Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Bài số 3.06: TƯ TƯỞNG CHỐNG TÀU của dân VIỆT

TƯ  TƯỞNG  CHỐNG TÀU
của dân VIỆT

Bài số 3.06
Soạn giả: Tân Việt Nam
Bài soạn này gồm 5 phần:
Phần 1 :  DẪN NHẬP.
Phần 2 :  THUYẾT TRÌNH (tóm tắt phần Tham Luận)
Phần 3 :  THAM LUẬN.
Phần 4 :  TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Phần 5 : TRAU DỒI KIẾN THỨC để biết sai nhầm và thiếu sót của tài liệu tra cứu.

Phần 1 : DẪN NHẬP

Bài soạn này nhằm mục đích tìm hiểu lòng dân chống Tàu của các thời đã qua nên cần biết những sự kiện thật của lịch sử để suy ra phản ứng chống ngoại xâm của dân mình thăng trầm ra sao đặng còn biết đường khai dụng cho đúng cách. Đặc biệt là chống nạn HÁN hóa bằng cách đề ra phương án thực thi và hữu hiệu mà ta gọi là BÌNH HÁN SÁCH (sách lược chống sự xâm lăng của Bắc Kinh)

Vì thì giờ không cho phép nên:
·      Phần Tham Luận chỉ nói tới trận Đống Đa vào ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789) thôi. Vì thế nên không nói đến chống nhà Nguyễn Gia Long, chống Tây hay chống Cộng.
·     Phần Thuyết Trình cũng chỉ nói đến hết nhà Lý.

Sử viết theo nhu cầu Chánh Trị

Nhận định:
Dù lịch sử bị bóp méo bởi kẻ thống trị viết theo nhu cầu chánh trị đến đâu cũng không quan trọng cho lắm, vì qua những tài liệu này chúng ta cũng nhìn thấy kẻ thống trị sợ dân bị trị như thế nào khi những sự thật mà chúng không thể lờ đi được như: Vụ thảm sát đồng bào Huế của Việt Cộng hay ngày 30 tháng 4 năm 1975. Chúng vẫn phải nhắc tới vết thương rỉ máu không bao giờ lành này bằng những ngụy biện trơ trẽn là máy bay “Ngụy” ném bom giết dân “Ngụy”, hay lính “Ngụy” giết đồng bào ruột thịt của họ; hoặc Việt Cộng tới đâu thì dân bỏ chạy tới đó thì chúng  nói rằng dân bị chánh quyền Quốc Gia hù dọa …..
²
Giá trị của tài liệu:
Bài soạn này dựa trên tài liệu viết truớc năm 1975, phần lớn do kẻ thống trị viết theo nhu cầu chánh trị của họ, tuy không trung thực với sự kiện lịch sử đã xẩy ra nhưng đứng về tư tưởng chống đối thì không sai biệt là bao.
Tuy tác giả là người Việt nhưng phần lớn lại lập lại những gì mà kẻ thống trị đã phỉ báng dân ta, vì thế nên cần có óc phán đoán tinh tế thì mới nhìn thấy sự thật được.
Ø     Muốn viết trung thực thì phải có thời gian nghiên cứu và đối chiếu tài liệu mà dân ta chưa có hoàn cảnh để hoàn tất.
Đứng về phương diện khoa học thì từ năm 2000 đến nay người ta mới khám phá ra rất nhiều di chỉ để chứng tỏ rằng những tài liệu viết trước năm 1975 đều thiếu sót và lỗi thời vì sự suy đoán sai nhầm.
Lý do: Kiến thức bị giới hạn bằng trận Đại Hồng Thủy vào 8.000 năm trước đây nên họ chỉ biết cuộc sống dân cư ở Đông Nam Á khi nước biển Đông rút xuống rồi ngưng vào khoảng  cách đây 5.500 năm mà thôi.
Ngày hôm nay khoa học cho biết chánh xác cuộc sống của dân cư ở Đông Nam Á ở thời điểm cách đây 15.000 năm, tức bắt đầu thời điểm quần cư và định cư quanh ruộng lúa chiêm (lúc nước). Lúc này dân số trên toàn thế giới chưa tới 3 triệu nhân khẩu. Đây là lúc con người bắt đầu biết nói để truyền đạt tư tưởng và kinh nghiệm cho nhau (§ M bài số 2 : Văn hóa Tàu từ Việt mà ra – mục trau dồi kiến thức)

Một vài tỷ dụ:

Theo sử cũ thì An Dương Vương tên thật là Thục Phán, người vùng Âu Việt (Quảng Tây ngày hôm nay, một Bộ Lạc của Liên Bang Văn lang - Bộ Lạc có nghiã là tiểu bang)

Năm Giáp Thìn (257 trước công nguyên), Thục Phán lật đổ chế độ Dân Chủ Phân Quyền dưới thời Hùng Vương để thay thế bằng chế độ Quân Chủ Chuyên Chế, cải danh nước Văn Lang thành nước Âu Lạc (tên hai nước Âu Việt và Lạc Việt ghép lại) đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phú). Cương vực gồm Quảng Tây, Vân Nam, Bắc Phần tới tận đèo Hải Vân ngày hôm nay.

Phần còn lại thuộc về nhóm kháng chiến ly khai là Nhâm Ngao và Triệu Đà gồm vùng đất Lạc Việt (Quảng Đông), Mân Việt (Phúc Kiến), gô Việt (Chiết Giang) và Bách Việt (Hồn Nam) ngày hôm nay. Xưng là An Dương Vương, cải quốc hiệu Âu Lạc. Nhâm Ngao và Triệu Đà là người vùng Chiết Giang (tức Ngô Việt: WU YEU).

Ø     Triệu Đà sinh một năm trước ngày Thục Phán lên ngôi (257BC).

Điều khó hiểu là từ nhiều thế hệ đã qua cứ khăng nói là :

1.      Nước Âu Lạc của Thục An Dương Vương (Thục Phán) nô lệ Tàu (lúc đó là nhà Tần), trong khi đó năm 1997 Bắc Kinh chính thức vẽ bản đồ nhà Tần thì rõ ràng nước Âu Lạc nằm ngoài cương vực nhà Tần (coi bản đồ ở phần Thuyết Trình).

2.      Giao Châu nô lệ nhà LƯƠNG (Liao), trong khi đó cũng chính Bắc Kinh ra cuốn La Gloire des Empeurs vào năm 2000, có Tổng Thống nước Pháp là ông Jacques CHIRAC đề tự thì thấy rõ ràng là vùng LIAO kiểm soát ở phía bắc sông Hoàng Hà, vậy thì làm sao mà với tay tới Giao Châu để nắm cổ chúng ta được ?

3.      Bà Trưng khởi nghĩa chống quân Tàu, nhưng ta lại thấy những lý luận khó nghe như : Tuyển binh hàng vạn như không.

Nô lệ thì làm sao làm được như vậy? Lính tráng, voi trận ngựa chiến đều phải huấn luyện hàng năm mới có, quân khí, quân trang, quân cụ lấy đâu ra mà nhanh và nhiều như thế ?

Tô Định đã chuẩn bị sẵn ống đồng để thoát thân vậy thì Tô Định là quân xâm lăng nên mới thủ sẵn việc chạy thoát thân. vậy thì cả vùng Nam Việt của Triệu Đà trước đó độc lập vì : Quân Tây Hán khi đánh xong thì anh hùng Mãng Vương chiếm đóng Tràng An nên binh mã phải kéo về tái chiếm, do đó Thống Chế Lý Thường Kiệt mới nói là ….. Kẻ nào dám xâm phạm tất sẽ tan (Sơn hà nghịch lỗ lai xâm phạm, nhữ đẳng hành khan thủ bại hư) – (§M bài số 05 : Thế hệ Mê linh).

4.      Coi bản đồ Bắc Kinh vẽ năm 1997 ở phần Thuyết Trình, thì nước ta chưa mất hết vào tay Mã Viện và Mã Viện cũng chưa bắt được 2 bà (coi tượng Mã Viện ở phần Thuyết trình). Cuối cùng Hai Bà cũng không trầm mình mà rút lui cùng tàn quân vào vùng Hòa Bình, Mộc Châu và Sơn La ẩn náu. Lúc này những vùng độc lập còn lại, lai rai kháng chiến là : Vùng Việt Thường (từ Hà Tĩnh vào đến đèo Hải Vân ; đó là quân Lâm Ấp về giải vây cho đồng bào).

Vùng Tây Bắc là : Hòa Bình, Mộc Châu, Sơn La, Quảng Tây và Vân Nam (Vân Nam là quân Nam Chiếu, tức quân U Việt về giải cứu đồng bào đó)

 

Như vậy có phải là thế hệ cha ông chúng ta đã bị đầu độc bởi kẻ thống trị nên nhìn đâu cũng ra thân phận tôi đòi cả, làm như tổ tiên chúng ta không muốn tự chủ nên lúc nào cũng cần phải có một ông chủ chỉ bảo.

Ai nói khác đi thì bị gán nay cái mũ Ái Quốc Cực Đoan, chối bỏ sự thật. Điển hình là Việt Cộng ngày hôm nay nè: Tiến mau, tiến mạnh lên Thiên Đường Mù mà 100 năm nữa cũng chưa chắc đã biết mặt mũi nó ra sao cả (Lời Tổng Bí Thư của đảng Việt Cộng là tên Nguyễn Phú Trọng với biệt danh Trọng lú)

 

Vì tư tưởng bị đầu độc như vậy nên mới có bài biên soạn tư tưởng chống Tàu của dân Việt để khai sáng tư tưởng u-mê vì sống trong nô lệ quá lâu.

Vì tư tưởng sai nhầm nay nên cứ loay hoay mà chưa thoát khỏi vòng Cộng Nô; trong khi cả thế giới đã từ bỏ chủ nghĩa và chế độ Cộng Sản. Đúng như Bùi Tín nói : Sao mà ngu lâu như vậy hỡi các đồng chí.

[
Phần 2 : THUYẾT  TRÌNH
Đoạn 1.- Thời NGÔ-VIỆT
(thời chiến quốc)
 (sẽ soạn để tham khảo thêm)
Đoạn 2.- Thời Âu Lạc (§ A + B)
Theo cổ thư thì chiến tranh Việt-Tần là cuộc đụng độ lịch sử đầu tiên giữa người Việt và nước Trung Hoa thống nhất. Danh từ Trung Hoa do Lã hậu tự đặt cho mình vào năm 183BC để đi xâm lăng và bảo vệ an ninh nội chính (vì mụ ta nhiếp chính sau khi Lưu Bang chết). Khi xuất binh đánh Triệu Đà ở Hồ Nam (là vùng đất mang tên Bách Việt) nên Triệu Đà mới đặt ra danh từ Tàu và Xẩm để đối kháng chánh trị vào năm 182BC; năm sau (181BC) thừa thắng xông lên cải danh Triệu Việt Vương thành Triệu Vũ Đế tính sang đánh Tràng An để trừng phạt nên Triều thần mới giết lã Hậu, phục chức cho Thái Tử và xin cầu hòa nên mới yên . (§ M - bài số 2.08 : Nguồn gốc Triệu Đà).
Nước Sở, nước Ngô và nước Văn Lang đều thuộc sắc dân nông nghiệp nên không tính các cuộc đụng độ nội bộ này
Các sử gia hiện đại Việt Nam coi đây là cuộc chiến chống ngoại xâm đầu tiên của dân VIỆT

Quân Tần nam tiến

Quân Tần do tướng Đồ Thư làm tổng tư lệnh, chỉ huy 50 vạn quân (nửa triệu quân. 1 vạn = 10 ngàn) chia làm 5 đạo:
1.     Đạo thứ nhất đóng ở đèo Đàm Thành, thuộc đất Thủy An trên núi Việt Thành, Ngũ Lĩnh, từ Hồ Nam xuống đông bắc Quảng Tây (tức là vòng đai phía tây vùng Bách Việt để tiến đánh thẳng vào Thiều Châu mà thủ phủ là Phúc Kiến, sau đó tiến lên Chiết Giang để dứt điểm)
2.     Đạo thứ hai đóng ở ải Cửu Nghi, ở phía đông bắc Quảng Tây giáp Hồ Nam (tức viện binh tiếp chiến cho cánh quân tiến vào Quảng Đông và Phúc Kiến).
3.     Đạo thứ ba đóng ở Phiên Ngung thuộc Quảng Đông (nhiệm cvụ là đánh chiếm vùng Quảng Đông)
4.     Đạo thứ tư đóng ở Nam Dã (chưa biết ở đâu nên chưa đoán được  nhiệm vụ)
5.     Đạo thứ năm đóng ở sông Dư Can (chưa biết ở đâu nên chưa đoán được nhiệm vụ)
Chú thích rất quan trọng về cách dùng ngôn từ:
Sông, Biển, Hà, Giang, Hải và Dương khác nhau như thế nào? Con sông, khúc sông và vùng biển ý nghĩa ra sao để còn bảo vệ quyền lợi của dân tộc trước toà án Quốc Tế.
Xin coi phần 5: Trau Dồi Kiến Thức - mục nhà Tần

CÔNG  VÀ  THỦ

Bản đồ Trần Nguyên Trụ phác họa sự trở về quê cũ sau trận Đại Hồng Thủy (#3.500BC). Sau đó con cháu Lộc Tục đánh nhau nên lập thành 3 nước Ngô, Sở và Việt vào năm 2.879BC ;  con cháu Đế Nghi yên ổn canh tác lưu vực sông Hoàng Hà

Theo sử liệu mới thì đây là vị trí nước Âu Lạc.

Nước Văn Lang lúc này chia đôi với 2 thủ lãnh là Thục Phán (tức Thục An Dương Vương, nước Âu Lạc) và Nhâm Ngao Triệu Đà (kháng chiến ly khai nắm vùng nước Ngô và Quảng Đông, tức vùng Lạc Việt của Câu Tiễn).

Sau trận Hồ Nam đại thắng thì Nhâm Ngao chết, Triệu Đà sinh năm 258BC, lúc đó (213BC) 46 tuổi lên ngôi thủ lãnh kháng chiến.

Thục Phán cướp ngôi Hùng Vương vào năm 257BC, lúc đó Triệu Đà mới được 1 tuổi (mới đẻ), Nhâm Ngao thì đứng tuổi. Hai người cùng sinh quán ở vùng Chiết Giang ngày hôm nay

Vị trí nước Văn Lang và các con sông tại đất Lĩnh Nam của người Bách Việt
 Trong khi ba đạo quân tiến đánh vùng Mân Việt, Đông Việt và Nam Việt không gặp trở ngại thì đạo quân tiến vào Ngũ Lĩnh gặp rất nhiều khó khăn, đánh trả cực nhọc mà chưa phân thắng bại.
Năm 214 TCN, quân Tần chiếm được đất Lục Lương, lập ra 2 quận Quế Lâm và Tượng (quận Nam Hải cũng thuộc Lục Lương, do đạo quân thứ 3 đánh chiếm). Từ đây, Đồ Thư tiếp tục thúc quân về phía nam. Quân Tần theo sông Tả Giang  sông Kỳ Cùng tiến vào vùng đất của người Âu Việt.
Cuộc chiến chống Tần của người Việt diễn ra trong nhiều năm. Quân Tần tổ chức tấn công tiêu diệt không hiệu quả, dần dần lương thực bị tuyệt và thiếu, muốn tiến hay lui đều bị người Việt bủa vây đánh úp. Khi quân Tần bị nguy khốn, người Việt tổ chức tấn công, giết được tướng Đồ Thư, và binh đội phải tháo lui về hậu cứ. Sau trận thua này, chính Tần Thủy Hoàng phải đích thân thị sát mặt trận Quảng Đông, khi về qua nước Sở bị nghiã quân nuớc Sở ám sát

THỤC AN DƯƠNG VƯƠNG

VÀ TẦN THỦY HOÀNG

Ai đã chém đầu tướng Đại Nguyên Soái Đồ Thư ở Tràng Sa (thủ phủ Hồ Nam) ? Triệu Đà (chánh quán ở vùng Ngô-Việt, tức Chiết Giang hay Thục Phán (Chánh quán người Âu Việt thuộc Quảng Tây)?

Theo sử sách xưa do Tàu viết thì tướng Đồ Thư bị quân của Thục Phán giết tại trận.

Nhưng theo sự nghiên cứu trong 10 năm miệt mài (1808-1819) của ông Phan Huy Chú (con ông Phan Huy Ích công thần nhà Tây Sơn), dâng lên vua Minh mạng năm 1821 để in thành sách thì quân của Nhâm Ngao và Triệu Đà giết tướng Đồ Thư trong trận đánh ở Tràng Sa, thủ phủ vùng đất Hồ Nam (khi truớc gọi là vùng đất Bách Việt do Việt Vương Câu Tiễn đặt tên cho phù hợp với huyền thoại Rồng Tiên vào khoảng 600 năm trước tây lịch).

Lúc đó quân của Thục Phán hay của Triệu Đà cũng đều gọi là quân Việt cả, do đó có sự lẫn lộn danh xưng. (§L : Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí-mục địa dư chí)

Cũng theo bộ sách này thì lúc đó Tần Thủy Hoàng có nhu cầu mở rộng chiến tranh để tránh nội loạn, vì ông áp dụng chánh sách Ngũ Gia Liên Bảo của Vệ Ửng (tiền thân chủ chủ nghiã Karl MARX).

Tuy đã thống lĩnh được LỤC QUỐC thời Đông Chu và chiếm được nước Sở do tướng Chương Đàm cầm quân. Uy thế lên như diều, nhưng sức lực có hạn nên không thể một lúc mở 2 cuộc chiến với Triệu Đà và Thục Phán được. Do đó Tần Thủy Hoàng ký hiệp ước bất tương xâm với Thục An Dương Vương (lực lượng yếu nhất trong vùng), để dồn toàn lực tiến đánh Triệu Đà, rồi thanh toán Thục Phán sau. Thục Phán biết, nhưng dùng hiệp ước này làm kế hoãn binh để xây đồn đắp lũy ở phòng tuyến phía bắc Quảng Tây mà nay vẫn còn di tích.

Cuối cùng quân Việt của Triệu Đà đã đánh tan quân nhà Tần rồi thừa thắng xông lên dứt luôn Thục An Dương Vương đặt quốc hiệu là Nam Việt, có nghĩa là phía nam sông Dưong Tử (tức vùng Giang Nam) là của người Việt, Ngô hay Việt đều thuộc sắc dân nông nghiệp, kẻ thù của chúng ta là dân Du Mục ở phương Bắc. Về sau Lưu Bang thâu tóm phương Bắc nên mới có câu Bắc Hán Nam Việt.

Kết Luận đoạn 2 (thời Âu Lạc)

- Phần tư tưởng: Ở thời điểm này tư tưởng chống ngoại xâm của người Bách Việt (trong đó có tổ tiên chúng ta) rất cao, cùng với ý chí sắt đá nên tổ tiên chúng ta đã thành công huy hoàng trong sự đọ sức ít thắng nhiều là nhờ biết khai dụng mưu lược mà ta gọi là sức mạnh Tâm Linh

 

- Phần binh pháp (cách dụng binh, lấy đoản binh thắng trường binh) :

Ở thời đó tuy đất nước Văn Lang chia đôi nhưng tinh thần chống kẻ thù phương Bắc (nay ta gọi là Tàu) lên rất cao nên tuy quân ít nhưng thắng lớn là vì biết kết hợp mưu lược (văn tài) cùng với võ công trong binh pháp tiến thủ của dân Việt.

²

Xin coi phần 5 (Trau Dồi Kiến Thức - mục Thục An Dương Vương) để biết rõ :

 

Tại sao Thục An Dương Vương lại đổi quốc hiệu Văn Lang thành Âu Lạc ?  Ông này muốn cái gì đây ?

Giải mã được 2 chữ Âu Lạc thì chúng ta sẽ thấy cuộc đấu trí giữa 3 đối thủ là: Thục Phán, Triệu Đà và Tần Thủy Hoàng gay go đến mức nào ?

So sánh cuộc đấu trí này với cuộc đấu trí tay ba (1963) giữa: Ngô Đình Diệm, Mỹ và bọn Loạn Tướng thì mới thấy thật là ly kỳ với sự chùng hợp khít khao. Tất cả các đối thủ đều muốn tạo chánh nghiã cho mình nên kẻ yếu nhất bị lừa vì tham miếng đỉnh chung giả tạo.

Hoặc tướng Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm giết Nguyễn Hữu Chỉnh rồi chính mình thanh toán vị Quân Đoàn Trưởng Vũ Văn Nhậm để tạo chánh nghiã cho mình trước khi thống nhất đất nước, hay trường hợp Trần Thủ Độ đã hy sinh danh dự và tên tuổi của mình cho hạnh phúc của toàn dân, để chúng ta học hỏi người xưa cách bảo vệ sự tự chủ ra sao cho hữu hiệu. Không có tự chủ thì không canh tân được đất nước. Mà không canh tân thì tụt hậu rồi tiêu vong. Đó là tiến trình tụt dốc theo quy luật thiên nhiên

Đừng thả mồi bắt bóng, đừng ăn nói và có hành động vô trách nhiệm, đừng sống buông thả vì dân Việt khổ đau đã quá nhiều rồi ; từ Thực dân trắng đến Đế Quốc đỏ, nay lại đến bọn kẻ thù truyền kiếp nó gậm nhấm dần dần đất đai của Bách Việt từ Hồ Động Đình mà chảng chịu ngưng.

Chúng ta chê Trần Thủ Độ bất nhâ, Nguyễn Huệ gian hùng nhưng có thấy bề tôi của 2 ông này làm loạn đâu ? Vậy thì lúc đó các ông làm là hợp lý, vì sau khi hành động phải giải thích cho thuộc cấp yên lòng. Nếu hành động như thế hệ chúng ta suy nghĩ thì sẽ đi đến mất nước như chúng ta nè !

ab

Tưởng cũng nên nhắc lại là :

Binh pháp Việt đã đè bẹp binh pháp Tàu rất nhiều lần để chúng ta phục hồi niềm sự tự hào chánh đáng của tổ tiên đặng cùng nhau tin vào sức mạnh tâm linh của dân tộc mình thì mới vượt được những khó khăn nội tại và ngoại lai.

Hãy vứt Mác, Lê, Mao, Hồ, Khổng…. vào ngay sọt rác để khẳng định là : Người Việt phải có Tư Duy Độc Lập và có Tâm Việt cùng Hồn Việt thì mới ngửa mặt nhìn đời được. Hoàng Đế Quang Trung đã dạy : Người Việt phải tự sáng tạo ra tất cả những gì cần cho nhu cầu của mình khi thấy nhược điểm là thuốc súng phải mua của Tàu.

Điển hình là :

·         Việt Vương Câu Tiễn (Lãnh vương vùng Lạc Việt, Quảng Đông) đã dùng Binh Pháp của võ quan Phạm Lãi (Lạc Tướng) và mưu lược của văn quan Văn Chủng (Lạc Hầu) để thắng binh pháp của Tôn Tử mà Ngô Phù Sai đã áp dụng (#600BC). Ngay sau đó sai Văn Chủng hiệp cùng Phạm Lãi làm bài Bình Ngô Đại Cáo dưới dạng huyền thoại Rồng Tiên Khai Quốc để lưu truyền cho hậu thế bằng bia miệng. Nên nhớ rằng hồi đó chưa có giấy bút để viết thành văn suôi lưu truyền kinh nghiệm cho hậu thế (§M - bài số 6 : Rồng Tiên Khai Quốc)

·         Sau này Tống Triều đã dùng binh pháp của Lý Thường Kiệt để đánh Thày nên bị thua to.

Vậy thì ai dám bảo Tàu là thày chúng ta đây ? Coi sử Trần Trọng Kim cuốn 1 trang 100, đoạn đầu thì rõ.

Điểm này cho thấy là dân Việt không ngu hèn như các sử gia Tàu hay Tây viết, không những vậy còn biết sáng tạo theo phương pháp khoa học đương thời để bảo vệ đất nước.

Bằng chứng là việc xây thành xoáy chôn ốc (tức Cổ Loa) để phòng thủ cùng với sự sáng tạo ra các nỏ tác chiến tân tiến quyết định chiến trường mà giặc thù kinh sợ nên gọi là NỎ THẦN rồi mô tả cho thêm khủng khiếp.


Nay đọc sách cổ xưa chúng ta nên phán đoán theo óc khoa học ngày hôm nay thì mới học hỏi được kinh nghiệm tổ tiên để biết tại sao binh yếu mà lại thắng cường binh như nhà Trần, như nghiã quân Lam Sơn phần lớn là người Mường và nghiã quân Tây Sơn lại là người Chiêm ở vùng Tây Nguyên. Người Kinh chỉ có bộ óc và trái tim nhân ái mà thôi.

Bản đồ này chứng tỏ Thục An Dương Vương còn giữ được nền tự chủ và độc lập với nhà Tần. Biên cương nhà Tần thâu tóm nhà Chu, nước Sở, vùng Quảng Đông (Lạc Việt) và nước Ngô. Vậy thì ông Phan Huy Chú nói đúng.

Ø     Bắc Kinh (1997) cố tình vẽ sai bản đồ này, vì tướng Đồ Thư bị chém ở trận Tràng Sa (thủ phủ vùng Hồ Nam) nên phải lui binh về Tàu.

Quân Tần đâu có chiếm được nước Ngô (WU), do đó Triệu Đà người Việt gốc Ngô vẫn bảo vệ được nước Ngô của mình (tức vùng Chiết Giang, Thiều Châu và Hồ Nam ngày hôm nay).

Bọn « Đại Hán » cố tình vẽ sai như vậy mà cũng chưa dám để nước Âu Lạc vào bản đồ của nhà Tần. Thế mới biết dân Tàu ăn gian nói dối, lấy thịt đè người mà không biết nhục như vùng lưỡi bò ngày hôm nay nè.

Vậy tại sao ta lại nói là nước Âu lạc thuộc sự cai trị của Tần Thủy Hoàng ? Thật là buồn cho bộ óc tự-ti, lúc nào cũng nhìn thấy mình hèn kém nên có tinh thần tự kiêu nhưng lại vọng ngoại. Đó là tư tưởng của bị trị đã được nhồi nhét bởi kẻ thống trị, đời nào cũng vậy thôi ! Nay muốn có tự chủ thì phải gột bỏ cái tư duy nô dịch này đi.

 

õ

Đoạn 3 .- (§C)
Trưng Vương - Ngô Vương Quyền
Bản đồ này chứng tỏ Hai Bà TRƯNG còn vùng tự chủ để ẩn náu. Vùng đó là Hòa Bình, Mộc Châu, Sơn La, Vân Nam và một phần Quảng Tây ; còn Lâm Ấp (Hà Tĩnh cho tới đèo Hải Vân) thì quá xa. Vậy thì : Hai bà không bị bắt mà cũng không trầm mình tự tử. Miếu Mã Viện cũng chứng minh điều này. Hơn nữa là hai tài liệu này đều do Bắc Kinh cung cấp vào năm 1997-2008
²

Tài liệu thứ nhì Bắc Kinh cung cấp vào tháng mai 2008
http://www.vanhoahoc.edu.vn/diendan/viewtopic.php?f=76&t=1050
Trong cuốn luận văn tốt nghiệp thạc sỹ ngành Lịch sử của tác giả Đỗ Thụ Hải (ĐHSP Quảng Tây, TQ) tháng 5 năm 2008 vừa qua, nhan đề "Ký ức tổ tiên và kiến tạo biên giới: nghiên cứu xã hội và sự biến thiên lịch sử các bộ tộc phía tây Khâm Châu thời Tống – Minh", có giới thiệu ngôi miếu Mã Viện ở thành phố Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc) giáp với Móng Cái (Quảng Ninh, Việt Nam). Trong ngôi miếu này có một pho tượng Mã Viện như sau:

Dưới đôi chân Mã Viện là tương hai người phụ nữ nhỏ bé
bị dẫm đạp lên một cách thảm hại – đó chính là Hai Bà Trưng.
Hình này chứng tỏ Mã Viện thua trí đàn bà Việt nên căm thù vì chưa bắt được HAI BÀ

Và đây là hai bức ảnh với chú thích bằng tiếng Hán trong cuốn luận văn trên:


Theo tư liệu thực địa của tác giả luận văn, khi cúng miếu, người ta phải "mời dân Việt Nam qua hát để phục vụ Mã Viện" thì mới linh:

Nhớ lại, ở Việt Nam trong và sau mỗi cuộc đánh đuổi ngoại xâm, thi thể các tướng sĩ của các đội quân xâm lược như Trung Hoa, Pháp, Mỹ... đều được người Việt Nam chôn cất tử tế. "Gò Đống Đa", "Mả ngụy", v.v. hiện diện khắp nơi. Thế mới hay, mỗi nền văn hoá có cách ứng xử riêng của nó, đôi khi có thể trái ngược hẳn với nhau.

Nhận xét :
Nhìn kỹ những tài liệu ở trên do Bắc Kinh cung cấp thì chúng ta cũng đã suy đoán ra phần nào tinh thần chống Tàu của nhân dân ta ở thời Mê Linh và thời Ngô Vương Quyền mạnh đến đâu rồi.

Lẽ dĩ nhiên phải có nhóm lãnh đạo tài ba biết cách xây dựng nhân tâm và biết cách dùng người thì mới thành công được; nhưng nếu toàn dân ù-lỳ, thờ-ơ như thế hệ ngày hôm nay thì chắc chắn cũng không thể thành công dễ dàng như vậy được đâu.

Đây là điều chúng ta phải suy nghĩ để tự rèn thành người hữu dụng cho đời thì con cháu của chúng ta mới hy vọng thoát cảnh dịch chủ tái nô, ngửa mặt nhìn đời được.
Để con cháu mất gốc là lỗi của thế hệ chúng ta chỉ lo làm giàu mà không lo chăm sóc cho con cái, khi chết đi thì 2 tay buông xuôi và đất nước chẳng nhờ vả được chi cả.

Thế trận đánh Tàu
Dùng mưu thắng lực, lấy ít thắng nhiều
Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi thuỷ triều lên, bãi cọc không bị lộ. Ngô Quyền nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến.
Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng.
Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết (?). Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, còn Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ.
Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui" (Đại Việt sử ký toàn thư). Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân. Lưu Cung cũng than rằng cái tên "Cung" của ông là xấu[1].
Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).
Sau này trong Trận Bạch Đằng, 1288, Trần Hưng Đạo đã vận dụng lối đánh này để đánh thắng quân Nguyên Mông.
²

·        Tiểu sử và binh pháp của Lãnh Tụ thời đó để biết cách dùng sức mạnh Tâm Linh để thắng Bạo Lực ra sao. Xin coi phần 3 (Tham Luận).
·        Kỹ thuật cắm cọc đầu bịt sắt nhọc. Cần bao nhiêu cái : cọc thì đủ?  Kỹ thuật ra sao để cọc khỏi bị xô? Sự giải thích của sử gia Tàu không hợp lý : Xin coi phần 5 (Trau Dồi Kiến Thức) - mục Ngô Quyền để biết rõ :
KẾT  LUẬN
Về thế hệ Mê Linh hay thế hệ Ngô Quyền thì quân và dân Việt có tư tưởng « chết vinh hơn sống nhục » nên đã quyết chiến, quyết tử để bảo vệ sức sống của dân tộc ; mặc dù mình ở thế yếu. Còn thua thì bảo toàn tiềm lực, nín thở qua sông được ngày quật khởi (thế hệ Mê Linh), thắng thì xây nền đắp móng cho sự tự chủ đưọc vững vàng (thế hệ Ngô Quyền)
õ
Đoạn 4.- Nhà Đinh - nhà Lý
Cước chú :
---------  là cương vực xa nhất của nhà Hán (Tây và Đông)
______  là cương vựa xa nhất của nhà Đường 618-907)

WU là NGÔ độc lập vào thời nhà HÁN. YEU là Việt chỉ mất có vùng duyên hải được gọi là vùng chiến trường.


Nhà ĐINH :
Binh pháp :
Quân sĩ được tổ chức theo kiểu « ngụ binh ư nông » để biến toàn dân vi binh như nhà Trần hay các chúa Nguyễn bắt lính tự sản xuất ra thực phẩm bằng cách cấp ruộng cho một toán quân khai phá và trồng trọt nên mới có danh từ Đồn Điền, tức ruộng tập thể của lính trồng trọt để lấy hoa lợi ; còn đất đai vẫn của chúa.
Học tập :
Dân cũng như quân đều phải học tập cách bảo vệ tự chủ để kết hợp toàn dân và nêu cao tinh thần bất khuất như nhà Trần với 2 chữ Sát Thát. Thời này còn thù tàu hơn thời nhà Trần vì suýt nữa thì bị tiêu vong bời nhà Đường. Tuy sử sách không chép vì viết bởi bọn Tàu xâm lược, nhưng chúng ta suy ra thì thấy là cuộc chiến dai dẳng không ngừng trong suốt 300 năm chiếm đóng (618-907), tài lực tiêu hao, nhân lực mất dần. Ấy thế mà cuối cùng cũng thoát ra được nên họ trân quý sự tự chủ là chuyện đương nhiên

Tóm lược :
Nhà Đinh thoát thân từ ngắc ngoải đợi chết, phần bị giặc Tàu cay nghiệt phần thì bị giặc Chiêm đánh hôi chiếm chiến khu Lâm Áp của Việt Thường, từ đèo Hải vân đến tận Bố Chánh (thuộc tỉnh Quảng Bình). Do đó lòng uất hận bùng lên, tức nước vỡ bờ.

Khi nhà Đường suy yếu thì mạnh ai nấy tự mình hùng cứ một nơi. Nên nhớ rằng nước Tàu là một nước tạp chủng, một thế lực lên là uy hiếp các nước nhỏ ; vì thế nên dân Hoa Lục, từ ngày có nhà Chu đến nay không bao giờ có hạnh phúc cả.
Người làm sử gọi đó là thời Ngũ Quý :
·        Lưu vực con sông Hoàng Hà có một nhóm đòi độc lập.
·        Lưu vực con sông Trường Giang (Dương Tử Giang) một nhóm khác.
·        Lưu vực con sông Tây Giang lại một nhóm khác, trong đó cái nhóm khiểm soát Quảng Đông tự xưng là con cháu Lưu Bang nên gọi là quân Nam Hán.
·        Ở đất Giao Châu cũng có 12 nhóm nhưng khác ở chỗ là cùng một dân tộc. Giống như Tổng Thống Ngô Đình Diệm sát nhập cái lựu lực tự phát chống Tây và Việt Minh vào biên chế uân Đội Quốc Gia Việt Nam, tuy vậy nhưng cũng có một vài vụ thanh toán bằng võ lực. Chắc là ông Đinh Bộ Lĩnh cũng làm như ông Diệm vậy, vì không thống hợp thì sẽ bị tiêu vong cả lũ.

Do đó dân Giao Châu chư hề bị nhóm Nam Hán cai trị bao giờ cả. Vì khi nhà ường mạnh thì làm gì có nhóm kháng chiến Nam Hán, khi toàn vùng nổi dạy thì mỗi nhóm tự xưng Bá xưng Vương chứ có ai chịu ai đâu mà có sắc phong. Hơn nữa Quân Nam hán không phải là một triều đại nên không thể nói là Giao Châu nô lệ Nam Hán được.

Ngoài ra, nên nhớ nhà Đường chỉ chiếm có vùng duyên hải, luôn luôn bị đánh phá đến nỗi ban đêm phải ngủ trong thành đào sâu dưới đất. Quốc Sư Nguyễn Trãi đã khẳng định là Việt không nô lệ nhà Đường, đó chỉ là một thời gian tranh đấu cam go (Bình Ngô Đại cáo)

Kết luận :
Ở thời điểm này dân Việt có tinh thần đoàn kết cao độ, có tư tưởng chết vinh hơn sống nhục. Đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi cá nhân vì nhu cầu sống còn của cá nằm chốc thớt
Có tinh thần chống ngoại xâm đến giọt máu cuối cùng. Điển hình là sự chuyển nối quyền hành Lãnh Đạo từ nhà Đinh sang nhà tiền Lê rất êm suôi theo tinh thần Mẫu Hệ với chế độ Dân Chủ Phân Quyền dưới thời Hùng Vương (coi M bài số 6, Rồng Tiên Khai Quốc)

Ø      Về tiểu sử nhà Đinh xin coi phần 3 (Tham Luận)
Ø      Muốn biết lòng dân căm phẫn đến đâu thiết nghĩ nên nghiên cứu lại khúc lịch sử thời đó thì mới biết cách vận dụng lòng dân chống tà quyền Việt Cộng. Xin coi phần 5 (Trau dồi kiến thức) - mục Đinh Tiên Hoàng

Lê Đại Hành (§D)
 Tóm lược khúc lịch sử yếu thắng mạnh này thì ta thấy rõ tinh thần chống ngoại xâm và đoán kết dân tộc cao tới đâu.
Dưới thời nhà Đinh nước Văn Lang chỉ còn vẻn vẹn có vùng Gia Chỉ, vùng Việt Thường mất vào tay người Chiêm, vùng phía bắc mất vào tay nhà Tống.
Nước Chiêm và Đế Quốc Tống lại hăm he nuốt chửng dân ta. Đế quốc Tống không phải là một quốc gia thuần chủng. Nhà Tống là một thế lực Quân Phiệt võ đoán, dùng sức mạnh để thống trị các nước quanh vùng. Chiêm là một quốc gia thuần chủng thành lập vào năm 40 sau tây lịch nên hung hăng đánh chiếm Chân Lạp (KHMER) và ại Việt để ngan vai với Đế Quốc phương Bắc.

Trong trạng thái cá nằm chốc thớt nên toàn dân đã thức tỉnh, xây dựng tinh thần bất khuất, hun đúc ý y chí quật cường, xây dựng tư duy độc lập và tư tưởng hợp thời do đó mới có những thành quả vượt bực như sau :
1.      Quyền hành lãnh đạo tuyền lại cho người có khả năng. Tuy là theo thể chế quân chủ tập quyền nhưng toàn dân vẫn còn giữ trong lòng thẩ chế dân chủ phân quyền nên đã đồng thuận để Thống Soái Lê Đại Hành thay thiếu Đế theo chế độ Phụ Hệ của Tàu nên người tàu cho là Thoán Nghịch.
2.      Nhờ sự sáng suốt trong vấn đề truyên ngôi nên toàn dân, toàn quân dưới sự lãnh đạo của Thống Soái lê Đại Hành đã đạt được những chiến thắng làm quân Tống không dắm lăm le sang xâm lăng, và quân Chiêm cũng phải lúi bước.

Về tiểu sử và thành tích xin coi phần 3 : Tham Luận

Kết luận :
Nhờ tư tưởng việc nước là việc chung, mất nước là mất tất cả. Vậy hãy cùng lo gánh vác với tinh thần Dân Chủ phân quyền xây đắp từ thời Hùng Vương truyền lại.
Thêm vào cảnh cá nằm chốc thớt nên dân ta lúc đó đã có những quyết định rất sáng suốt, vì vậy mới thành công trong việc xây nền đắp móng cho sự tự chủ sau này.

Chúng ta cũng đừng ngạc nhiên khi giặc Tàu nói rằng nước Việt chỉ có lịch sử kể từ nhà Đinh là thế. Vì bao nhiêu công trình xây dựng từ thời Hồng Bàng đã bị bọn chúng phá sạch để vu khống là thời hoang sơ huyền thoại nên không tính.
Thế nhưng quốc sư Nguyễn Trãi đã minh chứng trong bài Bình Ngô Đại Cáo rằng :
Chỉ có nước Đại Việt của Ta mới thực sự là nước có nền Văn Hiến Nhân Bản của loài người.
………………………………………
Từ Triệu (Triệu Đà), Đinh, Lý, Trần, Ta đây dựng nước,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi người hùng cứ một nơi.

Truớc đó Thống Chế Lý Thường Kiệt cũng đã minh chứng rằng:
Đất Nam là của dân Nam,
Rành rành phân định bởi sách trời.
Cớ chi tụi bay xâm phạm?
Lui ngay kẻo chết tan thây.

Lý Thái Tổ 
Như trên đã nói tinh thần dân chủ phân quyền ở thời đại đó nên khi vua Lê Long Đĩnh không còn khả năng lãnh dạo thì nhà sư Lý Công Uẩn lên thay không gặp trở ngại phe cánh.
Lúc này nước ta đã tạm đứng được trên 2 chân của mình, nên di đô ra đồng bằng là nơi khó phòng thủ, đổi tên Đại La thành Thăng Long.
Hoàng Đế Quang Trung đã nói trước khi xuất quân ở tam điệp để diệt Thanh với chư tướng rằng : Đồng bằng đánh thì dễ, nhưng giữ thì khó. Các ngươi theo kế Ngô Thì Nhiệm lui binh để đợi viện binh là đúng với ý của ta.
Chuyến này hợp binh nội trong 7 ngày là ta đánh tan bọn chúng như quét đàn kiến vậy. Hiềm vì ta là nước nhỏ, nó là nước lớn, mất thể diện thế nào chúng cũng kéo sang báo thù, ta nỡ lòng nào để nhân dân khổ sở vì chiến tranh.
Cho ta 10 năm để giải quyết những khó khăn nội tại thì lúc đó ta sợ gì chúng. Vậy phải dùng văn tài để chấm dứt chiến tranh. Việc này thì phi Thì Nhiệm không ai làm nổi.
Đó là những lời vàng ngọc quý giá vô biên mà chúng ta phải học cho nhập tâm đặng còn tự tui rèn thành người hữu dụng cho đời.
Ø      Về phần tiểu sử, tư tưởng, huấn luyện dân quân, mưu lược và chiến công xin xem ở phần Tham Luận

Kết luận :
Nhà Lý thừa hưởng thành quả xây dựng của thế hệ nhà Đinh và vun đắp bởi thế hệ nhà tiền Lê nên đã có đà tiến nhanh trong vấn để cải tổ xã hội để đủ khả năng bảo vệ tự chủ.
Chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm này để có thể giải quyết vấn nạn đương thời của chúng ta : Nền tảng tổ chức xả hội đã bị phá nát, tư tưởng lạc hướng, tư duy nô dịch nên không nhìn thấy con đường thoát ; do đó chấp nhận thân phận dịch chủ tái nô.
Ø      Về phần nhà Trần, nhà Hồ, nhà hậu Lê, nhà Mạc và nhà Tây Sơn thì xin khất quý vị vào dịp khác vì thời gian không cho phép

Tổng luận
Đôi lời tâm tình của người soạn bài này:
Ngày hôm nay muốn chống nạn Hán hóa bảo vệ tự chủ thì chúng ta phải ôn lại lịch sử chống Tàu, kẻ thù truyền kiếp đã nuốt chửng phần đất phía bắc của dân ta từ hồ Động Đình đến tận Quảng Đông, Quảng Tây.
Nay người dân lơ-là với vận nước thì nó sẽ nuốt nốt vùng đất Giao Châu còn lại.
Ôn cố:
Nhờ đâu mà tổ tiên chúng ta đã kháng Tàu thành công?
Đó là nhờ phục hoạt được Tâm Việt và Hồn Việt thì mới kết hợp gắn bó với nhau thành một khối, ngoài ra cũng nhờ tinh thần Tự Chủ nên mới có ý chí dấn thân cho việc nước và cũng nhờ có tư duy độc lậptư tưởng hợp thời, phóng khoáng, sáng tạo nên mới đương đầu được với nghịch cảnh.
Tuy là theo thể chế quân chủ đại nghị cho hợp với bối cảnh lịch sử nhưng trong thâm tâm vẫn theo sinh hoạt dân chủ phân quyền nên mới gắn bó với nhau theo tình ruột thịt mà gọi nhau bằng chữ Đồng Bào một cách thân thương. Đồng là cùng, Bào là bọc: Bọc trứng 100 con - Lạc Long và Âu Cơ.
Tri tân:
Ngày hôm nay tổ chức xã hội hoàn toàn tan rã, chỉ có hình thức chứ không có thực tâm gắn bó. Tư tưởng thì băng hoại nên chưa kết hợp đúng với nhu cầu cứu nước ; chỉ vì Tâm Việt lãng quên, Hồn Việt lạc hướng nên mới phát sinh ra tinh thần vọng ngoại, tư duy nô lệ (chỉ có chủ nghiã mác mới xứng đáng noi theo) cùng tư tưởng ù-lỳ không dám nói, không dám làm để chống chủ thuyết ngoại lai Nga Tàu.
Nay muốn con cháu thoát cảnh dịch chủ tái nô thì thế hệ chúng ta phải thay đổi cách nhìn, cách lý luận, cách sống và phải biết mục đích của cuộc sống là gì thì mới có thể xoay vần lịch sử tương lai được.
      ü            Câu hỏi được đặt ra là : Ta là ai? Sống để làm gì? Sống để người sai khiến hay sống để đóng góp sự an bình cho nhân loại?
Tốt nhất là chúng ta hãy thực tập bằng cuộc sống hiện tại cái đã. Dù muốn hay không thì chúng ta cũng phải chấp nhận là dân Việt có 2 cộng đồng trong và ngoài nước. Mỗi cộng đồng ở một môi trường khác nhau nên cách xây dựng có khác.
Tuy khác biệt nhưng cũng có những điểm đồng thuận như: Tâm Việt, Hồn Việt, tinh thần Tự Trọng và Cầu Tiến. Sống cho mình và sống cho người nên phải sống làm sao cho hàng xóm kính trọng để có cuộc sống hài hòa. Sống làm sao để có thì giờ chăm sóc cho con cái trở thành người Việt tốt. Chúng mất gốc là lỗi tại chúng ta. Đừng nói là ta đã mất gốc thì cho chúng mất gốc luôn.
Thế hệ chúng ta đã đi lạc hướng nên mất nước thì chúng ta phải biết cách nhìn nhận những sai quấy của mình để chỉ đường cho con cháu đừng lạc hướng như chúng ta.
Tổ tiên vẫn dạy là : Con hơn cha là nhà có phúc. Thế hệ sau tinh khôn hơn thế hệ trước, đất nước được nhờ, tự chủ được bảo đảm.
Không có tự chủ thì không thể canh tân con người và đất nước được. Vạn sự khởi đầu na, trăm hay không bằng tay quen. Thiết nghĩ là chúng ta nên bắt tay ngay vào việc kẻo trễ quá rồi.
[

PHẦN 3 : THAM LUẬN

1.- Tư tưởng chống Tàu thời Ngô-Việt (nước Ngô & nước Việt thời chiến quốc).
(sẽ soạn để tham khảo thêm)



2.- Tư tường chống Tàu thời Âu Lạc 
Site tham khảo :

Vấn đề Thục Phán – An Dương Vương trong lịch sử Việt Nam

https://chientranhvietnam.wordpress.com/2013/09/12/vande-thucphan-anduongvuong-trong-lichsu-vietnam/

Chiến tranh Tần-Việt

http://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_Tần-Việt

 

Chiến tranh Việt-Tần là cuộc đụng độ lịch sử đầu tiên giữa người Việt và nước Trung Hoa thống nhất (không tính tới những cuộc chiến giữa nước Sở và người Bách Việt thời Chiến Quốc). Các sử gia hiện đại Việt Nam coi đây là cuộc chiến chống ngoại xâm đầu tiên của Việt Nam

Quân Tần nam tiến

Các sử gia căn cứ theo các ghi chép của Sử ký, Hoài Nam tử: cuộc chiến kết thúc năm 208 TCN và "kéo dài 10 năm", xác định rằng thời điểm Tần Thủy Hoàng phát binh đánh Bách Việt khoảng năm 218 - 217 TCN[1][2].
Quân Tần do Đồ Thư làm tổng chỉ huy, trong đội ngũ có một tướng người Việt là Sử Lộc vốn thông thạo đường xá, đất đai phía nam và từng làm chức Ngự sử giám của nhà Tần. Theo sách Hoài Nam tử, 50 vạn quân Tần chia làm 5 đạo[3]:
1.     Đạo thứ nhất đóng ở đèo Đàm Thành, là đèo thuộc đất Thủy An trên núi Việt Thành, Ngũ Lĩnh, trên đường từ Hồ Namxuống đông bắc Quảng Tây.
2.     Đạo thứ hai đóng ở ải Cửu Nghi, ở phía đông bắc Quảng Tây giáp Hồ Nam
3.     Đạo thứ ba đóng ở Phiên Ngung
4.     Đạo thứ tư đóng ở Nam Dã
5.     Đạo thứ năm đóng ở sông Dư Can

Sự kháng cự của người Việt

Vị trí nước Văn Lang và các con sông tại đất Lĩnh Nam của người Bách Việt
Trong khi ba đạo quân tiến đánh vùng Mân Việt, Đông Việt và Nam Việt khá thuận lợi và hoàn thành mục tiêu, đạo quân tiến vào Ngũ Lĩnh gặp rất nhiều khó khăn. Liên tiếp trong 3 năm (218 – 215 TCN), quân Tần vừa phải đào kênh, vừa phải đối phó với sự đánh trả khá mạnh của người Âu Việt. Trong 3 năm đó quân Tần liên tục phải tác chiến, "không cởi giáp dãn nỏ"[3].
Nhờ có Linh Cừ, quân Tần tiến theo sông Quế vào lưu vực Tây Giang là địa bàn người Tây Âu. Tại đây, quân Tần giết được thủ lĩnh người Tây Âu là Dịch Hu Tống, tuy nhiên người Việt không đầu hàng mà tiếp tục bầu thủ lĩnh khác lên chỉ huy cuộc chiến chống Tần.
Năm 214 TCN, quân Tần chiếm được đất Lục Lương, lập ra 2 quận Quế Lâm và Tượng (quận Nam Hải cũng thuộc Lục Lương, do đạo quân thứ 3 đánh chiếm). Từ đây, Đồ Thư tiếp tục thúc quân về phía nam. Quân Tần theo sông Tả Giang  sông Kỳ Cùng tiến vào vùng đất của người Âu Việt.
Sau khi Dịch Hu Tống tử trận, để tránh thế mạnh của quân Tần, người Việt rút vào rừng sâu, cùng nhau bầu thủ lĩnh mới để chống địch. Thục Phán trở thành một thủ lĩnh Tây Âu đứng lên chống Tần. Quân Tần truy kích nhưng vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ. Người Việt đánh tập kích bất ngờ và dùng cung nỏ chống lại quân Tần, làm tổn thất nhiều binh lính của Đồ Thư.
Cuộc chiến chống Tần của người Việt diễn ra trong nhiều năm. Quân Tần tổ chức tấn công tiêu diệt không hiệu quả, dần dần lương thực bị tuyệt và thiếu, muốn tiến hay lui đều bị người Việt bủa vây đánh úp.
Khi quân Tần bị nguy khốn, người Việt tổ chức tấn công, giết được tướng Đồ Thư. Quân Tần bị thua nặng, sách Hoài Nam tửmô tả: "thây phơi máu chảy hàng chục vạn người"[4]

Hậu quả

Cuộc chiến chống Tần của người Bách Việt kéo dài trong khoảng 10 năm, trong đó người Tây Âu và Âu Việt đụng độ quân Tần trong khoảng 6 năm (từ năm 214 TCN)[4]. Các tộc người Đông Việt, Mân Việt, Nam Việt… đã bị chinh phục nhưng người Âu Việt và Tây Âu đã chiến thắng. Bước nam tiến của nhà Tần bị chặn lại sau thiệt hại nặng trong cuộc đụng độ này cùng cái chết của tướng Đồ Thư.
Hai biến động lớn nhất sau cuộc chiến Việt-Tần là sự hình thành nước Nam Việt của Triệu Đà (quốc gia có sự Hán hóa người Bách Việt ở lãnh thổ Trung Quốc ngày nay) và nước Âu Lạc của Thục Phán thay thế Hùng Vương nước Văn Lang (trên lãnh thổ miền bắc Việt Nam ngày nay)[8].

An Dương Vương

Theo truyền thuyết sử cũ thì An Dương Vương tên thật là Thục Phán là cháu nước Thục. Nước Thục không phải là nước Thục ở vùng Tứ Xuyên đời chiến quốc (Trung Quốc) mà là một bộ tộc đã tới vùng Bắc Bộ từ lâu, sống xen kẽ với người Lạc Việt và người Thái. Tục gọi là người Âu Việt. Chuyện xưa kể rằng: Vua HùngVương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn. Vua Hùng Vương muốn gã nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, di chúc cho con cháu đời sau thế nào cũng phải diệt nước Văn Lang của Vua Hùng. Đến đời cháu là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Vua Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Vua Hùng Vương nói: ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng Vương còn trong cơn say. Quân Thục đến gần, Vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất                                               .
Năm Giáp Thìn (257 trước công nguyên), Thục Phán dẹp yên mọi bề, Xưng là An Dương Vương, cải quốc hiệu Âu Lạc (tên hai nước Âu Việt và Lạc Việt ghép lại) đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phú)                           .

AN DƯƠNG VƯƠNG DẸP TẦN                                 .                                                         
Khi An Dương Vương làm vua nước Âu Lạc thì Doanh Chính nước Tần đã kết thúc mọi hỗn chiến đời chiến quốc, thống nhất nước Trung Hoa, lập
nên một nhà nước lớn mạnh. Để thõa tham vọng mở mang lãnh thổ, Doanh Chính huy động lực lượng to lớn phát động cuộc chiến tranh xâm lược Bách Việt                                  .
Năm 218 trước công nguyên, Doanh Chính huy động 50 vạn quân chia làm 5 đạo đi chinh phục Bách Việt. Để tiến xuống miền Nam, đi sâu vào đất Việt, đạo quân thứ nhứt củ quân Tần phải đào con kênh nối sông Lương (vùng An Hưng Trung Quốc ngày nay) để chở lương thực. Nhờ vậy, đạo quân chủ lực của quân Tần do viên tướng lừng danh Đồ Thư thống lĩnh vào đất Tây Âu, giết tù trưởng, chiếm đất rồi tiến vào Lạc Việt. Nhân dân Lạc Việt biết không thể đương nổi quân Tần nên bỏ vào rừng để bảo toàn lực lượng. Thục Phán được các Lạc tướng suy tôn làm lãnh tụ chung chỉ huy cuộc kháng chiến này. Bởi vậy khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Lạc Việt, chúng gặp khó khăn chồng chất. Quân địch tiến sâu đến đâu, người Việt làm vườn không nhà trống và trốn rừng đến đó. Chẳng mấy chốc quân Tần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân Tần đã mệt mỏi, chán nản và khổ sở vì thiếu lương, khí hậu độc địa, thì người Việt, do Thục Phán làm tướng, mới bắt đầu xuất trận. Chính chủ tướng Đồ Thư trong một trận giáp chiến đã bị bắn hạ. Mất chủ tướng, quân địch hoang mang mở đường máu tháo chạy về nước. Như vậy, sau gần 10 năm lãnh đạo nhân dân Âu Việt – Lạc Việt kháng chiến chống quân Tần thắng lợi. Thục Phán đã thực sự nắm trọn uy quyền tuyệt đổi về quân sự lẫn chính trị, khiến cho uy tín của Thục Vương ngày càng được cũng cố và nâng cao. Từ vị trí ấy, Thục Vương có điều kiện thi thố tài năng, dựng xây nước Âu Lạc vững mạnh                      .

AN DƯƠNG VƯƠNG XÂY THÀNH CỔ LOA                                               .        
Sau chiến thắng vĩ đại đánh thắng 50 vạn quân Tần, Thục Vương quyết định xây thành Cổ Loa.
Tục truyền rằng Thục An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều đổ. Sau có thần Kim Quy hiện lên, bò quanh bò lại nhiều vòng dưới chân thành. Thục An Dương Vương bèn cho xây theo dấu chân Rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữa. Sự thực truyền thuyết đó như thế nào?                                .       
Thời ấy, tổ tiên ta chưa có gạch nung. Bởi vậy thành Cổ Loa được xây bằng đất ở chính địa phương. Thành có 9 vòng. Chu vi ngòai 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong 1.6km... Diện tích trung tâm lên tới 2km2 . Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5m, có chỗ 8-12m. Chân lũy rộng 20-30m, mặt lũy rộng 6-12m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Xem vậy công trình Cổ Loa thật đồ sộ, trong khi khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu. Chính vì vậy, việc xây dựng thành Cổ Loa cực kỳ khố khăn. Thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu. Nhưng điều đáng tự hào là cuối cùng thành đứng vững. Thục An Dương Vương đã biết dựa vào những kinh nghiệm thực tế để gia cố nền, móng khắc phục khó khăn. Vết chân rùa thần chính là bí mật tổ tiên khám phá, xử lý. Ngày nay, khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học thấy rõ chân thành được chẹn một lớp tảng đá. Hòn nhỏ có đường
kính15cm, hòn lớn 60cm. Cần bao nhiêu đá để xử lý cho công trình? Kỹ thuật xếp đá? Đây quả là một kỳ công.
Thành Cổ Loa chẳng những là một công trình đồ sộ, cổ nhất của dân tộc mà còn là công trình hoàn bị về mặt quân sự. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dầy đặc, Tạo thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh. Thuở ấy, sông Thiếp – Ngũ Huyền Khê - Hòang Giang thông với sông Cầu ở Thổ Hà, Quả Cảm (Hà Bắc) thông với sông Hồng ở Vĩnh Thanh (Đông Anh). Bởi vậy, ngay sau khi xây thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phướng đóng thuyền chiến. Với thuật đi sông vượt bể vốn là sở trường của người Lạc Việt, chẳng mấy chốc, các đầm phá quanh thành Cổ Loa biến thành quân cảng. Rồi nhân dân được điều tới khai phá rừng đa ( Gia Lâm), rừng Mơ (Mai Lâm), rừng dâu da (Du Lâm)v.v... thành ruộng. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí cũng xuất hiện. Bên côn, kiếm, dáo, mác đủ loại, bàn tay sáng tạo của cha ông ta đã chế tạo ra mỏ liên châu, mỗi phát bắn hàng chục mũi tên. Cũng tại Cổ Loa, kỹ thuật đúc đồng cổ đã được vua Thục khuyến khích. Hàng chục vạn mũi tên đồng, những mũi tên lợi hại, có độ chính xác cao, kỹ thuật tinh vi, dùng nỏ liên châu đã được bàn tay thợ tài hoa sản xuất tại đây.
Với vị trí thuận lợi ấy, với cách bố trí thành có 9 lớp xoáy trôn ốc, 18 ụ gò cao nhô hẳn ra chân lũy để có thể từ cao bắn xuống, với vũ khí nỏ thần và những mũi tên đồng lợi hại, sức mạnh quân sự tổng hợp của Cổ Loa thời ấy thật đáng sợ.



3.- Tư tường chống Tàu thời Trưng Vương tới Ngô Vương Quyền.

Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa chống quân Hán

http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Hai-Ba-Trung-va-cuoc-khoi-nghia-chong-quanHan/20099/159.vnplus

 

Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh. Mẹ hai Bà là bà Man Thiện, người làng Nam Nguyễn, Ba Vì, Sơn Tây, Hà Nội. Chồng mất sớm, bà  Man Thiện  một mình nuôi dạy hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị giỏi võ, có tinh thần yêu nước, có chí lớn. 

Trưng Trắc là vợ của Thi Sách, con trai Lạc tướng Châu Diên. Các Lạc tướng Mê Linh và Chu Diên có ý chống lại sự cai trị tàn bạo của Thái thú Tô Định. Định bèn bắt giết Thi Sách để trấn áp tinh thần người Việt.

Tháng 2/40, Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị nổi binh chống lại quân Hán. Các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh.

Ngày 30/2/41, nhà Hán thấy bà xưng vương dấy quân đánh lấy lại các thành. 

Tháng 1 năm 42, tướng Mã Viện nhà Hán tiến đánh Hai Bà. Năm 43, Hai Bà Trưng chống cự lại với quân nhà Hán và thua nhiều trận lớn ở vùng Lãng Bạc (Tiên Sơn-Bắc Ninh), Cẩm Khê (Ba Vì-Hà Nội) nên đã gieo mình xuống Hát Giang tử tiết vào ngày 6/2/43.


Ngô Quyền (吳權, 898 - 944), còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương (吳王), là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trongtrận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944.
Sinh năm 898 trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm, Ngô Quyền được sử sách mô tả là bậc anh hùng tuấn kiệt, "có trí dũng"[1]. Ngô Quyền lớn lên khi chính quyền đô hộ của nhà Đường tại Tĩnh Hải quân đang suy yếu và tan rã, khó lòng khống chế các thế lực hào trưởng người Việt ở địa phương, do đó dẫn tới sự xác lập quyền lực của họ Khúc ở phủ thànhĐại La vào năm 905 và họ Dương vào năm 931. Sau khi trở thành con rể choDương Đình Nghệ, ông được tin cậy giao cai quản Ái Châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu  Kiều Công Tiễn sát hạiDương Đình Nghệ, trở thành vị Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng trong thời kì Tự chủ. Nhưng vị tân Tiết độ sứ lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Kiều Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược Tĩnh Hải quân của nhàNam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kì Bắc thuộc của Việt Nam. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông, nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương và sụp đổ vào năm 965.

Trận Bạch Đằng

Năm 937, thế lực họ Kiều ở châu Phong tổ chức binh biến, giết chết Dương Đình Nghệ, đưa Kiều Công Tiễn lên nắm quyền, Công Tiễn tự xưng Tiết độ sứ. Hành động này đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của các thế lực hào trưởng các địa phương, thậm chí chính nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Ngô Quyền, với danh nghĩa là bộ tướng và con rể của vị cố Tiết độ sứ, đồng thời cũng là người đánh đứng liên minh Ngô - Dương, tập hợp lực lượng tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Bị cô lập, Kiều Công Tiễn hoảng sợ, vội vã sai người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Nam Hán Cao Tổ (Lưu Cung)sai con trai là Lưu Hoằng Tháo đem hai vạn quân, dùng chiến thuyền, xâm lấn Tĩnh Hải quân.
Năm 938, Ngô Quyền đem quân ra Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn và nhanh chóng tổ chức kháng chiến chống quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng. Lợi dụng chế độ thủy văn khắc nghiệt của sông Bạch Đằng, ông sai đóng cọc dưới lòng sông, đầu bịt sắt nhọn sao cho khi nước triều lên thì bãi cọc bị che lấp. Ngô Quyền dự định nhử quân Nam Hán vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền quân Nam Hán mắc cạn mới giao chiến.
Kết quả, quân Nam Hán thua chạy, Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ, nhà Nam Hán phải từ bỏ giấc mộng xâm lấn Tĩnh Hải quân. Với mưu lược thần tình của mình, Ngô Quyền đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng nổi tiếng năm 938, kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ cho Việt Nam.
Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - doNgô Quyền lãnh đạo với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.[1] Trước chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối, và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết[1]. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc[1].
Sau chiến thắng vang dội này, vị danh tướng Ngô Quyền lên ngôivua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.[1]

Mượn cọc nhọn và thuỷ triều

Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, ông bảo với các tướng rằng:[1]
Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.
—Ngồ Quyền
Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi thuỷ triều lên, bãi cọc không bị lộ. Ngô Quyền dự định nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến.
Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng.
Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, còn Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ.
Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui" (Đại Việt sử ký toàn thư). Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân. Lưu Cung cũng than rằng cái tên "Cung" của ông là xấu[1].
Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).
Sau này trong Trận Bạch Đằng, 1288, Trần Hưng Đạo đã vận dụng lối đánh này để đánh thắng quân Nguyên Mông.

Đinh Tiên Hoàng
Đinh Tiên Hoàng ;( 22 tháng 3 năm 924 - tháng 10 năm979), tên thật Đinh Bộ Lĩnh hay Đinh Hoàn , là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt
Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc.

Năm Mậu Thìn 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư
Tháng 10 năm 979, cả Đinh Tiên Hoàng Đinh Liễn bị giết chết chấm dứt nhà Đinh. Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm, thọ 56 tuổi. Ông được táng ở sơn lăngTrường Yên, kinh đô Hoa Lư.

Đinh Tiên Hoàng đã sớm lưu tâm nhiều đến việc quân sự, vì thời đó nạn xâm lăng của Tàu rình mò ngoài cổng của chúng ta. Những công thần và đại thần thuở đó đều là những tướng lĩnh: Nguyễn Bặc được phong làm Định Quốc Công, Lê Hoàn làm Thập Đạo Tướng Quân, Đinh Liễn (con cả Tiên Hoàng Đế) làm Nam Việt Vương.
Ngài tổ chức quân đội làm năm cấp: Đạo, Quân, Lữ, Tốt, Ngũ. Mỗi Đạo có mười Quân, Quân có mười Lữ, Lữ có mười Tốt, Tốt có mười Ngũ, mỗi Ngũ có mười người. Như vậy là mỗi Đạo có mười vạn người. Tổng số quân đội của nhà Đinh có tới một triệu người.
Có tài liệu gọi phương pháp tổ chức quân đội của Đinh Tiên Hoàng là "ngụ binh ư nông", đó là hình thức vũ trang toàn dân, dựa vào nghề nông mà phát triển quân đội

Tư tưởng thoát Tàu từ việc Đổi xưng Hoàng Đế

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, Đại Việt sử ký toàn thư chép sự kiện: "Bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế" và "Vua mở nước, lập đô, đổi xưng Hoàng đế".
Trung Quốc việc xưng Vương có từ thời thượng cổ đến thế kỷ III trước Công nguyên. Đến thời Tần Thủy Hoàng mới tự xưng là Tần Thủy Hoàng đế. Chữ Hoàng có nghĩa là người thống trị bậc cao nhất, Chữ Đế trước đó chỉ dùng để gọi Trời mà không dùng để gọi Vua.
Ở Việt Nam, từ thời Hồng Bàng có Kinh Dương Vương và Hùng Vương. Người xưng Đế đầu tiên là Lý Nam Đế, tiếp theo là Mai Hoắc Đế. Việc xưng Đế của các vị vua này khẳng định nước Nam cũng có Nam Đế giống với Bắc Đế Trung Quốc. Nhưng Lý Nam Đế và Mai Hoắc Đế mới xưng Đế mà chưa xưng Hoàng Đế và chỉ tồn tại một thời gian ngắn, sau đó đất nước chưa thoát khỏi thời Bắc thuộc.[28] Đinh Tiên Hoàng là người xưng hoàng đế đầu tiên ở Việt Nam.
Nhận xét về Đinh Tiên Hoàng đế, sử gia Lê Văn Hưu cho rằng có lẽ ý Trời vì nước Việt ta mà sinh bậc thánh triết, Lê Tung cho rằng vua chính thống của nước Việt ta, thực bắt đầu từ đấy.
Lê Đại Hành 
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Đại_Hành
Lê Đại Hành (941  1005), tên húy Lê Hoàn , là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ 980 đến 1005.

Trong lịch sử Việt Nam, Lê Hoàn là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập cho quốc gia
Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì Lê Hoàn sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu (tức 10 tháng 8 năm 941)

LÊ HOÀN VỚI TRẬN ĐẠI PHÁ QUÂN TỐNG XÂM LĂNG NĂM 981
Quân Tống xâm lược nước ta
Năm 960, Triệu Khuông Dận đã thống nhất được phần lớn lãnh thổ Trung Quốc và lập ra nhà Tống. Thời Ngũ đại Thập quốc của Trung Quốc chấm dứt kể từ đó. Nhà Tống kéo dài trước sau tổng cộng hơn 300 năm (960 - 1278). Tuy cơ đồ cũng lắm phen thăng trầm nghiêng ngửa, nhưng chính triều đại này đã hai lần xua quân sang xâm lược nước ta. Lần thứ nhất là năm 981, bị Lê Hoàn đánh cho đại bại và lần thứ hai là năm 1077, bị Lý Thường Kiệt đánh cho tan tành.
Khi ở nước ta, nội bộ triều Đinh liên tục khủng hoảng và xung đột, thì ở Trung Quốc, triều Tống đã trải 20 năm xây dựng và củng cố. Tham vọng bành trướng xuống phương Nam ngày càng rõ rệt và mãnh liệt hơn. Sách Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ, quyển 1, tờ 9 a-b) chép về mưu đồ của nhà Tống như sau:
“Mùa hạ, tháng 6 (năm Canh Thìn, 980 - NKT), quan giữ chức Tri châu của Châu Ung bên nước Tống là Thái thường Bác sĩ Hầu Nhân Bảo, dâng thư tâu lên vua Tống rằng:
- An Nam Quận Vương (chỉ Đinh Tiên Hoàng - NKT) và con của hắn là (Đinh) Liễn đã bị giết, nước ấy sắp đổ, có thể nhân cơ hội này mà cho quân sang đánh lấy. Nếu bỏ qua việc mưu tính lúc này, sợ lỡ mất cơ hội. Vậy, xin cho thần được về cửa khuyết để tâu bày trực tiếp chuyện có thể đánh lấy được.
Vua Tống định sai người theo đường dịch trạm, đến gọi Hầu Nhân Bảo về, nhưng bề tôi là Lư Đa Tốn nói:
- An Nam hiện đang rối loạn từ bên trong, đó chính là lúc trời khiến phải mất, triều đình ta nên bất ngờ cho quân sang đánh úp, nhanh như người đời vẫn nói là sét đánh không kịp bịt tai. Nay, nếu cứ gọi Hầu Nhân Bảo về bàn định trước thì mưu này nhất định sẽ bị bại lộ, khiến cho kẻ kia (chỉ nước ta - NKT) biết được rồi dựa vào núi ngăn biển cách mà phòng bị, thì cái thế được thua chưa biết sẽ ra sao. Vậy, chi bằng hãy giao cho Hầu Nhân Bảo ngầm đem quân sang, theo lệnh mà lo liệu việc ấy, cho được chọn tướng và đem 3 vạn quân Kinh Hồ (quân đội lấy người ở các tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc ngày nay. Thời Tống, đất này gọi là Kinh Lộ và Hồ Lộ (Lộ là đơn vị hành chính địa phương - NKT)) thẳng tiến sang, tạo ra cái thế vạn toàn, chẳng khác gì bẻ cành khô hay xô cây gỗ mục, không lo gì tốn người hao tên cả.
Vua Tống cho là phải.
Mùa thu, tháng bảy (năm Canh Thìn, 980 - NKT), ngày Đinh Mùi (ngày 16 - NKT), nhà Tống lấy Hầu Nhân Bảo làm Giao Châu Lục Lộ Thủy Lộ Chuyển vận sứ, Tôn Toàn Hưng làm Lan Lăng Đoàn luyện sứ, Hác Thủ Tuấn làm Tất tác sứ, Trần Khâm Tộ làm An Bí khố sứ, Thôi Lượng làm Ung Châu Lộ Binh mã Đô bộ t*hự, Lưu Trừng làm Ninh Châu Thứ sử, Giả Thực làm Quân khí Khố sứ, quan giữ chức Cung phụng Quan Cáp Môn Chi hậu là Vương Soạn làm Quảng Châu Binh mã Đô bộ thự... Tất cả cùng họp quân và hẹn ngày sang đánh nước ta”.
Như vậy là, từ quan trấn giữ biên ải như Hầu Nhân Bảo đến quan hầu cận trong triều như Lư Đa Tốn, rồi cả đến vua Tống cũng đều quyết chí xâm lược nước ta. Chúng gặp nhau trong âm mưu bất ngờ tấn công ta khi mà nội bộ nước ta đang gặp những bế tắc không nhỏ.
Lê Hoàn đại phá quân Tống
Đại phá quân Tống năm 981
Khi quân Tống chuẩn bị xâm lược nước ta, Lê Hoàn đang là Phó Vương, lo việc Nhiếp chính thay cho Nhà vua lúc bấy giờ là Đinh Toàn mới 5 tuổi. Thực tế này khiến cho Định Quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền và Phạm Hạp nghi ngờ Lê Hoàn sẽ cướp ngôi. Họ hợp mưu dấy binh, quyết giết Lê Hoàn.
Nhưng Lê Hoàn đã kịp tổ chức Quân đội đánh dẹp được 3 loạn thần này
Sách Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ, quyển 1, tờ 7-b) chép rằng:
Khi Lê Hoàn vừa dẹp xong sự phản kháng của Đinh Điền, Nguyễn Bặc và Phạm Hạp thì quân Tống cũng vừa áp sát biên giới nước ta. Tình hình rất nguy cấp.
“Thái hậu sai Lê Hoàn chọn dũng sĩ để đi đánh giặc, lại lấy Phạm Cự Lượng người ở Nam Sách Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng - NKT) làm đại tướng. Và được Phạm Cự Lượng đề nghị  làm Thiên tử trước khi xuất quân
Sự kiện này xảy ra vào tháng 7 năm Canh Thìn (980). Ngay sau khi lên ngôi, Lê Hoàn lập tức bắt tay vào công cuộc kháng chiến chống Tống.
Và cuộc đối đầu lịch sử giữa quân Tống xâm lăng với quân sĩ nước ta do Lê Hoàn cầm đầu đã diễn ra vào tháng 3 năm Tân Tỵ (981). Sách Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ, quyển 1, tờ 14-a) chép về diễn biến của cuộc đối đầu này như sau:
“Mùa xuân, tháng ba, bọn Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng đến Lãng Sơn (tên một hòn đảo, cũng là tên một vùng đất thuộc Quảng Ninh ngày nay. Nhiều sách vở đã nhầm Lãng Sơn ra Lạng Sơn - NKT), Trần Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng. Vua (đây chỉ Lê Hoàn - NKT) tự làm tướng cầm quân đi đánh giặc. Trước hết, (Vua) sai quân sĩ đóng cọc để ngăn sông. Quân Tống rút lui về sông Chi Lăng (tức sông Thương - NKT). Đến đây, Vua sai quân sĩ giả vờ hàng để dụ Hầu Nhân Bảo, nhân đó, bắt được Hầu Nhân Bảo rồi đem chém. Bọn Trần Khâm Tộ nghe tin thủy quân đã thua trận, cũng vội rút về. Vua đem các tướng tới đánh. (Trần) Khâm Tộ thua to, quân sĩ bị giết đến quá nửa, thây người la liệt đầy đồng. Các tướng giặc như Quách Quân Biện và Triệu Phụng Huân đều bị bắt giải về Hoa Lư. Từ đó, nước nhà mới được yên. Bầy tôi vui mừng, xin dâng tôn hiệu (cho Vua) là Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng Hiếu Hoàng đế”.
Tuy chỉ được chuẩn bị trong một thời gian hết sức ngắn ngủi và trong một điều kiện cực kỳ khó khăn, nhưng, với quyết tâm cao độ, với năng lực chỉ huy tuyệt vời, Lê Hoàn đã quét sạch quân Tống bằng một trận kết hợp tài tình giữa thủy binh với bộ binh. Trận thắng kiệt xuất này đã khiến cho nhà Tống vừa căm giận, vừa rất kính nể Lê Hoàn. Sau, hai bên giao hảo, vua Tống đã tấn phong cho Lê Hoàn, thế mà nhận chiếu thư, Lê Hoàn không lạy, sứ giả cũng không dám bắt lỗi, Lê Hoàn bảo sứ giả nhà Tống cứ dừng ở biên cương rồi chuyển đạt công văn đến chứ đừng bước vào sâu trong đất ta, chúng cũng đành phải nghe lời. Lê Hoàn từng rửa hận bằng cách thi thoảng lại cho quân sang cướp phá Như Hồng (tên một trấn của Trung Quốc - NKT). Sứ giả của nhà Tống là Lý Nhược Chuyết đến nước ta vào năm Bính Thân (996) có tỏ ý trách cứ việc này, Lê Hoàn liền nói: “Việc cướp bóc trấn Như Hồng là do bọn giặc ở cõi ngoài, chẳng hay Hoàng đế (chỉ vua Tống - NKT) có biết rằng đó chẳng phải là quân của Giao Châu hay không. Còn như nếu Giao Châu (chỉ nước ta - NKT) mà muốn làm phản, thì đầu tiên sẽ đánh vào Phiên Ngung, thứ đến đánh Mân Việt (cả hai đều ở phía Nam của Trung Quốc ngày nay - NKT), chớ đâu có chịu dừng lại ở trấn Như Hồng mà thôi!” (Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, quyển 1, tờ 22-b).
Vua Tống đã phải dồn căm giận lên đầu những viên bại tướng của nhà Tống. Vương Soạn bị giết chết ở Ung Châu, Tôn Toàn Hưng bị chém bêu đầu ở chợ, Lưu Trừng thì hoảng sợ rồi ốm mà chết.
Nguồn: Danh tướng Việt Nam - Tập 1 / Nguyễn Khắc Thuần.-H.: Giáo dục, 1996.

Lý Thái Tổ 
(8 tháng 3, 974  31 tháng 3, 1028), hayThái Tổ Thần Vũ hoàng đế (太祖神武皇帝), là vị Hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028.
Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện tiền chỉ huy sứ (殿前指揮使), là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư bấy giờ. Năm 1005, Lê Trung Tông bị em trai là Lê Đế Long Đĩnh sát hại, ông ôm Trung Tông khóc, Lê Đế cho rằng ông là tôi trung, bèn cho giữ chức quan Cận vệ. Đến năm 1009, Long Đĩnh băng, con trai còn nhỏ, ông được lực lượng của Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế.
Dưới triều đại của mình, ông dành thời gian cả đời để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các di tộc biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vàotháng 7 năm Thuận Thiên thứ hai (1010), và thành này được đổi tên thànhThăng Long, mở đầu cho sự phát triện lâu dài của nhà Lý tồn tại hơn 200 năm.

Trong thời Tiền Lê

Lý Công Uẩn lớn lên thời Lê Đại Hành, ông theo giúp hoàng tử Lê Long Việt.
Năm 1005, Lê Đại Hành mất, các con tranh giành ngôi vua. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi báu, trở thành vua Lê Trung Tông. Nhưng chỉ được 3 ngày Trung Tông bị em là Lê Long Đĩnh giết hại giành ngôi. Lúc đó các quan đều sợ hãi bỏ chạy, chỉ có Lý Công Uẩn đến ôm xác Trung Tông khóc.
Lê Long Đĩnh không những không trị tội mà khen Lý Công Uẩn là người trung nghĩa, tiếp tục trọng dụng ông vào chức cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, rồi sau đó thăng đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ.
Dưới triều vua Lý Thái Tông (1028-1054) – triều vua kế nghiệp vua cha Lý Thái Tổ đã ban chiếu dời đô từ Hoa Lư đến Thăng Long – nước ta đã hai lần đem quân đánh nhà Tống.
LẦN THỨ NHẤT: NÙNG TRÍ CAO
Thổ dân vùng Cao Bằng, Lạng Sơn là người sắc tộc Thái (Tày), có tù trưởng họ Nùng. Lý Thái Tổ phong Nùng Tồn Phúc trị nhậm châu Thảng Do, em là Nùng Tồn Lộc quản châu Vạn Nhai, em vợ là Dương Đạo trị châu Vũ Lạc.
Năm 1038, Nùng Tồn Phúc bất mãn với nhà Lý, giết chết hai em, chiếm đất và xưng là Chiêu Thánh Hoàng Đế, đặt tên nước là Trường Sinh, đắp thành luyện quân, không chịu nộp cống cho vua Lý Thái Tông.
Năm 1039, Lý Thái Tông thân chinh đi đánh. Nùng Tồn Phúc nghe tin đem cả bộ lạc, vợ con trốn vào núi thẳm. Quân Lý đuổi đánh, bắt được Tồn Phúc và con Trí Thông mang về chém. Nùng Trí Cao là con Tồn Phúc chạy thoát.
Năm 1041, Nùng Trí Cao trở về chiếm cứ châu Thảng Do, tự xưng là vua nước Đại Lịch. Lý Thái Tông cử binh đi đánh, bắt sống được Trí Cao đem về kinh sư. Biết rõ việc cai trị người Thái phải dùng người Thái, mà dân Thái vùng này vẫn tôn trọng họ Nùng nên không giết Trí Cao, mà lại cho về giữ châu Quảng Nguyên và châu Tư Lang (Trùng Khánh). Tình hình tạm yên một thời gian. Năm 1044, Trí Cao về chầu vua ở Thăng Long.
Năm 1048, Trí Cao lại làm phản, chiếm động Vật Ác, tây bắc Cao Bằng. Lý Thái Tông sai quân đi đánh, Trí Cao xin hòa, hứa không mở mang bờ cõi trên đất nhà Lý mà chỉ đánh chiếm sang đất Tống.
Sau Nùng Trí Cao quay sang đánh Tống, chiếm đất An Đức dựng nước Nam Thiên, lại được các người cùng sắc tộc Thái ở Lưỡng Quảng theo phò, nhất là thổ hào cùng họ Nùng là Nùng Trí Trung, Nùng Kiến Hậu liên kết.
Năm 1052, Nùng Trí Cao đánh chiếm trại Hoành Sơn, rồi tiến vào Ung Châu, giết tri châu Trần Cung, tự xưng là Nhân Huệ hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Nam, niên hiệu Khải Lịch. Nùng Trí Cao tiến đánh thêm các châu ở Quảng Đông, Quảng Tây, rồi đánh thành Quảng Châu, nhưng không phá được. Sau đó lại vào Châu Ung đánh giết, các tướng Tống đều bị đánh thua. Thế quân của Nùng Trí Cao lên mạnh, triều đình nhà Tống lấy làm lo.
Năm 1053, Tống Nhân Tông sai Địch Thanh là tướng giỏi, nhiều kinh nghiệm, đem quân đi đánh khiến quân Nùng Trí Cao tan vỡ, các tướng đều tử trận, Trí Cao yếu thế, chạy sang nước Đại Lý – mà dân cũng cùng sắc tộc Thái. Vua Đại Lý phần sợ nhà Tống, phần e ngại Trí Cao anh hùng sẽ tranh quyền cướp nước mình nên lừa bắt giết Trí Cao, chặt đầu đóng hòm đem dâng vua Tống. Sau khi Nùng Trí Cao bị diệt, quan quân nhà Lý thu hồi đất cũ.
LẦN THỨ HAI: LÝ THƯỜNG KIỆT (1019 – 1105)
Danh tướng, đại thần nhà Lý, tên thật là Ngô Tuấn, được ban quốc tính, mang họ vua, do đó có họ tên Lý Thường Kiệt, làm Thái Úy, trải ba triều vua Lý Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông. Ông là vị thái giám đầu tiên của các vương triều Việt Nam có công đức và đóng góp cho đất nước.
Năm 1075, để gỡ cho tình trạng khó khăn, Vương An Thạch tâu với vua Tống là Đại Việt bị Champa đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể lấy được để chiếm đoạt của cải. Vua Tống sai Thầm Khởi ngầm dấy binh, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, tích trữ lương thực, đồng thờ cho sứ sang dụ người Champa và Chân Lạp cùng tiến đánh nước ta.
Vua Lý biết tin - lại được Lý Thường Kiệt bàn rằng: “Ngồi im đợi quân giặc đến mới đánh, không bằng ra quân trước, chặn thế mạnh của giặc. Đây là biện pháp phòng ngự tích cực nhất” – Vua nghe theo, liền sai Thường Kiệt và Tôn Đản đem hơn 10 vạn binh đi đánh.
Chiếm Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu:
Lý Thường Kiệt chỉ huy quân thủy cùng voi chiến đi đường biển từ châu Vĩnh An (Quảng Ninh) đổ bộ lên đánh các châu Khâm, Liêm; Tôn Đản vây châu Ung. Ngày 30-12-1075, quân Nam tiến chiếm thành Khâm Châu, bắt toàn bộ quan quân mà không phải giao chiến một trận nào. Ba ngày sau, Liêm Châu cũng thất thủ.
Khi được tin hai châu Khâm, Liêm đã mất, nhà Tống rất hoang mang, lo ngại, các tướng ở địa phương bối rối. Vua Tống thay tướng làm kinh lược sứ Quảng Tây, chỉ huy kháng cự.
Trên các mặt trận, quân Lý hoàn toàn làm chủ. Thường Kiệt cho đạo quân ở Khâm và Liêm Châu tiến lên phía bắc, kéo thẳng lên Ung Châu. Đây là một thành kiên cố, do tướng Tô Giám cố thủ, dù được cứu viện, quân Tống giữ thành được hơn 40 ngày. Sau cùng, quân Lý dùng hỏa công, bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành nên thành bị hạ vào 2 ngày sau.
Thường Kiệt phá xong thành Ung Châu, lại lấy đá lấp sông, ngăn cứu viện rồi đem quân lên phía bắc đánh chiếm thành Tân Châu. Cuộc Bắc phạt đã làm Vương An Thạch phải từ chức, cuộc xâm lược của chúng phải chậm lại do tiền đồn ở Ung Châu bị phá tan, nhà Tống phải điều động thêm nhân lực và lương thảo.
Trận Như Nguyệt :
Tháng 3 - 1076, nhà Tống sai Quách Quỳ đem quân, hẹn với Champa và Chân Lạp sang xâm lấn Đại Việt, nhưng quân hai nước này không dám tiến vào Đại Việt. Quân Tống viễn chinh khí thế rất mạnh mẽ.
Tuyến phòng thủ của quân Nam, Lý Thường Kiệt dựa vào sông núi, các đèo hiểm trở, các sông rộng và sâu. Về đường thủy, để chặn địch qua sông, quân Nam chỉ cần đóng thuyền ở bến Lục Đầu thì đi đường nào cũng rất tiện và chóng.
Năm 1077, quân Tống tràn xuống, theo đường tắt qua dãy núi Đâu Đinh, tới bờ sông Như Nguyệt (sông Cầu, khúc xã Như Nguyệt, huyện Bắc Ninh). Vua Trần Nhân Tông sai Thường Kiệt đem quân đón đánh, lập chiến lũy sông Như Nguyệt để chặn quân Tống. Quân Tống có kỵ binh mở đường tiến công quyết liệt, có lúc đã chọc thủng chiến tuyến quân Nam tràn qua sông Như Nguyệt, nhưng quân Nam đều kịp thời phản kích, đẩy lùi quân Tống. Địch chặt gỗ làm máy bắn đá sang như mưa, nhiều thuyền của ta bị thủng nát, binh sĩ chết hại tới vài ngàn.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !
Quân Tống tiến không được, thoái không xong, hao mòn vì chiến sự và khí hậu, không được thủy quân tiếp viện. Quân Nam lại tập kích, doanh trại bị phá, quân Tống 10 phần chết đến 6,7. Nhưng quân Tống cũng giết được hoàng tử quân Nam là Hoàng Chân và Chiêu Văn…
Lý Thường Kiệt biết tình thế quân Tống đã lâm vào thế bí, mà người Nam bị chiến tranh liên miên cũng nhiều tổn thất, nên sai sứ sang xin “nghị hòa” để quân Tống rút về. Quách Quỳ vội chấp nhận giảng hòa và rút quân.
Năm 1078, vua sai Đào Tông Nguyên đi sứ sang Tống dậng 5 con voi và xin Tống trả lại các đất đã bị chiếm và người đã bị bắt. Bên Tống trả lại tù binh và các châu Tư Lang, Tô Mậu. Năm 1079, triều đình ta trả tất cả 221 tù binh bị bắt trước kia về Tống, nhà Tống mới chịu trả châu Quảng Nguyên, tuy vẫn tiếc vì có nhiều khoáng sản quý.
Năm 1084, vua Lý Nhân Tông sai Lê Văn Thịnh sang Tống bàn việc cương giới, sau khi phân giải mọi lẽ, nhà Tống trả nốt cho ta mấy huyện còn giữ lại trước đây có tranh chấp. Từ đấy bang giao tốt đẹp. Năm 1087, Tống Triết Tông lên ngôi năm trước, gia phong Lý Nhân Tông làm Nam Bình vương.
TÓM TẮT
Dưới thời vương triều Lý, nước ta đã hai lần đem quân sang đánh nhà Tống. Đặc biệt, chiến thắng Như Nguyệt đã đè bẹp ý chí xâm lược của phong kiến phương Bắc - Chính nhờ bài thơ “Thần” bất hủ: Nam quốc Sơn hà (được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của Việt Nam) nhà Tống còn tồn tại trên 200 năm nữa ờ Trung Quốc, nhưng chúng đã không dám xâm phạm đến bờ cõi nước ta nữa. Đọc đến đây, chúng ta càng hãnh diện với hai Chiến công lừng lẫy dưới đời nhà Lý - Hai lần duy nhất trong lịch sử Việt Nam 

Nhà Trần chống quân Mông cổ
Lần 1 https://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_Nguyên_Mông-Đại_Việt_lần_1

Quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long

Quân Mông Cổ tiến vào Đại chia làm 2 cánh: một cánh tiến dọc sông Thao và một cánh tiến dọc sông Chảy

Quân Mông Cổ giáp trận quân Đại Việt do đích thân Trần Thái Tông (Trần Cảnh) chỉ huy tại Bình Lệ Nguyên (nay là huyệnBình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc). Đó là ngày 17 tháng 1 năm 1258[6].

Quân đội nhà Trần bày trận bên bờ sông đợi giặc. Quân Trần thất lợi rút lui về Phù Lỗ.
Trần Thái Tông vấn kế quan lại, có người khuyên nhập Tống
 Nhưng đến Thái sư Trần Thủ Độ. Khi nghe câu hỏi của nhà vua, Thủ Độ tâu:[2]
Đầu thần chưa rơi xuống đất, Bệ hạ đừng lo gì khác.—Trần Thủ Độ
Chiếm được kinh đô chỉ sau hai trận đánh, nhưng kho tàng trống rỗng là vấn đề lớn đối với đội quân xâm lược. Những cuộc cướp bóc để kiếm lương ở vùng ngoại vi và phụ cận không có nhiều kết quả, chẳng những thế, những đám quân đi ăn cướp tài sản này còn hay bị chặn đánh.

Quân Trần phản công

Nửa đêm ngày 28 tháng 1 năm 1258, từ nơi trú quân là Hoàng Giang[10], Trần Thái Tông cùng Thái tử Trần Hoảng ngự lâu thuyền[2] ngược sông, bất ngờ đánh thẳng vào quân Mông Cổ[11]. Quân Mông Cổ cho rằng lực lượng quân Trần đã kiệt quệ sau trận thua đầu nên rất chủ quan, do đó khi bị tập kích đã không kịp trở tay, bị thua to. Sau khi bị phá tan tại Đông Bộ Đầu[12], quân Mông Cổ không giữ nổi Thăng Long nữa. Họ đồng loạt tháo chạy thẳng về Vân Nam.

Lần 2 https://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_Nguyên_Mông-Đại_Việt_lần_2

Ngày 21 tháng 7 năm 1284, Hốt Tất Liệt phong con trai thứ 9 của mình tên Toghan (Thoát Hoan)[11] làm Trấn Nam vương.
Vua Nguyên sai sứ đòi Đại Việt phải cho quân Nguyên mượn đường và cung cấp lương thảo để chinh phạt Chiêm Thành. Vua Trần từ chối
Quân Nguyên chia làm 3 đạo tiến đánh Đại Việt.
Những trận đầu  Quân Trần do vua Trần Nhân Tông trực tiếp chỉ huy thất lợi, rút lui bảo toàn lực lượng,sơ tán hoàng gia và dân chúng khỏi kinh thành, thực hiện kế hoạch vườn không nhà trống

 

Quân Trần tổng phản công

Tháng 5 đầu tháng 6 năm 1285, nghĩa là khoảng 1 tháng sau khi rút về Thanh Hóa để thoát khỏi gọng kìm của quân Nguyên, quân Trần lại quyết định từ Thanh Hóa trở lại miền Bắc phản công quân Nguyên. Quân Trần chia làm 2 cánh. Một cánh doTrần Quốc Tuấn chỉ huy quay trở lại Vạn Kiếp khóa đường rút lui của địch. Một cánh do Trần Quang Khải chỉ huy phản công dọc theo sông Hồng.

 

Trận Hàm Tử - Tây Kết

 Dánh thắngToa Đô  Ô Mã Nhi 

Trận Chương Dương (huyện Thường Tín)

Đại quân Thoát Hoan đóng ở Thăng Long cũng trong tình trạng lương thực sắp cạn, các chiến thuyền đóng ở bến Chương Dương.


Quân Trần tiến ngược sông Hồng phản công quân Nguyên. Trần Quang Khải cùng Phạm Ngũ Lão và Trần Quốc Toản đã tấn công quân Nguyên ở Chương Dương (huyện Thường Tín).[47] Quân Nguyên thường thấy quân Trần bị thua, khi đó thấy quân Trần đánh mạnh nên bị bất ngờ, tan tác bỏ chạy. Phần lớn các chiến thuyền quân Nguyên bị quân Trần đốt cháy hoặc chiếm.

Lần 3 Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3

https://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_Nguyên_Mông-Đại_Việt_lần_3

Sau thất bại trong việc chinh phạt Đại Việt năm 1285, hoàng đế nhà Nguyên  Hốt Tất Liệt vẫn không từ bỏ kế hoạch chiếm Đại Việt. Gần như ngay lập tức, kế hoạch tái chinh phạt được triển khai. Ngày 21 tháng 8 năm 1285, Khu mật viện nhà Nguyên trình đề nghị tái chiến với Đại Việt.

Theo Nguyên sử, quân số bên Nguyên tham chiến lần này gồm 7 vạn quân Mông Cổ và Hán của ba tỉnh Giang Hoài, Giang Tây, Hồ Quảng, 1.000 quân nhà Nam Tống cũ đầu hàng theo Nguyên, 6.000 quân của Vân Nam, 15.000 quân người Lê ởHải Nam, ngoài ra còn quân người dân tộc ở Quảng Tây. Số quân mà Nguyên sử ghi là 92.000, chưa tính số quân người Choang không được ghi rõ. An Nam chí lược ghi tổng số quân là 10 vạn, nhưng khi vào đến Đại Việt hội binh thì lại ghi có 50 vạn. Đại Việt sử ký Toàn thư ghi số quân Nguyên là 50 vạn. Về thủy quân, quân Nguyên có 700 thuyền chiến mới đóng cùng 120 thuyền chiến của Hải Nam đều đặt dưới sự chỉ huy của Ô Mã Nhi. 100 thuyền vận tải chở 17 vạn thạch lương do Trương Văn Hổ chỉ huy đi cùng Ô Mã Nhi.[5]
Phía Đại Việt đã tiến hành tổng động viên. Lần này chỉ huy tối cao là Trần Nhân Tông. Tướng chỉ huy chung là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Tổng số quân Trần khoảng trên 30 vạn

Kế hoạch xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên lại  thất bại. Một số tướng lĩnh xuất sắc của nhà Nguyên đã chết, như Abaci, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp. Phần lớn chiến thuyền của quân Nguyên bị tiêu diệt hoặc bắt giữ. Số lượng binh sỹ tử trận là không nhỏ, đặc biệt là lực lượng thủy quân bị tiêu diệt gần như toàn bộ.

Nhà Hậu Lê

Bối cảnh: Triều đình nhà Minh vốn rất muốn xâm lăng Đại Ngu, đã nhân cơ hội Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần để đưa quân tràn vào đất Việt năm 1406. Hồ Quý Ly liên tục thất bại và đến tháng 6 năm 1407, thì bị bắt cùng các con trai là Hồ Nguyên Trừng Hồ Hán Thương. Nhà Hồ sụp đổ.

Nhà Minh thực hiện chính sách xóa bỏ nền văn minh Đại Việt thời nhà Lý  nhà Trần bằng các cách như đốt, phá và chở vềYên Kinh tất cả các loại sách, văn bia có nói về dân Việt, của dân Việt tạo lập, thiến hoạn đàn ông người Việt. Dùng chính lệnh ngặt nghèo, thi hành hình phạt tàn ác, cấm muối mắm, nâng sưu thuế, bắt nộp sản vật. Ngoài ra họ còn dời dân chúng đi xa, đắp 10 tòa thành khắp nước, chia quân đóng giữ, nhằm dễ bề cai trị và trấn áp những cuộc nổi dậy của người Việt. Những hành động đó làm người Việt căm giận


Khởi nghĩa Lam Sơn

Năm 1416 Lợi (1384 or 1385? – 1433) đã cùng các hào kiệt cùng thề ở Lũng Nhai nguyện đánh quân Minh cứu nước. Thổ quan người Việt phục vụ cho nhà Minh là Lương Nhữ Hốt biết Lê Lợi có chí lớn bèn báo cho quân Minh. Bị quân Minh bức bách, Lê Lợi quyết định dấy binh khởi nghĩa. Lê Lợi từng nói rằng:
"Ta cất quân đánh giặc, không phải là có lòng ham muốn phú quý, mà chính vì muốn để ngàn nămvề sau, người đời biết ta không chịu làm tôi tớ cho bọn giặc tàn ngược"—Đại Việt sử ký toàn thư


Ông tự xưng là Bình Định vương (平定王), kêu gọi dân chúng hào trưởng trong vùng tham gia khởi nghĩa, giành lấy chính quyền Đại Việt.
Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại. Hoạt động trong thời này chủ yếu ở vùng núi Thanh Hóa. Có những lúc Lê Lợi và quân Lam Sơn phải trốn chạy[8].
Lực lượng của Lê Lợi ban đầu ít ỏi, bị quân Minh đánh bại, phải chạy vào Mường Một, sau đó đến Trịnh Cao, giáp biên giới Ai Lao. Sau đó Lê Lợi đóng ở Mường Cốc trong núi Chí Linh, khi hết lương bị quân Minh vây hãm. Lê Lợi hỏi mọi người: "Có ai dám bắt chước Kỷ Tín ngày xưa không?"[9].
Lúc ấy chỉ có Lê Lai nhận lời, đem quân ra khiêu chiến, quân Minh xúm lại bắt được, tưởng là Lê Lợi, xử tử Lê Lai tàn ác và lui quân. Lê Lợi và các tướng lĩnh khác được thoát.
Ngày mồng 9 tháng 4 năm 1418[10], tướng nhà Minh là Mã Kỳ đem đại quân tới Lam Sơn, Lê Lợi lui quân tới Lạc Thủy đặt quân mai phục để chờ quân địch. [11]. Mã Kỳ dẫn tới ngày 13, Lê Lợi sai quân mai phục đổ ra đánh, Lê Thạch cùng các tướng Đinh Bồ, Lê Ngân, Lê Lý... dẫn đầu xông vào trận, chém được hơn 3.000 quân minh, thu được hàng ngàn quân tư, khí giới rồi dời quân đến núi Chí Linh[12].
Trong giai đoạn này bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trải đã ra đời để bá cáo cho thiên hạ biết về việc đánh quân Minh

Nhà Tây Sơn  (kéo dài từ 1788 đến 1802) l

Bối cảnh Trịnh-Nguyễn phân tranh

Bảy lần đại chiến 1627-1672 Chia đôi đất nước

Trước sau trong 46 năm ròng rã, hai bên Trịnh - Nguyễn đánh nhau lớn bảy lần và một số lần đánh nhau quy mô nhỏ hơn. Chiến trường chủ yếu ở hai bờ sông Gianh, vùng Nghệ An, Hà Tĩnh  Quảng Bình ngày nay.

Quân Trịnh lại nam tiến

Một trăm năm sau khi đình chiến (năm 1774), một biến cố lớn ở Đàng Trong làm xáo trộn cả Nam Hà lẫn Bắc Hà.

1771 Ba anh em Tây Sơn nổi dậy khởi nghĩa nhân lúc chính quyền họ Nguyễn lục đục rơi vào tay quyền thần Trương Phúc Loan. Khi thủ lĩnh Tây Sơn là Nguyễn Nhạc làm chủ được Nam Trung Bộ thì họ Trịnh nhận thấy thời cơ tiêu diệt họ Nguyễn đã đến.

Đầu năm 1775 quân Trịnh tiến vào Phú Xuân. Chúa Nguyễn không chống nổi phải bỏ chạy vào Quảng Nam. Quân Trịnh chiếm toàn bộ Thuận Hóa.

Tháng 2 năm 1775, Trịnh Sâm từ Hà Trung trở về kinh, hạ lệnh cho quận Việp đánh Quảng Nam. Quân Tây Sơn cũng tiến ra, lùng bắt được Phúc Dương. Tháng 4, quân Trịnh vượt đèo Hải Vân và đụng độ với quân Tây Sơn. Hoàng Ngũ Phúc đang đà thắng lợi, sai Hoàng Đình Thể, Hoàng Phùng Cơ đánh bại quân Tây Sơn ở Cẩm Sa. Nguyễn Nhạc phải rút quân về Quy Nhơn.

 

Tây Sơn hàng Trịnh

Nhân lúc Nguyễn Nhạc thua trận, tướng Nguyễn là Tống Phúc Hiệp từ Bình Khang đánh ra Phú Yên, quân Tây Sơn lại thua phải co về Quy Nhơn. Tình thế của Nguyễn Nhạc rất nguy ngập, bèn sai người đến chỗ Hoàng Ngũ Phúc xin đầu hàng và làm tiên phong cho chúa Trịnh để đánh chúa Nguyễn. Quân Trịnh đi xa bấy giờ đã mệt mỏi, quân sĩ nhớ nhà, Hoàng Ngũ Phúc cũng muốn mượn sức Tây Sơn diệt họ Nguyễn nên nhân danh chúa Trịnh cho Nguyễn Nhạc hàng, sai Nguyễn Hữu Chỉnh đem sắc, ấn, cờ đến phong Nguyễn Nhạc làm "Tây Sơn trưởng hiệu tráng tiết tướng quân".

Tiến đánh Gia Định

Tạm yên mặt bắc, Tây Sơn tập trung lực lượng tiếp tục việc chinh phục phía nam. Trong gần 10 năm (từ 1776 đến 1783) quân Tây Sơn nhiều lần vào đánh chiếm Gia Định. Đánh dẹp xong, Nguyễn Huệ đem quân về Quy Nhơn để đô đốc Đặng Văn Trấn ở lại trấn đất Gia Định.(trong thời gian đó xảy ra các sự kiện Nguyễn Ánh nhiều lần thông qua giám mục Pigneau de Béhaine (hay Bá Đa Lộc) để cầu viện người Pháp nhưng không thu được nhiều kết quả. Do đó Ánh có ý chuyển sang cầu viện ở Xiêm La. Nhưng bị quân Tây Sơn đánh bại )

Lật đổ chúa Trịnh Đánh chiếm Phú Xuân

Tại Bắc Hà, năm 1782, Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm chết. Con nhỏ Trịnh Cán được lập. Một tướng cùng phe với quận Huy là Nguyễn Hữu Chỉnh không hợp tác với Trịnh Tông, bỏ chạy vào nam hàng Tây Sơn và được Nguyễn Nhạc rất tín nhiệm.
Bắc Hà ngày một suy yếu. Kinh thành Thăng Long bị quân kiêu binh - những kẻ có công tôn lập chúa Trịnh - càn quấy, tàn phá. Sau khi đánh bật được Nguyễn Ánh ra khỏi lãnh thổ, Nguyễn Nhạc quyết định đánh chiếm Phú Xuân (đất cũ của chúa Nguyễn). Năm 1786, ông cử Nguyễn Huệ làm tổng chỉ huy đánh ra Bắc.
Nguyễn Huệ lập kế lung lạc chủ tướng Phạm Ngô Cầu[20]. Nguyễn Hữu Chỉnh lại dùng kế ly gián Cầu và phó tướng Hoàng Đình Thể[21]. Quân Tây Sơn bất ngờ đánh úp thành Phú Xuân. Cầu bỏ mặc Thể chết trận, dâng thành hàng Tây Sơn

Tiến ra Thăng Long"Phù Lê diệt Trịnh"

Do sự thuyết phục của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ quyết định đem quân ra Bắc đánh Thăng Long để diệt họ Trịnh dù chưa được lệnh của vua anh Nguyễn Nhạc.
Với danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh", Nguyễn Huệ sai Chỉnh làm tiên phong Bắc tiến. Quân Trịnh rệu rã nhanh chóng thua trận, các danh tướng phần nhiều nghe tin Phú Xuân thất thủ đã khiếp sợ, đến khi nghe quân Tây Sơn kéo ra, đa số đã bỏ trốn. Chúa Trịnh không được lòng dân, bỏ thành Thăng Long chạy, bị dân bắt đem nộp Tây Sơn. Trên đường áp giải, Trịnh Tông tự sát.
Nguyễn Huệ vào thành Thăng Long yết kiến vua Lê Hiển Tông. Tuy về danh nghĩa Nguyễn Huệ trao trả quyền chính lại cho vua Lê và nhận phong Nguyên súy Dực chính phù vận Uy quốc công, nhưng trong thực tế, ông nắm toàn bộ quyền chính ở Bắc Hà. Do sự sắp xếp của Nguyễn Hữu Chỉnh, vua Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ.
Tháng 7 năm 1786, vua Lê Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi. Do ý kiến của công chúa Ngọc Hân thiên về lập hoàng thân Lê Duy Cận (anh của Ngọc Hân), Nguyễn Huệ muốn hoãn lễ đăng quang của Lê Duy Kỳ. Do áp lực của tôn thất nhà Lê đối với Ngọc Hân, Nguyễn Huệ đành thu xếp cho Lê Duy Kỳ lên ngôi vua, đó là vua Lê Chiêu Thống. Ít lâu sau, Nguyễn Huệ đem công chúa Ngọc Hân cùng Nguyễn Nhạc rút quân về Nam.
Nguyễn Nhạc phong vương cho hai em, mỗi người chia nhau giữ một khu vực từ tháng 4 năm 1787:
·                    Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương Hoàng đế, đóng đô ở Quy Nhơn.
·                    Phong Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương, cai quản vùng đất Gia Định.
·                    Phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương, cai quản vùng đất từ đèo Hải Vân trở ra Bắc.

Đại phá quân Mãn Thanh

Cuối năm 1788, vua Thanh đương thời là Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy hơn 29 vạn quân, huy động từ Lưỡng Quảng, Vân Nam và Quý Châu[26] hộ tống Lê Chiêu Thống về Việt Nam với danh nghĩa phù , vào chiếm đóng Thăng Long.
Càn Long còn đặc cử Phúc An Khang chuyên trách hậu cần. Theo sách Thánh vũ ký, phần "Càn Long chinh phủ An Nam ký" của Ngụy Nguyên đời Thanh, Phúc Khang An đã thiết lập trên 70 đồn quân lương to lớn và kiên cố từ hai đường Quảng Tây và Vân Nam tới Thăng Long. Riêng chặng đường từ ải Nam Quan tới Thăng Long, Khang An thiết lập 18 kho quân lương trong khi Tôn Sĩ Nghị hành quân.
Quân Tây Sơn do Đại Tư mã Ngô Văn Sở chỉ huy, theo mưu kế của Ngô Thì Nhậm, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình) cố thủ chờ lệnh.

Quang Trung đại phá quân thanh

Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Bắc Bình vương Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Với lý do vua Lê đã bỏ nước và rước giặc về, để có danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung.

Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên 10 vạn, tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Ngoài ra còn có một đội tượng binh với hơn 100 voi chiến[27]. Vua Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.
Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp, Ninh Bình. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung nói với toàn quân rằng chỉ trong 10 ngày sẽ quét sạch quân Thanh.
Sớm hơn cả dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày kể từ đêm 30 Tết âm lịch, quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh[28] bằng hàng loạt trận đánh tập kích, mai phục, thần tốc và chớp nhoáng mà trận Ngọc Hồi - Đống Đa là tiêu biểu. Trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu - 1789, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long.
Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân bỏ chạy, trên đường chạy liên tiếp bị quân Tây Sơn mai phục chặn đánh. Cuối cùng, Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống chạy thoát về Trung Quốc.
[


PHAN 4 : TAI LIEU THAM KHAO

 (§A)  Vấn đề Thục Phán – An Dương Vương trong lịch sử Việt Nam

https://chientranhvietnam.wordpress.com/2013/09/12/vande-thucphan-anduongvuong-trong-lichsu-vietnam/

 

(§B) Chiến tranh Tần-Việt http://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_Tần-Việt

(§C) Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa chống quân Hán

http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Hai-Ba-Trung-va-cuoc-khoi-nghia-chong-quanHan/20099/159.vnplus

(§D) https://vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Đại_Hành
(§F) https://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_Nguyên_Mông-Đại_Việt_lần_1
(§G) https://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_Nguyên_Mông-Đại_Việt_lần_2
(§H): https://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_Nguyên_Mông-Đại_Việt_lần_3
(§I) Thủ đoạn ác độc của Minh Thành Tổ:
Tiêu diệt tận gốc Văn Hóa Việt (1406-1407) - Nguyễn Huệ Chi - 15/09/2013
http://www.boxitvn.net/bai/19482  - Coi bài này ở phần 5 (Trau dồi kiến thức)
(§K) Bài số 3.02: Tư tưởng thời tự chủ (chương trình Nhân Văn Việt Tộc)
(§L) : Lịch Triều Hiến Chương loại chí , mục Địa Dư chí
(§M) Chương trình Nhân Văn Việt Tộc : www.nhanvanviettoc.blogspot.com

[

Phần 5 : TRAU DỒI KIẾN THỨC

Mục nhà Tần:
Quảng Đông, Quảng Tây xưa và nay :
Ở vào thời điểm này thì Quảng Tây không có bờ biển. Quảng Đông bao trùm bờ biển từ Hương Cảng đến vịnh Bắc Việt. Lạng Sơn tiếp giáp với Quảng Đông.
Vào thời Mao Trạch Đông (1949) thì sự phân vùng được chia lại để Quảng Tây có bờ biển, và để bồi thường thiệt hại nên Quảng Đông lấn chiếm sang bên kia con sông Tây Giang; tức là sang bên kia Hương Cảng.
Sông và Biển xưa và nay:
Ngày xưa dân Việt chỉ có 2 danh từ là SÔNGBIỂN. Sông là nơi chứa nước ngọt. Biển là nơi chứa nước mặn.
Ngày hôm nay, đời sống thăng tiến, tranh chấp đất đai gây cấn nên người ta chia sông làm 2 loại : Dữ và Hiền. Sông có sóng to gió lớn thì gọi là HÀ; sông êm dịu thì gọi là GIANG. Vì thế nên danh từ cũng phải thay đổi là chuyện đương nhiên phải làm; còn không là lạc hậu, lỗi thời và sẽ mất rất nhiều quyền lợi.
ü            Chúng ta không thể gọi Sông HỒNG HÀ hay sông CỬU LONG GIANG được, vì trong chữ HÀ và chữ GIANG đã có chữ SÔNG rồi. Gọi như vậy là điệp ngữ, không nên
Muốn nói mập mờ thì ta gọi là sông HỒNG hay sông CỬU LONG.
Còn muốn nói rõ nghiã thì ta phải gọi là: Con Sông HỒNG HÀ hay con sông Cửu Long Giang mới đúng tiếng Việt; có nghiã là con sông mang tên là ……
ü            Về chữ BIỂN cũng vậy, Biển LớnBiển Nhỏ. Biển lớn thì gọi là DƯƠNG (océan); biển nhỏ thì gọi là HẢI (mer, hay sea). Do đó chúng ta cũng phải thay đổi cách dùng danh từ cho hợp thời mà ta gọi là tân tiến.
Có nghiã là ta phải thêm chữ vùng cho rõ nghĩa và tránh điệp ngữ. Tỷ dụ: Biển Đông (Thái Bình Dương) thì ta gọi là vùng biển Đông (vùng biển Thái Bình Dưong từ phía đông nước Phi Luật tân sang đến tận bên California bên nước Mỹ).

Đông Hải là vùng biển từ Thượng Hải sang đến quần đảo Nhật Bản, hay Nam Hải là vùng biển từ đảo Hải Nam xuống đến tận Malaisia.

Vì vấn đề tranh chấp Quốc Tế nên chúng ta phải thận trọng trong việc sử dụng ngôn từ ngay từ bây giờ.

Thứ nhất : Phải dùng tiếng Việt để chỉ địa danh theo ngôn ngữ người Việt và để ngôn ngữ Quốc Tế trong ngoặc, đặng khi tranh cãi thì chúng ta không bị trói buộc vào ý nghĩa của danh từ Quốc Tế vì họ giải nghiã theo quyền lợi của họ.

Vì thế nên chúng tôi không đồng ý với Tiến Sỹ Phạm Cao Dương, một nhà sử gia đã đề nghị nên dùng danh xưng Quốc Tể để chỉ các vùng biển đang tranh chấp.

Thứ hai : Phải dùng danh từ cho rõ nghiã thì khi ra toà án Quốc Tế mới biết đường mà nói lên ý nghiã ngôn từ của mình dùng. Tức là không bị trói buộc bởi danh xưng của người Anh hay người Pháp, họ định nghiã theo ngôn từ của dân họ thì có trời cũng không cãi nổi.
Vì thế cho nên chúng ta phải bổ xung ngôn từ bằng cách thêm chữ con sông hay vùng biển cho rõ nghiã.
Như ta dùng chữ con sông HOÀNG HÀ là con sông dữ chảy qua Bắc Kinh, chữ Hoàng Hà chỉ có nghiã là cái tên của con sông đó chứ không có nghiã là nó thuộc chủ quyền của Bắc Kinh từ đầu nguồn cho tới biển cả.
Như vậy thì chúng ta cứ thoải mái dùng chữ Vùng Biển ĐÔNG HẢI hay Vùng Biển NAM HẢI. Lúc này thì chữ ĐÔNG HẢI hay NAM HẢI chỉ là danh xưng của vùng biến đối với lục địa HOA LỤC, chứ nó hoàn toàn không thuộc quyển sở hữu của BẮC KINH.
Nếu ngụy biện mà nói rằng: ĐÔNG HẢINAM HẢI thuộc quyền của BẮC KINH vậy thì té ra Bắc Kinh lấn chiếm bờ biển của Đại Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, Phi Luật Tân, Mã lai, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam hay sao?  Vì Đông Hải và Nam hải nó tiến sát tới bờ biển các nước đó mà.
²

Mục THỤC AN DƯƠNG  VƯƠNG
(Chánh trị tay ba  #214BC)

Tại sao thục An Dương Vương lại đổi quốc hiệu Văn Lang thành Âu Lạc ? 

Giải mã được 2 chữ Âu Lạc thì chúng ta sẽ thấy cuộc đấu trí gay go giữa 3 đối thủ là: Thục Phán, Triệu Đà và Tần Thủy Hoàng.

So sánh cuộc đấu trí này với cuộc đấu trí tay 3 : Ngô Đình Diệm, Mỹ và bọn Loạn Tướng thì mới thấy là thật ly kỳ.

Hoặc tướng Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm giết Nguyễn Hữu Chỉnh rồi chính mình thanh toán vị Quân Đoàn Trưởng Vũ Văn Nhậm để tạo chánh nghiã trước khi thống nhất đất nước, hay trường hợp Trần Thủ Độ để chúng ta học hỏi người xưa cách tạo chánh nghiã trước khi làm đại sự.

Chúng ta chê Trần Thủ Độ bất nhân, Nguyễn Huệ gian hùng nhưng có thấy bề tôi của 2 ông này làm loạn đâu ? Vậy thì lúc đó các ông làm là hợp lý, vì sau khi hành động phải giải thích cho thuộc cấp yên lòng. Nếu hành động như thế hệ chúng ta suy nghĩ thì sẽ đi đến mất nước như chúng ta nè !

Lời bàn về 2 chữ ÂU LẠC

·        Vào khoảng 600 năm trước tây lịch, lãnh vương vùng Lạc Việt (tức Quảng Đông với lãnh vực thời đó ở phía nam con sông Tây Giang) đã dùng binh pháp Phạm Lãi để quật ngã nước Ngô của Phù Sai (vùng đất nằm giữa con sông Dương Tử và con sông Tây Giang) và sát nhập nước này và nước Văn Lang (của Liên Bang Việt). Đồng thời chia vùng đất này thành 3 tiểu bang là: Ngô Việt (người Việt gốc Ngô, tiếng tàu là WU YEU), vùng chiết giang. Mân Việt là vùng đất Phúc Kiến và Bách Việt là vùng đất Hồ Nam. Lúc này nước Văn lang có 18 tiểu bang (lúc đó gọi là Bộ Lạc, tức một vùng an lạc, vì muốn bóp méo tư tư tưởng nên người Pháp dịch chữ Bộ Lạc thành Tribu; Trong khi dó Tribu chỉ có ngghiã là Tù với ông Tù Trưởng (Chef de Tribu), Bộ Lạc thì có Lãnh Vương, Lạc Hầu (quan văn) và Lạc Tướng (quan võ) bảo vệ tự chủ và canh tân đất nước. Địa danh hồ Động Đình phát xuất từ đây cho phù hợp với chuyện Huyền Thoại Rồng Tiên của Phạm Lãi và Văn Chủng để diễn tả trận đánh Diệt Ngô Đại Cáo bằng bia miệng (xin coi thêm M, bài số 6, Rồng Tiên Khai Quốc)

·        Vào khoảng 300BC thì nhóm kháng chiến Nhâm Ngao (sinh quán vùng Ngô Việt) nổi lên đánh chiếm vùng Chiết Giang, Thiều Châu, Hồ Nam và Quảng Đông.

Vì muốn thống lĩnh toàn thể nước Văn Lang nên họ không xưng vương để phục hồi lãnh thổ nước Ngô nguyên thủy mà họ lại xưng mình là người Việt.

Lý do: Nếu ly khai với nước Văn lang thì tứ bề thụ địch, chống không nổi. Phía bắc sẽ bị người Tàu đánh; phía tây sẽ bị người Sở tấn công và phía nam sẽ bị người Việt tái chiếm vùng đất ly khai.

·        Vào năm 257BC, vì nhóm kháng chiến là người Việt gốc Ngô nên không có chánh danh để lật đổ chế độ Dân Chủ Phân Quyền dưới thời Hùng Vương thống lãnh nước Văn Lang nên học xúi dục và viện trợ để lãng vương vùng Âu Việt (tức Quảng tây, lúc này là một tiểu bang của nước Văn Lang) làm loạn, lật đổ Hùng Vương và thay thế bằng chế độ Quân Chủ chuyên chế. Cuộc “cách mạng” thành công nên Thục Phán lên ngôi lấy niên hiệu là Thục An Dương Vương là đổi quốc hiệu Văn Lang thành Âu Lạc có nghĩa là: Kể từ ngày hôm nay trở đi, nước Văn Lang được đặt dưới quyền lãnh đạo bởi người Âu Việt (Quảng Tây) cùng với sự trợ giúp của người Lạc Việt (Quảng Đông). Sỏ dĩ không nói tới nước Ngô là kỵ húy, sẽ bị người dân chống đối là bán nước cho giặc.

Ý nghiã chánh trị của 2 chữ Âu Lạc:

Quốc hiệu Âu Lạc có ý nghĩa chánh trị để củng cố địa vị của Thục Phán như đã nói, vì thế nên Thục Phán rất yếu đối với Triệu Đà là thế. So sánh với đường lối chánh trị của bọn Việt Cộng ngày hôm nay cũng vậy: Chúng nhờ Tàu nên mới có lợi nhuận như ngày hôm nay. Nay ra mặt chống Tàu thì lập tức bị nhào, do đó chúng dấu nhẹm những ký kết biến dần nước Việt thành lãnh thỏ của Tàu và dân Việt sẽ bị tiêu diệt để lấy đất cho dân tàu sống. Chì có những người “ngu lâu” –theo văn phong Bùi Tín, thì mới bảo vệ chế độ bán nước này.


Chánh trị 3 bước của Triệu Đà để giành chính nghĩa

(Nguyễn Huệ áp dụng, Mỹ bắt chước)

Nhìn vào bản đồ Hoa Lục thì lúc đó là thế chân vạc:

1.      Tần Thủy Hoàng dứt nhà Chu (lưu vực con sông HOÀNG HÀ chảy qua Bắc Kinh), và chiếm nước Sở (vùng Tứ Xuyên).

Vì nhu cầu an ninh chánh trị trong nước nên bắt buộc ông ta phải mở rộng chiến tranh, vào năm 214BC, với các nước láng giềng là nước Âu Lạc của Thục Phán và vùng kháng chiến ly khai thuộc Nhâm Ngao và Triệu Đà (lúc này thì Nhâm Ngao làm thủ lãnh kháng chiến ly khai, mặc dù tuổi đã già, còn Triệu Đà làm phó tướng).

Sở dĩ cần phải gây chiến là vì Tần Thủy Hoàng dựa vào học thuyết “Cộng Sản” của Vệ Ửng (ngũ gia liên bảo) để thâu tóm thiên hạ. Học thuyết này sống nhờ chiến tranh, hết chiến tranh là ngủm, vì không có khả năng xây dựng kinh tế mà chỉ có khả năng bóc lột người dân, tàn phá đất nước mà thôi.

2.      Nhâm Ngao chết già vào khoảng năm 212BC, Triệu Đà lên thay để tiếp nối công việc quản trị vùng Chiết Giang (Thượng Hải), Thiều Châu, Hồ Nam và Quảng Đông là một vùng rộng lớn, tài nguyên nhiều, kinh tế phồn thịnh vì quay ra biển, tiếp súc với văn minh cả thế giới.

3.      Nước Âu Lạc của Thục Phán (Thục An Dương Vương) gồm vùng Vân nam, Quảng Tây Giao Châu cho đến vùng Lâm Ấp thuộc Bộ Lạc Việt Thường đến tận đèo Hải Vân (lúc này nước Chiêm và nước Chân Lạp - tức KHMER- chưa thành lập, đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long cũng chưa có).

[

Bản đồ phân vùng : Năm 221 BC, Tần Thủy Hoàng đánh chiếm nước Sở (QI là nhà Tần)

      ü            Cương vực Tần Thủy Hoàng: YAN, JIN, LIANG, SHU và QI

      ü            Cương vực Triệu Đà : WU (Ngô), WU YEU (Ngô Việt), MIN (Mân Việt) CHU, HAN DU SUD (Thiều Châu + Quảng Đông)

      ü            Cương vực thục Phán : Vân nam (U Việt) Quảng Tây (Âu Việt), “Giao Chỉ”, Việt Thường (Nghệ An – Đèo Hải Vân)

²

Trước đó vào khoảng 600BC, vùng Lạc Việt (Quảng Đông) của Lãnh Vương Câu Tiễn ở vào thế cá nằm chốc thớt nên phải dùng kế nếm cứt Phù Sai để được tha về.

Sau khi được tha thì đã chỉnh trang lại mọi việc trong nước và xây lực để vùng lên đánh tan nước Ngô và hội nhập nước này vào với nước Văn Lang. Nước Ngô bị chia làm 3 tiểu bang là Hồ Nam (dân bách Việt), Thiều Châu (dân Mân Việt) và Chiết Giang (dân Ngô Việt).

Sau cuộc chiến này Phạm Lãi và Văn Chủng soạn ra câu chuyện Huyền Thoại Rồng Tiên Khai Quốc để truyền kinh nghiệm đấu tranh cho hậu thế; nhất là nói rõ về vấn đề Việt Giáo (xây dựng con người), Việt Đạo (xây dựng cộng đồng) và Việt Triết (xây dựng cách sinh sống, nay gọi là Văn Hóa) làm nền tảng cho bí thuyết thoát hiểm (nay gọi là Chánh Trị)

²

Vào khoảng 300BC thì kháng chiến vùng Ngô Việt vùng lên chiếm lại nước Ngô và vùng Lạc Việt của con cháu Câu Tiển. Không biết ai là lãnh tụ lúc khởi thủy, sau này thấy nói là Nhâm Ngao và khi chết đi thì trao quyền lãnh đạo cho Trìệu Đà.

Sở dĩ họ không khôi phục lại nước Ngô là vì nước Văn Lang còn hùng mạnh và sẽ lấy lại phần đất thoát ra khỏi sự chỉ huy của mình, thêm vào đó phía bắc là thời Thất Quốc Tranh Hùng nếu nó đánh xuống cùng với dân Văn Lang thì chống không nổi. Ngoài ra phía tây còn nước Sở hùng cường chưa tham chiến. Nếu xưng vương tức là gây chiến với các nước trong vùng, và tự giới hạn ở lãnh vực nước Ngô nguyên thủy.

Trong thâm tâm họ là muốn thống lĩnh cả nước Văn Lang nhưng không làm được vì họ là ngoại chủng và hiếu chiến (tức người Ngô khi trước). Vì vậy nên họ dùng đường lối chánh trị 3 bước, giống như tướng Nguyễn Huệ đẩy Lê Chiêu Thống vào thế cõng rắn về cắn gà nhà để lấy chánh nghĩa, giết Hữu Chỉnh và Văn Nhậm để diệt trừ hậu họa trước khi đăng quang Hoàng Đế. Muốn thanh toán Tổng Thống Ngô Điệm thì Mỹ cũng làm như vậy, đẩy bọn Loạn Tướng giết chủ rồi Mỹ thanh toán bọn tay sai này sau.

[

Anh Hùng tạo thời thế:

Đường lối chánh trị 3 bước để chuyển dần chánh nghĩa về mình như sau:

Năm 257BC Nhâm Ngao giúp Thục Phán (một tiểu bang của nước Văn Lang) truất phế vua Hùng để thay thế bằng chế độ Quân Chủ Chuyên Chế, vì thế mới đổi quốc hiệu Văn Lang sang Quốc Hiệu Âu Lạc có nghĩa là: Kể từ ngày hôm nay dân nước Văn lang đặt dưới quyền cai trị của dân Âu Việt cùng với sự cộng tác của dân Lạc Việt (lúc này Triệu Đà mới được một tuổi, ông sinh năm 258BC).

Ø      Như vậy là Thục Phán lệ thuộc vào Triệu Đà (một loại Kiêu Binh), giống như Việt Cộng thắng Mỹ là do Trung Cộng chi viện, khi thời cơ cho phép là dứt. Tướng Nguyễn Huệ dứt nhà Lê, hay Mỹ dứt bọn loạn tướng đã giết ông Diệm cũng theo đường lối chánh trị này.

Năm 214BC, Tần Thủy Hoàng ký hiệp ước bất tương xâm với Thục Phán để đánh Triệu Đà bằng 2 mũi công vào Quảng Đông và vào Hồ Nam.

Vùng Quảng Đông là tướng Ngô, quân Lạc Việt nên Triệu Đà rút tướng giỏi vể để thư hùng trận Hồn Nam, được ăn cả, ngã về không.

Do đó quân Tần thắng mặt trận Quảng Đông như thua mặt trận Hồ Nam. Lúc này mới nhìn thấy thế chênh vênh ở Quảng Đông, nếu Thục Phán liên kết với Triệu Đà cắt đường tiếp vận thì nguy to. Vì thế nên, Tần Thủy Hoàng phải đi thị sát vùng mới chiếm là Quảng Đông. Trên đường về qua nước Sở thì bị kháng chiến ám sát vào năm 210BC. Thế là nhà Tần bắt đầu suy yếu.

Năm 207, lợi dụng mặt trận phía bắc tan, Triệu Đà liền tiến quân dứt nhà Thục và làm chủ nước Văn Lang. Vì muốn lấy lòng dân nước Văn Lang nên ông di đô từ Phúc Kiến về Phiên Ngung (gần Cối Kê ở vùng Quảng Đông), và áp dụng thể chế quân chủ đại nghị: Quan lại sinh quán ở đâu thì quản trị vùng đó. Lấy niên hiệu là Vũ Vương. Sau cùng đổi tên nước thành NAM VIỆT, lúc này Hạng Võ và Lưu Bang đang tranh dành quyền lực ở phương bắc (đất nhà TẦN), chưa phân thắng bại.

Chữ Nam Việt có nghĩa là vùng đất phía nam con sông Dương Tử là của người Việt…. Người Ngô và người Việt là một, cùng chung một Văn Hóa Nông Nghiệp. Kẻ thù chung của chúng ta là dân du-mục ở phương bắc. Khi ngã ngũ, Lưu Bang lập nên nghiệp Hán Đế (206BC) thì đổi thành Bắc Hán, Nam Việt là thế.

Danh từ Nam Việt ngụ ý là: Bàu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một (giàn). Người Ngô và người Việt cùng một nền Văn Hóa (nếp sống) nông nghiệp, lấy hạnh phúc con người làm căn bản. Còn người phương Bắc thuộc sắc dân du-mục, lấy sức mạnh bắp thịt làm chính (luật rừng: mạnh được yếu thua), nhân đức hay lễ nghĩa là phù phiến – ngày hôm nay Việt Cộng quan niệm như thế đó!

²

Mục Ngô Quyền : Kỹ thuật đóng cọc
Không xác thực:
Theo người viết sử thì nói là binh thuyền của giặc bị cọc đâm lũng thì có phi lý, vì ván thuyền dày cả tấc tây, trọng tải 500 binh lính cùng với lương thực và vũ khí nên nó vững chắc, cọc đâm không lũng đâu.
Hơn nữa lòng sông phải sâu ít nhất là 4 thươớ tây thì chiến thuyền mới vào được mà không bị mắc cạn. Vậy cọc phải dài ít nhất là 6 thước tây, 2 thước cắm sâu dưới lòng sông. 
Bây giờ chúng ta làm một con tính đơn sơ là cần một sức mạnh là bao nhiêu để bẻ gãy cái cọc cao 4 thước tây ? Chắc là rất ít, vậy thì khi chiến thuyền lao vô đầu cọc thì tự động nó bị xiêu vẹo và bật rễ.
Chuyện đóng cọc là có thật, nhưng không đóng đơn giản như vậy đâu mà phải tính toán đàng hoàng vì đây là một chiến thuật dứt điễm, được ăn thua mất.
Cọc vẫn đóng như thường, nhưng cách đầu cọc khoảng 1,5 thước tây thì lấy dây chão cột chặt chúng vào với nhau cho khỏi xô mà ta gọi là một mạng lưới chằng chịt -chữ bà chằng phát xuất từ đây. Hàng cọc ven bờ thì giằng đi giằng lại vào gốc cây cho chắc.
Như vậy thì binh thuyền sẽ bị kẹt không xoay được vì quá dài và chiến thuyền trở nên bất khiển dụng. Trong khi đó thuyền của ta nhỏ lách qua cọc dễ dàng. Lúc này bên ta dùng hỏa công đốt thuyền địch, kẻ nào nhảy xuống nước thì đâm cho chết; do đó mới có máu đỏ đầy sông.
Đây là một chiến thuật do bên ta sáng tạo gọi là thế « cầm chân, đốt sống », chiến thuật này nằm trong Binh Pháp của dân Việt ; nếu viết thành sách để lưu truyền thì gọi là Binh Thư (thư có nghiã là sách viết trên giấy)
²

Mục nhà Đinh:
Phần 12 xứ quân :
Sách nói dẹp tan 12 xứ quân mà không nói rõ là 12 xứ quân đó từ đâu mà ra ? Và dẹp bằng võ lực, chánh trị hay tự nguyện hội nhập để chống Tàu phía bắc và quân Chiêm phía nam cho hữu hiệu? Lúc đó chia rẽ là chết cả đám.

Khi Ngô Quyền xưng vương thì lúc đó có còn xứ quân hay không ? Tại làm sao về sau lại nói là Đinh Tiên Hoàng thâu tóm xứ quân Ngô Quyền ? Vậy thì Ngô Quyền là Thủ Lãnh một xứ quân làm vua của tất cả các xứ quân ?

Sở dĩ có chuyện chướng tai là vì sách viết theo trí tưởng tượng của kẻ thống trị muốn hạ nhục dân Việt, vì vậy nên phải khai thông những thắc mắc này cho ra nhẽ thì mới biết đường tri tân.
----------------------------

Lời bàn về  khúc lịch sử này:
Về cuối đòi thì nhà Đường suy yếu, lúc đó dân Việt đã sống quá lâu trong áp bức nên uất hận dâng trào, tức nước vỡ bờ nên mạnh nơi nào thì nơi ấy tổ chức vùng kháng cự. Quân và dân nung chí phục thù nên tinh thần chống Tàu giành tự chủ lên rất cao. Giống như nạn xứ quân dưới thời Thủ Tướng Ngô Đình Diệm vậy (1954), thống nhất lực lượng võ trang là điều bắt buộc phải làm ngay sau khi thâu hồi độc lập.
Do đó mới có 12 ổ kháng cực, đến khi đuổi được kẻ thù ra ngoài cõi thì tự động thống hợp các lực lượng võ trang để xây dựng nền tự chủ.
Vì còn yếu nên phải đóng đô ở vùng rừng rậm để thủ cho dễ (Hoa Lư).
Hoàng Đế Quang Trung đã nói : Đồng bằng đánh thì dễ, nhưng giữ thì khó. Do đó di đô ra vùng Đại La (sông Hồng) là thất sách.

Bằng cớ là khi Đinh Tiên Hoàng Đế băng hà thì lập tức quân Chiêm kéo binh thuyền vào cửa Đại Ác và Thần Phù (thuộc Ninh Bình), tụ binh ở chân núi Dục Thúy (non nước) rồi dong buồm theo sông Đáy kéo đánh Hoa Lư. Quan quân  đều án binh tử thủ không dám ra nghênh chiến thì đủ biết là quân nhà Đinh yếu đến dâu rồi.
Nhờ tổ tiên phù hộ nên binh thuyền quân Chiêm đến cách Hoa Lư khoảng 5km thì dông bão nổi lên làm đắm nhiều thuyền nên đành phải lui binh.

Sau chuyến lui binh này thì nhà Tống lại lợi dụng thời cơ sang xâm lăng. Vì ý thức được đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết nên mọi người đều đặt quyền lợi Tự Chủ của dân tộc lên trên, do đó mới có chuyện nhường ngôi cho Thống Soái Lê Đại Hành là người có nhiều uy tín nhất để lãnh đạo cuộc chiến. Xét cho cùng thì khi binh biến bao giờ Tổng Tư Lệnh quân đội cũng đứng ra làm nguyên thủ quốc gia cả, như trường hợp Thống Chế Pétain của nước Pháp chẳng hạn.

Nay chúng ta đứng ở thời bình với quan niệm Phụ Hệ và Phụ Quyền của Tàu (Quân chủ chuyên chế) mà phê phán là thoán đoạt thì nó trái ngược với tư tưởng Dân Chủ Phân Quyền của dân Việt : Mẫu Hệ nhưng Phụ Quyền nên Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Lúc đó dân Việt quan niệm : Toàn Dân Giữ Nước.
Còn người Tàu quan niệm : Đất Của Chúa, Lúa Của Trời.
Hai quan niệm trái ngược này đã được biểu thị qua lá cờ NỀN VÀNG (Việt) và NỀN ĐỎ (Tàu)
Xin nhắc lại quan niệm người xưa về vũ trụ và sắc thái:
1.      Hình thể lá cờ tượng trưng cho lãnh thổ (trời tròn, đất vuông).
2.      Nền là căn bản của lá cờ, tức ai làm chủ lãnh thổ đó.
Cờ người Tây Phương không có nền, trong khi cờ dân Á Đông thì có nền. Cái này chứng tỏ 2 tư tưởng khác nhau đến đối nghịch chan chát.
·        Người Á Đông có Dân Tộc Kỳ và Đế Kỳ từ ngày lập quốc (2.879BC).
·        Người Tây Phương kết hợp bình đẳng các vùng vào với nhau thành một Quốc Gia vào khoảng thế kỷ thứ 14 nên họ phải đẻ ra Quốc Kỳ. Quốc Kỳ của họ không có nền là vì không một vị Lãnh Chúa nào có thể làm chủ các lãnh chúa khác được (đây là một thứ liên minh sinh tồn)

Người Việt lấy màu vàng của lụa tơ tầm làm sắc thái của mình, cho nên Bà Trưng phất ngọn cờ vàng là Dân Việt Làm Chủ Nước Việt.
Người Tàu lấy màu đỏ của lửa (mặt trời) là màu tượng trưng cho Thiên Tử ; tức nước của Vua còn dân là nô lệ nên mới có chữ Thần Dân (người dân thần phục nhà vua).

Còn người Việt mình gọi nhau là đồng bào, tức cùng một bọc mẹ Âu Cơ sinh ra nên bình đẳng bình quyền do đó có quyền công dân (khác với thần dân). Ý niệm này đã chính thức hóa bằng cách xưng hô độc đáo của dân Việt có một không hai trong xã hội loài người náy.
Còn bọn Cộng Sản lấy màu đỏ của máu người để nhuộm cờ nên màu đỏ của Cộng sản khác với màu đỏ của Thiên Tử. Chúng chủ trương lấy máu quân thù nhuộm cờ cho thắm cho nên chiến tranh càng tàn khốc thì chiến thắng càng vinh quang.

Vì sử được viết bởi bọn thống trị Bắc Kinh nên chúng hạ nhục dân Việt nói là tướng lê Đại hành thông dâm với vợ Đinh Tiên Hoàng để chiếm đoạt ngai vua. Đó là lời nói hồ đồ như Việt Cộng tung tin là ông Ngô Đình Diệm ngủ với cô em dâu, sau đó lại nói ông Ngô Đình Diệm cu teo không gần đàn bà được.
Nói láo là quyền của người viết, người đọc phải có óc phê bình tinh tế. Còn cả tin là lỗi ở người đọc.
²
Thủ đoạn thâm hiểm của Minh Thành Tổ:
Tiêu diệt tận gốc nếp sống Việt (1406-1407)

Nguyễn Huệ Chi
15/09/2013
Nguyên đây là một phần trong thiên khảo luận dài có tên “Cuộc kháng chiến trường kỳ chống xâm lược Minh và văn học yêu nước thế kỷ XV cùng những bước nối tiếp về sau” viết năm 1980, in trong công trình Văn học Cổ cận đại Việt Nam – Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật của GS Nguyễn Huệ Chi (NXB Giáo dục, 2013) đã được phê bình, giới thiệu trên nhiều trang mạng và báo chí trong nước thời gian gần đây. Diễn Đàn trân trọng cảm ơn GS Nguyễn Huệ Chi đã cho phép trích đăng bài viết đó để giúp bạn đọc nhìn sâu vào một khía cạnh đặc biệt thâm hiểm của Hoàng đế Minh Thành Tổ – kẻ thiết kế toàn bộ kế hoạch đánh chiếm Việt Nam ở đầu thế kỷ XV: âm mưu đồng hóa người Việt bằng một chủ trương rất bài bản và “cao tay”... là lệnh cho quân lính xóa sạch tại chỗ văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc Việt tại những nơi chúng tràn đến như nước lũ. Hầu hết cứ liệu để cập trong bài được rút
từ một cuốn sử Trung Quốc – cuốn Việt kiệu thư    của sử thần Lý Văn Phượng    , soạn năm 1540.
§
Bauxite Việt Nam
--------------------------
Vào năm cuối cùng của thế kỷ XIV, lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam diễn ra một bước ngoặt: Hồ Quý Ly lật đổ ngai vàng của nhà Trần mà thành lập một triều đại mới – triều đại nhà Hồ. 32 năm trước đó, năm 1368, lịch sử chế độ phong kiến Trung Hoa cũng đã từng diễn ra một bước ngoặt: nền thống trị của đế quốc Nguyên – Mông bị phong trào nông dân Trung Quốc đánh đổ; Chu Nguyên Chương nhảy lên ngai vàng với bộ lễ phục của một triều đại mới – triều đại đế quốc Minh.
Trước sau 30 năm, trên hai đất nước láng giềng, các ông chủ mới đã lần lượt thế chân các ông chủ cũ. Nhưng tình hình đó tuyệt không làm thay đổi một chút nào mối quan hệ vốn có. Trái lại, nó chỉ càng làm nặng nề thêm những gì trong quá khứ vốn đã quá nặng nề.
Những vị Hoàng đế nhà Minh – mới nắm được “ngôi trời” – cảm thấy mình còn dư sức, con mắt thèm khát nhìn ngay xuống mảnh đất giàu có phương Nam với lòng tự tin rằng, mình có thể làm được cái việc “chinh phục” Đại Việt mà những đế chế trước mình đã phải bó tay.

Về phía các vua nhà Hồ, cố nhiên họ hiểu rất rõ dã tâm đó của “thiên triều”. Ngay khi vừa lên ngôi, họ đã tích cực chuẩn bị lực lượng quân sự để đối phó. Thế rồi, vào ngày 19 tháng 11 năm 1406, chiến cuộc đã nổ ra, gay gắt, chớp nhoáng. Nhà Hồ thất sách về chính trị và sai lầm chiến thuật về quân sự nên chưa đầy một năm sau đành lâm vào thất bại. Vua Minh lập tức cho đổi trở lại tên Đại Việt thành quận Giao Chỉ, quàng vội ách đô hộ lên khắp nước ta.

Nhưng nhân dân Đại Việt vốn đã có truyền thống hàng nghìn năm cảnh giác với kẻ thù phương Bắc, đâu dễ dàng cam chịu ngồi yên. Và khi mà Minh Thành Tổ tưởng mọi việc đã xong, ra lệnh cho quân lính sửa soạn rút lui, thì cũng chính là lúc một phong trào kháng chiến cứu nước của nhân dân bắt đầu trỗi dậy. Rồi từ đó, hết phong trào này đến phong trào khác, cuộc chiến đấu vì độc lập của xã tắc đã kéo dài hơn 20 năm cho kỳ đến thắng lợi.
*

Điều cần nói ngay là bộ mặt lịch sử của thế kỷ XV đã hiện ra với tất cả vẻ khốc liệt và dữ dội. Không phải bản thân chiến cuộc 1406 với tầm mức gay gắt của nó quyết định sự dữ dội này. Mấy thế kỷ trước, đám chúa trùm phong kiến Tống, Nguyên chẳng cũng đã mở những cuộc tấn công quy mô xuống Đại Việt, và về so sánh lực lượng, lần tấn công nào của họ mà lại không có cái thế tưởng như áp đảo kinh hồn? Nhưng vấn đề đặt ra trong cuộc xâm lăng lần này là nó nhằm thực hiện một mưu đồ còn hiểm sâu hơn cái việc cướp nước, giết dân thông thường, của một tên “Đại Hán” mà sự tàn bạo, xảo quyệt và man rợ trong thời đại của y có thể đứng vào loại nhất nhì thế giới.
Ở tên Đại Hán đó có sự tích lũy tất cả những kinh nghiệm tàn ác của cha ông y trong quá khứ, kết hợp với những mánh khóe ranh ma mới mẻ nhất mà thời đại mới mang lại cho y. Chính vì vậy, nguy cơ của cuộc xâm lăng lần này đã đặt người dân Đại Việt trước một yêu cầu thức tỉnh toàn diện để có thể đứng vững, hơn thế nữa, để lớn vượt lên. Cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền và xây dựng đất nước của các thế hệ cha ông ta trong vòng hơn 20 năm (1406 - 1427) rõ ràng là một cuộc vật lộn oanh liệt mà kết quả đã tạo ra một bước đổi thay lịch sử phi thuờng. Nắm cho được bộ mặt lịch sử của thế kỷ XV chính là nắm cho được hai điển hình đối lập tuyệt đối trong bước đổi thay lịch sử phi thường đó: Kẻ thù là kẻ thù mới với những thủ đoạn xưa kia chưa từng thấy, nhưng về mặt mưu đồ và bản chất hiểm ác vẫn chính là hiện thân của những tên xâm lược cũ; và dân tộc ta tuy gắn bó với quá khứ sâu nặng nhưng lại là một dân tộc đang thăng hoa khỏi tầm vóc quá khứ, biểu hiện một sức mạnh hồi sinh.

Ngón đòn cổ điển nhất của các vị Hoàng đế phương Bắc trước hết là những âm mưu gây hấn đối với Việt Nam. Về phương diện này, nhà Minh đã tỏ ra không kém cạnh chút nào so với các triều đại cha anh của họ. Vì thế, cũng giống như tình hình của rất nhiều cuộc “Nam chinh” trong quá khứ, chiến cuộc 1406 thật ra đã được “thiên triều” chuẩn bị chu đáo trước đấy lâu lắm rồi. Vấn đề là về hình thức, phải tìm ra một cái cớ thích hợp để mà “sinh sự”, và về thực chất, phải làm sao dò thật trúng thực lực của Đại Việt để lượng sức mình.
Hai mặt này thường vẫn gắn chặt với nhau, tác động lẫn nhau trong quá trình chuẩn bị âm thầm của họ. Năm 1377, chỉ mới chín năm sau ngày giành được địa vị “con trời”, ông vua Minh đầu tiên đã nóng nảy muốn vin cớ vua Trần Duệ Tông nước ta tử trận trong cuộc thân chinh phương Nam (1377) mà cất quân sang hỏi... “tội” (!).

Nhung “hỏi tội” một vị vua vì “chống nạn cứu dân” mà không may bị chết? Trước lời lẽ cứng rắn của Trần Đình Thâm, sứ giả nước ta, vua Minh đuối lý, không những phải cử người sang dự lễ viếng, mà còn đành phải gác lại bao nhiêu mưu kế những toan đem thi thố phen này(1). Dĩ nhiên, gác lại không có nghĩa là xếp bỏ hẳn, mà chỉ là buộc lòng nén lại những dự định bên trong ngày một sục sôi.
Tháng 9 năm 1384, nhân cho quân lính tiến xuống đánh Vân Nam, vua Minh thảo công văn đòi nước ta cấp lương cho đạo quân “tiễu phạt” của y. Ta nhân nhượng. Rồi các năm 1385, 1386, vua Minh vẫn đưa ra những yêu sách vô lý, phiền hà. Nào bắt nộp hoạn quan, nào muốn tìm giống cây xứ nóng, thậm chí đòi cả voi để “thiên triều” mang đi đánh trận.
Năm 1395, Minh còn trắng trợn sai bọn Nhâm Hanh Thái sang xin ta giúp 5 vạn quân, 50 con voi và 50 vạn hộc lương với dụng ý chộp bắt sứ giả của ta để kiếm chuyện. Nhưng Nhâm Hanh Thái lại mật báo cho ta biết trước, vì thế ta đã kịp thời đề phòng, chỉ cho chở một ít lương lên biên giới rồi rút về ngay chứ không cấp lính và voi.

Một vài ví dụ như trên cũng đủ thấy tên lãnh chúa phong kiến phương Bắc mới phất lên này nóng lòng dòm ngó Đại Việt đến đâu. Nhưng mặt khác, một thực tế cũng dễ thấy là mặc dù rất tham lam, các ngài ngự “Đại Minh” vẫn phải kéo dài việc chuẩn bị xâm lược suốt 30 năm, từ đời vua cha đến đời vua cháu(2). Vì sao có cái mâu thuẫn hết sức lạ đời đó? Chắc hẳn trong khi rút kinh nghiệm quá khứ, bài học thảm bại chưa xa xôi gì của những kẻ “đi trước” đã không khỏi làm cho các ngài đâm ra e ngại, trùng trình: “Nước An Nam tuy ở góc biển nhưng xưa kia đã là quận huyện của Trung Quốc.
Từ đời Ngũ quý về sau sức ta không còn chế ngự nổi họ. Qua Tống đến Nguyên, tuy muốn mưu đồ nhưng không thành, chỉ để tiếng chê cười cho hậu thế”(3). Đấy là lời thú nhận của Minh Thành Tổ trong sắc chỉ y gửi viên Tổng binh Chu Năng – viên tướng đầu tiên cầm quân sang đánh Đại Việt theo lệnh của y – đề ngày 1 tháng 8 năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406).
Cũng ở sắc chỉ đó còn nêu một lời nhận xét của Minh Thành Tổ về nguyên nhân thất bại của Tống và Nguyên:
“Tống cũng như Nguyên đều cho quân sang đánh An Nam, nhưng tướng thì kiêu,
binh thì lười, lại còn tham tài hiếu sắc, vì thế mà không thành”(4).

Sự thật thì tuy làm ra vẻ cười ngạo tổ tiên mình, ông Hoàng đế khét tiếng về tham vọng và tàn bạo này cũng chẳng can đảm hơn bao nhiêu trên vấn đề xâm lược Việt Nam.
Năm 1403, bốn năm sau khi Hồ Quý Ly đã cướp ngôi nhà Trần, tình hình mâu thuẫn và bế tắc trong tập đoàn phong kiến Trần – Hồ không những không giải quyết được mà còn thêm gay gắt, cái cớ gây hấn đã có thể kiếm ra rất dễ, điều kiện gây hấn cũng đã hết sức thuận lợi; lại cũng là năm Minh Thành Tổ vừa dùng mọi thủ đoạn đoạt được ngôi từ trong tay cháu ruột của mình; ấy thế mà đối với nước ta, ông ta vẫn sợ và gờm, chỉ mới dám cho bọn hoạn quan người Việt trở về làm do thám một lần cuối, và chuẩn bị nội ứng, ước hẹn ngoài đánh vào thì trong cắm cờ vàng làm hiệu.
Thế rồi, phải ba năm sau nữa, khi mọi yêu cầu tìm hiểu đã được đáp ứng đầy đủ, cảm thấy không còn một trở ngại nào đáng kể trên con đường tiến xuống kinh đô Đại Việt, Minh Thành Tổ bấy giờ mới thật quyết tâm khởi thế công.

Một mặt, ông ta vờ làm to chuyện lên rằng đến lúc này không ai còn chịu đựng nổi những việc Hồ Quý Ly truất ngôi các vị vua Trần và giết hại đám con cháu nhà Trần (vốn là việc đã xảy ra sáu, bảy năm về trước!): “Bề tôi [cũ của họ Trần] là [Lê] Quý Ly và Lê [Hán] Thương từ lâu nuôi lòng lang sói, rốt cuộc làm việc cắn càn, ra tay thí nghịch quốc vương, tàn sát người trong dòng họ Trần, cả những bề tôi của họ Trần cũng trong vòng thảm khốc, bị hãm vào chỗ chết. Bọn chúng gieo đau khổ cho sinh dân, đến gà chó cũng không yên sống, tiếng hờn oán dấy lên đầy đường”(5).

Mặt khác, với ngón bịp sở trường từ tổ tiên mình truyền lại, ông ta lại cũng ra điều ta đây bất nhẫn, không định gây việc can qua làm gì, chỉ vì Hồ Quý Ly quá lắm nên phải động binh; song động binh mà vẫn rất nhân từ, muốn thu xếp ổn thoả bằng cách cho cha con họ Hồ “đem trăm vạn lạng vàng và một trăm con voi ra chuộc tội. Nếu không đủ thì cho phép đem châu ngọc bảo bối thế vào cho đủ. Có thế đại quân mới không tiến sang”(6).

Kỳ thực, có đúng thế hay không? Trong đạo sắc bí mật gồm 10 điều căn dặn riêng viên Tổng binh Chu Năng – gửi mấy ngày trước ngày ban bố tờ chiếu công khai trên đây – Minh Thành Tổ đã thổ lộ “can tràng” của ông ta: “Nay sai Chu Khuyến, Trương Anh đem công văn của Bộ Lễ sang An Nam đòi nộp voi và vàng. Làm kế ấy để cho chí chiến đấu của chúng buông lỏng chứ không phải là thực bụng. Khi bọn Chu Khuyến ra đi, trẫm từng gặp mặt phủ dụ, bảo chúng đến nuớc họ chỉ ở lại 5 ngày, nếu 5 ngày chưa xong thì cho phép được bao nhiêu hãy cứ nộp truớc, sau sẽ sai người mang tiếp sang nộp cho đủ.
Ngươi chờ cho bọn Chu Khuyến đi rồi thì đại quân phải tức khắc xuất phát theo sau. Nếu gặp kẻ đuợc phái sang nộp voi và vàng thì cứ bắt giữ lại để tra hỏi tin tức, nhưng đừng hở cho họ biết kẻ sai đi đã bị bắt...
Nay bọn Chu Khuyến vào nước đó, mọi việc ngươi nhất thiết chớ hở ra cho ai biết”(7).

Gớm ghê thay miệng lưỡi từ bi và lòng dạ thực của đấng “thiên tử”! Duy có điều là ngay cả vào lúc đó rồi mà ngài vẫn còn e dè gửi tiếp những sắc chỉ căn dặn: nào là “nước An Nam giàu mạnh đã lâu”(8), nào là “quân lính của họ tất có phòng bị trước”, nào là “cha con họ Lê – tức họ Hồ – lắm mưu mẹo giảo quyệt”, tuyệt nhiên không thể sơ hở hoặc xem thường. Trong nhiều đạo sắc, Minh Thành Tổ đều tỏ ý lo lắng khi quân mình vượt sông Phú Lương là chỗ hiểm yếu bậc nhất, sẽ thua mưu kế của Hồ Quý Ly. Y viết rõ trong một sắc chỉ đề ngày 14 tháng 12 năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1407) nói về đạo binh của Trương Phụ: “Cứ đóng quân mãi trên sông giằng co với giặc chính là rơi vào mưu kế của giặc Lê [Quý Ly] nhằm giữ chân quân ta thật lâu, đợi cho dịch lệ phát sinh; vì thế phá được mưu này thì phải thần tốc không được trì hoãn”(9).

Rõ ràng, vừa khát thèm lại vừa e sợ, vừa hung hăng lại vừa lo ngại, vừa ráo riết sửa soạn lại vừa trù trừ cho đến tận phút cuối cùng, cuộc chiến tranh xâm lược của giặc Minh ở thế kỷ XV quả đã không còn là ngón đòn mới mẻ gì đối với nhân dân Việt Nam. Bước ra quân ban đầu của “thiên triều” phải mang tính chất hai mặt: nhanh mà chậm, nóng mà lạnh, đánh thực mà cũng là đánh dứ, cũng chính là vì vậy.
*

Tuy nhiên, đấy chỉ là cái dè dặt của buổi ban đầu. Khi đã dấn sâu vào đất nước ta, thấy rõ chỗ thất thế của nhà Hồ, bọn giặc xâm lược liền lộ hết vuốt nanh và hành vi táo tợn. Một chiến lược tập kích ồ ạt nhằm phá vỡ phòng tuyến chính để tiến thẳng đến Thăng Long, và từ Thăng Long đánh tỏa xuống phía Nam, được thi hành. Một chế độ thống trị ngoại bang được dựng lên chớp nhoáng ở khắp mọi miền, thành thị cũng như nông thôn mà chúng vừa đặt chân đến.
Và một chính sách chém giết thẳng tay cũng được đem ra ban phát lập tức cho dân chúng.
“Trương Phụ đi đến đâu là giết hại, hoặc chất thây người thành núi, hoặc rút ruột người quấn vào cây, hoặc rán thịt người lấy mỡ, hoặc làm nhục hình bào lạc để mua vui. Thậm chí có kẻ mổ bụng người chửa, moi thai, cắt lấy tai của mẹ và con để tính làm hai mạng người”(10).
§
Có thể nói, nói đến đặc điểm thứ hai trong chân dung của tên xâm lược mới ở thế kỷ XV là nói đến hình ảnh các viên quan cai trị nhà binh với tất cả những thủ đoạn giết người – trị người – dùng người gắn bó với nhau một cách tinh vi và nham hiểm. Sau nhiều lần cố gắng phản công ở Hàm Tử, Lỗi Giang, Điển Canh, Kỳ La,... nhưng đều thất bại, vào tháng 6 năm 1407, nhà Hồ cùng quẫn và bị bắt ở núi Thiên Cầm. Cả nước rơi vào tay giặc, và trở thành một lò sát sinh, một công trường lao dịch khổ sai, một nơi để giặc Minh thoả sức tìm tòi thức ngon của quý. Ngay trong những ngày đang trên đường tiến sang nước ta, bọn tướng tá viễn chinh đã nhận được sắc chỉ của vua Minh căn dặn hễ đến đâu là phải tịch thu hết giấy tờ, sổ sách kê khai nhân khẩu và ruộng đất đến đấy; phải lập ngay chế độ thuế khóa trên những vùng vừa chiếm đóng; và chú ý khai thác các mỏ bạc, mỏ vàng. Kể cả những mỏ nằm trên biên giới Việt – Chiêm, chưa rõ thuộc phần đất bên nào, cũng được lệnh cứ cướp lấy chứ không cần tra xét hư thực(11). Hai cơ quan Kim trường cục và Châu trường cục được thành lập, nhằm xua dân miền biển và miền núi vào mọi công việc đãi vàng, mò vàng, mò ngọc. Chưa hết. Còn chế độ lao dịch ở đồng quê, ở thành thị... Đâu đâu cũng cái cảnh “bị người Minh sai khiến mà mất cả gia thuộc”(12), “bị bắt hết làm nô tỳ và chuyển bán đi mà tan tác bốn phương” (13).
Đẩy nhân dân Đại Việt đến chân tường, giặc Minh phải đâu đã thoả. Chúng còn tìm cách thâu tóm vào tay mình hoặc nếu không thì triệt cho hết trong đám người còn sống sót những ai thật sự có tài năng. Hễ nghe ở đâu trong các châu quận nước ta có thầy hay, thợ giỏi, bọn quan cai trị đều cho lập danh sách đem “tiến” về Yên Kinh. Các loại người bị tiến nhiều nhất là thầy thuốc, thợ thủ công, ca nữ tuyệt sắc, thầy bói và thầy địa lý;...
Mỗi năm Minh hoàng lại gửi sang một lệnh. Mỗi năm, hàng nghìn người dân Việt lại lìa bỏ gia đình xứ sở, ra đi, để rồi không bao giờ trở về.
Nhưng cho dù có tìm mọi mưu kế bắt và giết người dần mòn để bổ sung cho những cuộc tàn sát hàng loạt thì vẫn không thể nào là kế sách cai trị vẹn toàn. Giặc Minh biết vậy nên cũng lại ra sức thi hành một chính sách “mặt trái” rất khôn khéo: chính sách mỵ dân. Trong một đạo sắc, vua Minh khẩn khoản dặn đám tướng tá: hễ người dân Việt nào chống lại thì diệt kỳ sạch, nhưng ai đã đầu hàng thì phải tha ra, không giết bừa(14). Tưởng chừng đại Hoàng đế ngài nhân từ có một. Có ngờ đâu, tha, theo ý ngài, là bắt đem “cung hình” (thiến) nhất là đối với lớp người Việt trẻ(15), sau đó cung cấp cho cái chế độ quan liêu đồ sộ của Minh hoàng vốn đang rất thiếu nô bộc và thái giám hầu hạ!
Đặc biệt, trong chính sách dùng người, nhà Minh đã tỏ rõ khả năng vượt hơn những kẻ xâm lược xưa kia một bước rất dài. Trừ những chức quan cao cấp ra, chúng đặt người Việt vào mọi địa vị quan chức từ quận, huyện trở xuống. Và một chính sách lục dụng đám trí thức, quan lại cũ của Đại Việt được ban bố trong rất nhiều đạo sắc từ 1406 đến mãi những năm sau khi khởi nghĩa Lam Sơn đã nổi dậy, có thể nói là nhiều nhất trong số sắc chỉ của các vua Minh về vấn đề Việt Nam. Đây quả là một đường lối mà nhà Minh kiên nhẫn theo đuổi đến cùng. Có trường hợp những người có tên tuổi, hoặc có ảnh hưởng trong dân chúng như Nguyễn Cảnh Chân, Đặng Tất, Phạm Thế Căng, Trần Nhật Chiêu, Trần Thúc Dao,... chính vua Minh trực tiếp chỉ thị phải dụ dỗ cho bằng được(16). Có trường hợp khác như Bùi Bá Kỳ, bọn quan lại dưới quyền sơ ý để đến nỗi ông ta từ chỗ chạy sang Minh cầu cứu đến chỗ mất hết lòng tin tưởng, vua Minh cũng trực tiếp xuống chỉ rút kinh nghiệm về việc “dùng người” và than thở không thôi(17). Sự chu đáo trong chính sách “chiêu hồi” này còn biểu hiện ở cung cách chiêu hồi: tất cả đều được lập thành danh sách, mời về Yên Kinh khoản đãi và để cho bọn quan lại cao cấp nhà Minh chủ yếu là Hoàng đế “bồi dưỡng về lập trường quan điểm”, rồi sau đấy lại được trả trở về Giao Chỉ, phân bổ đi nhận các chức quan(18).
Nhưng thủ đoạn mỵ dân mà nhà Minh lưu tâm hàng đầu – và từ đây cũng sẽ đẻ ra nhiều nhiệm vụ phức tạp cho cuộc đấu tranh chính trị chống xâm lược – chính là một phương sách hai mặt: vừa triệt để thống nhất về bản chất với những tên xâm lược trong quá khứ, lại vừa làm ra vẻ giữa mình và quá khứ có một bước ly khai. Ngay trong đạo sắc 10 điều của Minh Thành Tổ đề ngày 8 tháng 7 năm Vĩnh Lạc thứ 4 (21.8.1406) gửi viên tướng viễn chinh Chu Năng trên đường y cất quân sang Đại Việt, đã dẫn một phần ở trên, có một điều thứ tư rất đáng chú ý: “Hỏi xem cột đồng trụ hiện dựng ở đâu, phải đập cho nát và ném ra ngoài đường, để cho nguời trong nước đều trông thấy”(19). Chắc ai cũng phải lấy làm lạ: một bằng chứng “chinh phục” tiếng tăm của Mã Phục Ba thời Hán, cũng là một dấu vết của sự sỉ nhục mà người Việt nhiều đời đã phải ném đá chồng lên cho mất tích, ấy thế mà vua Minh lại bắt phá đi? Ông ta hớ hênh dại dột, hay ngông cuồng, hay thật bụng nhân đức? Đâu có phải vậy! Thực tình Minh Thành Tổ coi đây là một việc hệ trọng, và trong những sắc chỉ ban bố một năm sau đó, ông ta còn nhắc lại điều này(20). Dám hy sinh đến cả “sự nghiệp” vênh vang của “tiền nhân”, phải chăng tên đầu sỏ xâm lược ở thế kỷ XV muốn nhờ đấy đánh đổi lấy một bộ mặt mới, chí ít cũng giúp y che giấu phần nào cái bản chất “một đồng một cốt” giữa y với Mã Viện, để y có thể thừa cơ tung hoành? Có lẽ! Nhưng chắc chắn còn những lý do thâm trầm hơn. Kinh nghiệm xương máu đã cho tên trùm Đại Hán thấy, đụng đầu vào xứ sở Đại Việt quả là điều gay. Một cột đồng trụ những tưởng nhục mạ được dân Nam và trói chặt họ vào một cái mốc “chiến bại”, thì rốt cuộc cũng có nghĩa gì đâu khi mà, vượt lên trên tất cả những thứ cột mốc hình thức kia, một quy luật lịch sử lạnh lùng – mà ngay nhiều tên xâm lược cũng phải đành lòng thừa nhận – cứ tự nó phát huy tác dụng: “... dù có cướp được nước họ thì rồi cũng không thể giữ được”(21). Có nghĩa là chỗ khó khăn nhất, mà quả là khó, là làm sao biến được dân tộc Việt thành người Trung Quốc, để vĩnh viễn họ không còn tìm cách nổi dậy, và đất nước họ vĩnh viễn là quận huyện của “thiên triều”? Thủ đoạn đập phá cột đồng trụ của Minh Thành Tổ chính là một cách lý giải mới đối với bài tính nát óc này. Y quyết tâm phủ nhận những ràng buộc vô hiệu bề ngoài mà tìm kiếm những ràng buộc lợi hại hơn hẳn. Đó là những trói buộc nghiệt ngã trên lĩnh vực tư tưởng, những quy định có tính chất chuyên chế, độc đoán về sinh hoạt tinh thần.
Lần đầu tiên, trong lịch sử xâm lược Đại Việt của bọn chúa tể phong kiến Trung Quốc, tên xâm lược nhà Minh áp đặt một cách gay gắt vấn đề hệ tư tưởng đối với xã hội Việt Nam. Trong bản bố cáo đề ngày 8 tháng Tư năm 1407, sau khi chiếm xong nước ta, Minh Thành Tổ dành hẳn một đoạn khá văn hoa để nhấn mạnh rằng, một trong những tội trạng của Hồ Quý Ly khiến “ngài” không thể không “chinh thảo”, là họ Hồ đã tự coi “đạo của mình hơn cả Tam vương, đức cao hơn Ngũ đế, cho Vũ, Thang, Văn Vương, Vũ Vương không đủ để noi theo, Chu Công Khổng Tử không đáng làm thầy mình, giễu Mạnh Tử là nhà nho ăn cắp, nhạo Chu [Đôn Di], Trình [Hiệu, Trình Di], Truơng [Tải], Chu [Hy] là phường trộm cướp”(22), v.v. Cơn giận của “ngài” kể cũng dễ hiểu, bởi một nước tự xưng là “thần tử” của Hoa hạ làm sao có thể dám coi thường cái đạo mà các Đại Hoàng đế Trung Quốc tôn thờ? Nhưng còn một lẽ sâu xa nữa là có đưa đạo Nho lên làm “đạo thống” thì mới dễ dàng phát huy ảnh hưởng của “thiên triều” tới các cõi xa, nói như họ Khổng là “làm cho xa thư về một mối”. Và khi đã “gắn bó với nhau về ý thức hệ” thì há miệng mắc quai, cúi mọp đầu không dám phản kháng là điều dễ hiểu.
Dù sao, vấn đề không chỉ giản đơn có vậy. Minh Thành Tổ muốn lấy đạo Nho để thống trị nhân dân Đại Việt, nhưng rồi y lại còn muốn đi xa hơn. Cuồng vọng bá chủ sôi sục khiến y cảm thấy như thế vẫn chưa thoả lòng. Tốt nhất là làm sao cho nước “man di” kia không còn có gì gọi là long mạch tư tưởng, tinh thần. Y muốn xóa sạch ở cái dân tộc nhỏ bé phương Nam đầy sức tự cường mà trong lòng nhiều thế hệ những tên giặc Bắc vẫn rất khiếp sợ, toàn bộ ý thức về quá khứ lịch sử của chính họ. Mà xóa sạch được quá khứ của một dân tộc chính là cách cắt đứt nguồn tiếp sức quan trọng của dân tộc đó, đặt họ vào chỗ mù mịt tối tăm, phá tan đi cái nền tảng làm cho họ tồn tại và sinh thành. Muốn vậy phải làm thế nào? Không có cách nào hữu hiệu hơn là tàn phá không thương tiếc tất cả những gì là sản phẩm trí tuệ của dân tộc này, nó là biểu trưng cho văn minh, văn hóa. Trong sắc chỉ 10 điều của Minh Thành Tổ gửi Tổng binh Chu Năng đã nói ở trên, bên cạnh những điều căn dặn tỉ mỉ về cách chế ngự “hoả khí” lợi hại của cha con họ Hồ, về việc tịch thu sổ sách kê khai nhân khẩu và ruộng đất, hoặc đập phá cột đồng trụ,... còn một điều đặc biệt hơn mọi điều kia: “Một khi binh lính vào nước Nam, trừ các sách kinh và bản in của đạo Phật, đạo Lão thì không thiêu hủy; ngoài ra hết thảy mọi sách vở văn tự, cho đến cả những loại [sách] ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ, như loại sách có câu “Thượng đại nhân, khưu ất dĩ” một mảnh một chữ đều phải đốt hết. Khắp trong nước phàm những bia do Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì đều giữ gìn cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá sạch hết thảy, một mảnh một chữ chớ để còn(23).
Thử lần tìm cái động cơ chính ẩn trong đạo sắc văn này. Tên vua Minh nói: tất cả những gì thuộc nền văn hóa chính quốc Trung Hoa, kể cả sách kinh của Phật và Lão, đều được giữ lại đầy đủ. Trái lại, bao nhiêu trước tác thuần túy Việt Nam thì đều phải phá hủy. Vậy ra, sự lựa chọn của y chẳng phải là đạo Nho hay một hệ tư tưởng chính thống nào cả. Đối với người Giao Chỉ cũng như các dân tộc bị y xâm lược, y chỉ cần một sự lựa chọn đơn giản, mà lại thực dụng hơn nhiều: hãy bắt họ từ bỏ tất cả những gì sinh ra trong đầu óc của chính dân tộc họ kể cả trong quá trình tiếp nhận những gì là vốn liếng tinh thần của “nước mẹ Đại Minh”. Ý hẳn Hoàng đế nhà Minh muốn bắt các dân tộc thôi đừng có tự mình tư tưởng nữa. Mà không tư tưởng, thì có nghĩa là... không tồn tại.
Thế rồi, từ trong thâm cung tại Yên Kinh, Hoàng đế nhà Minh ngày đêm lo theo dõi, đôn đốc việc thi hành lệnh chỉ đã ban ra. Đến nỗi khi thấy có một bộ phận quân lính không chịu làm theo đúng lệnh, nghĩa là không đốt ngay sách vở cướp được của nước ta mà còn giữ lại, y lập tức gửi một tờ lệnh thứ hai nhắc lại đúng những điều đã chỉ thị từ trước, lại giải thích rõ vì sao cần đốt ngay tại chỗ chứ không nên giữ lại: “Nhiều lần đã bảo các ngươi rằng phàm An Nam có tất thảy những sách vở văn tự gì, kể cả các câu ca lý dân gian, các sách dạy trẻ, như loại “Thượng đại nhân, khưu ất dĩ” một mảnh một chữ đều phải đốt hết, và tất thảy các bia mà xứ ấy dựng lên thì một mảnh một chữ hễ trông thấy là phá hủy lập tức, chớ để sót lại. Nay nghe nói những sách vở do quân lính bắt được, không ra lệnh đốt ngay, lại để xem xét rồi mới đốt. Quân lính phần đông không biết chữ, nếu đâu đâu cũng đều làm vậy thì khi đài tải sẽ mất mát nhiều. Từ nay các ngươi phải làm đúng như lời sắc trước, truyền cho quân lính hễ thấy sách vở văn tự ở bất kỳ nơi nào là phải đốt ngay, không được lưu lại(24).

Dĩ nhiên, ngay những tên đã trù mưu định kế ăn cướp nước ta cũng cảm thấy một chủ trương tàn bạo như thế thực muôn phần nguy hiểm. Nó sẽ dẫn đến làm nổ bùng lòng căm phẫn ngút trời của cả một dân tộc, và sức mạnh có tính dây chuyền của sự bùng nổ đó chắc sẽ gây nên những hậu quả khôn lường. Cũng vì thế, đi kèm với những điều lệnh, Minh Thành Tổ còn bắt quân lính phải giữ thật kín chủ trương của mình. Sau gần một năm đốt phá, biết rằng yêu cầu của việc phá hoại về căn bản đã xong, ngày 19 tháng Năm năm Vĩnh Lạc thứ 5 (25 - 6 - 1407), y lại gửi một sắc chỉ xuống phương Nam ra lệnh cho các tướng lĩnh của y phải cấp tốc thu hồi những đạo dụ y đã ban ra từ trước: “Nay An Nam đã bình định xong; [...] trừ các loại chế dụ ra còn thì tất cả các đạo sắc viết tay và các ký sự thư thiếp, đã từng phát đi từ trước, cùng với sổ ghi chép mà Thành quốc công đã lĩnh, hoặc các thứ [sổ sách] trù nghị mọi việc, đều phải đem toàn số kiểm kê, đối chiếu, niêm phong cẩn mật, gửi trả lại, không cho lưu lại một chữ. Nếu có một chữ bỏ lại, rơi vào tay bọn kia(25) thì rất bất tiện(26).
Tưởng cũng khó có thể chê trách gì về sự cao tay của Minh Thành Tổ trong việc xếp đặt đâu ra đấy từng bước “tiến”, “thoái”, “thắt”, “cởi” cho mọi hành động tàn phá kinh khủng nhất của mình. Nếu nghệ thuật diệt chủng của y thâm thúy đến mức đẩy đối tượng bị tiêu diệt vào một tình trạng trống rỗng, hư vô, không còn quá khứ cũng không còn tương lai, nghĩa là cứ dần dần “tự diệt”, thì nghệ thuật xóa dấu vết của y cũng tinh vi đến mức y vừa ăn cướp lại vừa có thể hùng hổ la làng rằng bị cướp đe dọa. Âu đây chính là những dáng nét hiện đại nhất của tên xâm lược Đại Hán ở thế kỷ XV vốn sẵn có trong mình cái bản chất xâm lược dã man của nhiều thế hệ cha ông đã thấm vào máu thịt; là cái được nhân lên, biến hóa sinh động hơn những thủ đoạn cướp đất giết dân hôm qua hôm kia còn rất quen thuộc mà nay đã bị xem là quá cổ lỗ và thật thà.
N.H.C.
---------------
Chú thích:
Những chú thích dưới đây, so với bản in lần đầu của bài này (ngày 14.9.2013), đã được chỉnh sửa theo chỉ dẫn của tác giả, thống nhất theo bản Việt kiệu thư của viện Viễn Đông bác cổ thời Pháp, nay là Thư viện Viện Khoa học xã hội (xem chú thích số 1., bài Sách Việt kiệu thư trong con mắt giới sử học đương đại). Diễn Đàn.

(1)     Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Cao Huy Giu dịch, NXB Khoa học xã hội,
in lần thứ hai, H., 1971; tr. 189.
(2) Thật ra, khi cháu Minh Thái Tổ lên nối ngôi thì chú y, tức Chu Đệ 朱棣 liền cướp lấy mà lập
      ra triều đại thứ ba của nhà Minh (1402 - 1424), tức Minh Thành Tổ.
(3) Lý Văn Phượng   Việt kiệu thư    (1540). Đây là một tài liệu quý, ghi chép
khá đủ theo trật tự thời gian những đạo sắc chỉ của Minh Thành Tổ gửi đều đặn (thường là vài ngày một đạo) đến các tướng chỉ huy trong cuộc xâm lăng Đại Việt 1406-1407. Trước đây chúng tôi chỉ tham khảo duy nhất cuốn sách này của Thư viện Viện Khoa học xã hội vốn là sách của Viện Viễn Đông bác cổ Pháp cũ, ký hiệu: 1731, (nay thay đổi ký hiệu là: VH. 000276 - HV. 000281), nhưng năm 2001, sang làm việc ở Thư viện Yenching Harvard, tìm thêm được văn bản do Tề Lỗ thư xã xuất bản, Nam Kinh, 1996. Tuy vậy, trong bài này, vẫn xin ghi chú số quyển và trang và theo bản của Thư viện Viện Khoa học xã hội để cho thống nhất. VH. 000276, Q. 2, tờ 19a: 
       。自       。五      能制 。歷             。貽    (Kim An Nam tuy tại hải tưu, tự tích vi Trung Quốc quận huyện. Ngũ quý dĩ lai lực bất năng chế. Lịch Tống cập Nguyên tuy dục đồ chi nhi công vô sở thành, di tiếu hậu thế).
(4)   Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 20a (Điều ghi chú thứ 9 trong 18 điều khoản kèm theo tờ sắc này):         南。將   懦。貪   色。以     (Tống Nguyên giai phát binh chinh thảo An Nam, tướng kiêu binh nọa, tham tài hiếu sắc, dĩ thử bất năng thành).
(5)  “Chiếu bá cáo thiên hạ về việc bình định An Nam”, đề ngày 1 tháng Ba năm Vĩnh Lạc thứ 5    (1407). Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 27b. Nguyên văn: 
            。竟為    。舉    王。    宗。覃        。掊    。毒    。雞 犬弗  。怨    (Kỳ thần [Lê ] Quý Ly, Lê [Hán] Thương cửu súc hổ lang chi tâm, cánh vi thôn phệ chi, cử thí kỳ quốc vương, thương kỳ bản tông, đàm bị bồi thần trọng duy thảm khốc, bồi khắc sát lục, độc bệnh sinh dân, kê khuyển phất ninh, oán thanh tái lộ).
(6)        Sắc chỉ đề ngày 29 tháng Bảy năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406). Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 18a. Nguyên văn: 
  西  。安        。原             改過   。只        。象              。許       之。以      。大    (Kim Quảng Tây tấu: An Nam khiển nhân lai cống tạ tội. Nguyên Hồ yêm, phụ tử tội bản nan dung. Kim ký cải quá tự tân, chỉ trước tha biện hoàng kim ngũ vạn, tượng nhất bách chích, dĩ thục kỳ tội. Kim tượng bất túc, hứa dĩ châu ngọc bảo bối đại chi, dĩ túc kỳ số tức chỉ, đại quân bất tiến).
(7)    Điều thứ 10 trong 10 điều căn dặn trong đạo sắc chỉ bí mật, xếp sát ngay sau đạo sắt đề ngày 4 tháng Bảy nhuận năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406). Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 17b:  遣朱               象。此 計蓋    鬥志。非         臨行      。今 到彼     。若     辨不              人納  。爾       。大 軍隨 後亦               。訖    。須  令彼      。今      。爾          (Kim khiển Chu Khuyến, Trương Anh tu Lễ bộ tu văn vãng An Nam sách kỳ kim tượng. Thử kế cái dục thỉ kỳ đấu chí, phi chân thực ý dã. Chu Khuyến đẳng lâm hành, trẫm tằng diện dụ chi, kim đáo bỉ chỉ trú ngũ nhật. Nhược ngũ nhật nội thố biện bất túc, hứa tùy đa thiểu tiên tương lai, hậu khước sai nhân nạp túc. Nhĩ đãi Chu Khuyến đẳng nhân khứ, đại quân tùy hậu diệc tiến. Nhuợc ngộ sai xuất nạp kim tượng chi nhân tựu chấp chi, cật vấn thanh tức. Tu vật linh bỉ tri sai lai bị chấp. Kim Chu Khuyến đẳng đáo xứ, nhĩ sự cơ thiết bất khả linh nhân tri chi).
(8)  Sắc chỉ ngày 1 tháng Tám năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406). Việt kiệu thư, Q. 2, Sđd tờ 20a: 安南      [。。        。其     (An Nam tự ngã triều dĩ lai, [...] sổ thập niên bất tằng dụng binh, kỳ quốc trung phú thứ).
(9)   Sắc chỉ đề ngày 14 tháng 12 năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1407), Việt kiệu thư, Sđd; Q.2, tờ 24a. Nguyên văn:         。黎              。破     速。不    (Đốn binh giang thượng dữ tặc tương trì, Lê tặc chi kế chính dục trì cửu dĩ đãi chướng lệ phát. Phá chi quý tại thần tốc, bất nghi trì hoãn).
(10)   Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Cao Huy Giu dịch, 1971, Sđd; tr. 262.
(11)  Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2, tờ 22a đề rõ, ngày 6 tháng Chín năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406), Minh Thành Tổ ban hành một điều khoản như sau:      。銀          而界     。亦    。平    。只        。縱          (An Nam kim trường, ngân trường dao văn nguyên thị Chiêm Thành chi địa, nhi giới tương tranh dĩ cửu, diệc vị khả tín. Bình định chi hậu, chỉ dĩ kiến đắc địa giới vi chuẩn. Túng nhiên Chiêm Thành hữu thỉnh, diệc bất khả nghĩ hoàn). Nghĩa là: Từ xa trẫm nghe nói mỏ vàng mỏ bạc nguyên là phần đất Chiêm Thành, địa giới hai bên tranh chấp đã lâu, cũng chưa rõ thế nào. Sau khi bình định xong, cứ lấy địa giới mà mình trông thấy làm chuẩn, nếu Chiêm Thành có cầu xin cũng không trả.
(12), (13) Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Cao Huy Giu dịch, 1971, Sđd; tr. 250, 262.
(14)  Sắc chỉ đề ngày 4 tháng Mười một năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406), Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 23b. Nguyên văn: 
     。但                甲卻   者。一      (Đại quân nhập An Nam, đãn hữu trợ Lê khấu lai cự địch giả, sát chi. Nhược hữu năng khí giáp khước qua hàng giả, nhất nhân bất khả võng sát).
(15)  Sắc chỉ đề ngày 16 tháng Chín năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406), Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 22b. Nguyên văn:          。宜     。亦       。他    以克 使  (Kỳ hữu niên thiếu nhi tội đáng tử giả, nghi xử dĩ cung hình, diệc khả dĩ bảo toàn kỳ mệnh, tha nhật hựu đắc dĩ khắc sử lệnh).
(16)   Sắc chỉ đề ngày 29 tháng Chín năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), Việt kiệu thư, Q. 2, Sđd; tờ 37b.
(17)  Sắc chỉ đề ngày 20 tháng Ba năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 29b. Nguyên văn: 
           。道     。一         能成    。朕      。古          。爾      (Sắc truyền tấu ngôn Bùi Bá Kỳ sự vi tương chi. Đạo tại ư dụng nhân, nhất Bùi Bá Kỳ bất năng dụng, hà dĩ năng thành sự công hiệp? Trẫm hữu Nam bỉ hựu ưu. Cổ nhân dụng nhân chi pháp cụ hữu phương sách, nhĩ nghi thẩm quan cố sắc).
(18)   Sắc chỉ đề ngày 22 tháng Giêng năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), 
          Việt kiệu thư, Q. 2, Sđd; tờ 25b - 26a. Nguyênvăn:           。即       。聽    。給  印信     。如        。隨    。不    (Phàm An Nam quan lại lai quy hàng giả, tức lục tục khiển chi lai triều, thính trẫm diện dụ, cấp dữ ấn tín, tỷ hoàn quản sự. Nhu hoặc sự thế vị khả hựu tại, tùy nghi xử trí, bất khả chấp nhất).
(19)   Điều thứ tư trong Sắc chỉ bí mật, đề ngày 4 tháng Bảy nhuận năm Vĩnh Lạc thứ 4   
                             (21.8.1406), Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 17a. Nguyên văn: 
         便  之。委        (Phỏng vấn cổ thời đồng trụ sở tại, diệc tiện toái chi, uỷ chi ư đạo dĩ thị quốc nhân).
(20)  Điều ghi thêm thứ hai trong Sắc chỉ đề ngày 9 tháng Giêng năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407),Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 25b.
(21)  Trích thư bọc sáp của tướng Minh Vương Thông gửi về nước năm 1427. Một viên quan cai trị khác của nhà Minh là Giải Tấn cũng từng tâu lên vua Minh những lời tương tự. Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Tập III, Cao Huy Giu dịch, NXB Khoa học xã hội, in lần thứ hai, H., 1972; tr. 47.
(22)  “Chiếu bá cáo thiên hạ về việc bình định An Nam”, đề ngày 1 tháng Ba năm Vĩnh Lạc thứ 5
                  (1407), Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 27b. Nguyên văn:               帝。以        。周        。毀      。謗        。欺聖   。無   
 (... tự dĩ vi đạo ưu ư Tam vương, đức cao ư Ngũ đế, dĩ Vũ Thang Văn Vũ bất túc pháp, Chu Công Khổng Tử vi bất túc sư, hủy Mạnh Tử vi đạo Nho, báng Chu Trình Trương Chu vi phiếu thiết. Khi thánh khi thiên, vô luân vô lý).
(23)   Sắc chỉ bí mật, ban bố 10 điều cho quân lính tuân theo, xếp thứ tự ngay sau đạo sắc đề ngày
4 tháng Bảy nhuận năm Vĩnh Lạc thứ 4 (21.8.1406). Việt kiệu thư,
Sđd, Q. 2; tờ 16a - 17b. Nguyên văn: 
  。除         。外              習。如         。片        。其               安南            
(Binh nhập, trừ Thích, Đạo kinh bản kinh văn bất hủy. Ngoại nhất thiết thư bản văn tự dĩ chí lý tục đồng mông sở tập, như “Thượng đại nhân Khưu ất dĩ” chi loại, phiến chỉ chích tự tất giai hủy chi. Kỳ cảnh nội Trung Quốc sở lập bi khắc tắc tồn chi. Đãn thị An Nam sở lập giả tất hoại chi, nhất tự bất tồn).
(24)  Điều khoản bổ sung vào sắc chỉ đề ngày 21 tháng Năm năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), 
                                           Việt kiệu thư, Q. 2, tờ 33a. Nguyên văn: 
                    童蒙             。片  隻字及       。見   便  壞勿存 。今 聞軍             。必                    其如  。必        。爾       。號               便焚      
 (Lũ thường dụ nhĩ, phàm An Nam sở hữu nhất thiết thư bản văn tự, dĩ chí lý tục đồng mông sở tập, như “Thượng đại nhân Khưu ất dĩ” chi loại, phiến chỉ chích tự cập bỉ xứ tự lập bi khắc, kiến giả tức tiện hủy hoại vật tồn. Kim văn quân trung sở đắc văn tự bất tức lệnh quân nhân phần hủy, tất kiểm thị nhiên hậu phần chi. Thả quân nhân đa bất thức tự, nhược nhất nhất lệnh kỳ như thử, tất trí truyền đệ di thất giả đa. Nhĩ kim nghi nhất như tiền sắc, hiệu lệnh quân trung đãn ngộ bỉ xứ sở hữu nhất ứng văn tự tức tiện phần hủy, vô đắc tồn lưu).
(25)  Chỉ người Việt.
(26)  Sắc chỉ đề ngày19 tháng Năm năm Vĩnh Lạc thứ 5 (25.6.1407), Việt kiệu thư,
                                    Sđd, Q. 2; tờ 32a. Nguyên văn: 
     [        去手 敕及         帶去   子。及     。盡                      便 
(Kim An Nam dĩ bình [...] Trừ chế dụ ngoại ứng phát khứ thủ sắc, cập ký sự tiểu thiếp Thành Quốc công lĩnh đới khứ tiểu sách tử, cập điều hoạch sự kiện, tận số kiểm đối, mật phong kiểu lai. Bất hứa tồn lưu nhất tự, lậu lạc tại bỉ bất tiện).
&&
&

Những nhục hình khủng khiếp ở Trung Quốc thời xưa
Ngày hôm nay vẫn còn áp dụng cho Pháp Luân Công
Những bức tranh được tìm thấy trong sách cổ đã phác họa lại
những nhục hình khủng khiếp thời xưa tại Trung Quốc.
§
Người ta vẫn thường nghe kể hoặc đọc được trong sách cổ về những nhục hình ghê rợn như tứ mã phanh thây, mổ bụng moi gan, chặt đầu lột da, bỏ vạc dầu…, nhưng nhiều người vẫn chưa hình dung được những hình phạt khủng khiếp này.
Sau đây là hình ảnh của những nhục hình mà Minh Thành Tổ đã dành cho dân Việt trong suốt 20 năm (1406-1427).

Xuất xứ : Tài liệu này lấy trong Tứ Khố Toàn Thư ở Bắc Kinh.
Nhà Thanh tức rợ Kim (Mãn Thanh ngày hôm nay) là ngoại chủng đánh chiếm nước Tàu. Vì muốn hủy diệt văn hóa Tàu để người Tàu tự nguyện thắt bím như  người Mã n Thanh nên phải tiêu diệt văn hóa của dân Tàu mà ta quen miệng gọi là dân Hán.
Nhưng nhà Thanh đã khôn khéo bằng cách hạ lệnh gom hết các sách và chia làm 4 loại để vào 4 kho ở Bắc Kinh cho thiên hạ tự do đến tra cứu với mỹ từ là: Tất cả các sách đều là chữ Thánh Hiền nên phải được bảo quản kẻo thất truyền. Người dân phải đem nộp để chánh quyền bảo quản, ai trái lệnh mất đầu với lý do coi thường văn hóa người xưa.
Đem vô Tứ Khố Toàn Thư thì được, sỹ phu đến để tham khảo cũng được tự do…..nhưng di chuyển khó khăn nên ít người tới thăm.
Ø       Toàn Thư : Thư là sách, Toàn là tất cả.
Cước chú :
Danh xưng Việt Nam mới có từ thời Gia Long (1802) do vua Tàu là Càn Long phong cho danh xưng này.
Lúc đó Nguyễn Ánh sai sứ giả đem trả ấn tín ban cho Quang Trung và xin được phong niên hiệu là Gia Long (khởi binh từ Gia Định, thành công ở Thăng Long nên xin niên hiệu là Gia Long) và quốc hiệu xin đổi thành Nam Việt (tức đất của Triệu Đà khi xưa, phía nam sông Dương Tử là đất của người Việt), ý muốn xin Quảng Đông mà vua Càn Long đã hứa cho vua Quang Trung làm của hồi môn khi đồng ý gả công chúa cho Ngài nhưng không dám ngỏ ý. Biết như vậy nên vua Càn Long phết cho quốc hiệu là Việt Nam ; có nghĩa là dân Việt ở phía Nam thì Trẫm phong cho vương hầu, còn dân Việt ở phương Bắc (từ Quảng Đông lên đế sông Dương Tử) là dân của Trẫm cai trị đừng có lộn xộn.
--------------------------------------------------------------


Một hình phạt ác độc của người TÀU : Làm chết bằng cách gây nhột trong lỗ mũi


Đây là hình phạt do Tần Thủy Hoàng thường dùng để giết nô lệ và bại quân: Chôn sống.
       (Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ)
                     ((Đấu tố trong vụ cải cách ruộng đất vào thập niên 1950)
  
  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét