Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Bài 2.10b: Phần Tham Luận dành cho Giảng Viên

II/ -  Phần Tham Luận dành cho Giảng Viên

   Sơ đồ BIẾN  THÁI  VĂN  HÓA
trích đặc san Văn Lang số 28 ra ngày 
 25/01/2002; tức 22/12/4890 Việt lịch

Thiết kế:
 Hoàng Ðức Phương
Paris  28/5/2008.



Kinh nghiệm                 Học thuyết       đề     TƯ TƯỞNG   
 (Quan sát)                      (để ổn định        ra      (óc sáng tạo)
                                           đời sống)                Triết học giỏi
         +                      
                                      tác động nếp                              
       tìm cách                                                          
 tinh thần                      sống tâm linh                  hoàn thiện                                                                                                                                              
                                                                             cuộc sống    
    Cầu                         nếp sống Tâm Linh                                                      
    Tiến                        (đầu óc thảnh thơi)                                                                                                         
                                     (tâm trí thỏa mái )                    
                                                                               DUY
                                                  +                         (suy nghĩ                                                                                                                        
                                                                              phê phán  
  Phát minh               nếp sống Vật Chất           thành quả
khoa học         tác      (no ấm hạnh phúc)            khoa học)
( không ai                              đòi                         kiến thức cao
khống chế      động   Ổn Ðịnh Chánh Trị           rút  ưu
được)                        (thay đổi guồng máy)        khuyết điểm
                                   
VĂN  MINH          VĂN  HÓA   (nếp sống      SUY  NGHĨ
  khoa học               vật chất và tinh thần)


P      Văn-Hóa là tiếng Tàu: Văn là đẹp, hóa là cách sống nhẹ nhàng và thanh tao.
P      Nếp sống là tiếng Việt: Hiện tượng này thì hành động kia (phản xạ tự nhiên).
P      Tư là lo nghĩ, xem xét kỹ càng. Duy là phê phán, Tưởng là ý niệm có hệ
thống rõ ràng với mục đích cải thiện cuộc sống cho một nhóm người (ích kỷ), một dân tộc (chủ nghĩa Quốc Gia) hay cả nhân loại (tình người).
---------------------------------------------------

Ðôi lời phi lộ: Bàn về Văn Hóa Việt chính thống
Một dân tộc muốn tồn tại thì người dân không những phải biết kết hợp với nhau mà còn phải có tinh thần dấn thân, cầu tiến nữa thì mới có đủ khả năng sánh vai cùng người.
Ø       Hai yều tố này nằm trong nền văn hóa Việt chính thống (§1- bài số 1:  Rồng Tiên khai quốc)

Bài này (2.10) chỉ bàn về vấn đề kết hợp dân tộc là bước đầu phải qua để có những bước kế tiếp; đó là sức mạnh vô song không thể thiếu được.
Ø       Còn ly tán là tiếng chuông báo hiệu sự tiêu vong và chết chùm đó: Khôn cũng chết mà dại cũng chết, giàu cũng chết mà nghèo cũng chết, sang hèn gì thì cũng chết vì thiếu nội lực.
Trường hợp điển hình là Gia Long rước Tây về để thống trị dân ta nên con cháu của hắn (Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân) cũng đi tù mút mùa như những người khác vậy. Còn muốn có hư vị thì làm tôi hèn như Ðồng Khánh và Khải Ðịnh, muốn yên thân chờ thời giúp nước cứu dân thì mũ ni che tai như Bảo Ðại.
Do đó chúng ta phải đi tìm nguyên nhân của sự ly tán rồi mới kết hợp toàn dân như thời Lý, Trần, Lê và Tây Sơn được.
P      Vậy thì chất liệu kết hợp lòng người là gì thì phải tìm cho ra.
²

Trong xã hội loài người, vấn đề hợp quần để gây sức mạnh chỉ có 2 yếu tố là Kinh Tế và Văn Hóa.
-          Kinh tế là yếu tố để kết hợp với nhau bằng tiền nối liền với quyền lợi của người dân.
-          Văn Hóa là yếu tố để kết hợp với nhau bằng tình, bằng nghĩa giữa con người với nhau.

Xét cho kỹ thì tuy chúng ta thua kém về kinh tế nó kéo theo sự tụt hậu về kỹ thuật và yếu hèn về quân sự; nhưng chúng ta có sức mạnh của trí óc (tâm linh) không thua kém bất cứ dân tộc nào.
Ø       Vì thế nên chúng ta chỉ bàn về mặt trận Văn Hóa mà thôi.

Thật vậy,  tất cả những trang sử oai hùng như Lý, Trần, Lê và Tây Sơn đều dựa vào Văn Hóa để kết hợp toàn dân nên đã giành được quyền tự chủ ở thế:
Châu Chấu lại đòi đá xe,
Tưởng chừng chấu chết chẳng dè xe nghiêng.
(§2- Sử Trần Trọng Kim/lời trối-trăng của Ðức Thánh Trần, quyển 1 trang 165)

Còn những thời suy thoái đều là những thời mất nhân tâm như Hồ Quý Ly, Lê Chiêu Thống, Gia Long hay Hồ Chí Minh; hoặc người dân không sáng suốt nên để mất lãnh tụ anh minh như thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm mà ta gọi là Ðệ Nhất Cộng Hòa; hay nền Ðệ Nhị Cộng Hòa vì tư duy lạc hướng nên đã ỷ lại vào Mỹ do đó mới mất nước.
Ø       Nói cách khác là: Lạc hồn dân Việt nên mới mất nước.
Ø       Nói theo thời Hùng Vương là: Hồn Nước mất trước rồi nước sẽ mất sau (chuyện Thục Phán xây thành cổ loa, hay Trọng Thủy, Mỵ Châu)

Ngày hôm nay, nhìn thẳng vào sự thật thì sự kết hợp toàn dân vẫn chưa thực hiện được đúng mức; vì thế nên Việt Cộng còn ngự trị trên nước ta, mặc dù thất nhân tâm.
Mọi người ca thán nhưng chỉ ngồi chửi đổng chờ thời: Mỹ bật đèn xanh hay Minh Quân ra đời? Ðào đâu ra Minh Quân khi chúng ta có tinh thần vọng ngoại để mong được Dịch Chủ Tái Nô?
Bất cứ việc gì cũng đều có nguyên nhân của nó, nay đi tìm nguyên nhân suy thoái thì sẽ thấy  phương thức xóa bỏ tụt hậu để tiến bằng người.
¯

Ngày trước xã hội loài người chỉ có 3 mặt trận chính để bảo vệ nền kinh tế của mình. Ðó là:

(1)   Mặt trận Văn Hóa dùng để kết hợp toàn dân thì mới tạo được sức mạnh.
Mặt trận Văn Hóa cần đến chương trình giáo dục đứng-đắn của nền Việt Học, tức là học những kinh nghiệm người xưa về những điều cần phải học để giải quyết vấn nạn đương thời.
Do đó cần nhiều thày giỏi và uyên bác về môn Việt Học và phương tiện giảng dạy từ thuở thiếu thời đến tuổi Thanh Niên (từ 8 đến 18 tuổi), sau đó tự học lấy để cập nhật sự hiểu đời.
Toàn bộ khối Giảng Sư Việt Học cho 90 triệu dân Việt thì cần phải đào tạo mới có, nếu chúng ta không chú tâm thì khi Việt Cộng ra đi rồi, đất nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn vì tư tưởng không hướng Việt.
Ø       Tóm lại: Mặt trận Văn Hóa cần chương trình giảng dạy và khối Giảng Sư có trình độ cao và sâu về môn Việt Học.

(2)   Mặt trận Chính Trị dùng để thuyết phục đối phương hy sinh cho mình hưởng; mà ta gọi là
thuyết khách để xúi địch thủ sa bẫy, hoặc bắt chẹt đối phương.
Ðiển hình là hiện nay Trung Cộng đang ép Việt Cộng dâng nước cho chúng bằng những lời đường mật như 16 chữ vàng và 4 tốt của quân xâm lược Ðại Hán.
(16 chữ vàng: Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài và hướng tới tương lai. Và 4 tốt: Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Ðồng chí tốt, Ðối tác tốt)
Ø       Tóm lại: Mặt trận Chánh Trị cần sự khôn ngoan, lắt léo của các nhà Ngoại Giao.

(3)   Mặt trận Quân Sự là dùng sức mạnh bắp thịt để bắt người làm nô lệ cho mình. Mặt trận Quân Sự cần nền kinh tế phồn thịnh để nuôi quân đông, tướng nhiều và phương tiện dồi dào.
Ø       Tóm lại: Mặt trận Quân Sự cần nền kinh tế phồn thịnh để nuôi quân đông tướng nhiều và phương tiện dồi dào.

Ngày hôm nay khoa học điện toán bùng nổ, thông tin tự do và di chuyển dễ dàng nên mặt trận Quân Sự mất hẳn chỗ đứng quan trọng như xưa. Thật vậy, chiến tranh đánh thì dễ nhưng lui thì khó. Hơn nữa nhờ vũ khí tối tân nên chỉ phá hủy phương tiện sản xuất chứ không giải quyết được vấn đề nhân mãn; nên dân bên phe thua trận ùa qua nước của phe thắng trận...thế là bần cùng hóa thế giới vì phương tiện di chuyển dễ dàng.
Ø      Do đó bài toán Toàn Cầu Hóa phải lý giải khác hẳn khi xưa, không thể áp dụng Tư Duy lỗi thời và Tư Tưởng lạc hậu của kỷ nguyên kỹ nghệ được. Cách lý giải ra sao và người Việt góp được gì cho nhân loại thì chúng ta sẽ bàn trong đề tài Vấn Nạn Toàn Cầu nằm trong năm thứ 5 với chủ đề Canh Tân Tư Tưởng.

NHƯNG, ngày hôm nay loài người có thêm 2 mặt trận mới là Truyền Thông và Di Chuyển.
-         Phương tiện di chuyển giúp người dân di tản từ vùng đất chiến tranh đến hậu cứ an bình trên toàn thế giới; vì trái đất lúc này là một ngôi nhà chung nên con người được quyền tự do di trú và làm ăn ở mọi nơi.
Quốc gia chỉ là một vùng quản trị hành chánh trong toà nhà chung là Thế Giới không phân biệt chủng tộc vì văn hóa hòa đồng.
-         Phương tiện Tuyền Thông giúp mọi người cập nhật thông tin đa chiều nên người dân biết chỗ nào là đất lành để chim đậu.

Vậy tại sao chúng ta lại không khai dụng phương tiện truyền thông để mở lớp học về Nền Văn Hóa Việt Chính Thống nhỉ?

P      Mục tiêu của Chính Học là: Phục hồi tinh thần Việt tộc để kết hợp toàn dân, và xây dựng tư duy độc lập để xóa bỏ tư tưởng dịch chủ tái nô. Ðồng thời trau dồi kiến thức cho hợp với thời đại toàn cầu hóa để nâng cao dân trí, cập nhật thông tin đa chiều.

Thiết nghĩ đây là lối thoát duy nhất của dân Việt, và cũng là công việc của chính người Việt không thể trông chờ vào ngoại bang được.
²

Bàn về lời căn dặn của 2 vị tiên hiền
(Ðức Thánh Trần và cha Lạc Long)

Lời Ðức Thánh Trần: "Giặc đến ào ào như vũ như bão, như lửa cháy chống đỡ dễ hơn là giặc đến từ-từ từ trong tâm đến ra"

Nói nôm na là: Nô lệ Văn Hóa và Tư Tưởng là nô lệ từ trong tâm nô lệ ra, rất khó chữa. Ðó là nô lệ từ đời cha truyền đến đời con như Việt Cộng ngày hôm nay.

Nghiệm ra thì thấy rất đúng vì: Làm sao có thể Canh Tân Ðất Nước cho bằng người với tư duy nô dịch chủ nghĩa Mác, Lê, Mao, Hồ nó đã trói chặt tư duy độc lập và tư tưởng khai phóng của nhân tài đất nước rồi? Nhân tài thui chột thì kiếm đâu ra Hiền Tài để giúp nước cứu dân.

Vậy thì mặt trận Văn Hóa và Tư Tưởng còn quan trọng hơn mặt trận Quân Sự, Kinh Tế hay Chánh Trị. Mà sức mạnh của mặt trận Văn Hóa là chương trình và phương tiện để Giáo Dục theo con đường Chính Học.
Chính Học là học về môn Việt Học (Văn Hóa và Tư Tưởng Việt) một cách đứng-đắn để phục hồi khí phách Rồng Tiên và văn hóa Lạc Hồng thì mới có thể kết hợp dân Việt từ trong tâm kết hợp ra được.
Một dân tộc không kết hợp được với nhau để bảo vệ quyền sống của mình thì dân tộc đó sẽ tiêu vong chẳng sớm thì muộn.

Trong thời nô lệ thì môn Việt Học bị thay thế bằng chương trình đào tạo tôi ngu, dân hèn cho dễ thống trị; vì thế nên môn học này là đồ quốc cấm: Giảng Sư không được quyền soạn bài, sách vở không được quyền viết vì đây là đào tạo hiền tài để trừ gian, khử bạo thì mới giúp nước an dân được.
Ngày hôm nay với kỹ thuật truyền thông, chúng ta không cần phải nắm quyền mới giảng dạy được. Lớp học là Paltalk, thư viện là Site Web nên Giảng Sư cũng như học viên chỉ cần có thiện chí là đủ.
Tỷ dụ : Ngày hôm nay bọn Việt Cộng đã ra quyết định về những ngày Quốc Lễ là chỉ tưởng nhớ đến công ơn những vị đã có công xây dựng chủ nghĩa Tam Vô của Cộng Sản như Mác, Lê, Mao, Hồ....Như vậy phải gọi là ngày Đảng Lễ mới đúng danh từ Việt
Còn cha đẻ ra nước Việt là Hùng Vương bị xếp vào hạng địa phương thắp nhang tưởng niệm những thời đã qua. Hay các vị anh hùng dân tộc như Trưng Nữ Vương, Ðinh Bộ Lĩnh, Lý Thường Kiệt, Ðức Thánh Trần, Quốc Sư Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung......đều không thấy nhắc tới.                                                                

Từ đây suy ra thảm trạng ngày hôm nay đến từ sự suy thoái tư duy để chấp nhận thân phận nô lệ từ cha truyền đến con nối. Lần theo con đường này mà đi thì chúng ta sẽ thấy thảm trạng này bắt nguồn từ chương trình đào tại nhân tài Trung Quân của vua Lê Thánh Tôn với mục tiêu:
Ðất của chúa, lúc của trời.
Tư tưởng này còn di hại cho tới ngày hôm nay. Bằng chứng là Việt Cộng ngang nhiên nói với lực lượng võ trang là:
Còn Ðảng còn Ta
Quân đội và Công an bảo vệ đảng vì đảng đẻ ra chúng.

Trong khi đó người Việt được dạy dỗ rằng nước mất thì nhà tan có trong quan niệm người dân từ ngày lập nước Văn Lang với phương châm:
Ø       Lệnh vua còn thua lệ làng.
Ø       Toàn dân giữ nước.

Tư tưởng "nước của dân" còn lưu truyền cho tới ngày hôm này với lá dân tộc kỳ nền vàng tuyền của lụa tơ tầm.
Quốc kỳ của dân du-mục không có nền vì họ quan niệm là "Ðất của Chúa, lúc của trời". Người dân chỉ là những tên nô lệ của Lãnh Chúa mà thôi. 

Quan niệm này đã in sâu vào đầu các vị hoàng thân cuối triều là: Thà làm dân lưu vong còn hơn làm vua nô lệ. Ðiển hình là:
1.      Hoàng Tử Lý Long Tường, Thủy Sư Ðô Ðốc đã bỏ nước ra đi tỵ nạn bên Triều Tiên khi nhà Lý bị Trần Thủ Ðộ lật đổ.
Sử nói là thoán nghịch thì không đúng vì:
·        Trần Thủ Ðộ không làm vua, vì quyền lợi của dân tộc nên ông đã truất phế vị vua nửa điên nửa khùng.
·        Dân Việt theo Mẫu Hệ chứ không theo Phụ Hệ như Tàu, nên cháu ông vua điên làm vua thì sao gọi là thoán nghịch được?
·        Dân Việt (nông nghiệp) quan niệm Ðất Nước của dân tộc chứ không phải của một dòng họ như người Tàu (du-mục)
·        Trong khi đó bên Tàu thì khí thế quân Nguyên (Mông Cổ) đánh nước Tàu như chẻ tre, nếu ta tôn thờ nhà Lý thì sẽ chết trong tủi nhục, ươn hèn. Vì không kịp chỉnh trang lại quân ngũ, và kết hợp lòng dân (coi kỹ lại khúc sử này thì rõ)
Tổ tiên chúng ta vẫn dạy là:
Chấp kinh thì phải tòng quyền,
có nghĩa là giữ lễ nghĩa theo đạo làm người thì tốt, nhưng phải tùy thời, tùy cơ ứng biến:
Khi bình thì vậy, nhưng biến thì phải xoay.

Xét vậy thì ông Trần Thủ Ðộ là anh hùng của dân tộc, còn đối với nhà Lý thì ông là người gian hùng, thủ đoạn.

·        Nhà Trần loạn luân là theo quan niệm Phụ Hệ của Tàu, đôi con dì lấy nhau được nhưng con chú con bác là đồng tông nên không lấy nhau được. Còn theo quan niệm Mẫu Hệ (Việt) thì ngược lại mới đúng....Ngôi phải truyền cho con gái mới đúng, nhưng đây là chuyện riêng trong dòng họ không phải chuyện của đất nước.

Cuộc vượt biển của Hoàng Tử Lý Long Tường đã cho chúng ta thấy rằng thời đó con người đã tinh thông chánh trị trong vùng để tìm vùng đất an toàn mà dung thân. Ðồng thời thủy lộ cũng đã rành lắm, ngắm sao để định hướng rất chuẩn nên không bị lạc. Ðừng nghĩ là chúng ta tài giỏi hơn người xưa về phương diện văn minh tinh thần hay vật chất.
Hiện nay ở thủ đô Hán Thành bên Cao Ly có tượng Bạch Mã Tướng Quân để ghi ơn ông đã giúp vua đánh đuổi nhà Nguyên; không những vậy lại còn có làng riêng cho con cháu của ông nữa. Hàng năm họ vẫn về Bắc Ninh để thắp hương tưởng niệm trong đền thờ Lý Bát Ðế ở làng Ðình Bảng.

2.      Trần Phế Ðế (Ðế Hiễn) niên hiệu Xương Phù (1377-1388) đã ra lệnh "Hạ Giáp" (buông súng) cho quân sĩ muốn cứu ông ra khỏi nanh vuốt Hồ Quý Ly, và chấp nhận thắt cổ tự tử ....chỉ vì ông không muốn làm vua bù nhìn dưới lệnh của bọn kiêu binh.
²

Ngược lại con cháu Lê Lợi thì lại nghĩ khác:
"Thà làm vua bù nhìn còn hơn sống làm người có khí phách hiên ngang"
nên 2 con buôn chánh trị là Trịnh Kiểm và Nguyễn Kim mới lợi đụng để phá nát đất nước, phá tan lòng người chỉ vì quyền lợi của 2 họ.
Lỗi tại 2 tên gian hùng đã đành, mà cũng lỗi tại con cháu vua Lê muốn làm vua bù nhìn để chúng lợi dụng ; mà cũng là lỗi của người dân không sáng suốt
Ø      Ðó là hậu quả của nền giáo dục sai lầm của nhà Hậu Lê. Con cháu tự cho được quyền cố vị vì ông tổ có công ; mặc dù bất tài…..Vậy thì con cháu những người đã chết cho ông sống thì ông vỗ ơn hay sao? Vong ân bội nghĩa thì đâu có xứng đáng làm vua !

Xét lại thì: Khi dấy binh thì 2 ông này trương khẩu hiệu "Diệt Mạc Phù Lê" và tôn ông hoàng tử vừa ngu vừa dốt vứa đần lên làm vua để có lý cớ mộ binh đánh Mạc. Đánh xong rồi giết đi như ông Lê Lợi giết Trần Cao vậy.
Ðánh Mạc xong thì một ông giữ vua làm bù nhìn để lấy chánh nghĩa, còn ông kia ngồi rình......chừng nào mày hạ bệ vua thì tao kéo quân trị tội...thế là đất nước chia đôi, lòng người ly tán ngay từ lúc thành lập cái gọi là "nghĩa quân" diệt Mạc phù Lê.

Quan niệm này do đâu mà ra? Nếu không phải là do chương trình học vấn đào tạo nhân tài giúp vua chứ không giúp nước như Việt Cộng chủ trương "Hồng hơn Chuyên" ngày hôm nay.

Ø       Do đó nếu chẩn đúng bệnh thì cách chữa cũng không khó lắm đâu.
²

Lời bố Lạc Long:
Bố Lạc Long đã ân cần căn dặn:
"Chừng nào giặc thù đến cướp phá,
chống đỡ không nổi thì gọi Bố ơi! về cứ chúng con"
vẫn còn giá trị để phục hồi sức mạnh tâm linh, kết hợp dân tộc nhờ ở tư tưởng thuần nhất.

·          Giặc ở đây là Tư Duy lạc hướng nên tâm tư mới bất an tinh thần mới thác loạn, nhìn đâu cũng ra sự yếu kém của dân tộc để đi đến kết luận là: Dân Việt sinh ra để làm nô lệ cho người.
·          Chừng nào tự mình cố gắng mà chống đỡ không nổi thì hãy gọi bố về chỉ cách thoát hiểm (cứu chúng con).
·          Cách thoát hiểm của bố Lạc Long chỉ là: Hãy thấm nhuần Việt Học (văn hóa, tư tuởng, học thuyết thoát hiểm và lịch sử của người xưa) thì ắt thấy đường thoát hiểm, mỗi thời một khác.

Ðây đúng là loại giặc nội tâm mà Ðức Thánh Trần đã bảo chúng ta phải cảnh giác. Muốn thoát hiểm thì phải trau dồi Việt Sử do chính người Việt soạn thì mới có hiệu quả.

Xét ra thì đây lại là đường lối của Viện Sùng Chính Học do ông Nguyễn Thiếp (La Sơn Tiên Sinh) soạn chương trình và bài vở giảng dạy; về sau bị vua Gia Long hủy bỏ với câu miệt thị dân Việt là: Nôm na là cha mách qué.
Do đó nhất nhất, cái gì triều Nguyễn cũng rập khuôn theo Bắc Kinh, kể cả Luật Gia Long cũng chỉ là bản dịch của luật nhà Thanh áp dụng cho dân bị trị người Hán.
Ngày hôm nay Việt Cộng bắt chước y chang với 16 chữ vàng và 4 tốt của Bắc Kinh đưa ra để thôn tính nước Việt của chúng ta bằng chánh trị.

Vì vậy nên chủ đề của bài này là bàn về Sự quan trọng của mặt trận Văn Hóa và Tư Tưởng để thoát khỏi hiểm họa Hán Hóa.
Nay chúng ta chỉ cần nhìn vào chương trình giáo dục để tuyển chọn công thần ra giúp nước là biết ngay triều đại này muốn tuyển loại Hiền Tài ích quốc lợi dân hay loại Gian Thần phá nước giết dân.
²


ÐỊNH  NGHĨA  NGÔN  TỪ

Ðể mọi việc được rõ ràng, thiết nghĩ chúng ta nên định cho rõ nghĩa của các ngôn từ sau đây:

A)    Thế nào là :  Văn Hóa?  Tư Duy ?  Tư Tưởng?  Triết Lý?
B)    Nguồn gốc và sự khác biệt của Lý Dịch và Kinh Dịch.
C)    Di chỉ của văn hóa.
D)    Cách tìm Văn Hóa người xưa.
E)     Nguồn gốc Văn Hóa từ đâu mà ra?
F)     Bàn về cách thoát hiểm  theo lời dặn của cha Lạc Long

Sau khi tìm được căn nguyên lạc hướng thì lúc đó mới học hỏi kinh nghiệm người xưa để tìm cách vươn lên bằng người.
Theo lời căn dặn của 2 vị này thì chúng ta phải cố gắng canh tân tư tưởng, thay đổi tư duy và học hỏi kinh nghiệm người xưa thì mới đủ kiến thức căn bản để có thể tự cứu mình thoát nạn Hán Hóa.
Thật vậy: Chúng ta không thể Canh Tân đất nước với Tư Duy nô dịch Mác-Lê, Tư Tưởng lạc hậu lỗi thời như Việt Cộng đang cố bám vào bóng ma để tham quyền cố vị với 16 chữ vàng và 4 tốt được.

Trong thực tế thì mọi việc đều chồng chéo lên nhau như đang sáng chóe chuyển từ-từ sang tối mù phải qua xâm xẩm tối, không cái gì có thể đang từ trắng biến ngay thành đen được.
Vì muốn phân chia mọi việc cho có ranh giới để nhìn cho rõ nên chúng ta phải định nghĩa từng danh từ một cho rõ ràng để tránh cảnh nhập nhằng rồi đi đến chỗ ngộ nhận.
Ở đây bàn về việc thoát hiểm Hán Hóa cho dân tộc Việt, nên chúng ta chỉ bàn trong phạm vi quốc gia, dân tộc Việt, chứ không nói tới cộng đồng hay cá nhân hoặc nhân loại hay các dân tộc khác.

A)-   Văn hóa ;  Tư duy ;  Tư Tưởng    Triết Lý

Văn Hóa là gì?
Văn Hóa là nếp sống của một dân tộc; gồm nếp sống vật chất (tiện nghi do khoa học đem tới) và nếp sống tinh thần (Tư Tưởng sinh ra).
·          Nếp sống là sinh hoạt thường ngày trong cách giao tế và suy nghĩ của đại đa số người Việt.

Tư Duy là gì?
Tư Duy là phê phán sự việc đã xảy ra theo suy luận của mình.
·          Tư là suy nghĩ kỹ càng với những bằng chứng xác thực, còn Duy là phê phán.

Tư Tưởng là gì?
Tư Tưởng là ý muốn giải quyết vấn đề theo mục tiêu nào đó mà mình thấy là đúng, là cần.
Muốn đưa ra dự án giải quyết thì phải có nguyên nhân khiếm khuyết của sự việc xảy ra (tức lấy Tư Duy làm yếu tố) và phải có kiến thức về sự vận hành để tránh tính một đằng lại đi một nẻo (tức Triết học là cái vốn để suy đoán tương lai).
·          Tư là suy nghĩ kỹ càng với những bằng chứng xác thực, còn Tưởng là ý muốn.

Triết Lý là gì?
Triết Lý là lý lẽ vận hành của vạn vật.
Triết là môn học về sự vận hành của vạn vật, cái này dưới môi trường này thì sẽ sinh ra cái kia.......
·          Vậy muốn có Hiền Tài thì phải xây dựng môi trường, điển hình là một cậu bé 9 tháng ở trong trại mồ côi VN được người Ðức đem về nuôi nấng và dạy dỗ nay trở thành Phó Thủ Tướng nước Ðức. Nếu cậu đó sống trong môi trường gian dối của Việt Cộng thì sẽ trở thành kẻ gian hùng vì miếng cơm manh áo: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
²

B) -   Lý Dịch và Kinh Dịch bắt nguồn từ đâu?

Lý Dịch là lý lẽ biến hóa của vạn vật nó có tính cách giới hạn theo sự hiểu biết cá nhân.
Còn Kinh Dịch là nguyên lý biến hóa của vạn vật không bao giờ sai.

·          Lý Dịch của sắc dân Nông Nghiệp, tức Bách Việt (trong đó có tổ tiên chúng ta), xem sao trên bàu trời để đoán mùa cầy cấy hay dự đoán thời tiết và số mệnh cho tương lai.
·          Kinh Dịch của ông Khổng Tử, lấy từ Lý Dịch của người Việt ra để chứng minh (ngụy biện)  cho thuyết Thiên Mệnh của mình bằng cách diễn giải Lý Dịch theo triết lý của ông được gọi là "Soán Truyện"
²

C) -  Di chỉ của Văn Hóa

Theo định nghĩa trên thì văn hóa là nếp sống, tư tưởng và cách suy nghĩ cùng phê phán của dân Việt lấy tình người làm căn bản, vì thuộc sắc dân nông nghiệp.
Ø Nên gọi đó là nền văn hóa nhân bản; theo mẫu hệ.

Còn dân Du-mục dựa trên bắp thịt nên có nền văn hóa thiên nhiên: Mạnh được yếu thua; lý kẻ khỏe bao giờ cũng cứng (luật rừng và luật biển, cá lớn nuốt cá bé).
Ø Do đó mới có vấn đề trọng nam khinh nữ; theo phụ hệ.

Văn hóa có từ thời quần cư, cách đây vào khoảng 15.000 năm; tức váo thời điểm loài người biết cách sản xuất ra thực phẩm. Lúc đó chưa có chữ viết nên những di chỉ để lại đều bằng bia miệng như cao dao, tục ngữ, câu hò, tiếng hát hay huyền thoại. Huyền thoại là loại văn xuôi.

Về sau, khi văn minh vật chất thăng tiến thì mới có Văn Chương, Âm nhạc, Hội họa, Thi ca, Ðiêu khắc ....dùng để ghi lại nếp sống vật chất hay tinh thần ở thời điểm đó. Nếu nhiều người phụ họa thì nó mới còn truyền cho tới ngày hôm nay mà ta gọi là di vật, còn không thì nó chết ngủm từ lâu rồi.
Vậy thì:
-          Văn Chương, Văn Học, Âm nhạc, Hội họa, Thi ca, Ðiêu khắc, Kỹ thuật chỉ là những di chỉ phản ảnh Văn Hóa chứ chính chúng không thể gọi là văn hóa dân tộc được, nên được xếp vào di chỉ (dấu vết) của Văn Hóa, chứ không thể nào xếp chúng vào Văn Hóa được.
Tỷ dụ: Chữ viết không phải là tiếng nói. Tiếng nói là hình (cụ thể) còn chữ viết là cái bóng (vô hình) của tiếng nói.
-          Danh từ Văn Học có nghĩa là học những cái gì tốt đẹp của dân tộc. Những bản văn có giá trị đều được xếp vào loại Văn Học như hịch tướng sỹ của Ðức Thánh Trần, Bình Ngô Ðại Cáo của Quốc Sư Nguyễn Trãi, thơ của thi sỹ Hồ Xuân Hương, Ðoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du...... Đó là những bản văn thuộc di chỉ của Văn Học, chúng ta dựa vào đó để tìm hiểu tư tưởng thanh tao và cao siêu của tác giả và sư phụ họa cũa người dân thời đó.....
Còn những bản văn không có giá trị hoặc tục tĩu thì đã bị phế thải theo thời gian vì không có người phụ họa, như thơ Tố Hữu chỉ thịnh hành bằng bạo lực hô hào chém giết cho nhiều dưới triều Việt Cộng mà thôi. Hay hố xí 2 ngăn của "Bác" Hồ, một ngăn để đi tiểu còn ngăn khi để chứa phân với mục đích không để cho nước tiểu làm hỏng phân. Đối với "Bác" thì phân quý hơn vàng vì phân bón được ruộng chứ vàng thì không......do đó năm 1955-1956 "Bác" cho giải thưởng thi đua ị để lấy thưởng (coi Nhân Văn Giai Phẩm năm 1956 ở Hà Nội thì rõ là chuyện có thật đó)
-          Còn Việt Học là học về đất Việt và con người Việt có từ ngày khai quốc (2.879BC).
-          Nhân Văn là học làm người tốt, nghĩa là con người có nếp sống thanh tú và cao thượng.
-          Chương trình Nhân Văn Việt Tộc là chương trình học làm người Việt tốt trong thế kỷ Toàn Cầu Hóa này.
Chương trình này chỉ có giá trị lật đổ bạo quyền bằng chính bàn tay của toàn dân để xây dựng cuộc sống hài hòa giữa các sắc tộc sinh sống trên mảnh đất Việt Nam hiện nay mà thôi.
P    Muốn như vậy thì phải có chương trình giáo dục đứng đắn mà người xưa gọi là Chính Học và đoàn ngũ giáo sư Việt Học cần cho 90 triệu người dân để họ có khả năng trở thành Hiền Tài nhiều như thời Lý, Trần thì mới có thể thay thế được bọn Ngu Quân hèn với giặc Tàu nhưng lại ác với dân Việt.
²

D) -  Cách tìm Văn Hóa người xưa
-          Muốn tìm hiểu văn hóa thì bắt buộc phải dựa vào những cổ vật của thời đó thì mới suy ra được nếp sống vật chất và tinh thần của dân Việt ở thời đó.
-          Muốn dựa vào cổ vật để suy đoán thì phải nhờ đến:
P      Khoa học để định tuổi của di chỉ.
P      Khoa địa chất học để biết cuộc sống của nhân loại theo sự trồi sụt của mực nước biển Ðông (dấu tích còn trên vách đá phủ rêu như ở vùng sa mạc Arizona bên Mỹ, hay ở bờ biển Normandie bên Pháp).
P      Khoa khảo cổ học để biết rõ niên đại.
P      Khoa nhân chủng học và di truyền học để biết rõ tổ tiên của mình ngày xưa ở đâu và sống ra sao.
P      Huyền Thoại, ca dao, tục ngữ, thành ngữ để suy đoán tư tưởng thời đó.
P      Môn sử học.
Các môn học trên cho ta những bằng chứng khoa học, nên chúng ta có thể suy đoán ra nếp sống văn minh của người thời đó với xác xuất cao tới trên 80% .
²

E) -  NGUỒN GỐC VĂN HÓA
       (theo khoa học ngày hôm nay)

Con người lúc đầu sinh ra ở Phi Châu (phía tây nam nước SOMALIE ngày hôm nay). Với chứng tích khảo cổ mà chúng ta biết thì loài người có mặt trên trái đất vào khoảng 2 triệu năm nay.

Ở thời xa xưa, bàu khí quyển chưa có dưỡng khí, các vi khuẩn khi chết đi thì biến thành đá, không bị thối rữa vì không có dưỡng khí và hơi nước tác động để thành thối rữa như ngày hôm nay.
·          Ðây là hiện tượng hóa thạch mà ta có thể kiểm nghiệm ở vùng núi lửa ở Pompéi (gần ROMA) bên nước Ý.
·          Lúc khởi thủy thì trái đất là một quả cầu lửa do mặt trời phát nổ sinh ra vào khoảng 4 tỷ 600 triệu năm nay.
·          Khi nguội thì bên ngoài biến thành lớp cứng gọi là vỏ. Ngày hôm nay vỏ trái đất dày 980km, sau đó là cùi mềm 1.920km và bên trong là ruột ở thể lỏng với nhiệt độ rất cao, ở giữa là lõi đầy kim cương vàng bạc là loại có tỷ trọng nặng nhất. Đường kính là 12.740km.
·          Sinh vật bắt đầu xuất hiện khi trái đất nguội, có vỏ cứng và bàu không khí lạnh để nước biển rút đi và lục địa hiện ra. Ngoài ra còn phải có dưỡng khí (oxygène) và hơi nước nữa thì mới có sự sống được.
·          Số lượng nước không thay đổi từ khi có trái đất đến nay. Khi nóng thì biến thành mây thành khói, lạnh thì biến thành nước còn quá lạnh thì biến thành băng tuyết nên mức nước biển thấp xuống để hiện ra lục địa cho sinh vật trên cạn có thể sống được.

Vì con người là sinh vật săn mồi vụng-về, da lại không có lông nên chỉ sống được ở vùng xích đạo; do đó bộ óc bắt buộc phải nảy nở để sinh tồn. Cái này chúng ta gọi là sức mạnh của trí tuệ mà động vật khác không có, chỉ vì chúng an phận sống với khả năng trời cho.

Hơn nữa, nhân số cũng hữu sinh nhưng vô dưỡng, 3 thóc 1 gạo (đẻ 3 thì chết mất 2, còn lại 1); do đó phải đẻ nhiều. Lúc này cũng chưa có tiếng nói, mạnh ai nấy sống; đi lang thang kiếm mồi.
Từ ngày kiếm ra lửa (thời kỳ đá ghè cho vừa với bàn tay) cho tới ngày biết dùng lửa để làm đồ đất nung mà ta gọi là đồ gốm phải mất hàng chục ngàn năm, lúc này mới đi chinh phục các vùng giá lạnh là nhờ vào sức mạnh của trí tuệ nó đưa đến tinh thần cầu tiến. Khi sống thành cộng đồng thì có tình thương mà ta gọi là tình người; đây là sức mạnh của con tim.
·          Sức mạnh trí tuệ và con tim gọi là sức mạnh Tâm Linh. (§3-bước chân loài người)
²

Ðến khi biết tự sản xuất ra thực phẩm để bảo đảm cuộc sống (vào khoảng 15.000 nay, tức #13.000BC) thì lúc đó mới có cuộc sống quần cư và phát sinh ra tiếng nói, nhân số gia tăng vòn vọt. Trước đó chỉ có khoảng 3 triệu nhân số trên toàn thế giới mà nay đã thành 7, 8 tỷ nhân số mà ta gọi là nạn nhân mãn.
Ban đầu, chỉ có 2 nếp sống quần cư là: Du-mục (sống bằng nghề chăn nuôi gia súc) và Nông-nghiệp (sống bằng nông phẩm có ruộng để chăm lo).
-          Dân du-mục sống theo đồng cỏ (STEPPE) nên phải di động, do đó có đời sống du cư. Trung tâm phát triển là vùng Trung Ðông (Iran ngày hôm nay).
-          Dân nông-nghiệp có cuộc sống định cư quanh ruộng. Trung tâm phát triển là bờ biển Ðông ngày hôm nay (từ Phi Luật Tân vòng xuống Mã Lai, Nam Dương Quần Ðảo)

Vì thế nên lúc khởi thủy chỉ có 2 nền Văn Hóa là: Văn Hóa Du-Mục (theo luật rừng) và Văn Hóa Nông-Nghiệp (tình người mà ta gọi là nhân bản).

Nước biển dâng
Cách đây 20.000 năm (18.000BC), nước biển Ðông thấp hơn ngày hôm nay là 130,5 mètres. Từ biển Ðông (Phi Luật Tân) sang tới IRAN (Trung Ðông) là cánh đồng tuyết phủ bao la không có sự sống. Việt Nam với Phi Luật Tân và Nam Dương Quần Ðảo là đất liền.
Cách đây khoảng 15.000 năm (tức #13.000BC) nước biển bắt đầu dâng trung bình là 2cm mỗi năm. Ðến 8.000năm (tức 6.000BC) về trước thì ngưng và mực nước cao hơn ngày hôm nay là 10,3mètres; vì lúc này bàu khí quyển nóng nên băng tuyết tan thành nước.

Sau đó bàu khí quyển lạnh trở lại, nước đóng thành băng tuyết nên nước biển Ðông rút xuống bằng mực nước ngày hôm nay thì ngưng lại, vào khoảng trên 3.000BC.
Ðây là trận Ðại Hồng Thủy gần chúng ta nhất. Trước đó từ 14.000 năm về trước đến 8.000 năm về trước thì trái đất có cả thảy 4 trận Ðại Hồng Thủy.

Nước biển rút
Khi nước biển rút đi thì dân nông nghiệp khi trước di lên Hy Mã Lạp Sơn và Trường Sơn, nay lại theo triền sông kéo xuống bờ biển lập nghiệp. Đó là sông Hoàng Hà (qua Pékin), DươngTử (qua Thượng Hải), Tây Giang (qua Hương Cảng), Hồng Hà (qua Hà nội), sông Mả (qua Thanh Hóa), sông Cửu Long (qua Chân Lạp, Saigon).
Ø     Xin chú ý : Lúc này đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long chưa có.
Lúc này dân sống về nông nghiệp ở vùng đất phía đông mới có cuộc sống quần cư và ổn cư; trong khi đó thì dân Du-mục ở Trung Ðông có cuộc sống quần cư nhưng du cư theo cánh đồng cỏ (Steppe) từ đó tiến lên biển Caspienne. Tới đó thì quá lạnh nên một nhánh tiến về phía tây qua Hắc-hải (mer noire) đến tận Âu Châu.
Còn một nhánh tiến về phía đông qua KAZAHSTAN (đất của người Kazah), qua Mông Cổ và Mãn Thanh thì gặp biển nên di xuống phía nam tới sông Hoàng Hà thì gặp sắc dân nông nghiệp mà ta gọi là con cháu Ðế Nghi (huyền thoại)....Lúc đầu là người Hạ nên gọi là nhà Hạ (#1.700BC) chưa có luật lệ nên không thể gọi là một Quốc Gia được; họ sống cạnh dân nông nghiệp và thỉnh thoảng 2 bên sang ăn cướp của nhau vì nhu cầu sinh sống. Về sau, mãi đến tận năm 183BC, Lã Hậu mới tự đề cao bằng danh xưng Trung Hoa (trung tâm tinh hoa của vũ trụ) để đi xâm lăng với thuyết Thiên Mệnh nên truy thăng thành HOA HẠ cho oai.

Sau nhà Hạ thì đến nhà Thương bắt đầu từ khoảng 1.500 BC, nhưng phải đợi mãi đến năm 1.300 BC thì 2 bên mới hiểu nhau qua sự sáng chế ra ký hiệu "tượng hình và hội ý"...Nên nhớ là lúc này chưa có chữ viết vì chưa có cái nền (mà ta gọi là giấy) để viết lên rồi đem theo; nên tuy là chữ đấy nhưng chưa viết được thành câu, thành chương, thành mục, thành quyển sách.
Tuy vậy nhưng luật lệ đã được đặt ra và Quốc Gia bắt đầu thành hình; trong khi đó ở phía nam sông Dương Tử (tức trường giang) thì con cháu Lộc Tục (huyền thoại) đã lập quốc để đánh nhau từ 2.879BC, đó là nước Ngô, nước Sở và nước Việt. (§4- Bài số 2: Văn Hóa Tàu từ Việt mà ra)

Huyền thoại là văn xuôi truyền bằng bia miệng vì lúc đó chưa có giấy nên có 2 vế:
a.        Phần huyền thoại dùng để chuyên chở thông điệp nên phần này phải lung linh huyền ảo để ai ai cũng thích nghe và cũng thích kể lại cho con cháu như chuyện Rồng Tiên, Tiên Dung, Trọng Thủy Mỵ Châu, Trầu Cau........
b.       Phần thông điệp là triết lý câu chuyện. Muốn giải mã thì phải biết xuất xứ và thời điểm cùng lịch sử lúc đó.
Tỷ dụ: Rồng Tiên Khai Quốc là do 2 ông Phạm Lãi và Văn Chủng soạn thành tình tiết để tả thời gian sửa soạn đánh nước Ngô (Phù Sai) vào khoảng 600BC, rồi sát nhập nước Ngô vào nước Văn Lang nên mới có địa danh núi Ngũ Lĩnh và Hồ Ðộng Ðình; nay vẫn còn. Chỉ có thời điểm đó thì biên giới phía bắc nước Văn Lang mới tiến tới sông Dương Tử.
c.        Giấy phải đợi mãi đến thời đồ sắt cứng, có cưa để cưa tre thành từng dóng và có dao để chẻ lạt rồi đan thành mành-mành và viết lên đó. Ði đâu thì cuốn lại rồi sách đi nên gọi là cuốn sách....như vậy thì không thể sớm hơn 600BC được. Người sáng chế ra giấy đầu tiên là người Bách Việt ở vùng có tre và nứa. (§5-Bách Việt Tiên Hiền Chí)

Nhà Chu diệt nhà Thương vào năm 1.122BC. Vì muốn diệt tận gốc nền văn hóa chung sống hòa bình nên dân nhà Thương phải chạy qua Mỹ, tức dân da đỏ ngày hôm nay (người ta biết là do khai quật đồ dùng thời đó thì thấy cùng tư tưởng với sắc dân nhà Thương).
Vì thiếu người quản lý vùng đất bao la đã chiếm được nên nhà Chu mới đẻ ra chế độ Phong Kiến (Kiến là nhìn và Phong là cho), tức nhìn trên bản đồ rồi khoanh vùng, cấp đất cho từng bộ hạ một quản trị theo luật của họ (mỗi vùng một luật).
Ø     Vì thế nên mới đặt ra tước Công, Hầu, Bá, Tử, Khanh. Dân Việt không có cái này.

Chế độ Phong Kiến bị Tần Thủy Hoàng (221BC-208BC) tận diệt để xây dựng chế độ Ðế Chế Toàn Trị (tức chế độ Cộng Sản ngày hôm nay mà người đẻ ra nó là Vệ Ửng, đời bố ông nội Tần Thủy Hoàng)...tiếp theo sau là chế độ Quân Chủ độc tài và chuyên chế bao trùm thảm họa cho dân Tàu từ đó đến nay....đẻ con gái được quyền bóp mũi cho chết!
Lưu ý: Chế độ PHONG KIẾN chỉ tồn tại dưới thời nhà Chu. Chế độ Quân Chủ không phải là chế độ Phong Kiến; mà Quân Chủ cũng có nhiều loại khác nhau, không phải loại nào cũng đều bóc lột cả đâu.
²

F) -  Bàn về cách thoát hiểm theo lời cha Lạc Long

Lời căn dặn của bố Lạc Long mà chúng ta vẫn biết, nhưng vì không hiểu thông điệp này nên coi thường giá trị của nó....Ðây nhé, bố Lạc Long ân cần căn dặn các con nguyên văn như sau:
"Chừng nào giặc thù tới cướp phá, chống đỡ không nổi thì gọi bố ơi! về cứu chúng con"
Có 3 giai đoạn với tình tiết khoa học và hợp lý. Chẩn bệnh; Thực tâm muốn khỏi bệnh; Uống thuốc thì mới khỏi bệnh.
§         Hãy chỉ đích danh giặc thù, kể cả giặc u tối trong tâm chúng ta. Ðó là kẻ thù mẹ đẻ ra muôn vàn kẻ thù con (chẩn bệnh).
§         Coi lại xem chính mình có muốn trực tiếp chống giặc hay chưa? (Thực tâm muốn chữa).
§         Nếu không được thì bố Lạc Long sẽ kê đơn chữa bệnh cho (Thuốc chữa bệnh tụt hậu).
Bố bảo: Sức mạnh Tâm Linh chưa dùng tới. Muốn có thì phải trau dồi Văn Hóa, Lịch Sử, Tư Tưởng Việt và Học Thuyết thoát hiểm của người Việt cho thấm nhuần thì mới thành chính quả....Tức là thành người Việt tốt (toàn hảo).
¯

Nhân Văn Việt Tộc

Thế nào là người Việt tốt ở kỷ nguyên Toàn Cầu Hóa đang đi tới?
-          Người Việt là người có tinh thần Tự Trọng và Cầu Tiến để biết cách sống cho mình và sống cho người.

Tinh thần Tự Trọng nằm trong ý nghĩa của danh từ Văn Lang (Hào Hoa, Phong Nhã; Phóng Khoáng Hào Hiệp; Lịch Sự Bặt Thiệp), (§9) coi cuốn Phan Bội Châu tự phán ; cụ đã cám ơn 2 người Nhật giúp Phong Trào Ðông Du bằng danh hiệu là Thái Lang.
·      Ông Bác Sỹ đã giúp tiền để cứu mạng 150 người với danh hiệu: Ðại Hỷ Thái Lang.
·      Ông Xã Trưởng đã giúp công và của để dựng bảng đá ghi ơn ông Bác Sỹ (nay vẫn còn bên Nhật) với danh hiệu: Ðại Nghĩa Thái Lang
Còn tinh thần Cầu Tiến là ý nghĩa của danh từ Việt. Khi lập liên bang gồm 15 tiểu bang (lúc đó, 2.879BC gọi là Bộ Lạc; tức 15 vùng an lạc) thì tổ tiên chúng ta đã lấy danh xưng là Việt, có nghĩa là phải cố gắng vượt mọi khó khăn để thăng tiến bằng người. Vì sống trong nô lệ, Thực Dân Pháp muốn hạ nhục nên dịch chữ Bộ Lạc thành Tribu, trong thực tế thì Tribu là Tù có ông Tù Trưởng của một nhóm dân không quá ngàn người. Trong khi Bộ Lạc, tức một vùng an lạc thì có ông Lãnh Vương, bên cạnh có các ông Lạc Hầu (quan văn) và Lạc Tướng (quan võ) giúp sức nên phải gọi đó là một tiểu bang mới đúng. Bộ là vùng; Lạc là an vui. (§1- bài học số 6 chủ đề Rồng Tiên Khai Quốc).

Làm sao để trở thành người Việt tốt?
Muốn thành người Việt tốt thì phải trau dồi kinh sử nước Việt để biết sự thăng trầm của dân Việt. Ðể biết cách sống cho mình và sống cho người.
Ðiều này, với phương tiện truyền thông hiện đại thì không cần phải nắm quyền cũng vẫn làm được; nhất là chúng ta có một khối lượng không nhỏ người Việt sinh sống ở hải ngoại mà phần lớn sinh sống ở các nước tân tiến nhất thế giới. Ðó là hậu phương an toàn để giúp tiền tuyến (trong nước) có đủ vốn về Văn Hóa, Tư Tưởng và Lịch Sử trung thực thì họ mới đề xướng ra được kế sách thoát hiểm tiêu vong một cách hữu hiệu và khả thi.
Muốn xóa bỏ tụt hậu về vật chất thì chỉ cần có chương trình Canh Tân Tư Tưởng và sự cố gắng tích cực của Hiền Tài để kẻ xướng người họa thì mới thành công được.

Vậy thì vấn đề chính là đào tạo Hiền Tài; việc này chỉ có người Việt mới làm được thôi. Làm sao để có Khí Phách Rồng Tiên, Văn Hóa Lạc Hồng trong huyết quản, rồi từ đó mới thăng tiến bằng người là việc làm của toàn thể dân Việt ngày hôm nay.
Do đó, chúng ta phải cùng nhau bàn bạc về nền Chính Học cho ra nhẽ thì mới đào tạo được hiền tài ra giúp nước. Còn trông chờ ngoại bang thì chỉ có Nhân Tài Nô Dịch mà thôi, vì Tư Duy của họ đã bị lai căng, lạc hướng Rồng Tiên rồi.


Ôn cố để biết đường đi ngày hôm nay:
Ngày xưa cha ông chúng ta đâu có thua kém người, vậy tại sao chúng ta lại coi thường sức mạnh tâm linh của mình mà đi ca-tụng sức mạnh vật chất của kẻ thống trị ta?
Muốn Canh Tân đất nước ư?....Chúng ta đâu có thể Canh Tân đất nước với Tư Duy nô lệ và Tư Tưởng lạc hậu, lỗi thời như Việt Cộng ca-tụng được?
Chúng ta không cần học thuyết Mác-Lê hay Mao dắt đường, và chúng ta cũng chẳng cần tư tưởng nô dịch của Hồ Chí Minh hay tư tưởng lỗi thời, lạc hậu của Khổng Tử chỉ lối; mà chính chúng ta phải có Tư Duy Ðộc Lập và Tư Tưởng Khai Phóng của kỷ nguyên điện toán để đưa ra đề án thoát hiểm cho chính mình thì mới không bị tiêu vong như bọt bèo trên sóng biển ở kỷ nguyên điện tử này. Ðó là những vấn đề sinh tử mà toàn dân phải nhìn thẳng vào sự thật và cố gắng giải quyềt thì mới thoát khỏi thảm cảnh Dịch Chủ Tái Nô được.
Chúng ta phải cương quyềt xóa bỏ nghịch cảnh ngày hôm nay là dân Việt thông minh và có sức mạnh Tâm Linh không thua kém ai, vậy tại sao ngày hôm nay lại khốn đốn như vầy?
Ø       Văn Hóa suy đồi, Tư Duy nô lệ, Tư Tưởng bệ rạc, thua kém người đủ mọi mặt mà không thấy hổ thẹn sao?
q

Quay lại chủ đề tiếng nói:
Từ ngày tự tạo ra thực phẩm, nhân số gia tăng, cộng đồng đông đúc nên tiếng nói phát triển vì nhu cầu thông tin và truyền đạt kinh nghiệm cho nhau. Sau khi tiếng nói đã phát triển để có thể diễn đạt tư tưởng một cách văn hoa, bóng bảy thì mới nảy sinh ra Văn Hóa.
Có lẽ Văn Hóa Sơ Ðẳng của dân Việt đã bắt đầu từ ngày lập quốc (2.879BC) là do có nhu cầu ngoại giao để bãi binh, cầu hoà hay nhượng bộ. Hồi đó gọi là Thuyết Khách, nay là Ngoại Giao.

Xét như vậy thì: Văn hóa và tâm tính tùy thuộc vào cách sinh sống cho nên tư duy và tư tưởng của mỗi sắc dân một khác, không dân nào giống dân nào cả.
Ðến khi hội nhập với nhau thì gọi là giao lưu văn hóa để tạo thành một nếp văn hóa hội nhập cần cho cuộc chung sống hòa bình.
Bình đẳng thì gọi là hội nhập, còn bất bình đẳng thì là nô lệ. Bình thường thì sau khi chiến thắng bằng bạo lực (quân sự) thì kẻ thống trị luôn luôn tìm cách hủy diệt văn hóa của người bị trị và thay vào đó bằng nền văn hóa vong nô.....Nhưng cũng có khi kẻ chiến thắng về quân sự lại chiến bại về văn hóa nên họ tự nguyện sống theo văn hóa của bên bại binh nhưng lại bóp méo đi để biết thành văn hóa của mình.
Tỷ dụ: Rồng là sinh vật giả tưởng của dân Việt do đó có mây, còn Rồng Tàu ăn cắp Rồng Việt rồi bỏ mây đi. Vì vợ con Rồng Tàu là con gà mái ghẹ, trong khi đó vợ con Rồng Việt là Tiên (sống trong mây) nên người Việt nói "vùng vẫy như Rồng gặp mây" mà người Tàu không có ngạn-ngữ này.

Tài liệu tốt nhất để theo rõi biến thái văn hóa là lịch sử đồ đất nung mà ta gọi là đồ gốm. Phần lớn là kiếm trong bãi rác người xưa để tìm các đồ phế thải dùng cho việc bếp núc (§6: Lịch sử đồ gốm). Dựa vào đó thì: Từ ngày khởi thủy cho đến nay văn hóa thay đổi tùy theo sự hưng thịnh của từng dân tộc một. Khoa học ngày hôm nay cho biết là:
-          Con người thay đổi hình dạng là do 24 cặp nhiễm sắc thể (Chromosome) thay đổi để phù hợp với môi trường sinh sống. Trường hợp vụ nổ 4 lò điện hạt nhân ở Tchernobyl bên nước Ukraina.
-          Tâm tính thay đổi tùy theo cuộc sống khó khăn hay dễ dàng.

²

Vì chúng ta là người Việt, nên chúng ta chỉ nghiên cứu về sự biến thái văn hóa Việt qua các thời tự chủ và thời nô lệ với mục đích soạn chương trình giáo dục cho có hiệu quả tốt mà thôi.

Vì văn hóa là chất liệu để kết hợp lòng người, nên mặt trận Văn Hóa rất quan trọng. Ðối với dân bị trị thì công dụng của nó là đoàn kết toàn dân, nung nấu tinh thần quật khởi, đòi lại quyền sống theo văn hóa của mình là dân giàu nước mạnh và chống lại nền văn hóa nô dịch của kẻ thống trị là muốn biến dân ta thành dân hèn nước yếu, chấp nhận vong nô.
Do đó, muốn nói đến độc lập thì phải nói đến độc lập tư tưởng trước tiên. Muốn có tư tưởng độc lập thì tư duy cũng phải độc lập, nói chung là phải có nếp sống tâm linh độc lập và phải cập nhật thông tin thì mới thoát được mọi hiểm họa, trước mắt là nạn Hán Hóa đang đi tới.

Tại sao dân Việt thông minh, hiếu học, lỗi lạc mà lại có tình trạng tụt hậu này? Phải chăng vì:
Ø       Thế hệ cha ông chúng ta đã lạc hồn dân Việt nên mới có thảm trạng ngày hôm nay?
Vì lạc hồn dân tộc nên tâm tư mới bất an, tinh thần mới thác loạn; do đó nhìn đâu cũng thấy sự yếu kém của mình. Nhưng vì tự ái dân tộc nên chối bỏ tinh thần nô dịch: Mâu thuẫn trong tâm hồn ở điểm này đây. Do đó nên chưa kết hợp lòng người đủ mạnh để bung phá mọi xích xiềng như tổ tiên chúng ta đã làm.

·          Vậy thì sự suy thoái này bắt nguồn từ đâu? Ðó là chủ đề của bài học này.
Sau khi tìm thấy nguyên nhân rồi thì việc xây dựng tư duy độc lậptư tưởng hợp thời để thăng tiến cùng người chỉ còn là vấn đề ý chí và thời gian mà thôi.
Quả thực lời bố Lạc Long căn dặn thật là nhiệm màu. Ðây nhé:

1.      Gian đoạn một là giai đoạn khó khăn (chấp nhận sai lầm, lời bố Lạc Long: chỉ đích danh giặc thù nội tâm).

2.      Giai đoạn hai là ý chí quật khởi tương đối cũng dễ (lời bố Lạc Long là tự cứu xem sao rồi hãy niệm thần chú).

3.      Giai đoạn ba là thăng tiến bằng người thì nó chỉ là vấn đề trau dồi kiến thức cần nghị lực mà thôi (đây là lúc bố Lạc Long vươn tay ra cứu nguy cho dân tộc đấy).

Muốn có ý chí thì không những phải phục hồi khí phách Rồng Tiên mà còn phải thấm nhuần Văn Hóa Lạc Hồng nữa. Phần này thuộc niên học năm ngoái: Phục hồi tinh thần Vệt Tộc để kết hợp toàn dân ; Xây dựng Tư Duy độc lập để tự cứu lấy mình.
Năm nay với chủ để ôn cố để biết đường tri tân thuộc về 9 bài học lịch sử vừa qua, bài này dùng để đúc kết năm thứ nhì và làm gạch nối cho niên học thứ ba là: Canh Tân Tư Tưởng cho phù hợp với thế Toàn Cầu Hóa.
Bài này không những cho chúng ta biết nguyên nhân của sự suy thoái để biết cách phục hồi tư duy độc lập mà còn cho chúng ta biết con đường Canh Tân Tư Tưởng cho bằng người nữa.

²

Luận về Chánh Triều và Ngụy Triều

Chúng ta vẫn thấy nói tới Chánh Triều là triều đại có chánh nghĩa phân minh trong việc kế thừa; còn Ngụy Triều là triều đại dùng xảo thuật hay bạo lực để cướp quyền, tức triều đại không có chánh nghĩa.
Nhưng thế nào là chánh nghĩa?
·  Ðối với sắc dân du-mục thì quan niệm của họ là "đất của chúa, lúa của trời"...Do đó :
1.    Họ chỉ có Lãnh Chúa. Ông này dùng bạo lực để chiếm đất rồi cho người đến tá túc làm nô lệ cho ông chúa này nên mới có chữ Trung Quân, tức phải trung thành với ông chủ trại; mình chỉ là tôi mọi, nhờ ơn mưa móc nên mới có đất dung thân.
2.    Chiến tranh thì dân chết, thành quả thì Chúa hưởng trọn.
3.    Về sau cần phải liên minh với nhau để thành Quốc Gia thì mới sống nổi (hợp quần gây sức mạnh), lúc này mới đẻ ra "quốc kỳ" để đi họp với các quốc gia khác.
4.    Quốc kỳ của họ không có nền, là vì bình đẳng giữa các lãnh chúa với nhau cho nên không có ai là quan trọng hơn ai cả. Chữ Nền có nghĩa là phần căn bản như nền nhà, nền Văn Hóa, nền tảng Kinh Tế; tiếng Pháp gọi là La Base.
·         Ðối với sắc dân nông nghiệp thì có dân rồi mới có người bảo vệ đất nước. Do đó:
a.       An dân là chánh, chánh quyền là phụ (dân là ông chủ, chánh quyền là đầy tớ nên mới có chữ công bộc của dân)
b.      Chiến tranh thì người dân hy sinh xương máu để bảo vệ đất nước chứ không phải bảo vệ triều đình. Thành công thì toàn dân được hưởng, lẽ dĩ nhiên là triều thần cũng được hưởng ké. Vì thế nên nhà Trần mới nói:
"Ðất nước là của chung, chia nhau mà hưởng"
Như vậy thì nhà Nguyễn Gia Long là ngụy triều nên mới tự cho mình ăn trên ngồi chốc mà vong ấn bội nghĩa với con cháu những người đã hy sinh cho mình có địa vị ngày hôm nay.
Ðiển hình là ông Ðào Duy Từ đã có công sáng chể chiến lũy Ðồng Hới (lũy Thày) nên mới có nhà Nguyễn.
Vậy tại sao con cháu ông ta lại không được thừa hưởng công lao của ông tổ nhà mình? Ðúng là cướp công ân nhân, còn dòng họ những người đã chết để ông sống thì sao không thấy ông ưu đãi họ?
c.       Lúc lập nước Văn Lang để chống ngoại xâm là quân Ngô, thì chỉ có các Lãnh Vương kết hợp với nhau để thành Liên Bang mang tên là Việt (=cầu tiến) với sự bàu cử đàng hoàng để tín nhiệm chức vụ Hùng Vương với nhiệm vụ biến Liên Bang Việt thành chủng tộc Việt thuần nhất (§4:Văn Hóa Tàu từ Việt mà ra).
Sử chép rõ ràng rằng:
‘Sau khi đánh đuổi Tô Ðịnh ra ngoài cõi thì Quân Vương các nơi về tụ nghĩa ở Mê Linh và tôn Bà Trưng Chắc lên làm vua’.
Chữ tôn có nghĩa là bàu để tín nhiệm người mà mình muốn trao quyền. Chữ  chắc là kén tầm tốt chứ không phải là Trắc, vì lúc bé bà trồng dâu nuôi tầm dệt lụa nên gọi bà là Chắc, bà em là Nhị.
Lãnh Vương là ông Thống Ðốc Tiểu Bang (Mỹ) trị nhậm vùng lãnh địa, bên Văn thì có Lạc Hầu, bên Võ thì có Lạc Tướng.....Trong thời chiến thì Lạc Tướng nắm quyền nên gọi là Quân Vương
d.      Vì quan niệm dân chủ phân quyền (lệnh vua còn thua lệ làng) nên dân Việt có "dân tộc kỳ" chứ không có "quốc kỳ" như Tây Phương; mặc dù nước đã được thành lập từ lâu.

Mà dân tộc kỳ phải mang nền vàng của tơ tầm, có nghĩa là người dân Việt là chủ đất nước này chứ không phải triều đình hay đảng phái làm chủ.
Quốc kỳ là sáng kiến của dân tây phương vào thế kỷ thứ 14, du nhập vào nước Việt vào năm 1883 với lá cờ Tam Tài (cờ quốc gia Pháp); còn dân tộc kỳ có từ ngày lập quốc Văn Lang (2.879BC).
Quốc kỳ đầu tiên của nướ ta là lá cờ quẻ ly (avril 1945) dưới thời chánh phủ Trần Trọng Kim. Trước đó nước ta chỉ có DânTộc Kỳ và Đế kỳ hay Vương Kỳ mà thôi. Ông Bảo Đại là Hoàng Đế nên lá cờ Long Tinh là Đế Kỳ chỉ treo trên nóc cung vua mà thôi, còn dân gian dùng Dân Tộc Kỳ.
Long Tinh là cờ nền vàng ở giữa có gạch đỏ bằng 1/3 chiều rông của lá cờ. Bằng chứng là chính Hoàng Đế Bảo Đại đã ký sắc lệnh lấy cờ Quẻ Ly làm Quốc Kỳ thì không thể ngụy biện Long Tinh là Quốc Kỳ được.

Lưu ý:
Ngày nay chúng ta vẫn nói màu vàng (lụa tơ tầm) dành riêng cho nhà vua mà ta gọi là Hoàng tộc hay Hoàng gia. Danh từ này là chiếu chỉ của vua Lý Cao Tông (1176-1210) hạ chiếu để phân biệt nhà vua với dân dã. Khi trước sắc phục không có quy chế nhất định. Ông này lên ngôi chỉ lo ăn chơi, săn bắn, bỏ bê chánh trị, không lo cho dân nên nhà Lý suy tàn từ đây. Hoàng có nghĩa là màu vàng. (§12: Sách Phan Huy Chú-1820: Mục Lễ Nghi Chí)

Tóm lại:
1)     Ðối với quan niệm của dân du-mục (Tàu) thì người nào tạo dựng cơ đồ thì đất nước thuộc về dòng họ đó, cha truyền con nối. Khi không có biến mà tự nhiên thoán nghịch cướp ngôi thì nhà đó gọi là Ngụy Triều.
Ngụy Triều là không phục vụ dòng họ của người đã lập nên sự nghiệp; còn đất nước và nhân dân là thứ yếu, vua thương thì nhờ,vua ghét thì chịu (làm việc chí chết theo khả năng, hưởng thụ theo nhu cầu vua định tiêu chuẩn)

2)     Ðối với quan niệm của dân nông nghiệp (Việt) thì Chánh Triều là người đã có công cứu nước an dân, dòng họ không có quyền kế thừa nếu người dân không ưa. Và ngay chính người có công cứu nước an dân mà sau này phản bội làm cho dân hèn nước yếu thì họ cũng mất luôn sự chánh thống và trở thành Ngụy Triều. Trường hợp tướng phi công Nguyễn Cao Kỳ trở cờ đi điếu đóm kẻ thù (Việt Cộng) bị hội Quân Nhân VNCH khai trừ ra khỏi quân đội.
Đối với dân Việt thì : Chánh Triều là Triều Ðình làm cho dân giàu nước mạnh như Quốc Sư Nguyễn Trãi đã nói trong bài Bình Ngô Ðại Cáo là:
"Việc  nhân nghĩa cốt ở yên dân"
Hay nghĩa quân Tây Sơn khi làm lễ tế cờ xuất quân đã nói rõ ý nghĩa của cuộc đấu tranh này là: "Trừ gian, diệt bạo; cứu nước an dân". Quản trị đất nước với châm ngôn: "Lấy Văn Trị hòa với Võ Công" mời công thần của chế độ cũ ra giúp nước an dân.

Ghi chú: Triều Ðình khác với Triều Ðại.
Triều Đình là chánh phủ, còn Triều Ðại là nói về một dòng họ nối ngôi có sự kế thừa liên tục...Nay chúng ta gọi là nền khi Hiến Pháp không thay đổi: Nền Ðệ Nhất Cộng Hòa Ngô Ðình Diệm và Nền Ðệ Nhị Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu; tuy cùng là Cộng Hòa cả nhưng Hiến Pháp khác nhau dù chỉ thay đổi một điều luật.

  • Ðại là đời (tam đại bần cố nông), còn Ðình là nơi họp bàn về việc công ích (đình làng).
  • Triều là những buổi họp để bàn việc nước có vua chủ tọa cùng với các đình-thần.

²

Ôn lại sử Việt về cách
tuyển dụng nhân tài theo thi cử

Nhân tài có 3 loại:
Ø       Hiền-tài là nhân tài dấn thân cho đất nước.
Ø       Gian-thần là người dùng cái tài của mình để mưu cầu hạnh phúc riêng tư, phá hoại đất
nước.
Ø       Phế-nhân là nhân tài vô dụng, không làm gì cả.
Từ xưa đến nay việc nước bao giờ cũng là việc lớn, nên có càng nhiều hiền tài bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu; người ta chỉ nói khủng hoảng nhân tài chứ không thấy nói thặng dư nhân tài bao giờ cả.
Do đó thế hệ chúng ta phải có chương trình huấn luyện hiền tài mà nay chúng ta gọi là chương trình Nhân Văn Việt Tộc (học làm người Việt tốt) để cung ứng cho nhu cầu đất nước.

Thật vậy: Một người dù tài giỏi như thánh nhân cũng không thể nào kham nổi mọi việc..Mà chính người dân phải tham gia sinh hoạt chánh trị của nước chứ không thể ỷ lại vào người khác được. Ỷ lại vào người tức là trao túi tiền và sinh mạng của mình cho người điều khiển và mình chỉ là một tên nô lệ bảo sao thì làm vậy. Do đó cần phải phân chia công tác để người có khả năng góp sức, mỗi người một lãnh vực thì nước mới tiến và dân mới có hạnh phúc được. Đó là nguyên lý căn bản dưới thời Hùng Vương (Tự-trọng, Cầu-tiến là 2 đặc tính căn bản của dân Văn Lang)
Ai có năng khiếu về môn gì thì quản trị môn đó, và tất cả các bộ phận này đều phải ăn khớp với nhau.
P      Người lãnh đạo là người chỉ huy các bộ phận đó làm sao cho chúng vận hành tốt và ăn khớp với nhau trong mục đích mưu cầu hạnh phúc cho dân.
P      Dân là người được hưởng thành quả do việc quản lý đứng đắn của nền Chánh Trị và cũng là người chịu hậu quả của việc quản lý sai lầm. Chính người dân góp phần vào sự thăng tiến hay tụt hậu của đất nước. Thờ-ơ; ỷ-lại hay vô cảm là đưa đến toàn dân nô lệ, mất quyền sống.
P      Chánh trị là quản trị đất nước một cách chính trực; chứ không phải là cai-trị  người dân như chúng ta hiểu nhầm vì chúng ta sống trong nô lệ nên nghĩ như vậy.
Tỷ dụ: Sự vận hành của một nhà máy sản xuất xe hơi:
·          Nhân công là người dân chỉ biết chỉ đâu làm đó sao cho chu toàn phần vụ của mình.
·          Ban chuyên môn (kỹ sư) sáng chế ra kiểu xe mới và điều khiển sản xuất, tiêu thụ là những người lãnh đạo cho ra loại xe bán chạy hay không. Đó là những nhân tài của cơ xưởng, họ trực tiếp chịu trách nhiêm về sư hưng thịnh của cơ xưởng.
·          Ông Tổng Giám Ðốc là vị Lãnh Đạo (nguyên thủ quốc gia) được toàn quyền tuyển chọn nhân tài cho ban chuyên môn. Tuyển nhầm để cơ xưởng lỗ-lã, công nhân thất nghiệp thì ông phải ra đi để người khác thay thế.

Tự do giáo dục
Quản trị một đất nước cũng vậy. Người Lãnh Ðạo phải biết thâu nạp hiền tài để cộng tác, và quản trị đất nước sao cho người dân được an bình làm ăn thì mới có dân giàu nước mạnh được.
Người dân thì nhìn thành quả cuộc sống của mình mà tín nhiệm chánh quyền hay không.

Vấn đề còn lại là làm sao hạ bệ được bọn tham quyền cố vị, cố đấm ăn xôi ? Vậy thì phải nắm dao đằng chuôi; phải chọn thể chế ngay từ đầu, đừng trao quyền sinh sát cho bọn dâm ô đạo tặc. Do đó người dân phải có kiến thức cao, muốn có kiến thức cao thì phải đòi cho bắng được một nền tự do giáo dục

Như thế thì:
-          Chế độ Quân Chủ cha truyền con nối : «con vua thì lại làm vua con thày chùa đi quét lá đa» không phải là phương thức tốt để quản trị đât nước.
Ðây là chế độ Quân Chủ của dân Du-mục; mạnh được yếu thua, quyền hành trong tay bạo lực như chế độ Cộng Sản cha truyền con nối trên đất Việt Nam ngày hôm nay.
-          Chế Ðộ Dân Chủ Phân Quyền với câu "Lệnh vua còn thua lệ làng" dưới thời Hùng Vương của sắc dân Nông Nghiệp vẫn là thể chế tốt nhất với điều kiện phải cập nhật tư duy và tư tưởng của toàn dân để có cái nhìn ngang tầm thời đại.

KẾT  LUẬN
Người dân phải cẩn thận trong vấn đề xem giỏ bỏ thóc, cân nhắc trước khi ủng hộ xem người Lãnh Tụ đó có tài thâu nạp hiền tài hay không, đừng trao trứng cho Ác (Ác là con quạ đen thích sát sinh và ăn trứng)

Muốn xét người lãnh đạo đất nước, thiết nghĩ không có gì tốt hơn là nghiên cứu chương trình thi cử và chương trình học hành để đào tạo nhân tài ở thời đó.
²

Tuyển chọn nhân tài do quen biết
Nước Việt ta từ đời Hồng Bàng (2.879BC-257BC), theo chế độ Dân Chủ Phân Quyền với câu “Lệnh vua còn thua lệ làng”; giấy bút chưa có nên sự tuyển chọn chỉ dựa vào kinh nghiệm sinh sống ngoài đời và học hỏi lẫn nhau mà ta gọi là TRI THỨC.
Trung tâm thông tin chưa có, trường ốc cũng không. Thày dạy thì chỉ có tính cách gia truyền nên cần phải có tiến cử.....Lúc đầu thì cả thế giới đều như thế.

Nhà Thục (257BC-207BC) theo chế độ quân chủ chuyên chế.
Nhà Triệu (207BC-111BC) theo chế độ Quân Chủ Ðại Nghị, các quan lo việc hành chánh và binh bị đều là người bản xứ.
-------------------------------------

Thời kỳ chống Tàu 111BC-939AD

Vì bị Tàu thống trị nên tư duy lai căng, nhân tài đều là những người chấp nhận nô lệ, ca tụng ngoại bang và sỉ nhục tổ tiên. Ðây là một loại nhân tài vọng ngoại mà nay chúng ta gọi là: "Bồi Tây, Bồi Mỹ, Bồi Tàu …".
Ðọc bài thơ phát bằng Cử Nhân dưới thời nô lệ Tây thì chúng ta cũng hiểu được là bọn Thực Dân Pháp muốn có loại nhân tài nào đây?
"Trên ghế bà Đầm cong đít vịt,
Dưới sân ông Cử ngỏng đầu rồng"

Chú thích:
Bà đầm đi giầy cao gót nên đít cong tớn lên, còn ông Cử Nhân thì đội mũ cánh chuồn do vua ban để nhận văn bằng ra làm quan cho Tây…..Đầu ông Cử ngang với đít bà Đầm!
Chỉ khác ở chỗ là không phải trải chiếu lạy người đại diện cho nhà vua để phát bằng và thề trung thành với họ.
---------------------------------

Thời kỳ tự chủ (939-1010) - học thuật chưa có
Thời nhà Ngô, nhà Ðinh và nhà tiền Lê thì khoa thi cử chưa có vì kháng chiến mới thành công, nền tự chủ còn chưa vững nên tuyển nhân tài theo tiến cử hay quen biết mà yếu tố chính là không có ý mưu phản tiếm quyền.
Do đó nhà vua phải có con mắt tinh đời; chọn phải gian thần thì rất nguy hiểm; mặc dù vẫn quan niệm người dân giữ nước chứ không phải triều đình giữ nước. Triều đình tồn tại hay thay đổi dòng họ không quan trọng bằng hạnh phúc của người dân.
Ðiển hình là: Nhà Ðinh tin dùng Ðỗ Thích và nhà tiền Lê tin dùng ông Lý Công Uẩn và nhà sư Vạn Hạnh nên có chuyện thay bực đổi ngôi nhưng xã tắc vẫn vững bền: Phía Bắc người Tàu không dám dòm ngó, phía Nam đánh bại quân Chiêm.
Ø      Người dân vẫn yên ổn làm ăn và đất nước vẫn trên đà phát triển.
w

1075-1883: Tuyển dụng nhân tài bằng khoa thi
coi thêm khoa mục chí (§13)

Bắt đầu từ vua Lý Nhân Tông (1072-1127) niên hiệu Thái Ninh
·          Năm 1075 mở khoa thi tam trường để tuyển 10 người tài giúp vua quản trị đất nước.
·          Năm 1076 cho lập Quốc Tử Giám (Trường huấn luyện thành phần ưu tú của đất nước), là nơi có thư viện để nghiên cứu học hành, có nội trú cho người ở xa, tuyển thày giỏi để hướng dẫn khóa sinh thi ra giúp vua quản trị đất nước. Ngày nay họp tập, ngày mai giúp đời
Ðây là trường Ðại Học đầu tiên trên thế giới với chủ trương tuyển dụng nhân tài qua thi cử; ở Âu Châu mãi đến 300 năm sau mới mở trường Ðại Học.
·          Năm 1089 định lại quan chế chia văn võ ra làm 9 phẩm (1072-1076)
Trong thời nhà Lý trung tâm thông tin và trao đổi chánh trị đều tập trung vào chợ-búa hay chùa-chiền. Thời đó phần lớn đều dựa trên Giáo Lý nhà Phật để bổ sung cho Việt Giáo với mục tiêu đào tạo Hiền-tài giúp nước giúp dân. 
Ø              Ðây là triều đại đào tạo được nhiều hiền-tài nên nước Việt mới tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Mặc dù theo chế độ Quân Chủ Ðại Nghị nhưng học thuật vẫn theo tư duy Toàn Dân Giữ Nước chứ không phải nhà Lý giữ nước.
Vì học thuật như vậy nên khi bị nhà Trần lật đổ thì Hoàng Tử Lý Long Tường đang làm Ðô Ðốc Thủy Binh không dương ngọn cờ Diệt Trần Phù Lý mà lại dong buồm sang Cao Ly xin tỵ nạn chánh trị. Nay ở kinh đô Séoul (Hán Thành) có tượng Bạch Mã Tướng Quân để ghi công của ông đã giúp dân Cao Ly đánh bại quân Nguyên. Ngoài ra bên đó còn có làng con cháu của Ngài, hàng năm vẫn cử đại diện về dâng hương đình Lý Bát Ðế ở làng Ðình Bảng (Bắc Ninh).

Nên nhớ là đạo Phật thời đó là tu xuất-thế cứu đời chứ không giống như ngày hôm nay là tu yếm thế mũ ni che tai, xa lánh cuộc đời trần tục. Sự biến đổi này bắt đầu từ chương trình giáo dục của vua Lê Thánh Tôn (1460-1497); cho đến ngày hôm nay Phật Giáo vẫn chưa phục hồi được chỗ đứng của mình trong xã hội Việt. Đây quả thực là bước ngoặt rõ nét của Tư Duy dân Việt biến từ quan niệm Toàn Dân Giữ Nước (Dân Chủ hài hòa) sang quan điểm Ðất Của Chúa, Lúa của Trời (Quân Chủ Toàn Trị).
----------------------

Ðời nhà Trần (1225-1400) có tầm nhìn rộng lớn hơn nên đã thay đổi chương trình học thuật để đào tao hiền-tài cho đất nước một cách hữu hiệu hơn.
Có lẽ là nhờ tiến bộ văn minh nên không bị giới hạn trong phạm vi lãnh thổ. Do đó mới hạ lệnh mỗi làng phải xây 1 cái đình làm nơi cho Triều-thần tiếp xúc với dân để giải quyết khó khăn cư ngụ khi đi thanh tra, thời gian còn lại thì dùng vào việc tụ họp buôn bán, bàn về việc làng hay làm trường học cho dân làng.
Còn muốn học cao thì lên Kinh vào nội trú trong Quốc Tử Giám.
Ðình làng là một căn nhà thiệt lớn có cột, có kèo có mái nhưng trống rỗng, không có tường và chẳng có phòng chi cả.
Lúc này học thuật là thông hiểu Phật Giáo, Lão Giáo và Khổng Giáo để vun trồng Việt Giáo sao cho có lắm hiền-tài để phục vụ đất nước với quan niệm Toàn Dân Giữ Nước chứ không phải Triều Ðình giữ nước mà người thời đó gọi là Tam Giáo đồng nguyên.

Chữ nguyên có nghĩa là:
·          Toàn vẹn không cắt xén (nguyên vẹn).
·          Lớn nhất (Nguyên khôi là người giỏi nhất, Nguyên thủ quốc gia là vị lãnh đạo đất nước cao nhất).
·          Vùng đất (trung nguyên, cao nguyên, bình nguyên).
·          Nguồn gốc, cỗi rễ (nguyên thủy).

Ở đây chữ Tam giáo đồng nguyên có nghĩa là:
Ø       Ba đạo đó cùng có giá trị như nhau, dùng để tham khảo cho việc cập nhật Việt Giáo.
Chữ NGUYÊN ở đây có nghĩa là 3 tư tưởng lớn cần phải tham khảo.

Còn nói NGUYÊN là nguồn gốc của học thuật thì có lẽ không đúng.
Vì 3 cái đạo này xuất phát từ 3 nhà hiền-triết (triết gia giỏi nổi tiếng) tuy ở cùng thời nhưng quan điểm về triết đôi lúc cũng mâu thuẫn với nhau. Đó là chưa nói đến những sai lầm trong lý luận của mỗi vị; nó đúng ở thời đại đồ đồng nhưng chưa chắc còn đúng ở thời đại điện tử ngày hôm nay. Lão Tử (khoảng 571BC-478BC), Khổng Tử (551BC-479BC) Thích Ca Mầu Ni (525BC - ?)
Ø       Vì quan niệm Toàn Dân Giữ Nước nên vua Trần Phế Ðế (1377-1388) niên hiệu Xương Phù tính hại Hồ Quý Ly nhưng âm mưu bị bại lộ nên bị giam trong ngục. Quân sĩ vào ngục yết kiến thì vua bảo "Hạ Giáp" và chấp nhận cái chết chứ không màng tới làm vua bù nhìn dưới tay gian thần là Hồ Quý Ly.
----------------------

Ðời nhà Hồ (1400-1407) với quan niệm tân trang xứ sở nên mới cho môn Toán Học vào chương trình thi tuyển làm quan; vì thế nên mới có óc sáng chế ra súng thần công (súng đại bác nạp tiền, tức nạp đạn đằng trước họng súng: Gắn ngòi nổ, nạp thuốc, chít cho kín, nạp đạn rồi đốt ngòi bắn đạn đi).
Vì lẽ là gian hùng, thất nhân tâm, cướp ngôi giống Hồ Chí Minh nên các hiền tài bất hợp tác do đó quân Tàu (nhà Minh) chưa đánh quân đã tự tan hàng rã ngũ. Ðiểm này phải học Hoàng Ðế Quan Trung phương cách thu phục hiền tài ra sao?
Ø       Thời gian quá ngắn nên không có gì để rút kinh nghiệm học vấn cả.
Kết luận: Bố con ông Hồ Quý Ly là những nhà khoa học xuất chúng, nhưng lại là những tay chánh trị non nên để người Tàu kiếm cớ xâm lăng. Cả ngàn năm nô lệ giặc phương Bắc không nguy hiểm bằng 20 nô lệ giặc nhà Minh (1414-1427)
--------------------------------------


Nô lệ nhà Minh: 1414-1427
(Nhà Minh là người Ngô, gốc vùng Chiết Giang - Phúc Kiến; trị vì nước Tàu từ 1368 đến 1628)
Lúc đó người Tàu muốn tiêu diệt dân ta nên bắt đàn bà, con gái, người giỏi về Tàu để làm nô lệ.
Thành Kim Lăng ở Bắc Kinh xây bằng xương máu của dân nô lệ Việt Nam, kiến trúc sư là ông hoạn quan Nguyễn An có bổ phận phải sẽ kiểu và đốc thúc dân công xây cho đúng kỳ hạn. Có miếng đá tảng thiệt bự kéo từ băng tuyết phía bắc cả ngàn cây số về để bắc làm cầu.
Miếng đá phải đục tại chỗ, chờ cho trời lạnh băng tuyết dày đặc thì kéo trên tuyết bằng cách đi tới đâu thì đào giếng lấy nước tưới vô cho tuyết tan tới đó, rồi kéo trượt qua.
Công việc kiến trúc này đã nướng không biết bao nhiêu sinh mạng lao nô người Việt mà kể...Ước chừng phải cần 100.000 lao nô cho công trường này trong vòng 10 năm.
Trong nước Việt thì Bắc Kinh ra lệnh hủy diệt Văn Hóa Việt đến tận cỗi rễ….Một chữ trên bia mộ cũng phá, đến nỗi nhà bác học Lê Quý Ðôn (1726-1784) đã than rằng những sinh hoạt văn hóa nhà Trần khi mới đây mà nay còn dấu vết nên không biết truy tìm ở đâu.
Học hành thì bị cấm đoán để dân ngu dễ trị. Dân tình khổ sở vì lao dịch không ngừng, phu dịch và lính tráng bắt cho đủ số; hình phạt thì khắt khe và dã man như moi ruột; chặt tay chân, khoét mắt cắt tai (§7 - Hình phạt dã man của bọn Hán Tộc)
Vì nhìn tận mắt những cảnh quá dã man nên Quốc Sư Nguyễn Trãi mới đưa ra kế « Bình Ngô Sách » mà sách lược đầu tiên là Công Tâm:
"Ta đây mưu phạt công tâm,
không đánh mà người phải khuất"
Có nghĩa là không đánh bằng bạo lực mà đánh vào lòng người Việt là : Kêu gọi họ sẵn sàng làm gián điệp cho nghĩa quân Lam Sơn; xúi giặc Tàu làm bậy bằng cách gieo vào lòng họ sự hoài nghi đối với những tên Việt gian theo Tàu làm hại dân Việt hay những thủ thuật khác là tùy nơi, tùy việc, tùy sáng kiến của mỗi người.

Ghi chú:
Ông Nguyễn Trãi là tia sáng hào quang còn sót lại trong nền học thuật nhà Trần. Ðây là nền học thuật mà chúng ta phải nghiên cứu kỹ càng để áp dụng cho chương trình Nhân Văn Việt Tộc ngày hôm nay thì mới hy vọng huấn luyện được nhiều hiền-tài giúp nước cứu dân được.
----------------------------------------------


Nhà hậu Lê (1427-1527)
suy thoái tư duy bắt đầu từ đây

1/- Vua Lê Thái Tổ, tức ông Lê Lợi (1427-1433) trị vì được 6 năm thì mất, thọ 49 tuổi. Ðây là triều đại coi ngai vàng quan trọng hơn hạnh phúc của dân, nên ta phải phân tích cho cặn kẽ.

Yếu tố chiến thắng giặc Minh :
Nhờ vào mặt trận Văn Hóa do ông Nguyễn Trãi đề xướng với kế hoạch "Bình Ngô Sách": Lấy công-tâm, chánh-nghĩa và nhân-nghĩa làm vũ khí để diệt giặc an dân nên Ðại Vương Lê Lợi với sự trợ tá của quốc sư Nguyễn Trãi đã đuổi được giặc Minh ra khỏi nước ta. Vì thế nên Ngài mới chú trọng đến việc sửa sang lại nền văn học như:
-          Ðặt ra trường Quốc Tử Giám ở kinh đô Thăng Long để huấn luyện nhân-tài, bên văn phải thi kinh-sử, bên võ phải thi vũ-kinh gọi chung là Minh Kinh (Minh Kinh là sự sáng ngời của nền chính học).
-          Các Lộ (tức là tỉnh ngày hôm nay) cũng mở khoa thi Minh Kinh để tuyển chọn những người ẩn dật ra ứng thi làm quan, không phí phạm hiền tài.
-          Ðạo Phật và Ðạo Lão cũng được phát huy và thi cử, ai có trình độ cao tăng thì mới được mở chùa giảng kinh.
P      Đây là ý kiến của Quốc Sư Nguyễn Trãi được Đại Vương Lê Lợi chấp thuận thi hành.
Tuy bên ngoài nói là đào tạo sỹ phu cho đất nước, nhưng Ngài lại coi ngai vàng quan trọng hơn hạnh phúc của người dân: Nghi kỵ hiền tài kể cả công thần, tin cậy người hữu dũng nhưng vô mưu. Vì thế nên Ngài chú trọng đến Võ hơn đến Văn (Hông hơn Chuyên ngày nay) nên đã ra tay giết hại công thần như Trần Nguyên Hãn, Phạm văn Xảo, nghi ngờ Nguyễn Trãi; giết Trần Cao để dành chánh nghĩa; và dùng toàn những người chỉ biết võ biền như Lê Sát không đủ tài trị nước an dân mà được phong lên làm quan Ðại Tư Ðồ.
Vì thế nên sau khi chết thì ông Lê Sát đương nhiên nhiếp chính, vì vua mới có 11 tuổi. Giống như Thái sư Bùi Ðắc Tuyên với vua Nguyễn Quang Toản của thời Tây Sơn vậy.

2/- Vua Lê Thái Tông (1434-1442) trị vì được 9 năm thì mất vì bị đầu độc, thọ 19 tuổi (lên ngôi lúc 11 tuổi).
Trong niên đại này việc học vẫn tiếp tục mở mang là nhờ ở Quốc Sư Nguyễn Trãi vẫn tiếp tục công việc của tiên vương. Tiến sỹ được khác tên vào bia đá bắt đầu từ đây để tỏ lòng ái mộ nhân tài. Nhưng sau khi chết đi thì văn học xuống dốc vì triều thần đều là những tên xu nịnh cầm quyền sinh quyền sát; Quốc Sư Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc để diệt khẩu.
Phép thi được chia làm tứ trường:
-          Ðệ nhất thi 1 bài kinh nghĩa, 4 bài tứ thư mỗi bài dài ít nhất là 300 chữ.
-          Ðệ nhị thi 1 bài chiếu, 1 bài chế và 1 bài biểu.
-          Ðệ tam thi làm thơ và phú.
-          Ðệ tứ đậu Tiến sỹ làm 1 bài văn sách dài tối thiểu là 1.000 chữ.
Văn sách là sách lược đấu tranh tỷ dụ đề ra là:
Ngày hôm nay, chúng ta phải làm gì và có thể làm được gì để chống nguy cơ Hán Hóa?...
Sỹ tử người thì bảo hàng giặc, người thì bảo quyết chiến, kẻ nói triệu tập hội nghị toàn dân để hỏi ý kiến, kẻ thì bảo lùi một bước tiến 5 bước, người thì bảo bày mưu cho chúng xa bẫy rồi tổng phản công......Tùy theo tài hùng biện của sỹ tử mà cho đỗ cao hay thấp là do cái nhìn của ban giám khảo tinh thông kim cổ hay đầu óc bí-xì với tư tưởng vong nô hèn nhát.

Vua Lê Thái Tôn lên ngôi lúc 11 tuổi, quyền hành do võ tướng Lê sát nắm hết. Ít lâu sau ông thu lại quyền hành, giết Lê Sát đi và cải tổ hành chánh; nhưng tay chân Lê Sát vẫn còn đó nên họ thù.
Lợi dụng lúc vua mới lớn lên lại háo sắc nên các quần thần đem con gái hiến vua làm cung phi. Khi có con thì nịnh hót để vua phong cho cháu (ngoại) của mình làm Thái Tử (Thái Tử là người nối ngôi khi vua băng hà).
Bà sau đẻ con trai lại tranh ngôi Thái Tử của anh; vì thế nên các phe cánh thù hận và tranh quyền với nhau. Rút cục năm 19 tuổi vua bị đầu độc chết ở Lệ-chi viên (vườn trồng cây vải), loạn thần vu vạ cho Thị Lộ giết vua, rồi tuyên án chu di tam tộc ông Nguyễn Trãi để bịt miệng thiên hạ.
Ø       Vì thế nên học thuật xu nịnh được phát huy để đào tạo gian thần bảo vệ ngai mục.

Sau khi vua băng hà thì Thái Tử Bàng Cơ mới có 2 tuổi lên ngôi (tức vua Lê Nhân Tôn), và ông nội của nó nhiếp chính. Sở dĩ đầu độc vua là vì nhóm này sợ bà sau có con trai thì mình mất quyền. Ðó là nguyên nhân của vụ án Lệ-chi viên (§14 : Việt Sử Khảo Luận - Hoàng Cơ Thụy)...

3/- Vua Lê Nhân Tông (Thái tử Bàng Cơ) lên ngôi lúc 2 tuổi, bị giết năm 19 tuổi và trị vì được 17 năm (1443-1459).
Ðây là thời gian đại loạn, hoàng tộc sát hại lẫn nhau, tính sang Tàu cầu cứu với tư tưởng ‘con vua thì lại làm vua’ nên chấp nhận thà làm vua nô lệ còn hơn làm dân một nước huy hoàng.
Ø       Vì vậy nên thoái hóa đủ mọi mặt, tuy có một vài cải tổ chiếu lệ, nhưng không đáng kể như phục hồi danh dự cho những trung thần bị hại, gia tăng bổng lộc để lấy lòng người thừa hành, cho hưởng lương hưu......
Ðiều này chứng tỏ nhà vua đã mất lòng dân nên dùng tiền để mua chuộc quần thần, rất nguy hiểm vì nó sẽ dẫn tới hỗn loạn với nạn tham những, hối mại quyền thế vì lòng tham không đáy; đây là một loại kiêu binh dân sự không kém gì kiêu binh quân sự.....
Ngày hôm nay Việt Cộng đang dùng xã hội đen để khống chế người dân nên tình trạng mỗi ngày mỗi bi đát thêm.
Cuối cùng nếu không khéo thì trong Đảng sẽ thanh toán nhau vì quyền lợi phe nhóm, nhưng lại núp dưới nhiều mỹ từ như: Trừ Bạo cứu dân; rút cục tình trạng sẽ bi đát hơn vì bọn gian hùng tham quyền cố vị và hậu quả sẽ tai hại như khúc lịch sử này vậy.
v

Bước ngoặt Tư Duy trái chiều
(biến dân chủ phân quyền thành quân chủ chuyên chế)

4/- Vua Lê Thánh Tôn, tức hoàng từ Tư Thành (1460-1497):
Nhân vô thập toàn, có nhầm thì cũng là chuyện đương nhiên vì giới hạn của kiến thức. Mặc dù ông là vị vua anh minh và chăm lo hạnh phúc cho dân, nhưng ông chủ quan nên nghĩ là con cháu của ông cũng lo chăm sóc cho dân vậy nên áp dụng nền Quân Chủ Chuyên Chế cho nó mạnh (với điều kiện là có minh quân)

Nhận xét về 535 năm tụt hậu! (1479-2014)
Vị vua mà chúng ta vẫn ca tụng là anh minh, xuất chúng mà đường lối học thuật lại sai lầm để đi đến thảm trạng ngày hôm nay với nguyên nhân chính là: Tư Duy lạc hướng.
Thay vì đào tại Hiền-tài cho đất nước thì lại đào tạo "tôi trung cho nhà Lê" nên sau này trở thành bọn Ngu Trung và Gian Thần đã làm cản trở bước tiến của dân tộc từ đó đến nay.
Vị chi trên 5 thế kỷ dân Việt đi thụt lùi không biết đến bao giờ mới thoát khỏi Tư Duy nô dịch từ 1479 đến nay (2014); tức tụt hậu đã được 535 năm rồi, thật là kinh hãi!
Ø  Ðó là nguyên nhân gây ra thảm trạng ngày hôm nay, vì Tư Duy lạc hướng và Tư Tưởng
    lạc hậu nên con cháu gỡ mãi chưa được vì người gỡ thì ít, ngu trung và gian thần thì nhiều.
& Nói rằng trung với vua Lê mà lại đi thi làm quan cho Chúa Trịnh để Chúa trịnh uy hiếp vua
      Lê thì thật là khó hiểu cái kiểu Trung Thần này !

Người gỡ là:
(1)      Mạc Ðặng Dung (hướng về ngoại thương năm 1527),
(2)         Hoàng Ðế Quang Trung (hướng về Chính Học, lập Sùng Chính viện 1790).
(3)         Cố vấn Ngô Ðình Nhu (hướng về học thuyết Nhân Vị năm 1962)
Đó là những lãnh tụ sáng giá đã nhìn thấy cái sai lầm này nên đã đề ra chương trình Chính Học nhưng chưa thành thì chế độ chết yểu vì những nguyên nhân khác nhau.

Khúc lịch sử này chúng ta phải nghiền ngẫm cho thật kỹ và thật sâu thì mới hy vọng thoát hiểm được.

Một thế hệ làm chưa xong thì các thế hệ sau nối tiếp vì vạn sự khởi đầu nan, nhất là canh tân Tư Tưởng và thay đổi Tư Duy để cập nhật với văn minh hiện đại là việc làm rất khó, phải bền chí mới xong; còn không thì dân Việt sẽ tiêu vong trước sự thi đua thăng tiến của các dân tộc khác theo đà tiến vọt của văn minh điện tử, mà mình thì cứ thụt lùi càng ngày càng nhanh!
²

Xét lại chuyện đã qua
Trở lại thời điểm vua Lê Thánh Tôn lên ngôi (1460)
§          Năm đó Ngài 18 tuổi, trị vì được 38 năm và thọ 56 tuổi (1460-1497).
§          Trong thời gian trị vì, Ngài đã cải tổ được rất nhiều việc và thành công trong việc chỉnh đốn lại rường cột quốc gia.
§          Về Văn học thì sửa đổi phép thi để tuyển chọn Trung Quân, còn ái quốc thì đã có vua lo; tức biến quan niệm dân chủ phân quyền sang chế độ quân chủ toàn trị (khác với chuyên chế). Toàn trị là tự mình quyết đoán mọi việc trước khi tham khảo quần thần, còn chuyên chế là độc tài chẳng nghe ai cả.

Hoàng tử Tư Thành và mẹ đã bị vua cha ra lệnh hành quyết về tội toan cướp ngôi, chỉ vì bà mẹ của ông nói là nằm mê thấy Ðức Phật hiện ra và nói sau này con bà sẽ nối nghiệp.
Nhờ quốc sư Nguyễn Trãi hết lòng can thiệp nên mẹ con chỉ bị khai trừ ra khỏi hoàng tộc và bị đưa vào chùa để đi tu, xa lánh trần tục.
Ðến năm 18 tuổi (1460) bỗng dưng ngài được quần thần đem kiệu đến đón ở chùa về để tôn lên làm vua trong lúc triều thần đang mưu hại nhau để tranh ngôi. Vua (Hoàng tử bàng Cơ) và bà thái hậu vị giết trong cung bởi người anh cùng cha khác mẹ là Nghi Dân đã được phong làm thái tử rồi; nhưng mẹ ông Bàng Cơ lại ton hót để truất quyền Thái Tử và lưu đầy mẹ ông này.

Ðây là điểm hy hữu nên cần phải mổ sẻ để xem nguyên nhân như thế nào, và Hoàng tử Tư Thành đã đòi yêu sách gì để tránh nạn kiêu binh?
²

Vì biến cố trong triều, anh em giết hại nhau rồi sang Tàu cầu cứu, trong lúc giặc Chiêm đang đánh chiếm Nghệ An và sắp đến Thanh Hóa đào mả vua Lê, đập tan lăng miếu nhà Lê.
Vì thế nên sau khi vua và thái hậu bị giết quần thần mới đem kiệu ra năn nỉ hoàng tử Tư Thành lên làm vua…..Nhưng hoàng tử Tư Thành ra điều kiện là ông phải có thực quyền.

Khi lên ngôi thì miếu hiệu là Lê Thánh Tôn (tôn là cháu; nhưng vì phạm húy nên gọi trại thành tông), và thay đổi ngay chánh sách học vấn để tuyển chọn nhân tài giúp vua cứu nước....Có nghĩa là dù vua làm sao thì cũng phải trung thành với vua; còn việc an dân đã có vua lo. Tức Hồng hơn Chuyên của chế độ Việt Cộng ngày hôm nay, việc nước là do Ðảng quyết định, dân đừng lo đã có Đảng lo rồi cứ yên tâm đi!

Nền học vấn này chuyển sang quan niệm: Ðất của Chúa lúa của trời  thay cho quan niệm đất của dân và do dân bảo vệ như thời nhà Lý Trần nên nhân tài đào tạo lúc đó không những nhiều mà còn đều là các bậc Hiền Tài cả.
Ðã nhiều lần các vị vua nhà Trần nói: "Thiên Hạ là của chung, chia nhau mà hưởng"…Hàm ý là đất Việt của dân Việt cùng làm và cùng hưởng.

Vì sợ bị thoán nghịch nên việc học chuyên về Trung Quân: Do đó hạ nhục đạo Phật, đạo Lão và các đạo khác đề cao con người. Tuy việc học phát triển đào tạo được nhiền nhân tài Hồng hơn Chuyên như Việt Cộng ngày hôm nay, nên sau này con cháu không đủ khả năng mới chấp nhận thân phận: "Làm vua Bù Nhìn để hưởng phú quý"

Hậu quả của sự thay đổi tư duy
Vì môi trường thuận tiện nên bọn ngu-trung và nịnh-thần mới có đất sống dưới chiêu bài: Trung với nhà Lê nhưng lại đi làm quan cho nhà Trịnh để họ Trịnh cai quản vua Lê Bù Nhìn.
Giống như Việt Cộng ngày hôm nay là: Thà mất nước cho Tàu để giữ đảng còn hơn là mất đảng; do đó mới có khẩu hiệu: Lực Lượng Võ Trang, quân đội và công An bảo vệ Ðảng để "còn đảng thì còn ta" mà còn có nhiều người ca tụng chánh sách ngu dân này?
Ø     Ðiểm này sẽ nói vào mục nhà Lê mạt (vận), từ năm 1532 đến năm 1788.
v

Nhà Mạc (1527-1592)
Nhà Lê nắm quyền vừa tròn 100 năm (1427-1527), tổng cộng 10 ông vua, trong đó chỉ có 2 ông đã lớn tuổi mới lên ngôi là ông Lê Thánh Tôn 19 tuổi và ông Lê Hiển Tôn 37 tuổi, còn lại toàn là ấu chúa cả nên làm nhiều điều thất nhân tâm và ác đức; vì thế nên mới bị Mạc Ðăng Dung truất phế. Mạc Ðăng Dung là hậu duệ của Trạng Nguyên Mạc Ðĩnh Chi (1272-1346) dưới thời vua Trần Anh Tôn (1293-1341), tức Thái tử Trần Thuyên

Theo quan niệm của dân Tàu (du-mục) thì đó là thoán nghịch. Còn theo quan niệm của dân Việt (nông nghiệp) thì chuyện hưng phế là bình thường vì người dân làm chủ đất nước chứ không phải triều đình giữ nước.
"Dân tộc vạn đại, nhà vua nhất thời"
Nếu vua bất tài không đủ khả năng đem hạnh phúc đến cho dân thì đó là lúc nước lật thuyền. Vì quan niệm như vậy nên người dân mới ủng hộ việc Mạc Ðăng Dung lật đổ ông vua bất xứng này  

Đáng lý ra thì các hoàng tử nhà Lê nên noi gương hoàng tử Lý Long Tường mới đúng. Ðằng này lại sẵng sàng ra làm bung xung để Trịnh Nguyễn lợi dụng. May mà còn 2 Chúa tranh nhau nên hư vị vẫn còn; bằng không thì giống vua Lê Thái Tổ giết Trần Cao vậy.

Vì vậy chúng ta không lấy gì làm lạ khi nhà Nguyễn Gia Long hạ nhục ông Mạc Ðăng Dung và con cháu của ông, rồi tự đề cao dòng họ nhà mình là quý tộc. Thật vậy: Gia Long có tự ty, mặc cảm thì mới đem cả dòng họ nhà mình từ nhà Đinh ra để núp bóng. Nếu có thực tài cứu nước an dân thì chẳng vị vua nào lại đi đem dòng họ nhà mình ra khoe cả.
Gia Long chê Mạc Ðăng Dung là: Bất trung, hèn nhát tự trói mình nộp mạng như Câu Tiễn (để mưu cầu hạnh phúc cho dân) mà không biết nhục...Vậy, Gia Long cướp ngôi nhà Lê thì có bất trung hay không? Gia Long nhờ quân Xiêm La (Thái Lan, biếu họ vùng đồng bằng sông Cửu Long nếu chiến thắng) và quân Pháp đánh Tây Sơn để biếu nước cho họ thì có nhục không?

Do đó, khi đọc sử phải biết tác giả viết vì lý do chánh trị hay vì lý do trả lại sự thật cho lịch sử. Ngoài ra còn phải dùng tư duy độc lập của mình thì mới rút được kinh nghiệm để giải quyết vấn nạn ngày hôm nay. Còn học sử như con vẹt thì chẳng bổ ích gì cả, vì đó là loài mọt sách dùng khoa bảng làm cần câu cơm ăn. Học như vẹt, mất nước là đúng.
²
Nay xét về mặt học thuật thì nhà Mạc có tổ chức những khoa thi để tuyển nhân tài giúp dân, trong đó có ông Nguyễn Bỉnh Khiêm người làng Trung-an, huyện Vĩnh-lại nay là huyện Vĩnh-bảo tỉnh Hải Phòng đỗ Trạng Nguyên năm 1535, nên gọi là ông Trạng Trình. Danh tiếng vẫn còn truyền tụng cho tới ngày hôm nay.

Xét về thể lệ thi cử dưới thời nhà Mạc thì biết những lời đồn đại của Nguyễn Hoàng là những điều dựng đứng để tuyên truyền cho chánh nghĩa cho mình.
-          Mục đích thi là để tuyển chọn nhân tài ra giúp vua quản trị đất nước.
-          Cách thức, thể lệ và kiến thức đã được quy định từ trước, nay khảo lại bằng những bài viết trắng đen rõ rệt.
-          Ban Giám Khảo chấm đỗ thì vua bắt buộc phải bổ nhiệm như trường hợp ông Mạc Ðĩnh Chi nhà Trần, do đó vua định sỹ số tuyển chọn cho đúng với nhu cầu của mình.
-          Thí sinh khi trúng tuyển rồi thì phải làm lễ tuyên thệ không được phản bội nhà vua và bắt buộc phải nhậm chức; còn chê là mắc tội khi quân (tức coi thường nhà vua).
Nếu về sau thấy không được thì trả ấn tín và treo áo từ quan đi ở ẩn. Những người này gọi là bề tôi của vua nên biết tất cả bí mật quốc gia, nếu làm loạn thì bị tru di tam tộc (tức cha mẹ, anh em, vợ chồng con cháu của tử tù đều bị tử hình theo luật tang chế, liên hệ gia tộc theo loại khăn tang). Còn người dân thì tội ai nấy chịu.
Như vậy thì ông Nguyễn Hoàng đã dựng đứng lời tiên tri của ông Trạng Trình để lấy cớ chia đôi đất nước và chia đôi dân tộc chỉ vì Trịnh Kiểm cướp công của bố mình là Nguyễn Kim. 
Thật vậy, trước khi quyết định phò vua giúp nước thì ông Nguyễn Bỉnh Khiêm cho nhà Mạc là chánh triều nên mới ứng thí. Về sau thấy 2 tên gian hùng là Trịnh Kiểm và Nguyễn Kim núp dưới chiêu bài Diệt Mạc Phù Lê đã dụ được dân theo, do đó mới xin treo áo từ quan về chùa tu Phật. Ông ta có tinh thần dân tộc, yêu nước thương dân nên không bao giờ ông lại mách kế cho kẻ gian hùng để chia đôi lòng người, chiến tranh triền miên cả.
Vì nhu cầu chánh trị nên Nguyễn Hoàng tung tin này ra để chạy tội dã gây đau khổ cho toàn dân chỉ vì muốn chiếm đoạt ngôi vua với bất cứ giá nào như Việt Cộng ngày hôm nay vậy. Ông Nguyễn Hoàng tung tin là: Sấm Trạng Trình tiên đoán được 300 trăm và ông Trạng Trình đã:
 
1.      Khuyên Trịnh Kiểm: "Thờ bụt thì có oản mà ăn".
Thực ra thì ông Trịnh Kiểm không thỉnh ý ông Nguyễn Bỉnh Khiêm bao giờ cả. Vì 2 con buôn chánh trị là Trịnh Kiểm và Nguyễn Kim đã biết từ ngày lập binh dấy nghiệp là đất nước sẽ chia đôi; ai giữ vua thì lo việc nước, còn ai bị gạt ra ngoài thì hùng cứ một phương để chờ dịp lật vua là phỗng tay trên. Ðã là con buôn chánh trị thì ai xúi dục cũng không làm; còn nghe lời người khác là kẻ ngu. Mà đã ngu rồi thì không đủ sức làm đại sự được.

2.      Khuyên Nguyễn Hoàng: "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân".
Thực ra thì ông Nguyễn Hoàng lúc đó không lên chùa gặp ông Trạng Trình vì sợ âm mưu bại lộ thì mất đầu như người anh Nguyễn Uông. Lúc đó Nguyễn Hoàng đang bị Trịnh Kiểm theo rõi sát, chỉ chờ có lý cớ âm mưu phản nghịch là giết đi rồi lật nhà Lê, dựng lên nhà Trịnh.
Nếu chúng ta là ông Trịnh Kiểm thì cũng nghĩ như vậy. Ðã giết cha và anh người ta rồi thì người ta phải oán là chuyện đương nhiên. Chưa truất quyền được vì chân tay của Nguyễn Kim (bố Nguyễn Hoàng) còn mạnh. Hơn nữa một tên chọc trời khuấy nước, tham vọng làm Lãnh Tụ thì chẳng nghe ai xúi dục cả......Còn phải đi nghe người khác vạch đường chỉ lối thì không đủ sức để làm lãnh tụ, có nghe cũng thất bại mà thôi.
²

Trịnh Nguyễn phân tranh đúng 256 năm (1532-1788)
với 10 trận chiến nướng trên 10 triệu thanh niên: Đất nước suy vi, dân tình điêu đứng!
Ðây là thời kỳ đen tối: Dân Việt suy thoái, tự hủy bằng cuộc nội chiến dai dẳng và đẫm máu. Tiềm lực bị tiêu hao, lòng dân ly tán, chỉ có lợi cho ngoại bang xâm lăng mà thôi.
Ø     Vì thế nên không ngóc đầu lên nổi.
Hai bên lấy sông Gianh ở Ðồng Hới (tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình) làm ranh giới đánh nhau liên tục trong 256 năm trời; tiêu hao trên 10 triệu thanh niên và hủy diệt tiềm năng vươn lên của dân Việt chỉ vì quyền lợi của 2 dòng họ Trịnh và Nguyễn.
Ông Đào Duy Từ chỉ vì háo danh, thèm khát chức tước nên đã vẽ kiểu giúp chúa Nguyễn xây chiến lũy Đồng Hới để ngăn quân Trịnh tấn công. Đối với nhà Nguyễn thì ông là bậc đại công thần, nhưng đối với dân Việt thì ông có tội làm tiêu hao tiềm lực; vì dân Việt quan niệm hạnh phúc của dân là quý, nhà nào làm vua cũng được. Ông là dân nhà Trịnh, chỉ vì luật Hồng Đức (1460) cấm không tuyển con và cháu của bọn xướng ca hay tử tù ra làm quan nên ông bất mãn, trốn vào đàng trong theo chúa Nguyễn để xin chức trọng quyền cao cho mình…Về sau con cháu của ông cũng bị các chúa Nguyễn vong ân, bạc đãi.

Đàng ngoài (phía bắc sông gianh)
·          Ở đàng ngoài thì họ Trịnh giữ vua Lê làm bùa hộ mệnh để tránh đẩy chánh nghĩa về tay Nguyễn Hoàng. Nếu không có Nguyễn Hoàng chực sẵn để phỗng tay trên thì Trịnh Kiểm đã dứt vua Lê để dựng lên nhà Trịnh rồi.
Ø       Cái điều khó hiểu là tại sao lại có những ông vua Lê chịu thân phận bù nhìn để hưởng thụ nhỉ?....Mạng sống của mình như cá nằm chốc thớt của bọn "kiêu binh". Có được hưởng thụ cái gì đâu mà ham!
Ø       Dòng dõi nhà Ðinh, Lê, Lý và Trần có ai làm như vậy đâu.
Sự học hành thì chúa Trịnh vẫn lo tuyển chọn nhân tài theo đóm ăn tàn: Làm quan cho chúa Trịnh mà lại hãnh diện là bề tôi trung thành với nhà Lê......Thật là khó hiểu cái đám ngu trung, nịnh thần này; trong đó có ông Lê Quý Ðôn, ông Nguyễn Du và ông Nguyễn Thiếp nữa. Trung với vua bù nhìn nhưng thất hiếu với dân, làm tôi kẻ chuyên quyền!!!!

Đàng trong (phía nam sông Gianh)
·          Ở đàng trong thì Nguyễn Hoàng chỉ rình-rình đợi khi nào họ Trịnh hất cẳng vua Lê lập nên nhà Trịnh là kéo quân ra hỏi tội rồi xóa luôn nhà Lê để lập nên nhà Nguyễn.
Vì thế nên nhà Nguyễn chỉ xưng chúa nhưng vẫn thần phục nhà Lê; lấy niên hiệu vua Lê trong các công văn nhưng lại quỵt thuế và chẳng thăm hỏi chi cả.Đây là một loại nghịch thần!
Ø       Sự học không có gì đáng nói vì không có thi cử, tuyển người theo quen biết
²

Nhà Tây Sơn : 1778-1802
(coi thêm số 8: các ngôi sao Tây Sơn)
Trong lúc chiêu mộ nghĩa quân ở chiến khu An Khê (khoảng 10 năm) thì anh em Tây Sơn có đón người về dạy võ và dạy văn cho nghĩa quân với khẩu hiệu:
P   Trừ gian, khử bạo, cứu nước an dân.
Khi đủ quân số thì chính thức phất cờ khởi nghĩa (1771) đánh huyện Tuy Viễn và huyện Phù Ly rồi thửa thế đánh chiếm thành Quy Nhơn. Sau đó phải đánh chiếm luôn Phú Yên (phía nam) và Quảng Ngãi (phía bắc) để bảo vệ thành quả. Sau đó thì kêu gọi hiền tài giúp sức với đường lối chánh trị là:                                 
P      Dùng văn tài hòa với võ công
để an dân và biến nhân tài ngu trung cua đối phương thành hiền tài cứu nước an dân.
Tuy nhà Tây Sơn có tài khai dụng nhân tài đối phương thành hiền tài cứu nước an dân nhưng việc thi cử vẫn chưa được tổ chức, mặc dù ông Nguyễn Nhạc đã xưng Ðế vào năm 1778.
Lý do: Chỉ vì chưa ổn định chính trị xong nên việc khoa cử chưa có ai lo cả. Phải đợi mãi đến năm 1789 khi ông Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Ðế kéo quân đại phá 29 vạn (290.000) quân Tàu nhà Thanh trong 5 ngày, thống nhất đất nước thì lòng người mới thuận về môt mối. Lúc đó mới lo đến khoa cử để phát triển hiền tài cho đất nước.

Về điểm thống nhất lòng người thì phải bái phục ông Nguyễn Huệ. Ông đã chuyển từ thế gian hùng thành thế anh hùng (lời ông La Sơn phu Tử) bằng cách gài cho đối phương rước voi về dày mồ như Nguyễn Ánh chia nước với Thái Lan (Xiêm la) hay Lê Chiêu Thống rước quân nhà Thanh về làm khổ dân ta. Nhưng rất tiếc là Ngài ra đi quá sớm nên công lao đã bị phá nát bởi Nguyễn Ánh với khẩu hiệu bài Việt để vọng ngoại: "Nôm Na là Cha Mách Qué"
Chủ trương của anh em Tây Sơn vẫn trước sau nhứ nhất là: Thâu nạp hiền tài để:
"Phục hồi dân khí và nâng cao dân trí"
theo quan điểm: "Toàn Dân Giữ nước" chứ không phải triều đình giữ nước.
Ðiển hình là Hoàng Ðế Quang Trung có vời nhà hiền-triết Nguyễn Thiếp ở La Sơn (Nghệ An) ra cộng tác với triều Tây Sơn rất nhiều lần, nhưng ông nại cớ không ra vì đã ăn lộc nhà Lê rồi nên không thể đi bước nữa được. Cuối cùng Hoàng Ðế phải viết thư úy lạo đại khái như sau:
" Làm tôi trung với vua, hiếu với dân là điều đáng kính phục và đáng khuyến khích; nhưng nay nhà Lê đã suy vi không lý Ngài bỏ phí tài năng không ra cứu dân giúp nước hay sao?
Triều Tây Sơn tồn tại hay suy vi thì không quan trọng bằng hạnh phúc của người dân và an nguy của đất nước.
Vì thế nên Trẫm mong mỏi Ngài nghĩ lại mà xuất-thế khai trí cho dân vì người dân giữ nước và tự bảo vệ quyền sống của mình chứ không phải nhà Tây Sơn bố thí an bình cho họ.

Vì lý do này nên Trẫm ra chiếu thành lập Sùng Chính Viện với nhiệm vụ phát huy Văn Hóa chính gốc để khai tâm và khai trí cho dân, mong Ngài nhận chức Viện Trưởng với tước La Sơn Tiên Sinh.

Ngài đã nói vì tuổi đời quá cao nên di chuyển khó khăn, vậy thì Trẫm ra chiếu thành lập viện Sùng Chính ở ngay nơi Ngài cư ngụ. Và đồng thời cũng chỉ định Ngài làm chánh chủ khảo cho các kỳ thi hương để bày tỏ lòng kính trọng hiền tài đất Bắc của Trẫm".
w

Khi thống nhất đất nước xong (1788) thì lo ngay việc khoa cử bằng chương trình Chính Học do ông Nguyễn Thiếp và ông Ngô Thì Nhiệm hợp tác để phát huy chương trình Nhân VănViệt Tộc với mục đích học để có khả năng tự bảo vệ lấy hạnh phúc của mình, còn nhà Tây Sơn sống hay chết là chuyện phụ. Triều đình hưng phế là chuyện bình thường, nhưng hạnh phúc của dân mới tối quan trọng vì Quan nhất thời, Dân vạn đại.

Chương trình này ở thời điểm đó rất hay, nên học hỏi. Ðây là chương trình của ông Nguyễn Thiếp và ông Ngô Thì Nhiệm đề ra rồi đệ lên Hoàng Ðế Quang Trung phê chuẩn để thực thi.

Ðại khái như sau vì đã bị nhà Nguyễn Gia Long đốt sạch cả rồi.
P      Chỉnh trang lại Phật giáo để đối kháng với Ki-tô giáo. Ai thông thạo Phật học thì mới được giữ chùa giảng kinh để mở rộng kiến thức cho dân.
Chùa do chánh quyền cấp và trùng tu cho khang trang, còn các sư thì có ruộng trồng trọt để tự túc mưu sinh. Phật tử đến học đạo thì chỉ mang hương hoa đến lễ Phật chứ không được mang tiền đến cúng sư. Nói cách khác là phục hồi giáo lý nhà Phật để chống Ki-tô giáo.
P      Giáo Sỹ Ki-tô: được tự do giảng đạo để bắt liên lạc xem kỹ thuật Tây Phương tiến đến đâu.
Ðây là tự do tôn giáo, theo hay không là tùy ở người dân. Nếu Phật Giáo được phát huy có hệ thống thì ta sợ gì người dân đi theo đạo khác.
Ngoài ra sự tiếp xúc với văn minh Tây Phương là điều cần phải biết chứ không thể mũ ni che tai bịt mắt được; vì thế đường dây để học hỏi văn minh Tây Phương là do các ông Cố Ðạo Tây Phương dạy ta ngoại ngữ và dẫn dắt ta lúc ban đầu. Điển hình là ông Nguyễn Trường Tộ.
P      Giáo dục: Cưỡng bách giáo dục. Biến đình làng thành nơi học tập.Chương trình và  Giảng huấn viên thì do nhà nước duyệt y và bổ nhệm.  

Cấp tiểu học:
Biến đình làng thành lớp học, giáo viên cấp tiểu học dành cho thiếu nhi thì do nhà nước chuẩn y, còn chi phí học hành và lương bổng giáo viên thì xuất quỹ của làng để khuyến khích dân làng gia tăng sản xuất.

Cấp trung học:
Lương bổng giáo sư của cấp Trung Học trở lên dành cho Thiếu Niên (trên 10 tuổi) , Tráng Niên (trên 16 tuổi)  và Thanh Niên (trên 18 tuổi) thì chánh quyền trả.

Cấp Ðại Học
Ai về kinh theo học ở Quốc Tử Giám để thi ra làm quan thì có nội trú và thư viện để tra cứu.

Tóm lại
Nhà Tây Sơn không những rất chú trọng đến khoa cử để đào tạo hiền tài giúp nước an dân mà còn khắt khe với chương trình giáo dục đào tạo hiền-tài có đủ khả năng để vươn lên cùng người thì mới không sợ Tàu ăn hiếp hay Tây Dương cướp phá.
Ø       Do đó Thày dạy phải có đủ kiến thức và đức hạnh để truyền đạt cho học sinh biết đường tân trang tư tưởng theo thời đại mà vẫn bảo vệ được đức hạnh của dòng giống Việt.

Nhờ chương trình học vấn này nên nhà Lý và nhà Trần đã đào tạo được rất nhiều hiền tài còn vang vọng cho đến ngày hôm nay.
Nay chúng ta nên noi gương sáng này của tổ tiên để biết rằng tài năng dân Việt không thua kém bất cứ dân tộc nào cả. Ngày hôm nay khủng hoảng hiền tài là vì sống trong môi trường nô dịch nó đã kìm hãm nhân tài.

Ø       Không biết Văn Hóa và Lịch Sử của tổ tiên ra sao thì làm sao mà không vọng ngoại được?
Ø       Mà vọng ngoại lại là nguyên nhân đưa ta đến sự mất gốc, lúc đó ta không còn là ta nữa.
v

Nhà Nguyễn Gia Long (1802-1945)
Chúng ta phải nói ngay rằng trong suốt thời gian này dân Việt không được quyền có tư duy độc lập và tư tưởng cứu nước an dân; vì tất cả đã có nước Pháp lo chu toàn qua giao ước Versaille ký ngày 28/11/1787 với "hoàng tử Cảnh", một  tên con nít 08 tuổi. Gia Long chỉ là tên giám quốc mà thôi. lo đầy đủ rồi.
Nhà vua nói: "Dân ngu nên không được chánh trị. Việc này đã có nhà vua lo, dân đừng lo"
Họ kéo xuống hố thì cả nước đi theo với quan niệm: Làm việc là bổn phận, còn cơm no áo ấm hay tự do đi lại là đồ xa xỉ được nhà nước ban phát nếu tận tụy phục vụ triều đình....như ngoại thương do Triều Ðình nắm trọn, cấm liên lạc với người da trắng (bạch quỷ) nhưng lại bị nhồi sọ để sau này toàn dân làm nô lệ cho tập đoàn cai trị; vì dân ta đã được nước Ðại Pháp che chở rồi, không được quyền thành lập binh đội, không được quyền chống đối quan Tây...và còn nhiều cái không nữa như không được quyền học tiếng Việt và chữ Hán hay chữ Nôm mà quan Tây đọc không được.
Nói chung thì khoa mục thời này là huấn luyện tôi đòi ngoại chủng từ triều thần cho đến dân đen (tức là Triều Nguyễn chủ trương đến nền giáo dục dân ngu khu đen, khu là bàn tọa ngồi lê nên đít thâm).

Trong thực tế thì Gia Long chỉ làm giám quốc cho Tây mà thôi (§15 Giao ước Versailles điều thứ 3)
Tuy vậy, chúng ta cũng vẫn phải thấu triệt chương trình học vấn rắc rối này. Muốn cho dễ nhớ thì phải chia ra làm nhiều giai đoạn khác nhau cho từng miền của đất nước.

Miền Bắc:
Từ Ninh Bình trở lên đến ải Nam Quan thì áp dụng chương trình của dân bị trị học hư văn dựa theo đạo Khổng đã bị nhà Thanh khóa trong Tứ Khố Toàn Thư ở Bắc Kinh rồi, vì đối với Gia Long thì dân Bắc là ngoại chủng nên theo luật riêng.
Luật nhà Thanh là luật dành cho dân bị trị (nhà Thanh là ngoại chủng vào thống trị dân Tàu. Ðó là nhà Mãn Thanh, gọi tắt là Thanh). Như vậy Gia Long coi dân Việt là dân bị trị nên chương trình học nhằm mục đính đào tạo những kẻ cường hào ác bá để cai trị dân từ xóm làng xa xôi, hẻo lánh. Nên nhớ là Gia Long trị vì có 18 năm (1802-1819) mà phải dẹp đến 19 vụ nổi dạy, phần lớn là do Tướng Lãnh cầm đầu
Tứ Khố Toàn Thư là 4 thư viện chứa tất cả các sách quý xếp theo 4 loại. Ðây là chiếu chỉ của nhà Thanh với mục đích "tiêu diệt văn hóa của dân Tàu" một cách im lặng.

Ðến thời Bảo Hộ (1883-1945) thì bỏ chương trình hư văn mà dạy chương trình Pháp Văn.
Lý do: Tiếng Pháp là ngôn ngữ chánh, còn tiếng Việt là ngôn ngữ phụ. Con nít học tiếng Việt đến năm 11 tuổi, sau đó là học toàn bằng tiếng Pháp, mù chữ chiếm 95% dân số.
Nước ta không có Bộ Quốc Gia Giáo Dục mà chỉ có nha học chính trực thuộc bộ Giáo Dục ở Paris ra chương trình tùy theo nhu cầu thâu nạp người giúp việc. Môn học đắt khách là Thông Ngôn (gọi là ông Thông) phần lớn là chuyên môn tới cấp cán sự thì hết (cán sự là technicien, tức trợ tá chuyên môn).
Môn Việt Văn, Văn Hóa Việt, Lịch Sử Việt hay Chánh Trị, Kinh Tế đều không được quyền học; vì thế nên khi Nhật trao trả độc lập (10/3/1945) thì người dân chẳng biết mô-tê gì về chánh trị cả, lãnh tụ thì tự học nên yếu kém. Do đó tên gian hùng Hồ Chí Minh mới phỗng tay trên là nhờ y làm tôi trung cho đảng Cộng Sản Nga nên được ông chủ gửi ban cố vấn sang để hết lòng tài trợ và chỉ đạo.

Miền Trung (1802-1945):
Nhà Nguyễn Gia Long coi miền Trung là chiến khu an toàn bảo vệ ngai vàng nô dịch nên được nhiều quyền ưu đãi (§16: Luật Gia Long); do đó học thuật được chăm lo nhiều với mục đích học để trung với vua nhưng ác với dân đặng còn đi thống trị dân Bắc Kỳ và dân Nam Kỳ.
Chương trình học này kéo dài tới năm 1884 thì hết, vì lúc đó miền Bắc do Pháp cai trị, miền Nam là đất nhượng địa do Tự Đức hiến dâng nước Đại Pháp để cứu nguy triều Nguyễn.
Ðiển hình là đơn xin làm vua của ông Ðồng Khánh (đồng nghĩa là cùng; khánh là vui), tức là khi ông thay Hàm Nghi bôn tẩu (1885) thì 2 nước cùng vui. Pháp vui vì có đứa con ngoan, còn Việt vui vì được nước mẹ (Pháp) che chở. Ðể tạ ơn thì Ngài Ðồng Khánh biếu ngay nước Pháp 3 tỉnh lỵ: Nam Ðịnh, Hanoi và Haiphong)
Từ năm 1885-1945 thì mọi việc đề do Khâm Sứ Pháp ở Huế đảm trách, triều đình chỉ có vua bù nhìn và triều thần theo Tây nên học theo chương trình Tây huấn luyện với mục đích làm cho dân hèn nước yếu....Giống chương trình giáo dục của Việt Cộng ngày hôm nay vậy; chỉ khác một đàng là làm nô lệ cho Tây thì đây làm nô lệ cho Nga, và Nga sập thì làm nô lệ cho Tàu.
Ø       Ðó là lý do tại sao dân ta đi mãi trong mê hồn trận Dịch Chủ Tái Nô.

Miền Nam (1802-1864):
Ðây là miền đất của các chúa Nguyễn khai khẩn đất bồi (tức đất phù nam: Ðất phù sa đang bồi ở phía nam, tức đồng bằng sông Cửu Long) phần đông dân cư là người Tàu nhà Minh sang tỵ nạn nhà Thanh nên không sõi tiếng Việt, do đó không có chương trình giáo dục rõ ràng.
Người Miền Nam ngày hôm nay phát âm theo Tàu như chữ "con" thì phát âm thành "coon"; chữ "ngon" thì phát âm thành "ngoon". Thêm vào đó, họ không phân biệt được dấu 'ngã' (tomber=như trái banh rơi xuống rồi nẩy lên nên giọng trầm bổng kéo dào ra) với dấu "hỏi" (interrogation=giật giọng, nói như hỏi); chỉ vì tiếng Việt có 6 âm mà tiếng Tàu chỉ có 4 âm mà thôi nên họ phát âm ngã và hỏi giống nhau (dân nhà Minh là người Tàu gốc Ngô ở Phúc Kiến, Chiết Giang). Thời xa xưa thì gọi là dân Giang Nam (phía nam sông Dương Tử) .
Cho đến năm 1864 thì Tự Ðức nhường đứt 3 tỉnh miền Ðông (Biên Hòa, Gia Ðịnh và Ðịnh Tường) cho Pháp làm nhượng địa. Ðến năm 1867 thì nhường nốt 3 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, Châu Ðốc và Hà Tiên) cho Pháp.

Ø       Thế là từ năm 1967 trở đi, đồng bằng sông Cửu Long là đất thuộc Pháp nên theo học chương trình Pháp để làm người Pháp nên không bàn tới.
----------------------------------


Nền giáo dục Quốc Cộng 1945-1975

Nền giáo dục nước ta từ 1945-1975 rất phức tạp vì chiến cuộc triền miên do Hồ Chí Minh đem tới bằng những hiệp định bán nước như sau:
Ø       Tạm ước sơ bộ 06/3/1946 mời quân Pháp vào nước để đổi lầy danh xưng vùng tự trị.
Ø       Hiệp định Fontainebleau 14/9/1946 công nhận Việt Nam là đất của nước Pháp.
Ø       19/12/1946: Gây chiến với Pháp để nhân dân đừng hỏi tội bán nước của họ Hồ và đồng bọn Việt Minh.
Ø       20/7/1954: Theo lệnh của Chu Ân Lai (thủ tướng Trung Cộng) ký vói Pháp hiệp định Genève chia đôi đất nước để dưỡng sức đánh tiếp.
Ø       1959 thành lập Mặt Trận Giải Phóng dân Tộc để khủng bố dân miền Nam.
Ø       1968: Tấn công khu dân cư ngay ngày Tết Mậu Thân để gây kinh hoàng, thảm sát đồng bào Huế trong 21 ngày chiếm đóng.
Ø       1972: Tấn công Quảng Trị với chiến dịch "Mùa Hè Ðỏ Lửa"
Ø       30/4/1975: Xua quân qua vùng phi quân sự để tấn công ồ ạt miền Nam.
Bắt tù quân cán chính và dân Miền Nam dưới mỹ từ: Trại Cảo Tạo và vùng Kinh Tế mới để giết người trong im lặng, do đó dân tộc mới điêu linh như vầy.
Ø       Từ ngày được gọi là "Giải Phóng" (30/4/1975) ra khỏi sự Tự Do No Ấm họ còn cố tình khơi căm thù bằng cách ăn mừng chiến thắng như: Cải Cách Ruộng Ðất (2014); Chiến thắng Mậu Thân (hàng năm) ngay trong lòng nạn nhân. Trong khi đó thì họ lại hô hào xóa bỏ hận thù.

A/- Phía Việt Cộng (1945-1975):
Việt Cộng theo chương trình nhồi sọ của Mạc Tư Khoa để biến con người thành công cụ sản xuất cho lãnh tụ đảng Công Sản Ðệ Tam Quốc Tế ở Mạc Tư Khoa hưởng.
Năm 1989 bức tường Bá Linh sụp kéo theo sự tan vỡ của khối Cộng Quốc tề, Mạc Tư Khoa tan rã thì Việt Cộng lại khấu tấu Bắc Kinh xin làm nô lệ với 16 chữ vàng và 4 tốt nên chương trình giáo dục là xây dựng Tư Duy nô lệ Mác, Lê, Mao với tư tưởng vọng ngoại, lỗi thời lạc hậu như ta đã biết (coi sách giáo khoa Việt Cộng thì rõ).
-          16 chữ vàng :"Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.
-          4 tốt : "Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt".

²

B/- Phía Quốc Gia:
Chia làm 2 giai đoạn:

B1/-Từ 1948 đến 1954:
Trước đó thì không có chủ quyền, Pháp và Việt Cộng đang tranh bá đồ vương trên mảnh đất này, dân tình khổ sở không có hướng đi; tương lai thì mù-mịt, vì không có chương trình Việt Học để đào tạo hiền tài cho tương lai.

Ngày 05/6/1948, Quốc Trưởng Bảo Ðại đòi Pháp trao trả độc lập qua hiệp định vịnh Hạ Long, ký trên chiến hạm của Pháp ngày 05 juin 1948.

Ðến năm 1950 mới đủ sức để lo cho nền giáo dục độc lập dạy bằng tiếng Việt, mở thêm trường Nguyễn Trãi còn Trưng Vương là trường nữ sinh khi trước mang tên Ðồng Khánh dạy toàn tiếng Pháp. Ngoài ra còn trường Chu Văn An khi trước là trường Bưởi dạy toàn tiếng Pháp. Vị chi là có 3 trường công lập dạy tiếng Việt đến hết Tú Tài phần 2 (tức lớp 12 ngày hôm nay)
Lúc đó thiếu giáo sư, nhất là môn Việt văn phải đợi mãi đến năm 1953 mới có Ðại Học Văn Khoa do ông Nghiêm Toản làm khoa trưởng để huấn luyện giáo sư Việt văn.
Vì thế nên lúc đầu thì chương trình tiếng Việt dựa theo chương trình của Pháp trước đó rồi tu bổ dần dần cho hoàn chỉnh. Nhưng không có môn Nhân Văn Việt Tộc, lịch sử chỉ học qua loa, văn hóa không học. Còn văn học chỉ có vài bài; tài liệu thì hầu như không có.
·          Trước đó, bài thi Tú Tài phần 2 phải gửi qua Pháp chấm vì ở Việt Nam không có giáo sư đủ khả năng về khoa học để khảo bài.
Sau đó vào vấn đáp thì phải mời sinh viên bên Pháp về thăm nhà và khảo thí luôn thể như ông Phạm Mậu Quân, Phạm Mậu Hoàng….Thí sinh phần lớn là tự học Hàm Thụ.
·          Ðến ngày 15 juillet 1951, vì nhu cầu thay thế quân đội Pháp để tự bảo vệ đất nước chống Việt Cộng nên Quốc Trưởng ký sắc lệnh Tổng Ðộng viên; nhân tài đã thiếu lại còn đi lính nên nền giáo dục bỏ lửng không người soạn thảo; vì thế nên không có gì đáng nói.

B2/- Từ 1954-1975:
Ngày 20/7/1954 hiệp định Genève chia cắt đất nước ra đời với sự thỏa thuận của Hồ Chí Minh và Thực dân Pháp. Quốc Gia Việt Nam với Lãnh Tụ là Quốc Trưởng Bảo Ðại không ký.
Ø       Dân Bắc di cư ồ ạt vào Nam 1 triệu người và xây dựng phòng tuyến chống Cộng một cách quyết liệt.

Ngày 26/10/56 nền Cộng Hòa ra đời với liên danh Tổng Thống và Phó Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và Nguyễn Ngọc Thơ. Ðây là lúc Tổng Thống lo cho việc học hành đàng hoàng để đào tạo hiền tài cung ứng cho nhu cầu như:
P      Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt với chương trình học rất là chu đáo: Bốn năm văn võ căn bản + 2 năm binh chủng chuyên nghiệp; võ sinh được chăm sóc cẩn thận, trung bình mỗi 1 võ sinh có 3 người phục vụ. Cấm võ sinh lấy vợ trước khi ra trường.
P      Trường Quốc Gia Hành Chánh đào tạo những bộ óc lãnh đạo đất nước mà khi xưa gọi là "kẻ sỹ".
P      Còn trường Trung Học và Ðại Học thì mọc lên như nấm để cung ứng cho tinh thần hiếu học của dân.
Lúc này mới tạm đủ khả năng để phát triển nhân tài là nhờ ở lứa tuổi theo học vào năm 1950-1954 từ Bắc di vô Nam tìm Tự Do. Nhưng đây chỉ là những môn học chuyên khoa cần cho nhu cầu sinh sống, chứ chưa có chương trình Nhân Văn Việt Tộc đàng hoàng cho toàn dân.
Lý do: Không có người có đủ kiến thức về môn Việt Học để soạn bài. Nếu có thì chỉ là dịch sách Pháp như: Người Việt Nam da ngăm ngăm đen, thiếu thông minh, không có óc sánh tạo, lười biếng và chỉ thích bắt chước ngoại chủng…

Về sau chương trình Việt Học đã được nhà triết học Ngô Ðình Nhu soạn thảo và đem ra áp dụng dưới tên là: Học thuyết Nhân Vị kèm thêm chữ Cần Lao cho rõ nghĩa, và áp dụng thành công trong thí điểm Ấp Chiến Lược.

Ø       Cần Lao Nhân Vị là tự mình chuyên cần học hỏi để xây dựng vị thế của mình trong xã hội.
Tức là con người phải có tinh thần Tự Trọng và Cầu Tiến thì mới đủ khả năng để Tự Lực Tự Cường không nhờ vào viện trợ của Mỹ nữa. Còn trông chờ ngoại bang tức trông chờ nô lệ, ít nhất là tư tưởng vì có thực mới vực được Việt Ðạo.

Cứ thực mà nói thì: Tinh thần Tự Trọng và Cầu Tiến đã có từ ngày lập nước Văn Lang  (2.879BC); nhưng chương trình giáo huấn thay đổi tùy theo bối cảnh lịch sử. Mặc dù nhà hiền triết Ngô Đình Nhu không biết, nhưng ông đã hiệp thông với tổ tiên qua "thần giao cách cảm".
·          Danh từ Văn Lang nói lên tinh thần Tự Trọng của con người Hào Hoa, Phong Nhã; Phóng Khoáng, Hào Hiệp và Lịch Sự, Bặt Thiệp; đó là mục tiêu phải đạt tới của con người Việt.
·          Danh từ Việt có nghĩa là hãy cố gắng vượt mọi khó khăn để thăng tiến cùng người, tức tinh thần Cầu Tiến để thành người hữu dụng cho đời.

Hai danh từ này đứng riêng một mình thì rất khó biết là tổ tiên chúng ta muốn nói gì đây? Nhưng sau khi giải mã được toàn bộ huyền thoại Rồng Tiên Khai Quốc, 100 trứng, 100 con thì thấy ngay là các ý nghĩa phải ăn khớp với nhau thì mới nói được thông điệp cứu nước của Việt Vương Câu Tiễn (600BC): Xây dựng Việt Giáo, Việt Ðạo, Việt Triết và Học thuyết thoát hiểm (§1: Bài học số 6 chủ đề: Rồng Tiên Khai Quốc)

w

Từ  1975-2014 thì chúng ta đã rõ
chương trình Nhân Văn Việt Tộc mới bắt đầu từ năm 2013

Trong nước thì:
Toàn dân học giáo điều Cộng Sản lấy dối trá làm đầu, sử thì học méo mó để phục vụ Ðảng Cộng Sản, không đúng sự thật; rất nhiều đoạn bịa đặt, không dám nói các cuộc chiến thắng oanh liệt chống giặc Tàu như :
a.        3 lần chiến thắng ở khúc sông Bạch Ðằng.
b.       Chiến thắng Chi Lăng chặt phăng đầu giặc.
c.        Chiến thắng Ðống Ða (mống 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu - 1789).
Quân Nam chưa kéo tới mà giặc đã bỏ chạy từ sáng sớm tinh mơ, ngựa không kịp lên yên, ấn tín và hồ sơ chưa kịp đốt. Quân giặc chạy về Tàu mà tim vẫn còn đập, dân chúng bỏ chạy để lánh nạn quân Nam truy kích.
Sử chép là: Trong 3 dặm (4,8km) không có người, chó không dám sủa, gà không dám gáy, vườn không nhà trống.
Hải ngoại thì:
·           Chúng ta chỉ trông vào sự giáo dục của gia đình. Các hội đoàn có tổ chức những sinh hoạt văn hóa định kỳ nhưng lại chưa phân biệt được đâu là văn hóa Việt gốc và đâu là văn hóa Tàu lai Việt, hay Việt lai Tây lai Mỹ.
Cha mẹ không biết môn Việt Học là gì, thì dù có thực tâm muốn con thành người Việt tốt cũng không biết lấy tài liệu ở đâu.
·          Sách đấu tranh thì nhiều nhưng sách Việt Học thì quá thiếu thốn nên nhu cầu cố gắng soạn sách giáo khoa Việt Tộc là cần thiết trong lúc này.
Vì lý do này, nên Ban Giảng Huấn rất mong được các vị có kiến thức cao về môn Việt Học, Triết Học hay Sử Học, có kinh nghiệm giáo dục cộng tác với Ban Học Vụ để dạy con cháu của mình và con cháu của người thành người Việt tốt.
Tích tiểu thành đại, mỗi vị một tay thì sẽ làm thay đổi lịch sử là vì thế hệ trẻ đã hấp thục được nềnViệt Học chính thống để biết Ta là ai? Sống để làm gì?...Có bột mới gột nên hồ, chương trình và phương cách giáo dục khi trước không còn hợp thời nữa.
Hiện nay chúng ta có phương tiện Paltalk làm lớp học và Site Web làm thư viện nên bỏ qua sau này sẽ tiếc vô vùng, vì không biết khai dụng văn minh điện tử nên tụt hậu vẫn hoàn tụt hậu!
Ø       Quý vị muốn đem theo sự hiểu biết của mình xuống âm phủ hay sao mà còn giấu tài?

KẾT  LUẬN
Nhìn toàn cảnh học vấn để đào tạo hiền-tài giúp nước an dân từ ngày lập quốc đến nay thì chúng ta thấy ngay nguyên nhân suy thoái Tư Duy để có thảm trạng ngày hôm nay là đầu óc hẹp hòi của vua Lê Thái Tổ chỉ nghĩ đến Ngai Vàng nên:
Ø       Tin dùng toàn những người có Võ Công mà hắt hủi
          Văn Nhân (kẻ sỹ) thì làm sao quản trị được đất nước?
Trong thực tế: Muốn bảo vệ an ninh lãnh thổ thì cần đến Võ Công oanh liệt, nhưng muốn xây dựng đất nước thì phải cần đế Văn Nhân ưu tú.
Nếu Văn Võ toàn tài thì tốt, còn không thì phải phối hợp với nhau để: Văn Trị hòa nhịp với Võ Công thì đất nước và con người mới khấm khớ được. Còn không thì chỉ là ngắng cẳng nhau để cùng xuống hố cả nước!

Chú thích:
Văn Trị là dùng tài học để quản trị đất nước, còn võ  công là dùng sự thành công của võ nghệ để bảo vệ anh ninh bờ cõi.
Nay nếu thực tâm muốn thoát hiểm, thiết nghĩ là phải có 3 yếu tố trong tầm tay sau đây:
1)     Chương trình giáo dục nhân văn Việt Tộc phải do chính người Việt soạn.
2)     Xây dựng ban giảng sư có đủ khả năng sư phạm và kiến thức để đáp ứng cho 90 triệu dân phải do chính dân Việt đào tạo.
3)     Cải thiện môi trường lừa dối bịp bợm và chụp dựt để xây dựng cuộc sống lương thiện của người dân.
P      Ðó là những bước sau cùng phải đi, theo sự chỉ dẫn nói trên của cha Lạc Long.
Nếu chúng ta khởi hành trễ thì sự Canh Tân Ðất Nước cho bằng người cũng trễ theo, và có thể chẳng bao giờ dân tộc Việt tiến bằng người được. Mặc dù chúng ta có rất nhiều nhân tài không thua kém bất cứ một dân tộc nào; chỉ vì chúng ta coi thường sự chỉ giáo của cha Lạc Long. Đúng là "Bụt nhà không thiêng", mất nước là đúng….Trông chờ ngoại bang tức trông chờ nô lệ!
Mong lắm thay

III/- Phần Trau Dồi Kiến Thức

Thủ đoạn ác độc của Minh Thành Tổ:
Tiêu diệt tận gốc Văn Hóa Việt (1406-1407)
Nguyễn Huệ Chi
15/09/2013
Nguyên đây là một phần trong thiên khảo luận dài có tên “Cuộc kháng chiến trường kỳ chống xâm lược Minh và văn học yêu nước thế kỷ XV cùng những bước nối tiếp về sau” viết năm 1980, in trong công trình Văn học Cổ cận đại Việt Nam – Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật của GS Nguyễn Huệ Chi (NXB Giáo dục, 2013) đã được phê bình, giới thiệu trên nhiều trang mạng và báo chí trong nước thời gian gần đây. Diễn Đàn trân trọng cảm ơn GS Nguyễn Huệ Chi đã cho phép trích đăng bài viết đó để giúp bạn đọc nhìn sâu vào một khía cạnh đặc biệt thâm hiểm của Hoàng đế Minh Thành Tổ – kẻ thiết kế toàn bộ kế hoạch đánh chiếm Việt Nam ở đầu thế kỷ XV: âm mưu đồng hóa người Việt bằng một chủ trương rất bài bản và “cao tay”... là lệnh cho quân lính xóa sạch tại chỗ văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc Việt tại những nơi chúng tràn đến như nước lũ. Hầu hết cứ liệu để cập trong bài được rút
từ một cuốn sử Trung Quốc – cuốn Việt kiệu thư    của sử thần Lý Văn Phượng    , soạn năm 1540.
§
Bauxite Việt Nam
--------------------------
Vào năm cuối cùng của thế kỷ XIV, lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam diễn ra một bước ngoặt: Hồ Quý Ly lật đổ ngai vàng của nhà Trần mà thành lập một triều đại mới – triều đại nhà Hồ. 32 năm trước đó, năm 1368, lịch sử chế độ phong kiến Trung Hoa cũng đã từng diễn ra một bước ngoặt: nền thống trị của đế quốc Nguyên – Mông bị phong trào nông dân Trung Quốc đánh đổ; Chu Nguyên Chương nhảy lên ngai vàng với bộ lễ phục của một triều đại mới – triều đại đế quốc Minh.
Trước sau 30 năm, trên hai đất nước láng giềng, các ông chủ mới đã lần lượt thế chân các ông chủ cũ. Nhưng tình hình đó tuyệt không làm thay đổi một chút nào mối quan hệ vốn có. Trái lại, nó chỉ càng làm nặng nề thêm những gì trong quá khứ vốn đã quá nặng nề.
Những vị Hoàng đế nhà Minh – mới nắm được “ngôi trời” – cảm thấy mình còn dư sức, con mắt thèm khát nhìn ngay xuống mảnh đất giàu có phương Nam với lòng tự tin rằng, mình có thể làm được cái việc “chinh phục” Đại Việt mà những đế chế trước mình đã phải bó tay.

Về phía các vua nhà Hồ, cố nhiên họ hiểu rất rõ dã tâm đó của “thiên triều”. Ngay khi vừa lên ngôi, họ đã tích cực chuẩn bị lực lượng quân sự để đối phó. Thế rồi, vào ngày 19 tháng 11 năm 1406, chiến cuộc đã nổ ra, gay gắt, chớp nhoáng. Nhà Hồ thất sách về chính trị và sai lầm chiến thuật về quân sự nên chưa đầy một năm sau đành lâm vào thất bại. Vua Minh lập tức cho đổi trở lại tên Đại Việt thành quận Giao Chỉ, quàng vội ách đô hộ lên khắp nước ta.

Nhưng nhân dân Đại Việt vốn đã có truyền thống hàng nghìn năm cảnh giác với kẻ thù phương Bắc, đâu dễ dàng cam chịu ngồi yên. Và khi mà Minh Thành Tổ tưởng mọi việc đã xong, ra lệnh cho quân lính sửa soạn rút lui, thì cũng chính là lúc một phong trào kháng chiến cứu nước của nhân dân bắt đầu trỗi dậy. Rồi từ đó, hết phong trào này đến phong trào khác, cuộc chiến đấu vì độc lập của xã tắc đã kéo dài hơn 20 năm cho kỳ đến thắng lợi.
*

Điều cần nói ngay là bộ mặt lịch sử của thế kỷ XV đã hiện ra với tất cả vẻ khốc liệt và dữ dội. Không phải bản thân chiến cuộc 1406 với tầm mức gay gắt của nó quyết định sự dữ dội này. Mấy thế kỷ trước, đám chúa trùm phong kiến Tống, Nguyên chẳng cũng đã mở những cuộc tấn công quy mô xuống Đại Việt, và về so sánh lực lượng, lần tấn công nào của họ mà lại không có cái thế tưởng như áp đảo kinh hồn? Nhưng vấn đề đặt ra trong cuộc xâm lăng lần này là nó nhằm thực hiện một mưu đồ còn hiểm sâu hơn cái việc cướp nước, giết dân thông thường, của một tên “Đại Hán” mà sự tàn bạo, xảo quyệt và man rợ trong thời đại của y có thể đứng vào loại nhất nhì thế giới.
Ở tên Đại Hán đó có sự tích lũy tất cả những kinh nghiệm tàn ác của cha ông y trong quá khứ, kết hợp với những mánh khóe ranh ma mới mẻ nhất mà thời đại mới mang lại cho y. Chính vì vậy, nguy cơ của cuộc xâm lăng lần này đã đặt người dân Đại Việt trước một yêu cầu thức tỉnh toàn diện để có thể đứng vững, hơn thế nữa, để lớn vượt lên. Cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền và xây dựng đất nước của các thế hệ cha ông ta trong vòng hơn 20 năm (1406 - 1427) rõ ràng là một cuộc vật lộn oanh liệt mà kết quả đã tạo ra một bước đổi thay lịch sử phi thuờng. Nắm cho được bộ mặt lịch sử của thế kỷ XV chính là nắm cho được hai điển hình đối lập tuyệt đối trong bước đổi thay lịch sử phi thường đó: Kẻ thù là kẻ thù mới với những thủ đoạn xưa kia chưa từng thấy, nhưng về mặt mưu đồ và bản chất hiểm ác vẫn chính là hiện thân của những tên xâm lược cũ; và dân tộc ta tuy gắn bó với quá khứ sâu nặng nhưng lại là một dân tộc đang thăng hoa khỏi tầm vóc quá khứ, biểu hiện một sức mạnh hồi sinh.

Ngón đòn cổ điển nhất của các vị Hoàng đế phương Bắc trước hết là những âm mưu gây hấn đối với Việt Nam. Về phương diện này, nhà Minh đã tỏ ra không kém cạnh chút nào so với các triều đại cha anh của họ. Vì thế, cũng giống như tình hình của rất nhiều cuộc “Nam chinh” trong quá khứ, chiến cuộc 1406 thật ra đã được “thiên triều” chuẩn bị chu đáo trước đấy lâu lắm rồi. Vấn đề là về hình thức, phải tìm ra một cái cớ thích hợp để mà “sinh sự”, và về thực chất, phải làm sao dò thật trúng thực lực của Đại Việt để lượng sức mình.
Hai mặt này thường vẫn gắn chặt với nhau, tác động lẫn nhau trong quá trình chuẩn bị âm thầm của họ. Năm 1377, chỉ mới chín năm sau ngày giành được địa vị “con trời”, ông vua Minh đầu tiên đã nóng nảy muốn vin cớ vua Trần Duệ Tông nước ta tử trận trong cuộc thân chinh phương Nam (1377) mà cất quân sang hỏi... “tội” (!).

Nhung “hỏi tội” một vị vua vì “chống nạn cứu dân” mà không may bị chết? Trước lời lẽ cứng rắn của Trần Đình Thâm, sứ giả nước ta, vua Minh đuối lý, không những phải cử người sang dự lễ viếng, mà còn đành phải gác lại bao nhiêu mưu kế những toan đem thi thố phen này(1). Dĩ nhiên, gác lại không có nghĩa là xếp bỏ hẳn, mà chỉ là buộc lòng nén lại những dự định bên trong ngày một sục sôi.
Tháng 9 năm 1384, nhân cho quân lính tiến xuống đánh Vân Nam, vua Minh thảo công văn đòi nước ta cấp lương cho đạo quân “tiễu phạt” của y. Ta nhân nhượng. Rồi các năm 1385, 1386, vua Minh vẫn đưa ra những yêu sách vô lý, phiền hà. Nào bắt nộp hoạn quan, nào muốn tìm giống cây xứ nóng, thậm chí đòi cả voi để “thiên triều” mang đi đánh trận.
Năm 1395, Minh còn trắng trợn sai bọn Nhâm Hanh Thái sang xin ta giúp 5 vạn quân, 50 con voi và 50 vạn hộc lương với dụng ý chộp bắt sứ giả của ta để kiếm chuyện. Nhưng Nhâm Hanh Thái lại mật báo cho ta biết trước, vì thế ta đã kịp thời đề phòng, chỉ cho chở một ít lương lên biên giới rồi rút về ngay chứ không cấp lính và voi.

Một vài ví dụ như trên cũng đủ thấy tên lãnh chúa phong kiến phương Bắc mới phất lên này nóng lòng dòm ngó Đại Việt đến đâu. Nhưng mặt khác, một thực tế cũng dễ thấy là mặc dù rất tham lam, các ngài ngự “Đại Minh” vẫn phải kéo dài việc chuẩn bị xâm lược suốt 30 năm, từ đời vua cha đến đời vua cháu(2). Vì sao có cái mâu thuẫn hết sức lạ đời đó? Chắc hẳn trong khi rút kinh nghiệm quá khứ, bài học thảm bại chưa xa xôi gì của những kẻ “đi trước” đã không khỏi làm cho các ngài đâm ra e ngại, trùng trình: “Nước An Nam tuy ở góc biển nhưng xưa kia đã là quận huyện của Trung Quốc.
Từ đời Ngũ quý về sau sức ta không còn chế ngự nổi họ. Qua Tống đến Nguyên, tuy muốn mưu đồ nhưng không thành, chỉ để tiếng chê cười cho hậu thế”(3). Đấy là lời thú nhận của Minh Thành Tổ trong sắc chỉ y gửi viên Tổng binh Chu Năng – viên tướng đầu tiên cầm quân sang đánh Đại Việt theo lệnh của y – đề ngày 1 tháng 8 năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406).
Cũng ở sắc chỉ đó còn nêu một lời nhận xét của Minh Thành Tổ về nguyên nhân thất bại của Tống và Nguyên:
“Tống cũng như Nguyên đều cho quân sang đánh An Nam, nhưng tướng thì kiêu,
binh thì lười, lại còn tham tài hiếu sắc, vì thế mà không thành”(4).

Sự thật thì tuy làm ra vẻ cười ngạo tổ tiên mình, ông Hoàng đế khét tiếng về tham vọng và tàn bạo này cũng chẳng can đảm hơn bao nhiêu trên vấn đề xâm lược Việt Nam.
Năm 1403, bốn năm sau khi Hồ Quý Ly đã cướp ngôi nhà Trần, tình hình mâu thuẫn và bế tắc trong tập đoàn phong kiến Trần – Hồ không những không giải quyết được mà còn thêm gay gắt, cái cớ gây hấn đã có thể kiếm ra rất dễ, điều kiện gây hấn cũng đã hết sức thuận lợi; lại cũng là năm Minh Thành Tổ vừa dùng mọi thủ đoạn đoạt được ngôi từ trong tay cháu ruột của mình; ấy thế mà đối với nước ta, ông ta vẫn sợ và gờm, chỉ mới dám cho bọn hoạn quan người Việt trở về làm do thám một lần cuối, và chuẩn bị nội ứng, ước hẹn ngoài đánh vào thì trong cắm cờ vàng làm hiệu.
Thế rồi, phải ba năm sau nữa, khi mọi yêu cầu tìm hiểu đã được đáp ứng đầy đủ, cảm thấy không còn một trở ngại nào đáng kể trên con đường tiến xuống kinh đô Đại Việt, Minh Thành Tổ bấy giờ mới thật quyết tâm khởi thế công.



Một mặt, ông ta vờ làm to chuyện lên rằng đến lúc này không ai còn chịu đựng nổi những việc Hồ Quý Ly truất ngôi các vị vua Trần và giết hại đám con cháu nhà Trần (vốn là việc đã xảy ra sáu, bảy năm về trước!): “Bề tôi [cũ của họ Trần] là [Lê] Quý Ly và Lê [Hán] Thương từ lâu nuôi lòng lang sói, rốt cuộc làm việc cắn càn, ra tay thí nghịch quốc vương, tàn sát người trong dòng họ Trần, cả những bề tôi của họ Trần cũng trong vòng thảm khốc, bị hãm vào chỗ chết. Bọn chúng gieo đau khổ cho sinh dân, đến gà chó cũng không yên sống, tiếng hờn oán dấy lên đầy đường”(5).

Mặt khác, với ngón bịp sở trường từ tổ tiên mình truyền lại, ông ta lại cũng ra điều ta đây bất nhẫn, không định gây việc can qua làm gì, chỉ vì Hồ Quý Ly quá lắm nên phải động binh; song động binh mà vẫn rất nhân từ, muốn thu xếp ổn thoả bằng cách cho cha con họ Hồ “đem trăm vạn lạng vàng và một trăm con voi ra chuộc tội. Nếu không đủ thì cho phép đem châu ngọc bảo bối thế vào cho đủ. Có thế đại quân mới không tiến sang”(6).

Kỳ thực, có đúng thế hay không? Trong đạo sắc bí mật gồm 10 điều căn dặn riêng viên Tổng binh Chu Năng – gửi mấy ngày trước ngày ban bố tờ chiếu công khai trên đây – Minh Thành Tổ đã thổ lộ “can tràng” của ông ta: “Nay sai Chu Khuyến, Trương Anh đem công văn của Bộ Lễ sang An Nam đòi nộp voi và vàng. Làm kế ấy để cho chí chiến đấu của chúng buông lỏng chứ không phải là thực bụng. Khi bọn Chu Khuyến ra đi, trẫm từng gặp mặt phủ dụ, bảo chúng đến nuớc họ chỉ ở lại 5 ngày, nếu 5 ngày chưa xong thì cho phép được bao nhiêu hãy cứ nộp truớc, sau sẽ sai người mang tiếp sang nộp cho đủ.
Ngươi chờ cho bọn Chu Khuyến đi rồi thì đại quân phải tức khắc xuất phát theo sau. Nếu gặp kẻ đuợc phái sang nộp voi và vàng thì cứ bắt giữ lại để tra hỏi tin tức, nhưng đừng hở cho họ biết kẻ sai đi đã bị bắt...
Nay bọn Chu Khuyến vào nước đó, mọi việc ngươi nhất thiết chớ hở ra cho ai biết”(7).

Gớm ghê thay miệng lưỡi từ bi và lòng dạ thực của đấng “thiên tử”! Duy có điều là ngay cả vào lúc đó rồi mà ngài vẫn còn e dè gửi tiếp những sắc chỉ căn dặn: nào là “nước An Nam giàu mạnh đã lâu”(8), nào là “quân lính của họ tất có phòng bị trước”, nào là “cha con họ Lê – tức họ Hồ – lắm mưu mẹo giảo quyệt”, tuyệt nhiên không thể sơ hở hoặc xem thường. Trong nhiều đạo sắc, Minh Thành Tổ đều tỏ ý lo lắng khi quân mình vượt sông Phú Lương là chỗ hiểm yếu bậc nhất, sẽ thua mưu kế của Hồ Quý Ly. Y viết rõ trong một sắc chỉ đề ngày 14 tháng 12 năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1407) nói về đạo binh của Trương Phụ: “Cứ đóng quân mãi trên sông giằng co với giặc chính là rơi vào mưu kế của giặc Lê [Quý Ly] nhằm giữ chân quân ta thật lâu, đợi cho dịch lệ phát sinh; vì thế phá được mưu này thì phải thần tốc không được trì hoãn”(9).

Rõ ràng, vừa khát thèm lại vừa e sợ, vừa hung hăng lại vừa lo ngại, vừa ráo riết sửa soạn lại vừa trù trừ cho đến tận phút cuối cùng, cuộc chiến tranh xâm lược của giặc Minh ở thế kỷ XV quả đã không còn là ngón đòn mới mẻ gì đối với nhân dân Việt Nam. Bước ra quân ban đầu của “thiên triều” phải mang tính chất hai mặt: nhanh mà chậm, nóng mà lạnh, đánh thực mà cũng là đánh dứ, cũng chính là vì vậy.
*

Tuy nhiên, đấy chỉ là cái dè dặt của buổi ban đầu. Khi đã dấn sâu vào đất nước ta, thấy rõ chỗ thất thế của nhà Hồ, bọn giặc xâm lược liền lộ hết vuốt nanh và hành vi táo tợn. Một chiến lược tập kích ồ ạt nhằm phá vỡ phòng tuyến chính để tiến thẳng đến Thăng Long, và từ Thăng Long đánh tỏa xuống phía Nam, được thi hành. Một chế độ thống trị ngoại bang được dựng lên chớp nhoáng ở khắp mọi miền, thành thị cũng như nông thôn mà chúng vừa đặt chân đến.
Và một chính sách chém giết thẳng tay cũng được đem ra ban phát lập tức cho dân chúng.
“Trương Phụ đi đến đâu là giết hại, hoặc chất thây người thành núi, hoặc rút ruột người quấn vào cây, hoặc rán thịt người lấy mỡ, hoặc làm nhục hình bào lạc để mua vui. Thậm chí có kẻ mổ bụng người chửa, moi thai, cắt lấy tai của mẹ và con để tính làm hai mạng người”(10).
§
Có thể nói, nói đến đặc điểm thứ hai trong chân dung của tên xâm lược mới ở thế kỷ XV là nói đến hình ảnh các viên quan cai trị nhà binh với tất cả những thủ đoạn giết người – trị người – dùng người gắn bó với nhau một cách tinh vi và nham hiểm. Sau nhiều lần cố gắng phản công ở Hàm Tử, Lỗi Giang, Điển Canh, Kỳ La,... nhưng đều thất bại, vào tháng 6 năm 1407, nhà Hồ cùng quẫn và bị bắt ở núi Thiên Cầm. Cả nước rơi vào tay giặc, và trở thành một lò sát sinh, một công trường lao dịch khổ sai, một nơi để giặc Minh thoả sức tìm tòi thức ngon của quý. Ngay trong những ngày đang trên đường tiến sang nước ta, bọn tướng tá viễn chinh đã nhận được sắc chỉ của vua Minh căn dặn hễ đến đâu là phải tịch thu hết giấy tờ, sổ sách kê khai nhân khẩu và ruộng đất đến đấy; phải lập ngay chế độ thuế khóa trên những vùng vừa chiếm đóng; và chú ý khai thác các mỏ bạc, mỏ vàng. Kể cả những mỏ nằm trên biên giới Việt – Chiêm, chưa rõ thuộc phần đất bên nào, cũng được lệnh cứ cướp lấy chứ không cần tra xét hư thực(11). Hai cơ quan Kim trường cục và Châu trường cục được thành lập, nhằm xua dân miền biển và miền núi vào mọi công việc đãi vàng, mò vàng, mò ngọc. Chưa hết. Còn chế độ lao dịch ở đồng quê, ở thành thị... Đâu đâu cũng cái cảnh “bị người Minh sai khiến mà mất cả gia thuộc”(12), “bị bắt hết làm nô tỳ và chuyển bán đi mà tan tác bốn phương” (13).
Đẩy nhân dân Đại Việt đến chân tường, giặc Minh phải đâu đã thoả. Chúng còn tìm cách thâu tóm vào tay mình hoặc nếu không thì triệt cho hết trong đám người còn sống sót những ai thật sự có tài năng. Hễ nghe ở đâu trong các châu quận nước ta có thầy hay, thợ giỏi, bọn quan cai trị đều cho lập danh sách đem “tiến” về Yên Kinh. Các loại người bị tiến nhiều nhất là thầy thuốc, thợ thủ công, ca nữ tuyệt sắc, thầy bói và thầy địa lý;...
Mỗi năm Minh hoàng lại gửi sang một lệnh. Mỗi năm, hàng nghìn người dân Việt lại lìa bỏ gia đình xứ sở, ra đi, để rồi không bao giờ trở về.
Nhưng cho dù có tìm mọi mưu kế bắt và giết người dần mòn để bổ sung cho những cuộc tàn sát hàng loạt thì vẫn không thể nào là kế sách cai trị vẹn toàn. Giặc Minh biết vậy nên cũng lại ra sức thi hành một chính sách “mặt trái” rất khôn khéo: chính sách mỵ dân. Trong một đạo sắc, vua Minh khẩn khoản dặn đám tướng tá: hễ người dân Việt nào chống lại thì diệt kỳ sạch, nhưng ai đã đầu hàng thì phải tha ra, không giết bừa(14). Tưởng chừng đại Hoàng đế ngài nhân từ có một. Có ngờ đâu, tha, theo ý ngài, là bắt đem “cung hình” (thiến) nhất là đối với lớp người Việt trẻ(15), sau đó cung cấp cho cái chế độ quan liêu đồ sộ của Minh hoàng vốn đang rất thiếu nô bộc và thái giám hầu hạ!
Đặc biệt, trong chính sách dùng người, nhà Minh đã tỏ rõ khả năng vượt hơn những kẻ xâm lược xưa kia một bước rất dài. Trừ những chức quan cao cấp ra, chúng đặt người Việt vào mọi địa vị quan chức từ quận, huyện trở xuống. Và một chính sách lục dụng đám trí thức, quan lại cũ của Đại Việt được ban bố trong rất nhiều đạo sắc từ 1406 đến mãi những năm sau khi khởi nghĩa Lam Sơn đã nổi dậy, có thể nói là nhiều nhất trong số sắc chỉ của các vua Minh về vấn đề Việt Nam. Đây quả là một đường lối mà nhà Minh kiên nhẫn theo đuổi đến cùng. Có trường hợp những người có tên tuổi, hoặc có ảnh hưởng trong dân chúng như Nguyễn Cảnh Chân, Đặng Tất, Phạm Thế Căng, Trần Nhật Chiêu, Trần Thúc Dao,... chính vua Minh trực tiếp chỉ thị phải dụ dỗ cho bằng được(16). Có trường hợp khác như Bùi Bá Kỳ, bọn quan lại dưới quyền sơ ý để đến nỗi ông ta từ chỗ chạy sang Minh cầu cứu đến chỗ mất hết lòng tin tưởng, vua Minh cũng trực tiếp xuống chỉ rút kinh nghiệm về việc “dùng người” và than thở không thôi(17). Sự chu đáo trong chính sách “chiêu hồi” này còn biểu hiện ở cung cách chiêu hồi: tất cả đều được lập thành danh sách, mời về Yên Kinh khoản đãi và để cho bọn quan lại cao cấp nhà Minh chủ yếu là Hoàng đế “bồi dưỡng về lập trường quan điểm”, rồi sau đấy lại được trả trở về Giao Chỉ, phân bổ đi nhận các chức quan(18).
Nhưng thủ đoạn mỵ dân mà nhà Minh lưu tâm hàng đầu – và từ đây cũng sẽ đẻ ra nhiều nhiệm vụ phức tạp cho cuộc đấu tranh chính trị chống xâm lược – chính là một phương sách hai mặt: vừa triệt để thống nhất về bản chất với những tên xâm lược trong quá khứ, lại vừa làm ra vẻ giữa mình và quá khứ có một bước ly khai. Ngay trong đạo sắc 10 điều của Minh Thành Tổ đề ngày 8 tháng 7 năm Vĩnh Lạc thứ 4 (21.8.1406) gửi viên tướng viễn chinh Chu Năng trên đường y cất quân sang Đại Việt, đã dẫn một phần ở trên, có một điều thứ tư rất đáng chú ý: “Hỏi xem cột đồng trụ hiện dựng ở đâu, phải đập cho nát và ném ra ngoài đường, để cho nguời trong nước đều trông thấy”(19). Chắc ai cũng phải lấy làm lạ: một bằng chứng “chinh phục” tiếng tăm của Mã Phục Ba thời Hán, cũng là một dấu vết của sự sỉ nhục mà người Việt nhiều đời đã phải ném đá chồng lên cho mất tích, ấy thế mà vua Minh lại bắt phá đi? Ông ta hớ hênh dại dột, hay ngông cuồng, hay thật bụng nhân đức? Đâu có phải vậy! Thực tình Minh Thành Tổ coi đây là một việc hệ trọng, và trong những sắc chỉ ban bố một năm sau đó, ông ta còn nhắc lại điều này(20). Dám hy sinh đến cả “sự nghiệp” vênh vang của “tiền nhân”, phải chăng tên đầu sỏ xâm lược ở thế kỷ XV muốn nhờ đấy đánh đổi lấy một bộ mặt mới, chí ít cũng giúp y che giấu phần nào cái bản chất “một đồng một cốt” giữa y với Mã Viện, để y có thể thừa cơ tung hoành? Có lẽ! Nhưng chắc chắn còn những lý do thâm trầm hơn. Kinh nghiệm xương máu đã cho tên trùm Đại Hán thấy, đụng đầu vào xứ sở Đại Việt quả là điều gay. Một cột đồng trụ những tưởng nhục mạ được dân Nam và trói chặt họ vào một cái mốc “chiến bại”, thì rốt cuộc cũng có nghĩa gì đâu khi mà, vượt lên trên tất cả những thứ cột mốc hình thức kia, một quy luật lịch sử lạnh lùng – mà ngay nhiều tên xâm lược cũng phải đành lòng thừa nhận – cứ tự nó phát huy tác dụng: “... dù có cướp được nước họ thì rồi cũng không thể giữ được”(21). Có nghĩa là chỗ khó khăn nhất, mà quả là khó, là làm sao biến được dân tộc Việt thành người Trung Quốc, để vĩnh viễn họ không còn tìm cách nổi dậy, và đất nước họ vĩnh viễn là quận huyện của “thiên triều”? Thủ đoạn đập phá cột đồng trụ của Minh Thành Tổ chính là một cách lý giải mới đối với bài tính nát óc này. Y quyết tâm phủ nhận những ràng buộc vô hiệu bề ngoài mà tìm kiếm những ràng buộc lợi hại hơn hẳn. Đó là những trói buộc nghiệt ngã trên lĩnh vực tư tưởng, những quy định có tính chất chuyên chế, độc đoán về sinh hoạt tinh thần.
Lần đầu tiên, trong lịch sử xâm lược Đại Việt của bọn chúa tể phong kiến Trung Quốc, tên xâm lược nhà Minh áp đặt một cách gay gắt vấn đề hệ tư tưởng đối với xã hội Việt Nam. Trong bản bố cáo đề ngày 8 tháng Tư năm 1407, sau khi chiếm xong nước ta, Minh Thành Tổ dành hẳn một đoạn khá văn hoa để nhấn mạnh rằng, một trong những tội trạng của Hồ Quý Ly khiến “ngài” không thể không “chinh thảo”, là họ Hồ đã tự coi “đạo của mình hơn cả Tam vương, đức cao hơn Ngũ đế, cho Vũ, Thang, Văn Vương, Vũ Vương không đủ để noi theo, Chu Công Khổng Tử không đáng làm thầy mình, giễu Mạnh Tử là nhà nho ăn cắp, nhạo Chu [Đôn Di], Trình [Hiệu, Trình Di], Truơng [Tải], Chu [Hy] là phường trộm cướp”(22), v.v. Cơn giận của “ngài” kể cũng dễ hiểu, bởi một nước tự xưng là “thần tử” của Hoa hạ làm sao có thể dám coi thường cái đạo mà các Đại Hoàng đế Trung Quốc tôn thờ? Nhưng còn một lẽ sâu xa nữa là có đưa đạo Nho lên làm “đạo thống” thì mới dễ dàng phát huy ảnh hưởng của “thiên triều” tới các cõi xa, nói như họ Khổng là “làm cho xa thư về một mối”. Và khi đã “gắn bó với nhau về ý thức hệ” thì há miệng mắc quai, cúi mọp đầu không dám phản kháng là điều dễ hiểu.
Dù sao, vấn đề không chỉ giản đơn có vậy. Minh Thành Tổ muốn lấy đạo Nho để thống trị nhân dân Đại Việt, nhưng rồi y lại còn muốn đi xa hơn. Cuồng vọng bá chủ sôi sục khiến y cảm thấy như thế vẫn chưa thoả lòng. Tốt nhất là làm sao cho nước “man di” kia không còn có gì gọi là long mạch tư tưởng, tinh thần. Y muốn xóa sạch ở cái dân tộc nhỏ bé phương Nam đầy sức tự cường mà trong lòng nhiều thế hệ những tên giặc Bắc vẫn rất khiếp sợ, toàn bộ ý thức về quá khứ lịch sử của chính họ. Mà xóa sạch được quá khứ của một dân tộc chính là cách cắt đứt nguồn tiếp sức quan trọng của dân tộc đó, đặt họ vào chỗ mù mịt tối tăm, phá tan đi cái nền tảng làm cho họ tồn tại và sinh thành. Muốn vậy phải làm thế nào? Không có cách nào hữu hiệu hơn là tàn phá không thương tiếc tất cả những gì là sản phẩm trí tuệ của dân tộc này, nó là biểu trưng cho văn minh, văn hóa. Trong sắc chỉ 10 điều của Minh Thành Tổ gửi Tổng binh Chu Năng đã nói ở trên, bên cạnh những điều căn dặn tỉ mỉ về cách chế ngự “hoả khí” lợi hại của cha con họ Hồ, về việc tịch thu sổ sách kê khai nhân khẩu và ruộng đất, hoặc đập phá cột đồng trụ,... còn một điều đặc biệt hơn mọi điều kia: “Một khi binh lính vào nước Nam, trừ các sách kinh và bản in của đạo Phật, đạo Lão thì không thiêu hủy; ngoài ra hết thảy mọi sách vở văn tự, cho đến cả những loại [sách] ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ, như loại sách có câu “Thượng đại nhân, khưu ất dĩ” một mảnh một chữ đều phải đốt hết. Khắp trong nước phàm những bia do Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì đều giữ gìn cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá sạch hết thảy, một mảnh một chữ chớ để còn(23).
Thử lần tìm cái động cơ chính ẩn trong đạo sắc văn này. Tên vua Minh nói: tất cả những gì thuộc nền văn hóa chính quốc Trung Hoa, kể cả sách kinh của Phật và Lão, đều được giữ lại đầy đủ. Trái lại, bao nhiêu trước tác thuần túy Việt Nam thì đều phải phá hủy. Vậy ra, sự lựa chọn của y chẳng phải là đạo Nho hay một hệ tư tưởng chính thống nào cả. Đối với người Giao Chỉ cũng như các dân tộc bị y xâm lược, y chỉ cần một sự lựa chọn đơn giản, mà lại thực dụng hơn nhiều: hãy bắt họ từ bỏ tất cả những gì sinh ra trong đầu óc của chính dân tộc họ kể cả trong quá trình tiếp nhận những gì là vốn liếng tinh thần của “nước mẹ Đại Minh”. Ý hẳn Hoàng đế nhà Minh muốn bắt các dân tộc thôi đừng có tự mình tư tưởng nữa. Mà không tư tưởng, thì có nghĩa là... không tồn tại.
Thế rồi, từ trong thâm cung tại Yên Kinh, Hoàng đế nhà Minh ngày đêm lo theo dõi, đôn đốc việc thi hành lệnh chỉ đã ban ra. Đến nỗi khi thấy có một bộ phận quân lính không chịu làm theo đúng lệnh, nghĩa là không đốt ngay sách vở cướp được của nước ta mà còn giữ lại, y lập tức gửi một tờ lệnh thứ hai nhắc lại đúng những điều đã chỉ thị từ trước, lại giải thích rõ vì sao cần đốt ngay tại chỗ chứ không nên giữ lại: “Nhiều lần đã bảo các ngươi rằng phàm An Nam có tất thảy những sách vở văn tự gì, kể cả các câu ca lý dân gian, các sách dạy trẻ, như loại “Thượng đại nhân, khưu ất dĩ” một mảnh một chữ đều phải đốt hết, và tất thảy các bia mà xứ ấy dựng lên thì một mảnh một chữ hễ trông thấy là phá hủy lập tức, chớ để sót lại. Nay nghe nói những sách vở do quân lính bắt được, không ra lệnh đốt ngay, lại để xem xét rồi mới đốt. Quân lính phần đông không biết chữ, nếu đâu đâu cũng đều làm vậy thì khi đài tải sẽ mất mát nhiều. Từ nay các ngươi phải làm đúng như lời sắc trước, truyền cho quân lính hễ thấy sách vở văn tự ở bất kỳ nơi nào là phải đốt ngay, không được lưu lại(24).

Dĩ nhiên, ngay những tên đã trù mưu định kế ăn cướp nước ta cũng cảm thấy một chủ trương tàn bạo như thế thực muôn phần nguy hiểm. Nó sẽ dẫn đến làm nổ bùng lòng căm phẫn ngút trời của cả một dân tộc, và sức mạnh có tính dây chuyền của sự bùng nổ đó chắc sẽ gây nên những hậu quả khôn lường. Cũng vì thế, đi kèm với những điều lệnh, Minh Thành Tổ còn bắt quân lính phải giữ thật kín chủ trương của mình. Sau gần một năm đốt phá, biết rằng yêu cầu của việc phá hoại về căn bản đã xong, ngày 19 tháng Năm năm Vĩnh Lạc thứ 5 (25 - 6 - 1407), y lại gửi một sắc chỉ xuống phương Nam ra lệnh cho các tướng lĩnh của y phải cấp tốc thu hồi những đạo dụ y đã ban ra từ trước: “Nay An Nam đã bình định xong; [...] trừ các loại chế dụ ra còn thì tất cả các đạo sắc viết tay và các ký sự thư thiếp, đã từng phát đi từ trước, cùng với sổ ghi chép mà Thành quốc công đã lĩnh, hoặc các thứ [sổ sách] trù nghị mọi việc, đều phải đem toàn số kiểm kê, đối chiếu, niêm phong cẩn mật, gửi trả lại, không cho lưu lại một chữ. Nếu có một chữ bỏ lại, rơi vào tay bọn kia(25) thì rất bất tiện(26).
Tưởng cũng khó có thể chê trách gì về sự cao tay của Minh Thành Tổ trong việc xếp đặt đâu ra đấy từng bước “tiến”, “thoái”, “thắt”, “cởi” cho mọi hành động tàn phá kinh khủng nhất của mình. Nếu nghệ thuật diệt chủng của y thâm thúy đến mức đẩy đối tượng bị tiêu diệt vào một tình trạng trống rỗng, hư vô, không còn quá khứ cũng không còn tương lai, nghĩa là cứ dần dần “tự diệt”, thì nghệ thuật xóa dấu vết của y cũng tinh vi đến mức y vừa ăn cướp lại vừa có thể hùng hổ la làng rằng bị cướp đe dọa. Âu đây chính là những dáng nét hiện đại nhất của tên xâm lược Đại Hán ở thế kỷ XV vốn sẵn có trong mình cái bản chất xâm lược dã man của nhiều thế hệ cha ông đã thấm vào máu thịt; là cái được nhân lên, biến hóa sinh động hơn những thủ đoạn cướp đất giết dân hôm qua hôm kia còn rất quen thuộc mà nay đã bị xem là quá cổ lỗ và thật thà.
N.H.C.
---------------
Chú thích:
Những chú thích dưới đây, so với bản in lần đầu của bài này (ngày 14.9.2013), đã được chỉnh sửa theo chỉ dẫn của tác giả, thống nhất theo bản Việt kiệu thư của viện Viễn Đông bác cổ thời Pháp, nay là Thư viện Viện Khoa học xã hội (xem chú thích số 1., bài Sách Việt kiệu thư trong con mắt giới sử học đương đại). Diễn Đàn.

(1)     Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Cao Huy Giu dịch, NXB Khoa học xã hội,
in lần thứ hai, H., 1971; tr. 189.
(2) Thật ra, khi cháu Minh Thái Tổ lên nối ngôi thì chú y, tức Chu Đệ 朱棣 liền cướp lấy mà lập
      ra triều đại thứ ba của nhà Minh (1402 - 1424), tức Minh Thành Tổ.
(3) Lý Văn Phượng   Việt kiệu thư    (1540). Đây là một tài liệu quý, ghi chép
khá đủ theo trật tự thời gian những đạo sắc chỉ của Minh Thành Tổ gửi đều đặn (thường là vài ngày một đạo) đến các tướng chỉ huy trong cuộc xâm lăng Đại Việt 1406-1407. Trước đây chúng tôi chỉ tham khảo duy nhất cuốn sách này của Thư viện Viện Khoa học xã hội vốn là sách của Viện Viễn Đông bác cổ Pháp cũ, ký hiệu: 1731, (nay thay đổi ký hiệu là: VH. 000276 - HV. 000281), nhưng năm 2001, sang làm việc ở Thư viện Yenching Harvard, tìm thêm được văn bản do Tề Lỗ thư xã xuất bản, Nam Kinh, 1996. Tuy vậy, trong bài này, vẫn xin ghi chú số quyển và trang và theo bản của Thư viện Viện Khoa học xã hội để cho thống nhất. VH. 000276, Q. 2, tờ 19a: 
       。自       。五      能制 。歷             。貽    (Kim An Nam tuy tại hải tưu, tự tích vi Trung Quốc quận huyện. Ngũ quý dĩ lai lực bất năng chế. Lịch Tống cập Nguyên tuy dục đồ chi nhi công vô sở thành, di tiếu hậu thế).
(4)   Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 20a (Điều ghi chú thứ 9 trong 18 điều khoản kèm theo tờ sắc này):         南。將   懦。貪   色。以     (Tống Nguyên giai phát binh chinh thảo An Nam, tướng kiêu binh nọa, tham tài hiếu sắc, dĩ thử bất năng thành).
(5)  “Chiếu bá cáo thiên hạ về việc bình định An Nam”, đề ngày 1 tháng Ba năm Vĩnh Lạc thứ 5    (1407). Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 27b. Nguyên văn: 
            。竟為    。舉    王。    宗。覃        。掊    。毒    。雞 犬弗  。怨    (Kỳ thần [Lê ] Quý Ly, Lê [Hán] Thương cửu súc hổ lang chi tâm, cánh vi thôn phệ chi, cử thí kỳ quốc vương, thương kỳ bản tông, đàm bị bồi thần trọng duy thảm khốc, bồi khắc sát lục, độc bệnh sinh dân, kê khuyển phất ninh, oán thanh tái lộ).
(6)        Sắc chỉ đề ngày 29 tháng Bảy năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406). Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 18a. Nguyên văn: 
  西  。安        。原             改過   。只        。象              。許       之。以      。大    (Kim Quảng Tây tấu: An Nam khiển nhân lai cống tạ tội. Nguyên Hồ yêm, phụ tử tội bản nan dung. Kim ký cải quá tự tân, chỉ trước tha biện hoàng kim ngũ vạn, tượng nhất bách chích, dĩ thục kỳ tội. Kim tượng bất túc, hứa dĩ châu ngọc bảo bối đại chi, dĩ túc kỳ số tức chỉ, đại quân bất tiến).
(7)    Điều thứ 10 trong 10 điều căn dặn trong đạo sắc chỉ bí mật, xếp sát ngay sau đạo sắt đề ngày 4 tháng Bảy nhuận năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406). Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 17b:  遣朱               象。此 計蓋    鬥志。非         臨行      。今 到彼     。若     辨不              人納  。爾       。大 軍隨 後亦               。訖    。須  令彼      。今      。爾          (Kim khiển Chu Khuyến, Trương Anh tu Lễ bộ tu văn vãng An Nam sách kỳ kim tượng. Thử kế cái dục thỉ kỳ đấu chí, phi chân thực ý dã. Chu Khuyến đẳng lâm hành, trẫm tằng diện dụ chi, kim đáo bỉ chỉ trú ngũ nhật. Nhược ngũ nhật nội thố biện bất túc, hứa tùy đa thiểu tiên tương lai, hậu khước sai nhân nạp túc. Nhĩ đãi Chu Khuyến đẳng nhân khứ, đại quân tùy hậu diệc tiến. Nhuợc ngộ sai xuất nạp kim tượng chi nhân tựu chấp chi, cật vấn thanh tức. Tu vật linh bỉ tri sai lai bị chấp. Kim Chu Khuyến đẳng đáo xứ, nhĩ sự cơ thiết bất khả linh nhân tri chi).
(8)  Sắc chỉ ngày 1 tháng Tám năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406). Việt kiệu thư, Q. 2, Sđd tờ 20a: 安南      [。。        。其     (An Nam tự ngã triều dĩ lai, [...] sổ thập niên bất tằng dụng binh, kỳ quốc trung phú thứ).
(9)   Sắc chỉ đề ngày 14 tháng 12 năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1407), Việt kiệu thư, Sđd; Q.2, tờ 24a. Nguyên văn:         。黎              。破     速。不    (Đốn binh giang thượng dữ tặc tương trì, Lê tặc chi kế chính dục trì cửu dĩ đãi chướng lệ phát. Phá chi quý tại thần tốc, bất nghi trì hoãn).
(10)   Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Cao Huy Giu dịch, 1971, Sđd; tr. 262.
(11)  Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2, tờ 22a đề rõ, ngày 6 tháng Chín năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406), Minh Thành Tổ ban hành một điều khoản như sau:      。銀          而界     。亦    。平    。只        。縱          (An Nam kim trường, ngân trường dao văn nguyên thị Chiêm Thành chi địa, nhi giới tương tranh dĩ cửu, diệc vị khả tín. Bình định chi hậu, chỉ dĩ kiến đắc địa giới vi chuẩn. Túng nhiên Chiêm Thành hữu thỉnh, diệc bất khả nghĩ hoàn). Nghĩa là: Từ xa trẫm nghe nói mỏ vàng mỏ bạc nguyên là phần đất Chiêm Thành, địa giới hai bên tranh chấp đã lâu, cũng chưa rõ thế nào. Sau khi bình định xong, cứ lấy địa giới mà mình trông thấy làm chuẩn, nếu Chiêm Thành có cầu xin cũng không trả.
(12), (13) Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Cao Huy Giu dịch, 1971, Sđd; tr. 250, 262.
(14)  Sắc chỉ đề ngày 4 tháng Mười một năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406), Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 23b. Nguyên văn: 
     。但                甲卻   者。一      (Đại quân nhập An Nam, đãn hữu trợ Lê khấu lai cự địch giả, sát chi. Nhược hữu năng khí giáp khước qua hàng giả, nhất nhân bất khả võng sát).
(15)  Sắc chỉ đề ngày 16 tháng Chín năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406), Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 22b. Nguyên văn:          。宜     。亦       。他    以克 使  (Kỳ hữu niên thiếu nhi tội đáng tử giả, nghi xử dĩ cung hình, diệc khả dĩ bảo toàn kỳ mệnh, tha nhật hựu đắc dĩ khắc sử lệnh).
(16)   Sắc chỉ đề ngày 29 tháng Chín năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), Việt kiệu thư, Q. 2, Sđd; tờ 37b.
(17)  Sắc chỉ đề ngày 20 tháng Ba năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 29b. Nguyên văn: 
           。道     。一         能成    。朕      。古          。爾      (Sắc truyền tấu ngôn Bùi Bá Kỳ sự vi tương chi. Đạo tại ư dụng nhân, nhất Bùi Bá Kỳ bất năng dụng, hà dĩ năng thành sự công hiệp? Trẫm hữu Nam bỉ hựu ưu. Cổ nhân dụng nhân chi pháp cụ hữu phương sách, nhĩ nghi thẩm quan cố sắc).
(18)   Sắc chỉ đề ngày 22 tháng Giêng năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), 
          Việt kiệu thư, Q. 2, Sđd; tờ 25b - 26a. Nguyênvăn:           。即       。聽    。給  印信     。如        。隨    。不    (Phàm An Nam quan lại lai quy hàng giả, tức lục tục khiển chi lai triều, thính trẫm diện dụ, cấp dữ ấn tín, tỷ hoàn quản sự. Nhu hoặc sự thế vị khả hựu tại, tùy nghi xử trí, bất khả chấp nhất).
(19)   Điều thứ tư trong Sắc chỉ bí mật, đề ngày 4 tháng Bảy nhuận năm Vĩnh Lạc thứ 4    
                             (21.8.1406), Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 17a. Nguyên văn: 
         便  之。委        (Phỏng vấn cổ thời đồng trụ sở tại, diệc tiện toái chi, uỷ chi ư đạo dĩ thị quốc nhân).
(20)  Điều ghi thêm thứ hai trong Sắc chỉ đề ngày 9 tháng Giêng năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407),Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 25b.
(21)  Trích thư bọc sáp của tướng Minh Vương Thông gửi về nước năm 1427. Một viên quan cai trị khác của nhà Minh là Giải Tấn cũng từng tâu lên vua Minh những lời tương tự. Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Tập III, Cao Huy Giu dịch, NXB Khoa học xã hội, in lần thứ hai, H., 1972; tr. 47.
(22)  “Chiếu bá cáo thiên hạ về việc bình định An Nam”, đề ngày 1 tháng Ba năm Vĩnh Lạc thứ 5
                  (1407), Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 27b. Nguyên văn:               帝。以        。周        。毀      。謗        。欺聖   。無   
 (... tự dĩ vi đạo ưu ư Tam vương, đức cao ư Ngũ đế, dĩ Vũ Thang Văn Vũ bất túc pháp, Chu Công Khổng Tử vi bất túc sư, hủy Mạnh Tử vi đạo Nho, báng Chu Trình Trương Chu vi phiếu thiết. Khi thánh khi thiên, vô luân vô lý).
(23)   Sắc chỉ bí mật, ban bố 10 điều cho quân lính tuân theo, xếp thứ tự ngay sau đạo sắc đề ngày
4 tháng Bảy nhuận năm Vĩnh Lạc thứ 4 (21.8.1406). Việt kiệu thư,
Sđd, Q. 2; tờ 16a - 17b. Nguyên văn: 
  。除         。外              習。如         。片        。其               安南            
(Binh nhập, trừ Thích, Đạo kinh bản kinh văn bất hủy. Ngoại nhất thiết thư bản văn tự dĩ chí lý tục đồng mông sở tập, như “Thượng đại nhân Khưu ất dĩ” chi loại, phiến chỉ chích tự tất giai hủy chi. Kỳ cảnh nội Trung Quốc sở lập bi khắc tắc tồn chi. Đãn thị An Nam sở lập giả tất hoại chi, nhất tự bất tồn).
(24)  Điều khoản bổ sung vào sắc chỉ đề ngày 21 tháng Năm năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), 
                                           Việt kiệu thư, Q. 2, tờ 33a. Nguyên văn: 
                    童蒙             。片  隻字及       。見   便  壞勿存 。今 聞軍             。必                    其如  。必        。爾       。號               便焚      
 (Lũ thường dụ nhĩ, phàm An Nam sở hữu nhất thiết thư bản văn tự, dĩ chí lý tục đồng mông sở tập, như “Thượng đại nhân Khưu ất dĩ” chi loại, phiến chỉ chích tự cập bỉ xứ tự lập bi khắc, kiến giả tức tiện hủy hoại vật tồn. Kim văn quân trung sở đắc văn tự bất tức lệnh quân nhân phần hủy, tất kiểm thị nhiên hậu phần chi. Thả quân nhân đa bất thức tự, nhược nhất nhất lệnh kỳ như thử, tất trí truyền đệ di thất giả đa. Nhĩ kim nghi nhất như tiền sắc, hiệu lệnh quân trung đãn ngộ bỉ xứ sở hữu nhất ứng văn tự tức tiện phần hủy, vô đắc tồn lưu).
(25)  Chỉ người Việt.
(26)  Sắc chỉ đề ngày19 tháng Năm năm Vĩnh Lạc thứ 5 (25.6.1407), Việt kiệu thư,
                                    Sđd, Q. 2; tờ 32a. Nguyên văn: 
     [        去手 敕及         帶去   子。及     。盡                      便 
(Kim An Nam dĩ bình [...] Trừ chế dụ ngoại ứng phát khứ thủ sắc, cập ký sự tiểu thiếp Thành Quốc công lĩnh đới khứ tiểu sách tử, cập điều hoạch sự kiện, tận số kiểm đối, mật phong kiểu lai. Bất hứa tồn lưu nhất tự, lậu lạc tại bỉ bất tiện).

&


Những nhục hình khủng khiếp ở Trung Quốc thời xưa
Ngày hôm nay vẫn còn áp dụng cho Pháp Luân Công


Những bức tranh được tìm thấy trong sách cổ đã phác họa lại
những nhục hình khủng khiếp thời xưa tại Trung Quốc.
§
Người ta vẫn thường nghe kể hoặc đọc được trong sách cổ về những nhục hình ghê rợn như tứ mã phanh thây, mổ bụng moi gan, chặt đầu lột da, bỏ vạc dầu…, nhưng nhiều người vẫn chưa hình dung được những hình phạt khủng khiếp này.
Sau đây là hình ảnh của những nhục hình mà Minh Thành Tổ đã dành cho dân Việt trong suốt 20 năm (1406-1427).

Xuất xứ : Tài liệu này lấy trong Tứ Khố Toàn Thư ở Bắc Kinh.
Nhà Thanh tức rợ Kim (Mãn Thanh ngày hôm nay) là ngoại chủng đánh chiếm nước Tàu. Vì muốn hủy diệt văn hóa Tàu để người Tàu tự nguyện thắt bím như  người Mã n Thanh nên phải tiêu diệt văn hóa của dân Tàu mà ta quen miệng gọi là dân Hán.
Nhưng nhà Thanh đã khôn khéo bằng cách hạ lệnh gom hết các sách và chia làm 4 loại để vào 4 kho ở Bắc Kinh cho thiên hạ tự do đến tra cứu với mỹ từ là: Tất cả các sách đều là chữ Thánh Hiền nên phải được bảo quản kẻo thất truyền. Người dân phải đem nộp để chánh quyền bảo quản, ai trái lệnh mất đầu với lý do coi thường văn hóa người xưa.
Đem vô Tứ Khố Toàn Thư thì được, sỹ phu đến để tham khảo cũng được tự do…..nhưng di chuyển khó khăn nên ít người tới thăm.
Ø       Toàn Thư : Thư là sách, Toàn là tất cả.

Cước chú :
Danh xưng Việt Nam mới có từ thời Gia Long (1802) do vua Tàu là Càn Long phong cho danh xưng này.
Lúc đó Nguyễn Ánh sai sứ giả đem trả ấn tín ban cho Quang Trung và xin được phong niên hiệu là Gia Long (khởi binh từ Gia Định, thành công ở Thăng Long nên xin niên hiệu là Gia Long) và quốc hiệu xin đổi thành Nam Việt (tức đất của Triệu Đà khi xưa, phía nam sông Dương Tử là đất của người Việt), ý muốn xin Quảng Đông mà vua Càn Long đã hứa cho vua Quang Trung làm của hồi môn khi đồng ý gả công chúa cho Ngài nhưng không dám ngỏ ý. Biết như vậy nên vua Càn Long phết cho quốc hiệu là Việt Nam ; có nghĩa là dân Việt ở phía Nam thì Trẫm phong cho vương hầu, còn dân Việt ở phương Bắc (từ Quảng Đông lên đế sông Dương Tử) là dân của Trẫm cai trị đừng có lộn xộn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét