Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Bài số 2.08: NGUỒN GỐC TRIỆU ĐÀ

Nhân Văn Việt Tộc
Bài số 2.08 (bài số 8 năm thứ nhì)
Soạn giả: Nam Định
DRANCY 10/11/2013

NGUỒN  GỐC  TRIỆU  ĐÀ

Bài này gồm 4 phần:
1.      Phần Giáo khoa dành cho học viên: Tóm lược điểm chánh của lịch sử cho dễ nhớ; gồm 2 tiểu mục là:
a.       Ôn cố
b.      Tri tân
2.      Phần Tham Luận dành cho Giảng Viên.
3.      Phần Trau dồi kiến thức dành cho những người muốn biết bối cảnh lịch sử lúc đó.
4.      Phần Thực Tập gồm những câu hỏi để kiểm chứng sự hiểu biết của mình.

Phần Giáo Khoa:

Ôn cố:

Con người và xã hội Văn Lang:
Văn Lang là quốc hiệu đầu tiên của Liên Bang Việt. Vua Hùng có nhiệm vụ biến Liên Bang Việt thành chủng tộc Việt bằng cách hoàn chỉnh 2 yếu tố sau đây với một thời gian là 2.600 năm (2.879BC-257BC):
1.      Hòa đồng 15 sắc tộc trong Liên Bang bằng cách tạo điều kiện để có cuộc sống hài hòa. Phát huy và cổ võ những đặc tính tốt cần cho sự hòa đồng dân tộc.
2.      Hội nhập văn hóa của 15 sắc dân đó để thành một nền văn hóa chung. Văn Hóa là nếp sống và tư tưởng cùng tư duy của một sắc dân hay một cộng đồng.
a.       Tư tưởng là cách suy nghĩ để đưa ra một đề án ổn định xã hội theo mục tiêu của dân tộc mình thì mới có người phụ họa là người dân.
b.      Tư Duy là cách quan sát và phê bình về thành quả của cách sống theo văn minh đương thời. Đây là yếu tố cần phải có để Tư Tưởng đẻ ra đề án hay học thuyết trong mục đích ổn định xã hội.
c.       Muốn đẻ ra học thuyết thì Tư Tưởng phải hội đủ 3 yếu tố sau đây:
P     Mục tiêu phải đạt tới theo ý muốn của dân tộc thì mới có người phụ họa.
Tỷ dụ: Khổng Tử chủ trương xâm lăng (Bình Thiên Hạ) nên học thuyết của ông đẻ ra phải phù hợp với dân Du Mục thì mới có người hưởng ứng.
Còn dân Việt lấy nhân hậu, tôn trọng hạnh phúc con người nên học thuyết phải đượm tình người của dân Nông Nghiệp thì mới có người phụ họa. Vì thế nên tà thuyết Cộng Sản chỉ làm thui chột sức sống của dân Việt mà thôi, chứ không thể nào hủy diệt tận gốc tâm tư người Việt được....Đó là hành động chơi ngông: Bơi ngược dòng sông !
P     Phải có đủ vốn về Triết thì mới biết sự vận hành của xã hội để tiên đoán ra mọi việc. Có như vậy thì mới đủ sức đẻ ra học thuyết hữu dụng và khả thi được, bằng không là học thuyết dỏm!
P     Phải có yếu tố đứng-đắn (đúng-đắn) do Tư Duy cung cấp thì mới nhìn thấy nhu cầu cần phải giải quyết....Tức là chẩn bệnh phải cho đúng thì mới biết nguyên nhân của bệnh trạng để tìm thuốc chữa cho bình phục.


Tính tình con người Văn Lang là: Tự Trọng và Cầu Tiến nó nằm trong tiềm thức của dân nông nghiệp.
·      Lang có nghĩa là con người đáng trọng: Hào-hoa Phong-nhã, Phóng-khoáng Hào-hiệp và Lịch-sự Bặt-thiệp.
·      Việt là tinh thần Cầu Tiến: Cố gắng vượt qua mọi trở ngại để thăng tiến cùng người. Việt có nghĩa là vượt qua mọi trở ngại để tiến lên bằng người (không tiến nhanh hơn người mà cũng không đi chậm hơn người).
Xã hội loài người:
-  Vũ trụ mà ta đang sống là một không gian gồm khoảng 100 tỷ ngôi sao và ở thế dãn nở chậm. Tất cả 100 tỷ ngôi sao này đều nằm trong 2 cái chiêng chụp vào nhau, ở giữa u ra một cục. Tuổi đời vào khoảng 17 tỷ năm (có nơi nói là từ 20 đến 30 tỷ năm; dù sao thì cũng có ngày sinh và ngày diệt)
-  Mặt trời do vũ trụ phát nổ sinh ra, tuổi đời vào khoảng 7,5 tỷ năm.
-  Trái đất do mặt trời phát nổ sinh ra vào khoảng 4,6 tỷ năm nay; phải đợi hàng tỷ năm mới tạo được sự sống như ngày hôm nay; tức là nhốt các chất độc và tạo ra dưỡng khí (oxygène). Ngày hôm nay loài người đang phá hủy môi sinh để gây ra tận thế vì thiếu nước uống và dưỡng khí để thở;
-  Mặt trăng do trái đất phát nổ sinh ra.
w

-  Loài người xuất hiện trên mặt đất khoảng 2 triệu năm nay. Vì da không có lông ấm nên chỉ sống quanh quẩn ở xứ nóng mà thôi. Đời sống rất chật vật vì khả năng kiếm mồi rất yếu kém. Chạy thì chậm, vồ thì hụt; chỉ còn cách lượm trái cây hay lượm tôm cá mắc cạn. Phần lớn là ăn thịt thừa của cọp beo nên đã ung thối.
-  Điểm phát xuất lúc đầu tiên là phía nam nước SOMALIE ngày hôm nay.
-  Sau khi kiếm ra lửa thì di đến vùng xứ lạnh kiếm sống.
a.      Một nhánh di lên phía bắc và trụ ở IRAN, về sau sống bằng nghề chăn nuôi gia súc mà ta gọi là dân Du Mục. Mục là nhìn, có nghĩa là chăn dắt gia súc và Di là đi theo cánh đồng cỏ mà ta gọi là STEPPE, bên Á Châu không có.
b.     Một nhánh di theo bờ biển phía đông để kiếm ăn. Nhóm này tiến tới Mã Lai (Nam Dương Quần Đảo) rồi vòng lên Phi Luật Tân; sau này sáng tạo ra nghề Nông mà ta gọi là dân Nông Nghiệp hay là Miêu Tộc, Bách Việt. Họ kiếm ra Miêu Lịch tính theo sao để định mùa gieo mạ.
Miêu là Mễ, tức ngũ cốc. Người Tàu phát âm chữ Miêu thành Man, người Việt nhái lại thành Mán
w
Sinh kế và nhân số:
Nghề nông có cách đây vào khoảng 15.000 năm (tức 13.000BC).
-  Cách đây 20.000 (tức 18.000BC) thì mực nước biển Đông thấp hơn ngày hôm nay là 130,5m (thước tây). Lúc đó chưa có Nông Nghiệp và cũng chưa có Du Mục. Giữa Phi Luật Tân và IRAN là băng tuyết không có sự sống.
1.      Lúc này nhân số trên toàn thế giới không quá 2 triệu người.
2.      Về sau tự túc được lương thực bằng Du Mục hay Nông Nghiệp thì dân số mới gia tăng.
3.      Theo khảo cổ thì cách đây 15.000 năm (tức 13.000BC) thì trên thế giới có dăm batrung tâm Du Mục và Nông Nghiệp; nhưng chỉ có trung tâm Du Mục ở IRAN và trung tâm Nông Nghiệp ở Đông Nam Á là phát triển và tồn tại cho tới ngày hôm nay. Còn trung tâm du-mục ở Norvège (ở gần Cap Nord) đã không để lại dấu tích chi cả. Xin coi các hình chụp đời sống dân chài Bắc Cực ở 5.000BC đính kèm ở cuối bài.
-  Cách đây 15.000 năm (tức 13.000BC) bàu không khí tự nhiên bị hâm nóng, băng tuyết chảy ra và nước biển dâng lên trung bình là 2cm mỗi năm. Đây là lúc phát minh ra cách trồng lúa để dự trữ lương thực mà người ta tìm thấy di vật ở Hòa Bình nên gọi là Văn Minh Hòa Bình. Văn-minh làm thay đổi nếp sống cùng tư-duy và tư-tưởng nên người ta gọi luôn là Văn Hóa Hòa Bình. Văn-minh là sáng tạo đồ dùng, còn Văn-hóa là nếp sống của tập thể.
Đại Hồng Thủy:
-  Cách đây 8.000 năm (tức 6.000BC) thì nước biển dâng cao hơn ngày hôm nay là 10,3m, sau đó lại rút xuống và dừng ở mực nước ngày hôm nay vào khoảng 5.500 năm nay (tức 3.500BC), lúc này chưa có đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long mà ta gọi là Phù Nam (đất bồi ở phương nam)
-  Khi nước rút thì dân nông nghiệp cứ tiến theo mực nước rút. Đường di chính là các triền sông lớn mà ta phân làm 3 nhánh: Đế Nghi, Lộc Tục và Phi Chiến (Chàm và Khmer)
1.      Con cháu Đế Nghi di theo sông Hoàng Hà chảy qua Bắc Kinh
2.      Con cháu Lộc Tục di theo sông Dương Từ, sông Tây-Giang, sông Hồng và sông Mã.
3.      Dân Phi Chiến di theo sông Cửu Long, đó là sắc dân Chàm và Khmer (Chân Lạp)

-  Con cháu Đế Nghi sống yên lành cho tới nhà Hạ khoảng 1.700BC.
-  Khi yên vị thì con cháu Lộc Tục thành lập binh đội để đánh nhau. Đó là nước Ngô, nước Sở và Liên Bang Việt đánh nhau vào năm 2.879BC.
-  Dân Phi Chiến là 2 sắc dân Chàm và Khmer (Chân Lạp) nằm ngoài vùng binh đao.

Tất cả những sắc dân này đều thuộc dân nông nghiệp.
w
Lập quốc:
Khi an cư thì nước Ngô kiếm cớ đi đánh nước Sở và dân Việt ở phía tây và phía nam. Xin coi bản đồ di dân Đế Nghi và Lộc Tục đính kèm. Đế Minh, Đế Nghi và Lộc Tục là 3 nhân vật hư cấu được dùng để truyền đạt thông điệp di dân, vì lúc đó chưa có bia giấy nên để lại bằng bia miệng; huyền thoại là loại văn suôi thời đó:
Trăm năm bia đá cũng mòn,
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

-  Cương vực nước Ngô là sông Dương Tử và sông Tây Giang. Nước này lập quốc vào năm 2.879BC và mất nước vào năm 600BC. Tồn tại được 2.279 năm, sau đó mất vào tay Lãnh Vương vùng Lạc Việt tên là Câu Tiễn để sát nhập vào nước Văn Lang; tăng 15 tiểu bang (tức Bộ Lạc) thành 18 tiểu bang.
-  Cương vực nước ở phía tây dãy núi Hoài ở vùng Hồ Nam. Nước Sở có 4 con sông lớn đi qua nên nay gọi là vùng Tứ Xuyên (Hoàng Hà, Dương Tử, Hồng Hà và Cửu Long) tồn tại cho tới ngày mất vào tay nhà Thanh vào khoảng 1.650 sau tây lịch. Thọ được 4.529 năm.
-  Cương vực nước Việt từ sông Tây Giang đến tận đèo Hải Vân ngày hôm nay. Phía tây đến tận sông Cửu Long. Dân Lào (Lão Qua) và dân Thái (Xiêm La biến thành Thailand vào năm 1942; có nghĩa là đất của người Thái) là người vùng U Việt (Vân Nam) di xuống theo sông Cửu Long
Lúc này thì:
·  Nước Lào, nước Thái chưa có người ở.
·  Nước Chàm và nước Khmer có người, có đất nhưng chưa lập quốc vì chẳng bị ai đánh và cũng chẳng muốn đánh ai cả; hơn nữa dân số còn thưa thớt, sinh sống dễ dàng. Vì vậy nên gọi là dân Phi Chiến.

Khi bị người Ngô lập binh đội để đi xâm lăng với thuyết thiên tử thì nước Sở lập binh đội để Tự Vệ với học thuyết Vô Vi; nước Văn Lang lập binh đội để tự vệ với học thuyết Rồng Tiên.

Lúc đó thể chế nước Văn Lang là Dân Chủ Phân Quyền, lấy làng làm đơn vị căn bản.
Sở dĩ có thể chế Dân Chủ Phân Quyền là vì nước Văn Lang là một Liên Bang kết hợp để tồn tại trước sức tấn công của quân Ngô. Các tiểu bang là các vùng tự trị hầu như hoàn toàn, vua Hùng không có quyền can thiệp vào nội tình của mỗi tiểu bang.

Về Hành Chánh thì mỗi tiểu bang có một ông Lãnh Vương, bên cạnh có ông Quân Vương gọi là Lạc Tướng lo về binh bị, và ông Lạc Hầu coi về việc nước ngoài trừ việc binh.
Ông Lãnh Vương vùng Lạc Việt chịu mũi dùi của quân Ngô; các ông Lãnh Vương ở hậu cứ chỉ lo việc giúp vũ khí và quân nhu cùng thực phẩm với tinh thần liên đới.....Giống như ngày hôm nay người Việt Hải Ngoại yểm trợ các nhà Dân Chủ và Dân Oan trong nước vậy.

Năm 600BC, Lãnh Vương vùng Lạc Việt (tức Quảng Đông ngày hôm nay) tên là Câu Tiễn bị Vua Ngô là Phù Sai ức hiếp, muốn sát nhập vùng Lạc Việt vào nước Ngô nên đánh nhau triền miên, hầu như bất tận từ rất nhiều triều đại trước với mối thù Ngô Việt không đứt.
Lúc đó ông Câu Tiễn có Lạc Tướng là Phạm Lãi và Lạc Hầu là Văn Chủng giúp sức, bày mưu lập kế giết được Ngô Phù Sai và sát nhập nước Ngô vào nước Việt theo thể chế Liên Bang:
Ø      Hoà Đồng Dân Tộc và Hội Nhập Văn Hóa của các sắc dân trong Liên Bang.

Theo thể chế Liên Bang thì nước Ngô bị chia 3 làm bộ lạc là: Ngô Việt, Mân Việt và Bách Việt. Dân cư 2 nước Ngô và Lạc Việt từ đây sống hài hòa với nhau không bị chiến tranh sát hại bởi sự căm hận của 2 Triều Đình nữa. Dân tình hài hòa, hận thù xóa sạch.

Đến năm 300BC thì Nhâm Ngao (người Việt gốc Ngô ở vùng Ngô Việt, tức vùng Chiết Giang ngày hôm nay) làm loạn, thành lập binh mã lấy lại nước Ngô và vùng Quảng Đông (Lạc Việt), tự xưng là Quân Vương. Như vậy vẫn chưa hết tham vọng, ông ta còn giúp Lãnh Vương vùng Quảng Tây (Âu Việt) là Thục Phán dứt chế độ Hùng Vương để thay bằng chế độ Quân Chủ Chuyên Chế vào năm 257BC.
²

Sau đó thì bên nước Tàu có loạn nên Nhâm Ngao chưa dám dứt Thục An Dương Vương.
Về bên Tàu thì Tần Thủy Hoàng thôn tính nhà Chu và nước Sở. Ký hiệp ước bất tương xâm với Thục Phán, tức Thục An Dương Vương của nước Âu Lạc để dồn toàn lực đánh Nhâm Ngao. Lúc này Nhâm Ngao tuy đã già nhưng có Triệu Đà giúp sức.
Ø   Nhâm Ngao và Triệu Đà là người vùng Ngô-Việt ở Chiết Giang ngày hôm nay. Ngô Việt là người Việt gốc Ngô.
Ø   Sau khi thắng quân Tần ở Hồ Nam  vào năm 213BC thì Nhâm Ngao qua đời, Triệu Đà kế nghiệp làm Quân Vương.

Năm 208 thì nhà Tần cáo chung. Lợi dụng mặt phía bắc được giải tỏa nên Triệu Đà dứt Thục An Dương Vương vào năm 207BC, đổi quốc hiệu Âu Lạc thành Nam Việt.
Ø       Nam Việt có nghĩa là phía nam sông Dương Tử là của người Việt. Lúc này chưa có triều đình nhà Hán, mà cũng không có dân tộc Hán trên đất Tàu. Trên thế giới chỉ có Triều Đình nhà Hán chứ không có dân Hán, không có Văn Hóa hán, không có chữ Hán và cũng chẳng có nước Hán.
Ø       Hán Tộc là danh từ Lã Hậu (183BC) đặt cho thần dân nhà Chu dưới quyền cai trị của Triều Đình Lưu Bang, tức Hán Cao Tổ.

Xét vậy thì:
1.      Triệu Đà là kẻ thù của Tần Thủy Hoàng.
2.      Triệu Đà là kháng chiến chống Liên Bang Việt nhưng lại muốn cai trị luôn nước Văn Lang nên đã xúi Thục Phán lật đổ Hùng Vương, thay đổi thể chế và Quốc hiệu...Sau đó dứt Thục Phán và thay đổi luôn cả quốc hiệu lẫn thể chế để đem an bình đến cho mọi sắc dân trong liên bang Việt.
3.      Triệu Đà có tài trí hơn người nên đã quản trị đất nước trong yên bình; trong khi ông không phải là người Việt chánh gốc.
4.      Về tâm lý thì Tiệu Đà đã chọn Phiên Ngung làm thủ đô; vì Phiên Ngung thuộc vùng Cối kê của ông Câu Tiễn khi xưa.
5.      Ông đã khôn khéo Việt hóa bằng cách sống theo nếp sống Việt, nhưng khi chết lại theo phong tục nước Ngô là chôn sống cận thần và ngựa chiến để xuống âm phủ còn có người hầu.

Tuy là nhập tịch nhưng ông tận tụy phục vụ cho dân nước Văn Lang nên mới được dân chúng ưng thuận.
Về sau bị nô lệ Tàu cũng như Tây lịch sử bị bóp méo để nói rằng dân Việt sinh ra để làm nô lệ (hay tự nguyện làm nô lệ, khi không lại đi dâng đất cho người như Việt Cộng ngày hôm nay tình nguyện dâng đất cho Bác Kinh) cho Tàu rồi cho Tây, nên kẻ thống trị cố tình lý luận để Triệu Đà là người Tàu. Đó là Tư Duy nô dịch do kẻ thống trị dạy bảo, nay cần phải xóa bỏ.
³
Kinh nghiệm đáng học hỏi
Mỹ đã áp dụng đường lối chánh trị 2 bước của Triệu Đà để trực tiếp chỉ huy cuộc chiến thử vũ khí trên đất Việt giữa Nga và Mỹ. Khi tàn cuộc thì phủi đít ra đi không hề thương tiếc đồng minh bé bỏng:

1.      Trước hết là nhờ tay các loạn tướng phe Dương Văn Minh hạ bệ Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

2.      Sau đó Mỹ hất cẳng các loạn tướng này đi và trực tiếp điều khiển từ chánh trị đến quân sự ở miền nam Việt Nam. Kẻ nào nghe lời thì tồn tại, còn chống đối thì đi làm Đại Sứ Lưu Động, hoặc bị ám sát trên chiến trường như Tướng Đỗ Cao Trí...Chúng ta nên rút kinh nghiệm bài học lịch sử này.
³
Uy quyền lẫm liệt của Triệu Đà:

1.      Triệu Đà đã đánh tan quân của Tần Thủy Hoàng do Tướng Đồ Thư cầm đầu ở Tràng Sa, uy danh lẫy lừng nên không thể nào là tỳ tướng của nhà Tần được.

2.      Triệu Đà đã đánh tan quân xâm lược của Lã Hậu ở Hồ Nam năm 182BC, danh lên như diều, cải danh hiệu từ Triệu Việt Vương sang Triệu Vũ Đế; sửa soạn binh mã sang đánh tận sào huyệt nhà Tây Hán ở Tràng An...nên không thể nào lại "vẫy đuôi" phục tùng Hán Chúa đuợc (sử Trần Trọng Kim, quyển 1, trang 32 dòng 23 và 24)
Kế hoạch phục thù này đã làm triều thần nhà Hán sợ run nên phải đồng thanh giết Lã Hậu, phục chức cho Thái Tử lên ngôi Hán Thái Tôn để xin giao hiếu như cũ.

3.      Vì lòng nhân hậu, muốn cho 2 dân tộc được sống trong an bình nên Triệu Đà đã bãi binh. Nhưng vẫn chứng nào tật nấy, cha nào con nấy; chuyện cầu hòa chỉ là xảo tráo đề tái xâm lăng....giống Lưu Bang xin cầu hòa với Hạng Võ vậy.
Vì thế cho nên 71 năm sau (tức 111BC), Triệu Vũ Đế qua đời, Hán Chúa lại kéo binh qua xâm lấn. Nhưng lòng trời không tựa: Kinh thành Tràng An bỏ ngỏ nên Mãng Vương cướp quyền; do đó phải kéo quân về để khôi phục lại Triều Đại nhà Hán......Đó là:
Nhữ Đẳng Hành Khan Thủ Bại Hư (Lý Thường Kiệt).
Hai bên (Mãng Vương và con cháu nhà Hán) đánh nhau liên tục cho tới 135 năm sau (tới năm thứ 24 sau tây lịch) thì con cháu nhà Hán mới khôi phục lại giang sơn của tổ tông, và chuyển đô về Lạc Dương nên gọi là nhà Đông Hán. Lúc đó đặt niên hiệu là Kiến Võ.
Ø        Kiến là xây dựng (kiến thiết) và Võ là sức mạnh.
Ø        Kiến Võ có nghĩa là dùng sức mạnh để lấy lại quyền lãnh đạo...Tổ để mất thì con cháu phải lấy lại bằng bạo lực.
Sau 10 năm ổn định việc trị an, tức Kiến Võ năm thứ 10, thì nhà Hán lại sai Tô Định sang đánh nước ta và bị quân của Nhị Vị Anh Thư nước Việt đuổi đánh nên phải chui vào ống đồng do ngựa kéo xuống thuyền bỏ chạy về nước.
Điểm này sử gia Tàu bóp méo lòi đuôi, họ nó là 2 bà là kháng chiến chống thái thú Tô Định là hoàn toàn bịa. Bằng cớ là:
1)      Hai bà tuyển quân hàng vạn như không. Chỉ có độc lập mới làm được như vậy.
2)      Quân sỹ, voi ngựa phải luyện cả năm trời mới thuần thục. Nô lệ không làm được.
3)      Quân trang, quân cụ, vũ khí phải sản xuất trước thì khi cần mới có. Nô lệ không làm được.
4)      Tô Định chui ống đồng, như vậy là khi đổ bộ đã tính là thua thì chui vào ống đồng làm sẵn. Cón là Thái Thú thì đâu có nghĩ đến chuyện bại trận nhục nhã như vây.
Tóm lại: thế hệ mê Linh độc lập, vì khi nhà Tây hán sang xâm lăng thì kinh đô Tràng An mất vào tay Mãng Vương nên quân Hánn phải kéo vể tử chiến. Đó là:
Ø     Nhữ Đẳng Hành Khan Thù Bại Hư (Lý Thường Kiệt)
TRI TÂN:
Đến đây thì chúng ta có thể nói được rằng Triệu Đà là người Việt gốc Ngô.
Ông là một nhà chánh trị tài ba xuất chúng, một chiến lược gia tài giỏi và là một nhà lãnh đạo nghĩ đến hạnh phúc của người dân của cả đôi bên, thích xây dựng hòa bình hơn tìm kiếm chiến tranh.
Vì thế nên dưới triều đại của ông dân tình hài hòa. Chỉ vì ông thực lòng thương dân yêu nước nên mới áp dụng chánh sách Hoà Đồng Sắc Tộc và Hội Nhập Văn Hóa của tất cả mọi sắc dân.
P     Há chẳng phải là điều đáng học hỏi hay sao?

Xét lại lịch sử thì chánh sách hòa đổng sắc tộc và hội nhập văn hóa để có cuộc sống hài hòa đã tương được áp dụng trong thời:
1)      Hùng Vương dựng nước , biến Liên Bang Việt thành chủng tộc Việt.
2)      Dưới thời Câu Tiễn (#600BC) sát nhập ngước Ngô vào liên bang Việt.
3)      Dưới thời Triệu Đà với chế độ Quân Chủ Đại Nghị.
4)      Dưới thời vua Lê Thánh Tôn (1470AC) sát nhập nước Chàm vào nước Việt.
5)      Dưới thời Tây Sơn đã thống nhất tuyệt hảo lòng người đàng trong và đàng ngoài sau hơn 200 chia cắt với trên 10 trận đánh khốc liệt, tiêu hủy 1 triệu sinh linh làm cho tiềm năng dân tộc bị suy giảm đến khánh kiệt.

Nay chúng ta phải thay đổi nảo trạng (tư duy) ra sao để tránh vấn đề sắc tộc do kẻ thù gây ra để làm tiêu diệt dân ta? Đây là công việc làm của thế hệ trẻ ngày hôm nay, chủ nhân ông thực sự của đất nước trong tương lai.
Câu hỏi được đặt ra là:
Ø                        Làm sao để hòa đồng dân tộc và hội nhập văn hóa để có nếp sống hài hòa?
§
3.     

Mở mang bờ cõi trong an bình


Sơ Đồ biến thái Văn Hóa
Thiết kế: Hoàng Đức Phương
Paris  28/5/2008   .


      Kinh nghiệm sống                                     Học Thuyết              đề  ra       Tư -tưởng
            (Quan sát)                                      (để ổn định đời sống)                        (Sáng tạo)
 


                                                                      tác động vào nếp                             tìm cách                                          
                tinh thần                                           sống tâm linh                              hoàn thiện
                                                                                                                             cuộc sống
                                                                                                                                          
                  Cầu                                            nếp sống tâm linh                                                    
                  Tiến                                            (đầu óc thảnh thơi)                           Tư -duy
                                                                     (tâm trí thỏa mái )                         (suy nghĩ và
                                                                                                            suy                phê phán                                
                                                                                 +                        nghiệm         thành quả)
   Phát minh khoa học        thay  đổi            nếp sống vật chất                             
(tự phát không ai có thể                            (no ấm, sung túc) đòi                       Rút  ưu  khuyết 
      khống chế được)          nếp   sống         ổn định chánh trị                                   điểm                     
                                            vật   chất          (thay đổi xã hội)
                                                                                                                      

Phát minh KHOA HOC        VĂN HÓA (nếp sống trong cộng đồng                lãnh  vực
bắt đầu có từ ngày                       đồng, tức dân tộc)  gồm hai loại                    TƯ TƯỞNG
    biết dùng lửa                                       vật chất  và  tinh thần                        và TƯ DUY
thời kỳ đá chẻ, đá đập                                           (cuộc sống thực tế)                     (ổn định cuộc sống)
(kinh nghiệm tích lũy)
.......................................................................................................................................................
Một vài định nghĩa:
  • Văn-Hóa là tiếng Tàu: Văn là đẹp, hóa là cách sống nhẹ nhàng và thanh tao.
  • Nếp sống là tiếng Việt: Hiện tượng này thì hành động kia (phản xạ tự nhiên).
Tỷ dụ: Ăn cơm thì phải mời nhau. Xưng hô theo vai vế đại gia đình...lâu dần thành nếp.
            Tiếng Tàu gọi là Truyền Thống (Thống là cái nút, tiếng Pháp là un noeud)
  • Tư là lo nghĩ, Duy là phê phán, Tưởng là ý niệm có hệ thống rõ ràng với mục đích cải thiện cuộc sống cho một nhóm người (ích kỷ), một dân tộc (chủ nghĩa Quốc Gia) hay cả nhân loại (tình người)
  • Tư Duy: Xem xét kỹ càng thành quả sau khi thi hành để rút ra kết luận đúng sai, lợi hại.
  • Tư Tưởng là xem xét (nghiên cứu) kỹ càng một vấn đề nào đó rồi đưa ra đề án thi hành; nếu lớn lao thì gọi là Học Thuyết, còn trong phạm vi gia đình thi gọi là gia phong......
  • Người ta nói Văn Hóa của một tập thể, hay một sắc dân trở lên chứ không ai nói văn hóa của một hội đoàn; cái này thì gọi là nội quy, lệ làng..
  • Trình độ Văn Hóa có 5 nấc phản ảnh bằng lời nói: Sơ đẳng, Hạ đẳng, Trung đẳng, Thượng đằng và Siêu đẳng. Học để có văn hóa thượng đẳng, ăn nói thanh tao lịch thiệp.
------------------------------------------
Phần Tham Luận

Ngụy biện của sử gia Tàu:
-  Một đàng họ nói Triệu Đà là Tướng của Tần Thủy Hoàng,
-  Đàng khác họ lại nói ngược lại là: Nhâm Ngao và Triệu Đà đã giết tướng của Tần Thủy Hoàng tên là Đồ Thư vào năm 213BC tại Tràng Sa (tỉnh Hồ Nam) và buộc đoàn quân chiến bại này phải tháo chạy có cờ.
Sau đó Tần Thủy Hoàng đi thị sát vùng đất mới chiếm được là Quảng Đông (tức vùng Lạc Việt). Trên đường về Kinh Đô ở Hàm Dương thì bị kháng chiến nước Sở ám sát, sau đó nhà Hán lên thay. Coi biểu đồ sơ lược dưới đây thì rõ.
w

Tần Thủy Hoàng 247BC tới 183BC
Bên Ta: Thục Phán và Triệu Ðà
Bên Tàu                                                                         Bên Ta
Tần Thủy Hoàng lên ngôi 13 tuổi         n 247  Thục Phán   Triệu Ðà
·         Lã Bất Vi nhiếp chính

Tần Thủy Hoàng lấy lại quyền              n 242         Âu
vào năm 18 tuổi                                                       Lạc
                                                                                                                       
Tần Thủy Hoàng lấy đất nhà Chu          n 236
và nước Tề vào năm 26 tuổi

Tần Thủy Hoàng đánh chiếm nước       n 225                       Kháng chiến
Sở trong 4 năm (35 tới 39 tuổi)                                              Nhâm Ngao
                                                                                                                                              và Triệu Đà
Tần Thủy Hoàng thống trị nước Sở       n 221
Tần Thủy Hoàng ký hiệp ước Bất         n 214                 n             r
Tương Xâm với Thục Phán để đánh
Triệu Ðà (Hồ Nam và Quảng Ðông)

Kháng chiến Nhâm Ngao và Triệu        M213                               ¨
Ðà giết tướng Ðồ Thư ở Hồ Nam

Tần Thủy Hoàng kinh lý Quảng Ðông  M 210        ÂU
và chết trên đường về Hàm Dương        n                      LẠC                             
Hạng Võ giải phóng nước Sở -- 209¡
Hạng Võ chiếm Hàm Dương --  208¡Tần  M cáo chung
Hạng Võ lui về Sở  --------------  207¡        Âu Lạc thuaM            ¨
Lưu Bang dấy nghiệp                                 ¨ 206                 NAM
Lưu Bang diệt Tề và Sở                         ¨      203                 VIỆT
Hán Việt giao thương                            ¯      -------196-------        ¯
Lã Hậu đánh Triệu Ðà  (đại thắng)       ¨      -------183-------        u
Triệu Ðà phản công (đại thắng)            u      -------182-------        ¨
Lã Hậu phục thù (đại bại)                     u      -------181-------        ¨

Sau đó Lã Hậu bị ám sát, Thái Tử lên ngôi và xin giao hiếu với Triệu Ðà  
------------------------------------------------------


Ngoài ra sử Tàu còn nói là Hán Cao Tổ xin được Hiệp Thương với Triệu Đà để phát triển nền kinh tế trên Hoa Lục (lục địa Trung Hoa ngày hôm nay), sử của cụ Trần Trọng Kim có nói lại vụ này.
Vậy thì sự thật thì Triệu Đà là ai? Việt hay Tàu? Ch²úng ta hãy làm sáng tỏ vụ này.
w

Sự lưu manh của ông Lưu Bang:
Đúng lý ra thì ông Lưu Bang sau khi lập nghiệp Đế thì miếu hiệu phải là Lưu Thái Tổ mới đúng, còn niên hiệu thì ông có thể để là cái gì cũng được.
Đằng này ông lại dùng miếu hiệu là Hán Cao Tổ, và ông tổ chức lễ vinh danh bố của ông là Hán Thái Tổ. Tức là bố ông lập nghiệp chưa thành thì mất, nay ông tiếp nối thành công nên gọi là Cao Tổ.....trong khi bố của ông còn sống chình ình ra đó!
Trường hợp này thì đúng với Nguyễn Ánh tức vua Gia Long, tự xưng là Nguyễn Cao Tổ,  nhưng hoàn toàn ngụy biện với ông Lưu Bang. Tại sao ông lại làm như vậy? Sau đây là lý do:
·      Lưu Bang là một tên võ biền, quỷ quyệt, thất học nhưng thông minh được Hạng Võ phong cho chức Hán Vương vào trị nhậm vùng Thiểm Tây này hôm nay, vì ông này có công giúp Hạng Võ diệt nhà Tần. Vì thế nên nói đến Hán Vương thì có Uy, nhưng nói đến Lưu Bang thì thiên hạ coi thường. Do đó ông đổi họ Lưu sang họ Hán cho oai.
·      Hạng Võ là người có sức mạnh và cư xử có đức vì ông thuộc dòng quý tộc. Do đó mắc mưu Lưu Bang và phải tự sát chứ không chịu nhục.
Còn Lưu Bang thì trái lại, làm mọi hành động lắt léo miễn sao thành công là được; giống Cộng Sản ngày hôm nay, khạc ra rồi lại liếm, hứa rồi lại nuốt lời như tết Mậu Thân 1968.
Bằng chứng: Sau khi thành công thì ông triệu các quan đại thần của nhà Tấn đến sân cỏ. Bắt mọi người để mũ vào một đống giữa sân rồi nhảy lên mình ngựa vạch cu ra đái vào.

Trước hành động vô văn hóa này thì ông nhận ra ngay sự khinh bỉ củ đám nho sỹ. Vì thế nên ông mới sai người chọn một Triết Gia mà Tần Thủy Hoàng coi kinh tôn lên làm Thánh ....Đó là Thánh Khổng được Lưu Bang bơm lên vì nhu cầu chánh trị của y....Và nói rằng: Tần Thủy Hoàng theo học thuyết của Vệ Ửng, Ngũ Gia Liên Bảo là sai (tức chủ nghĩa Karl MARX ngày hôm nay mà ta gọi là Cộng Sản. Nay phải dùng thuyết Thiên Mệnh của Khổng Tử mới đúng.
...Nhưng áp dụng thuyết Thiên Mệnh của Khổng Tử thì lại cũng chẳng hợp với con người và đường lối cai trị của ông: Sỹ phu bất phục.

Vì thế nên ông đẻ ra: Hán Nho, lấy nguồn gốc của Khổng Nho rồi bóp méo cho hợp với đường lối cai trị của ông. Sau đó bắt mọi người phải tôn sùng Khổng Tử như thánh để ông dựa hơi củng cố địa vị. Chữ NHO có nghĩa là đạo học làm người theo một học thuyết của một triết gia nào đó. Chữ viết đạo học làm người thì gọi là chữ NHO.
Giống hệt như LENINE Valdimir dựng ra chủ nghĩa Marx-Lénine, hay MAO Trạch Động đẻ ra chủ nghĩa Marx-Mao.
......Thực chất thì LƯU Bang, LENINE Valdimir và MAO Trạch Đông đều là nhữ tên lưu manh chánh trị, núp bóng người khác để tạo uy tính cho mình.
·      Vì muốn tăng uy tín và uy quyền cho mình nên ông Lưu Bang mới là lễ vinh thăng chức HÁN Thái Tổ cho bố ông, một tên ngu dốt chẳng có tích sự gì, trước khi làm lễ đăng quang cho chính ông là HÁN Cao Tổ....Sau đó ông cải tổ bộ Lễ để có nghi lễ tự tôn vinh cho mình và cho quần thần được phong phẩm hàm, quan tước....Muốn biết thêm xin đợc tài liệu nhà Hán do chính Bắc Kinh viết năm 2000 thì rõ: La Gloire des Empereurs.
·      Tiếp theo dòng máu lưu manh này nên con cháu họ Lưu mới phịa ra là Triệu Đà là Tướng của Tần Thủy Hoàng sang bình định vùng đất miền nam, lập nên nước Nam Việt; nhưng lòng vẫn quay về nguồn nên....."vẫy đuôi" quy phụ Hán Chúa là kẻ thù của Tần Thủy Hoàng là điều nghịch lý. Sử Trần Trọng Kim sao ý bản chánh mà không có lời bình chi cả.
³



NGUỒN  GỐC  TRIỆU  ĐÀ
Việt hay Tàu?

Nguồn gốc nước Văn Lang:
Muốn biết rõ nguồn gốc Triệu Đà thì chúng ta phải trở về ngày lập nước Văn Lang vào năm 2.879BC thì mới rõ được. Chúng ta chỉ nói những điểm chánh chứ không đi sâu vào cách tổ chức hành chánh của các quốc gia trong vùng là nước Ngô, nước Sở và Liên Bang Việt mà ta gọi là Bách Việt.
Bản đồ trở về quê cũ sau trận đại hồng thủy vào khoảng 3.500BC ở trên là do Bắc Kinh vẽ theo truyền thuyết Đế Nghi và Lộc Tục cho ta ít nhiều ý niệm về thời đại lập quốc.
Đó là thời đại đồ đồng, lúc này chưa có sắc dân mệnh danh là Hán Tộc và cũng chưa có nước Tàu hay nước Trung Hoa....Danh từ Trung Hoa có vào năm 183BC do Lã Hậu đặt ra , thì lập tức danh từ Tàu xuất hiện năm sau (182BC) do Triệu Đà tung ra để đối kháng chánh trị.

Những điều cần biết trước khi vào đề:
Ký Hiệu và Ký Tự: Hiệu là ra dấu, còn Tự là chữ viết; Ký là ghi chép lại để làm bằng chứng.
Ở thời điểm này cũng chưa có chữ viết mà chỉ có ký hiệu để giao ước với nhau những ý mình muốn nói.
Chúng ta hãy tưởng tượng hình vẽ của bảng chỉ đường cho người lái xe hơi hay lái tầu thủy, xe lửa, máy bay...... Ký hiệu này tạm gọi là ước hiệu, nó khác với ký tự (chữ viết).Tỷ dụ con số 1, 2, 3, 4.....bằng số Ả Rập, La Mã hay Tàu, Tây, Nga, Đức.....là những ước hiệu chứ không phải ký tự (chữ viết).

Chữ viết (ký tự) bắt đầu có từ ngày biết làm mành-mành; viết lên đó rồi cuốn lại đem theo nên ta có danh từ CUỐN SÁCH. Như vậy là bắt đầu thời đại đồ sắt non, biết làm dao để chẻ lạt, biết làm cưa để cưa tre theo đốt thì mới có thể làm lạt được.
Sớm lắm cũng vào khoảng 600BC. Chúng ta vẫn thấy hình sớ Táo Công đọc theo mành-mành, hoặc chuyện Tàu nói là Binh Thư Tôn Tử được viết trên các dóng tre. Tôn Vũ thuộc thời đại vua Ngô Hạp Lưu, khoảng 600BC, cùng thời với Lãnh Vương vùng Lạc Việt (Quảng Đông) tên là Câu Tiễn (Việt Vương Câu Tiễn nếm phân Ngô Phù Sai là mưu thoát hiểm để trả hận cho đời biết tay).

Đông hay Tây, Xưa hay Nay, muốn lưu truyền tâm tư hay kinh nghiệm cho hậu thế thì người ta vẫn để dưới dạng: Ca Dao, Tục Ngữ, Câu Hát, Giọng Hò, Câu Vè, Điêu Khắc, Hội Họa hay Văn Vần, Văn Xuôi. Tức là để dưới dạng Bia Miệng, Bia Đá hay Bia Giấy .....bia Computer.
Ở thời điểm chưa có giấy thì Văn Xuôi bắt buộc phải để dưới dạng Huyền Thoại. Phần Huyền Thoại là phương tiện chuyên chở thông điệp, còn thông điệp là triết lý của câu chuyện.......Sau này không còn bia giấy mà chỉ còn  BIA  ĐIỆN  TỬ  thì mọi chuyện sẽ khác hẳn; vì vậy chúng ta không thể đả kích chuyện huyền thoại khi chúng ta chưa giải mã để hiểu tâm tư người xưa được.
Muốn xét lịch sử người xưa thì phải đặt mình vào bối cảnh cuộc sống ỏ thời điểm đó thì mới rút tỉa kinh nghiệm để giải quyết cho vấn nạn ngày hôm nay được. Đó là ôn cố tri tân, làu thông kinh sử; bằng không là đấu võ mù để sống theo số phận hên xui.


TIẾN  TRÌNH  LẬP  QUỐC

Lập Quốc thì phải thành lập Binh Đội, phải có Văn Hiến, có Luật Lệ, có luật thuế khóa, có kiểm soát cư dân...... và đồng thời cũng phải có học thuyết...Lúc đó Hịch, Văn Hiến, Luật Lệ ....tất cả đều viết rất thô sơ: Đó là ký ước chứ chưa phải là ký tự trên  đất sét làm nền, rồi nung
nóng lên làm văn bản.

§    Chỉ có 2 trường hợp lập quốc là: để Xâm Lăng hay để Tự Vệ mà thôi. Ngoài ra không có một cộng đồng nào lại đi lập quốc, thành lập binh đội để ngắm và làm hao tổn sức lực cùng thuế khóa của người dân bằng việc chi tiêu cho những kẻ ăn bám.

§    Người ta có thể dựa trên lịch sử đồ gốm (đồ đất nung) đính kèm ở phần trau dồi kiến thức để suy đoán ra nếp sống cùng tư tưởng và ngôn ngữ của cư dân thời đó.
w

Bước chân loài người:
Loài người xuất hiện trên trái đất vào khoảng 2 triệu năm trước đây. Người đầu tiên xuất hiện tại phía nam nước SOMALIE ngày hôm nay.
Vì da không có lông nên chỉ sống quanh quẩn ở xứ nóng mà thôi. Vì khả năng kiếm mồi yếu kém nên bộ óc phải làm việc vì nhu cầu sinh tồn. Lúc đầu dùng đá chọi gà, ném thỏ, về sau lấy đá to ghè cho vừa lòng bàn tay. Lúc này đá tóe lửa, bốc cháy vào lá khô nên biết cách lấy lửa, nhưng chưa biết dùng lửa. Khi biết dùng lửa rồi thì mới đi sang vùng lạnh sinh sống được.
Nên nhớ là môi trường sinh sống làm thay đổi nhiễm sắc thể (chromosone) nên con người mới biến dạng thành da trắng, mũi cao, mắt xanh, mắt sếnh, da vàng, mũi tẹt, da đen mũi hếch...Đây là quy luật sinh thái áp dụng cho vạn vật: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Vậy thì chủng tộc nào cũng có trí thông minh giống nhau, không có chuyện giống này thông minh hơn giống kia, không có chuyện giống nọ sinh ra để làm nô lệ cho giống kia. Nay là thời đại Toàn Cầu Hóa nên tư duy thời cơ khí trở nên lỗi thời nên phải CANH TÂN TƯ TƯỞNG THAY ĐỔI TƯ DUY thì mới tồn tại được.

1.       Một nhóm di lên phía bắc, tức IRAN, IRAQ ngày hôm nay. Đó là thủy tổ các sắc dân Du Mục sống di theo cánh đồng cỏ mà nay gọi là STEPPE. Mới đầu di tiếp lên phía bắc đến tận biển CASPIENNE thì quá lạnh nên:
a.       Một nhánh di qua phía tây vào Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp rồi qua Âu Châu.
b.      Một nhánh di qua phía đông, xuyên qua Kazakhtan, tiến qua Mông Cổ, Mãn Thanh đến tận biển thì di xuống phía nam và gặp sắc dân nông nghiệp (con cháu Đế Nghi) ở lưu vực sống Hoàng Hà chảy qua Bắc Kinh. Đó là nhà HẠ chung sống cạnh con cháu Đế Nghi vào khoảng 1.700BC tới 1.5000BC. Từ đây họ phải sống định cư cạnh dân nông nghiệp, vì không di đi đâu được nữa. Thỉnh thoảng đói ăn lại sang cướp phá của nhau.
Phía dưới là con cháu Lộc Tục, tức nước Ngô, nước Sở và nước Việt cũng là dân Nông Nghiệp đã có đời sống ổn cư từ lâu lắm rồi......đất đã có chủ nên không xuống được.

Vì nhu cầu tạo chung sống hòa bình với con cháu Đế Nghi nên nhà Thương dứt nhà Hạ và hợp tác với con cháu Đế Nghi sáng tạo ra chữ Tượng Hình và Tượng Ý để 2 bên hiểu nhau và tập nói tiếng của nhau; sau đó mới lập thành quốc gia có luật lệ vào năm 1.300BC.
Nhà Chu lật nhà Thương và biến con cháu Đế Nghi thành dân nô lệ với thuyết Thiên Mệnh, vì thế mới đẻ ra chế độ Phong Kiến. Phong là cho, Kiến là nhìn nên mới đẻ ra chức tước Công Hầu Bá Tử Khanh để khoanh trên bản đồ rồi phong chức cho Toàn Quyền trong vùng đất của mình, tương tự nhu chế độ Lãnh Chúa (féodal của tây Phương) với quyền sinh quyền sát trong tay, không cần luật lệ chi cả. Vì họ quan niệm Đất của Chúa, Lúa của Trời, dân là nô lệ.
Sau nhà Chu là nhà Tần (Tần Thủy Hoàng 247BC-210BC). Sau đó bị dứt bởi Hạng Võ và Lưu Bang vào năm 203BC......Cùng thời với Thục An Dương Vương (Thục Phán) và Nhâm Ngao, Triệu Đà.. Đây là khúc lịch sử cần phải giải tỏa cho rõ ràng

2.       Một nhóm di theo ven biển về phía đông để bắt tôm cua, sò, hến, sau này biến thành sắc dân Nông Nghiệp có nếp sống định cư và định canh. Tạm gọi là con cháu Lộc Tục cho dễ nhớ.
w

Đại hồng thủy 600BC:
Ở thời điểm 18.000BC, loài người chưa biết cách sản xuất ra thực phẩm nên nhân số trên toàn thế giới không quá 2 triệu người. Lý do là thiếu thực phẩm. Mùa đông thì không có trái cây để ăn, tôm cá thì hiếm, các sinh vật khác cũng chết vì đói vậy. Thêm vào đó là hữu sinh nhưng vô dưỡng; vì bố mẹ phải đi kiếm ăn nên con cái không được chăm sóc hay canh chừng thú dữ.
Nói chung là từ ngày con người biết dự trữ lương thực, tự sản xuất ra ngũ cốc là lúc nhân số bắt đầu gia tăng không ngừng theo cấp số nhân nên xảy ra chiến tranh để thỏa lòng tham lam.

Về phần con cháu Lộc Tục: Mới đầu dùng lửa để nung đất làm nồi luộc tôm, luộc cá cho khỏi tanh. Trong lúc đói rét thì vớ được ngô, khoai đem luộc để ăn và sau cùng lấy thóc bỏ vô nồi luộc để húy cháo vì khoai thì hà, ngô thì cứng luộc ăn không được.
Sau đó thì nhận thấy ngũ cốc là loại thực phẩm có thể dự trữ được, nhất là lúa có thể phơi khô để vài năm vẫn dùng được nên nghĩ ra nghề Nông. Theo khoa học ngày hôm nay xác định bằng Carbone 16 thì nghề Nông có sớm lắm là cách đây 15.000 năm (tức 13.000BC). Lúc đó trên toàn thế giới có rất nhiều trung tâm nông nghiệp, nhưng chỉ có sắc dân nông nghiệp con cháu Lộc Tục là còn tồn tại và phát triển cho tới ngày hôm nay...Còn các nơi khác thì không thấy di chỉ nữa.

§    Vào 18.000BC bàu không khí rất lạnh nên băng tuyết khắp nơi. Giữa Phi Luật Tân và Trung Đông là băng đá không sống được. Việt Nam với Phi Luật Tân và Nam Dương Quần Đảo là đất liền. Lúc đó đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long chưa có.
§    Vào khoảng 13.000BC bàu không khí bắt đầu nóng, nước biển bắt đầu dâng lên trung bình mỗi năm là 2cm. Lúc này mực nước biển Đông thấp hơn ngày hôm nay là 130,50 thước tây
§    Nước bắt đầu dâng cho tới 6.000BC thì ngưng. lúc này mực nước cao hơn ngày hôm nay là 10,30 thước tây. Tất cả vùng Đông Nam Á đều chìm trong biển. Nước biển lên tới chân núi Himalaya và Trường Sơn....
§    Chuyện Thần Nông, Đế Nghiêu Đế Thuấn là chuyện giả tưởng vì lúc đó Hoa Lục còn chìm dưới biển; hơn nữa loài người còn thưa thớt, đất hoang chưa có sức để khai phá thì làm gì có nhu cầu và khả năng để thành lập binh đội ăn bám vì không biết đánh ai để cướp của cả.
§    Sau đó thì nước rút xuống vì bàu không khì trở lại lại. Tới khoảng 3.500BC thì mực nước ngưng. Từ thời điểm đó cho đến ngày hôm nay thì mực nước vẫn giữ nguyên như ngày hôm nay.
§    Từ năm 2000 sau tây lịch trở đi thì loài người phá hủy môi sinh nên bàu không khí nóng trở lại, và nước biển sẽ dâng và làm nhân loại thiếu nước uống và không khí để thở.

Đây là một nguy cơ tận thế thật sự chứ không phải hù doạ.
Vì, nhân số gia tăng vượt bực, khí thải và nhiệt thả vào bàu không khí một cách vô tội vạ bằng cách dùng Pétrole và Bom Đạn với tinh thần vô trách nhiệm. Thực vậy, khi trước trái đất nóng bỏng vì do mặt trời phát nổ. Phải đợi hàng tỷ năm mới tạo thành môi trường sinh sống là do sự kết tinh thành Pétrole, Uranium và nhiều chất khác. Sự kết tinh này là một hình thức hút nhiệt để nhốt các chất độc lại trong URANIUM, trong PETROLE ..... Nay ta dùng Pétrole, Uranium, bom đạn là ta nhả nhiệt và chất độc vào bàu không khí....Đó là nguy cơ tận thế do chính loài người gây ra.

Xã hội con cháu Lộc Tục:
1.      Khi nước biển dâng thì con cháu Lộc Tục từ Nam Dương Quần Đảo, Mã Lai hay Phi Luật Tân đều phải di dần lên cao theo mực nước dâng. Vì là nông nghiệp nên luôn luôn phải sống theo cửa sông hay ven biển mà ta gọi là vùng duyên hải.
2.      Khi nước dâng cao vào năm 6.000BC thì đám dân nông nghiệp này di tới chân núi Himalaya và Trường Sơn, họ đem theo nghề nông và nghề chài lưới, ghe thuyền để di chuyển trên mặt nước. Đây là sắc dân giỏi về trồng lúa chiêm (lúa nước), về bơi lội, chài lưới và thành thạo một cách chuyên nghiệp về di chuyển bằng thuyền trên sông nước.
3.      Khi nước rút xuống vào năm 3.500BC thì họ men theo triền 3 con sông lớn ra biển để sinh sống theo nghề nông và nghề chài lưới.

Ba con sông đó là:
·      Sông Hoàng Hà chảy qua Bắc Kinh là nơi sinh sống của con cháu Đế Nghi. Sông này cuốn theo cát ở sa mạc GOBI và TENGRI nên có màu vàng của cát.
·      Sông Dương Tử, sông Hồng là nơi sinh sống của con cháu Lộc Tục. Về sau, nhóm này tăng gia dân số và thành lập 3 nước để đánh nhau với mục đích xâm chiếm đất đai của nhau.
Đó là Ngô, Sở và Việt.
-   Nước Ngô (thuần chủng) có học thuyết xâm lăng Thiên Tử, về sau Khổng Khâu (tức Khổng Tử; chữ Tử thời đó bao hàm ý nghĩa kính trọng hiền tài)  phụ họa bằng thuyết Thiên Mệnh.
-   Nước Sở (thuần chủng) có học thuyết Tự Vệ là Vô Vi, về sau được Lão Trang biên soạn cho rõ nghĩa
-   Liên Bang Việt (đa chủng), có học thuyết Tự Vệ là Rồng Tiên Khai quốc. Nhiệm vụ của các triều đại Hùng Vương là Hòa Đồng sắc tộc, hội nhập Văn Hóa để biến Liên Bang thành chủng tộc. Vì thế nên xã hội Việt lấy Làng làm đơn vị chánh và nay ta th-áy nhiều sắc tộc là thế.

Chánh sách HỘI NHẬP để có cuộc sống hài hòa trong tình đồng bào (cùng một mẹ sinh ra) này đã từng được áp dụng và thành công mỹ mãn trong việc quản trị đất nước dưới các triều đại sau đây:
P  Việt Vương Câu Tiễn sát nhập nước Ngô vào nước Việt.
P  Nhà Triệu, kể từ Triệu Đà (207BC-137BC) người Việt gốc Ngô, cha truyền con nối, đã lãnh đạo đất nước trong 97 năm (207BC-111BC) mà dân không chống.
P  Vua lê Thánh Tông đã sát nhập nước Chàm vào nước Việt (1470) cũng không gặp chống đối của người Chàm.
P  Vua Quang Trung (1789), sau khi dứt Chúa Trịnh, vua Lê và giặc Thanh (30 janv. 1789=mồng 5 tháng giên năm Kỷ Dậu) cũng áp dụng chánh sách chiêu hiền đãi sỹ, dãi ngộ bình đẳng phe chiến bại nên đã thống nhất lòng dân, canh tân đất nước.

Đó là kinh nghiệm quý báu mà thế hệ chúng ta cần phải học hỏi để xây dựng xã hội hài hòa, giải quyết khúc mắc vấn đề sắc tộc do kẻ thù thọc gậy bánh xe để cầu lợi.

·      Sông Cửu Long là dân Chàm và dân Khmer (Chân Lạp). Nhìn thời điểm lập quốc của dân Chàm vào năm 40 sau tây lịch và Khmer vào thế kỷ thứ 5 thì rõ mọi việc. Lúc này đồng bằng sông Cửu Long đang được bồi bằng đất Phù Sa. Phù là đất bồi và Sa là nhỏ như cát. Nước biển tiến tới tỉnh Bình Thuận (Phan thiết) và biển hồ Tonlé Sap.

Vùng đất bồi bởi sông Cửu Long được người lúc đó gọi là đất Phù Nam (đất bồi ở phía nam) Về sau, vì lý do chánh trị nên người ta gọi là nước Phù Nam, nhưng trên mảnh đất này không thấy di tích của một dân tộc ở thời đó để lại như Tháp Chàm hay Đế Thiên Đế Thích.
Dân số Khmer lúc đó không quá 3 triệu nên không cần cần di xuống để khai hoang.
Dân số Chàm cũng ít nên chỉ sang đánh dân Chân Lạp chứ không tràn xuống THỀM LỤC ĐỊA phía nam để khai phá.
Tới năm 1.628 sau tây lịch, khi nhà Thanh (Mãn Thanh: MANDCHOURIE) vào thống trị hoa lục, thì chỉ có Hà Tiên là vùng đất hoang có thể khai thác được. Bằng chứng là Mạc Cửu là Tướng nhà Minh không chịu hàng phục nên kéo binh thuyền đế Hà Tiên lập nghiệp mà không ai nói gì. Chứng tỏ vùng này là đất hoang.

Theo tiến trình bình thường thì miền đất Phù Nam thuộc thềm lục địa Phan Thiết (Bình Thuận) và Tonlé Sap ((KHEMER) nên vùng đất bồi ở phía đông thuộc thềm lục địa nước Chàm; vùng đất bồi ở phía tây thuộc thềm lục địa của nước Chân Lập.

Những điểm cần ghi nhận:
a)      Nước Sở và Liên Bang Việt không đánh nhau bao giờ cả. Chỉ có mối thù Ngô Việt và Ngô Sở tranh Bá đồ Vương mà thôi. Sau này có dân Du Mục từ IRAN, IRAQ đến thống trị con cháu Đế Nghi và tràn xuống phía nam sông Dương Tử với hỗn danh là TRUNG HOA (trung tâm tinh hoa của vũ trụ) và Đại Hán để xâm lăng nên mới có kẻ thù không đội trời chung là thế.
b)      Nước Tây Tạng cũng chưa có vì nước Sở không phải là nước xâm lăng.
c)      Nước Chàm cũng chưa thành lập, vì Liên Bang Việt được thành lập để tự vệ mảnh đất của mình, cũng không phải là người có đầu óc xâm lăng.
w

LẬP  QUỐC :
Vào năm 2.879BC, nước Ngô thành lập binh đội để đi xâm lăng nước Việt ở phía nam và nước Sở ở phía tây. Còn phía bắc thuộc địa phận của con cháu Đế Nghi thì lạnh và không sơ múi gì cả nên không thiết đánh. Coi bản đồ Trần Nguyên Trụ kèm theo

Cương vực:
Lúc đó là thời đại đồ đồng nên biên giới là sông sâu và rộng khó vượt qua, biển cả và rừng núi hiểm trở là biên giới thiên nhiên nên chúng ta cũng dễ định cương vực của từng nước một.

1.      Cương vưc nước Ngô:
Nước Ngô là nước của người Ngô, thuần chủng, được bao bọc bởi 2 con sông Dương Tử chảy ra thượng Hải (Shanghai) và Tây Giang chảy ra Hong Kong (Hương cảng)

2.      Cương vực nước Sở:
Nước Sở là nước thuần chủng chiếm  cứ vùng Tứ Xuyên (vùng có 4 con sông lớn đi qua), từ dãy núi Hoài (nơi Hạng Võ tự sát) đến nước Tây Tạng. Khi đó thì dân Tây Tạng chưa lập quốc vì nước Sở không gây hấn. Phía nam giáp với Vân Nam (U Việt) của nước Văn Lang.
§    Chữ U có nghĩa là tối tăm vì bị sương mù che lấp quanh năm (khí hậu miền núi là thế). Còn Việt có nghĩa là phải vượt qua sự U Tối của mây mù để phát triển cuộc sống cho tốt đẹp hơn.
§    Vân Nam có nghĩa là mây ở phương Nam (bắc Hán nam Việt), danh từ này phát xuất từ năm Triệu Đà xưng là Triệu Vũ Vương (207BC); đặt quốc hiệu là Nam Việt, tức phía nam sông Dương Tử là đất của người Việt.
Ngụ ý nói rằng Ngô và Việt là một; kẻ thù chung là người phuơng bắc. Về sau Vân Nam được gọi là Nam Chiếu.
§    Nước Sở và nước Văn Lang không hề đánh nhau bao giờ cả.

3.      Cương vực của nước Văn Lang:
Cương vực nước Văn Lang từ phía nam sông Tây Giang đến đèo Ải Vân (ngày hôm nay gọi là Hải Vân). Lúc đó có mời người Chàm vào Liên Bang thì họ từ chối vì không muốn đóng góp cho phòng tuyến ỡ mãi tận sông Tây-Giang. Phía tây đến tận sông Cửu Long, bao gồm cả nước Laos ngày hôm nay. Dân Laos và dân Thái là người từ vùng U Việt (Vân Nam) di xuống khi bị bọn Du Mục đánh chiếm.
Muốn rỏ thêm thì xin tìm đọc bài số 6 : Rồng Tiên Khai Quốc (giải mã câu chuyện Rồng Tiên) ở trang WEB của ban Học Vụ: www.nhanvanviettoc.blogspot.com
w

Hình thành nước Văn Lang
Văn Lang là một liên bang gồm 15 tiểu bang, lúc đó gọi là Bộ Lạc. Bộ là vùng đất, Lạc là an vui. Muốn bảo vệ sự an vui (hạnh phúc) của dân chúng thì người dân phải có tinh thần Tự Trọng (Văn Lang) và Cầu Tiến (Việt); với ý niệm: Người dân giữ nước chứ không phải Triều Đình giữ nước.
§    Ý niệm này được gói gém (chứ không phải ghém, vì gói thuộc vần Gờ) trọn vẹn trong lá cờ VÀNG (Trưng, Triệu, Quẻ Ly) mà ta gọi là NỀN vàng. Nền là căn bản: Ai làm chủ. Vàng là màu của lụa tơ tầm một loại lụa rất quý ở thời điểm đó. Dân Việt đã chọn màu lụa tơ tầm làm sắc thái của mình từ ngày lập nước Văn Lang.

Ở thời điểm này thì các sắc dân trong vùng chưa có tên để phân biệt dòng Họ của mình. Lý do là lúc đó sống rải rác theo đồng ruộng. Ban ngày ra đồng cầy cấy, ban đêm tập trung trong một khu vực có hàng rào bao bọc nên gọi là cái LÝ (một lý là một dặm = 1,6 Km).
§    Do đó vị nguyên thủ lo việc cộng đồng của Lý được gọi là ông Lý Trưởng. Người chết thì chôn ở ngoài đồng. Đồng là ruộng khô trồng ngũ cốc ngoại trừ lúa nước (lúa chiêm). Ruộng là nơi ngập nước trồng lúa chiêm (lúa nước). Nương là ruộng ở trên gò đất cao. Rãy là ruộng xấu, bỏ hoang không ai trồng tỉa.
§    Do đó mới phát sinh ra tục giỗ gia tiên, và hàng năm đi tảo mộ để ghi ơn người chết đã dày công xây dựng ruộng nương, làng xóm cho mình hưởng.
§    Sau khi cái Lý cải danh thành cái Làng nên các Làng mới thành lập sau này có thêm ngày giỗ người sáng lập ra nó là ông Thành Hoàng Làng.
§    Bên Việt ghi công đức người đã khuất; chứ không ai ăn sinh nhật của người đang sống cả. Lý do dễ hiểu là khiêm nhường, không tự đề cao mình......Ngay chính ông vua cũng không có ngày mừng sinh nhật mà chỉ có ngày đăng quang Hoàng Đế. Khi chết đi thì chỉ được thờ trong Từ Đường của dòng họ mà thôi.Đúng sai, hay dở thì đó là quan niệm sống của người Việt khi xưa, ta là hậu duệ thì phải tôn trọng ý kiến của tổ tiên.

Lý do thành lập nước Văn Lang:
Vì phải chống nhau với quân Ngô nên các sắc dân trong vùng thành lập Liên Bang mang tên là Việt (tức tinh thần Cầu Tiến: Vượt mọi trở ngại để thăng tiến cùng người) với quốc hiệu là Văn Lang (tức tinh thần tự trọng: Hào Hoa, Phong Nhã, Phóng Khoáng và Hào Hiệp là tôn chỉ phải tiến tới...Thời Đệ Nhất Cộng Hòa thì gọi là Nhân Vị (1962-1963).
§    Để tiện việc hành chánh (quản trị đất nước), người thời đó lấy đơn vị là LÀNG thay cho  các Lý, các Buôn, các Sóc ......
§    Vì kết hợp theo tinh thần Dân Chủ Phân Quyền: Lệnh Vua còn thua Lệ Làng nên tổ chức hành chánh của các đơn vị này vẫn để nguyên như cũ. Vì thế nên mới có danh từ Lý Trưởng thay cho Làng Trưởng, Quan Lang thay cho Làng Trưởng.....
§    Cũng vì từ Làng đến thẳng đến Bang nên mới có danh từ Xã Hội; tức các xã hợp lại thàng một tiểu bang (nước nhỏ trong một liên bang)...Xã Hội là tiếng Việt, còn Hội-Xã là tiếng Tàu....Mà dân du mục thì làm gì có Xã, có Bang; chúng chỉ có cộng đồng di chuyển theo đàn gia súc mà thôi. Chúng cũng không có văn hóa định cư, chúng chỉ có văn hóa di cư của một cộng đồng nhỏ bé.

Trong bài Bình Ngô Đại Cáo, Quốc Sư Nguyễn Trãi đã viết một cách khẳng định là:
Quốc Duy Ngã Đại Việt Chi quốc
Thực vi Văn Hiến Chi Bang
Ý của Ngài muốn nói là dân Việt có nền Văn Hiến Nhân Bản, còn dân Tàu có nền văn Hiến Bắp Thịt của luật rừng, luật biển.

Văn  Hiến:
Khi lập quốc thì phải có Văn Hiến, tức bản văn định rõ trách nhiệm và bổn phận của mỗi thành viên. Do đó bắt buộc mỗi tiểu bang phải tự đặt cho mình một cái tên trong đó có chữ Việt; vì thế nên dân Việt mới có 15 cái tên của 15 bộ lạc (vùng an lạc) như Lạc Việt, Âu Việt, U Việt, Việt Điền......Việt Thường. Trong mổi bộ lạc lại có dòng họ; do đó người Việt chỉ có khoảng 3 hay 4 chục dòng họ mà thôi. Tribu là Tù có ông Tù Trưởng; còn Bộ Lạc có hai bên Văn Võ là Lạc Hầu, Lạc Tướng dưới vị Nguyên Thủ Quốc Gia là ông Lãnh Vương.
Vì muốn hạ nhục dân Việt nên Thực Dân Pháp gọi Bộ Lạc là Tribu, và méo mó rằng: Dân Việt sống ích kỷ theo làng xóm chứ không biết kết hợp thành một quốc gia hùng mạnh.


Nguồn gốc ngôn từ:
Tự Điển là nguồn gốc của một danh từ, còn Tự Vị là định nghĩa ngôn từ và xếp theo thứ tự của cách viết cho dễ tra cứu.
§    Văn Hiến là bản văn ghi rõ trách nhiệm và quyền hạn cùng bổn phận của mọi thành phần trong đất nước. Một nước độc lập thì có nền Văn Hiến Độc Lập để bảo vệ nếp sống (Văn Hóa) của dân tộc. Còn dân nô lệ thì có nền Văn Hiến Nô Lệ do kẻ thống trị đặt ra để bảo vệ nền Văn Hóa Nô Dịch..
§    Văn Hóa là nếp sống vật chất và tâm linh của một dân tộc (hay một cộng đồng). Nếp sống này thay đổi theo phát minh khoa học (văn minh) và Tư Duy của dân tộc.
§    Văn Minh là phát minh khoa học để cho đời sống được thoải mái hơn. Sự phát minh này là do các vị Kỹ Sư của Nhân Loại sáng chế. Nhân loại là những người thụ hưởng

Do đó chúng ta thấy:
1.      Văn Minh đẻ ra Văn Hóa.
2.      Văn Hóa đẻ ra Văn Hiến.
3.      Văn Hiến đẻ ra Luật Pháp.
Vì Luật Pháp dùng để bảo vệ Văn Hiến nên cần phải có Nghị Định, Thông Tư để nhân viên thừa hành (ít học) hiểu rõ nhiệm vụ bảo vệ Luật Pháp của mình như thế nào.
w

Triệu Đà là ai?

Theo sử người Tàu viết, tức kẻ thống trị về lịch sử người bị trị thì:
·      Triệu Đà là người Tàu, tướng của Tần Thủy Hoàng đã thống trị dân Việt 71 năm, từ 207BC tới 137BC trong hài hòa (không có bất mãn sinh ra kháng chiến).
·      Cũng theo sử đó thì họ lại bảo thời Triệu Đà là thời nước Văn Lang độc lập. Họ nói là nước Văn Lang bị Bắc Thuộc bắt đầu từ 111BC dưới nhà Tây Hán (Lưu Bang).
·      Cũng theo khảo cổ của Bắc Kinh: Năm 2000 sau tây lịch, chánh phủ Bắc Kinh có cho triển lãm ở San Francisco bên Mỹ những vũ khí thời Tần Thủy Hoàng, đặc biệt là 2 ngôi mộ của 2 ông Đế. Một cái là Hán Đế (không nói rõ là ông nào) và một cái Triệu Muội Đế (cháu Triệu Đà)....Hai xác chết này đều được bọc bằng Thạch Y.;Thạch y là áo bằng đá phủ toàn thây như người ta liệm người chết bằng vải trước khi để vô hòm (quan tài).
Thạch Y may bằng các lát đá quý (cẩm thạch) mỏng độ 5mm, có chiều ngang khoảng 20mm và chiều dài khoảng 40mm.
Các lát đá quý được dùi 4 lỗ ở 4 góc và nối kết với nhau bằng dây vàng dành cho Hán Đế và dây lụa tơ tầm dành cho Triệu Muội Đế. Vì dây tơ tầm không chắc bằng dây bằng vàng, nên bên ngoài thạch y của Triệu Muội phải bọc thêm một lớp màng mắt cáo bằng chỉ tơ tầm cho chắc chắn để thạch y khỏi vỡ trong khi di chuyển. Coi hình bên dưới thì rõ.
Có lẽ họ làm lại cho giống lúc nguyên thủy, chứ dây vàng hay dây tơ không thể tồn tại lâu như vậy được. Còn 2 cái xác bên trong chắc cũng tiêu luôn vì không phải là xác ướp; đặc biệt là chẳng nhìn thấy mặt mũi chân tay chi cả nên bên trong có gì thì không biết.

Như vậy rõ ràng là ở thời điểm đó trên mảnh đất Hoa Lục có 2 nước kỳ phùng địch thủ là nước Hán và nước Việt được quản trị bởi 2 ông Hoàng Đế; một ông phía bắc và một ông phía nam....Tức bắc Hán, nam Việt lấy sông Dương Tử làm lằn ranh.

Vậy nói Triệu Đà là người Tàu thì hàm hồ, không đúng.
Còn nói Triệu Đà là tướng của Tần Thủy Hoàng lại càng phi lý; vì trước khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi (247BC), và trước khi xua quân đi xâm lăng (214BC) thì phía nam sông Dương Tử đã thấy nói về:
1.  Nhâm Ngao và Triệu Đà (có trước năm 260BC) làm chủ vùng Hồ Nam và Lạc Việt.
2.  Thục An dương Vương (257BC) lật đổ được Hùng Vương thứ 18 là nhờ sự tiếp sức của Nhâm Ngao và Triệu Đà.
3.  Mối tình Trọng Thủy (con Triệu Đà) và Mỵ Châu (con gái Thục An Dương Vương). Tuy là hoang đường để khuyên con cháu đừng bỏ nước giữ nhà, vì nước mất thì nhà cũng tan, nhưng cũng để hé lộ sự thực là Thục Phán nhờ Nhâm Ngao và Triệu Đà giúp sức để lật đổ Hùng Vương, sau đó Triệu Đà (lúc này thì Nhâm Ngao chết rồi; khoảng 211BC) dứt luôn Thục Phán (207BC) và đặt nước là Nam Việt là thế.....
4.  Sử Trần Trọng Kim, trang 32, dòng 25 nói: Vì lời thuyết phục của kẻ thù nên Ngài chịu từ bỏ Đế Hiệu là Triệu Vũ Đế như đã nói ở trên (sau trận đại thắng quân Hán ở Tràng Sa năm 182BC) và vẫy đuôi thần phục Hán Chúa để chịu nhận sắc phong cho một chư hầu.
Thử hỏi một anh hùng lẫm liệt, từ tay không dựng nước có ai lại đi nghe kẻ thù nói đôi lời phỉnh gạt mà chịu là đầy tớ cho kẻ thù củá mình; nhất là trong khi chính Triệu Đàn đánh bại quân tây Hán ở Tràng Sa, oai danh lẫy lừng nên mới xưng Đế Hiệu....Vương là chức vua được Đế phong cho theo chế độ Phong Kiến của nhà Chu.

Sự thực thì vì sợ triệu Đà thừa thắng xông lên trừng phạt nên quần thần giết Lã Hậu và đưa Thái Tử lên ngôi Hoàng Đế. Ông này xin lỗi những chuyện can qua và xin được hiệp thương như cũ; chứ không phải Triệu Vũ Đế xin thần phục kẻ chiến bại. Nghe sử Hán viết chẳng lọt tai tý nào cả.

Trong lời tựa thì cụ Trần Trọng Kim có nói là lấy tài liệu của Bắc kinh, tuy không đúng lắm nhưng vì nhu cầu lúc đó phải có cuốn Sử Lược để thanh niên nam nữ còn biết mình là ai. Và cụ mong người sau sẽ viết lại cho đúng....Dưới thời nô lệ Pháp thì chỉ làm được có thế thôi, và có hợp mắt quan Thực Dân thì mới được in thành sách. Giống như dưới thời Vitệ Cộng ngày hôm nay nè, có viết láo, dựng đứng nói không thành có, nói có thành không thì mới là con người Cộng Sản; còn nói thẳng nói thật là cặn bã cỏ Tiểu Tư Sản.
Vậy người đọc nên thận trọng vì đúng sai lẫn lộn trong cùng một cuốn sách, để ý thì thấy liền, chẳng khó khăn chi cả.
²

Điểm này phải khai thông thì biết ngay Triệu Đà là ai. .......Điểm này cũng giống như Mỹ dùng nhóm loạn tướng Dương Văn Minh để lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm; sau đó Mỹ thao túng luôn nhóm tướng lãnh bất tài mà lại ham danh vọng để chủ động trong cuộc chiến Việt Nam cho quyền lợi của Nga và Mỹ.

Ngoài ra, cũng người Tàu ở Quảng Đông cho biết đã đào được ngôi mộ của Triệu Muội, trong đó thấy các đồ dùng thường nhật khi sống được chôn theo là đồ dùng của sắc dân Lạc Việt, người và ngựa bị chôn sống theo để khi xuống âm phủ còn có cung phi, quần thần để sai khiến.
Điểm này cho thấy các vị Triệu Đế khi sống thì theo nếp sống của người Văn Lang (văn hóa Việt), khi chết thì theo tục lệ người Ngô. Vì người Văn Lang lấy con người làm chính, theo mẫu hệ, bình đẳng bình quyền nên chẳng chôn sống ai cả....kể cả súc vật cũng không bị chôn sống. Đó là văn hóa nhân bản của sắc dân Nông Nghiệp.
Trong khi đó thì người nước Ngô quan niệm sẵn sàng chết cho chủ như trường hợp Chuyên Chư sẵn sàng cảm tử giết vua để Hạp Lư cướp quyền. Hay Yêu Ly tự nguyện để bị chặt tay phải để đựa theo hầu Khánh Kỵ. sau đó thừa cơ cầm dáo đâm chết võ tướng Khánh Kỵ để diệt trừ hậu họa cho Hạp Lư. Người nước Văn Lang không bao giờ hy sinh cho quyền lợi của một cá nhân cả
Ø      Từ những yếu tố này chúng ta mới lần ra nguồn gốc Triệu Đà mà không sợ sai lầm.

²

Ngũ Tử Tư làm lịch sử (khoảng 600BC):
Nước Sở:
Không biết vì lý do gì mà vua nước Sở giết cha và anh của Ngũ Tử Tư, không những vậy còn truy lùng Ngũ Tử Tư để giết luôn. Do đó Ngũ Tử Tư có mối thù phải giết vua nước Sở. Ông ta tìm mọi cách vượt biên để cõng rắn về cắn gà nhà, rước voi về dày mả tổ.
Nước Ngô (phía đông nước Sở) :
Ngũ Tử Tư vượt biên giới phía bác cầu cứu các chư hầu của nhà Chu nhưng ông ai nhận lời cả.
Ông vòng xuống nước Ngô nhưng vua Ngô cũng từ chối. Cuối cùng ông nghĩ ra mưu giúp Hạp Lư cướp quyền với điều kiện phải kéo quân qua trừng phạt vua Sở và chiếm luôn nước Sở. Hạp Lư đồng ý nên ông lên kế hoạch thi hành.

Hạp Lư là cháu đích tôn của vua Ngô bị cậu em họ cướp quyền nên tìm cách lấy lại với bất cứ giá nào; nay được Ngữ Tử Tư giúp sức thì như gãi đúng chỗ ngứa.

Nguyên nhân như vầy:
Trước khi băng-hà thì ông nội của Hạp Lư có dặn bố Hạp Lư là sau khi mi chết thì phải truyền ngôi cho em, và cứ tiếp nối như thế cho đến cậu em út thì thôi.
Nghe lời trối trăn của tiên đế, trước khi chết thì bố của Hạp Lư truyền ngôi cho em, cậu này trước khi chết lại truyền ngôi cho cậu em út. Vì cậu em út không nhận với lý do đã lớn tuổi rồi. Thay vì trả lại ngôi cho cháu đích tôn là Hạp Lư thì lại truyền ngôi cho con mình nên xảy ra lắm chuyện.

Ngũ Tử Tư tuyển được Chuyên Chư với nhiệm vụ đâm chết vua ngay trên bàn ăn. Khi đó Hạp Lư dụ vua phái các binh đội đi đánh nơi xa, ở nhà chỉ còn lính hầu cận. Lúc này Hạp Lư mới ra tay mời vua đến nhà mình ăn món cá hấp tuyệt vời do đầu bếp Chuyên Chư làm. Vì nể tình anh em nên vua nhận lời; nhưng nghi nên vẫn giữ thế thủ, bắt Hạp Lư đứng ra hầu rượu bên cạnh một tiểu đội ngự-lâm quân, còn mình thì mặc áo giáp bằng đồng.
Khi món cá hấp do Chuyên Chư bê ra thì bên trong để con dao găm được tôi luyện thành thép cứng của Việt Vương Câu Tiễn (vùng Quảng Đông) làm ra một mẻ 5 con, không biết vì lý do gì mà Chuyên Chư có nó.
Sự tôi luyện này là ngẫu nhiên mà có. Vì lúc khử oxy thì hàm lượng carbone còn lại đúng tiêu chuẩn để thành thép, nhưng phải tôi thì mới có. Ngay sau khi đổ khuôn, vừa lôi ra khỏi lò thì trời mưa rào nên thép được trời tôi (tui rèn) dùm.

Bất thình lình Hạp Lư rút vào trong phòng, và nhanh như chớp Chuyên Chư rút dao ra đâm lũng áo giáp vào thấu tận tim thế là vua chết. Đám vệ sỹ xông lại đâm Chuyên Chư nát nhừ nhưng quá trễ. Thế là Hạp Lư làm đảo chánh ở thủ đô. Trong khi đó võ tướng Khánh Kỵ, thái tử có sức mạnh phi thường thì lại đem quân đi đánh nơi xa; muốn diệt trừ hậu họa nên Ngũ Tử Tư lại phải tìm gặp Yêu Ly và thuyết phục để y nhận lời giúp bằng cách chịu hình phạt chặt tay để được xung vào đội cận vệ của Khánh Kỵ.
Vì mắc mưu nên Yêu Ly ngày đêm được gần Khánh Kỵ để bày mưu tái chiếm ngôi vua. Một hôm trời nóng mà lại buồn ngủ nên Khánh Kỵ vô ý cho Yêu Ly đứng hầu và cởi trần ra ngủ; chỉ vì thấy Yêu Ly trói gà không chặt hơn nữa lại cụt tay phải nên hớ hênh.
Dịp may hiếm có, Yêu Ly dùng hết sức nặng của tấm thân còm cõi, tay trái cầm dáo đâm thẳng vào tim của Khánh Kỵ....thế là hết hậu họa.

Ngoài vụ này ra, Ngũ Tử Tư còn mời Tôn Văn về dạy võ để huấn luyện đoàn quân xâm lược. Ngoài ra còn kiếm Bá Hy (người nước Sở) về để lo cho bên quan Văn. Nhờ vậy mà chẳng bao lâu Hạp Lư có một đội quân hùng mạch vô địch nhất trong vùng.
Cách xưng hô ở thời điểm đó: Tôn Văn là người thuộc dòng họ TÔN, tên là Văn. Khi tỏ lòng kính trọng ai thì người ta thêm chữ Tử vào để thay cho tên cúng cơm mà cha mẹ đặt cho nên: TÔN Văn biến thành TÔN Tử; như ông NGÔ Đình Diệm  thì người ta gọi là NGÔ Tổng Thống

Việt vương Câu Tiễn (Quảng Đông):
Khi có binh lực hùng hậu mà quanh vùng ai cũng phải sợ. Hạp Lư bèn đánh chiếm một mảnh đất của nước Tề và bắt vua nước Tề phải gả công chúa cho Thái Tử, vì bà con dâu trưởng mới qua đời, để lại đứa con trai là Phù Sai nối nghiệp. Công chúa nước Tề chết vì buồn phiền; thái tử vì quá thương vợ nên mang bệnh và qua đời.

Sau đó ông xua quân qua đánh chiếm nước Sở để trả thù cho Ngũ Tử Tư. Triều đình nước Sở phải di tản. Vào đến kinh thành thì kẻ thù đã chết, nên Ngũ Tử Tư chỉ còn cách quật mả lên và đánh vào một đống xương mà thôi. Tới đây Hạp Lư (Ngô Hạp Lư) hạ lệnh triệu tập các nước quanh vùng để định chức Bá Chủ và thứ bực các nước theo thể lệ bàu thời đó; sau đó là tiệc uống máu dê để hợp thức hóa phiên họp.
Buổi họp đang gay cấn, chưa định xong vị thế của các nước thì Hạp Lư được mật báo là Câu Tiễn, lãnh vương vùng Lạc Việt đem quân sang đánh phá kinh thành, triều thần phải bỏ chạy di tản vì quân đồn trú không đủ sức chống lại........Lúc này Hạp Lư bắt mọi người phải bàu cho nhanh đặng còn kéo quân vể giải cứu. Vừa bàu xong, nước Ngô được giữ chức Bá chủ.
Thế là Hạp Lư vội uống xong bát máu dê là phải kéo ngay quân về nước; tuy nhiên còn cố đóng quân ở một mảng đât của nước Tề để chiếm thành nước Ngô. Lúc này Triều thần cùng hoàng tộc nước Tề mới lục đục hồi cư, nhưng đành chịu mất mảnh đất ở biên giới.

Về đến nơi thì Câu Tiễn đã rút quân về Quảng Đông sau khi phá phách....Hạp Lư kéo quân sang chinh phạt. Nhưng vì đánh gấp, quân mệt nên bị Câu Tiễn chém hụt vào chân làm đứt ngón chân cái nên phải lui binh. Về đến nhà thì chết, Phù Sai đăng quang Hoàng Đế với niên hiệu là Ngô Phù Sai.
Đợi 3 năm, xong mãn tang thì kéo quân sang chinh phạt Câu Tiễn và sát nhập luôn vùng Lạc Việt vào nước Ngô........Câu Tiễn thua, nhưng nhờ có Bá Hy can thiệp nên Ngô Phù Sai đồng ý không lấy nước mà chỉ bắt Việt Vương Câu Tiễn sang Ngô là tù chăn ngựa cho vua.
Trên nguyên tắc thì chỉ một mình Câu Tiễn đi tù thôi; nhưng theo tinh thần liên đới trách nhiệm của dân Việt lúc đó, nên Hoàng Hậu xin đi theo chồng và võ tướng Phạm Lãi cũng xin theo hầu vì sợ Câu Tiễn trẻ người non dạ, dại dột không biết ứng biến. Thế là bộ ba đi chăn ngựa cho nhà vua.

Không biết nghĩ sao mà hôm đó Phù Sai triệu lên để giết. Khi Câu Tiễn đến chầu thì vua mắc bệnh nên cho về. Nhờ Bá Hy cho tin nên mới biết là Phù Sai đã nghe lời Ngũ Tử Tư và quyết định giết, sát nhập luôn vùng Lạc Việt vào nước Ngô. Vì bị bệnh nên tạm cho về, chừng nào khỏi thì sẽ giết sau chưa muộn.

Vua tôi bàn mưu thoát hiểm nhưng chưa ra thì bỗng nhiên Bá Hy tới cho tin tức về bệnh tình nhà vua....Vì Phạm Lãi là thày thuốc nên biết đó là bệnh Thương Hàn, tới ngày hôm nay mà không chết thì sẽ bình phục trong những ngày tới. Phạm Lãi nghĩ ngay kế đánh vào lòng nhân hậu của Phù Sai nên xúi Câu Tiễn nếm cứt, chẩn bệnh để thoát hiểm. Câu Tiễn gạt đi vì dù sao ta cũng là vua nên không chịu nhục. Phạm Lãi thuyết mãi mới nghe vì nghĩ rằng nhục thì đã có rồi, may ra thoát hiểm thì sẽ báo thù cho đời biết tay

Hôm sau Bá Hy tới thì Câu Tiễn xin được kiến diện để chẩn bệnh, Bá Hy mừng rỡ nên lôi luôn vô kiến diện vua đang nằm trên long sàng (giường của vua).  Thấy mặt Câu Tiễn thì Phù sai nổi cơn thịnh nộ, quát tháo ầm ầm và toé cứt ra ngơài......Chụp lấy dịp may, Câu Tiễn xin nếm cứt để chẩn bệnh rồi bấm độn ngón tay và quỳ xuống tung hô vạn tuế....Long thể sẽ bình phục trong khoảng 10 ngày vì trong phân có vị chua là chất độc đang thải ra, vị chát là cơn bệnh sẽ dứt vào ngày này và vị ngọt là long thể sẽ bình phục vào ngày này này....Thế là tạm thoát chết.

sau đó quả thấy đúng như vậy nên Phù Sai không những tha chết mà còn là tiệc đãi và phục chức vua cho Câu Tiễn rồi thả về với tình cha con.

Về nhà thì Phạm Lãi và Văn Chủng bày mưu lập kế rửa nhục, dạy dân, luyện quân, tích trữ võ khí và lương thực để phục thù. Và 20 năm sau đem quân sang chinh phạt Ngô Phù Sai, lúc này thì ông Phù Sai đã già rồi nên lơ là việc nước. Vì vẫn tôn kính ân đức của Phù Sai nên Câu Tiễn để cho Phù Sai tự sát và sau đó cho hưởng tang lễ theo nghi thức Đế Vương, chôn cất đàng hoàng, lăng tẩm để ở núi Cô Tô.
Để ổn định chánh trị, Câu Tiễn sát nhập nước Ngô vào nước Văn Lang để chấm dứt chiến tranh dai dẳng triền miên, xây dựng hạnh phúc cho dân cả đôi bên nên quyết định:
1.      Trả lại đất cho nước Tề và nước Sở để giữ hòa khí lân bang.
2.      Chia nước Ngô thành 3 vùng là: Mân Việt, Bách việt và Ngô Việt và sát nhập vào nước Văn Lang nên nước Văn Lang lúc đó lên tới tận sông Dương Tử. Hồ Động Đình thay tên đổi họ vào thời điểm này.
3.      Về chánh trị thì 3 vùng này là 3 tiểu bang mới của Liên Bang Văn Lang, chủ trương Hòa Đồng Sắc Tộc và Hội Nhập Văn Hóa nên lòng dân an bình. Mối thù Ngô Việt chấm dứt và không ai nghĩ đến việc binh đao nữa.
4.      Sai Phạm Lãi và Văn Chủng viết bài Bình Ngô Đại Cáo bằng bia miệng và dưới dạng huyền thoại Rồng Tiên Khai quốc để nói rõ Việt Giáo (xây dựng con người), Việt Đạo (xây dựng cộng đồng) và Việt Triết để hướng dẫn thế đánh tự vệ chấm dứt hận thù; ngoài ra còn chỉ cách thoát hiểm khi bị nô lệ (tức bửu bối thoát vòng nô lệ bằng câu căn đạn của cha Lạc Long là:
"Chừng nào giặc thù đến cướp phá, chống đỡ không nổi thì gọi Bố ơi về cứu chúng con"

²

Dân chúng 2 nước được an bình trong 300 năm thì nhóm Nhâm Ngao và Triệu Đà làm loạn, đánh chiếm lại nước Ngô và chiếm luôn vùng Lạc Việt (Quảng Đông). Lúc này là triều đại Hùng Vương thứ 18. Đánh xong nhưng chưa dám xưng vương mà chỉ đòi làm vùng tự trị.
Lý do: Nếu xưng vương là khôi phục lại nước Ngô ở thế gọng kìm nên khó sống. Phía nam là nước Văn Lang, phía bắc là nhà Chu, phía tây là nước Sở đang có mối thù do Hạp Lư gây ra. Mà đánh chiếm toàn thể nước Văn Lang thì không đủ sức.

Vì thế nên Nhâm Ngao không xưng Vương hay xưng Đế chi cả; khi chết đi thì Triệu Đà tiếp nối và cũng chưa dám xưng vương vì chưa biết đi đến đâu. Vùng tự trị chỉ là một vùng ly khai của Liên Bang Việt.
·      Theo sử Trần Trọng Kim thì Triệu Đà sinh năm 258BC, năm 208BC ông dứt Thục An Dương Vương thì đã 50 tuổi rồi.

Nghĩ nát óc mới tìm ra diệu kế là: Xúi và giúp Lãnh Vương vùng Âu Lạc (Quảng Tây) là Thục Phán lật đổ chế độ Dân Chủ Phân quyền để biến thành chế độ Quân Chủ Chuyên Chế; vì Thục Phán là người gốc Văn Lang nên làm được chuyện này. Nghe bùi tai nên Thục Phán ưng thuật với sự giúp sức của Nhâm Ngao (lúc này thì Triệu Đà mới đẻ được 1 tuổi đời) đặt tên nước là Âu Lạc.
·      Chữ Âu Lạc là sự kết hợp của 2 chữ Âu Việt và Lạc Việt. Ngụ ý là từ nay trở đi thì nước Văn Lang được cai trị bởi dân Âu Việt với sự giúp sức của dân Lạc Việt.

Vì thế nên Thục Phán mới xây Loa Thành để đề phòng đảo chánh. Vì lòng dân không thuận nên xây đến đâu thì bị phá đến đó. Về sau phải nhờ Triệu Đà giúp sức mới xây xong.
Thục Phán dứt Hùng Vương vào năm 257BC, nhưng vẫn nơm nớp sợ Nhâm Ngao tấn công.
Nhâm Ngao và Triệu Đà chưa dám ra tay là vì phương bắc đang rối ren bởi thất quốc tranh hùng (Đông Chu Liệt Quốc), mà nhà Tần đang lên nên tạm để Thục Phán yên kẻo lấy xong thì mất với nhà Tần.


Thế chân vạc:
Lúc này bên Tàu là thời hậu Chu, tình hình loạn lạc liên tục từ mấy trăm năm, dân tình cơ cực. Trong đó có ông cố (bố của ông nội) của Tần Thủy Hoàng dùng chánh sách Ngũ Gia Liên Bảo của Vệ Ửng để nhà vua hùng mạnh, nhưng dân tình đói khổ với chánh sách Công An Trị và kiểm soát dạ dày.....
·      Vệ Ửng là cha đẻ ra học thuyết Cộng Sản, sau này Karl Marx cập nhật hóa với thời đại cơ khí....Lénine hoàn chỉnh để đánh lừa dân Nga, và Mao cũng hoàn chỉnh để đánh lừa dân Tàu.

Khi ông cố chết đi thì Thái Tử (người con nối dõi ngôi vua) giết Vệ Ửng vì tội làm cho dân nghèo khổ, nhưng của cải của nhà vua thì vẫn giữ nguyên nên Tần Thủy Hoàng mới thống trị được thiên hạ.
Điều bất hạnh là Thái Tử này lại không có con nhưng rất quý bà Hoàng Hậu nên chấp nhận đưa đứa con nuôi của bả, cũng là người hoàng tộc, lên làm Thái Tử (tức là người sẽ nối ngôi). Lợi dụng tình hình để "buôn vua" nên Lã Bất Vi đề nghị hiến vợ bé của mình cho Thái Tử. Ông này nhận và đẻ ra Tần Thủy Hoàng, do đó người xấu mồm thì nói là con của Lã Bất Vi, thực hư ra sao thì không biết.

Năm 247BC, tức Thục An Dương Vương năm thứ 10 thì ông cố của Tần Thủy Hoàng chết, ông bố Tần Thủy Hoàng lên thay. Lúc này Tần Thủy Hoàng mới có 13 tuổi.
Vì Lã Bất Vi là ân nhân của ông bố Tần Thủy Hoàng nên được lui tới thường xuyên, do đó Lã Bất Vi đầu độc để Tần Thủy Hoàng lên ngôi và mình nhiếp chính. Bố của tần Thủy Hoàng lên ngôi có vài ngày thì lăn ra chết, và Lã Bất Vi nhiếp chính.

Đến năm 18 tuổi (242BC) thì Tần Thủy Hoàng lấy lại quyền bính, áp dụng Học Thuyết Vệ Ửng để tạo uy quyền bằng kiểm soát dạ dày và Công An trị. Sẵn có của cha ông để lại nên huấn luyện binh mã đi đánh chư hầu nhà Chu và nước Tề, sau đó sai Chương Đàm đi dánh nước Sở.
Vì áp dụng binh pháp của Tôn Văn nên đánh mãi không được vì quân Sở cố thủ theo binh pháp của Phạm Lãi; do đó phải nghỉ dưỡng quân. Trong lúc này nảy ra ý kiến là áp dụng binh pháp Phạm Lãi bằng cách lập những đoàn đặc công gây rối hàng ngũ như chuyền cành như vượn, chạy nhanh như chớp, bơi lội như nhái bén để tạo thế đánh bất ngờ như: Chọn người có khiếu về leo chèo, tập luyện chuyền cành bằng cách lấy cây đao dài 2 thước, đầu có câu liêm (móc câu) để móc lên cành cây rồi leo lên bằng cây đao; sau đó chuyền cành để đột nhập vào trại lính địch gây hỏa hoạn hoặc lấy tin để bày trận thế.
Ø      Chính ông Câu Tiễn đã áp dụng Binh Pháp Phạm Lãi (Việt) để thắng Binh Pháp Tôn Tử (Ngô) mà Ngô Phù sai đã áp dụng. Chúng ta quên nên cứ ca tụng Binh Thư Tôn Tử nghe mà khó chịu làm sao ấy. Đây đúng là tư duy nô dịch cần phải gột bỏ: Bụt nhà không thiêng!
Ø      Binh Pháp là cách dụng (dùng) binh, còn Binh Thư là sách viết về Binh Pháp

Nhờ áp dụng binh pháp Phạm Lãi nên tướng Chương Đàm đã đánh tan quân Sở vào năm 221BC. Vì Tần Thủy Hoàng áp dụng học thuyết Vệ Ửng nên phải tiếp tục chiến tranh, ngưng thì chết vì không còn lý do gì để bóc lột người dân nữa. Y chang như ngày hôm nay: Cộng Sản sống nhờ chiến tranh; và chết từ trong chết ra (đột tử).

Vì phải mở rộng chiến tranh nên Tần Thủy Hoàng ký hiệp ước bất tương xâm với Thục An Dương Vương để đánh Nhâm Ngao và Triệu Đà trước rồi sau mới đánh Thục An Dương Vương.

Thế chân vạc

Thục Phán:
Lợi dụng hiệp ưóc bất tương xâm này Thục An Dương Vương cho xây công sự chiến đấu ở biên giới nước Sở, trong tỉnh Quảng Tây ngày hôm nay (theo Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú thì nay vẫn còn di tích, sách viết năm 1820)

Tần Thủy Hoàng:
Kế hoạch tấn công của Tần Thủy Hoàng là đánh gọm kìm. Một cánh quân do Tướng Đồ Thư tiến đánh Tràng Sa thuộc tỉnh Hồ Nam, và một cánh đánh thẳng tiến chiếm Quảng Đông. Sau đó 3 mặt giáp công có thêm cánh quân từ nước Tề kéo xuống tiếp chiến, thì nước Ngô không còn lối thoát

Triệu Đà:
Nhâm Ngao và Triệu Đà áp dụng thế thủ.
- Bỏ ngỏ Quảng Đông, vì đó là vùng Lạc Việt nên tướng Ngô khó điều động binh sỹ.
- Dồn toàn lực bảo vệ Tràng Sa để diệt quân Tần. Tràng Sa là thủ phủ của tỉnh Hồ Nam thuộc vùng Bách Việt, phía nam hồ Động Đình.
- Thắng ở Tràng Sa thì quân Tần ở Quảng Đông sẽ phải lui binh vì tuyệt đường lương.

Chiến trận 3 bên:
Cuối cùng thì:
  1. Quân của Tần Thủy Hoàng đánh chiếm vùng Quảng Đông dễ như trở bàn tay.
  2. Ở mặt trận Hồ Nam thì tướng Đồ Thư bị chết tại mặt trận. Quân Tần thiệt hại quá nhiều nên đành phải lui binh ở mặt trận Hồ Nam, mà sử Hán nói rằng:
" Dân chúng ở Tràng Sa bỏ chạy vào rừng, tướng Đồ Thư lâm bệnh chết nên phải lui binh".
Chứ không phải bị quân của Nhâm Ngao và Triệu Đà đánh cho đại bại nên phải rút về. Xét như vậy thì trận Tràng Sa ác liệt lắm; và đoàn quân ở Quảng Đông ở trong vùng tử địa nếu Thục Phán hợp lực với Triệu Đà cắt ngang đường tiếp vận. Lúc này thì Nhâm Ngao vừa mới qua đời, chết trận hay không thì chưa biết lý do, và Triệu Đà lên thay.
Vì vậy nên Tần Thủy Hoàng phải tức tốc đi từ Hàm Dương xuống Quảng Đông để thị sát chiến địa và ra chỉ thị cho quân đoàn chiếm đóng ở đó.
Khi tới Quảng Đông thì suýt nữa bị Hạng Võ ám sát, nhưng trên đường về Hàm Dương thì lại bị kháng chiến nước Sở giết chết (210BC).

Lợi dụng thời cơ, Hạng Võ hợp với kháng chiến quân Quảng Đông (dân Lạc Việt) tiêu diệt đoàn quân chiếm đóng, giải phóng vùng Lạc Việt. Thừa thắng xông lên giải phóng nước Sở rồi cùng kháng chiến Lưu Bang tiến đánh Hàm Dương. Nhà Tần hoàn toàn sụp đổ vào 2 năm sau cái chết của Tần Thủy Hoàng, tức năm 208BC.
Sau đó, Hạng Võ (vua nước Sở) và Lưu Bang tranh nhau miếng đất nhà Chu cho tới năm 203BC thì Hạng Võ thua và tự sát ở dãy núi Hoài, biên giới với nước Ngô.
w

Trở về chuyện Triệu Đà và Thục An Dương Vương:
Lợi dụng cái chết của Tần Thủy Hoàng (210BC), Triệu Đà khôi phục lại Quảng Đông (vùng Lạc Việt) rồi tấn chiếm luôn nước Âu Lạc của Thục An Dương Vương vào năm 207BC (tức 3 năm sau cái chết của Tần Thủy Hoàng).
Đặt tên nước là Nam Việt; tức phía nam sông Dương Tử là đất của người Việt. Danh từ này có ý nghĩa chánh trị: Người Ngô hay người Việt đều là một, kẻ thù chung là người phương bắc
sông Dương Tử (con cháu Đế Nghi)

Như trên đã nói là Thục An Dương Vương sau khi dứt Hùng Vương và dứt luôn chế độ Dân Chủ Phân Quyền để thay thế bằng chế độ Quân Chủ Chuyên Chế; nay Triệu Đà muốn thu phục nhân tâm nên:
1.      Để chứng tỏ mình là người Việt, triệu Đà chuyển đô về Phiên Ngung (ở gần Cối Kê của Câu Tiễn) thay vì ở Cô Tô như vua Ngô Phù Sai, .
2.      Thay quốc hiệu Âu Việt thành Nam Việt, có nghĩa là phía nam sông Dương Tử là đất của người Việt
3.      Thay thể chế Quân Chủ Chuyên Chế bằng thể chế Quân Chủ Phân Quyền; nghĩa là vùng nào thì quan ở vùng đó lo việc dân, theo đường lối Quân Chủ Đại Nghị. Vì thế nên người dân không bất mãn, không còn loạn lạc nữa.
4.      Nếp sống cung đình và dân gian thì áp dụng phương thức Văn Hóa Hội Nhập. Cung Đình sống theo nếp sống của dân Lạc Việt. Đây là đường lối chánh trị của Câu Tiễn áp dụng cho nước Ngô, và đây cũng là đường lối chánh trị của vua lê Thánh Tôn áp dụng cho nước Chàm sau khi sáp nhập nước Chàm vào Liên Bang Việt bằng chánh sách:
a.       Hòa đồng các sắc tộc để chung sống trong an bình, khác với sự chung sống hòa bình gượng gạo của khối Cộng Sản, rình rình sơ hở rồi dùng võ lực tiêu diệt đối phương như Tết Mậu Thân năm 1968.
b.      Hội nhập các văn hóa của các sắc tộc sống trên mảnh đất Việt...ai có tài thì lên lãnh đạo Liên Bang Việt.
w

Bây giờ quay lại sự đấu đá giữa Hạng Võ và Lưu Bang:

LƯU BANG:
Lưu Bang là con nhà hèn, thất học nhưng rất thông minh.
Lợi dụng lúc rối ren thì nổi lên ra tay anh hùng cứu thế nhưng tài hèn sức mọn, lộc trời chưa tới nên chỉ cù cưa chống lại Tần Thủy Hoàng chứ chưa làm nên cơm cháo gì cả.
Ông sinh sống trong đất nhà Chu nên gọi là thần dân nhà Chu. Không biết ông thuộc vùng Phong Kiến nào và Lãnh Chúa là ai, chức tước ra sao thì cũng chẳng cần biết; nhưng ông đã tiếp tay Hạng Võ để lật ngược thế cờ: Hạng Võ diệt nhà Tần để Lưu Bang phỗng tay trên là nhờ có người tài về chánh trị giúp sức. Trong khi đó thì nhà chánh trị gia là Hạng Lương (chú ruột Hạng Võ) chẳng may chết trận nên ông không nghe lời khuyên của Phạm Tăng vì cho lời khuyên này là hành động của kẻ tiểu nhân. Vì thế trúng kế Lưu Bang và bị sơi tái.

HẠNG VÕ:
Hạng Võ là người nước Sở thuộc dòng dõi quý tộc về võ công. Khi nước Sở bị tướng Chương Đàm của Tần Thủy Hoàng dùng binh pháp của Phạm Lãi (người Lạc Việt) thôn tính thì cả dòng họ Võ chạy qua Quảng Đông để tỵ nạn khoảng 220BC (lúc này thì Quảng Đông thuộc Nhâm Ngao có Triệu Đà phụ giúp).

Khi Tần Thủy Hoàng đi thị sát mặt trận ở Quảng Đông (210BC) thì Hạng Võ tính nhảy ra ám sát nhưng Hạng Lương cản được nên chuyện không bị lộ. Sau đó trên đường về lại Hàm Dương thì bị kháng chiến nước Sở giết chết. Nhận được tin này thì Hạng Võ giúp kháng chiến Quảng Đông giết quân của Tần Thủy Hoàng ở đó, rồi về giải phóng nước Sở và lên ngôi vua vào năm 209BC.

Lợi dụng Hạng Võ rút đi thì Triệu Đà tái chiếm Quảng Đông rồi dứt luôn Thục An Dương Vương vào năm 207BC và đặt quốc hiệu là Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung như đã nói ở trên. Lúc này Triệu Đà đã 50 tuổi rồi, có lẽ Thục An Dương Vương cũng gần bát tuần (gần 80)

Sau khi ổn định nước Sở thì quân của Hạng Võ mà cố vấn là Hạng Lương có Phạm Tăng phụ giúp, đã quyết định phá tan nhà Tần để diệt trừ hậu họa, và luôn thể thôn tính luôn đất nhà Chu vào năm 208BC
Vì thấy mình là ngoại chủng, không có chánh nghĩa nên đã bàn nhau hợp lực với các nhóm kháng cự, trong đó có quân của Lưu Bang là mạnh hơn cả. Lúc đầu lấy danh nghĩa diệt bạo an dân, nhưng khi lâm trận thì Hạng Lương chết ngoài trận tuyến, Hạng Võ không đủ sức thay thế nên giết bừa những phần tử nghi là chống đối. Cuối cùng Hạng Võ nhờ sự giúp sức của các nhóm kháng chiến địa phương đã thành công. Vì đất nước quá rộng mà tài thì không đủ nên cho lệnh đốt cung đình Hàm Dương và tàn sát lương dân nên gây oán gây thù và tạo chánh nghĩa cho Lưu Bang (chánh trị non nên thua mưu kẻ thù).

Lượng thấy ở lại không yên, hơn nữa chánh sự nước Sở chưa ổn định xong nên Hạng Võ quyết định rút quân về Sở, nhưng vẫn sợ Lưu Bang gây hậu họa, do đó mới phong cho mỗi vị tướng quân khu một chức sắc như dưới thờ nhà Chu vậy.
Hạng Võ bỏ chức tước Công, Hầu, Bá, Tử, Khanh của nhà Chu mà phong chức tước đồng đều là VƯƠNG. Ông phong cho Lưu Bang miếng đất cằn cỗi là Thiểm Tây ngày hôm nay với chức HÁN VƯƠNG, với ý định lưu đầy ông ta ở đó. Còn những vị Tướng khác thì phong cho đất màu mỡ để kìm chân Lưu Bang ở trong rừng.

Năm 207BC Hạng Võ rút quân về nước Sở thì năm sau 206BC Lưu Bang dấy nghiệp đánh các lãnh chúa khác, thâu tóm đất nhà Chu, rồi dứt luôn Sở Vương là Hạng Võ vào năm 203BC.
Sau đó xin giao thương với nước Nam Việt của Triệu Đà để phát tiển kinh tế....Hai bên rất cánh hẩu và hiếu hòa, nhân dân 2 miền đều có hạnh phúc cả.

DANH TỪ KHIÊU CHIẾN:
Lúc này chưa có danh từ Nam Di, Bắc Rợ, Tây Quỷ; Hán tộc, Trung Hoa (trung tâm tinh hoa của vũ trụ), Trung Nguyên (đất chính giữa) và cũng chưa có sách lược trị quốc ngoài việc tôn Khổng Tử làm thánh với thuyết thiên mệnh để tạo uy tín cho mình từ tên vô loại sang minh chúa (giống như Hồ Chí Minh vậy)....Vì bị lột mặt nạ nên Lưu BBang cho viết thuyết Hán Nho để thay cho thuyết Thiên Mệnh của Khổng Nho. Nho là đạo học làm người, tức khoa học Nhân Văn ngày hôm nay vậy.
Do đó Triệu Đà cũng chưa sáng tạo ra danh từ thằng Tàu (ngố) và mụ xẩm (lòa, xâm xẩm tối nhìn đường không rõ)...Những danh từ gây hấn này là do mụ vợ Lưu Bang là người họ Lã (Lữ) với chức Lã Hậu nhiếp chánh khi chồng chết. Vì thế nên mới có mối thù không đội trời chung giữa người Tàu và người Việt; và chiến tranh triền miên là thế. Nó chỉ chấm dứt khi người Tàu thay đổi não trạng kẻ Cả mà thôi..
·      Hoàng Hậu là người sau vua, tức vợ vua. Lã Hậu là vợ vua thuộc dòng họ Lã
²

ĐỊNH  LẠI  NGÔN  TỪ  LỘN  XỘN

Đến năm 183BC thì Lưu Bang lăn ra chết, Lã Hậu nhốt con (tức Thái Tử) vào tù và nhiếp chính. Vì quần thần bất phục nên y thị tạo ra chiến tranh để giết những người chống đối và đẩy họ ra ngoài trận tuyến; vì thế nên y thị mới gọi thần dân sống dưới triều đại nhà Hán là Hán Tộc. Tự cho mình cái quyền đi khai phóng cho người nên mới phát minh ra danh từ Trung Hoa, Nam Di, Bắc Rợ và Tây Quỷ như đã nói ở trên.
Triệu Đà thì gọi chúng là Tàu, chữ Tàu chỉ dành riêng cho thần dân nhà Chu; sau này ngôn từ lộn sộn nên nay chúng ta gọi chung người Tàu là người ở phía bắc nước Việt Nam; Trong khi đó họ lại tự nhận là người HOA....
²

Người Nhật chia người Hoa làm 2 loại: Thống trị và bị trị; còn người Việt chúng ta, vì hận thù nên gom chung vào làm một nên đôi khi khó hiểu: Ông nói gà thì bà tưởng vịt.

Vậy thì xin định nghĩa lại cho rõ:

Ø    Người Trung Hoa là người có gốc ở lưu vực sông Hoàng Hà (tức là thần dân nhà Chu khi xưa) để chỉ giai cấp thống trị hiện nay (người Việt gọi là Tàu, họ tự gọi là Trung Hoa).
Ø    Người Hoa Lục là thần dân bị trị sống trên lục địa Trung Hoa. Nhóm này được chia thành những thần dân như sau: (Thần dân là người dân phục tùng kẻ thống trị)
P    Thần dân sống ở phía nam sông Dương Tử (tức Việt và Sở) được gọi là dân Hoa Nam hay Giang Nam, họ dịch sang tiếng Pháp là La Chine du Sud. Hoa Nam hay Giang Nam là người Hoa sống ở phía nam sông Dương Tử.
P    Thần dân sống phía bắc Vạn Lý Trường Thành được gọi là Mông (Mông Cổ tức nội mông: Rợ Hồ) và Mãn (Mãn Thanh: Rợ Kim)
P    Thần dân sống ở phía tây là Ngô Cát Nhĩ (tức Tân Cương có nghĩa là biên giới mới, nay Mao đổi thành Tây Cương là biên giới ở phía tây) và Tây Tạng (có nghĩa là ruột gan của Bắc Kinh để ở đó; lục phủ, ngũ tạng) nay Việt Cộng bắt chước nên gọi người Việt hải ngoại tỵ nạn Việt Cộng là khúc ruột vạn dặm để chỉ những người chống Cộng bỏ nước ra đi.
Danh từ Tàu và tầu
Chữ Tàu phát xuất từ năm 182BC, còn chữ tầu để chỉ văn minh cơ khí, có vào năm 1802 như tầu thủy, tầu hỏa, tầu chiến, tầu bay, tầu bò, tầu điện....Khi trước chỉ có thuyền và xe mà thôi; không có chữ tầu...Nay ta viết lộn 2 chữ làm một nên không rõ nghĩa. Người Tàu và cái tầu khác nhau.
²
Quay lại lịch sử:
Năm 183BC Lã Hậu cướp quyền của con (tức Thái Tử, người kế vị cha) và bắt buộc phải tìm chiến tranh để được tồn tại.
Bất ngờ y thị tung quân đánh Triệu Đà ở Hồ Nam. Đang giao thương tốt đẹp, vì không phòng bị nên bị thua đậm. Do đó phải lui binh, tiêu thổ để nhân lực và tài lực không lọt vào tay giặc, và cưỡng bách di dân để sửa sang lại phòng tuyến.
Năm sau 182BC, Triệu Việt Vương (tức Triệu Đà) lấy quân ở Châu Khâm và Châu Liêm (tức Quảng Tây và Quảng Đông) để tái chiếm. Quân Việt hùng mạnh nên thắng trận ờ Tràng Sa (thủ phủ Hồ Nam), quân Lã Hậu thua chạy thoát thân.
Năm sau 181BC, Lã Hậu tung quân phục thù nhưng thua to.

Hệ quả của chiến dịch này:
1.  Triệu Việt Vương đổi niên hiệu thành Triệu Vũ Đế, sửa soạn binh mã sang đánh Tràng An và thâu tóm nước Tàu.
2.  Lã Hậu chết trong cuộc đảo chánh để đưa Thái Tử lên ngôi, tức HÁN Thái Tôn; sự thực là Lưu Thái Tôn.
3.  Hán Thái Tôn xin hiếu hòa như xưa, Triệu Việt Vương vì không muốn can qua nên đòi bồi thường để giữ thể diện.

Xét vậy thì:
Sử gia nhà Hán viết tào lao nói rằng: Triệu Đà là Tướng của Tần Thủy Hoàng sai đi đánh dân Nam Di rồi lập thành nước Nam Việt. Về sau vẫy đuôi phục tùng Hán Chúa. Thật là đại ngoa không có cơ sở như vùng lưỡi bò ngày hôm nay vậy. Đúng là cha nào thì con nấy.


Lời bàn:
P    Miêu tộc là người sống về nông nghiệp ở phía nam sông Dương Tử. Miêu có nghĩa là Mễ, tức ngũ cốc (nghề nông, ngũ cốc là 5 loại có tinh bột để nuôi sống con người như ngô, khoai, sắn, gạo, đậu). Người Tàu phát âm Miêu thành Man, người Việt nhái lại thành Mán. Người Man ở phương nam nên chữ Nam Di biến thành chữ Man Di, mọi rợ.
P    Nếu Triệu Đà là Tướng của Tần Thủy Hoàng thì Hán Đế là kẻ thù cần phải thanh toán chứ sao lại vẫy đuôi phục tùng được?
P    Một người tay không từ phương bắc đã xuống phương nam, khai khẩn đất hoang lập thành một nước hùng mạnh thì chẳng phục tùng ai hết. Ngay như Từ Hải còn nói: Hàng thần lơ láo phận mình ra sao?
P    Triệu Đà đã thắng quân nhà Hán một cách oai hùng (182BC), cải danh từ Triệu Việt Vương sang Triệu Vũ Đế và sửa soạn sang Tràng An hỏi tội nhà Tây Hán, thì làm gì có chuyện vẫy đuôi về hàng kẻ bại trận là Hán Chúa? (sử Trần Trọng Kim sao y bản chánh của Bắc Kinh, không có suy luận).

TÓM  LƯỢC  LỊCH  SỬ

1.      Triệu Đà không phải là tướng của Tần Thủy Hoàng mà là kẻ thù của Tần Thủy Hoàng. Vì ông ta đã đánh tan quân xâm lược nhà Tần do tướng Đồ Thư chỉ huy tại Tràng Sa.
2.      Khoảng 600BC, lãnh vương vùng Lạc Việt (Quảng Đông ngày hôm nay) đánh tan quân của Ngô Phù Sai và sát nhập nước Ngô vào nước Văn Lang sau khi chia làm 3 tiểu bang là:
a.  Mân Việt là người Việt ở sông Mân (vùng Phúc Kiến).
b.  Ngô Việt là người Việt gốc Ngô (vùng chiết giang ngày hôm nay)
c.   Bách Việt là người Việt ở vùng Hồ Động Đình nơi Lạc Long và Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở trăm con. Đây là bài Bình Ngô Đại Cáo làm bằng bia miệng vì lúc đó chưa có giấy để viết.
3.      Khoảng gần 300BC Nhâm Ngao là người Ngô gốc Việt ở vùng Chiết Giang khởi binh đánh chiếm 4 vùng là: Ngô Việt, Bách Việt, Mân Việt và Lạc Việt nhưng chưa xưng vương vì còn muốn thâu tóm toàn thể nước Văn Lang nên phải tạo thời cơ thuận tiện. Tiệu Đà sinh khoảng 258BC; lúc Nhâm Ngao nổi lên thì Triệu Đà chưa đẻ.
4.      Theo kế hoạch thì phải triệt Hùng Vương trước, tạo dựng chánh nghĩa rồi mới thâu tóm Văn Lang sau. Đó là kế hoạch 2 bước:
5.      Nhâm Ngao giúp Thục Phán, lãnh vương Âu Việt (tức Quảng tây ngày hôm nay) lật đổi Hùng Vương và đổi quốc hiệu Văn Lang thành Âu Lạc, thiết lập chế độ Quân Chủ Chuyên Chế (257BC)..Sau đó Nhâm Ngao chết sau trận Tràng Sa (213BC) Triệu Đà lên thay
6.      Triệu Đà Dứt Thục An Dương Vương vào năm 207BC, đổi quốc hiệu Âu lạc thành Nam Việt, thiết lập thể chế Quân Chủ Phân Quyền.

²

KINH NGHIỆM ĐÁNG HỌC
Mỹ đã áp dụng chánh trị 2 bước này: Trước hết là nhờ tay các loạn tướng phe Dương Văn Minh hạ bệ Tổng Thống Ngô Đình Diệm; sau đó Mỹ hất cẳng các loạn tướng này đi và trực tiếp điều khiển từ chánh trị đến quân sự ở miền nam Việt Nam. Kẻ nào nghe lời thì tồn tại, còn chống đối thì đi làm Đại Sứ Lưu Động, hoặc bị ám sát trên chiến trường như Tướng Đỗ Cao Trí...Chúng ta nên rút kinh nghiệm bài học lịch sử này.
  1. Triệu Đà đã đánh tan quân của Tần Thủy Hoàng do Tướng Đồ Thư cầm đầu ở tràng Sa, uy danh lẫy lừng nên không thể là tướng của nhà Tần được.
  2. Triệu Đà đã đánh tan quân xâm lược của Lã Hậu ở Hồ Nam năm 182BC, danh lên như diều, cải danh hiệu từ Triệu Việt Vương sang Triệu Vũ Đế; sửa soạn binh mã sang đánh tận sào huyệt nhà Tây Hán ở Tràng An...
  3. Kế hoạch phục thù này đã làm triều thần nhà Hán sợ run nên phải đồng thanh giết Lã Hậu, phục chức cho Thái Tử lên ngôi Hán Thái Tôn để xin giao hiếu như cũ.
  4. Vì lòng nhân hậu, muốn cho 2 dân tộc được sống trong an bình nên Triệu Đà đẵ bãi binh. Nhưng vẫn chứng nào tật nấy, cha nào con nấy; chuyện cầu hòa chỉ là xảo tráo đề tái xâm lăng....giống Lưu Bang xin cầu hòa với Hạng Võ vậy.
Vì thế cho nên 71 năm sau (tức 111BC), Hán Chúa lại kéo binh qua xâm lấn. Nhưng lòng trời không tựa: Kinh thành Tràng An bỏ ngỏ nên Mãng Vương cướp quyền; do đó phải kéo quân về đẻ khôi phục lại Triều Đại nhà Hán......Đó là Nhữ Đẳng hành Khan Thủ Bại Hư (Lý Thường Kiệt).
Hai bên đánh nhau liên tục cho tới 135 năm sau (tới năm thứ 34 sau tây lịch) con cháu  mới khôi phục được giang sơn và chuyển đô về Lạc Dương nên gọi là nhà Đông Hán. Lúc đó đặt niên hiệu là Kiến Võ....Kiến là xây dựng (kiến thiết) và Võ là sức mạnh. Kiến Võ có nghĩa là dùng sức mạnh để lấy lại quyền lãnh đạo...Bố để mất thì con cháu phải lấy lại bằng bạo lực.
²

KẾT  LUẬN
Đến đây thì chúng ta có thể nói được rằng Triệu Đà là người Việt gốc Ngô.
Ông là một nhà chánh trị tài ba xuất chúng, một chiến lược gia tài giỏi và là một nhà lãnh đạo nghĩ đến hạnh phúc của người dân của cả đôi bên, thích xây dựng hòa bình hơn tìm kiếm chiến tranh.
Vì thế nên dưới triều đại của ông dân tình hài hòa. Chỉ vì ông thực lòng thương dân yêu nước nên mới áp dụng chánh sách Hoà Đồng Sắc Tộc và Hội Nhập Văn Hóa của tất cả mọi sắc dân.
P     Há chẳng phải là điều đáng học hỏi hay sao?

Xét lại lịch sử thì chánh sách hòa đổng sắc tộc và hội nhập văn hóa để có cuộc sống hài hòa đã tương được áp dụng trong thời:
1.      Hùng Vương dựng nước , biến Liên Bang Việt thành chủng tộc Việt.
2.      Dưới thời Câu Tiễn (#600BC) sát nhập ngước Ngô vào liên bang Việt.
3.      Dưới thời Triệu Đà với chế độ Quân Chủ Đại Nghị.
4.      Dưới thời vua Lê Thánh Tôn (1470AC) sát nhập nước Chàm vào nước Việt.
5.      Dưới thời Tây Sơn đã thống nhất tuyệt hảo lòng người đàng trong và đàng ngoài sau hơn 200 chia cắt với trên 10 trận đánh khốc liệt, tiêu hủy 1 triệu sinh linh làm cho tiềm năng dân tộc bị suy giảm đến khánh kiệt.

Nay chúng ta phải thay đổi nảo trạng (tư duy) ra sao để tránh vấn đề sắc tộc do kẻ thù gây ra để làm tiêu diệt dân ta? Đây là công việc làm của thế hệ trẻ ngày hôm nay, chủ nhân ông thực sự của đất nước trong tương lai.
Ø      Câu hỏi được đặt ra là làm sao để hòa đồng dân tộc cho có nếp sống hài hòa?


BỜ  CÕI  nước  VĂN  LANG

                                                                                                      ¯                                      ¯
         2.879BC đến 600BC                                           
w Lập quốc để chống quân NGÔ. Nước Văn Lang:                                                     NGÔ  
Vân Nam, Quảng Tây (Âu Việt), Quảng Ðông
(Lạc Việt), Lào, Việt Nam tới đèo Ải Vân (Hải Vân)
Nước NGÔ: từ sông Dương Tử  tới phía bắc sông                     VĂN
   Tây Giang (Hongkong). Phía Tây bao gồm Hồ Nam                  LANG

              600BC tới 300BC    ------------------------è  600BC    ¡                                       0
Lãnh vương Câu Tiễn (Quảng Ðông) sát nhập nước
Ngô (của Phù Sai) vào nước Việt. Chia nước Ngô làm
3 Bang (Bộ Lạc): Mân Việt, Ngô Việt và Bách Việt
-          Chuyện Lạc Long Âu Cơ là Học Thuyết căn bản                        VĂN  LANG
của khoa Học Làm Người Việt ; nói lên 20 năm nằm                        &    NGÔ
gai nếm mật của Câu Tiễn do Phạm Lãi, Văn Chủng                            
huyền thoại hóa bằng bia miệng (vì chưa có giấy)
                                                                                    
                                                                               300BC
      300BC tới 257BC                                             ¡            ¨                         0
       Nước Văn Lang chia làm 3: Nội loạn.                                     Hùng                    Nhâm
  (Hùng Vương, Thục Phán và Nhâm Ngao+Triệu Ðà)                   Vương                   Ngao
-     Nhâm Ngao chết, Triệu Ðà lên thay. Hai  vị này                                   Thục
là người Việt gốc Ngô bị Câu Tiễn sát nhập vào Việt.                                 Phán
                                                                                                 257 BC
            257BC tới 207BC                                                            ¡          ¨                         0
Thục Phán dứt Hùng Vương đổi quốc hiệu thành
Âu Lạc, thay thể chế Dân chủ Phân Quyền thành                                ÂU
thể chế Quân Chủ Chuyên Chế, do Âu Việt lãnh đạo                        LẠC
-          Ngày Quốc Tổ đầu tiên vào năm 250BC, năm thứ                                              TRIỆU
7 quốc hiệu Âu Lạc, để ghi nhớ công đức của 18 triều                                                    ĐÀ
Hùng Vương đã hoàn chỉnh tiếng nói, văn hóa để hòa
đồng 15 sắc dân với thể chế Lệnh vua còn thua Lệ Làng
                                                                                                      207BC
207BC tới 111BC:                                                                         ¨                         0
Triệu Ðà dứt Thục Phán đổi Quốc Hiệu thành Nam Việt:
Phía nam sông Dương Tử là của người Việt...... Ngô và Việt                                     NAM
là một, cùng sắc dân Nông Nghiệp, con cháu Lộc Tục.                                             VIỆT
Phía bắc sông Dương Tử là người khác giống, họ thuộc sắc dân
Du-Mục từ IRAN qua xâm chiếm và cai trị con cháu Ðế Nghi








PHN  TRAU  DỒI  KIN  THC

Gi§i thiŒu ÇÒ gÓm c° truyŠn ViŒt Nam: Bùi Ng†c TuÃn
Væn hoá cûa m¶t dân t¶c bao gÒm bÓn khía cånh: sinh hoåt xã h¶i (phong tøc, tôn giáo)   -  væn chÜÖng (truyŠn khÄu và thành væn)  -  nghŒ thuÆt tåo thanh (âm nhåc, ca vÛ) - và nghŒ thuÆt tåo hình (h¶i h†a, Çiêu kh¡c, ki‰n trúc) . Nh»ng bi‰n Ƕng lÎch sº trong vòng træm næm qua Çã ngæn trª viŒc tìm hi‹u sâu r¶ng nŠn væn hóa phong phú và thuÀn nhÃt ViŒt Nam. Thêm vào Çó, nh»ng sai lÀm tåo nên bªi s¿ nghiên cÙu thi‰u sót và thiên lŒch cûa m¶t sÓ h†c giä Tây PhÜÖng tØ tiŠn bán th‰ k› 20 (Và ÇÜ®c lÆp låi nhiŠu lÀn bªi ‘trí thÙc’ ViŒt Nam) Çã làm cho ngÜ©i ta tܪng r¢ng væn hóa ViŒt chÌ: (1) hoàn toàn b¡t nguÒn tØ Trung Hoa,  (2) là s¿ mô phÕng, là m¶t nét cûa væn hoá Trung Hoa. Trong vòng hai mÜÖi næm gÀn Çây, nhiŠu nhà nghiên cÙu ª Úc, Tân Gia ba, NhÆt Bän, HÜÖng Cäng (nhÜ John Guy, John Stevenson, Mimoto Asako, William Willets, Keith Taylor, Barbara Harrisson, bà Kelly NguyÍn Long .., và cûa m¶t sÓ ngÜ©i ViŒt trong và ngoài nܧc (Hà Thúc CÀn, ñào Duy TØ, NguyÍn ñình Chi‰n, Phillip TrÜÖng, Tæng Bá Hoành .. ..)  Çã månh më våch rõ r¢ng væn hóa ViŒt dù chÎu änh hܪng væn hóa Trung Hoa nhÜng thÆt ra låi là m¶t nŠn væn hoá riêng biŒt v§i nh»ng bän s¡c khác h£n Trung Hoa.
NghŒ thuÆt tåo hình cûa ViŒt Nam ít ÇÜ®c nghiên cÙu; Sách báo khäo cÙu vŠ ÇÒ ÇÒng, ÇÒ Çá thì còn khá, nhÜng vŠ ÇÒ gÓm thì không có mÃy. ñÒ gÓm ViŒt Nam chÌ m§i  ÇÜ®c tìm hi‹u nhiŠu trong vòng mÜÖi, mÜ©i læm næm gÀn Çây. Vì th‰ sÓ ngÜ©i ViŒt  -  trong và ngoài nܧc  -  bi‰t và hi‹u ÇiŠu này còn rÃt ít. S¿ hi‹u bi‰t này còn chÌ gi§i hån trong sÓ nh»ng nhà nghiên cÙu hay sÜu tÆp chuyên môn mà thôi. Bài vi‰t ng¡n này nh¢m møc Çích gi§i thiŒu m¶t cách rÃt t°ng quát m¶t khía cånh nhÕ cûa nghŒ thuÆt tåo hình ViŒt Nam: ñÒ gÓm c° truyŠn.
Dân t¶c, væn hóa ViŒt khªi nguÒn Ƕc lÆp và song song v§i væn hóa dân t¶c Trung Hoa.  NŠn væn hóa Hòa Bình (8,000BC) B¡c SÖn (6,000BC) và ñông SÖn (1,000BC) Çã phát tri‹n r¿c r« tØ trܧc khi có nh»ng giao ti‰p gi»a hai dân t¶c ViŒt, Hoa. (NhiŠu trÓng ÇÒng khai quÆt trong vài næm gÀn Çây chÌ rõ nét Ç¥c biŒt, thuÀn ViŒt, phác h†a lên cä m¶t nŠn væn minh r¿c r«, v§i kÏ thuÆt Çiêu luyŒn). Cái nôi cûa væn hoá, dân t¶c ViŒt quy tø vào bÓn vùng chính: (1)  Châu th° sông HÒng: Hoà Bình - B¡c SÖn - Häi HÜng - Vïnh Phú - Hà N¶i, (2) Duyên häi B¡c ViŒt: Hå Long - Vân ñÒn - Häi Phòng, (3) Thanh Hoá và (4) NghŒ An - Hà Tïnh.
Trong bÓn môi trÜ©ng væn hóa Ãy, ÇÒ gÓm ViŒt Nam thành hình và phát tri‹n r¿c r«. M‡i vùng, m‡i th©i kÿ có nh»ng nét ÇËp, tùy theo vÆt liŒu,  tùy theo kÏ thuÆt và nghŒ thuÆt riêng. Chúng tôi gi§i hån bài vi‰t ng¡n này vào nh»ng vÆt tích hiŒn có trong b¶ sÜu tÀm riêng, c¶ng thêm s¿ tham cÙu các sách báo xuÃt bän trong nh»ng næm gÀn Çây. Chúng tôi tin r¢ng, trong nh»ng næm t§i, nhiŠu cu¶c khai quÆt quan tr†ng së ÇÜ®c th¿c hiŒn, nhiŠu vÆt tích Ç¥c biŒt së ÇÜ®c tìm thÃy. Nh»ng khám phá này së cho chúng ta hi‹u rõ hÖn vŠ nŠn væn hoá dân t¶c ViŒt và cÛng së làm thay Ç°i quan niŒm, š ki‰n và s¿ hi‹u bi‰t ph° thông hiŒn nay. Chúng tôi ghi låi nh»ng th©i Çi‹m chính cûa lÎch sº và s¿ phát tri‹n nghŒ thuÆt ÇÒ gÓm ViŒt Nam trong bäng tóm lÜ®c lÎch sº Çính kèm (Xin xem trang Time Table).
Trong nh»ng món ÇÒ chúng tôi sÜu tÆp , chÌ có vài món làm tØ th©i B¡c Thu¶c, còn phÀn l§n là ÇÒ làm tØ Ç©i Lš, Ç©i TrÀn trª vŠ sau (ñÒ làm tØ th‰ k› 11, 12 .. t§i th‰ k› 15, 16, 17). Chúng tôi cÛng së gi§i thiŒu m¶t loåi ÇÒ Ç¥c biŒt khác là ÇÒ men tr¡ng xanh (ThÜ©ng ÇÜ®c g†i qua tên ‘ñÒ men lam Hu‰’ -  hay ph° thông hÖn là ÇÒ ‘Blue de Hue’) do vua quan ViŒt Nam h†a ki‹u riêng, Ç¥t làm bên nh»ng lò gÓm n°i danh bên Tàu. Khi sÜu tÆp, hay tìm hi‹u vŠ ÇÒ gÓm ViŒt Nam, ngÜ©i ta vÅn lÀm tܪng r¢ng Çáng k‹ chÌ có ÇÒ men lam Hu‰ (B¡t ÇÀu tØ ÇÒ ‘N¶i Phû’ và ‘Khánh Xuân’ cuä chúa TrÎnh Sâm Ç¥t, rÒi t§i tô, Çïa ch» nhÆt cûa các vua triŠu NguyÍn, hay ÇÒ ‘Mai Håc’ do NguyÍn Du Ç¥t làm khi Çi sÙ næm 1813. Các nhà sÜu tÆp trong nܧc thì cÛng chÌ chú tr†ng vào loåi ÇÒ ho¥c cûa Trung Hoa ho¥c men lam Hu‰ này. (H†c giä VÜÖng HÒng S‹n, v§i công trình sÜu tÆp, nghiên cÙu ÇÒ s¶ trong suÓt hÖn 50 næm, cÛng chÌ vi‰t chút ít vŠ vài món Chu ñÆu mà ông g†i lÀm là ÇÒ gÓm Bát Tràng chÙ không có các thÙ ÇÒ quš ViŒt Nam nào khác). 
ñÒ gÓm ViŒt Nam ÇËp, Ça dång, phong phú và giá trÎ hÖn cä là ÇÒ th©i Lš-TrÀn, phát tri‹n månh më tØ th‰ k› 11-12, kéo dài ljn cuÓi th‰ k› 16; v§i m¶t sÓ lÜ®ng l§n xuÃt cäng sang các nܧc Nam Thái Bình DÜÖng, NhÆt Bän, ñåi Hàn, qua tÆn vùng  RÆp tØ th‰ k› thÙ 7, månh më vào th‰ k› 14-16. M¶t sÓ ÇÒ gÓm ViŒt Nam  Çã rÃt ÇÜ®c quš chu¶ng trong nghi lÍ cûa Trà ñåo NhÆt Bän tØ cuÓi th‰ k› 15. (Bà Morimoto Asako, khi nghiên cúu các mänh v« khai quÆt ª Dazaifu và Hakata Çã vi‰t r¢ng, ÇÒ gÓm ViŒt Çã Ç܆c dùng ª NhÆt tØ gi»a th‰ k› 14). MuÓn bi‰t thêm vŠ viŒc xuÃt cäng này, xin džc ‘Vietnamese Ceramic - a separate tradition’ cûa nhóm ông John Stevenson và John Guy, xuÃt bän næm 1997 ª Chicago và ‘Vietnamese Ceramics’ cûa Southeast Asian Ceramic Society xuÃt bän næm 1982 ª Singapore, tåp chí ‘Arts of Asia’ cûa bà Tuy‰t NguyŒt xuÃt bän ª HÜÖng Cäng..v.v.. 

ñ©i Lš, v§i tinh thÀn dân t¶c månh më, sau khi chÃm dÙt ÇÜ®c m¶t nghìn næm Çô h¶ cûa ngÜ©i TÀu, nhà Lš, cÛng v§i tinh thÀn PhÆt Giáo änh hܪng månh më suÓt tØ triŠu Çình ra ljn Çåi chúng, nhà Lš, v§i  quy‰t tâm phát huy nŠn væn hoá thuÀn ViŒt (vÅn trÜ©ng tÒn qua nghìn næm lŒ thu¶c Trung Hoa) Çã phát tri‹n lên m¶t nghŒ thuÆt tåo hình riêng biŒt ViŒt Nam r¿c r«, phong phú cÛng nhÜ nŠn væn hoá Hòa Bình, B¡c SÖn, ñông SÖn trܧc Çó. NgÜ©i th® ViŒt Nam Çã sáng tåo nên nh»ng dáng ki‹u, s¡c men và hoa væn rÃt ViŒt Nam, th‹ hiŒn m¶t tinh thÀn sáng tåo rÃt phóng túng và phong phú. (NhiŠu thº nghiŒm vŠ s¡c men, dáng ki‹u, nhiŠu hoa væn ÇËp lå không th‹ thÃy ÇÜ®c ª væn hoá Trung Hoa vÓn nhiŠu khuôn kh° gò bó). Trong khung cänh hÙng khªi cûa nŠn t¿ chû vØa tìm låi ÇÜ®c, cùng các nhu cÀu xây d¿ng thành quách, cung ÇiŒn, Çình chùa, änh hܪng månh cûa PhÆt Giáo, Lão Giáo và truyŠn thÓng væn minh ViŒt Çã h¶i nhÆp trong các tô, chén Çïa, bình ViŒt Nam. S¿ khªi ÇÀu ÇÖn giän, v§i các món ÇÒ còn änh hܪng ÇÒ gÓm nhà TÓng, b‡ng vÜÖn månh lên qua bàn tay sáng tåo cûa ngÜ©i th® ViŒt Nam thành m¶t nŠn væn minh r¿c r«, mà ngày hôm nay, khi nâng niu nh»ng món ÇÒ tuyŒt ÇËp Ãy trên tay, chúng ta còn cäm thÃy bØng bØng sÙc sÓng mãnh liŒt cûa dân ViŒt, nhÜ nhìn thÃy cái phóng túng cûa bàn tay nghŒ sï trên bàn xoay, hay trên nét vë nhanh, thoát nhÜ gió th°i, nܧc trôi dܧi  nܧc men mÕng. NgÜ©i nghŒ sï Trung Hoa vë ÇÒ gÓm m¶t cách cÄn tr†ng, tÌ mÌ, h† vë nhÜ ngÜ©i quan sát thiên nhiên m¶t cách khách quan, tuân theo nh»ng quy luÆt nhÃt ÇÎnh, ÇÜ©ng th£ng nhÜ kÈ thܧc, ÇÜ©ng cong nhÜ cánh cung, bên phäi bên trái ÇÓi xÙng, bên trên bên dܧi ÇŠu Ç¥n. ñŠ tài rÃt tôn nghiêm Long Ly Quy Phøng, h† vë nhÜ cº hành m¶t nghi lÍ. Trong khi Çó ngÜ©i nghŒ sï ViŒt Nam vë t¿ nhiên, vë thoäi mái, vë nhÜ chÖi, nhÜ thä diŠu, nhÜ Çánh Çáo, vë t¿ nhiên nhÜ æn nhÜ ngû; ñŠ tài là hoa, là lá, là chim, là thú, là côn trùng, là thäo m¶c cûa ÇÒng ru¶ng, thôn quê kŠ cÆn bên mình, nhÜ chim sÈ, nhÜ tôm, nhÜ cua, chuÒn chuÒn, cóc nhái. Tåi sao rÒng cÙ phäi bay v§i mây không thôi, rÒng v§i hoa càng ÇËp, càng thân cÆn chÙ sao, vÆy thì ta cÙ bÕ m¥c cái luÆt lŒ cûa anh Tàu, ta vë rÒng hoa chung nhau cho nó thích. Anh Tàu änh không có voi thì kŒ änh, xÙ mình nhiŠu voi thì mình làm bình vòi voi chÖi, mình thích bình con rÒng, thì mình làm bình con rÒng theo ki‹u mình, mình thÜÖng con gà cøc tác lá chanh, thì mình làm cái Ãm con gà cho vui.  NgÒi n¥n tô thÃy mÃy con cóc nhÄy quanh nhà, thì ta làm cái Ãm hình con cóc, rÒi tô cho nó m¶t nܧc men xanh chÖi, chao Öi là thú vÎ. H† vë Ç©i sÓng nông thôn cûa h† lên các món ÇÒ gÓm Çó. H† và ÇŠ tài cûa h† là m¶t; Con chim sÈ, con cá bÓng, con chích chòe sÓng trong ngÜ©i h† rÒi tràn ra nét bút t¿ nhiên, sÓng Ƕng, không cÓ g¡ng, Ôi! Khi cÀm trên tay làm sao mà ta không cäm thÃy ÇÜ®c cái khoái trá cûa ngÜ©i nghŒ sï ÇÀu Ç©i Lš khi h† làm cái bình rÜ®u nhÕ v§i dång con tôm càng cÜ«i trên lÜng con cá chép. Con cháu Kh°ng Tº nghiêm túc v§i Kinh LÍ, Kinh ThÜ, nghe cái chuyŒn Çó cÛng h‰t vía rÒi, chÙ làm sao mà dám nghï ljn viŒc làm cái bình có cái hÒn phóng khoáng Çó ÇÜ®c. Nét bút ngÜ©i nghŒ sÏ ViŒt múa nhË, mÛi tre c¡t vào ÇÃt s¡c mà nhanh, men ch‡ dÀy ch‡ mÕng thì càng t¿ nhiên chÙ Çâu có sao,  cái hình bên này nhÕ hÖn cái phía bên kia m¶t chút thì låi càng ng¶ càng xinh chÙ hŠ chi. (Trong trÓng ÇÒng tên là ‘Sông ñà’, khi chåm xong con chim håc thÙ mÜ©i sáu, ngÜ©i nghŒ sï th©i ñông SÖn m§i thÃy mình chÌ chia vòng tròn làm mÜ©i bÄy phÀn, làm sao chåm mÜ©i tám chim håc bây gi©, thôi thì ta giäi quy‰t b¢ng cách chåm chim håc sÓ mÜ©i bÄy và mÜ©i tám sát nhau, mà ÇÙng chÙ không bay, cho Çû ch‡. Xin xem ‘ Nh»ng trÓng ÇÒng ñông SÖn Çã phát hiŒn ª ViŒt Nam’ cûa NguyÍn Væn Huyên và Hoàng Vinh, do ViŒn Bäo Tàng LÎch Sº ViŒt Nam ª Hà N¶i xuÃt bän næm 1975 -   Ông th® Trung Hoa mà g¥p l‡i này thì phäi bÕ h‰t Ç‹ làm låi tØ ÇÀu chÙ Çâu có dám t¿ tiŒn nhÜ vÆy). Nói nhÜ th‰ không phäi là chê ÇÒ gÓm Tàu không ÇËp, ÇÒ Tàu c¿c ÇËp là Ç¢ng khác. NhÜng hai cái cách làm ÇËp và hܪng ÇËp rÃt khác nhau. ñÒ gÓm Tàu ÇËp nhÜ m¶t cô gái trang Çi‹m l¶ng lÅy cûa då h¶i, ÇÒ gÓm ViŒt ÇËp nhÜ cô gái hàng xóm thÖ ngây, tÜÖi mát. Cái ÇËp cûa ÇÒ Tàu là cái ÇËp cûa thÖ Lš Båch: ‘Vân tܪng y thÜ©ng hoa tܪng dung - Xuân phong phÃt håm l¶ hoa nùng’, trong khi cái ÇËp cûa ÇÒ ViŒt là thÖ NguyÍn Khuy‰n: ‘Sóng bi‰c theo làn hÖi g®n tí - lá vàng trܧc gió së ÇÜa vèo’.  M¶t bên Çëo g†t tinh xäo, m¶t bên gÀn gÛi ÇÖn sÖ, m¶t bên là cái ÇËp cûa trí tuŒ, m¶t bên là cái ÇËp cûa tâm hÒn.       

NghŒ thuÆt tåo hình Ç¥c s¡c này cûa væn hoá ViŒt  có th‹ tóm t¡t qua các Çi‹m chính: (1) Dáng ki‹u, (2) Nܧc men, (3) Hoa væn và (4) ChÃt ÇÃt.

  1. Dáng ki‹u
    1. Tô, chén, Çïa: Tô chén thÜ©ng có chân khá cao.  NhiŠu bát nhÕ và Çïa nhÕ có hình con rùa hay cá n°i gi»a lòng, khi Ç° nܧc vào ta có cäm giác nhÜ nhìn xuÓng lòng gi‰ng, lòng ao, thÃy cá và rùa bÖi ª gi»a. ñïa th©i Chu ñÆu khá l§n (r¶ng khoäng tØ 10 tÓi 12 inch). ñÒ ‘men lam Hu‰’ có kích thܧc khá gÀn v§i các món ÇÒ dùng hiŒn nay (Çïa Khánh Xuân Long Lân cûa TrÎnh Sâm r¶ng 14 inch, Çïa Mai håc cûa NguyÍn Du, r¶ng khoäng 8 inch. .. ..)   
  
    1. LÜ hÜÖng, bát hÜÖng, chân Çèn:  LÜ hÜÖng khá to, cao khoäng 15 - 20 inch. NhiŠu chân Çèn  hai hay ba tÀng cao khoäng 30 - 40 inch. ñây là chân Çèn Ç‹ c¡m n‰n, ngoài ra còn nhiŠu chân Çèn dÀu hình chim, hình gà. Nhà Lš vÓn sùng Çåo PhÆt (Lš Công UÄn vÓn  d¿ng nܧc tØ dܧi mái tam quan), khi d©i kinh Çô vŠ Thæng Long ngoài nhu cÀu xây cÃt cung ÇiŒn còn tåo d¿ng lên rÃt nhiŠu chùa chiŠn. Ti‰c thay  nhà Minh Çã phá hûy gÀn nhÜ hoàn toàn các công trình ki‰n trúc này; phÀn còn sót låi bÎ ÇÓt phá næm 1784, bªi loån Kiêu Binh dܧi Ç©i TrÎnh Khäi. K‰ Çó, khi lên ngôi, vua Gia Long låi không muÓn Thæng Long l§n hÖn kinh thành Hu‰, nên Çã phá Çi   xây thành m§i, nhÕ hÖn. NguyÍn Du, ngÜ©i chÙng ki‰n cu¶c Ç°i thay Çã than r¢ng: ‘thiên niên c¿ thÃt thành quan Çåo, nhÃt phi‰n tân thành m¶t cÓ cung’ nghïa là: ‘nhà c° phá Çi làm ÇÜ©ng phÓ, thành m§i xây trên nŠn cung xÜa’.

    1. Bình, Ãm, âu, hÛ, bình vôi: Çû m†i loåi, Çû c« l§n nhÕ, sän xuÃt trong nhiŠu træm næm. Có nhiŠu Ãm hình chim, hình thú, hay có nhiŠu Ãm mà vòi, quai là hình ÇÀu thú. Có hÛ nâu cao Ç©i Lš kh¡c hình ngÜ©i, hình hoa, có hÛ tr¡ng ngà Ç©i B¡c Thu¶c vë hình voi và ngÜ©i nhÜ trên trÓng ÇÒng ñông SÖn. M¶t trong loåi bình rÃt ViŒt Nam là hình m¶t con tôm càng ÇÙng trên lÜng con cá chép, Ãm hình con cóc, bình hình quä dÜa, l† hình quä cà...

    1. H¶p trang sÙc:  H¶p nhÕ thÜ©ng là hình tròn, Ç‹ Ç¿ng phÃn hay dÀu trang sÙc phø n». Nh»ng h¶p này có lë là Ç‹ xuÃt cäng sang vùng  RÆp nhiŠu hÖn là Ç‹ bán trong nܧc. H¶p Ç©i Lš thÜ©ng có mÀu tr¡ng, trang trí hình hoa hay hình cánh sen n°i, ÇÜ©ng kính Ƕ 2, 3 inch. H¶p Lš nâu nhÕ có nh»ng nét trang trí mang änh hܪng Chiêm Thành. H¶p làm vào th‰ k› 14, 15, 16 thÜ©ng mÀu tr¡ng ngà, trÖn, trên n¡p vë hoa, cành mÀu chàm, hay vë hÒi væn... Nh»ng h¶p này nhÕ hÖn, ÇÜ©ng kính Ƕ 1.5 t§i 2.5 inch. M¶t sÓ h¶p tìm ÇÜ®c trong khi khai quÆt m¶ c° ª Phi LuÆt Tân, Nam DÜÖng, m¶t sÓ l§n tìm ÇÜ®c trong vài næm gÀn Çây, khi v§t các xác tÀu buôn c° chìm ª H¶i An, ñà N¤ng. Có nh»ng h¶p mÀu xám ÇÆm, có h¶p hình bí ngô hay hình tròn nhÜng chung quanh chia làm nhiŠu phÀn (6 hay 8) trang trí tåo nên Ãn tÜ®ng là h¶p thÆt s¿ có nhiŠu cånh.
    2.  Gåch trang trí, ngói: Men tr¡ng xanh, tìm thÃy ª trên tÜ©ng nhà th© HÒi Giáo ª Nam DÜÖng. M¶ c° ª Phi LuÆt Tân (cùng các Ãm, bình, tô, Çïa ViŒt Nam). ñi‹m tÙc cÜ©i là trong khi ngÜ©i HÒi Giáo Nam DÜÖng mua gåch ngói men lam cûa  ViŒt Nam Ç‹ xây giáo ÇÜ©ng (nhÜ xây Mosque ª Demak, Java) thì nhà NguyÍn låi nhÆp cäng gåch men lam tØ nܧc Anh vŠ xây læng vua Khäi ñÎnh.      

  1. Nܧc men: Nh»ng Çi‹m khác biŒt chính gi»a nܧc men cûa ÇÒ gÓm Tàu và ÇÒ gÓm ViŒt là:
    1. Nܧc men ViŒt thÜ©ng rÃt mÕng, men pha loãng, tráng không ÇŠu, trong khi Çó, nܧc men Tàu rÃt dÀy, bóng và ÇŠu kh¡p.
    2. Lò gÓm ViŒt thÜ©ng có Ƕ nung thÃp, thÜ©ng không ngÃm sâu vào chÃt ÇÃt nên nhiŠu vÆt tích tìm ÇÜ®c có nh»ng phÀn Çã tróc mÃt men. Lò gÓm Tàu có Ƕ nung rÃt cao, men bŠn.
    3. Chân lj và dܧi Çáy ÇÒ ViŒt thÜ©ng ÇÜ®c Ç‹ m¶c. Dܧi Çáy thÜ©ng ÇÜ®c tô m¶t l§p son nâu ÇÆm (Çi‹m không th‹ thÃy trong ÇÒ gÓm Trung Hoa).
Nܧc men rån t¿ nhiên, rÃt ÇËp. Màu men thay Ç°i tØ tr¡ng ngà sang vàng hÒng, nâu v§i rÃt nhiŠu s¡c tØ nhåt ljn ÇÆm, nâu Çen, nâu ÇÕ, xanh cánh løc bi‰c, xanh chàm, xanh lam nhåt, xanh lam ÇÆm. Ngoài ra, ÇÒ gÓm ViŒt Nam còn khác ÇÒ Trung Hoa ª các Çi‹m: (1) trong lòng tô hay Çïa thÜ©ng sót låi các dÃu in cûa con kê (dùng ngæn Çïa, tô chÒng lên nhau khi nung) hay (2) trong lòng Çïa, tô khi men còn ܧt, trܧc khi nung, thÜ©ng bÎ cåo Çi m¶t vòng hình vành khæn Ç‹ trÖ låi ÇÃt m¶c, và (3) miŒng tô, Çïa cÛng thÜ©ng Ç‹ m¶c, không men. ñây là nh»ng cách ÇÖn giän, Ç‹ tránh cho các món ÇÒ không bÎ dính ch¥t vào nhau khi nung. NgÜ®c låi, ngÜ©i th® Trung Hoa không bao gi© Ç‹ trÖ ÇÃt m¶c ª ch‡ nào, h† rÃt tÌ mÌ trong viŒc pha men, tráng men và x‰p nung. H† muÓn món ÇÒ ÇÜ®c toàn häo. KÏ thuÆt lò và Ƕ nung cÛng rÃt cao tåo nên m¶t nܧc men dÀy bóng và ÇŠu kh¡p. Lò gÓm ViŒt nam thÜ©ng có Ƕ nóng thÃp hÖn, chÃt men pha, tráng m¶t cách phóng túng. NgÜ©i th® ViŒt nam thÜ©ng chú tr†ng ljn cái vÈ ÇËp giän dÎ, t¿ nhiên. H† không bÆn tâm ljn nh»ng gò bó,  ti‹u ti‰t. (Xin nói thêm r¢ng, b¡t ÇÀu tØ cuÓi th‰ k› 18, ngÜ©i Trung Hoa låi cÛng làm nhiŠu Çïa có vòng men cåo theo nhÜ th‰. Vì ngÜ©i NhÆt rÃt thích mua các món ÇÒ ÇÖn giän cûa ta, nên chúng tôi Ƕ r¢ng các lò gÓm Trung Hoa Çã làm ÇÒ ki‹u ViŒt Nam Ç‹ bán qua NhÆt).
M¶t loåi ÇÒ gÓm ViŒt Nam cÀn ÇÜ®c nh¡c t§i là ‘men Thanh Hóa’. ñây là m¶t nܧc men ÇÜ®c các nhà nghiên cÙu ngoåi quÓc vi‰t vŠ khá nhiŠu, vì so nh»ng loåi khác men Thanh Hóa dÀy, ÇŠu và ÇËp, nܧc rån nhÕ, chÙng tÕ r¢ng ngÜ©i th® ViŒt Nam ª Thanh Hóa trong th©i kÿ này Çã xº døng m¶t kÏ thuÆt rÃt cao trong viŒc ch†n, pha tráng và nung men.   

  1. Hoa væn: Hoa væn thÜ©ng ÇÜ®c vë b¢ng sáu kÏ thuÆt chính:
    1. dùng khuôn mÅu in rÆp lên ÇÒ m§i n¥n cho hoa væn in lên (n°i hay chìm) trܧc khi tráng men và nung (g†i là ám h†a).
    2. dùng bút vë lên m¥t ÇÒ Çã khô, trܧc khi tráng men và nung.
    3. tráng men mÀu nhåt rÒi dùng dao nhÕ hay mänh tre cåo bÕ men theo hình ÇÎnh trܧc, rÒi dùng men mÀu ÇÆm vë trong ch‡ Çã cåo, nhÜng låi Ç‹ chØa nét viŠn không men.
    4. ngÜ®c låi v§i cách trên. Tráng men mÀu nâu ÇÆm lên toàn bình hay Ãm rÒi dung mänh tre cåo theo hình ÇÎnh s¤n, tåo nên hoa væn mÀu nhåt, không men trên nŠn men nâu ÇÆm.
    5. tráng men mÀu nhåt lên rÒi nhÕ vài gi†t men mÀu khác lên m¶t hay vài ch‡, Ç‹ cho gi†t men này chäy t¿ nhiên.
    6. tráng men xong rÒi nhÕ nh»ng gi†t nܧc lên, hay tåt nu§c vào Ç‹ nܧc làm men chäy loang tåo nên nh»ng hình t¿ nhiên.  

c - d- e  và f là bÓn kÏ thuÆt thuÀn ViŒt. ñÒ gÓm Trung Hoa không bao gi© ÇÜ®c trang trí bàng cách này.

  1. ChÃt ÇÃt: ñÒ gÓm ViŒt Nam dܧi th©i B¡c Thu¶c (Nhà Hán) thÜ©ng làm b¢ng ÇÃt sét, pha cát và vÕ sò h‰n nghiŠn nát, sang Ç©i Lš, nhiŠu món ÇÒ không còn pha cát n»a, chÃt ÇÃt mÎn hÖn. ñÒ Chu ñÆu làm b¢ng kaolin tr¡ng mÎn. ñÒ men ng†c (Celadon) Ç©i Lš cÛng khác ÇÒ men ng†c Tàu ª ch‡ chÃt ÇÃt không pha b¶t Çá, ÇÒ dÀy hÖn, men mÕng, gõ vào ti‰ng kêu không thanh và không ngân lâu b¢ng.          
           
ñ‹ phân biŒt m¶t cách t°ng quát, ta có th‹ tåm x‰p ÇÒ gÓm ViŒt Nam làm các loåi ÇÒ chính:

1.     ñÒ th©i Hoà Bình, B¡c SÖn, ñông SÖn
Không tráng men, n¥n b¢ng tay v§i hình trang trí tåo nên do dây thØng và khuôn giÕ Çan Ãn lên, hay do mÛi dao, mÛi tre kh¡c nh»ng hình trang trí Ç¥c biŒt cûa væn hoá ViŒt th©i này (Hình k› hà nhÜ thÜ©ng thÃy trên trÓng ÇÒng g†i là ‘hÒi væn’, nhÜng ÇÖn giän hÖn) làm b¢ng ÇÃt sét pha cát và vÕ sò h‰n nghiŠn nhÕ. Hình dång thuÀn ViŒt hiŒn rõ ràng (ÇÒ gÓm Trung Hoa không làm hình voi hay vë hình voi, ngÜ®c låi, Ãm hình thú, Ãm ÇÀu voi, Ãm vòi voi rÃt thÜ©ng thÃy - ViŒn Bäo Tàng ª Hà N¶i, có nhiŠu vÆt tích nhÜ bình cao, trang trí nh»ng hình kh¡c cong và th£ng làm vào khoäng 2000 BC cho t§i nh»ng Ãm, âu làm tØ 300 t§i 500 BC.  Museum of Fine Art ª Boston  có trÜng bÀy Ãm vòi voi cûa ViŒt Nam làm vào khoäng th‰ k› thÙ 3 BC  t§i th‰ k› thÙ 1 BC)

2.     ñÒ th©i B¡c Thu¶c
Bàn xoay b¡t ÇÀu ÇÜ®c dùng nhiŠu, dáng ki‹u, hoa væn và nܧc men có änh hܪng ÇÒ nhà Hán pha tr¶n nh»ng nét ViŒt cûa væn hoá ñông SÖn. (Có chum, våi to, vë hình voi, hình ngÜ©i Çóng khÓ, tay cÀm giáo, cÀm cung..) làm b¢ng ÇÃt sét pha cát mÎn. ñ‹ món ÇÒ này bên cånh ÇÒ nhà Hán cûa Trung Hoa, ta vÅn nhìn thÃy nh»ng nét giÓng và nh»ng nét rÃt khác cûa hai loåi ÇÒ gÓm. (Trong suÓt th©i B¡c Thu¶c, ngÜ©i Trung Hoa Çã thÃt båi trong viŒc hûy diŒt væn hóa ViŒt, và ÇÒng hóa ngÜ©i ViŒt nhÜ h† Çã thành công v§i các dân t¶c khác. NgÜ®c låi ngÜ©i ViŒt Çã thành công trong viŒc thu nhÆp nh†c hÕi, và áp døng nh»ng nét ÇËp, kÏ thuÆt hay cûa Trung Hoa). Loåi ÇÒ ViŒt Nam này thÜ©ng mÕng hÖn và thÜ©ng ÇÜ®c nung v§i Ƕ cao hÖn ÇÒ nhà Hán. ñÒ nhà Hán thÜ©ng có men xanh løc, ÇÒ ViŒt Nam thÜ©ng mÀu tr¡ng, trang trí b¢ng men gi†t xanh.

3.     ñÒ Lš-TrÀn
gÒm các loåi chính:

a.       ñÒ men ng†c (Celadon): ThÜ©ng trang trí hình cánh sen, hoa sen do änh hܪng nhà PhÆt; hoa væn có khi änh hܪng nhà TÓng (nhÜ ám h†a hình 2, 3 hay 4 bé trai chÖi trong vÜ©n hoa); có khi ViŒt hóa (nhÜ ám h†a hai l¿c sï Çô vÆt ÇÃu võ trong vÜ©n hoa); có khi änh hܪng ƒn ñ¶ (nhÜ tô trang trí toàn ch» Phån).   Nܧc men khá dÀy (nhÜng so v§i ÇÒ men ng†c nhà TÓng thì vÅn rÃt mÕng). NgÜ©i Tàu còn ti‰p tøc làm các món men ng†c này cho mãi ljn gÀn Çây. NhÜng sau Ç©i Lš-TrÀn thì các lò gÓm ViŒt Nam không làm các loåi này n»a. (nh hܪng xã h¶i, chính trÎ nào Çã tåo nên thay Ç°i này là m¶t ÇŠ tài mà chúng tôi së bàn t§i trong m¶t dÎp khác). Men ng†c thÜ©ng có mÀu xanh olive v§i rÃt nhiŠu s¡c tØ mÀu ng†c xanh nhåt t§i mÀu xanh rÃt ÇÆm, gÀn nhÜ xanh Çen. Nܧc men nhiŠu khi che m© các ám h†a ª Çáy tô, chén.  ñÃt sét mÎn dùng có khi pha cát, có khi không, nhÜng không hŠ pha Çá nghiŠn nhÜ ÇÒ men ng†c Trung Hoa (Vùng B¡c ViŒt không có loåi Çá tr¡ng dùng làm men ng†c nhÜ Trung Hoa) do Çó khi búng ngón tay lên tô, ta không nghe ti‰ng vang cao, trong và ngân lâu nhÜ thÃy ª ÇÒ men ng†c Tàu.

b.     ñÒ Lš tr¡ng - Lš nâu - Lš løc
ñÒ Lš tr¡ng thÜ©ng có ám h†a hoa væn, không vë hình mÀu, men mÕng, khá ÇŠu, ti‰ng gõ thanh. ñÒ Lš nâu thÜ©ng là nâu ÇÆm cä trong lÅn ngoài, nhÜng cÛng có nhiŠu tô, chén tr¡ng trong, nâu ngoài. Hi‰m hÖn là ÇÒ nâu da báo. (Sau khi tráng men nâu, ngÜ©i th® úp tô xuÓng, rÒi nhÕ vài gi†t nܧc lên chung quanh tô, gi†t nܧc làm men nâu chäy loang xuÓng thành ÇÓm da báo t¿ nhiên rÃt ÇËp) Nh»ng tô chén th©i này, nhiŠu cái có men dÀy mÕng không ÇŠu, nhiŠu ch‡ h† Ç‹ men ܧt chäy Çóng thành tØng gi†t, tØng vŒt dÀy, rÃt ÇËp, rÃt phóng túng. ñÒ Lš løc có mÀu xanh s¡c tØ nhåt ljn ÇÆm.  Ám h†a hoa sen, hoa cúc, ho¥c có dÃu con kê, ho¥c có vành men cåo trong lòng. Chúng tôi có m¶t tô Lš Tr¡ng v§i ám h†a toàn là bi‹u tÜ®ng væn hóa  RÆp (hình træng lÜ«i liŠm và sao, hình hai Çoän Çao b¡t chéo ...). nh hܪng PhÆt Giáo rõ rŒt, nhiŠu món phÓi h®p hình tÜ®ng cä ba nŠn væn hóa ViŒt - Hoa và Chiêm Thành. (PhÆt Giáo truyŠn vào ViŒt  Nam trܧc Trung Hoa - do các nhà sÜ ƒn ñ¶, Çi vòng theo b©  bi‹n ñông Nam Thái Bình DÜÖng t§i. ñåt Ma SÜ T° cÛng Çi thuyŠn t§i ViŒt Nam trܧc rÒi sau Çó m§i sang Trung Hoa Ç‹ lÆp ThiŠn Tông và Chùa Thi‰u Lâm).   
HÛ bình loåi này ÇËp,  gÒm nhiŠu thÙ, có hÛ men tr¡ng ngà cao khoäng 16 inch, ÇÜ©ng kính 12 inch, bên ngoài vë hình chim, hoa nâu ÇÆm. Có Ãm da tr¡ng, da nâu hình tròn thÜ©ng không vë hình mà có ám h†a cánh sen hay vòi voi, vòi ÇÀu gà, ÇÀu thú, dång con cóc, con gà, con chim, con nghê.. .. Bình vôi thÜ©ng có mÀu xanh nâu ÇÆm. Có nghiên m¿c hình con cua rÃt sÓng Ƕng, khi nhÃc mai cua lên, thì mình cua trª thành nghiên m¿c nhÕ.

c.      ñÒ Thanh Hóa
ñÒ ÇÜ®c g†i là men Thanh Hoá cÛng ÇÜ®c làm vào khoäng th‰ k› 12 - 14 ª các lò gÓm trong vùng Thanh Hoá. Nh»ng Ãm, Çïa, tô chén thÜ©ng có mÀu xanh nâu ÇÆm, nܧc men rÃt ÇŠu, bóng, trong v¡t, v§i nét rån nhÕ, rÃt ÇÜ®c quš chu¶ng. KÏ thuÆt tráng men cao l¶ qua cái tài tráng men trong nhÜ thûy tinh mà không thÃy dÀy, rÃt thanh nhã, và hÖn n»a còn cho thÃy ngÜ©i th® hoàn toàn làm chû nܧc men cûa mình do cách bi‰n Ç°i chÃt men pha Ç‹ làm cho nܧc rån to hay nhÕ theo š muÓn. (Nh»ng món ÇÒ này có nܧc rån thay Ç°i theo tØng phÀn, tØ trên miŒng bình xuÓng phía dܧi chân lj).
   
d.     ñÒ Chu ñÆu
B¡t ÇÀu tØ th‰ k› 14, 15 xuÃt hiŒn m¶t loåi ÇÒ (mà có ngÜ©i g†i là ‘ÇÒ tr¡ng chàm’) có nܧc men tr¡ng v§i hoa væn mÀu xanh bleu (mÀu chàm). Hình dáng và hoa væn Ç¥c biŒt ViŒt Nam, rÃt ÇËp, men mÕng nhÜng rÃt ÇŠu. Loåi ÇÒ này thÜ©ng ÇÜ®c xuÃt cäng sang Phi LuÆt Tân, Nam DÜÖng,  RÆp.. .. tØ th‰ k› 14 ljn 16. Chu ñÆu là m¶t làng thu¶c tÌnh Häi HÜng bây gi©. Làng này xÜa kia chuyên làm ÇÒ gÓm, nhÜng không bi‰t tåi sao h† chuy‹n sang dŒt chi‰u tØ træm næm gÀn Çây. Tên Chu ñÆu ÇÜ®c dùng không phäi Ç‹ chÌ nh»ng món ÇÒ làm tåi làng Chu ñÆu, nhÜng Ç‹ chÌ nh»ng ÇÒ cùng loåi này. Th©i Chu ñÆu kéo dài mÃy træm næm, v§i nhiŠu lò gÓm ª räi rác kh¡p nÖi. Bình, Çïa Chu ñÆu trang trí hình hoa mÅu ÇÖn (Peonie), chim sÈ, chim chích chòe, hoa cúc, lá tre, hình vë khi thì phóng túng, phác bút, khi thì tÌ mÌ v§i nhiŠu chi ti‰t. Nét vë ÇÆm nhåt khi rõ khi m©, chÙng tÕ ngÜ©i nghŒ sï Çã rÃt š thÙc trong viŒc sáng tåo m¶t tác phÄm nghŒ thuÆt nhiŠu hÖn là sän xuÃt m¶t món ÇÒ dùng hàng ngày. Vì th‰ cái phóng túng cûa ngÜ©i nghŒ sï ViŒt càng bi‹u l¶ rõ. Nh»ng hoa væn hoàn toàn thoát khÕi nh»ng khuôn kh° Trung Hoa. ñây là th©i kÿ v§i nh»ng bình, nh»ng Ãm mà khi vë vØa xong, men còn ܧt, ngÜ©i th® tåt nܧc lên cho hình vë nhoè Çi, m© m©, äo äo nhìn rÃt thích m¡t. H† l¿a ch†n nhÛng hình änh mà ngÜ©i nghŒ sï Trung Hoa không bao gi© nghï ljn (Con tôm, con cua, con chuÒn chuÒn, chim sÈ, chim chích chòe, cá bÓng, cá chép hóa rÒng .. .. NgÜ©i Trung Hoa khi vë rÒng, bao gi© cÛng chÌ vë rÒng v§i mây mà thôi, ngÜ©i ViŒt Nam låi thêm hoa sen, hoa cúc vào .. ..). NgÜ©i nghŒ sï ViŒt coi m‡i món ÇÒ là m¶t tác phÄm nghŒ thuÆt nên nhiŠu khi h† Çã kš tên, ÇŠ ngày và Çôi khi vi‰t cä tên ngÜ©i Ç¥t làm món ÇÒ n»a (CuÓi th‰ k› 14, ñ¥ng HuyŠn Thông ª Nam Sách thÜ©ng ghi rõ tên mình trên rÃt nhiŠu món ÇÒ rÃt ÇËp do ông làm. Nhóm ông Tæng Bá Hoành, ª ViŒn Bäo Tàng tÌnh Häi HÜng, Çã nêu lên m¶t chân hÜÖng vói câu: ‘HÜng TrÎ tam niên, nhÎ nguyŒt tåo, Nam Sách Phû, Thanh Liêm huyŒn, Hùng Th¡ng xã, ñ¥ng HuyŠn Thông thê NguyÍn ThÎ ñÌnh’ -  nghïa là: ñ¥ng HuyŠn Thông cùng v® là NguyÍn ThÎ ñÌnh làm vào tháng hai næm HÜng TrÎ thÙ ba (1590) tåi xã Hùng Th¡ng, huyŒn Thanh Lâm, phû Nam Sách. Trên m¶t chân hÜÖng khác, làm næm Diên Thành thÙ 3 - 1580, ñ¥ng HuyŠn Thông ghi tên ngÜ©i Ç¥t làm là sãi vãi NguyÍn ThÎ Liên, VÛ ThÎ DÜÖng. Xin džc thêm ‘GÓm Chu ñÆu’ cûa Tæng Bá Hoành, ñ¥ng ñình Th‹, VÛ Danh Th¡ng, NguyÍn Duy CÜÖng, và NguyÍn Kh¡c Minh, Bäo Tàng TÌnh Häi HÜng xuÃt bän næm 1993 ). M¶t bình Chu ñÆu tuyŒt ÇËp, mang tên ‘Topkapi Saray’ (Vì Ç܆c gi» ª Topkapi Saray Museum, Istanbul, Turkey nÖi lÜu gi» tài sän cûa hoàng gia Ottoman, Th° Nhï Kÿ) có vi‰t vòng quanh c° câu: ‘Thái Hòa bát niên, Nam Sách châu, tÜ®ng nhân Bùi thÎ hš bút’  - nghïa là: ‘bà nghŒ sï h† Bùi ª phû Nam Sách vë cho vui næm Thái Hòa thÙ tám (1450)’. Bình n°i ti‰ng khác là m¶t bình tròn, to khoäng 15 inch do Duke of Florence t¥ng Prince Elector of Saxony næm 1590. Bình này hiŒn ÇÜ®c gi» ª viŒn bäo tàng Johannaun Museum, Dresden, Thøy ñi‹n. (Tܪng cÛng nên nhÃn månh ª Çây m¶t Çi‹m Ç¥c biŒt khác là s¿ tôn tr†ng vai trò cûa ngÜ©i phø n» trong xã h¶i ViŒt Nam. Nh»ng món ÇÒ k‹ trên cho thÃy v® chÒng ñ¥ng HuyŠn Thông và NguyÍn ThÎ ñÌnh cùng kš tên vào tác phÄm, sãi vãi NguyÍn ThÎ Liên, VÛ ThÎ DÜÖng ÇÜ®c ghi tên vào món ÇÒ h† Ç¥t làm, Çáng k‹ n»a là ngÜ©i n» h†a sÏ h† Bùi ª Phû Nam Sách còn kš tên mình vào m¶t món ÇÒ tuyŒt ÇËp làm Ç‹ xuÃt cäng - hãy thº tìm, væn hóa Tàu, NhÆt.. làm gì có s¿ tôn tr†ng, ng®i ca ngÜ©i Çàn bà nhÜ th‰). 
Cùng ÇÒ Lš tr¡ng, nâu, ÇÒ Chu ñÆu (kéo dài suÓt tØ Ç©i Lš, TrÀn qua ljn Ç©i hÆu Lê) rÃt phong phú vŠ cä phÄm lÅn lÜ®ng. ñû m†i thÙ dáng hình, Çû m†i thÙ hoa væn ViŒt Nam, thÙ thì chÌ Ç‹ dùng trong nܧc, thÙ thì chÌ Ç‹ xuÃt cäng, thÙ thì làm theo mÅu Ç¥t cûa ngÜ©i NhÆt Bän, ngÜ©i Nam DÜÖng, ngÜ©i  RÆp.. .. Th‰ k› 12 - 16 là th©i kÿ mà sÙc sáng tåo nghŒ thuÆt, s¿ phát tri‹n kÏ thuÆt lên ljn cao nhÃt, mà s¿ thành công vŠ thÜÖng mãi cÛng lên ljn cao nhÃt cûa ÇÒ gÓm ViŒt nam. XuÓng dÓc tØ Ç©i HÆu Lê, suy tàn qua nh»ng næm xáo tr¶n chính trÎ, quân s¿ tØ th©i TrÎnh NguyÍn phân tranh, bÎ bÕ quên dܧi th©i nhà NguyÍn, c¶ng thêm änh hÜÕng cûa viŒc cÃm buôn bán v§i nܧc ngoài cûa các triŠu Çåi này,  ÇÒ gÓm ViŒt Nam không duy trì ÇÜ®c truyŠn thÓng Ƕc lÆp, ÇÜ®c giá trÎ sáng tåo nghŒ thuÆt trܧc Çây n»a. Ti‰c thay, s¿ thi‰u xót trong viŒc thúc ÇÄy nghiên cÙu, giáo døc cûa các chính quyŠn Nam, B¡c trong næm chøc næm vØa qua càng làm cái gia sän thuÀn ViŒt này mai m¶t thêm.
                
5.     ñÒ ‘Men Lam Hu‰’
Trܧc h‰t xin nh¡c låi r¢ng cái mÀu men xanh bi‰c cûa ÇÒ sÙ Ç©i Minh, Ç©i Thanh chính là cûa men xanh Persian, chÌ m§i ÇÜ®c nhÆp cäng vào Trung Hoa b¡t ÇÀu tØ Ç©i nhà Nguyên, theo ngót chân quân Mông C° (Trung Hoa và ViŒt Nam không có khoáng chÃt cobalt tåo nên mÀu men xanh nܧc bi‹n ÇÆm Çó), ch¡c vì chÃt men này giá Ç¡t nên ª ViŒt Nam, mÀu men lam này chÌ ÇÜ®c dùng chung v§i mÀu chàm (ÇÒ Chu ñÆu) Ç‹ tåo nên hai s¡c lam ÇÆm nhåt trong ÇÒ gÓm ViŒt. Nh»ng ÇÒ men lam thÜ©ng ÇÜ®c sÜu tÆp là ÇÒ nhÆp cäng nguyên chi‰c hay Ç¥t làm tØ Trung Hoa vào.  Vì ÇÒ này ÇÜ®c dùng rÃt nhiŠu ª cung Çình Hu‰ nên thÜ©ng ÇÜ®c g†i là ÇÒ ‘men lam Hu‰’. Chúng tôi låi chia loåi này thành hai: (1) ñÒ N¶i Phû và ÇÒ Khánh Xuân do TrÎnh Sâm Ç¥t bên Tàu. (2) ñÒ Ç©i NguyÍn do các vua Gia Long, ThiŒu TrÎ, do sÙ b¶ NguyÍn Du, sÙ b¶ ñ¥ng Huy TrÙ .. .. h†a ki‹u Ç¥t làm bên Tàu.    

 a. ñÒ N¶i Phû và Khánh Xuân:
TrÎnh Sâm h†a ki‹u và cho Ç¥t tåi lò Cänh ñÙc TrÃn bên Tàu (ñây là lò gÓm dành riêng cho viŒc ch‰ tåo ÇÒ dùng trong cung ÇiŒn Trung Hoa, th©i này do ñÜ©ng Anh, m¶t tay kÿ tài cûa ÇÒ gÓm Trung Hoa ÇiŠu khi‹n) Theo Ông VÜÖng HÒng S‹n, m§i ÇÀu TrÎnh Sâm làm ÇÒ ‘N¶i Phû’ (dܧi Çáy vi‰t mÃy ch»: ‘n¶i phû thÎ trung’, ‘n¶i phû thÎ tä’, ‘n¶i phû thÎ h»u’, ‘n¶i phû thÎ Çoài’ .. .. Phû Çây là Phû Chúa, Ç‹ phân biŒt v§i Cung Vua) Vài næm sau, khi sºa soån chi‰m ngôi vua cûa nhà HÆu Lê, TrÎnh Sâm bÕ ÇÒ ‘N¶i Phû’, mang h‰t các món này cho vua Lê, rÒi Ç¥t làm cho mình m¶t loåi ÇÒ ÇËp hÖn, dܧi vi‰t mÃy ch» ‘Khánh Xuân thÎ tä’. Tuy làm cùng m¶t lò, nhÜng ÇÒ ‘Khánh Xuân’ ÇËp hÖn và l¶ š muÓn chi‰m ngai vàng nhà Lê m¶t cách rõ rŒt. Chúng tôi có ÇÜ®c m¶t Çïa Khánh Xuân l§n 14 inch, v§i hình rÒng và lân (TrÎnh Sâm và th‰ tº TrÎnh Cán) RÒng trong hình này có næm móng (bi‹u hiŒu dành riêng cho vua) và hai Çïa khác cÛng l§n 14 inch, cÛng v§i Çôi rÒng næm móng.) MuÓn bi‰t rõ vŠ loåi ÇÒ này xin džc sách ‘LÜ®c khäo vŠ ÇÒ sÙ c° men Lam Hu‰’ cuä VÜÖng HÒng S‹n.  ñÒ N¶i Phû và Khánh Xuân ÇÜ®c ngÜ©i ta x‰p vào loåi ‘Men Lam Hu‰’ vì ngoài nh»ng nét tÜÖng t¿, nh»ng ÇÒ này cÛng låi ÇÜ®c tìm thÃy ª Hu‰, khi bà TØ Dø cho bán Çi mÃy chøc næm trܧc Çây. H†c giä VÜÖng HÒng S‹n nói rõ r¢ng: Khi ra chi‰m Thæng Long, vua Quang Trung Çã mang h‰t các ÇÒ dùng cûa chúa TrÎnh vŠ Phú Xuân rÒi k‰ Çó, khi thÓng nhÃt sÖn hà, vua Gia Long låi lÃy ÇÒ cûa nhà Tây SÖn mà dùng ti‰p, vì th‰ ÇÒ N¶i Phû và Khánh Xuân m§i xuÃt hiŒn nhiŠu ª Hu‰. NgÅm låi thÃy nhà TrÎnh, nhà NguyÍn, nhà Tây SÖn Çánh nhau ch‰t bÕ mà låi ÇŠu æn uÓng trong cùng các tô, Çïa này, bây gi© khi cÀm mÃy món này trong tay xæm xoi, ng¡m nghía chúng tôi không th‹ ngÜng bàng hoàng xúc Ƕng. Sao h† không cùng ngÒi chén chú chén anh, æn trong cái tô Lš Løc có ám h†a hoa cúc, uÓng tØ cái Ãm Lš Nâu vë chân chim nhÜ cái Ç©i sÓng an bình mà ngÜ©i th® ÇÒ gÓm Çã làm ra cho mình, thì ch£ng sܧng hÖn sao?     

  1. ñÒ Ç©i NguyÍn:
Dܧi Ç©i NguyÍn, kÏ nghŒ ÇÒ gÓm cûa ngÜ©i ViŒt suy søp, thÎ trÜ©ng trong nܧc và quÓc t‰ bÎ mÃt vào tay ngÜ©i Tàu, ngÜ©i NhÆt, vua quan nhà NguyÍn thì låi mê chu¶ng væn hóa Trung Hoa, cái gì cÛng rÆp theo nhà Thanh. TriŠu Çình nhà NguyÍn Ç¥t rÃt nhiŠu ÇÒ men Lam làm bªi lò Cänh ñÙc TrÃn, bên Tàu. Th©i vua Gia Long, ÇÒ lÃy ÇÜ®c cûa Tây SÖn-Chúa TrÎnh còn nhiŠu, khá dÜ dùng. Gia Long låi d¿ng nܧc trên mình ng¿a, ít thì gi© chú tr†ng ljn viŒc này nên sÓ ÇÒ Ç¥t bên Tàu còn ít hÖn, nhÜng sang các Ç©i sau (Minh Mång, ThiŒu TrÎ, T¿ ñÙc)  thì ÇÒ Ç¥t rÃt nhiŠu. Tên húy cûa các vua nhà NguyÍn (Ánh, ñäm, Thì,.. ..) thu¶c b¶ ‘nhÆt’ (      ) cûa ch» Hán, nên các tô Ç¥t làm có kš ch» nhÆt dܧi Çáy). Nh»ng khi g¥p tô ch» nhÆt, (n‰u không phäi là ÇÒ giä do  NhÆt Bän làm bán cho nh»ng ngÜ©i m§i b¡t ÇÀu sÜu tÆp), ta bi‰t ngay Çây là ÇÒ dùng trong cung ÇiŒn nhà NguyÍn. Nh»ng tô ch» nhÆt này khá l§n, trong lòng tráng men tr¡ng, bên ngoài có vë cänh phong thûy ViŒt Nam, và có thÖ ch» nôm. NgÜ©i Tàu không džc ÇÜ®c ch» nôm nên Çôi khi Çã vi‰t sai (Ông TrÀn Ng†c SÖn, ª Hu‰ có tìm ÇÜ®c m¶t tô ch» nhÆt v§i bài thÖ ‘m¶t s¡c nܧc in tr©i’ mà câu thÙ hai ÇÜ®c lÆp låi hai lÀn còn câu thÙ ba thì låi thi‰u tr†n. Xin xem ‘ñÒ sÙ men Lam Hu‰ - Nh»ng trao Ç°i h†c thuÆt, nxb ThuÆn Hóa, 1997).
N°i ti‰ng nhiŠu trong loåi ÇÒ này là nh»ng b¶ chén, Çïa trà vë hình cây mai và chim håc cùng hai câu thÖ nôm cûa NguyÍn Du: ‘nghêu ngao vui thú yên hà - mai là bån cÛ, håc là ngÜ©i quen’. ñÒ này ÇÜ®c Ç¥t làm lÀn ÇÀu bªi NguyÍn Du khi Çi sÙ nhà Thanh næm 1813. Ngoài nh»ng ÇÒ Ç¥t làm, Ç©i NguyÍn còn nhÆp cäng nhiŠu ÇÒ men lam khác cûa nhà Thanh. Nh»ng món này rÃt ÇÜ®c Üa chu¶ng bªi gi§i quan låi và các nhà giÀu ViŒt Nam.       
 
Trong nh»ng trang k‰ ti‰p, chúng tôi xin gi§i thiŒu m¶t sÓ món ÇÒ Çã sÜu tÆp ÇÜ®c. Hy v†ng r¢ng nh»ng hình änh và l©i gi§i thiŒu ng¡n ngûi së tåo nên nh»ng hi‹u bi‰t và š thích khªi ÇÀu, Ç‹ viŒc tìm hi‹u, duy trì và ph° bi‰n nh»ng giá trΠǥc biŒt rÃt Çáng ÇÜ®c ng®i ca, hãnh diŒn cûa væn hóa ViŒt Nam nÖi nh»ng ngÜ©i trÈ tu°i. Trong suÓt giòng lÎch sº dân t¶c, nh»ng chuy‹n bi‰n chính trÎ dù xáo Ƕng ljn th‰ nào cÛng chÌ có gi§i hån ng¡n. Nh»ng änh hܪng, chû thuy‰t ngoåi lai thäy rÒi cÛng bÎ gån l†c, Çào thäi Ç‹ chÌ có phÀn hay ÇËp m§i ÇÜ®c hoà nhÆp vào dòng væn hóa ViŒt Nam. Cho nên chúng tôi tin r¢ng nh»ng thay Ç°i tÓt ÇËp trong xã h¶i, væn hóa, dân t¶c ViŒt së tØ tØ chuy‹n bi‰n ljn. Và trong khung cänh Çó, các cu¶c khai quÆt, nghiên cÙu, duy trì và ph° bi‰n cûa ÇÒ gÓm, ÇÒ ÇÒng  dân t¶c së phát tri‹n månh më. NhiŠu nhà nghiên cÙu ngoåi quÓc Çã khám phá, nghiên cÙu và ca ng®i ÇÒ gÓm ViŒt Nam, (trong nh»ng cu¶c bán ÇÃu giá cûa nhà Christie of London, cûa Sothebys có nh»ng món ÇÒ gÓm ViŒt ÇÜ®c bán v§i giá hàng chøc nghìn MÏ Kim). Th‰ gi§i nhìn ra và Çánh giá rÃt cao khía cånh này cûa væn hóa ViŒt, tåi sao chúng ta låi lÖ là? Tåi sao chúng ta không khuy‰n khích nh»ng lò gÓm ª ViŒt Nam hiŒn nay trª låi h†c và làm nh»ng món ÇÒ giÓng nhÜ ÇÒ Lš-TrÀn, ÇÒ Chu ñÆu Çó Ç‹ dùng hàng ngày? Nh»ng ÇÒ này ÇËp æn bÙt chén Çïa làm b¢ng máy, sän xuÃt hàng loåt cûa Tàu cûa NhÆt, cûa Âu MÏ.    


Bäng Tóm LÜ®c LÎch Sº ñÒ GÓm ViŒt Nam (Bùi Ng†c TuÃn)

Næm
Trung Hoa
ViŒt Nam
ñÒ GÓm ViŒt
Sº Th‰ Gi§i
9390BC
8000BC

6000BC













2000BC





1000BC




500BC




257BC







200BC




100BC

1 AD





200



300



500



600


700



800


900














1000



1200







1400






   


1500






1600








1700











1800









4480BC-4365BC: Phøc Hi

3220BC-3080BC:
ThÀn Nông

2700BC-2600BC: H† Hoàng ñ‰
2359BC-2259BC: ñ‰ Nghiêu
2256BC-208BC: ñ‰ ThuÃn
2205BC-1766BC: Nhà Hå
1776BC-1122BC: Nhà ThÜÖng
1122BC- 256BC: Nhà Chu


Th©i Chi‰n QuÓc








221BC-206BC:
TÀn Thûy Hoàng



202BC-8AD:
Nhà Hán













222 - 265: Tam QuÓc
265-420: Nhà TÃn



420-447: Nam, B¡c TriŠu (Ngøy, TŠ, Chu, TÓng, TŠ,
LÜÖng)
589-617: Nhà Tùy



608-907: Nhà ñÜ©ng






907-959
NgÛ ñåi (NgÛ Quš):
HÆu LÜÖng
HÆu ñÜ©ng
HÆu TÃn
HÆu Hán
HÆu Chu


960-1278: Nhà TÓng







1280-1341: Nhà Nguyên




1368-1628: Nhà Minh






















1644-1911: Nhà Thanh







Væn hoá Hòa Bình vÆt tích tìm ÇÜ®c ª:
Hà SÖn Bình

Væn hóa B¡c SÖn, vÆt tích tìm ÇÜ®c ª:
-          B¡c SÖn
-          Hå Long (Quäng Ninh)
-          Cái Bèo (Quäng Ninh)
-          CÒn C° Ng¿a (Thanh Hóa)
-          Quÿnh Vân (NghŒ Tïnh)


2789BC - 258BC HÒng Bàng
Kinh DÜÖng VÜÖng,
Låc Long Quân,
18 Ç©i Hùng VÜÖng


Væn hóa Phùng Nguyên vÆt tích tìm ÇÜ®c ª:
-          Gò Mun
-          ViŒt Ti‰n
-          VÜ©n ChuÓi (Hà SÖn Bình)
-          LÛng Hoa (Vïnh Phú)
Næm Tân Mão 1109BC Ç©i Chu Thành VÜÖng, sÙ giä ViŒt ThÜ©ng sang cÓng chim Båch Trï.., dùng xe ChÌ Nam Ç‹ vŠ nܧc.

Væn hóa ñông SÖn vÆt tích tìm ÇÜ®c ª:
-          ViŒt Khê (Thanh Hóa)
-          ThiŒn DÜÖng (Quäng Ninh)
-          Thanh Hóa

 Nhà Thøc 257BC - 207BC
Thøc Phán diŒt Hùng VÜÖng thÙ 18, 
Lên ngôi, xÜng là An DÜÖng VÜÖng Ç°i tên nܧc Væn Lang thành Âu Låc. Xây Loa Thành ª C° Loa (Quäng Yên) næm 
255BC

Nhà TriŒu 207BC - 111BC
(Tr†ng Thûy-Mœ Châu). TriŒu ñà diŒt
An DÜÖng VÜÖng, lên ngôi, Ç°i tên nܧc là Nam ViŒt, Çóng Çô ª Phiên Ngung (Quäng Châu, Trung Hoa bây gi©)


Giao ChÌ - B¡c Thu¶c lÀn thÙ nhÃt
111BC - 39AD

Hai Bà TrÜng 40-43AD
Mã ViŒn - B¡c Thu¶c lÀn thÙ hai:
43-544











Nhà TiŠn Lš: 544 - 602
Lš Bôn lên ngôi, xÜng Nam ViŒt ñ‰, Ç°i tên nܧc là Vån Xuân, Çóng Çô ª Long Biên

B¡c thu¶c lÀn thÙ ba: 603 - 939








Th©i T¿ Chû:
Nhà Ngô: 939  -  965
Ngô QuyŠn Çu°i nhà ñÜ©ng, lên ngôi  Çóng Çô ª C° Loa

ThÆp NhÎ SÙ Quân: 945 - 967
Nhà ñinh: 968  -  980
ñinh B¶ Lïnh thÓng nhÃt ÇÃt nܧc, lên ngôi, Çóng Çô ª Hoa LÜ
Nhà TiŠn Lê: 980-1009
Lê Hoàn lên ngôi
Nhà Lš: 1010-1225
Lš Công UÄn lên ngôi d©i kinh Çô tØ Hoa LÜ vŠ ñåi La, Ç°i tên là Thæng Long
(Lš ThÜ©ng KiŒt phá TÓng bình Chiêm)
Nhà TrÀn: 1225-1400
1252 ñánh Chiêm Thành

1257 Th¡ng quân Nguyên lÀn thÙ nhÃt
1282-1285 Th¡ng quân Nguyên lÀn thÙ 2
1287 Th¡ng quân Nguyên lÀn thÙ 3

Nhà HÒ: 1400-1407
HÒ Quš Ly d©i kinh Çô vào Thanh Hóa

Nhà HÆu TrÀn 1407-1413

Minh Thu¶c: 1414-1427

1418: Lê L®i khªi nghïa
Nhà HÆu Lê 1428-1527
(vŠ Thæng Long Çóng Çô, næm 1430 Lê Thái T° låi Ç°i tên là ñông Kinh, vì th‰ ngÜ©i ngoåi quÓc g†i  B¡c ViŒt là Tonkin)

Nhà Måc: 1527-1592
(Måc ñæng Dung chi‰m ngôi)
B¡c TriŠu: nhà Måc - ñông Kinh
Nam TriŠu: vua Lê/Chúa TrÎnh  - Tây Kinh (Thanh Hóa)
1558: NguyÍn Hoàng vào trÃn ÇÃt ThuÆn Hóa
1592 TrÎnh Tùng dËp nhà Måc, Çón
Lê Th‰ Tông vŠ Thæng Long

TrÎnh-NguyÍn phân tranh
1627-1672: 7 lÀn TrÎnh-NguyÍn Çánh nhau
1692: Chúa NguyÍn chi‰m Chiêm Thành
1698: Chúa NguyÍn chi‰m Cao Miên lÆp 6 tÌnh miŠn Nam
1771: NguyÍn Nhåc, NguyÍn HuŒ, NguyÍn L» dÃy binh
Nhà Tây SÖn 1788-1802
1784: NguyÍn HuŒ phá tan quân Xiêm ª Gia ñÎnh
1788: Lê Chiêu ThÓng cÀu cÙu nhà Thanh  - quân Thanh chi‰m B¡c Hà

1789: Quang Trung Çåi phá quân Thanh

1802: NguyÍn Ánh thÓng nhÃt sÖn hà, Çóng Çô ª Phú Xuân (Hu‰)
1835: ViŒt Nam chi‰m Cao Miên
1858: Quân Pháp n° súng Çánh ñà N¤ng
1862: Quân Pháp chi‰m miŠn ñông
1867: Quân Pháp chi‰m miŠn Tây, Phan Thanh Giän tº ti‰t
1873: Pháp hå thành Hà N¶i lÀn thÙ 1, NguyÍn Tri PhÜÖng tº ti‰t
1882: Pháp hå thành Hà N¶i lÀn thÙ 2, Hoàng DiŒu tº ti‰t
1883: Pháp cai trÎ ViŒt Nam

ñÒ gÓm làm b¢ng tay, dùng khuôn b¢ng giÕ Çan, cao, ÇÖn giän, miŒng loe, vành tròn, mÀu nâu ÇÆm hay nâu båc, làm b¢ng ÇÃt sét pha cát và b¶t vÕ sò


ñÒ gÓm tìm ÇÜ®c ª Cái Bèo (trên Çäo Cát Bà) gÒm ba th©i kÿ. Th©i kÿ ÇÀu làm b¢ng tay - th©i sau dùng bàn xoay v§i hình trang trí kh¡c hay do dÃu dây in, th©i kÿ thÙ ba thêm nhiŠu trang trí hÒi væn (hình quä trám, chu‡i  vòng tròn nhÕ, chÃm trÙng cá, hình ch» S, ÇÜ©ng gÅy..)


TrÓng ÇÒng ñông SÖn
xuÃt hiŒn nhiŠu.


Bình, Ãm, våi ÇÃt nâu kh¡c hÒi væn ñông SÖn, dÃu dây in, dÃu khuôn giÕ tre Çan, không tráng men.









ñÒ gÓm v§i änh hܪng pha tr¶n væn hoá nhà Hán và væn hóa ñông SÖn. ñÒ gÓm có tráng men và không có tráng men, mÀu ÇÕ nâu, xám hay tr¡ng (Tìm ÇÜ®c ª Thanh Hoá, BiŒn SÖ, Chí Linh) Bình nܧc, bình c° dài, hÛ, niêu cÖm, hÛ vòi voi, bát hÜÖng


















B¡t ÇÀu xuÃt cäng sang  RÆp, Nam Thái Bình DÜÖng
(ngÜ©i   RÆp tênIbn Khurdadhbih viét vŠ cu¶c hành trình t§i  Quäng ñông qua Long Biên)




ñÒ gÓm ‘men Thanh Hóa’ xuÃt hiŒn, nܧc men trong, ÇŠu và khá dÀy. ƒm, våi, có hoa væn chim håc, voi, c†p hoa sen, cúc..

Vân ñÒn trª nên häi cäng sÀm uÃt
ñÒ gÓm Lš Nâu, Lš Tr¡ng. NhiŠu thº nghiŒm dáng ki‹u, hoa væn, nܧc men, pha tr¶n änh hܪng ViŒt, Chàm, Hoa, ƒn ñ¶ và HÒi Giáo. Nܧc men tr¡ng, nâu, xanh løc, nâu
da báo, vàng ngà. HÛ, våi... men vàng, hoa væn nâu kh¡c n°i tuyŒt ÇËp .
ñÒ Men Ng†c (Celadon) ÇÜ®c sän xuÃt nhiŠu

ñÒ Chu ñÆu xuÃt hiŒn ª rÃt nhiŠu nÖi. Men tr¡ng. Hoa væn mÀu chàm (blue nhåt) , hoa væn tuyŒt ÇËp, nét vë rÃt phóng túng
NgÜ©i NhÆt nhÆp cäng ÇÒ gÓm ViŒt Ç‹ dùng trong Trà ñåo
        
XuÃt cäng månh sang  RÆp, Nam Thái Bình DÜÖng










ñÒ  SÙ Tàu: N¶i Phû và Khánh Xuân       














ñÒ  SÙ Tàu: Mai Håc

Tô chén ch» nhÆt do T¿ ñÙc Ç¥t làm




























ñÙc PhÆt nhÆp Ni‰t Bàn
Kh°ng Tº tå th‰

Alexander the Great










151BC La Mã chi‰m dÃt Gaule (Pháp)

TriŠu Julius Cesar ª La Mã

Jesus Christ Giáng Sinh













ñ‰ quÓc La Ma suy tàn










Væn hóa Angkor b¡t ÇÀu ª
Cambodia

















Th©i ThÆp T¿ Quân ª Âu Châu



Quân Mông C° chinh phøc th‰ gi§i. Chi‰m Á Châu, Nga,  RÆp và ñông Âu.

Th©i  Phøc HÜng ª Châu Âu



VÜÖng quÓc Angkor suy tàn, Cambodia khªi  ÇÀu


1492 Christopher Columbus t§i MÏ Châu




















1774: Tuyên ngôn Ƕc lÆp,  Hoa Kÿ lÆp quÓc





1789: Cách mång Pháp




1861: N¶i Chi‰n MÏ
1866: Liên bang ñÙc thÓng nhÃt
1868: Minh TrÎ Thiên Hoàng lên ngôi ª NhÆt
1877: ñiŒn Thoåi ra Ç©i
1885: Xe hÖi b¡t ÇÀu ÇÜ®c xº døng ª Âu Châu





Thạch Y của người chết: Trưng bày ở triển lãm San Francisco ngày 10.9.2000



Phần TRẮC NGHIỆM

1)      Mặt trời từ đâu mà ra? Bao nhiêu tuổi.
2)      Trái đất từ đâu mà ra? Bao nhiêu tuổi?
3)      Loài người có mặt trên trái đất từ bao giờ? và sinh sốngở đâu?
4)      Trước trận Đại Hồng Thủy vào 6.000BC thì loài người sinh sống ra sao? Địa bàn sinh sống ở đâu?
5)      Nếp sống Du-mục khác với nếp sống Nông-nghiệp ra sao?
6)      Nước Văn Lang lập quốc năm nào? Tại sao lại phải lập quốc?
7)      Nhiệm vụ vua Hùng khác với nhiệm vụ Lãnh Vương như thế nào?
8)      Văn Lang là liên bang đa chủng hay là một nước thuần chủng?
9)      Giải nghĩa cho rõ ý nghĩa của chữ Văn Lang và chữ Việt
10)  Nói rỏ cương vực lúc lập quốc của 3 nước Ngô, Sở và Việt.
11)  Tuổi thọ của nước Ngô dái bao nhiêu năm? Ai xóa nước Ngô tren bản đồ nhân loại?
12)  Triệu Đà sinh và tử năm nào?
13)  Triệu Đà người ở đâu? Tại sao lại đặt tên nước là Nam Việt?
14)  Nói rõ đường lối chánh trị của Triệu Đà.
15)  Tại sao Triệu Đà sau khi đứt Thục Phán lại xưng là Triệu Việt Vương chứ không phải Triệu Ngô Vương?
16)  Triệu Việt Vương đổi niên hiệu thành Triệu Vũ Đế vào năm nào và với ý đồ gỉ?
17)  Bằng kế sách nào mà người xưa đã tạo được nếp sống hài hòa giữa các dân tộc khác văn hóa như các thời: Hùng Vương, Triệu Đà, Hồng Đức (1470) và nhà Tây Sơn?

TRI TÂN:
18)  Ngày hôm nay chúng ta sẽ phải làm gì để có đời sống hài hòa giữa các sắc tộc trên mảnh đất Việt, sau khi Việt Cộng ra đi?
19)  Làm sao có thể kết hợp toàn dân để lật đổ bạo quyền Việt Cộng? Tại sao ông Triệu Đà (người Việt gốc Ngô) đã kết hợp được toàn dân mà nay chúng ta lại chịu thua?
20)  Chúng ta có cần phải dạy con trẻ để xây dựng Tư Duy của chúng cho hợp thời hay cứ để tự nhiên chúng lên lên trong vườn hoang là tự nhiên thành người tốt?
21)  Hiện nay thì người Việt hải ngoại phải dạy con cái ra sao để chúng biết cách bảo vệ xã hội tiếp cư (ăn cây nào thì rào cây ấy) và đồng thời vẫn giữ được phong cách con Rồng cháu Tiên của mình (uống nước nhớ nguồn)?
---------------------------------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét