Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Chương Trình Nhân Văn Việt Tộc năm thứ ba

 Nhân Văn Việt Tộc năm thứ 3

Canh Tân Tư Tưởng
&

Bài số 3.01 : Nhu cầu canh tân tư tưởng.
Bài số 3.02 : Tư tưởng các thời tự chủ.
Bài số 3.03 : Tư tưởng dân gian từ Hồng Bàng đến hết nhà Trần.
Bài số 3.04 : Tư tưởng các thời vong nô.
Bài số 3.05 : Tư tưởng dân gian từ nhà Hồ đến nay.
Bài số 3.06 : Tư tưởng chống Tàu.
Bài số 3.07 : Tư tưởng Phật Giáo và Việt Giáo.
Bài số 3.08 : Tư tưởng Nguyễn Trãi: Linh hồn kháng chiến Lam Sơn
Bài số 3.09 : Tư tưởng Mẫu Hệ.
Bài số 3.10 : Tư tưởng Ngô Đình Nhu trong Quốc Sách:
Ấp Chiến Lược và học thuyết Cần Lao Nhân Vị.

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Bài số 3.01: NHU CẦU CANH TÂN TƯ TƯỞNG

BÀI  THUYẾT  TRÌNH  VỀ  CHỦ  ÐỀ
NHU  CẦU  CANH  TÂN  TƯ  TƯỞNG
(bài 3.01 = bài thứ nhất trong năm học thứ 3)
bài số 3.01
Soạn giả NAM ÐỊNH
Bài này gồm 4 phần:
     Thông báo (mời cộng tác)
     Thuyết trình (gợi ý)
     Tham luận (đọc thêm)
     Hội Luận (trao đổi ý kiến)

THÔNG  BÁO  (mời cộng tác)

Ngạn ngữ thời Hùng Vương có câu:
Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Tức là nước Văn Lang được hình thành là nhờ vào 3 loại cây: cây Tre (quốc phòng); cây Lúa (kinh tế) và cây Cau (Văn Hóa Lạc Việt) thì mới tạo được khí phách Rồng Tiên.
       Ðó là 3 yếu tố cần phải có để thoát hiểm tiêu vong, xây dựng thế Rồng Tiên đã được minh họa trên mặt trống đồng Ðông Sơn

Nay muốn cứu nước thì cũng phải có đầy đủ 3 yếu tố là: Tự chủ, Kinh tế phồn thịnh và Việt triết hợp thời.
Làm sao để có 3 yếu tố này là đề án thoát hiểm do thế hệ chúng ta sáng tạo.

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

Bài số 3.02: Bài thuyết trình về Tư Tưởng thời Tự Chủ

soạn giả Nam Định
Bài này gồm 5 phần:
1.                     Dẫn nhập (những điều cần biết)
2.                     Thuyết trình (gợi ý)
3.                     Tham luận (diễn giải kỹ càng)
4.                     Biên bản buổi hội luận+Tài liệu tham khảo.
5.                     Trau dồi kiến thức.

Phần 1 :
DẪN  NHẬP (những điều cần biết)

Chúng ta ai cũng biết: Ý chí phát sinh hành động. Nhưng tư tưởng lãnh đạo hành động. Do đó tư tưởng lạc hướng nguy hiểm vô cùng; vì ra tay tàn phá đất nước mà cứ ngỡ là xây dựng.
Nhìn thời đại Hồ Chí Minh thì rõ, ông ta hô hào Tam Vô: Vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo để tiến tới Đại Đồng thế giới, ấy thế mà cũng đã dụ dỗ được không biết bao nhiêu nai tơ trí thức theo phò mà cứ ngỡ là mình đi xây dựng đất nước và hạnh phúc cho dân tộc; mặc dù ông ta vẫn gọi bọn này là "Thành phần ngu xuẩn hữu ích", ấy thế mà họ vẫn cứ lăn xả vào như con thiêu thân để tự tàn phá đất nước hủy diệt nòi giống.

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Bài số 3.04: TƯ TƯỞNG THỜI VONG NÔ

Bài thuyết trình về đề tài
TƯ TƯỞNG THỜI VONG NÔ
Bài số 3.04
Soạn giả: Nam Định

Bài này gồm 5 phần:
  1. Dẫn nhập (những điều cần biết)
  2. Thuyết trình (gợi ý trích trong phần tham luận)
  3. Tham luận (trình bày rõ ràng)
  4. Biên Bản buổi hội thảo và Tài Liệu tham khảo
  5. Trau dồi kiến thức.



Phần 1 : DẪN NHẬP
(những điều cần biết)

Sự thật mất lòng.
Thuốc đắng rã tật

Dù muốn dù không thì chúng ta cũng không thể chối bỏ sự tụt hậu hiện nay là tiếng chuông báo hiệu giây phút lâm chung.
Nếu chưa muốn dân Việt tiêu vong thì chúng ta phải can đảm đi tìm nguyên nhân của sự tụt hậu này. Còn chối bỏ, tức nhắm mắt trước sự nguy hiểm thì căn bệnh sẽ mỗi ngày mỗi trầm kha và thời điểm tiêu vong tiến tới nhanh hơn.
Những điều này thì ai cũng biết nhưng chưa biết rõ căn nguyên bệnh trạng ở đâu. Căn nguyên không phải bắt đầu từ thế hệ cha ông, mà nó bắt nguồn từ trí óc hẹp hòi của Đại Vương Lê Lợi (1427) chỉ vì sợ Văn Tài cướp ngôi nên Văn Nhân bị hãm hại, trong khi đó chương trình học lại chú trọng vào Trung với nhà Lê thì sống, còn chống đối thì chết. Nay ta gọi là Hồng hơn Chuyên.

Vì thế nên Ban Học Vụ mới nghiên cứu bài Tư Tưởng thời Vong Nô để đi tìm những sự sai nhầm đặng con cháu còn biết đường cứu nguy dân tộc ra khỏi nạn Hán hóa. Tuy nhiên, mặc dù có ý chí sửa sai nhưng cũng không thể nào thay đổi não trạng trong vài năm được. Lý do là cần phải có thời gian để trau dồi kiến thức về các yếu tố phải có để Bảo Vệ sự Tự Chủ. Vậy thì, phải trông chờ ở thế hệ thanh niên ngày hôm nay; với điều kiện là thế hệ chúng ta phải biết phục thiện và phải có tinh thần cầu tiến thì mới khuyên được thế hệ kế tiếp cố gắng vươn lên bằng người.

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Bài số 3.06: TƯ TƯỞNG CHỐNG TÀU của dân VIỆT

TƯ  TƯỞNG  CHỐNG TÀU
của dân VIỆT

Bài số 3.06
Soạn giả: Tân Việt Nam
Bài soạn này gồm 5 phần:
Phần 1 :  DẪN NHẬP.
Phần 2 :  THUYẾT TRÌNH (tóm tắt phần Tham Luận)
Phần 3 :  THAM LUẬN.
Phần 4 :  TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Phần 5 : TRAU DỒI KIẾN THỨC để biết sai nhầm và thiếu sót của tài liệu tra cứu.

Phần 1 : DẪN NHẬP

Bài soạn này nhằm mục đích tìm hiểu lòng dân chống Tàu của các thời đã qua nên cần biết những sự kiện thật của lịch sử để suy ra phản ứng chống ngoại xâm của dân mình thăng trầm ra sao đặng còn biết đường khai dụng cho đúng cách. Đặc biệt là chống nạn HÁN hóa bằng cách đề ra phương án thực thi và hữu hiệu mà ta gọi là BÌNH HÁN SÁCH (sách lược chống sự xâm lăng của Bắc Kinh)

Vì thì giờ không cho phép nên:
·      Phần Tham Luận chỉ nói tới trận Đống Đa vào ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789) thôi. Vì thế nên không nói đến chống nhà Nguyễn Gia Long, chống Tây hay chống Cộng.
·     Phần Thuyết Trình cũng chỉ nói đến hết nhà Lý.

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Bài số 3.07 Đạo Phật và dân tộc Việt

Soạn giả: Thiên Không

Trong những bài trước nói về những khía cạnh có liên quan đến Việt Tộc, chúng ta có nghiên cứu đến Khổng học và thoáng qua về Lảo giáo, có nói về những dối trá và cái dở của môn học này, những tưởng tượng của Hán nho và Tống nho. Phần nói chuyện về Phật giáo hôm nay, chúng ta hãy đào sâu những cái hay và lợi ích của Phật giáo từ 2.000 năm qua cho dân tộc Việt và đất nước Việt Nam.
Tất-đạt-đa Cồ-đàm (phiên âm Hán Việt từ tiếng Phạn Siddhārtha Gautama), cũng được gọi là Thích-ca Mâu-ni (Shakyamuni), là người sáng lập Phật giáo. Tất-đạt-đa (sa. siddhārtha) có nghĩa là "người đã hoàn tất (siddha) ý nghĩa [cuộc sống] (artha)". Đôi lúc ta cũng tìm thấy cách dịch ý Nhất thiết nghĩa thành, Thành tựu chúng sinh dịch từ dạng dài của tên Phạn ngữ là sarvārthasiddha. Như vậy Tất-đạt-đa Cồ-đàm là tên của vị Phật lịch sử, từng sống trên trái đất, người sáng lập Phật giáo. Ngài cũng còn được gọi là Phật Tổ Như Lai.Pháp thân của ngài là Đai Nhật Như Lai.

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

Bài số 3.08: Tư tưởng Nguyễn Trãi: Linh hồn kháng chiến Lam Sơn

Chương trình Nhân Văn Việt Tộc
Năm thứ 3 (2015); bài số 8


Tư tưởng Nguyễn Trãi: Linh hồn kháng chiến Lam Sơn
Bài số 3.08
Soạn giả: Tân Việt Nam
Bài soạn này gồm 5 phần:
Phần 1 :  DẪN NHẬP.
Phần 2 :  THUYẾT TRÌNH (tóm tắt phần Tham Luận)
Phần 3 :  THAM LUẬN.
Phần 4 :  TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Phần 5 : TRAU DỒI KIẾN THỨC để biết sai nhầm và thiếu sót của tài liệu tra cứu.

Phần 1 : DẪN NHẬP

Bài soạn này nhằm mục đích tìm hiểu Tư tưởng Nguyễn Trãi: Linh hồn kháng chiến Lam Sơn, nhắc nhở các thế hệ tinh thần chống xâm lăng, nhất là chủ nghĩa bành trướng Đại Hán của Trung Cộng
Bài soạn tập trung vào các Nội dung chính :
·       Nguyễn Trãi là một sử gia uyên thâm, biết áp dụng sự học để thâu hồi tự chủ.
·       Nguyễn Trãi là vị quân sư đại tài về chiến lược văn hóa (tâm công; Bình Ngô Sách) và chiến lược quân sự (chém Liễu Thăng, dẹp tan quân Tàu xâm lược).
·       Nguyễn Trãi là linh hồn kháng chiến Lam Sơn (10 năm gian khổ).
·       Nguyễn Trãi là nhà Văn Tài vĩ đại (Bình Ngô Đại Cáo, Thơ văn...)

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

Bài số 3.10: TƯ TƯỞNG NGÔ ĐÌNH NHU

Chương trình Nhân Văn Việt Tộc
Năm thứ 3; Bài số 3.10

Thuyết trình về
TƯ TƯỞNG  NGÔ  ĐÌNH  NHU
Soạn giả: Nam Định
Ngày 07 septembre 2015

Bài này gồm 4 phần:

Phần 1 (3.10a):  Đi tìm “Kỹ thuật bảo vệ tự chủ”
Phần 2 (3.10b): Thuyết trình gồm 3 phần: Kỹ thuật bảo vệ Tự Chủ; Trình bày và Kết luận: Chúng ta phải làm gì đây?
Phần 3 (3.10c) : Tham Luận về (tài liệu lấy trên web site):
-         Nguy hiểm của sự xâm lăng tiệm tiến.
-         Giá trị giới hạn của Học Thuyết Nhân Vị.
Phần 4 (3.10d): Trau dồi kiến thức để biết những trở ngại sẽ gặp phải khi bắt tay vào việc.