phúc.
Một
vài tỷ dụ về sức mạnh tâm linh trong Việt sử :
Một
lời nói của :
·
Ông Trần Thủ Độ là : Đầu tôi chưa rơi thì
xin Bệ Hạ đừng lo,
·
Ông Trần Hưng Đạo : Xin Bệ hạ hãy chém đầu
thần trước khi hàng giặc,
·
Ông Nguyễn Phi Khanh khuyên con là Nguyễn Trãi
quay về giúp nước, ông Nguyễn Trãi đã dùng mưu kế (sức mạnh tâm Linh) đánh tan
kẻ thù hung hiểm muốn ăn tươi nuốt sống dân ta là một bằng chứng cụ thể.
Ngược
lại một lời nói ngu dốt của lãnh tụ và bọn nịnh thần, vì quyền lợi phe nhóm đã
đưa đất nước vào chỗ tiêu vong chỉ vì tư tưởng: Đất của Chúa, Lúa của Trời.
Điển
hình gần chúng ta nhất là :
·
Việt Cộng dùng bạo lực để bắt toàn dân phải có Tư
Duy Nô Lệ chủ nghĩa Mác, Lê, Mao và Hồ ; mặc dù những vị lãnh tụ này đã
đưa đất nước của họ vào con đường phá sản ở thời kỹ nghệ hóa ; hơn thế nữa,
những tên này đâu có hình dung ra được xã hội điện toán ngày hôm nay ra sao, khi
chúng còn sống thì làm sao lại nhắm mắt đi theo những thằng vứa mù vừa ngu dẫn
đường ?
·
Trong bài thi Đình tuyển chọn nhân tài cứu nước,
vua Tự Đức ra đề như sau : Nay giặc Pháp đang lăm-le cướp nước ta, vậy nên
hòa hay nên chiến ?
Mọi
sỹ tử (nịnh thần) biết ý nhà vua hèn với giặc, ác với dân nên nói cho ông hài
lòng là : Đầu hàng giặc Pháp vì chống không nổi.
Riêng
ông Nguyễn Tuân (can thần) nói khích là : Đầu hàng là hèn, là khiếp nhược
không có dũng khí của dân tộc. Phải có tinh thần quật khởi nên phải quyết chí
rèn tướng luyện binh để đánh. Hàng giặc là đưa đầu cho giặc chém.
Hội
đồng chấm đậu thủ khoa vì lý luận quá uyên thâm ; sau khi duyệt lại thì Tự
Đức đánh rớt và phê vào quyển trả lại cho sỹ tử như sau :
« Nay đòi đánh, mai đòi đánh. Đánh thua rồi để Trẫm ngồi đâu? »
Lời bàn :
Ơ
hay Ngài hỏi vì hạnh phúc lương dân thì nên hòa hay chiến chứ Ngài có bảo làm
sao bảo vệ được Ngai vàng của Ngài đâu. Đúng là Ngài lạm dụng danh xưng vì Dân
Tộc như Việt Cộng lạm dụng ngày hôm nay nè, để bảo vệ uy quyền mục nát.
²
Muốn
có Việt Lực thì phải giải quyết được những khó khăn « nội tại » và
« ngoại lai ». Ông
Ngô Đình Nhu thất bại là vì không giải quyết được những khó
khăn ngoại lai trong khi những khó khăn nội tại đang dần dần được khắc phục nhờ
chương trình ấp chiến lược. Khó khăn ngoại lai ở đây là sự dánh phá của Việt Cộng,
Nga và Mỹ.
Khó
khăn nội tại chưa kịp khắc phục xong nên có cá nhân và đảng phái đả kích vô
trách nhiệm vì hận thù hay vì cảm tính đố kỵ, trong khi họ không biết học thuyết
Cần lao Nhân Vị và sự quan trọng của Ấp Chiến Lược là gì cả nên chụp mũ và đoán
mò.
Hơn
nữa họ không đưa ra được một đường lối thoát hiểm nào khác cả.
Ø Tình trạng
này đang tiếp diễn trong Cộng Đồng Hải Ngoại. Thay vì ngồi lại bàn bạc thì mạnh
ai nấy làm, rút cục thiếu đoàn kết.
Việt
Lực có hay không là nhờ ở Việt Giáo, Việt Đạo và Việt Triết có phát triển hay
không.
Việt Giáo là
giáo lý làm người Việt do tổ tiên chúng ta mong ước.
Việt Đạo là con
đường đi xây dựng xã hội có tình và có nghĩa.
Việt Triết là cung
cách ăn ở của xã hội Việt.
Tất cả những điều cần phải có để
tạo ra Việt Lực đã được ghi trong
câu chuyện Rồng Tiên Khai Quốc, nay chúng tôi chỉ xin nhắc lại thôi.
²
2.- Ôn Cố :
Thời
đại Hùng Vương : Dân chủ phân quyền
Rồng
Tiên Khai Quốc
Kỹ
thuật bảo vệ Tự Chủ dưới thời Hùng Vương qua huyền thoại Rồng Tiên Khai Quốc được
tóm lược như sau. Muốn biết tường tận xin vào link : www.nhanvanviettoc.blogspot.com
lấy bài số 6 : Rồng Tiên Khai Quốc
²
Văn
Lang là một liên bang Việt được hình thành gồm 15 tiểu bang (lúc đó gọi là bộ lạc)
với chế độ dân chủ phân quyền : Lệnh vua còn thua lệ làng cùng với danh
xưng Lý Trưởng và xã hội vào năm 2.879BC.
Trước
khi thành lập nước Văn Lang để chống giặc Ngô - vùng Chiết Giang, Hồ Nam và
Phúc Kiến ngày hôm nay- thì các nơi đã về tụ nghiã ở Lâm Thao Phú Thọ để cùng
nhau thảo luận chương trình biến Liên Bang Việt thành chủng tộc thuần nhất thì
mới chống nổi giặc nhà NGÔ.
Sau
khi vắt đầu suy nghĩ thì tất cả 15 ông Lãnh Vương và tùy tùng đã đồng thanh, nhất quyết
xây dựng chế độ Dân Chủ Phân Quyền với học thuyết Rồng Tiên Khai Quốc. Phải mất
2.600 năm mới hoàn tất được ý nguyện này (2.879BC – 257 BC). Nay chúng ta thụ
hưởng mà không biết giữ của Gia Bảo nên mất nước là đúng rồi.
Lúc đó chưa có đồng bằng sông Hồng, Lâm Thao ở ven biển. Lúc này
cũng chưa có giấy bút để lưu truyền cho hậu thế nên phải để dưới dạng huyền thoại
là phương tiện lưu truyền bằng bia miệng cho muôn đời về sau. Huyền Thoại là một
loại văn xuôi lúc đó. “Trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ
trơ”.
²
Cái nhầm của thế hệ chúng ta:
Ngày hôm nay chúng ta tưởng là mình
văn minh tiến bộ nên đòi bằng chứng bia giấy thì đào đâu ra?
Hơn nữa tất cả các bia giấy đều bị
giặc ngoại xâm Tàu và Tây cướp mất sạch; phần còn lại thì bị bọn con buôn chánh
trị sống nhờ ngoại bang tịch thu và cấm lưu hành như thời Gia Long diệt Tây
Sơn, thời Việt Cộng ngày hôm quyết tâm tiêu diệt môn Việt Học nè.
Chúng ta cũng quên rằng thế hệ
chúng ta văn minh tiến bộ, vậy tại sao lại để mất tự chủ từ thời Gia Long
(1802) đến nay? Đã 10 thế hệ chịu nhục chưa đòi được tự chủ, thay vì nhận lỗi lầm
để tìm cách thoát ra thì lại đổ lỗi cho người rồi ngồi bó tay chịu đòn thù.
Di sản còn lại là các chuyện huyền
thoại mà chúng ta phải tìm cách giải mã để còn tương thông được với tư tưởng
người xưa. Đọc chuyện Huyền Thoại chúng ta nên tìm xem xuất phát từ thời điểm
nào, bối cảnh lịch sử lúc đó ra sao và triết lý của câu chuyện là thông điệp gì
mà tổ tiên chúng ta muốn gửi gấm cho hậu thế.
Triết lý câu chuyện Rồng Tiên dạy
chúng ta cách giữ nước với quan điểm là : Toàn dân giữ nước chứ không
phải triều đình giữ nước. Xây dựng xã hội dân chủ phân quyền thì mới thâu nạp
được mọi phát huy sáng kiến của người dân. Trái hẳn với Việt Cộng cứ ra-rả là:
Đồng bào đừng lo, tất cả đã có Bác và Đảng lo thành câu riễu nhu sau: Đồng Bào
đừng no, đẻ bác và Đảng no.
Hơi hám Rồng Tiên Khai Quốc:
Muốn toàn dân giữ nước bằng tự nguyện
thì phải áp dụng thể chế dân chủ phân quyền mà chúng ta thấy phảng phất trong
Thuyết Cần Lao Nhân Vị và Ấp Chiến Lược của ông Ngô Đình Nhu , mặc
dù ông ta chưa biết thời Hùng Vương sinh sống ra sao. Nên nhớ là Huyền Thoại Rồng
Tiên Khai Quốc mới chính thức được giải mã vào năm 1988
²
Tóm lược học thuyết Rồng Tiên:
Muốn toàn dân tự nguyện giữ nước thì
phải tu luyện Việt Giáo, Việt Đạo và Việt Triết ít nhất là với tiêu chuẩn đã được
đề ra trong học thuyết Rồng Tiên Khai Quốc như sau:
Việt giáo : Tiêu chuẩn phải đạt tới là đức độ Rồng Tiên
Xây dựng con người có Tâm Việt, Hồn
Việt, tinh thần Tự Trọng, Cầu Tiến; biết sống cho mình và sống cho người.
Lời chúc đám cưới khi xưa: Chúc cô
dâu chú rể Rồng Tiên Song Hiệp. Có nghĩa là trai gái (quan niệm âm dương thời
đó) thành đôi là để bổ sung cho nhau tạo thành cái hạt nhân toàn hảo biết sống
cho mình và sống cho người.
Quan niệm này đã ăn sâu vào tim óc
chúng ta bằng hành động gọi nhau bằng Đồng Bào, xưng hô trong vai vế họ hàng cô
dì chú bác, ăn cơm phải mời nhau để tỏ tinh thần đùm bọc, nhường cơm sẻ áo cho
nhau.
Văn Lang hàm chứa tinh thần Tự Trọng
và Việt hàm chứa tinh thần Cầu Tiến
Việt Đạo : Tiêu chuẩn phải đạt tới là tình Đồng Bào
Xây dựng xả hội theo mô hình Làng
Xóm với tư tưởng « Kết hợp với nhau bằng Tâm, cư xử với nhau bằng Đức, Bình
đẳng tột cùng Thân Thương tột độ được biểu thị qua danh từ Đồng Bào.
Việt Triết : Tiêu chuẩn phải đạt tới là Độ Lượng và Khoan Dung.
Dạy chúng ta lấy tình người làm trọng
nên chỉ có đấu tranh tự vệ để đòi lại cái gì đã mất qua lời khuyên như
sau :
“Cương quyết tiêu diệt kẻ thù, không
những không truy kích hay trả thù trong khi đấu tranh mà còn phải độ lượng và
khoan dung với kẻ thù sau khi chiến thắng để xây dưng thái bình và hạnh phúc
cho dân của cả đôi bên” qua hình ảnh 50 binh độ theo mẹ lên biên cương rừng núi
và 50 binh đội theo cha ra chặn mặt biển đã nói lên Toàn Dân Kháng Chiến, Toàn
Diện ấu tranh trong thế Liên Hoàn Tiếp Ứng
Việt Lực : Tiêu
chuẩn đạt tới là sức mạnh và nhân ái của Rồng Tiên
Cha
Lạc Long căn dặn : Chừng nào giặc thù đến cướp phá, chống đỡ không nổi (lấy sức mình
làm chính) thì gọi Bố ơi ! về cứu chúng con.
Lời
căn dặn này chứa hàm ý như sau : Các con hãy trau dồi Việt Học đi thì sẽ
diệt được giặc
u tối trong lòng, sau đó chống giặc ngoại xâm chỉ là thời gian mà thôi.
Lý do là các con chưa dùng sức mạnh của trí tuệ (tức sức mạnh Tâm Linh)
Ngẫm
lại thì thấy đúng, vì dân ta u tối nên giặc Cộng mới xâm nhập vài tâm hồi của
dân ta dễ như vậy. Các dân tộc khác, kể cả CUBA đâu có ngu lâu như vậy (lời Bùi
Tín, Việt Cộng hồi chánh chính nghĩa dân tộc)
Thật
vậy, u tối là giặc mẹ nó đẻ ra muôn vàn giặc con. Nếu chúng ta không u tối thì
giặc Cộng đâu có lừa bịp được chúng ta mà lộng hành như vậy được.
Lời
Đức Thánh Trần dạy toàn dân chống giặc như sau :
« Giặc
đến ào ào như vũ như bão, như lửa cháy dễ chống đỡ hơn là giặc đến từ-từ từ
trong tâm đến ra ».
Đó là ôn lại những kinh nghiệm
của thời Hùng Vương để lật đổ tà quyền Việt Cộng, bảo vệ sự tự chủ bằng chính sức
mạnh của toàn dân Việt.
Nếu dân ta không ngu lâu như
Bác Bùi Tín, Việt Cộng phản tỉnh nói thì mấy tên chóp bu Việt Gian Cộng sản đâu
có thể tác yêu tác quái như vậy được.
Ø Vậy thì
trau dồi chương trình Nhân Văn Việt Tộc để phá vỡ sự u tối trong lòng là điều cần
thiết để đòi lại cái gì dân ta đã bị tước đoạt.
[
SUY NGẪM :
Công
đức của thế hệ dưới 18 triều đại Hùng Vương (2.622 năm) rất lớn lao mà nay
chúng ta không được hưởng
Tổ
tiên chúng ta đã xây dựng được một dân tộc gồm nhiều sắc tộc đồng tiến, có kiến
thức và nền văn hóa cao, có tinh thần nghĩa hiệp cùng với một hệ thống làng xóm
vững chắc cho các triều đại kế tiếp thừa hưởng ; từ nhà Thục đến hết nhà Hồ.
Nhà
Hậu Lê, vì tư duy thiện cận và hẹp hòi nên đã thay đổi cách học thuật để người
dân chỉ biết có Triều Đình tham quyền cố vị với tư duy Đất của Chúa, Lúa của Trời
nên thế hệ chúng ta lãnh đủ hậu quả là : Tâm Việt lãng quên, nên Tâm Tư mới
xao xuyến, xã hội mới tan rã như vầy.
Một
dân tộc vô trách nhiệm với đất nước, lòng người chia rẽ trong một xã hội vô tổ
chức mạnh ai nấy sống thì làm sao không tụt hậu được đây?
Từ
Gia Long (1802) đến nay, mười thế hệ đã liên tiếp thất bại trong vấn đề đòi tự
chủ. Như vậy đã quá đủ rồi, hy vọng thế hệ hiện tại học hỏi được kinh nghiệm
người xưa để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn này. Đó là ước vọng của chương trình
Nhân Văn Việt Tộc.
Nhà
Lý : Phật học
Bình
Tống, phạt Chiêm
Nhờ
thừa hưởng được hệ thống xóm làng và tinh thần vì nước hy sinh do các thế hệ
Hùng Vương xây dựng nên Thống Chế (chức vụ tương đương với ngày hôm nay) Lý Thường
Kiệt đem 10 vạn quân (100.000 quân) sang đánh phủ đầu quân Tống ở châu Khâm,
châu Liêm (thuộc Quảng Đông) và châu Ung (tức thành Nam Ninh thuộc Quảng Tây) để
chứng minh là kế sách đánh Giao Châu để phục hồi kinh tế của Vương An Th ạch là một sai lầm
hết sức nguy hiểm cho sự tồn vong của Tống Triều. Vì vậy nên Vương An Th ạch bay chức Tể
Tướng.
Đây
là sự phối hợp võ công cùng với trí công (mưu lược) của nhà Lý.
Công đức nhà Lý :
Không
những thừa hưởng thành quả xây dựng con người theo mô hình Hùng Vương mà còn cố
gắng phát triển cho hợp thời như :
·
Khuyến khích và xây dựng nền Văn Học và Võ Học bằng
cách mở trường huấn luyện và mượn chùa làm nơi thảo luận chính trị ; vì thế
nên mới có nhiều Hiền Tài.
Học thuật
lúc đó lấy Phật Giáo để tu bổ cho Việt Giáo, có lẽ vì nương tựa vào chùa chiền
để phát triển con người và đất nước nên chịu ảnh hưởng chăng ? Hơn nữa thời
đó các Cao Tăng
làm chánh trị nên có cái nhìn cục bộ.
·
Nhờ có nhiều nhân tài nên xã hội được gắn bó và
phát triển, nay còn di tích là chúa chiền với những kiến trúc độc đáo.
Tóm lại :
Dưới thời nhà Lý sự canh tân
con nguời và đất nước dựa vào nền HỌC VẤN THỨC THỜI. Chỉnh trang lại Binh Pháp mà Tống Triều phải khâm phục và bắt chước.
Do đó mới giữ được tự chủ dù
dân ít, đất hẹp và nước nghèo về kinh tế nhưng giầu về trí tuệ và hiền tài.
[
Nhà
Trần
Tam
Giáo Đồng Nguyên
Nhà
Trần kế thứa công đức của Hùng Vương và nhà Lý nhưng thấy cần phải thăng tiến
theo văn minh lúc đó nên tiếp tục phát huy nền học thuật về văn cũng như về võ.
Ngoài ra còn chỉnh trang lại xã hội và cách quản trị đất nước cho hợp thời mà
di trích còn sót lại là :
·
Bắt mỗi làng phải có một cái Đình (ngôi nhà chỉ
có cột và mái, bốn bề trống rỗng) dùng làm nơi họp chợ, trường học, hội học và
làm nơi ngủ đêm cho quan lại khi đến làm việc với dân làng mỗi tháng một lần ;
như vậy là đời sống dân làng không những không bị xáo trội mà quan lại còn biết
đời sống thực của dân làng ra sao đặng còn timìcách nâng cao cho bằng người mà
chánh quyền Ngô Đình Diệm gọi là « Chống giặc chậm tir-&n để Cộng Đồng
đồng tiến » - Có lẽ nhóm ông Ngô Đình Nhu thấy cách tổ chức của nhà Trần
thích hợp với bối cảnh lúc đó chăng ?
·
Vì dùng làng làm trường học và làm nơi thảo luận
việc làng, việc nước (chánh trị) nên không bị Phật Giáo và Cao Tăng chi phối nữa.
Do đó mới
cải tổ nên học thuật « Tam Giáo Đồng Nguyên » để vun trồng Việt
Giáo ; vì thế nên học thuật dưới thời nhà Trần nức tiếng là đào tạo được
nhiều Hiền Tài về văn cũng như về Võ để có Vua Tôi đồng lòng chống giặc hung dữ
bách chiến bách thắng với châm ngôn : Việc nước không thân, Phép nước
nghiêm minh, không thiên vị dù đó là Mẫu Quốc (vợ ông Trần Thù Độ)
Tam
Giáo Đồng Nguyên có nghĩa là ba đạo
học làm người lớn ở lúc đó có cùng một
giá trị như nhau ; các sỹ phu cần phải thông suốt thì mới hoàn thiện
được Việt Giáo.
Việt
Giáo có uyên thâm thì đất nước mới giữ vững được nền tự chủ. Có Tự Chủ thì mới
bảo vệ được hạnh phúc cho toàn dân. Chữ Nguyên
ở đây có nghĩa là lớn nhất như Trạng Nguyên, Nguyên Thủ Quốc Gia, Nguyên lý căn
bản … chứ không phải chữ Nguyên là nguồn gốc.
·
Về Binh Pháp cũng được hoàn chỉnh nên mới :
« Châu
chấu lại đòi đá xe, tưởng chừng chấu chết chẳng de xe nghiêng »
Sở dĩ
được như vậy là vì Triều đình ra luật cấm Hoàng Thân thi văn
Tóm lại :
Không những nhà Trần thụ huởng
nền tảng sẵn có của tiền nhân để lại mà còn ra sức vun trồng gia tài quý báu
này cho thêm phong phú để thế hệ kế thừa có vốn để tiến lên theo luật thăng tiến
của tạo hóa.
Nền học thuật nhà Trần là học để giúp nước cứu đời ; còn nền
học thuật ngày nay của Việt Cộng là học
để làm nô lệ : Cung cúc tận tụy cho kẻ cướp quyền làm chủ gia tài của
cha ông để lại của mình: Quyền làm người, quyền tham gia sinh hoạt chánh
trị và quyền quyết định việc nước của mình.
[
Nhà
hậu LÊ (Lê L ợi) :
Khởi đầu suy thoái
Băng
Huyết chưa ngưng
Cái nghịch
lý ở chỗ là nhờ vào nền Văn Hóa siêu đẳng và cơ cấu xảu hội hoàn thiện của nhà
Trần và nhà Hồ để lại nên mới tạo được chiến công hiển hách. Ấy thế mà đến khi
thành công thì lại « qua sông đấm bòi vào sóng » nên mới để di hại
cho con cháu, đến đời chúng ta vẫn chưa dứt…. Đó là Văn Hóa Suy Đồi mà cha ông và ngay cả chúng ta vẫn nói luôn
miệng.
Có lẽ là
cha ông và ngay cả thế hệ chúng ta không hiểu rõ thế nào là Văn Hóa Suy Đồi ;
và làm sao để phục hồi nền Chính Học, mà chỉ biết phong phanh là vì Văn Hóa Suy
Đồi nên mới ra nông nỗi này đây !
Điển hình
là : Việt Cộng hô hào những điều nghịch lý như sau mà vẫn còn nhiều
người cuồng tín nghe theo.
·
Châm ngôn « Còn Đảng còn mình » vẫn
còn ăn khách
·
Yêu nước là yêu đảng cướp Việt Cộng vẫn ngang
nhiên tung hoành cùng với huấn thị : « Quân Đội và Công An bảo vệ sự Đảng
cướp thì mới có ăn ».
·
Yêu nước mà không yêu đảng là tội phản cách mạng.
·
Theo cách mạng là chấp nhận làm công cụ sản xuất
để phục vụ đảng. Làm việc theo khả năng, huỏng thụ theo nhu cấu …. Nhưng ảng chỉ
định khả năng và nhu cầu của mỗi thần dân (thần có nghĩ là phục tùng)
Lạ ở chỗ
là những luận điệu tuyên truyền này đã bị cả nhân loại vứt vào sọt rác không
luyến tiếc ; ấy thế mà dân ta tự phụ là tinh khôn mà lại hăng hái chết v
ì
nó!
--------------------
Nhận xét:
A/- Quan trọng của nền Học Thuật (giáo
dục làm người tốt)
Kháng chiến Lam Sơn thành công là nhờ
văn tài của ông Nguyễn Trãi. Ông ta đã biết khai thác nền Văn Hóa để kết hợp
lòng người với học thuyết Công Tâm.
Công tâm có nghĩa là thức tỉnh lòng
nguời Việt để biết phân biệt bạn và thù: Dù có cộng tác với giặc cũng luôn luôn
nghĩa rằng nó tìm cách giết ta mà chưa được. Ta là nạn nhân của chúng nên chớ
ngu lâu, hãy thức tỉnh làm điệp viên cho kháng chiến, khi thuận tiện thì quay lại
đâm giặc thù không do dự.
Ông Nguyễn trãi đưọc huấn luyện bằng
học thuật nhà Trần và được nhà Hồ cải tiến nên mới có ý thức như vậy. Do đó
chúng ta phải khôi phục lại nền Việt Học và bổ xung cho hợp thời.
B/- Nguyên nhân suy thoái:
Ông Nguyễn Trãi đã hiếu thấu tâm can
nên ra tay truớc để trấn an thì mới cứu nước được. Do đó ông mới sai lính viết
chử “Lê L ợi vi
vương, Nguyễn Trãi vi thần” bằng mỡ trên lá cây để kiến đục lỗ thành hịch khi
lá rụng xuống suối và theo dòng ra sông.
Ông hy vọng sẽ tránh được thanh toán
nhau sau khi chiến thắng. Nhưng ông đã nhầm, ngay sau khi lên ngôi thì Vua Lê L ợi đã thanh toán văn nhân, giải
tán quân đội, chỉ dùng những võ tướng dốt văn cho nên nền học thuật bị sút kém
rồi đổi chiều: ất của chúa lúa của trời. Cuối cùng con cháu ông chấp nhận làm
vua bù nhìn cho con buôn chánh trị Trịnh Nguyễn thi nhau cấu xé đât nước cho
dòng họ mình.
Ngẫm mà coi: Câu diệt mạc phù Lê đã
ăn khách chẳng phải là do Tư Duy bị học thuật chi phối hay sao?
Tại sao câu đó không ăn khách dưới
thời Lê Hoàn cướp
ngôi nhà Đinh, dưới thời Lý công Uẩn cườp ngôi Lê Long Đĩnh , dưới thời Trần
Thù Độ cướp ngôi là Lý, thủy sư đô đốc Lý Long Tường quyết định sang cao Ly tỵ nạn chứ không phục Lý
diệt Trần, dưới thờ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, quân lính xin vua Trần Thiếu Đế
cho lệnh diệt Hồ phục Trần thì vua ra lệnh”Hạ Giáp” (tức buông súng để Hồ Quý
Ly lãnh đạo và chấp nhận cái chết chứ không chịu nạn kiêu binh phá tan đất nước.
Trường hợp Lê L ợi
giết Trần cao, Kiêu binh thao túng Trịnh Khải…
²
Tóm lại:
Nền
Học Thuật về Việt Học để đào tạo Hiền Tài, bảo vệ tự chủ rất quan trọng.
Nay
chúng ta phải đòi cho bằng được nền Giáo Dục Tự Do thì mới hy vọng xây lại được
cái nền (căn bẳn) vững chắc. Còn không thì Tự Chủ nó đến rồi nó lại đi.
- Thời kỹ nghệ thì có Tự Chủ mới phát huy được
nền Việt Học.
- Thời Điện Toán, có Tự Chủ thì dễ phát huy Việt
Học,còn không thì khai dụng sức mạnh
điện toán để phát huy Việt Học; sau đó dùng
Việt Học (công tâm) để đòi tự chủ rồi chỉnh
đốn lại Việt Học.
- Ngày xưa không có hậu phương, ngày nay chúng
ta có hậu phương an toàn là 3 trizệu người
Việt hải ngoại, chúng ta hãy xây dựng cộng đồng
hải ngoại trong khi chờ đợi ngày dứt điểm
Cộng Sản.
Lời cụ Phan
B ội Châu trong
cuốn Phan B ội
Châu Tự Phán:
“Đừng lo độc lập không tới, mà chỉ sợ
người dân không đủ khả năng bảo vệ sự độc lập của mình” – Danh từ thời đó là Độc
Lập đi đôi với tự chủ, nhưng hôm nay thì Độc Lập chưa chắc đã có tự chủ nếu ta
lệ thuộc kinh tế hay thiếu nhân tài để đương đầu với người.
[
Nhà Tây Sơn : Phục hồi Việt Lực
(trên đống tro đang nóng bỏng)
Nhà
Tây Sơn ở vào thời kỳ xã hội hoàn toàn tan rã, người ly tán và oán thù lẫn nhau, sẵn sàng hy sinh cho 2 dòng
họ Trịnh và Nguyễn.
Nguyên
nhân là nền học thuật thay đổi với tư duy « đất của chúa, lúc của trời » nên con cháu Lê L ợi chấp nhận là vua bù còn hơn
làm dân một nước oai hùng ; nên 2 con buôn chánh trị mới núp dưới chiêu
bài « Diệt Mạc phù Lê » để lừa bịp người dân.
Cứ
thẳng thắn mà nói thì nếu diệt Mạc không xong thì đất nước chia ba để kìm bước
tiến của dân tộc.
May
mà Mạc Đăng Liễn nghĩ tới dân tộc nên tự ý rút lui để Trịnh Kiểm và Nguyễn
Hoàng thao túng chính trưòng. Vậy thì lúc đó lẽ dĩ nhiên là một bên sẽ giữ vua
để làm bình phong, bên kia chực sẵn để phỗng tay trên. Chưa dám giết vua là vì
sợ đảy chánh nghĩa vào phe địch thủ, còn nếu chỉ có một họ thôi thì nhà vua sẽ
bị cưỡng bức tự tử như ông Lê L ợi
đã đối xử với Trần Cao khi cần phải thanh toán.
Vậy
thì đất nước chia đội, Trịnh Nguyễn phân tranh là hậu quả của nền học vấn nô dịch
một dòng họ (nay là nô dịch một đảng cướp mang tên Việt Cộng)
Cái
nhầm thứ nhì là Trịnh Kiểm không đủ can đảm như Trần Thủ Độ « nhổ có thì
nhổ tận gốc » ; đã giết Nguyễn Uông để diệt trừ hậu họa sau khi Nguyễn
Kim bị hàng tướng nhà Mạc đầu độc (theo lời Trịnh Kiểm lại còn tha cho kẻ thù
là Nguyễn oàng để có nồi da sáo thịt trong gần 200 năm.
Đó
là những nguyên nhân đưa đến đất nước suy thoái, tiềm lực hao mòn. Dù các chúa
Nguyễn có công gấp 10 lần khai phá đất bồi sông Cửu Long cũng không trám nổi
cái tội :
Ø Chia
đôi đất nước của mình.
Ø Rước
voi về dẫn nát mả tổ ; từ Gia Long đến Khải Định
Đó
là những trang sử bi thảm mà chúng ta phải biết để tránh thảm họa cho dân tộc.
Trong
tình trạng phá sản thì nhà Tây Sơn dấy nghiệp từ đống tro tàn, Lấy Nam Bàn
(vùng Tây Nguyên ngày hôm nay) làm chiến khu dấy binh. người Chiêm ở Nam bàn
xung phong làm nghĩa binh, vùng Nam bàn cung cấp voi trận và ngựa chiến. Chính
họ đã thâu hồi vùng Nam Việt ngày hôm nay bằng chiến thắng quân Xiêm La (Thái
lan) ở Rạch Gầm – Soài Mút. Và chính họ cũng chiến thắng Đống Đa để tránh họa
diệt vong. Thế mà Gia Long và Minh Mạng đã vong ân bội nghĩa tiêu diệt họ, không
tạo điều kiện học vấn để họ thăng tiến cùng người mà phải đợi đến chế độ Cộng
Hòa chống giặc chậm tiến cho họ bằng chương trình Ấp Chiến Lược và Học Thuyết Cần
lao Nhân Vị mà chúng ta sẽ luận bàn ở đưới.
Nay
thì Việt Cộng lại bồi thêm hận thù để chia rẽ sắc tộc cho dễ bề thống trị và
bóc lột.
²
Bây
giờ quay trở về kế sách bảo vệ tự chủ của nhà Tây Sơn.
Muốn
đủ sức bảo vệ tự chủ thì phải thống nhất lòng người sau 200 năm ly tán. Điều
này Hoàng Đế Quang Trung đã giải quyết trong vòng 6 tháng là xong, nay Việt Cộng
không những không giải quyết nỗi mà còn gây chia rẽ thêm trầm trọng sau 40 thống
nhất đất nước. Đương nhiên nó có lý do chứ không phải việt Cộng ngu dốt đâu.
Kim
Chỉ Nam của nghĩa binh Tây Sơn là :
Diệt
bạo khử tàn, giúp nước an dân.
Lấy
Văn tài hợp với Võ Công để Toàn dân bảo vệ tự chủ.
Vì
thế nên Hoàng Đế Quang Trung mới lấy Phục Hồi Việt Học là việc phải làm ngay.
Do đó Ngài mới lập Sùng Chính Viện (kính trọng nền học vấn chánh đáng của người
Việt) và chỉ định văn tài Nguyễn Thiếp là Viện trưởng. Trong chiếu chỉ có nói
rõ như sau :
« Thời
thế đã thay đổi, nhà Lê đã hết thời. Trẫm là người rừng rú dẹp giặc an dân nên
không tránh khỏai nhầm lẫn giết hại lương dân chỉ vì không có văn nhân chỉ
giáo.
Nay
đất nước đã thanh bình, thu một mối, lòng trẫm vẫn đằng đẵng mong có mộ văn tài
ra giúp việc dạy dân tự bảo vệ lấy hạnh phúc của mình.
Quan
nhất thời, dân vạn đại ; Trẫm vời khanh ra giúp dân cứu nước chứ không phải
giúp triều đạn nhà Tây ơn, mong khanh thấu rõ lòng Trẫm » Coi thêm bài
2.06 :Nhà tây Sơn link : www.nhanvanviettoc.blogspot.com
Sau
đây là một và nét canh tân tư tưởng, thay đổi tư duy để phát triển đất nước của
Ngài, lẽ dĩ nhiên là có những Hiền Tài giúp sức như các ông : Nguyễn
Thiếp, ngô Thì Nhiệm, Phan Huy
Ích, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Ngô Văn Sờ, Phan Văn Lân , Đình Tú và rất
nhiều danh tài khác thì mới lo xuể ; còn không thì trở lại thời đại nhiễu
nhương.
Nên
nhớ là nhà Tây Sơn vươn lên từ đống tro nóng nồi da xáo thịt trong 200 năm, thừa
hưởng gai tài đổ nát và nợ nần chồng chất nên chuyện thống nhất lòng người và canh
tân con người để phát triển đất nước không phải là chuyện dễ.
Tuy
chiến thắng nhờ võ công oanh liệt nhưng Hoàng Đế Quang Trung đặc biệt lưu ý đến
phát triển dân khí và dân trí thì mới giữ được tự chủ một cách lâu dài.
Nay
chúng ta điểm sơ qua về 7 địa hạt mà chúng ta biết để xem có học hỏi được điều
gì hay không ? Đó là :
1. Về giáo dục :
Hoàng Đế
Quang Trung đặt vấn đề giáo dục Phục Việt lên hàng đầu nên mới thiết lập Viện
Sùng Chính (Học) và ủy thác cho nhà uyên bác Nguyễn Thiếp làm viện trưởng. Phải
dùng lời lẽ mềm dẻo mới kếp nạp được hiền nhân coi mình là hạng vũ phu đã chê
mình là : Gian Hùng khi kéo quân ra Bắc diệt Trịnh phù Lê ; và Ác Đức
khi giết Vũ Văn Nhậm (tướng quân đoàn).
2. Về tín ngưỡng :
Hoàng Đế
Quang Trung đã chỉnh trang lại đạo Phật làm quốc đạo với những thiền sư uyên
bác để chống lại Thiên chúa giáo lúc đó là ma giáo (đạo của ma quỷ) khuyên vợ
chồng bỏ nhau để chống cảnh đa thê, khuyên con cái bất hiếu không để tang và
cúng giỗ gia tiên, phá hủy quốc hồn quốc túy gây chia rẽ trong lòng dân tộc.
Luật rằng :
Thành lập
Giáo Hội để điều hàng quốc giáo gồm những cao tăng nổi tiếng. Những ai không
uyên bác giáo lý nhà Phật thì đuổi về không cho tu ở chùa, chỉ có những vị cao
tăng mới được quyền thuyết giảng cho dân chúng. Mỗi Tổng hay Phủ phải có ít nhất
một ngôi chùa do chánh quyền xây cất để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu giáo lý nhà Phật
của dân chúng. Ngoài nơi ăn chốn ở khang trang mà chánh quyền có bổn phận trùng
tu, nhà sư trong chùa còn được cấp đất để cầy cấy tự lực mưu sinh ; phật tử
đế chùa là để tu thân dưỡng tính nên khoôg được quyền quà cáp tiền bạc mà chỉ
đem hương hoa là đủ. Ai vi phạm bị phạt nặng. Cao Tăng nhận tiền là ăn bám
vào chúng sinh, thiếu đạo đức nên bị trục xuất.
Mục
đính là để toàn dân tháu hiểu giáo lý nhà Phật và tẩy chay không nghe lời dụ của
các vị cố đạo.
Ngược lại,
các vị Cố Đạo được quyền đi truyền bá đạo giáo, dân theo hay không là tùy họ vì
ý dân là ý trời triều đình không cấm.
Mục
đích là để móc nối cắc vị Cố Đạo còn học ngoại ngữ và tìm hiểu kỹ thuật tây
phương đặng còn bắt chước để tân tiến hóa binh lực thì mới bảo vệ được tự chủ.
3. Về xã hội :
Lo cho
dân ấm no nhưng phải chăm chỉ sản xuất với phương châm « Dân giàu nước mạnh,
dân nghèo nước yếu » ; vì thế nên mới cải cách điền địa để lấy thuế
má nhẹ cho dân hăng hái làm giàu đặng khi hưũ sự còn có vốn để xoay-xở.
4.
Về quân
sự :
Cải tổ
binh pháp, tân trang vũ khí hiện đại như Tây phương. Mới đầu thì mua về sử dụng ;
sau tự sáng chế và sản xuất ra mà dùng tương tự như thời Minh Trị Thiên Hoàng
bên Nhật, như đi trước họ. Ngài ân cần căn dặn là muốn bảo vệ tư chử thì người
Việt phải tự sáng tạo ra những gì cần chu nhu cầu của mình. Trông chờ ngoại
bang là trông chờ nô lệ.
5.
Về võ
khí : tăng gia sản xuất vũ khí cần cho chiến trận tiêu diệt Nguyễn
Ánh dùng binh pháp và vũ khí Tây dương (Âu Châu). Huấn luyện thủy binh với chiến
thuật hỏa
công, biển người để tiêu diệt 2 chiếc tầu đồng.
Chiến thuật như sau : Dùng
thuyền chiến chạy bằng buồm, cứ 3 người một chiếc chất rơm ướt xung quanh và cứ
thế lao vào chiếm hạm. Khi tới gần thì bắng súng móc câu liêm rồi leo lên cận
chiến. Trước đó thì bắn mồi và tên lửa để gây rối loạn hàng ngũ. Ngoài ra còn
dùng đại bắc bắn lũng tầu. Tính ra muốn hạ một chiếc tàu đồng băng hỏa công bên
ta phải mất ít nhất là 80 chiến thuyền. Chuyện này đã làm và thành công một chiếc
ở sông Cữu Long, chiếc sau ở ngoài khơi Đà Nẵng. vậy thì ít nhất phải có 500
chiến thuyền trực chiến và khoảng 1.000 chiếc tiếp vận.
Do đó
bên ngoài nói là luyện binh đánh Tàu mà bên Tàu vua Càn Long không rục rịch cho
cả ; sư thực sự là đánh Ánh.
Về chiến
lược thì ta cần liên kết với nhà Thanh và Xiêm La để lập phòng tuyến chống Tây
dương, đó là nguyên nhân đưa đến việc cưới công chúa nhà Thanh và xin lưỡng Quảng
để có đủ lực liên kết chống Tây dương. Nhưng Càn Long chỉ cho có mỗi Quảng Đông
thôi là vì Tây dương phải đánh Quảng Đông trước thì mới xâm nhập Quảng Tây đưọc.
Còn Công Chúa thì chẳng biết là con thật hay con giả.
6.
Về chính
trị, ngoại giao : Rất mêm dẻo nhưng cương quyết để lấn lướt
đối phương. Tấtcà đều trông vào văn phong của ông Ngô Thì Nh ậm.
7.
Về bình
định miền Nam : Dụ cho Nguyễn Ánh tử thủ Gia Định và trông vào
vũ khí Tây phương như chuyện nỏ thần của An Dương Vương rồi bất ngờ tiến
đánh bất ngờ để tốc thắng.
Vấn đề
chính là lấy đầu Nguyễn Ánh vì còn hắn thì Triều Đình nhà Tây Sơn không yên. Lý
do là lực luợc của Ánh là lực lượng goại bang, hắn cho mượn tên để lấy danh
nghiã, đánh xong thì hắn đem cả mồ mả tổ tiên đất nước tặng ơn như Việt Cộng nhờ
Trung C ộng vậy.
Bằng
chứng là Giao Ước Versailles (28/1/1787), điều khoảng thứ 3 rõ rằng là bị cô lập
với tất ả các nước có khoa học tân tiến. Chánh quyền Versailles vừa ký vừa run
vì sợ binh pháp Tây Sơn nên bề ngoài nói rằng không can thiệp, nhưng bên trong
lại cho chiến hạm MEDUSE hộ tống người về chỉ huy cơ xưởng đóng 2 chiếc tầu chiến
bằng đồng mà trong đó có đèn treo ngược (đèn điện) và cửa kính. Nhà vua và
hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh biết tỏng ưu thế văn minh này nhưng vờ giả câm giả điếc
để bác bỏ tất cả những bản điều trần của ông Nguyễn Trường Tộ và cho là xàm tấu
vì bị ma ám nên miễn tội khi quân.
Ông
Nguyễn trường Tộ gõ nhầm cửa mà ông không biết. Cũng như ngày hôm nay yêu nước
là tội chống đảng (cướp nước) Việt Cộng.
Bằng cớ :
Giả câm giả điếc như Việt Cộng :
Trên
2 chiếc gọi là « tầu đồng » để lừa dân dối nước, chứ thực ra phải gọi
là 2 Chiến Hạm chạy bằng dàu cặn (Gaz Oil) mới đúng.
Ở
trên chiến hạm này, họ đã trang bị đèn treo ngược (đèn điện), cửa kính (đóng cửa
mà còn nhìn thấy bên ngoài) và có loa phóng thanh để quân sỹ nhận lệnh.
Triều
thần và nhà vua đều biết cả nhưng phải câm miệng hến là thế. Nói ra thì dân làm
loạn, triều đình sập.
Nhất
là Hoàng Tử Cảnh sống trên đất Pháp thì làm sao không nhìn thấy văn minh này được ?
Gia Long bán nước :
Gia
Long làm gì có dàu cặn để chạy máy ? Làm gì lập nổi đoàn thủy thủ dưới quyền
lãnh đạo của mình khi mà Thuyền Trưởng lại là 2 tên Thực Dân Pháp gài vào
để lãnh đạo ? Giống Việt Cộng dùng cố vấn Tàu ngày hôm nay thì làm gì còn
chủ quyền mà nói.
Vì
thế nên sau khi đánh tan binh thuyền Tây Sơn thì 2 Chiến Hạm này thuộc biên chế
Hải Quân nước Đại Pháp, và chế độ thực dân từ từ tiệm tiến. Ngày hôm nay cũng vậy,
bọn Đại Hán gài người vào rồi nuốt trọn nước ta bằng chiến dịch Tiệm Tiến :
Xâm Lăng không tiếng súng.
Xin
coi thêm cuốn sử của ông Nguyễn Xuân Thọ (1995) : Bước mở đầu của sự thiết
lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Viêt Nam 1858-1897 (tài liệu lấy từ bộ Ngoại Giao
Paris, Madrid, Pékin và Toà Thánh Roma.) – Ông Nguyễn Xuân Thọ sinh năm 1916 tại
Phan Thi ết
(Bình Thuận) theo học ngành Ngoại Giao, Chánh Trị và Xã Hội Học tại Pháp. Ã từng
phục vụ cho ngành ngoại giao của Pháp tại các nơi nên ông lấy được những văn kiện
chánh xác dể kết luận rằng : Paris, Madrid và Pékin cấu kết để mần thịt
dân Việt do Gia Long đem voi về dày mả tổ.
Chúng
ta học hỏi được rất nhiều điều của Hoàng Đế Quang Trung :
1.
Trước hết là yêu nước thương dân nên mới quỵ lụy
hiền tài.
2.
Thứ nhì là mưu mẹo như thần nên mới đánh đâu được
nấy, muốn gì thì được ngay ; toàn dân kính phục vị « Hoàng Đế Lẫm Liệt » này (sử Trần
Trọng Kim).
3.
Thứ ba là dùng người đúng chỗ nên không phí phạm
nhân tài.
4.
Thứ tư là kế sách bảo vệ tự chủ hay nhất là giáo
dục, phát huy nền Chính Học (tức Việt Học) thì mới thu lòng người vế một mối :
Kết hợp toàn dân thì mới bảo vệ được sự Tự Chủ.
Tóm
lại chúng ta học hỏi được nhà Tây Sơn 2 điểm son là :
Ø Dựng nước
thì phải phát huy nền Chính Học (tức
Việt Học Chính Thống mà nay ta gọi là Nhân Văn Việt Tộc hay học làm người Việt
tốt) ngay sau khi Việt Cộng ra đi để đào tạo Hiền Tài.
Ø Giữ nước
thì phải Kính Trọng Hiền Tài như
Ngài đã kính trọng ông Nguyễn Thiếp thì mới có nggười giữ nước.
Còn
những kẻ bán nước cầu vinh như Việt Cộng, Gia Long, Lê Chiêu Th ống…. đều tìm
cách xóa bỏ nền Chính Học và thay thế vào đó bằng nền Học Vấn nô lệ Tư
Duy ; đồng thời tiêu diệt Hiền Tài và Nhân Tài bằng tù ngục hay bao vây
kinh tế (dạ dày) hành hạ thân quyến.
Theo
nghĩa của chữ thì :
·
Hiền
Tài
là người có tài ra giúp dân cứu nước mà không màng danh vọng, đây là nguyên khí
quốc gia cần phải bảo quản vốn quý của đất nước.
·
Nhân
Tài
là người có biệt tài hơn người khác, dù có học vị hay không, được tạm chia
ra làm 4 loại như :
o
Nhân
tài vô dụng là không làm được gì cho đất nước cả, ngày xưa
gọi là giá áo túi cơm, ích kỷ thủ lợi.
o
Nhân
tài phá hoại là bọn Việt Gian đi theo giặc để hãm hại Hiền
Tài của đất nước.
o
Nhân
tài hữu dụng là người dùng cái tài của mình để cứu nước giúp
đời.
o
Nhân
tài vì nghĩa, bất chấp hiểm nguy dấn thân cứu dân giúp nước
thì gọi là Hiền Tài.
[
Đệ
Nhất Cộng Hòa
Cần Lao Nhân Vị
Lời soạn
giả về bài học bó đũa của tổ
tiên dạy.
·
Yêu nên
tốt ghét nên xấu là chuyện bình thường ngoài đời.
Nhân vô
thập toàn: Cùng một hành động của
một người bình thường mà còn có kẻ khi thì nhiệt liệt hoan hô, khi thì cực lực
đả kích huống chi là nhân vật chánh trị.
Đó là khen chê vì cảm tính yêu ghét theo lợi hại của
phe nhóm. Hãy phê phán việc công ích với trí tuệ trong sáng và tư duy độc lập
như lời Đức Thánh Trần dạy: Việc nước
không thân
1.
Ở đây
chúng ta không đi vào chuyện phê bình cá nhân là ông Nhu tốt hay xấu, ông Diệm có
tài hay không; mà chúng ta đi thẳng vào đề là:
“Cùng
nhau bàn luận xem tư tưởng của ông Nhu qua học thuyết Cần Lao Nhân Vị đúng hay
sai, thừa hay thiếu đối với việc toàn dân bảo vệ sự tự chủ của đất nước.”
2.
Sau đó,
chúng ta so sánh xem lộ trình vạch ra của Học Thuyết Cần Lao Nhân Vị có phải là
lộ trình của tổ tiên chúng ta đã đi hay là lộ trình do ông sáng tạo để còn biết
đường thẩm định.
3.
Cuối
cùng là rút kinh nghiệm người xưa (kể cả lộ trình của ông Ngô Đình Nhu ) thì lộ
trình chúng ta vạch ra để bảo vệ tự chủ trong bối cảnh Điện Toán ra sao; cái
này mới quan trọng
²
Dù cho lộ trình của ông Nhu hay của Tổ Tiên vạch ra có
đúng thì cách hành động để tiến tới mục tiêu cũng phải thay đổi cho hợp thời. Lý do là: Người xưa (kể cả ông Phật) đâu có biết
xã hội điện toán ngày hôm nay ra sao đâu mà dạy?
Tỷ dụ:
Chiếc xe hơi ngày hôm nay kỹ thuật khác với chiếc xe
100 năm về truớc và sẽ trở thành phế thải trong 100 năm sau; nếu ban kỹ thuật
không biết cải tiến cho hợp với phương tiện di chuyển đương thời để cạnh tranh
với người.
Ø
Đây là
một điều chắc chắn, đứng tại chỗ là thụt lùi đối với người tiến bước. Mà tụt hậu
là tiêu vong.
-
Ngày
hôm nay người ta xây cao ốc với béton cốt
sắt mà chúng ta cứ dùng vôi với cát thì làm sao địch nổi?
-
Ngày
hôm nay người ta có kỹ sư canh nông
để tăng gia lợi tức bằng phân hóa học mà nước ta lại dùng “Hố Xí 2 Ngăn” vì đã được “Bác
Hồ” trao bằng sáng chế để bón ruộng thì thật là ai tai!...
-
Người
ngu phát bằng cho người dốt thì còn gì là tương lai dân Việt? Tụt hậu là đương
nhiên rồi!
Hãy nhìn vào sự thật với tinh thần Tự Trọng và Cầu Tiến thì mới giải quyết
được vấn nạn của đất nước. Đặt tự ái cá nhân hay nói lấy được thì tụt hậu vẫn
là tụt hậu, có người nghe chăng thì chẳng qua là ru ngủ đất nước, tai ương tới
thì nó vẫn tới: Hịch Đức Thánh Trần “Mẹo cờ bạc đâu có lừa được giặc? Cựa gà
đâu có đâm thủng áo giặc?....” Vậy phải
lo tu luyện kẻo hối không kị.
Nay chúng ta tụt hậu đã quá xa, từ thời Lê L ợi 1427 cơ. Nếu không cố gắng dẹp
bỏ tỵ hiềm, cùng nhau tìm mưu thoát hiểm thì hối không kịp đâu. Lúc đó giỏi
cũng chết mà dốt cũng chết, phải cũng chết mà trái cũng chết nếu chúng ta không
học hỏi người xưa để kết hợp thành bó đũa thì sự tiêu vong là lẽ dĩ nhiên phải
có.
²
Hội luận đề tài học thuyết Nhân Vị
1. Bối cảnh lịch sử.
Trước năm 1945 nước ta bị Thực dân Pháp thống
trị với chánh sách ngu dân, 95% mù chữ.
Từ năm 1942 trở đi dân ta lại đeo thêm cái
gông người Nhật, một cổ 2 tròng. Vì nhu cầu chiến trường nên 2 ông chủ này gây
ra nạn đói năm Ất Dậu (1945) bằng cách: Vụ lúa năm 1943 lệnh ra là: Nhổ lúa trồng
đay gấp mặc dù lúa đang lên đòng đòng, trái lệnh mất đầu. Do đó gạo dự trữ bỏ
ra ăn hết.
Năm sau 1944 lúa mất mùa vì đất đắng trồng
đay năm trước. Từ tháng novembre 1944 đến tháng Mai 1945 dân Bắc chết đói hơn 1
triệu người trên dân số 22 triệu (5%) vì gạo dự trữ đã ăn heêt, gạo trong Nam
không được chở ra. May mắn chở ra được thì quan Tây thua mua nói là để phân phối
cứu đói cho đồng đều; nhưng tất cả đều vào kho Công-ty Văn Điển nấu rược bắt
dân uống khi có việc quan. Các quan Phủ, Huyện (tức Quận trưởng ngày hôm nay)
ép dân mua theo tiêu chuẩn của quan Tây.
Ngày mồng 09/8/1945 Nhật bắt Pháp nhốt tù
vì sợ làm chỉ điểm cho Mỹ ném bom. Sáng ngày mồng 10 Nhật trao trả Bắc Kỳ và Trung K ỳ cho Hoàng Đế Bảo Đại
lúc đó là đại diện chánh thức cho dân Việt.
Tháng Avril 1945 Nội Các Trần Trọng Kim
trình diện thành phần Chánh Phủ (Nội Các là Cabinet, văn phòng Triều Đình do
Hoàng Đế chỉ định). Trong vấn đề quản trị thì Nội Các khác với Chánh Phủ. Tỷ dụ
ngày hôm nay thì Bộ Chánh Trị (đảng Việt Cộng) chỉ định Chánh Phủ. Khác ở chỗ là Bộ Chánh Trị không ai có quyền
giải tán; trong khi đó thì Nhà Vua có quyền giải tán Nội Các bất cứ lúc nào.
Ngày 15/8/1945 Thiên Hoàng Nhật Bản ký giấy
đầu hàng vô điều kiện người Mỹ, và đợi ngày tước khí giới đang lên lịch trình.
Như vậy là nơi nào người Nhật chiếm đóng thì nơi đó thuộc quyền quản lý của
quân đội Mỹ.
Ngày 16/8/1945 Nhật trao trả nốt Nam Kỳ
cho Hoàng Đế Bảo Đại. Như vậy là đất nước chúng ta đã thống nhất dưới sự lãnh đạo
của Hoàng Đế Bảo Đại (lúc đó khoảng 32 tuổi, chánh trị không biết, kinh tế thì
không, quân lực thì èo ọt, người tài không có) với sự điều hành của chánh phủ
Trần Trọng Kim gồm toàn những nhà học giả không có kinh nghiệm của một nhà
chánh trị, dù là chánh trị non.
Ngày 17/8/1945 là ngày thứ sáu, ngaỳ làm
việc; lệnh trên ban xuống là: Công chức nghỉ việc và đến tập trung để nghe huấn
thị của nhà vua phát sóng từ Huế thông báo tình hình biến động chánh trị và
phương thức đối phó chống sự trở lại của Thực dân Pháp. Tức là làm sao để bão vệ
được tự chủ khi Nhật biếu không cho ta. Chánh phủ thì non yểu nên trông chờ vào
dân.
Lợi dụng sự non yểu này, đảng Việt Cộng
phá đám, gây loạn để dễ bề cướp chánh quyền (chữ cướp là danh từ Hồ Chí Minh và
đảng Việt Cộng dùng từ ngày đó đến nay).
Biểu tình giải tán và chúng hẹn ngày
19/8/45 tập họp để nghe Cách Mạng hướng dẫn. Biến cố dồn dập, ngày 02/9/1945 Hồ
Chí Minh đăng đàn trình diện Chánh Phủ Lâm Th ời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa một cách
khơi như vậy.
Những câu hỏi sau đây được đặt ra từ ngày
02/9/45 đến nay mà đảng Việt Cộng chưa trả lời được để chứng minh rằng: Chúng
không phải là CƯỚP, mặc dù chúng dùng danh từ cướp chánh quyền trong tay chánh phủ Trần Trọng Kim chứ không phải
trong tay Nhật hay Pháp.
·
Hồ Chí Minh ông là ai mà không thấy nói tiểu sử vậy. Như vậy ông là thằng
không cha, không mẹ không quê quán. Mà Hồ Chí Minh lại là tên giả, ai dùng mà
chẳng đươc.
·
Hồ Chí Minh lấy tư cách gì để tự ý đăng đàn trình diện chánh phủ do
chính ông đẻ ra?
·
Hồ Chí Minh chưa làm lễ tuyên thệ nhậm chức, vậy ông lấy tư cách gì để đọc
Tuyên Ngôn Nhân Quyền mà ông gọi là Tuyên Ngôn Độc Lập?
·
Ai cho phép ông đổi quốc hiệu là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và đổi quốc kỳ
lá cờ Quẻ Ly sang cờ Đỏ sao Vàng? Hành động này có phải là soán vị không?
·
Tại sao từ ngày đó đến nay, ông và những kẻ kết thừa không ai làm lễ nhậm
chức và hứa hẹn trách nhiệm đối với dân và đối với nước? Vậy thì đảng của ông
có phải là TÀ QUYỀN hay không?
·
Ai cho phép cái đảng của ông đẻ ra Hiến Pháp không có sự phúc quyết của
toàn dân? Phúc quyết có nghĩa là người dân quyết định giá trị của nó bằng lá
phiếu.
Ngày 05/6/1948 Cựu Hoàng
Bảo Đại ký với Pháp Hiệp Định Vịnh Hạ Long để nhận sự độc lập và thống nhất do
chánh phủ Pháp trao trả với sự phê chuẩn của Quốc Hội Pháp. Ngài tự thoái vị chức
Hoàng Đế để lãnh chức Quốc Trưởng, trả lại quyền điều hành đất nước cho toàn
dân.
Lời soạn giả:
Hoàng Đế thì cha truyền
con nối, còn Quốc Trưởng thì hết đời ông là chấm dứt và chức vụ Quốc Trưởng có
thể chấm dứt bằng cuộc trưng cầu dân ý.
Ø
Như vậy thì cá nhân ông Bảo Đại đâu có muốn tham quyền cố vị, ông sẵn
sàng ra đi khi người dân không cần cái thanh thế Hoàng Đế của ông trên chánh
trường quốc tế nữa.
Xin coi thêm phần giáo
khoa bài số 2.02: nguyên nhân đưa đến Hiệp Định Genève ngày 20/7/1954/ Link www.nhanvanviettoc.blogspot.com
²
1. Những khó khăn chồng chất.
Lúc thâu hồi độc lập trên văn kiện ngày 05
juin 1948 thì tình hình trên mảnh đất Việt Nam như sau:
-
Cuộc chiến Pháp và Việt Minh (tức Việt Cộng sau này) đang tiếp diễn với
đà thắng thế của Trung C ộng
(Mao Trạch Đông) trên Hoa L ục.
Quân Tưởng Giới Thạch vừa đánh vừa lui nhường dần đất đai cho Mao. Năm 1949 Mao
thâu tóm Hoa L ục,
Tưởng rút ra Đài Loan tử thủ. Đó là lý do để Pháp trao trả độc lập cgho Cựu
Hoàng còn vớt vát được quyền lợi kinh tế và văn hóa.
-
Các ổ võ trang kháng cự Pháp và Việt Minh ở khắp mọi nơi trên đất Việt
Nam. Vì quyền lợi nên Pháp coi đó là cấm địa không hành quân, còn Việt Minh thì
coi đây là Việt Gian nguy hiểm hơn Pháp nên tấn công trước tiên như: Bùi Chu,
Phát Diệm, Cao Đài ,
Hòa Hảo chẳng hạn.
-
Phe Quốc Gia do Quốc trưởng Bảo Đại lãnh đạo không có tiền, thiếu người
giúp sức, lại chẳng có lính và cũng không có đất cắm dùi luôn. Ngài phải đòi lại
vùng Tây Nguyên làm đất của nhà vua và gọi là Hoàng Triều Cương Thổ để làm chiến
khu phát triển quân lực và kinh tế đặng còn đủ sức đương đầu với phe Cộng có
Nga và Tàu chống lưng.
-
Ngay sau khi ký hiệp định Vịnh Hạ Long thì tổ chức ngay chủ quyền nội
an, hành chánh, kinh tế cùng ngoại giao để cầu viện. Mở mang trường học để đào
tạo nhân tài cho mọi ngành. Trong khi chập chững biết đi thì cái gì chưa có khả
năng đều phải dựa vào quân đội Pháp.
Nước Pháp lúc đó có giúp nhưng giúp để thủ
lợi nên vừa giúp vừa ngáng cẳng đặng hy vọng diệt xong Việt Minh thì bóp cổ chết,
trở lại thuộc địa như xưa.
Ø Đây là cái khó khăn của người Quốc Gia.
Danh từ Quốc Gia bắt đầu xuất hiện vào
Septembre 1947 là lúc thành lập Chánh Phủ Quốc Gia Lâm Th ời Việt Nam (tiếng Pháp gọi
là Etat du Việt Nam). Chữ quốc Gia này không phải là chủ nghĩa Quốc Gia mà là
chữ phải dùng để chống với danh từ Cộng Sản. Do đó mới có danh từ Quốc Trưởng,
xin đừng nhầm ý nghĩa của nó với chủ nghĩa Quốc Gia Dân Tộc không có trong đầu
người Việt.
-
Ngày 15/7/51 Quốc trưởng ra sắc lệnh thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt
Nam do Mỹ tài trợ và Pháp huấn luyện để thay thế quân đội Pháp chống Việt Cộng
theo chánh sách 3 bước được gọi là “giải pháp Bảo Đại, cứu tinh dân tộc”.
1.
Bước thứ nhất là Độc Lập Chánh Trị trên chánh trường quốc tế đặng còn cầu
viện để giành độc lập (việc chính là thành lập quân đội).
2.
Bước thứ nhì là thay thế quân Pháp để trực diện chống Cộng Sản Việt Minh
(độc lập đã có rồi thì Việt Cộng hết đường nói láo).
3.
Bước thứ ba là kêu gọi dân về sinh sống trong vùng Quốc Gia, cô lập Việt
Minh trước khi dùng võ lực tiêu diệt.
Tức chánh sách Chiêu Hồi mà ta gọi là Hồi Chánh
(tức trở về với chánh nghĩa dân tộc, đừng nồi da xáo thịt).
Trên lý thuyết thì như vậy, nhưng trong thực tế thì Mỹ và Pháp giúp Ta
vì quyền lợi của họ Toàn dân khéo lách thì độc lập, còn vung lách thì bị họ lèo
lái cho quyền lợi của họ nên kết thúc bằng tháng Tư Đen mà ta gọi là ngày Quốc
Hận.
è Muốn có Tự Chủ thì phải biết điều này; chớ
có ỷ lại vào người.
-
Ăn không được thì phá đám: Thực dân Pháp ký với Việt Minh hiệp định Genève
chia đôi đất nước vào đúng nửa đêm ngày 20 juillet 1954, sự thực là vào lúc 1
giờ sáng ngày 21 juìllet 1954 tại phòng hội Quốc Tế ở Genève (Thụy Sỹ).
-
Vì bên ta và Mỹ không ký nên ngay sau khi ký thì nhóm của ông Trần Trung Dung tuyên bổ thành lập
đoàn quân bảo vệ thủ đô và quyết ăn thua đủ với Việt Cộng có Tàu Mao chống
lưng. Nhưng vì người dân xôn-xao lo di cư vào miền Nam để lập phòng tuyến nên
quyềt định này bị hủy bỏ và thay vào bằng thành lập Tổng Bộ Di Cư.
-
Ông Ngô Đình Di ệm về nước vào ngày mồng 7 Juillet 1954 với
chức Thủ Tướng mà không ai tin là có thể trụ được hơn 6 tháng, mặc dù Quốc Trưởng
đã cho toàn quyền hành động về dân sự cũng như về quân sự. Các chánh phủ tiền
nhiệm thay nhau từ chức vì không vượt nổi những khó khăn do Thực Dân Pháp gây
ra.
-
Ông Diệm lên thay thế thì tình hình lại khó khăn hơn. Ông phải lo vấn đề
an cư lạc nghiệp cho 1 triệu đồng bào di cư, phải lo chỉnh trang lại học vấn,
phải lo thống nhất lực lượng võ trang vào một mối. Mặc dù có Mỹ hỗ trợ nhưng
không phải là chuyện dễ nếu không muốn để Washington lèo lái, bắt chẹt.
-
Ngoài những khó khăn phải giải quyết ngay, ông còn phải lo giải quyết sự
chậm tiến của các sắc tộc trên miền núi mà ta gọi là đồng bào Thượng.
Xin coi thêm phần giáo khoa bài số 2.03: Hệ
quả của Hiệp Định Genève 20/7/54. Link: www.nhanvanviettoc.blogspot.com
²
2.
Phương thức giải quyết khó khăn nội tại và ngoại lai để bảo vệ sự tự chủ.
Ngoài vấn đề định cư cho 1 triệu đồng bào
di cư và thống nhất lực lượng võ trang, thâu hồi chủ quyền kinh tế còn phải
phát triển giáo dục, kinh tế, ngoại giao, y tế, giao thông …. nữa.
Không những thế còn phải giải quyết những
khó khăn tồn đọng do Thực Dân Pháp để lại; còn phải nâng cao mức sống cho tất cả
mọi người dân trên lãnh thổ miền nam Việt Nam; dù người đó thuộc sắc tộc gì thì
họ cũng được hưởng quyền lợi đồng đều.
Làm sao để đồng bào Thượng đóng khố ở trần thoát khỏi cảnh lạc hậu, biết lịch sử văn
hóa dân tộc, biết sử dụng máy cầy, biết trao đổi văn hóa với các vùng xuôi trên
toàn quốc. Có như vậy thì họ mới có đủ ý chí và khả năng chống Cộng để bảo vệ vùng
Cao Nguyên
thương yêu của họ một cách tích cực.
Chúng
ta là người dân miền xuôi nên có ít nhiều vô trách nhiệm đối với đồng bào thiểu
số, coi họ là dân lạc hậu; và quên rằng họ là một phần tử của dân Việt chung
lưng đấu cật với chúng để bảo vệ tự chủ thì mới phát triển được. Và quên luôn rằng
chính họ là chủ lực của nghĩa quân Tây Sơn đã giải phóng cho chúng ta thu hồi
miền đồng bằng sông Cửu Long chống quân Xiêm a (Thái Lan) và đánh đuổi quân Tàu
trong vòng có 5 ngày, tạo chiến công lẫm liệt. Mất tự chủ là mất quyền sống làm
người.
Nhưng
nhiệm vụ của chánh quyền không phải như vậy. Chánh quyền có bổn phận phải nâng
cao kiến thức và mức sống đồng đều cho mọi sắc tộc sống trên đất Việt chứ không
thể mạnh ai nấy sống được.
Nói tóm
lại là:
Chánh quyền phải tạo môi trường sinh sống làm sao để
toàn dân (miền xuôi cũng như miền ngược) thoát được sự chậm tiến, lạc hậu và
thương yêu, đùm bọc nhau với tinh thần Đồng bào (cùng một bọc Âu Cơ mà ra) thì
mới có thể bảo vệ được tự chủ của dân tộc. Mất tự chủ là mất tất cả.
Dĩ nhiên phải lấy nên Chính Học làm đầu như Hoàng Đế
Quang Trung đã ra sắc lệnh thành lập viện Sùng Chính ngay sau khi thâu hồi chủ
quyền. Ngày nay chúng ta gọi là Nhân Văn Việt Tộc (học làm người Việt tốt).
Muốn như vậy thì phải có đường lối giải quyết những
khó khăn nội tại (tạo sức mạnh đoàn kết dân tộc) và giải quyết những khó khăn
ngoại lai (thêm bạn bớt thù). Muốn giải quyết những khó khăn ngoại lai thì phải
có nội lực, cái nọ chòng chéo lên cái kia. Chưa giải quyết được khó khăn nội tại
thì rất khó có thể giải quyết được những khó khăn ngoại lai. Vì ngoại xâm chỉ lợi
dụng lúc anh em xâu xé nhau là tấn công xâm lược.
Ø
Đó là những khó khăn phải vượt qua của chánh quyền
3.
Học thuyết Cần Lao Nhân Vị (lý thuyết) và Ấp
Chiến Lược (thực hành).
Như trên đã phân tích, chánh quyền có bổn phải phải
đưa ra đường lối hành động để đệ trình Quốc Hội phê chuẩn thì mới hành động
trong thực tế được.
Cái khó khăn trước tiên là phải thuyết phục người nghe
những điều mà họ chưa biết là cần thiết.
Cụ
Diệm đã từng than phiền là Quốc Sách Ấp Chiến Lược là chiến lược bảo vệ sự tự
chủ lâu dài. Cần lao Nhân Vị là một học thuyết thoát cảnh lạc hậu cần phải xúc
tiến ngay mà ngay đến các vị Bộ Trưởng còn không hiểu thì làm sao thi hành được
đây?
Các ông không hiểu không phải vì các
ông không đủ trí thông minh và trình độ để hiểu mà các ông không có đủ kiến thức
về VIỆT HỌC và làu thông KINH VIỆT và SỬ VIỆT làm vốn kiến tạo đất nước.
Ngày
hôm nay chúng ta cũng vẫn coi thường môn sử vì chúng ta được nhồi nhét sử Việt
do kẻ thống trị là Tàu và Tây bóp méo để ngụy biện là dân Việt sinh ra để làm
nô lệ cho người. Không những vậy lại còn kiêu căng nên mới đả kích bừa bãi là bảo
thủ, hủ lậu làm việc vô ích. Phần lớn nói theo suy luận của mình rồi đả kích vô
trách nhiệm mà không đưa ra một lối thoát nào cả. Đó là chưa kể những phần tử đả kích vì tỵ hiềm, vì
ác cảm hay vì cảm tính a-dua (nói theo để
phụ họa)
o
Ấp
chiến lược là gì?
Tổ
chức ra sao?
Ấp
chiến lược là chiến lược vào vệ tự chủ với quan niệm Toàn Dân giữ nước chứ không phải triều Đình giữ nước (hội nghị Diên
Hồng chẳng hạn).
Nguyên
tắc này không có gì gọi là mới mẻ cả, đó là hệ thống Làng Xóm có từ thời Hùng
Vương (2.789BC) ; dân cư sống trong đó rất là hiền hòa với quan điểm như
đã nói ở trên là : Kết hợp với nhau bằng Tâm, cư xử với nhau bằng Đức,
bình đẳng tột cùng và thân thương tột độ (ý niệm của bọc trứng 100 con).
Ở
thời điểm Hùng Vương cách tổ chức nó đơn giản nhiều, vì xã hội lúc đó đơn sơ. Nay
muốn tiến tới mục tiêu đó thì cách tổ chức phải hợp thời mà ta gọi là thức thời
hay tân tiến.
²
Ở thời
điểm đó (1954)
Thứ nhất là : Suy thoái mọi
mặt
Xã
hội đã hoàn toàn tan rã, văn hóa mỗi ngày mỗi suy đồi, đó là thực tại mà ta
không thể chối cãi được.
Do
đó muốn trở lại khuôn phép thì phải cưỡng bách. Cưỡng bách để thăng tiến để tự
làm chủ mình và có lợi cho chính bản thân người bị cưỡng chế chứ không phải cưỡng
bách để bóc lột biến người đó thành nô lệ. Tỷ dụ cưỡng bách lao động thì người
bị cưỡng chế phải được hưởng trọn vẹn thành quả của mình, học cưỡng bávh giáo dục
thì phải miễn phí và trợ cấp cho gia đình nghèo thiếu hoàn cảnh cho con đi học.
Mà sự cưõng chế này phải đi đôi với kết quả
dự trù.
Do đó phải có sự giám sát thường xuyên của
người dân để quốc Hội kịp thời cảnh cáo hay thu hồi quyền hạn.
Thứ nhì là : Giải quyết khó khăn nội tại.
Làm
sao để người dân sống trong Ấp Chiến Lược thấy mình có tình xóm giềng (tình người),
có an ninh và đời sống thoải mái hơn là sống bên ngoài.
Ngoài
ra còn phải làm sao để họ có thì giờ đóng góp vào việc cộng đồng của ấp, đồng
thời có thì giờ để học tập cho sớm thoát cảnh lạc hậu và cộng đồng đồng tiến bằng
cách giao lưu văn hóa với các ấp trên toàn quốc.
Thứ ba là : Giải quyết khó khăn ngoại lai thi đua vũ
khí.
Làm
sao để sau này họ tham gia vào sinh hoạt của đất nước, tức là làm chánh trị với
quan niệm toàn dân giữ nước chứ không phải triều đình giữ nước.
Ø Đất nước
là của toàn dân chứ không phải của thành phần lãnh đạo.
²
Chánh
quyền được bàu lên là để giải quyếty 3 vấn đề căn bản này.
Do
đó chánh quyền Ngô Đình Diệm đệ trình phương thức để Quốc Hội phê chuẩn. Phương
thức giải quyéết đó là :
-
Gom dân vào trong Ấp để có sinh hoạt tập thể.
-
Lo đời sống kinh tế cho từng gia đình một bằng
cách cấp ruộng và vườn cho họ tự canh tác để có đời sống kinh tế tự chủ với một
lượng thời gian là 1/3 thời gian sinh hoạt hàng ngày (theo tiêu chuẩn lúc đó là
8 tiếng lao động trong một ngày, và 6 ngày làm việc trong một tuần lễ 7 ngày,
trừ các ngày quốc lễ thì không tính)
-
1/3 thời lượng lao động là làm công tác xã hội để
cải thiện đời sống trong ấp như xây trường học, đào giếng lấy nước để làm quen
với sự hy sinh cho tập thể và tập thể bảo vệ hạnh phúc cho cá nhân đặng sau này
còn tham gia vào chính trường của đất nước.
-
1/3 thời lượng còn lại dùng để học tập với mục
đích xóa bỏ giặc chậm tiến để cộng đồng trên toàn quốc đồng tiến cùng một nhịp
với nhau.
-
Hàng
năm còn phải lo giao lư văn hóa với địa phương khác đặng định rõi ấp mình đứng ở
chỗ nào trên toàn quốc. Có giao lưu văn hóa thì mới có tình yêu quê hương. Có
tình yêu quê hương thì mới dấn thân bảo vệ Tự Chủ của dân tộc, trong đó có hạnh
phúc của chính mình.
-
Con trẻ
dưới 18 tuổi bắt buộc phải đến trường để học làm người Việt tốt. Nhà trường có
bổn phận phải trang bị đầy đủ hành trang
Vi ệt Học cho các em trước khi bước chân vào đời để các em xây
dựng một xã hội lành mạnh với tình người và nền kinh tế tự chủ, phong phú ít nhất
là trong ấp của mình. Có như vậy thì mới xóa đi được tính ích kỷ chiếm công vi
tư.
Vì thế nên chúng ta mới thấy các
sinh hoạt khởi sắc như sau:
Học vấn:
Thành lập Học Viện Quốc Gia Hành
Chánh (tức Học Viện Chánh Trị), trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, trường Cảnh Sát, Mật
Vụ, trường chuyên ngành như Ngoại Giao, Kinh Tế, Kỹ Thuật ....... hay kiến thức
tổng quá với châm ngôn: Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời.
Đời sống tập thể:
Thành lập đoàn Thanh Niên và Thanh Nữ
Cộng Hòa, đoàn Cán Bộ xây dựng nông thôn.
Đó là
những tổ chức mà chúng ta biết.
Cứ thẳng
thắn mà nói thì cung cách tổ chức này là huấn luyện nhân tài để toàn dân bảo vệ
đất nước chứ không phải kéo bè kết đảng để bảo vệ phe nhóm như đảng Việt Cộng
đã và đang làm để dễ bề tước đoạt quyền sống của người dân.
[
Học Thuyết Cần Lao Nhân Vị:
Mục tiêu (cứu cánh) và thực hành
Lời soạn giả:
Chính soạn giả cũng chưa biết rõ học
thuyết Nhân Vị như thế nào, vì học thuyết này chưa được phổ biến sâu rộng nên
tìm kiếm tài liệu rất khó khăn.
Theo tài liệu đọc được thì nhóm ông
Nhu đã nghiên cứu lịch sử để tìm lối thoát cho dân tộc bằng cách phát huy những giá trị cổ truyền từ năm
1945 là lúc chưa nắm quyền, và đã phổ biến trước khi nắm quyền (7/7/54); chứ
không phải lên nắm quyền mới vơ bèo gạt tép nặn ra một học thuyết đầu không tới,
đuôi thì không và không hợp với đất nước lúa đó.
Danh từ “giá trị cổ truyền” mà ông Ngô Đình Nhu
dùng đồng nghĩa với danh từ Chính Học (Việt Học Chính Thống) và Viện Sùng Chính
của Hoàng Đế Quang Trung lập ra; hay “Văn Hóa Suy Đồi” theo cách nói dân gian.
Ý niệm
phục hồi và phát huy cùng bổ sung giá trị cổ truyền chính là môn Việt Học mà chương
trình Nhân Văn Việt Tộc đang thực hiện với thông tin điện tử của kỷ nguyên thứ
21 này.
Ban Học Vụ chưa hề để ý tới thời Đệ
Nhất Cộng Hòa mà khi nghiên cứu để soạn bài thì thấy cách làm việc của nhóm ông Ngô Đình Nhu cũng
tương tự như vậy: Phát Huy Việt Học.
·
Phải
chăng là đường đi chỉ có một như sơ đồ Kỹ Thuật Bảo Vệ Tự Chủ đã nói ở trên? Có
khác chăng là cách đi phải phù hợp với văn minh đương thời.
·
Cách thực
thi con đường sinh lộ của chúng ta cũng không giống hẳn Ấp Chiến Lược của nền Đệ
Nhất Cộng Hòa, vì chúng ta có 2 cộng đồng Hải Ngoại và Quốc Nội phải xây đựng để
làm nền tảng cho việc phát triển cộng đồng.
Xét lại thì thấy: Từ đời Hồng Bàng đến
nay cũng làm y chang như vậy.
Điển hình là: Ý niệm Rồng Tiên Khai Quốc, Tam Giáo Đồng Nguyên hay
Sùng Chính Viện là những bằng chứng hùng hồn khẳng định rằng: Người Việt phải tự
sáng tạo ra những gì cần cho nhu cầu của mình, ỷ lại là chấp nhận nô lệ (lời
Hoàng Đế Quang Trung).
Muốn sáng tạo thì phải có vốn Việt Học
sâu và rộng. Kiến thức càng cao bao nhiêu thì sáng tạo càng sáng giá bấy nhiêu.
Đó là sự vận hành thiên nhiên mà ta gọi là Triết Lý Vận Hành của sự việc.
Thực vậy, không học kỹ thuật của máy
móc thì làm sao có thể sáng chế được xe đạp chứ đừng nói tới máy bay, tầu bò.
²
Ø
Chú ý:
Tài liệu đọc thêm là “Chính Đề VN” để trong mục Trau Dồi Kiến Thức (3.10d), vì
quá dài nên tách riêng cho dễ tra cứu.
Trong chính đề Việt Nam
– Tùng Châu phổ biến cũng chỉ thấy nói những khó khăn gặp phải (nội tại cũng
như ngoại lai) mà không thấy nói học thuyết Nhân Vị ra ssao cả.
Hơn nữa bài viết vào năm
1965 là lúc bọn loạn tướng và người Mỹ đang muốn xóa bỏ Ấp Chiến Lược để thử
chiến dịch Phương Hoàng do Washington chủ xướng đặng còn hoàn chỉnh chiến thuật
diệt Cộng sản bằng bạo lực của họ trên toàn cầu; do đó phải viết làm sao đặng
còn được in thành sách.
Sách in 1.000 cuốn mà chỉ
bán được có 100 cuốn thồi (10%), cái đó chứng tỏ dân trí (về chánh trị) vẫn còn
thấp kém, mặc dù Mỹ và Chánh Quyền Quân Nhân không cấm đọc.
Đây là điều cho chúng ta
suy ngẫm lại là: Nhân Tài rất hiếm, đừng hy vọng tếu là khi Việt Cộng ra đi là
ta có đầy đủ nhân tài để canh tân đất nước.
Một điểm đáng chú ý khác
là: Chúng ta đang ở thời kỹ nghệ điện toán nên cái nhìn của tác giả cũng có phần
phải điều chỉnh lại.
Nghi vấn sau chót là
không hiểu vì lý do gì mà tác giả lại nghĩ rằng chủ nghĩa Cộng Sản chỉ là
phương thuốc chữa bệnh chậm tiến, sau đó họ (Nga và Tàu) sẽ vứt bỏ không thương
tiếc?.
Mặc dù tác giả vẫn biết
rằng Hồ Chí Minh (tên hiệu) cùng đảng Cộng Sản của ông ta đã nói rõ quyết tâm
tiến tới đại đồng với chủ nghĩa Tam Vô.
Nghĩa là không còn nước
Việt và dân Việt nữa. Khi đại đồng rồi thì chỉ còn một quốc gia là Đế Quốc Nga
Sô hay Trung C ộng
mà thôi; và lúc đó chỉ có một lãnh tụ duy nhất là ông Tổng Bí Thư mà người dân
không được bàu. Bằng chứng:
a.
Ngày mồng 2/9/1945 ông Hồ tự biên tự diễn, đăng đàn tự giới thiệu Chánh
Phủ Hồ Chí Minh mà không ai bàu gì cả và, ngay cả cái tên Hồ Chí Minh cũng là
tên hiệu ai tự xưng cũng được.
b.
Ông ta khinh dân đến độ chẳng thèm làm lễ nhậm chức và hứa hẹn điều gì với
toàn dân cả. Đúng Bác là một tên cướp quyền sống của toàn dân.
c.
Tháng Septembre 1945, ngay sau khi cướp chánh quyền chưa lấy gì làm vững
chắc mà “Bác Hồ” khi đến thăm trường tiểu học Trí Tri ở Hà Nội dám nói một cách
hăng say là: Bác quyết tâm đưa Việt Nam đến Xã Hội Chủ Nghĩa dù có phải hy sinh
3 thế hệ thì bác cũng sẵn sàng.
d.
Bác và đảng vẫn nói là: Làm việc theo khả năng, hưởng thụ theo nhu cầu,
con người là công cụ sản xuất ... Nhưng khả năng và nhu cầu cá nhân do đảng quyết
định; tức là lao động khổ sai!
Mà đảng là ai? Đảng là Bộ Chánh Trị toàn
là những tên ngu dốt Tam Đại Bần Cố Nông nên quyết định tương lai dân tộc và đất
nước thì Xuống Hố Cả Nước là đúng rồi!
e.
Bác và Đảng hô hào thoát ly gia đình để đi theo chủ nghĩa Tam Vô: Vô gia
đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo. Đã vô tổ quốc thì làm gì còn nghĩ đến thăng tiến
bằng người. Luân lý và danh dự là đồ xa xỉ của giai cấp tiểu tư sản, nói khác
đi là biến con người thành con vật.
²
Bây giờ xét đến mục đích
tiến tới học thuyết Nhân Vị.
Trước khi đi vào chi tiết,
chúng ta có thể dựa theo danh xưng mà suy đoán ra cha đẻ của nó muốn cái gì?
Tỷ dụ:
-
Ông Nguyễn Nhạc lấy niên hiệu là Thái Đức là ông muốn nói là ông không
có tài nhưng có Đức Lớn để thu phục lòng dân
-
Ông Nguyễn Huệ lấy niên hiệu là Quang Trung là ông muốn nói ông là tâm
tâm ánh sáng đem tài của mình cưúu dân giúp nước.
-
Ông Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là Gia Long là ông muốn nói ông là một kẻ
tiểu nhân chỉ biết trả thù cho dòng họ mà thôi: Gia là Gia Định và Thăng là
Thăng Long.
Khởi binh từ Gia Định và thành công ở
Thăng Long cho nên ông cho chuyện đào mả để trả thù cá nhân như Ngũ Tử Tư là
chuyện phải làm, còn dân tộc tiêu vong, lòng dân ly tán hay không là chuyện nhỏ.
Khi lên ngôi ông đã coi dân Bắc là ngoại
thù nên 3 miền có 3 đạo luật khác nhau, và tất cả 3 đạo luật đó đều dựa vào luật
của nhà Thanh đặt ra để áp bức dân Tàu bị trị.
Vậy ai nói ông có công thống nhất đất nước
thì nên xét lại; vì thống nhất đất nước mà không thống nhất được lòng người thì
gọi là kẻ cướp nước, THỐNG TRỊ bằng bạo lực.
Cần Lao là cần cù lao động
(trí óc cũng như chân tay), tức lấy sức lao động của mình làm chính.
Nhân Vị là vị thế của cá
nhân trong xã hội.
Như vậy nghĩa là muốn tạo
địa vị của mình trong xã hội thì tự mình phải dùi mài kinh sử để tự xây dựng lấy
chứ không thể mua bằng tiền hay uy quyền được. Nói theo học thuyết Rồng Tiên là
phải biết Tự Trọng và Cầu Tiến. Tự trọng là ý nghĩa của quốc hiệu Văn Lang và Cầu
Tiến là ý nghĩa cuả chủng tộc VIỆT.
Ø
Nhân vị khác xa với nhân bản. Nhân vị là tự mình tạo lấy cho mình một địa
vị trong xã hội. Còn nhân bản là quyền làm người của tôi đã có, không ai được
quyền tước đoạt để biến tôi thành con vật. Khi nguỵ biện để đả phá thì cứ nhập
nhằng giữa nhân vị với nhân bản
²
Nói cách khác chữ cần
lao nhân vị còn ngụ ý là phải biết Tự Lực và Tự Cường thì mới sống nỏi trong thế
giới văn minh đương thời.
Ý niệm này cũng nằm
trong hình ảnh 50 con (binh đội) theo mẹ lên núi ngăn chặn giặc thù phương Bắc
tràn xuống và 50 con (binh đội) theo cha ra biển để ngăn chặn giặc phương Bắc đốt
nhập đánh úp, vùng biên giới đều có đồn bóp sẵn sằng tử thủ. Đây là bức tranh:
“toàn dân kháng chiến, toàn diện đấu tranh trong thế liên hoàn tiếp ứng.
Chắc chắn là nhóm ông Ngô Đình Nhu không
ai đọc được thông điệp ký thác trong câu chuyện Lạc long – Âu Cơ, như vì có Tâm
Việt và Hồn Việt nên họ đã tương thông với tiền nhân, vì chuyện Rồng tiên chỉ
được giải mã vào năm 1988 trong ngày đại hội Văn Hóa tại Paris. Xin coi bài số 6: Rồng Tiên Khai Quốc trong
link nhanvanviettoc.blogspot.com
Chi tiết bài giảng:
Đã gọi là học thuyết thì
không thể nào nói trong một vài tháng là thông suốt. Phải có thày giảng, phải học
thấm thấu tuần tự từ bài một thì mới nhập tâm được.
Bài giảng đợt đầu thế
nào cũng bất cấp, nhưng sẽ được hoàn chỉnh vào những đợt sau.
Nội dung bài giảng chăch
cũng không khác chương trình Nhân Văn Việt Tộc là bao nhiêu. Nghĩa là phải giảng
về:
-
Việt Giáo: Học làm người Việt tốt, nghĩa là có Tâm
Việt có Hồn Việt, biết Tự Trọng và Cầu Tizến và biết sống cho mình và cho người.
Đây là những giá trị cổ truyền, lẽ dĩ nhiên phải nghiên cứu lịch sử Việt, Văn
Hóa Việt, ngôn Ngữ Việt như chúng ta đang làm. Trong ngôn ngữ có tư tửng và
phong cách con người; sau đó bổ sung cho hợp thời.
-
Việt Đạo là xây dựng Cộng Đồng sao cho có cuộc sống
hài hòa, lấy tình lấy nghỉa là trọng. Đó là mô hình Làng Xã ngày trước, nay gọi
là Ấp. Ngày xưa lấy tâm để kết hợp, lấy Đức để cư xử với nhau, lấy tình lấy
nghĩa để đùm bọc nhau (danh từ Đồng bào), thời ông Nhu chưa thấy nói tới mà chỉ
nói sơ qua là tự chủ kinh tế gia đình để có thực mới vực được đạo. Đó cũng là một
giải pháp xây dựng tình người, phát huy sáng kiến và kết hợp toàn dân.
-
Việt Triết là thay đổi cách ăn ở cho hợp thời, tức
cách mạng Văn Hóa bằng thay đổi Tư Duy, Canh tân Tư Tưởng bằng phương tiện giao
lưu văn hóa giữa ấp nọ với ấp kia trong toàn thể lãnh thổ. Ý kiến này cũng là một
phát minh hợp thời, ngày xưa không có vì phương tiện giao thông lạc hậu.
Tóm lại: Về phương diện lý thuyết thì cũng không
khác người xưa và chương trình Nhân Văn Việt Tộc là bao nhiêu.
Về phương diện áp dụng
lý thuyết vào thực hành thì khác người xưa và khác thời nay; vì phương tiện
truyền thông thay đổi.
Trước đó chúng ta bị
khoanh vùng nên không liên kết với các nước ở xa được.
Thời ông Nhu thì chúng
ta cộng tác với Thế Giới để giải quyết vấn đề Việt Nam liên quan đến thế giới.
Thời kỳ Điện Toán của
chúng ta thì chúng ta có hậu phương an toàn viớ 3 triệu dân; đó là tiềm lực của
đồng bào Hải Ngoại. Vậy thì tại sao chúng ta lại không tìm cách xây dựng đồng
bào Hải Ngoại để yểm trợ công cuộc đòi Tự Chủ của đồng bào trong nước?
Ngày xưa anh em Tây Sơn lấy vùng Cao Nguyên và dân Chiêm ở
vùng Nam Bàn làm hậu cứ để xây lực trong 10 năm trước khi thống nhất đất nước
và thống nhất lòng người trong vòng 6 tháng.
Vậy tại sao ngày hôm nay
chúng ta lại không thể xây dựng cộng đồng Hải Ngoại cho đàng hoàng để yểm trợ
cuộc vùng dạy trong nước?
Lẽ dĩ nhiên là chúng ta
không về nước để giải phóng cho họ như thời Tây Sơn, vì làm như vậy là chúng ta
khuyến khích tinh thần ỷ lại của người trong nước; nhưng chúng ta là lực tiếp
chiến và hậu cần cho họ lên tinh thần và tăng sức mạnh (tâm linh cũng như vật
chất) há chẳng tốt hay sao?
²
Lý do thất bại:
Học thuyết Cần Lao Nhân
Vị và Ấp Chiến Lược bị thất bại không phải vì đường lối sai lầm người dân khảng
tảng mà là vì không giải quyết được khó khăn ngoại lai trong thời chiến tranh lạnh;
hai khối thi đua sáng chế võ khí sát thường hàng loạt nên phải tìm nơi thử là
chuyện bình thường. ... Nga tấn công, Mỹ
đỡ đòn.
Tấn công thì chỉ có một
cách duy nhất là tràn sang đất đối phương để buộc đối thủ phải lâm chiến; khi
thua thì rút về hậu cần là nước bên cạnh (Lào và Campuchia).
Còn đỡ có 2 cách là dùng
võ khí mới để áp đảo đối phương, hai là tử thủ để đối phương không thể thử nghiệm
vũ khí mới sáng tạo được.
Tồng Thống Kennedy chủ
trương ăn miếng trả miếng nên bắt buộc phải phái hủy Ấp Chiến Lược và Học Thuyết
Nhân Vị để Việt Cộng xâm nhận rồi thử nghiệm chiến dịch Phượng Hoàng.
Phó Tổng Thống Johnson thì chủ trương thủ
cho chặt nên đường lối Ấp Chiến Luợc được tăng cường.
Rủi ro cho dân Việt là sau khi thảm sát
gia đình họ Ngô thì ông Kennedy bị ám sát, do đó ông Johnson lúng túng và thua
binh pháp Nga Sô, lúc đó (1980) toàn thế giới xôn xao lo sợ sự bành trước của đệ
Tam Quốc Tế Đỏ (giở lại trang sử thế giới thì rõ. Nước Mỹ rối loạn với tình trạng
Phản Chiến. Năm 1968 ông NIXON lên thay với nhiện vụ lui binh ở Việt Nam vì thế
nên mới có tháng tư đen (30/4/1975). Ông Nixon thay đổi chiến thuật “Lấy Kinh Tế
Chuyển Hóa Chánh Trị” để chuyển bại thành thắng bằng chương trình Việt Nam Hóa
chiến tranh và mở cửa cho phe Cộng chiếm miền Nam nên mới có thế giới ngày hôm
nay: Mỹ là siêu cường vô địch.
Lý do thất bại nằm ở bàn cờ quốc tế chứ
không phải ở lòng dân. Giá sau vụ Phật Giáo do Mỹ gây ra, người dân tinh khôn
kéo ùn ùn về Saigon ủng hộ đường lối người Cày Có Ruộng (tư hữu hóa người dân )
và Ấp Chiến Lược (nâng cao dân trí và dân khí) thì bọn loạn tướng chùn tay và
phe Kennedy yếu thế thì chúng ta klhông có ttháng tư đen.
Lời kết của
Tiến Sĩ
Nguyễn Ngọc Tấn viết cho ngày giỗ 2007 (coi phần Tham luận 3.10d).
Chủ-Nghĩa Nhân-Vị được xây dựng trên căn bản Tâm-Linh: đức-nhân
và lý-tưởng Thái-Hoà của Việt-Nho. Đứng trên mặt triết học nhận thức, nó nhận
diện và đề cao giá-trị và vị-trí của con người. Là một chủ-thuyết chính-trị, nó
chủ trương phát triển giá-trị và vị-trí này đến mức cao nhất; chính-quyền có bổn
phận tạo điều kiện thuận lợi và làm gương để hướng dẫn dân chúng (cá-nhân và cộng-đồng)
đạt đến mục tiêu này.
²[²
TRI TÂN:
Nay chúng ta phải làm gì để vượt qua
những trở ngại mà 10 thế hệ qua đã thất
bại trong việc đòi lại tự chủ và bảo vệ nó; không lý chỉ nói lý thuyết suông
hay sao?
Hành động
thứ nhất:
Kinh nghiệm tiên quyết chúng ta rút
ra được là: Phải xây dựng từ cá nhân và cộng đồng nhỏ trở lên thì mới không bị
phá vỡ như thời Hoàng Đế Quang Trung và Đệ Nhất Cộng Hòa. đã đặt tất cả lên vai
lãnh tụ rất là nguy hiểm.
Vì một lý do gì đó mà lãnh tụ chết
đi là công trình xây dựng tiêu tan thành mây khói.
·
Vì thế
nên chúng tôi mới phác họa sơ đồ Kỹ Thuật Bảo vệ Tự Chủ.
Kỹ thuật có nghĩa là cứ làm như thế
thì ắt có tự chủ, đi chậm nhưng vững chắc, đi mau dễ té. Có lãnh tụ giỏi thì
chúng ta đi nhanh, còn không thì toàn dân cũng tạm đủ sức chống chọi với khó
khăn ngoại lại.
Còn khó khăn nội tại thì chúng ta giải
quyết với nhau theo hướng dẫn của người xưa dựa trên Huyền Thoại Rồng Tiên Khai
Quốc để có xã hội hài hòa ít nhất là giữa người Việt với nhau.
·
Phải cố
gắng tự xây dựng cho mình tinh thần Tự
Trọng và Cầu Tiến. Trước khi biết sống cho người thì ta hãy cho mình làm
sao cho xứng đáng làm người Việt cái đã.
Người
Việt là người có Tâm Việt, có Hồn Việt, có tinh thần Tự Trọng và Cầu Tiến, biết
lịch-sử và văn-hóa của dân tộc Việt qua nền Việt Học
Hãy học những giá trị truyền thống căn
bản cần phải biết như cách xưng hô, cách giáo tế lịch lãm, cách Tế Lễ nói lên
nhân sinh quan của người sống đối với người chết, nghi thức hội hé, lễ lạc như
cưới xin tết nhất (mừng xuân hay Trung
Thu cần phải phân biệt ranh giới Việt và Tàu). Nếu có Cha Mẹ
hay Thày Cô hướng dẫn thì tốt, còn không thì tự tìm về nguồn bằng máy vi tính.
Muốn đi vào kho tàng văn-minh và văn-hóa
của người Việt thì phải biết tiếng Việt và chữ Việt. Nếu đọc được chữ Nôm hay
chữ Tàu thì càng quý, còn không cũng không thiệt lắm đâu.
Các em sinh trưởng ở hải ngoại học
thêm tiếng Việt cũng chẳng khó. Mà các em trẻ trong nước phải học thêm ít nhất
là tiếng Anh, tiếng Pháp để thấu đáo lịch sử của cha ông và sinh hoạt toàn cầu
là những điều cần phải cập nhật, đừng bịt mắt bưng tai chối bỏ những biến chuyển
quanh mình.
²
Ngày hôm nay dân tộc Việt thì chỉ có
một dù sinh sống ở Hải Ngoại hay Quốc Nội; nhưng cộng đồng Việt thì có 2 cái phải
xây dựng 2 cách khác nhau.
Việt giáo
thì có một nhưng về Việt Triết thì
có 2, vì sinh sống ở 2 môi trường khác nhau. Cái khó là làm sao để 2 cách sống
và suy nghĩ đó hỗ tương cho nhau chứ đừng đối nghịch nhau.
·
Nếu ta chỉnh trang Vi ệt Giáo, Việt Đạo và Việt Triết ăn khớp với
nhau thì lúc đó dân Việt sẽ có Việt Lực đủ mạnh để giải quyết mọi trở ngại nội
tại cũng như ngoại lai. Nếu có thành phần lãnh đạo giỏi thì tiến mau, con không
thì tiến chậm chứ không bị nô lệ người.
²
Một tỷ
dụ cần 3 điều kiệu tốt cho dễ hiểu:
Chúng ta muốn đi từ Hà Nội đến Paris bằng lộ trình hàng
không cùng những trở ngại dọc đường mà chúng ta đã biết trước gìờ bay và giờ tới
cho chuyến bay bình thường.
Chúng ta cần:
1)
Máy bay
tốt xuyên đại dương; đó là phương tiện chuyên chở hành khách (cơ cấu xã hội hoàn
chỉnh, không tan rã nhiều hay ít).
2)
Hành khách
phải có kiến thức tối thiểu để đừng vô tình có hành động phá hoại chuyến bay
chung (tức là người dân có kiến thức cao về cuộc sống tập thể) và đừng để bọn
không tặc phá hoại.
3)
Phi hành
đoàn phải được huấn luyên kỹ thuật căn bản điều hành chuyến bay và trở thành
chuyên nghiệp (tức thành phần lãnh đạo phải được đào tạo đúng mức). Nếu gặp Phi
Công giỏi thì bay nhanh hơn dự định, còn Phi Công dở thì tới trễ hơn chứ không
lạc hướng hay bị rớt vì trở ngại ngạo cảnh.
Trong
một đất nước cũng vậy; nếu người dân tinh khôn, cơ cấu vận hành tốt thì dù có lãnh
đạo tồi thì chúng ta cũng vẫn bảo vệ được sự Tự Chủ là cái đích của mọi thời đại.
Không có tự chủ thì không canh tân được con người và phát triển được đất nước.
Ø
Đây là
đường đi của chương trình Nhân Văn Việt Tộc: Đào tạo nhân tố tốt để toàn dân cùng
nhau xây dựng lại cơ cấu xã hội đã hoàn toàn bị tan rã, phục hồi lại nền Việt Học
để xóa hẳn văn hóa suy đồi, tư duy nô lệ, mất gốc.
Ø
Sau khi
được trang bị đầy đủ hành trang căn bản của nền Việt Học thì toàn dân tự huấn
luyện cho mình những nhóm lãnh đạo có Tài, có Đức ra gánh vác việc nước vì NGHĨA
chứ không phải vì danh vọng hay tiền tài để giúp nước cứu dân (đó chính là kẻ SỸ
hay HIỀN TÀI). Giống như con chim khi đã biết bay rồi thì tự nó kiếm sống.
Đây cũng là nguyện vọng của Viện Sùng
Chính của Hoàng Đế Quang Trung, Phong trào Đông Du của cụ Phan B ội Châu và Ấp Chiến Lược cùng
học thuyết Cần Lao Nhân Vị của nhà Triết Học Ngô Đình Nhu.
Người xưa thất bại thì nay chúng ta
khai dụng kỷ nguyên điện toán, đừng đi vào vết xe đổ là ỷ lại vào Lãnh Tụ, khi
Lãnh Tụ chết đi thì toàn dân lại trở về như cũ.
Cũng đường đi này nhưng chúng ta huấn
luyện từ người dân để toàn dân tình nguyện xây dựng lại một xã hội tốt lành cùng
những nhóm lãnh đạo Tài Ba và Đức Độ. Trăm hay không bằng tay quen, cứ bắt tay
vào việc thì sáng kiến sẽ nảy sinh để vượt qua mọi trở ngại.
Hãy
nghĩ dân Việt là người thông minh như người Mỹ, người Nhật, người Pháp; vậy tại
sao ta lại chịu thua kém người? Hiền Tài thui chột chẳng qua vì sinh sống trong
môi trường xấu. Thay đổi môi trường xấu là việc phải làm khi toàn dân ý thức được
rằng mình đang sống trong đống bùn nhơ rác rưởi của nhân loại, thì lúc đó mới có
ý chí dấn thân cho đại cuộc.
Không tới đích Tự Chủ:
Ngược lại, nếu 1 trong 3 điều kiện đó
không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi thì tất cả chuyến bay sẽ rớt và chết chùm cả
đám; và không bao giờ tới đích Tự Chủ được cả..
Nếu:
a) Máy bay yếu thì sẽ rớt giữa đường: Không tới
đích Tự Chủ.
b)
Nếu có
không tặc thì máy bay nổ và rớt giữa đường: Không tới đích Tự Chủ.
c)
Phi
đoàn hành là những tay cà chớn (người ngu lãnh đạo) thì lạc hướng và rớt vì hết
nhiên liệu: Không
tới đích Tự Chủ.
²
Ở đây soạn giả chỉ xin đề ra một
phương án xây dựng cộng đồng Hải Ngoại, lẽ dĩ nhiên là thiếu sót cần nhiều sự
đóng góp và hoàn chỉnh khi đem ra thi hành. Vạn sự khởi đầu nan.
Việt
Giáo:
Sống sao cho xứng đáng làm người Việt
tốt có những đặc tính sau đây: Tâm Việt,
Hồn Việt, Tự Trọng, Cầu Tiến, sống cho mình và sống cho người.
Ngoài ra còn phải có trách nhiệm dạy dỗ con cái đừng để chúng mất gốc.
Việt Đạo :
Xây dựng cộng đồng hài hòa với tình
và nghĩa
Việt Triết :
Cập nhật hóa nền Văn Hóa Việt sao cho
phù hợp với văn minh thời đại để đi đâu người ta cũng kính trọng và nể vì dân Việt.
Ø
Bị họ
coi khinh hay coi thường là lỗi ở ta không biết cách xử thế.
Hãy can đảm nhìn nhận cái nhầm của
mình bằng tinh thần lắng nghe và phục thiện bằng tư duy độc lập thì mới trở
thành người đáng kính nể. Lắng nghe chỉ là kiên nhẫn ghi nhận ý kiến người khác,
còn đúng hay sai là tùy óc phán đoán độc lập của mình (Tư Duy độc lập)
[
Xây dựng con người và cộng đồng hải
ngoại
Điều thứ nhất: Tự xây dựng mình thành người tốt, nghĩa là đi đâu
cũng được người ngoài nể vì, hàng xóm mến yêu.
Ø
Nên nhớ
là tốt xấu, giỏi dốt là người ngoài phê bình chứ không phải là mình tự phê.
Điều thứ nhì: Đừng làm giàu, hãy làm vừa đủ ăn để dành thì giờ dậy
con cái thành người Việt tốt như đã nói ở trên. Con cái mất gốc là lỗi ở bố mẹ.
Ø
Không nên
ngăn cản hôn nhân dị chủng, nhưng có bổn phận phải duy trì Văn Hóa Việt thay
cho tự nguyện đồng hóa với người. Nói rõ hơn là: Chối bỏ cội nguồn là điều
không nên vì mình không phải là đứa con hoang, không cha không mẹ nuôi dưỡng để
thành người tốt.
Điều thứ ba : Xây dựng tình người bằng sinh hoạt định kỳ của một
tổ chức cùng sở thích năm ba người mà ta gọi là hội đoàn nhỏ, để con cái có chỗ
chơi đùa với bạn cùng lứa tuổi và tập cho quen tinh thần tập thể: Đùm bọc nhau
thay cho cuộc sống cô độc nó đưa đến tính ích kỷ.
Ø
Hội vẽ,
hội ca, hội đá banh, hội văn chương, hội du ngoạn, hội ẩm thực.......
Điều thứ tư: Sinh hoạt hội đoàn nhỏ bao giờ cũng dễ hơn là nhiều
cha con khó lấy chồng.
Khi hội đoàn nhỏ sinh hoạt có nề nếp
rồi thì thành lập Liên Hội với nhiệm vụ là:
·
Phải
thành lập nơi giữ trẻ vào cuối tuần để bố mẹ yên tâm đi làm công việc
riêng. Người giữ trẻ phải chuyên nghiệp để xây dựng mầm non cho tương lai. Thù
lao phải lấy tương xứng với khả năng nghề nghiệp.
Ø
Tiền
thì bố mẹ không tiếc mà chỉ sợ trao trứng cho ác.
·
Phải
thành lập Ban Việt Học để huấn luyện người Việt tốt cho mầm non. Thày và Cô
phải là người có trình độ và yêu nghề Khai Tâm cho mầm non; ngược lại phải lấy thù lao cao, vì đây là đào tạo
nhân tài cho nòi giống; mặc dù sau này các em không nghĩ đến đất nước nhưng các
em sẽ đóng góp phần mình cho xã hội tiếp cư bằng cách xây dựng cuộc sống hài
hòa để họ đừng khi khi người Việt như ngày hôm nay.
Ø
Nếu thiếu
tài liệu thì vào Web Site: www.nhanvanviettoc.blogspot.com,
lấy xuống và giảng dạy cho chu đáo, nhập tâm con trẻ; đó là mục tiêu phải tiến
tới.
·
Hàng
năm phải tổ chức:
1.
Cuộc
thi ăn giải để phổ biến văn hóa (nếp sống thanh tú) của dân Việt trên khắp 5
châu.
2.
Trao đổi
thăm viếng để giao lưu văn hóa và mở rộng kiến thức thì mới có tình đồng bào được.
3.
Cứ đến
ngày 30 tháng Tư trao đổi thông tin trên mạng để báo cáo thành tích của Liên Hội
mình với các Liên Hội bạn; đồng thời cũng nhắc nhở tại sao các em lại có mặt ở
đây: Lý do bỏ nước ra đi vì chánh trị chứ không phải vì đói rách tha hương cầu
thực.
Được như vậy đã là một điều đại phúc
cho dân Việt vậy. Thật vậy:
A.
Ngày
trước anh em Tây Sơn
lấy vùng Nam Bàn (Tây Nguyên ngày nay) của người Chiêm làm chiến khu hậu cần tu
luyện nghĩa
quân người Chiêm để giải phóng cho dân Việt với trận đánh oanh liệt
để đời là trận Rạch Gầm-Soài Mút và trận Đông Đa.
Coi thêm bài số 2.06: Nhà Tây Sơn – Chúng ta học hỏi
được gì của anh em tây Sơn ?
ü
Link:
www. nhanvanviettoc.blogspot.com
B.
Ngày
nay chúng ta há chẳng biết noi gương anh em Tây Sơn để xây dựng xây dựng hậu phuơng Hải Ngoại và tu luyện nghĩa binh Tỵ Nạn Cộng Sản để làm nơi tựa lưng vững
chắc cho đồng bào Quốc Nội giành lấy sự Tự Chủ của họ trong tinh thần đồng Bào:
No đói, vui buồn hay hoạn nạn đều có nhau hay sao?
----------------------------------------
Bài số 3.10c:
Tư tưởng Ngô Đình Nhu qua
học thuyết Cần Lao Nhân Vị
và Quốc Sách Ấp Chiến Lược
PHẦN
THAM LUẬN
Tài liệu lấy trên Web Site
Tài liệu
thứ nhất:
Nguy
hiểm của tiến trình xâm lăng tiệm tiến.
Cần
biết để thoát hiểm
Tài liệu
thứ nhì :
Học
Thuyết Cần Lao Nhân Vị, lý thuyết và hành động.
Cần
biết để khai thác
[
Tài liệu
thứ nhất: Nguy hiểm của XÂM
LĂNG TIỆM TIẾN
(cướp
nước theo tiến trình vết dàu loang)
Ghi
ngày 03/08/2015. Nhân khi viếng thăm bảo tàng viện
Quốc Gia ở Đài Loan thấy ghi như sau. Mặc dù nói theo tư tưởng kẻ cả (xâm lăng
lại nói là đi khai phóng cho người), nhưng cũng có ít nhiều trung thực vì họ không
nói rõ nguồn gốc nhà vua thuộc chủng tộc nảo và biên cương tới đâu. Đây chỉ là các Triều Đại trên đất Hoa L ục, khi thì tự chủ khi thì bị
xâm lăng hay đi xâm lăng người.
Họ lờ đi là: 2.879BC ở Giang Nam (phía nam Dương T ử) đã có 3 nước: Ngô, Sở
và Việt rồi!
------------------------------------------------------------------
LATE NEOLITHIE age (băng tuyết) c.a. 6200 - 2070BC VÙNG GIANG NAM
XIA (Du Mục+Nông Nghiệp sống hỗn hợp) c.a. 2070 - 1600BC & 2.879BC lập
nước VĂN LANG
SHANG (Nhà Thương 1500BC; Ân: 1300BC)
c.a. 1600 - 1046BC Người Việt sống trong
Liên Bang.
ZHOU (nhà
CHU-tiếng Tàu , nhà CHÂU-tiếng Việt) HÙNG
VƯƠNG (2.879-257BC)
Western ZHOU (Tây Chu) c.a. 1046 - 771BC Từ Tây Giang (Hongkong) đến đèo
Eastern ZHOU (Đông Chu) 700BC - 221BC Hải
Vâ n / Xuân Thu - 7 Quốc Chiến
And Warring Stades Periode (Xuân Thu-Thất Quốc) Câu Tiễn diệt Ngô (#600BC)
---------------------------------------- ----------
QIN (Nhà TẦN, Tần Thủy Hoàng Ðế) 221BC - 207BC Nhà THỤC (257BC-207BC)
HAN (nhà Hán)
Nhà TRIỆU (T. Ðà,
207-111BC)
-
Werstern HAN (Tây HÁN) 206BC - 8 C .E
(Việt Vương / Vũ Ðế 181BC)
· XIN (Mãng Vương 111BC?) 9 - 24 - Mãng Vương đánh Tràng An vào
-
Eastern HAN (Đông Hán) 25 - 220 111BC chứ không phải 9AD!
Trưng Nữ Vương c/Tô Định 40AD
Three Kingdom (Tam Quốc) 220 - 280 Bà
Triệu (248AD), Sĩ Vương
(Sĩ Nhiếp độc lập)
JIN (Nhà Tấn, con Tư Mã Ý)
Giao Châu độc lập
-
Western JIN (Tây Tấn: loạn 50 năm) 265 - 316 Giao Châu độc lập
-
Eastern JIN (Thua nên di về Nam Kinh) 317
- 420 Giao Châu
độc lập
Northern
and South Dynastie (Nam-Bắc Triều)
316 - 586 Nam/Bắc
Triều, Giao Châu độc lập
SUI (Nhà Tùy) 581
- 618 sau đó nô lệ nhà Ðường
(621 - 885)
TANG (nhà Đường) 618 - 907
(#800AD Nước Chiêm xâm chiếm
tới Bố Chánh - Quảng Bình)
²²²²²
²²²²²
Five Dynastries and Ten Kingdom 907AD
– 960AD Lý Nam
Đế (544) Ngô Quyền (939)
(Ngũ Quý/ phía
NAM và Thập Quốc/phía BẮC) Đinh Tiên Hoàng Đế (968)
Nhà Tiền Lê (Lê Ðại Hành - 980)
SONG (nhà TỐNG) :
-
Bắc Tống 960-1126 Nhà
LÝ (Lý Công Uẩn - 1010AD)
-
Nam Tống 1127-1279
YUAN (Nguyên – Mông Cổ; ngoại xâm) 1271
- 1368 Nhà
TRẦN (Trần Cảnh - 1225AD)
MING (Minh - người Ngô) 1368 - 1644 Nhà
HỒ (1400) - Hậu LÊ (1427AD)
QING (Thanh – Mãn Thanh; ngoại xâm) 1644 - 1911 Mạc,Trịnh/Nguyễn,TâySơn/Gia Républic of CHINA (Tam Dân) 1911
C .E… Long + Nô lệ: Pháp, Việt Cộng
(Nga và Tàu)
--------------------------------------------------------------------
Ø
Chủ nghĩa TAM DÂN
(Sinh, Chủ, Quyền) do Tôn D ật
Tiên (Tôn Văn ,
hay Tôn Trung Sơn )
đẻ ra. Tôn D ật
Tiên là người Hoa gốc Việt, chánh quán ở Quảng Đông, tức vùng Lạc Việt khi xưa
thuộc nước Văn Lang của Liên Bang người Việt; theo chế độ Lãnh Vương, tức Dân
Chủ Phân Quyền.
--------------------------------------
Nhắc nhở đôi điều:
Muốn chống
cuộc xâm lăng tiệm tiến thì người dân phải biết 3 điều căn bản sau đây:
- Sự nguy hiểm của cuộc
xâm lăng diệt chủng này.
- Cách chống đỡ của tổ
tiên: Lắng nghe những khuyến cáo của danh nhân đất Việt đã từng cầm vận mệnh
toàn dân như Ðức Thánh Trần, Quốc Sư Nguyễn Trãi.
- Tìm hiểu lịch trình
biến thái tự nhiên của loài người vì nhu cầu sinh sống để biết cách chống đỡ
thì mới tồn tại được.
Ỷ lại
vào người là trao trứng cho Ác, trao sinh mạng của ta cho người quyết định được
sao hay vậy như Việt Cộng đã và đang hô hào: Con người là công cụ sản xuất nên
mọi việc đã có Bác và Ðảng lo, người dân chỉ cần biết tuân lên là yên thân trâu
ngựa.
Vì phải
có tư duy độc lập thì mới tự giải quyết việc nước của dân tộc mà mình là một
nhân tố, nên toàn dân phải thấu triệt và nắm vững 3 điều căn bản ở trên để đừng
bị con buôn chánh trị lợi dụng.
Do đó mới
có bản phúc trình này để thức tỉnh những người "ngu lâu" (lời của Bùi
Tín) hãy mau mau về với dân tộc để sớm thoát cảnh Hán Hóa một cách tiệm tiến đang
diễn ra trên quê hương ta (Việt Nam còn hay mất? - Nhạc Việt Khang (đi tù vì có
tư tưỏng này)
Lời thánh nhân đất Việt:
Ðức
Thánh Trần nói: Giặc đến ào ào như vũ như bão, như lửa cháy chống đỡ dễ hơn là
giặc đến từ-từ từ trong tâm đến ra (trường hợp xã hội Việt dưới Triều Việt Cộng).
Quốc Sư
Nguyễn Trãi (linh hồn kháng chiến Lam Sơn) dạy: Ta dây mưu phạt công tâm, không
đánh mà người phải khuất (hãy thức tỉnh người dân về tình trạng nguy kịch của đất
nước: diệt giặc thì sống, dung túng thì chết)
Nhân nào thì Quả nấy:
Hãy
nghiệm mà xem:
Ở đời không có cái gì huyền bí cả vì: Cây cam sinh ra trái cam, cây chanh sinh
ra quả chanh nên việc gì cũng thế, biết thì dễ còn không thì khó vì phải đấu võ
mù trước địch thủ mưu mô xảo trá. Thành công là do kẻ thù tính nhầm chứ chẳng
phải ta giỏi giang chi.
Vì thế
nên cần phải nhập tâm 3 điều căn bản ở trên để tự mình tính đường đi cho mình.
Nếu chưa biết thì phải học kinh nghiệm người xưa để tìm cách thoát hiểm vì Toàn
Dân Giữ Nước chứ Không phải Việt Cộng giữ nước.
Tổ tiên đã dạy nhiều lần về thuyết
NHÂN QUẢ qua chuyện Bó Ðũa hay chuyện Thày Bói Sờ Voi để ngụ ý nói rằng:
P Dân tinh khôn thì nước được
nhờ. Dân u mê ỷ lại thì khổ cho con cháu.
P Cha ăn mặn thì con khát
nước, cha giết người thì con đền mạng.
Những
câu châm ngôn như vậy thì đầy dãy trong văn học dân Việt; chịu khó suy nghĩ thì
sẽ thấy sự thâm thúy trong lời nói của tiền nhân.
v
Lịch
trình xâm lăng tiệm tiến:
Mục đích của bản tường trình là viết để ghi
nhớ về tiến trình xâm thực của loài người. Mới đầu tá túc sau chiếm đoạt. Chủ đích
là tìm hiểu sự xâm thực đất đai khi xã hội bành trướng từ ngày có cuộc sống quần
cư do sự tự làm ra thực phẩm. Tức là từ 15.000 năm cách đây (lấy mốc thời gian
là năm 2000) mà người ta gọi là nền văn minh Hòa Bình, nền văn minh đầu tiên của
nhân loại, phát xuất từ Phi Luật Tân vòng xuống đến bán đảo Mã Lai mà lúc đầu
người ta lầm tưởng là phát xuất từ Úc Châu.
Ðể biết rõ tiến trình tiến hóa, thiết tưởng
nên định lại cho rõ nguồn gốc và ý nghĩa của danh từ kép liên hệ tới bài viết
như: Văn Minh, Văn Hóa và Văn Hiến.
Văn minh:
Vì tạo hóa bất công, sinh ra con người
không có khả năng kiếm mồi nên bộ óc phải đẻ ra dụng cụ để bổ xung cho khiếm
khuyết. Vì đói ăn thường xuyên nên phải sáng tạo ra dụng cụ cần cho cuộc sống;
sự sáng tạo này được gọi là Văn Minh của loài người. Chỉ có loài người mới
có văn minh mà thôi.
Mới đầu là mài cục đá cho sắc cạnh để xẻ da
thú vừa mới chết, vì móng tay và răng không đủ sức xẻ da cắt thịt. Ðể thịt rữa
da khô thì hết ăn.
Người ta vừa mới kiếm ra được 2 cục đá mài
này ở vùng KENYA trông ra Ấn Ðộ Dương (phía tây nam SOMALIE). Ðo hàm lượng
phóng xạ của rêu bám bên ngoài bằng Carbon14 (14 électrons thay vì 6 électrons
như carbone hóa trị 4) thì định được niên kỷ khai sinh của rêu là 3 triệu năm
trước đây.
Văn minh là nguồn gốc của xã hội quần cư có
cách đây khoảng 15.000 năm. Từ đây mới có nhu cầu phát sinh ra tiếng nói để
truyền đạt kinh nghiệm và trao đổi tư tưởng cho nhau; và đồng thời tạo ra cung
cách sống tập thể mà ngày hôm nay chúng ta gọi là Văn Hóa
Văn hóa:
Tức thay đổi cách ăn ở cho hợp thời một
cách đẹp đẽ (đi từ chữ Phong Hóa mà ra: Phong là cách ăn ở như Phong cách,
Phong độ, Phong lưu ..... Hóa là thay đổi). Vì nhu cầu sinh sống tập thể nên xã
hội quần cư tạo ra Văn Hóa (nếp sống tập thể). Vì có văn hóa nên cộng đồng thăng
tiến đến độ phải lập binh đội để xâm lăng hay tự vệ. Tức là ý thức quốc gia bắt
đầu hình thành ở thời đại binh khí làm bằng đồng, tức khoảng 3.000BC. Khi hình
thành quốc gia thì phải có bản văn quy định trách nhiệm, bổn phận và quyền hành
của tất cả các thành viên trong cộng đồng mà ngày hôm nay chúng ta gọi là Văn
Hiến.
Văn hiến:
Văn Hiến chỉ là bản văn xuông, định rõ mục
tiêu phải tiến tới trong một cộng đồng được gọi là Quốc Gia. Thi hành Văn Hiến
là nhiệm vụ của cơ quan hành pháp; muốn Văn Hiến có giá trị thì phải đẻ ra Luật
Pháp. Muốn tránh cảnh tùy nghi giải thích câu văn trong Luật Pháp thì phải có
Thông Tư, Nghị Ðịnh để cấp thừa hành thi hành cho đúng với ý nguyện của bản văn.
²
Trong thực tế, con người được sinh ra do
môi trường thuận tiện ở Kenya (phía nam Somalie ngày hôm nay) từ 4 triệu năm
nay; lấy năm 2000 làm mốc thời gian.
Vì da mỏng lại không có lông để chống lạnh
nên chỉ sống được trong vùng nhiệt đới bằng cách ăn trái cây (hái, lượm) hay
tôm cá mắc cạn. Chạy thì chậm, vồ mồi thì hụt nên phải phân tán nhỏ để kiếm ăn.
Tối ngủ trên cây, về sau tinh khôn nên ở trong hang rồi dựng nhà sàn để ở.
Lúc đầu chưa biết nói, chưa có quần áo để
chống nóng lạnh nên đời sống rất là vất vả như loài thú vậy.
Theo tài liệu khoa học ngày hôm nay (2015)
lấy từ các thành quả nghiên cứu của các trường đại học trên thế giới thì cuộc sống
được chia ra làm những thời đại ước đoán như sau:
- Hoang sơ : Có sao sống vậy như loài thú: Sống theo
phương tiện trời cho từ 4 triệu năm đến 3 triệu năm cách đây.
- Ðá mài:
Biết mài đá để cắt da thú, vào khoảng 3 triệu năm cách đây.
- Ðá cuội:
Lấy đá ném gà, thỏ rồi chạy lại vồ mồi (chưa biết niên đại khởi thủy).
- Ðá ghè hay đá chẻ: Ðập đá tảng cho vỡ thành những cục cầm vừa
bàn tay. Ðây là thời kỳ tình cờ kiếm ra lửa bằng hành động lấy 2 hòn đá đập
mạnh vào nhau, lửa tóe ra bắt cháy vào lá khô (chưa biết niên đại khởi thủy).
- Ðồ đất:
Lấy lửa nung đất thành nồi luộc tôm, luộc cá, luộc lúa để húp cháo. Sau đó
nhận thấy rằng ngũ cốc là thực phẩm lưu trữ phòng khi đói. Ðồ đất, tức đồ
gốm như bát đĩa mà ngay hôm nay chúng ta vẫn dùng. Chưa rõ niên đại, nhưng
ít nhất là phải có trước 20.000 năm cách đây. Chỉ vì đói nên vớ được gì
thì luộc nấy, luộc ngô, khoai, sắn và lúa để húp cháo rồi nghiệm ra rằng
ngũ cốc là lương khô bảo đảm thực phẩm tránh đói.
- Nông nghiệp cách đây 15.000 năm phát xuất từ vùng viễn
đông (tức Phi Luật Tân xuống đến bán đảo Mã Lai.
Lúc này là thời kỳ băng tuyết, con người đã biết ngắm sao để
định mùa cầy cấy bằng cách phát minh ra Miêu Lịch (nay ta gọi là Việt Lịch, Việt
lịch không phải là Âm Lịch tính theo mặt trăng hay Dương L ịch tính theo mặt trời).
Miêu lịch có sau niên đại nông nghiệp nên ước đoán có sớm lắm là vào khoảng
13.000 trước đây
Lúc ban đầu thì nước đóng băng tuyết từ Phi
Luật Tân đến Trung Ðông, ở vùng Trung Ðông phát sinh ra nghề Du Mục để sản xuất
thực phẩm tươi, trung tâm phát triển là IRAN ngày hôm nay. Sau đó cứ di theo
cánh đồng cỏ (STEPPES) để nuôi gia súc nên một nhánh tách sang hướng Tây lập
thành các quốc gia Tây Phương ngày hôm nay. Còn nhánh khác di qua phương Ðông
theo đường Tơ Lụa từ A Phú Hãn, tiến qua Kazakhstan, Mông Cổ, Mãn Châu đến Triều
Tiên thì gặp biển nên phải tiến xuống phía nam và trụ lại ở lưu vực con
sông Hoàng Hà. Lúc đó nơi đây đã có dân nông nghiệp khai thác ruộng đồng
mà ngày hôm nay chúng ta gọi là con cháu Ðế Nghi. Ở vùng này không có Steppes
cho ngựa, bò, cừu ăn mà chỉ có đồi cỏ và ruộng nương mà thôi, do đó phải chung
sống hiền hòa cùng thổ dân nông nghiệp. Coi lịch sử thổ dân ở Ðài Loan ở đoạn
dưới thì rõ.
Chữ Ðế Nghi chính thức phát xuất vào khoảng
600BC trong chuyện Rồng Tiên khai quốc, sau khi Việt vương Câu Ti ễn hội nhập nước
Ngô vào nước Việt (Văn Lang) để chấm dứt mối thù dai dẳng Ngô-Việt. Ðây là bản
văn xuôi Diệt Ngô Ðại Cáo được lưu truyền dưới dạng huyền thoại vì lúc đó chưa
có giấy mực và chữ viết.
Giấy chỉ có ở thời đại đồ sắt cứng (sau đó
vài chục năm), có cưa và dao để cưa tre và chẻ lạt; rồi đan thành mành-mành và
viết lên đó. Ði đâu thì cuốn lại rồi sách đi theo nên mới có danh từ Cuốn
Sách, rồi đến Tập Sách (người đời sau ra luật là 100 tờ giấy được gọi
là một tập giấy), sau mới đến Quyển Sách để nói đến một vấn đề mà không định
số lượng tờ giấy là bao nhiêu cả.
Ngày hôm nay chúng ta vẫn gọi theo thói
quen là Cuốn Sách, Tập Sách và Quyền Sách mà không để ý tới nguồn gốc ý nghĩa của
mỗi ngôn từ; mặc dù chúng ta dùng ngôn từ rất chỉnh theo thói quen mà không biềt
rõ nghĩa của nó.
Chúng ta chỉ biết phân biệt giữa Sách và Vở
mà thôi. Vở là mình viết cho mình đọc, còn Sách là mình viết cho người đọc.
Lúc đó (#600BC), ông Câu Ti ễn là lãnh vương
vùng Quảng Ðông ngày hôm nay, vùng đất này là một tiểu bang trong Liên Bang Việt
mang quốc hiệu là Văn Lang.
Chuyện ông Câu Ti ễn nếm cứt vua Ngô
Phù Sai là có thiệt, nhưng lại là lưu manh nếm bên cạnh đầu ngón tay chấm cứt bằng
cách lấy cái dẻ cầm tay trái đưa lên miệng cùng với đầu ngón tay chỏ chấm cứt.
Coi thêm chuyện Rồng Tiên Khai Quốc, bài học số 06 trong link : www.nhavanviettoc.blogspot.com.
- Thời đại đồ Ðồng: Ðồ đồng được dùng làm vũ khí cách đây khoảng
6.000 năm.
Ðó là thời kỳ thành lập Binh Ðội để xâm lăng
hay tự vệ cùng với học thuyết xâm lăng hay tự vệ để kéo chính nghĩa về bên
mình. Năm 2.879BC là năm thành lập 3 quốc gia đầu tiên trên thế giới để
choảng nhau là sáng kiến của con cháu Lộc Tục. Ðó là: Nước Ngô (vùng Giang Nam)
với thuyết Thiên Tử để đi xâm lăng, sau này ông Khổng Tử đẻ ra thuyết Thiên Mệnh
để bổ xung.
Nước Sở (vùng Tứ Xuyên với thuyết Vô Vi) và
nước Việt (từ con sông Tây Giang chảy qua Hương Cảng đến tận đèo Hải Vân) với
thuyết Rồng Tiên khai quốc còn lưu truyền cho tới ngày hôm nay. Ngô và Sở thuần
chủng, còn Việt là Liên Bang (15 bang) với quốc hiệu Văn Lang.
- Thời đại đồ Sắt: Bắt đầu vào khoảng 550BC, biết làm mành
mành để viết lên trên nên đây là nguồn gốc của nền văn minh hiện đại.
Trong thời đại này phát minh ra cẩm thạch (đồ trang sức làm bằng đá quý).
- Thời đại đồ Thép (luyện sắt thành thép cứng): Vào khoảng thế
kỷ thứ 16 sau công nguyên, (tức #1.500-1.600). Ðây là thời kỳ phát minh ra
máy chạy bằng hơi nước.
10.
Thời đại kỹ nghệ (thế kỳ thứ 19: từ 1.800-1.900) như chúng ta đã biết, nảy
sinh ra phong trào đi chiếm thuộc địa với phương tiện di chuyển là tầu đi biển
chạy bằng hơi nưới (động cơ) thay cho buồm dùng sức gió. Biến tầu hơi nước
thành tầu chiến chạy bằng dầu cặn (Gaz Oil).
11.
Thời Nguyên Tử: Bắt đầu từ 06 Août năm 1945 với 2 quả bom trên đất Nhật,
khơi mào cho thời kỳ thi đua vũ khí và lò điện Nguyên Tử bất kể thiệt hại ra
sao cho môi trường sinh sống của chính người dùng nó để vô tình hay hữu ý tàn
phá trái đất
12.
Sau đó là thời kỳ Ðiện Tử: Bắt đầu phát triển vào năm 1966 cho đến nay như chúng ta đã
biết. Thời kỳ này thay đổi hẳn cách sinh sống và cách suy nghĩ của nhân loại;
vì bạo lực chỉ tàn phá môi sinh, phương tiện sản xuất chứ không thể giải suyết được
vấn đề nhân mãn.
Trong tương lai vấn đề biên giới và giá trị
của chủng tộc như thời kỹ nghệ sẽ mờ dần để thay thế cho vấn đề Nhân Bản, Nhân
Sinh và Nhân Mãn cần phải giải quyết.
Lý do: Nếu lúc này con người vẫn
cứ tiếp tục đối xử với nhau bằng bạo lực, không còn tình nghĩa thì thật là rất
nguy hiểm cho nhân loại.....Tức khí sát hại nhau để cuối cùng thắng thua gì thì
cũng chết cả, chỉ vì thiếu dưỡng khí để thở và thiếu nước để uống.....Chúng
ta đã và đang thấy tình trạng ô nhiễm môi sinh (pollution) do văn minh vật chất
tạo ra mỗi ngày mỗi nhiều đã đến mức báo động đỏ rồi mà vẫn chưa ngưng.
Vậy thì người Việt chúng ta, nạn nhân của văn
minh vật chất qua cuộc chiến thử vũ khí vừa qua trên đất mình, học hỏi và rút
ra những kinh nghiệm gì đây để đưa ra đề án (hay học thuyết) đem an bình đến
cho nhân loại để tránh tình trạng ô nhiễm môi sinh nguy hiểm cho toàn thế
giới chứ chẳng riêng gì một mảnh đất nào cả. Mây nhiễm độc, nước nhiễm độc và cả
bàu không khí nhiễm độc và hâm nóng do con người khai thác chất độc đã kết
thành pétrole, unanium.....từ hàng triệu năm để có sinh vật sinh sống trên mặt đất
này.
Nên
nhớ là:
1. Lớp vỏ cứng của trái đất chỉ có 980km mà thôi.
2. Sau đó là lớp cùi mềm dày 1.920km.
3. Rồi đến lớp ruột lỏng dày 2.220km.
4. Sau cùng là lớp lõi chứa đầy hơi cực kỳ nóng như mặt trời vậy.
Lớp lõi là hình cầu có đường kính là 2.500km.
Hiện
tượng phun lửa và động đất :
Trái đất mà chúng ta đang sống là hình cầu,
chỉ có đường kính là 6.370km mà thôi.
Ðường kính này đang coi rút dần. Hoạt động
của các núi phun lửa là do lớp vỏ cứng bên ngoài coi rút vì lớp cùi nguội dần
nên gây ra áp xuất lên lớp chất lỏng bên trong. Khi co rút thì lớp vỏ bên ngoài
nứt nẻ và di chuyển, khi chạm vào nhau thì gây ra động đất, giống như 2 chiếc
hàng không mẫu hạm đụng nhau trên mặt biển vậy.
v
Tường trình về TAIWAN
(FORMOSE khi xưa)
Nguồn gốc tài liệu :
A/- Chánh quyền đảo Ðài Loan:
-
Tên nước : Trung Hoa Dân Quốc (bắt đầu
có từ năm 1950 khi Mỹ trao đảo này cho Tàu Tưởng Giới Thạch quản lý)
-
Diện tích : 36.000 km²
-
Dân số : 23 triệu.
-
Thủ đô : Ðài Bắc
(Taipei)
-
Ngôn ngữ: tiếng Trung Hoa , tiếng Ðài Loan (tiếng
Nhật?), tiếng Hẹ (đạo Hồi?) và tiếng Dân Tộc (thổ dân gồm 16 sắc tộc) - như vậy
là người Tàu chiếm thiểu số nên tiếng Hoa không phải là ngôn ngữ chánh.
-
Dân Tộc : Người Hán (tức
người Trung Hoa ),
người Dân Tộc (Thổ dân lâu đời)
Lịch sử, lấy
năm 2.000 sau công nguyên làm mốc thời gian:
-
7.000 năm lịch sử (phải
nói là 10.000 năm cách đây mới đúng).
-
Hệ ngữ Nam Ðảo (Mã lai) đến
đây từ 400 năm cách đây (cần xét lại).
-
Thế kỷ thứ 16 (1500-1599
năm sau công nguyên) đã có dân Tây Phương đến tạm trú và sinh sống như người
Hòa Lan, Tây Ban Nha, Trung Qu ốc
và Nhật Bản một cách hài hòa nên tạo ra nền văn hóa đa dạng.
-
Cách đây 400 dân cư chủ
yếu là người Hán, cuối thể kỷ 19 (chỗ này mâu thuẫn với những câu nói ở trên)
-
Ðài Loan đã từng là thuộc
địa của Nhật Bản trong 50 năm nên ảnh hưởng lớn đến nền Văn Hóa Ðài Loan (chỗ
này caen phải xét lại, vì trong 50 năm kẻ thống trị chưa đủ thời gian để tạo nếp
sống của mình cho dân bị trị)
-
Năm 1949 chính phủ Quốc
Dân Ðảng từ Trung Qu ốc
di tới Ðài Loan nên sự phát triển xã hội bắt đầu từ năm 1950. Kinh tế phát triển
mạnh vào thập niên 1970.
-
Vào giữa thập niên 1980
phát triển truyền thông đại chúng trên mọi lãnh vực như: Chính trị, kinh tế,
giáo dục ...
-
Ðầu thập niên 1990 nền
chính trị dân chủ được hình thành.
Ðịa lý:
-
Phía Ðông tiếp giáp với
vùng biển Thái Bình Dương,
-
Phía Tây tiếp giáp với Trung Qu ốc.
-
Phí Bắc tiếp giáp với Nhật
Bản.
-
Phía Nam tiếp giáp với
Phi Luật Tân.
-
Chiều dài của đảo là
394km, bề rộng lớn nhất là 144km, diện tích 36.197km². Núi và Rừng chiếm 2/3 diện
tích. Mạch núi trung tâm gồm 200 ngọn cao trên 3.000mètres. Ngọn núi Ngọc Sơn
cao tới 3.952 mètres .
-
Khí hậu: Phía Bắc là cận
nhiệt đới, phía Nam là nhiệt đới. Có động đất và bão tố thường xuyên. Mùa bão
chủ yếu là tháng 5 đến thành 8 dương lịch. Nhiệt độ thay đổi trong khoảng từ 18°C đến 34°C .
Thanh điệu
tiếng Trung Hoa :
1. Thanh ngang như âm MA
(có nghĩa là mẹ)
2. Thanh vút (sắc cạnh) như
âm MÃ (có nghĩa là cây đay).
3. Thanh giật giọng (xuống
lấy đà rồi cao vút lên) như âm MÀ (con ngựa)
4. Thanh trầm như âm MÁ
(có nghĩa là mắng chửi)
Trong
khi đó thì tiếng Việt có 6 thanh điệu (bình, bổng và trầm).
So sánh
âm điệu Tàu với Việt thì thấy làm thơ theo vần Bằng hay Trắc chỉ hợp với tiếng
Tàu mà thôi.
1.
Thanh ngang: Âm MA tiếng Tàu, gần
giống âm MA (bình) hay MÀ (huyền) của tiếng Việt.
2.
Thanh vút ( ): Âm MÃ (cây đay) tiếng Tàu gần giống âm MÁ
(dấu sắc) của tiếng Việt.
3.
Thanh giật giọng ( - xuống rồi
lên): Âm MÀ tiếng Tàu gần giống âm MẢ (hỏi) hay âm MÃ (ngã) của
tiếng Việt. Nó lơ lớ giữa 2 âm hỏi và ngã của tiếng Việt.
4. Thanh trầm ( ) : Âm MÁ (mắng chửi) tiếng Tàu gần
giống âm MẠ (dấu nặng chình chịch) của tiếng Việt.
Văn Hóa:
Ngày lễ quan trọng : Tết âm lịch, Tết
Nguyên Tiêu, Tết Ðoan Ngọ, Tết Trung
Thu (ngày Rằm tháng Tám âm lịch), Ðông Chí và Thanh Minh.
Ẩm thực: Thức ăn chủ yếu là cơm
và mì, gia vị chủ yếu là nước tương
B/- Theo tài liệu của viện
bảo tàng ở Hoa Liên.
·
Thổ dân thuộc nguồn gốc Austronesian (Úc châu ?) còn gọi
là Malayopolynesian (Mã Lai Á?) là dòng giống có 300 triệu người với khoảng
1.000 (một ngàn) ngôn ngữ khác nhau.
·
Vào năm 1624 người Ðức đến cư ngụ tại Tây Nam hòn đảo.Vào
năm 1626 người Tây Ban Nha đến cư ngụ ở phía Bắc hòn đảo. Ðó là lúc hòn đảo bị
thực dân đến chiếm đóng một cách chung sống ôn hòa, hiếu khách.
·
Vào năm 1661, lực lượng tàn quân nhà Minh chống Thanh đến
đuổi người Ðức đi và chiếm đóng vùng đất này trong vòng 22 năm. Thủ lãnh của họ
là Zheng Chenggong (phải chăng là toán quân MẠC CỬU bị nhà Thanh truy kíck để
diệt trừ hậu họa, nên đã đến cắm dùi ở Hà Tiên?)
·
Sau đó lực lượng nhà Thanh đến chiếm đóng với chánh
sách tàn bạo và cưỡng chế (nguyên văn là WILD and TAME).
·
Năm 1895 nhà Thanh nhượng quyền cai trị cho Nhật Bản.
Người Nhật đến thì hung dữ và ác độc như Thanh Triều. Thay vì dùng 2 danh từ
WILD and TAME thì họ dùng một danh từ là: TAKASAGOZOKU (như vậy thì người Nhật
khai thác đảo này trong 150 năm chứ không phải trong 50 năm như tàu Tưởng nói)
·
Sau khi thua trận (1945) thì Nhật trao đảo này cho người
MỸ.
·
Năm 1949, Tàu Mao (Trạch Ðông) chiếm lục địa, Tàu Tưởng
(Giới Thạch) không có đất sống nên Mỹ trao Ðài Loan cho Tàu TƯỞNG; chỉ vì đây
là yếu điểm chiến lược cần phải giữ để bọn Bành Trướng Bắc Kinh không thể đem hạm
đội ra vùng Biển Thái Bình Dương (ta gọi là biển Ðông) được.
Vòng đai
ngăn chặn chiến hạm Bắc Kinh ra Thái bình Dương là: Nhật Bản, Quần đảo Rûkyû (Bắc
Kinh gọi là quần đảo Ðiểu Ngư), Formose (danh từ Ðài Loan mới có từ năm 1950),
Phi Luật Tân bao vây vùng biển
Ðông Hải. Và Mã lai, Thái Lan và Việt Nam bao vây vùng biển Nam Hải.
Ðông Hải
(mer de l'Est de la Chine )
và Nam Hải (mer du Sud de la
Chine ) chỉ là danh xưng vùng biển đối với Hoa L ục, nó không có nghĩa là vùng
biển này thuộc chủ quyền của Bắc Kinh. Giống như con sông HOÀNG HÀ chảy qua Bắc
Kinh nó không hoàn toàn thuộc quyền xử lý của Bắc Kinh từ đầu nguồn đến cửa biển.
·
Thổ dân gồm 16 sắc tộc là: Amis, Atayal, Paiwan,
Bunun, Rukai, Cou, Saisiyat, Yami, Thao, Kavalan, Truku, Sakizaya, Sediq,
Hla'lua and Kanakanavu. The total population
about 540.000 people
v
ÔN CỐ
ÐỂ BIẾT ÐƯỜNG THOÁT HIỂM
Theo sự hiểu biết của ngành sử học ngày hôm nay thì:
P
Cách nay 20.000 năm nước
biển thấp hơn ngày hôm nay là 130,5 mètres . Từ Phi Luật Tân đến Trung Ðông là
băng tuyết trắng xóa không có sự sống. Mặc dù lúc đó đồng bằng sông Hồng và
sông Cửu Long chưa có nhưng từ Việt Trì đến Phi Luật Tân là đất liền, và từ Phan Thi ết đến Nam Dương Qu ần Ðảo cũng là đất liền
luôn.
P
Loài người sống ven biển
bằng lượm sò hến hay tôm cá để ăn sống hay luộc bằng đồ đất nung. Bờ biển Ðông
(Thái Bình Dương) chạy quanh từ Nhật Bản đến Phi Luật Tân, vòng xuống Nam
Dương, Mã Lai và nối liền với bờ biển Ấn Ðộ Dương.
P
Cách nay 15.000 năm thì
bàu không khí nóng lên và nước biển bắt đầu dâng. Lúc này là lúc khởi đầu của
nông nghiệp ở ven biển Ðông, và dân nông nghiệp bắt đầu di tản theo mực nước tiến
dần đến Hy Mã Lạp Sơn ở Cao
Nguyên Tây Tạng (cư dân ở miền Ðông là Phi Luật Tân di tới)
và dãy núi Trường Sơn ở Việt Nam (cư dân miền Nam là Mã Lai di tới).
P
Cách nay 8.000 năm thì
nước biển cao hơn ngày hôm nay là 10,3 mètres .
Như vậy tính trung bình mỗi năm dâng 2cm.
Dân cư cứ di dần lên cao, ai chậm chân thì phải đi xa hơn nên sống sót.
Những người tinh khôn di sớm thì chiếm các
hải đảo phì nhiêu như FORMOSE định cư khai khẩn nông nghiệp để ổn cư. Lúc này
thuyền bè chưa có, kinh nghiệm biển cả chưa thông nên dễ bị cô lập trên các hải
đảo khi ngập nước. Nơi nào chỉ cao hơn mặt nước ngày hôm nay có 11 mètre thôi, thì sẽ bị
cô lập và chìm ngập trong nước vào những thiên niên kỷ về sau, vì hết đường di
tản, cố thủ đợi chết vì nạn Đại Hồng Thủy (lụt).
Như vậy cuộc di cư khẩn cấp và ồ ạt bắt đầu
xảy ra vào 10.000 năm trước đây; đó là lúc nước biển dâng cao hơn lúc ban đầu
là 100 mètres .
Vậy thì hải đảo FORMOSE đã có người sinh sống từ 10.000 năm nay. Tức lịch sử
Formose có từ 10.000 năm nay chứ không phải 7.000 năm. Ðại Hồng Thủy bắt đầu
rút vào 8.000 năm cách đây, vậy thì ở thời điểm 7.000 năm cách đây mọi di chuyển
băng đường bộ đều tắc kẹt, thuyền bè thì chưa có, không ai đang ở lục địa yên
lành lại di ra phía đông để sống trên hải đảo cả. Hơn nữa khi nước rút thì ruộng
đồng phì nhiêu cần chi phải đi xa để kiếm sống.
Ngoài ra, ta thấy thổ dân Ðài Loan sống chủ
yếu ở miền Ðông, vậy thì họ là cư dân ở Phi Luật Tân di tới khi nước biển dâng
cao. Do đó có thể kết luận là lịch sử Ðài Loan có từ 10.000 năm nay. Còn nếu là
7.000 năm trước đây thì họ phải là cư dân hồi hương nên cắm dùi ở miền Tây phì
nhiêu hơn miền Ðông của hoang đảo ở thời điểm đó.
Cách đây khoảng 5.500 năm thì mực nước biển
ngưng ở mực nước ngày hôm nay. Hải đảo Formose vẫn là một nhà tù hẻo lánh không
ai thăm viếng nên 16 sắc dân cứ sống hài hòa trong thanh bình với nhau. Do đó
trở thành chậm tiến, không cần đến sức đề kháng và cũng không tăng trưởng dân số
để giữ đảo.
Vì thế nên:
1.
Năm 1624, người Ðức đi
biển đến lập nghiệp ở vùng đất phía Tây Nam cũng chẳng ai nói gì, họ chung sống
hài hòa với thổ dân như nhà Hạ chung sống với con cháu Ðế Nghi ở lưu vực con
sông Hoàng Hà vậy.
2.
Năm 1626, người Tây Ban
Nha cũng đến tạm trú không gặp khó khăn gì, đất rộng người thưa nên đến cho ấm
cúng.
Nhưng chuyện đời không phẳng lặng như vậy.
Trước thì đến tạm trú, sau quen mùi lên chân chiếm đoạt theo tiến trình vết dàu
loang, được đằng chân lân đằng đầu....
Ø Vì thế nên dân Việt phải đề cao cảnh giác chứ mất nước lúc nào không hay đó.
(1)
Ở Hoa L ục nhà Minh (người Ngô, con
cháu Hạp Lư và Phù Sai) bị người Mãn Thanh đánh chiếm nên phải bại binh ra hải đảo
FORMOSE để ẩn náu chờ thời diệt Thanh Phục Minh như Tàu Tưởng ngày hôm nay nè.
Ðây có lẽ là cánh quân của Mạc Cửu, còn các người khác không
nghĩ đến chuyện phục Minh thì chạy trốn vào miền Nam đất Việt để xin chúa Nguyễn
cho khai thác đất hoang nên gọi là vùng Minh Hương (Hương có nghĩa là vùng đất,
như quê hương, thi hương, hương lý......)
(2)
Quân Minh lui binh ra đảo
vào năm 1661 (giống như quân Tưởng lui binh ra đảo vào năm 1949 vậy). Lúc đầu yếu
thế thì còn ẩn náu để thăm dò địa thế, khi biết rồi thì dùng võ lực đánh đuổi
người Ðức để chiếm đoạt vùng đất họ đã khai thác từ năm 1642 (tức 19 năm công sức
khai phá mất toi). Bại tướng quân Minh có tên là Zheng Chenggong, chung sống
hài hòa với thổ dân nên không bị quấy phá.
(3)
Năm 1683, nhà Thanh đã ổn
định chính trị nên cho quân ra tiêu diệt đám tàn Minh để diệt trừ hậu họa. Giống
như Bắc Kinh muốn tiêu diệt Tàu Tưởng mà không được vì có hạm Ðội Mỹ che chở.
Lúc này tàn quân nhà Minh phải bỏ chạy vào tá túc ở mỏm cực
nam đồng bằng sông Cửu Long vô chủ, và thành lập nên vùng Hà Tiên làm nơi dừng
chân và giải trí cho thuyền bè qua lại trao đổi hàng hóa với nhau. Khi kinh tế
cực thịnh thì quân Thái Lan và Khemer đến cướp. Quân Mạc Cửu chống đỡ được,
nhưng kinh tế xuống dốc vì thuyền bè qua lại không dám nghỉ chân như trước nữa.
Do đó Mạc Cử mới biếu nơi sầm uất này cho chúa Nguyễn và
chúa Nguyễn đổi thành Trấn Hà Tiên và cho Mạc Cửu làm Tổng Trấn.
Vì lúc đó chúa Nguyễn còn phải dồn quân chống nhà Trịnh nên không có người tiếp
thu vùng này. Do đó mới chỉ định Mạc Cửu lo mọi việc, còn mình chỉ để làm thần
mồng lấy hơi che chở. Theo nghĩa khi trước thì Châu hay Phủ là vùng đất an bình
còn Trấn là vùng đất có bạo loạn, bất an cần phải có quân để Trấn Áp.
(4)
Năm 1683, mục đích của
quân Thanh là xua đuổi tàn quân Minh nên phải áp dụng chánh sách khắc nghiệp với
thổ dân để không ai dám dung túng cho quân Minh kể cả che chở cho đàn bà hay trẻ
thơ người Ngô (Minh). Vì thế nên dân tình rất điêu đứng và người Tây Ban Nha
sinh sống tại Ðài Bắc cũng phải cuốn gói ra đi để vùng đất khai phá thành hoang
phế.
(5)
Năm 1895, phần vì không
có quân để giữ Ðài Loan, phần vì chẳng khai thác gì nên nhà Thanh đã chánh thức
trao Ðài Loan cho người Nhật. Người Nhật đến để khai thác vàng, nhân công không
có nên cưỡng bách thổ dân giống như Thực Dân Pháp cưỡng bách nông dân Bắc Kỳ đi
phu đồn điền Cao Su
ở Nam Kỳ vậy.
(6)
Năm 1954, Nhật đầu hàng,
trao đảo Ðài Loan cho Mỹ. Vì nhu cầu chiến lược nên người Mỹ lưu giữ trong khi
lính Mỹ chẳng ai muốn đóng ở hải đảo này cả. Vì thế nên thổ dân được Mỹ cởi
trói, sống tung hoành theo ý mính.
(7)
Xui ở chỗ là Tàu Tưởng
Giới Thạch (đồng Minh của Mỹ) thua Tàu Cộng là Mao Trạch Ðông, chạy dài mà kiếm
mãi không ra mảnh đất dung thân nên Mỹ trao cho đảo Formose để quản trị.
(8)
Năm 1949 là năm tàn binh
đội tàu Tưởng di ra chiếm đóng hải đảo. Vì thiếu người nên tạm chung sống hài
hòa với thổ dân; nhưng trong thâm tâm muốn tiêu diệt thổ dân để sát nhập đảo
này vào HOA L ỤC
nên mới đặt tên là nước Trung
Hoa Dân Quốc.
Người Tàu có phát triển hải đảo theo văn minh điện tử, nhưng
phát triển để họ chế ngự và hưởng thụ chứ thổ dân không được khai phóng nên một
ngày nào đó sẽ bị tiêu vong vì tụt hậu nếu họ không chịu canh tân tư tưởng,
thay đổi tư duy để tiến bằng người, theo văn minh hiện đại. Giống như thời đại
nhà Chu tiêu diệt con cháu Ðế Nghi vậy.
Ø
Ðây là bài học cho dân
Việt
Tri
Tân:
Chúng ta nghĩ gì về số phận dân Việt đây? Cứ
tiếp tục tụt hậu thì liệu có còn đủ sức hồi sinh để sánh vai cùng người hay sẽ
bị đảo thải đây?
·
Nếu cứ tiếp tục tụt hậu
thì có còn đủ sức phục hồi để sánh vai cùng người hay sẽ bị đảo thải?
·
Muốn chống xâm lăng thiết
nghĩ mọi người dân phải:
1. Có tinh thần tương nhượng và biết cách giao tế với
nhau trong tình đồng bào thì mới có thể kết hợp toàn dân để đòi tự chủ được.
2. Ý thức được hiểm họa và tự
mình kết hợp với nhau để có hành động bảo vệ sự tự chủ; nhất quyết không ỷ lại
vào con buôn chánh trị Việt Cộng hay các học thuyết lỗi thời của những triết
gia đã nằm xuống được. Rất dễ hiểu là vì họ đâu có hình dung ra được xã hội Ðiện
Toán ra sao mà đòi hướng dẫn. Ðúng là thằng mù dẫn dắt thằng chột.
3. Học hỏi để trau dồi kinh nghiệm
người xưa đặng còn biết đường thoát hiểm.
4. Có tư duy độc lập, tinh thần phục thiện và cầu tiến
cùng kiến-thức thức-thời thì mới đủ sức để cùng nhau tìm ra một học thuyết
thoát hiểm hữu hiệu và thực thi được.
Xét rằng:
Mỗi người trong chúng ta đều là một viên gạch
xây dựng tương lai cho con cháu được nhờ.
Chúng ta có bổn phận trau dồi sử liệu và cập nhật hóa thông tin để thay đổi
lịch sử hiện tại thì mới xoay vần được lịch sử tương lai .
Nên:
Ban Học Vụ thiết tha mong mỏi quý vị tham
gia chương trình Nhân Văn Việt Tộc để chúng ta cùng nhau chung sức bảo vệ
sự tự chủ.
Không có tự chủ thì chẳng làm được chi cả.
Ø
Xin mời quý vị vào link
của Ban Học Vụ là:
www.nhanvanviettoc.blogspot.com
-------------------------------------------
Tài liệu
thứ nhì: Giá trị giới hạn của Học Thuyết Nhân Vị
Tài liệu lấy trên Web
Site ngày 10 September 2015
Lấy link : Can Lao
Nhan Vi / Ngo Dinh Diem
Sau đó lấy trang
Ch ủ Nghiã Nhân Vị (TS Nguyễn Ngọc Tấn) Vinh Danh
Chủ-Nghĩa NHÂN-VỊ:
Con Đường Mới, Con Đường của Tiến Bộ?
Con Đường Mới, Con Đường của Tiến Bộ?
Ông Ngô-Đình-Diệm đã đi vào lịch-sử
Việt-nam với tư-cách là vị Tổng-Thống dân-cử đầu-tiên của nền Đệ-Nhất Cộng-Hòa.
Một nhà lãnh đạo với một viễn-kiến rõ rệt và độc-đáo về một mô-hình phát-triển
xã-hội Việt-nam thời hậu thuộc-địa. Trong một bài điểm sách, Giáo-sư Sử-gia Edward Miller viết:
“Ngô Đình Diệm là một
người có hoài bão. Với tư cách là người lãnh đạo miền Nam từ 1954 đến 1963,
Diệm mong muốn trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu trong việc xây dựng chính quyền
quốc-gia, Ông cương quyết tìm ra một đường lối khác biệt với con đường mà Hồ
Chí minh và Đảng Cộng-Sản Việt-nam đang theo đuổi.” (2003)
Và Sử gia Henry Fairbanks đã tóm tắt sự thật lịch sử này
bằng lời lẽ khách quan, trong một bài báo tưạ đề “The Enigma of Ngô Đình Diệm”,
được đăng trong tờCommonweal, như sau:
“Ông Diệm tìm kiếm và
khôi phục lại những giá-trị cổ-truyền làm nền tảng cho giải-pháp canh tân xứ sở
trong khi đó những người khác lại đi tìm những học thuyết ngoại lai. . . .Dù
sao đi nữa, Ông ta vẫn là một người có cái nhìn sâu sắc về tương lai. Cả thế
giới này đều yêu mến các chiến-sĩ dũng cảm và ai ai cũng phải nể trọng những kẻ
đeo đuổi một lý-tưởng cao cả nào đó. Ông Diệm ao ước thực hiện một nhà-nước
được xây dựng trên những giá-trị cổ-truyền tốt đẹp nhất của Á-châu và Tây-phương,
những đặc điểm đúng đắn và khả thi nhất để phục vụ quyền-lơị chung và tôn trọng
nhân-phẩm. Ông Diệm cho rằng Xã-Hội Chủ-nghĩa và Tư-bản Chủ-nghĩa đều là những
học-thuyết cực-đoan cần có một hình-thức trung-gian, một lực lượng đứng giữa,
nhằm tổng hợp được những giá-trị ưu-tú nhất của cả hai để phục vụ cho lơị ích
chung: công bằng đối với người này là tự-do của kẻ khác, cũng như loại bỏ độc
tài toàn chế và tinh thần vô trách nhiệm của Chủ-nghĩa cá-nhân.” (21-9-1962, tr.516)
Và trong buổi lễ nhậm chức Thủ-tướng vào
tháng Bảy năm 1954, với lời lẽ tràn đầy hy vọng Ông Ngô-Đình-Diệm đã long-trọng
xác-nhận và trấn an dân chúng:
“Dân-tộc Việt-Nam đã
bị lạm-dụng từ lâu, nay đang tìm lối đi, một đường lối chắc-chắn dẫn họ đạt tới
những lý-tưởng nồng nhiệt khát khao từ lâu. Tôi cương quyết vạch đường lối ấy
cho dân-tộc, bất chấp moị chông gai gian-khổ.” (1955, Q.I, Tr.11)
Viễn-kiến ấy, đường lối ấy, chính là con
đường Nhân-Vị, là chủ-thuyết chính-trị đã khai sanh ra nền Cộng-Hoà 1955-1963
tại Miền Nam Việt-nam và là kim-chỉ-nam hướng dẫn cuộc cách-mạng quốc-gia,
phát-triển đất nước. Tuy Chủ-thuyết Nhân-vị đã trực-tiếp ảnh hưởng đến sự
an-nguy của hàng chục triệu người, nhưng mãi đến nay vẫn chưa được lịch-sử
đánh-gía đúng-mức vai-trò của nó. Bài viết này sẽ dành riêng cho việc tìm hiểu
về Chủ-Nghĩa Nhân-Vị như là một vấn đề lịch-sử còn tồn đọng của thế-kỷ vừa qua.
I-Chủ-Nghĩa Nhân-Vị
1- Chủ-nghĩa Nhân-vị là gì?
Theo Hán-Việt Tự Điển của Đào-Duy-Anh thì NHÂN () là Người và NHÂN () còn có nghĩa là lòng thương người, tình-yêu (tr.60); VỊ có nghĩa là điạ-vị, hay chỗ đứng (tr. 547). Theo Hán-Việt Tự Điển của
Thiều-Chửu thì NHÂN () có nghĩa là giống khôn nhất động vật (tr.14)
và NHÂN () có nghĩa là cái đạo-lý làm người phải thế
mới goị là người.
Còn có nghĩa là yêu người
không vì lơị riêng của mình thì mới goị là NHÂN (tr.5). Vị () là người
có cái vị-trí của họ (tr.20). Hai chữ này hợp lại để diễn tả ý-tưởng: Vị-trí, phẩm giá và trách
nhiệm của con người trong cộng đồng nhân loại và trong vũ-trụ.
Chữ NHÂN trong Khổng-học, ngoài ý-nghĩa
trên còn mang một bản chất siêu nhiên,“Nhân linh ư vạn vật”,
nghĩa là con người linh thiêng hơn hết mọi loài và là nền tảng cho mọi sự trong
vũ-trụ. Con người khác với con vật ở chỗ biết suy-tư, tức là có một đời sống
tâm-linh, lại còn có một đời sống vật chất biết hành động. Hai yếu tố tinh thần
và vật-chất đối nghịch này lại cùng tồn tại và phát triển như là một thực thể
duy nhất. Đấy là sự huyền diệu của bản chất con người.
Ngoài ra giá-trị con người còn nằm ở khả năng của ý-chí dung hoà được những mâu
thuẫn nội tại và bên
ngoài. Ví dụ, mâu thuẫn giữa ý-chí và đam mê hay giữa thiện và ác. Ý-chí và
tình yêu đều mang bản chất tự nguyện. Muốn hành động xấu hay tốt, yêu hay ghét
là hoàn toàn do ý-chí tự-nguyện của con người: “Cái việc vi nhân đó không phải
nhờ cậy ai đâu: tính nhân trời phú cho mình, đức nhân ở sẵn trong lòng mình,
bây gìơ làm cho hết công việc nhân cũng chỉ bởi tự mình làm lấy, há phải ở
người ngoài nữa rư?” Nói một cách đơn-giản, nếu những gía-trị nhân-bản và
vị-trí cao-qúy của con người này mà không được tác-động, không có cơ-hội hoặc
môi-trường thuận-lợi để phát-triển thì chúng chỉ là những gía-trị, những ý-niệm
tĩnh (chết), là những lý-thuyết suông, không giúp-ích gì cho con người và
xã-hội. Cho nên Khổng-Tử chủ-trương muốn thành NHÂN (động) tức là đạt đến những
gía-trị và vị-trí cao-qúy này, mỗi người phải lấy tu-thân làm đầu: “Tu thân —
Tề-gia — Trị-quốc – Bình thiên-hạ”.
Trong sách Luận-Ngữ Khổng-Tử dậy:
“Trừng trị hết cái
bệnh tư-dục của mình là khắc-kỷ, hồi phục được chân-lý của Trời là phục-lễ thế
là NHÂN [khắc-kỷ phục-lễ vi nhân] . . . Hễ một mai khắc được kỷ, phục được lễ,
công phu làm Nhân đã hoàn toàn, đức nhân ở trong mình đã thạnh vượng thời
ảnh-hưởng vì đức nhân mình mà truyền bá được rất xa, chắc thiên-hạ đều quy
hướng vào nhân cả thảy [nhất nhật khắc kỷ phục lễ thiên-hạ quy nhân yên].
(P.B.Châu, tr.35)
Những người đã dầy công-phu“khắc được kỷ
phục được lễ”, đều là những bậc chính-nhân quân-tử, được đáng được suy-tôn là “chí-sĩ”. Khổng-Tử nói:
“Hễ gọi bằng người
“sĩ” có “chí”, chẳng phải người gì lạ đâu, cũng chỉ là người có đức nhân mà
thôi. Làm
trọn vẹn được đức nhân mới gọi là chí-sĩ. Những
bậc người ấy, một đời người từ thỉ chí chung, chỉ đặt cái chí mình trên chữ
NHÂN: “Đời mình sống với nhân, đời mình chết cũng chết vì nhân; nếu chẳng may
mà gặp lấy hoàn cảnh xấu, mà thân mình không thể sống được thời âu là giữ lấy
chữ “nhân” cho trọn vẹn cái chí của mình, chứ không cầu sự sống mà vì nó làm
hại đức nhân. Khi sự thế đáo đầu, phải xem “nhân” hơn sự sống, nên có lúc giết
cái thân mình, để vì nó mà hoàn thành được đức nhân. [Chí-sĩ nhân nhân, vô cầu
sinh dĩ hại nhân, hữu sát thân dĩ thành nhân].” (Phan-Bội- Châu, Khổng Học
Đăng, tr. 32)
Hai anh em Ông Ngô-Đình -Diệm
và Ngô-Đình-Nhu đã sát-nhập hai học thuyết NHÂN và VỊ này của Nho-Giáo rồi
hệ-thống-hóa các tư-tưởng nhân-bản này lại thành một chủ thuyết chính-trị, lấy
tên là Chủ-Nghĩa Nhân-Vị. Trong ngày kỷ niệm sinh-nhật của Đức
Khổng-Tử, Ông Ngô-Đình-Diệm đã long-trọng một lần nữa xác nhận rằng NHÂN và VỊchính
là hai học thuyết của Nho-Giáo (1958, Q.4, tr.97). Và Ông còn lập lại lời của thầy
Mạnh-Tử: “Hãy sống (động) theo Nhân và hành động theo Nghĩa thì đó là một đời sống có đầy đủ
ý-nghĩa rồi.” Vì thế, cứ dưạ vào Nhân-nghĩa
và điạ-Vị để mà
hành động, chúng ta không còn phải lo sợ lỗi lầm gì nữa (1958, Q.4, tr.99).
Ông Ngô-Đình-Nhu đã đặt con người riêng rẽ vào trong cộng-đồng của con người,
khung cảnh xã-hội của nó, để phác họa vai-trò của cơ-quan công-quyền trong
giải-pháp Nhân-Vị như sau:
“Lý-thuyết về một
Xã-Hội Nhân-Vị gồm hai nguyên-tắc căn bản: Tôn-trọng phẩm-gía con người và
thiết-lập một hệ-thống những quyền-lợi chung của cộng-đồng; Giải-pháp để
giải-quyết các vấn đề xã-hội nằm ở chỗ thực hiện được tình-trạng quân-bình giữa
những nhu-cầu căn-bản của cá-nhân và quyền-lợi của cộng-đồng mà cá-nhân ấy là một
thành-phần.”(1952, Lược-Đồ Cải-Tạo Xã-Hội)
Nguyên-tắc thứ nhất chính là mặt tĩnh của Chủ-Nghĩa Nhân-Vị. Nguyên
tắc thứ hai mới là phần động,
phần tích cực của Chủ-Nghĩa Nhân-Vị: Một chính-quyền muốn phục-vụ cho lợi-ích
căn bản của con người, có trách-nhiệm tạo cơ-hội và điều-kiện thuận lợi để con
người được tự do phát-triển (tu-thân) và phải thực hiện cho được tình-trạng
quân-bình giữa các nhu-cầu căn-bản của cá-nhân và cộng-đồng. Ví-dụ như
hiến-pháp quy-định mọi người đều có các quyền tự-do căn bản nhưng chính-quyền
không làm gì để những quyền này được thực hiện, thì các quyền tự-do căn bản này
cũng chỉ là những ý niệm xuông. Hiến-pháp chỉ là tờ giấy nháp!
Tóm lại khi nói Chủ-Nghĩa Nhân-Vị mang một
ý nghĩa nhân bản, phải hiểu là nó bao gồm đầy đủ bản chất của con người (phần
tĩnh [static]) và ý-chí (phần động [dynamic]) như vừa trình bầy. Và quan-niệm “Cộng-đồng
Nhân-Vị” diễn tả “một tập hợp những con người () có đạo lý làm người của chữ NHÂN (), trong đó phẩm-giá của mỗi con người
được thực sự tôn trọng một cách tự nguyện. Có thể nói Cộng-đồng nhân-vị tương
đương với “xã-hội dân sự” (civil society), một quan niệm được các lý-thuyết gia
dân-chủ học của Tây-phương đem vào xử dụng hồi cuối thế kỷ hai mươi.
2- Căn-bản Triết-học của Chủ-Nghĩa Nhân-Vị
Nền tảng triết-học của Chủ-Nghĩa Nhân-Vị
là các gía-trị nhân-bản của Nho-Giáo.
Khổng-học lúc đầu, chú trọng đến việc
thiết lập một hệ-thống luân-lý thực tiễn cho các sinh hoạt xã-hội hơn là
đề-xướng một triết-học nhận-thức hoặc một tôn-giáo. Mãi đến khi về già,
Khổng-Tử mới lấy Kinh Dịch làm căn bản triết-học cho một đạo sống thực tiễn.
Ông cho rằng cội rễ của vạn vật là do một thực-tại tuyệt-đối có những tánh chất
tương-tự như Đạo của họ Lão. Thực tại tuyệt đối đó được mệnh danh là Thái-Cực (the Absolute).
Nhưng trong cái trạng thái im-lìm và thuần nhất của Thái-Cực, tự nó đã chứa sẵn
bên trong hai nguyên động-lực tương-sinh tương-khắc gọi là Lưỡng Nghi: Đó là Âm
(negative) và Dương (positive). Hai
nguyên-tắc Âm và Dương đó tương-sinh tương-khắc lẫn nhau để sinh ra Tứ-Tượng (4 seasons) rồi cứ tiếp tục phân hóa như thế thành
muôn vàn hiện tượng của vũ-trụ này. Đó là quan-niệm của Nho-giáo về cách thức
và lịch-trình hiện-tượng hóa (hay còn goị là Dịch-hóa). Kinh Dịch đã dần dần
kết tập sự chuyển hoá Âm Dương thành 64 quẻ, mỗi quẻ tượng trưng cho một trạng
thái tương quan giữaTRƠÌ, ĐẤT và NGƯỜI. Tương quan này biểu hiện sự
hòa-đồng Tiểu-Ngã con người với Đại-Ngã của Vũ-trụ hay còn goị là lý-tưởng THÁI-HÒA (vừa tĩnh vừa động). Cho nên Khổng-học
đưa ra thuyết “Thiên, Nhân, tương dữ” (Trời, Người, như nhau) làm quan-niệm căn
bản.
Đến đầu thế-kỷ 20 thì lý-tưởng hoà-đồng
giữa con người với vũ-trụ của Nho-giáo đã được Triết-gia Kim-Định hệ-thống hóa
trong học-thuyết Tam-Tài của Việt-Nho (khác với Hán Nho), xác định rõ giá-trị
và vị-trí của con người. Vũ-trụ-quan (cosmology) của Việt-Nho cho rằng trong
vũ-trụ này có ba quyền lực lớn, có giá trị ngang nhau và cùng tồn tại với nhau.
Vì thế Việt-Nho coi con người là một tiểu vũ trụ, là nơi hội tụ của trời và
đất. “VỊ” của con người là đứng giữa và ngang hàng với Trời và Đất. Vị-trí này
theo Cấu-Trúc-Luận của An-Vi là vị-trí
THÁI-HÒA, thái-hòa giữa tinh-thần và vật-chất, giữa tình và lý, giữa
hơn và kém, giữa đúng và sai, giữa quyền lợi cá-nhân và cộng-đồng, tức là giữa
2 đối cực. Ở vào vị-trí này con người đã đạt đến một tình-trạng quân-bình động,
một tình trạng thuộc về tâm-linh. Nhưng muốn đạt đến vị-trí Thái-Hòa, bản-thân
mỗi người phải trải qua một tiến-tình tu-thân bền bỉ. Những người này đã khắc được
kỷ phục được lễ, đã làm trọn vẹn đức NHÂN và Khổng-Tử gọi họ là “chí-sĩ”. Vì thế, lý tưởng hòa đồng hay thái-hòa
của Việt-Nho được triết-lý An-Vi xếp vào bậc cao nhất trong sử trình tâm thức
con người.
Tóm lại những gía-trị nhân-bản dùng làm
căn bản xây-dựng Chủ-nghĩa Nhân-vị đều có một cơ-sở triết-học vững-chắc. Ngoài
ra Chủ-nghĩa Nhân-vị khi được hướng dẫn bởi lý tưởng Thái-Hòa, một sự kiện
Tâm-Linh (heart-spirit) bao gồm hết các giai đọan phát triển nên mang tính toàn
thể và thực dụng. Thực-dụng vì nó bao gồm cả lý và tình, nên có khả năng huy động
những nghị lực thâm sâu nhất của con người: Chủ-nghĩa Nhân-vị là một chủ-nghĩa
hành-động.
3- Chủ-Nghĩa Nhân-Vị: Chủ-thuyết hành-động
A–Chủ-Nghĩa
Nhân-Vị và công cuộc dân-chủ hóa Việt-nam
a-Cái
nhìn của Nhân-Vị về mô-hình dân-chủ cổ-điển hay đại-nghị Tây-phương và dân-chủ
tập-trung của Cộng-sản
Chủ-Nghĩa Nhân-Vị cho rằng dân-chủ của
Cộng-sản độc-tài chà-đạp nhân-phẩm con người, coi người như con vật. Chủ-Nghĩa
Nhân-Vị cũng bác bỏ loại dân-chủ muốn đặt tư-bản phong-kiến trên tầng lớp
cần-lao, và chủ-trương chế-độ thực-dân để bóc-lột những dân tộc nhược
tiểu.(1955, Q.2, tr.104) Theo Ông Diệm dân-chủ không thể đóng
khung trong một số công thức và định lệ được đặt ra ở những thời đại khác, dưới
những bầu trời khác. Nhiều quốc-gia đã có lâu đời ở Tây-phương, phong-phú về
mọi phương diện, cũng đã phải cải cách cơ-cấu của chế-độ dân chủ đại-nghị mà họ
đã áp-dụng từ trước. Có nhiều nước mới dành độc-lập chỉ vì vội vã chấp nhận
những chế-độ dân-chủ đó mà bây giờ rơi vào tình trạng bế-tắc hỗn loạn. (1959,
q. 5) Khi trả lời Phóng-viên báo Malaya
Mailvề vấn đề dân-chủ-hóa Việt-nam, Ông Diệm lập luận rằng:
“Một mô thức dân-chủ
nào đó không thành vấn đề tại các nước kém mở mang. Điều đáng quan tâm là sự
dung-hoà những phương pháp dân-chủ ấy với những sự đòi hỏi cấp bách để có thể
nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng kém mở mang, nghĩa là sự ngu-dốt, nạn đói
kém, tật bệnh, ngoại-xâm và nỗi nhục nhã do tất cả những nạn đó gây ra. Nếu
muốn thoát khỏi điều kiện thấp kém đó một cách mau lẹ chứ không phải trong hàng
thế-kỷ, ta nhất định phải theo một lộ-trình cưỡng bách nào đó. Vấn đề dân chủ
nằm ngay ở điểm phải đặt giới hạn cho lộ-trình cưỡng bách đó.” (19-02-1960)
Theo Ông Ngô-Đình-Diệm, các mô-hình về
dân-chủ chẳng qua chỉ là hình-thức, là lý-thuyết xuông (duy lý-niệm), sẽ không
có thực dụng. Cần phải dung hoà chúng với thực tại và một biện-pháp hoặc
kỷ-luật tinh thần (yêu-chuộng công-ích chẳng hạn) đi kèm theo thì mới có thực
nghiệm. Hay nói theo An-vi các lý-thuyết này khởi đi từ “Ý” (ý-niệm) nên chỉ
đến tới “TỪ” (lời nói xuông) và không đạt tới “Dụng” (thực hành) được.
b-Dân-Chủ
Nhân-vị hay Dân-chủ thực-sự
Ông Diệm chủ trương Dân-chủ nhân-vị là một tình trạng tinh thần, một lối
sống mà trong lối sống ấy con người thực sự biết tôn trọng nhân-phẩm của chính
mình và của người khác. Quan niệm này nhấn mạnh đến hai yếu tố (a) đặc tính
văn-hóa cổ truyền của dân tộc”(1959, q.5) và (b) yếu tố con người: tinh thần sống đạo đức (phần
động) phải có, của tầng lớp lãnh đạo cũng như các tầng lớp dân chúng.
Ông nói “Dân-chủ là một chế-độ đạo-đức chỉ phát triển nếu quan niệm Thiện-Ích
Chung mỗi ngày mỗi ăn sâu-rộng trong Nhân-dân và Chánh-quyền.” (1957, q.3, tr.12)
Và đạo-đức mà Ông Diệm nói ở đây chính là tinh thần yêu-chuộng công-ích, trọng
danh-dự và thể-diện quốc-gia, đức liêm-khiết chính-trực; moị người cần phải
rèn-luyện lại tinh thần hy-sinh, óc kỷ-luật, tinh-thần trách-nhiệm, sự nhã-nhặn
trong giao-tế, tôn-trọng người và tôn trọng cả chính mình. Đó là những đức-tính
được gói trọn trong hai chữ THÀNH và TÍN của Nho-giáo và mang một bản-chất
tự-nguyện. Phải tu-thân mới có được. Đây
chính là những nguyên tắc căn bản về nền dân chủ tương lai cho Việt-nam mà Ông Diệm đưa ra trước Quốc Hội ngày
5-10-1959, nhằm hướng dẫn việc soạn thảo Hiến Pháp. Tuy nhiên những gía-trị
tinh thần nói trên cũng khó mà xuất hiện khi con người còn đang phải nô-lệ
miếng cơm manh áo. Vì thế Chủ-nghĩa Nhân-Vị đã đưa ra một chiến lược dân
chủ-hóa, một tổng-hợp các phương pháp dân-chủ nhằm phù hợp với hoàn cảnh Nam
Việt-nam, một xã-hội hậu thuộc-địa và trong tình trạng chuẩn bị chiến-tranh với
cộng-sản miền Bắc.
c-Chiến-lược
dân-chủ-hoá Việt-nam của Chủ-Nghĩa Nhân-Vị
Để thực-hành lý-thuyết dân-chủ nhân-vị,
Chính-phủ của Ông Diệm đã phát-động hai cuộc cách-mạng cùng một lúc, nhằm
dung-hoà (Thái-Hòa) giữa lý-thuyết và thực-hành, giữa các phương-pháp dân-chủ
và điều-kiện đặc-biệt của xứ-sở. Tuy-nhiên, trọng điểm của chiến lược dân-chủ-hoá là từ
dưới bùng lên.
* Cuộc cách mạng thứ nhất, xẩy
ra trên thượng tầng cấu-trúc: chuyển đổi chế-độ quân-chủ sang chế-độ cộng-hoà.
Cuộc cách mạng không đổ máu này được phỏng theo các định-chế của chế-độ dân-chủ
đại-nghị ở các nước tự-do đàn anh. Bắt đầu là một cuộc trưng cầu dân-ý (23 – 10
-1955), truất-phế cưụ-hoàng Bảo-Đại và tín nhiệm Ông Diệm trong chức vị
Quốc-trưởng. Sau đó một quốc-hội lập-hiến được bầu ra để soạn-thảo Hiến-pháp.
Hiến-pháp trù liệu bầu ra một Tổng-Thống và quyền lực quốc-gia cũng được phân
phối theo nguyên tắc phân quyền giữa hành-pháp, lập-pháp và tư-pháp. Nhưng đặc
biệt là theo Tổng-thống-chế, Tổng-thống được giao-phó nhiều quyền lực nhằm mục
đích thiết lập ra cái giới hạn cho một lộ-trình cưỡng bách với mục đích dung
hòa các lý-thuyết dân-chủ với thực trạng của đất nước lúc bấy giờ. Tuy nhiên
tất cả chỉ là (dân-chủ) hình thức, mang nặng phần lý-thuyết và là “bước đầu để
tiến tới công cuộc dân-chủ hoá các guồng máy quốc-gia.” Để giải thích thêm về
sự chọn lựa này, Ông Ngô-Đình-Diệm kể lể với Higgins:
“Cô Higgins, Cô đã
viếng thăm các làng quê Việt-nam. Cô cũng đã từng nhìn thấy những người Thượng
cầm cây lao và với những phong tục tập-quán đầy mê-tín dị-đoan. Những người
Chàm. Những người Cao-đài. Những người Hoà-hảo. Những làng mạc còn trong tình
trạng sơ-khai, cai-trị bởi Ông
Bà T ổ-Tiên, bởi những ngươì đã chết – đấy cũng là tình trạng
ở hầu hết các nơi khác của Việt-nam. Cô nói cho tôi biết, cô Higgins, một nền
dân-chủ đại-nghị có ý-nghĩa gì đối với họ trong khi ngôn-ngữ của họ chưa có
ngôn từ để diễn tả từ-ngữ chính-trị này?”(Tr.166)
Tình-trạng thấp kém này buộc Chánh-quyền
dân-chủ nhân-vị phải đặt giới hạn cho một lộ-trình cưỡng bách, giới hạn về cơ-cấu (không phải
về tinh-thần dân-chủ), để dung-hoà những phương-pháp dân-chủ với tình
trạng kém phát triển của đất nước. Để phục vụ con người của một xã-hội lạc hậu,
mô-hình dân-chủ nhân-vị không thể đóng khung trong những mô-thức dân-chủ của
Tây-phương với một xã-hội đã ổn định và có một đời sống vật chất cao. Ấy là
chưa kể đến mô-thức dân-chủ tập-trung của Cộng-sản chà đạp nhân-phẩm con người
và dân-chủ đại-nghị Tây-phương lại đặt lơị-ích tư-bản trên tầng lớp cần-lao.
Ngoài ra đây là một sự chọn lựa cần thiết để xoa dịu những đòi hỏi phải thực
hiện dân-chủ đại-nghị kiểu Tây-phương của trí-thức cấp-tiến cũng như các phe đối
lập. Và để bổ-túc cho “dân-chủ đại-nghị hình-thức” ở thượng tầng, Chủ-Nghĩa Nhân-Vị
thực-hiện một lọai dân-chủ
trực-tiếp bằng một cuộc
cách mạng dưới hạ-tầng.
* Cuộc cách mạng thứ hai, xây
dựng một nền dân-chủ thực-sự dưới hạ-tầng cơ-sở: Đó là quốc-sách Ấp-chiến-lược
(ACL) hay còn goị là cuộc cách mạng nông-thôn. Một hệ-thống Ấp-chiến-lược,
dinh-điền, khu trù-mật, với tinh-thần dân-chủ cổ-truyền của làng xã tự-trị
Việt-nam đã được xây-dựng trên khắp miền quê Việt-nam. Đây không phải là cái mô
hình ACL đã được xây dựng ở Mã-Lai bởi Đại-Úy Thompson, một sĩ-quan trong
quân-đội Liên-hiệp Anh. ACL ở Mã-lai thuần túy là một định chế quân-sự, nhằm
tách rời Mã-cộng ra khỏi dân-chúng để tiêu diệt. Trái lại, ở miền Nam Việt-nam,
“Đề xướng Ấp-chiến-lược (ACL) là để tạo
thành một cuộc cách-mạng chánh-trị, xã-hội và quân-sự, thích hợp cho những nước
kém mở mang và nhằm chống 3 thứ giặc chậm-tiến, chia-rẽ và Cộng-sản. ACL bảo
đảm an ninh thôn xã và duy-trì mối tương thân liên-đới và tự-túc. Một nền
dân-chủ pháp-trị thực-sự, cộng-đồng đồng-tiến, công-bằng xã-hội.
ACL là cơ hội để luyện tập khổ hạnh cho
tâm hồn thanh khiết, tự mình vượt qúa mình. Mục đích của ACL là để cưú vớt và
giải-phóng toàn diện con người đứng trước hiện-tượng chậm tiến của Á-Phi. ACL
nêu lên một chủ trương lớn lao, một lý tưởng để-phụng sự, một cuộc cách mạng để
hoàn thành. (1962,Q.8, tr.118-119)
Chiến lược xây-dựng dân-chủ nhân-vị bắt
đầu từ hạ tầng cơ-sở, ở nông thôn, nơi mà 95 phần trăm dân chúng sinh-sống. Thứ
nhất là vì dân chúng thành thị, các thành phần trí thức và quan chức trong
guồng máy công quyền đã va chạm và bị ảnh hưởng sâu đậm bởi một lối sống văn
minh vật chất, công cuộc tái võ trang tinh thần cho họ cần thời gian. Thứ hai,
nếu xây dựng được tại nông thôn một vùng thịnh-vượng với kinh tế sơ-bản, mỗi
gia-đình vô-sản đều có được một nóc nhà và một miếng đất sinh hoa lợi đủ sống,
tức là đã trang bị cho đại
đa số dân chúng một bảo
đảm thực sự cho tự do
cá-nhân và thói quen tham-gia việc chung (làm quen với sinh-hoạt
dân-chủ). Từ những định chế dân-chủ căn-bản, tự-trị về tinh-thần và vật-chất ở
hạ tầng cơ sở này, công cuộc dân chủ-hoá trên thượng tầng cấu trúc sẽ dần dần
xuất hiện.
B-Chủ-Nghĩa Nhân-Vị và
vấn-đề phát triển Kinh-tế Xã-hội
Ngày 16 tháng 6 năm 1949, lúc còn ở ngoài
Chính-quyền, Ông Diệm đã bắt đầu cổ võ cho đường lối kinh-tế Nhân-vị như là một
giải-pháp thích hợp để đem lại dân-chủ tự-do thực-sự cho Việt-nam. Ông nói:
“. . . . . Điều quan-trọng là moị người
cần hiểu rằng cuộc đấu-tranh của chúng ta hiện nay không phải chỉ thuần túy là
một cuộc đấu-tranh để dành độc-lập cho đất-nước. Đây còn là một cuộc cách mạng
xã-hội để đòi lại độc-lập về kinh-tế của các nông-dân và người lao-động. Tôi
chủ-trương những cuộc cải-tổ tiên-tiến và táo-bạo về mặt xã-hội, nhằm bảo toàn
và tôn-trọng phẩm giá của con người, nhắm vào một mục đích duy-nhất là thấy
được tất cả những người của một Việt-nam mới được làm ăn sinh sống như là một
con người thực sự tự-do.”(Gió-Nam,1-7-59, tr.3)
Vậy thế nào là độc-lập về kinh tế? Nghĩa
là phải thâu hồi cho bằng được chủ-quyền kinh tế từ các chủ-nhân ngoại quốc,
bao gồm các khu vực nông-nghiệp, thương-mãi, kỹ-nghệ, giao-thông vận-tải, ngân
hàng, vân vân. Khi có được chủ-quyền về kinh-tế, moị người dân mới có thể trực
tiếp tham gia vào việc điều hành guồng máy kinh-tế và mau chóng nâng cao mức
sinh hoạt, sớm giải thoát họ khỏi nỗi tủi nhục đói-nghèo, khỏi kiếp làm thuê
làm mướn, và cuối cùng, mới có thể bảo đảm được phẩm-giá của họ. Không có
độc-lập kinh-tế cũng sẽ không bao giờ có dân-chủ kinh tế thực sự, một nền
dân-chủ mà trong đó thợ với chủ có thể cộng-tác chặt-chẽ trên căn bản
bình-đẳng: bình đẳng không phải chỉ về phương diện luật-pháp mà phải cả trong
đời sống hàng ngày. Muốn như vậy phải tạo nên cả một hệ-thống an-ninh xã-hội trong đó người dân ở bất cứ giai cấp
nào, từ lúc lọt lòng cho đến khi nhắm mắt, đều được bảo-vệ chống lại nạn
đói-rét, nạn thất nghiệp, nạn già yếu, nạn ốm đau vân, vân . . . (1955, Q2, tr.160)
a- Các
nguyên-tắc của Kinh-tế và Xã-hội Nhân-vị.
Ông Diệm đã đưa ra một chương trình kinh
tế nhằm hai mục tiêu: Thứ nhất là kiện toàn nền độc-lập của nước nhà trong
lãnh-vực kinh-tế. Thứ hai là canh tân nền kinh tế quốc-gia để nâng cao mức sống
của nhân dân. Đặt trên căn-bản Thái-Hòa, Nhân-vị chủ-trương cuộc cách mạng
kinh-tế xã-hội phải gồm ba điều kiện tiên quyết:
§
Dân phải được trực-tiếp tham-gia vào việc
điều-hành các hoạt-động kinh tế.
§
Mục tiêu ưu-tiên hàng đầu của chính sách
kinh-tế xã hội là phải bảo đảm mỗi người dân có được một mái nhà và sở hữu-chủ
các phương-tiện sản-xuất để làm ra của cải nuôi sống bản thân và gia đình mình.
§
Nhân-vị (cá-nhân) và cộng-đồng đồng tiến.
Những nguyên-tắc này được chọn làm căn bản
giải-quyết xung-đột cố-hữu về quyền-lợi giữa cá-nhân và cộng-đồng, vấn-đề tái phân phối lợi-tức
quốc-gia.
b– Kiện
toàn nền độc lập về mặt kinh tế.
Theo Ông Ngô-Đình-Diệm thì các ngành hoạt
động quan-trọng như kỹ-nghệ, thương mãi, vận-tải, ngân hàng, bảo hiểm lúc bấy
giờ, đều đang nằm ở trong tay người ngoại-quốc. Vì thế, tuy nông nghiệp là căn
bản của dân sinh, nhưng nếu không nắm được chủ-quyền về các ngành then chốt như
kỹ-nghệ, thương mãi thì người nông dân sẽ là nạn nhân đầu tiên vì bị thiệt
thòi. Trước ngày Ông về lập chánh-phủ, người nông dân Việt-nam chỉ được hưởng
12% trên tổng số tiền xuất cảng thóc gạo hàng năm. Số 88% được dùng để trả
công, trả hoa-hồng, hay trả lãi cho các ngân-hàng, các công-ty bảo-hiểm,
công-ty xuất nhập cảng, các hãng vận tải, các nhà máy gạo . . . . nghĩa là
những trung gian ngoại-quốc sinh sống ở Việt-nam. Dân Việt-nam tuy làm việc đầu
tắt mặt tối, chân lấm tay bùn mà vẫn nghèo túng. Ngoài ra, mục đích tối hậu của
những nhà đầu tư ngoại kiều này là lợi nhuận nên “khi vui thì vỗ tay vào” đến
khi hoạn nạn thì họ rút ra và nền kinh tế của ta sẽ bị tê-liệt. Cuối-cùng, dù
cho chúng ta có giỏi giang siêng năng đến đâu thì cũng vẫn là kẻ làm thuê, đóng
những vai trò phụ, làm trung gian đắc lực cho các hãng ngoại quốc. Ông tuyên
bố: “Nay hoàn cảnh đã khác hẳn. Các bạn có thể trông cậy vào sự nâng đỡ triệt
để của Chánh-phủ Quốc-gia do tôi lãnh đạo, để khuyếch trương công cuộc kinh
doanh của chính các bạn.” (1955, q.2, tr. 154 )
c- Kinh-tế Nhân-vị và
các mô-hình kinh-tế chỉ-huy và tư-bản
Các nguyên-tắc mà Nhân-vị theo đuổi
phủ-nhận những mặt tiêu-cực của cả hai mô hình Kinh-tế tư-bản tự-do và Kinh-tế
Xã-hội chỉ-huy. Ví-dụ như mức độ can thiệp của Chính-phủ vào guồng máy kinh-tế
chẳng hạn. Kinh-tế chỉ huy và Kinh-tế tư-bản đều tỏ ra cực đoan, hoặc can thiệp
tối đa hoặc không can thiệp gì cả. Chính-sách kinh-tế Nhân-vị đặt giới hạn mức
độ can thiệp của Chính-phủ vào guồng máy kinh tế quốc gia trong cuộc cách-mạng
kinh-tế xã-hội, tuy không theo đường lối kinh-tế chỉ huy của cộng-sản nhưng
cũng chẳng theo hẳn đường lối kinh tế tự-do của tư-bản. Trong thực-hành,
Chính-phủ sẽ phải quyết định về mức-độ can-thiệp vào guồng máy kinh tế làm thế
nào để dung-hoà (thái-hòa) các ưu-tiên phải thực hiện với hoàn cảnh phức tạp
hiện tại của đất nước, cân bằng được đòi hỏi của cá-nhân với quyền lợi của
cộng-đồng.
Ông Ngô-Đình-Diệm giải thích: “Theo ý tôi,
trong hiện tình của nước nhà, những thắc mắc về một mô hình kinh-tế, là quá
nặng về phần lý-thuyết và không mang một lơị ích thiết thực nào. Chánh-phủ do
tôi lãnh đạo chỉ có một mục đích duy-nhất là: bảo-vệ nền độc-lập của giang sơn
và tăng gia hạnh phúc của toàn thể dân-chúng. Cái gì có lợi cho Quốc-gia
dân-tộc, thì nên làm. Trái lại, bất cứ cái gì có hại cho quốc-gia cho dân-tộc,
thì phải bài trừ cho triệt-để. Hiện nay nước ta bị tàn phá rất nhiều vì chiến
tranh: vậy nhiệm vụ đầu tiên của Chánh-phủ là kiến-thiết lại đất nước, là xây đắp
đường xá, tu sưả cầu cống sông ngòi. Hiện nay có một triệu-dân di cư: vậy
nhiệm-vụ của Chánh-phủ là tìm chỗ cho họ định cư, tìm việc cho họ. Các
xí-nghiệp ngoại-quốc đang chuẩn-bị rời khoỉ Việt-nam. Chúng ta có nhiệm vụ phải
hỗ-trợ xây dựng những xí nghiệp Việt-nam để thay thế vào đó. Nếu các doanh gia
Việt-nam chưa thể làm được thì Chánh-phủ sẽ phải đứng ra gánh vác.” (q.2, tr.157)
d- Canh-tân
nông nghiệp để nâng cao mức-sống và tiến đến tự-túc.
Ý-niệm “nâng cao mức sống” của Nhân-vị
không phải chỉ bao gồm những nhu cầu sinh lý trực tiếp của con người như ăn
mặc, nhà cửa, điện nước vân vân mà còn bao gồm tất cả những sinh hoạt có những
tính cách chế-ngự khung cảnh địa-lý, sửa đổi khung cảnh đó, và biến nó thành
một khung cảnh mới làm căn bản không những cho sự thỏa mãn nhu cầu vật chất của
một số người xấu-số mà cả các sinh hoạt trí-thức và tinh thần của toàn thể
xã-hội và ở một mức cao hơn, đó là ý niệm “Cải tạo căn bản vật chất của sinh
hoạt xã hội.” Như vậy cải tổ xã-hội về phương diện vật chất, đòi hỏi không
những sự phân phát cho một số người nghèo và thiếu thốn một số vật dụng cần
thiết cho đời sống của họ, mà cả một cuộc cách mạng kỹ-thuật để tạo cho xã hội
một khung cảnh vật chất hoàn toàn mới, rộng rãi hơn và mỹ lệ hơn. Cách mạng kỹ
thuật này đòi hỏi một sự cải tổ rộng rãi của giáo dục, và đặc biệt là đem khoa
học vào giáo dục, đem tinh thần khoa học vào giáo dục (như việc thiết lập các
trường Quốc Gia Hành Chánh, trường Đại-Học Khoa học, Công-nghệ, Trường Quốc Gia
Nông Lâm Súc , Kỹ
thuật, vân vân.)
Đặc biệt, trong lãnh vực cải-cách
điền-điạ, Chủ-Nghĩa Nhân-Vị đưa ra một quan niệm mới về quyền tư-hữu để xác
nhận điạ vị ưu-tiên của sức cần-lao: tối thiểu mỗi người phải được làm chủ một
mảnh ruộng đủ lớn với các phương-tiện sản xuất để có thể làm ra của cải để
nuôi-sống mình và gia-đình mình; đồng thời sở hữu một mảnh vườn một căn nhà.
Khi phân phối lại đất đai để thực hiện chính sách về tư-hữu này, Chánh-phủ
Nhân-vị được trao quyền lực để truất hữu và bồi thường các điền chủ có ruộng
đất “cò bay thẳng cánh”. Chánh-phủ đã “ban-bố luật cải-cách điền-điạ hợp lý
công bằng và thích ứng với nhu-cầu kỹ thuật. Trong những đạo luật cải cách ấy,
Chánh-phủ không chủ-trương tiêu-hủy quyền tư-hữu (như Kinh-tế chỉ-huy đã làm) –
vì quyền ấy là một đảm-bảo cho tự-do
căn bản của con người –
nhưng quyết định hạn chế triệt để những sự lạm dụng phát sinh ra do những
quan-niệm cổ-truyền qúa ư rộng rãi về quyền tư-hữu (như Kinh-tế tư-bản chủ
trương), và đồng thời tạo cho nông dân và gia đình họ những phương tiện sản
xuất thuận-lợi với những điều-kiện sinh-hoạt vững-chắc.” (1955, Q.1, tr.31)
Ở đây, khi công nhận quyền tư-hữu của nông-dân có nghĩa là chống lại chính sách
vô-sản hoá của nền kinh-tế chỉ-huy; nhưng Chánh-phủ lại can-thiệp bằng một
đạo-luật nhằm giới hạn quyền tư-hữu tuyệt đối của hệ-thống kinh tế tư-bản,
thường đem lại hậu qủa người quá giầu và kẻ không có gì cả.
Nguyên-tắc công-bình và nhân đạo chẳng hạn, được thể hiện trong
những Đạo-dụ ấn định mức tô-xuất trong khoảng 15 – 25 phần trăm trị giá huê lợi
và khẩu-ước giữa tá-điền và điền chủ phải cải thành “khế-ước”. Hoặc trong một
dự-án trích cấp đất cho dân di-cư, cựu-chiến-binh: “Những ruộng bỏ-hoang trong
mùa vừa qua sẽ được trích cấp, trong một thời hạn 3 năm, cho các tá điền đã
cấy-cầy những ruộng đất ấy, cho dân di cư, cho các cựu chiến-binh và công dân
đã bỏ mình vì nước. Những người được hưởng ruộng đất trích cấp, sẽ được miễn
điạ tô hoàn toàn trong năm đầu, một nửa trong năm thứ nhì và một phần tư trong
năm thứ ba.”(Q.1, tr.31)
Ngoài ra, Chánh-phủ còn chủ-trương khuyến-khích nông dân tập hợp
thành Hợp-tác-xã nông nghiệp với mục đích trao đổi với nhau về chuyên môn để
nâng cao kỹ thuật sản xuất và loại bỏ trung gian, tiếp-thị những nông-phẩm của
chính họ. Rồi những gia đình nông dân này sẽ cùng với Hợp-tác-xã, hợp thành một
cộng-đồng. Cuối cùng ba định-chế này sẽ được tập-hợp lại thành một
đơn-vị kinh-tế xã-hội mang bản chất tự cung, tự-cầu. Ba định-chế này sẽ là thế chân vạc để giúp xã hội này nẩy nở phát triển không ngừng về moị mặt, tiến thành những Ấp tự-trị lấy tên là Ấp-chiến-lược. Không những họ có thể tự-trị về chính-trị, kinh-tế, xã-hôi, và ngay cả an-ninh nữa. Các Ấp này được xây dựng khắp nơi để thực hiện khẩu hiệucá-nhân và cộng-đồng đồng-tiến.
đơn-vị kinh-tế xã-hội mang bản chất tự cung, tự-cầu. Ba định-chế này sẽ là thế chân vạc để giúp xã hội này nẩy nở phát triển không ngừng về moị mặt, tiến thành những Ấp tự-trị lấy tên là Ấp-chiến-lược. Không những họ có thể tự-trị về chính-trị, kinh-tế, xã-hôi, và ngay cả an-ninh nữa. Các Ấp này được xây dựng khắp nơi để thực hiện khẩu hiệucá-nhân và cộng-đồng đồng-tiến.
Như vậy, khi hoàn được quốc sách Ấp-chiến-lược ít ra ở hạ tầng
cơ-sở, đại đa sốnông-dân, công-nhân đã có thể hưởng độc-lập, dân-chủ và
tự-do thực sự. Và miền
quê Việt-nam sẽ có một bộ mặt mới, một xã-hội tự-do dân-chủ ấm-no hạnh phúc
thực sự trong sự tôn trọng nhân phẩm, công bình và bác ái. Những giá-trị nhân bản
này chính là ý-nghĩa đích thực của chữ NHÂN trong văn-hóa Việt-nam. Mô-hình
chính-trị làng-xã cổ-truyền là những giá-trị dân-chủ cổ-truyền độc đáo của dân
tộc Việt-nam.
Tóm lại, chủ thuyết Nhân-Vị là một triết-lý nhằm xác- định và đề
cao giá-trị của con người, vị-trí của con người trong tương quan với vũ-trụ,
với người khác và trong cộng-đồng xã-hội. Đồng thời là một chủ-thuyết chính-trị
chủ trương thiết lập những định-chế thích-hợp để tạo cơ-hội và khuyến-khích
việc phát-triển các gía-trị này đến mức cao rộng nhất và hướng về việc phục vụ
hạnh-phúc con người. Chủ-Nghĩa Nhân-Vị lấy “con người biết tu-thân
(thái-hòa)” làm
nền tảng cho giải-pháp, để giải quyết các mâu-thuẫn trong sinh hoạt của con
người. Khi Ông Diệm nói một đường lối mới, ý Ông muốn nói đã lâu rồi những
truyền thống tư-tưởng tốt đẹp này của dân tộc không được đem ra để áp-dụng vào
trong các sinh hoạt quốc-gia vì bị nô lệ Tầu, Tây và phong kiến, rồi lại bị ảnh
hưởng bởi một tà-thuyết duy-vật ngoại lai.
II- Những Ưu và
Khuyết-Điểm của Chủ-Nghĩa Nhân-Vị
1-Những Điểm Tiêu-Cực của Chủ-Nghĩa Nhân-Vị
Ông Diệm từng than phiền với Ông Cao Xuân V ỹ, Thủ-Lãnh
của Phong-trào Thanh-niên Cộng-Hòa rằng: “Ngay cả đến các vị Bộ-trưởng cũng
không hiểu được Nhân-Vị là gì thì làm sao mà chúng ta thực hiện được cuộc
cách-mạng quốc-gia?” (17-3-95).
Ngoài ra Chủ-Nghĩa Nhân-Vị không những
được đưa vào thử-nghiệm ngay trong thời chiến lại còn phải ganh-đua với 2
chủ-nghĩa lớn đương thời chia đôi thế-giới, Cộng-Sản và Tư-Bản. Vì thế không
những kẻ thù Cộng-sản, mà ngay cả các đảng phái đối lập và đồng-minh Hoa-kỳ,
luôn tìm cách phá-hoại, xuyên-tạc làm trở-ngại cuộc thử-nghiệm của Chủ-thuyết.
a-Quốc-sách
Ấp-Chiến-Lược đã bị kẻ-thù Cộng-sản tìm mọi cách đánh-phá.
Việt-cộng xuyên tạc là “Ngụy-quyền Sài-gòn đã ép-buộc dân chúng bỏ mồ-mả
tổ-tiên nhà cửa làng-xã, ép-buộc đi làm không công (corvée) xây dựng ACL” và
“ACL chính là những nhà tù không song sắt.” Người dân vì không hiểu được
ý-nghĩa và những lợi-ích thiết thực của việc xây-dựng ACL nên những lời
tuyên-truyền này đã gây ảnh hưởng bất lợi cho vìệc thi-hành quốc-sách. Trong
khi đó các phóng viên ngoại-quốc như David Halberstam, Neil Sheehan, Stanley
Karnow v.v. . . và các thành-phần đối-lập lại thường tung tin “quốc-sách ACL là
một thất bại, không được lòng dân”
Nhưng, Ông Nhu đã có lần, rất tự hào,
mô-tả với Đại-sứ Maneli của Ba-lan về vai-trò quan-trọng của hệ-thống
Ấp-Chiến-Lược trong công cuộc dân-chủ-hóa Việt-nam. Ông nói:
“Người Mỹ cũng như
Việt-cộng, cả hai đều lầm tưởng rằng Ấp-Chiến-Lược là những định-chế quân-sự và
sẽ bị hủy bỏ ngay sau khi đã chiến thắng Cộng-sản. Họ lầm vì lý luận của họ đều
khởi đi từ những tiền đề vật chất. Hệ thống Ấp-Chiến-Lược là những định chế căn
bản của một chế-độ dân-chủ trực tiếp. Một khi những định-chế này đã phát triển
và nẩy nở mạnh mẽ, chúng sẽ trở thành những hạt nhân của cơ-cấu quốc-gia và đến
lúc đó vai trò của chánh-quyền trung-ương sẽ không còn cần thiết nưã. (Maneli, tr.145)
Sau này, Đại-Tá Ted Serong, trưởng phái-bộ
huấn-luyện Úc ở Việt-nam đã nói với các viên-chức cao-cấp Hoa-kỳ ở Washington
rằng “Ấp-Chiến-Lược là một thành-công lớn-lao nhất trong chiến-tranh Việt-nam
và chuyện này chưa được nói đến đúng mức. (M. Moyar, 2006, tr.107).
b- Chủ-Nghĩa
Nhân-Vị không được Đồng-minh Hoa-kỳ ủng-hộ vì Chủ-Nghĩa Nhân-Vị
của TT Ngô-Đình-Diệm tuy không hoàn-toàn chống lại chủ-nghĩa tư-bản nhưng về
mặt ý-hệ không chịu rập-khuôn theo mô-hình dân-chủ và kinh-tế thị-trường do Mỹ
đề xướng. Giáo-sư Sử-gia E. Miller và H. Fairbanks nhận định rằng Tổng-Thống
Ngô-Đình-Diệm chủ-trương đưa ra cái viễn-kiến về công cuộc phát-triển Việt-nam
của riêng Ông, một con đường thứ ba nằm giữa hai Chủ-nghĩa cực-đoan, Xã-hội và
Tư-bản. Chính Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm cũng long trọng xác định với dân-chúng
rằng Chủ-nghĩa Xã-hội và Tư-bản không thể đem lại độc-lập tự-dọ và hạnh-phúc
choViệt-nam! Con đường mới, con đường Nhân-vị mới thực sự đem lại cho dân chúng
Việt-nam một đời sống ấm-no hạnh-phúc thực sự. Chủ-nghĩa Nhân-vị không nhận
được sự ủng hộ của người Mỹ cũng là điều dễ hiểu!
c- Các
thành-phần đối-lập và chống đối chính-phủ đã xuyên-tạc chỉ trích Chủ-Nghĩa
Nhân-Vị là một chủ-thuyết của công-giáo và ngoại-lai, với
mục-tiêu làm chính-phủ suy-yếu bằng cách khơi động vấn-đề chính-trị nhạy-cảm,
kỳ-thị tôn-giáo. Trong cuốn “Is South Vietnam Viable?,” Ông Nguyễn
Thái viết:
“Hồi trước
chiến-tranh, lúc Ông Nhu theo học ở École des Charles đã có tiếp-xúc với
Emmanuel Mounier, người đã tỏ vẻ hoài nghi về lý-thuyết dân-chủ tự-do
Tây-phương và cổ võ một lý-thuyết dân-chủ xã-hôị dưạ trên lòng bác-ái và
giá-trị nhân bản, với cái tên là Personnalisme. Ông Nhu tỏ ra say mê học thuyết
này và khi về Việt-nam đã thuyết-phục Ông Diệm rằng Personnalisme là một triết
thuyết có thể đối đầu với chủ-nghĩa Mac-xit nguyên-thủy mà Việt-Minh đang tuyên
truyền ở Việt-nam.”
Do đó ông Thái cho rằng cái quan niệm nhân
bản này và mối liên hệ của nó với xã hội mà Ông Nhu cổ-võ, “chẳng có gì là mới
mẻ, và cái thuyết Nhân-Vị cũng chẳng có gì xa lạ bởi vì một trường-phái
triết-học Pháp trong đó có Emmanuel Mounier và Jacques Maritain đã hết mình cổ
võ cho nó trong tờ Nguyệt-san Công-Giáo L’Esprit do Mounier chủ-trương.”(tr.129-130)
Như đã trình bầy ở phần I, cả về nhận-thức
triết-học đến giải-pháp cải tổ xã-hội của Chủ-Nghĩa Nhân-Vị đều bắt nguồn từ
nền văn-hóa cổ-truyền và Nho-Giáo (Việt-Nho). Không có gì dính líu đến
Personnalisime của Mounier cũng như giáo-lý Công-giáo. Lời phát biểu của Ông
Ngô-Đình-Nhu tại Đại-Hôị Văn-Hoá Quốc-Gia ngày 11 tháng 1 năm 1957 về
Chủ-Thuyết Nhân-vị cũng cho thấy những nhận-định của Ông Nguyễn-Thái không có
cơ-sở vững chắc:
“Chủ-thuyết đặt nền
tảng trên quan-niệm tôn-trọng phẩm giá con người và đẩy mạnh sự phát triển đến
mức độ cao nhất. Quan-niệm này chẳng phải của riêng một giống người nào, một
quốc gia nào, hay một đảng phái nào mà là của moị người. Ở Tây-phương,
“Tinh-thần của Phúc-âm” được xem như phương tiện để nhận-thức về giá-trị
nhân-bản của con-người và tại Á-châu, những nguyên-tắc tôn-trọng con người
nhân-bản nằm trong Kinh Vệ-Đà, Kinh Upanishads, trong sách Mạnh-tử, và ở ngay
trong truyền-thống dân-gian Việt-nam.” (12-1-1957, Cách-Mạng Quốc-Gia)
Và khi trả lời với Phóng Viên Báo Toronto Globe and Mail, hồi
đầu năm 1963 và được in lại trong Nguyệt-san
Gió-Nam, Ông Nhu đã xác định rõ ràng:
“Tôi phải nói ngay
rằng ‘Chủ-Thuyết Nhân-vị của tôi’ chẳng có dính giáng gì đến cái Nhân-vị
Công-giáo hiện đang được giảng dậy bởi các tổ-chức Công-giáo tại Miền Nam
Việt-nam (Ông Nhu muốn ám chỉ Trung-tâm Huấn-luyện Nhân-vị Vĩnh-Long do
Giám-Mục Ngô-Đình-Thục chủ-trương). Đây không phải là một lời chỉ-trích, nhưng
là lời xác-định về một sự thật. Hiện nay cái
học-thuyết nhân-vị mà tôi cổ-võ là một nền dân-chủ đấu-tranh trong đó tự-do
không phải là một món qùa của Ông
Già Noel , nhưng mà là kết quả của một cuộc chinh-phục bền-bỉ
và sáng-suốt trong đời sống thực tế, không phải trong một khung-cảnh lý-tưởng
mà trong những điều-kiện điạ-lý chính-trị đã được định sẵn. Chính cái quan-niệm
về tự-do này đã khai mào cho toàn-bộ chương-trình Ấp-chiến-lược. Hệ-thống
Ấp-chiến-lược này sẽ làm thay đổi cơ-cấu chính-trị thượng tầng của chính-phủ
hiện tại. Điều này cũng phù hợp với tinh thần của Hiến-Pháp, một Hiến-Pháp đặt
nền tảng trên các nguyên tắc tự-do và sáng-taọ. Chính vì vậy khi nói là tự-do
và sáng tạo tức là chúng ta đã mặc nhiên loại bỏ tất cả các hình-thức
chính-quyền hiện hữu.” (5-5-1963, tr. 68)
2- Những ưu-điểm của Chủ-Nghĩa Nhân-Vị
Trong suốt thời gian thử nghiệm 9 năm tại
miền Nam Việt-nam, Chủ-Nghĩa Nhân-Vị đã tỏ ra rất thực dụng và thuần-nhất. Một
số những ưu-điểm nổi bật cần được nhắc lại một cách chi tiết hơn.
a-Chủ-Nghĩa
Nhân-Vị Chống Cộng-sản và nêu cao Chính-nghĩa Qu ốc-gia
Những người từ bỏ quê-hương miền Bắc và mồ
mả tổ-tiên, chạy vào Miền Nam vĩ tuyến 17 chỉ để lánh nạn Cộng-sản tìm tự-do.
Trong khi đó những người miền Nam không chấp nhận sự cai-trị của đảng Cộng-sản Việt-nam
đã tự-nguyện ở lại miền Nam để cùng với người miền Bắc di cư lập ra một
quốc-gia mới chống cộng-sản. Như vậy chính-nghĩa quốc-gia của họ chính là
“chống đảng Cộng-sản Việt-nam và Cộng-sản quốc-tế và chống Chủ-nghĩa Cộng-sản
độc-tài chuyên-chế”. Chủ-Nghĩa Nhân-Vị là chủ-thuyết tiêu-biểu nhất đề cao
nguyện vọng và lý-tưởng cao cả này của họ.
Trên căn bản nhận thức triết-học, hai
chủ-nghĩa Nhân-Vị và Cộng-sản hoàn-toàn đối nghịch nhau. Chủ-nghĩa Cộng-sản, vì
đặt căn bản trên ý-hệ duy-vật nên độc-đoán không tưởng nên không có “dụng”. Nếu
chẳng may người ta ép buộc phải thi hành (cưỡng hành), thì phải bù bằng đủ thứ
công-an mật-vụ để ép-buộc, khủng bố mới có làm, vì cái làm đó không do tự trong
phát xuất ra, thường trái với bản-tính con người, nên chỉ có làm bao lâu còn có
sự khủng-bố, ép-buộc. Ngược lại, Chủ-Nghĩa Nhân-Vị là hệ-thống triết lý đặt trên Tâm-Linh
Thái-Hòa tức trên nhu-yếu thâm sâu của con người tất nhiên có “dụng”, khỏi cần phải
thúc đẩy từ ngoài. Vì thế Nhân-vị khác với Ý-hệ, nhất là bái-vật, ở chỗ không
“dùng mưu gian đạo-đức” (vì đạo-đức mà đánh lừa ‘pia fraus’, như Cộng-sản
Việt-nam đã làm với những chiêu bài như : “Không gì qúy hơn độc-lập tự-do”,
“Lao-động là vinh-quang” v.v. . .) Triết-gia Kim-Định viết:
“Bái vật dùng tràn
ngập ‘pia fraus’ đã đành, cả đến triết lý nhiều khi cũng không chê, thí dụ ông
tổ triết Tây Plato cũng dùng bộn. Còn Cộng-sản thì khỏi nói: luôn luôn sống
trên những lời hứa cuôị (lơị hành) kèm thêm khủng bố (cưỡng hành), vì ý-hệ là
triết học xây trên ý-niệm, không đủ sâu để khơi động nguồn nghị-lực tâm hồn,
đành phải dùng những trợ lực ngoại khởi như ‘pia fraus’.” (tr.173)
Đứng về mặt cơ cấu, ở dưới hạ-tầng cơ-sở,
Chính-phủ Nhân-vị đã mô-phỏng quốc-sách Ấp-Chiến-Lược theo hệ-thống làng xã
cổ-truyền Việt-nam và trên thượng tầng là một tổ-chức chính-phủ cộng-hòa theo
tổng-thống chế kiểu Hoa-kỳ. Hệ-thống làng xã cổ-truyền Việt-nam, theo Giáo-sư
Nguyễn Đăng Thục thuộc Viện Đại Học Sài-gòn thì cái hệ-thống làng xã tự trị này
cũng là hình-thức dân-chủ rất phổ biến trong các quốc-gia Á-châu và đặc biệt
tại Việt-nam. Đấy là một định chế dân-chủ độc đáo, goị là làng hay xã, nó mang
những nhân tố xã-hôị rất sơ-khai, tồn tại và nổi trôi với những thăng trầm của
giòng lịch sử đã hơn 4000 năm. Giáo-sư Thục lập-luận rằng:
“Nếu chúng ta định
nghĩa dân chủ là một hệ-thống chính-phủ do dân bầu ra để phục vụ quyền lợi của
người dân và trong hệ-thống chính quyền này, quyền lực nằm ở trong tay của
dân-chúng, thì chế-độ làng hay xã, như hệ-thống làng-xã cổ của Việt-nam, qủa
thật là một chế độ dân-chủ đặc biệt. Điều độc-đáo nhất của cái nền dân chủ sơ
khai này chính là ở chỗ tự nó hình thành, mang bản chất tự-trị, rồi tự nó lại
thích-nghi với một hệ-thống trung ương chuyên-chế của chế-độ quân chủ Á-đông.
Cho nên có thể nói quốc-gia Việt-nam giống như một hệ-thống chính quyền
liên-bang gồm có nhiều tiểu-bang nhỏ và trên hết là một chính-quyền liên-bang.
. . . . . Tổ chức xã-hôị và chính-trị của Việt-nam gồm có hai hệ-thống đối lập
nhau và chồng lên nhau. Ở dưới hạ-tầng là một nền dân chủ đại-nghi, tự-trị và
đại-chúng; ở trên thượng tầng là một nền quân-chủ chuyên chế, tập-trung quyền
lực bằng một hệ-thống quan-lại. Hai định chế này tuy khác nhau trên căn bản
nhưng lại cùng tồn tại qua bao nhiêu thế-kỷ với biết bao nhiêu biến đổi của
lịch sử, trong lúc hòa bình thịnh vượng cũng như lúc chìm trong nôị chiến và
ngoại-xâm.(1958, tr. 7-8)
Ông Diệm cũng xác-nhận với sử-gia
Marguerette Higgins:
“Chúng tôi có một nền
dân-chủ truyền-thống và một hệ-thống làng-xã tự-trị. Đó chính là một phần của
truyền thống Nho-giáo với những phong tục tập quán và các bổn-phận của con
người trong xã hôị. Tất cả những phong tục tập quán này không phải là những
luật lệ thành văn nhưng được truyền lại từ đời này qua đời khác bằng nghi-lễ
gia-tiên hay đạo thờ cúng Ông
Bà. Chúng tôi chủ trương tìm lại những côị nguồn này để tái
thiết xứ-sở chúng tôi.”(Higgins,tr. 166)
Tóm lại, cái lối-sống hay cái sinh-hoạt
dân-chủ mà Chủ-nghĩa Nhân-vị muốn mang lại cho dân-chúng miền Nam-Việt-nam chính là những nét văn-hóa
truyền thống Việt-nam mà họ hằng yêu-mến tôn-trọng. Đấy là một lối sống
nhàn-tản phong-lưu, trọng nhân-nghĩa hơn là lý-lẽ, và trân-qúi các gía-trị
cộng-đồng. Vì thế họ hăng-hái tự-nguyện xây-dựng
và bảo-vệ nó. Đúng như triết gia Kim-Định giải thích, vì những gía-trị dân-chủ
này đã xuất phát từ nhu yếu thâm sâu của con người tất-nhiên có “dụng”, không
cần thúc-đẩy từ bên ngoài. Đây chính là ưu-điểm của giải-pháp Nhân-vị khi đem
so-sánh với các giải-pháp dân-chủ-hóa khác.
c-Ưu-tiên
của Giải-pháp Dân-Chủ-Hóa: Cơm
no áo-ấm
Nói đến Chủ-Nghĩa Nhân-Vị mà không nói đến
người khai sinh ra nó, người lãnh đạo và đích-thân chọn lựa giải-pháp và
thử-nghiệm nó, thì qủa là một thiếu-sót. Nhất là quan-niệm cho rằng “dân-chủ”
chỉ phát-triển nếu quan-niệm thiện-ích chung mỗi ngày một ăn sâu-rộng trong
dân-chúng và trong chính-quyền. Có-nghĩa là giải-pháp dân-chủ-hóa thành công
hay không phần lớn là nhờ vào “quan-niệm về thiện-ích chung” của người lãnh-đạo
có “sâu-rộng” hay không. Người lãnh-đạo phải là người làm gương dẫn đường. Bản
thân Ông Ngô-Đình-Diệm là một người nổi tiếng về đạo-đức và khí tiết chính-trị.
(Quách-Tòng-Đức & Lâm-Lễ-Trinh 2005) Đây chính là ưu-điểm nổi-bật của
Giải-Pháp Dân-chủ-hóa Việt-nam của Nhân-vị.
Ngoài “quan-niệm thiện-ích chung” mà người
lãnh đạo cần phải có, viễn-kiến về chiến lược thực hiện xây-dựng dân-chủ cũng
vô cùng quan-trọng. Anh
em Ông Ngô-Đình -Diệm và Ngô-Đình-Nhu đã chọn giải-pháp“cơm-no
áo-ấm”. Một trong những mục-tiêu của quốc sách Ấp-Chiến-Lược là
“Xây-dựng tại nông
thôn một vùng thịnh vượng với kinh-tế sơ-bản, mỗi gia đình vô-sản đều có được
một nóc-nhà và một miếng đất sinh hoa-lợi đủ sống, tức là đã trang-bị cho đại
đa-số dân chúng một bảo đảm thực sự cho tự-do cá-nhân và thói-quen tham-gia
việc chung.”
Nói một cách đơn-giản là nếu chính-quyền có thể đem đến
cho đại đa số dân chúng những nhu cầu vật chất căn bản hằng ngày (cơm no áo-ấm)
tức là đã đem lại tự-do dân chủ cho họ rồi. Tục-ngữ Việt-nam có câu
“Có thực mới vực được đạo”, có nghĩa là khi mà bụng đói thì còn hơi sức đâu mà
nghĩ đến đạo-nghĩa! Hay là “Phú-qúy sinh lễ-nghĩa”, nghĩa là có của cải rồi mới
học làm sang, cũng có nghĩa là nếu tối ngày phải lo kiếm sống thì làm gì còn có
thì giờ để nghĩ đến văn-chương nghệ-thuật, đến các gía-trị tự-do dân-chủ v.v. .
. Tóm lại đây là một sự chọn lựa đúng đắn và là một quy luật chung trong
thiên-hạ. Người La-tinh nói: “Primo vivere, deinde philosophare”. Đã có lần GS Tôn Th ất Thiện viết: “Ta không
nên quên rằng Đức Phật Thích Ca, sau một thời gian sống không thiết đến ăn
uống, bị ngất xỉu và sau đó, Ngài đã nhận thấy sự cần thiết nuôi dưỡng cơ thể
nếu muốn có sức để tìm Đạo.”(2005)
Nhưng tại sao vấn-đề “Xóa đói giảm-nghèo”
đã được thế giới chú trọng đến từ lâu sao đến nay vẫn không thực hiện được?
Giải-pháp “Dân-chủ với Kinh-Tế Thị-trường Tự-do” phát triển thế-giới thứ Ba của
LHQ vào thập niên 1950s bị thất bại. Vào thập niên 1980s, World Bank và IMF đã
đứng ra vận-động phát triển dân-chủ với giải-pháp “Basic Needs Approach” (Thực
hiện các nhu cầu căn bản) cũng chẳng đi đến đâu. Nhiều hội-nghị quốc-tế về xóa
đói giảm nghèo đã được World Bank đứng ra triệu tập và trở ngại nhất vẫn là hai
vấn đề “Delivery on the ground” (Làm thế nào đưa đến tận tay người nghèo) và
“Targeting” (Làm thế nào để chọn đúng khu-vực, nơi cần được giúp đỡ), vì nạn
tham nhũng gây ra! Những người có trách nhiệm, từ các tổ-chức quốc-tế đến
chính-quyền địa-phương, đã không làm tròn trách nhiệm vì chưa “khắc được kỷ và
phục được lễ”!
Dưới sự lãnh-đạo của TT Ngô-Đình-Diệm chỉ sau 2 năm trời ngắn ngủi
miền quê Nam-Việt-nam đã có được một đời sống ấm-no. Chính-phủ Ông Diệm đã chọn
“giải-pháp no cơm ấm áo” cho
95 phần trăm dân chúng ở thôn quê làm chiến-lược phát-triển quốc-gia, với quyết
tâm của Ông giải-quyết cho bằng được hai trở ngại “Delivery” và “Targeting” qua
công cuộc cải cách điền-địa và thực hiện vấn-đề “Tái-phân-phối lợi tức
quốc-gia” với khẩu hiệu “ cá-nhân và cộng-đồng đồng tiến”. Cho nên Chính-phủ
của ông Diệm được tổ chức dưới hình thức một Chánh-phủ của phúc-lợi (‘good’
government), vì trong “no cơm ấm-áo” đã có sẵn mầm mống của “dân-chủ tự-do”
(Phú-qúy sinh lễ-nghĩa). Sự thành-công này là do bản thân Ông Ngô-Đình-Diệm đã
khắc được kỷ phục được lễ, làm gương cho quần chúng. Ông đã chọn con đường
hy-sinh để bênh vực giá-trị con người: “Khi
sự thể đáo-đầu, phải xem “NHÂN” hợn sự-sống, nên có lúc giết cái thân mình, để
vì nó mà hoàn thành được đức nhân!” Khổng
tử thật chính-xác khi gọi những người này là “chí-sĩ”. Đại-sứ Mỹ F. Nolting
viết một lá thơ cho sử-gia M. Higgins, biểu-lộ lòng cảm-phục của Ông đối với
một quân-tử Nho-giáo:
“Tôi chẳng biết một quan-lại Nho-giáo là cái quái gì, nhưng nếu
Ông Diệm là một Nho-quan, tôi cũng muốn giống Ông ta. Trong hơn hai năm
rưỡi làm việc và quan sát kỹ lưỡng Ông ta, tôi thấy Ông ta qủa là nhà lãnh đạo
đầy thiện-tâm, chính trực, lại rất can-trường, và được tôn kính. Mặc dầu tôi đã
mất rất nhiều thì giờ và gặp phải rất nhiều khó khăn mỗi khi phải thương lượng
với Ông ta, nhưng lúc nào tôi cũng kính-trọng và khâm-phục cái tính nhẫn nại
cương quyết của Ông ta lúc phải theo đuổi một mục đích nào đó. Tôi cũng rất
kinh ngạc về con người quân-tử và lòng nhân ái của Ông ấy. Ông ấy thường dành
ra một ngày rưỡi để nghỉ lễ Giáng-sinh và đó cũng là ngày nghỉ duy-nhất của Ông
ấy trong năm, đi đến những tiền đồn xa xôi nhất để ăn mừng lễ với các binh sĩ ở
đó.” (1962,tr.162)
III- Chủ-Nghĩa Nhân-Vị
và Vấn-Đề Dân-Chủ-Hóa Việt-Nam Hiện Nay
Việt-nam nay đã hòa-bình và đã đi vào
phát-triển gần 20 năm rồi. Nhưng dân chúng vẫn còn đói khổ vẫn chưa được hưởng
những quyền tự-do căn bản. Hiện nay Chủ-Nghĩa Xã-Hội đã lỗi-thời, việc tìm kiếm
một mô-hình dân-chủ-hóa hữu-hiệu để thay thế, là một nhu cầu cấp thiết. Từ ngày
Ông Ngô-Đình-Diệm chết (1963) đến nay các nhà lãnh-đạo cũng như trí-thức
Việt-nam nói chung vẫn còn tiếp tục tìm kiếm câu trả lời cho một tiến trình
dân-chủ kinh-tế nhằm giải quyết cơn khủng-hoảng có thể đưa đến sự hưng vong của
toàn thể dân tộc. Đặc biệt trong những ngày tháng gần đây, trong và ngoài nước,
các nhà trí thức và lý thuyết-gia đóng góp ý-kiến càng ngày càng đông đảo. Tiêu
biểu như Tiến-sĩ Phan Đình
Di ệu, Tiến-sĩ Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sĩ Phu), Tiến-sĩ Lê Đăng Doanh , Tiến-Sĩ
Nguyễn Xuân Nghĩa, v.v..
Trong buổi nói chuyện tại Ủy Ban Tổ-chức Trung Ương ĐCSVN vào
ngày 2 tháng 11 năm 2004, Tiến-sĩ Phan Đình Di ệu lên tiếng kêu gọi đổi mới tư-duy. Ông
cho rằng “Mô hình Chủ-nghĩa Xã-hội khoa học” kiểu Mác-Lê vốn chịu ảnh hưởng của
chủ nghĩa duy-lý và cơ
giới luận đã bị thực
tiễn bác bỏ.” Theo Tiến-sĩ Diệu, nếu ĐCSVN vẫn còn tiếp tục duy-trì “định hướng
XHCN kiểu Mác-Lê” thì Việt-nam vẫn tiếp tục bị bế tắc trong cơn khủng hoảng
hiện tại”. Tiến-sĩ Diệu đồng thời ca-ngơị mô-hình Xã-Hội Dân-Chủ” (XHDC) tại các
nước Bắc-Âu là “Chủ-nghĩa
xã-hội của thế-kỷ 21” với mục tiêu “tự-do, công bằng, đoàn-kết,
chắc chắn sẽ có vai-trò quan trọng trong sự phát triển của nhân loại, rất đáng
được chúng ta quan tâm.”
Thật ra cái mô-hình “XHDC” tại các
nước Bắc Âu như Phần-lan, Na-Uy, Đan-mạch, Thụy-điển, đã và đang được các
chuyên gia, trí thức trong và ngoài nước cổ võ như là một mô-hình thích-hợp để
thay thế mô-hình “Kinh-tế Thị-trường theo định hướng Xã-Hôị Chủ-Nghĩa” nhằm
giải quyết cuộc khủng hoảng xã-hôị của Việt-nam hiện nay. Tiến-sĩ Nguyễn Xuân
Tụ (Hà Sĩ Phu) nhận xét rằng: “Phương án xã-hôị dân-chủ là phương án trung
dung. Tuy trung dung nhưng vẫn đòi hỏi sự
dũng cảm và thật lòng, chứ không dùng mẹo được. Cha Ông ta vẫn bảo
“Thật thà là cha qủy quái”. Kinh tế thị-trường theo định hướng xã-hội dân-chủ
thế thôi, dân chấp nhận ngay, vì như thế cũng chính là xã-hôị dân-chủ đa nguyên
pháp trị.” Và một chuyên gia kinh-tế, Ông Nguyễn Xuân Nghĩa cũng nghĩ rằng
ĐCSVN phải thay đổi tư-duy và cơ cấu. Phải chấp-nhận Kinh-tế Thị-trường với
Định-hướng Dân-chủ. Như về kinh-tế phải để tự-do kinh-tế từ dưới bùng lên,
giải-phóng người dân, tự-do sinh hoạt không hạn chế, đối xử công bằng giữa các
địa-phương. Về chính-trị, nhà nước phải giảm bớt sự can thiệp vào guồng máy
kinh-tế nhưng tăng cường chức năng làm luật và thi-hành luật và chấm dứt
độc-quyền cai-trị. (RFA, 6-7-05) Ông goị đây là mô hình Xã-hôị Dân-Chủ.
Nói chung thì trong cái mô hình “Xã-hôị
Dân-chủ” tại các nước Bắc Âu mà các trí thức và chuyên-gia Việt-nam đang cổ võ,
có thấp-thoáng kèm theo hình
ảnh con người có “tình và chí” như “dũng-cảm”, “thật-lòng”, “đoàn-kết”,
“trách-nhiệm”, “trong sáng”, vân vân. Nhưng theo Ông Hà-Sĩ-Phu thì
“Đoàn-kết là sự tập
hợp những yếu-tố khác nhau, các yếu-tố đó muốn gia nhập khối đoàn-kết chung,
thì anh nào cũng phải khoan dung. Đảng khoan dung cho những người khác Đảng, và
những người khác Đảng cũng phải khoan dung với Đảng. Chứ đây không phải là sự
khoan dung của người trên với người dưới, của kẻ cầm quyền đối với người không
có quyền. Nghĩa là cùng bình đẳng mà khoan dung cho nhau, chứ không có chuyện
Đảng thống soái hết rồi mở lòng ban sự khoan dung cho người này người nọ như
vua chúa phong kiến.” (RFI, 2005)
Như vậy, liệu khi đưa vào Việt-nam thì cái hình ảnh con người có “tình và
chí” còn hiện diện trong mô hình XHDC này hay không? Nếu không còn,
thì mô-hình này cũng lại chỉ là một mớ lý thuyết xuông giống như các mô hình
khác, đặc-biệt như Hiến-Pháp1992 của Việt-nam hiện giờ, chỉ là một mảnh giấy
không hồn. Điều 69 Hiến-pháp qui định “công-dân có quyền tự-do ngôn luận, tự-do
báo-chí; có quyền được thông-tin; có quyền hội-họp, lập hội, biểu-tình theo qui
định của pháp-luật.” Trên thực tế, chính-quyền Việt-nam đã vi-phạm trầm trọng
điều 69 của Hiến-pháp bằng điều 4 của Hiến-pháp, do chính họ soạn-thảo và ban
hành. Là một lý thuyết xuông, “Xã-hôị Dân-chủ” Bắc-Âu cũng lại giống như
“Định-hướng XHCN”, thiếu “tình
và chí” nên không
có khả năng huy-động được những nghị-lực thâm-sâu của con người.
Và vì muốn “cưỡng hành”, như triết gia Kim-Định đã nói, lại phải dùng đến
“mưu-gian đạo-đức” như lời-hứa cuội, kèm thêm khủng bố như Tiến-sĩ Nguyễn Văn
Tụ vừa trình bầy. Tóm lại, đúng như Chủ Nghĩa Nhân Vị chủ trương, con người nằm trong cơ cấu mới
là nguyên nhân cốt cán. Chuyển đôỉ cơ-cấu chỉ là chữa bệnh ngoài da.
Để chứng minh, giả sử, ĐCSVN cứ giữ nguyên
mô-hình “Kinh-tế Thị-trường theo Định-hướng XHCN” nhưng hãy đưa ra một
thành-phần lãnh-đạo thực
sự “dũng-cảm,
thật-lòng, đoàn-kết, trách-nhiệm, trong-sáng, vân vân” để làm gương dẫn dắt quần chúng. Trong
trường hợp những người lãnh đạo không đủ nghị-lực và can đảm của những con người đã tu-thân để thực hành các đức-tính này, thì hãy
nhờ tới nhân dân và cơ quan truyền thông tiếp sức, bằng cách cho họ quyền TỰ-DO thực sự
qui-định trong điều 69 Hiến-pháp, để phê-phán, khuyến-khích và can
ngăn lãnh đạo đừng làm việc hại dân hại nước. Được như vậy, tôi tin rằng chỉ
trong một thời gian ngắn, mô hình “Định-hướng XHCN” mà Đảng đã chọn, sẽ không
thua gì mô-hình “Xã-Hôị Dân-Chủ” của Bắc Âu.
Nếu đúng, thì cái giải-pháp con người Bắc-Âu này cũng giống
giải-pháp Nhân-vị mà Ông Diệm và Ông Nhu đã cổ võ hồi giữa thế-kỷ 20, là
mô–hình “Xã-Hội Dân-Chủ Nhân-Vị” với những sắc thái đặc-biệt của nền văn-hóa
cổ-truyền Việt-nam, là “một chính-quyền của Phúc-lợi” (Good Government) đã được
thử nghiệm ở miền Nam Việt-nam từ 1954-1963: Kinh-tế thị-trường với sự
can-thiệp mềm dẻo của một chính-phủ phúc-lợi, thực hiện công-bằng xã-hôị và
dân-chủ thực sự ở hạ tầng cơ-sở với định hướng dân-chủ trên thượng tầng
cấu-trúc. Trọng điểm của chiến-lược dân-chủ hóa Nhân-Vị là từ dưới bùng lên như
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa vừa trình bầy. Tuy nhiên, Ông Diệm nhấn mạnh rằng mô-hình
này hữu hiệu là vì đựơc xây dựng trên những gía-trị độc đáo của Văn-Hóa: (a)
“nó được dung hòa với thực tại” và (b) “quan-niệm thiện-ích chung được những
người trong chính-quyền và ngoài dân chúng thực sự tôn trọng.”
Trong cuốn sách Democracy and Culture,
Lý-thuyết-gia về Dân-chủ David Easton cũng viết:
“Muốn hiểu rõ được cái mức-độ thực-dụng và
hữu-hiệu của một hệ-thống chính-trị, chúng ta cần phải nhìn nhận một sự thật
hiển-nhiên, đó là, tất cả những gì xẩy ra trong nội-bộ của guồng máy chính-trị
đều do nỗ-lực của những người nằm trong guồng máy đó, đương-đầu với hoàn-cảnh
thực-tại đang thay đổi.” “Much light can be shed on the working of a political
system if we take into account the fact that much of what happens within a
system has its birth in the effort of the members of a system to cope with the
changing environment.” (1990)
Như vậy Ông Ngô-Đình-Diệm và David Easton
đều có cái nhìn giống nhau về những vấn đề mà các chuyên-gia và trí-thức
Việt-nam đang tranh-cãi; Và câu trả lời là: mức-độ hữu-hiệu của một
mô-hình chính-trị không phải là do CƠ-CẤU mà là do CON NGƯỜI ở trong cơ-cấu ấy.
IV – Kết Luận
Chủ-Nghĩa Nhân-Vị được xây dựng trên căn
bản Tâm-Linh: đức-nhân và lý-tưởng Thái-Hoà của Việt-Nho. Đứng trên mặt triết
học nhận thức, nó nhận diện và đề cao gía-trị và vị-trí của con người. Là một
chủ-thuyết chính-trị, nó chủ trương phát triển gía-trị và vị-trí này đến mức
cao nhất; chính-quyền có bổn phận tạo điều kiện thuận lợi và làm gương để hướng
dẫn dân chúng (cá-nhân và cộng-đồng) đạt đến mục tiêu này.
Vì thế, Chủ-Nghĩa Nhân-Vị khác hẳn với
khuynh-hướng duy-tâm của Tây-phương và đối đầu với duy-vật của Karl Marx, là
những lý thuyết xuông không thực-dụng và phản khoa-học (Nguyễn-Xuân-Hồng, 1956, tr.98).
Dựa trên lý tưởng Thái-Hoà, Ông Diệm đã đưa ra một mô hình chính-trị mới lạ mà
Ông gọi là “con đường của tiến-bộ”. Đó là một tổng hợp những giá-trị tốt đẹp
nhất của Âu-tây và Á-đông: Trên thượng tầng cấu trúc quốc gia là một chế độ
dân-chủ pháp-trị kiểu Tây-phương được điều hoà để phù hợp với thực tại của đất
nước bằng một bản hiến-pháp dự-trù dành cho hành-pháp nhiều quyền lực cần
thiết. Ở hạ-tầng cơ sở là một nền dân-chủ thực-sự, với một hệ-thống
Ấp-chiến-lược mô-phỏng theo hình thức làng xã cổ-truyền Việt-nam và tiến dần
đến tự-trị về moị mặt.
Hoài-bão của hai người khai sinh ra
Chủ-nghĩa Nhân-vị là muốn chuẩn-bị để mở đường đưa xã-hội Việt-nam tiến vào kỷ-nguyên hậu kỹ-nghệ qua việc tái trang bị cho mỗi con
người Việt-nam một đời sống đạo-đức, để xây-dựng lại và phát-triển nguồn vốn xã-hội đã bị phá-sản sau những năm dài đô-hộ
của Tầu, Tây, và nhất là hậu-qủa “đào tận gốc, tróc tận rễ” do XHCN của người
Việt-nam cộng-sản để lại. Chủ-Nghĩa Nhân-Vị muốn dẫn đường đưa con người
Việt-nam trở về mái nhà thân quen của họ, đó là cái xã-hội có một hệ-thống
đạo-đức rất hữu hiệu, một cuộc sống phong-lưu nhàn tản, là di-sản văn-hoá vĩnh
cửu của người Việt-nam.
Dù Chủ-Nghĩa Nhân-Vị mới chỉ được thử
nghiệm trong một thời gian ngắn ở miền Nam Việt-nam, nhưng trong lãnh vực
lý-thuyết hàn-lâm, Chủ-Nghĩa Nhân-Vị có một giá-trị đóng góp lâu dài và
quan-trọng vào công cuộc phát-triển con người nói chung và đặc biệt là
giải-pháp dân-chủ-hóa đặt trên căn bản “sở-hữu-hóa vô-sản – cơm no áo ấm”.
Chủ-Nghĩa NhânVị còn cống-hiến một căn bản tư-duy mới để dung hòa tư-tưởng “ai
thắng ai” của hệ-thống triết-học duy lý-niệm. Muốn chung sống hòa-bình, cùng
nhau tồn tại và tiến-bộ, Chủ-Nghĩa Nhân-Vị cổ võ cho một hệ-thống tư-duy mới
xây dựng trên lý-tưởng Tâm-Linh, THÁI-HÒA.
Mô-hình “con-người biết tu-thân” của
Chủ-Nghĩa Nhân-Vị đưa ra nhằm giải quyết tận gốc mọi khủng hoảng kinh-tế xã-hội
và chính-trị trong đời sống hàng ngày, đáng được các nhà làm chính sách
tham-khảo kỹ-lưỡng. Cuối cùng, Chủ-Nghĩa Nhân-Vị là một đóng góp quan-trọng vào
ngành chính-trị học đặc biệt là vấn nạn về dân-chủ hóa tại các quốc-gia lạc-hậu
và nghèo-khổ. Giải-pháp mà Ông Diệm đưa ra là xây dựng một chế-độ (dân-chủ)
đạo-đức”. Chiến-lược xây
dựng dân-chủ được thực hiện bằng hai cuộc cách mạng xẩy ra cùng một lúc, với
dân-chủ hình thức ở thượng tầng cấu trúc và dân-chủ thực-sự ở hạ tầng cơ sở.
Chiến lược này vẫn còn giá trị thực hành, có thể giải-quyết vấn đề dân chủ hóa
và chiến-lược “xóa-đói giảm-nghèo” tại Việt-nam hiện nay, đáng được moị nguời
lưu tâm.
Tại sao chúng ta lại phải đi mãi đến Bắc
Âu để tìm kiếm một mô-hình, trong khi nó nằm sẵn trong kho tàng của Ông Cha,
sao lại không lấy ra mà xử dụng? Tại sao lại phải hướng ra ngoài, đi khắp
thế-giới tìm một “lý-thuyết suông” để thử nghiệm? Ở miền Nam (1955-1963) trong
các khu dinh-điền, khu trù mật, ấp-chiến lược, vân vân, người dân nghèo đã từng
có được một mảnh ruộng, một miếng vườn, một căn nhà và một đời sống yên bình ấm
no, con cái được ăn học, đau ốm đã có nhà thương thí. Có phải đây là cái xã hôị
mà chúng ta đang muốn thực hiện? Dẫn chứng trên đây cũng cho thấy Ông Diệm đã
“bắt mạch” đúng bệnh trạng của Việt-nam và liều thuốc “Chủ-Nghĩa Nhân-Vị” đã tỏ
ra hữu hiệu, ít là trong lãnh vực kinh tế xã-hội. Nhưng có lẽ “Bụt nhà không
thiêng” nên người ta đã không ngó ngàng gì đến cái di sản dân tộc này? Sẽ không
bao giờ tìm được một mô-hình hữu hiệu một khi con người lãnh-đạo của Việt-nam
chưa biết tu-thân, tề-gia.
Đối với các bạn trẻ, thế hệ lãnh đạo tương
lai của dân tộc, Chủ-Nghĩa Nhân-Vị là một tài liệu tham khảo hữu ích và cần
thiết cho việc học tập và tìm kiếm những giải-pháp chính-trị cho vấn đề Việt-nam
hiện nay. Di-sản tiền nhân là chỗ dựa vững chắc và phù hợp với tình-tự dân-tôc.
Chối bỏ nó là đi xa gốc rễ, sẽ mất định hướng và lạc lối. Dựa trên di sản tốt
đẹp của Cha Ông, các bạn sẽ tạo nên một hệ-thống lãnh đạo mới với một định
hướng rõ rệt. Ngoài ra bài học lịch sử của thế kỷ vừa qua nhắc nhở các bạn
rằng: độc-lập, tự-do và dân-chủ không phải là món quà của Ông già Noel và không có
một chế độ chính trị nào có thể đem lại cho mình nếu tự mình không bền bỉ
đấu-tranh với chính mình, tôn trọng nhân phẩm của mình và các giá trị thiện ích
của cộng đồng. Tìm về cội nguồn chính là mở lại con đường truyền thừa lãnh đạo
đất nước.
Cuối cùng là một bài học từ cái chết của
hai người khai-sinh ra Chủ-nghĩa Nhân-vị: Lãnh-đạo của Việt-nam trong tương lai
cần phải lấy lý-tưởng Thái-Hòa làm căn-bản thiết lập ra những định chế hữu-hiệu
làm đối trọng (counter-balance) với loại chính-trị “Thực tiễn [Realpolitik]”,
để ngăn ngừa những hành động phi dân-chủ, phi nhân bản và coi thường luật-pháp
của những kẻ cuồng-tín muốn lạm-dụng quyền-lực. Các định-chế này còn ngăn ngừa
sự phung phí nhân-vật-lực của đất nước và sự gián-đoạn về lãnh-đạo quốc-gia
trong tương lai.
E. Mounier nói “Đôi khi lịch-sử cũng ban
thưởng cho những kẻ cứng đầu và một hòn đá đặt đúng chỗ cũng có thể xoay chuyển
cả một giòng nước.” Rất tiếc, Ông Diệm và Chủ-Nghĩa Nhân-Vị của Ông đã xuất
hiện ở một nơi và vào một thời điểm đáng lẽ không nên xuất hiện. Nhưng Ông đã
hạ quyết-tâm, “chọn con đường hy-sinh để bênh vực phẩm-gía con người.” Do đó
những gì mà Ông đã thực hiện được trong hoàn cảnh hoàn toàn cô-lập và khó khăn
của miền Nam Việt-nam lúc bấy giờ, chỉ còn nhờ vào sự quyết-tâm và khả-năng
lãnh đạo của Ông và cần phải được lưu lại trong sử sách một cách công bằng và
trung thực.
Nhà thơ W. H. Auden viết: “Lịch sử đối với
kẻ bại trận, chỉ có thể ngửa mặt lên than “Trời”, nhưng chẳng giúp được gì cho
họ mà cũng không thể tha thứ cho họ.” Tuy nhiên tôi tin rằng, người ta có thể
hủy diệt Chủ-nghĩa Nhân-vị và hai người khai sinh ra nó, nhưng không thể cướp
đi những giá-trị thuộc về họ. Do đó trên căn bản đạo-đức nghề-nghiệp, các
sử-gia có bổn phận đem trả lại những gì thuộc về hai Ông Ngô-Đình-Diệm và
Ngô-Đình-Nhu và nền Đệ-Nhất Cộng-Hoà.
Tài Liệu và Sách Tham
Khảo
Tài liệu chính-phủ
1.
Ngô-Đình-Diệm,
§
Con Đường Chính Nghĩa: Độc-Lập,
Dân-chủ. Bộ sách này có 9 cuốn, bao gồm
tất cả những Diễn-văn, Hiệu-triệu và Tuyên-cáo của TT Ngô-Đình Diệm, từ 1954 đến
1963, do Sở Báo-chí Phủ Tổng-thống sưu-tập và Bộ Thông Tin và Thanh Niên xuất bản.
§
“Democratic Development in Vietnam”, 1949, in lại trong Free China Review, June 1955.
2.
Ngô-Đình-Nhu,
§
“Lược-Đồ Một Cuộc Cải-Tổ Cơ Cấu Xã-Hôị,” Tạp-chí Xã-Hôị, Sài-gòn,
1952.
§
“Trình Bầy Một Quan Niệm Về Văn-Hoá”, Cách Mạng Quốc-Gia, Gío-Nam, Sàigòn 12
tháng 1 năm 1957.
§
“Diễn-văn đọc tại suôí Lồ-Ồ”, Gió-Nam, q. 56, tháng 5 1963.
3.
Phúc-Thiện, President Ngô-Đình-Diệm of
Vietnam, 1957
4. Sơn-Chí Dương Thành
M ậu, Đường Về Nhân-Vị, Trung-Tâm Huấn-luyện Nhân-Vị,
Vĩnh-Long, 1959.
5. Liên-Đoàn Công-Chức Cách Mạng Quốc Gia, Khaí Niệm Về Chủ Nghĩa Nhân-Vị, Sài-gòn,
1960.
6. Nguyễn Đăng Thục, 1958, “Democracy in the Traditional Vietnamese
Society”, Vietnam Culture Series, No. 4, Saigon: Directorate of
Cultural Affairs, Ministry of National Education, 1958, p.14.
7. Report of the United Nations Fact-finding Mission to South Vietnam, The
Committeee of the Judiciary, United States Senate, 88th Congress, 2nd Session,
US Government Printing Office.
8. Thơ của Thượng-Nghị-Sĩ Thomas Dodd gơỉ TNS James E. Eastland, Chủ-Tịch
Tiểu-ban Nôị-An Thượng-Viện Hoa-kỳ do GS Tôn Th ất Thiện dịch (2000).
Sách Tham Khảo
9.
Bảo-Đại, 1990, Con Rồng Việt-Nam: Hôì-ký Chính-trị 1913-1987, Ca:
Nguyễn Phước Tộc xuất bản.
10.
Blair, A., 1995, Lodge In Vietnam: A Patriot
Abroad, Yale University Press.
11.
Brown, S., 1988, New Forces Old Forces, and the
Future of World politics, Boston.
12.
Bùi Diễm & Chanoff, D., 1964, In the Jaws of
History, Boston.
13.
Bùi Xuân Bào et all, 1957, Văn Hoá và Nhân Vị,
Sài-gòn: Nhận-Thức.
14.
Diamond, L. and Lintz et all, 1990, Politics in Developing
Countries: Comparing Experiences with Democracy, London.
15.
Donnell, J., 1959, ‘National Revolution
Campaign in Vietnam,’ Pacific Affairs, vol. 32, no.1, march 1959.
16.
Durant, W. 1950, History of Civilisation, Vol 1, Paris.
17.
Fairbank, H., 1962, “The Enigma of Ngo Đình
Diệm”, The Commonweal, Sept. 21, pp. 515-517.
18.
Fall B., 1984, The Two Vietnams: A Military
and Political Analysis, 2nd ed., New York: Praeger.
19.
Fifield, E. 1963, Southeast Asia in United States
Policy, New York: Praeger.
20.
Fitzgerald, F. 1972, Fire in The Lake,
Boston.
21.
Hammer, E. 1987, A Death in Novenber: Americans
in Vietnam 1963, New
York: E.P. Dutton.
22.
Hersh, S., 1997, The Dark Side of Camelot,
New York.
23.
Higgins, M., 1962, Our Vietnam Nightmare,
New York, Harper & Row.
24.
Hoàng Văn Chí, 1964, From Colonialism to Communism:
A Case History of North Vietnam,New York: Praeger.
25.
Karnow, S., 1983, Vietnam: A History,
New York: Praeger.
26.
Kim-Định, 1986, Hoa-Kỳ và Thế Chiến Lược Toàn Cầu,
An-Việt: Úc-châu.
27.
Lansdale, A., 1972, In The Midst of War,
New York: Harper & Row.
28.
Lâm L ễ Trinh, 2005, “9 Năm Bên TT Ngô Đình Diệm:
Mạn-đàm vơí cưụ Đổng Lý Quách Tòng Đức”, Diễn Đàn Giáo-Dân, California số 45-46, tháng 8 và 9;
“Khí Tiết Chính-Trị” (1995);Khaí niệm về Chủ Nghĩa Nhân Vị,
Sài-gòn (1960)
29.
Lý Chánh Trung, 1960, “Emmanuel và Chủ-Nghĩa
Nhân Vị”, Nguyệt San Văn-Hoá Á-Châu, Số 3,
Tháng 4.
30.
Maneli, E., 1981, War of the Vainquished,
New York: St Martins Press.
31.
Miller, E. 2003, Diem’s Final Failure: Prelude
to America’s War in Vietnam, by Philip E. Caton, Lawrence, Kansas: University Press of
Kansas. Nguyễn
Văn Lục trích dịch.
32.
Nghiêm Xuân H ồng, 1956, Đi Tìm Môt Căn Bản Tư-Tưởng,
Sàigòn.
33.
Nguyễn Huy Bào, 1958, Diễn Văn Nhân Ngày Liên Hiệp Quốc, Sài gòn, Đại Học
Văn Khoa Xuất bản.
34.
Nguyễn Văn Canh, 2002, Cộng Sản Trên Đất Việt, California: Kiến-quốc.
35.
Nguyễn Duy Cần, 1971, Nhập Môn Triết Học Đông Phương, Sài-gòn: Thu Giang.
36.
Nguyễn Văn Lục, “Trí-Thức Miền Nam: Hai Mươi Năm Nhập Cuộc, 1955 – 1975” , Việt-Luận, Sydney,
Số 1999, 19-8-2005, tr. 48-49.
37.
Nguyễn Ngọc Tấn, 1998, The Miracle of Vietnam: The Establishment of Ngo Dinh Diem Regime,
1954-1959, Melbourne: Monash University; “Ngo Dinh Diem: time for a
reassessment” News Weekly, April 10, 1999, pp.20-21; “Chính-Trị và Quân-Lực VNCH” (2000);
“Cành-Đào: Một âm mưu chính-trị quốc tế.” (2001).
38.
Nguyễn Thaí, 1962, Is South Vietnam Viable,
Manila:Carmelo & Bauermann.
39.
Phạm Văn Lưu, 1994, Biến Cố Chính-Trị Việt-Nam Hiện
Đại, Melbourne.
40.
Phan B ội Châu, 1990, Khổng Học Đăng,
Houston: Xuân-Thu.
41.
Tạ Xuân Linh, 1974, “How Armed Struggle
Began In South Vietnam,” Courier ,
March 22.
42.
Tôn Th ất Thiện, “Do Đâu Ông Diệm Được Đưa Ra Làm
Thủ Tướng”(1985) ;“Thực-Dân Pháp, Thực Dân Mỹ, và Thực Dân Cộng-sản” (1995),
“The War In Vietnam” (1973). “Vài Ý Nghĩ Về Việc Xây Dựng Lại Xã Hội Việt-Nam”,
(Việt-Luận số
1991, 22-07-2005, tr.41).
43.
Warner, D., 1984, The Last Confucian,
New York: Macmillan.
44.
The Pentagon Papers, Vol.
1, Gravel Edition, 1971.
45.
Peter W. Rodman and William Shawcross, Defeat’s
Killing Fields, New York Times, June
7, 2007. (P. Rodman was a longtime associate of henry Kissinger and an
assistant secretary of Defense for International Security Affairs from 2001 to
March.
46.
Think Tank With Ben Wattenberg, “Vietnam
Revisisted: The myths of the war”, in lại trong Đa-Hiệu, số 79, tháng 7, 2007, tr.41-72.
-------------------------------------------
Bài này, số 3.10d, sẽ được thảo luận vào ngày thứ thứ Tư
02/12/2015.
Vì tầm
quan trọng của nó là : Tổ chức cộng đồng hải ngoại với mục tiêu mới, trong môi truờng mới để con cháu chúng ta
có chân đứng hiên ngang trong cộng đồng Quốc Tế ; nên xin quý vị đọc trước
để đóng góp cho công việc chung cần phải thực hiện ngay.
Chính đề Việt Nam TÙNG PHONG (NGÔ ĐÌNH
NHU)
Tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ Nguồn truyện: http://vnthuquan.net/
TÙNG PHONG (NGÔ ĐÌNH NHU) Chính đề Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI TRẦN TÌNH (trang 2)
LỜI NHÀ XUẤT BẢN (trang 4)
BỐI CẢNH CỦA VẤN ĐỀ (trang 6)
Phần I : Nhận định về thế giới (trang 22)
Phần II :
Vị trí Việt Nam trong thế giới (trang
27)
Phần II (B) : Một ví dụ lịch sử (trang 74)
Phần II (C) : Phát triển dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam (trang 85)
Phần II (D) :
Chỉnh đốn nội bộ (trang 102)
Phần III : Điều kiện nội bộ (trang
105)
Phần III (B) : Cơ sở hạ tầng về tổ chức (trang 124)
Phần III (C) :
Vai trò của Việt Nam (trang 145)
Phần III (D) : Đường lối phát triển (trang 160)
Phần IV : Một lập trường thích hợp với các nhận xét
trên (trang
168)
Phần IV (B) : Tư tưởng, phương pháp và hình thức
(trang 182)
Phần IV (C) :
Nghiệp đoàn Việt Nam (trang
206)
Phần IV (D) :
Việt ngữ và Hoa ngữ (trang
236)
KẾT LUẬN :
TRỤ MÀ KHÔNG TRỤ (trang
245)
----------------------------------------------------
Nhận xét của soạn giả :
Nếu
đem so sánh con đường thoát hiểm của các nước kém mở mang về kỹ thuật cơ khí vào
thế kỷ thứ 19 (1801-1900) như Nhật Bản, để bảo vệ sự độc lập và nền tự chủ của
dân tộc họ, với Học Thuyết Rồng Tiên
Khai Quốc, Tam Giáo Đồng
Nguyên nhà Trần, Chính Học
(Việt Học Chính Thống) của Hoàng Đế Quang Trung và Học Thuyết Cần Lao Nhân Vị cùng Ấp Chiến Lược
của Triết Gia Ngô Đình Nhu thì :
Ø
Con đường
thoát hiểm chỉ có một lối đi duy nhất là :
Cầu Tiến (ý nghĩa
của tên dân tộc là VIỆT) để bắt kịp người, và Tự
Trọng (ý nghĩa của tên nước là VĂN LANG) để kết hợp toàn dân bằng
những Giá Trị Tâm Linh cần phải có
cho sự đoàn kết dân tộc; nếu để mất gốc thì
Ta không còn phải là Ta nữa.
ü
Ông
Ngô Đình Nhu gọi Giá Trị Tâm Linh là Giá Trị Truyền Thống.
ü
Độc Lập và Tự Chủ là 2 vấn đề riêng biệt.
ü
Có Độc Lập chưa hẳn là đã có Tự Chủ (Việt Nam ngày
hôm nay).
ü
Mất Độc Lập chưa phải đương nhiên là mất Tự Chủ
(Nước Tàu thời Tô Giới).
Xin
hân hạnh được giới thiệu với quý vị bài phân tích Chính Đề Việt Nam của ông Tùng Phong về những trở ngại mâu thuẫn trong việc bảo vệ Tự
Chủ mà chúng ta cần phải đọc kỹ để biết chông gai, dù không làm chánh trị thì cũng
cần biết để đừng ngáng cẳng nhau.
[
Cước chú :
Sách
Chính Đề Việt Nam được viết bởi ông Tùng Phong (tục danh là Lê Văn Đ ồng) vào năm 1965 tại
Saigon, in 1.000 cuốn nhưng chỉ bán được có 100 cuốn thôi (10%). Vì đám tướng
phản loạn chủ trương triệt hạ Ấp Chiến Lược và phỉ báng học thuyết Cần Lao Nhân
Vị với mục đích để Việt Cộng len lỏi phá hoại làng xã rồi thử chiến dịch Phượng
Hoàng cho Mỹ đặng còn áp dụng nơi khác.
Ø
Vào
năm 1965 khoa học thế giới chỉ có khả năng cho chúng ta biết về sinh hoạt của
loài người sau trận Đại Hồng Thủy (nước rút #3.500BC) nên có nhiều sự suy diễn
sai lầm.
Năm
2003 Giáo Sư Stephen Oppenheimer (lấy trên Web Site) đã xác định sinh hoạt loài
người ở vùng này có từ 18.000BC, tức là trước trận Đại Hồng Thủy vào cao điểm ở
năm 6.000BC; vì thế nên soạn giả xin
phép được góp ý ở những đoạn cần phải thay đổi như:
Trên
đất Tàu không có dân tộc Hán, vậy thì làm gì có Hán văn..... Hán là danh xưng củaTriều
Đại Lưu Bang bắt đầu vào năm 206BC (năm ông vượt Thiểm Tây ra đánh Hạng Võ). Loại
chữ mà ta gọi là Chữ Tàu, chữ Nho hay chữ Hán là do Tần Thủy Hoàng, sau khi thâu
tóm Lục Quốc và nước Sở (221BC), hạ chiếu dùng loại chữ này (trong khoảng 10 loại
đang lưu hành) ; và cấm không được viết các loại chữ khác.
Sự
cưỡng bách này có mục đích duy nhất là để : Dân các nước bị trị hiểu nhau
qua một loại chữ thì việc cai trị mới dễ dàng, không cần thông dịch. Nay, vì ngộ
nhận nên ta gọi tất cả hàng chục sắc dân sống trên Hoa L ục đều là dân Tàu (Hán) cả ;
mặc dù họ chống Tàu như Tây Tạng chẳng hạn. Hong Kong (Hương Cảng) là người Hoa
gốc Việt (hậu duệ Câu Tiễn).
Lúc
đó loại chữ này được gọi là Chữ Quan Thoại (chữ viết tiếng nói của nhà Vua). Vì
muốn xóa bỏ tàn tích nô lệ nhà Tần nên Mao Trạch Đông (tự xưng là Hán tộc) bắt
gọi là chữ Phổ Thông ; rồi nhập nhằng nói đó là tiếng Hán Tộc !
Ø
Vậy
thì dùng chữ Tàu là dùng chữ quốc tế để các nước trong vùng biết mình muốn nói
gì . Còn dùng chữ nòng nọc (Khoa Đẩu) thì chỉ có dân Việt đọc mà thôi.
Ø
Dùng
chữ Tàu không phải là nô lệ Tàu; giống như người Mỹ, Úc, Canada, Ấn Độ dùng Anh
Ngữ vậy.
[
LỜI
TRẦN TÌNH
VỊ
TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN
VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI
PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC
*
* * Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những nghiên cứu và phân tích dựa trên kinh nghiệm lịch sử của cố vấn
Ngô Đình Nhu cùng một số phụ tá thân cận nhằm giúp những cán bộ quốc gia nắm vững
con đường xây dựng và phát triển dân tộc. Công cuộc hình thành một lược đồ
thích hợp cho tương lai dân tộc vừa nhen nhúm thì biến cố ngày 1 tháng 11 năm
1963 đã làm sụp đổ, hậu quả là những tàn phá sâu rộng về cả mặt nhận thức lẫn
nhân tâm, khiến đất nước tiếp tục chìm đắm trong chiến tranh, nghèo đói và bị
các thế lực ngoại lai khống chế. Một phần
những đề tài này đã được thảo luận trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo dưới thời Đệ
Nhất Cộng Hòa, nhưng chưa được đào sâu và áp dụng, nhất là công cuộc xây dựng tầng
lớp lãnh đạo có đủ khả năng gánh vác trọng trách trong giai đoạn mới cần nhiều
thời gian chuẩn bị, nên lược đồ xây dựng cho tương lai dân tộc bị gián đoạn từ
đó.
Trung
thành với khát vọng chung, và cùng ôm ấp lý tưởng xây dựng một tương lai lâu
dài cho đất nước, một số chiến hữu trung kiên đã cho in tập tài liệu này năm
1964, nhưng tình hình chính trị bất ổn, và chính quyền quân sự lúc ấy đang chịu
những áp lực từ nhiều phía, vì vậy tập tài liệu quí hiếm này bị coi là di sản của
“chế độ cũ” nên bị chôn vùi đến quên lãng.
Tiếp
đến là biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đẩy khối người Việt quốc gia vào tuyệt lộ,
giữa lúc cơ đồ tan hoang, lòng dân thất vọng đến tột cùng. Kẻ ở người đi, từng
người dân lênh đênh theo vận nước, con đường giải phóng dân tộc khỏi ách độc
tài đảng trị của cộng sản để tái xây dựng một quốc gia phú cường chỉ còn là ảo ảnh.
Khát
vọng xây dựng đất nước của những người hằng thao thức và nặng lòng với quê huơng
rà soát lại, và nhận ra rằng con đường đã có sẵn, làm sao cùng khởi động để tiến
tới việc tái cấu trúc mô hình đã bị bỏ dở trước đây. Năm 1988, tập tài liệu được
tái bản tại Hoa K ỳ
do một nhóm thân hữu đã cùng sát cánh bên nhau trong nhiều năm, trong ấy phải kể
đến các ông Cao Xuân V ỹ,
Lê Văn Đ ồng, Phan X ứng, Đỗ La Lam , và một số thân hữu khác. Nhưng
nỗ lực lần này cũng không đi xa hơn, tập tài liệu gần như biến mất trên thị trường
sách báo. Trong khi lớp cán bộ quốc gia đã một thời đóng góp cho đất nước lần lượt
ra đi theo định luật của thời gian, thế hệ kế tiếp làm mắt xích nối kết chu kỳ
lịch sử chưa sẵn sàng bắt tay vào công việc còn dang dở; trong khi đất nước bị
Cộng Sản đẩy vào nghèo đói chậm tiến và lạc hậu suốt hơn ba thập niên qua.
Đứng
trước hoàn cảnh Việt Nam hôm nay những người thật sự quan tâm tới vận mệnh dân
tộc không khỏi âu lo khi nhìn thấy cơ đồ của tổ tiên đang bị kẻ thù phương bắc
bao vây và gặm nhấm từng phần từ khắp mọi lãnh vực; bên trong thì bè lũ tham ô
ngu dốt đang tiếp tay cho giặc làm bại hoại sức đề kháng, nhằm triệt hạ ý chí
quật cường của dân tộc nên nguy cơ nước ta lại rơi vào ách thống trị phương bắc
không còn là vấn đề bàn cãi, mà chỉ là thời gian, nếu chúng ta không sớm thức tỉnh. Tìm lại những bài học lịch sử của tiền nhân để
áp dụng vào con đường cứu nước và dựng nước trong thời đại hôm nay, thật ra đã
có sẵn ngay trong tập tài liệu này. Nếu đem đối chiếu những diễn biến chính trị
toàn cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong mấy chục năm qua, thì chúng
tôi vừa ngạc nhiên vừa khâm phục, vì những diễn tiến ấy đã được đề cập đến, và
phân tích một cách chính xác cách nay đã gần 50 năm.
Do
đó điểm hội tụ những trăn trở của lớp sĩ phu trong nước cũng như ở hải ngoại muốn
nhìn thấy hướng đi tương lai của dân tộc hiện rõ nét ngay trong tập Chính Đề Việt
Nam này. Tập tài liệu không vạch ra những chi tiết, vì đó là một lược đồ mang
tính lịch sử, không phải chỉ một hai thế hệ, mà là sự nối tiếp của một ngàn năm
lịch sử, và sẽ kéo dài đến hàng ngàn năm về sau. Do đó lược đồ này cần được
nghiên cứu sâu rộng để soạn thảo thành những tài liệu chi tiết của từng vấn đề,
hầu có thể áp dụng hiệu quả vào công cuộc chung của đất nƣớc. Đây là một công
trình nghiên cứu cần sự góp sức của nhiều khối óc ở trong nước cũng như hải ngoại.
Vì
vậy dù gặp muôn vàn khó khăn, nhóm chủ trương quyết định ấn hành tập tài liệu
này, nhằm tái khởi động sức phấn đấu của dân tộc trong giai đoạn cấp bách hiện
nay. Chúng tôi mong ước tập tài liệu này
sẽ được đón nhận và trở thành những mắt xích nối kết những người có cùng khát vọng
phát triển và xây dựng một nước Việt Nam cường thịnh, trong đó người dân thật sự quyết định lấy vận mệnh của chính mình.
Ấn
hành tập tài liệu này, nhóm chủ trương không nhắm mục đích tài chánh, do đó
không để giá tiền như những ấn phẩm lưu hành trên thị trường, mà là muốn giữ
gìn một công trình nghiên cứu có giá trị vượt thời gian đã bị chôn vùi đến quên
lãng gần nửa thế kỷ qua; mà theo thiển nghĩ của chúng tôi không thể đánh giá
công trình trí tuệ thượng thặng này bằng tiền bạc được. Hơn nữa công trình này
nên trở thành sở hữu chung của mọi người, nhất là những ai đã có dịp đọc qua,
chắc chắn không thể phủ nhận giá trị đích thực của nó, và nên chia sẻ với những
người cùng chung chí hướng để góp sức cho một tương lai tốt đẹp hơn.
Điều
mong ước sau cùng của chúng tôi là tập tài liệu này sẽ không là nguyên cớ cho bất
kỳ phiền phức nào cho ai, dầu ở trong nước hay tại hải ngoại. Chúng tôi hết lòng kính trọng và biết ơn những
bậc đàn anh đã nêu gương yêu nước và kiên trì khích lệ các thế hệ tương lai nối
tiếp con đường của cha anh.
Sài-gòn, Mùa Xuân
2009.
TÙNG PHONG (NGÔ ĐÌNH
NHU)
Chính đề Việt Nam
[
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Nhà xuất bản HÙNG VƯƠNG hân hạnh giới
thiệu với quý độc giả cuốn “CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM” được tái bản lần đầu tiên tại
hải ngoại. Tập tài liệu nghiên cứu này do một nhóm chiến sĩ trong bộ phận
nghiên cứu chính trị của Đệ Nhất Cộng Hòa soạn thảo để kính tặng các chiến sĩ
vô danh của cộng đồng quốc gia Việt Nam. Cuốn sách này đã được xuất bản vào thời
đệ Nhị Cộng Hòa, nhưng chỉ lưu hành giới hạn trong tầng lớp cán bộ lãnh đạo. Khi được đọc một phần cuốn sách này, chúng
tôi đã bị lôi cuốn, say mê và chúng tôi cảm thấy bừng dậy trong chúng tôi một
phấn khởi lạ lùng, chúng tôi không diễn tả được rõ ràng, nhưng chúng tôi đã tự
hỏi, phải chăng đó là hồn thiêng sông núi đã ấp ủ trong lòng chúng tôi từ khi mới
ra đời, và bây giờ mới có dịp bừng dậy.
Sách mở đầu bằng một lời vắn tắt của
một đại văn hào Nhật Bổn, Đức Phú Tô Phong, nói rằng: “Một dân tộc hùng cường
là một dân tộc giàu Chiến Sĩ Vô Danh.” Phải chăng tác giả muốn ngụ ý rằng dân tộc
Việt Nam cũng là một dân tộc hùng cường vì dân tộc Việt Nam cũng giàu Chiến Sĩ
Vô Danh? Thật đúng vậy, xét trong lịch sử nuớc nhà, dầu nước ta đất hẹp dân
nghèo, sống sát cạnh những nước khổng lồ, đất rộng dân đông, phía Bắc là Trung Hoa , phía Nam là Ấn Độ,
biết bao phen bị xâm lăng, mà với chí quật cường của các chiến sĩ vô danh trước
khi trở thành anh hùng dân tộc, đã đánh đuổi được kẻ xâm lăng để cứu nước và dựng
nước. Những TRẦN HƯNG ĐẠO, LÝ THƯỜNG KIỆT,
LÊ L ỢI, NGUYỄN HUỆ
v.v... chỉ là những ngọn sóng mà chúng ta trông thấy được. Dưới các ngọn sóng ấy
còn âm ỉ một sức mạnh vô song, tuy âm thầm lặng lẽ mà bền bỉ kiên trì để thúc đẩy
cho các ngọn sóng lên cao. Chính đó là sức mạnh của các chiến sĩ vô danh, đó
chính là gia tài của Dân Tộc.
Các nhà nghiên cứu đã căn cứ vào
truyền thống hào hùng của các dân tộc mà họ gọi là “các giá trị tiêu chuẩn” của các dân tộc ấy để thấy trước bước đường tiến tới
của họ về sau. Xin lấy một vài thí dụ điển
hình: Giá trị tiêu chuẩn của:
Nga Sô là trụ vào nền văn hóa phong phú
“La, Hy” cho nên nếu họ có dùng đường lối độc tài sắt máu của cộng sản
để chống lại áp lực của các nước phương Tây khác, thì họ chỉ dùng đường lối sắt
máu cộng sản như là một phương tiện giai đoạn. Không chóng thì chầy dân tộc Nga
sẽ trở về với các giá trị cổ truyền “La, Hy” (lời tiên tri này quả là đúng-Nga
Cộng sập vào năm 1989 cùng với bức tường Bá Linh).
Nước Trung Hoa bị văn minh kỹ thuật
Tây phương kiềm chế nên đã dùng đường lối tranh đấu cộng sản để mong thoát ra
khỏi vòng phong toả, nhưng nền đạo lý cổ truyền Khổng Mạnh đông phương không thể
dung nạp đường lối cộng sản lâu dài và sẽ không để cho cộng sản xích hóa Trung Hoa , trái lại cộng sản sẽ
bị “Trung Hoa
hóa” như lời của đại văn hào Cố Hồng Phong tiên đoán cách đây hơn bốn chục năm
và gần hơn đã được Mao Trạch Đông xác nhận, rằng việc sử dụng đường lối cộng sản
chỉ là phương tiện giai đoạn, để dân tộc họ qua khỏi đoạn đường bị kiềm tỏa và
bị uy hiếp của Tây phương.
Bây giờ hãy nhìn về Nhật Bổn là nước
có một hoàn cảnh như nước Việt Nam chúng ta trước kia, cũng bị văn minh Tây phương
vây hãm và uy hiếp, nhưng vua quan Nhật Bổn đã sáng suốt mở cửa đón nhận văn
minh kỹ thuật Tây phương để dùng kỹ thuật Tây phương chống lại các áp lực Tây
phương, cho nên họ đã thành công trong việc phát triển dân tộc họ. Họ đã đưa được
dân tộc họ từ một nước kém mở mang, chỉ hưởng thụ văn minh, lên một nước phát
triển hùng mạnh, được dự phần đóng góp các tinh hoa dân tộc Phù Tang vào văn
minh nhân loại.
Trong lúc Nhật Bổn mở rộng cửa đón
nhận văn minh Tây phương thì Vua Quan nước ta cũng như Trung Hoa “bế quan tỏa cảng” để giam hãm dân tộc mình trong cảnh nghèo nàn lạc
hậu? Trung Hoa bây giờ đã tỉnh mộng,
đã thấy rằng đường lối độc tài sắt máu không còn thích hợp và đang theo đà tiến
hóa của nhân loại, và cũng như Nga Sô, sẽ bỏ đường lối sắt máu độc tài để trở về
với văn minh nhân loại là bảo đảm hạnh phúc cho con người....
Vì chính hạnh phúc của Con Người (Personne Humaine) mới
là cùng đích của Xã Hội, của cuộc đời. Xã Hội chỉ là khung cảnh, là phương tiện để gây hạnh
phúc đích thực cho con Người. Việt Nam,
một dân tộc bất hạnh đã phải đứng chịu trận để các lực lượng, cả tư tưởng văn
hóa lẫn võ lực quân sự, từ quá khứ xa xưa đến thời hiện tại, khi đi từ Tây sang
Đông, từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và từ Nam lên Bắc, đã dừng lại trên mảnh
đất nhỏ bé này để dày xéo, nhào nặn, làm đủ tội tình, kể cả đặt ách thống trị
hà khắc lên dân tộc chúng ta. Trong cái không may đó đã cho dân tộc chúng ta một
cái may to lớn hơn là nhờ ở vị trí Ngã Tư đường Di Dân Quốc Tế đó mà dân Việt
Nam đã phải cố gắng hết mình để trường tồn. Nhờ sức cố gắng âm thầm lặng lẽ nhưng
dẻo dai kiên trì, liên tục truyền từ đời nọ sang đời kia, để tạo cho dân tộc một
sức chịu đựng dẻo dai vô tận và một ý chí quật cường dũng mãnh. Ngày nay sức chịu
đựng bền bỉ, sức cố gắng kiên trì và ý chí quật cường dũng mãnh đã thành gia sản
truyền thống của dân tộc.
²
Các bậc Cha Anh đã chứng minh sự kiện
đó khi được cơ hội tiếp xúc với các dân tộc Âu Châu trong các trường Đại Học
danh tiếng, và bây giờ các con cháu chúng ta cũng đang chứng minh điều đó trong
các trường Đại Học danh tiếng của Hợp Chủng Quốc. Các Chiến Sĩ Vô Danh của cộng
đồng dân tộc đang khắc khoải, đang lo lắng cho tiền đồ tổ quốc hãy để ý đến điểm
này để vững tin vào tương lai huy hoàng của Việt Nam.
Ø
Tùng
Phong đã có lý khi nói rằng mục đích cuối cùng không phải là Độc Lập hay Thống
Nhất Quốc Gia, mà chính là “PHÁT TRIỂN DÂN TỘC”.
Cuốn CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM đã đặt nước
Việt Nam cùng các nước khác trên thế giới trong bối cảnh cách đây hơn 30 năm
ròng. Các diễn biến tại các nước đã tuần tự xảy ra như đã tiên liệu để chứng
minh giá trị chính xác của các công trình nghiên cứu. Tình hình Việt Nam cũng đã xét đến trong bối
cảnh hồi đó, những khó khăn đuợc đề cập đến đã tuần tự diễn biến và vẫn còn là
những khó khăn của ngày hôm nay. Hướng
đi để có thể phát triển dân tộc, đã được phác họa, tuy rất đại cương; nhưng các
nét chính yếu cũng đủ chính xác và hữu hiệu để thế hệ chúng ta hôm nay, cả già
lẫn trẻ, có thể dùng làm mực thước để đưa dân tộc ta từ hoàn cảnh đen tối, mịt
mù, đến cảnh sáng lạn rực rỡ để đóng góp phần tinh hoa của mình vào nền văn
minh huy hoàng của nhân loại đang trên đà tiến triển. Chúng tôi kỳ vọng, khi tái bản cuốn sách
nghiên cứu công phu này, vào sự thành công của các Chiến Sĩ Vô Danh của cộng đồng
quốc gia, mà quốc gia là gồm tất cả các tầng lớp nhân dân từ cực HỮU đến cực TẢ. Chúng tôi cũng hy vọng rằng các chiến sĩ vô
danh của Đệ Nhất Cộng Hoà, đừng vì mặc cảm tuổi tác hay hoàn cảnh khắc nghiệt
mà bỏ lỡ cơ hội để thực hiện các chương trình lớn lao đã phải bỏ dở dang với
cái chết tức tưởi của Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM.
Nhà xuất bản Hùng Vương đặt nhiều kỳ vọng vào các Chiến Sĩ Vô Danh của cộng
đồng dân tộc, cả các bậc tiền bối lẫn các bạn hậu sinh. Kính cáo.
Nhà xuất bản Hùng Vương
Los Angeles
BỐI CẢNH CỦA VẤN ĐỀ
Chính đề Việt Nam TÙNG
PHONG (NGÔ ĐÌNH NHU)
Tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
Nước Việt Nam là một nước nhỏ, nhỏ về
dân số, nhỏ về lãnh thổ, nhỏ về kinh tế kém phát triển, và nhỏ về sự góp phần của chúng ta vào văn minh nhân loại. Trong suốt phần lịch sử nhân loại mà chúng ta
được biết tới ngày nay, số phận của các quốc gia nhỏ, từ xưa vẫn không thay đổi.
Lúc nào các quốc gia nhỏ cũng phải bị chi phối bởi những trận phong ba bão táp
vô trách nhiệm do các nước lớn gây ra. Và lúc nào cũng sống dưới sự đe dọa liên
tục của một cuộc ngoại xâm. Từ ngày lập
quốc, hơn một ngàn năm lịch sử đã chứng minh rằng Việt Nam chúng ta không thoát
ra ngoài vận mạng thông thường đó. Hết phải chống Bắc, rồi phải chống Tây, rồi
lại phải chống Bắc. Liên tục, và lúc này hơn lúc nào hết, nạn ngoại xâm vẫn đe
dọa dân tộc Việt Nam. Để duy trì ách thống
trị của mình, các cường quốc xâm lăng thường áp dụng, đối với các dân tộc bị trị,
nhiều biện pháp, tuy có khác nhau về hình thức, nhưng chung qui vẫn thuộc hai
loại chính:
* Ngăn ngừa không để cho các quyền lợi kinh tế thuộc vào tay người bản xứ.
* Kiềm hãm không để cho dân trí phát triển.
Các loại biện pháp thứ nhứt nhằm mục
đích tiêu diệt tất cả các phương tiện vật chất của người bị trị. Các loại biện pháp thứ hai nhằm mục đích tiêu
diệt những người có khả năng xử dụng các phương tiện vật chất trên, nghĩa là
các nhà lãnh đạo xứng danh.
Đối với các dân tộc bị trị hai loại
biện pháp trên đều có những hậu quả vô cùng thảm khốc. Tuy nhiên, nếu không có
phương tiện của mình thì còn có thể tìm phương tiện khác, chớ nếu không có người
lãnh đạo, thì dù có phương tiện cũng không xử dụng đƣợc. Vì vậy cho nên, đối với một quốc gia mà nền độc
lập bị đe dọa hay đã mất, thì phương pháp hữu hiệu nhứt và điều kiện thiết yếu
nhứt để chống lại ngoại xâm là nuôi dưỡng
và phát triển sự lãnh đạo. Trong thực
tế, nuôi dưỡng và phát triển sự lãnh đạo có nghĩa là tạo hoàn cảnh thuận lợi để
cho cái tinh túy của tập thể hun đúc nên thiểu số lãnh đạo xứng danh. Như thế nào là lãnh đạo xứng danh? Thiểu số lãnh đạo và sự thấu triệt vấn đề của
cộng đồng . Trong toàn bộ của cộng đồng, gồm có thiểu số lãnh đạo cộng đồng và
đại đa số chịu sự lãnh đạo. Cộng đồng lành mạnh khi nào giữa thiểu số lãnh đạo
và đa số chịu sự lãnh đạo, sự thông cảm chạy đều, dẫn dắt đến một sự phối hợp hữu
hiệu trong mọi công cuộc của cộng đồng.
- Thiểu số lãnh đạo xứng danh phải
bao gồm những người có đạo đức. Nghĩa là có “Nhân” theo cổ nhân.
- Thiểu số lãnh đạo xứng danh phải gồm
những người có đủ khả năng vật chất, lý trí và tinh thần để ứng phó với các tình
thế. Nghĩa là có “Dũng” và có “Lược” theo cổ nhân.
- Thiểu số lãnh đạo xứng danh phải gồm những
người thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của tập thể. Nghĩa là có “Trí” theo
cổ nhân. Đời sống của một cộng đồng cũng như đời sống của một cá nhân, có thể
chia thành từng thời kỳ. Trong đời sống của một cá nhân, một thời kỳ trung bình
mười năm. Đối với một cộng đồng, mỗi thời kỳ cố nhiên phải tương xứng với đời sống
cộng đồng và có thể là một vài thế kỷ. Trong mỗi thời kỳ của đời sống, mỗi cá
nhân phải đương đầu với một ít vấn đề chánh và đặc biệt của thời kỳ đó. Và mỗi
cộng đồng cũng phải giải quyết một số vấn đề chánh, thiết yếu cho cộng đồng,
trong mỗi thời kỳ.
- Thiểu số lãnh đạo xứng danh phải
thấu triệt vấn đề đó để hướng dẫn cộng đồng trên đường tiến hóa, thích nghi chẳng
những với khung cảnh của thế hệ hiện tại, mà lại còn với đời sống vĩnh cửu của
cộng đồng. Các đức tính “Nhân” “Dũng” “Lược”
phát sinh từ một căn bản thiên phú, nếu được hoàn cảnh bên ngoài xã hội và cố gắng
bên trong cá nhân nuôi dưỡng và rèn luyện, sẽ phát triển đến đúng mức. Nhưng nếu
không gặp được cơ hội rèn luyện và phát triển, các đức tính trên, vì là thiên
phú nên vẫn tồn tại trong bản chất. Do đó, các đức tính “Nhân” “Dũng” “Lược” là
những điều kiện chủ quan. “Trí” nghĩa là thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết
của cộng đồng, là một điều kiện khách quan. Bởi vì sự thấu triệt vấn đề chỉ có
thể được thực hiện bằng cách sưu tầm, khảo cứu, phân tích, lĩnh hội, quan sát
và tổng kết những tài liệu bên ngoài liên quan đến vấn đề. Không có tài liệu
bên ngoài thì một bộ óc dù thông minh xuất chúng, cũng không làm sao hiểu được
vấn đề. Các đức tính trên đều cần thiết
cho một sự lãnh đạo xứng danh.
Tuy nhiên, trong thực tế, sự khiếm
khuyết một trong các đức tính, không mang đến những hậu quả như nhau. Một sự lãnh đạo có đủ “Nhân” “Dũng” “Lược” nhưng
không thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng không thể đưa con
thuyền cộng đồng đến chiến thắng.
Một sự lãnh đạo, dù thiếu “Nhân”
“Dũng” “Lược”, nhưng lại thấu triệt vấn đề của cộng đồng, vẫn có hy vọng mang
thắng lợi về cho cộng đồng, dù rằng thắng lợi đó phải trả bằng những gian lao
và tang tóc. Chúng ta có thể ví trường hợp
thứ nhất với trường hợp của một người có xe và đánh xe rất tài, phát tốc độ, kềm
cương ngựa tới, kéo ngựa lui, quanh phải, quanh trái vừa mau lẹ, vừa khoan thai
không ai bì kịp. Nhưng lộ trình lại không biết. Như thế, dù xe có phóng nước lớn
và vượt nghìn dặm cũng không đưa được khách đến nơi cần phải đến, vì chính người
đánh xe cũng không biết đó là nơi nào. Trường hợp thứ hai là trường hợp của một
người không xe và cũng không biết đánh xe, nhưng lại thấu triệt lộ trình. Như vậy
những người đồng hành với người này, có ngày sẽ đến nơi phải đến, tuy biết rằng
cuộc hành trình sẽ đầy gian lao và đòi hỏi nhiều kiên nhẫn. Suy luận như trên đây không có nghĩa là muốn
chứng minh rằng “Nhân” “Dũng” “Lược” không thiết yếu cho sự lãnh đạo. Nhưng để
chỉ rõ rằng mặc dù các đức tính “Nhân” “Dũng” “Lược” “Trí” đều cần thiết, tuy
nhiên sự thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng là quan trọng hơn
cả.
Như thế thì, tới đây, chúng ta đã
làm sáng tỏ được ba điểm:
1. Việt Nam của chúng ta là một nước nhỏ và yếu,
lúc nào cũng bị nạn ngoại xâm đe dọa.
2. Trong công cuộc chống ngoại xâm, một khí giới
hữu hiệu nhứt là phát triển lãnh đạo.
3.
Trong công cuộc phát triển lãnh đạo, điều kiện thiết yếu cần được thỏa
mãn là: Thiểu số lãnh đạo phải thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng. Đa số chịu lãnh đạo và vấn đề cần phải giải
quyết của cộng đồng.
Sự thấu triệt vấn đề của cộng đồng
quan hệ như thế nào đối với thiểu số lãnh đạo, trên đây chúng ta đã thấy. Một cộng đồng trong toàn bộ gồm nhiều phần tử
cá nhân hợp thành, chia làm hai khối, thiểu số lãnh đạo và đa số chịu sự lãnh đạo.
Thiểu số lãnh đạo có trách nhiệm với vận mạng của cộng đồng. Cộng đồng có tồn tại mới bảo đảm được phát
triển của cá nhân. Cộng đồng tồn tại nhờ cố gắng và hy sinh của cá nhân, tình
nguyện hay cưỡng bách, đóng góp. Nhưng lý do của cuộc sống là sự thỏa mãn ước vọng
chánh đáng của cá nhân.
Nói một cách khác, lý do của cuộc sống
là lý do cá nhân. Mà điều kiện của cuộc sống là điều kiện cộng đồng. Vì thế cho
nên, ngay trong bản chất đã có sự mâu thuẫn giữa quyền lợi của cộng đồng và quyền
lợi của cá nhân trong cộng đồng. Một mâu thuẫn như thế thuộc vào loại mâu thuẫn
lúc nào cũng có ở trong nội tâm[1] của mọi cuộc phối hợp sáng tạo giữa hai lực
lượng tương phản. Cứu cánh của sự lãnh đạo
là thực hiện một trạng thái điều hòa tuyệt đối giữa hai quyền lợi mâu thuẫn, cá
nhân và cộng đồng. Nếu sự điều hòa được thực hiện dưới hình thức một sự thăng bằng
động tiến, nghĩa là hai lực lượng tương phản sẽ dựa nhau và kích thích nhau để
tiến, thì toàn thể cộng đồng sẽ tiến triển. Nếu sự điều hòa được thực hiện dưới
hình thức một sự thăng bằng tĩnh chỉ, nghĩa là hai lực lượng tương phản sẽ đóng
khung và kềm giữ nhau, toàn thể cộng đồng sẽ mất đà tiến và trở thành trụ đóng.
Nếu sự điều hòa không được thực hiện, cộng
đồng sẽ tan vỡ.
Nhưng sự mâu thuẫn giữa hai quyền lợi
cá nhân và cộng đồng không phải lúc nào cũng quyết liệt. Trong những thời kỳ
bình thường của cộng đồng, cộng đồng không đứng trước một thử thách khó khăn,
và không đòi hỏi nhiều sự đóng góp của cá nhân. Trong những thời kỳ đó, sự mâu
thuẫn dịu đi – và công cuộc lãnh đạo chú trọng đến việc giữ cho trật tự xã hội
được mọi người tôn trọng, và đời sống của mỗi cá nhân được phát triển.
Nhưng ở vào những thời kỳ mà cộng đồng
phải đương đầu với một cuộc thử thách nghiêm trọng, và vì sự sống còn của cộng
đồng, đòi hỏi những đóng góp to tát của cá nhân, sự mâu thuẫn trên lên đến cực độ. Sự lãnh đạo ngoài sự bảo vệ trật tự
xã hội còn phải qui tụ những phương tiện vật chất và nhân sự vượt quá mức thông
thường để đưa cộng đồng lướt qua các trở lực.
Sự mâu thuẫn trở thành cực kỳ trầm trọng. Trạng thái điều hòa rất khó thực
hiện và sự tan vỡ của cộng đồng có thể đến bất cứ lúc nào.
Như thế, sự mâu thuẫn, khi nhẹ khi nặng,
lúc nào cũng có. Trong thực tế, sự mâu thuẫn giữa hai quyền lợi, cộng đồng và
cá nhân, sẽ biến hình thành sự mâu thuẫn giữa thiểu số lãnh đạo và đa số chịu sự
lãnh đạo, vì thiểu số lãnh đạo nhân danh cộng đồng đòi hỏi sự đóng góp của đa số
chịu sự lãnh đạo. Sự mâu thuẫn càng ác liệt, nếu đại đa số không ý thức cộng đồng
và không hiểu biết vấn đề cần giải quyết của cộng đồng. Trường hợp này càng dễ
xảy ra trong các cộng đồng nghèo nàn về
vật chất và ấu trĩ trong tổ chức. Đa số chịu lãnh đạo không được cộng đồng
bảo đảm cho những cần thiết tối thiểu và sơ đẳng nên không có lý do tâm lý để
biết đến cộng đồng, và, mải bận tâm giải quyết các vấn đề của đời sống hằng
ngày, không có thời giờ mà hiểu biết vấn đề của cộng đồng. Trong những thời kỳ bình thường, có thể miễn
cưỡng thay thế sự tự ý tham gia của đa số chịu sự lãnh đạo vào đời sống của cộng
đồng bằng sự cưỡng bách tôn trọng luật lệ của cộng đồng. Nhưng trong những thời
kỳ thử thách thì uy tín vững chắc của một lãnh tụ, hay sự cưỡng bách bằng võ lực
cũng không thay thế được sự đóng góp có ý thức vào nhu cầu của cộng đồng. Và điều kiện thiết yếu để thực hiện sự tự
giác đóng góp như vậy là đa số chịu sự lãnh đạo phải ý thức cộng đồng và hiểu
biết vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng. Có như vậy thiểu số lãnh đạo và
đa số chịu sự lãnh đạo mới phối hợp điều hòa và tạo cho cộng đồng sinh lực cần
thiết để vượt qua các thử thách quyết liệt đang đợi chờ. Nhiều hậu quả trực tiếp Sự liên hệ đương nhiên giữa thiểu số lãnh đạo
và đa số chịu sự lãnh đạo trong một cộng đồng cũng đã đặt cho đa số chịu lãnh đạo
sự cần thiết phải hiểu biết vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng.
Hơn nữa, trong thực tế, nếu đa số chịu
lãnh đạo ý thức vấn đề của cộng đồng, thì cộng đồng còn có thể tránh được nhiều
bước lỡ lầm mà hậu quả sẽ rất tai hại cho các công cuộc chung. Đa số chịu lãnh đạo càng ý thức được vấn đề
chung, thì đường đất xoay trở càng rộng cho chiến thuật hành động của thiểu số
lãnh đạo. Cuộc tranh đấu càng gay go, chiến thuật càng trở nên khuất khúc và bất
ngờ. Và như vậy sự phối hợp giữa thiểu số lãnh đạo và đa số chịu lãnh đạo sẽ
không sứt mẻ và cái sắc bén của chiến thuật không bị sờn. Kẻ địch không lợi dụng
được hoàn cảnh nghiêm khắc do cuộc thử thách tạo ra để ly gián giữa thiểu số và
đa số của cộng đồng. Mọi sự lãnh đạo đều phải chịu sự phê bình.
Có phê bình xây dựng và cũng có phê bình đả phá. Ngay trong lúc bình thường, đa
số chịu lãnh đạo cũng không dễ dàng phân biệt được sự phê bình xây dựng với sự
phê bình đả phá. Trong những lúc nhiệt độ không khí tranh đấu lên cao và bao
trùm mọi việc thì sự nhận định càng dễ bị đánh lạc hướng và thiện chí càng dễ bị
lợi dụng bởi những chủ trương phá hoại.
Tuy nhiên, nếu đa số chịu lãnh đạo ý
thức vấn đề của cộng đồng, thì ít nhiều cũng sẽ có một tiêu chuẩn để nhận xét
tính chất của sự phê bình và không bị những chủ trương phá hoại lừa gạt. Ví như
hành khách, có thể không thấu lộ trình như người lái xe, nhưng nếu nhiều hành
khách có ý thức về lộ trình thì người lái xe khó mà mang một lộ trình lạ vào
thay thế cho lộ trình mà nhiều người đã biết qua.
Một sự lãnh đạo chân thành vì quyền
lợi của cộng đồng cũng có lúc phạm vào những lỗi lầm mà hậu quả sẽ có hại cho cộng
đồng. Nhiều cuộc đầu cơ khéo ngụy trang có thể lừa gạt đa số chịu lãnh đạo của
cộng đồng. Trong hai trường hợp trên đa số có thể bị lôi cuốn vào những công việc
tai hại. Và do đó có thể dẫn dắt cộng đồng đến chỗ sụp đổ. Đa số chịu lãnh đạo dù không thấu triệt vấn đề
cần phải giải quyết của cộng đồng, nhưng nếu đã có ý thức, cũng có thể kịp thời
nghe theo những lời cảnh tỉnh xây dựng và từ chối không dự vào những công cuộc
đưa cộng đồng vào vòng tiêu diệt. Càng
phân tích các trường hợp như trên, chúng ta càng nhận thấy tính cách thiết yếu
của sự hiểu biết vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng đối với đa số chịu
lãnh đạo. Nhiều hậu quả gián tiếp Đối với một cộng đồng quốc gia nhỏ và yếu như
quốc gia của chúng ta, lúc nào cũng bị nạn ngoại xâm đe dọa, sự ý thức vấn đề của
cộng đồng đối với đa số chịu lãnh đạo còn hàm nhiều hậu quả tuy gián tiếp nhưng
rất là quan trọng. Trong những thời kỳ
phải đương đầu với nhiều thử thách quyết liệt, vận mạng của cộng đồng bị đe dọa,
thiểu số lãnh đạo bắt buộc phải đòi hỏi ở đa số chịu lãnh đạo nhiều cố gắng phi
thường, nhiều hy sinh nặng nề và nhiều đóng góp to tát. Nhưng nếu trong hoàn cảnh
đó, đa số chịu lãnh đạo lại không ý thức đúng mức vấn đề của cộng đồng, thì chẳng
những sự góp phần của họ sẽ miễn cưỡng và không xứng đáng, mà lại còn sẽ phát
sinh một hiện tượng tâm lý rất nguy hiểm cho cộng đồng.
Vì tin rằng bị cưỡng bách đóng góp một
cách quá đáng vào một công cuộc mà họ không hiểu, đa số chịu lãnh đạo càng ngày
càng bất mãn đối với thiểu số lãnh đạo. Và lần lần sự bất mãn biến thành căm
thù và cuối cùng vùng lên thành phẫn nộ.
Đến cực độ này, đa số chịu
lãnh đạo sẽ trở thành một công cụ sắc bén cho bất cứ một kẻ ngoại xâm nào biết
thừa cơ hội đứng lên khoác áo nghĩa hiệp giải phóng cho đa số tự cho là bị thiểu
số lãnh đạo bóc lột.
Trong lịch sử của chúng ta, sự thất
bại của nhà Hồ và cuộc xâm lăng nước ta của quân Minh tiếp theo đó, là một sự
kiện lịch sử điển hình cho trường hợp vừa phân tích trên đây.
Hồ Quí Ly quyết định thực hiện một
cuộc cách mạng toàn diện cho dân tộc Việt Nam. Xét lại sử liệu, cuộc cách mạng
theo nhà Hồ quan niệm, nếu thành công đã thay đổi hẳn cuộc tiến hóa của dân tộc.
Nghĩa là con đường nhà Hồ đã vạch ra là con đường vô cùng lợi ích cho cộng đồng.
Lời bàn của soạn giả:
Sự thất bại của Hồ Quý Ly là do sự thiếu sửa soạn dư luận trước khi áp dụng.
Tức thiếu sự Công Tâm như Quốc Sư Nguyễn Trãi nói. Sự thất bại của ông Ngô Đình Nhu cũng
tương tự như vậy, thiếu hẫu thuẫn của người dân vì họ không được đả thông tư tưởng
trước khi Mỹ ra tay thảm sát.
Đây là kinh nghiệm đau thương mà thế hệ trẻ
ngày hôm nay (trong khoảng 20-35 tuổi) phải giác ngộ thì cuộc Tổng Nổi dạy đòi
quyền Tự Chủ mới hy vọng thành công được. Phải sửa soạn dư luận trước khi làm thì
kẻ thù mới không lợi dụng được.
Cái sui cho dân tộc chúng ta là nhà Hồ đã nắm quyền được 6 năm
(1400-1406), trong nước đã tạm ổn định thì bên Bắc Kinh, Minh Thành Tổ cướp
ngôi của cháu ruột nên phải kiếm ccớ cất quân sang đánh để ổn định chính trị
trong nước.
Minh Thái Tổ đánh đuổi quân Nguyên (Mông Cổ) vào năm 1369, truyền ngôi
cho con thì sau đó bị ông chú ruột tìm mưu kế chiếm đoạt vào năm 1406; vì thế
nên Minh Thành Tổ phải xua quân sang đánh nước ta vào ngày 19 novembre 1406 để
khóa tay các loạn thần.
Nhưng sự hiểu biết vấn đề của cộng đồng
đối với đa số chịu lãnh đạo không những
có một hiệu quả tiêu cực đối với nạn ngoại xâm, như chúng ta vừa thấy trên đây,
mà lại còn có một hiệu quả tích cực
trong công cuộc chống lại nạn ngoại xâm lúc nào cũng đe dọa chúng ta. Những lý
lẽ để chứng minh sự kiện này lại nằm trong một ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt
chống lại Trung
Hoa. Kinh nghiệm lịch
sử của chúng ta chứng tỏ rằng, rốt cuộc lại, không phải ngoại giao, cũng không
phải quân lực đã giúp cho chúng ta mấy lần đánh bại các cuộc xâm lăng của Trung Hoa và mấy lần quật khởi
sự thống trị ác nghiệt của họ. Bởi vì, ngoại giao chỉ mạnh khi nào có quân lực
mạnh làm hậu thuẫn. Và bởi vì, dù dũng lược có thừa, nhưng tài nguyên vật chất
và nhân lực của chúng ta giới hạn thì quân lực của chúng ta cũng giới hạn.
Chúng ta đã đánh bại quân xâm lăng
và quật đổ ách thống trị vì chúng ta có người lãnh đạo và ý thức quốc gia được
hun đúc và nuôi dưỡng cũng như vấn đề của quốc gia được giải thích sâu rộng
trong đa số chịu lãnh đạo. Như vậy thì sự đa số chịu lãnh đạo ý thức cộng đồng
quốc gia và hiểu biết vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng là lợi khí sắc
bén nhứt để cho một quốc gia nhỏ và yếu như chúng ta chống lại nạn ngoại
xâm.
Các truờng hợp đã phân tích trên đây
chứng minh rằng sự đa số chịu lãnh đạo
hiểu biết vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng hàm chứa nhiều kết quả quả
ích lợi thiết yếu cho cộng đồng. Nếu
chúng ta nhìn nhận rằng, sự đa số chịu lãnh đạo hiểu biết vấn đề mặc nhiên sẽ đưa
đến sự đa số chịu lãnh đạo tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào chính sự của cộng
đồng.
Và nếu chúng ta lại nhìn nhận rằng,
sự đa số chịu lãnh đạo tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào chính sự của cộng đồng
là bản chất của tinh thần dân chủ, thì các điểm sau đây lại được sáng tỏ:
1. Chỉ có sự tôn trọng tinh thần dân chủ mới là một lợi
khí sắc bén nhứt để cho một nước nhỏ và yếu như nước chúng ta chống lại ngoại
xâm.
2. Phát huy sự hiểu biết của đa số chịu lãnh đạo đối với
vấn đề cần phải giải quyết của quốc gia là góp phần tích cực nhất vào công cuộc
xây dựng và củng cố tinh thần dân tộc. Một
ví dụ cụ thể và khắc tín.
Trên đây chúng ta đã dẫn chứng để quả quyết
hai điều.
* Thiểu số lãnh đạo thấu triệt vấn đề cần phải giải
quyết của cộng đồng là một điều thiết yếu cho cộng đồng.
* Đa số chịu lãnh đạo hiểu biết vấn đề cần phải giải
quyết của cộng đồng là một điều thiết yếu cho cộng đồng.
Các biến cố dồn dập xảy ra trong lịch
sử Việt Nạm từ hai mươi năm nay mà mọi người đều còn ghi nhớ có thể lấy làm một
ví dụ cụ thể và minh xác để chú giải hai điều trên đây. Thiểu
số lãnh đạo và vấn đề cần phải giải quyết.
²
Từ hai mươi năm nay và còn trong nhiều
năm nữa, các biến cố chính trị ở Việt Nam đều phát sinh từ sự tranh giành ảnh hưởng
giữa hai chủ trương Qu ốc
Gia và Cộng Sản. Mặc dù toàn bộ Việt Nam đều bị sự chi phối nặng nề của hai thế
giới Tự Do và Cộng Sản, sự hơn kém giữa hai chủ trương vẫn tùy thuộc ở một số yếu
tố nội bộ quyết định, trong số đó sự lãnh đạo chiếm một vai trò quan trọng.
Sau này trong phần chính của quyển
sách, chúng ta sẽ phân tích với nhiều chi tiết những lý do vì sao chủ trương C ộng Sản chẳng những sẽ
không giải quyết được vấn đề của quốc gia Việt Nam trong thời kỳ nầy của cộng đồng
mà lại còn sẽ đưa dân tộc vào một con đường đen tối cho nhiều thế hệ trong tương
lai.
Mặc dù lý trí của phần đông chưa
quan niệm được một cách rõ rệt hiểm họa trên, nhưng số người trong mọi tầng lớp
ngày càng chống lại chủ trương C ộng
Sản càng tăng, vì ghê sợ phương pháp cai trị tàn bạo của họ và ý thức ít nhiều
về sự họ từ chối không nhìn nhận lý do cá nhân của cuộc sống.
Đã thế một sự kiện không khỏi làm
cho chúng ta suy nghĩ. Vì sao, trong hoàn cảnh đó, chủ trương C ộng Sản lại càng ngày
càng lấn áp chủ trương Qu ốc
Gia?... Các lãnh tụ quốc gia, lo cho vận
mạng của nước nhà, đã để nhiều tâm trí tìm câu trả lời.
Lý thuyết tranh đấu:
Nhiều người tin rằng, sở dĩ chủ trương C ộng Sản thắng thế là vì
nhờ có một lý thuyết tranh đấu. Để đối phó với chủ trương C ộng Sản thì ngược lại
chủ trương Qu ốc
Gia không có một lý thuyết tranh đấu.
Do đó từ hai mươi năm nay, nhiều lý
thuyết đã được tạo ra. Nhiều lý thuyết lấy một học thuyết triết học hay tôn
giáo làm căn bản. Một số khác mượn nền tảng của một chủ nghĩa tranh đấu chính
trị đã, trong một lúc nào đó và tại một nơi nào đó trên thế giới, chống lại chủ
nghĩa Cộng Sản.
Đối với một vài lý thuyết, tư tưởng
hoàn toàn đóng khung trong giới hạn dân tộc. Một vài lý thuyết khác khoáng đạt
hơn dựa trên một hệ thống tư tưởng của các triết học danh gia thế giới. Có nhiều xu hướng lại mang lập trường Quốc
Gia để chọi lại lập trường Quốc tế, xem như là lập trường của Cộng Sản. Và quên
đi rằng đối với một quốc gia, ngay cả các quốc gia Cộng Sản, mọi chủ truơng đều
được nghiên cứu vừa trên lập trường Quốc Gia vừa trên lập trường Quốc tế. Các lý thuyết đưa ra làm lý thuyết tranh đấu
để chống lại chủ nghĩa Cộng Sản đã có nhiều. Và hiện nay vẫn còn có người đang
đi tìm một lý thuyết khác nữa với tác dụng trên.
Giá trị tư tưởng các lý thuyết rất
khác nhau nhưng tất cả đều bất lực trong vai trò mong mỏi: Giúp cho chủ trương Qu ốc gia chiến thắng chủ
trương C ộng Sản.
Chẳng những thế tất cả các lý thuyết đều mang đến một kết quả bất ngờ và trái
ngược: Mỗi lý thuyết có một số người tin tưởng, nhứt quyết trung thành với lý
thuyết của nhóm mình và thành thật hay miễn cưỡng bảo vệ lý thuyết đó. Thành ra
khối người theo chủ trương Qu ốc
Gia chia năm xẻ bảy làm cho sinh lực chống lại kẻ địch còn yếu hơn là lúc chưa
có lý thuyết. Thật là không có gì làm cho người Cộng Sản vui sướng bằng tình trạng
đó. Và họ chỉ ước mong khối quốc gia tạo ra thêm nhiều lý thuyết tương tự.
Một quan niệm cần chỉnh đốn:
Nguyên do của một tình trạng như vậy
rất dễ hiểu. Đã là một lý thuyết thì không phải là thực tế. Nếu lý thuyết lại lấy
một thuyết học triết lý làm căn bản thì lại càng không thực tế nữa.
Như chúng ta đều biết:
Hai người chủ trương hai học thuyết
triết học khác nhau có thể cãi vã nhau đến tận thế mà không bao giờ đi đến một
sự thỏa thuận. Vì thiếu căn bản thiết thực
đó cho nên các lý thuyết đưa ra dù có một giá trị tư tưởng khá cao đi nữa, cũng
không có năng lực phát quang để thuyết phục ai cả. Tự đặt cho mình một lý thuyết
thiếu căn bản thực tế lại còn mang đến một hậu quả tai hại khác.
Những người tin tưởng vào lý thuyết
đó tự bắt buộc phải tôn trọng những nguyên tắc thiếu thực tế mà lý thuyết đề
ra. Đến khi hành động và đụng chạm với
thực trạng của vấn đề thì phải lâm vào một tình thế không lối thoát. Bởi vì thực
trạng của vấn đề đâu có chiều ý của tác giả lý thuyết mà uốn nắn mình vào khuôn
khổ các nguyên tắc đã đề ra.
Trong trường hợp đó thì, hoặc phản bội
lý thuyết mà theo thực tể, hoặc tôn trọng lý thuyết mà phủ nhận thực tế. Trong
trường hợp thứ nhứt thiểu số lãnh đạo sẽ mất uy tín, dần dần mất tin tưởng của
đa số và sẽ đi đến thất bại. Trong trường hợp thứ hai thất bại sẽ đến ngay. Vì
thực tế không thể phủ nhận được.
Sức mạnh của sóng và gió:
Khi nhìn thấy mãnh lực qui tụ của lý
thuyết tranh đấu Cộng Sản và bị mãnh lực đó ám ảnh, các nhà lãnh đạo của khối
Quốc Gia mới suy thấu có một nửa đường. Họ chưa nhìn thấy rằng lý thuyết Cộng Sản
chỉ là một phương tiện tranh đấu và sở dĩ phương tiện tranh đấu đó có một mãnh
lực như chúng ta đều biết, là nhờ có hậu thuẫn của một công trình nghiên cứu sự
kiện thực tế lịch sử của nhiều thế hệ tư tưởng gia. Trong trường hợp nào khối Cộng
Sản đã lấy lý thuyết đó làm một phương tiện tranh đấu, chúng ta sẽ thấy sau này
trong phần chính của quyển sách.
Lý luận trên đây giúp
cho chúng ta thấy ngay vì sao một lý thuyết tranh đấu do một nhóm người ngồi lại
nạo óc viết ra không thể phù hợp với thực tế được. Đã không phù hợp với thực tế
thì làm sao mang đến những kết quả mong mỏi được và sớm muộn gì cũng bị đào thải. Người ta nhìn thấy mãnh lực của lý thuyết
tranh đấu, nhưng không nhìn thấy công trình nghiên cứu thực tế lịch sử làm hậu
thuẫn cho mãnh lực đó, cũng như nhìn thấy mãnh lực của lượn sóng mà không nhìn
thấy sức mạnh của gió tạo ra lượn sóng.
Cộng Sản và Tây phương:
Nếu có thể tạo được một
lý thuyết để chống lý thuyết tranh đấu Cộng Sản thì đã lâu rồi, trong cuộc chiến
đấu ác liệt giữa xã hội Tây phương và Cộng Sản, Tây phương đã tạo ra thứ khí giới
sắc bén đó. Nhưng, biết rằng lý thuyết Cộng sản là một phương tiện tranh đấu chỉ
tìm được mãnh lực của nó trong sự nghiên cứu thực trạng xã hội, nên Tây phương
nhứt là những dân tộc có óc thực tế như Anh, Mỹ đã tìm giải quyết các vấn đề do
thực trạng xã hội tạo ra để thắng chủ nghĩa Cộng Sản. Họ đã thành công.
Ngày nay (1965), ở Âu Mỹ,
sở dĩ chủ nghĩa Cộng Sản xuống trào, không phải vì giá trị tư tưởng tuyệt đối
đã kém. Nhưng vì thực trạng xã hội ở Âu Mỹ hiện nay đã thay đổi khác xưa nhiều
và cái lý thuyết mà Cộng Sản dùng làm phương tiện tranh đấu không còn phù hợp với
thực trạng hiện nay của xã hội Âu Mỹ nữa. Đây là nguyên nhân chánh của sự tu chỉnh
lý thuyết Các-mác Lê-nin mà nhiều lãnh tụ Cộng Sản đang chủ trương.
Sự kiện trên lại chứng
minh rằng sức mạnh của một lý thuyết tranh đấu không phải ở giá trị tư tưởng của
lý thuyết mà ở sự thấu triệt thực trạng của đối tượng. Như thế thì, khi tạo ra những lý thuyết để chống
lại Cộng sản mà không tìm hiểu thực trạng của vấn đề, các nhà lãnh đạo của khối
Quốc Gia đã làm một việc của những người lãnh đạo không thấu triệt vấn đề. Và
lý thuyết tranh đấu, mặc dù là một khía cạnh đáng để ý của vấn đề, tuyệt nhiên
chưa phải là vấn đề.
Vấn đề xã hội Tây phương
đã thắng chủ nghĩa Cộng Sản trong nội bộ xã hội của họ, bằng cách giải quyết
các vấn đề xã hội cho lớp người sút kém về kinh tế. Nhân cái gương đó, nhiều
lãnh tụ Quốc Gia cũng cho rằng nếu giải quyết các vấn đề xã hội trong nội bộ của
mình thì chúng ta sẽ thắng Cộng Sản.
Nhận xét trên đúng mà không đúng:
Đúng vì vấn đề xã hội
cũng chiếm một phần quan trọng trong vấn đề của chúng ta, nhưng tuyệt nhiên chưa
phải là vấn đề. Một mặt khác thực trạng của xã hội Tây phương lúc chủ nghĩa Cộng
Sản hoành hành không phải là thực trạng của xã hội của chúng ta ngày nay.
Tín ngưỡng :
Lại có nhiều chủ trương
lấy tín ngưỡng mà chống lại Cộng Sản vì tín ngưỡng là một nhu cầu thiêng liêng
của tất cả mọi người. Vì thế nên khả năng qui tụ của một tôn giáo đối với các
tín đồ là một điều kiện không thể phủ nhận được. Tín ngưỡng là một tín hiệu tập
hợp hữu hiệu. Các chế độ Cộng Sản đàn áp tôn giáo chính vì khả năng qui tụ nói
trên, lúc nào cũng đe dọa sự độc quyền lãnh đạo cộng đồng mà theo họ nhứt thiết
phải dành cho đảng Cộng Sản.
Nhưng tác dụng thật sự
và đương nhiên của sự qui tụ của tín ngưỡng là một tác dụng tôn giáo nghĩa là
chú trọng về phần linh hồn, về phần sau của cuộc đời hiện tại. Và nếu không có
Cộng Sản thì sụ qui tụ đó cũng vẫn có. Nói một cách khác sự qui tụ đó tự nó
không có mục đích chống lại chủ trương
C ộng Sản.
Chỉ khi nào, ví dụ trong
một chế độ Cộng Sản, có sự đàn áp tôn giáo, bởi vì chế độ Cộng Sản không thể
dung dưỡng một sự qui tụ nào khác hơn sự qui tụ là đảng Cộng Sản, thì sự qui tụ
tôn giáo mới trở thành một hành động chống Cộng Sản. Nhưng sự chống lại vẫn là
một hành động tiêu cực, nghĩa là sự chống lại có mục đích tự bảo vệ và nếu đàn
áp chấm dứt thì sự chống lại cũng chấm dứt.
Sự qui tụ tôn giáo chỉ
có hiệu lực chính trị khi nào cộng đồng tôn giáo đứng vào thế đối lập và tiêu cực
chống lại một chủ trương. Ở trong một trường
hợp mà sự kiện Cộng Sản đàn áp tôn giáo vẫn còn là một viễn ảnh chưa thành hình
thì sự qui tụ tôn giáo tự nó chưa có điều kiện để chống Cộng Sản. Nếu mà các
tín đồ có nhìn được xa và nhứt quyết không muốn sống cảnh đàn áp tôn giáo của Cộng
Sản, và do đó nhứt quyết chống lại Cộng Sản, thì hành động đó cũng vẫn còn là một
hành động tiêu cực chưa có thể mang lại thắng lợi. Muốn cho khả năng qui tụ tôn giáo trở thành một
lợi khí chống Cộng Sản thì phải mang cái khả năng qui tụ đó mà dùng vào một
công cuộc có mục đích giải quyết vấn đề thiết thực của cộng đồng. Nghĩa là các
nhà lãnh đạo chủ trương lấy tín ngưỡng mà chống lại Cộng Sản, phải thấu triệt vấn
đề cần phải giải quyết của cộng đồng và xử dụng khả năng qui tụ của tín ngưỡng
để giải quyết vấn đề đó.
Nói tóm lại, tín ngưỡng tự nó không phải là một lợi
khí chống lại chủ trương C ộng
Sản. Tín ngưỡng sẽ trở thành lợi khí chống lại Cộng Sản trong hai trường hợp:
1.- Khi bị Cộng Sản đàn
áp.
2.- Khi khả năng qui tụ của tín ngưỡng được
xử dụng trong công cuộc giải quyết các vấn đề do thực trạng xã hội tạo ra.
Lý thuyết Cộng Sản mạnh
nhờ có một hậu thuẫn phong phú là: Sự
nghiên cứu các sự kiện thiết thực lịch sử. Tín ngưỡng sẽ là một lợi khí mạnh
chống lại chủ trương C ộng
Sản khi cũng có một hậu thuẫn nghiên cứu sự kiện thiết thực lịch sử.
Chủ trương lấy tín ngưỡng
để thắng Cộng Sản lại có thể đưa đến một kết quả bất lợi, cũng tương tự như kết
quả bất lợi mang đến bởi các lý thuyết chống chủ trương C ộng Sản.
Ranh giới các cộng đồng
tôn giáo không ăn khớp với các cộng đồng quốc gia.
Ø
Một quốc gia gồm nhiều cộng đồng tôn giáo
Ø
Nhưng một tôn giáo có thể có tín đồ trong nhiều quốc gia khác.
Ø
Thêm vào đó sự kiện đương nhiên là: Mỗi tín ngưỡng đều có cái phần giáo
lý riêng biệt của mình thường không dung nạp các giáo lý khác.
Thành ra sự huy động thiếu
tinh vi lực lượng tín đồ của nhiều tôn giáo có thể mang đến xung đột và chia rẽ
trong nội bộ của cộng đồng quốc gia.
Tiêu cực chống và tích cực chống:
Như vậy thì các biến cố
chính trị ở Việt Nam từ hai mươi năm nay là một ví dụ cụ thể để minh xác rằng sự
thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng rất là thiết yếu cho thiểu
số lãnh đạo. Về phần họ, các nhà lãnh đạo Cộng Sản có phải là một thiểu số
lãnh đạo thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng không?
Trong phần chính của quyển
sách sau này, chúng ta sẽ thấy rằng cường điểm của họ ở chỗ cùng với sự
thâu nhận lý thuyết Cộng Sản làm lợi khí tranh đấu, họ đã thừa hưởng của Cộng Sản
quốc tế một công trình nghiên cứu sự
kiện thực tế lịch sử rất phong phú.
Tuy nhiên, nhược điểm
của họ cũng ở chỗ là họ đã trụ vào một di sản ngoại lai, trong khi thực trạng vấn
đề Việt Nam ngày nay không phải là thực trạng vấn đề các quốc gia Cộng Sản mà họ
lấy làm gương mẫu.
Tóm lại các điểm dưới đây có thể dùng làm
kết luận cho đoạn trên.
1.- Lý thuyết Cộng Sản là một phương tiện tranh đấu của một chủ
trương.
Sức mạnh của chủ trương
này do di sản của cộng sản quốc tế: Một công trình nghiên cứu thực trạng xã hội
rất phong phú. Trên chính trường của Việt
Nam từ hai mươi năm nay, chủ trương cộng sản đưa ra làm một giải pháp cho vấn đề
cần phải giải quyết của cộng đồng quốc gia Việt Nam. Toàn bộ của vấn đề này do
thực trạng lịch sử của cộng đồng Việt Nam trong thời kỳ này tạo ra. Thời kỳ này
cố nhiên gồm nhiều thế kỷ vừa qua và sẽ gồm nhiều thế kỷ sắp đến. Giải pháp Cộng Sản có thích hợp cho cộng đồng
hay không, phần chính của quyển sách sẽ trả lời tỉ- mỉ câu hỏi này. Nay chỉ biết
rằng sức mạnh của chủ trương C ộng
Sản ở chỗ chủ trương này đã lấy làm hậu thuẫn sự nghiên cứu đến nơi thực trạng
của vấn đề.
Như thế thì, nếu muốn cho chủ trương C ộng Sản thất bại, thì
phải làm hai việc:
a/- Tìm hiểu rõ thực trạng của vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng.
b/- Có một giải pháp khác để
thay thế cho giải pháp Cộng Sản.
Nhưng thay vì làm hai việc
thiết thực trên, thì, cho đến ngày nay, các nhà lãnh đạo của khối Quốc Gia chỉ
đặt vấn đề chống lại chủ trương
C ộng Sản một cách tiêu cực.
Tiêu cực ở đây không có
nghĩa là không nhiệt thành mà chống lại, nhưng có nghĩa là đặt sự chống làm mục
đích tối hậu mà không đề ra một phương án canh tân thay thế nào cả.
Ø
Vì sau cái việc chống không có một giải
pháp nào cho vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng dân tộc cả.
Nếu
vấn đề chưa giải quyết, thì, dù chủ trương
C ộng Sản bị đánh bại bằng những phương pháp nào đó trong nhứt
thời cái nguyên nhân để cho chủ trương
C ộng Sản tồn tại vẫn còn.
Hơn nữa, để thực hiện sự chống lại chủ trương C ộng Sản, chẳng những tư
tưởng của khối Quốc Gia tiêu cực, mà lợi khí xử dụng lại không sắc bén. Các chủ
trương chính trị không có khả năng qui tụ, nhưng một khi qui tụ rồi thì lại
không xử dụng được sự qui tụ đó vì thiếu chương trình để giải quyết vấn đề của
dân tộc. (Soạn giả
chú thích: Coi sơ đồ giáo dục về kỹ thuật bảo vệ tự chủ bài số 3.10a,b: Tư Tưởng
Ngô Đình Nhu)
Nếu cần một ví dụ để làm
sáng tỏ suy luận trên đây, chúng ta có thể ví thiểu số lãnh đạo Cộng Sản với một
số người, trước khi xây một ngôi nhà đã thừa hưởng kết quả của một cuộc đào cẩn
thận cho đến tận đá, và trên cái khối đá vững chắc đó, họ đã đặt nền móng cho một
ngôi nhà theo quan niệm của họ. Nhưng hướng, kích thước, và kiến trúc của ngôi nhà
có thích hợp với cộng đồng không? Chúng
ta sẽ trả lời sau này.
Nay chỉ biết rằng ngôi
nhà họ (Cộng Sản) muốn xây dựng, được đặt trên một nền móng vững vàng có thể chịu
đựng được sự lay chuyển của biến cố.
Trong khi đó thiểu số lãnh đạo khối Quốc Gia không nỗ lực đào đến đá,
không quan niệm trước sẽ xây ngôi nhà ra sao, lại bất cứ trên bùn trên cát cũng
hấp tấp xây nhà, cái nhỏ, cái lớn. Nhưng nền móng không vững, các biến cố xảy đến
gây sụp đổ lần lượt cái này đến cái khác. Nếu khối Quốc Gia đánh lại được khối
Cộng Sản, làm cho chọ không xây được ngôi nhà mà họ quan niệm, thì sự nghiệp đã
đào đến đá mà họ thừa hưởng của Cộng Sản Quốc Tế vẫn còn đó, và quan niệm của họ
về ngôi nhà vẫn còn đó.
Vấn đề của thiểu số lãnh
đạo Quốc Gia là: Phải đào cho đến đá, trên đó đặt nền móng cho một ngôi nhà được
quan niệm rõ rệt cho thích hợp với cộng đồng. Chỉ có cách đó khối Quốc Gia mới
thay thế được và loại hẳn ra được ngôi nhà của chủ trương C ộng Sản.
Sở dĩ khối Quốc Gia lâm
vào tình trạng sa lầy như trên chỉ vì thiểu số lãnh đạo không thấu triệt vấn đề. Như vậy thì các biến cố chính trị ở Việt Nam
hai mươi năm nay là một ví dụ rất cụ thể và minh xác cho sự kiện thiểu số lãnh đạo phải thấu triệt vấn đề cần
phải giải quyết của cộng đồng.
Đa số chịu lãnh đạo và vấn đề:
Thiểu số lãnh đạo đã
không thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng, tất nhiên đa số chịu
lãnh đạo không làm sao hiểu được vấn đề.
Và như thế những sự kiện khả dĩ làm đổ vỡ sự điều hòa giữa thiểu số lãnh
đạo và đa số chịu lãnh đạo, như chúng ta đã biết, sẽ lại xảy ra còn trầm trọng
hơn là trong trường hợp mà thiểu số lãnh đạo thấu triệt vấn đề nhưng đa số chịu
lãnh đạo không hiểu biết vấn đề.
Giữa hai thành phần, Chỉ
huy và Phục Tùng, thiểu số và đa số, của cộng đồng chẳng những không có một sự
phối hợp điều hòa, lại còn có một sự đoạn tuyệt kinh khủng. Đối với bất cứ một
vấn đề gì, chủ trương của thiểu số lãnh đạo đều không được đa số hiểu biết và
tán thành.
Do đó, thiểu số lãnh đạo
chỉ còn có phƣơng pháp mạnh để bắt buộc đa số phải tuân theo. Kẻ thù không bỏ lỡ cơ hội, cố tâm nỗ lực đào
sâu cái hố giữa thiểu số và đa số. Lúc nào sự bất mãn của đa số đối với thiểu số
cũng ngấm ngầm, và bùng nổ dữ dội trong những lúc khủng hoảng. Thỉnh thoảng uy tín cá nhân của một vài người
có thể thực hiện được sự qui tụ cần thiết cho sự tiến triển của quốc gia trong
một thời gian. Nhưng vì những yếu tố căn bản của sự điều hòa giữa hai khối thiểu
số và đa số không có, nên không bao lâu, việc đâu lại hoàn đấy.
Ôn lại và phân tích các
biến cố chính trị đã xảy ra từ hơn hai mươi năm nay (1945-1965) trong khối Quốc
Gia Việt Nam, tất cả đều có thể hiểu được khi ta biết rằng nguyên do chính ở chỗ
không có sự phối hợp giữa đa số chịu lãnh đạo và thiểu số lãnh đạo. Trong những hậu quả mà sự đoạn tuyệt giữa thiểu
số lãnh đạo và đa số chịu lãnh đạo mang đến cho cộng đồng, hậu quả sau đây đã
thể hiện một cách rõ rệt trong những biến cố hiện đang tiến diễn.
Chúng ta biết rằng, mâu
thuẫn đương nhiên lúc nào cũng có giữa thiểu số lãnh đạo và đa số chịu lãnh đạo
trở nên vô cùng trầm trọng khi hai điều kiện dưới đây xảy ra cùng một lúc.
1.- Có sự đoạn tuyệt giữa thiểu số lãnh đạo và đa số chịu lãnh
đạo.
2.- Nhu cầu của cộng đồng bắt buộc thiểu số đòi hỏi một sự đóng góp
nặng nề của đa số chịu lãnh đạo.
Vì đa số chịu lãnh đạo không hiểu biết lý do của sự đóng góp của mình và
nghĩ rằng bị thiểu số bóc lột. Sự phẫn nộ do đó càng ngày càng lên. Lúc bấy giờ
bất cứ một kẻ xâm lăng nào đứng lên phất cờ giải phóng, đa số chịu lãnh đạo sẽ
hướng vào một cách mù quáng.
Trường hợp trên đây đã xảy
ra một cách điển hình, ít có, gần đây trong khối Quốc Gia của Việt Nam. Vì nhu
cầu phát triển, thiểu số lãnh đạo đã đòi hỏi nhiều nỗ lực ở đa số chịu lãnh đạo,
nhứt là ở thôn quê vào những năm 1958-1959 trong những chương trình gọi là phát
triển cộng đồng.
Nhưng vì một khiếm khuyết
của thiểu số lãnh đạo, cho nên đa số chịu lãnh đạo không ý thức sự cần thiết của
những nỗ lực đòi hỏi. Do đó sự bất mãn nhen nhúm và lần lần lan tràn. Nhà cầm quyền Cộng Sản ở Hà Nội khai thác ngay
cơ hội và năm 1960 đã đưa ngay quân xâm lăng vào miền Nam với danh nghĩa quân “Giải phóng”.
Cố nhiên là những người
tự cho mình bị thiểu số lãnh đạo miền Nam bóc lột huởng ứng và hiện nay chúng
ta còn đang mục kích hiện tượng nói trên.
Ở miền Bắc Việt Nam tình
trạng mâu thuẫn giữa thiểu số lãnh đạo Cộng Sản và đa số chịu lãnh đạo cũng
không kém gay go. Thiểu số lãnh đạo Cộng
Sản ý thức vấn đề phát triển của cộng đồng, như chúng ta sẽ thấy trong phần
chánh sau này. Nhưng phương pháp phát triển của họ đòi hỏi một sự đóng góp tột
bực của đa số chịu lãnh đạo. Vì vậy cho nên, mặc dù kỹ thuật dân vận của họ có
hiệu quả, sự bất mãn của đa số ngày càng cao và tuy chế độ cảnh sát của họ rất
nghiệt, thỉnh thoảng vẫn có những cuộc nổi dậy chứng tỏ sự phẫn nộ của đa số chịu
lãnh đạo.
Nếu thời cơ đưa đến, bất
cứ một người nào phất cờ giải phóng miền Bắc, sẽ được đa số chịu lãnh đạo hưởng
ứng nồng nhiệt. Như vậy các biến cố xảy ra ở Việt Nam từ hơn hai mươi năm nay
là một ví dụ cụ thể, minh xác tính cách
thiết yếu của sự hiểu biết vấn đề cộng đồng cần phải giải quyết đối với đa số
chịu lãnh đạo.
Đề xuất đối tượng:
Thiểu số lãnh đạo thấu
triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng là một điều kiện thiết yếu cho cộng
đồng. Đa số chịu lãnh đạo hiểu biết vấn
đề cần phải giải quyết của cộng đồng là một điều kiện thiết yếu cho cộng đồng.
²
Đối tượng của quyển sách
này là tìm xem vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng Quốc Gia Việt Nam trong
thời kỳ này của cộng đồng là vấn đề gì.
Trong khuôn khổ vài ba trăm
trang giấy, và đối với một vấn đề đương nhiên quan hệ cho dân tộc và tự nó phức
tạp như vấn đề nêu lên đây, ước vọng của tác giả không làm sao vượt lên quá được
cái mức công việc chỉ nêu lên các khía cạnh của vấn đề, và, những dây liên hệ
giữa các khía cạnh trong toàn bộ.
Mặc dù đã tham khảo một
số lớn tài liệu trong nước cũng như ngoại quốc và để tâm nghiên cứu vấn đề
trong nhiều năm, tác giả không khỏi lấy làm lo sợ và đắn đo khi phải trình bày
kết quả suy luận riêng của mình. Động cơ duy nhứt khiến cho tác giả thắng được
sự e dè của mình là nỗi lo âu mà tác giả chia sẻ với toàn dân Việt Nam trước
tình thế rất bi quan của dân tộc.
ü
Vì vậy mà dám đánh bạo đóng góp một phần nhỏ nhặt vào công cuộc tìm lối thoát cho cộng đồng Quốc Gia.
Ba bối cảnh:
Đối tượng chánh vẫn là vấn
đề cần phải giải quyết của cộng đồng dân tộc. Nhưng, bao giờ cũng vậy, một phần
của toàn bộ (cục bộ) lúc nào cũng được sáng tỏ hơn khi được đặt vào toàn bộ (tổng
thể).
Vì thế nên vấn đề cần phải
giải quyết riêng của Việt Nam sẽ được đặt trong ba bối cảnh.
Bối cảnh thứ nhứt: Bối cảnh rộng lớn của tình hình chính trị
thế giới.
Bối cảnh thứ hai: Nhỏ hơn, gồm các nước trong thế giới đang
ứng phó với một thử thách tương tự, như thử thách của Việt Nam.
Bối cảnh thứ ba: Một bối cảnh hẹp gồm các quốc gia thuộc về
một khối văn hóa với Việt Nam: Các nước láng giềng ở Đông Á và Đông Nam Á.
Thị kỳ sở dĩ[2] :
Một mặt khác mỗi thời kỳ
của cộng đồng dân tộc gồm nhiều thế hệ trước và sau thế hệ hiện tại. Vả lại, thực
trạng lịch sử mà chúng ta nhìn thấy trước mắt là hậu quả của những sự kiện đã xảy
ra hằng mấy thế kỷ trước và là nguyên nhân của những sự kiện sau này.
ü
Coi thêm sơ đồ Bảo Vệ Tự Chủ của bài số 3.10a,b : Tư Tưởng Ngô Đình Nhu
Vì thế nếu muốn tìm hiểu
thực trạng hiện tại và dự đoán các biến cố trong tương lai, bắt buộc phải xét lại
lịch sử của nhiều thế kỷ đã qua. Ví như chúng ta hiểu được cốt truyện đang diễn
tả trên màn bạc và đoán được ít nhiều những cảnh sắp tới, là khi nào chúng ta
đã xem qua các đoạn trước của cuốn phim. Do đó, sẽ có nhiều chương dành cho lịch
sử của nhiều quốc gia trong những thế kỷ đã qua.
Giải pháp:
Sau khi, nhờ ở những sự
phân tích trên, vấn đề cần phải giải quyết của Việt Nam trong thời kỳ hiện tại
của cộng đồng đã sáng tỏ, nhiều chương sẽ dành cho sự nghiên cứu một giải pháp
mà tác giả nghĩ rằng thích hợp cho dân tộc.
Nhưng trước khi bàn tới giải pháp đề nghị, thì, theo gương các người lữ
hành, trước khi lên đường, chúng ta sẽ kiểm
điểm lại cái vốn tinh thần và vật chất mà chúng ta có, cũng như những món nợ phải
mang theo mình.
Vài chương sẽ được dành
cho bản mục lục đó. Cuối cùng vài chương
sẽ dành để phác họa giải pháp mà tác giả thiển nghĩ rằng thích hợp cho vấn đề.
Các khía cạnh chính trị, kinh tế và văn hóa sẽ được đề cập đến.
Như trên đã nói, đối với
một vấn đề bao la và phức tạp như vậy và trong khuôn khổ của vài ba trăm trang,
ước vọng của tác giả không thể vượt quá cái mức công việc chỉ nêu lên các khía
cạnh của vấn đề. Phần nghiên cứu tỉ-mỉ và chỉ giáo xin trân trọng dành cho các bậc học giả trong nước
(Lời soạn giả: Lúc này chưa có cộng đồng Hải Ngoại sau ngày30/4/1975).
Vị trí của tác giả:
Bất cứ một đối tượng nào
cũng có thể được nhìn từ nhiều vị trí.
Vị trí khác, kết quả của
sự nhìn sẽ khác, nghĩa là hai người từ hai vị trí khác nhau cùng nhìn một vật
thể, mỗi người sẽ thấy một vật thể khác.
Trong các đoạn nhận xét, phân tích và suy luận dưới đây, đối với một vấn
đề hay nhiều vấn đề, tùy theo hoàn cảnh tác giả sẽ đứng từ những vị trí nào.
Ví dụ có nhiều sự kiện sẽ
có khi được nhận xét từ một vị trí quốc gia, và có khi từ một vị trí của một cộng
đồng ngoài quốc gia. Lúc nào trường hợp đến, người đọc sẽ nhận thấy ngay là vị
trí nào. Tuy nhiên, có hai vị trí cần phải
có sự thỏa thuận trước giữa tác giả và người đọc. Vì nếu không có sự thỏa thuận
trước, thì nhiều vấn đề hoặc khía cạnh của vấn đề sẽ không được sáng tỏ, vì tác
giả và người đọc sách sẽ đứng vào những vị trí khác nhau.
Vị trí thứ nhứt là một vị trí lúc nào tác giả cũng sẽ đứng
vào để nhìn tất cả các vấn đề trình bày: Đó là vị trí thực tế lịch sử. Bởi vì
thực tế lịch sử không có thể phủ nhận được. Và trên nền tảng vững chắc đó mới
có thể lấy óc khoa học mà suy luận không sợ phạm vào những lỗi lầm căn bản.
Vị trí thứ hai là vị trí không bao giờ tác giả dám đứng
vào để nhìn bất cứ vấn đề nào được trình bày: Đó là vị trí triết lý tôn giáo,
và lý thuyết là những lĩnh vực mà sự đối chọi giữa hai chủ trương trái ngược có
thể kéo dài vô cùng tận.
Bất cứ trong lãnh vực
nào của đời sống của cộng đồng: Chính trị, văn hóa, và kinh tế, sự nhận xét
phân tách và suy luận của tác giả đều căn cứ trên những sự kiện lịch sử và để một
bên tất cả các lý thuyết. Hành động như trên không có nghĩa là phủ nhận sự ích
lợi của lý thuyết và giá trị của nhiều lý thuyết. Nhưng cố định đứng ngoài vị
trí triết lý và lý thuyết để tránh tất cả các sự biện luận không thiết thực và
do đó không thích hợp với mục đích của quyển sách.
Tài liệu tranh đấu:
Mấy trăm trang dưới đây
không phải là một tài liệu tranh đấu theo nghĩa thông thường của danh từ này:
Nghĩa là lời văn sẽ không đanh thép, và ý văn sẽ không đề cao bất cứ cái gì của
dân tộc hay của khối Quốc Gia.
Hình thức sẽ không cổ võ
nhiều người đứng lên dấn thân vào một công cuộc chung và nội dung sẽ không cố
tình binh vực một lập trường đã quyết định trước. Nhưng mấy trăm trang dưới đây có thể là một
tài liệu tranh đấu, nếu gọi là một tài liệu tranh đấu, tài liệu nào khả dĩ mang
thắng lợi tới cho chủ trương Qu ốc
Gia Dân Tộc. Bởi vì mấy trăm trang dưới
đây là một tài liệu nghiên cứu sự kiện thực tế của lịch sử. Mà thấy được thực
trạng của vấn đề, biết mình và biết chung quanh mình là một yếu tố quyết định
cho sự thắng lợi.
Chính vì lập trường
nghiên cứu sự kiện thực tế của lịch sử cho nên tự-ti mặccảm tuyệt nhiên không
có, khi nhận xét rằng Việt Nam là một quốc gia nhỏ và yếu. Nhỏ và yếu vì dân số,
vì kinh tế kém mở mang, và vì sự góp phần vào văn minh nhân loại. Trái lại,
chính vì không tự-ti mặc cảm nên mới có nhận xét như vậy. Cứ gì có một dân số
khổng lồ, một kinh tế phong phú mới là một dân tộc lớn. Và chính là khi chúng
ta dám nhìn thẳng vào thực trạng của dân tộc, chúng ta mới đủ điều kiện đưa dân
tộc vượt lên.
Và cũng vì lý do trên mà
tài liệu này không đề cập đến bốn ngàn năm văn hiến của dân tộc, lại chỉ nói đến
một ngàn năm lịch sử. Cũng như trên, làm như vậy không phải vì tự-ti mặc-cảm.
Những gì trong lịch sử của chúng ta chỉ có một ngàn năm sau này mới có đủ tài
liệu đích xác để làm nền tảng cho suy luận.
Lối hành văn:
Sau hết tác giả cố tình
sử dụng một lối hành văn dùng nhiều danh từ.
Các ngôn ngữ trên thế giới
chia làm hai loại, loại cụ thể và loại
trừu tượng.
1.
Ngôn ngữ cụ thể dùng nhiều động từ
trong câu văn để diễn tả những động tác.
2.
Ngôn ngữ trừu tượng dùng nhiều
danh từ để diễn tả những khái niệm.
Văn hóa của một dân tộc
càng tiến bộ, những khái niệm trừu tượng càng nhiều, ngôn ngữ càng trừu tƣợng.
Vì một khái niệm trừu tượng lúc nào cũng diễn đạt một tư tưởng phong phú hơn một
tác động cụ thể, nghĩa là một danh từ bao giờ cũng diễn đạt một tư tưởng phong
phú hơn một động từ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét