Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

Bài số 3.08: Tư tưởng Nguyễn Trãi: Linh hồn kháng chiến Lam Sơn

Chương trình Nhân Văn Việt Tộc
Năm thứ 3 (2015); bài số 8


Tư tưởng Nguyễn Trãi: Linh hồn kháng chiến Lam Sơn
Bài số 3.08
Soạn giả: Tân Việt Nam
Bài soạn này gồm 5 phần:
Phần 1 :  DẪN NHẬP.
Phần 2 :  THUYẾT TRÌNH (tóm tắt phần Tham Luận)
Phần 3 :  THAM LUẬN.
Phần 4 :  TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Phần 5 : TRAU DỒI KIẾN THỨC để biết sai nhầm và thiếu sót của tài liệu tra cứu.

Phần 1 : DẪN NHẬP

Bài soạn này nhằm mục đích tìm hiểu Tư tưởng Nguyễn Trãi: Linh hồn kháng chiến Lam Sơn, nhắc nhở các thế hệ tinh thần chống xâm lăng, nhất là chủ nghĩa bành trướng Đại Hán của Trung Cộng
Bài soạn tập trung vào các Nội dung chính :
·       Nguyễn Trãi là một sử gia uyên thâm, biết áp dụng sự học để thâu hồi tự chủ.
·       Nguyễn Trãi là vị quân sư đại tài về chiến lược văn hóa (tâm công; Bình Ngô Sách) và chiến lược quân sự (chém Liễu Thăng, dẹp tan quân Tàu xâm lược).
·       Nguyễn Trãi là linh hồn kháng chiến Lam Sơn (10 năm gian khổ).
·       Nguyễn Trãi là nhà Văn Tài vĩ đại (Bình Ngô Đại Cáo, Thơ văn...)


1.                  Phần 2 : THUYẾT  TRÌNH

2.1.- Chúng ta tìm thấy ở Nguyễn Trãi 4 thiên tài dưới đây. Đó là thành quả của nền giáo dục nhà Hồ đem Toán học vào tam giáo đồng nguyên.
a)      Sử gia uyên bác, biết rõ lịch sử nước Văn Lang và tư tưởng người xưa khi lập quốc: Duy ngã Đại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang.
b)     Nhà chiến lược dùng văn hóa để chiến thắng bạo lực (Công tâm bằng văn hóa và lịch sử: Bình Ngô sách).
c)      Quân Sư lỗi lạc (cố vấn chiến thuật: dưới Ninh-kiều máu chảy thành sông; bến Tụy-động xác đầy ngoài nội).
d)     Nhà chánh trị già dặn (Thể lòng trời bất sát, tha cho Vương Thông, Mã Anh về Tàu trống ngực chưa thôi)

a)- Sử gia uyên bác: Chủ trương đối tác bình đẳng, xóa bỏ tâm trạng thuộc quốc.
Tất cả những tư tưởng đó đả dược ký thác trong 2 câu để nói lên khí phách Rồng Tiên ngay trong khi bắt đầu lập quốc vào năm 2.879BC.
Hai câu đó là:
Duy ngã Đại Việt chi quốc,
Thực vi văn hiến chi bang.

Câu thứ nhì đã nói rõ bối cảnh lập quốc và cứu cánh phải đạt tới để chứng minh rằng dân Việt có đời sống Tâm Linh huy hoàng mà dân Tàu không có.
Thế hệ chúng ta không cảm thấy hùng khí là vì đã đoạn tuyệt với tiền nhân nên có đầu óc tự ty mặc cảm vì không biết sử Việt một cách trung thực và đầy đủ; nên còn nghi hoặc cho rằng ông Nguyễn Trãi đề cao tinh thần Việt quá lố. Do đó chúng tôi xin được dùng bản văn chữ Tàu để giải thích như sau cho rõ; vì dựa trên bản dịch là dựa vào tư tưởng của ngưòi dịch sai hay đúng là tùy theo kiến thức của họ cao hay thấp.
Thông thường muốn hiểu tư tưởng người viết với mục đích truyền đạt kinh nghiệm xương máu cho hậu thế như Quốc Sư Nguyễn Trãi thì người dịch ít nhất phải có kiến thức bằng 70% kiến thức của người viết, chỗ còn lại thì suy ra.

Rằng: Lịch sử lập nước Văn Lang, dựa theo tài liệu mà hầu hết chúng ta đều biết thì:
·         Nước Văn Lang được thành lập vào năm 2.879BC.
        Theo tài liệu của giáo sư Stephen Oppenheimer (2003), lấy trên web site: MANKIND, thì niên kỷ này đúng chứ người xưa không bịa ra đâu.
        Lịch sử hòn đảo Đài Loan cũng minh xác điểm này.
        Lịch sử Tàu Mao hay Tàu Tưởng viết cũng không phản bác điểm này.
        Khoa học đã chứng minh niên đại quần cư và định cư của dân nông nghiệp ở vùng Thái Bình Dương nên không ai nói khác được (xin coi thêm phần tham luận bài số 3.10.: Nguy hiểm của xâm lăng tiệm tiến).

        VĂN HIẾN: Ông Nguyễn Trãi (1428) nói 4 ngàn năm Văn Hiến không sai (2.879+1428=4.307 năm) ; nay đã gần 5.000 năm văn hiến (2.879+2015=4.894 năm) nên chúng ta không thể nói là 4.000 năm văn hiến được mà phải nói lá gân 5.000 năm văn hiến mới đúng (đơn vị văn hiến là 1.000 năm,  đơn vị cuộc sống là 100 năm, đơn vị thế hệ là 20 năm)

·         Nước Văn Lang thành lập bởi 15 Bộ Lạc, mỗi bộ lạc có ông Lãnh Vương; tả hữu giúp việc có ông Lạc Hầu (quan văn) và ông Lạc Tướng (quan võ).
Rõ rằng nước Văn Lang là một liên bang gồm 15 tiểu bang.
        Chữ Bộ có nghiã là một vùng độc lập như Bộ Kinh Tế, Bộ Giáo Dục....  mỗi bộ chăm lo một việc, không được dẫm chân lên nhau.
        Chữ Lạc có nghĩa là an vui.
        Muốn được an vui thì các vùng phải liên kết với nhau để chống quân Ngô xâm lược, do đó phải lập Liên Bang với tinh thần Tự Trọng (Văn Lang) và tinh thần Cầu Tiến (Việt= vượt mọi trở ngại để tiến bằng người) và tư tưởng tương thân tương ái (nhân ái), bình đẳng (nhân bản) như chuyện 100 trứng, 100 con sinh nở cùng một thời điểm lại cùng một dòng máu; do đó chúng ta mới hãnh diện về danh từ Đồng Bào (cùng một bọc) mà không một chủng tộc nào có ý niệm này cả (ý niệm về Việt Đạo = xây dựng xã hội hài hòa).
        Nhiệm vụ của ông Hùng Vương là lo biến Liên Bang thành một dân tộc thuần nhất về mọi mặt, nhất là về Văn Hóa và Ngôn Ngữ để có cuộc sống hài hòa.
        Văn là đẹp, Lang là người đáng được kính trọng (tức là Việt Giáo).
        Văn Lang là người Hào Hoa, Phong Nhã, Phóng Khoáng Hào Hiệp, Lịch Sự Bặt Thiệp (coi cuốn Phan Bội Châu Tự Phán nói về 2 ân nhân là: Đại Hỷ Thái Lang (ông bác sỹ cho tiền di tản; vợ con và dân làng không ai biết nghĩa cử này cả) và Đại Nghĩa Thái Lang (ông Lý Trưởng kêu gọi dân làng giúp sức để khắc bia đá ghi ơn trên mộ phần ông bác sỹ). Hiện nay bên Nhật Bản còn ngôi mộ này và dân trong làng rất hãnh hiện đã giúp những người có chí lớn.

·         Tất cả các tiểu bang đều theo văn hóa nông nghiệp: Nhân bản và nhân ái làm đầu.
        Chuyện Lạc Long và Âu Cơ cũng nói lên tinh thần này.
        Chuyện 100 trứng, 100 con là truyền kinh nghiệm đấu tranh xương máu giữa Việt vương Câu Tiễn (lãnh địa Quảng Đông mang danh xưng là Lạc Việt) với nước Ngô của vua Phù Sai (vùng Phúc Kiến, Hồ Nam và Chiết Giang ngày hôm nay).
        Chuyện Câu Tiễn nếm cứt Ngô Phù Sai để chẩn bệnh là chuyện có thực, nhưng lại là giả vì: Theo mưu kế của ông Phạm Lãi thì Ngô Phù Sai mắc bệnh thương hàn nên bịa ra là trong cứt có vị chua (bệnh thải hồi), vị chát (dấu hiệu bình phục) và ngọt là ăn lại sức; để được thoát chết thì mới rửa hận được.
        Mưu kế như sau: Lấy ngón chỏ (bên phải) chấm vào cứt và đưa lên mồm nếm bên cạnh, bằng cách đưa tay trái cầm mảnh dẻ rách lên cùng lúc để che mắt mọi người; sau đó lấy dẻ chùi ngay cứt và mồm cùng một lúc.
        Ở thời điểm đó chưa có giấy bút nên đề bằng bia miệng; do đó phải kể dưới dạng huyền thoại để ai ai cũng muốn nghe và cũng muốn kể lại cho con cháu.
        Lạc Long, Âu Cơ, Văn Lang, Lạc Hồng và Việt là những tín hiệu kết hợp dân tộc chống xâm lăng; vì mình là dòng dõi quý tộc không ai bằng (sang, giỏi, khỏe và nhân từ như Rồng và Tiên). Đây là giá trị truyền thống dùng để kết hợp dân tộc và phục hồi khí phách khi lâm nguy. Bằng cớ là ngày hôm nay chúng ta vẫn nêu cao ý tưởng này;  mặc dù không hiểu nguồn gốc và ý nghiã của nó một cách rõ ràng.
        Lạc Long là vua Rồng đem an bình (an lạc) đến cho dân Việt.
        Âu Cơ là lấy tình người làm trọng (nhân ái như tiên).

·         Văn Hiến : Văn Hiến là bản văn ghi rõ trách vụ và quyền lợi của tất cả mọi thành phần trong một quốc gia, nay chúng ta gọi là Hiến Pháp.
        Khi lập quốc thì bắt buộc phải phân chia công tác và mọi người phải dựa vào nhau để xây lực nên bắt buộc phải có Văn Hiến.
        Văn Hiến dùng để bảo vệ Văn Hóa.
        Văn Hóa phát sinh khi có cuộc sống quần cư. Cuộc sống quần cư chỉ có khi tự sản xuất ra thực phẩm; tức là từ khi có nông nghiệp (#13.000BC). Trước đó con người sống lẻ tẻ vì mưu sinh nên chưa biết nói vì chưa cần tới, hơn nữa tư tưởng rỗng tuếch nên không có gì để diễn tả.
        Nông nghiệp có là nhờ sự sáng chế ra đồ gốm (đất nung) dùng để luộc tôm, cá, khoa sắn và lúa để húp cháo khi đói (lúc trái mùa nên trái cây không còn và tôm cá cũng hết).
        Sau đó mới phát hiện ra: Ngũ cốc là thực phẩm dự trữ khi đói, vì nó không chóng hư như trái cây hay thịt cá. Từ đây mới nảy sinh ra nghề nông để dự trữ thực phẩm vào mùa đông: Tôm cá hay thịt thài, trái cây khó kiếm trong mùa đông.
        Từ nghề Nông mới phát minh ra Miêu Lịch tính theo sao trên bàu trời (#8.000BC) để cầy cấy đúng mùa thì mới thu hoạch được thực phẩm. Lúc này ăn no mới tưởng tượng ra là các ngôi sao có ảnh hưởng đến cuộc sống rất phức tạp trên trái đất, do đó mới đẻ ra Lý Dịch (#6.000BC)
        Lợi dụng ý niệm về Lý Dịch, ông Khổng Tử mới bổ xung bằng Soán Truyện (tức tự ông suy luận những chỗ hở của Lý Dịch) và biến nó thành Kinh Dinh để bảo vệ thuyết Thiên Mệnh của ông (#500BC); Dịch có nghĩa là sự biến đổi của vạn vật.
Lý là lý lẽ thì như vậy, nhưng có thể sai vì đó là suy luận của con người. Còn Kinh là luôn luôn đúng, vì nó là nguyên lý thiên nhiên.

Ngày hôm nay thì chúng ta đã biết là các ngôi sao chẳng dính chi đến cuộc sống của con người trên trái đất cả; vì quan niệm vận hành của vũ trũ trong thời Điện Tử hoàn toàn khác với ý niệm thời đồ đồng của ông Khổng Tử là: Trời tròn, đất vuông; trời che, đất chở.


Tóm lại:
Văn Minh là sự sáng tạo ra đồ dùng để cải tiến cuộc sống. Văn minh có từ ngày biết dùng lửa để làm đồ gốm (thời kỳ đá ghè, khoảng 100 ngàn năm trước tây lịch).
Văn Minh đẻ ra Văn Hóa và Văn Hóa đẻ ra Văn Hiến, nay ta gọi là Hiến Pháp. Văn Hiến cần Luật Pháp để bảo vệ (nay ta gọi là Pháp Luật).
Văn là đẹp, chữ Hóa đi từ Phong Hóa mà ra. Phong có nhiều nghĩa, nhưng ở đây là cách ăn ở, suy nghĩ như Phong Cách, Phong Độ, Phong Lưu, Phong Thái.... Hóa là thay đổi.
Vậy thì chữ Văn Hóa có nghĩa là thay đổi cách ăn ở và suy nghĩ sao cho hợp thời một cách đẹp đẽ. Rõ ràng là dù muốn hay không thì Văn Hóa bắt buộc phải thay đổi theo văn minh.
Tỷ dụ ngày hôm nay chúng ta không thể nào ăn nói lỗ mãng như thời đồ đá hay đồ đồng được. Bây giờ là thời đại Điện Tử nên cách ăn ở, cách sinh hoạt cộng đồng và cách suy tư phải khác với thời đại kỹ nghệ vừa qua.
      ü            Giải thích 2 câu pháo lệnh: Duy ngã ại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang.
Với sự hiểu biết thấu đáo về lịch sử như ông Nguyễn Trãi thì quốc sư muốn nói là:

Nói theo văn xuôi: Chỉ có nước Đại Việt của Ta, thực sự đi vào từng tiểu bang một (thực vi) thì tất cả đề có nền Văn Hiến nhân bản và nhân ái của loài người (văn hiến nông nghiệp), còn nước mi có nền văn hiến rừng rú (mạnh được yếu thua của loài thú).
Nói theo văn vần: Chỉ có nước Đại Việt của Ta mới thực sự là nước có nền văn hiến của loài người

Chúng ta cũng không ngạc nhiên về sự hiểu biết của ông Nguyễn Trãi vì: Ông được huấn luyện trong nền giáo dục nhân bản và nhân ái của Hồ Quý Ly. Hồ Quý Ly theo nền giáo dục Tam Giáo Đồng Nguyên (khoa học nhân văn) của nhà Trần và thêm vào đó môn Toán Học để mở rộng khoa học thực dụng như ngày hôm nay. Bên trời Âu lúc đó khoa Toán Học mới bắt đầu phát triển để theo sau là khoa học thực dụn, rồi đến phát minh ra máy móc ma ta gọi là thời đại kỹ nghệ thép.
Dân ta đã bỏ lỡi phát triển để bằng người.

b)- Dùng văn hóa để chiến thắng bạo lực: Công Tâm bằng văn hóa và lịch sử
Ta đây mưu phạt công tâm, không đánh mà người phải khuất mà chúng ta có thể áp dụng vào thế trận diệt Cộng của chúng ta ngày hôm nay.
Công tâm trong Bình Ngô Sách của ông Nguyễn Trãi là dùng lịch sử oai hùng của cha ông và nền văn hóa nhân ái của Rồng Tiên để ran dạy người Việt hãy hồi tâm, nghĩ đến hậu thế. Dù có đi phục vụ giặc Tàu thì cũng hãy giữ tư thế bình đẳng và sẵn sàng làm gián điệp cho kháng chiến Lam Sơn. Vì thế nên giặc dùng người mà không tin cẩn, chỉ nơm nớp lo chúng phản, ngược lại còn giết người trung tín vì mắc mưu gián điệp của kháng chiến.
Ngược lại bên kháng chiến Lam Sơn thì biết rõ binh tình và mưu kế của giặc để giăng bẫy dùng đoản binh chống trường binh như các trận đánh lịch sử nói trong bài Bình Ngô Đại Cáo.

Nay chúng ta đã biết cách Tâm Lý Chiến của Quốc Sư Nguyễn Trãi, vaây thì chúng ta phải além gì, và có thể làm được gì để làm tan rã tay chân của bọn Cộng Nô?
Theo ngôn từ ngày hôm nay thì đây là phương thức "đấu tranh bất bạo động" để chuyển cán cân quyền lực về tay nhân dân.

c)  Nhà Quân Sư lỗi lạc (Quân Sư=cố vấn chiến thuật)
Khi đụng trận thì quân số của ta bao giờ cũng ít hơn quân số của giặc, ấy thế mà ta thắng luôn là nhờ các vị tướng lãnh đã biết áp dụng kế sách bình Ngô của ông để có quyết tâm diệt giặc nên 1 người có thể chống với 10 người. 
Theo kế sách này thì ông chủ trương cuộc chiến nhân dân; quân với dân như cá với nước cùng hợp tác để giết giặc, vì thế nên quân Lam Sơn được huấn luyện rất chu đáo về văn lẫn võ để có thể ứng biến tại trận tiền

Điển hình là trận Chúc Động và Tốt Động (hay Tụy-động). Bên ta chỉ có 2 trung đoàn, khoảng 4.000 người mà bên Vương Thông có tới 30.000 quân tại trận địa. Bên ta giăng bẫy để đưa giặc vào tử địa phải mở đường máu để thoát thân.
Trận địa như sau:
        Ngay sau khi vây giặc ở Tây Đô (Thanh Hóa) thì kháng chiến Lam Sơn gửi ngay 3 trung đoàn (khoảng 6.000 người) ra Bắc để cộng tác với kháng chiến địa phương. Dân và quân ở điạ phương làm chỉ điểm, cung cấp lương thực và nơi ẩn náu, áp dụng chiến tranh nhân dân: Toàn dân kháng chiến, toàn diện đấu tranh.
        Kháng chiến Lam Sơn áp dụng chiến thuật phân tán mỏng để quấy rối bằng du kích chiến. Khi cần thì tụ nhanh, đánh mạnh rồi rút nên quân của Vương Thông khó bề tiêu diệt chỉ vì có dân che chở.
        Để nhử mồi, quân của Lý Triện (đổi quốc tính thành Lê Triện) đóng ở Ninh Kiều, quân của Đinh Lể và quân của Nguyển Xí là quân di động (biệt kích) một toán quấy phá Đông Đô và một cánh giành dân chiếm đất huấn luyện kháng chiến.
        Vương Thông biết vậy nên quyết đem 30.000 quân trong số 100.000 lính, đánh úp để tiêu diệt quân Lý Triện ở Ninh Kiều.... Thế là trúng kế của Lý Triện.
        Vương Thông đóng binh ở bến Cổ-sơ (Thạch Thất - Sơn Tây), Phương Chính đóng ở Sa-thôi (huyện Từ Liêm) và Mã Kỳ đóng ở Thanh-oai; đồn lủy bao vây quân Lý Triện.
        Phương Chính và Mã Kỳ chặn đường lui binh; còn Vương Thông tấn công thẳng vào Ninh Kiều.

Vì áp dụng chiến tranh nhân dân nên bên ta biết kế hoạt này.
        Khi quân Tàu vừa hạ trại thì quân của Lý Triện tấn công quân của Mã Kỳ, sau đó đánh tiếp quân của Phương Chính; chúng phải chạy về hợp với quân của Vương Thông để báo cáo tình hình.
        Sáng hôm sau quân Lý Triện đánh Vương Thông để thử sức và mất 1 voi, thế là lui binh để giăng bãy. 
        Thừa thắng xông lên để lấy khí thế, quân Vương Thông phá tan doanh trại Lý Triện, trong khi Lý Triện lui binh về làng Bụa để nhử địch vào tử địa.
        Ngay tối hôm đó thì quân của Đinh Lễ đóng ở Thanh Đàm (nay là Thanh-trì có bánh cuốn nổi tiếng là ngon ở gần Hà Nội) bí mật chuyển quân để phục binh quãng đường từ Chúc Động đến Tốt-động (Tụy-động); trên đuờng từ Ninh Kiều đến Cao-bộ (láng Bụa).
        Từ Ninh Kiều đến Cao-bộ chỉ có 2 lối : một con đường đến thẳng làng Bụa, còn lối kia thì phải qua Chúc-động và Tốt-động là đường đất nhỏ và trơn vì trời mưa trên đất thịt. vì chủ quan nên nghĩ rằng chuyến này quân Lý Triện hết đường thoát thân vì đinh ninh rằng không có quân của Đinh Lễ đến tiếp chiến và dân làng hổ hởi tham gia bằng bàn chông, đòn sóc và câu liêm làm vũ khí.
Ngay sáng hôm sau Vương Thông phái một toán trực chỉ làng Bụa tấn công, còn đại binh đi đường bọc hậu để tiêu diệt. Hai bên giao ước là khi chiến xong làng Bụa thì đốt 3 tiếng phá làm hiệu.
Vì tất cả kế hoạch của địch thì bên Lam Sơn đều biết hết (tình báo giỏi là nhờ công tâm) nên:
Ngay đêm hôm đó quân của Đinh Lễ hành quân ở Đông Đô (Thăng Long) bí mật chuyển đến đóng chốt ở Chúc Động, còn quân của Lý Triện ở làng Bụa đóng chốt ở Tụy Động. Dân làng Bụa thì làm bàn chông và dùng đòn sóc (đòn gánh lúa có 2 đầu nhọn) hay câu liêm để trợ chiến. Đường bọc hậu phải đi qua Chúc Động, Tụy Động rồi mới tới làng Bụa.
Đường thì dài lại hẹp và trơn nên quân Tàu phải dàn mỏng và đi chậm. Quân ta phục bên đường trong các đống rơm, bên kia là ruộng nước nên không nhìn thấy chông đầy đồng. Trận địa thuộc huyện Mỹ Chương, phía đông có con sông Đáy phía tây có con sông Bùi chảy vào sông Đáy, thường gọi là Ngã Ba Thá.

Hiệu lệnh như sau:
Khi quân Tàu tới làng Bụa thì bên ta đốt 3 trái pháo rồi rút lui chặn đuờng để bảo vệ chốt ở Tụy Động.
        Vì ngỡ ngàng nên toán quân Tàu đánh chiếm làng Bụa án binh bất động, không dám tấn công vì sợ phục binh.
Trong khi đó, quân Vương Thông hối hả tiến mau để chặn đường lui binh của Lý Triện; do đó phải trải dài là làm mồi cho phục binh.
        Khi lọt vào ổ phục binh rồi thì bên ta xung kích: Chốt Chúc Động chặn đường tiếp ứng để chốt Tụy Động tiêu diệt. Phục binh trong các đống rơm nhào ra đánh, dân làng dùng gậy gộc tiếp chiến. Hiệu lệnh là: Loại giặc ra khỏi vòng chiến bằng thương tích, dùng thì giờ để đánh cho bị thương càng nhiều càng tốt. Khi xong chiến trận thì quay lại giết sau. 

Vì bị đánh bất ngờ nên quân Tàu hoảng hốt chạy xuống ruộng có đầy chông gài nên chết như rạ. Tướng Trần Hiệp chết tại trận, Vương Thông phải mở đường máu mới thoát về thành Đông Đô (Thăng Long) để cố thủ. Ta gọi đây là chiến thuật chặt đôi đập đầu. Khi đập sắp xong thì lại mở đường chúng tiếp ứng rồi đập tiếp nên quân ta ít mà giữ thế chủ động là thế: Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn; đây là sức mạnh của trí tuệ (tâm linh). Buộc Vương Thông phải mở đường máu về cố thủ trong thành Thăng Long để đợi viện binh của Liễu Thăng (10 vạn quân)  và Mộc Thạch (10 vạn quân).
Một vạn bằng 10 ngàn. Ngày trước cách tính theo cột là: Đơn vị, Chục, Trăm, Ngàn, Vạn, Ức, Triệu, Chục Triệu, Trăm Triệu, Tỷ..... Ngày trước dân ta xướng từng cột một; nay theo cách xướng của tây Phương thì xướng từng chùm 3 cột một nên không có cột VẠN và cột ỨC nữa

d)- Nhà chánh trị già dặn (Thể lòng trời bất sát, tha cho Vương Thông, Mã Anh về Tàu trống ngực chưa thôi).
Vấn đề đặt ra là: Tiêu diệt Vương Thông trước khi viện binh qua hay đánh viện binh trước rồi quay lại giết Vương Thông sau.
Lúc đó quân của Vương Thông còn một nửa (5 vạn), quân của liễu Thăng 10 vạn qua ngả Lạng Sơn và quân của Mộc Thạch 10 vạn qua ngả Cao Bằng thì chưa tới tiếp cứu.
Bên Lam Sơn có 25 vạn. Quân số tương đương, hùng khí đang lên nên mọi nguời đề nghị đánh dứt điểm Vương Thông trước khi viện binh tới.
Nghe thì rất có lý, nhưng ông Nguyễn Trãi bàn mưu như sau:
1)     Vây thành Đông Quan (Thăng Long) thật chặt để làm kế nghi binh; Vương Thông không dám xuất quân để tái chiếm đất đai.
2)     Dùng văn tài để dọa quân Mộc Thạch án binh bất động ở Quảng Tây.
3)     Dùng lời văn vừa yếu vừa gân để chọc tính háo chiến háo thắng của Liễu Thăng.
4)     Xuất kỳ bất ý, kéo quân vây Đông Quan đi đánh úp Liễu Thăng. Thắng trận này là Mộc Thạch lui binh, Vương Thông viết sớ xin bải binh.
Còn đánh Vương Thông thí nó cố thủ đợi viện binh, nên khó thanh toán chiến trường trước khi viện binh tới. Lúc đó ta bị đánh bọc hậu thì chưa chắc đã ăn, hơn nữa là thiệt hại sinh mạng và tài sản trong khi đất nước đang cần cho việc tái thiết xứ sở.

Cuối cùng mọi người nghe kế sách của Nguyễn Trãi và đã thành công như dự trù.
Hiềm một nỗi là Vương Thông chỉ là tướng nên hắn đề nghị hưu chiến để đợi lệnh bãi binh của Minh Thành Tổ

Hội nghị Bồ Đề (một loại hội nghị Diên Hồng) được triệu tập vì sợ đây là kế hoãn binh của giặc nên phải thận trọng. Mọi người đều đồng thanh yêu cầu nhà vua hạ lệnh tấn công thành Thăng Long, phần để trả thù, phần để dứt điểm bằng vũ lực. Lê Lợi thi đang do dự nhưng trong lòng thì quyết đánh. Riêng ông Nguyễn trãi trình bày lợi hại như sau:
        Ta dùng võ lực đánh thì được, nhưng xong rồi bọn nhà Minh lại kéo qua, như vậy không bao giờ chấm dứt chiến tranh cả; đất nước sẽ tàn lụi chỉ vì hận thù nên giết chúng.
        Mục đích của chúng ta là chấm dứt chiến tranh chứ không phải trả thù nên phải dùng biện pháp chánh trị để chúng bãi binh, chứ không phải lui binh. Do đó phải xúi Vương Thông đang sợ chết, viết sớ xin bãi binh.

Tuy lời đề nghị này không được đa số tán thưởng, nhưng Lê Lợi sợ mất dịp làm vua nên đồng thuận và giao cho ông Nguyễn Trãi liên lạc với Vương Thông để hắn viết sớ theo ý mình.

Rút cục Vương Thông đề nghị muốn cho sớ được chấp thuận thì phải tôn phù con cháu nhà Trần như chiếu chỉ của Minh Thành Tổ xua quân qua với lý do nhà Hồ là ngụy triều.
Để mọi việc trôi chảy nên nhà vua đi kiếm Trần Cao dâng biểu xin phong; mặc dù biết mình chỉ làm vật tế  thần để Lê Lợi lên ngôi chánh thống.
Sau đó, phái đoàn gồm: ông Lê thiếu Dĩnh, ông Lê quang Cảnh và ông Lê đức Huy đem tờ biểu và lễ vật sau đây sang chầu Minh Thành Tổ ở Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay):
1.      Hai người bằng vàng để tạ tội đã giết Liễu thăng (thành tục lệ cống người vàng từ đây cho tới thời Hoàng Đế Quang Trung mới thôi-1789)
2.      Một lư hương bằng bạc
3.      Một đôi bình hoa bằng bạc
4.      Ba mươi tấm lụa
5.      Mười bốn đôi ngà voi
6.      Mười hai bình hương trầm
7.      Hai vạn nén hương duyến
8.      Hai mươi bốn cây hương trầm.

Tuy là 2 bên đều biết là giả dối nhưng cùng muốn chấm dứt chiến tranh nên Minh Thành Tổ phong cho Trần Cao làm vua nước Nam. Xin coi tờ biểu trong cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, quyển 1, trang 235.

Sau khi bãi binh thì dân ta nuốt hận cấp thuyền bè và lương thực cho đoàn quân Vương Thông về Tàu trong danh dự. Nhờ vậy mà chiến tranh chấm dứt, như ngược lại phải đối phó với nội chiến còn thiệt hại kinh khủng hơn là choông giặc Tàu. Đúng là giặc pha không bằng nhà cháy!

TRI TÂN:
Nay, chúng ta học hỏi được gì để kết hợp lòng người thì mới giữ được nền tự chủ?
Không có tự chủ thì không thể phát triển được.
Nhân Văn Việt Tộc đã tìm được lối thoát, nhưng toàn dân có muốn tự lực tự cường để tự cứu mình hay không? Nế có thì hay cố gắng bỏ tinh thần ỷ lại, tinh thần tự kiêu và tự mãn và bắt tay ngay vào việc với tinh thần hài hòa thông cảm để cùng nhau vượt khỏi những trở ngại của tổ tiên để lại từ thời Lê Lợi đăng quang Hoàng Đế (1428)

²


NGUỒN GỐC THẢM TRẠNG NGÀY HÔM NAY:

Đây là bước ngoặt rất trầm trọng trong việc suy thoái tư duy để có thảm trạng ngày hôm nay.
Nguyên do là Lê Lợi sợ văn nhân cướp ngôi nên sau khi nhận được sắc phong cho Trần Cao làm vua thì buộc Trần Cao phải tự tử, rồi xin phong cho mình vì dòng dõi nhà Trần không còn ai cả.
Khi được phong vương rồi thì ông lại sát hại văn nhân nên chương trình huấn luyện người tài đổi hướng. Thay vì Tam Giáo Đồng Nguyên để xây dựng Việt Giáo, và cho môn toán-pháp vào đề thi để tiến tới kỹ nghệ hóa như Tây Phương đương thời, thì nhà Lê lại đi thụt lùi bằng cách tôn vinh Nho Học để bảo vệ ngai vàng.
Tức là thay ý niệm "Toàn dân giữa nước" của dân nông nghiệp thành ý niệm "Đất của chúa lúc của trời" của dân du-mục; nên con cháu nhà Lê có quan niệm là: Thà làm vua nô lệ còn hơn làm dân một nước tự chủ.
Vì thế nên 2 con buôn chánh trị là Nguyễm Kim và Trịnh Kiểm mới dựng ngọc cờ "Diệt mạc Phù Lê" để sau này một bên giữ vua lấy chánh nghĩa, còn bên kia thủ thế để phỗng tay trên. Trịnh Nguyễn phân tranh là chuyện phải có, và nó là nguồn cội của mọi suy thoái.
Tư tưởng này nó đã thành nét ấn trong đầu người dân và nhất là trong đầu Lê Chiêu Thống, Gia Long, Hồ Chí Minh và những kẻ kế thừa.
Ø      Muốn dứt điểm thì chính người dân phải đứng lên đòi quyền tự chủ; còn ù lỳ thì sẽ tiêu vong.
[


KẾT LUẬN.
Sau khi phân tích tư tưởng của Nguyễn Trãi trong bài Bình Ngô Đại Cáo thì chúng ta có thế kết luận được rằng ông Nguyễn Trãi là một:
      ü            Sử gia uyên bác, biết rõ lịch sử nước Văn Lang và tư tưởng người xưa khi lập quốc.
      ü            Nhà chiến lược về mặt trận Công Tâm (Ngòi bút mạnh hơn súng đạn)
      ü            Nhà Quân Sư lỗi lạc (cố vấn chiến thuật tài tình).
      ü            Nhà chánh trị già dặn (Đánh viện binh Liễu Thăng và cấp thuyền về nước cho Vương Thông)
Nhờ lời khuyên của cha nên ông Nguyễn Trãi đã theo phò Lê Lợi mặc dù biết là mình sẽ gặp khó khăn sau khi chiến thắng, vì Lê Lợi ham chức vua hơn hạnh phúc người dân. Vì thế nên ông mới sai người viết chữ: Lê Lợi vi vương, Nguyễn Trãi vi thần bằng mỡ trên lá cây để kiế đục, lá rụng rơi xuống suối theo dòng ra sông; rồi phao lên là ý trời như vậy (Thiên Mệnh)

Dân tộc được hưởng độc lập nhưng lại mất tự do bằng chương trình tuyển chọn hiền tài thay đổi vì đầu óc hẹp hòi của ông Lê Lợi. Sự thay đổi quan niệm giữ nước đưa đến Trịnh Nguyễn phân tranh, Lê chiêu Thống cõng rắn về cắn gà nhà. Gia Long rước voi về dày mả tổ. Hồ Chí Minh bán nước cho Tàu cho Nga để mang xú uế muôn đời.

Rút cục hậu thế lãnh đủ hậu quả: Lòng người tan tác, tâm tư băng hoại, đất nước vô tổ chức. Muốn tránh tiêu vong thì thế hệ này hôm nay phải sáng suốt, né tránh sai lầm của người xưa và can đảnh nhận lãnh trách nhiệm, dù ở Hải Ngoại hay Quốc Nội.

Bài 3.10: Tư tưởng Ngô Đình Nhu là dịp để chúng ta tìm lối thoát cho dân tộc sao cho con cháu chúng ta được ngửa mặt nhìn đời.
Bài này sẽ đem ra thảo luận vào ngày 02/12/2015 trên Paltalk, room: Diendan hoiluan Phongvan Hientinh VN từ 16 giờ đến 21 giờ Paris (9giờ tối Saigon, 7 giờ sáng Los Angelès)
²[²
PHẦN 3 : THAM LUẬN

3.1.- Nguyễn Trãi: Quân sư số 1 về chiến lược đánh Tàu
Bình Ngô đại cáo là bài cáo của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt.
Về mặt văn chương, tác phẩm được người đương thời, ngay cả hậu thế, đều rất thán phục và coi là thiên cổ hùng văn. Có nhiều ý kiến cho rằng: đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của Việt Nam (sau bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt và trước bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Hồ Chí Minh).
Tác giả bài Đại Cáo này là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, Nguyễn Trãi. Ông tuy không tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu, nhưng cũng theo phò Bình định Vương Lê Lợi từ khi nghĩa quân Lam Sơn còn ở thế yếu trước sự đàn áp của quân Minh, đã vạch ra nhiều kế sách giúp cho nghĩa quân Lam Sơn thu phục nhân tâm và giành được ưu thế trên chiến trường. Tương truyền, ông là người nghĩ ra kế sách viết dòng chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” (Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi thần) trên lá cây, tạo ra như một điềm trời, khẳng định về yếu tố "thiên mệnh" cho Lê Lợi, làm lòng người nhanh chóng hướng về nghĩa quân Lam Sơn.
Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ đã phong thưởng cho Nguyễn Trãi là bậc cao trọng nhất bên văn quan, ông được ban quốc tính (tức được mang họ vua, họ Lê), tước Hầu (Quan Phục Hầu) chỉ kém tước Công một bậc. Trên thực tế ông vừa là cố vấn, vừa là quân sư, nhà chính trị, tài kiêm văn võ rất thân với vua.

Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi

 Năm 1406 quân Minh xâm lược nước ta. Ách đô hộ của giặc Minh đè nặng lên các tầng lớp nhân dân ta. Năm 1416, ở đất Lam Sơn- Thanh Hoá, Lê Lợi và 18 người cùng chí hướng đã làm lễ ăn thề ở Lũng Nhai, nguyện sống chết cùng nhau đuổi giặc cứu nước. Nguyễn Trãi- một tài năng xuất chúng, nổi bậc lên trong hàng ngũ tướng lĩnh nghĩa quân Lam Sơn. Ông đã góp công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Trong niềm hân hoan của cả dân tộc, tháng 2 năm 1428 Bình Định Vương Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết “ Bình Ngô đại cáo” tuyên bố cuộc đấu tranh chính nghĩa đã thắng lợi.
“Bình Ngô đại cáo” thắm đậm tư tưởng nhân nghĩa, là cội nguồn sức mạnh của cuộc kháng chiến.
Nhân nghĩa là tư tưởng của dân tộc được hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử. Mục đích của nhân nghĩa đã được khẳng định là “cốt để yên dân”, là bảo vệ hạnh phúc của nhân dân. Hạnh phúc lớn nhất của dân là được sống trong môi trường hoà bình, yên ổn làm ăn, không lâm vào cảnh chết chóc ,đau thương.
“Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trứơc lo trừ bạo”
Nhân nghĩa là tinh thần vì dân, là chính nghĩa của nhân dân, mang bản sắc dân tộc. Nhân nghĩa ở đây không phải là lòng thương người một cách chung chung, mà nhân nghĩa là để an dân, trừ bạo ngược để cứu nước,cứu dân. Muốn yên dân thì khi có giặc ngoại xâm trước tiên phải đứng lên chống giặc “trước lo trừ bạo”.
Nhân nghĩa gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc:
“Nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã riêng
Phong tục Bắc Nam cũng khác”
là niềm tự hào dân tộc “…hào kiệt đời nào cũng có”, là truyền thống yêu chính trực, ghét gian tà, căm thù sâu sắc bọn giặc cướp nước, bán nước:
“Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây vạ
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”
Nhân nghĩa còn là sự chia sẻ, cảm thông với nổi khổ của người dân mất nước:
“Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nổi rừng sâu nước độc
….
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng”
Nhân nghĩa là cội nguồn của cuộc sống. Có nhân nghĩa thì thành công , không nhân nghĩa thì thất bại. Bọn giặc Minh xâm lược đã:
“Dối trời, lừa dân đủ muôn nghìn kế
Gây binh, kết oán trãi hai mươi năm
Bại nhân nghĩa, nát cả đất trời”
Họ không có nhân nghĩa vì vậy cho nên phải chịu cảnh “ thây chết đầy đường” “máu trôi đỏ nước” “ nhơ để ngàn năm”
Nhân nghĩa làm nên sức mạnh, vì nhân nghĩa quân ta đã:
“Đánh một trận, sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận, tan tác chim muông”
Quân ta chiến thắng vì đã:
“Đem đại nghĩa thắng hung tàn
Lấy chí nhân thay cường bạo”
Nhân nghĩa còn là tinh thần yêu chuộng hoà bình, công lý, tình nhân loại , là sự hiếu sinh, hiếu hoà, sự độ lượng bao dung thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc ta, đã mở đường hiếu sinh cho kẻ thù khi chúng đã bị bại vong:
“Tướng giặc bị cầm tù như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc.
Vương Thông ,Mã Anh phát cho vài nghìn cổ ngựa,
về đến nước mà vẫn tim đập chân run.”
Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”
Cuộc kháng chiến chống quân Minh diễn ra lâu dài với muôn vàn khó khăn gian khổ nhưng thể hiện tinh thần quật khởi của một dân tộc anh hùng.
Tư tưởng nhân nghĩa trong “ Bình Ngô đại cáo ” thể hiện tinh thần nhân bản và giá trị nhân văn sâu sắc, là kim chỉ nam cho đường lối chính trị và quân sự của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tư tưởng đó đã giúp cho Lê Lợi giương cao ngọn cờ chính nghĩa, hiệu triệu quần chúng tham gia đánh đuổi giặc Minh. Nó biến thành sức mạnh to lớn đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.



Nguyễn Trãi: Bình Ngô Đại Cáo
Bản dịch của Ngô Tất Tố
Thay trời hành hóa, hoàng thượng chiếu rằng,
Từng nghe: 
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, 
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo; 
Như nước Đại Việt ta từ trước, 
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, 
Nước non bờ cõi đã chia, 
Phong tục Bắc Nam cũng khác; 
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập; 
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương; 
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, 
Song hào kiệt thời nào cũng có. 
Cho nên: 
Lưu Cung tham công nên thất bại; 
Triệu Tiết chí lớn phải vong thân; 
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô 
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã 
Việc xưa xem xét. 
Chứng cứ còn ghi. 
Vưà rồi: 
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà 
Để trong nước lòng dân oán hận 
Quân cuồng Minh thưà cơ gây loạn 
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh 
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn 
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ 
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế 
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm 
Bại nhân nghĩa nát cả đất trờị 
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi. 
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, 
Ngán thay cá mập thuồng luồng. 
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, 
Khốn nỗi rừng sâu nước độc. 
Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng. 
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt. 
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ, 
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng. 
Thằng há miệng, đứa nhe răng, 
Máu mỡ bấy no nê chưa chán, 
Nay xây nhà, mai đắp đất, 
Chân tay nào phục dịch cho vừa ? 
Nặng nề những nổi phu phen 
Tan tác cả nghề canh cửi. 
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, 
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi! 
Lòng người đều căm giận, 
Trời đất chẳng dung tha; 
Ta đây: 
Núi Lam Sơn dấy nghĩa 
Chốn hoang dã nương mình 
Ngẫm thù lớn há đội trời chung 
Căm giặc nước thề không cùng sống 
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời 
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối. 
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh, 
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ 
Những trằn trọc trong cơn mộng mị, 
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi 
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên, 
Chính lúc quân thù đang mạnh. 
Lại ngặt vì: 
Tuấn kiệt như sao buổi sớm, 
Nhân tài như lá mùa thu, 
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đở đần, 
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc, 
Tấm lòng cứu nước, 
Vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông, 
Cỗ xe cầu hiền, 
Thường chăm chắm còn dành phía tả. 
Thế mà: 
Trông người, người càng vắng bóng, 
Miịt mù như nhìn chốn bể khơi. 
Tự ta, ta phải dốc lòng, 
Vội vã hơn cứu người chết đói. 
Phần vì giận quân thù ngang dọc, 
Phần vì lo vận nước khó khăn, 
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần, 
Lúc Khôi Huyện quân không một đội. 
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn 
Ta gắng trí khắc phục gian nan. 
Nhân dân bốn cõi một nhà, 
Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới 
Tướng sĩ một lòng phụ tử, 
Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào. 
Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh, 
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều. 
Trọn hay: 
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, 
Lấy chí nhân để thay cường bạọ 
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật, 
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay. 
Sĩ khí đã hăng quuân thanh càng mạnh. 
Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía, 
Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân. 
Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại, 
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về. 
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm 
Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm. 
Phúc tâm quân giặc: Trần Hiệp đã phải bêu đầu 
Mọt gian kẻ thù: Lý Lượng cũng đành bỏ mạng. 
Vương Thông gỡ thế nguy, 
Mà đám lửa cháy lại càng cháy 
Mã Anh cứu trận đánh 
Mà quân ta hăng lại càng hăng. 
Bó tay để đợi bại vong, 
Giặc đã trí cùng lực kiệt, 
Chẳng đánh mà người chịu khuất, 
Ta đây mưu phạt tâm công. 
Tưởng chúng biết lẽ ăn năn 
Nên đã thay lòng đổi dạ 
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính 
Lại còn chuốc tội gây oan. 
Giữ ý kiến một người, 
Gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác, 
Tham công danh một lúc, 
Để cười cho tất cả thế gian. 
Bởi thế: 
Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng 
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy 
Đinh mùi tháng chín, 
Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại 
Năm ấy tháng mười, 
Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang. 
Ta trước đã điều binh thủ hiểm, 
Chặt mũi tiên phong 
Sau lại sai tướng chẹn đường 
Tuyệt nguồn lương thực 
Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế 
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu 
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong 
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn. 
Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá 
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau 
Lại thêm quân bốn mặt vây thành 
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc 
Sĩ tốt kén người hùng hổ 
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh 
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn 
Voi uống nước, nước sông phải cạn. 
Dánh một trận, sạch không kình ngạc 
Đánh hai trận tan tác chim muông. 
Cơn gió to trút sạch lá khô, 
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ. 
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội, 
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng. 
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường 
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước 
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi, 
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ. 
Bị ta chặn ở Lê Hoa, 
Quân Vân Nam nghi ngờ, khiếp vía mà vỡ mật 
Nghe Thăng thua ở Cần Trạm, 
Quân Mộc Thạnh xéo lên nhau, chạy để thoát thân. 
Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông, 
Nước sông nghẹn ngào tiếng khóc 
Thành Đan Xá, thây chất thành núi, 
Cỏ nội đầm đìa máu đen. 
Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp, 
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng 
Tướng giặc bị cầm tù, 
Như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng 
Thần vũ chẳng giết hại, 
Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh 
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, 
Ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc, 
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, 
Về đến nước mà vẫn tim đập chân run. 
Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng 
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức. 
Chẳng những mưu kế kì diệu 
Cũng là chưa thấy xưa nay 
Xã tắc từ đây vững bền 
Giang sơn từ đây đổi mới 
Càn khôn bĩ rồi lại thái 
Nhật nguyệt hối rồi lại minh 
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu 
Muôn thuở nền thái bình vững chắc 
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông 
Linh thiêng đã lặng thầm phù trợ; 
Than ôi! Một cỗ nhung y chiến thắng, 
Nên công oanh liệt ngàn năm 
Bốn phương biển cả thanh bình, 
Ban chiếu duy tân khắp chốn. 
Xa gần bá cáo, 
Ai nấy đều hay.
Liễu Thăng (柳升 hoặc 柳昇, ?-1427), tự Tử Tiêm (子漸), là một tướng nhà Minh, tử trận tại Việt Nam trong trận Chi Lăng năm 1427.

Khi Vương Thông bị nghĩa quân Lam Sơn vây đánh ở Đông Quan (nay là Hà Nội), triều đình nhà Minh sai Liễu Thăng làm Tổng binh cùng Bảo Định bá Lương Minh làm Phó tổng binh, Đô đốc Thôi Tụ làm Tham tướng, Thượng thư Lý Khánh làm Tán quân vụ đem 10 vạn quân và 2 vạn ngựa từ Quảng Tây[4] (Minh sử chép là 7 vạn quân), cùng Kiềm quốc công Mộc Thạnh đem quân từ Vân Nam sang cứu viện. Lúc nhận lệnh, Liễu Thăng là Chinh Lỗ Phó tướng quân An Viễn hầu.
Quân của Liễu Thăng đi đường từ Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn. Tướng Lam Sơn là Trần Lựu giữ cửa Pha Lũy (ải Nam Quan) vờ không địch nổi Liễu Thăng, rút lui về Ải Lưu. Liễu Thăng đánh tiếp Ải Lưu, Trần Lựu lại không giữ nổi (thực chất là cố ý dụ quân của Liễu Thăng vào sâu trong ải), phải lui về Chi Lăng. Mấy lần đánh đều thắng, lại thêm việc Lê Lợi lại giả đò sợ Liễu Thăng bằng cách viết thư xin Liễu Thăng hoãn binh để cho Trần Cảo được lập làm vua, nên Liễu Thăng sinh tự đắc.
Ngày 18 tháng 9 âm lịch, Liễu Thăng sai quân đánh Chi Lăng. Trần Lựu ra nghênh chiến rồi giả thua bỏ chạy để dẫn Liễu Thăng vào trận địa mai phục của Lê Sát. Liễu Thăng khinh địch chỉ dẫn 100 quân kỵ đuổi theo, bị chém đầu mà chết vào ngày 20 tháng Chín.
[

3.2.- Nguyễn Trãi: linh hồn Khởi nghĩa Lam Sơn
(10 năm gian khổ).
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (chữ Hán: 起義藍山) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.
Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núiThanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427). Trong giai đoạn đầu,cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường phải hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh, mặc dù vẫn có những trận họ đánh thắng quân Minh và họ cũng từng đánh bại được quân Ai Lao cấu kết với quân Minh. Quân khởi nghĩa bắt đầu giành thế thắng khi Lê Lợi tiến quân ra đất Nghệ Anvào năm 1424. Họ đạt được nhiều thắng lợi to lớn, đỉnh điểm là đại thắng ở Tân Bình, Thuận Hóa. Cuối cùng, vào năm 1426, giữa lúc quân khởi nghĩa đang trên đà thắng lợi và tiếng tăm của Lê Lợi lên cao, quân khởi nghĩa tiến đánh thành Đông Quan, và đánh tan nát quân Minh trong trận Tốt Động-Chúc Động. Bước sang năm 1427, nghĩa quân đập tan tác 10 vạn viện binh của đối phương trong trận Chi Lăng - Xương Giang, giết chết viên chỉ huy quân Minh là Liễu Thăng. Họ thu được nhiều chiến mã, lại còn bắt sống và tiêu diệt được nhiều tướng Minh. Cuối cùng, người Minh phải giảng hòa và thoái binh về nước, khiến cho nước Đại Việt không còn một mống quân xâm lăng.[1] Một văn thần trong quân khởi nghĩa là Nguyễn Trãi thừa lệnh của Lê Lợi đã viết bàiBình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc biết về chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.[1]
Sau chiến thắng, với một nước Đại Việt độc lập tự chủ như xưa, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, tức là vua Lê Thái Tổ (1428).[1] Vì chiến công vang dội của mình, ông trở thành một vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Bối cảnh lịch sử

220px-Bia_Vinh_Lang
Bia Vĩnh Lăng do Nguyễn Trãi soạn nói về cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn
Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn. Nhiều cuộc nổi dậy chống Minh, điển hình là nhà Hậu Trần, đã bị dẹp một cách tàn khốc. Liên tiếp 2 vua nhà Hồ, một vua nhà Hậu Trần bị bắt về bắc, vua Trùng Quang và các tướng đều tử tiết.Trương Phụ tàn sát những người lính theo quân khởi nghĩa và cả dân thường rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây...) để khủng bố tinh thần người Việt. Mặt khác, các tướng nhà Minh như Hoàng Phúc, Trương Phụ đã thiết lập bộ máy cai trị và huy động được một lực lượng người Việt giúp việc khá đắc lực như Mạc Thúy,Lương Nhữ Hốt, Trần Phong... Tinh thần chống đối của người Việt lúc đó đã lắng xuống khá nhiều so với thời nhà Hồ mới mất. Một lớp nhân tài nổi lên chống đối trước đây đã bị tiêu diệt hoặc vô hiệu hoá. Một số cuộc khởi nghĩa chống Minh vẫn hoạt động nhưng lẻ tẻ và không có khả năng mở rộng.
Trong bối cảnh đó, Lê Lợi đã đứng lên khởi nghĩa ở Lam Sơn. Ông vốn là một người có chí lớn và khảng khái, đến mức chính quyền đô hộ nhà Minh từng kêu gọi ông ra làm quan chức. Tuy nhiên, ông quyết không nghe theo, và luôn cho rằng: "Làm trai sinh ở trên đời, nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chứ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người!". Do đó, ông cư ngụ ở nơi núi rừng, và tập hợp hào kiệt về.[1] Cuộc khởi nghĩa mở đầu đúng như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo:
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên
Chính lúc quân thù đang mạnh
... Tuấn kiệt như sao buổi sớm
Nhân tài như lá mùa thu
²

Hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú,Nguyễn Trãi... tất cả 50 tướng văn và tướng võ chính thức phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn[2] (trong đó 19 người đã từng tham gia hội thề Lũng Nhai, năm 1416), xưng là Bình Định Vương, kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh quân xâm lược nhà Minh cứu nước. Địa danh Lam Sơn nay thuộc huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.
Thời kỳ hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa là giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa. Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại.
Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn ba lần phải rút chạy lên núi Chí Linh những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Một lần bị quân Minh vây gắt ở núi Chí Linh (có sách ghi năm 1418, có sách ghi năm 1419), quân sĩ hết lương, một nghĩa sĩ của Lê Lợi là Lê Lai theo gương Kỷ Tín nhà Tây Hán phải đóng giả làm Lê Lợi, dẫn quân ra ngoài nhử quân Minh. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát. Lê Lai bị quân Minh giải về Đông Quan và bị giết. (Xem thêm bài Lê Lai)
Ngoài quân Minh, Lê Lợi và quân Lam Sơn còn phải đối phó với một bộ phận các tù trưởng miền núi tại địa phương theo nhà Minh và quân nước Ai Lao (Lào) bị xúi giục hùa theo. Dù gặp nhiều khó khăn, quân Lam Sơn mấy lần đánh bại quân Ai Lao có lực lượng đông hơn. Tuy nhiên do lực lượng chưa đủ mạnh nên Lê Lợi thường cùng quân Lam Sơn phải ẩn náu trong rừng núi, nhiều lần phải ăn rau củ và măng tre lâu ngày; có lần ông phải giết cả voi và ngựa chiến của mình để cho tướng sĩ ăn.
Trước tình thế hiểm nghèo, Lê Lợi phải xin giảng hòa với quân Minh năm 1422. Đến năm 1423, khi thực lực được củng cố, lại thấy quân Minh bắt giữ sứ giả, Lê Lợi liền tuyệt giao cắt đứt giảng hoà.
²

Tiến vào Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Theo kế của Nguyễn Chích, năm 1424 Lê Lợi quyết định đưa quân vào đồng bằng Nghệ An. Tiến vào Nghệ An là một bước ngoặt về chiến thuật trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Trên đường đi, quân Lam Sơn hạ thành Đa Căng (Bất Căng, Thọ Xuân) do Lương Nhữ Hốt giữ, đánh lui quân cứu viện của viên tù trưởng địa phương theo quân Minh là Cầm Bành. Sau đó quân Lam Sơn đánh thành Trà Lân. Tướng Minh là Trần Trí mang quân từ Nghệ An tới cứu Cầm Bành, bị quân Lam Sơn đánh lui. Lê Lợi vây Cầm Bành, Trí đóng ngoài xa không dám cứu. Bị vây ngặt lâu ngày, Bành phải đầu hàng.
Lê Lợi sai Đinh Liệt mang quân vào đánh Nghệ An, lại mang quân chủ lực cùng tiến vào, Trần Trí bị thua liền mấy trận phải rút vào thành cố thủ.
Lý An, Phương Chính từ Đông Quan vào cứu Trần Trí ở Nghệ An, Trí cũng mang quân ra ngoài đánh. Lê Lợi dùng kế nhử địch đến sông Độ Gia phá tan. Trần Trí chạy về Đông Quan, còn An và Chính lại chạy vào thành Nghệ An.
Tháng 5 năm 1425, Lê Lợi lại sai Đinh Lễ đem quân ra đánh Diễn Châu, quân Minh thua chạy về Tây Đô (Thanh Hóa). Sau đó ông lại điều Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Triện tiếp ứng cho Đinh Lễ đánh ra Tây Đô, quân Minh ra đánh lại bị thua phải rút vào cố thủ trong thành.
Lê Lợi một mặt siết vòng vây quanh thành Nghệ An và Tây Đô, mặt khác sai Trần Nguyên Hãn, Doãn Nỗ, Lê Đa Bồ đem quân vào nam đánh Tân Bình, Thuận Hóa. Tướng Minh là Nhậm Năng ra đánh bị phá tan. Sau Lê Lợi lai sai Lê Ngân, Lê Văn An mang thủy quân tiếp ứng cho Trần Nguyên Hãn chiếm đất Tân Bình, Thuận Hoá. Quân Minh phải rút vào cố thủ nốt.
Như vậy đến cuối năm 1425, Lê Lợi làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào, các thành địch đều bị bao vây.
²

Giải phóng Đông Quan[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến thắng Tốt Động, Chúc Động[sửa | sửa mã nguồn]

Xem chi tiết: Trận Tốt Động-Chúc Động 
Tháng 8 năm 1426, Lê Lợi chia quân cho các tướng làm 3 cánh bắc tiến. Phạm Văn Xảo, Đỗ Bí, Trịnh Khả, Lê Triện ra phía Tây bắc, Lưu Nhân Chú, Bùi Bị ra phía Đông bắc; Đinh Lễ, Nguyễn Xí ra đánh Đông Quan.
Lê Triện tiến đến gần Đông Quan gặp Trần Trí kéo ra, liền đánh bại Trí. Nghe tin viện binh nhà Minh ở Vân Nam sắp sang, Triện chia quân cho Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả ra chặn quân Vân Nam, còn Triện và Đỗ Bí hợp với quân Đinh Lễ, Nguyễn Xí đánh Đông Quan.
Viện quân từ Vân Nam do Vương An Lão chỉ huy kéo sang, nhưng bị Phạm Văn Xảo phá tan. An Lão chạy về cố thủ ở thành Tam Giang. Trần Trí thấy mất viện binh bèn cầu viện Lý An ở Nghệ An. Lý An và Phương Chính để Thái Phúc ở lại giữ thành Nghệ An, mang quân vượt biển ra cứu Đông Quan. Quân Lam Sơn định đón đường ngăn chặn nhưng không được. Lê Lợi liền giao cho Lê Văn An, Lê Văn Linh vây thành, còn mình kéo đại quân ra bắc.
Để đối phó lại tình hình nguy cấp, năm 1426, nhà Minh cho huy động 20.000 quân từ nhiều tỉnh phía nam tiến vào tiếp viện. Các quan lại nhà Minh tại Việt Nam cũng được lệnh mộ thêm 30.000 thổ binh bản xứ hỗ trợ. Thêm vào đó, nhà Minh cho gửi thêm hỏa khí sang trợ chiến, và các tướng Minh tại Việt Nam cũng rút hết quân làm đồn điền (trồng lúa lấy lương - khoảng 8.000 thổ binh bản xứ) để đối phó với quân nổi dậy.[3] Trần Trí, Phương Chính bị cách chức, bị đặt dưới quyền Vương Thông sai khiến để lấy công chuộc tội. Tại Vân Nam, Mộc Thạnh cũng được lệnh tuyển mộ 15 ngàn bộ binh và 3 ngàn cung thủ chuẩn bị sẵn sàng.[4] Từ Quảng Tây, tướng Minh là Cố Hưng Tổ (Gu Xing-zu) được lệnh đưa 5.000 quân bản bộ sang tiếp ứng với Vương Thông.[5]
Vương Thông, Mã Anh mang quân sang tiếp viện, hợp với quân ở Đông Quan được 10 vạn, chia cho Phương Chính, Mã Kỳ ra chặn đánh quân Lam Sơn. Lê Triện, Đỗ Bí đánh bại Mã Kỳ ở Từ Liêm, lại đánh luôn cánh quân của Chính. Cả hai tướng thua chạy, về nhập với quân Vương Thông ở Cổ Sở. Lê Triện lại tiến đánh Vương Thông, nhưng Thông đã phòng bị, Triện bị thua phải rút về Cao Bộ, sai người cầu cứu Nguyễn Xí.
Đinh Lễ, Nguyễn Xí đem quân đến đặt phục binh ở Tốt Động, Chúc Động (các địa danh này ngày nay đều thuộc huyệnChương Mỹ, Hà Nội)[6]. Nhân biết Vương Thông định chia dường đánh úp Lê Triện, hai tướng bèn tương kế tựu kế dụ Thông vào ổ mai phục Tốt Động[7]. Quân Vương Thông thua to, Trần Hiệp, Lý Lượng và 5 vạn quân bị giết, 1 vạn quân bị bắt sống. Thông cùng các tướng chạy về cố thủ ở Đông Quan.
Sử chép ba đạo quân ra bắc của Lê Lợi chỉ có tổng số 9000 người. Các nhà nghiên cứu cho rằng con số đó chưa chính xác vì các trận đánh của ba đạo quân này đều có quy mô khá lớn và lực lượng quân Minh sang nhập vào khá đông, do đó để giành thắng lợi, 3 cánh quân (sau đó lại chia thành 4) chắc phải đông hơn. Với một vài ngàn người khó đương nổi lực lượng đông và mạnh của quân Minh như vậy. Căn cứ sách Đại Việt thông sử, khi quân Minh sắp rút về, Lê Lợi đã bàn với các tướng, đại ý rằng: quân Lam Sơn hiện có tổng số 35 vạn, ông dự định sẽ cho 25 vạn về làm ruộng và tuyển lấy 10 vạn làm quân thường trực của triều đình. Qua đó thì thấy những cánh quân ra bắc phải có một vài vạn mỗi cánh quân.
Ngoài ra, theo tác giả Karl Hack, sau khi nhà Hậu Trần thất bại, nhà Minh cho rằng sự bình định ở Giao Chỉ cơ bản đã hoàn thành, nên điều Trương Phụ cùng một phần lớn đạo quân viễn chinh về nước. Việc đánh dẹp và chiếm giữ được giao lại cho các đạo quân phần nhiều gồm binh lính mộ bản xứ và có các chỉ huy là người Việt. Đây có lẽ là lý do sự chiếm đóng của nhà Minh nhanh chóng sụp đổ khi các binh lính người Việt này nổi dậy hoặc hưởng ứng các cuộc nổi dậy sau này.[3]
Lê Lợi được tin thắng trận liền sai Trần Nguyên Hãn, Bùi Bị chia hai đường thủy bộ tiến ra gần Đông Quan.

Lập Trần Cảo

Vương Thông thua chạy không dám ra đánh, viện cớ tìm lại tờ chiếu của vua Minh Thành Tổ năm 1407 khi đánh nhà Hồ, có nội dung muốn lập lại con cháu nhà Trần (vì nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần nên Minh Thành Tổ lấy danh nghĩa lập lại nhà Trần để mang quân sang đánh nhà Hồ, nay Vương Thông muốn vin vào đó) ra điều kiện với Lê Lợi rằng Thông sẽ rút về nếu Lê Lợi lập con cháu nhà Trần làm vua.
Lê Lợi vì đại cuộc, muốn quân Minh nhanh chóng rút về nên đồng ý. Ông sai người tìm được Trần Cảo bèn lập làm vua, còn ông tự xưng là Vệ quốc công. Theo sử sách, Trần Cảo tên thật là Hồ Ông, tự xưng là cháu nội vua Trần Nghệ Tông, được tù trưởng châu Ngọc Ma tiến cử với Lê Lợi. Nhưng theo một số sử gia gần đây, việc Trần Cảo mạo xưng hay thật sự là con cháu nhà Trần rất khó xác định, có thể chữ "mạo xưng" mà sử sách ghi là do các sử gia nhà Lê chép vào để giảm uy tín của Cảo.
Vương Thông ngoài mặt giảng hòa nhưng lại sai quân đào hào cắm chông phòng thủ và mật sai người về xin cứu viện. Lê Lợi biết chuyện liền cắt đứt giảng hòa.

Vây thành Đông Quan[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi cắt đứt giảng hoà, Lê Lợi sai các tướng đi đánh chiếm các thành ở Bắc bộ như Điêu Diêu (Thị Cầu, Bắc Ninh), Tam Giang (Tam Đái, Phú Thọ), Xương Giang (phủ Lạng Thương), Kỳ Ôn, không lâu sau đều hạ được.
Đầu năm 1427, Lê Lợi chia quân tiến qua sông Nhị Hà, đóng dinh ở Bồ Đề, sai các tướng đánh thành Đông Quan. Ông đặt kỷ luật quân đội rất nghiêm để yên lòng nhân dân. Do đó quân Lam Sơn đi đến các nơi rất được lòng dân.
Tướng Minh là Thái Phúc nộp thành Nghệ An xin hàng. Lê Lợi sai Thượng thư bộ Lại là Nguyễn Trãi viết thư dụ địch ở các thành khác ra hàng.
Nhân lúc quân Lam Sơn vây thành có vẻ lơi lỏng, quân Minh ở Đông Quan ra đánh úp. Lê Triện tử trận ở Từ Liêm, Đinh Lễ Nguyễn Xí bị bắt ở Thanh Trì. Đinh Lễ bị giặc giết hại, sau Nguyễn Xí lợi dụng một đêm mưa giông mà trốn thoát được.

Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối năm 1427, vua Minh Tuyên Tông điều viện binh cứu Vương Thông, sai Liễu Thăng mang 10 vạn quân tiến sang từQuảng Tây; Mộc Thạnh mang 5 vạn quân từ Vân Nam kéo sang. Đây là hai tướng đã từng sang đánh Việt Nam thời nhà Hồ nhà Hậu Trần. Theo các nhà nghiên cứu, con số 15 vạn của cả hai đạo quân có thể là nói thăng lên, trên thực tế nếu cộng số các đạo quân điều động từ các nơi thì tổng số chỉ có khoảng gần 12 vạn quân và cánh quân chủ lực là của Liễu Thăng.
Theo Minh sử thì tới cuối tháng 1 năm 1427, nhà Minh điều động từ Bắc Kinh, Nam Kinh và khắp các tỉnh miền nam Trung Quốc khoảng 70.000 quân[3]. Để cung ứng lương thảo, tại các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây hễ nơi nào có dư lương thực đều phải tức tốc vận chuyển về để cung ứng cho đạo quân viễn chinh. Tới cuối tháng 3, nhà Minh lại điều thêm 2.200 vệ binh từ Vũ Xương  Thành Đô, 10.000 quân tinh nhuệ từ Nam Kinh và 33.000 quân từ các tỉnh miền nam Trung Quốc đặt dưới quyền Liễu Thăng và Mộc Thạnh.
Nghe tin có viện binh, nhiều tướng muốn đánh để hạ gấp thành Đông Quan. Tuy nhiên, theo ý kiến của Nguyễn Trãi, Lê Lợi cho rằng đánh thành là hạ sách vì quân trong thành đông, chưa thể lấy ngay được, nếu bị viện binh đánh kẹp vào thì nguy; do đó ông quyết định điều quân lên chặn đánh viện binh trước để nản lòng địch ở Đông Quan.
Đầu tiên, ông ra lệnh dời người ở những vùng địch đi qua như Lạng Giang, Bắc Giang, Quy Hoá, Tuyên Quang, để đồng không để cô lập địch. Biết cánh Liễu Thăng là quân chủ lực, ông sai Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Văn Linh, Đinh Liệt mang quân phục ở Chi Lăng, lại sai Lê Văn An, Nguyễn Lý mang quân tiếp ứng. Đối với cánh quân Mộc Thạnh, ông biết Thạnh là viên tướng lão luyện, sẽ ngồi chờ thắng bại của Liễu Thăng mới hành động nên hạ lệnh cho Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả cố thủ không đánh.
Tướng trấn giữ biên giới là Trần Lựu liên tục giả cách thua chạy từ Ải Nam Quan về Ải Lưu rồi lại lui về Chi Lăng. Ngày 18 tháng 9 âm lịch, Thăng đuổi đến Chi Lăng. Trần Lựu lại thua, Thăng đắc thắng mang 100 quân kị đi trước. Ngày 20, Thăng bị phục binh của Lê Sát, Trần Lựu đổ ra chém chết.
Các tướng thừa dịp xông lên đánh địch, giết hơn 1 vạn quân, chém được Lương Minh, Lý Khánh tự vẫn. Tướng Minh còn lại Hoàng Phúc, Thôi Tụ cố kéo về thành Xương Giang thế thủ nhưng đến nơi mới biết thành đã bị quân Lam Sơn hạ, phải đóng quân ngoài đồng không. Lê Lợi sai Trần Nguyên Hãn chặn đường vận lương, sai Phạm Vấn, Nguyễn Xí tiếp ứng cho Lê Sát cùng sáp đánh, giết 5 vạn quân Minh ở Xương Giang. Hoàng Phúc, Thôi Tụ và hơn 3 vạn quân bị bắt. Do quyết tâm không quy hàng, Thôi Tụ bị giết.[1]
Mộc Thạnh nghe tin Liễu Thăng thua to nên kinh hồn, bèn rút chạy. Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả đuổi theo chém hơn 1 vạn quân, bắt sống 1000 người ngựa.

[

KẾT LUẬN

Nguyễn Trãi là một nhà văn chính luận lỗi lạc trong nền văn học trung đại Việt Nam, không những thế ông còn là một nhà quân sự, chính trị tài ba kiệt xuất của cả dân tộc Việt Nam. Ông đã để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng lớn các tác phẩm văn chính luận, trong số đó phải kể đến “Bình Ngô đại cáo”, đây được coi là một áng “thiên cổ hùng văn” bậc nhất trong các tác phẩm chữ Hán cổ điển của nước ta.

Đây là bài cáo mà Nguyễn Trãi viết thay vua Lê Thái Tổ để tuyên cáo rộng rãi trong nhân dân về qua trình kháng chiến và thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Về mặt cấu trúc, tác phẩm có thể chia thành bốn phần. Phần 1là nêu luận đề chính nghĩa (Từ đầu đến “chứng cớ còn ghi”), phần 2 là phần tố cáo tội ác, vạch trần âm mưu xâm lược Đại Việt với cớ phù Trần diệt Hồ của giặc (Tiếp theo phần 1 đến “Ai bảo thần dân chịu được”), phần 3 là quá trình kháng chiến và sự thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn (Tiếp theo phần 2 đến “cũng là chưa thấy xưa nay”), phần 4 là phần nêu ra bài học lịch sử và sự khẳng định chính nghĩa sẽ thắng phi nghĩa (phần còn lại).

Ở phần mở đầu tác giả nêu lên triết lí về nhân nghĩa, một triết lí có giá trị lịch sử và tầm vóc của thời đại. Trong thơ Nguyễn Trãi, vấn đề “nhân nghĩa” không đơn giản chỉ là sự yêu thương giúp đỡ lẫn nhau mà nó đã được nâng lên và thể hiện trong hành động cụ thể:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Đối với Nguyễn Trãi, việc trước hết là “trừ bạo” để nhân dân có được một cuộc sống yên ổn, ấm no, hạnh phúc. Ông cho rằng nếu muốn trị vì thiên hạ thì việc phải nghĩ đến đầu tiên chính là “nhân nghĩa”.

Những câu thơ tiếp theo tác giả muốn nói về nước Đại Việt của chúng ta:
“Như nước Đại Việt ta từ trước 
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Trong những câu thơ trên Nguyễn Trãi cho rằng “nhân nghĩa” đã có từ lâu đời ở nước ta, đồng thời khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc được thể hiện ở việc núi sông bờ cõi đã được phân chia rõ ràng. Vì đã được phân chia nên việc hình thành những phong tục tập quán cũng có nhiều khác biệt tuy nhiên vẫn có điểm chung là sự tồn tại song song của các triều đại lịch sử. Lời thơ như một lần khẳng định lại nội dung của “Nam quốc sơn hà” – được coi như bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”

phan tich tac pham binh ngo dai cao
Chính vì đã có những hành động xâm chiếm nước ta nên họ phải chuốc lấy hậu quả:
“Lưu Công tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”
Những kết cục như thế này đều tự do chính họ chuốc lấy vì thông qua bài tuyên ngôn đầu tiên đã như một lời cảnh cáo nhưng họ vẫn cố tình thực hiện.
Ở phần thứ hai, tác giả đã nêu ra những tội ác của giặc và vạch rõ bộ mặt thật của giặc đằng sau lớp vỏ ngụy tạo “phù Trần diệt Hồ”:
Từ việc:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
Cho đến việc chúng bắt nhân dân phải xuống biển mò ngọc trai lên rừng sâu đãi cát tìm vàng, phải đối mặt với “rừng thiêng nước độc” và muôn vàn khó khăn nguy hiểm , rồi đến sưu thuế chồng chất, phu phen lao dịch nặng nề. Chúng hành hạ nhân dân ta đủ mọi đường “thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán”, sự độc ác và tàn nhẫn khiến tác giả phải thốt lên:
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”
Giữa lúc ấy, nghĩa quân Lam Sơn đã dấy lên tinh thần yêu nước và tiến hành cuộc khởi nghĩa:
“Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống”
Căm phẫn trước tội ác của giặc, bóc lột nhân dân đủ đường khiến nhân dân lầm than cực khổ khiến người lãnh đạo là Lê Lợi và nghĩa quân mất ăn, mất ngủ, quyết tâm chiến đấu với tất cả tinh thần vì độc lập nước nhà:
“Căm giặc nước thề không chung sống
Đau lòng nhức óc chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai há phải một hai sớm tối
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh”
Tinh thần và lòng quyết tâm đã dâng cao như núi nhưng chỉ còn lo một nỗi về việc tìm kiếm “nhân tài” và “hào kiệt”, đây là một việc khó vì theo tác giả:
“Hào kiệt như sao buổi sớm
Nhân tài như lá mùa thu”
Trong khi đó, nghĩa quân vừa dấy quân khởi nghĩa vẫn còn non nớt, thiếu thốn về mọi mặt như lương thực “KhiLinh Sơn lương hết mấy tuần”, quân sĩ “Lúc Khôi Huyện quân không một đội”, còn quân thù thì đang rất mạnh, đây chính là khó khăn của chúng ta và cách khắc phục duy nhất chính là sự đồng lòng của toàn bộ nghĩa quân “Tướng sĩ một lòng phụ tử/ Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Lê Lợi “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều” và triết lí “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo” cùng với sự dũng cảm, gan dạ của binh sĩ, nghĩa quân Lam Sơn ngày một trưởng thành và lớn mạnh “sĩ khí đã hăng, quân thanh càng mạnh”, kết quả là nghĩa quân giành được nhiều chiến thắng vang dội “Đánh một trận sạch không kinh ngạc/ Đánh hai trận tan tác chim muông”, còn giặc Minh thì phải chấp nhận những thất bại liên tiếp và những tên tướng đều có kết thúc thật bi thảm:
“Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng
Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên
Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn”
Tác giả đã ghi lại chi tiết từng mốc thời gian như những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc nhưng lại là vết nhơ, nỗi nhục nhã đối với giặc Minh.
Mặc dù tội ác của giặc mãi mãi không thể rửa sạch nhưng quân ta vẫn trợ cấp cho giặc để về nước khi đã bại trận:
“Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền
Ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc
Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cỗ ngựa
Về đến nước mà vẫn tim đập chân run”.
Hành động này thể hiện truyền thống nhân nghĩa từ lâu đời của dân tộc ta, một lần nữa khẳng định lời của Nguyễn Trãi:
“Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
Phần cuối của tác phẩm đã nêu ra bài học lịch sử quý báu về ý thức độc lập chủ quyền và vấn đề nhân nghĩa, đồng thời khẳng định sự thắng lợi của cuộc chiến tranh chính nghĩa:
“Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới

Âu cũng nhờ trời đất tổ tong
Linh thiêng đã lặng thầm phù trợ”

Đọc áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo”, người đọc như cảm nhận được sức mạnh to lớn của dân tộc ta qua mỗi trang thơ của Nguyễn Trãi, càng tự hào bao nhiêu về dân tộc mình bao nhiêu thì càng căm ghét tội ác của quân giặc bấy nhiêu. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi xứng đáng là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta.



HẾT 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét