Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Bài số 2.02: Hiệp Định Đình Chiến GENEVE 20/7/54

Hiệp Định Đình Chiến GENEVE 20/7/54
nguyên nhân (bài số 2.02) và hệ quả (bài số 2.03)
Soạn giả: Vũ Văn Việt
Brussel 14/11/2013

Lời mở đầu:
Mục đích bài này là cố gắng nói lên sự thật về lịch sử cận đại vừa qua để thế hệ trẻ, chủ nhân ông của đất nước sau này biết đường thoát hiểm, đưa dân tộc sánh vai cùng cộng đồng nhân loại. Đó là cái vốn cần phải có thì con đường thoát hiểm mới ít tổn thất.
Vì thế nên nguời soạn chỉ dựa theo những tài liệu xác thực của mọi phe phái mà suy luận ra những ẩn ý của cục diện để đừng rơi vào cái bẫy của kẻ muốn thống trị dân ta.


Ai cũng biết rõ là các chánh trị gia không bao giờ nói thật về hành động của mình, là vì thẳng ruột ngựa thì sẽ thất bại. Có thua thì cũng nói chữa là vì ta muốn nhân đức đó; từ xưa đến nay vẫn thế mà....Ấy thế mà lại chóng quên, cứ lấy sự hiểu biết của mình là đúng và đủ.
Tỷ dụ:
·         Khi tướng Đồ Thư của Tần Thủy Hoàng chết trận ở Hồ Nam do quân của Nhâm Ngao và Triệu Đà giết thì nói là chết vì bị bệnh nên buộc phải lui binh về, chứ không phải vì thua nên bỏ chạy (213BC)...Bộ không có tướng khác thay thế sao?
·         Khi quân của Lã Hậu (vợ Hán Cao Tổ) tấn đánh Hồ Nam (182BC) bị Triệu Đà đánh đại bại thì nói rằng thủy thổ không hợp nên kéo quân về....Vậy tại sao mụ lại nói là Hồ Nam thưộc đất nhà Hán?
·         Về quân Pháp trao trả độc lập cho Quốc Trưởng Bảo Đại thì cũng vậy: Nói là muốn rút quân nên ký hiệp định đình chiến với Việt Cộng. Họ thương dân Việt quá nhỉ!!!!

Vậy tại sao khi thành lập quân Đội Quốc Gia Việt Nam thì tướng De Lattre de Tassigny, Tổng Tư Lệnh quân Pháp ở Việt Nam, lại đọc diễn văn trong buổi mãn khóa (Juin 1951) của trường Chasseloup Laubat ở Saigon, sau đó báo chí đăng tùm lum, là các anh phải cầm súng để thay thế quân đội Pháp, không thể ỷ lại vào chúng tôi được. Ỷ lại là mất độc lập đó.......
Khôi hài nhất là ở ngay trong hội nghị Genéve, phe Quốc Gia đòi người Pháp trao trả độc lập và để chính mình đàm phán với phe Cộng Sản thì người Pháp lại le-te ký thay!
Trong khi Quân Đội Quốc Gia Việt Nam sẵn sàng thay thế quân Pháp thì chánh phủ Pháp không nói tới.... Ẩn ý chi đây? Coi hành động tiếp theo thì rõ.

Sự thực thì Pháp định tháu cáy, ký với Việt Cộng để hy vọng tái chiếm Việt Nam nên rút quân rồi đưa Bình xuyên lên...Nhưng không ngờ Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, do Pháp huấn luyện và Mỹ đài thọ đã uất vì Pháp phản bội nên đã tấn công lính Pháp ở ngay Thủ Đô Saigon và tiêu diệt Bình Xuyên nên Pháp không còn lý do gì để ở lại Việt Nam nữa....Đó là những bí ẩn của lịch sử cận đại chưa được bạch hóa vì thời gian còn quá gần.

Chúng ta phải đưa những ẩn khúc này ra ánh sáng thì mới hy vọng thoát hiểm được; tức là mỗi người phải có óc phán đoán nhạy cảm thì mới nhìn thấy sự thật và mưu mô của các phe phái. Nhất là thế hệ trẻ, chủ nhân ông tương lai của đất nước cần phải biết để tìm lối thóat cho chính mình. Do đó cung cấp tài liệu xác thực là điều cần thiết

Dưới đây là cái nhiền của soạn giả, tất nhien còn nhiều thiếu sót, nên rất mong sự đóng góp của những vị am tường để thế hệ trẻ không những không mất thì giờ tìm kiếm mà lại tranh bị được nhiều vốn đầu tư vào công tác: Đi tìm lối thoát hiểm.

Đây là ôn cố tri tân, thế hệ trẻ cần phải lắng nghe tất cả mọi ý kiến, rồi từ đó suy ra sự thật đã qua thì thấy ngay mưu mô của những kẻ gian manh muốn thống trị dân ta. Đó là số vốn cần thiết phải có thì mới tìm ra được đề án thoát hiểm cho chính mình và cho dân tộc của mình.
Mong lắm thay

Vũ Văn Việt
Bài này gồm 4 phần:
  1. Phần Giáo khoa (tóm lược điểm chánh củalịch sử cho dễ nhớ) gồm 2 tiểu mục là:
    1. Ôn cố
    2. Tri tân
  2. Phần Tham Luận (cùng nhau thảo luận để tìm ra những ẩn khúc trong hậu trường chánh trị của các phe phái).
  3. Phần Trau dồi kiến thức (nói chỗ đứng của dân Việt trong bối cảnh lịch sử lúc đó: Độc lập hay nô lệ?)
  4. Phần Thực Tập:
Trả lời những câu hỏi để tự xét mình phải làm gì để cứu nguy dân tộc trong đó có tương lai của mình và của con cháu mình. Lời cha Lạc Long căn dặn: Toàn dân giữ nước chứ không phải Triều Đình giữ nước (coi giải mã huyền thoại 100 trứng, 100 con; bài học số 06 của năm ngoái)

Xét rằng: Khúc lịch sử này rất quan trọng vì chúng ta cần phải biết rõ các uẩn khúc để né tránh những thảm trạng Hán hóa đang đe dọa sự tiêu vong dân Việt, nên chúng tôi chia giai đoạn này làm 2 phần:
·         Phần 1 : Lãnh tụ Hồ Chí Minh và dân tộc Việt từ 1942 đến ngày 19/12/1946.
·         Phần 2 : Lãnh tụ Bảo Đại và dân tộc Việt từ Septembre 1947 đến 26/10/1956.
·         Bài kế tiếp: Lãnh tụ Ngô Đình Diệm và dân tộc Việt từ 26/10/1956 đến 02/11/1963.
³

Nguyên nhân đưa đến Hiệp Định Genève 20/7/54
Lãnh tụ Hồ Chí Minh và dân tộc Việt từ 1942 đến 19/12/1946

Dẫn nhập:
Thế đứng chênh vênh của dân Việt
Mục đích cuộc chiến ở Việt Nam từ 1945 đến 1975 là gì?
        Có phải là vì quyền lợi của 2 phe Tư Bản và Cộng Sản không?
        Dân Việt chết cho ai hưởng?
        Sau cuộc chiến, đất nước tan tác nhân dân què cụt, đói rách thì có nên lao đầu vào cuộc chiến bất tận hay không?
Đó là những câu cần có lời giải đáp để ôn cố tri tân

Mà quyền lợi đó có phải là thử vũ khí để tránh cuộc chiến trên lãnh thổ của họ không?
Rõ ràng họ nói:
§         Miền Bắc thì hô hào: Vinh dự được chết cho nghĩa vụ Cộng Sản Quốc Tế để đi đến đại đồng thế giới với chủ thuyết Tam Vô (vô gia đình, vô Tổ Quốc và vô Tôn Giáo)....tức hy sinh sức sống của dân Việt để lót đường cho Thế Giới Đại Đồng. Họ đâu có nói dối.
§         Miền Nam bị đưa vào thế Chống Làn Sóng Đỏ nên buộc phải làm tiền đồn chống Cộng để bảo vệ Đế Quốc Tư Bản là Mỹ và các đồng minh....Tức là làm con tốt thí nghiệm, chỉ đâu đánh đó.

Chúng ta há chẳng nghe thấy nói là “chạy đua vũ khí” hay sao? Họ vẫn nói là chiến tranh lạnh, tức nước của họ bình yên, đem chiến tranh đi nơi khác.

Một khi đã thi đua sản xuất vũ khí tân kỳ thì phải có nơi thử trước khi sản xuất hàng loạt để loại nhau bằng sức mạnh quân sự...Trường hợp Tây Ban Nha năm 1937 thử vũ khí cho Nga và Đức; sau đó mới có đại chiến thứ nhì vào năm 1939.

Tàn cuộc thì dân Việt tất phải làm nô lệ cho phe chiến thắng, chứ làm gì có dân Tộc Tự Quyết khi ta không có quyền quyết định chiến trường.
Mà dân ta đâu có sản xuất được vũ khí thô sơ, nên làm gì có sức để giết nhau nếu không có vũ khí tối tân của 2 khối cung cấp.

Bất cứ việc gì cũng vậy, muốn hiểu rõ tường tận đều phải đi trở về nguồn cội, nghiên cứu từng chi tiết để xem sự kiện xảy ra có suôi chiều hay không; chỗ nào khúc mắc thì phải tìm cho ra nhẽ thì vấn đề mới sáng tỏ, và ta mới có dữ kiện chính xác để đưa ra phương thức thoát hiểm cứu nguy dân tộc được.
³

Phần GIÁO KHOA
(phải thấm nhuần thì mới thoát hiểm được)

Ôn cố:
Cần phải nắm vững biến cố lịch sử qua trọng của 10 năm, đã đưa dân ta vào mê hồn trận thì mới biết đường thoát hiểm (1945-1954) được

Trước mùa thu năm 1940, Việt Miên Lào là thuộc địa của Pháp, gọi là Đông Pháp hay Đông Dương. Tất cả là 5 vùng với 5 bộ luật khác nhau, di chuyển từ vùng nọ sang vùng kia phải có cuốn sổ thông hành; mục đích là bưng bít thông tin cùng chánh sách ngu dân để đè đầu, cưỡi cổ cho dễ.

Dân trí: Rất thấp kém, 95% mù chữ. Chữ chánh là chữ Pháp, chữ phụ là Quốc-Ngữ, từ 12 tuổi trở lên học toàn tiếng Pháp. Tú tài mỗi năm đỗ khoảng 20 vị được gọi là thành phần trí thức tương lai dân tộc. Đại học thì chú trọng vào Luật và Y, còn công chánh chỉ đào tạo tới chuyên viên phụ tá cho Kỹ Sư người Pháp.
Không được quyền làm chánh trị, cấm túm năm tụm ba. Không có Quân Đội, không có Bộ Giáo Dục mà chỉ có Nha Học Chính thôi, tức là học những cái cần thiết để biết đường phuc vụ cho Quan Tây.

Vụ đói năm Ất Dậu 1945 (mars): Vụ đói này nằm trong kế sách của liên minh Pháp và Nhật trong mục đích: Làm tiêu hao nhân mạng để tránh nổi dạy khi chiến cuộc chống Mỹ đang lung lay. Chết đói trên 1 triệu người trong dân số 22 triệu người; tức 5% dân số thiệt mạng trong vòng 3 tháng trời.
Kế sách như sau:
1.      Vụ mùa năm 1943 sắp thu hoạch thì được lệnh nhổ lúa trồng đay. Đổ kho dự trữ ra ăn coi như mất mùa. Lúa đang lên đòng đòng đội mươi ngày thì gặt, được lệnh phải nhổ gấp!
2.      Kỹ nghệ làm đay tước sợi phát triển gây ra những thiệt hại sau đây:
§         Khi ngâm đay dưới ao để tước chỉ, thì cá chết vì chất đắng của đay.
§         Khi trồng đay thì đất ruộng trở nên đắng, năm sau (1944) trồng lúa thì lúa đẹn; cho nên thất thu.
§         Vụ lúa năm 1944//thất thu nên đổ hết lúa còn lại ra ăn mà quan Tây bảo cứ yên tâm vì sẽ có gạo trong Nam chuyển ra...đnừg lo đói. Nhưng đó chỉ là lời trấn an. Khi đói thì gạo trong Nam không đuợc quyền chuyển ra. Không những vậy mà chuyển lén ra được bao nhiêu thì quan Tây tịch thu để nấu rượu mà nói rằng trưng thu để phân phối cho đồng đều.

Đây là cái nhục của dân mất nước, sinh mạng của mình nằm trong tay kẻ thống trị. Mà kẻ thống trị nào cũng đều là bọn tham tàn bóc lột người bị trị không thương tay.

Ø  Dịp may hiếm có. Cờ đến tay thì phất, nhưng đói nên để tụt khỏi tầm tay!!

Đại chiến thế giới (1939-1945) đến hồi gay cấn.
Quân Đồng Minh đổ bộ Normandie (Pháp) vào ngày 06/6/1944 và hoàn toàn làm chủ vùng này kể từ ngày 21/8/1944; sau đó tiến thẳng vào Paris. Cán cân nghiêng dần về phe Đồng Minh (Anh, Mỹ và Gia Nã Đại, Pháp chỉ là người ăn theo; không có đất mà cũng chẳng có quân)
§         Novembre 1944, lò điện nguyên tử thành công ở Chicago...từ thành công này người Mỹ quyết địch chế bom Nguyên Tử.
§         Ở Đông Dương (Việt, Cambodia và Lào), lính Pháp lên tinh thần, người Nhật lo ngại.
§         Chiều tối ngày 9/3/1945 lính Nhật kiểm soát mọi sự di chuyển của người Pháp và dân chúng ra vào các thành phố.
§         Lúc 9 giờ tối ngày 09/3/1945, lính Nhật được lệnh lật đổ chánh quyền Pháp. Giờ giấc tùy thuộc mỗi nơi. Lúc đó giao thông khó khăn vì lính Nhật canh gác rất nghiêm ngặt.
§         Đến 12 giờ đêm hôm đó thì hầu hết tất cả người Pháp, dù là dân sự, cũng bị tóm cổ nhốt vào tù.

Sáng ngày 10/3/1945 người Nhật vào yết kiến Hoàng Đế Bảo Đại vào trịnh trọng trao trả quyền độc lập cho Ngài, nhưng họ giữ lại Cochinchine (Nam kỳ) vì đó là nhượng địa cho Pháp.

Nhận được độc lập bất ngờ, Thượng Thư Phạm Quỳnh soạn vội bản tuyên ngôn độc lập, hủy bỏ hiệp ước bảo hộ với lý do: Người Pháp không giữ lời cam kết, đã bỏ chạy trước sự xâm lăng của quân đội Nhật.

Sau đó Ngài ngỏ lời xin thoái vị, trao quyền lại cho ông Cường Để đang lưu vong ở bên Nhật vì Ngài chỉ được huấn luyện làm vua bù nhìn thôi: Chánh trị, kinh tế, quân sự không biết.

Người Nhật thoái thác vì muốn Ngài ngồi làm vì để che mắt thiên hạ.
Ngài nhờ kiếm ông Ngô Đình Diệm để trao quyền Thủ Tướng lo mọi việc cho Ngài, nhưng Nhật buộc Ngài phải thành lập Nội Các Trần Trọng Kim, một nhà học giả chân thật không biết làm chánh trị, chỉ biết ăn hiền ở lành, thẳng ruột ngựa.
Đồng thời người Nhật thúc ép Ngài lập Đoàn Thanh Niên Tiền Phong do Nhật võ trang và huấn luyện. Đây là lực lượng võ trang đầu tiên kể từ ngày bị người Pháp đô hộ.
-         Avril 1945 Nội Các Trần Trọng Kim đệ trình danh sách chánh phủ được Ngài chuẩn y.
Sau đó là tuyển chọn Quốc Kỳ và Quốc Ca, chương trình giáo dục bằng tiếng Việt từ Trung Học trở xuống......tức là hoàn thành những điều cần phải có của một chánh phủ độc lập.......Nên nhớ là lúc đó 95% người dân mù chữ, tiếng Việt không được học, vắng bóng nhân tài nên việc quản trị đất nước thật là vất vả, khó khăn; ngàn cân treo sợi tóc.

Cờ Quẻ Ly và bài Tiếng gọi Thanh Niên được Ngài phê chuẩn làm Quốc Kỳ và Quốc Ca, nhưng Ngài vẫn giữ cờ Long Tinh làm Đế Kỳ. Vậy thì cờ Long Tinh chưa bao giờ làm Quốc Kỳ cả. Long Tinh là cờ Rồng uốn khúc: Một dải đỏ trên nền vàng, chia làm 3 phần đều nhau.

Long Tinh là Đế Kỳ, cờ của nhà Nguyễn đi với bài Đăng Đàn Ca. Bài Đăng Đàn Ca là điệp khúc nhắc nhở nhà Vua đừng phản bội người xưa. Bài đó như sau:
Bên núi sông Hùng vỹ trời Nam,
Đã bao lần vết anh hùng chưa hề tan.
Vì đâu máu ai ghi ngàn thu,
Còn tỏ tường bên núi sông.
Xác thân tan tành,
Lòng trung bền vững.
Vì nước ta quên mình,
Chúng ta đều ước mong rằng

Dân Việt Nam anh dũng muôn năm

Cờ Quẻ Ly là lá cờ Nền Vàng, Quẻ Ly nằm chánh giữa theo bề ngang của là cờ. Nói cho dễ hiểu là cờ 3 sọc mà sọc ở giữa đứt làm hai đoạn.  Cờ 3 sọc là cờ Quẻ Càn.
Theo bát quái thì Quẻ Ly tức là lửa. Theo kinh dịch thì LỬA (mặt trời) ở phương nam.

Theo nghĩa thì cờ Quẻ Ly là cờ của nước NAM (so với nước Tàu ở phương Bắc, Bắc Hán, Nam Việt). Nền vàng có nghĩa là dân Việt làm chủ đất nước đó, vì màu vàng của lụa tơ tầm là sắc thái của chủng tộc Việt đã có từ ngày lập nước Văn Lang 2.879BC.

Lá cờ này chỉ có nghĩa xí phần: Nước Nam của người Việt Nam (Vietnam to the Vietnamese tức Việt Nam to thế, Việt Nam Mẹ Xề vì lúc đó hầu như không ai biết tiếng Anh cả). Khẩu hiệu Vietnam to the Vietnamese được treo đầy đường sau khi được người Nhật giải phóng.

Còn bài Quốc ca là bài tiếng gọi Thanh Niên (tức Thanh Niên Tiền Phong, lực lượng võ trang duy nhất) khác với bài Sinh Viên Hành Khúc của Lưu Hữu Phước. Nhạc thì giống nhau, nhưng lời thì hoàn toàn khác nhau.
Ø Bài sinh viên hành khúc ra năm 1942 như sau:
Này sinh viên ơi! đứng lên đáp lời sông núi,
Hành trình còn xa anh em cùng phải nhau gắng.
Ngày xưa ai biết đem tài cao cho núi sông,
Ngày nay ta cũng đem lòng son cho giống Hồng.
Là sinh viên vun cây văn hóa,
Từ trước sẵn có nhiều hoa lá.
Đời mới kiến thiết đáp lòng những ai,
Từng mong trông ta ra đứng cầm tay lái.
Bền chí cố gắng sức đoàn ta tiến lên
Tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường
...............

Ø   Bài tiếng gọi thanh niên ra vào tháng avril 1945 như sau. Nên nhớ lúc đó dân Việt theo thể chế Quân Chủ Chuyên Chế, nhà vua có quyền trưng dụng bản quyền mà không cần bồi thường; hoặc bồi thường tượng trưng. Ai là tác giả lời ca thì chúng ta không biết vì nó thuộc bản quyền dân tộc rồi.
Này thanh niên ơi! quốc gia đến ngày giải phóng.
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai quốc dân cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy.
Toàn công dân ta cố rèn tâm trí:
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi,
Vang tiếng người nước nam cho đến muôn đời.

Công dân ơi! mau hiến thân dưới cờ.
Công dân ơi! mau làm cho cõi bờ:
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống,
Xứng danh nghìn năm dòng giống Lạc Hồng.
²

Cuộc chiến thế giới đang đến ngày gay go, quân đồng minh tiến vào Berlin, nước Đức thua trận, nước Nhật cheo leo.
§     Ngày 06/8/1945 Nhật ăn bom Nguyên Tử ở Hiroshima.
§     Ngày 09/8/1945 quả nữa nổ ở Nagasaki.
§     Ngày 11/8/1945 Nhật đầu hàng vô điều kiện.

Người Pháp xin vào tước khì giới quân đội Nhật, Mỹ không cho.
Mỹ để quân đội Tàu Tưởng Giới Thạch tước khí giới quân Nhật phía bắc vỹ tuyến 16; và quân đội Anh tước khí giới quân Nhật ở phía nam vỹ tuyến 16.

Lúc này người Mỹ chưa biết giải quyết vấn đề 3 nước Việt Miên và Lào ra sao nên để lấp lửng như vậy. Trong thực tế thì Mỹ thắng Nhật nên Mỹ làm chủ các nơi Nhật đóng quân; nhưng Mỹ không đủ quân nên tạm ủy thác cho Tàu và Anh tạm thời quản trị dùm.

-         Đây là dịp may lấy lại chủ quyền bằng chánh trị nếu dân ta tinh khôn.....và không có Hồ Chí Minh phá đám.
Nhưng vì dân ta u tối nên mới có thảm trạng ngày hôm nay! Thật đáng tiếc đã để di họa cho hậu thế: Cha ngu dốt thì con nô lệ, đó là châm ngôn của tổ tiên:
·         Cha ăn mặn thì con khát nước.
·         Cha ăn cướp thì con ngồi tù.
·         Cha mù chữ thì con dốt nát.

Ngày thứ năm, 16/8/1945 người Nhật trao trả trọn vẹn độc lập cho ta, và cũng trả luôn cà Nam Kỳ (cochinchine) cho ta nữa.

Ngày thứ Sáu, 17/8/1945 Việt Minh (Việt Cộng) nói rằng có cuộc biểu tình công chức để bày tỏ lòng quyết tâm tranh đấu cho độc lập nước nhà, ở nhà Hát Lớn Hà Nội, rồi Phạm Duy lên cướp micro để biến thành biểu tình ủng hộ Việt Minh...(nghe diễn biến gượng gạo làm sao ấy)
ô
Điểm này phải xét lại vì nhiều lý do:
  1. Theo luật lúc đó thì không được tụ họp quá 3 người, cấm biểu tình.
  2. Lúc đó làm gì có Công Đoàn Công Chức, làm gì có người chủ xướng và làm gì có truyền đơn kêu gọi biểu tình. Độc lập có rồi còn đòi gì nữa?!
  3. Thứ Sáu là ngày đi làm nên công chức đâu có dám nghỉ ngang xương như vậy.

Vậy, đúng lý mà nói thì đó là lệnh của Khâm Sai Đại Thần Phan Kế Toại: Cho công chức nghỉ việc, kêu gọi toàn dân đến tập trung ở nhà Hát Lớn để nghe thông điệp Nhà Vua về việc tiếp nhận Độc Lập và đường lối chống sự quay lại của Thực Dân Pháp để tái đô hộ chúng ta thì có lẽ hợp lý hơn.

Vì tổ chức cập rập, lại chưa quen (vì đây là lần đầu) nên bị Việt Minh soán vị, cướp micro khi quan chức triều đình chưa ai tới cả, hơn nữa lại không có lực lượng an ninh trật tự bảo vệ cuộc tập họp vỹ đại này. Đây là cái xui cho dân Việt mới thoát thai từ nô lệ mà ra nên lủng củng như vậy.

Cướp micro, phá đám xong thì chính Phạm Duy cũng chẳng biết phải làm gì tiếp theo.....bèn hát bài Tiến Quân Ca của Việt Cộng, sau đó tuyên bố giải tán và hẹn gặp nhau tại đây vào 9 giờ sáng ngày Chủ Nhật 19/8/45...để hắn còn về đơn vị, lên chương trình phá rối trị an rồi thừa cơ cướp chánh quyền luôn......Đó là lịch trình phải theo mà Việt Cộng không dám nói tới...Đây là bí ẩn ở hậu trường chánh trị.....

Nên nhớ là ngày 19/8/45 không phải là ngày cướp chánh quyền đâu nhá...Đây là ngày phá thối để tổ chức cho việc cướp chánh quyền sau này.

Ngày chủ nhật 19/8/45:
Từ tờ mờ sáng cán bộ Việt Minh đi từng nhà lùa đi như lùa gà, ép  buộc mọi người phải đến nhà Hát Lớn để nghe nói về chương trình cứu nước. Đến nơi thì như cá trong rọ, không ai được bỏ về.

Chúng dắt đi diễu phố và nói là đợi đoàn quân giải phóng về tiếp thu. Đi một hồi thì đoàn người cứ thưa dần, chúng bèn kích thích khí thế bằng cách dắt tới dinh Khâm Sai để hôi của, lấy từ tập giấy, từng cây bút, ai lấy được gì thì cứ lấy; giống như cảnh 30 tháng 4 năm 1975 ở Saigon vậy....Hỗn loạn cực điểm, quân hồi vô lệnh.

Khoảng 4 giờ chiều thì chúng cũng kiếm đâu được dăm bảy tay súng và nói rằng sở dĩ đến trễ là vì phải đụng độ với quân Nhật. Sau đó thì tuyên bố giải tán.......nói chung là chúng chỉ tập họp quần chúng cho đông mà cũng không có chương trình hành động gì rõ rệt cả.

Tối hôm đó chúng đẻ ra Ủy Ban Cứu Quốc cùng tờ báo Cứu Quốc, cơ quan ngôn luận của Việt Minh. Mà cũng chẳng ai biết Việt Minh là gì cả. Chương trình hành động của Ủy Ban Cứu Quốc ra sao cũng không thấy nói, nhân sự cũng dấu tên luôn; toàn là bí danh vì sợ lộ diện thì Nhật bắt. Mà có nói tên thật ra thì cũng chẳng ai biết người đó là gì và đã làm được gì cho đất nước.

Ngày 21/8/45:
Bổn cũ soạn lại ở Hà Đông: Đến tước khí giới trại lính khố xanh của ông Quản Dưỡng (chức quản lúc đó là chức Chuẩn Úy Dưỡng). Hôm trước điều đình thì ông này trá hàng, nhưng khi cán bộ Vẹm tiến lên thì ông hạ lệnh nổ súng, biểu tình giải tán trong hỗn loạn. Trật tự vãn hồi, cán bộ vẹm lẩn trốn.
Mấy ngày sau tiến đến Nam Định bị ông Tỉnh Trưởng bắt nhốt, nhưng sau đó chúng cũng lấy được tỉnh....Cuối cùng là tỉnh Ninh Bình. Hồi đó truyền tin rất khó khăn nên ít ai biết rõ tình hình rối loạn ra sao. Nói chung thì tình hình cực kỳ rối loạn do Việt Minh gây ra, khủng bố, ám sát về đêm xảy ra thường xuyên. Đường giây điện thoại bị cắt.
²

Nói về Kinh Đô Huế lúc đó:
Theo cuốn Le Dragon d'Annam của Hoàng Đế Bảo Đại thì:

1.      Hoàng Đế Bảo Đại chỉ biết lõm bõm là Hà Nội rối loạn mà không biết làm sao có thể kiểm chứng được. Đường giây điện thoại xuyên Việt bị Việt Minh cắt nhiều đoạn. Cầu bị phá hủy bởi bom Mỹ đánh Nhật, đường xá bị đứt đoạn trong thời chiến. Chính quân Nhật di chuyển cũng còn khó khăn, máy bay không có, tầu hỏa cũng không, ô-tô thì không có essence và chạy ì-ạch bằng than đá, xe đạp cũng thiếu; nhất là vừa qua nạn đói chết trên một triệu người nên chẳng ai còn tâm trí để lo việc nước nữa.

Đây là môi trường hỗn loạn có lợi cho kẻ phá hoại cướp chánh quyền....Quân hồi vô lệnh, chánh quyền Trần Trọng Kim thì không có lực lượng võ trang, môi trường chánh trị bỏ ngỏ mặc cho con buôn chánh trị tha hồ múa gậy vườn hoang.

2.      Ngày 21/8/45:
Trưa ngày 21/8/45 một viên Đại Tá Nhật đến xin yết kiến và cho Hoàng Đế biết là: Đồng Minh yêu cầu người Nhật bảo vệ an ninh cho Ngài cho đến khi họ tới tước khí giới. Vì thế nên ông xin Ngài hạ chiếu cho phép quân Nhật dẹp loạn ở Hà Nội.

Ngài ngỏ lời cám ơn và khước từ lòng tốt của họ. Ngài nói là chúng tôi sẽ giải quyết với nhau, xin người Nhật hãy tôn trọng ý kiến của dân tôi.
Sau khi bãi triều (khoảng 5 giờ chiều, nhân viên Nội Các ra về), đến chập tối thì ông Trưởng Bưu Điện ở Huế trao tận tay cho Ngài một điện văn đánh đi từ Hà Nội yêu cầu Ngài Thoái vị, trao quyền cho dân.

Thực hay giả thì không biết, chỉ biết là Ngài không liên lạc được với ông Phan Kế Toại, Khâm Sai Đại Thần ở Hà Nội, vì đường dây bị gián đoạn, nay bỗng nhiên lại có điện tín từ Hà Nội gửi vào. Ngài bán tín bán nghi, đợi ngày mai hỏi Nội Các cũng chưa muộn

3.      Ngày 22/8/45:
Cả ngày chẳng thấy một mống nào đến làm việc cả. Lý do: Họ đã bị bắt cóc chiều hôm trước rồi mà Ngài không hay. Chắc chắn phải có cán bộ Vẹm nằm trong Nội Các nên mới biết quyết định này của Ngài....như vậy là Ngài hết hậu thuẫn nên chúng ra tay trước kẻo Ngài đổi ý

4.      Ngày 23/8/45:
Đợi mãi cũng chẳng thấy ai đến làm việc, cuối cùng chiều hôm đó Ngài đánh điện yêu cầu họ gửi người vào nhận chiếu thoái vị, mà chính Ngài cũng không biết là điện tín có đi được hay không; vì Ngài đã mất liên lạc với Hà Nội rồi. Bặt vô âm tín.

5.      Ngày 25/8/45 Ngài Thoái vị để trao quyền cho dân như Ủy Ban Cứu Quốc yêu cầu.

Kể từ ngày Hoàng Đế thoái vị mà không làm lễ trao quyền cho ai cả, thì đất nước lâm vào tình trạng vô chánh phủ. Sau đó là con buôn chánh trị giở thủ thuật để cướp quyền.
²
·        Ngày 02/9/45: Hồ Chí Minh trình diện chánh phủ Kháng Chiến Lâm Thời dưới hình thức Tuyên Thệ trước bàn thờ Tổ Quốc sau khi được Hoàng Đế Bảo Đại trao quyền...Chuyện này không thành nên đổi thành Tuyên Ngôn Độc Lập trước bàn thờ Tổ Quốc, tự ý thay đổi Quốc Hiệu Việt Nam thành Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
(Quốc hiệu của nước ta dưới thời Gia Long (1802) là Việt Nam được Hoàng Đế nhà Thanh phơng cho. Minh Mạng (1921) đổi thánh Đại Việt. Chánh phủ Trần Trọng Kim (avril 1945) đổi thành Việt Nam)

·        Trong tháng đó ông Hồ ký sắc lệnh: Cấm các đảng phái hoạt động, triệt hạ Quốc Kỳ Quẻ Ly và thay bằng Cờ Đỏ Sao Vàng là đảng kỳ của đảng Cộng Sản Việt Minh để đặt mọi người trước tình trạng đã rồi. Hạ lệnh ám sát các yếu nhân như ông Phạm Quỳnh, ông Ngô Đình Khôi và các đảng viên của các đảng bị cấm hoạt động. Lẽ dĩ nhiên là Quốc Ca cũng bị dẹp bỏ để thay bằng Đảng Ca.
Theo thiển ý của soạn giả thì Chánh Phủ Kháng Chiến Lâm Thời không có những quyền đó. Vậy thì đó là luật của Ngụy Quyền, Bạo Chúa chứ không phải luật do dân làm.

·        Sau đó tổ chức Quốc Hội một cách bịp bợm như Chánh Phủ chia cho Việt Quốc một số ghế nhất định (hình như 60 trên 150 hay 160 ghế thì phải, xin kiểm lại). Như vậy phải gọi là Quốc Hội Chỉ Định bởi Chánh Phủ: Chưa bỏ phiếu mà đã biết số nghị gật do Chánh Phủ chỉ định rồi. Phường tuồng này quá lộ liễu...
Sau đó Quốc Hội chỉ định ông Hồ Chí Minh đứng ra thành lập Chánh Phủ...cuối cùng ông Hồ Chí Minh đặt Quốc Hội dưới sự chỉ đạo của ông ta...Vì thế nên chúng ta thấy Chánh Phủ cứ thay tên đổi họ cho phù hợp với những chống đối bên ngoài. Nói đúng ra thì đây là một sự cướp quyền mà ông Hồ vẫn nói là: "đảng ta cướp chánh quyền trong tay Chánh Phủ Trần Trọng Kim".
Ngày hôm nay Đại Tá Việt Cộng là Bùi Tín vẫn nhắc đến chữ cướp chánh quyền cho đảng ta chứ không phải cướp cho nhân dân ta!

·        Để người dân chú ý vào việc chống Pháp, nên lúc 2 giờ sáng ngày 06/3/46 cụ Hồ ký Tạm Ước Sơ Bộ để cho quân Pháp đóng binh trên Bắc Kỳ và Trung Kỳ, còn Nam Kỳ là đất nhượng địa cho Pháp với mục đích dồn toàn lực tiêu diệt các đảng phái trước khi chống Pháp...
Mà chống Pháp thì đã có Liên Xô lo rồi. Địa phận Bắc Kỳ tới tỉnh Ninh Bình, Trung Kỳ từ Thanh Hóa đến Bình Thuận (Phan Thiết), sau đó là Nam Kỳ.

Ø  Sau đó ông Bảo Đại (cố vấn Vĩnh Thụy cho Hồ Chí Minh) quá giang máy bay của quân Tàu Tưởng Giới Thạch qua Côn Minh, một người, một valise không thân quyến ra đón.
Trong cuốn Con Rồng nước Nam thì Ngài có nói là có một người tên là LU (có lẽ là họ Lưu) mời về nhà chu cấp đầy đủ....sau đó Ngài qua Hồng Kông và cư ngụ tại đó mà không về Pháp, trong khi ở Pháp thì Ngài có dinh thự cho thuê, thu nhập hàng tháng, đời sống yên ổn mà lại thích vay tiền Ngân Hàng để sống. Điểm này sẽ được bàn ở dưới.
Ø  Tiếp theo là Chánh Phủ Hồ Chí Minh cử phái đoàn Nguyễn Tường Tam qua Tàu đàm phái mà đại diện phái đoàn là cố vấn Vĩnh Thụy đã vượt biên từ trước.
Ngay khi đặt chân đến nước tàu thì toàn thể phái đoàn Nguyễn Tường Tam xin tỵ nạn chánh trị....Đây là một ẩn khúc cần phải khai thông, chúng ta sẽ bàn ở dưới.
²
·        Đã Sơ Bộ lại còn Tạm Ước thì hỏi có bao nhiêu giá trị? Vì vậy nên tháng Août, ông Hồ dẫn Phái Đoàn qua Paris để đàm phán với ông Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa là ông MOUTET...
Ở nhà thì Võ Nguyên Giáp ra tay triệt hạ các đảng viên Việt Quốc vì các thủ lãnh đã qua Tàu xin tỵ nạn chánh trị rồi. Lúc này thì các đảng phái Quốc Gia như rắn không đầu, vừa đánh vừa rút sang Tàu hoặc vào ẩn náu trong khu người Pháp cai trị....
Nhà Việt Nam mất nóc!
-       Sang tới Pháp vào lúc chánh phủ cứ thay đổi luôn nên ông Hồ và phái đoàn Phạm Văn Đồng cứ đi lang thang ở Fontainebleau. Khi tình hình ổn định thì ông MOUTET đặt điều kiện cho phái đoàn, cuối cùng cuộc đàm phán tan vỡ vì 2 ý kiến trái ngược nhau.
-       5 giờ chiều ngày 13/9/46, ông Hồ tiễn phái đoàn lên tầu lửa tốc hành MISTRAL ở gare de LYON (Paris) để xuống cảng Marseilles đáp tầu biển về nước, và hẹn hôm sau ông ta sẽ nhập đoàn để về cùng một chuyến. Lộ trình mất 21 ngày trên biển.

·        Từ 5 giờ chiều ngày 13/9/1946 đến 02 giờ sáng ngày 14/9/1946 thì ông Hồ đến tòa Đại Sứ Nga Sô để nhận chỉ thị. Tin tức đi đi về về giữa đại sứ Nga ở Paris với Chánh Phủ ở MOUSCOU, rồi với ông MOUTET.....cuối cùng cũng ra quyết định là nhận đề nghị của ông MOUTET.
·        Vì đã biết sẵn kết quả nên ông MOUTET đợi ông Hồ trên giường ngủ với bản văn đánh máy sẵn để ông Hồ ký vào.

·        Ngày 14/9/1946:
Đúng 02 giờ sáng, ông Hồ tới dinh ông MOUTET, lính gác cho vào ngay và ông MOUTET tiếp ông Hồ trong phòng ngủ với bộ đồ ngủ (Pyjama). Ký xong phận sự thì ông Hồ nói với ông MOUTET rằng: Tôi đã ký bản án tử hình cho dân tộc tôi (đoạn văn này được trích trong các báo Pháp ở thư viện- nhật báo cũng như tuần báo).

·        Khi phái đoàn về nước thì ăn mừng chiến thắng, lúc này các đảng phái Quốc Gia đã  hoàn toàn bị tiêu diệt.

·        Để mọi người không còn dịp bàn luận đến 2 hiệp định bán nước ký vào ngày 06/3/46 và 14/9/46 mà báo Cứu Quốc gọi là nhờ sự anh minh và sáng suốt của Hồ Chủ Tịch nên Ta đã bắt Pháp phải ký vào 2 hiệp ước này.

Thế nhưng ông Võ Nguyên Giáp lại sáng suốt hạ lệnh tấn công Pháp...Tức là Hồ Chí Minh khai chiến chứ không phải Thực Dân Pháp chủ động

·        Ngày 19/12/1946:
Đúng 12 giờ đêm (tức ngày thứ Năm: 26 tháng Một năm Bính Tuất) Võ Nguyên Giáp cho lệnh nổ nhà máy điện. Đèn điện Hà-nội tắt ngủm, Tự Vệ Thành bắt đầu nổ súng, đem chướng ngại vật ra chặng đường. Bàn ghế giường tủ chi khuân ra hết.

Khôi hài nhất là đem bát úp giữa đường đề chống xe tank, vì các chú lính Tây ấy nghĩ rằng ở dưới bát có đặt mìn nên sợkhông dám qua....không ngờ lính Tây cứ ung dung cho xe chạy qua! Dân trí Hà thành 4.000 năm văn vật ở thời điểm 1946 là thế đó!
        Đúng là ấu trĩ nên bị Hồ Chí Minh lừa

Tự vệ thành là thanh niên tình nguyện, bỏ tiền mua súng để bảo vệ thành phố mà Tây gọi là Việt Minh Carré, vì đeo phù hiệu ngôi sao vàng trên hình vuông màu đỏ. Còn Vệ Quốc Đoàn đeo phù hiệu ngôi sao vàng trên vòng tròn màu đỏ nên Tâp gọi là Việt Minh Ronde. Tự Vệ Thành không được huấn luyện quân sự, ngay chính Vệ Quốc Quân cũng còn thiếu huấn luyện viên.
·        Để triệt hạ những người khờ khạo theo họ mà nay lại tính chạy vào đồn Tây nên họ ra tay trước là:
Đúng 12 giờ đêm ngày trăng rằm tháng chạp năm Bính Tuất (tức ngày thứ Hai mồng 6 janvier 1947, tức 17 ngày sau khi khai chiến) hạ lệnh cho bọn đó tập trung tại cột đồng hồ (tức bến Chương Dương nơi cây cầu mới xây sau năm 1954) và bò dưới cầu Long Biên (do Tây xây thời Toàn Quyền Paul DOUMER, 1897-1902) do lính Tây canh giữ....với khẩu lệnh: Mở đường máu rút lui. Kẻ nào bất tuân bị xử bắn tại chổ bằng 2 khẩu đại liên đặt ở sau lưng...
Hành động này được áp dụng trong Tết Mậu Thân (1968) ở Huế đối với bọn nằm vùng. Chúng bảo ai muốn ở lại nằm vùng thì đứng riêng ra để nhận chỉ thị, còn ai muốn rút thì đi theo tôi. Sau khi người rút đi khỏi thì chúng xử bắn những tên nằm vùng bất trung.


Lời bàn gợi ý:

Cố vấn Vĩnh Thụy thoát sang Côn Minh
Nguồn tin sau đây có vẻ hợp lý vì các hành động ăn khớp với nhau.
§         Khi ông Bảo Đại thoái vị thì Hồ Chí Minh bắt và giam lỏng bằng chức vụ cố vấn Vĩnh Thụy.
§         Khi cậu Đặng Vũ Trứ sinh viên y khoa năm chót (24 tuổi) dắt phái đoàn ra chiến hạm Mỹ để xin họ làm cố vấn chánh trị, thì ông Hạm trưởng bảo về kiếm ông Bảo Đại đỡ đầu thì họ mới tin. Vì thế nên bên Việt Quốc lo cứu ông Bảo Đại ra khỏi nơi giam lỏng để còn có thể vận động chánh trị cứu vãn tình thế.
§         Anh em bày kế, xúi Ngài khai bệnh để xin sang Tàu chữa. Đồng thời họ cũng liên lạc với quân Tàu (Lư Hán) để lên kế hoạch vuợt ngục.
§         Hôm đó, 11 giờ trưa, ông Bảo Đại khai đau mắt cần phải sang Tàu chữa bệnh. Ông Phạm Văn Đồng ký giấy cho đi.
§         Được giấy ra đi thì anh em Việt Quốc xin Lư Hán cho máy bay chở sang Côn Minh gấp. Khoảng 12 giờ trưa thì Ngài ra đi gấp, chỉ đủ thì giờ cho quần áo vào valise nên túi không tiền, không người ra đón.
§         Đến phi trường quân sự Côn Minh thì gặp ông LU (người của Tưởng Giới Thạch) lo chu toàn mọi việc, và đợi lệnh của Tổng Thống Tưởng Giới Thạch đang ở Trùng Khánh vùng Tứ Xuyên.
§         Một thời gian sau thì ông gặp Tưởng Giới Thạch, ông này tính đưa Ngài về làm vua bù nhìn, nhưng Ngài không chịu nên được thả qua Hongkong để về Pháp.
Về Pháp thì bị người Pháp giam lỏng, nên Ngài chọn Hongkong là nơi chờ thời và nghe ngóng tình hình. Lợi nhuận bất động sản ở Pháp vẫn chuyển đều đều vào chương mục của Ngài nên Ngài chỉ việc ngồi chơi sơi nước, nghỉ ngơi thoải mái.
§         Đúng 2 giờ chiều hôm đó có buổi họp. Phạm Văn Đồng báo cáo là đã cấp giấy cho cố vấn Vĩnh Thụy sang Tàu chữa mắt. Võ Nguyên Giáp vỗ đùi đánh đét và nói: Chết rồi, thả cọp về rừng.
§         Chuyện đã rồi nên chúng bàn cách chữa cháy: Chánh phủ ký sắc lệnh cho Bộ Trưởng Ngoại Giao là ông Nguyễn Tường Tam thành lập phái đoàn, đem theo cả vợ con nếu muốn, sang Tàu đàm phán dưới sự lãnh đạo tối cao của cố vấn Vĩnh Thụy. Đàm phán về vấn đề gì thì cũng không rõ. Tiền nong cung cấp là 2 vạn đồng Đông Dương, tiền mặt cầm tay (20.000$, lúc đó lương công chức cao cấp chỉ có 300$/tháng).
§         Thế là ông Nguyễn Tường Tam kêu các yếu nhân đem theo gia đình sang Tàu tỵ nạn. Sang đến nơi thì xin tỵ nạn chánh trị ngay lập tức.
o       Đây là kế hoạch của Giáp: Điệu hổ ly sơn để dễ bề thanh toán các đảng viên còn lại như rắn không đầu.
§         Sau đó ông Hồ còn cử ông Phạm Ngọc Thạch đem vàng sang Hongkong cho Ngài tiêu dùng với dụng ý dụ Ngài trở về nước.
§         Khi Ngài ở Hongkong thì các yếu nhân chánh trị đến hội kiến và khi tình hình thay đổi thì họ yêu cầu Ngài Hồi Loan.
§         Người Pháp chỉ đồng ý Ngài Hồi Loan với điều kiện phải đặt văn phòng ở Pháp, để kìm chân, vì thế nên Ngài rời Hongkong để về sống ở CANNES, miền nam nước Pháp.
²

Hiệp định Genève 20/7/1954:
Mục đích của hiệp định đình chỉ chiến sự (ngưng bắn tạm thời) là biến nước Việt thành nơi thử vũ khí cho 2 khối Nga và Mỹ.

Mỹ thua Nga về vũ khí nên bỏ rơi Miền Nam Việt Nam với ý định thay đổi chiến lược: Lấy kinh tế hoán chuyển chánh trị.
Nga thắng Mỹ về vũ khí nhưng không dám sản xuất hàng loạt để đánh một trận chót làm Bá Chù Toàn Cầu vì 2 lý do sau đây:

  1. Sau khi tiếp thu miền Nam Việt Nam, người Cộng Sản ở các nước anh em đều chưng hửng; là vì chính mắt họ trông thấy đời sống thiên đàng mà họ vẫn mơ ước lại chính là đời sống trong khối tự do.

Đây là chánh sách của Mỹ để đánh sập Nga qua lời khuyên của tướng MOSHE DAYAN (tướng độc nhãn Do Thái). Ông ta đã bắn tiếng cho chúng ta để tự lo lấy là: Muốn thắng Cộng thì phải bỏ Miền Nam cho Cộng Sản. Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ.

Nhưng ông ta dấu vế thứ nhì, vì nói ra thì hết linh. Đó là:
Khi rút thì nhớ để lại Văn Minh Vật Chất cho dân trong khối Cộng Sản vỡ mộng bằng cuộc sống thực tế.

Vì lý do này nên Mỹ cố tình thoát chạy càng nhanh càng tốt. Vậy thì đừng ngạc nhiên tại sao chúng ta lại tan hàng rã ngũ nhanh như vậy......
Từ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đến người dân miền Nam, chúng ta đều bị Mỹ lừa mà cứ tưởng là Ta "ngon" hơn Mỹ!!!
Kế sách của Mỹ là thí con tốt Việt Nam để phá tan khối Cộng bằng cái nhìn thực tế là: Tôi giải phóng anh, chứ không phải anh giải phóng tôi.

  1. Người dân trong khối Cộng Sản bị bưng bít thông tin nên nghe đảng nói và làm theo lệnh đảng. Nay nếu bung chiến tranh ra thì họ không theo nữa.

Hơn thế nữa là ai cũng muốn có cuộc sống sung túc nhàn hạ, nên Nga sợ gây chiến thì khối Cộng Sản sẽ tan rã vì lòng dân không theo. Vì trong khối Cộng Sản Quốc Tế có các nước bị trị nên họ sẽ lợi dụng thời cơ ngàn năm một thủa để thoát ra.
Ngoài ra, 2 nước đàn anh là Nga và Tàu đều muốn tranh ngôi Bá Chủ nên Nga không muốn bày cỗ sẵn cho Tàu ăn.......Đây là vụ đi đêm của ông NIXON với MAO năm 1972, nên Mỹ để cho Tàu chiếm Hoàng Sa và Cambodia trước khi buông Nam Việt Nam cho Nga.
Đảng Việt Cộng chỉ là con tốt của Nga hay của Tàu....Chúng nói xạo là chúng có tài đu giây, nhưng sự thực là Nga và Tàu cho đu thì được đu, bắt nhốt thì phải chịu tù. Lý do là chúng có cái gì để thương lượng đâu? Lòng dân không có, súng đạn cũng không và tài chánh cũng nghèo mạt rệp.
²

Ngày 02/9/45:
Giải mã những điều lấn cấn trong buổi lễ này:
1.      Ông Hồ Chí Minh có đủ tư cách để đọc bản văn này hay không?
2.      Trước ngày lễ thì gọi là Tuyên Thệ trước bàn thờ Tổ Quốc.
3.      Sau ngày lễ thì lại gọi là Tuyên Ngôn Độc Lập.
4.      Lời nói trong bản văn lại là Tuyên Ngôn Nhân Quyền.

Rằng:
1)      Buổi lễ này dành cho chánh phủ đầy đủ tư cách để nói lên tiếng nói của toàn dân. Ông Hồ Chí Minh không đủ tư cách để đọc bản văn này vì 3 lý do sau đây:
a.       Chánh phủ của ông rất mờ ám: Hồ Chí Minh là bí danh chứ không phải là tên thật. Tại sao ông lại dấu tiểu sử của ông, trong khi mọi Nguyên Thủ Quốc Gia đều phải kê khai rõ ràng tiểu sử của mình trước toàn dân. Vậy ông đã lừa dối dân Việt.
b.      Chánh phủ của ông không ai bàu lên mà cũng chẳng có buổi lễ nhậm chức, vậy ông là Ngụy Triều nên không có quyền làm cái lễ này.
c.       Thành phần chánh phủ không được ông cho toàn dân biết trước để danh chíng ngôn thuận.

Bình luận:
Đây là cảnh chó nhảy bàn độc (tức bàn thờ gia tiên) rồi mạo nhận là tổ tiên gia chủ!

2)      Trước ngày lễ trọng đại này thì tờ báo CỨU QUỐC cơ quan ngôn luận của Mặt Trận Việt Minh hô hào toàn dân tham gia buổi lễ Tuyên Thệ trước bàn thờ Tổ Quốc.

Tức, đây là buổi lễ bàn giao quyền hành: Hoàng Đế Bảo Đại trao quyền cho ông, rồi ông đọc Tuyện Thệ Nhậm Chức trước bàn thờ Tổ Quốc; sau đó ông tuyên thề trước Hồn Thiêng Sông Núi, Anh Hùng Liệt Nữ là trung thành với đất nước, còn không thì xin thần linh quật chết như hội thề ở Nhũng Lai của kháng chiến Lam Sơn.

Nhưng kẹt một cái là đồng bọn của ông đã ép Hoàng Đế Thoái Vị để trao quyền cho dân tộc quá sớm, nên không có ngày bàn giao Chánh Quyền cho hợp lý.
Về phần ông thì đáng lẽ phải có ngày Trưng Cầu Dân Ý để xem người dân muốn thể chế nào. Vì sợ kẹt nên ông muốn mập mờ đánh lận con đen, tính ép cố vấn Vĩnh Thụy làm lễ trao quyền cho ông. Nhưng lòng trời không tựa, ông Vĩnh Thụy nói là ông ta đã thoại vị từ 7 ngày trước rồi nên không còn quyền gì để trao cả.
Do đó ông bị kẹt: Danh bất chính thì Ngôn chẳng thuận, nói lòi cái lưu manh của ông ra.

3)      Vì đã lỡ nói rùm beng lên rồi, nên ông buộc lòng phải nói đó là ngày Tuyên Ngôn Độc Lập trước bàn thờ Tổ Quốc.

Điều nghịch lý là ông mặc bộ đồ Đại Cán Cộng Sản Quốc Tế thay cho Quốc Phục nên buổi lễ đó thành trò hề không che dấu được tính chất lưu manh của ông vì 2 điều sau đây:
        Ông đã phỉ nhổ vào bộ Quốc Phục mà ông Bảo Đại vẫn bận khi ngự Triều. Tức ông đã coi rẻ dân tộc mà ông đòi đại diện để biến họ thành công cụ sản xuất của Cộng Đảng Nga-sô.
        Không ai lại đọc Tuyên Ngôn Độc Lập trước bàn thờ Tổ Quốc cả, thường thường người ta đọc trước kẻ thống trị để truất quyền thống trị của chúng, còn không thì phải đọc trước diễn đàn Quốc Tế để mọi người làm chứng là từ nay ta làm chủ nước ta.
        Tuyên Ngôn Độc Lập phải đọc trong những ngày đầu đã giành được chủ quyền. Bản văn này thì Thượng Thư Phạm Quỳnh đã đọc ngay ngày 11/3/45, tức chỉ một ngày sau khi Nhật trao trả độc lập cho ta. Chánh phủ Trần Trọng Kim đã có độc lập rồi nên bản văn của ông trở thành lạc điệu.

4)      Xét về ngôn từ thì đó là bản văn Tuyên Ngôn Nhân Quyền chứ không phải là Tuyên Ngôn Độc Lập.


Kết luận
Thoán nghịch:

Ai cho phép ông tự ý thay đổi: Thể Chế, Quốc Hiệu và Quốc Kỳ cùng Quốc Ca mà không có sự ưng thuận của Quốc Hội và quyền Phúc Quyết của toàn dân?

Những điểm trọng đại như vậy thì một chánh phủ chánh danh phải làm như sau:
1/- Chánh phủ hỏi ý kiến của dân qua Quốc Hội xem có nên thay đổi hay không.
2/- Nếu đồng ý thì Chánh Phủ làm một cuộc tuyển chọn các  đề nghị do dân cung cấp rồi từ đó chọn lấy một cái để đệ trình Quốc Hội chuẩn y.
3/- Quốc hội đồng thuận rồi còn phải làm một cuộc trưng cầu dân ý để lấy Phúc Quyết (tức quyết định sau cùng); sau đó mới chính thức thi hành.
4/- Đằng này ông tuyên bố: Vì Dân Trí còn quá thấp, không phân biệt được lợi hại; do đó Chánh Phủ quyết định dùm. tạm thời độc tài rồi tự do đến sau khi dân trí cao.....Mà dân trí cao hay thấp là do ông quyết định...y chang lời nói của bọn Thực Dân Pháp. Vì thế nên nay mới có cảnh Đảng chọn, Dân bàu; đã 60 năm trôi qua dân trí mỗi ngày mỗi thấp nên Đảng đặt ra Hiến Pháp là Đàng Cộng Sản Việt Nam lãnh độc quyền lãnh đạo muôn năm (điều 4 hiến pháp, chính Đảng cũng nói là bỏ điều 4 là đảng tự sát)

Cuối cùng:
Ø   Đang là Quân Chủ Đại Nghị thì ông đổi ngay thành Cộng Sản độc quyền lãnh đạo. Tự đẻ ra quyền Ma Giáo là: Quốc Hội chỉ định Chánh Phủ, sau đó Chánh Phủ chỉ huy Quốc Hội.
Ø   Quốc Hiệu đang là Việt Nam thì ông biến thành Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Ø   Quốc Kỳ và Quốc Ca đang là cờ Quẻ Ly và bài Tiếng Gọi Thanh Niên thì ông đem ngay Đảng Kỳ và Đảng Ca thay thế.... Đúng là thoán vị, đem đảng vô danh của ông thay cho Tổ Quốc.

Ngoài ra ông còn hô hào xóa bỏ biên cương và Tổ Quốc đề biến thành Đại Đồng Thế Giới. Đúng là bán nuớc cầu vinh, rước voi về giầy mảà Tổ .... Đồ vô loại, ăn cháo đá bát, vong ân bội nghĩa, lòng lang dạ thú (tức thú đội lốt người).

¯
Déclaration d'indépendance de la république du Vietnam
(02 septembre 1945)
Tous les hommes sont nés égaux. Le Créateur nous a donné des droits inviolables : "Le droit de vivre, le droit d'être libre et le droit de réalîser notre bonheur".
Cette parole immortelle cst tirée de la Déclaration d'indépendance des Etats-Unis d'Amérique en 1776. Prise dans un sens plus large, cette phrase signifie: "Tous les peuples sur la terre sont nés égaux, tous les peuples ont le droit de vivre, d'être libres".
La Déclaration des droits de I'homme et du citoyen de la Révolution française de l79l proclame également : "Les hommes naissent et demeurent libres et égaux en droits".
Ce sont là des vérités indéniables.
Et pourtant, pendant plus de quatre-vingts années, les impérialistes français, abusant de leur  "liberté, égalité, fraternité", ont violé la terre de nos ancêtres et opprimé nos compatriotes.
Leurs actes vont. à I'encontre des idéaux d'humanité et de justice.
Dans Ie domaine politique, ils nous ont privé de toutes les libertés.
IIs nous ont imposé des lois inhumaines, ils ont constitué trois régimes politiques différents dans le nord, dans le centre et dans le sud du Vietnam pour détruire notre unité nationale historique et ethnique.
IIs ont édifié plus de prisons que d'écoles. Ils ont sévi sans merci contre nos compatriotes. IIs ont noyé nos révolutions dans des fleuves de sang.
IIs ont subjugué l'opinion publique et pratiqué l'obscurantisme sur Ia plus large échelle. IIs nous ont imposé I'usage de I'opium et de I'alcool pour affaiblir notre race.
Dans le domaine économique, ils nous ont exploités sans vergogne, ont réduit notre pcuple à Ia plus noire misère et saccagé impitoyablcment notre pays.
IIs ont spolié nos rizières, nos mines, nos forêts, nos matières premières.
IJs ont détenu le privilège d'émission des billets de banque, le monopole du commerce extéricur.
Ils ont inventé des centaines d'impôts injustifiables, acculé nos compatriotes, surtout lcs paysans et les petits commerçants, à I'extrême pauvreté.
IIs ont empeché notre capital de fructifier; ils ont exploité nos ouvriers de la manière la plus barbare.

A I'automne de I'annéc 1940, quand les fascistes japonais, en vue de combattre les Alliés, ont envahi l'lndochine pour organiser de nouvelles bases de guerre, les imperialistes français se sont rendus à genoux pour leur livrer notre pays.
Dès lors, notrc peuple, sous le double joug japonais et français, est saigné littéralement. Le résultat a été terrifiant. Du Quang-tri au Nord, 2 millions de nos compatriotes sont morts de faim dans les premiers mois de cette année.
Le 9 mars, les Japonais désarmèrent les troupes françaises. De nouveau, le Français se sont enfuis ou bien se sont rendus sans condition. Ainsi, ils n'ont été nullement capables de nous "protéger"; bien au contraire, dans l'espace de cinq ans, ils ont par deux fois vendu notre pays aux Japonais.
Avant le 9 mars, à plusieurs reprises, la Liguc du Viet Minh a invité les Français à se rejoindre à eller pour lutter contre lcs Japonais. Les français, au lieu de répondre à cet appel, ont sévi de plus belle contre les partisans du Viet Minh. Ils sont allés jusqu'à assassiner un grand nombre de nos condamnés politiques incarcérés à Yen Bay et à Cao-Bang lors de lcur débandade.
Malgré tout celà, nos compatriotes ont continué à gardcr, à l'égard des Français, une attitude indulgente et humaine. Après les événements du 9 mars, la Ligue du Viet Minh a aidé de nombreux Français à traverser les frontières, en a sauvé d'autres des prisons nipponnes et a, en outre, protégé la vie et les biens de tous les Français.
En fait, depuis I'automne de 1940, notre pays a cessé d'être une colonie française pour devenir une possession nipponne.
Après la réddition des Japonais, notre Pcuple tout entier s'est levé pour reconquérir sa souveraineté et a fondé la République Démocratique du Victnam
La vérité est que nous avons repris notre indépendance des mains des Japonais et non de celles des Français.
Les Français s'enfuient, les Japonais se rendent, l'Empereur Bao Daî abdique, notre peuple a brisé toutes les chaînes qui ont pesé sur nous pendant près de cent ans pour faire de notre Vietnam un pays indépendant. Notre peuple a, en même temps, renversé le régime monarchique établi depuis des dizaines de siècles pour fonder la République.
Pour ces raisons, nous, membres du gouvernement provisoire représentant la population enlière du Vietnam, déclarons n'avoir plus désormais aucun rapport avec la France impérialiste, annuler tous les traités que la France a signés au sujet du Vietnam, abolir tous les privilèges que les Français se sont arrogés sur notre territoire.
Tout le peuple du Vietnam, animé d'une même volonté, est déterminé à lutter jusqu'au bout contre toute tentativ d'agression de la part des impérialistes français.
Nous sommes convaincus que les Alliés, qui ont reconnu les principes de l'égalité des peuples aux conférences dc Téhéran et dce San Francisco, ne pcuvent pas ne pas reconnaître l'indépendance du Vietnam.
Un peuple qui s'est obstinément opposé à la domination française pendant plus de quatre-vingts ans; un peuple qui, durant ces dernières années, s'est décidément rangé du côté des Alliés pour lutter contre le fascisme; ce peuple a le droit d'être libre; ce peuple a le droit d'être indépendant.
Pour ces raisons. nous; membres du gouvernement provisoire de la république démocratique du Vietnam, proclamons solennellement au monde entier :
Le Vietnam a le droit d'être libre et indépendant et, en fait, est devenu libre et indépendant. Tout le peuple du Vietnam est décidé à mobiliser toutes ses forces spirituelles et matérielles, à sacrifier sa vie et ses biens pour garder son droit à la liberté et à l'indépendance.
¯
Tạm ước sơ bộ ngày 06 mars 1946
(tài liệu lấy ở báo Tâytrong thư viện ở Paris)
                                          
"Doc lap ",  les trois " ky ",
1° - Le gouvernement français reconnaît la républiqu du Vietnam comme un Etat libre ayant son gouvernement,  son Parlement, son armé et ses finances, faisant partie de la Fédération indochinoise et de l'Union française"
  "En ce qui concerne la réunion des trois ky, gouvernement français s'engage à entériner les décisions prises Par la population consultée par référendum.

2° - Le gouvernement du Vietnam se déclare prêt à accueillir amicalement I'armée française lorsque, conformément aux accords internationaux, elle relèvera les troupes chinoises.
  "Un accord annexe joint à la présente convention préliminaire fixera les modalités selon lesquelles s'effectueront les opérations de relève.

3° - Les stipulations ci-dessus formulées entreront immédiatement en vigueur. Aussitôt après l'échange des signatures, chacune des hautes parties contractantes prendra toutes mesures nécessaires pour faire cesser, sur-le-champ, les hostilités, maintenir les troupes sur leurs positions respectives et créer le clinrat favorable nécessaire à I'ouverture imnrédiate de négociations amicales et franches. Ces négociations porteront notamment sur:
a)      les relations diplomatiques du Victnam avec les Etats étrangers;
b)      le statut futur de I'Indochine;
c)      les intérêts économiques et culturels français au Vietnam.
         "Hanoi, Saigon ou Paris pourront être choisis comme sièges dc la Conférence."
Observations: Les concessions faites par Ho Chi Minh sont évidentes
TRI  TÂN:

TỔNG  LUẬN
Chúng ta phải làm gì để thoát họa Hán hóa?

Sau bài học lịch sử đắng cay này, chúng ta đã rút được rất nhiều kinh nghiệm, vậy ngày hôm nay chúng ta phải làm gì để ra khỏi cái thế DỊCH CHỦ TÁI NÔ này?
§         Thế hệ cha, anh đã nhầm nên mất nước; nay chúng ta phải làm gì đây?

Tổ tiên chúng ta đã dạy trong bia ký lưu truyền rằng: Muốn thoát mọi hiểm nguy thì phải
Ø   Kết hợp toàn dân từ trong lòng kết hợp ra.
Ø   Xây dựng tư duy độc lập thì mới tìm ra được kế sách thoát hiểm.
Ø   Câu chuyện bó đũa là một bài học: Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.

Những điều răn dạy này nằm trong sách vở, di vật trống đồng hay huyền thoại 100 trứng, 100 con, trên đây chỉ là một vài tỷ dụ.
§         Câu hỏi được đặt ra là chúng ta phải làm gì để có thể tạo ra được 3 yếu tố căn bản trên?
§         Phải chăng muốn:
Ø   Kết hợp toàn dân bằng Tâm và Đức thì phải trau dồi Văn Hóa Việt?
Ø   Xây dựng Tư Duy độc lập thì phải có vốn vể lịch Sử nước Nam?
Ø   Cầu Tiến thì phải cố gắng trau dồi kiến thức?
Ø   Tiến bằng người thì phải phát huy sáng kiến?
§         Về sức mạnh vật chất thì hiện nay dân Việt độn sổ, nhưng về sức mạnh tinh thần (óc sáng tạo) thì dân Việt có thua ai đâu. Vậy tại sao thế hệ hiện nay lại :
Ø   không chịu từ bỏ tư duy tự ti, nô dịch?
Ø   cứ khư khư hành động theo tư tưởng của kẻ đã chết lâu đời như Hồ Chí Minh, Mác Lê hay Khổng?
Không lý cứ thích dịch chủ tái nô mãi sao?
Không lý tự mình không tìm ra lối thoát cho dân tộc; trong khi đem trí tuệ xây dựng đất nước cho người?
tại sao lại nghịch lý là: Phải cần một xác chết để chỉ đường dẫn lối?

Câu kết là:
Bạn hãy đề ra một lối thoát hiểm cho dân tộc. Dân tộc đang cần sáng kiến của bạn, đừng ngồi than thân trách phận, hãy trách ngay sự ù lỳ của mình trước tiên.
³


THAM LUẬN phần:
nguyên nhân hiệp định Genève 20/7/1954

Đôi lời thô thiển:
Muốn hiểu rõ nguyên nhân và hậu quả của Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự (chứ không phải Hòa Bình đâu nhá) Genève vào lúc 24 giờ (giờ Genève) ngày 20/7/1954 thì bắt buộc phải trở về nguyên thủy thì mới sáng tỏ được.
Phải lùi thời gian trở về từ năm 1942 tới 26/10/1956. Ngoài ra cũng phải biết tường tận về các nhân sự (lãnh tụ) có ảnh hưởng đến sinh mạng của dân Việt trong thời gian đó.

Từ đây chúng ta mới biết rõ manh tâm của các phe phái mà người thiệt vẫn là Dân Tộc Việt....
Ø   Trong bàn hội nghị thì người đại diện chánh thức cho dân Việt không được quyền nói và phái đoàn này không những không ký vào bản văn nên phải yêu cầu ội Nghị ghi lại sự uất ức của dân Việt.
Ø   Bản Thông Cáo Chung nói về lịch trình tổng tuyển cử không ai ký cả; vì vậy có thể nói là không ai vi phạm hiệp định này cả....vì bản văn không có giá trị pháp lý
Ø   Người ta thấy rất nhiều khoảng trống, hoặc mập mờ để các phe phái còn có thể lươn lẹo cho quyền lợi của mình sau này.
Ø   Phe Cộng Sản nói rằng chiến thắng Điện Biện là thành công của họ ở bàn hội nghị Genève. Nhưng nhìn kỹ thì họ thua thiệt ở bàn hội nghị, mà dân ta còn thua đậm hơn. Bằng cớ là Việt Minh nói họ kiểm soát được 2/3 đất đai trước trận Điện Biện; sau khi chiến thắng họ chỉ còn có ½ mà thôi....Còn dân Việt thì khỏi nói: Đó là thảm trạng 30/4/1975 như mọi người đã rõ...với trên ½ triệu người vui thây dưới đáy biển vì không sống nổi với Việt Cộng....Đó là sự thật không thể chối cãi hay xóa bỏ đi được.
Lỗi tại ai? nếu không phải là dân ta lú lẫn nên tự giết nhau cho quyền lợi của ngoại bang?
Ø   Chữ Đình Chỉ Chiến Sự chỉ có nghĩa là tạm thời ngưng chiến, chứ không phải là một giải pháp chánh trị đem lại hòa bình và hạnh phúc cho dân tộc. Đình chỉ chiến sự là thu quân về vùng tập kết, sau đó rèn quân luyện tướng để đánh tiếp, mạnh hơn và dữ dằn, khốc liệt hơn nhiều.
Ø   Vậy thì mục đích cuộc chiến ở Việt Nam từ 1945 đến 1975 là gì; nếu không phải là vì quyền lợi của 2 phe Tư Bản và Cộng Sản?

Mà quyền lợi đó phải chăng là thử vũ khí để tránh cuộc chiến trên lãnh thổ của họ? Rõ ràng họ nói:
Miền Bắc thì hô hào: Vinh dự được chết cho nghĩa vụ Cộng Sản Quốc Tế để đi dến đại đồng thế giới với chủ thuyết Tam Vô (vô gia đình, vô Tổ Quốc và vô Tôn Giáo).
Miền Nam bị đưa vào thế Chống Làn Sóng Đỏ nên buộc phải làm tiền đồn chống Cộng....

Chúng ta há chẳng nghe thấy nói là “chạy đua vũ khí” hay sao? Họ vẫn nói là chiến tranh lạnh, tức nước của họ bình yên, đem bom đạn cho nổ ở các nơi khác.

Một khi đã thi đua sản xuất vũ khí tân kỳ thì phải có nơi thử vũ khí trước khi sản xuất hàng loạt để loại nhau bằng sức mạnh quân sự...Trường hợp Tây Ban Nha năm 1937 thử vũ khí cho Nga và Đức, sau đó mới có đại chiến thứ nhì vào năm 1939; vì vũ khí của Đức tân tiến hơn vũ khí của Nga.

Tàn cuộc thì dân Việt tất sẽ phải làm nô lệ cho phe chiến thắng. Làm gì có dân Tộc Tự Quyết khi ta không có quyền quyết định chiến trường. Mà dân ta đâu có sản xuất được vũ khí, dù thô sơ, nên làm gì có sức để giết nhau nếu không có vũ khí tối tân của 2 khối cung cấp.
²

Bất cứ việc gì cũng vậy, muốn hiểu rõ tường tận đều phải đi trở về nguồn cội, nghiên cứu từng chi tiết để xem sự kiện xảy ra có suôi chiều hay không. Chỗ nào khúc mắc thì phải tìm cho ra nhẽ thì vấn đề mới sáng tỏ, và ta mới có dữ kiện chính xác để đưa ra phương thức thoát hiểm cứu nguy dân tộc được.

Soạn giả chỉ là người đề xướng, nếu chương trình khả thi để đưa đến kết quả mong muốn thì toàn dân sẽ phụ họa; lúc đó mới thành phong trào để đi đến mục tiêu.
Còn người dân ù-lỳ, vô cảm không kết hợp với nhau được thì dù đề án đưa ra có hấp dẫn đến đâu cũng thành vô dụng, ngoại trừ được vinh dự lưu trữ trong thư viện để ngắm, để làm cảnh mà thôi.....và để hậu thế truy cứu.
----------------------------

Trước năm 1942, Việt Miên Lào là thuộc địa của Pháp, gọi là Đông Pháp hay Đông Dương. Tất cả là 5 vùng với 5 bộ luật khác nhau, di chuyển từ vùng nọ sang vùng kia phải có sổ thông hành; mục đích là bưng bít thông tin cùng chánh sách ngu dân để đè đầu, cưỡi cổ cho dễ.

Dân trí:
Ngôn ngữ chánh là tiếng Pháp và chữ Pháp. Vì nhu cầu cần người làm "Bồi Tây" nên người Việt chỉ được học tiếng Việt tới 11 tuổi rồi thôi. ....Lớp moyen 2, nay là lớp ở tuổi 11, chỉ có 1 giờ tiếng Việt trong 25 giờ mỗi tuần. Có hỏi thì Thày chỉ nói là tiếng Việt có gì đâu để học.

Không có bộ Giáo Dục mà chỉ có Nha Học Chính Đông Pháp mà thôi.
Cả Đông Dương (Việt, Miên, Lào) chỉ có 1 trường Đại Học ở Hà-nội, 95% mù chữ. Không được quyền thành lập Quân Đội, nhưng phải chịu chi phí Quốc Phòng cho Quân Đội Pháp bảo vệ an ninh dùm. Không được quyền làm chánh trị và thảo luận chánh trị. Không được quyền tụ tập quá 3 người.

Đỗ Trung Học Phổ Thông (tức lớp 9 ngày hôm nay, cỡ 15 tuổi) được vinh thăng là thành phần Trí Thức của dân tộc, lãnh đạo đất nước.
Đệ Nhị cấp (tức 3 lớp chót: 10, 11, 12) dự thi Tú Tài được nâng cao thành Sinh Viên Chuyên Khoa; đắt vợ như tôm tươi......
Sau trận đánh ở biên giới (1942), Nhật thắng Pháp và dân Việt một cổ 2 tròng. Người Pháp cai trị như thường, người Nhật đòi cung ứng nhu cầu cho quân đội viễn chinh. Người Pháp lo đầy đủ bằng sự bóc lột xương máu của dân Việt; làm việc và đóng góp là bổn phận của con dân thuộc địa; còn hưởng thụ là đặc ân của quan Tây ban cho!

Vụ đói năm Ất Dậu 1945 (mars):
Năm 1943 nằm trong Đại Chiến Thế Giới thứ nhì (1939-1945), phe Trục (Liên Hoành: Đức, Ý và Nhật) yếu thế trước Đồng Minh (Hợp Tung: Mỹ, Anh, Canada và Pháp lưu vong ăn ké).

Để tránh bạo loạn vì lòng dân căm phẫn, vì Nhật và Pháp gờm nhau miếng mồi.
Vì nông thôn bỏ ngỏ nên Nhật và Pháp bàn tính với nhau kiểm soát bao tử người dân. Kế hoạch đưa ra là trồng Đay cần cho nhu cầu quân sự của Nhật.

Pháp hạ lệnh triệt hạ vụ lúa năm 1943 để trồng đay. Lúa đang lên đòng đòng, đợi 2 tuần nữa gặt được phải triệt hạ ngay, thiệt hại được bồi hoàn đích đáng. Khi đay lấy được thì phải ngâm trong ao để tước lấy sợi làm bao bố. Năm đó không ai kêu ca chi cả. Nhưng lúa dự trữ phải đổ ra để ăn.

Năm sau 1944 lúa mất mùa, lúa dự trữ đổ ra ăn hết rồi nên đói!.
Đói bắt đầu hoành hành từ tháng novembre 1944. Nhật cấm tải gạo trong Nam ra cứu đói, chuyến nào chót lọt thì quan Pháp tịch biên để nấu rượu dưới chiêu bài phân phối công bằng. Thế là người dân lăn ra chết đói trên 1 triệu (1.000.000) người, từ tháng novembre 1944 đến hết avril 1945, sau đó lại còn chết no vì bội thực và chết bệnh vì thiếu dinh dưỡng. Lúc đó dân số chưa được 22 triệu, tức chết khoảng 5% dân số, người còn sống thì ngắc ngư lo ăn chưa xong làm chi lo cho đất nước được.
Chết đến độ không có nguời chôn, thây ma dùng để bón ruộng luôn...ruồi nhặng, chuột bọ tha hồ no béo rồi gây thêm bệnh tật. Vụ mùa năm 1945 (vào tháng mai) thiếu người gặt, rạ chưa kịp cắt lại trổ bông lần thứ nhì vì đã được bón bằng xác người chết đói.

Kiểm điểm lại thì thấy cách giết người rất tinh vi của 2 chủ nhân ông là Pháp và Nhật được tính kỹ như sau:
·        Khi phá lúa trồng đay thì phải đổ hết gạo tồn kho ra ăn, coi như năm 1943 mất mùa. Năm sau 1944 cũng ăn vào lúa cũ nên thiếu hụt, do đó gây ra nạn đói nhân tạo mà người ta cứ nghĩ là thiên tai!!
·        Khi ngâm đay dưới ao để tước chỉ thì cá chết vì chất đắng của đay. Con nít mà lội xuống áo thì chết vì chất đắng của đay. Người lớn mà rửa chân thì lông chân rụng.
·        Khi trồng đay thì đất ruộng trở nên đắng, năm sau trồng lúa thì lúa đẹn. Chuyện này cho chúng ta liên tưởng đế Việt Vương Câu Tiễn vay lúa nhà Ngô, mùa sau trả lúa tốt hơn nhưng mầm đã chột vì bị tưới nước sôi trước khi phơi khô.....đây là đòn thâm của nghề làm chánh trị.

Đây là cái nhục của dân mất nước, sinh mạng của mình nằm trong tay người khác.

²


Ø   Dịp may hiếm có: Cờ đến tay thì phất, nhưng đói nên để tụt khỏi tầm tay!!

Quân Đồng Minh đổ bộ Normandie (Pháp) vào ngày 06/6/1944 và hoàn toàn làm chủ vùng này kể từ ngày 21/8/1944; sau đó tiến thẳng vào Paris. Cán cân nghiêng dần về phe Đồng Minh
Novembre 1944, lò điện nguyên tử thành công ở Chicago...từ thành công này người Mỹ quyết địch chế bom Nguyên Tử.
Ở Đông Dương, lính Pháp lên tinh thần, người Nhật lo ngại nên chiều tối ngày 09/3/1945 người Nhật kiểm soát mọi sự di chuyển của người Pháp và dân chúng ra vào các thành phố. Lúc 9 giờ tối quân Nhật được lệnh lật đổ chánh quyền Pháp. Giờ giấc tùy thuộc mỗi nơi. Nhưng đến 12 giờ đêm thì hầu hết người Pháp, dù là dân sự cũng bị tóm cổ nhốt vào tù.

Sáng ngày 10/3/1945 người Nhật vào yết kiến Hoàng Đế Bảo Đại vào trịnh trọng trao trả quyền độc lập cho Ngài, nhưng họ giữ lại Cochinchine (Nam kỳ) vì đó là nhượng địa cho Pháp.

Nhận được độc lập bất ngờ, Thượng Thư Phạm Quỳnh soạn vội bản tuyên ngôn độc lập, hủy bỏ hiệp ước bảo hộ với lý do: Người Pháp không giữ lời cam kết, đã bỏ chạy trước sự xâm lăng của quân đội Nhật.

Sau đó Ngài ngỏ lời xin thoái vị, trao quyền lại cho ông Cường Để đang lưu vong ở bên Nhật vì Ngài chỉ được huấn luyện làm vua bù nhìn thôi: Chánh trị, kinh tế, quân sự không biết.

Người Nhật thoái thác vì muốn Ngài ngồi làm vì để che mắt thiên hạ. Ngài nhờ kiếm ông Ngô Đình Diệm để trao quyền Thủ Tướng lo mọi việc cho Ngài, nhưng Nhật buộc Ngài phải thành lập Nội Các Trần Trọng Kim, một nhà học giả chân thật không biết làm chánh trị, chỉ biết ăn ngay nói thật.
Đồng thời người Nhật thúc ép Ngài lập Đoàn Thanh Niên Tiền Phong do Nhật võ trang và huấn luyện. Đây là lực lượng võ trang đầu tiên kể từ ngày bị người Pháp đô hộ.

Avril 1945 Nội Các Trần Trọng Kim đệ trình danh sách chánh phủ được Ngài chuẩn y.
Sau đó chánh phủ bắt tay ngay vào việc: Tuyển chọn Quốc Kỳ và Quốc Ca, tức là hoàn thành những điều tối thiểu cần phải có của một chánh phủ độc lập.......Nên nhớ là lúc đó 95% mù chữ, tiếng Việt không được học, vắng bóng nhân tài nên việc quản trị đất nước thật là vất vả, ngàn cân treo sợi tóc.
Cờ Quẻ Ly và bài Tiếng gọi Thanh Niên được Ngài phê chuẩn làm Quốc Kỳ và Quốc Ca, và Ngài vẫn giữ cờ Long Tinh làm Đế Kỳ. Đây là một bằng chứng để bác bỏ luận điểm cho rằng: Long Tinh là Quốc Kỳ trong thời kỳ nô lệ người Pháp.

Cờ Long Tinh là cờ của nhà Nguyễn đi với bài Đăng Đàn. Đó là cờ nền vàng có 1 sọc màu đỏ nằm giữa, chiếm 1/3 chiều rộng.
Còn bài Đăng Đàn Ca là nhắc nhờ nhà Vua đừng phản bội người xưa. Bài đó như sau:
Bên núi sông Hùng vỹ trời Nam,
Đã bao lần vết anh hùng chưa hề tan.
Vì đâu máu ai ghi ngàn thu,
Còn tỏ tường bên núi sông.
Xác thân tan tành,
Lòng trung bền vững.
Vì nước ta quên mình,
Chúng ta đều ước mong rằng
Dân Việt Nam anh dũng muôn năm

Cờ Quẻ Ly là lá cờ Nền Vàng, Quẻ Ly nằm chánh giữa theo bề ngang của là cờ. Nói cho dễ hiểu là cờ 3 sọc mà sọc ở giữa đứt làm hai.  Cờ 3 sọc là cờ Quẻ Càn.

Theo bát quái thì Quẻ Ly tức là lửa trong kinh dịch thì ở phương Nam.

Theo nghĩa của Kinh Dịch, thì cờ Quẻ Ly là cờ của nước NAM (so với nước Tàu ở phương Bắc: Bắc Hán, Nam Việt).
Nền vàng có nghĩa là dân Việt làm chủ đất nước đó, vì màu vàng của lụa tơ tầm là sắc thái của chủng tộc Việt đã có từ ngày lập nước Văn Lang (2.879BC).

Lá cờ này chỉ có nghĩa xí phần: Nước Nam của người Việt Nam (Vietnam to the Vietnamese tức Việt Nam to thế, Việt Nam mẹ sề vì lúc đó hầu như không ai biết tiếng Anh cả). Khẩu hiệu Vietnam to the Vietnamese được treo đầy đường sau khi được người Nhật giải phóng.

Còn bài Quốc ca là bài tiếng gọi Thanh Niên (tức Thanh Niên Tiền Phong, lực lượng võ trang duy nhất ở thời điểm đó) khác với bài Sinh Viên Hành Khúc của Lưu Hữu Phước. Nhạc thì giống nhau, nhưng lời thì hoàn toàn khác nhau.
Bài sinh viên hành khúc ra năm 1942 như sau:
Này sinh viên ơi! đứng lên đáp lời sông núi,
Hành trình còn xa, anh em cùng phải nhau gắng.
Ngày xưa ai biết đem tài cao cho núi sông,
Ngày nay ta cũng đem lòng son cho giống Hồng.
Là sinh viên vun cây văn hóa,
Từ trước sẵn có nhiều hoa lá.
Đời mới kiến thiết đáp lòng những ai,
Từng mong trông ta ra đứng cầm tay lái.
Bền chí cố gắng sức đoàn ta tiến lên,
Tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường.
...............
Ø   Bài tiếng gọi thanh niên ra vào tháng avril 1945 như sau. Nên nhớ lúc đó dân Việt theo thể chế Quân Chủ Chuyên Chế, nhà vua có quyền trưng dụng bản quyền mà không cần bồi thường; hoặc chỉ bồi thường tượng trưng. Tác giả lời ca của ai, thì không thấy ai nói tới cả: Vô danh.
Này thanh niên ơi! quốc gia đến ngày giải phóng.
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai quốc dân cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy.
Toàn công dân ta cố rèn tâm trí:
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi,
Vang tiếng người nước nam cho đến muôn đời.

Công dân ơi! mau hiến thân dưới cờ.
Công dân ơi! mau làm cho cõi bờ:
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống,
Xứng danh nghìn năm dòng giống Lạc Hồng.

Cuộc chiến thế giới đang đến ngày gay go, quân đồng minh tiến vào Berlin, nước Đức thua trận, nước Nhật cheo leo.
§    Ngày 06/8/1945 Nhật ăn bom Nguyên Tử ở Hiroshima.
§     Ngày 09/8/1945 quả nữa nổ ở Nagasaki.
§     Ngày 11/8/1945 Nhật đầu hàng vô điều kiện.

Người Pháp xin vào tước khì giới quân đội Nhật, Mỹ không cho.
Mỹ để quân đội Tàu Tưởng Giới Thạch tước khí giới quân Nhật ở phía bắc vỹ tuyến 16; và quân đội Anh tước khí giới ở phía nam vỹ tuyến 16.

Lúc này người Mỹ chưa biết giải quyết vấn đề 3 nước Việt Miên và Lào ra sao nên để lấp lửng như vậy. Trong thực tế thì Mỹ thắng Nhật nên Mỹ làm chủ các nơi Nhật đóng quân; nhưng Mỹ không đủ quân nên tạm ủy thác cho Tàu và Anh tạm thời quản trị dùm. Đây là dịp may lấy lại chủ quyền bằng chánh trị nếu dân ta tinh khôn.....hoặc nếu không bị Hồ Chí Minh lừa dối.
Nhưng vì dân ta u tối nên mới có thảm trạng ngày hôm nay! Thật đáng tiếc đã để di họa cho hậu thế: Cha ngu dốt thì con nô lệ, đó là châm ngôn của tổ tiên:
·         Cha ăn mặn thì con khát nước.
·         Cha ăn cướp thì con ngồi tù.
·         Cha mù chữ thì con dốt nát.

Ngày thứ năm, 16/8/1945 người Nhật trao trả trọn vẹn độc lập cho ta, và cũng trả luôn Nam Kỳ (cochinchine) cho ta nữa.

Ngày thứ Sáu, 17/8/1945 Việt Minh (Việt Cộng) nói rằng có cuộc biểu tình công chức để bày tỏ lòng tranh đấu cho độc lập nước nhà ở nhà Hát Lớn Hà Nội, rồi Phạm Duy lên cướp micro để biến thành biểu tình ủng hộ Việt Minh.
ô
Điểm này phải xét lại vì nhiều lý do phi lý:
1)      Theo luật lúc đó thì không được tụ họp quá 3 người, cấm biểu tình.
2)      Lúc đó làm gì có Công Đoàn Công Chức, làm gì có người chủ xướng và làm gì có truyền đơn kêu gọi biểu tình. Độc lập có rồi còn đòi gì nữa?!
3)      Thứ Sáu là ngày đi làm nên công chức đâu có dám nghỉ ngang xương như vậy.

Vậy, cứ hợp lý mà suy diễn thì: Đó là lệnh của Khâm Sai Đại Thần Phan Kế Toại cho công chức nghỉ việc, kêu gọi toàn dân đến tập trung ở nhà Hát Lớn để nghe thông điệp Nhà Vua về việc tiếp nhận Độc Lập và đường lối chống sự quay lại của Thực Dân Pháp để tái đô hộ chúng ta thì có lẽ đúng hơn.

Vì tổ chức cập rập, lại chưa quen (vì đây là lần đầu) nên bị Việt Minh soán vị, cướp micro khi quan chức triều đình chưa ai tới cả, hơn nữa lại không có lực lượng an ninh trật tự bảo vệ cuộc tập họp vỹ đại này. Đây là cái xui cho dân Việt mới thoát thai từ nô lệ mà ra.

Cướp micro, phá đám xong thì chính Phạm Duy cũng chẳng biết phải làm gì tiếp theo.....bèn hát bài Tiến Quân Ca của Việt Cộng, sau đó tuyên bố giải tán và hẹn gặp nhau tại đây vào 9 giờ sáng ngày Chủ Nhật 19/8/45...để hắn còn về đơn vị, lên chương trình phá rối trị an rồi thừa cơ cướp chánh quyền......Đó là lịch trình phải theo mà Việt Cộng không dám nói tới...Đây là bí ẩn ở hậu trường chánh trị.

ô

Ngày chủ nhật 19/8/45:
Từ tờ mờ sáng cán bộ Việt Minh đi từng nhà lùa dân đi như lùa gà, ép buộc mọi người phải đến nhà Hát Lớn để nghe nói về chương trình cứu nước. Đến nơi thì như cá trong rọ, không ai được bỏ về.
Chúng dắt đi diễu phố và nói là đợi đoàn quân giải phóng về tiếp thu. Đi một hồi thì đoàn người cứ thưa dần.
Để lấy hào hứng, chúng bèn dắt tới dinh Khâm Sai để hôi của, lấy từ tập giấy, từng cây bút, ai lấy được gì thì cứ lấy; giống như cảnh 30 tháng 4 năm 1975 ở Saigon vậy....Hỗn loạn cực điểm, quân hồi vô lệnh.

Khoảng chiều thì chúng cũng kiếm đâu được dăm bảy tay súng và nói rằng sở dĩ đến trễ là vì phải đụng độ với quân Nhật. Sau đó thì tuyên bố giải tán.......nói chung là chúng chỉ tập họp quần chúng cho đông mà cũng không có chương trình hành động gì rõ rệt cả.

Tối hôm đó chúng đẻ ra Ủy Ban Cứu Quốc cùng tờ báo Cứu Quốc, cơ quan ngôn luận của Việt Minh. Mà cũng chẳng ai biết Việt Minh là gì cả. Chương trình hành động của Ủy Ban Cứu Quốc ra sao cũng không thấy nói, nhân sự cũng dấu tên luôn; toàn là bí danh vì sợ Nhật bắt. Mà có nói tên thật ra thì cũng chẳng ma nào biết người đó là ai và đã làm được gì cho  dất nước.

Ngày 21/8/45:
Bổn cũ soạn lại ở Hà Đông đến tước khí giới trại lính khố xanh của ông Quản Dưỡng (chuẩn Úy Dưỡng). Hôm trước điều đình thì ông này trá hàng, nhưng khi cán bộ Vẹm tiến lên thì ông cho nổ súng, biểu tình giải tán trong hỗn loạn. An ninh vãn hồi.

Mấy ngày sau tiến đến Nam Định bị ông Tỉnh Trưởng bắt, nhưng sau đó chúng cũng lấy được tỉnh....cuối cùng là tỉnh Ninh Bình.

Hồi đó truyền tin rất khó khăn nên ít ai biết rõ tình hình rối loạn ra sao. Nói chung thì tình hình cực kỳ rối loạn do Việt Minh gây ra, khủng bố, ám sát về đêm xảy ra thường xuyên.

²

Nói về Kinh Đô Huế lúc đó:
Theo cuốn Le Dragon d'Annam của Hoàng Đế Bảo Đại thì:

Hoàng Đế Bảo Đại chỉ biết lõm bõm là Hà Nội rối loạn mà không biết làm sao có thể kiểm chứng được. Đường giây điện thoại xuyên Việt bị Việt Minh cắt nhiều đoạn. Cầu bị phá hủy bởi bom Mỹ đánh Nhật, đường xá bị đứt đoạn trong thời chiến. Chính quân Nhật di chuyển cũng còn khó khăn, máy bay không có, tầu hỏa cũng không, ô-tô thì không có essence và chạy ì-ạch bằng than đá, xe đạp cũng thiếu; nhất là vừa qua nạn đói chết trên một triệu người nên chẳng ai còn tâm trí để lo việc nước nữa. Đây là môi trường hỗn loạn có lợi cho kẻ phá hoại cướp chánh quyền....Quân hồi vô lệnh, chánh quyền Trần Trọng Kim thì không có lực lượng võ trang, môi trường chánh trị bỏ ngỏ mặc cho con buôn chánh trị tha hồ múa gậy vườn hoang.

1)      Ngày 21/8/45: Trưa ngày 21/8/45 một viên Đại Tá Nhật đến xin yết kiến và cho Hoàng Đế là: Đồng Minh yêu cầu người Nhật bảo vệ an ninh cho Ngài cho đến khi họ tới tước khí giới. Vì thế nên ông xin Ngài hạ chiếu cho phép họ dẹp loạn ở Hà Nội.

Ngài ngỏ lời cám ơn và khước từ lòng tốt của họ. Ngài nói là chúng tôi sẽ giải quyết với nhau, xin người Nhật hãy tôn trọng ý kiến của dân tôi.

Sau khi bãi triều (khoảng 5 giờ chiều, nhân viên Nội Các ra về), đến chập tối thì ông Trưởng Bưu Điện ở Huế trao tận tay cho Ngài một điện văn đánh đi từ Hà Nội yêu cầu Ngài Thoái vị, trao quyền cho dân.
Thực hay giả thì không biết, chỉ biết là Ngài đã không liên lạc được với ông Phan Kế Toại, Khâm Sai Đại Thần vì đường dây bị gián đoạn, nay bỗng nhiên lại có điện tín từ Hà Nội gửi vào. Ngài bán tín bán nghi, đợi ngày mai hỏi Nội Các cũng chưa muộn.

2)      Ngày 22/8/45: Cả ngày chẳng thấy một mống nào đến làm việc cả (lý do là họ đã bị bắt cóc chiều hôm trước rồi mà Ngài không hay. Chắc chắn phải có cán bộ Vẹm nằm trong Nội Các nên mới biết quyết định này của Ngài....như vậy là Ngài hết hậu thuẫn nên chúng ra tay trước kẻo Ngài đổi ý.

3)      Ngày 23/8/45: Đợi mãi cũng chẳng thấy ai đến làm việc, cuối cùng chiều hôm đó Ngài đánh điện yêu cầu họ gửi người vào nhận chiếu thoái vị, mà chính Ngài cũng không biết là điện tín có đi được hay không; vì Ngài đã mất liên lạc với Hà Nội từ mấy ngày trước rồi.

4)      Ngày 25/8/45: Ngài Thoái vị để trao quyền cho dân như Ủy Ban Cứu Quốc yêu cầu.

Kể từ ngày Hoàng Đế thoái vị mà không làm lễ trao quyền cho ai cả, thì đất nước lâm vào tình trạng vô chánh phủ. Sau đó là con buôn chánh trị giở thủ thuật để cướp quyền.
²
·        Ngày 02/9/45:
Hồ Chí Minh trình diện chánh phủ Kháng Chiến Lâm Thời dưới hình thức Tuyên Thệ trước bàn thờ Tổ Quốc sau khi được Hoàng Đế Bảo Đại trao quyền...Chuyện này không thành nên đổi thành Tuyên Ngôn Độc Lập trước bàn thờ Tổ Quốc, tự ý thay đổi Quốc Hiệu Đại Việt thành Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

·        Trong tháng đó ông ký sắc lệnh: Cấm các đảng phái hoạt động, triệt hạ Quốc Kỳ Quẻ Ly và thay bằng Cờ Đỏ Sao Vàng là đảng kỳ của đảng ộng Sản Việt Nam để đặt mọi người trước tình trạng đã rồi. hạ lệnh ám sát các yếu nhân như ông Phạm Quỳnh, ông Ngô Đình Khôi và cá đảng viên của các đảng bị cấm hoạt động. Lẽ dĩ nhiên là Quốc Ca cũng bị dẹp bỏ để thay bằng Đảng Ca.
Theo thiển ý của soạn giả thì Chánh Phủ Kháng Chiến Lâm Thời không có những quyền đó. Vậy thì đó là luật của Ngụy Quyền, Bạo Chúa chứ không phải luật do dân làm.

·        Sau đó tổ chức Quốc Hội một cách bịp bợm như Chánh Phủ chia cho Việt Quốc một số ghế nhất định (hình như 60 trên 150 ghế thì phải, xin kiểm lại). Như vậy phải gọi là Quốc Hội Chỉ Định bởi Chánh Phủ: Chưa bỏ phiếu mà đã biết số nghị gật do Chánh Phủ chỉ định. Phường tuồng này quá lộ liễu...
Sau đó Quốc Hội chỉ định ông Hồ Chí Minh đứng ra thành lập Chánh Phủ...cuối cùng ông Hồ Chí Minh đặt Quốc Hội dưới sự chỉ đạo của ông ta...Vì thế nên chúng ta thấy Chánh Phủ cứ thay tên đổi họ cho phù hợp với những chống đối bên ngoài. Nói đúng ra thì đây là một sự cướp quyền mà ông Hồ vẫn nói là: "đảng ta cướp chánh quyền trong tay Chánh Phủ Trần Trọng Kim"

·        Để người dân chú ý vào việc chống Pháp nên lúc 2 giờ sáng ngày 06/3/46 cụ Hồ ký Tạm Ước Sơ Bộ để quân Pháp đóng binh trên Bắc Kỳ và Trung Kỳ, còn Nam Kỳ là đất nhượng địa cho Pháp với mục đích dồn toàn lực tiêu diệt các đảng phái trước khi chống Pháp...Mà chống Pháp thì đã có Liên Xô lo rồi. Địa phận Bắc Kỳ tới tỉnh Ninh Bình, Trung Kỳ từ Thanh Hóa đến Bình Thuận (Phan Thiết), sau đó là Nam Kỳ.

Ø  Sau đó ông Bảo Đại (cố vấn Vĩnh Thụy cho Hồ Chí Minh) quá giang máy bay của quân Tàu Tưởng Giới Thạch qua Côn Minh, một người, một valise không thân quyến ra đón. Trong cuốn Con Rồng nước Nam thì Ngài có nói là có một người tên là LU (có lẽ là họ Lưu) mời về nhà chu cấp đầy đủ....sau đó Ngài qua Hồng Kông và cư ngụ tại đó mà không về Pháp, trong khi ở Pháp thì Ngài có dinh thự cho thuê, thu nhập hàng tháng, đời sống yên ổn mà lại thích vay tiền Ngân Hàng để sống. Điểm này sẽ được bàn ở dưới.
Ø  Tiếp theo Chánh Phủ Hồ Chí Minh cử phái đoàn Nguyễn Tường Tam qua Tàu đàm phái mà đại diện phái đoàn là cố vấn Vĩnh Thụy đã vượt biên từ trườc. Sau đó phái đoàn Nguyễn Tường Tam và bầu đoàn thê tử ở lại luôn và xin tỵ nạn chánh trị....Đây là một ẩn khúc cần phải khai thông, chúng ta sẽ bàn sau.
·        Đã Sơ Bộ lại còn Tạm Ước thì hỏi có bao nhiêu giá trị? Vì vậy nên tháng Août, ông Hồ dẫn Phái Đoàn qua Paris để đàm phán với ông Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa là ông MOUTET...Ở nhà thì Võ Nguyên Giáp ra tay triệt hạ các đảng viên Việt Quốc vì các thủ lãnh đã qua tàu xin tỵ nạn chánh trị rồi. Lúc này thì các đảng phái Quốc Gia như rắn không đầu, vừa đánh vừa rút sang Tàu hoặc vào ẩn náu trong khu người Pháp cai trị....Nhà Việt Nam mất nóc!
·        Sang tới Pháp vào lúc chánh phủ cứ thay đổi luôn nên ông Hồ và phái đoàn Phạm Văn Đồng cứ đi lang thang ở Fontainebleau. Khi tình hình ổn định thì ông MOUTET đặt điều kiện cho phái đoàn, cuối cùng cuộc đàm phán tan vỡ vì 2 ý kiến trái ngược nhau.
·        5 giờ chiều ngày 13/9/46, ông Hồ tiễn phái đoàn lên tầu lửa tốc hành MISTRAL ở gare de LYON để xuống cảng Marseilles đáp tầu biển về nước, và hẹn hôm sau ông ta sẽ nhập đoàn để về cùng một chuyến.
·        Từ 5 giờ chiều ngày 13/9/1946 đến 02 giờ sáng ngày 14/9/1946 thì ông Hồ đến toà Đại Sứ Nga Sô để nhận chỉ thị. Tin tức đi đi về về giữa đại sứ Nga ở Paris với Chánh Phủ ở MOUSCOU, rồi với ông MOUTET.....cuối cùng cũng ra quyết định là nhận đề nghị của ông MOUTET.
·        Vì đã biết sẵn kết quả nên ông MOUTET đợi ông Hồ trên giường ngủ với bản văn đánh máy sẵn để ông Hồ ký vào.
·        Đúng 02 giờ sáng ngày 14/9/1946 ông Hồ tới dinh ông MOUTET, lính gác cho vào ngay và ông MOUTET tiếp ông Hồ trong phòng ngũ với bộ đồ ngủ (PYJAMA). Ký xong phận sự thì ông Hồ nói với ông MOUTET là: Tôi đã ký bản án tử hình cho dân tộc tôi (đoạn văn này được trích trong các báo Pháp ở thư viện- nhật báo cũng như tuần báo).
·        Khi phái đoàn về nước thì ăn mừng chiến thắng, lúc này các đảng phái Quốc Gia đã  hoàn toàn bị tiêu diệt.
·        Để mọi người không còn dịp bàn luận đến 2 hiệp định bán nước ký vào ngày 06/3/46 và 14/9/46; ông Võ Nguyên Giáp hạ lệnh tấn công Pháp...Tức Hồ Chí Minh khai chiến chứ không phải Thực Dân Pháp chủ động.
·        Đúng 12 giờ đêm ngày 19/12/1946 (tức ngày thứ Năm: 26 tháng Một năm Bính Tuất) nhà máy điện bị phá hủy, điện Hà-nội tắt ngủm, Tự Vệ Thành bắt đầu nổ súng, đem chướng ngại vật ra chặng đường. Khôi hài nhất là đem bát úp giữa đường đề chống xe tank, vì các chú ấy nghĩ rằng ở dưới bát có đặt mìn....không ngờ lính Tây cứ ung dung cho xe chạy qua! Dân trí Hà thành 4.000 năm văn vật ở thời đizểm 1946 là thế đó
Tự vệ thành là thanh niên tình nguyện, bỏ tiền mua súng để bảo vệ thành phố mà Tây gọi là Việt Minh Carré, vì đeo phù hiệu ngôi sao vàng trên hình vuông màu đỏ; còn Vệ Quốc Đoàn theo đeo phù hiệu ngôi sao vàng trên vòng tròn màu đỏ nên gọi là Việt Minh ronde. Tự Vệ Thành không được huấn luyện quân sự, ngay chánh Vệ Quốc Quân cũng còn thiếu huấn luyện viên.
·        Để triệt hạ những người khờ khạo theo họ mà nay lại tính chạy vào đồn Tây nên họ ra tay trước là: Đúng 12 giờ đêm ngày trăng rằm tháng chạp năm Bính Tuất (tức ngày thứ Hai mồng 6 janvier 1947, tức 17 ngày sau khi khai chiến) hạ lệnh cho bọn đó tập trung tại cột đồng hồ và bò dưới cầu Long Biên do lính Tây canh giữ....với khảu lệnh mở đường máu rút lui. Kẻ nào bất tuân bị xủa bắn tại chổ bằng 2 khẩu đại liên đặt ở sau lưng...Hành động này được áp dụng trong Tết Mậu Thân (1968) ở Huế đối với bọn nằm vùng. Chúng bảo ai muốn ở lại nằm vùng thì đứng riêng ra để nhận chỉ thị, còn ai muốn rút thì đi theo tôi. Sau khi người rút đi khỏi thì chúng xử bắn những tên nằm vùng bất trung.

Trau dồi kiến thức: Về lãnh tụ Hồ Chí Minh






Lãnh tụ Hồ Chí Minh chê Quốc Phục
Lãnh tụ Hồ Chí Minh gian dối:
·        Tên giả
·        Tiểu sử không có



Hoàng Đế Bảo Đại mặc Quốc Phục
Hoàng Đế Bảo Đại chân thật:
·        Đế hiệu rõ ràng
·        Tiểu sử đàng hoàng



Nguyên tắc chế bom Nguyên Tử
Hai quả bom Nguyên Tử đã làm Nhật đầu hàng nên chúng ta trở tay không kịp nên bị mất vào tay Cộng Đảng Đệ Tam Quốc Tế là Nga-Sô (Lénine) mà Hồ Chí Minh chỉ là người thừa hành. Đệ Tứ Quốc Tế là phe Troski. Vì thế nên chúng ta cũng cần biết những điểm chánh của Đệ Nhị Thế Chiến.
Lúc đó Tam Cường là Anh, Mỹ và Pháp đã ép Đức và Nhật không được tăng cường vũ khí như Nhât phải theo tỷ lệ 3-5-2 về hàng không mẫu hạm. Có nghĩa là Anh được chế tạo 3 cái , Mỹ 5 cài và Pháp 1 cái thì người Nhật mới được chế 1 cái; còn nhiều điều kiện bắt bí khác như trữ lượng nhiên liệu dàu hỏa (pétrole) hạn chế đủ dùng trong 6 tháng; vì lúc đó 3 vị bá chủ thế giới đang muốn thụ hưởng.

Vì vào thế kẹt nên Đức thông đồng với Nga là trao đổi kỹ thuật tân tiến với quyền sủ dụng đất Nga làm nơi luyện quân và tích trữ vũ khí, quân trang, quân cụ cần cho chiến tranh, còn trong nước thì xây xa lộ chuyển quân dưới chiêu bài kinh tế phát triển.
Khi thấy nguy thì 3 vị bá chủ lại ép vào đường cùng nên Đức, Ý và Nhật lập thế liên hoành (nay gọi là Trục = Axe), và phe Anh, Mỹ, Pháp lập thế hợp tung (tức Alliés = Đồng Minh). Liên Hoành và Hợp Tung là thế liên minh đã có từ thời Trương Nghi bên Tàu; Trục và Đồng Minh là danh từ ngày hôm nay.
Năm 1939 thì phe Trục khai chiến, đánh như chẻ tre, vì lúc đó phe Đồng Minh còn đang du hý. Năm 1941-1942 người Đức chế Bombe Volante (bom bay) V1 rồi V2 để oanh kích London. V1 bay chậm nên dễ bị chiến đấu cơ dùng cánh cho bom đâm xuốn biển. V2 thì bay nhanh hơn nên oanh tạc cơ chịu thua. Đây là loại máy bay không người lái, khi hết nhiên liệu thì rơi xuống. Khi phóng đi thì phải định toạ độ như súng đại bác vậy.
Dàn bắn ở trong núi ở Magny en Vexin (vùng 95, ngoại ô phía bắc Paris), kéo ra bằng đường rầy. Sau khi bắn thì lại chui vào trong hang để tránh oanh kích bởi máy bay đồng minh. Lâu lâu mới làm xong một trái thì kéo ra bắn liền. Đây là cha đẻ ra hỏa tiễn ngày hôm nay, và đây cũng là cha để ra phản lực cơ mà người Đức đang sáng chế.
Vì không muốn mang tiếng là lấy cắp kỹ thuật của địch nên phe đồng minh đổi tên thành fusé (roquet tiếng anh). Fusé đi từ tiếng fuselage (thân máy bay)

Nguyên Tử:

Tháng mai 1939 ông bà F. Jolot-Curie nộp bằng sáng chế làm nhà máy điện Nguyên Tử. Nguyên tắc đã được nói rõ: Lọc Uranium và xây lò lấy nhiệt Nguyên Tử để chạy điện, lúc này thì tác giả chưa biết nguy hiểm của phóng xạ nên chưa nghĩ đến cách phòng ngừa.
Vấn đề chính là lọc Uranium nguyên chất (uranium nature) thành Uranium giàu 235 tới dộ 20% rất tốn kém vì đây chỉ là giải thuyết, nếu không thành thì hụt vốn.
Điều này thì Hitler đã biết nhưng không làm vì nghèo, cần tiền để sản xuất vũ khí đã có. trong khi đó theo lới khuyên của ông Einstein thì người Mỹ làm vì họ trường vốn.
Nhà máy Nguyên Tử đầu tiên mang tên là "Pue de Fermi" được thử một thành quả mỹ mãn vào tháng Décembre 1942 tại CHICAGO. Sau đó Mỹ làm bom Nguyên Tử và thử ở đảo KIKINI rồi mới đem thả xuống nước Nhật.

Nguyên  tắc như sau: Trong uranium thiên nhiên có nguyên tử 235 électrons và 238 électrons, nguyên tử 235 chỉ có độ 1% nên bị bao vây bởi nguyên tử 238; du đó trung hòa tử (neutron libre) không thể gặp 235 được.
Đặc tính của 235 là khi gặp sức phóng vừa phải của trung hòa tử thì vỡ làm đôi, tỏa nhiệt và phóng ra trung hòa tử khác làm nổ dây chuyền và phá vỡ tảng Uranium. Muốn vậy thì người ta phải xây lò biến chế Uranium thành Uranium loại giàu 235 và bị vây quanh bởi thỏi Uranium 238 (là uranium nghèo 235, tức Uranium appauvri). Uranium apprauvi dùng làm đâu đạn có sức công phá xe tăng tối tân.
Cách dùng: Đặt thỏi uranium giàu vào lõi thỏi thỏi uranium nghèo. Chừng nào muốn cho nổ thì kéo thỏi nghèo lên trên, đến khi quá nóng thì hạ thỏi giàu xuống để ngưng nổ. Đó là nguyên tắc của lò đận Nguyên Tử. Bây giờ cho nổ thả dàn thì biến thành sức nóng gây nên cuồng phong vừa đốt cháy mọi vật xung quanh, vừa gây ra trận cuồng phong; do đó mới thấy cái nấm nguyên tử là vì khôngkhí nóng bốc lên cao, không khí lạnh lúc tới phía dưới.
------------------------

65 Năm Nhìn Lại: Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh: Hai Bản Tuyên Ngôn Độc Lập
Trong lich sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập.
Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ nhì vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh.
Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết hay chỉ được học bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết hay không được học bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3.
Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn. Bài này nhằm bổ khuyết cho tình trạng thiếu sót đó, đồng thời phân tích nội dung và ý nghĩa của từng bản.                                                    
TUYÊN NGÔN CỦA HOÀNG ĐẾ BẢO ĐẠI
Hoàn cảnh được công bố
Bản tuyên ngôn độc Lập của Hoàng Đế Bảo Đại được công bố ngày 11 tháng 3 năm 1945, hai ngày sau khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương và sau một thời gian dài hơn bốn năm, từ tháng 9 năm 1940, sau khi quân Nhật vào phần đất này của Đông Nam Á, gần năm tháng trước khi Nhật Bản đầu hàng và Thế Chiến Thứ Hai kết thúc. Trong thời gian này Việt Nam bị sống dưới sự cai trị của cả người Pháp, từ sau khi Hòa Ước 1884 được ký kết, lẫn người Nhật, từ ngày 22 tháng 9 năm 1940, với một hậu quả khủng khiếp là Trận Đói Tháng Ba Năm Ất Dậu. Hoàn cảnh này đã làm cho không chỉ riêng những người Cộng Sản, vốn chủ trương đánh đổ chế độ quân chủ để cướp chính quyền (chữ của chính người Cộng Sản) để từ đó thực thi cách mạng vô sản mà luôn cả những người không những không có cảm tình với chế độ quân chủ đương thời mà còn chủ trương lật đổ chế độ này để thay thế bằng một chế độ dân chủ, không nhìn nhận giá trị đích thực của bản tuyên ngôn này. Lý do là vì Bảo Đại luôn luôn bị coi như một ông vua bù nhìn, trước kia trong tay người Pháp và lúc đó trong tay người Nhật. Theo họ trước kia người Pháp bảo sao, ông làm vậy và sau đảo chính 9 tháng 3 năm 1945, người Nhật bảo ông tuyên bố độc lập thì ông tuyên bố độc lập, thế thôi. Người ta hiểu hay được học đơn giản như vậy. Nền độc lập mà Bảo Đại tuyên bố theo họ chỉ là do người Nhật ban cho và bản tuyên ngôn của ông chẳng có một giá trị gì trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của người Việt. Thực chất của nó chỉ là “sự tuyên bố công khai việc thay thầy đổi chủ của triều đình Bảo Đại”(1) không hơn không kém. Sự thực không đơn giản như vậy. Người Nhật có lý do làm đảo chính lật đổ người Pháp và Bảo Đại có lý do phải chấp nhận yêu cầu của người Nhật tuyên bố Việt Nam độc lập. Lý do của Bảo Đại đã được ông giải thích khi tiếp kiến Trần Trọng Kim và cố gắng thuyết phục ông này chấp nhận làm thủ tướng đầu tiên của chính phủ Nam Triều độc lập. Nguyên văn câu nói của Bảo Đại được Trần Trọng Kim kể lại như sau:
 “-Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đã không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên Bộ thượng thư đã tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải dứng vai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó mọi việc.” (2)
Người ta cần phải nhớ là hơn mười năm trước đó, sau khi du học từ Pháp về tới Huế được hai ngày, ngày tháng 10 tháng 9 năm 1932, Bảo Đại đã ra Dụ số 1 tuyên bố chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ của Nam Triều hủy bỏ Quy Ước 6 tháng 11 năm 1925 do Hội Đồng Phụ Chính, đứng đầu là Tôn Thất Hân, ký với Toàn Quyền Đông Dương thời ông còn nhỏ tuổi và đang du học bên Pháp, tước bỏ hầu hết các quyền hành còn lại của nhà vua trừ các quyền có tính cách nghi lễ, ân xá, sắc phong, tế lễ…kèm theo nhiều dụ khác nhằm thực hiện những cải cách qui mô trong nền hành chánh của chính phủ Nam Triều, nhưng đã bị người Pháp ngăn cản và bị thất bại.  Đảo chính 9 tháng 3 năm 1945 và lời yêu cầu tuyên bố độc lập của người Nhật dù gì đi chăng nữa cũng là điều vị hoàng đế còn trẻ tuổi từ lâu mong đợi. Ngoài ra theo nhận định và giải thích nhằm thúc đẩy Trần Trong Kim chịu khó lập chính phủ mới. Ông nói:
 -“Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước.”(3) 
Hai tiếng “cơ hội” Bảo Đại dùng ở đây cho ta thấy ông từ lâu mong có dịp này. Đồng thời ông cũng hiểu rằng nền độc lập mà ông tuyên cáo chưa phải độc lập hẳn.” Chưa hết, tuyên bố rồi ông còn có nhu cầu phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập và nhất là để tránh không cho người Nhật “lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta.””(3)  Một sự e ngại chỉ có những người có kiến thức về lịch sử và chính trị học mói biết được. Ngoài ra những tiếng “rất có hại cho nước ta” cũng cho người ta thấy đối tương của hành động tuyên cáo độc lập của ông không phải là ngôi vua mà là đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam, đất nước của ông và thần dân của ông. Cái nhìn và quan điểm này cũng như sự hiểu biết của ông về tình hình thế giới và thế tất bại của người Nhật về sau đã được ông nói rõ trong hồi ký của ông. Riêng đối với người Nhật, ông đã không tin tưởng ở họ cũng như chiêu bài Đại Đông Á của họ. Nói cách khác Bảo Đại ở vị thế phải chấp nhận nhập cuộc dù ông hiểu rõ sự phức tạp của vấn đề. Phần khác như ông cũng nói tới trong hồi ký của ông: Độc lập là ước mơ của tất cả mọi người Việt Nam thời đó.  
Nội dung bản Tuyên ngôn
Đây là một bản văn tương đối ngắn so với những bản văn cùng loại, nhằm ba mục tiêu chính yếu là hủy bỏ một hòa ước Triều Đình Huế đã ký với nước Pháp, tuyên bố Việt Nam độc lập,đứng vào khối Đại Đông Á trong chương trình phát triển chung, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng vào lòng  thành của nước Nhật với nguyên văn như sau:
 “ Cứ tình hình chung trong thiên hạ, tình thế riêng cõi  Đông Á, chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này điều ước bảo hộ với nước Pháp bãi bỏ và nước Nam khôi phục quyền độc lập.                                                       .
“ Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và theo như lời tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vương chung.                                               .
“Vậy Chính Phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc, quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên.(4) 
Bản Tuyên Bố được đề ngày 11 tháng Ba năm 1945 tức ngày 27 tháng Giêng năm Bảo Đại thứ 20 được Bảo Đại ký tên với sáu thượng thư phó thự. Sáu vị thương thư gồm có: Phạm Quỳnh, bộ Lại, Hồ Đắc Khải, bộ Hộ, Ưng Úy, bộ Lễ, Bùi Bằng Đoàn, bộ Hình, Trần Thanh Đạt, bộ Học, và Trương Như Định, bộ Công. Theo Bảo Đại đây là lần đầu tiên trong lịch sử một văn kiện được ký bởi nhà vua và tất cả các nhân vật quan trọng nhất trong triều đình.
Đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập này của Bảo Đại, người ta cần chú ý tới những chi tiết  sau đây:
 Thứ nhất: Gọi là tuyên ngôn nhưng thực sự đây chỉ là một văn kiện hủy bỏ một điều ước đã được ký kết trước đó vì do tình hình biến chuyển một trong hai phía đã không tôn trọng những gì mình đã ký kết hay không thực thi được những gì mình đã ký kết trong một sinh hoạt quốc tế. Điều ước bị hủy bỏ ở đây là Hòa Ước Giáp Thân được ký kết giữa Triều Đình Huế và người Pháp ngày 6 tháng 6 năm 1884, đặc biệt hai điều khoản của hòa ước này  là điều khoản thứ nhất, theo đó Việt Nam công nhận và chấp nhận Quyền Bảo Hộ của nước Pháp và điều khoản thứ mười lăm, theo đó nước Pháp cam kết bảo đảm sự toàn vẹn  lãnh thổ của các xứ do vua Việt Nam cai trị và bảo vệ nhà vua chống lại những sự xâm nhập từ bên ngoài  và những cuộc  nổi loạn từ bên trong..(5). Sự hủy bỏ này phải được hiểu là do người Pháp bất lực không bảo vệ được Việt Nam trước sự bành trướng của quân đội Nhật và cuối cùng là chính người Pháp đã bị người Nhật lật đổ trong cuộc Đảo Chính ngày 9 tháng 3 năm 1945. Sự hủy bỏ này cũng có tính cách đơn phương từ phía Bảo Đại với tư cách là người kế vị chính thống của Triều Đình Nhà Nguyễn căn cứ vào những gì đã xảy ra vào thời điểm này. Điểm  cần được lưu ý ở đây là từ ngữ hòa ước trong văn kiện này được dùng theo số ít, trong tiếng Việt, không có chữ “các” hay “những” đi kèm và trong tiếng Pháp không có chữ “s” theo sau.  Điều này có nghĩa là bản tuyên cáo chỉ hủy bỏ hòa ước bảo hộ tức Hòa Ước Giáp Thân 1884 mà thôi thay vì hủy bỏ tất cả các hòa ước đã được ký kết trước đó. Đó là các Hòa Ước Nhâm Tuất 1862 và Hòa Ước Giáp Tuất 1874 liên hệ tới xứ Nam Kỳ theo đó xứ này đã bị nhường dứt cho người Pháp là và trở thành thuộc địa của họ, không còn thuộc quyền cai trị của Vua và Triều Đình Huế nữa. Vấn đề thâu hồi xứ Nam Kỳ do đó chưa được giải quyết ngay nhưng đã trở thành mối bận tâm và một phần hành quan trọng của chính Bảo Đại ngay từ buổi nhà vua tiếp kiến Đại Sứ Nhật Yokoyama và của Chính Phủ Trần Trọng Kim trong gần suốt thời gian chính phủ này tồn tại. Xứ Nam Kỳ chỉ được người Nhật trao trả trong những ngày cuối của chính phủ này và chỉ chính thức trở về với lãnh thổ quốc gia Việt Nam ngót năm năm sau, vào giữa tháng 6 năm 1949, và do Bảo Đại với tư cách Quốc Trưởng tiếp nhận từ  tay người Pháp. Đây cũng là một sự kiện ít người biết đến.
Thứ hai: ”Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập….giúp cho cuộc thịnh vượng chung.” Câu này xác định phương thức hoạt động nhằm thực hiện tư cách độc lập (tự phát triển như một quốc gia độc lập không phụ thuộc vào nước ngoài cho xứng đáng một quốc gia độc lập) và thế đứng của Việt Nam trên trường quốc tế (tự coi mình là một phần tử Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vượng chung). Nên để ý tới khẩu hiệu Châu Á của Người Á do người Nhật đưa ra trong thời gian này, một khẩu hiệu hàm chứa sự độc lập của các nước Á Châu lúc đó còn là thuộc địa của các đế quốc Âu Châu. Đây cũng là một cách nói trước một cách khéo léo để ngăn chặn trước sự can thiệp vào nội tình Việt Nam của người Nhật.
 Thứ ba: “Chính phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc…”. Câu này nhằm buộc chặt lời hứa của người Nhật bằng cách nhấn mạnh vào sự trung thành với những gì họ đã nói, với quan niệm trung thành như một truyền thống chung của các dân tộc Á Đông. 
Thứ tư: “Quyết chí hợp tác với nước Nhật đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên.” Mục đích như trên là mục đích gì? Phải hiểu mục đích này bao gồm hai phần là “tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập” và “giúp cho cuộc thịnh vương chung” như là một phần tử của khối Đại Đông Á.”
Nói cách khác, đây là một bản văn tuy ngắn ngủi, cô đọng nhưng rất quan trọng vì nó vừa mang tính cách pháp lý, có liên hệ tới nhiều văn kiện ngoại giao khác đã được  hình thành trước đó, vừa biểu lộ chủ trương của một quốc gia được trao trả độc lập trong một hoàn cảnh không nhận không được, vô cùng tế nhị và phức tạp vào lúc  tình hình thế giới biến chuyển quá nhanh và hoàn toàn bất lợi cho quân đội và quốc gia đảm nhận sự trao trả nền độc lập này. Mỗi điều nói ra, mỗi chữ được viết đều đòi hỏi người soạn thảo phải vô cùng thận trong và ước tính kỹ càng.
Ai là tác giả của bản tuyên ngôn này?
 
Người được nói đến nhiều nhất là Phạm Quỳnh, lúc đó đang giữ chức thượng thư bộ lại. Điều này có nhiều phần đúng nếu người ta để ý tới khả năng nghị luận và viết văn, viết báo kèm theo sự hiểu biết và kinh nghiệm của một học giả, một người làm báo, và sau đó là một ngự tiền văn phòng tổng lý của nhà vua cũng như  thượng thư bộ lại trước đó. Nó cũng được Phạm Khắc Hòe, đương thời là ngự tiền văn phòng tổng lý của Bảo Đại, trong hồi ký của ông này xác nhận. (6) 
Ngoài ra cho tới ngày 2 tháng 9 năm 1945, cái tên Hồ Chí Minh hoàn toàn xa lạ ở trong nước cũng như ở ngoài nước. Võ Nguyên Giáp, một trong những cộng sự viên thân cận nhất của Hồ Chí Minh trong thời gian này, đã viết trong hồi ký của mình rằng: “Ba tiếng HỒ CHÍ MINH không bao lâu đã vang đi khắp thế giới với những truyền thuyết mà người ta thường dành cho các bậc vĩ nhân. Nhưng vào ngày hôm ấy, cái tên mới của Bác vẫn còn mới lạ với nhiều đồng bào. Số người biết Bác chính là đồng chí Nguyễn Ái Quốc khi đó không nhiều.”(8) Ngay vua Bảo Đại ngày 23 tháng 8 năm 1945, khi nhận được điện tín của của các ông Nguyễn Xiển, Nguyên Văn Huyên, Ngụy Như Kon-Tum và Hồ Hữu Tường nhân danh Ủy Ban Nhân Dân Cách mạng, yêu cầu nhà vua thoái vị nhường quyền lãnh đạo quốc gia cho Chính Phủ Nhân Dân Cách mạng với chủ tịch là “Cụ Hồ Chí Minh” đã không biết Hồ Chí Minh là ai. Còn Phạm Khắc Hòe, người được Việt Minh gài vào cạnh nhà vua cũng không biết nốt, phải chạy đi hỏi Tôn Quang Phiệt, một đảng viên Cộng Sản, rồi Đào Duy Anh nhưng Tôn Quang Phiệt đi vắng và Đào Duy Anh lục lọi, truy tìm các tài liệu, sách vở ông có nhưng cũng không ra tên này. 
Cuối cùng Vũ Văn Hiền, ở Bắc về mới xác nhận Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc.(9) Tuyên bố Việt Nam độc lập đối với Hồ Chi Minh vào thời điểm này do đó là cách tự giới thiệu mình tốt nhất và hữu hiệu nhất vói toàn thể đồng bào và để được nhìn và được chấp nhận như là lãnh tụ đầu tiên đã mang lại được độc lập cho tổ quốc và cho toàn dân Việt Nam, một nhu cầu tối cần thiết, dầu rằng nền độc lập này hoàn toàn không phải do ông hay do Mặt Trận Việt Minh tạo ra mà là do những biến cố khác của lịch sử, trong đó quan trọng nhất là Đảo Chính 9 tháng Ba năm 1945, trong đó người Nhật đã loại bỏ người Pháp, kèm theo là bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoàng Đế Bảo Đại nói trên, và cuối cùng là sự bại trận sau này của người Nhật. Chúng ta cũng cần để ý là đối với đa số người Việt Nam thời đó, ngày 2 tháng 9 là Ngày Độc Lập, đúng như Nguyễn Hữu Đang, người được Hồ Chí Minh chỉ định tổ chức ngày này,  gọi qua các văn thư chính thức ông đã gửi cho các cơ quan liên hệ, trong đó có thư gửi cho Thị Trưởng Hà Nội (10) và theo bìa in bản tuyên ngôn của bản đầu tiên  năm 1945, do Chủ Tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Hồ Chí Minh đọc trong Ngày Độc Lập”. (11) Nhưng đối với Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 còn có một ý nghĩa quan trọng hơn nữa.  Đó là “ngày khép lại cuộc Cách mạng tháng Tám, và khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa”, theo lời ông nói với Nguyễn Hữu Đang, “Chú phải nhớ…(12) Tại sao vậy? Tại vì Hồ Chí Minh phải làm chuyện này trước khi quân Đồng Minh kéo vô Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, nhằm đặt họ trước một sự đã rồi, không thể đảo ngược đươc.. Sự kiện vua Bảo Đại thoái vị được nhắc tới và câu “Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp” là nhằm vào mục tiêu này. 

BẢN TUYÊN NGÔN CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA HỒ CHÍ MINH
Hoàn cảnh được công bố
Bản tuyên ngôn này đã được Hồ Chí Minh một mình soạn thảo, một mình đứng tên và đọc tại Quảng Trường Ba Đình ở Hà Nội vào buổi chiều ngày 2 tháng Chín năm 1945, ngót năm tháng sau bản tuyên ngôn của Bảo Đại, hơn hai tuần lễ sau khi Nhật Bản đầu hàng, mười ba ngày sau khi Việt Minh cướp được chính quyền ở Hà Nội và hai ngày sau khi Bảo Đại chính thức thoái vị. Vì được công bố sau bản tuyên ngôn của Bảo Đại, sau khi người Nhật đã đầu hàng cũng như chế độ bảo hộ của người Pháp đã bị người Nhật lật đổ trước đó, bản tuyên ngôn này đã bị nhiều người cho là thừa, không cần thiết, chưa kể tới sự kiện là chính phủ mới do Hồ Chí Minh thành lập là kế vị chính phủ Nam Triều do Bảo Đại thoái vị nhường cho dựa theo chiếu thoái vị của Bảo Đại. Chiếu này đã được Hồ Chí Minh và chính phủ mới của ông chấp nhận.
Chính Phủ Lâm Thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong những điều kiện này đương nhiên kế tục những gì Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim đã làm trước đó, trong đó có Bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 11 tháng 3 năm 1945. Lập luận như vậy là hoàn toàn hợp lý đứng trên phương diện công pháp quốc tế.  Một lập luận đơn giản và hoàn toàn dễ hiểu. Câu hỏi được đặt ra là Hồ Chí Minh, và những cộng sự viên của ông, khi đưa ra bản tuyên ngôn của mình có biết là trước đó Bảo Đại đã làm công việc này rồi hay không ? Và biết như vậy tại sao ông lại còn làm lại việc đó một lần nữa?  Cho câu hỏi thứ nhất, câu trả lời là chắc chắn có; Hồ Chí Minh chắc phải biết là Bảo Đại trước đó đã tuyên cáo hủy bỏ hòa ước bảo hộ 1884 rồi. Nhưng ông vẫn làm lại công việc này vì ông có nhu cầu phải làm. Những nhu cầu đó là những nhu cầu gì? 
Thứ nhất là vì từ lâu toàn dân ai nấy đếu khao khát được thấy nước nhà độc lập, đúng như Bảo Đại đã viết trong hồi ký của ông, độc lập là ước mơ của mọi người dân Việt (7), cũng như nó được phản ảnh ở khắp nước ngay trước và sau ngày 2 tháng 9 năm 1945. Nói tới độc lập vào lúc đó là gõ đúng tần số của bất cứ một người dân Việt Nam nào từ đó đem lại công lao và thanh thế cho người chính thức công bố ra điều đó. 
Nội dung bản Tuyên Ngôn
Bản Tuyên Ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, vì được phổ biến rộng rãi và hầu như được coi là duy nhất gắn liền với ngày 2 tháng 9, ngày Quốc Khánh của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rồi Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nên đã được nhiều người đọc, phân tích và tìm hiểu. Trong phần này người viết chỉ nêu lên những gì ít được mọi người nhắc hay để ý đến.
Trong khi Tuyên Cáo của Bảo Đại đơn giản chỉ là một bản văn thuần túy pháp lý nhằm hủy bỏ hòa ước bảo hộ mà triều đình Huế đã ký trước đó căn cứ vào sự bất lực của người Pháp, vì người Pháp đã không giữ được cam kết ghi trong điều khoản thứ nhất và điều khoản thứ mười lăm của hòa ước này, mà không nhằm vào một đối tượng- quần chúng hay quốc tế, thì bản Tuyên Ngôn của Hồ Chí Minh nhằm vào toàn thể người Việt qua lời mở đầu  “Hỡi đồng bào cả nước…”. Tuy nhiên ở những đoạn cuối tác giả lại nhắm vào các nước  Đồng Minh. Điều này phải tinh ý người ta mới nhận ra được. Về tư cách, Bảo Đại  nhân danh Hoàng Đế Việt Nam, người đứng đầu của một quốc gia độc lập đã tồn tại từ trước khi người Pháp xâm lăng và là người kế thừa chính thống của các vua Nhà Nguyễn, thì Hồ Chí Minh đã nhân danh “Lâm Thời Chính Phủ của nước Việt Nam mới.”” Mới là vì đến ngày đó chính phủ này mới chính thức được ra mắt trước quốc dân. Lời văn do đó phản ảnh hai tư cách của hai bản chất con người khác nhau. Một người là hoàng đế kế thừa chính thống của một triều đại đã trị vì một quốc gia từ hơn một trăm năm trước dù cho là chỉ còn hư vị; người kia là lãnh tụ của một phong trào cách mạng vừa chủ trương chống Pháp, vừa chủ trương chống Nhật  và lật đổ chế độ quân chủ để giành chính quyền. Văn phong trong bản tuyên ngôn của Bảo Đại là văn phong bình thường của người cầm quyền; còn văn phong của Hồ Chí Minh mang tính cách kêu gọi và ở một mức độ nào đó có tính cách bình dân, kể lể dài dòng và nhất là xách động.
 Mở đầu cho bản tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã trích dẫn  một số câu trong phần đầu của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của người Mỹ và một câu trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách Mạng Pháp. Sự trích dẫn này, vào lúc mà sự hiểu biết của quần chúng Việt Nam còn thấp kém, đặc biệt là về lịch sử Hoa Kỳ và thế giới, chắc chắn không nhằm vào quần chúng người Việt mà nhằm vào người Mỹ và người Pháp. Lý do là Hồ Chí Minh như là một đảng viên Cộng Sản Quốc Tế chắc chắn đă hiểu hơn ai hết là người Mỹ vào thời điểm này đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chính tình ở Á Châu, trong đó có Việt Nam. Được nguời Mỹ công nhận là coi như làm chủ được chính quyền. Hiểu được như vậy, ngay từ khi còn ở chiến khu Hồ Chí Minh khi tiếp xúc với người Mỹ đã yêu cầu họ cung cấp cho ông một bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ, đồng thời nói về lịch sử nước Mỹ như là một cách để chinh phục cảm tình của họ. Cũng vậy, với những gì chứa đựng trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của người Pháp. Có điều sự trích dẫn nàychỉ nhằm mục tiêu lôi cuốn sự chú ý và cảm tình của người Mỹ mà thôi. Hồ Chí Minh không cần đi xa hơn nữa và rất có thể ông cũng không hiểu rõ hơn hay cố tình không hiểu sự khác biệt trong quá trình giành độc lập của mười ba thuộc địa của người Mỹ vào cuối thế kỷ XVIII và của nước Việt Nam thời ông. Vì vậy ông đã áp dụng quan điểm của người Mỹ về quyền bình đẳng, quyền được sống tự do và mưu cầu hạnh phúc của mọi – người – như-là-những-cá-nhân  vào trường hợp Việt Nam như một – quốc – gia đòi quyền độc lập một cách gượng ép hay ít ra là suy luận theo quan điểm chủ quan của mình với dụng ý riêng của mình. Cũng vậy với những gì ông trích dẫn từ bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách Mạng Pháp.  
Phần kế tiếp, Hồ Chí Minh lên án người Pháp và người Nhật, đồng thời ông kể công cho Việt Minh: “Trước ngày mồng 9 tháng 3, đã bao lần Việt minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật…”, sau đó “đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ” và kết luận rằng “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt-nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”. Điều như người viết đã nói ở trên là không đúng sự thật. Sự thật là Chính Phủ Bảo Đại – Trần Trọng Kim đã lấy lại được toàn thể nước Việt Nam từ trước khi người Nhật đầu hàng kể cả lấy lại xứ Nam Kỳ và Việt Minh đã cướp chính quyền từ trong tay của chính phủ Bảo Đại -Trần Trọng Kim trong những ngày 17 và 19 tháng 8 năm 1945 sau đó. Lý do là vì Việt Minh “đã có đường riêng của họ rồi”, nói theo Phan Anh, Bộ Trưởng Thanh Niên trong Chính Phủ Trần Trọng Kim và sau này là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng trong Chính Phủ Liên Hiệp của Hồ Chí Minh.Trong những đoạn này Hồ Chí Minh đã dùng các từ ngữ ta hay “dân ta” hay “đất nước ta”, nhưng mục đích không nhằm vào người Việt Nam mà vào người Pháp.

Phần cuối cùng của bản văn, từ “Bởi thế cho nên…” cho đến hết, lời văn cho người ta thấy Hồ Chí Minh không hướng về người Việt mà về cả thế giới. Trong phần này ông xưng là “chúng tôi, Lâm thời Chính phủ, đại biểu cho toàn dân Việt -nam “ để tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, kêu gọi các nước Đồng Minh công nhận quyền độc lập của dân Việt-nam…Phần này Hồ Chí Minh thay vì quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mọi – người – như – những – cá – nhân do Tạo Hóa ban cho, những quyền phải hiểu là tự nhiên ai cũng có, đã nói về quyền hưởng tự do và độc lập của – cả – nước – Việt – Nam. Điều này hoàn toàn không đúng với tinh thần của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Người Mỹ và nhất là của bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách mạng Pháp mà danh xưng của nó đã nói lên một cách rõ ràng: Nhân Quyền và Dân Quyền, không thể hiểu sai được. Độc lập không phải luôn luôn đồng nghĩa với tự do, dân quyền và nhân quyền.
Không những thế, thay vì coi những quyền này là do Tạo Hóa ban cho, Hồ Chí Minh lại lý luận là vì dân tộc Việt Nam là “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc ấy phải được độc lập!”.
Lý luận như vậy người ta phải hiểu, theo Hồ Chí Minh, rằng những dân tộc không gan góc chống lại những thế lực đè nén, áp bức mình và không gan góc đứng về phe Đồng Minh, chống phát-xít là không đáng được tự do, độc lập. Cũng vậy, với các quyền độc lập, tự do và mưu cầu hạnh phúc của con người như là những cá nhân trong xã hội. Chính vì vậy  Luật Sư Trần thanh Hiệp,khi được Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn ngày 2 tháng 9 năm 2007, đã có lý khi ông gọi bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh này là một bản tuyên ngôn phi nhân quyền,(13) dù cho là nó đã được chính tác giả của nó trích dẫn và soạn thảo theo của bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách mạng Pháp. Nhưng dù nói thế này hay thế khác sự kiện này đã phản ảnh chủ trương cách mạng bạo lực của những người Cộng Sản mà Hồ Chí Minh ở đây là một trường hợp điển hình.                                             .

²
Người ta có thể giải thích sự thiếu rõ ràng trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh kể trên là do nó đã được soạn thảo trong một thời gian quá ngắn và trong tình trạng tác giả của nó còn phải bận rộn với nhiều vấn đề cấp bách khác. 

Điều này không đúng vì trước đó từ lâu, khi tiếp xúc với một sĩ quan người Mỹ, Hồ Chí Minh đã xin một bản tuyên ngôn nhân quyền của người Mỹ rồi. Nói cách khác, Hồ Chí Minh đã nghĩ tới và đã thai nghén bản tuyên ngôn của ông từ lâu chứ không phải chỉ ít ngày trước ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Do đó những gì ông nói tới, những từ ngữ ông dùng đều được cân nhắc kỹ càng và đều có dụng ý riêng với những mục tiêu riêng mà chỉ sau này phải phân tích kỹ, đối chiếu kỹ và có thể sau này khi mọi việc liên hệ đã xảy ra rồi, người ta mới có thể hiểu được.      
Phạm Cao Dương
--------------------------------------

 Hiệp định Genève (20-7-1954)- Phần I

02:17:am 19/07/10
 I.- Diễn tiến đưa đến Hội nghị Genève
Chiến tranh Triều Tiên hay Cao Ly (Korea) kết thúc bằng hiệp ước đình chiến được ký kết ở  Panmunjon (Bàn Môn Điếm), ngày 27-7-1953, chia Triều Tiên thành hai vùng Bắc và Nam Triều Tiên, ranh giới là vĩ tuyến 38.  Đây chỉ là hiệp ước đình chiến, chứ không phải là hòa ước giữa các bên lâm chiến.  Dầu vậy, hiệp ước và giải pháp chia hai nước Triều Tiên được một số nước, kể cả Pháp, xem là mẫu mực để giải quyết vấn đề Đông Dương.
Ngày 4-8-1953 Liên Xô đề nghị họp hội nghị ngũ cường gồm Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) vào tháng 9-1953 để tiếp tục giải quyết những tranh chấp ở Triều Tiên, đồng thời tại khu vực Á Châu, trong đó nóng bỏng nhất là vấn đề Việt Nam.
 Đề nghị nầy bị Hoa Kỳ bác bỏ ngày 2-9-1953.  Trong cuộc họp tay ba Anh, Pháp và Hoa Kỳ trong ba ngày kể từ 16-10-1953, cả ba nước đưa ra tuyên bố không chấp nhận đề nghị của Liên Xô, chủ yếu vì các cường quốc Tây phương không muốn thừa nhận CHNDTH là một cường quốc ngang hàng với họ.  Lúc đó, CHNDTH chưa được vào Liên Hiệp Quốc (LHQ).  Chiếc ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ do Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) nắm giữ.
Lúng túng trong chiến tranh Việt Nam, ngày 27-10-1953, thủ tướng Pháp là Joseph Laniel tuyên bố sẵn sàng tìm kiếm cơ hội tái lập hòa bình ở Đông Dương.  Ông được quốc hội Pháp ủng hộ để thương thuyết và đi đến một giải pháp chính trị.  Ra trước thượng viện Pháp ngày 12-11-1953, thủ tướng Laniel lập lại ý kiến trên thêm một lần nữa.  Laniel hy vọng kế hoạch hành quân của đại tướng Henri Navarre tại Việt Nam sẽ có thể đem lại thành công trên chiến trường, để có thể thương thuyết trong thế mạnh.
Đề nghị của Laniel được phía cộng sản đáp ứng ngay.  Trong một cuộc phỏng vấn của báo Expressen (Norway = Na Uy) vào cuối tháng 10-1953, Hồ Chí Minh cho biết rằng chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) do đảng Lao Động (LĐ) và mặt trận Việt Minh (VM) điều khiển, sẵn sàng tìm hiểu các đề nghị của Pháp và chỉ thương thuyết với Pháp, chứ không nói chuyện với chính phủ Quốc Gia Việt Nam (QGVN) do cựu hoàng Bảo Đại làm quốc trưởng.
Về phía Liên Xô, vừa trả lời cho tam cường Tây phương, vừa trả lời cho đề nghị của thủ tưóng Pháp (Laniel), ngoại trưởng Mikhailovich Molotov tuyên bố ngày 26-11-1953 đồng ý tham dự hội nghị tứ cường Anh, Pháp, Hoa Kỳ, và Liên Xô, nhưng dành quyền sẽ triệu tập hội nghị ngũ cường sau đó.  Mãi đến ngày 29-11-1953, bài phỏng vấn Hồ Chí Minh mới được báo Expressen công bố, và được Nhân Dân Nhật Báo ở Bắc Kinh đăng lại ngày 1-12-1953, kèm theo bài xã luận hoàn toàn ủng hộ lập trường của VM.
Ngày 6-12-1953, theo quyết định của các cố vấn CHNDTH, quân đội VM bắt đầu mở cuộc tấn công Điện Biên Phủ.(1)  Một tuần sau, Hồ Chí Minh tuyên bố chấp nhận thương thuyết với Pháp ngày 14-12-1953.  Hỗ trợ ý kiến của Hồ Chí Minh, ngày 26-12-1953, Liên Xô đưa ra đề nghị họp tứ cường tại Berlin ngày 25-1-1954, và được các nước Anh, Pháp, Hoa Kỳ chấp thuận.
Vào ngày nói trên (25-1-1954), hội nghị tứ cường vừa khai mạc tại Berlin, thì ngoại trưởng Liên Xô, Mikhailovich Molotov, đề nghị mời CHNDTH cùng họp để giải quyết các vấn đề tranh chấp trên thế giới.  Mãi đến ngày 18-2-1954, ý kiến của Liên Xô mới được ba nước tây phương đồng ý.  Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được mời tham dự hội nghị Genève, sẽ bắt đầu từ ngày 26-4-1954 để bàn về các vấn đề Triều Tiên và Đông Dương.
Hội nghị ngũ cường Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô, CHNDTH tại Genève chính thức khai mạc ngày 26-4-1954, một ngày bàn về Đông Dương, một ngày bàn về Triều Tiên.  Liên Xô đề nghị mở rộng những nước tham dự bằng cách mời thêm các phe lâm chiến ở Đông Dương.  Ý kiến nầy được chấp thuận tại phiên họp ngày 2-5-1954.  Như thế, về vấn đề Đông Dương, hội nghi Genève sẽ có tất cả là 9 phái đoàn tham dự: Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô, CHNDTH, QGVN, VNDCCH (VM), Lào và Cambodge (Cambodia).
Hội nghị Genève về Đông Dương với sự tham dự của 9 phái đoàn, chính thức khai mạc ngày 8-5-1954.  Một ngày trước đó, cứ điểm Điện Biên Phủ tại Việt Nam của liên quân Pháp-Việt bị thất thủ vào tay quân đội VM ngày 7-5-1954.
 II.-  Hội nghị Genève
Hội nghị Genève về vấn đề Đông Dương có thể chia thành hai giai đoạn:  Giai đoạn thứ nhất từ khi khai mạc (8-5-1954) đến khi tạm nghỉ ngày 20-6-1954.  Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ ngày 10-7 đến ngày 21-7-1954.  Giữa hai giai đoạn là sự thay đổi chính phủ tại Pháp và hội nghị Liễu Châu giữa Châu Ân Lai (Trung Cộng) và Hồ Chí Minh (Việt Minh).
 Giai đoạn thứ nhất Hội nghị Genève
Hội nghị Genève về Đông Dương với 9 phái đoàn là ngũ cường Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô, CHNDTH, và bốn chính phủ liên hệ ở Đông Dương là QGVN, VNDCCH (VM), Lào, Cambodge (Cambodia), bắt đầu ngày 8-5-1954, một ngày sau khi kết thúc trận Điện Biên Phủ.
 Tạ Quang Bửu, trưởng phái đoàn VNDCCH đang ký Hiệp định Genève. Ảnh Wikipedia
Thời điểm khai mạc hội nghị Genève về Đông Dương rõ ràng rất thuận lợi cho phía cộng sản:  Liên Xô và CHNDTH lúc đó chưa rạn nứt mà còn liên lạc ngoại giao gắn bó trong tinh thần Cộng sản Quốc tế, tích cực giúp đỡ VM.  Trong khi đó, sau khi thất trận Điện Biên Phủ (7-5-1954), nội tình nước Pháp chia rẽ.  Pháp đang muốn kiếm cách rút lui khỏi Đông Dương.  Chính phủ Quốc Gia Việt Nam gặp nhiều khó khăn, quân đội mới được thành lập nên chưa vững mạnh.
Phái đoàn QGVN do ngoại trưởng Nguyễn Quốc Định cầm đầu khi hội nghị bắt đầu.  Sau đó, để tăng cường, QGVN gởi phó thủ tướng Nguyễn Trung Vinh làm trưởng đoàn, Nguyễn Quốc Định phụ tá.  Khi Ngô Đình  Diệm chấp chánh ngày 7-7-1954, thì tân ngoại trưởng Trần Văn Đỗ đến thay Nguyễn Trung Vinh.  Phái đoàn VM do Phạm Văn Đồng lãnh đạo.  Lúc đó ông Đồng đã được chỉ định làm phó thủ tướng VNDCCH.

Sau gần 20 ngày hội họp tại Genève, ngày 26-5-1954, Pháp và VM thỏa thuận ngừng bắn ở Việt Nam, rút quân về những khu vực chỉ định.  Phạm Văn Đồng đề nghị cách phân chia thật giản dị là chia hai nước Việt Nam ở vĩ tuyến 13.(2)  Việt Minh rút về Bắc, Pháp rút về Nam.  Pháp chưa quyết định.  Anh Quốc tán thành, Hoa Kỳ phản đối.  Chính phủ QGVN chủ trương thống nhất, không chia cắt.  Tại Sài Gòn, thủ đô của chính phủ QGVN, Quốc Dân Đại Hội họp phiên bất thường cũng trong ngày 26-5-1954, phản đối mạnh mẽ việc chia hai đất nước.(3)
Tại Genève, trong cuộc họp mật riêng với Pháp ngày 10-6-1954, Tạ Quang Bửu, thứ trưởng Quốc phòng VM, nói với đại diện Pháp là Delteil rằng: “Chúng tôi cần một thủ đô [Hà Nội] và cần một hải cảng [Hải Phòng].”(4)  Hội nghị toàn thể tại Genève gặp bế tắc ngày 12-6 khi phái đoàn VM không chấp nhận sự kiểm soát quốc tế, mà đòi rằng ban kiểm soát chỉ có đại diện Pháp và VM.  Việt Minh còn đòi giải pháp ngưng bắn ở Đông Dương bao gồm luôn cả vấn đề Việt-Miên-Lào.
Khi họp riêng ngày 15-6-1954, với đại diện Liên Xô (ngoại trưởng Molotov) và đại diện CHNDTH (thủ tướng kiêm ngoại trưởng Châu Ân Lai), Phạm Văn Đồng bị đại diện hai nước nầy ép phải chấp nhận những giải pháp riêng biệt về ba nước Đông Dương, nghĩa là VM phải rút quân ra khỏi Lào và Miên.  Kể từ 20-6-1954, các ngoại trưởng tạm nghỉ và về nước tham khảo ý kiến.
 Những diễn tiến trong thời gian Hội nghị Genève tạm nghỉ
Mendès France, thủ tướng Pháp:  Sau thất bại Điện Biên Phủ (7-5-1954), chẳng những Pháp thay lãnh đạo ở Đông Dương, mà thay luôn cả chính phủ Pháp ở Paris.  Nội các Joseph Laniel từ chức ngày 13-6-1954, và Mendès-France, người Pháp gốc Do Thái, thuộc đảng Xã Hội Cấp Tiến (Socialiste Radical), một thành viên Hội Tam Điểm Pháp,(5) được mời lập chính phủ.
Điều trần trước quốc hội Pháp, Mendès-France tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề Đông Dương trong vòng bốn tuần lễ (chưa đầy một tháng).  Nói cách khác, với ý nguyện của quốc hội Pháp, chính phủ Mendès-France quyết định bỏ rơi QGVN, và bằng mọi giá ký kết hiệp ước đình chiến, rút quân Pháp ra khỏi Đông Dương.  Mendès-France chính thức nhậm chức ngày 21-6-1954.  Nếu tính thêm bốn tuần lễ thì vào khoảng 21-7-1954.
Hội nghị Liễu Châu:  Trong thời gian nghỉ họp, Châu Ân Lai về lại Trung Quốc.  Ông mời Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp qua Liễu Châu (Liuzhou), thuộc tỉnh Quảng Tây (Kwangsi hay Guangxi), hội họp từ ngày 3-7-1954.
Trong cuộc gặp gỡ nầy, đại để Châu Ân Lai cho rằng có ba cách để đối phó với tình hình mới:  1) Thượng sách là hòa.  2) Trung sách là đánh rồi hòa.  3) Hạ sách là đánh tiếp.
Châu Ân Lai khuyên Hồ Chí Minh chấp nhận thượng sách là hòa để tránh mở rộng chiến tranh, vì nếu tiếp tục mở rộng chiến tranh, Hoa Kỳ sẽ can thiệp.  Theo Châu Ân Lai, VM nên giải quyết riêng biệt chuyện Lào và Miên, đồng thời chia hai nước Việt Nam ở khoảng vĩ tuyến 16.  Với kinh nghiệm chiến tranh Triều Tiên, Châu Ân Lai khuyên VM không nên đòi hỏi thái quá, khiến Pháp sẽ ở thế phải nhờ Hoa Kỳ can thiệp.
Cũng theo Châu Ân Lai, trong trường hợp Hoa Kỳ can thiệp vào chiến tranh Việt Nam, với binh lực hùng hậu, Hoa Kỳ sẽ có thể lật ngược tình thế như trong chiến tranh Triều Tiên trước đây.  Như vậy VM sẽ đuổi được kẻ địch yếu, nhưng lại rước kẻ địch mạnh.  Hơn nữa, VM nên giúp tân thủ tướng Pháp là Mendès-France, để ông ta không bị quốc hội Pháp lật đổ.  Nếu Mendès-France không thành công, chính phủ Mendès-France sẽ bị đổ, thì có thể sẽ bất lợi đối với phía CS.(6)
Về phía phái đoàn VM, trong hội nghị nầy, Võ Nguyên Giáp cho biết nếu phải rút đi, thì chỉ rút những người làm công tác chính trị bị lộ diện, phần còn lại thì ở lại miền Nam chờ thời cơ, có thể khoảng 10,000 cán bộ.(6)
Hội nghị Liễu Châu giữa Châu Ân Lai và Hồ Chí Minh kết thúc sau phiên họp cuối cùng tối ngày 5-7-1954.  Nhân Dân Nhật Báo của Bắc Kinh ngày 8-8-1954, đăng “Tuyên bố về cuộc hội đàm Trung Việt của chính phủ Trung Quốc”, được dịch nguyên văn như sau:
“Thủ tướng nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Châu Ân lai và Chủ tịch nước Việt Nam dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh đã cử hành hội đàm tại biên giới Trung Việt từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 7 năm 1954.  Thủ tướng Châu Ân Lai và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao đổi ý kiến đầy đủ về vấn đề khôi phục hòa bình ở Đông Dương và các vấn đề có liên quan khác.  Tham gia hội nghị còn có: Hoàng Văn Hoan, đại sứ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Trung Quốc và Kiều Quán Hoa, cố vấn Đoàn đại biểu nước Cộng Hòa Nhận Dân Trung Hoa tại Hội nghị Genève.”(5)
Về lại Việt Nam, Hồ Chí Minh họp Bộ chính trị đảng Lao Động (tức đảng CSVN) tại Thái Nguyên, ra nghị quyết theo quyết định của hội nghị Liễu Châu, nghĩa là VM chấp nhận giải pháp chia hai đất nước, tạm thời hòa hoãn và chuẩn bị tiếp tục tranh đấu sau khi ký kết hiệp ước đình chiến.(7)
Chủ trương mới nầy được Hồ Chí Minh nêu ra trong báo cáo ngày 15-7-1954 tại Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản) khóa II từ 15 đến 17-7-1954 tại Việt Bắc, trong đó có đoạn viết: “Trước kia khẩu hiệu của ta là: ‘Kháng chiến đến cùng’.  Nay vì tình hình mới, ta cần nêu khẩu hiệu mới là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ.”(8)
Trong khi đó, thực hiện sự thỏa thuận ngày 26-5 tại hội nghị Genève, các phe lâm chiến ở Việt Nam mở hội nghị Trung Giá từ ngày 4 đến 27-7-1954 để bàn về chi tiết việc ngưng bắn.   Trung Giá, hay Trung Giã, nằm về phía nam thị xã Thái Nguyên khoảng 30 cây số.  Đại diện cho Pháp là đại tá Lennuyeux, đại diện cho QGVN là thiếu tá Nguyễn Phước Đàng, đại diện cho VM là thiếu tướng Văn Tiến Dũng.

Giai đoạn thứ hai Hội nghị Genève

Tân thủ tướng Pháp là Mendès-France đích thân đến Genève để hội đàm với ngoại trưởng Liên Xô là Mikhailovich Molotov ngày 10-7, và ngoại trưởng CHNDTH là Châu Ân Lai trong hai ngày 12 và 13-7.  Pháp, Liên Xô và CHNDTH thỏa thuận giải pháp chia hai nước Việt Nam.  Pháp đòi chia ở vĩ tuyến 18.  Trung Hoa đề nghị vĩ tuyến 16, rồi đổi vĩ tuyến 17.  Sau đó, khi Châu Ân Lai gặp Phạm Văn Đồng, đại biểu của VM, Châu Ân Lai áp đặt  ý định của các cường quốc.  Phạm Văn Đồng đành chấp nhận.  Đại biểu QGVN là bác sĩ Trần Văn Đỗ phản đối việc chia cắt đất nước bất cứ ở đâu.

Cuối cùng, sau những tranh cãi và mặc cả vào buổi chiều ngày 20-7-1954, hiệp ước đình chiến được soạn thảo xong và ký kết sau 12 giờ đêm 20-7, qua sáng 21-7-1954 trong lúc đồng hồ ở trụ sở ký kết vẫn giữ nguyên ở 12 giờ đêm 20-7-1954.(9)

III.- Hiệp định Genève: Đình chỉ chiến sự
Danh xưng chính thức của hiệp định Genève là Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam.  Hiệp định nầy được viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt, có giá trị như nhau.  Hai nhân vật chính ký vào hiệp ước đình chiến Genève là Henri Delteil, thiếu tướng, thay mặt Tổng tư lệnh Quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương và Tạ Quang Bửu, thứ trưởng Bộ Quốc phòng chính phủ VNDCCH.  Các nước khác cùng ký vào hiệp định Genève còn có Anh, Liên Xô, CHNDTH, Lào, Cambodia.  Hai chính phủ QGVN và Hoa Kỳ không ký vào bản hiệp định nầy.  Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam gồm có 6 chương, 47 điều, trong đó các điều chính như sau:
 -  Việt Nam chia làm hai vùng tập trung, ranh giới tạm thời từ cửa sông Bến Hải (tỉnh Quảng Trị), theo dòng sông, đến làng Bồ-Hô-Su và biên giới Lào Việt. [Không nói đến vĩ tuyến 17.  Trong thực tế, sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 nên người ta nói nước Việt Nam được chia hai ở vĩ tuyến 17.]  Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở phía bắc và Quốc Gia Việt Nam ở phía nam.
 -  Dọc hai bên bờ sông, thành lập một khu phi quân sự rộng 5 cây số mỗi bên, để làm “khu đệm”, có hiệu lực từ ngày 14-8-1954.
 -  Thời hạn tối đa để hai bên rút quân là 300 ngày kể từ ngày hiệp định có hiệu lực.
-  Cuộc ngưng bắn bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 27-7 ở Bắc Việt, 1-8 ở Trung Việt và 11-8 ở Nam Việt.
 -  Mỗi bên sẽ phụ trách tập họp quân đội của mình và tự tổ chức nền hành chánh riêng.
 -  Cấm phá hủy trước khi rút lui.  Không được trả thù hay ngược đãi những người đã hợp tác với phía đối phương.
 -  Trong thời gian 300 ngày, dân chúng được tự do di cư từ khu nầy sang khu thuộc phía bên kia.
 -  Cấm đem thêm quân đội, vũ khí hoặc lập thêm căn cứ quân sự mới.
 -  Tù binh và thường dân bị giữ, được phóng thích trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi thực sự ngừng bắn.
 -  Sự giám sát và kiểm soát thi hành hiệp định sẽ giao cho một Uỷ ban Quốc tế.
 -  Thời hạn rút quân riêng cho từng khu vực kể từ ngày ngừng bắn:  Hà Nội (80 ngày), Hải Dương (100 ngày), Hải Phòng (300 ngày), miền Nam Trung Việt (80 ngày), Đồng Tháp Mười (100 ngày), Cà Mau (200 ngày).  Đợt chót ở khu tập kết Trung Việt (300 ngày).
 Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam chỉ là một hiệp định có tính cách thuần tuý quân sự.  Cũng giống như hiệp ước đình chiến Panmunjon (Bàn Môn Điếm) ngày 27-7-1953, hiệp định đình chiến Genève không phải là một hòa ước, và không đưa ra một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam.
  (Trích Việt sử đại cương tập 5.)
 (Còn tiếp) 
 © Trần Gia Phụng
(Toronto, 19-7-2010) 

—————————————————————————————-
 Chú thích:
 1. Qiang Zhai, China & the Vietnam Wars, 1950-1975, The University of North Carolina Press, 2000, tt. 45-46.  Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập B: 1947-1954, Houston, Nxb. Văn Hóa, 1997, tr. 355.
2. Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân lai và Hội nghị Genève], Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, bản dịch của Dương Danh Dy, tựa đề Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27, “Hội nghị Liễu Châu then chốt”. (diendan@diendan.org) (trích ngày 1-2-2009.).  Xem thêm: tạp chí Thế Kỷ 21, California: số 219, tháng 7-2007, tr. 13.
3. Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua: Việc từng ngày (1945-1964), Sài Gòn 1966, Xuân Thu California, tái bản không đề năm, tr. 147.
4. Chính Đạo, sđd. tr. 390.
5. Tạp chí L’Histoire, Paris, số 256, tháng 7 và 8-2001, tr. 53.  Mendès France gia nhập Hội Tam Điểm Paris năm 1928, khi mới 21 tuổi.  Suốt đời, ông hoạt động cho Tam Điểm.
6. Tiền Giang, sđd. chương 27 (Hội nghị Liễu Châu then chốt) và chương 28 (Lãnh tụ đã quyết thì vũ trụ cũng chẳng là cái gì.)  Về Hội nghị Liễu Châu, xin đọc thêm Qiang Zhai, sđd. tt. 58-60.
7. Chính Đạo, sđd. 404.
8. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7 (1953-1955), xuất bản lần thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc Gia, 2000, tr. 316.  Theo chú thích của sách nầy, cuộc họp giữa Châu Ân Lai và Hồ Chí Minh diễn ra ở biên giới Việt Trung, và không nói địa điểm cụ thể.
9. Theo tài liệu của Chính Đạo, lúc đó là 1 giờ sáng (Chính Đạo, sđd. tr. 409).  Theo Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, Đông Dương 1945-1973, Nxb. Trình Bày, Sài Gòn 1973, tr. 11, thì lúc đó là 3 giờ 15 phút sáng.

ô

 Trần Gia Phụng
 04:18:am 25/07/10

IV.- Bản tuyên bố cuối cùng không chữ ký:

Sau khi Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết, các phái đoàn họp tiếp ngày 21-7-1954 và “thông qua” bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”.  Đây chỉ là lời tuyên bố (Déclaration) của bảy phái đoàn, có tính cách dự kiến tương lai Việt Nam, và đặc biệt không có phái đoàn nào ký tên vào bản tuyên bố nầy, nghĩa là bản tuyên bố không có chữ ký.

Khi chủ tịch phiên họp là Anthony Eden (ngoại trưởng Anh) hỏi từng phái đoàn, thì 7 phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, CHNDTH, VNDCCH, Lào và Cambodge (Cambodia) trả lời miệng rằng “đồng ý”.(10) Phái đoàn Hoa Kỳ và phái đoàn QGVN không đồng ý, và tự đưa ra tuyên bố riêng của mình.

Bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương” gồm 13 điều, trong đó quan trọng nhất là điều 7.  Điều nầy ghi rằng:
 “Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín.  Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự.  Kể từ ngày 20-7-1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó.” (Bản dịch của Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường) (11a)
Điều 7 của bản Tuyên bố được xem là dự kiến về một giải pháp chính trị trong tương lai, theo đó một cuộc tổng tuyển cử sẽ có thể được tổ chức để thống nhất đất nước, mà sau nầy Bắc Việt dựa vào điều nầy để đòi hỏi Nam Việt tổ chức tổng tuyển cử trên toàn quốc.
Bắc Việt thường nói và viết rằng việc tổ chức tổng tuyển cử giữa hai miền Bắc và Nam Việt Nam là theo quyết định của Hiệp định Genève. Thật ra Hiệp định Genève chỉ là một hiệp định đình chỉ chiến sự (đình chiến) mà không đưa ra một giải pháp chính trị nào.  Giải pháp chính trị về một cuộc tổng tuyển cử giữa hai miền Bắc và Nam Việt Nam dự tính tổ chức vào năm 1956 nằm trong điều 7 của bàn “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”
 Trong bản tuyên bố riêng của phái đoàn QGVN, bác sĩ Trần Văn Đỗ, trưởng phái đoàn, giải thích vì sao phái đoàn QGVN không ký kết hiệp định Genève.  Sau khi phản đối việc chia cắt đất nước và việc đại diện quân đội Pháp tự ý ký kết hiệp định mà không đếm xỉa gì đến quyền lợi của quân đội Quốc Gia và nhân dân Việt Nam, bản tuyên bố của phái đoàn QGVN viết:
Vì thế cho nên chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt.  Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở.”(11b)

Vì phái đoàn QGVN không ký vào bản Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (hiệp định Genève) và nhất là không tham dự vào bản “Tuyên bố cuối cùng”, nên chính phủ QGVN tự cho rằng không bị ràng buộc vào điều 7 của bản tuyên bố nầy.
Về phiá Hoa Kỳ, trưởng phái đoàn là Bedell Smith cũng đưa ra bản tuyên ngôn ngày 21-7-1954 theo đó, tuy không ký vào hiệp định, nhưng Hoa Kỳ cam đoan không đe doạ hay dùng võ lực để sửa đổi hiệp định; Hoa Kỳ sẽ nghiêm xét bất cứ một hành vi tái gây hấn vi phạm thoả hiệp trên, đe doạ hòa bình và an ninh thế giới; Hoa Kỳ tôn trọng việc thực hiện thống nhất Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do đặt dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc.  Ông Bedell Smith kết luận:
 “Chúng tôi chia sẻ niềm hy vọng rằng các thỏa hiệp nầy sẽ cho phép Cao Miên, Lào và Việt Nam nắm giữ điạ vị của họ, trong độc lập hoàn toàn và chủ quyền đầy đủ, giữa cộng đồng yêu chuộng hoà bình của các quốc gia, và sẽ khiến cho các dân tộc ở các vùng đó có thể tự định đoạt lấy tương lai của mình.”(11c)
V.- Việc thi hành Hiệp định Genève
Hội nghị Genève kết thúc với ba văn kiện chính thức (ngày 20-7-1954) và một bản tuyên bố chung (ngày 21-7-1954) là: 1) Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam.  2) Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Lào.  3) Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Cambodge (Cambodia). 4) Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Ngoài bốn văn kiện trên, còn có hai văn kiện do hai phái đoàn đưa ra là: 1) Tuyên ngôn của phái đoàn QGVN. 2) Tuyên ngôn của phái đoàn Hoa Kỳ.
 Cần chú ý hai điểm: 
Thứ nhất, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam tức Hiệp định đình chiến Genève chỉ có tính cách thuần túy quân sự, nói về việc rút quân, tập trung quân, thời hạn chuyển quân… mà hoàn toàn không đề cập đến giải pháp chính trị.
 Thứ hai, không có phái đoàn nào ký tên vào bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương” ngày 21-7-1954.  Một điều rất lạ lùng là sự việc bất thường nầy, một văn kiện quốc tế mà không có chữ ký, lại ít được chú ý và ít được sách báo viết đến.(12)
 Điều 7 của bản tuyên bố nầy mở đầu bằng câu “Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam…” (La Conférence déclare qu’en ce qui concerne le Vietnam…), nghĩa là về vấn đề Việt Nam, Hội nghị nghĩ rằng, đưa ra ý kiến rằng, hay dự kiến rằng … một cuộc Tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956…, còn làm theo hay không làm theo, nghĩa là thi hành hay không thi hành, là tùy các bên liên hệ.  Hội nghị không cam kết và cũng không yêu cầu các bên liên hệ cam kết là sẽ thi hành tổng tuyển cử, vì bằng chứng rõ ràng nhất là Hội nghị không yêu cầu bên nào ký vào bản tuyên bố nầy, để cam kết hay để giữ lời cam kết.  Những hiệp định với đầy đủ chữ ký mà còn bị vi phạm trắng trợn, huống gì là những bản tuyên bố không chữ ký.
 Hơn nữa, đây là một bản tuyên bố chứ không phải là một bản hiệp ước.  Một bản tuyên bố lại không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nước nào, kể các các chính phủ liên hệ đến cuộc chiến ở Đông Dương, có được xem là một văn kiện có giá trị pháp lý để thi hành hay không?
 Vì những lý do căn bản nầy, bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”, trong đó đặc biệt điều 7 của bản tuyên bố nầy về dự kiến một cuộc tổng tuyển cử trong năm 1956, không có tính cách pháp lý để bắt buộc bất cứ nước nào thi hành.  Nói cho cùng, có thể nói rằng bản tuyên bố nầy khá mơ hồ và không đưa ra một giải pháp chính trị cụ thể cho tương lai Đông Dương sau khi hai bên đình chiến. 
Tinh thần của bản tuyên bố Genève ngày 21-7-1954 khiến người ta liên tưởng đến “Tối hậu thư Potsdam” mà các nước Anh, Hoa Kỳ và Trung Hoa Dân Quốc (Tưởng Giới Thạch) gởi cho Nhật Bản ngày 26-7-1945.  Tối hậu thư Potsdam buộc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện và quy định rằng ở Đông Dương quân đội Trung Hoa sẽ giải giới quân đội Nhật ở phía bắc vĩ tuyến 16, và quân đội Anh sẽ giải giới quân đội Nhật ở phía nam vĩ tuyến 16 (ngang qua Tam Kỳ).  Tuy nhiên tối hậu thư nầy không đề cập đến việc ai sẽ cai trị Đông Dương sau khi quân đội Nhật bị giải giới và rút về nước, nghĩa là không đưa ra một giải pháp chính trị cho Đông Dương.
 Điều nầy sẽ tạo ra một khoảng trống hành chánh và chính trị tại Đông Dương sau năm 1945 một khi những quyết định trong tối hậu thư Potsdam được thi hành, vì nếu Nhật đầu hàng, chính phủ Trần Trọng Kim do Nhật bảo trợ, cũng sẽ sụp đổ, thì ai sẽ là người có thẩm quyền tại Đông Dương?  Đây là thâm ý của Anh và Hoa Kỳ, cố tình bỏ ngỏ khoảng trống chính trị để tạo điều kiện cho Pháp trở lại Đông Dương.
Nay bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương” cũng đi vào vết xe cũ, không đưa ra một giải pháp chính trị cụ thể cho tương lai Đông Dương, ngoài một bản tuyên bố không có người ký.  Từ đó, các bên liên hệ đến bản tuyên bố có thể tùy tiện giải thích bản tuyên bố một cách khác nhau, tùy theo chủ trương chính sách của mỗi bên, và nhất là tùy theo “lý của kẻ mạnh”.

Ngay trong Hội nghị Liễu Châu từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954, cả CHNDTH lẫn VNDCCH đã thỏa thuận tạm hòa để tiếp tục chiến tranh.  Cũng trong hội nghị Liễu Châu, những nhà lãnh đạo VNDCCH đã trình bày kế hoạch hậu chiến, trường kỳ mai phục, gài người cùng chôn giấu vũ khí tại miền Nam để chờ đợi thời cơ nổi dậy.  Như thế có nghĩa là kế hoạch tấn công miền Nam, vi phạm hiệp định Genève đã được phía cộng sản dự tính trước khi ký kết hiệp định.

Cho đến nay, chưa có một giải thích cụ thể nào cho biết tại sao bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”, lại không không có chữ ký của phái đoàn các nước? 
Phải chăng sau nhiều tháng hội họp, các phái đoàn quá mệt mỏi với những tranh cãi triền miên, nên chỉ hỏi ý kiến bằng miệng cho chóng thông qua?  Hay phải chăng có một âm mưu muốn tính chuyện về sau, nên chỉ hỏi bằng miệng để bỏ ngỏ vấn đề, nhằm dọn đường cho những tính toán chính trị kế tiếp sau hiệp định Genève
Và ai là người đã chủ xướng biện pháp chính trị lập lững nầy?  Nước nào chủ xướng thì chưa biết, nhưng chính phủ QGVN rất yếu thế, ngay từ đầu đã bác bỏ việc chia cắt đất nước, phản đối hiệp định Genève, nên chắc chắn QGVN không phải là nước chủ xướng.
 Ngày 22-7-1954, thủ tướng chính phủ QGVN là Ngô Đình Diệm ra tuyên cáo phản đối việc chia hai nước Việt Nam.  Tuy nhiên cuối cùng chính phủ QGVN vẫn chấp nhận thi hành hiệp định Genève ngày 20-7-1954, chia hai đất đất nước ở sông Bến Hải, vùng vĩ tuyến 17.  Như thế, từ năm 1954, tại Bắc và Nam Việt Nam, có hai chính phủ riêng biệt, theo hai chính thể riêng biệt, tức có hai nước Việt Nam riêng biệt.
Thi hành hiệp định đình chiến Genève, việc ngưng bắn chính thức có hiệu lực ngày 27-7-1954 tại Bắc Việt, ngày 1-8-1954 tại Trung Việt, và ngày 11-8-1954 tại Nam Việt.  Vấn đề cấp thời của hai chính phủ là tập trung và di chuyển quân đội, công chức, cán bộ của mình và cả dân chúng, về khu vực cai trị của mình.  Điều 2 của Hiệp định Genève (20-7-1954) cho phép thực hiện việc di chuyển các lực lượng của hai bên về vùng tập hợp ở hai bên giới tuyến tạm thời trong thời gian 300 ngày.

Ngày 9-10-1954 là hạn chót cho những người muốn di cư vào Nam di tản khỏi Hà Nội.  Hôm sau, ngày 10-10-1954, quân đội VM vào tiếp thu Hà Nội.  Chủ tịch Uỷ ban Quân quản Hà Nội của VM là Vương Thừa Vũ tức Nguyễn Văn Đồi, người đã chỉ huy cuộc tấn công Hà Nội ngày 19-12-1946 và trở thành tư lệnh sư đoàn đầu tiên của VM là sư đoàn 308.  Hải Phòng, điểm tập trung đồng bào miền Bắc muốn di cư bằng tàu thủy vào miền Nam, do VM tiếp thu ngày 13-5-1954.  Ba ngày sau, toán lính Pháp cuối cùng rút lui khỏi đảo Cát Bà (vịnh Hạ Long, vùng Hải Phòng) ngày 16-5-1955. (Nếu tính từ ngày ngưng bắn có hiệu lực ở Bắc Việt (27-7-1954) cho đến ngày 16-5-1955 là 9 tháng 20 ngày.)
Số người từ miền Nam tập kết ra Bắc không được thống kê đầy đủ.  Theo sự  trình bày của Võ Nguyên Giáp tại Hội nghị Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Hoa) từ ngày 3-7-1954 giữa Hồ Chí Minh và Châu Ân Lai, trước khi chiến tranh kết thúc, VM dự tính bước đầu rút khoảng 60,000, trong đó 50,000 người là bộ đội và 10,000 người làm công tác chính trị, nhất là những người “đỏ” quá, không thể ở lại.  Ngoài ra, VM dự tính sẽ lưu lại miền Nam từ 5,000 đến 10,000 người để chờ thời cơ, và vũ khí nào cất giấu được thì cất giấu sau khi quân đội rút đi.(13) Theo một tài liệu khác cũng của cộng sản, số người tập kết ra Bắc khoảng 175,000 người và 15,0000 học sinh.(14) Số lượng nầy có thể đã được phóng đại và không thể kiểm chứng được.
Số người từ miền Bắc di cư vào miền Nam lên đến khoảng gần 900,000 người.(15) Trong số nầy, nhân viên chính quyền (tức công chức) và quân nhân chiếm một phần ít, còn đại đa số là dân chúng.  Đây là đợt tỵ nạn cộng sản lớn lao đầu tiên trong lịch sử hiện đại, cũng là đợt di dân nội địa lớn lao nhất trong lịch sử nước ta.
³
Vài điểm đáng chú ý về cuộc di cư vĩ đại của dân chúng miền Bắc vào miền Nam như sau:
 Thứ nhất, số người ra đi đông đảo như trên rời đất Bắc có lợi cho đảng Lao Động, vì những thành phần chống cộng, đối lập, bất đồng chính kiến, những nhân vật theo các đảng phái Quốc gia, đều rút về miền Nam, nên không còn, hay ít còn người ở lại đối kháng với chế độ mới ở ngoài Bắc.
Thứ hai, người Việt Nam vốn rất ràng buộc với quê cha đất tổ, mà gần một triệu người đành phải bỏ xứ ra đi.  Trong chiến tranh, bộ máy tuyên truyền của Việt Minh luôn luôn ca tụng chế độ cộng sản và chê bai chính thể QGVN.  Nay cuộc di cư vĩ đại có thể xem là cuộc trưng cầu dân ý cho thấy số người miền Bắc chọn lựa vào miền Nam đông hơn số người miền Nam tập kết ra Bắc, chứng tỏ lòng dân như thế nào đối với chế độ của đảng Lao Động (tức là đảng CSVN)?
Thứ ba, sự chọn lựa nầy củng cố niềm tin nơi chính phủ QGVN, giúp chính phủ QGVN vững tâm hành động, và làm tăng giá trị của chính thể QGVN đối với thế giới.
Thứ tư, ngoài những cán bộ cộng sản được cài lại ở miền nam, sống lẫn lút trà trộn trong dân chúng,(16) chắc chắn đảng Lao Động không bỏ qua cơ hội cho đảng viên cốt cán len lõi vào đoàn người di cư vào miền Nam để làm tình báo, như trường hợp Vũ Ngọc Nhạ,(17) hay Vũ Bằng…(18)
³
Đúng một năm sau hiệp định Genève, để kiếm cớ gây chiến, Phạm Văn Đồng, thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH), tức Bắc Việt gởi thư ngày 19-7-1955 cho thủ tướng Quốc Gia Việt Nam (QGVN) tức Nam Việt là Ngô Đình Diệm, yêu cầu mở hội nghị hiệp thương bắt đầu từ ngày 20-7-1955, để bàn về việc tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo quy định của hiệp định Genève.

Ngày 10-8-1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã bác bỏ đề nghị của thủ tướng Phạm Văn Đồng, dựa vào lý do rằng chính phủ QGVN không ký vào hiệp định Genève và nhất là vì  không có bằng chứng nào cho thấy VNDCCH đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi Quốc tế Cộng sản.
Chính thể QGVN đổi thành Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) vào ngày 26-10-1955.  Tuy chính phủ VNCH nhiều lần từ chối, Phạm Văn Đồng vẫn nhắc lại đề nghị nầy hằng năm vào các ngày 11-5-1956, 18-7-1957, và 7-3-1958 để tuyên truyền với quốc tế.  Lần cuối, Ngô Đình Diệm, lúc đó là tổng thống VNCH, bác bỏ đề nghị trên vào ngày 26-4-1958.
Do vào sự bác bỏ của của chính phủ Nam Việt, Bắc Việt tố cáo chính phủ Nam Việt không tôn trọng hiệp định Genève.  Trong khi đó, hiệp định Genève chỉ là một hiệp định đình chiến và đã được các phe liên hệ tức là chính phủ VM và chính phủ QGVN thi hành xong ngay từ 1954, chia hai nước Việt Nam thành Bắc Việt và Nam Việt duới sự giám sát của Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến, gồm đại diện các nước Canada (Gia Nã Đại), Poland (Ba Lan), India (Ấn Độ).  Còn bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương” không có chữ ký, thì chẳng có giá trị pháp lý để thi hành.  Tuy nhiên, kẻ gây hấn thì luôn luôn có lý do để gây hấn.

Kết luận
Sau trận Điện Biên Phủ (7-5-1954), khi Pháp quyết định rời bỏ hẳn Việt Nam, các cường quốc trên thế giới, Quốc tế Cộng Sản cũng như Quốc tế Tư bản, lại một lần nữa can thiệp, và áp đặt một giải pháp chính trị theo quyền lợi của họ, buộc các phe phái ở Việt Nam phải thi hành.
 Để bỏ chạy an toàn, Pháp thỏa mãn những đòi hỏi về phía khối cộng sản, thỏa hiệp với cộng sản chia hai nước Việt Nam và ấn định lịch tổng tuyển cử năm 1956, mà không cần đếm xỉa đến ý nguyện của chính phủ QGVN.  Pháp quyết ký hiệp định Genève (20-7-1954), để vĩnh viễn rút quân ra khỏi ba nước Đông Dương, không còn liên hệ gì đến Việt Nam.  Như thế, Pháp dựa vào tư cách nào để ấn định lịch tổng tuyển cử vào năm 1956 về tương lai chính trị nước Việt Nam?  Lịch tổng tuyển cử nầy lại không được các phái đoàn tham dự ký kết để bảo đảm thi hành.  Kinh nghiệm lịch sử cho thấy cộng sản luôn luôn ký kết hiệp ước để làm kế hoãn binh và không bao giờ tôn trọng hiệp ước đã ký kết, huống gì là những văn bản không có chữ ký như bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương” ngày 21-7-1954.

Cần chú điểm chót:
Khi Mao Trạch Đông chiếm lục địa Trung Quốc, các cường quốc Tây phương không công nhận CHNDTQ và không cho CHNDTQ thay thế Trung Hoa Dân Quốc tại Liên Hiệp Quốc.  Nhờ chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc được các cường quốc mời họp Hội nghị Genève.  Nghĩa là Trung Quốc được ngồi ngang hàng với các cường quốc Tây phương nhờ chiến tranh Việt Nam, nhờ xương máu của dân tộc Việt Nam.  (Việc nầy tái diễn trong chiến tranh 1960-1975, vì do cuộc chiến nầy, Nixon qua Bắc Kinh dàn xếp với Mao Trạch Đông và Châu Ân Lai.  Sau đó, Hoa Kỳ mở cửa cho Trung Quốc cộng sản vào LHQ.)

Chính phủ QGVN non trẻ, bị động theo chính sách của Pháp, là chuyện đành phải chấp nhận.  VNDCCH (VM), dầu đã lợi dụng và sử dụng xương máu người Việt để chiến đấu, và tự cho rằng đã chiến thắng đế quốc Pháp, cũng không thể cưỡng chống lại những ý đồ của Liên Xô và CHNDTQ.
Nói cách khác, người Việt ở cả hai phía nói chung, hoàn toàn không thể tự quyết định tương lai của chính mình, mà phải bị động trước những áp đặt của ngoại bang, dù đó là ngoại bang tư bản hay ngoại bang cộng sản.  Bất cứ một ngoại bang nào đến với Việt Nam cũng đều vì quyền lợi riêng tư của họ, chứ chẳng phải vì yêu thương hay giúp đỡ nước Việt Nam.  Chẳng bao giờ có tình nghĩa xã hội chủ nghĩa hay tình nghĩa tư bản chủ nghĩa. Chỉ có “quyền lợi chủ nghĩa” giữa các nước mà thôi.
Đất nước bị chia hai, dân tộc bị chia hai, nhưng Hiệp định Genève chỉ là một hiệp định “đình chiến”, tức mới chỉ ngừng tay đánh nhau, chứ chưa phải là hiệp ước hòa bình.  Sau chín năm chiến tranh triền miên (1946-1954), dân chúng Việt Nam rất khao khát hòa bình, nhưng giấc mơ hòa bình vẫn còn ngoài tầm tay của người Việt.  Lòng dân muốn hòa bình, nhưng những kẻ chủ trương độc tài luôn luôn muốn tóm thâu quyền lực, luôn luôn muốn xâm lấn để toàn trị.  Và như thế, vận nước chưa hết nổi trôi, người Việt sẽ vẫn còn tiếp tục thống khổ…
 (Trích Việt sử đại cương tập 5.)
 (Toronto, 19-7-2010)
© Trần Gia Phụng
————————————————————————————————-

Chú thích:

Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nam Á 2002, tr. 2642. Trong sách Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, sđd. tr. 54, đăng bài dịch của bản “Tuyên bố” nầy, nhưng phía dưới không có tên người ký.  Tài liệu Pentagon Papers cũng không có tên ai ký dưới bản tuyên bố.
 Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, sđd. tr. 53 (11a), tr. 56 (11b), tr. 58 (11c).  Nguyên văn tiếng Pháp điều 7 như sau:  “La Conférence déclare qu’en ce qui concerne le Vietnam, le règlement des problèmes politiques, mis en oeuvre sur la base du respect des principes de l’indépendance, de l’unité et de l’intégrité territoriales, devra permettre au peuple vietnamien de jouir des libertés fondamentales, garanties par des institutions démocratiques formées à la suite d’élections générales libres au scrutin secret. Afin que le rétablissement de la paix ait fait des progrès suffisants et que soient réunies toutes les conditions nécessaires pour permettre la libre expression de la volonté nationale, les élections générales auront lieu en juillet 1956, sous le contrôle d’une commission internationale composée de représentants des Etats membres de la Commission internationale pour la surveillance et le contrôle visée à l’accord sur la cessation des hostilités. Des consultations auront lieu à ce sujet entre les autorités représentatives compétentes des deux zones à partir du 20 juillet 1955. (http://www.ena.lu/conference_geneve_20_21_juillet_1954-010703174.html). Có thể xem thêm bản tiếng dịch Anh: Gravel (ed.), Pentagon Papers, Vol. 1, pp. 279-282.
Ngày nay, vào Google.com, tìm “Déclaration finale de Genève en 1954”, thì có ghi rõ câu nầy ngay từ tiểu mục của các bài viết: “Une déclaration finale en treize points, non signée par les participants.. “ [Môt bản tuyên bố cuối cùng gồm 13 điểm, không chữ ký của những người tham dự..]
Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân lai và Hội nghị Genève], Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, bản dịch của Dương Danh Dy, tựa đề Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27, “Hội nghị Liễu Châu then chốt”. (diendan@diendan.org) (trích ngày 1-2-2009.)  Xem thêm Thế Kỷ 21, số tháng 8-2007, tr. 29.  Ông Nguyễn Văn Trấn, trong sách Viết cho Mẹ & Quốc hội, Nxb. Văn Nghệ, California, 1995, có đề cập đến vấn đề người miền Nam tập kết ra Bắc, nhưng cũng không cho biết cụ thể số lượng người tập kết là bao nhiêu?
Đặng Phong chủ biên, Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, tập II 1955-1975, Hà Nội: Nxb. Khoa Học Xã Hội, 2005, tr. 45.

Theo Đoàn Thêm, đến ngày 30-10-1955 là ngày chính thức chấm dứt cuộc di cư, số lượng người di cư tỵ nạn là 887,890 người. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 195.)  Thực tế ở ngoài còn cao hơn nhiều.
Điển hình là Lê Duẫn, bí thư Xứ uỷ Nam bộ, ở lại miền Nam đến 1957 mới ra Bắc. (Về sau, người ta mới biết điều nầy.)  (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập I-C: 1955-1963, Houston, Nxb. Văn Hóa, 2000, tr. 17.)
 Vũ Ngọc Nhạ: Khi di cư vào Nam năm 1954, Vũ Ngọc Nhạ làm giám thị tại một trường học do linh mục Hoàng Quỳnh phụ trách.  Nhờ linh mục Hoàng Quỳnh giới thiệu, Vũ Ngọc Nhạ dần dần được đưa vào làm việc ở phủ tổng thống dưới thời Đệ nhất Cộng Hòa.  Vũ Ngọc Nhạ bị nghi ngờ, bị bắt một thời gian, nhưng không có bằng chứng cụ thể nên được thả ra.  Qua thời Đệ nhị Cộng Hòa, Vũ Ngọc Nhạ tiếp tục hoạt động, và bị bắt trở lại vào ngày 28-7-1969 vì tội làm gián điệp trong cụm tình báo chiến lược A 22 của cộng sản.
Vũ Bằng (1914-1984), tên thật là Vũ Đăng Bằng, còn có những bút danh khác là Tiêu Liêu, Lê Tâm, Vũ Tường Khanh, Hoàng Thị Trâm, nguyên quán tỉnh Hải Dương, là một nhà báo khá nổi tiếng ở Hà Nội trước năm1954 và Sài Gòn sau 1954.  Đặc biệt, theo tiết lộ của báo chí Hà Nội (báo Nhân Dân ngày 9-3-2000, báo An Ninh Thế Giới số 172, ngày 13-4-2000), Vũ Bằng hoạt động cho Cục tình báo chiến lược quân sự của cộng sản từ năm 1952.  Năm 1954, Vũ Bằng di cư vào Sài Gòn tiếp tục hoạt động với tư cách là cơ sở khai thác tin tức phục vụ tình báo cho đến 30-4-1975.  Tác phẩm để lại: Lọ văn (1936), Một mình trong đêm tối (1937), Truyện hai người (1940), Tội ác và hối hận (1940), Để cho chàng khỏi khổ (1941), Cai (1948), Ăn tết thủy tiên (1956), Khảo về tiểu thuyết (1960), Bốn mươi năm nói láo (1969), Món lạ miền Nam (1970), Cái lồng đèn (1971), Nhà văn lắm chuyện (1971), Những cây cười tiền chiến (1971), Nói có sách (1972), Thương nhớ mười hai (1972), và một số sách dịch.
———————————-
Mời tham gia thảo luận về việc thành lập Hội đồng Trọng tài của dự án

Hiệp định Genève, 1954

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Mục từ "Hiệp định Genève" dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại Hiệp định Genève (định hướng).

Hội nghị Genève.
Hiệp định Genève 1954 (tiếng Việt: Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954) là hiệp định được kí kết để khôi phục hòa bìnhĐông Dương. Được kí kết tại Thành Phố Genève của Thụy Sỹ. Hiệp định dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo Đông Dương, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.
Nguyên ủy, Hội nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 để bàn về vấn đề khôi phục hoà bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Do vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả nên từ ngày 8 tháng 5 vấn đề Đông Dương được đưa ra thảo luận.

Mục lục

 [ẩn

Bối cảnh[sửa]


Quân đội Nhân dân Việt Nam phất cờ chiến thắng trên nóc hầm chỉ huy của Pháp tại Điện Biên Phủ
Tháng 7 năm 1953, chỉ huy mới của quân Pháp, tướng Henri Navarre, đến Đông Dương. Được sự hứa hẹn về việc Mỹ tăng viện trợ quân sự, Navarre chuẩn bị cho một cuộc tổng phản công mà báo chí Pháp và Mỹ gọi là "Kế hoạch Navarre".
Ngày 18 tháng 7 năm 1953, Navarre mở cuộc hành quân Hirondelle ("Con én") vào Lạng Sơn và cuộc hành binh "Camargue" vào Quảng Trị nhằm phá hủy được một số dụng cụ và máy móc của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ở Lạng Sơn, quân Pháp lùng sục các kho tàng rồi vội vã rút chạy. Sau đó truyền thông Pháp loan tin quân đội đã diệt được hai tiểu đoàn, một số căn cứ trong khu tam giác là mối đe dọa trên quốc lộ số 1.
Liên tiếp với hai cuộc hành quân này, ngày 9 tháng 8 năm 1953 Pháp rút quân ra khỏi Nà Sản bằng không vận. Trước đây, năm 1952, Pháp đặt cứ điểm Na Sản để ngăn Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến công quân Pháp ở Lào.[1]
Ngày 15 tháng 10 năm 1953, Navarre mở Cuộc hành quân Moutte vào Ninh Bình và Thanh Hóa hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường chính. Mục đích chính lại là phá các căn cứ hậu cần tiền duyên của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc tiến công 1953-1954 được cho là sẽ diễn ra ở đồng bằng. Nhưng thực sự trong kế hoạch Quân đội Nhân dân Việt Nam được đề ra hồi tháng 9, đồng bằng Bắc Bộ chỉ là chiến trường phối hợp. Cuộc hành quân Moutte diễn ra là sự suy đoán sai của Navarre cùng sự xuất sắc của bộ đội mật mã Việt Nam.
Tháng 11 năm 1953, Navarre mở cuộc hành quân Castor đánh chiếm Điện Biên Phủ - Khu vực mà ông cho rằng có vị trí chiến lược chặn giữa tuyến đường chính của Quân đội Nhân dân Việt Nam sang Lào. Navarre xem căn cứ này vừa là một vị trí khóa chặn, vừa là một cái bẫy để nhử đối phương vào một trận đánh lớn theo kiểu kinh điển và có tính chất quyết định mà tại đó Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ bị tiêu diệt bởi pháo binh và hỏa lực không quân vượt trội của Pháp. Navarre đã chọn Điện Biên Phủ - vùng đất nằm trong một thung lũng lớn, cách Hà Nội 200 dặm đường không, với sự chi viện của khoảng 400 máy bay. Quân Pháp sau những trận đánh nống thất bại đã nhường các điểm cao xung quanh cho Quân đội Nhân dân Việt Nam, Navarre cho rằng khi đó Quân đội Nhân dân Việt Nam không đủ khả năng đưa pháo lên Điện Biên Phủ nên sẽ không có nguy hiểm gì từ các điểm cao. Điện Biên Phủ được Navarre xem như là một "cái nhọt tụ độc", hút hết phần lớn chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam và đảm bảo an toàn cho đồng bằng Bắc Bộ.
Khi đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang nghĩ tới một cuộc tấn công, hy vọng sẽ mở được một con đường xuyên Lào thọc qua Campuchia. Sau đó đưa lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam tại miền Bắc vào chi viện bổ sung cho lực lượng sẵn có ở Nam Bộ. Trong cuộc họp tháng 11 năm 1953 của Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các chỉ huy quân sự quyết định mở Chiến cục đông-xuân 1953-1954 để xé lẻ khối quân chủ lực của Pháp đang co cụm đồng bằng Bắc Bộ. Các vị trí tiến công được xác định ở Lai Châu, Trung-Hạ Lào và Tây Nguyên. Ý tưởng tuyến đường chiến lược xuyên Lào sẽ được thực hiện một phần trong tương lai thông qua con đường mòn Hồ Chí Minh.
Chiến dịch Lai ChâuChiến dịch Trung Lào tháng 12 năm 1953 đến tháng 1 năm 1954 đã giúp Quân đội Nhân dân Việt Nam nắm giữ mảng lớn còn lại của vùng Tây Bắc (Điện Biên Phủ chỉ là một thung lũng nhỏ) và phần lớn vùng Trung và Nam Lào.[2]
Để đối phó, Navarre tăng cường cho Điện Biên Phủ khiến nó trở thành một "pháo đài bất khả xâm phạm" trong con mắt phương Tây. Nhưng Navarre không hề biết rằng bản thân đã rơi vào một cái "bẫy" của Võ Nguyên Giáp khi "đặt bẫy" đối thủ của mình. Việc xây dựng một tập đoàn cứ điểm ở vùng núi Tây Bắc hiểm trở hút đi của Pháp những đơn vị thiện chiến nhất. Điều đó tạo nên khoảng trống không thể bù vào ở đồng bằng Bắc Bộ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định vào "bẫy", và đưa vào Điện Biên Phủ 4 sư đoàn với một số lượng lớn pháo xấp xỉ quân Pháp ở Điện Biên Phủ, dù cơ số đạn hạn chế (chủ yếu là thu được của Pháp; phần Trung Quốc viện trợ rất hạn chế do nước này tham chiến tại Triều Tiên). Những cuộc tiến công trên toàn Đông Dương không cho Pháp tập hợp một đội quân cơ động ứng cứu. Những đơn vị phòng không đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được huấn luyện ở Liên Xô về nước tham chiến. Một lực lượng khổng lồ dân công làm công tác vận tải. Các đơn vị mạnh nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam bao vây quân PhápĐiện Biên Phủ.
Cuộc vây hãm Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 7 tháng 5 khi quân Pháp đầu hàng. Ở Washington đã có cuộc tranh luận về việc Mỹ có nên trực tiếp can thiệp bằng quân sự, nhưng tổng thống Eisenhower đã quyết định loại bỏ khả năng này do chính quyền Anh sẽ không ủng hộ.
Cục diện chiến trường Đông Dương, tại thời điểm trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát khoảng 2/3 lãnh thổ Việt Nam, nhưng chủ yếu là các vùng nông thôn và rừng núi, một số thị xã nhỏ, chưa kiểm soát được các thành phố lớn, Pháp kiểm soát một số tỉnh đồng bằng và các thành phố lớn đông dân cư, một số tỉnh đồng bằng nằm trong vùng tranh chấp. Việt Minh kiểm soát gần như toàn bộ miền Bắc Việt Nam nhưng tại miền Nam Việt Nam, Quân đội Quốc gia Việt Nam và quân đội Pháp chiếm ưu thế, quân đội riêng của các giáo phái tự trị cũng khá mạnh nên Việt Minh chỉ kiểm soát được một số vùng tại Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Sau 56 ngày đêm, cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ, toàn bộ 16000 quân Pháp bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh. Điện Biên Phủ là chiến thắng quân sự lớn nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong toàn bộ chiến tranh Đông Dương. Trên phương diện quốc tế trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một quốc gia thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu. Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì Đông Dương là lãnh thổ thuộc Liên hiệp Pháp của Pháp và buộc nước này ra khỏi Đông Dương. Ngày 8 tháng 5, hội nghị Geneva bắt đầu họp bàn về vấn đề khôi phục hòa bình ở Đông Dương.

Bản đồ Đông Dương tháng 7 năm 1954, Nguồn: The Pentagon Papers Gravel Edition, Volume 1, Chapter 3, "The Geneva Conference, May-July, 1954", page 123 (Boston: Beacon Press, 1971)

Thành phần tham dự[sửa]

Hai đồng chủ tịch Hội nghị là Liên XôAnh.

²

Lập trường và quan điểm của các bên tham dự[sửa]

Lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[sửa]

Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề ra lập trường 8 điểm[4]:
  1. Pháp công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, LàoCampuchia.
  2. Ký một hiệp định về việc rút quân đội nước ngoài ra khỏi 3 nước trong thời hạn do các bên tham chiến ấn định. Trước khi rút quân, đạt thỏa thuận về nơi đóng quân của lực lượng Pháp hay Việt Nam trong một số khu vực hạn chế.
  3. Tổ chức tổng tuyển cử tự do trong 3 nước nhằm thành lập chính phủ duy nhất cho mỗi nước.
  4. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố ý định xem xét việc tự nguyện gia nhập Liên hiệp Pháp và những điều kiện của việc gia nhập đó.
  5. 3 nước thừa nhận các quyền lợi kinh tế, văn hóa của Pháp tại mỗi nước. Sau khi chính phủ duy nhất được thành lập, các quan hệ kinh tế và văn hóa được giải quyết theo đúng các nguyên tắc bình đẳngcủng cố.
  6. Hai bên cam kết không truy tố những người hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh.
  7. Trao đổi tù binh và dân thường bị bắt trong chiến tranh
  8. Các biện pháp nói trên sẽ được thực hiện sau khi đình chỉ chiến sự [cần dẫn nguồn].

 

Lập trường của Pháp[sửa]

Ban đầu phái đoàn Pháp tham dự Hội nghị giữ lập trường khá cứng rắn: đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để xoa dịu dư luận và để chính phủ của Thủ tướng Laniel tránh bị mất tín nhiệm, đồng thời tranh thủ thời gian cứu nguy cho quân đội Pháp ở Đông Dương. Sau một thời gian giữ lập trường cứng rắn thì Pháp gánh chịu thất bại lớn ở trận Điện Biên Phủ, nội các của thủ tướng Laniel bị nhân dân Pháp lên án, buộc phải từ chức ngày 12 tháng 6.
Phe chủ chiến ở Pháp bị đánh đổ, Mendès France thuộc phái chủ hòa lập chính phủ mới. Ngày 18 tháng 6, khi nhậm chức, Mendès France tuyên bố sẽ từ chức nếu trong vòng một tháng không đạt được ngừng bắn ở Đông Dương.[4] Pháp muốn rút khỏi chiến tranh Đông Dương trong danh dự đồng thời duy trì những lợi ích kinh tế và ảnh hưởng văn hoá tại Lào, Campuchia và miền Nam Việt Nam.[5]

 

Lập trường của Quốc gia Việt Nam[sửa]

Ngày 4/6/1954, trước khi Hiệp định Geneve được ký kết 6 tuần, Pháp đã ký một Hiệp định với Quốc gia Việt Nam công nhận Quốc gia Việt Nam hoàn toàn độc lập. Theo đó chính phủ Quốc gia Việt Nam sẽ tự chịu trách nhiệm với những hiệp định quốc tế được ký bởi Pháp trước đó nhưng có liên quan tới họ, cũng như không còn bị ràng buộc bởi bất cứ hiệp ước nào do Pháp ký sau này. Nhưng cũng có những lập luận cho rằng Quốc gia Việt Nam vẫn bị ràng buộc bởi Hiệp định Genève, bởi vì chính phủ này chỉ sở hữu một vài thuộc tính của một chủ quyền đầy đủ, và đặc biệt là nó phụ thuộc vào Pháp về quốc phòng.[6]
Ông Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn đại diện của Quốc gia Việt Nam tuyên bố sẽ không ký vào Hiệp định Genève với lý do hiệp định gây chia cắt Việt Nam[7] và đẩy Quốc gia Việt Nam vào thế nguy hiểm[8]. Đại diện phái đoàn Quốc gia Việt Nam ra một tuyên bố riêng:
Việc ký hiệp định giữa Pháp và Việt Minh có những điều khoản gây nguy hại nặng nề cho tương lai chính trị của Quốc gia Việt Nam. Hiệp định đã nhường cho Việt Minh những vùng mà quân đội quốc gia còn đóng quân và tước mất của (Quốc gia) Việt Nam quyền tổ chức phòng thủ. Bộ Tư lệnh Pháp đã tự ấn định ngày tổ chức tuyển cử mà không có sự thỏa thuận với phái đoàn quốc gia Việt Nam... chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở.[8][9]
Tuy vậy, lời phản kháng và đề nghị của đại diện Quốc gia Việt Nam đã không được Hội nghị bàn tới. Ngoại trưởng Trần văn Đỗ từ Genève tuyên bố với các báo chí như sau: "Từ khi đến Genève, phái đoàn không bao giờ được Pháp hỏi về ý kiến về điều kiện đình chiến, đường phân ranh và thời hạn Tổng tuyển cử. Tất cả nhưng vấn đề đó đều được thảo luận ngoài Hội nghị, thành ra phái đoàn Việt Nam không làm thế nào bầy tỏ được quan niệm của mình"[cần dẫn nguồn]
Tuy lên tiếng phản đối, nhưng sau khi hiệp định được kí kết, Chính phủ và quân đội Quốc gia Việt Nam vẫn cùng quân Pháp tập kết về phía nam vĩ tuyến 17. Ngày 28/4/1954, Uỷ ban Bảo vệ Bắc Việt Nam của Quốc gia Việt Nam tìm cách kêu gọi dân chúng di cư vào Nam. Một kế hoạch di cư được đặt ra và một Uỷ ban di cư được thành lập. Ngày 30/7/1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phát biểu cổ vũ dân chúng miền Bắc di cư vào miền Nam.
Sau đó, hậu thân của Quốc gia Việt Nam là Việt Nam Cộng hòa, với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ đã từ chối tổ chức tuyển cử thống nhất Việt Nam, trái với Tuyên bố chung của Hiệp định.

 

Lập trường của Vương quốc Campuchia[sửa]

Chính phủ Hoàng gia Campuchia mong muốn hoàn toàn độc lập đồng thời chấm dứt chiến tranh trên lãnh thổ Campuchia. Lực lượng Khmer Issarak phải giải giáp, đổi lại Chính phủ Hoàng gia Campuchia chấp nhận một cuộc tổng tuyển cử tự do bầu ra Chính phủ mới, trong đó những thành viên Khmer Issarak có thể tham gia với tư cách là ứng cử viên hoặc cử tri. Những thành viên Khmer Issarak sẽ không bị phân biệt đối xử dưới bất cứ hình thức nào.[5]
Campuchia cam kết trung lập, không tham gia vào bất cứ liên minh quân sự nào trái Hiến chương Liên Hợp Quốc trừ khi an ninh của Campuchia bị đe doạ.[5]

Lập trường của Vương quốc Lào[sửa]

Lập trường của Chính phủ Hoàng gia Lào tương tự Chính phủ Hoàng gia Campuchia. Lào mong muốn hoàn toàn độc lập và chấm dứt chiến tranh trên lãnh thổ Lào. Lực lượng quân sự Pathet Lào phải tập kết về hai tỉnh PhongsalyXamneua dưới sự giám sát quốc tế, đổi lại Chính phủ Hoàng gia Lào chấp nhận một cuộc tổng tuyển cử tự do bầu ra Chính phủ mới trong đó những thành viên Pathet Lào có thể tham gia với tư cách là ứng cử viên hoặc cử tri. Những thành viên Pathet Lào sẽ không bị phân biệt đối xử dưới bất cứ hình thức nào.[5]
Lào cam kết trung lập, không tham gia liên minh quân sự và hạn chế việc cho phép nước ngoài xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình trừ khi an ninh của Lào bị đe doạ.[5]

Lập trường của Anh[sửa]

Nước Anh không muốn dính líu vào chiến tranh Đông Dương cùng với Mỹ nhưng cũng không muốn gây tổn hại đến quan hệ đồng minh với Mỹ. Anh kiên trì khuyên Mỹ trì hoãn những hành động quân sự tại Đông Dương bao gồm việc thành lập khối SEATO cho đến khi "lực lượng cộng sản đưa ra giải pháp hoà bình" được Mỹ chấp thuận do đó không phải lựa chọn ủng hộ hay không ủng hộ Mỹ.[5] Ngoài ra, Anh chủ trương ủng hộ Pháp thương lượng trên thế mạnh.[4]

Lập trường của Hoa Kỳ[sửa]

Phái đoàn Hoa Kỳ từ chối ký và không công nhận Hiệp định Genève nhưng ra Tuyên bố nước này "sẽ coi mọi sự tái diễn của các hành động bạo lực vi phạm Hiệp định là điều đáng lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế”.[10]
Trong Tuyên bố của mình, đối với sự chia cắt Việt Nam trái nguyện vọng của hai miền Nam - Bắc, chính phủ Mỹ cũng nêu rõ quan điểm "tiếp tục cố gắng đạt được sự thống nhất thông qua những cuộc tuyển cử tự do được giám sát bởi Liên Hiệp Quốc để bảo đảm chúng diễn ra công bằng"[10].

Lập trường của Liên Xô[sửa]

Mục tiêu của Liên Xô là ngăn chặn nguy cơ chiến tranh vượt ra khỏi phạm vi Đông Dương khiến phương Tây đoàn kết lại ủng hộ Mỹ và buộc Liên Xô phải cam kết bảo vệ Trung Quốc. Liên Xô cũng muốn ngăn ngừa việc quốc hội Pháp thông qua kế hoạch thành lập Cộng đồng Phòng thủ Châu Âu. Đồng thời Liên Xô muốn tạo dựng hình ảnh là người bảo vệ hoà bình thế giới và nâng đỡ vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.[5]

Lập trường của Trung Quốc[sửa]

Hội nghị Geneve là cơ hội quan trọng để đưa Trung Quốc thành một thế lực chính tại Châu Á mà không nước nào có thể bỏ qua.
Trung Quốc không quan tâm đến lợi ích của những người cộng sản và dân tộc chủ nghĩa tại ba nước Đông Dương. Trung Quốc thoả hiệp với các nước phương Tây trong giải pháp phân chia lãnh thổ bất lợi đối với lực lượng bản xứ chống Pháp tại các nước này.[11]
Mục tiêu cao nhất của Trung Quốc là mong muốn các bên ký kết một hiệp định về Đông Dương để tránh mọi sự can thiệp của Mỹ. Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc Chu Ân Lai ra tuyên bố: "Ba nước Đông Dương sẽ không tham gia vào bất cứ khối liên minh quân sự nào và không một nước ngoài nào được phép thành lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ." Tuyên bố của Trung Quốc kết thúc bằng câu "Chúng ta hãy hết sức tin tưởng và tiếp tục đấu tranh để bảo vệ hoà bình thế giới."[11]

Diễn biến hội nghị[sửa]

Tạ Quang Bửu, phía đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và tướng Pháp Henri Delteil, Quyền Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương, Phái đoàn Pháp đang ký Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam
Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc. Từ ngày 8 tháng 5 đến ngày 23 tháng 6, các bên trình bày lập trường của mình về cách giải quyết vấn đề Việt Nam và Đông Dương. Do lập trường giữa các đoàn có một khoảng cách khá lớn nên các cuộc đàm phán tiến triển rất chậm chạp. Tuy nhiên, sự nhân nhượng lẫn nhau chỉ xuất hiện trong các cuộc thảo luận riêng. Cuối cùng, PhápTrung Quốc đã thỏa thuận một giải pháp chung cho vấn đề Đông Dương: giải quyết vấn đề quân sự trước, tách rời giải pháp chính trị tại ba nước Đông Dương.
Từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 20 tháng 7, phái đoàn Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đàm phán trực tiếp để giải quyết các vấn đề cụ thể, xoay quanh các vấn đề: quyền tham gia hội nghị của các đại biểu chính phủ kháng chiến Làochính phủ kháng chiến Campuchia; chọn vĩ tuyến để khẳng định giới tuyến quân sự tạm thời và thời hạn tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất Việt Nam.
Ngay từ đầu, Pháp đã đưa ra đề nghị tạm chia đôi Việt Nam và lập một chính phủ Liên hiệp. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp nhận ý kiến và đưa ra những đề nghị về làn phân ranh. Hai bên mặc cả với nhau, Pháp thì đề nghị ở vĩ tuyến 18, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì muốn ở vĩ tuyến 13. Ngày 9-7-1954, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra đề nghị hạ xuống vĩ tuyến 14, Pháp vẫn giữ vững vĩ tuyến 18. Ngày 13-7, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại hạ yêu cầu xuống vĩ tuyến 16 và đến ngày 19-7 thì hai bên thoả thuận ranh giới tạm thời sẽ ở độ vĩ tuyến 17, phù hợp với ý kiến của Anh và Mỹ.
Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Genève về Đông Dương bắt đầu được ký kết với nhiều văn kiện, chủ yếu là:
  1. Ba hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam, Lào và Campuchia
  2. Bản tuyên bố cuối cùng của hội nghị (không có chữ ký)
Ngoài ra còn những tuyên bố riêng và những văn kiện ngoại giao riêng giữa các nước tham gia như :
  1. Bản tuyên bố riêng ngày 21 tháng 7 của Mỹ tại Hội nghị Genève
  2. Bản tuyên bố của chính phủ Pháp ngày 21 tháng 7, trong đó nêu rõ Pháp sẵn sàng rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, Lào, Campuchia theo lời yêu cầu của chính phủ những nước có liên quan trong một thời gian do các bên thoả thuận.
  3. Các công hàm trao đổi giữa Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Pháp Pierre Mendès-France.
Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam và Lào được ký bởi đại diện của hai lực lượng quân sự chính có liên quan, đó là Thiếu tướng Delteil, thay mặt cho Tổng Tư lệnh Quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương, và Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thay mặt cho Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Phái đoàn Hoa Kỳ từ chối công nhận Hiệp định Genève nhưng tuyên bố rằng nước này "sẽ coi mọi sự tái diễn của các hành động bạo lực vi phạm hiệp định là điều đáng lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế"[12]. Chính phủ Quốc gia Việt Nam từ chối ký và theo Bernard B. Fall không đủ thực quyền để ký kết Hiệp định.[13] Trưởng đoàn Quốc gia Việt Nam, Trần Văn Đỗ, lên tiếng phản đối sự chia cắt đất nước.

Các hoạt động có liên quan[sửa]

Trong khi Hội nghị Genève đang tiến hành, thì tại miền Bắc Việt Nam, Hội nghị Trung Giá đã khai sinh từ 1 cuộc họp sơ bộ ngày 29 tháng 5/1954. Hơn 1 tháng sau, hội nghị chính đã khai diễn ngày 4 tháng 7/1954 và bế mạc ngày 27/7/1954.
Tham gia Hội nghị gồm:
Hội viên chính thức của Hội nghị là 2 đoàn PhápQuân đội Nhân dân Việt Nam (đại diện cho bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Đại diện của Quân đội Quốc gia Việt Nam chỉ là bộ phận thứ yếu bên cạnh phái đoàn Pháp và theo giao kết thì chỉ có các trưởng phái đoàn Pháp và Quân đội Nhân dân Việt Nam phát biểu ý kiến. Mọi vấn đề đem ra thảo luận để quyết định với Việt Minh hoàn toàn do Pháp đưa ra, phái đoàn Quốc gia Việt Nam chỉ được thông báo sau đó. Trong các buổi họp thu hẹp, chỉ có các trưởng phái đoàn Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham dự, đại biểu của Quốc gia Việt Nam không được mời dù với tính cách quan sát viên. Tại hội nghị chỉ treo 2 lá cờ Pháp và cờ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong khi Pháp có thái độ vội vã trong buổi họp, thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại tỏ ra ung dung thong thả để tạo thêm lợi thế khi thảo luận.
Sau Hiệp định, hơn 1 triệu người đã rời miền Bắc Việt Nam theo chương trình Passage to Freedom (Con đường đến Tự Do) hay di cư (tháng 8 năm 1954)

Hội nghị Trung Giá đã thỏa thuận và quyết định "đại diện các Bộ Tư lệnh tối cao hai bên phải gặp nhau tại Genève và các cuộc tiếp xúc cũng phải được thực hiện tại chỗ. Quyết định này cũng định rõ vai trò của các đại diện Bộ Tư lệnh tối cao phải nghiên cứu tình trạng quân sự để thiết lập ngay sau khi đình chiến các dữ kiện đình chỉ mọi hoạt động chiến đấu. Hội nghị tại chỗ phải thông báo càng sớm càng tốt cho Hội nghị tại Genève các kết quả rút tiả được cùng những đề nghị của họ."
Hội nghị quân sự tại chỗ là hội nghị quân sự địa phương (tức là Hội nghị Trung Giá) có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các phái đoàn tại Hội nghị Genève. Trong hơn 3 tuần, từ 4/7 đến 27/7/1954, Hội nghị Trung Giá đã thảo luận các vấn đề tù binh, ngưng bắn, và thiết lập các tiểu ban hỗn hợp về tù binh, tiểu ban nghiên cứu thủ tục thi hành ngưng bắn và các tiểu ban hỗn hợp lãnh thổ. Cuối cùng có những thỏa hiệp được ký kết nhằm "làm cho các đơn vị đối lập cách biệt nhau ra, trở về các căn cứ, hoặc tập trung ở những địa điểm trú quân tạm thời cốt để tránh mọi giao tiếp có thể gây ra xung đột giữa hai bên."
Hội nghị Trung Giá bị ràng buộc bởi các điều khoản của Hiệp định Genève nên việc tổ chức kiểm soát các thỏa hiệp và quyết định bởi các ban hỗn hợp đã không mang lại kết quả. Trong thực tế, các ban hỗn hợp cũng không có quyền hạn gì ngoài những nhận xét, báo cáo và trình cấp trên của mỗi bên để xin giải quyết.

Nội dung cơ bản của Hiệp định Genève[sửa]

Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam[sửa]

Hiệp định Genève có nội dung cơ bản như sau[14] :
  • Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, không can thiệp vào công việc nội bộ 3 nước.
  • Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương
  • Các bên tham chiến thực hiện cam kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, trao trả tù binh
  • Dân chúng mỗi bên có quyền di cư sang lãnh thổ do bên kia kiểm soát trong thời gian quân đội hai bên đang tập kết
  • Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự,vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. Nước ngòai không được đặt căn cứ quân sự tại Đông Dương
  • Thành lập Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương (tiếng Anh: International Control Commission, ICC; tiếng Pháp: Commission Internationale pour la Surveillance et le Contrôle, CISC) gồm Ấn Độ, Ba LanCanada, với Ấn Độ làm chủ tịch.
  • Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam. Khoản a, điều 14 ghi rõ : "Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy."
Điều 6 Bản Tuyên bố chung ghi rõ: “các bên không nên coi đường ranh giới quân sự là biên giới lãnh thổ hay chính trị”.[15]
Hiệp định Genève không có điều khoản nào quy định chi tiết về thời điểm cũng như cách thức tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam-Bắc Việt Nam. Nhưng Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève (không một nước nào ký tên cả, vậy có giá trị pháp lý hay không?) ghi rõ cuộc Tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7/1956 (dân tộc Việt Nam bị đào thải, vậy có giá trị hay không?...Đây đúng là một cuộc tạm ngưng để sửa soạn cho một cuộc chiến thảm khốc khác mà bên ký phải chịu trách nhiệm với dân tộc Việt Nam, tức Việt Minh và Pháp)

Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Lào[sửa]

Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Campuchia[sửa]

Tuyên bố cuối cùng ngày 21 tháng 7 năm 1954[sửa]

Tuyên bố cuối cùng ngày 21 tháng 7 năm 1954 có nội dung như sau[15]:
  1. Các đại biểu tham dự hội nghị đã ký hiệp định đình chiến tại Việt Nam, Lào và Campuchia; tổ chức cơ quan quốc tế giám sát việc thực hiện các điều khoản trong hiệp định.
  2. Hội nghị bày tỏ sự hài lòng trước việc chấm dứt chiến sự tại 3 nước Việt Nam, Lào và Cạmpuchia. Hội nghị tin rằng việc thực hiện những điều khoản trình bày trong tuyên bố này và trong những hiệp định đình chiến sẽ tạo điều kiện giúp Việt Nam, Lào, Campuchia có được nền độc lập, tự chủ hoàn toàn.
  3. Tại hội nghị, chính phủ Lào và Campuchia đã đưa ra các tuyên bố về việc áp dụng quy tắc cho phép công dân tham gia kỳ tổng tuyển cử dự kiến được tổ chức trong năm 1955 phù hợp với hiến pháp của mỗi nước, thông qua hình thức bỏ phiếu kín và với điều kiện tôn trọng quyền tự do cơ bản.
  4. Hội nghị ghi nhận các điều khoản trong hiệp định đình chiến tại Việt Nam, cấm các nước đưa quân đội và nhân viên quân sự cũng như tất cả các loại vũ khí, đạn dược vào Việt Nam. Hội nghị cũng ghi nhận các tuyên bố chung của chính phủ Lào và Campuchia về việc không yêu cầu viện trợ nước ngoài, cả thiết bị chiến tranh, nhân viên hay người hướng dẫn, trừ trường hợp yêu cầu được đưa ra vì mục đích phòng thủ lãnh thổ của họ.
  5. Hội nghị ghi nhận những điều khoản trong hiệp định đình chiến tại Việt Nam: không thiết lập căn cứ quân sự mới tại vùng tập kết, mỗi bên có trách nhiệm canh chừng những khu vực tập kết của mình để đảm bảo không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào và không sử dụng khu tập kết vì mục đích tiếp tục chiến sự hoặc phục vụ cho một chính sách hiếu chiến. Hội nghị ghi nhận tuyên bố của chính phủ Lào và Campuchia về việc không tham gia bất kì hiệp định nào với nước khác nếu hiệp định này bao gồm điều khoản phải tham gia liên minh quân sự trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
  6. Hội nghị công nhận mục đích chính của hiệp định liên quan tới Việt Nam là để giải quyết vấn đề quân sự theo hướng chấm dứt xung đột và các bên không nên coi đường ranh giới quân sự là biên giới lãnh thổ hay chính trị. Hội nghị bày tỏ sự tin tưởng rằng việc thực hiện những điều khoản đề ra trong hiệp định đình chiến sẽ tạo cơ sở cho việc đạt được một giải pháp chính trị tại Việt Nam trong tương lai gần.
  7. Hội nghị tuyên bố, giải pháp cho những vấn đề chính trị ở Việt Nam dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ sẽ cho phép người dân Việt Nam được hưởng nền tự do cơ bản thông qua kết quả tổng tuyển cử tự do sẽ được tổ chức tháng 7/1956.
  8. Những điều khoản trong hiệp định đình chiến nhằm đảm bảo sự an toàn cho người dân và tài sản phải được tuân thủ một cách nghiêm túc và phải cho phép mỗi người dân Việt Nam được quyền tự do quyết định nơi họ sinh sống.
  9. Các bên không được phép trả thù những cá nhân đã hợp tác với đối phương trong thời chiến cũng như gia đình của những người này.
  10. Hội nghị ghi nhận tuyên bố của chính phủ Pháp về việc sẵn sàng rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam, Lào và Campuchia theo yêu cầu của chính phủ những nước liên quan trong thời gian do các bên lựa chọn.
  11. Hội nghị ghi nhận tuyên bố của chính phủ Pháp về giải pháp khôi phục và củng cố hoà bình tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Chính phủ Pháp sẽ tôn trọng sự tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước.
  12. Trong quan hệ với Việt Nam, Lào, Campuchia, mỗi thành viên tham dự Hội nghị Genève sẽ tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước; không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước.
  13. Các thành viên tham dự hội nghị đồng ý hỏi ý kiến nhau về bất kỳ vấn đề nào Uỷ ban Giám sát quốc tế đưa ra.
Bản tuyên bố cuối cùng về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nào tham dự hội nghị.[16] Tuy nhiên văn bản này đã được các nước dự hội nghị chấp thuận cam kết chính thức.[17] Đại diện Mỹ ra tuyên bố riêng trong đó thừa nhận tôn trọng Hiệp định Genève.[17]

Các sự kiện hậu hiệp định[sửa]

Phản đối sự chia đôi đất nước[sửa]

Một ngày sau khi Hiệp định được ký kết, tức ngày 22 Tháng Bảy, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ra lệnh treo cờ rủ toàn Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để bày tỏ quan điểm chống đối sự chia đôi đất nước.[18]
Ngày 22-7-1954. Chủ tịch Hồ Chí minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước: "Đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ”., và khẳng định: “Trung, Nam, Bắc đều là bờ cõi của nước ta, nước ta nhất định thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng”....(Lời người đọc: Đúng là Hồ Chí Minh ký để câu giờ, sửa soạn tái võ trang để gieo thảm khốc cho dân Việt!).[19] 

Lực lượng vũ trang tập kết và dân chúng di cư[sửa]

(Lời người đọc: Như vậy là Việt Minh thua sau khi thắng Điện Biên. Theo lời Việt Minh thì trước trận Điện Biên Phủ họ kiểm soát được 2/3 đất đai mà sau trận Điện Biên họ chỉ còn có ½ đất đai, còn dân thì họ cũng công nhận là: Việt Cộng tới đâu thì dân chạy tới đó...Vậy VM là Chánh Triều hay là Ngụy Triều: Bạo Chúa Ngụy quyền?)
  • Tuy không ký kết Hiệp định Genève và đã tách ra khỏi Liên hiệp Pháp trước khi Pháp ký Hiệp định Genève nhưng lực lượng Quốc gia Việt Nam vẫn theo quân đội Pháp tập kết về miền Nam. Trên 1 triệu người dân từ miền Bắc được sự trợ giúp cũng như ảnh hưởng tuyên truyền của Mỹ đã di cư vào Nam (trong đó có khoảng 800.000 người Công giáo, chiếm khoảng 2/3 số người Công giáo ở miền Bắc), và 140.000 người từ miền Nam (phần lớn là lực lượng kháng chiến của Việt Minh) tập kết ra Bắc[20].
                          Những người di cư bằng thuyền năm 1954 từ miền Bắc
  • Quân đội Pháp dần dần rút khỏi miền Nam trong 2 năm và trao quyền lực cho chính quyền Quốc gia Việt Nam.
(Lời người đọc: Người Pháp ký hiệp định với mục đích hất cẳng Quốc Gia Việt Nam, tái đô hộ như xưa nên họ xúi Bình Xuyền cướp quyền... Nhưng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam do chính họ huấn luyện đã cùng Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, quân của Tướng Trịnh Minh Thế và 1 triệu đồng bào di cư đánh tan quân Bình Xuyên nên người Pháp buộc lòng phải trao trả độc lập cho ta. hy sinh bên ta: ướng Trịnh Minh Thể tử trận, binh sỹ Quân Độc Quốc Gia tử trận, đồng bào chết vì lạc đạn nên mới có nền Đệ Nhất Cộng Hòa, chứ không phải tự nhiên mà có)

 

Quốc gia Việt Nam từ chối tổng tuyển cử[sửa]

Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Ngô Đình Diệm tuyên bố: "Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ", nhưng đồng thời còn nói thêm là ông "nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc"[21]. Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố rằng, mục tiêu của Quốc gia Việt Nam là "thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ".[21].
Theo Tuyên bố cuối cùng của Hiệp định Genève thì tổng tuyển cử ở cả hai miền được dự trù vào tháng 7 năm 1956 nhưng Tổng thống Ngô Đình Diệm bác bỏ mọi cuộc thảo luận sơ khởi, hành động này khiến Ngô Đình Diệm bẽ mặt ở phương Tây.
(Lời người đọc: Ngụy biện trắng trợn! Không ai ký vào bản tuyên bố cuối cùng nên chỉ coi đó là những lời mong ước mà thôi, thì làm gì bẽ mặt. Hơn nữa là Miền Nam đòi độc lập trong tay Thực Dân bằng cuộc chiến chống Bình Xuyên do Pháp hỗ trợ (30/4/1955) như đã nói trên thì đâu có bổn phận phải thi hành bản văn người người cam kết! Ngụy biện cũng vừa vừa thôi)
Theo nhận xét của Tây phương thì Ngô Đình Diệm là kẻ ngoan cố và khao khát quyền lực chuyên chế (phịa).
Nhưng theo Duncanson thì sự thật phức tạp hơn nhận định của các nhà phê bình. Miền Bắc có dân số đông hơn miền Nam 2 triệu người (tính cả gần 1 triệu người miền Bắc đã di cư vào Nam). Hơn nữa, vào thời điểm 1955 – 1956, trước sự hỗn loạn bởi các giáo phái và do hoạt động bí mật của Việt Minh tại miền Nam, cuộc Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam tạo ra bầu không khí căng thẳng dẫn đến cuộc nổi dậy của nông dân tại các vùng lân cận Vinh (Quỳnh Lưu), những tình hình diễn ra ở cả hai miền khiến Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương không có hy vọng đảm bảo một cuộc bầu cử thật sự tự do trong đó cử tri có thể bỏ phiếu theo ý muốn mà không sợ bị trả thù chính trị.[22] Tuy nhiên, trái ngược với quan điểm của Ducanson, theo các báo cáo của Ủy ban giám sát quốc tế thì trong giai đoạn 1954-1956, họ chỉ nhận được 19 đơn khiếu nại về việc trả thù chính trị trên toàn lãnh thổ miền Bắc Việt Nam[23].
Mỹ không công nhận kết quả Hiệp định Genève tuy nhiên vẫn tuyên bố ủng hộ nền hòa bình tại Việt Nam và thúc đẩy sự thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam bằng các cuộc bầu cử tự do dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, những nguồn tin khác nhau chỉ ra cho Tổng thống Mỹ Eisenhower thấy khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành.[24], do đó Mỹ thực tế lại ủng hộ việc Việt Nam Cộng Hòa từ chối tổ chức Tổng tuyển cử tự do thống nhất Việt Nam.[cần dẫn nguồn] Cuộc tổng tuyển cử tự do cho việc thống nhất Việt Nam đã không bao giờ được tổ chức. (Lời người đọc: Giả thử bản văn có giá trị pháp lý thì cuộc bầu cử sẽ diễn ra giữa nước Pháp (Paris) và Việt Cộng để xem người dân thích làm Tây hay làm công cụ sản xuất cho Nga-Sô? Lý do: Tây ký với Việt Cộng mà, chứ dân Việt có ki-lô nào đâu; mà Việt Cộng cũng chưa được dân bàu lấy một lần)

Mỹ hỗ trợ quân sự cho Quốc gia Việt Nam[sửa]

Mỹ từ lâu đã coi miền Nam Việt Nam là địa bàn quan trọng trong chiến lược chống sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á và đã viện trợ tích cực cho Pháp chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau khi Pháp thất bại, Mỹ đẩy mạnh các hoạt động tại Việt Nam, chuẩn bị cho những bước can thiệp sâu hơn. Năm 1954, đội bán quân sự của Mỹ do Edward Lansdale, người của CIA và đã làm cố vấn cho Pháp tại Việt Nam từ 1953, chỉ huy đã thực hiện các hoạt động tuyên truyền tâm lý chiến để kêu gọi và vận động dân chúng miền Bắc di cư vào Nam[25]; giúp huấn luyện sỹ quan Việt Nam tại các căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương; huấn luyện các lực lượng vũ trang của Quốc gia Việt Nam (sau là Việt Nam Cộng hòa); xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ quân sự tại Philippines; bí mật đưa một lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự vào Việt Nam; giúp đỡ phát triển các kế hoạch "bình định Việt Minh và các vùng chống đối"[26].

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị tổng tuyển cử[sửa]

Năm 1956, Việt Nam Cộng hòa được thành lập trên cơ sở Quốc gia Việt Nam. Dưới sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa tiếp tục theo đuổi chính sách của Quốc gia Việt Nam là từ chối tổng tuyển cử với lý do "nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc".
Trong khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do, đồng thời ra sức củng cố quyền lực, đàn áp khốc liệt những người kháng chiến cũ, cùng những Đảng viên Đảng Lao động trung thành còn lại ở miền Nam bằng những chiến dịch "tố cộng"-"diệt cộng", thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn chuẩn bị cho tổng tuyển cử và cố gắng theo đuổi các giải pháp hòa bình. (lời bàn của người đọc: Sự thực thì chánh quyền Ngô Dình Diệm không chối bỏ Tổng Tuyển Cử Tự Do mà chống Tổng Tuyển Cử gian manh nên đã lên đài phái thanh yêu cầu sửa soạn môi trường cho Tổng Tuyển Cử trung thực bằng những hành động cụ thể như: Tự do đi lại, tự do buôn bán, tự do ngôn luận để 2 bên được nói cho toàn thể cử tri biết chương trình làm việc của mình. Bên kia Võ Nguyên Giáp cũng lên đài phát thanh chửi bới và từ chối những đề nghị của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông ta cho đó là tàn dư Đế Quốc Tư Bản cần phải xóa bỏ để tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa mà không hề chứng minh là dân Việt thích làm nô lệ cho Cộng Đảng Quốc Tế.....Chính lúc đó (1958) người đọc vì tò mò nên đã nghe cả đôi bên nói lên ý kiến của mình).[27].
Nghị quyết tháng 3 năm 1955 của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động chính thức tuyên bố chính sách đặt ưu tiên cao nhất cho việc xây dựng miền Bắc trong khi sử dụng ngoại giao để kêu gọi một giải pháp hòa bình cho miền Nam.[28]
Hà Nội tìm kiếm hỗ trợ quốc tế, kêu gọi các đồng chủ tịch hội nghị Genève, nhắc nhở Pháp về trách nhiệm đối với việc thống nhất hai miền Việt Nam thông qua Tổng tuyển cử tự do theo đúng tinh thần của Bản Tuyên bố cuối cùng tại Hội nghị Genève (Nên nhắc lại là Bản Tuyên Bố này không có chữ ký của bất kỳ phe nào cả).
Tháng 6 năm 1955 Hà Nội tuyên bố sẵn sàng mở hội nghị hiệp thương với Sài Gòn nhưng không được đáp ứng, đã gửi thư cho hai đồng chủ tịch hội nghị (Anh- Liên Xô) yêu cầu ứng phó và vạch rõ chính quyền Sài gòn bị ràng buộc, hai đồng chủ tịch sao các bức thư của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi các nước tham dự hội nghị và các nước trong Ủy ban quốc tế, yêu cầu nhận xét và mở lại hội nghị Genève. Chính quyền Hà Nội đồng ý mở lại hội nghị. Tháng 4 năm 1956 hai chủ tịch hội nghị hội đàm, gửi ba thư cho chính quyền 2 miền Việt Nam, chính quyền Pháp và ủy ban quốc tế, xác nhận giá trị pháp lý của hiệp nghị. Miền Bắc cũng ra sách trắng (Dịch chữ bạch thư thành sách trắng là chửi cha tiếng Việt!. Người Việt gọi là sách nói toạc móng heo hay sự thật lịch sử) "Tài liệu về việc thi hành Hiệp nghị Genève".
Tháng 7 năm 1956, sau khi yêu cầu đàm phán không được chính quyền Ngô Đình Diệm trả lời, Hà Nội yêu cầu các đồng chủ tịch hội nghị Genève tổ chức một cuộc hội nghị mới, yêu cầu này lại được lặp lại vào tháng 8. Các yêu cầu đàm phán với chính phủ Ngô Đình Diệm tiếp tục được gửi vào tháng 6 và tháng 7 năm 1957, tháng 3 và tháng 12 năm 1958, tháng 7 năm 1959, và tháng 7 năm 1960, nhưng đều bị từ chối (lời người đọc: Sự thực thì Tổng Thống Ngô Đình Diệm không từ chối, mà là đưa ra những điều kiện sửa soạn môi trường tự do để người dân được bày tỏ ý nguyện trung thực của mình sau khi được biết rõ đường lối chánh trị của 2 bên. Đó là tự do ngôn luận mà Việt Cộng đang cố bưng bít nên Tổng Tuyển Cử không thành. Vì Việt Cộng chỉ thành công khi có tự do bưng bít thông tin và trói chặt tư duy; còn phá bỏ bưng bít thông tin là Việt Cộng thua to: Bằng cớ ngày hôm nay nè, ai có ý kiến khác ĐảNg là đi tù mút chỉ).
Trong khi tiến trình yêu cầu và từ chối đàm phán vẫn tiếp diễn, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn cố tái lập quan hệ thương mại giữa 2 miền[29], để giúp "nhân dân hai vùng trao đổi kinh tế, văn hóa và xã hội, nhằm tạo thuận lợi cho việc khôi phục cuộc sống bình thường của người dân." Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám (khoá II) dự kiến: "Muốn thống nhất nước nhà bằng phương pháp hoà bình, cần phải tiến hành thống nhất từng bước; từ chỗ tạm thời chia làm hai miền tiến đến chỗ thống nhất chưa hoàn toàn, từ chỗ thống nhất chưa hoàn toàn sẽ tiến đến chỗ thống nhất hoàn toàn." Nhưng cũng như vấn đề bầu cử, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thậm chí còn từ chối cả việc thảo luận.

Chiến tranh tiếp diễn[sửa]

Lo ngại trước việc những người kháng chiến cũ của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoạt động bí mật tại miền Nam tiến hành hoạt động tuyên truyền và tổ chức quần chúng đấu tranh chính trị, chính phủ Việt Nam Cộng hoà mở Chiến dịch "tố cộng, diệt cộng" từ mùa hè năm 1955.
Chiến dịch này đã dẫn đến hàng nghìn người kháng chiến cũ bị bắt, bị giết, số còn lại phải chạy về các vùng chiến khu chống Pháp cũ để sống sót (sự thực là họ ra đầu thú khi biết rõ sự gian manh của Việt Cộng. Chiến dịch Chiêu Hồi là do chính những cán binh cao cấp Việt Cộng đẻ ra để phá vỡ cơ sở nằm vùng mà Hiệp Định Genève đã cấm, và bắt buộc họ phải rút về Bắc).
Những người kháng chiến cũ đáp trả bằng cách ám sát các viên chức Việt Nam Cộng hòa qua các chiến dịch "diệt ác ôn" và tập hợp lại thành các đơn vị vũ trang quy mô trung đội, đại đội hoặc tiểu đoàn tấn công vào quân đội Việt Nam Cộng hoà (đây đích thực là vi phạm Hiệp Định Genève mà Việt Cộng đã cam kết....Gái đĩ già mồm)  [30].
Đến cuối năm 1959, Những người kháng chiến cũ ở miền Nam đã thay đổi từ phương thức đấu tranh chính trị với sự hỗ trợ của đấu tranh vũ trang sang đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị. Cũng trong năm 1959, đoàn cán bộ đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dưới tên gọi Đoàn 559 bí mật vượt Trường Sơn vào chi viện cho miền Nam (đây đúng là hành động hiếu chiến, vi phạm Hiệp Định Genève).
Tháng 9 năm 1960, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng Lao Động Việt Nam quyết định cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức ủng hộ các hoạt động đấu tranh vũ trang và chính trị của những người kháng chiến cũ ở miền Nam (với nòng cốt là các Đảng viên Đảng Lao động), mở ra một giai đoạn mới của Chiến tranh Việt Nam (Đây là Việt Cộng đã thú nhận hành động gây chiến để đưa toàn dân Việt vào gông cùm Cộng Sản)[31].

Nguồn tham khảo[sửa]

1.                              ^ p 497 Việt Sử Toàn Thư
2.                              ^ Spencer C.Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, ABC-CLIO, 2000, tr. 190.
4.                              ^ a b c Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương
6.                              ^ The Pentagon Papers Gravel Edition Volume 1, Chapter 5, "Origins of the Insurgency in South Vietnam, 1954-1960" (Boston: Beacon Press, 1971) Trích : "France, as the third party in Vietnam, then became pivotal to any political settlement, its executor for the West. But France had agreed to full independence for the GVN on June 4, 1954, nearly six weeks before the end of the Geneva Conference. By the terms of that June agreement, the GVN assumed responsibility for international contracts previously made on its behalf by France; but, there having been no reference to subsequent contracts, it was technically free of the Geneva Agreements. It has been argued to the contrary that the GVN was bound by Geneva because it possessed at the time few of the attributes of full sovereignty, and especially because it was dependent on France for defense. But such debates turn on tenuous points of international law regarding the prerogatives of newly independent or partitioned states. France speedily divested itself of responsibilities for "civil administration" in South Vietnam."
7.                              ^ Lịch Sử Việt Nam: Từ Bảo Đại Hồi 2 Tới Ngô Đình Diệm
8.                              ^ a b Quân sử (QLVNCH) tập 4. NXb Đại Nam. Chương 3: Các diễn tiến trong việc hình thành quân đội quốc gia. Trang 202
9.                              ^ Hiệp định Genève 20-7-1954, Trần Gia Phụng, Việt báo Online
10.                          ^ a b Tuyên bố của Mỹ tại Hội nghị Genève 1954 (bản tiếng Anh)
11.                          ^ a b Francois Joyaux, Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ I, Nhà xuất bản Thông tin lý luận, năm 1981, trang 299,306
12.                          ^ Washington had indicated at Geneva that "it would view any renewal of the aggression in violation of [the agreement] with grave concern and as seriously threatening international peace and security". Nguồn: Duiker, William, Ho Chi Minh - A Life, Hyperion, 2000, tr. 470
13.                          ^ Bernard B. Fall, The Two Vietnams: A Political and Military Analysis (New York: Praeger, 1964) . Theo Fall thì phái đoàn Quốc gia Việt Nam không có quyền tham gia ký do lực lượng quân sự của chính quyền này quá nhỏ
14.                          ^ GENEVA AGREEMENT ON THE CESSATION OF HOSTILITIES IN VIET-NAM, JULY 20, 1954
16.                          ^ The Pentagon Papers, Gravel Edition, Volume 1, Chapter 3, "The Geneva Conference, May-July, 1954" (Boston: Beacon Press, 1971). Trích: Despite article 27 of the agreement on Vietnam, which bound "successors" (such as Vietnam) to the signatories to respect and enforce the agreement, Vietnam was in a legally persuasive position to argue that France could not assume liabilities in its behalf, least of all to the political provisions contained in the Final Declaration, which was an unsigned document..
17.                          ^ a b Lê Mậu Hãn (chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư..., Đại cương Lịch sử Việt Nam - Tập 3'.NXB Giáo dục. Hà Nội. 2007. Trang 125.
18.                          ^ Nguyễn Văn Lục. Lịch sử còn đó. Garden Grove, CA: Tân Văn, 2008. Trang 125.
20.                          ^ Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, Flight from Indochina, trang 80-81
21.                          ^ a b The Reunification of Vietnam, PRESIDENT NGO DINH DIEM'S BROADCAST DECLARATION ON THE GENEVA AGREEMENTS AND FREE ELECTIONS (July 16, 1955), page 24, Vietnam bulletin - a weekly publication of the Embassy of Vietnam in United States, Special issue No.16, Available online Trích: "Our policy is a policy for peace. But nothing will lead us astray of our goal, the unity of our country, a unity in freedom and not in slavery. Serving the cause of our nation, more than ever we will struggle for the reunification of our homeland. We do not reject the principle of free elections as peaceful and democratic means to achieve that unity. However, if elections constitute one of the bases of true democracy, they will be meaningful only on the condition that they be absolutely free. Now, faced with a regime of oppression as practiced by the Viet Minh, we remain skeptical concerning the possibility of fulfilling the conditions of free elections in the North." dịch là "Chính sách của chúng tôi là chính sách hoà bình. Nhưng không có gì có thể khiến chúng tôi đi chệch khỏi mục tiêu của chúng tôi là sự thống nhất đất nước, thống nhất trong tự do chứ không phải trong nô lệ. Vì dân tộc, chúng tôi sẽ đấu tranh hết sức mình cho sự thống nhất đất nước. Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ. Tuy nhiên nếu những cuộc bầu cử tạo thành một trong những nền tảng cơ bản của nền dân chủ thật sự thì chúng chỉ có ý nghĩa với điều kiện chúng hoàn toàn tự do. Hiện nay, thực tế phải đối mặt với chế độ áp bức của Việt Minh, chúng tôi nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc."
22.                          ^ Duncanson, Dennis J. Government and Revolution in Vietnam. New York: Oxford University Press, 1968. tr 223, trích "But Diem set his face against even the preparatory discussions about elections which the Final Declaration had enjoined (its force, if any, was uncertain); his behaviour was put down in the West most commonly to obstinacy and avidity for despotic power". Trích "yet the truth was more complicated then either these critics, or the drafter of the agreement, may have realized. Obstinate and avid for power Diem may also have been, but the decisive factor for him was the balance of population between North and South: before the cease-fire the Commumists had had under their control barely a quater of the total population of the country, and perhaps not that; the cease-fire had awarded them, with their slightly smaller half of the national territory, a clear majority (even taking account of their transfer of population) of close on 2 millions". Trích :"In the circumstances prevailing in 1955 and 1956 - anarchy of the Sects and of the retiring Vietminh in the South, terror campaign of the land reform and resultant peasant uprising round Vinh in the North - it was only to be expected that voters would vote, out of fear of reprisals, in favour of the authorities under whom they found themselves; that the ICC had no hope of ensuring a truly free election at that time has been admitted since by the chief sponsor of the Final Declaration, Lord Avon."
23.                          ^ Clark Clifford. Set a date in Vietnam, Stick to it, Get out. The Life, 22nd May, 1970. P. 38
25.                          ^ Bernard B. Fall, The Two Vietnams (New York: Praeger, 1964) pp. 153-4
26.                          ^ Trích tại The CIA: A Forgotten History; All other actions: The Pentagon Papers, Document No. 15: 'Lansdale Team's Report on Covert Saigon Mission in '54 and '55,' pp. 53-66.
27.                          ^ Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 31 tháng 12 năm 1959 kéo dài nhiệm kỳ của các đại biểu miền Nam trong quốc hội, website Bộ Tư pháp, truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2007
28.                          ^ Nguồn: Duiker, tr. 470-471
29.                          ^ Vietnam News Agency, 7 tháng 2 năm 1955
30.                          ^ Lê Mậu Hãn (chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư..., Đại cương Lịch sử Việt Nam - Tập 3. NXB Giáo dục. Hà Nội. 2007. Trang 163-164.
31.                          ^ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng Lao Động Việt Nam, phần Niên biểu toàn khoá Website Đảng cộng sản Việt Nam, truy cập ngày 6-9-2007

Liên kết ngoài[sửa]

Tiếng Anh:


Trắc nghiệm phần A:
  1. Nhật vào Việt Nam vào năm nào?
  2. Vụ đói năm Ất Dậu (1945) ai chủ mưu? Dân Bắc chết đói bao nhiêu người?
  3. Biểu tình ngày 17/8/1945 ở Hà Nội do ai tổ chức? Mục đích là gì khi độc lập đã có?
  4. Tập họp ngày 19/8/1945 do ai triệu tập? Với mục đích gì?
  5. Lễ hội ngày 02/9/1945 có phải là lễ bàn giao quyền hành không?
  6. Tạm Ước Sơ Bộ 06/3/1946 ai ký với ai? Ký lúc nào? Những điều cam kết là gỉ?
  7. Tại sao lại có hội nghị Fontainebleau? Hồ Chí Minh tham dự với tư cách gì? Ai là trưởng phái đoàn?
  8. Hiệp định 14/9/1946 ký ở đâu, vào lúc mấy giờ? Ai ký với ai?
  9. Tại sao Võ Nguyên Giáp lại khai chiến với quân Pháp? Vào ngày nào và hiệu lệnh ra sao?
  10. Chánh Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do ai đẻ ra? Có giá trị hay không? và tại sao?
  11. Chúng ta học hỏi được gì trong bài học này?
  12. Tại sao ông Hồ Chí Minh lại khước từ bộ đồ Quốc Phục để hãnh diện trong bộ đồ Cán Bộ Quốc Tế
  13. Ngày 16/8/1945 Nhật đầu hàng vô điều kiện nên đã trao trả độc lập và toàn vẹn lãnh thổ cho Chánh Phủ Trần Trọng Kim trước khi bị tước khí giới.
    1. Lúc đó Hoàng Đế Bảo Đại có còn làm bù nhìn cho Nhật nữa hay không?
    2. Ai đến Việt Nam để tước khí giới quân Nhật? Có Pháp hay không?
    3.  Lúc này có cần phải đảo chánh để nêu cao ngọn cờ chống sự trở lại của Pháp hay không?
    4. Ai đem Pháp vào Việt Nam để lấy cớ chống Pháp cứu nước? Tài chánh và vũ khí chống Pháp lấy ở đâu ra, trong khi dân tình đã kiệt quệ sau trận đói?
    5. Cuộc chiến được mệnh danh là đánh cho Mỹ cút cho Ngụy nhào để tiến lên Đại Đồng Thế Giới có phải là cuộc chiến giành độc lập của dân Việt hay không?
  14. Chúng ta phải làm gì và có thể làm được gì để thoát nạn Hán hóa?
------------------------------------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét