Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Bài số 2.06: Nhà Tây Sơn

Nhà Tây Sơn (家西山) hay Vương triều Tây Sơn (西山朝; Tây Sơn triều) (kéo dài từ 1788 đến 1802 = 14 năm)


Nhà Tây Sơn
Vương triều Tây Sơn
Quốc kỳ của Tây Sơn
Quốc kỳ
Quy Nhơn (1778-1793)
Phú Xuân (1786-1802)
Ngôn ngữ
 - 1778-1793
 - 1788-1792
 - 1792-1802
Lịch sử

 - Nguyễn Nhạc xưng Thái Đức Hoàng Đế
1778
 - Nguyễn Huệ xưng Quang Trung Hoàng Đế
1802


Các sách Đại Việt sử ký tục biên, Hoàng Lê nhất thống chí, Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam chính biên liệt truyện, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục đều ghi các lãnh đạo Tây Sơn là họ Nguyễn, nhưng không nói tổ tiên là họ gì. Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thày đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An (1655). Ông cố của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long (vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn) cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Thời bấy giờ, dân ta ai cũng ăn trầu theo tục lệ. Vùng ngược, các thôn làng người Thượng, người Kinh trồng nhiều trầu, xung quanh các ngôi nhà tựa lưng vào núi cao là những vườn trầu xanh ngát. Vùng xuôi, trầu nguồn lại rất có gía, nhưng ít ai giám ngược dòng sông Côn. Vượt đèo băng suối, chống chọi với hổ báo, sơn lam chướng khí lên mua trầu về bán kiếm lời. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Cũng có tài liệu cho rằng họ Hồ đã đổi theo họ chúa Nguyễn ngay từ khi mới vào Nam[1][2][3].
1-     Xem Đại Nam chính biên liệt truyện, sơ tập, bản chữ Hán. Q.30, tờ 2a.
2-     Nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn
3-     Đại Nam thống nhất chí (bản dịch) tập III, Hà Nội, 1971, tr. 38.

Nguyễn Phi Phúc có 8 người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Về thứ tự của Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ trong các anh em, các nguồn tài liệu ghi không thống nhất[4]:
  • Các sách Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam chính biên liệt truyện, Tây Sơn thuỷ mạt khảo đều thống nhất ngôi thứ trong ba anh em Tây Sơn đã khẳng định rằng: "Con trưởng là Nhạc, kế là Lữ, kế nữa là Huệ".
  • Theo thư từ của các giáo sĩ phương Tây hoạt động ở Đại Việt khi đó như Labartette, Eyet và Varen thì Nguyễn Huệ là em của Nguyễn Lữ. Nguyễn Lữ được gọi là Đức Ông Bảy còn Nguyễn Huệ là Đức Ông Tám.
  • Lê Trọng Hàm trong sách Minh đô sử lại cho rằng Hồ Phi Phúc sinh :
  • Nguyễn Nhạc,
  • Nguyễn Lữ
  • đến hai cô con gái
  • rồi đến Nguyễn Huệ.
  • Dân phủ Quy Nhơn xưa truyền lại rằng: Nguyễn Nhạc thuở đi buôn trầu nên gọi anh Hai Trầu; Nguyễn Huệ còn có tên là Thơm nên gọi là chú Ba Thơm; Nguyễn Lữ gọi là thầy Tư Lữ vì có thuở Nguyễn Lữ đi tu theo đạo Hồi Bani (Islam Bani) một hệ tôn giáo của người Chàm cổ, theo tính ngưỡng Thần lữa.
·         Theo một tài liệu về Tây Sơn, gia đình Nguyễn Nhạc có ít nhất 4 anh em trai, anh đầu là Nguyễn Quang Hoa. Quang Hoa có thể do bị chết sớm hoặc vì lý do nào đó không tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, nên không được sử sách ghi lại[5].
·         Lớn lên, ba anh em được đưa đến thụ giáo cả văn lẫn võ với thầy Trương Văn Hiến. Chính người thầy này đã phát hiện được khả năng khác thường của Nguyễn Huệ và khuyên ba anh em khởi nghĩa để xây dựng đại nghiệp. Tương truyền câu sấm: "Tây khởi nghĩa, Bắc thu công" là của ông[6].
·         Khởi phát từ ấp Tây Sơn, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ tập hợp lực lượng, ban đầu chủ yếu là người Thượng, đứng lên khởi nghĩa. Lấy danh nghĩa chống lại Quốc phó Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương là cháu đích tôn của Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Nhạc phất cờ nổi dậy năm 1771. Bởi Tây Sơn mang danh nghĩa ủng hộ hoàng tôn Dương và khi đánh trận thường la ó ầm ĩ nên dân gian có câu:
·         "Binh triều là binh Quốc phó
·         Binh ó là binh Hoàng tôn"
·         Tây Sơn có được sự ủng hộ rất lớn của dân chúng, không chỉ những người nông dân nghèo mà cả một số sắc dân thiểu số và lực lượng người Hoa như hai đạo quân của Lý Tài, Tập Đình. Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo. Nghĩa quân đã từng nêu lên khẩu hiệu: "Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo". Điều đó được các giáo sĩ Tây Ban Nha, điển hình là Diego de Jumilla ghi lại, sách Les Espagnols dans l’Empire d’Annam trích dẫn như sau:
·         "Ban ngày họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có ngưòi mang súng. Họ không hề làm thiệt hại đến người và của. Trái lại họ tỏ ra muốn bình đẳng giữa mọi người Đàng Trong; họ vào nhà giàu, nếu đem nộp họ ít nhiều thì họ không gây tổn hại, nhưng nếu chống cự lại thì họ cướp lấy những của quý đem chia cho người nghèo; họ chỉ giữ gạo và lương thực cho họ mà thôi... Người ta gọi họ là bọn cướp đạo đức và nhân từ đối với quần chúng nghèo khổ..."[11].


Trong suốt 30 năm, tính từ lúc phong trào bùng nổ đến khi triều Tây Sơn đổ, nghĩa quân Tây Sơn đã hoạt động trên hầu khắp mọi miền của đất nước. Trong số các địa điểm hoạt động đó, phải kể đến vùng miền núi Tây Sơn. Tại đây, các lãnh tụ của phong trào đã bắt tay xây dựng căn cứ, chuẩn bị lực lượng. Và cũng chính tại nơi đây cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ.
Nơi phong trào dấy lên đầu tiên là ấp Tây Sơn thời chúa Nguyễn. Theo sách Đại Nam chính biên liệt truyện, sơ tập, quyển 30 thì Tây Sơn có hai ấp Nhất và Nhị, nay là An Khê và Cử An (1).
Xưa kia nhân dân địa phương dùng danh từ Tây Sơn để chỉ cả vùng đất nằm phía Tây đèo An Khê. Sau này người ta quen gọi vùng Phú Lạc - Kiên Mỹ (tức ấp Kiên Thành) (2) nơi sinh trưởng của các lãnh tụ Tây Sơn cũng là Tây Sơn. Để phân biệt, người ta gọi ấp Tây Sơn là Thượng Đạo, còn vùng Phú Lạc - Kiên Mỹ là Hạ Đạo. Từ đó có khái niệm "Tây Sơn Thượng Đạo" và "Tây Sơn Hạ Đạo".
Vùng Tây Sơn Thượng Đạo vốn là địa bàn cư trú của đồng bào Thượng, chủ yếu là người Ba Na. Người Kinh mới lên đây khai phá đất hoang sinh cư lập nghiệp vào khoảng nửa đầu thế kỷ 17. Gia phả của một số dòng họ lâu đời ở đây cho biết những người được thờ làm tiền hiền (người có công khai phá đầu tiên) mới chỉ cách đây từ 6-7 đời. Ông tổ 4 đời của ba anh em họ Nguyễn (vốn là họ Hồ) bị chúa Nguyễn bắt từ Nghệ An vào đây cũng là một trong những người có công khai phá miền đất này.
Xét về mặt địa hình, hai xã An Khê và Cửu An tương đối bằng phẳng, bốn bề có núi bao bọc. Từ phía Đông lên bắt buộc phải đi qua đèo An Khê. Đó là cửa ngõ phía Đông của vùng Tây Sơn Thượng. Vì vậy mà tiếng Ba Na gọi đèo này là Mang (có nghĩa là cửa). Theo các cụ già địa phương, khi thực dân Pháp chưa mở con đường 19, đèo Mang rất dốc và còn là một vùng hoang vu rậm rạp, nhiều thú dữ. Việc đi lại rất khó khăn.
Trước khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ, Tây Sơn Thượng Đạo là nơi chính quyền chúa Nguyễn kiểm soát rất lỏng lẻo. Là người thường xuyên qua lại vùng này để buôn bán, có giao kết rộng rãi với đồng bào Thượng, Nguyễn Nhạc sớm nhận ra vị trí hiểm yếu của vùng núi Tây Sơn. Ông đã chọn nơi đây làm căn cứ địa đầu tiên cho cuộc khởi nghĩa.
Vào nửa thế kỷ 18, khi các lãnh tụ Tây Sơn bắt tay vào công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa, người Kinh đã lên làm ăn ở An Khê khá đông. Tuy nhiên cư dân chủ yếu ở vùng này vẫn là người Thượng. Quá trình xây dựng căn cứ địa được bắt đầu bằng việc vận động đồng bào Thượng. Hầu như khắp vùng Tây Sơn, trong các làng Ba Na dân chúng đều biết tới Bok Nhạc. Xuôi theo sông Ba chừng 7km về phía nam, dưới chân núi Kon Krúi có Plây Đê-chơ-găng là làng Ba Na gần đường giao thông nhất. Có lẽ đó chính là "sách Man" mà Đại Nam thống nhất chí chép đến (3).
Ở đây, trong nhân dân còn lưu truyền nhiều câu chuyện về những lãnh tụ Tây Sơn. Họ nói về những cử chỉ tốt đẹp của Nguyễn Nhạc đối với dân làng và một hòn đá lớn nằm bên suối Chơ Ngao mà dân làng gọi là "Tờ mo bok Nhạc", tương truyền ông Nhạc thường hay qua lại, nghỉ ngơi tại hòn đá này, được mọi người coi là vật thiêng liêng của làng.
Xa hơn nữa về phía Phú Bổn, dân làng Ta Nia còn thờ trên dàn bếp một dí gạo, một dí (4) muối được Nguyễn Nhạc cấp cho khi thiếu đói.

1-     Dí: một loại túi nhỏ đan bằng tơ dừa.
Có thể nói Nguyễn Nhạc và các lãnh tụ Tây Sơn đã thành công trong việc vận động đồng bào Thượng tham gia, ủng hộ cuộc khởi nghĩa.
Công cuộc chuẩn bị còn bao gồm việc xây dựng một cơ sở hậu cần tại chỗ. Ở thôn Tú Thủy (5) có một vùng đất khá rộng mang tên "cánh đồng Cô Hầu" (theo nhân dân địa phương thì Cô Hầu là vợ bé người BaNa của Nguyễn Nhạc, đã cung cấp nhiều lương thực và voi, ngựa cho nghĩa quân; nhà Cô Hầu rất giàu). Cánh đồng này xưa kia là nơi cấy lúa cung cấp lương thực cho nghĩa quân.
Lại có truyền thuyết nói rằng Nguyễn Nhạc còn cho đào hồ thả cá. Ở gần Phú Bổn hiện nay vẫn còn di tích một hồ cá khá lớn xây bằng đá ong. Dân quanh vùng gọi đó là "hồ ông Nhạc". Câu nói phổ biến trong địa phương: "Sa khổng lồ, hồ ông Nhạc" cho thấy truyền thuyết trên là điều đáng được suy nghĩ.

. Theo Địa chí Bình Định

 (5) Nay thuộc xã Tứ An, thị xã An Khê (Gia Lai)
nguyenhueNguyễn Huệ sinh năm Quý Dậu (1752), là em của Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Khi còn nhỏ, Nguyễn Huệ thường được gọi là chú Thơm, là em thứ tư trong nhà. Trong ba anh em, Nguyễn Huệ có nhiều đặc điểm nổi trội nhất: tóc quăn, tiếng nói sang sảng như chông, cặp mắt sáng như chớp, có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối.
Dưới quyền của Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc, ông đã được phong làm Long Nhơng tướng quân khi mới 26 tuổi. Thực ra ông đã nắm  quân  khi mới  17 tuổi… Tất cả những chiến công hiển hách đều đi liền với cuôc đời của vị tướng tài ba này, một vị tướng chưa từng bại trận từ trận nhỏ đến trận lớn cả trăm ngàn quân..
Mùa thu năm Giáp Ngọ (1774) trấn thủ Long Hồ là Tống Phước Hiệp cử đại binh từ Gia Định ra đáng Tây Sơn với khí thế mạnh. Quân Nam chiếm được Bình Thuận Diên Khánh.
Lê Văn Hưng phải rút về Phú Yên phối họp với Nguyễn Văn Lộc chống địch. Hiệp đưa 2 vạn binh thuỷ bộ thiện chiến ra đánh chiếm Phú Yên lập phòng tuyến Xuân Đài – Cù Mông bức bách quân Tây Sơn. Lần đầu tiên Nguyễn Nhạc phải gọi Nguyễn Huệ từ chiến khu về tiến hành cuộc nam chinh lần thứ hai. Vị tướng tài ba này mới 22 tuổi đã dẩn đoàn quân Thượng mới tập luyện xong, luồn theo đường rừng bí mật vượt qua phòng tuyến Cù Mông ở La Hai ở miền Tây Bắc Phú Yên giáp Bình Định, nhanh chóng thọc xâu vào sau lưng địch bất ngờ đánh chiếm thành Phú Yên, rồi mới quay ra dập nát phòng tuyến quân Nam trấn giử. Bị đánh bất thình lình, cả hai vạn thuỷ bộ của Hiệp hoang mang rối loạn. Lớp bị giết, lớp đầu hàng, riêng Hiệp không thể điều khiển quân sỉ bèn lên thuyền trốn chạy về Nam tìm đường sống. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân chiếm lại Diên Khánh, Bình Thuận và giao cho Hưng và Lộc đóng giử, còn mình dẩn đoàn quân Thượng về Quy Nhơn báo tin thắng trận với anh.
Thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ lần đầu tiên được thể hiện như thế đó. Từ đấy các tướng soái, đô đốc Tây Sơn đều khâm phục Nguyễn Huệ, và cũng từ đấy các trận đánh lớn trong Nam ngoài Bắc, Nguyễn Nhạc phải dựa vào em để dành đại thắng.
Trong cuộc đời chinh chiến ngót hai mươi năm, về mặt nam, Nguyễn Huệ đã bốn lần mang quân vào Gia Định: ba lần đánh tan tác quân chúa nguyễn và Nguyễn Ánh, một lần đại phá năm vạn quân Xiêm.

Các trận đánh lớn chống ngoại xâm được biết đến của ông :

Trận Rạch Gầm Xoài Mút :
Nguyển Ánh sang Xiêm La (Thái Lan ngày nay) gặp vua Xiêm là Chakkri cầu viện.
Sau khi nhận lời với Nguyễn ánh, tháng 4 năm 1784, vua Xiêm phái hai tướng Lục Côn và Sa Uyên cùng với Chiêu - Thùy Biện là một cựu thần Chân Lạp thân Xiêm, đem hai đạo bộ binh tiến sang Chân Lạp rồi từ đó, mở một mũi tiến công đánh xuống Gia Định phối hợp với thủy binh sẽ vượt biển đổ bộ lên (Vũ Thế Dinh, Mạc Thị gia phả, sách chữ Hán, chép tay). Ngoài số quân Xiêm, Chiêu - Thùy Biện còn ra sắc chiêu mộ thêm quân lính để thực hiện mưu đồ của vua Xiêm (Francis Ganier, Chronique royale du Cambodge, livre II).
Ngày 25 tháng 7 năm đó, vua Xiêm sai cháu là Chiêu Tăng làm chủ tướng và Chiêu Sương (Chiêu hay Chiếu là phiên âm từ Chao (hay Chạu) trong tiếng Thái, chỉ một chức tước của phong kiến Xiêm lúc đó) làm tướng tiên phong, thống lĩnh 2 vạn quân thủy và 300 chiến thuyền, từ Vọng Các (Bankok) vượt biển đánh chiếm Gia Định. Nguyễn Ánh cũng tập hợp bọn tàn quân giao cho Chu Văn Tiếp chỉ huy với chức Bình Tây đại đô đốc và Mạc Tử Sinh làm tham tướng, dẫn đường cho quân Xiêm. Nguyễn Ánh đã cam tâm bán rẻ quyền lợi dân tộc, dựa vào thế lực nước ngoài để hòng khôi phục lại một ngai vàng. Ông ta đã tạo cơ hội và dẫn đường cho quân Xiêm xâm chiếm đất Gia Định.

Tháng 8, thủy quân Xiêm cùng với quân bản bộ của Nguyễn Ánh đổ bộ lên Kiên Giang, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược miền đất cực nam của nước ta. Sau đó, 3 vạn bộ binh của địch do Sa Uyển và Chiêu - Thùy Biện chỉ huy, từ Chân Lạp tiến xuống phối hợp với thủy binh đánh chiếm Trấn Giang (Cần Thơ) là một vị trí chiến lược quan trọng của miền tây Gia Định. Tổng số quân xâm lược Xiêm lên đến 5 vạn, kể cả quân thủy và quân bộ (Chính sử của triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Đại Nam  chính biến liệt truyện và một số tác phẩm đầu đời Nguyễn như Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức đều chép số quân xâm lược Xiêm là 2 vạn. Hầu hết các công trình nghiên cứu trước đây đều trình bày cuộc kháng chiến chống Xiêm theo những tài liệu này, khẳng định số quân Xiêm là 2 vạn. Nhưng đó chỉ là quân số của đạo quân thủy do Chiêu Tăng, Chiêu Sương chỉ huy. Theo Mạc Thị gia phả của Vũ Thế Dinh thì tổng số quân xâm lược Xiêm lên đến 5 vạn và ngoài đạo quân thủy, còn có đạo quân bộ do Sa Uyên và Chiêu - Thùy Biện chi huy từ Chân Lạp tiến xuống. Vũ Thế Dinh giữ chức cai đội dưới quyền của tham tướng Mạc Tử Sinh là người trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh lúc đó. Sau khi quân Xiêm thất bại, Nguyễn Ánh lại giao cho Vũ Thế Dinh thu thập tài liệu viết bức “quốc thư” gửi cho vua Xiêm trình bày rõ sự tàn bạo và thất bại của quân Xiêm. Vũ Thế Dinh viết Mạc Thị gia phả vào năm 1818. Do đó, những tài liệu ghi trong cuốn gia phả về số quân Xiêm, về diễn biến của cuộc chiến tranh là có thể tin cậy được. Hơn nữa, đạo quân bộ từ Chân Lạp tiến xuống mà Vũ Thế Dinh ghi chép cũng được đề cập đến trong sử biên niên của Chân Lạp). Đó là chưa tính số quân bản bộ của Nguyễn Ánh. Số quân này lúc lưu vong ở Xiêm không có bao nhiêu, Nhưng sau khi về nước có được tăng cường thêm về số lượng do bọn phú hộ địa chủ ở Gia Định. Xiêm không phải là một nước lớn mạnh, Nhưng về tổ chức và trang bị quân đội nói chung không thua kém các nước ở Đông Nam á. Ngoài các thứ vũ khí sản xuất trong nước, triều đình Xiêm cũng mua thêm một số đại bác của  phương Tây trang bị cho quân đội.
Cuộc kháng cự lúc đầu được chỉ huy bởi Phò mả Trương Văn Đa trong suốt 4 tháng đến cuối năm 1784 đã anh dũng chiến đấu để cầm chân quân Xiêm…
Quân Xiêm chỉ chiếm được Kiên Giang, Trấn Giang (Cần Thơ), Ba Xắc (Sóc Trăng), Trà Ôn, Sa Đéc, Mân Thít (Vĩnh Long), Ba Lai (Bến Tre), Trà Tân (Tiền Giang)... và kiểm soát nửa đất phía tây Gia Định về bên hữu ngạn Tiền Giang (tức ba tỉnh miền Tây: Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long). Quân Tây Sơn vẫn làm chủ miền đất phía đông Gia Định và giữ vững những vị trí quan trọng như Mỹ Tho, Gia Định. Trong một số trận đánh tuy cuối cùng phải rút lui, nhưng quân Tây Sơn đã chiến đấu dũng cảm, gây cho quân địch những tổn thất đáng kể. Trong trận Mân Thít (còn gọi là Mang Thít thuộc tỉnh Vĩnh Long) ngày 30 tháng 11 năm 1784, quân Tây Sơn do Trương Văn Đa trực tiếp chỉ huy, đã giết chết viên tướng cầm đầu quân bản bộ của Nguyễn Ánh là Bình Tây đại đô đốc Chu Văn Tiếp (Theo Gia Định thành thông chí (q. 3) của Trịnh Hoài Đức, trận đánh này xảy ra ngày 18 tháng mười năm Giáp Thìn tức ngày 30-11-1784. Nhưng theo Mạc Thị gia phả của Vũ Thế Dinh thì ngày xảy ra trận đánh đó lại là ngày 10 tháng mười năm Giáp Thìn tức ngày 22-11-1784). Một tướng Xiêm là Thát Xỉ Đa (có tài liệu chép là Chất Xi Đa) cũng bị thương trong trận này. Sau đó, Nguyễn Ánh cử Lê Văn Quân làm Khâm sai tổng nhung chưởng cơ thay Chu Văn Tiếp. Tháng 12 năm 1787, trong trận đánh đồn Ba Lai và Trà Tân, một viên tướng nữa của Nguyễn Ánh là chưởng cơ Đặng Văn Lượng cũng bị giết chết.
Cuối năm 1784, một viên tướng Tây Sơn là đô úy Đặng Văn Trấn về Quy Nhơn báo cáo rõ tình hình ở Gia Định (Vũ Thế Dinh, Mạc Thị gia phả, sách đã dẫn. Tài liệu này chỉ chép “đô úy của giặc”, không chép tên. Nhưng theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì có thể xác định viên đô úy đó là Đặng Văn Trấn. Có tài liệu ghi là Đặng Vân Chân). Trên cơ sở đó, Nguyễn Nhạc quyết định cử Nguyễn Huệ đem thủy quân vào Nam tổ chức phản công, thực hiện quyết chiến, chiến lược  nhằm nhanh chóng quét sạch quân Xiêm - Nguyễn ra khỏi đất Gia Định. Nguyễn Huệ lúc bấy giờ mới 32 tuổi, nhưng từ năm 1776 đã giử chức phụ chính và năm 1778 được phong làm Long Nhượng tướng quân. Đó là một  tướng trẻ tài ba, mưu lược, đã lừng danh trong những trận đánh tiêu diệt quân Nguyễn trước đây
Nguyễn Huệ dùng thuyền chiến vượt biển vào đến Gia Định khoảng đầu tháng 1 năm 1785. Nguyễn Huệ đóng quân và đặt bộ chỉ huy tại Mỹ Tho (Đại Nam thực lục chi chép “Tháng 12, giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc sai Nguyễn Văn Huệ đem binh thuyền vào cứu Sài Gòn” (sách đã dẫn, t. II, tr. 57). Theo Mạc Thị gia phả thì Nguyễn Huệ đem quân vào Gia Định khoảng hơn 10 ngày rồi mới đánh trận Rạch Gầm - Xoài Mút vào ngày 9 tháng chạp năm Giáp Thìn. Kết hợp cả hai tài liệu, có thể xác định quân Tây Sơn vào Gia Định khoảng cuối tháng một (từ ngày 12-12-1784 đến ngày 10-1-1785) đầu tháng chạp (từ ngày 11-1 đến 8-2-1785) năm Giáp Thìn, tức vào khoảng đầu tháng 1 năm 1785).

Tổng số quân Tây Sơn ở Gia Định - kể cả quân đồn trú của Trương Văn Đa và đoàn binh thuyền mới được tăng cường của Nguyễn Huệ - lên đến khoảng 2 vạn. Về số lượng, quân Tây Sơn chưa bằng một nửa quân Xiêm, chưa kể quân bản bộ của Nguyễn Ánh (Vũ Thế Dinh trong Mạc Thị gia phả cho rằng riêng thủy quân của Nguyễn Huệ đã 5 vạn. Con số này không phù hợp với lực lượng và tình hình quân Tây Sơn lúc đó. Từ khi khởi nghĩa năm 1771 cho đến cuộc tiếu công ra Bắc năm 1786, chưa có chiến địch nào quân Tây Sơn huy động đến 3 vạn quân. Trong cuộc tiến công lớn ra Quảng Nam đánh tan quân Nguyễn tháng 3 năm 1774, quân Tây Sơn có 26.000 (theo thư của giáo sĩ Diego de Jumina ngày 9-8-1774 trong tập La révolte et la guerre des Tây Sơn, Bulletin de la Sociée des études indochinoises, t. XV, 1940). Trong cuộc tiến công ra Bắc diệt Trịnh năm 1786, quân Tây Sơn cũng chỉ khoảng 2 vạn (Hoàng Lê nhất thống chí). Vũ Thế Dinh là một võ quan tin cẩn của Nguyễn Ánh, lẽ dĩ nhiên tác giả đã thổi phồng quân số Tây Sơn để giảm bớt thất bại nhục nhã của quân Xiêm và Nguyễn Ánh. Đạo quân thủy của Nguyễn Huệ đưa vào dưới 2 vạn và kế cả quân của Trương Văn Đa, tất cả khoàng 2 vạn).

Tối ngày 18 rạng ngày 19 tháng 1 năm 1785, quân Tây Sơn dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ đã mai phục chờ quân của Nguyễn Ánh và Chiêu Tăng vào khúc sông, vào lúc canh năm khoảng 4g sáng thì đoàn thuyền đã lọt ổ mai phục.
Đại bác hai bên bờ và  trên cù  lao Thới đã nả vào đoàn thuyền quân Nguyễn và quân Xiêm, các chiến thuyền của Tây Sơn đã xông ra chia đội hình của quân Xiêm làm nhiều mảnh và tiêu diệt gọn, 40.000 quân Xiêm đã bỏ mạng trong trận này.
Toàn bộ thuyền chiến địch trên 300 chiếc đều bị đánh đắm và phá hủy. Quân Xiêm bị “thua to, bỏ chạy” (Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, bản dịch đã dẫn, t. 5, tr. 57), bị “chết gần hết” (Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, sách đã dẫn, q. 3). Chiêu Tăng, Chiêu Sương cùng với một số tàn quân trốn được lên bờ bắc sông Mỹ Tho. Chúng phải liều chết đánh phá để mở đường tháo chạy lên Quang Hóa rồi qua đất Chân Lạp về Xiêm. Số tàn quân sống sót chạy theo Chiêu Tăng, Chiêu Sương có khoảng vài nghìn người (Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, sách đã dẫn, q . 3; Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, bản dịch đã dẫn, t. II, tr. 57; Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, q. 30, tr. 11). Đến tháng 3 năm 1785, bọn này mới về tới Vọng Các. Một bộ phận tàn quân địch bị thua trận ở  phía sau, có lẽ thuộc hậu quân, bỏ chạy tán loạn ra các ngả. Chúng cướp được một số thuyền nhỏ của dân, theo đường thủy vượt biền về nước.

Ngày 4 tháng 2 năm 1785 (25 tháng chạp Giáp Thìn), vua Xiêm nhận được tin bại trận, vội phái Phi-Nhã Xuân đem 10 thiếc thuyền đi cứu bọn tàn quân chạy trốn bằng đường biển. Khi gặp bọn này, chúng trả lời Phi-Nhã Xuân: “Chiêu Tăng đại bại, đã theo đường bộ Cao Miên chạy trốn để thoát nạn. Chúng tôi bị thua ở phía sau không biết đường bộ thập tử thất sinh thế nào, may cướp được một số thuyền của dân, chạy trốn về đây” (Vũ Thế Dinh, Mạc Thị gia phả, sách đã dẫn. Phi-nhã hay Pha-Nha là từ Thái, chỉ một chức tước của phong kiến Xiêm thời đó). Phi-nhã Xuân thu thập số tàn quân đó đem về nước.

Riêng lực lượng bộ binh Xiêm do Sa Uyển chỉ huy đóng ở đạo Đông Khẩu (Sa Đéc) thì không thấy một tài liệu nào nói đến. Nhưng dĩ nhiên là khi đại quân đã bị thất bại thảm hại ở Rạch Gầm - Xoài Mút thì quân Xiêm đóng ở Đông Khẩu cũng như một số vị trí khác, cũng tan rã và lo tìm đường tháo chạy.

Khi các nhóm tàn quân Xiêm chạy tán loạn theo các ngả đã dần dần tụ tập lại, Chiêu Tăng kiểm quân số thì thấy: “Lúc xuất quân, quân thủy, bộ tất cả gồm 5 vạn quân nay chỉ còn hơn 1 vạn” (Vũ Thế Dinh, Mạc Thị gia phả, sách đã dẫn). Như vậy số quân dịch bị tiêu diệt là gần 4 vạn quân trong tổng số 5 vạn quân Xiêm. Tỷ lệ tiêu vong trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút, chỉ tính riêng quân Xiêm, đã tới gần 4 phần 5.

Năm Cảnh Hưng thứ 47 (1786). Vua Lê đã già yếu, chúa Trịnh Khải lộng quyền, tháng 5 năm 1786, Nguyễn Huệ lấy Phú Xuân, rồi nghe mưu của Nguyễn Hửu Chỉnh tiến công ra Bắc lần thứ nhất, lấy Thăng Long tôn phù nhà Lê, diệt Trịnh Khải và được vua Lê phong là Nguyên Súy Phù Chính Dực Vỏ Uy Quốc Công. Vua Lê gả  công chúa Ngọc Hân.
Tháng bảy vua Cảnh Hưng mất, thánh 8 Nguyễn Huệ về Qui Nhơn để Chỉnh ở lại Bắc Hà cô độc, Chỉnh sợ chạy về Nghệ An. Tháng 11 vì Trịnh Bồng phản trắc, vua Lê Chiêu Thống vời Nguyễn Hữu Chỉnh ra, đánh duổi được Trịnh Bồng. Tháng 12 Chỉnh được phong tước Bằng Quận Công và được giao quyền bính.


Mùa Xuân năm Ât Dậu (năm 1789)


Ngày 21 tháng 12 năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung (36 tuổi) để thống lĩnh đại quân tiến ra Bắc đánh đuổi quân  Thanh.
Từ ngày 25 đến 30 tháng 1 năm 1789, Quang Trung – Nguyễn Huệ tổng chỉ huy toàn quân phá tan 30 vạn quân Thanh bảo vệ bờ cỏi.


. Đàn Nam Giao Tây Sơn
Dựa vào hành động cỏng rắn cắn gà nhà của Lê Chiêu Thống, 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ồ ạt tràn sang xâm lược Việt Nam. Đứng trước tình thế nghiêm trọng do tương quan lực lượng hết sức chênh lệch, Đại tư mã Ngô Văn Sở đã sáng suốt quyết định thực hiện cuộc rút lui chiến lược. Ngày 20 tháng 11 năm Mậu Thân (17-12-1788), gần 1 vạn quân thủy bộ Tây Sơn đang đồn trú ở Bắc Hà, rút lui về giữ phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình - Thanh Hóa), nhằm ngăn chặn cuộc tấn công của địch và bảo đảm an toàn, bí mật cho hậu phương phía Nam. Tại đây, Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết nhận sứ mạng mang thư của Ngô Văn Sở về kinh.
Ngày 21-12-1788, tin cấp báo về đến Phú Xuân, trước vẻ hốt hoảng của Nguyễn Văn Tuyết và nỗi hoang mang của các tướng sĩ, Nguyễn Huệ bình tĩnh và tươi cười nói: "Việc gì mà cuống quýt lên vậy? Chúng nó tự đi đến chỗ chết thôi, ta hãy lên ngôi, làm cho danh nghĩa quang minh chính đại để ràng buộc lấy lòng người trong Nam ngoài Bắc trước đã, rồi sẽ ra bắt sống chúng nó cũng chưa muộn" (Khâm Định Việt sử Thông giám Cương mục và Lê quý kỷ sự).
Lập tức, Nguyễn Huệ cho lập đàn Nam Giao ở về phía nam thành Phú Xuân và ngày hôm sau (22-12-1788), Nguyễn Huệ cùng quan quân lên đàn làm lễ cáo Trời - Đất, chính thức đặt niên hiệu Quang Trung, thay thế niên hiệu Thái Đức thứ 11 của Nguyễn Nhạc và hạ lệnh xuất quân, chủ động đưa chiến trường ra Thăng Long, bất ngờ đánh địch vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789).
Trong khí thế tưng bừng của đội quân bách chiến bách thắng, chỉ sau 5 tuần lễ, với phương tiện vận chuyển thô sơ, đoàn quân Tây Sơn vừa di chuyển vừa tuyển quân đã vượt qua hơn 700 km đường rừng với suối sông hiểm trở, trong thế 1 chọi 3 quân đội Tây Sơn đã quét sạch đạo quân xâm lược Mãn Thanh thu lại toàn bộ giang sơn, giành lại nền độc lập cho dân tộc.
Nguyễn Huệ chọn núi Bân, một quả đồi cao 41 m, chiều dốc 25 độ, có diện tích 80,956 m2 để lập Đàn Nam Giao, hiện ở xứ Cồn Mồ, thuộc xóm Hành, thôn Tứ Tây. Ở vào vị trí 16 độ 26' vĩ Bắc và 107 độ 35' kinh Đông; nếu lấy Kỳ đài của kinh thành Huế hiện nay làm điểm chuẩn, thì Đàn Nam Giao Tây Sơn về phía đông - nam một góc 20 độ và cách kinh thành 3.120 m, ở phía Tây núi Ngự Bình và cách đỉnh núi này 620 m. Đối với Đàn Nam Giao triều Nguyễn, Đàn Nam Giao Tây Sơn ở về phía Đông - Bắc một góc 200 và cách 950 m.
Nếu căn cứ theo vị trí thành Phú Xuân ở phía Đông - Nam trong kinh thành Huế ngày nay, thì Đàn Nam Giao Tây Sơn ở về phía Nam và cách thành Phú Xuân dưới thời Quang Trung chừng 3.200 m.
Từ thành Phú Xuân đến đàn Nam Giao Tây Sơn có hai con đường. Con đường thứ nhất từ thành qua An Cựu vòng qua phía bắc núi Ngự Bình rời dẫn đến đàn Nam Giao Tây Sơn cách Quốc lộ 1 chừng 1.500 m. Nhân dân địa phương cho biết con đường này có từ lâu đời trước đây được các vua triều Nguyễn dùng đi tế lễ hoặc ngoạn cảnh ở núi Ngự Bình và đàn Nam Giao. Con đường thứ hai khá rộng chạy từ Phủ Cam qua An Lăng rồi gặp con đường Ngự Bình, dẫn đến đàn Nam Giao Tây Sơn. Rất có thể Nguyễn Huệ đã dùng hai con đường này để tập kết 6 vạn quân sĩ tại lễ đàn và sau đó dùng làm tuyến tiến phát đại binh ra Bắc tiêu diệt giặc Thanh.
Bân Sơn hiện nay phong cảnh địa lý đã thay đổi nhiều, cánh đồng tập trận và là nơi tập kết đại binh của lễ xuất quân nay là khu nhà ở của dân làng Tứ Tây, xung quanh núi Bân đã trở thành khu nghĩa địa rộng lớn nhất của thành phố Huế.
Lợi dụng đỉnh của quả đồi, đàn được đan xẻ thành 3 tầng tạo thành 3 khối hình nón cụt chồng lên nhau theo chiều cao nên núi còn có tên Ba Tầng, Tam Tầng, Ba Thành. Từ chân đồi lên đỉnh ở độ cao 37 m là tầng thứ nhất cho chu vi 220 m, bề rộng của tầng này không đều nhau có khoảng cách từ 12-19 m. Tầng thứ hai có chu vi 122,5 m bề rộng trung bình của tầng này là 10,5 m, chiều cao so với tầng thứ nhất là 1,65 m. Ngay ở đỉnh đồi là tầng thứ 3; bề mặt rất phẳng, chu vi 52,75 m, cao hơn tầng thứ hai 1,2 m.
Theo 4 hướng đi của đàn là 4 con đường, bề rộng các con đường này càng lên đỉnh càng thu hẹp dần. Người thiết kế đàn Nam Giao đã khéo léo lợi dụng bốn địa thế cao ở xung quanh núi Bân, cách đàn chừng 1.200 m làm 4 bức bình phong tự nhiên theo bốn con đường dẫn lên đàn. Đó là khu cao địa Phú Cam phía bắc, núi Thiên Thai ở phía nam, núi Tam Thai ở phía đông và đồi Dương Xuân Thượng ở phía Tây.

Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình.
Ngọc Hân công chúa đã khóc chồng bi thiết trong Ai tư vãn như vậy. Trong Ai tư Vãn, ngọc Hân công chúa so sánh công đức của vua Quang Trung với các vua Thang Võ, Nghiêu Thuấn - Là sự đánh giá rất cao về người anh hùng áo vải. Nhưng như thế chỉ với Nho giáo không thôi, Quang Trung không đủ sức để kiến tạo lại đất nước sau chiến thắng. Quang Trung đã tự trang bị cho mình một vốn tri thức, văn hóa mang ý nghĩa thiết thực.
Khắc họa hình ảnh vua Quang Trung Nguyễn Huệ như là một thiên tài không ngừng tiến thủ, Ngô Thì Nhậm trong Bang giao hải thoại đã viết: " Quang Trung là người vốn tính ham học, dẫu trong can qua bận rộn cũng không quên giảng đạo lý. Ngày thường nghị luận ý tứ rành mạch, khơi mở nhiều điều mà sách vở ngày xưa chưa từng biết". Ở đây chúng ta chú ý đến tinh thần ham học hỏi và biết vận dụng tri thức sách vở vào thực tiễn của vua Quang Trung. Điều đó thật khác xa với nhiều kẻ sĩ được đào luyện dưới cửa Khổng, sân Trình. Bản thân Quang Trung cũng phải học văn hóa và lịch sử Việt Nam do một quan riêng "mỗi tháng sáu lần chầu để giảng giải kinh sách" nên ông khá am hiểu lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Hơn ai hết, Quang Trung nhận thức rất rõ vai trò của tri thức trong công cuộc xây dựng đất nước. Sau chiến thắng quân Thanh, vua Quang Trung đã dần dần để các văn thần nắm các chức vụ chủ chốt trong bộ máy chính quyền. Điều đó được nêu rõ trong Chiếu lập học và chiếu cầu hiền của nhà vua trong mục đích "văn trị" của công cuộc trị quốc. Chiếu cầu hiền nói rõ: "Dựng nước lấy học làm đầu, trị nước chọn nhân tài làm gốc... Trẫm buổi đầu dựng nghiệp, tôn trọng việc học, lưu tâm yêu mến kẻ sĩ, muốn có người thực tài ra sức giúp nước".
Việc làm cấp thiết của vua Quang Trung là tổ chức kỳ thi hương đầu tiên ở Nghệ An để tuyển chọn nhân tài do Nguyễn Thiếp làm chánh chủ khảo. Chiếu lên ngôi đã quy định: "Nho sinh và sinh đồ cứ đợi đến kỳ thi vào thi, hạng ưu thì tuyển vào, hạng kém thì bãi về trường xã học...". Như vậy, Quang Trung rất chú trọng đến chất lượng và tính thực tiễn của việc học "Học cho rộng, rồi ước lượng cho gọn, theo điều học biết mà làm". Đó là một thế hệ nhân tài, quan lại không chỉ có hiểu biết mà còn có khả năng làm việc thực sự để phục vụ vương triều, đất nước.
Do yêu cầu như thế nên người dạy học phải đạt 2 tiêu chuẩn: Kiến thức và đức hạnh. Chiếu lập học nêu: "Chọn nho sĩ trong xã có đạo đức, hạnh kiểm, đặt làm thầy dạy, giảng tập cho học trò xã hội".
Thời vua Quang Trung, xã thôn đều có học xã chăm lo việc học. Có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử chế độ phong kiến, xã thôn có trường công lập. Còn ở kinh đô, văn miếu là học đường chính ở Bắc thành thường xuyên hoạt động đào tạo. Quang Trung giao cho Nguyễn Thiếp đảm đương chức vụ Viện trưởng viện sùng chính.
Hàng loạt chính sách cải cách giáo dục đã được đưa ra cho phù hợp với xã hội mới như đề cao chữ Nôm, đưa chữ Nôm lên địa vị chính thức của dân tộc. Trong thi cử, Quang Trung bắt giám khảo ra đề bằng chữ Nôm, thí sinh làm bài bằng chữ Nôm. đây là lần đầu tiên nhà nước phong kiến đưa chữ Nôm vào thi cử. Đó là lòng tự tôn dân tộc trong văn hóa. Quang Trung thuận theo ý Nguyễn Thiếp để cải cách giáo dục về phương pháp: "Nước Việt ta từ khi lập quốc đến bây giờ, chính học lâu ngày đã mất đi. Người ta chỉ tranh đua tập việc học từ chương cầu lợi... Chúa tầm thường, tôi nịnh hót, quốc phá gia vong, những tệ kia ở đó mà ra", cho nên việc học "phải tuần tự mà tiến, đọc cho kỹ mà ngẫm nghĩ cho tinh, học cho rộng rồi ước lượng cho gọn, theo điều học biết mà làm họa may nhân tài mới có thể thành tựu, nước nhà nhờ đó mà vững yên".
Chính vì coi trọng việc học như vậy cho nên, một mặt chế độ giáo dục ấy ắt sẽ sản sinh ra những nhân tài biết đem công sức mình xây dựng đất nước (tiếc rằng nhà Tây Sơn tồn tại quá ngắn, chỉ 4 năm), mặt khác tập hợp được quanh mình những bậc hiền tài lỗi lạc đương thời như: Nguyễn Thiếp, Phan Huy Ích, Ngô Văn Sở... Họ là những văn thần, võ tướng của cựu trào, thấm nhuần tư tưởng: "Trung thần bất sự nhị quân", nhưng họ thấy ở Quang Trung một tấm lòng thành chiêu hiền đãi sĩ, thật lòng muốn xây dựng đất nước, chăm lo cho trăm họ, chứ không thuộc loại vua chỉ biết vun vén, củng cố cho ngai vàng của mình.
Thái độ tôn trọng việc học và nhân tài đất nước thể hiện từ trong bản chất, có ngay từ những ngày đầu, khi Quang Trung vào thành Thăng Long, và sau đó trong lời phê vào đơn của dân làng Văn Chương (Hà Nội) xin dựng lại những hàng bia đá ở Văn Miếu đã bị đổ vì chiến cuộc:
Nay mai dọn lại nước nhà
Bia nghè lại dựng trên tòa nhân gian.

Nói về chiêu hiền đãi sĩ, nhất là cầu sỉ phu Bắc hà, chúng ta có thể nhắc đến Nguyễn Thiếp :
Vua Quang Trung đã đến tận nơi ở Nguyệt Biều là nơi ở của tiên sinh Nguyễn Thiếp để nài ông ra giúp nước…
La Sơn Phu Tử họ Nguyễn, húy là Minh, tự là Quang-Thiếp. Nhưng đời chúa Trịnh Doanh, chử Quang là quốc húy, cho nên lúc đi thi, cụ phải bỏ chử lót là Quang ấy để lấy tên là Nguyễn Thiếp. Sau này các sách và văn kiện đều lấy tên này…
Sau này cụ lấy một tự khác là Khải Xuyên, nhất là trong các thư mà cụ trả lời cho Quang Trung đời Nguyễn Tây Sơn. Theo lời ông Lê Thúc Thông chép trong Nam Phong Tạp Chí ở trang 47 số 102, cụ còn có một tự khác là Hạ - Ham. Còn như hiệu thì cụ có nhiều, hoặc cụ tự đặt hay người đời gọi, có chừng 10 hiệu khác nhau.
Cụ từ quan về ở gần núi Lạp Phong nên người ta gọi là Lạp Phong Cư Sỉ. Am cụ trú ở trên một đỉnh núi thấp hơn núi Lạp Phong, đó là đỉnh Bùi Phong, vì vậy cụ có hiệu là Bùi Phong Cư Sỉ. Theo cụ thì cụ có bệnh cuồn tức bệnh điên, chính vì vậy mà cụ từ quan về ở ẩn. Cụ bèn tự gọi mình là Cuồng Ẩn hay Điên Ẩn. Chẳng qua cụ tự khiêm tốn để đi ở ẩn tránh họa do thời bấy giờ nhiểu nhương…
Am của cụ làm trên núi thì cụ đặt tên là Hạnh-Am, nên cụ cũng lấy hiệu là Hạnh Am. Tập thi văn của cụ là Hạnh am thi cảo, người ta cũng gọi cụ là Hạnh am Tiên sinh.
Núi cụ ở ẩn ở gần thành Lục niên của Lê Lợi đấp để chống quân Minh nên người ta cũng gọi cụ là Lục Niên tiên sinh hoặc gọi tắc là Hầu Lục Niên.
Đến khi tiếng cụ nổi khắp nơi, người ta đã tặng cụ là La Giang Phu Tử vì quê cụ ở huyện La Sơn mà ngày trước đời chúa Trịnh Giang đã có tên là huyện La Giang. Khi Nguyễn Huệ viết thư mời cụ ra giúp, Huệ gọi cụ chính thức là La Sơn Phu Tử và chính thức tặng cụ hiệu là La Sơn Tiên Sinh.
Cụ sinh năm Qúy Mảo (1723) đời Lê Thái Bảo Thứ tư, giờ thìn ngày 25/08 tại làng Mật Thôn. Làng này tại xả Nguyệt Ao, tổng Lai Thạch huyện La Sơn xứ Nghệ An nay là phủ Đức Thọ tỉnh Hà Tỉnh. Đến đời Khải Định làng này lại đổi thuộc huyện Can Lộc.
Nguyễn Thiếp sinh ra trong một gia đình có của và tổ tiên có chức hàm, chú ông là Hành đậu Tiến Sỉ khoa Qúy Sửu (1733), với tư chất thông minh ông có đủ điều kiện để trở nên một người hay chử, một người hiển đạt về sau… như ta sẽ thấy ông trở nên một nhà hiền triết.
Lần đầu tiên Nguyễn Huệ viết thư mời cụ ra giúp nước vào tháng 12 năm 1786.
Nguyễn Huệ sai hai triều quan, một quan Bộ binh và một quan bộ Hộ mang thư và lể vật là 5 nến vàng và 2 tấm lụa đ ến sơn trại để đón cụ, thư rằng :

An Nam Đại Nguyên Súy kính gởi cho La Sơn Phu Tử mở xem:
Đã lâu nay nghe tiếng Phu Tử Đức tuổi đều cao, kinh luân sẳn có. Chính tôi cũng muốn tới nhà gặp mặt để thỏa lòng tìm kiếm khó nhọc. Nhưng vì kẻ sinh phương Tây, người lánh cỏi phương Bắc. Chẳng phải như Sằn Dả, Nam dương gần gụi. Có thể nghe tiếng sấm mùa xuân mà đánh thức Ngọa Long.  Vậy đặc sai một hai đình thần đem vật mọn đến (vàng năm nén, lụa màu 2 tấm), gọi là để tỏ lòng thành thô sơ. May chi, Phu tử không lấy thế làm lạ, bỏ cái nhã thú lâng-lâng, nghĩ tới lòng tôi đau đáu, mà bỏ cày, quẳng câu, cáng đáng lấy sự nghiệp Y, Khương.
Không những riêng nước tôi may mắn, mà mười hai thừa tuyên ở Bắc cũng rất được may. Chớ làm tôi thất vọng, mong Phu-Tử lượng thứ cho.
Nay kính thư,
Thái-Đức, năm thứ 9, tháng mười hai, ngày mười tám.
Đó là thư làm quen, để giao thiệp…
Thư viết ngày 18 tháng Chạp, đến ngày 4 tháng Giêng mới tới. Thư này chắc gởi từ Phú Xuân, hai quan triều thần phải đi cả ngày Tết mới tới. Thế mới biết là vua Quang Trung cho việc này là gấp và quan trọng.
Cụ nhận được thư liền từ chối, viết thư phúc đáp và trả thư mời cùng lễ vật, thư rằng :
La Sơn, Nguyệt Ao, tiện sĩ Nguyễn Khải Xuyèn dâng Đại Nguyên Súy xét xoi:
Đầu năm nay, ngày mồng 4, tiếp được hai quan bộ Binh bộ Hình của qúy quốc đem một phong thư tới đón, và cho vàng và lụa màu. Những ủy khúc rỏ rằng. Mở thư cung kính đọc, lời ý đều hiểu hết.
Trộm nghĩ: tiện sinh này tính chất ngu lậu, tài năng, học thuật không có gì hơn người. Chỉ vì có nhiều bệnh, trộm gửi thân ở chốn lâm tuyền. Bình sinh chỉ giảng tập các sách. Tứ Thư : Đại học, Trung Dung, Luận ngử, Mạnh Tử. Còn nhâm, độn, thao, lược, binh pháp, vỏ nghệ đều chưa học. Qúy quốc ở xa, mới nghe tiếng đồn về tiện sĩ; còn lẽ bởi đâu và thế nào, sợ chưa biết hết sự thật.
Lể hậu này, xưa nay chưa thấy; mà lại khứng đưa cho kẻ già yếu ở chốn lâm tuyền ! Lòng yêu lành chuộn sĩ ấy, người tầm thường đâu có nghĩ tới.
Tôi xét ra tự thấy có nhiều chổ thiếu, nên cảm mà thẹn thùng khôn xiết. Nhưng lấy nghĩa mà cân nhắc thì tôi không ra có ba lẻ:
Lượng sức, dò phận, trên không giám mong được như Y, Khương, dưới không sánh kịp Gia Cát. Gặp thời tiết gió bụi, nếu ra làm việc thì tay run, chân rối. Rốt cuộc làm tầm nhà nước, nhục cha mẹ. Không ra đó là lẻ thứ nhất.
Từ xưa, con đầu không ra làm quan. Huống chi cha mẹ anh em tôi đều mất. Nhà thờ, phép nhà, cốt ở một tôi. Không ra đó là lẻ thứ hai.
Lệ xưa, làm quan bảy mươi tuổi về hưu. Bản triều trọng kẻ già. nên sáu mươi lăm tuổi đã cho viện lệ xin nghỉ. Đáng về mà lại ra, thì sẽ mang tội rất nặng. Không ra, đó là lẻ thứ ba.
Mang ba điều không tốt, đối với nhà nước không ích lợi mảy may. Dốt nát, vụng về rất mực. Như thế sao mà xứng với tấm thạnh tình của Đại Nguyên Súy.
Đạo thư mời, năm nén vàng, hai tấm lụa, tôi nhất thiết không giám nhận, xin kính cẩn gỡi cho ông Phan Khải Đức đưa giả y nguyên, để gíúp một ít vào việc phí khao thưởng quân sĩ. Xin Đại Nguyên Súy lượng cho.
Tiến sĩ Nguyễn Thiếp xin trả lời.
Cảnh Hưng thứ 48, tháng giêng ngày mùng chin (1787).
Lúc nhận được thư mời, ắt cụ muốn từ liền. Nhưng cụ không dám từ trứơc mặt hai quan của Huệ. Nhận thư từ ngày mùng 4 mà mải đến mồng 9 mới viết thư phuc đáp. Mượn người khác trả thư, trả lẽ vật. Phan Khải Đức người ở quê gần chổ cụ ở, mà lại là học trò.
Nhưng cụ từ chối một cách đàng hoàng, lời lẽ khôn khéo. Ngoài những tiếng xưng hô khiêm tốn như cho mình là tiện sĩ, trọng đải người là Đại Nguyên Súy. mà thường dùng ở thư, ngôn từ rất đứng đắn, không tỏ ý gì sợ hải cả. Thực ý ở lời ngoài. Lời là để nói khéo mà thôi.
Thư đề niên hiệu Cảnh Hưng, đối với Thái Đức là để tỏ ý cụ vẩn là thần tử nhà Lê, không thể theo Tây Sơn được. Còn ba lẽ trong thư, ai đọc cũng hiểu rằng, tuy cụ kiếm cớ nói khéo, nhưng cớ tìm ra cũng cứng. Lẽ đầu bảo rằng vì mình đau nên ở trên núi, chứ không phải là cao ẩn như Y Khương, Lẽ thứ hai nói mình phải ở nhà để xem xốc việc gia đình và việc tế tự, thế mới phải đạo. Nguyễn Huệ nói vì đạo nghiã mà mời ra, Cụ lại nói vì đạo nghiã mà phải ở nhà. Lẽ thứ ba nói đã già rồi, đáng về rồi, lại ra làm quan sao phải…
Nhưng ai chẳng biết rằng lẽ ấy đều dối cả. Nếu cụ không có tiếng giỏi, sao Huệ biết đến…?...
Cụ viện lẽ làm quan về hưu nhưng lúc nhà nước không cho về hưu, thì ra có tội với ai? Hoặc chỉ có tội với vua Lê. Đó là ẩn tứ của cụ. Còn lẽ phải ở nhà xem việc từ đường thì có ra nữa, sự thờ phụng cũng chăm non được.
Thực ra cụ chỉ có một lòng trung với vua Lê, còn Huệ đối với cụ chỉ là anh tù trưởng ở biên thùy mà thôi. Nên cụ không những trả lễ vật mà còn trả cả thư mời nữa để tỏ ý cùng Huệ rằng cụ hoàn toàn không chịu giao thiệp với Huệ…
Mời lần hai:
Cụ có ngờ đâu...!
Huệ làm việc gì cũng theo đuổi đến cùng.
Bấy giờ là năm Chiêu Thống Nguyên Niên (1787), Nguyễn Hữu Chỉnh cầm hết quyền bính Bắc hà; tâu việc gì vua Chiêu Thống cũng phải nghe. Có lúc vua muốn hại Hữu Chỉnh nhưng có kẻ cản lại, vua lại thôi. Người Bắc bắt đầu ghét Hữu Chỉnh…
Trong Nam từ tháng tư, Nguyễn Nhạc đã xưng Đế ở Qui Nhơn, và phong cho Nguyễn Huệ là Bắc Bình Vương đóng đô ở Phú Xuân. Anh em không thỏa thuận với sự chia của cải lấy từ Bắc hà về, cho nên sinh sự đánh nhau. Huệ đưa quân vào vây ở Qui Nhơn và xưng là Chính Bình Vương.
Chí Huệ bây giờ rất lớn. Muốn lấy lại Bắc hà. Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra chiếm Nghệ An thay Duệ. Ấy là vì Duệ là tì tướng của Nhạc, đã mật thông với Chỉnh, sau sợ Huệ, bỏ trốn về Qui Nhơn với Nhạc.
Hữu Chỉnh nhận thấy anh em Tây Sơn bất hòa, muốn mưu đòi lại Nghệ An. Bèn sai sứ vào Phú Xuân. Cả giận Huệ quyến sửa soạn chiếm đất Bắc hà và dự bị sự cai trị, cho nên Huệ lại triệu La Sơn Phu Tử.
Ngày Mồng mười tháng tám năm ấy, Nguyễn Huệ sai hai quan trọng thần mang thư và lể vật ra mời lần nữa. Hai vị quan ấy là Danh Phương Hầu Nguyễn Văn Phương (lưu lại làm trấn thủ Nghệ An
?) và quan Binh bộ Thị  Lang Giác Lý Hầu Lê Tài.

Thư rằng (dịch C6) :

Đại Nguyên S úy Tổng Quốc Chính Bình Vương.  Kính gởi thư cho La Sơn Phu Tử xét rỏ:
Phu Tử là danh sỉ hơn đời, định bụng vì không chịu cùng qủa đức hứng khởi thiên hạ, nên mới đặt ba lẻ không ra. Nhưng nay thiên hạ loạn như thế này, sinh dân khổ như thế này. .. mà Phu tử nhất định ẩn không ra thì sinh dân thiên hạ làm sao ?
Vì thế nên không kể dốt nát, qủa đức đã ân cần chú ý tìm mời. Cũng ví như xưa, kẻ tới sông vị xuyên thăm hỏi Thái công, đem xe mời cùng về, kẻ xem đất Nam dương cố đón Khổng Minh, trú đêm rồi cùng ra. Thánh Đức vua Văn Vương, hiền đức ông Huyền Đức còn không cho sự cầu hiền làm nhục  mình. Quả đức tuy đâu giám bắc chức Văn Vương, Huyền Đức nhưng vì công việc nhiều và khẩn cấp, không thân tới mời đưuợc. Qủa đức rất lấy làm ân hận.
Riêng sai hai viên thân tính (Viên lưu thủ Danh Phương Hầu Nguyễn Văn Phương và viên Binh bộ Thị Lang Giác Lý Hầu Lê Tài) mang thư và đem lể vật (có thư riêng kê) để chực đón.
Mong Phu tử nghĩ đến thiên hạ với sinh dân, vụt dậy đi ra, để cho qủa đức có thày mà thờ, cho đời này có người mà cậy. Như thế mới ngỏ hầu khỏi phụ ý trời sinh ra kẻ giỏi.
Nay kính thư,
Thái Đức, năm thứ mười, ngày mùng mười (1787).
Tuy bấy giờ Nguyễn Huệ đã tự xưng là Qủa đức nhưng lời thư đã thống thiết hơn, ý thư lại trân trọng hơn thư trước.
Lễ vật có gì thì không biết nhưng chắc cũng hậu hơn trước. Người đưa thư là hai vị đại thần: vị lưu thủ và vị đại lang. Còn thuyết lý cũng đã đổi cách. Huệ biết rằng cụ đã định ý không chịu ra. Còn ba lẽ kể ra cũng dể bác cả. Vì thế Huệ không hề mời ra giúp mình, mà chỉ nói mời ra cứu thiên hạ, cứu sinh dân mà thôi. Huệ chỉ muốn lấy đạo nghĩa mà buộc cụ phải ra. Nếu cụ không ra là trái với thiên mệnh bắt mình cứu dân, mà còn trái với đạo nghĩa nữa.
Không dể bị lầm, cụ vẩn từ và tìm lẽ để gở ra được.
Thư đáp rằng : (dịch C7)
La Sơn Nguyệt Ao Tiện sĩ Nguyễn Khải Xuyên, cúi đầu kính cẩn viết thư dâng Đại Nguyên Súy Tổng Quốc Chánh Bình Vương:
Mùa xuân năm ngoái, hai quan của qúy quốc đã đem thư và lể vật lại, chịu khuất mình rất kính cẩn mà truyền rỏ chiếu chỉ. Tiện sĩ không giám nhận thịnh lể ấy và đã kính cẩn đáp thư. Những lẽ không ra được nói đã rất đủ. Mùa thu này lại thấy hai quan thân tín đem thư và lể vật đến ân cần truyền ý.
Vương thượng anh tư tột bật, khác hẳn người thường. Lòng thành chuộn lành so với Văn Vương Huyền Đức chẳng hề kém thua.
Trộm nghỉ tiện sinh này thô thiển, vụng về, già nua hèn yếu, đã không có tài Gia Cát, lại không có sức Thái Công (câu này để trả lời ví cụ với Thái Công, Khổng Minh ở thư mời trên).
Vương thượng muốn hậu đãi qúa cao. Đối với thịnh danh ấy, sự thật khó mà xứng được. Thế đạo trọng trách, sao đủ gánh vác được.
Gần đây mình lại rất suy hèn, thường nghe đau lưng, đau gối. Từ tiện sinh đến cả nhà, không có ngày nào là không thuốc thang. Bối rối thay tự mình cứu mình chưa xong. Sao cứu nổi được dân?
Mong Vương thượng đừng nghe người bàn qúa và để tiện sinh được ở yên cho trọn vẹn. May ra mới di dưởng được tinh thần, sống thêm chút đỉnh. Để ngày khác, đứng ngoài mà làm cố vấn dự bị, thế mới phải hơn.
Đã can phạm tới uy nghiêm, nên sợ hải khôn xiết. Xin Vương thượng lượng cho, thứ cho. Thế là may, tiện sinh Khải Xuyên cúi đầu kính cẩn mà phúc thư...

Có bản riêng (bản này không còn) kẻ những tiền bạc, lể vật mà tiện sinh nhất thiết không giám nhận, và xin cho mệnh quan nạp lại y nguyên.
Chiêu Thống năm đầu, tháng chín ngày mồng năm (1787).

Bấy giờ, tuy nằng niên hiệu trong thư mời vẩn là Thái Đức nhưng Huệ đã nghiểm nhiên thành một Quốc Vương đã tự xưng qủa đức với cụ, cho nên cụ phải tỏ ra cung kính hơn hồi tám tháng trước.
Trong tám tháng ấy, thế Tây Sơn cũng đã tràn ra Bắc hà nên cụ cũng không giám tỏ ý chọc tức Huệ.

Nhưng lời lẽ cụ dùng để giải thích vẩn cứng cáp: tiếng qúi quốc là để tỏ ra rằng cụ là người Đại Việt và Huệ chỉ là một phiên vương mà thôi. Niên hiệu Chiêu Thống đề ở thư đủ tỏ rằng cụ đủ tỏ rằng cụ vẩn là thần tử vua Lê.
Chính Bìng Vương đã lấy sự cứu sinh dân mà nhử cụ thì cụ cũng khó chối. Chỉ có hai lẽ không ra: một là không muốn giúp, hai là đau yếu. Lẽ đầu là chính, nhưng cụ không phải là kẻ quyết dũng mà kháng cự một cách đường đột . Cụ chỉ cầu lấy sự danh tiết trong sạch, tuổi già yên ổn ở chốn rừng núi mà thôi; cho nên cụ viện lẽ đau, xin ở nhà nghỉ. Cụ lại khéo nói rằng nghỉ để sống thêm, và để làm người cố vấn dự bị lúc không có ai hoặc lúc có việc gấp.
Thư  này viết sau thư mời gần một tháng. Thư mời chắc vẩn viết tự Phú Xuân và cụ cũng ngần ngừ khá lâu mới trả lời.

Mời lần thứ ba:
Chính Bình Vương đọc thư trả lời, hiểu rằng tuy cụ sợ oai mình không dám kháng cự nhưng ý là không chịu ra. Còn nói rằng để làm có vấn dự bị, thì sao không làm cố vấn tức thì?
Huệ không bằng lòng nhưng càng thêm trọng cụ và càng muốn mời cụ ra cho kỳ được.  Cho nên mười một ngày sau khi cụ viết thư trên, nghiã là lập tức sau khi nhận được thư ấy ở Phú Xuân. Chính Bình Vương bảo viết thư cố này cụ. Thư này dài hơn các thư trước. Vương lại sai quan Hình bộ Thượng Thư Thuyên Công Hầu Hồ Công Thuyên mang tới núi. Thế mới biết lòng khẩn khoản của Vương là thế nào. Nguyên bản này còn giử tại nhà của La Sơn Phu Tử. Thư rằng (C7, dịch):
An Nam Đại Nguyên Súy, Tổng quốc Chính Bình vương kính thư gởi để La Sơn Phu Tử xét rỏ:
Ngày trước lần thứ hai, sai sứ thần thay qủa nhân tới đón mời Phu tử. Nay sứ về tâu rằng: Phu tử từ không ra bởi vì già yếu.
Qủa đức buồn mà tự phàn nàn và tự ân hận khôn xiết. Nghỉ đi, nghỉ lại những tăng lòng cảm thấy vận hội năm trăm năm trước, năm trăm năm sau sắp tới nơi.
Nay thử xét ý Phu tử, thấy có ba lẻ này mà Phu tử không thèm ra chăng:
Anh em qủa đức nguyên chỉ trơ trọi là một tụi ấp trưởng, nổi lên ở phuơng tây.  May mà đánh được tụi yếu và dứt được kẻ hèn, gây dựng nên nghiệp bá. Chưa ắt là bật chân nhân. Ấy là một lẻ...
Từ lúc khởi binh đến nay, thân trải trăm trận, sùng chuộn võ uy. Chưa chắc đã khỏi làm việc bất nghĩa, giết kẻ vô tội để lấy được Đất nước. Ấy là là thứ hai...
Mời kẻ hiền, tuy là đã thành tâm sai sứ đến nhà, nhưng đã không thành tâm nhưng không chịu thân hành đến chào đón.
Đối với các bực xưa như kẻ chăm chắm 3 lần đến đón như kẻ thành khẩn 3 lượt tìm mời thì khác xa. Ấy là lẻ thứ ba...
Vì ba lẻ ấy mà Phu tử không thèm đến. Thật là phải vậy.
Ông Phu tử, lấy đạo rộng lượng tha thứ cho, thì may lắm.
Nhưng vì lấy việc binh dân nặng nề... công việc xếp đặt rất bề bộn: Sự làm đúng hay sai, quan hệ  không phải nhỏ. Nên suốt ngày, qủa đức không dám rời xa nữa bước. Đã không thể thân hành tới cửa tiên sinh mà đón, qủa đức rất lấy làm ân hận.  Điều ấy không phải là dối, bày đặt ra đâu.
Mong Phu Tử, lấy đạo rộng lượng cho, thì may lắm...
Vã chăng qủa đức sinh chổ hẻo lánh, học ở sự nghe trong. Gặp thời thế này, bắc đắc dỉ phải khởi binh. Những người giúp việc trong nhất thời đều là kẻ chiến đấu mạnh bạo. Trong lúc dùng quân không thể không xâm chiếm tàn phá. Đạo trị dân đại để có nhiều điều làm cứng cỏi và phiền nhiểu.
 Tuy là tội ở nhửng người ấy, nhưng kỳ thật là giúp việc chưa ai.
Ấy là tội qủa đức chưa biết cầu hiền để giúp đở.
Kẻ danh thế thỉnh thoảng ra đời. Qủa đức hằng tưởng và mơ ước đến. Trong mười lăm năm đến bây giờ, chưa hề phút nào giám quên. Không ngờ hôm nay trông lên thành Lục niên có người tài đến ở đó.
Ấy là trời để dành phu tử cho qủa đức vậy. Tuy phu tử không thèm tới, nhưng lòng dân đen trông ngóng. Phu tử nở nghơ lảng được sao?
Lòng cầu hiền, qủa đức há dám sinh bụng: " Đầu sinh siêng sau lảng đâu..."
Nay riêng sai quan Thượng Thư bộ hình, Thuyên Quan hầu Hồ Công Thuyên kính cẩn mang thư đến đón. Mong phu tử xoi xét đến tấm lòng thành, vụt dậy mà đổi bụng. Lấy lòng vì Nghiêu Thuấn quân dân ra mà dạy bảo, khiến cho qủa đức thỏa được lòng ao ước tìm thày và đời này được nhờ khuôn phép của kẻ tiên giáo. Thế thì may lắm lắm…
Nay  kính thư,
Thái  Đức năm thứ mười, tháng chín, ngày mười ba (1787).
Thư này lời lẻ thật là thống thiếc. Lý luận thật là chặc chẻ. Và cách lập ngôn thật là khéo léo.
Vì trước cụ được ra ba lẽ không ra, nay Chính Bình Vương đưa la ba lẽ khác mà cụ không thể nhận được. Giọng thư có lúc thành thật để mong cảm cụ. Có lúc mĩa mai để cụ phân vân. Cố ý làm sao để cho cụ núng lòng, trả lời không được. Gán cho cụ ba lẽ mà cụ phải chối mà chối những lẽ ý tức là nhận ra sự lẽ phải. Đó là lối lập luận khôn ngoan.
Lẽ đâu khinh Tây Sơn là tụi ấp trưởng nổi lên. La Sơn Phu tử chắc có ý tưởng đó thật nhưng thể nào cũng phải chối.
Lẽ thứ hai nghỉ bọn võ biền phá hại sinh dân. Cụ chắc cũng nghỉ như vậy nhưng cũng khó lònh nhận là có.
Đó là lối đánh vào ý thật của đối phương và ép đối phương phải cải lại, tức là bắt đối phương phải tự dối. Như thế sẽ làm yếu thế thủ của đối phương.
Lẽ thứ ba vì Huệ không thân hành đến mời. Điều này cụ không nghĩ đến. Chính Bình Vương cũng biết vậy nhưng vẩn gắn cho cụ, trước là để tỏ ý mình vẩn cung kính cụ, sau nữa là một cách nói lẩy để tỏ ý không bằng lòng.
Bịa đặt ra ba lẽ phải ấy,  lại tự trả lời lấy cũng là lập luận của kẻ khôn thường dùng. Vì làm như vậy thì chỉ gán cho đối phuơng những lẽ mà mình có thể trả lời được mà thôi. Kết qủa mình nói lẽ phải.
Không tới đón cụ, lẽ ấy dể giải nhất. Ấy là vì việc binh quan trọng, không bỏ tướng doanh đi được. Nay cho quan Thượng thư thay mặt, thế là rất trọng thể rồi. Còn sự anh em Tây Sơn là võ biền, để tướng tá làm hại sinh linh, sự này khó giải biện hơn nhưng lúc chiến tranh thì khó tránh đưọc sự tàn phá. Mà có sự ấy, chính là vì không có người giúp việc giỏi. Vậy nếu cụ trọng đạo nghĩa thì nên ra gánh vác việc nước mới phải...
Thuyết lý như thế là chặt.
Còn lẽ thâm ảo mà hai bên cùng biết, là chỉ nhận vua Lê là vua chính thống mà thôi. Tuy Huệ có công diệt Trịnh nhưng nay muốn dùng cụ để lấn áp cả vua Lê, cho nên cụ không ra... Nhưng cả hai bên cùng không nói ra. La Sơn Phu Tử thì không nói ra, vì Huệ thì chưa tỏ ra sự muốn Bắc hà... Sau này cụ có dịp nói. Còn Huệ thì không nói ra vì hể nói ra điều ấy thì hai bên chắc sẽ tuyệt giao...
Vậy thì Huệ chỉ dùng lời để làm cụ nao núng mà thôi. Chắc khi cụ tiếp sứ thần là bậc Thượng thư, khi cụ đọc lá thư gắn bó, lời lẽ chặc chẻ như thế thì cụ lấy làm khó nghỉ. Ta muốn biết cụ làm thể nào để từ chối được. Khôn may, thư trả lời nay không thấy đâu cả... Hay là cụ không trả lời hoặc trả lời bằng miệng chăng? Không có lẽ như thế... Chắc có lẽ có thư trả lời nhưng nay đã mất. Thế nào mặc lòng, cụ vẩn không ra.
Bức thư mời cụ, nguyên bản vẩn còn, có đóng dấu sơn to "Quốc vận chi báu " và dấu kiềm. Chử nét chân phương rất tốt.
4- Trần Văn Kỷ:
Nay xét chung ba lá thư Nguyễn Huệ gởi cho La Sơn Phu Tử mà ta so sánh với cái thư tay Huệ viết sau này, ta thấy rằng không phải Huệ viết đã đành, mà lời thư, ý thư cũng không phải hoàn toàn của Huệ, mà ý triệu cụ cũng không phải của Huệ một mình, phải có ai mách Huệ về cụ...
Chung quanh Nguyễn Huệ chỉ toàn rặc là tướng vỏ như Vủ Văn Nhậm, Lê Văn Sở. Trước có Nguyễn Hữu Chỉnh là văn vỏ kiêm toàn. Nhưng bây giờ Hữu Chỉnh đã thành kẻ địch. Vì thế sau này Huệ đánh Hữu Chỉnh xong, Huệ mới dùng cựu thần nhà Lê như Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích.
Duy chỉ có Trần Văn Kỷ là người huyện Hương Trà, xứ Thuận Hóa, đậu Giải Nguyên, là có tiếng hay chử ở miền nam. Trong sự Tây Sơn giao thiệp với và nhân sỉ trong nước. Ta đều thấy phần lớn có Văn Kỷ nhúng vào. Văn Kỷ bấy giờ giúp việc bên cạnh Chính Bình Vương. Chính Văn Kỷ tháng tư năm sau (1788), che chở và tiến cử Ngô Thì Nhậm.
Gia Phổ họ Nguyễn Huy xả Trường Lưu có chép rằng :
Trần Chánh Kỷ người Thuận Hoá, đậu cử nhân (Hương cống) tới kinh Thăng Long ý kiến cụ Thái Bảo Nguyễn Ngiễm, hỏi đến nhân tài nước Nam. Cụ Thái Bảo trả lời : « Đạo học sâu xa thì Lạp Phong xử sỉ, văn chương phép tắc thì Thám Hoa Nguyễn Huy Oánh, còn thiếu niên đa tài đa nghệ thì chỉ có Nguyễn Huy Tự ».
Lạp Phong xử sỉ tức là La Sơn Phu Tử.
Như thế thì ta đoán chắc rằng : Trần Văn Kỷ đả mách cụ cho Huệ biết ; sau này ta sẽ thấy Văn Kỷ trọng đải cụ lắm. Có lúc gửi quế tốt tặng cụ.
Hội kiến với Chính  Bình Vương :
1-     Hội kiến ở Phù Thạch : Mời ba lần mà ba lần cụ từ, chắc Huệ rất lấy làm thất vọng. Nhưng cũng không thấy đòi hỏi gì đến cụ nữa. Huệ cũng muốn một phen gặp lảo già táo bạo kia đã giám từ lời hiệu triệu của một đại tướng, của một quốc vương.
Ba tháng sau khi viết thư mời cụ lần thứ ba, Chính Bình Vương sai Vũ Văn Nhậm ra đánh Nguyễn Hữu Chỉnh, tháng chạp năm 1787, Hữu Chỉnh thua và bị giết. Văn Nhậm đóng quân ở Thăng Long.
Huệ được tin Văn Nhậm có muốn tự lập và sợ y là con rể của Nhạc, mưu thông với Nhạc mà phản mình chăng. Nên tháng tư năm sau 1788 (Mậu Tuất). Huệ ra Thăng Long giết luôn Vủ Văn Nhậm. Trong lúc ở Phú Xuân đi ra Bắc. Huệ nhân dịp viết thư sai Cẩn Tính Hầu Nguyễn Quan Đại lại mời cụ ra đại doanh đóng ở núi Nghĩa Liệt, gần bến Phù Thạch để Huệ được gặp mặt. Thư ấy hảy còn, thư được dịch:
Gửi cho La Sơn Phu Tử được hay:
Nay thiên hạ khốn khổ. Không cùng Phu Tử cứu gở thì không biết cùng ai.
Quả đức thân hành qua hạt. Đặc sai quan văn binh Phiên phó tri phiên Cẩn tín Hầu Nguyễn Quang Đại lại vấn an và mời Phu Tử tới, ngỏ hầu được nghe lời Phu Tử dạy bảo. Thế là may cho qủa đức và may cho thiên hạ lắm…
Nay gửi thư,
Thái Đức ngày 18 tháng ba năm thứ 11 (1788).
Lời vẩn khiêm tốn, trịnh trọng. Tuy vắn tắc và vội vàng nhưng có câu: “Không cùng Phu Tử cứu gở thì không biết cùng ai”, cũng đủ tỏ lòng tin phục và tôn kính tột bực của Huệ đối với cụ.
Cuộc hội kiến này ra sao? Hạnh Am Thi Cảo không hề nói đến.  Các sách Lê Mạt Tiết Nghĩa Lục và Lê Qúi Hỷ sự chép cũng gần như nhau. Gia Phổ chép rằng :
Huệ tới châu ta, dừng ở núi Nghiã liệt. Dương vỏ uy, ra oai ép cụ phải ra gặp Huệ.
Cụ tới, Huệ trách rằng:
Đã lâu nghe đại danh. Ba lần cho tới mời. Tiên sinh không thèm ra. Ý Tiên sinh cho qủa nhân là thằng giặc nhỏ, không đủ làm anh hùng trong thiên hạ chăng?
Cụ trả lời :
Hơn hai trăm năm nay, quyền hành về tay họ Trịnh hung bạo. Vương mới đưa quân một lần mà dứt được, lập lại nhà Lê. Với danh nghĩa chính, thì anh hùng ai lại chẳng theo. Nếu giả tiếng nhân nghĩa, nói dối tôn vua để lấy tiếng, thì hóa ra một kẻ gian hùng.
Huệ bèn đổi sắc mặt, ngồi dịch ra mà tiếp đải rất trọng. Cụ ngồi nói chuyện hồi lâu mới về.
Sách Lê Mạt Tiết Nghĩa Lục chép gần như vậy:
Huệ trách rằng :
Đã lâu nghe đại danh, cho nên muốn cùng nhau gặp mặt. Tiên sinh thoái thác không tới ý cho qủa đức không là anh hùng chăng?
Cụ thong thả đáp:
Họ Trịnh lấn áp hơn hai trăm năm nay. Nay đem quân phúc nghĩa dứt đi được. Ai lại bảo không anh hùng? Nếu giả danh để lấy tiếng thì là gian hùng mà thôi.
Huệ sợ đứng dậy nói rằng:
Người ta đồn rằng: Tiên sinh là kẻ sỉ của thiên hạ. Tiếng ấy thật không ngoa…
Huệ bèn đổi sắc mặt cảm tạ cụ.
Còn Lê Qúi Kỷ Sự (Nguyễn Bảo) chép giống Lê Mạt Tiế t Nghĩa Lục chỉ khác câu cụ trả lời mà bản ấy chép như sau:
Họ Trịnh tiếm quyền đã hơn hai trăm năm. Tướng quân đánh một trận mà dứt được, lấy đất đai mà trả lại cho nhà Lê. Như thế ai nói là không phải anh hùng. Nếu nhân người nguy, lợi dụng tai họa người, nếu trước vì nghĩa, mà sau vì lợi thì là gian hùng.
Sự hội kiến này có thật là một việc có một không hai trong lịch sử nước ta. Một bên là võ tướng tuổi còn trẻ, đã làm kinh thiên động địa từ Bắc đến Nam, một bên là một ông cụ già ốm yếu, náu thân ở một xó rừng. Hai người gặp nhau dưới cột cờ Trương Phụ. Cũng chổ này mà 370 năm về trước đã có cuộc hội kiến khác giữa một vỏ tướng và văn thần: Trương Phụ và Nguyễn Biểu. Nguyễn Biểu cũng người Huyện La Sơn được vua Trần sai tới doanh trại Trương Phụ cầu phong. Biểu cũng đã lấy lời chính trực đối đáp lại vỏ tướng nhà Minh nên bị giết.
Lúc La Sơn Phu Tử phải triệu ra đây, thế nào cũng nghỉ đến chuyện xưa. Chính khí còn lại bên thành, càng làm mạnh chính tâm phu tử. Cho nên muốn hỏi một câu làm cho cụ không thể thoái thác được nữa.  Cụ vẩn ôn tồn trả lời được mấy câu chân thật, mạnh bạo mà không làm phật ý Huệ. Trong thâm tâm Huệ muốn thôn tính đất nước nhà Lê. Bị cụ mắng là gian hùng mà phải ngậm thinh. Huệ tưởng hỏi chẹn cụ mà cụ trả lời chẹn Huệ. Ý cụ muốn cảnh cáo Huệ chăng? Nếu Huệ nghe lời cụ mà lập lại nhà Lê thì chắc cụ không dùng dằng chút nào và ra giúp ngay tức khắc.
Huệ phải ngậm đắng, chỉ cười mà khen cụ, rồi nói qua chuyện khác.
Lẽ chính vì sao cụ không ra, từ trước đến bây giờ, trong thư từ không thể bày tỏ được; lúc này đối diện, cụ mới có thể nói ra dể dàng.
2-     Phù Thạch và Trấn Sở Nghệ An:
Hoặc có kẻ kể chuyện rằng Huệ đã tới thành Lục niên thăm cụ, chổ thành Lục niên có núi hình chử Vương, cho nên sau có vương giả tới đó. Sự ấy không đúng, bởi Chính Bình Vương không hề lui tới núi Thiên Nhận bao giờ. Sự kiện Chính Bình Vương có đóng quân ở Phù Thạch, nay không thể nghi ngờ được.
Nhưng chính vì đâu mà Vương chọn chổ ấy để nghỉ binh? Ấy là bởi Phù Thạch là nơi yếu địa. Trấn sở Nghệ An đã lâu đời đóng đô.
Đời Minh thuộc (1400 – 1414), quân Minh đã xây thành ở trên núi Nghĩa Liệt. Thành này có nhiều tên Lam Thành (Nghệ An Nhân Vật Chí), Triều Khẩu thành (NATT), Hùynh Sơn thành (Đại Nam Nhất Thống Chí), Nghệ An thành (Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Thối Thực Ký Văn của Trương Quốc Dụng, SK, LSTL), Nghĩa Liệt thành (CM, SK).
Tục truyền rằng Trương Phụ đắp nên thành đó.
Sách Lam Sơn Thực Lục nói rằng quân Minh mổi lần thua đều kéo quân về Nghệ An, lại đấp thành cao thêm để chống giử.
Sách Thông Giám Cương Mục (13/09b) chép rằng : “Vào năm Kỷ Hợi (1419), trọng binh của Minh đóng ở Nghĩa Liệt thành, sách LSTL chép chuyện Lê Lợi đánh thành Nghệ An, cũng nói Triều khẩu thành bị hảm, tướng Tàu là Thái Phúc cự đến chết. Vua khen Phúc có nghĩa nên phong làm Tuyên Sơn Nghĩa Sơn thần. Nay miếu Tuyên Nghĩa còn ở chân núi.
Sau vua Lê Thái Tổ lên ngôi rồi, chắc trị sở Nghệ An vẩn ở Phù Thạch. Bùi Dương Lịch chép trong Nghệ An Chí rằng:
Phía tây thành có làng Nghĩa Liệt, xưa có ti hiến sát đóng, phía nam có làng Triều Khẩu, xưa có ti Thừa Chính đóng và có phường Vệ Sở đóng, ti trấn thủ đóng đó. Trước ti, xưa có trường thi Hương. Trước đất, sông Lam rất rộng, sông La ở La Sơn, sông Minh Luơng ở thiên Lộc chảy vô chổ ấy. Chổ sông Minh chảy vào có đá nổi. Bên đông đá có đò, gọi là bến đò Phù Thạch. Trên bến đò có phố buôn của khách trú. Nhà cửa san sát, thuyền mành tấp nập. Tên phố là Phù Thạch phố.
Tuy trên này không nói rỏ vào khoảng đời nào, nhưng ta biết rằng đời Hồng Đức, trị sở Nghệ An còn ở đó. Năm Hồng Đức Nguyên niên (1470). Vua thân chinh Chiêm Thành. Ngày mồng bốn tháng chạp tới Lam Giang. Trong lời dẩn bài thơ vịnh Nghệ An có nói: Thuyền chèo vài dặm đến Nghệ An thành, lên bờ nghỉ ở doanh. Đi xem núi sông. Bốn câu đầu bài thơ ấy nói:
Hồng Đức cuối đông ngày mồng bốn,
Tạm nghỉ cờ tinh Nghệ An thành,
Cửa biển Đan Hai triều nhợn nhợn
Đỉnh non tuyên nghĩa bóng chênh chênh.
Xem đất làm đô ở Nghệ An:
Định lập đô ở Phù Thạch:
Theo bức thư thì trong cuộc hội kiến ở Nghiã Liệt, sau khi Chính Bình Vương mời cụ ra giúp việc nhưng cụ không ra, vương có bảo cụ giúp xem địa lý để lập đô ở bên quán mình.
1-     Định lập đô ở Phù Thạch:
Theo bức thư sẽ đọc sau (C10) thì trong cuộc hội kiến ở núi Nghĩa Liệt, sau khi Chính Bình vương mời cụ ra giúp việc nhưng cụ không ra. Vương có bảo cụ giúp coi địa lý để định lập đô ở đất quê quán mình là xứ Nghệ An. Rồi vương ra Thăng Long giết Vũ Văn Nhậm (tháng tư năm Mậu Tuất - 1788). Tháng năm, vương triệu các cụ thần nhà Lê ra bổ dụng, chọn Ngô Thì Nhậm và Phan Uy Ích ra làm Thị Lang. Mời Xùng Nhượng Công Lê Duy Cẩn ra làm Giám quốc, coi việc tế tự họ Lê…
Những việc làm ấy chẳng qua Huệ cũng dựa ý phù Lê của cụ ngỏ ra khi gặp ở Phù Thạch.
Cuối tháng năm năm ấy, Huệ về đến Nghệ An, chưa thấy cụ xem đất cho.
Huệ tự tay viết thư trách cụ và giục cụ làm việc ấy. Bức thư này viết bằng chử Nôm, nay vẩn còn, viết bằng son Tàu, không có đóng dấu (C10 và ảnh 21).
Lời rằng (nguyên văn) :
Chiếu truyền La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp khâm tri. Ngày trước ủy cho Phu Tử về Nghệ An tướng địa làm đô cho kịp kỳ này hồi ngự. Sao về tới đó chứ thấy đặng việc gì… Nên hãy giá hồi Phú Xuân kinh hưu tức sỉ tốt…
Vậy chiếu ban hạ Phu tử tảo nghi dử trấn thủ Thận cộng sự, kinh chi dinh chi, tướng địa tác đô tại Phù Thạch. Hành cung xả hậu cận sơn. Kỳ chính địa, phỏng tại dân cư gian, hay là đu cát địa khả đô, duy Phu Tử đạo nhản giám định.
Tảo tảo bốc thành. Ủy cho trấn thủ Thận tạo lập cung điện. Kỳ tam nguyệt nội hoàn thành, đắc tiện gía ngự. Duy Phu Tử vật dỉ nhàn hốt thị.
Khâm tai, đặc chiếu.
Thái Đức thập nhất niên, lục nguyệt sơ nhất nhật 1788.
Bức chiếu này viết nữa Nôm nữa chử. Trên này là nguyên văn, tiếng dùng là đàng trong, ví dụ đặng là được. Nét bằng son hồng điều, nay còn rất tươi. Tuy nét bút cứng cát chửng chạt. Nhưng cũng rỏ là người viết chưa luyện. Chử cách nhau không điều đặn. Có chử sót sau thêm vào như chử chiếu ở gần cuối. Có chử tô đi tô lại. Có chử viết lầm, như chử đô ở hàng thứ năm và chử dám ở hàng thứ bảy. Chử tên Nguyễn Thiếp cũng viết lầm.
L ần này là lần đầu mà cụ nhận được một tờ chiếu mà không có dấu son. Ấy vì không cần, bởi lẽ chử viết bằng son là chử dành cho vua viết.
Chừng ấy chứng cũng đủ tỏ rằng chiếu này chính tay Chính Bình Vương viết. Lời tuy Nôm nhưng dùng những câu chử xen vào. Hay là nói cho đúng thì đó là văn chử có xen Nôm. Như thế tỏ ra rằng Nguyễn Huệ không phải hoàn toàn vô học.
Giọng thư là của một người quen sai khiến, bảo ai nấy nghe liền.
Tuy tôi đã chấm câu cho rỏ nghĩa, nhưng mà bây giờ ta đọc nghe vẩn khó hiểu. Sau đây tôi viết bằng tiếng thường cho rỏ nghĩa hơn:
Chiếu truyền cho La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp được biết. Ngày trước ủy cho Phu Tử về Nghệ An Xem đất để đóng đô cho kịp kỳ này ngự giá ở Bắc về trú. Sao ta về tới đó thấy chưa được việc gì. Nay ta hãy hồi giá về Phú Xuân kinh cho Sĩ tốt được nghỉ ngơi. Vậy chiếu ban xuống cho ông Phu Tử cùng trấn thủ Thận tính toán mà làm việc, xem đất đóng đô tại Phù Thạch. Hành cung thì để phía sau khá gần núi. Chọn đất hoặc chổ có dân cư, hoặc chổ nào đất tốt có thể đóng đô được là tùy Phu Tử lấy con mắt tinh mà xét định. Sớm sớm chọn lấy. Giao cho trấn thủ Thận chóng dựng cung điện. Hẹn trong ba tháng thì xong đ ể tiện việc giá ngự. Vậy Phu Tử chớ để chậm chạp không chịu xem.
Kính thay, đặc chiếu.
Thái Đức năm thứ mười một, tháng sáu ngày mùng một.
Đọc thư trên, ta nhận thấy các việc sau này. Huệ cho lệnh chọn đất khi ra Bắc. Bấy giờ đi rất gấp. Chắc Huệ chỉ có khi gặp cụ ở Phù Thạch mới kịp bảo cụ kịp. Vương chỉ dặn miệng. Nay không thấy thư nào còn lại truyền lệnh trên.
Thư trên lại chứng là Huệ thật sự định lập đô ở Nghệ An. Doanh thự chắc có sẳn sàng nhiều rồi.
2-     Giục khởi công tác:
Tiếc thay định ý của Huệ không thành. Thư cụ trả lời nay không thấy chép. Nhưng xem thư của Huệ đáp lại cụ sau này (C11), ta cũng hiểu rằng cụ cứ trù trừ không chịu tuân mệnh. Vì cụ nghỉ rằng việc dựng đô sẽ làm phiền khổ nhân dân Nghệ An. Vã lại chắc trong thâm tâm cụ nghỉ: nếu Nguyễn Huệ đóng đô ở Phú Xuân thì Bắc hà đương còn có thể về tay nhà Lê, chứ nếu dời đô ra Nghệ An thì sẽ khống chế Bắc hà, mà vua Lê bấy giờ đã chạy lên miền bắc, khó lòng trở về được. Phù Thạch lại rất gần Lục niên. Huệ ra đây thì cụ có ở ẩn được nữa đâu.
Vì thế cụ viết thư trả lời (thư này nay không còn) can Chính Bình Vương đừng lập đô ở Nghệ An nữa. Cụ lấy lẽ phải trái, dẩn chứng cổ nhân mà bàn, viện lẽ không họp địa thế mà can.
Mười ngày sau là ngày 19/06 lại có chiếu trả lời cụ (chiếu ấy hãy còn) C11 và ảnh 21. Chiếu rằng:
Chiếu cho La Sơn Phu Tử được biết.
Ngày mười chín tháng sáu năm nay. Ta thấy tờ khải của Phu Tử. Trong ấy nói rỏ sự địa thế nên chăng và mọi tình trạng sinh dân đau khổ. Lại lấy danh ngôn và sự tích của cổ nhân mà răng ta. Lời bàn ấy như liều thuốc hay, rất xứng với ý ta.
Nhưng vì lúc đầu mới lấy được nước, lòng người mới theo. Nếu không lấy đất Nghệ An để thường chống thượng du, thì lấy đâu khống chế trong ngoài. Chắc Phu Tử đã xét rỏ như vậy.
Nay ta lấy làm vui được nghe lời Phu Tử. Những việc công tác to thì tạm theo lời hoản lại. Những sở ngự hành thì không thể không dự bị làm sớm được. Hãy nhờ Phu tử xem việc chọn ngày cho.
Nếu xong cũng là kế bảo trị nước nhà vậy.
Khâm tai, đặc chiếu.
Thái Đức năm thứ mười một, ngày 19 (1788)
Thư này cũng như thư trên, đều là tờ chiếu. Các thư trước còn là thư riêng. Niên hiệu vẩn là Thái Đức  nhưng Huệ bây giờ đã lên giọng đế vương. Có lẽ vì các cựu thần Lê, Trịnh mà Huệ đã đưa về, thay các người trước, cho nên giọng thư có khác. Cho đến nét chử viết ở các tờ chiếu cũng thấy khác. Và tên cụ cũng viết lầm ra Thiệp theo như Chính Bình Vương.
Nhưng ý vẩn trọng cụ, lần đầu tiên thấy cụ đem ý khuyên bảo mình, vương rất vui. Dẩu lời can làm cản trở công việc và ý định mình, vương cũng vui lòng nghe theo một ít.
Huệ là người có tính qủa quyết, làm việc gì thì muốn làm ngay. Trái lại cụ cứ lần lữa. Cho nên tháng sau, ngày mồng bốn tháng bảy trấn thủ Thận phải viết thư giục cụ (C12 và ảnh 23). Thư rằng (dịch):
Quan khâm sai Trấn thủ Thận Trực hầu kính thư để La Sơn Phu Tử được rỏ:
Nhân nay vâng chiếu chỉ dựng kinh đô. Đã truyền cho các huyện xả bắt phu tới xây đấp. Kính mời Phu Tử hành dời gót ngọc đến hành cung, nhắm định phương hướng để kịp kỳ xây dựng. Chớ để dân đinh ở lại lâu mà phí của vô ích.
Nay thư,
Thái Đức năm thứ 11, ngày mồng 4 tháng bảy 1788.
Thư  này tỏ rằng việc xây hành cung ở Phù Thạch chỉ còn đợi cụ. Chắc cụ lần lựa không ra và trả lời rằng chổ Phù Thạch đất hẹp qúa. Nhưng nay ta không thấy thư trả lời đâu cả. Chỉ thấy hai tháng sau. Chính Bình Vương viết chiếu trách cụ (C13, trích đoạn sau rằng) dịch:
Nhiều lần phiền nhờ Tiên sinh xem đất. Những chổ núi song kết phát ở xứ này, Tiên sinh đã từng chú ý xét nhận, thế mà đã lâu chưa thấy trả lời.
Cụ đau ốm chăng? Hay là cụ cố ý trì hoản để làm cho Chính Bình Vương chán nản mà không ra đóng đô ở Nghệ An nữa?
Kết qủa là vì cụ mà việc đóng đô ở cạnh sông Lam giang, gần làng Phù Thạch núi Nghĩa Liệt hóa ra không thành.
3-     Định lập đô ở Yên Trường:
Sau sự thất bại kia, Chính Bình Vương đã chịu thôi đâu. Vương vẩn đeo đuổi ý định đóng đô ở Nghệ An.
Từ lúc Vương về Nam, để Ngô Văn Sở ở lại giử Thăng Long và Sùng Nhượng Công làm Giám Quốc. Vua Chiêu Thống và tùy thần vẩn lén lút trong vùng Kinh Bắc (hạt Bắc Ninh và Bắc Giang). Lòng dân Bắc vẩn quay về Lê.
Tháng bảy Hoàng Thái Hậu sang Thanh cầu viện. Tin quân Thanh sắp đưa vua Lê về nước chắc cũng lọt đến vùng Nghệ An. Cho nên La Sơn Phu Tử vẩn thầm mong rằng non song vẩn về tay chính thống. Nên cụ một lòng muốn Huệ ở Phú Xuân. Mà Chính Bình Vương vẩn hiểu rỏ rằng có ở Nghệ An mới án ngự được Bắc Hà và phòng ngự quân Thanh tới. Vương lại hiểu rằng nếu dân Nghệ An thấy cụ theo mình thì chúng mới theo mình, mà cái cớ ngăn cản cụ hiệp tác với mình là vì nhà Lê còn mang chính nghĩa.
Vì thế tháng chin năm ấy, Vương mới viết một tờ chiếu dài, lời lẻ thống thiết, nói hẳn sự vì sao phải bỏ vua Lê và mượn cụ xem đất đóng đô ở Nghệ An một lần nữa. Nhưng lần này định đóng đô ở xả Yên Trường, tức là ở Vĩnh bây giờ (thường đọc lầm ra Vinh). Chiếu rằng (C13 và ảnh 24) dịch:
Chiếu cho Nguyễn Thiếp La Sơn Tiên Sinh được biết:
Đế Vương mà dấy lên là bởi ở mệnh trời. Qủa Nhân theo thời dẹp loạn, vốn không phải lấy thiên hạ làm giàu. Ngày trước khi trở lại Thăng Long. Chính lòng không phải không muốn giử dòng Lê để làm rạng việc hay tốt. Nhưng trải qua để xem xét con cháu nhà Lê, thấy đều dại hèn không thể làm cho dân chúng theo được. Vã triều Lê đã hết, có muốn phò cũng chẳng làm sai được mệnh trời đã định.
Ôi! Có trí Tử Phòng mà không thể giử Hàn. Gia Cát mà không hay phò Hán, thì nay cũng đành theo mệnh, không thể làm gì được nữa.
Phương chi, qủa cung tài trí không bằng Tử Phòng, Gia Cát, há lại giám xằng đóan vận trời, như thế sao gọi là kẻ hào kiệt thức thời được!
Người xưa nói: “Ta có lấy sự lên ngôi vua làm vui đâu “.
Qủa cung thật là không lấy sự làm vua làm vinh. Chỉ sợ mệnh trời đã rỏ rệt. Nên không nhẩn tâm mà ngồi trông sự ở Trung Châu, sự vì bên gầy bên béo mà nước Việt nước Tần không đoái đến nhau.
Nay kinh Phú Xuân thì hình thế cách trở. Ở xa trị Bắc Hà, hình thế rất khó khăn. Theo đình thần nghị rằng: chỉ đóng đô ở Nghệ An là độ đường vừa cân, vừa có thể khống chế trong Nam ngoài Bắc và sẽ làm cho người tứ phương đến kêu kiện, tiện việc đi về.
Tiên sinh xét rỏ hưng vong, hiểu thông thời vụ. Suy nghỉ thì tự hiểu điều ấy. Trước qủa cung đã cùng Tiên sinh bàn tính việc ấy. Nhiều lần đã phiền nhờ Tiên sinh xem đất. Những chổ núi sông kết phát xứ này. Tiên sinh đã từng chú ý xét nhận. Thế mà đã lâu chưa thấy trả lời. Nếu bảo rằng những chổ Phượng Hoàng, Khánh Sơn không được đô hộ thì sao chẳng tìm chổ tốt khác, cho thỏa ý qủa cung trông mong.
Nhớ lại buổi hồi loan kỳ trước, lúc qua Hoành Sơn, qủa cung đã từng mở xem địa đồ. Thấy ở huyện Chân Lộc xã Yên Trường, hình thế rộng rải, khí tượng tươi sáng. Có thể chọn đất để xây kinh đô mới. Thực là chổ đất đẹp để xây đóng đô vậy. Đã sức cho quan Trấn sữa soạn gổ, ngói, khí cụ, hẹn ngày làm việc. Chỉ có việc xem kiểu đất, thì phải hỏi đến ông già. Tiên sinh nên mau mau đến chốn ấy, ở tạm lại vài tháng, xét rỏ cồn vũng, chọn lấy vượng địa để làm ngự điện. Chỉ định phương hướng để tiện cho quan Trấn theo hướng mà làm. Rồi vẽ đủ địa đồ dâng nộp.
Qủa cung đã ba lần mời triệu Tiên sinh, vì mong Tiên Sinh cùng nhau lo việc. Tiên Sinh gắng nghỉ giúp cho. Ấy là long mong mỏi của qủa cung đó.
Nếu lấy cớ mà từ, thì ra tại qủa cung không đủ cùng Tiên Sinh ra tính mưu việc thiên hạ. Tiên Sinh riêng có kế cứu đời. May chi không dấu đi thì hay vậy.
Khâm tai! Đặc chiếu!
Thái Đức năm thứ 11, ngày mồng 3 tháng 9 (1788).
Trong thư này này Vương không ngần ngại nữa, mà nói thẳng chuyện bỏ Lê, vì Vương cũng biết rằng nếu chưa nói đến sự cốt yếu ấy, thì cụ vẩn còn trả lời thoái thoát được. Vương giải thích rằng: Triều Lê phải tàn là do Thiên mệnh, vì không ai chính đáng làm vua nữa. Vương lại bàn đến vẻ thức thời, có ý ngầm chê La Sơn Phu Tử không thức thời.
Tuy bàn vậy nhưng Vương không ép cụ ra giúp về chính trị, mà chỉ nhờ cụ coi đất mà thôi. Cuối cùng Vương lại còn dung giọng mĩa mai mà cũng là giọng dọa.
Còn tại sao mà Vương bỏ ý định lập kinh đô ở Phù Thạch, thì chắc là vì La Sơn Phu Tử bảo chổ Phù Thạch chật hẹp, kề núi kề song, bờ sông lại hay bị lở. Và ở Yên Trường đã có Vỉnh Doanh. Làm hành cung ở đó, công việc ít nặng hơn ở Phù Thạch.
Yên Trường bây giờ là nơi thành Vĩnh đóng. Hai làng sở tại là làng Vĩnh Yên và Yên Trường. Cho nên cũng có tên là Vĩnh Doanh. Chính Bình Vương muốn dời đô ra đó và bảo cụ chọn đất để làm cung điện.
Sách Đại Nam Nhất Thống Chí (bản in 14 / 17 b) chép rằng:
Tỉnh Nghệ An có hai làng Yên Trường, Vĩnh Yên. Đời Lê các Ti Thừa và Hiến ở huyện Hưng Nguyên tên gọi là Lam thành. Sau dời tới xã Dũng Quyết, huyện Chân Lộc, Bản triều, năm Gia Long thứ ba, dời và đắp thành đất ở sở bây giờ. Năm Minh Mệnh thứ 12 xây bằng đá ong.
Tuy không nói rỏ đời Tây Sơn, dời thành đến làng Dũng Quyết. Nhưng ta đã biết rằng, cuối Lê trị sở Triều khẩu vẩn còn, và đời Tây Sơn dời thành đến làng Dũng Quyết.
Sách Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện chép về Huệ có nói rằng: (30 / 40b)
… Bèn xây Lầu điện ở chân núi Kỳ Lân, và đặt tên là Trung đô.
Nhờ các chứng trên, có thể tin rằng Phượng Hoàng Trung đô ở khoảng giữa núi Mèo và núi Quyết. Trong thành ấy có xây lầu ba tầng, xung quanh có các đồn, trên núi có kho lúa. Cuối đời Tây Sơn, lầu đó Trấn thủ Thận phá lấy gổ đóng chiến thuyền (Hoàng Lê Nhất Thống Chí).
Ngày nay khoảng giữa núi Quyết và núi Mèo, còn thấy dấu tích một thành củ hình gần tam giác. Dấu thành và hào đương còn rỏ, nhất là trong bức ảnh chụp từ cao. Cửa Tiền ở phía Nam. Núi Mèo (núi Kỳ Lân) làm nền cho đồn gác, thành phía nam chắp vào núi ấy. Mặt đông bắc lấy núi Quyết (tức núi Phượng Hoàng) làm thành (Bản đồ 10 và ảnh 11).
Địa thế thành rất dể giử. Phía trước có sông Cồn Mộc và sông Lam, phía bên có núi Quyết, đều là hào và thành thiên nhiên.
Ở giữa thành còn dấu thành trong và nền nhà. Nhất là có nền cao ba bậc ở phần bắc, mà ngày sau đời Nguyễn dung làm nền xã tắc. Chắc đó là chổ Quan Trung ngự triều trong khi tạm nghỉ ở Nghệ An.
Tuy gọi là Trung đô nhưng thành Phượng Hoàng nhỏ, thành nam chỉ dài bằng 300m, bức thành tây dài chừng 450m, và cái nền cao thì ngang dọc cũng dài chừng 20m mà thôi.
Ấy là vì Quan Trung mất sớm, chưa kịp đổi hành cung ra cung điện. Về sau kinh đô của Quang Toản vẩn ở Phú Xuân.
Nói tóm lại Quang Trung định đóng đô ở Nghệ An. Nhưng chổ đóng đô đổi đến ba lần, lần đầu ở núi Lam thành Sơn, lần thứ hai ở Yên Trường, lần thứ ba ở Dũng Quyết, cách Yên Trường chừng hai cây số về phía đông nam và cách Lam thành Sơn chừng tám cây số.
·         Hội kiến lần thứ hai, Quang Trung hỏi kế đánh Thanh:
Đến tháng mười năm ấy (Mậu thìn 1788), qủa nhiên quân Thanh kéo tràn sang đất Bắc. Chưa đầy mấy ngày. Tôn Sỉ Nghị đã đưa vua Chiêu Thống trở lại Thăng Long.
Ngày 20 tháng mười một, trấn thủ Bắc thành là Ngô Văn Sở rút quân về đóng ở núi Ba Đọi (Tam Điệp giáp Thanh Hóa với Ninh Bình bây giờ). Ngày 24, phó tướng Nguyễn Văn Tuyết đã về đến Phú Xuân cấp báo.
Ngày 25 tháng ấy, Chính Bình Vương tự xưng hoàng đế và lấy niên hiệu là Quang Trung. Lập tức hội quân thủy bộ, gấp tiến ra Bắc. Sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí chép rằng:
Ngày 29, Quang Trung tới Nghệ An, vời một người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp đến hỏi rằng:
Quân Thanh lại đây, ta muốn đem quân ra chống lại. Mẹo đánh và giử, có được hay thua? Tiên Sinh nghỉ xem ra làm sao?
Thiếp trả lời rằng:
Nay trong nước trống không, nhân tâm tan nát. Quân Thanh xa đến, không biết tình hình quân ta hèn mạnh thế nào, không biết thế nên chiến thủ thế nào. Chúa công ra đó, không qúa mười ngày, quân giặc Thanh sẽ bình được.
Sách Lê Qúi Kỷ Sự chép rỏ ràng hơn rằng:
Ngày 29, Huệ đến Nghệ An Nghỉ binh, triệu Nguyễn Thiếp đến hỏi phương lượt, Thiếp đáp:
Người Thanh ở xa đến mệt nhọc, không biết tình hình khó nhọc thế nào, thế nên chiến thủ thế nào.  Vả nó có bụng khinh địch. Nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan.  Nếu trì hoản một chút, thì khó lòng mà được nó.
Huệ mừng lắm trả lời:
-         Ông nói chính họp ý tôi.
Huệ bèn ở lại mười ngày, tuyển dân Nghệ An, ba đinh bắt một.
Việc gặp gở này có thật (xem thư C17) nhưng Gia Phổ không thấy chép đến. Vì Gia Phổ còn quên chép nhiều việc mà nay có chứng cớ hiển nhiên, cho nên sự không thấy trong Gia Phổ không phải là không có.
Vả còn có sách khác chép sự này nữa. Sách Lê Mạt Tiết Nghĩa Lục chép vắn tắc rằng:
Huệ đưa quân ra Nghệ An. Triệu cụ để hỏi phương lược. Cụ trả lời:
Người Thanh xa tới, vào sâu trong đất lạ. Không biết tình hình chủ khách. Chỉ trong mười ngày là bị phá tan.
Sách Dã Sử Nhật Ký chép theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí.
Ông Lê Thúc Phong trong Nam Thông số 102 chép hơi khác. Ông kể chuyện rằng:
Huệ hỏi: Nghe Thày học tính lý số, lại hay mưu lược. Nay Tôn Sĩ Nghị nó sang. Thày nghỉ chước nào?  Thày Nguyễn Thiếp thưa rằng: ‘’Quân qúi thần tốc’’. Huệ nói rằng: ‘’Phải phải, tôi nay ra đánh cho nó chết. Tôi mà dẹp được giặc Tàu xong, thì xin rước Thày ra dạy học. Tôi muốn khí dụng gì cũng chẳng mua của nước Tàu’’.
Thày Nguyễn Thiếp lại thưa rằng: ‘’Chỉ có thuốc Bắc là dùng của Tàu mà thôi ‘’.
Các sách trên đều đồng ý rằng chính La Sơn Phu Tử đã bày mưu nên đánh quân Thanh cho gấp. Lời khuyên ấy rất họp với ý Quang Trung.
Bản hành trạng của Viện Quận Công Nguyễn Hoản cũng có chép rằng:
Quang Trung tiến phá Bắc thành, dung kế của người ẩn sĩ Nguyệt Ao, ở Lục Niên thành, tên là Nguyễn Thiếp.
Trong thư (C17 xem sau) mà Quang Trung sai gởi cho cụ, có câu rằng:
Trẩm ba lần xa giá Bắc thành. Tiên sinh bằng lòng ra bàn chuyện thiên hạ. Người xưa bảo rằng: ‘’Một lời nói mà dấy nổi cơ đồ’’. Lời Tiên sinh hẳn có thế thật.
Cái lời nói ‘’Một lời nói mà dấy nổi cơ đồ’’ mà Quang Trung ngụ ý trên, chắc là lời bàn mưu kế của La Sơn Phu Tử. Xem vậy ta có thể tin rằng cụ đã có công trong việc chiến thắng quân Thanh.
·         Hội kiến lần thứ ba: (Quang Trung cảm ơn)
Ngày Quang Trung kéo quân ra Bắc là ngày cuối năm. Ngày 23 tháng chạp, đên núi Tam Điệp, mà ngày mồng năm tháng Giêng đã phá tan quân Thanh ở Bình Vọng thuộc phủ Thường Tín và Đống Đa ở phía tây nam thành Thăng Long.
Sau thấy quân Thanh do dự không giám sang trả thù và vì việc bất hòa với anh chưa xong, vua Quang Trung bèn giao việc Bắc hà cho hai tướng Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân, và hai văn thần Ngô Thời Nhậm và Phan Huy Ích. Rồi mình trở về nam.
Thánh ba, Quang Trung về đến Nghệ An, QuangTrung lại mời cụ tới để bàn quốc sự. Quan Trấn lại được lệnh viết thư mời. Thư ấy nay còn nguyên bản (C14 và ảnh 25). Lời rằng (dic(h):
Kính gởi cho La Sơn Tiên Sinh xét rỏ.
Bữa nay tôi vâng chiếu, truyền cho ngài tới bàn quốc sự, cho nên có thư này. Tiên Sinh tạm dời gót ngọc đến Vĩnh doanh để mà hội nghị.
Nay kính thư.
Quang Trung năm thứ hai, ngày 24 tháng chin (1789).
·         Ra Bắc coi đất Cổ Bi :
Sách Lịch Triều Tạp Kỷ (Ngô Cao Lãng) có chép các công văn triều Tây Sơn giao thiệp với nhà Thanh. Lượm lặt trong các thư ấy. Ta thấy rằng tháng bảy năm Kỷ Dậu (Quang Trung thứ hai – 1789) Quang Trung ra đóng đô ở Nghệ An. Lời Quang Trung viết cho Tổng đốc Lưỡng Quảng là Gia Dụng Công như sau:
Tháng bảy tiểu phiên từ Thăng Long về điạ phưong Nghệ An xây dựng tiểu ấp… Hiện nay việc đấp thành sẽ tạm hoản lại. Để sữa soạn ra Thăng Long chịu phong.
Thư Phan Văn Lân gởi cho quan Thanh cũng nói như vậy. Một bức thư của Nguyễn Huệ nói:
Vì mưa lụt, tôi định đến ngày 28 tháng 8, từ Nghệ An đi để đón sắc thư và ngự thi… Nhưng vì khó nhọc, cho nên tôi bị cảm phong sương, mắc chứng bệnh thương hàn. Tôi lật dật ra Bắc. Khi vừa tới Đông thành ở Nghệ An thì bị thu tiết, thiên khí mới lạnh, bệnh củ càng tăng. Cho nên tôi quay thuyền về thành Nghệ An. Nay tại thành Nghệ An, đài điện chưa xong, tôi tạm ở lại thành chữa bệnh.  Xin sai con là Nguyễn Quang Thùy, vỏ thần là Ngô Văn Sở, văn thần Luyến Hồi Đại và Ngô Thời Nhậm đến Thăng Long.
Lại trong một thư khác gởi cho Tổng đốc Lưỡng Quảng Gia Dụng Công. Quang Trung đặt chuyện khác để không tiếp sứ Tàu. Trong thư có nói:
Lúc đầu mùa thu, tôi thân hành làm ấp ở Nghệ An, thì được thư báo của gia tướng Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Danh. Tôi định đến ngày 28 tháng 8 ở Nghệ An đi, để ra Thăng Long để đón sắc thư và ngự thi… Đến ngày 26 tháng ấy, thấy lính tuần dương ở Nghệ An báo có thuyền (một trăm chiếc) đi tới Nghệ An. Tôi sợ thuyền đến cướp Thuận Quảng là nơi sơ-cơ, căn bản của tiểu phiên.Vì thế nên ngày 27, tiểu phiên đã từ giả tân ấp Nghệ An mà trở về Phú Xuân.
Tuy rằng Quang Trung thường đặt chuyện để dối vua Thanh, nhưng chuyện tháng 7 ra Nghệ An và cuối tháng 8 về Phú Xuân là có thật. Quang Trung về Phú Xuân là cốt để tự mình không nhận sắc phong của vua Tàu.
Có điều lạ là nói rằng tháng 7 Quang Trung từ Thăng Long về. Nếu sự ấy có thật thì từ đầu năm 1789, Quang Trung đã ra vào Thăng Long và Phú Xuân đã hai lần.
Dã Sử Nhật Ký có chép rằng:
Sau lúc Huệ đánh được quân Thanh, cho rằng Khải Xuyên rất có kiến thức, càng khen và càng kính trọng. Triệu Khải Xuyên ra Thăng Long. Sai sang Kinh Bắc xem đất ở Cổ Bi. Sau trở về Nghệ An xem đất ở Yên Trường.
Làng Cổ Bi (tên tục Cầu Bây) ở huyện Gia Lâm xứ Kinh Bắc. Các nhà Phong thủy cho là vượng địa. Năm Bảo Thái thứ 8 (1727). Trịnh Cương dựng phủ chúa ở đó, gọi là Kim thành phủ (CM36/34 b). Năm Cảnh Hưng thứ 16 (1755). Trịnh Doanh sai làm cung miếu ở đó. Ý muốn dời đô (CM 41/27 b).
Xem đó thì sự Quang Trung muốn lập Bắc kinh ở Cổ Bi có thể có thật được. Nhưng việc La Sơn Phu Tử ra bắc lần ấy để xem đất Cổ Bi, thì chỉ thấy chép ở sách này mà thôi. Trong tất cả các sách khác không có dấu vết sự ấy. Nhưng Dã Sử Nhật Ký là sách chép kỷ càng và rất đúng các việc khác. Vậy ta có thể tin rằng sự này cũng có thể xảy ra. Chính lúc vua Quang Trung ra Bắc lần này, có mời cụ ra theo và sau có gọi cụ về xem hướng đất làm cung điện ở Nghệ An.
·         Chấm thi ở Nghệ An:
Sách Dã Sử Nhật Ký có chép rằng:
Mùa thu (năm Quang Trung thứ hai 1789). Tây Sơn thi học trò ở Nghệ An. Sai Nguyễn Khải Xuyên làm Đề Điệu.
Chức Đề ĐIệu đời sau chỉ coi về việc tổ chức việc thi.  Đời Lê, Tây Sơn, đời Nguyễn. Quan Đề Điệu kiêm cả chức chánh chủ khảo.
Tuy không thấy chép ở các sách khác sự này nhưng có thể có thật;. Từ trước đến bây giờ, cụ từ không chịu ra làm quan chính thức ở triều đường. Còn chấm thi thì cũng như xem đất. Là việc tạm thời và là việc học mà rất chú ý tới. Cho nên cụ đã không từ. Vả bấy giờ vua Chiêu Thống đã theo quân Thanh về Trung Hoa. Quang Trung đã đuổi ngoại xâm. Vậy chính nghĩa đã lần lần chuyển từ họ Lê đến họ Nguyễn. Vì thế cụ đã hơi xiêu long về chính thể mới.
Sự Quang Trung mở khoa Thi Hương chắc có. Trong một vài Gia Phổ, còn thấy chép vài người đổ khoa Tuấn Sĩ thời Tây Sơn. Khoa Tuấn Sĩ là khoa thi Hương, mở vào mùa thu, thường trong tháng tám.
Cấp xã Nguyệt Ao (Gia Phổ chép rằng):
Sau lúc đánh được quân Thanh. Huệ tự lập làm vua. Bèn cho cụ thuế xã ta để làm tuế bổng, lại cho hiệu là La Sơn Phu Tử. Cụ từ đi từ lại không được.
Lê Mạt Tiết Nghĩa Lụt cũng chép gần như thế.
Nay không biết Quang Trung cấp xã Nguyệt Ao vào lúc nào. Gia Phổ chép đúng về đại cương, còn về thời gian thì không chínhh xác. Gia Phổ có nói Nguyễn Huệ tự lập làm vua sau khi đánh tan quân Thanh, thế là không đúng. Có lẽ muốn nói rằng được vua Thanh phong cho làm An Nam Quốc Vương. Nhưng sự phong này về cuối năm ấy (1789) mà cụ đã có thư từ bỗng lộc từ tháng 9 năm ấy.
Gia Phổ lại nói rằng: ‘’Huệ cho cụ hiệu là La Sơn Phu Tử ‘’.
Sự thật là trong lá thư mời đầu đã tôn cụ như thế rồi. Sau này chính thức Huệ ban cho cụ hiệu là La Sơn Tiên sinh. Hiệu này mới thật hiệu mới ban. Lấy lý mà đoán thì có lẽ lúc ở Vĩnh dinh về, Quang Trung mới viết chiếu ra cấp lộc và mời cụ ra giúp. Cụ tiếp được chiếu ấy, chắc trả lời liền. Thư này còn chép (C15). Lời dịch rằng:
La Sơn, Nguyệt Ao, tiện thần Nguyễn Khải Xuyên, cuối đầu khẩn tấu, xin trần tình việc sau này:
Xuyên tôn trí cạn sức hèn. May được Hoàng Thượng đoái hoài tới, đã ba lần tới triệu và đặc ban cho một xã, trích số tiền lương thuộc lính suất của một xã để làm lộc dưởng lảo. Không có gì báo bổ lại, tiện thần sợ rất mực.
Gần đây, tiện thần khí huyết suy hao. tật bệnh thường phát, đối vppới năm trước càng thêm. Không làm nên việc gì, mà chỉ ăn không lộc ấy. Thì xưa nay lấy đó đáng làm thẹn. Nguyên của được đội ơn ban cho, nay tiện thần dám xin để trả lại xung vào công dụng.
Kính mong Thượng Đức bao trời bọc đức, hiểu thấu tình trạng kẻ già nua, đoái đến và nghe lời thỉnh cầu. May chi được di dưởng tâm thần, sống them ít nhiều ngày tháng. Để thường thường làm người cố vấn dự bị đưng ngoài. và làm một người dật dân trong đời thịnh. Tiện thần được đội ơn vô cùng. Đã can phạm đến uy nghiêm, sợ hải khôn xiết.
Tiện thần cẩn tấu.
Quang Trung năm thứ hai, ngày mồng bảy tháng chin (1789).
Huệ bây giờ đã nghiểm nhiên thành một vị Thiên tử, còn vua Chiêu Thống thì đã đưa quân ngoại quốc về và nay theo quân ngoại quốc mà đi.  Cho nên xem thư trên ta hiểu rằng cụ đã nhận thấy việc ấy. Niên hiệu bấy giờ cụ đã đề Quang Trung. Tiếng xưng hô dùng là Hoàng đế, tiện thần. Khi trước cụ tránh chử cẩn tấu, bây giờ đã dùng rồi. Có phải rằng cụ thấy Quang Trung mạnh mà cụ sợ uy chăng? Chắc không, vì từ trước đến bây giờ, nếu Nguyễn Huệ muốn lấy vỏ lực bắt cụ, thì bắt khi nào củng được. Chắc rằng bây giờ cụ đã nhận Huệ là một danh tướng mà lại là một bật trượng phu, đáng làm thiên tử hơn vua Chiêu Thống. Nhưng cụ cũng không vì thế mà có mới nới củ. và hùa theo những kẻ tiểu nhân thức thời. Nên cụ từ lộc Quang Trung ban. Cụ chỉ mừng rằng đời sắp thịnh, cụ xin làm một dật dân thời thịnh và thỉnh thoảng làm kẻ cố vấn dự bị đứng ngoài mà thôi.
Tiếp được tờ biểu này. Quang Trung lấy làm buồn, trách cụ cố chấp và càng thêm trọng cụ. Nên bảo viết chiếu trả lời liền (C17 và ảnh 27), dịch rằng:
Chiếu cho La Sơn, Nguyệt Ao, Nguyễn tiên sinh được biết. Tiên sinh học đạo Trình Chu. Làm Sơn đẩu cả một xứ. Không để phú qúy lụy tâm, và cao ẩn đã lâu năm vậy.
Trẩm ba lần xa giá Bắc thành. Tiên sinh đã chịu ra bàn chuyện thiên hạ. Người xưa bảo rằng: Một lời nói mà dấy nổi cơ đồ. Tiên sinh hẳn có thế, chứ không phải là hạng người chỉ bo bo làm việc gần mình mà thôi.
Gần đây vì Trẩm không biết lấy gì để tỏ tình đải hiền, nên đặc ban một xả để làm lể ưu lảo. Ấy là Trẩm bởi lòng rất thành thật. Từ khi dẹp giặc xong, trở lại Nam kinh, lòng Trẩm luôn luôn nghỉ tiết sự không được ở sự gần gủi bên cạnh Tiên sinh. Nay Tiên sinh dâng biểu từ. Trẩm không hiểu ý vì sao?
Như bảo điều ăn lộc là trái với điều liêm, nên đáng thẹn thì khắp dưới gầm trời, rau vi ở núi, rau hoắc ở đồng, ấy là của ai?
Như bảo vì nghỉ tới binh tư thiếu thốn mà muốn trả lại bổng lộc làm công dụng, thì đất đai ấy, của cải này của Trẩm há lại vì một xả mà thừa thiếu hay sao?
Trẩm nay đóng đô ở Nghệ An, cùng Tiên sinh gần gủi. Rồi đây Tiên sinh hảy ra mà giúp nhau để trị nước. Ví dù Tiên sinh muốn bỏ qua không nhận, lên núi ở ẩn, thì thương dân sẽ ra làm sao?
Tiên sinh nên nghỉ lại đến điều đó.
Khâm tai. Đặc chiếu.
Quang Trung năm thứ hai, ngày mồng 5 tháng mười (1789).
Lời thư thống thiết thay, buồn mà không giận, trách mà vẩn trọng. Lẽ cụ viện ra để từ là không giúp được việc. Cụ nói khéo là trả lại để nạp vào công dụng. Tình thật thì cụ không ham phú qúy. Vã chăng tuy cụ phục vua Quang Trung nhưng cụ vẩn cho rằng nghĩa vua Quang Trung là nghĩa vẩn chưa chỉnh.
Đối với lẽ đầu mà cụ viện trên, Quang Trung trả lời rằng là chỉ tại long thành thật trọng hiền mà ban đất ưu lão mà thôi. Cụ nói khéo rằng trả lại để xung công, Quang Trung đáp rằng một xả thắm vào đâu. Còn thật tình Quang Trung cũng biết rằng cụ cũng như Bá Di, Thúc Tề đời xưa lên núi Thú ăn rau vi, chứ không thèm ăn thóc nhà Chu mới. Nên Quang Trung lấy lời người xưa chế nhạo Di Tề, mà mĩa mai lại cụ. Tuy vậy sự mĩa mai ấy vẩn hàm ý mến trọng.
Ta cũng khen thay người thảo bức thư gắn bó này. Cụ đọc, rồi cũng không làm sao trả lời được. Cụ đành phải nhận như lời Gia phổ còn chép. Đến ba năm sau, sau khi Quang Trung mất, cụ mới trả lại bổng lộc ấy (xem chương thứ 18).
Bức thư này còn chứng thực Quang Trung xây đô ở Nghệ An đã thành. Nhưng mà, như sau này sẽ thấy, Quang Trung vẩn giử kinh ở Phú Xuân, và hình như thường ở Phú Xuân luôn.
HỢP TÁC VỚI QUANG TRUNG
1.      Trưng bày chính kiến
Mời cụ không ra, lễ cụ không nhận, lộc dưỡng lão cụ cũng từ. Đối với một võ tướng giết Chỉnh, giết Vũ Văn Nhậm như giết sâu bọ, đánh đuổi mất vạn quân Xiêm, quân Thanh như đàn ruồi, mà cụ dám trái ý như vậy. Thế mới biết tiết tháo cụ cứng như sắt đá. Thế mà Quang Trung chỉ ôn tồn kính cẩn, trách nhẹ mà thôi, rồi lại cố mời cụ ra. Lòng mến kẻ hiền lớn mạnh biết chừng nào! Ta đọc mấy bức thư trên cũng phải trọng một kẻ võ biền ít học như Quang Trung, mà thủy chung một bụng trọng tài như vậy và ta cũng không khỏi trách cụ quá cố chấp.
Chắc bấy giờ cụ cũng tự biết vậy. Có lẽ cụ nghĩ rằng vận Lê đã hết thật. Vua Chiêu Thống đã đưa quân ngoại quốc về, làm hại nước nhà. Nguyễn Huệ ban đầu đối với cụ là một thằng giặc nước ngoài, sau lại thành một gian hùng mượn kế diệt Trịnh phù Lê, rồi thôn hoạch nước mình. Nhưng dần dần, Huệ đã hóa ra một vị anh hùng cứu quốc, đánh kẻ ngoại xâm. Sau nữa, cụ cũng thấy rằng tuy là một kẻ vũ phi, nhưng Huệ biết lẽ phải chăng, trọng điều đạo đức, lại biết trọng người. Vả chăng, hay dở gì, thì Huệ cũng là một ông vua cả nước. Cho nên lòng cụ lần này đã núng.
Cách hai tháng sau khi nhận được chiếu trách và mời ở cuối chương trên, cụ viết biểu trả lời và bàn về dân tình xứ Nghệ An (C 18); nay còn bản sao, sẽ dịch như sau:
“Chắp tay cúi đầu, kính tâu:
Tiện thần, Nguyễn Khải Xuyên là người tầm thường phác lậu, trộm gửi thân ở chốn lâm tuyền. Được nhờ Hoàng thượng có lòng quảng đại khen lao, tín đãi quá cao. Quả rụng gặp xuân, thật là hội ngộ nghìn năm mới có. Không thể cùng người trai trẻ mà theo tới hầu, chực gần bên tả hữu. Cẩu thả ngồi ăn không, lòng tôi rất không yên vậy. Vì thế, nên mùa thu vừa rồi, tôi đã dâng bài tâu, xin trả lại lộc Hoàng thượng ban cho, để sung vào công dụng.
Nay lại thấy chiếu thư ban xuống giảng dụ ân cần. Lòng ưu đãi rất là thành thật. Lại không bắt lấy cân lực làm lễ. Đọc đi đọc lại nhiều lần, thẹn sợ càng sâu. Há lại còn dám nói gì để đường đột làm bận tai Hoàng thượng.
Nhưng tiện sinh trộm nghĩ: dân là gốc nước, gốc vững nước mới yên. Nghệ An đất xấu dân nghèo. Về trước, chỉ chịu suất binh, chứ không phải nộp tiền gạo. Nay thì binh lương đều phải xuất. Số lính ngày một tăng bội. Kẻ cày cấy ít, mà kẻ đợi ăn nhiều. Nuôi riêng lại càng tốn hơn công thuế. Gặp năm mất mùa, dịch tật, kẻ thì chết đói, người thì phiêu bạt. Còn lại chỉ mười phần có năm, sáu mà thôi. Nay mùa khô khan, đồng ruộng bỏ hoang, ruộng cấy rất ít.
Một xứ mười hai huyện mà chia làm ba bốn trấn. Trấn này, trấn nọ, không cùng nhau thống nhiếp. Quan càng nhiều thì dân càng bị nhiễu. Quyền nghi, công việc bất nhất; tướng, hiệu, quan, lại không có kiềm thúc. Tuy có người trung ái, nhưng khó lòng mà làm lọn chí mình.
“Biết bầy tôi, không ai bằng vua.” Cúi mong Hoàng thượng chọn trong các bầy tôi, lấy một viên thanh, cần, nhân, dũng để làm chánh trấn; một viên sẵn có văn học để làm hiệp tá. Ủy cho tùy tiện mà làm. Giao cho phải làm thành hiệu. Dân gian tật khổ, phải rành mạch khám thật. Tùy theo nhiều ít, chước lượng giảm xá cho dân. Tụi điêu toa thì trừ đi, người lương thiện thì giúp đỡ. Như thế, ân trạch ban xuống, kẻ dân cùng dễ được sống lại nghỉ ngơi.
“Dân thường không mến nhớ, lại mến nhớ kẻ có nhân.” Lòng người quy thuận tức là mệnh trời. Nay gặp dịp, xin chớ bỏ qua.
Tiện thần thành thật hiến cần, không quản lời nói vu vơ. Kính mong thượng đức cao minh, hạ tình soi xét, hiểu thấu rõ ràng tình trạng, ban lệnh thi hành. Không những dân đen được may, mà cả nước cũng được hưởng phúc lớn nữa.
Tiện thần Xuyên, chiêm ngưỡng sợ hãi khôn xiết.
Cẩn tấu.
Quang Trung năm thứ 2, ngày 1, tháng mười một (1789)”
Lời nói đầu tiên về chính trị của cụ là khuyên vua nên vì đức, vì dân; chứ không một tư tưởng gì vị tư và không có lời gì a dua nịnh hót. Về cách cai trị, cụ muốn rút bớt số quan để bớt phiền dân; vả lại muốn cho quan trấn được rộng quyền tự do hành động.
Nhưng hình như thư này vô hiệu. Hơn một năm sau, cụ lại có bài tâu, lời giống bài này (xem thư C 20 ở tiết sau).
2.      Hội kiến lần thứ tư tại Phú Xuân.
Quang Trung không kịp xét lời tâu của cụ, có lẽ là vì lúc bấy giờ đương bận việc ngoại giao là tạ ơn vua nhà Thanh và lo việc giao thiệp với Quy nhân. Không thấy Quang Trung trả lời bài tâu này, mà về sau trong những tờ chiếu cũng không thấy nhắc đến bài tâu này nữa. Đến lúc trong ngoài yên ổn, Quang Trung lo cách trị dân và sửa soạn việc tu binh luyện mã để đòi lại Lưỡng Quảng?
Quang Trung lại nghĩ đến cụ và viết chiếu ra mời (C19 và ảnh 28, dịch):
“Tiên sinh tuổi, đức đều cao, đáng làm tiêu biểu cho đời. Nguyên trước, Tiên sinh tới yết ở Hành tại, mấy phen bàn bạc, bày vẽ rất được lòng Trẫm. Từ sau khi nhung xa về nam, Trẫm mơ tưởng không dứt.
Nay thiên hạ đã bình, kỷ cương đã định. Trẫm đoái trông tới kẻ có đức lớn, tuổi già, rất lấy làm chú ý. Tiên sinh nên vụt dậy, bằng lòng tới đây. Chúng ta sẽ có nhiều điều bàn nghị. Đã ban sức cho Trấn quan liệu đồ hành lý và phu lính, sửa soạn ít nhiều, đơn sơ đón rước Tiên sinh. May mà Tiên sinh không lấy điều hạc oán, vượn khinh làm thẹn, thì khỏi phụ lòng Trẫm rất trọng già, cầu hiền vậy.
Khâm tai! Đặc chiếu.
Quang Trung năm thứ 4, ngày mồng 10 tháng bảy (1791)”
Chiếu này còn nguyên bản, nhưng bị đứt đoạn cuối, may còn nhiều bản sao.
3.      Khuyên vua ba điều.
Ngày 14, thư này đến nơi (theo bản chép của ông Trần Duy Ngẫu). Lần này cụ bằng lòng vào Phú Xuân, và chịu bàn quốc sự. Cụ làm bài tấu, bàn về ba việc mà bậc đế vương nên biết:
1/ Quân đức là đức của vua. Vua làm thế nào mới có đức.
2/ Dân tâm là lòng dân; làm thế nào dân mới quy thuận.
3/ Học pháp là phép học; học thế nào mới là chính.
Lời tâu như sau này (C 20, dịch):
“La Sơn Nguyệt Ao, tiện thần Nguyễn Khải Xuyên, chắp tay, cúi đầu cẩn tấu:
Xuyên này trí cạn, thân hèn. May nhờ Hoàng thượng đoái tới. Báo bổ lại không có gì, cho nên lấy làm thẹn sợ vô cùng.
Nay vâng chiếu thư, không quản bệnh, gắng tới kinh để đợi lời ban hỏi. Biết gì thì nói, dám đâu giấu ẩn điều gì. Xin lược lấy một vài điều mà bày tỏ, may chi giúp ích được một vài phần:
1/ Một là bàn về quân đức. Vua dốc một lòng tu đức, ấy là gốc vạn sự. Cho nên theo nghĩa quẻ Gia nhân là xét bụng mình. “Hóa được dân Nhị Nam, cốt tại Văn vương” Từ xưa thánh hiền chưa có ai không bởi sự học mà có đức.
Thượng đức tính chất cao minh, nghị luận lỗi lạc. Liệu việc, lượng người, hơn người ta. Nếu lấy sự học vấn mà tăng thêm tài, thì thật là một đấng ở trước đời Thang, Vũ.
Cúi xin từ rày, mở nhà giảng diên, cùng nho thần thảo luận các điển tích. Ban đầu giảng Đại học, rồi đến Luận ngữ, đến Mạnh tử, đến Trung dung; sau lại đến ngũ kinh, chư sử. Tuần tự mà tiến, đọc cho kỹ mà ngẫm nghĩ cho tinh. Như thế thì thánh đức một ngày thêm mới như vua Thang, và làm sáng láng lòng kính như vua Văn vương. Lấy sự đó mà tóm cả thần dân, thi hành ra chính trị, thì không có điều gì làm không phải. Việc thiên hạ muốn chuyển vần dễ như trở bàn tay vậy.
2/ Hai là bàn về nhân tâm. Dân là gốc nước, gốc vững nước mới yên. Những trấn ở xa, tiện thần ngu hèn không được biết rõ. Duy chỉ ở Nghệ An đất xấu dân nghèo. Từ trước chỉ phải chịu suất binh chứ không phải nạp tiền gạo. Nay thì binh lương điều phải xuất. Suất lính, đối với sổ bạ năm Nhâm Dần, số càng tăng bội. Nuôi riêng lại càng tốn hơn công thuế. Một người cày, trăm kẻ ăn. Của hết, lực kiệt.
Có kẻ đã chịu những suất lính, lại còn phải chịu nộp những đồ vật dụng như vải, củi. Có kẻ nhiều lần bị mùa mất, tất cả ruộng bị bờ bụi ăn lấp. Tuy đã có phen quan trên tới khám đạc, nhưng chưa được cứu giúp, giảm thuế. Cúi xin Hoàng thượng ban chiếu sai quan coi trấn tùy theo sự mất nhiều ít mà lượng giảm xá cho. Kẻ cùng quẫn đã không thể kêu đâu; nhờ thế, may chỉ còn sống được.
Nhà nước thì võ uy có thừa mà ân trạch chưa ban ra khắp. Tiếng sầu oán dậy đường sá. Tiện thần kể một trấn ra để làm ví dụ. Những trấn khác, có thể suy đó mà biết. Dân thường không mến nhớ, lại mến nhớ kẻ có nhân. Lòng người mà quy phụ, tức là bởi mệnh trời. Nay gặp dịp, xin chớ để qua.
3/ Ba là luận học pháp. “Ngọc không chuốt, không thành đồ; người không học, không biết đạo.” Đạo là những lẽ thường theo để làm người. Kẻ đi học là học điều ấy vậy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến bây giờ, chính học lâu ngày mất. Người ta chỉ tranh nhau đua tập việc học từ chương, cầu công lợi và quên bẵng có cái giáo tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, tôi nịnh hót. Quốc quá, gia vong; những tệ kia đều ở đó mà ra.
Cúi xin từ rày, ban hạ chiếu thư cho trường phủ, huyện, khiến thầy trò các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện thì đi học.
Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Trước học Tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên, rồi đến Tứ Thư, Ngũ Kinh, Chư Sử. Học cho rộng rồi ước lược cho gọn, theo điều học biết mà làm. Họa may nhân tài mới có thể thành tựu; nhà nước nhờ đó mà vững yên. Ấy thật là có quan hệ tới thế đại nhân tâm đời bấy giờ. Xin chớ bỏ qua.
Sư đạo thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình chính và thiên hạ trị.
Ấy là mấy sự, thành thật xin hiến. Chẳng quản lời nói vu vơ, cúi trông Hoàng thượng chọn lựa cho.
Tiện thần Xuyên, cẩn tấu.
Quang Trung năm thứ 4 ngày mười… tháng tám (1791)”
Câu đầu cụ tâu lên là khuyên vua nên học thêm, để cho biết đạo thánh hiền, rồi xem đó mà noi theo. Cụ khuyên một vị chúa tể như khuyên đứa trẻ con; thế mới biết cụ là người biết tự cao, tự trọng. Đoạn bàn đến dân tâm thì chẳng khác lời trong bài tâu (C 18) đã thấy trên. Còn về sự học, cụ đã hiểu thấu sự học cầu danh cầu lợi của sĩ phu. Cụ đã vạch rõ cái lợi của chính học và cái hại của sự chuyên học từ chương. Cụ lại muốn sự học được phổ thông và phép học theo thứ tự mà tuần tiến.
Sự hội kiến lần này, các sách Gia Phổ, Lê Mạt Tiết Nghiã Lục, Dã Sử Nhật Ký đều có chép và chép ngắn ngủi mà thôi. Gia Phổ chép rằng: “Huệ nghe tâu cho là phải, nhưng cũng không theo.”
D Dã Sử Nhật Ký thêm rằng: “Huệ muốn mời cụ ở lại dạy học, cụ lấy cớ già, cố xin về.”
Bấy giờ là cuối năm Tân Hợi (1791), cụ 69 tuổi.
Chương 17
Sùng chính thư viện.
1.      Lập Sùng chính thư viện.
Cuộc hội kiến ở Phú Xuân với Quang Trung có kết quả rõ ràng là La Sơn Phu Tử phải cộng tác với triều mới. Ít ngày sau (chưa tới mười ngày), Quang Trung theo lời cụ mà ban chiếu lập Sùng chính thư viện ở chỗ cụ ẩn và mời cụ làm viện trưởng. Cốt ý để cải cách sự học. Lại nhờ cụ tuyển thầy và khuyên dân theo chính học. Tờ chiếu ấy nay chỉ còn bản sao. Lời như sau (C 21, dịch):
“Chiếu cho La Sơn dật sĩ Nguyễn Thiếp được biết:
Ông tuổi đức đều cao, tất cả sĩ phu đều trông ngóng như núi Thái Sơn, sao Bắc Đẩu. Nay trong nước đã yên. Trẫm toan hưng khởi chính học. Ông đã lấy học thuật biện rõ bên tả bên chính trong phép học; Trẫm rất vui lòng.
Trẫm định đặt Sùng chính thư viện ở Vĩnh kinh, tại núi Nam hoa; ban cho ông làm chức Sùng chính viện viện trưởng. Cho ông hiệu La Sơn Tiên sinh và giao cho ông chuyên coi việc dạy. Nhất định theo phép học Chu tử, khiến cho nhân tài có thể thành tựu, phong tục trở lại tốt đẹp.
Từ rày, phàm trong các viên tư nghiệp, đốc học, mỗi năm nếu có ai học hay, hạnh tốt, thì sẽ kê quê quán, tên họ, đạt đến thư viện, giao cho ông khảo xét đức nghiệp và hạnh nghệ, tâu lên Triều để chọn mà dùng.
Ông nên giảng rõ đạo học, rèn đúc nhân tâm, để cho xứng với ý Trẫm khen chuộng kẻ tuổi cao đức lớn.
Khâm tai! Đặc chiếu.
Quang Trung năm thứ 4, ngày 20 tháng tám (1791)”
2.      Dịch sách tiểu học và tứ thư.
Quang Trung không giữ cụ ở Phú Xuân được, nên mới lập Sùng chính thư viện ở Nam hoa tại nơi cụ ẩn. Nhờ vậy, tuy ẩn, mà cụ lại nghiễm nhiên thành một ông Học bộ Thượng thư. Tên thư viện là Sùng chính, đó là Quang Trung nghe lời cụ, muốn sĩ phu học nghĩa lý, chứ không học từ chương. Vua lại cho cụ quyền lựa học các đốc học, tư nghiệp. Bấy giờ Quang Trung mới chính thức ban cho cụ hiệu La Sơn Tiên sinh. Riêng Quang Trung hình như cũng chịu khó xem sách như ta sẽ thấy trong một chiếu thư sau này (C 23).
Kết quả thứ hai là Quang Trung định việc dịch sách Tàu ra tiếng ta để mình xem, và có lẽ để dùng dạy học. Tờ chiếu bảo dịch sách, nay không còn. Nhưng sách Gia Ph, Lê Mạt Tiết Nghĩa Lục, Dã Sử  Nhật Ký đều nói đến. Nhất là, tờ chiếu ban ra sau tờ trên, mà nay còn nguyên bản, là chứng cớ hiển nhiên (C 23 và ảnh 30). Cũng nhờ chiếu sau mà ta biết rằng cụ được quyền chọn người giúp việc, nên cụ đã gọi các học trò để dịch các sách Tiểu học, Tứ thư. Các người giúp việc là Nguyễn Công, Nguyễn Thiện, Phan Tố Định và Bùi Dương Lịch.
Nguyễn Công và Nguyễn Thiện đều người họ Nguyễn ở Tiên điền, cháu Xuân quận công Nguyễn Nghiễm. Nguyễn Công là con trai đầu Thượng thư Nguyễn Khản, sinh vào khoảng năm Cảnh Hưng thứ 30 (1769), xuất thân võ chức. Nguyễn Thiện là con đốc đồng Nguyễn Điều, sinh năm Cảnh Hưng thứ 24 (1763). Năm 20 tuổi, Thiện đậu tứ trường, sau được tập tước bá, nhưng không làm quan. Hai ông có lẽ là học trò (đoán theo lời GP) La Sơn Phu Tử, hoặc vì trước La Sơn Phu Tử học với Nguyễn Nghiễm, cho nên Phu Tử gọi các ông tới giúp việc.
Còn Bùi Dương Lịch và Phan Tố Định (hay là Phan Bảo Định) đều người làng Yên Đồng, huyện La Sơn và đều đậu khoa thi hội và đình cuối cùng của nhà Lê, năm Chiêu Thống nguyên niên, Đinh vị (1787). Dương Lịch đậu hoàng giáp, Tố Định đậu tiến sĩ. Hai ông này chưa chắc là học trò cụ. Tháng chạp năm Quang Trung thứ 2 (1789), Nguyễn Huy Tự, người Lai Thạch, mang thư triều đường về ép hai ông vào Phú Xuân (theo NAC). May có Trung thư lịnh Trần Văn Kỷ biết tính, che chở (theo Ngh  An Nhân Vậ t Chí và Đại Nam Nhất Thống Chí) xin cho về làng. Năm Quang Trung thứ 4 (1791), hai ông ra giúp việc dịch sách với La Sơn Phu Tử, chắc là cũng vì có chỉ đòi ra.
Quang Trung muốn các ông làm việc chóng, cho nên “vừa mới biên xong, chưa kịp xem chữa, đã có chiếu đòi nộp liền.” Đó là theo lời Gia Phổ.
Việc dịch sách truyền ra chừng cuối năm Quang Trung thứ 4 (1791); mà tháng giêng, hai, vua bắt phải dịch xong các sách Tiểu học, Tứ thư.
Các người làm việc cấp tốc không quen. Lời dịch cẩu thả. Khi nạp bản dịch vào, triều đường có tờ truyền trách cụ. Tờ ấy nay còn nguyên bản (C 22 và ảnh 29). Truyền rằng:
“Các quan Triều đường kê việc này, kính truyền để Sùng chính viện viện trưởng La Sơn Tiên sinh họ Nguyễn xem:
Nguyên năm ngoái có chú thích các sách Tiểu học. Xem ra, thấy âm nghĩa rất sơ sài thô lược; chưa được xứng với Thượng chỉ. Còn về việc diễn nghĩa Tứ thư thì hẹn rằng mùa xuân năm nay tiến nộp. Nay chưa thấy gửi về. Ấy là hẹn sai, làm chậm.
Truyền cho phải mau chóng chú thích âm và nghĩa, đóng thành bản, gửi về để ngự tiến. Phải nên gia ý về việc thích âm thiết cho tinh mật. Chớ có làm thô lược lảo thảo như kỳ trước.
Nay kính truyền.
Quang Trung năm thứ 5, ngày 14 tháng tư nhuận (1972)”
Theo tờ truyền ấy, cuối năm Quang Trung thứ 4, dịch Tiểu học xong, cụ đưa nộp trước. Ta lại thấy rằng giọng thư của Triều đường, so với các thư của Quang Trung, khiếm nhã biết là bao? Sau này ta lại thấy rằng, trái với Triều đường, Quang Trung không hề chê cụ về việc thích âm nghĩa sách Tiểu học; mà vua còn ban khen nữa.
3.      Dịch các Kinh Thi, Thư, Dịch.
Tháng năm năm Quang Trung thứ năm (1792), các sách Tứ thư cũng dịch xong, đóng thành ba mươi hai tập gửi vào. Quang Trung đọc lấy làm thích, bèn hạ chiếu ban khen La Sơn Phu Tử và các người giúp việc, và ban thưởng tiền. Chiếu ấy nay còn nguyên bản (C 23 và ảnh, dịch 30):
“Chiếu cho Sùng chính viện viện trưởng, La Sơn Tiên sinh Nguyễn Khải Xuyên được biết:
Nguyên kỳ trước diễn dịch các sách Tiểu học đã đệ tiến nộp. Kỳ này, diễn dịch Tứ thư đã xong. Cộng được ba mươi hai tập; trấn quan đã chuyển đệ về kinh tiến nộp. Trẫm đã từng xem. Tiên sinh giảng bàn, phụ diễn, kể đã chăm chỉ. Những viên giúp việc là Nguyễn Công, Nguyễn Thiện, Phan Tố Định, Bùi Dương Lịch đều có công.
Vậy đặc thưởng cỗ tiền một trăm quan, do trấn quan chiểu theo mà cấp, lĩnh để chung hưởng ân tứ.
Khi xong công việc bộn bề, Trẫm nghỉ ngơi, vui ý đọc sách. Tiên sinh học vấn uyên bác, nên vì Trẫm mà phát huy những ý thư, khiến cho bổ ích thêm.
Nay chiếu giao Tiên sinh việc giải thích ba kinh Thi, Thư, Dịch. Thể theo kinh văn và tập chú mà lấy từng chữ, từng câu, diễn ra quốc âm; cứu xét tinh tường, để đọc cho hay. Tiên sinh nên thúc giục những viên hàn lâm Nguyễn Công, Nguyễn Thiện, Phan Tố Định, Bùi Dương Lịch theo lệnh bản viện mà làm việc. Và nói với quan bản trấn giao cho hau ba mươi tên văn thuộc từ lại, giúp việc biên lục cho viện, để cho tiện công việc.
Kinh Thi thì dịch gấp đi. Dịch xong, soạn gửi trước để tiến nộp. Còn hai kinh Thư, Dịch sẽ gửi theo sau.
Cẩn thận chớ chậm trễ.
Khâm tai! Đặc chiếu.
Quang Trung năm thứ 5, ngày mồng 1 tháng sáu (1792).”
Các quan triều đường chuyển tờ chiếu đến, lại kèm thêm tờ truyền, làm theo ý tờ chiếu. Tờ truyền còn nguyên bản (C 24 và ảnh 31, dịch):
“Các quan triều đường kê việc này:
Kính truyền cho viện trưởng Sùng chính viện La Sơn Tiên sinh Nguyễn Khải Xuyên xét rõ:
Nguyên nay vâng chiếu bảo diễn dịch ba kinh Thi, Thư, Dịch. Theo kinh văn cùng tập chú lấy từng chữ, từng câu, diễn ra theo nghĩa quốc âm để tiến nộp. Nên truyền bảo và thúc giục những viên hàn lâm Nguyễn Công, Nguyễn Thiện, Phan Tố Định và Bùi Dương Lịch, theo lệnh mà làm việc.
Việc diễn dịch hẹn nội trong ba tháng phải xong. Nhưng phải dịch kinh Thi cho xong trước, đóng lại tiến nộp. Còn kinh Thư, kinh Dịch, theo hạn trên mà dần dần diễn dịch, cho kịp gửi tiến.
Những nghĩa ấy là để ngự lãm. Việc rất quan trọng; phải dụng tâm mà tường cứu. Phàm một chữ, một nghĩa, phải gắng cho được mười phân thông rõ, để cho xứng với thượng chỉ. Chớ có làm lảo thảo cho qua chuyện.
Kính truyền.
Quang Trung năm thứ 5, mồng 4 tháng sáu (1792).”
Ngoài sự dịch sách ra quốc âm, bài chiếu của Quang Trung còn cho ta biết chắc rằng Quang Trung học lực ít, nhưng muốn học thêm, và khi xong việc có chịu đọc sách. Ta lại cảm thấy rằng sự trọng đãi La Sơn Phu Tử là tự Quang Trung và Trần Văn Kỷ, chứ đối với triều đường thì phu tử chỉ là một người công chức mà thôi.
Dịch các sách Tiểu Học và Tứ thư chừng sáu tháng mới xong. Thế mà ba kinh Thi,Thư, Dịch chỉ hẹn cho ba tháng phải xong. Đó chắc vì Quang Trung muốn đọc gấp. Quang Trung lại bảo dịch gấp kinh Thi trước để mình xem. Thế tỏ rằng ông đại tướng không phải chỉ thượng võ, mà trong sự hiếu học cũng như trong mọi việc khác, Quang Trung cũng muốn chóng thành công.
4.      Sách Thi kinh giải âm.
Kết quả sự dịch ba kinh này ra sao? Không thấy sách nào nói đến. Nhưng ký giả có tìm được bộ sách “Thi kinh giải âm” khắc năm Quang Trung thứ 5 về mùa thu (xem ảnh 12). Không có tên ai dịch mà cũng không đề tàng bản ở đâu, như các sách khác. Sách có tựa, nhưng tựa đó là nguyên tựa bản Tàu, chỉ nói về kinh Thi chứ không có tựa nói về sự dịch. Vì vậy cho nên không biết ai làm.
Nay xét lại tờ truyền của triều đường thì ba tháng phải dịch xong ba kinh mà kinh Thi thì phải dịch gấp trước. Nếu đúng hẹn thì non một tháng kinh Thi phải dịch xong, bấy giờ vào thượng tuần tháng bảy năm Quang Trung thứ 5 (1972). Xem vậy bản diễn âm của cụ có thể đưa khắc vào mùa thu năm ấy, là khắc lần đầu, vì chỉ đề chữ thuyên là khắc, chứ không đề tân thuyên là mới khắc, hay trùng thuyên là khắc lại. Sự ấy chứng rằng bản ấy trước đó chưa khắc bao giờ, và có lẽ mới làm ra chưa được bao lâu.
Nếu ta tìm trong sách Đại Việt Thông Sử, mục Nghệ văn chí của Lê Quý Đôn, và sách Lịch Triều hiến chương loại chí - quyển Thư tịch chí của Phan Huy Chú thì ta không thấy có chép quyển nào tên đề giống quyển này, mà ta cũng chưa thấy ai đã dịch kinh Thi trước cả. Trái lại, kinh Dịch đã có Phùng Khắc Khoan dịch, nhưng bản dịch không còn, sau có Đặng Thái Phương dịch vào khoảng từ đời Vĩnh Thịnh đến Cảnh Hưng và đặt tên là Chu dịch quốc âm giải nghĩa.
Có lẽ La Sơn Phu Tử và các người giúp việc là người đầu diễn dịch kinh Thi chăng? Thế thì bản in Thi kinh giải âm có lẽ là bản phu tử đã tiến nộp.
Xét nội dung bản ấy, thấy sách in làm mười quyển. Mỗi câu dịch ra nghĩa nôm, dịch theo lối “nghe nghĩa” ở thời nho học, nghĩa là dịch sát từng chữ một, như lời Quang Trung dặn. Còn âm thì chỉ có chữ nào khó hoặc có âm riêng mới dùng lối bái (âm thiết) mà đọc, theo như lời triều đường dặn.
Chỉ những câu kinh văn (văn chính thức) mới thích nghĩa, còn những câu ở chú tập thì có chép, nhưng không thích. Sự ấy trái với điều dặn trong chiếu. Nhưng ta phải biết rằng tập chú dài hơn kinh văn nhiều, nếu in hết câu diễn nghĩa tập chú thì rất to công.
Vả chăng ngày 29 tháng bảy, Quang Trung mất đột ngột sau ít ngày mệt mà thôi. Kinh Thi dịch xong, được tiến nộp, nhưng Quang Trung đã mất. Có lẽ triều thần cho đem khắc để dân gian dùng. Muốn cho bớt công khắc, nên đã bỏ diễn âm tập chú đi chăng?
Còn lẽ nữa là tập chú cốt để thích nghĩa kinh văn. Bấy giờ kinh văn đã thích nôm ra rồi. Thế thì thích tập chú cũng không có ích như ở sách bằng chữ Hán nữa. Tập chú cốt để cho thầy giảng. Cho nên đối với thầy không cần dịch mà cũng không cần định âm nghĩa rõ ràng như kinh văn.
Nói tóm lại, bởi nhiều lẽ, tôi nghĩ rằng quyển Thi văn giải âm chính là bản của Sùng chính viện biên thành. Về sau, năm Minh Mạng thứ 17 có bản Ngũ kinh tiết yếu diễn nghĩa khắc in. Bản ấy đề là Bùi thị nguyên bản và Nguyễn đường tàng bản, đều là những bản mới khắc.



















Lời bàn:
Nhà Tây Sơn tay không dấy nghiệp, cả ba anh em đã chiêu hiền đãi sĩ, chiêu mộ anh tài, thu phục nhân tâm, xây dựng hậu phương để gầy dựng nên một triều đại.
Đó chẳng qua cũng nhờ người thày nghĩa hiệp Trương Văn Hiến nhọc lòng, dốc sức đào tạo cả ba anh em: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lử… Khi cha mất, Thày Hiến cho phép Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ về chịu tang cha và dự bị tích lủy dồn lương để khởi nghỉa. Lưu Nguyễn Huệ lại để truyền thêm binh gia và vỏ nghệ nên tài năng của Huệ hơn hẳn anh và em.
Trí tuệ và sức lực của Huệ cũng hơn hẳn hai anh em nên các hào kiệt thời bấy giờ như Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân đều dốc tâm phò, họ đã tận tụy với nhà Tây Sơn đến hơi thở cuối cùng. Như Bùi Thị Xuân đã can đảm vạch mặt hèn yếu của Gia Long nên lảnh cái chết nghiệt ngã nhất. Bà và bốn người con gái kết nghĩa mà đương thời gọi là Ngũ Phụng Thư, họ là những cô gái trẻ đẹp, tinh thông võ nhệ và đều chưa thành lập gia đình, đó là:
-         Bùi thì Nhạn (vợ vua Quang Trung, em gái của Bùi Đắc Tuyên)
-         Trần Thị Lan l à con Trần Kim Báu, cháu nội võ sư Trần Kim Hùng, quê ở thôn Trường Định, cách Kiên Mỷ hai thôn về phía đông.
-         Nguyễn Thị Dung
-         Huỳnh Thị Cúc người làng Đông Quang huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngải.
Các hào kiệt khác như:
-         Nguyễn Văn Tuyết người ở An Nhơn, huyện Tuy Viển, phủ Quy Nhơn (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).
-         Nguyễn Văn Lộc người làng Kỳ Sơn, xả Phước Sơn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
-         Lê Văn Hưng ở Tuy Viển
-         Phan Văn Lân
-         Lý Văn Bưu ở Phù Cát
-         Võ Đình Tú ở Phú Phong
-         Trương Văn Đô
-         Nguyễn Văn Tứ
-         Nguyễn Văn Dụng
-         Đô đốc Bảo (Đặng Xuân Bảo)

Bên Văn cũng vậy những:
-         Triệu Đình Tiệp ở An Nhơn
-         Cao Tắc Tựu ở Phù Mỷ
-         La Xuân Kiều ở Phù Cát
-         Huỳnh Văn Thuận người làng Đông Quang huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngải.
-         Lưu Quốc Hưng
Ngô Thời Nhậm đều là tấm gương sáng…
Điều gì đã làm những hào kiệt, tướng, binh sỉ dốc lòng chiến đấu, không sờn hiểm nguy tính mạng trong các trận giao tranh với quân Trịnh Nguyễn, rồi quân Xiêm La, đến quân nhà Thanh…
Khi chiến đấu với quân Xiêm La, vua Quang Trung chỉ có 20.000 quân, bên địch đến 50.000 quân, quân bên vua Quang Trung không hề nao núng, đập tan từng mảnh quân xâm lăng.
Ngày 30 tháng chạp Mậu Thân (1788) khi đang ở Tam Điệp (Ninh Bình), trước lúc chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng Thăng Long, Quang Trung đã nói với tướng sĩ: "Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 nước ta, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân. (Ta) Nỡ lòng nào mà làm như vậy!" (Hoàng Lê nhất thống chí - HLNTC).

Mùa xuân năm Kỷ Dậu, Vua Quang Trung từ Nghệ An ra Thăng Long chỉ có 10 ngày, đoạn đường dài 700 km, tuyển quân trên đường đi, khi tấn công quân Thanh, từng lớp từng lớp tiến lên như vủ bảo đánh tan đoàn quân xâm lăng 300.000 người, có nghĩa là một phải chống ba…

Chính quân địch cũng phải thừa nhận rằng: "Quân Tây Sơn, hợp lại đông như kiến cỏ, thế lực ồ ạt như triều dâng".
Vậy mà Vương tiến vào Thăng Long ngày mồng năm giữa trưa, chiến bào xậm màu thuốc súng.
Ngô Ngọc Du là một nhà thơ đương thời, đã ghi lại không khí tưng bừng của ngày chiến thắng oanh liệt đó trong một bài thơ:
"Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng.
Quân vua một giận oai bốn phương.
Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,
Như trên trời xuống dám ai đương.
Một trận rồng lửa giặc tan tành,
Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh.
Mây tạnh mù tan trời lại sáng.
Đầy thành già trẻ mặt như hoa,
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:
Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta"

Chỉ trong vòng 5 ngày đêm (từ ngày 30 tháng 12 đến 5 tháng 1 năm Kỷ Dậu tức từ ngày 25 đến 30 tháng 1 năm 1789), Vua quang Trung đã đẩy 300.000 quân Thanh ra khỏi bờ cỏi.
Cuộc chiến thắng lẩy lừng và những thắng lợi ngoại giao sau đó đã ghi vào sử xanh.
Ngày 15/10/1789 tiến hành lể phong An Nam Quốc Vương cho Quang Trung tại Thăng Long. Sự kiện nhà Thanh chính thức công nhận triều đại Tây Sơn là chính thống, dập tắt mọi ảo vọng các thế lực bảo thủ nuôi ý định khôi phục nhà Lê. Đối với triều đình lưu vong Lê Chiêu Thống, sự kiện này đã dập tắt mọi hy vọng khôi phục của các cựu thần nhà Lê. Với ý đồ mượn binh Thiên triều về trở về khôi phục lại nhà Lê. Đó là ý nghĩa thiết thực của việc phong vương mà Quang Trung cần đạt tới chứ không phải là để tăng thêm phần vinh hiển cho cá nhân Quang Trung như Càn Long và triều Thanh nhầm tưởng. Sự nhìn nhận này đã làm cho Chiêu Thống uất hận mang bạo bệnh mà mất sau đó không lâu.
Trong giai đoạn đó, trời Á có: Minh Trị Thiên Hoàng ở Nhật đang tiến hành cải cách xả hội và hiện đại đất nước theo Tây Phương, bên Tàu có Càn Long, trời Âu có Napoléon vẩy vùng đem biên giới Pháp lên đến Bắc Âu, là một Đại đế lừng danh, trong đời binh nghiệp ông với 27 trận đánh vang dội trong binh sử, ông đã bị bại hết 4 trận, trận cuối cùng kết thúc sự nghiệp binh nghiệp và chính trị của một Đại đế tại Waterloo.
Việt Nam có Quang Trung Hoàng Đế với những trận đánh lẩy lừng trong binh sử, trong 23 năm cầm quân, chưa hề bị bại trận nào.
Sự nhìn Viển kiến của Ngài làm chúng ta nể phục, thuơng tiếc khi Ngài quy tiên vì chứng tai biến mạch máu nảo, thử nghỉ một người đánh Đông dẹp Tây, ra Bắc vào Nam như vào chổ không người… Đánh một trận 300.000 quân phải tan như lật bàn tay. Khi ngồi trên lưng ngựa suốt nhiều ngày đêm không được nghỉ ngơi… tất sẽ lâm bạo bệnh mà mất sớm…
Ngày nào Ngài còn sống là Nguyễn Ánh chạy gần như không còn chổ nương thân… Chỉ tiếc là mệnh số ngắn ngủi nên đất nước lâm vào cảnh tụt hậu, không theo kịp các nước mà trước đó cũng chẳng hơn gì chúng ta. Đọc sử chúng ta cứ luyến tiếc mải, nếu Ngài ở ngôi thêm hai mươi năm nữa thì nước ta sẽ chuyển về một hướng khác, không chìm đám trong sự ưu tối của một chế độ cộng sản, nghèo đói và lạc hậu như ngày hôm nay.
Ngài nói rằng: ‘’Phải phải, tôi nay ra đánh cho nó chết. Tôi mà dẹp được giặc Tàu xong, thì xin rước Thày ra dạy học. Tôi muốn khí dụng gì cũng chẳng mua của nước Tàu’’.
Một tinh thần dân tộc thuần một thể, ý niệm của anh em Tây Sơn buổi đầu đã đưa đoàn quân tiến như vũ bảo , thế như chẻ tre để đưa đất nước ra khỏi sự lầm than và chia cắt.
Ngài đã kiên nhẩn thu phục sĩ phu Bắc Hà qua sự vận động Nguyễn Thiếp mà chúng ta đã thấy bên trên, tất cả để hướng về xây dựng lại đất nước, đoàn kết dân tộc: Bắc, Trung, Nam…
Hành động của Ngài hơn 200 năm trước còn đương dở dang, là con cháu nước Việt chúng ta phải tiếp tục làm những gì Ngài và các chiến hữu còn bỏ dở…
Khởi đầu là việc khơi lại nguồn gốc và tư tưởng Việt…
Hè 2014…

Tài liệu tham khảo:
1-     Wikipedia
2-     các bài tham khảo trên Internet
3-     sách La Sơn Phu Tử của Hoàng Xuân Hãn



















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét