Nhân
Văn Việt Tộc
Bài số
2.09B3
(năm thứ
nhì, bài số 9
Soạn giả: Nam Định
nhuận lần
thứ ba B3)
DRANCY 20/12/2013
LỊCH SỬ
NƯỚC CHIÊM
(từ năm 40 sau tây lịch đến năm 1471)
Cách dùng danh xưng
Muốn kết hợp tất cả các sắc tộc trên mảnh đất Việt Nam hiện
có, thì bắt buộc người dân phải tôn kính lẫn nhau thì mới có thể có một xã hội
hài hòa và bình đẳng được.
Chúng
ta có nhiều cách để xây dựng xã hội lý tưởng này do chính thế hệ đương thời sáng
tạo ra; nhưng thiết nghĩ là ngày xưa tổ tiên chúng ta đã thành công rất nhiều lần
bằng cách xây dựng cái Tâm và cái Hồn của người dân để có Hoà Đồng Sắc Tộc và Hội
Nhập Văn Hóa như thời Hùng Vương, thời Việt Vương Câu Tiễn (600BC) sát nhập nước
Ngô vào nước Văn Lang, thời Triệu Đà (207BC) người Việt gốc Ngô, thời vua Lê Thánh
Tôn (1471) sát nhập nước Chiêm vào nước Việt, thời Tây Sơn (1789) không những
thống nhất đất nước mà còn thống nhất luôn lòng người sau 200 năm chia cách làm
2 dân tộc cho quyền lợi của 2 dòng họ Trịnh và Nguyễn....
Ngày hôm
nay lòng người vẫn còn ly tán là do chế độ Cộng Sản gây ra từ năm 1945 với mục đích
xóa bỏ quốc gia Đại Việt để đi đến Đại Đồng Thế Giới trong u muội. Đây là hành động
ngông cuồng tự sát mà cứ ngỡ là vinh dự làm Nghĩa Vụ Quốc Tế cho Nga, cho Tàu hưởng.
Vậy thì không có lý do gì để không làm được việc kết hợp toàn
dân, khi Việt Cộng ra đi? Vì mục đích này nên bài lịch sử nước Chiêm được soạn
ra để chúng ta biết đường Kết Hợp Toàn Dân thì mới có sức mạnh đoàn kết để bảo
vệ sức sống của đất nước Đại Việt được.
Chữ đại
ở đây là Đại về Tâm Hồn và Đại về Văn Hóa như Quốc Sư Nguyễn Trãi đã nói trong
bài Bình Ngô Đại Cáo:
Duy ngã Đại Việt
chi quốc, thực vi Văn Hiến chi Bang
Chuyển
sang văn xuôi là:
Chỉ có nước Đại
Việt của ta, thực sự đi vào từng tiểu bang một thì tất cả đều có nền Văn Hiến
Nhân Bản của loài người (tức là nhân hậu, lấy
tình người làm trọng)
Muốn như vậy thì trước hết là phải để ý đến danh xưng cho đúng
cách. Trong 3 danh xưng Chàm; Chiêm và Hời thì chúng ta nên dùng danh xưng nào đây?
Nếu biết rõ nguồn gốc của danh xưng thì việc đi tìm sự thật
của lịch sử cũng dễ dàng hơn là không biết gì về ý nghĩa của nó. Tuy chưa tìm
thấy gốc gác của danh từ nhưng theo ý nghĩa của chữ thì chúng ta cũng có thể đoán
ra được và sử dụng ngôn từ trong sự tôn kính nhau là điều cần phải có để hóa đồng
sắc tộc trên mảnh đất Việt Nam.
Nước Chiêm khác với nước Chiêm Thành. Chiêm Thành là một châu
gồm 2 tỉnh Ninh Thuận (Phan Rang) và Bình Thuận (Phan Thiết). Còn nước Chiêm từ
đèo Hải Vân vào đến tận Phan Thiết. Phía tây gồm cả Kontum, Pleiku và Darlac.
-
Chữ Chiêm có lẽ là tự họ
đặt tên với ý nghĩa tốt cho dân tộc của họ. Chiêm có nghĩa là kính cẩn, cung
nghinh như chữ chiêm bái, chiêm ngưỡng. Họ muốn người khác phải tôn kính dân tộc
của họ là chuyện bình thường. Và cũng nhiều lần họ đã làm cho chúng ta phải nể
phục; vua tôi nhà Trần đã phải di tản khiếp vía...vua bị chặt đầu. Cả nhà Đinh
cũng vậy.
-
Chữ Chàm có lẽ là người
Việt đặt cho họ với ngụ ý coi thường; vì màu da của họ ngăm ngăm đen. Tiếc rằng
tay đã nhúng chàm, dại rồi còn biết khôn làm sao đây (Nguyễn Du).
-
Chữ Hời có lẽ là vì họ
theo đạo Hồi.
Nếu đúng như vậy thì chúng ta nên
gọi họ là sắc tộc Chiêm Việt, tức người Việt gốc Chiêm như sắc dân ở vùng Chiết
Giang là dân Ngô Việt: Người Việt gốc Ngô bị Việt Vương Câu Tiễn sát nhập vào
nước Văn Lang vào khoảng 600BC; danh xưng này hiện nay người Tàu vẫn dùng và
chính người ở Chiết Giang vẫn công nhận họ là dân Ngô Việt (WU YEU, Wu là Ngô
và Yeu, hay Yeuh là Việt)....Người ở vùng Giang Nam (phía nam sông Dương Tử là
người Việt bị Hán hóa; chứ họ không phải là gốc Hán (hay Hoa tức Trung Hoa).
Khi họ trở về làm dân Việt thì gọi là hồi tịch hay về nguồn, chứ không phải người
Việt gốc Hoa.
· Coi bản đồ đính kèm do Bắc Kinh vẽ
ngày hôm nay thì rõ.
w
Bài này
được chia làm 4 phần:
–
Phần 1 : Giáo Khoa tóm
lược các điểm chính để dễ nhớ. Gồm 2 phần là ôn cố và tri tân.
–
Phần 2 : Tham Luận
dành cho Giảng Viên để hiểu rõ các điểm chính của bài học.
–
Phần 3 : Trau dồi kiến
thức dành cho những ai muốn tìm hiểu bài học rộng hơn.
–
Phần 4 : Thực tập, trả
lời những câu hỏi để kiểm xem đã hiểu thấu triệt bài học hay chưa.
Phần
1 : Giáo Khoa
Ôn
cố:
Trước Đại Hồng Thủy:
13.000BC
(cách đây 15.000 năm), mực nước biển Đông thấp hơn ngày hôm nay là 130,5m. Nước
Việt Nam với Phi Luật Tân và Nam Dương Quần đảo là đất liền, phủ đầy băng tuyến.
Dân cư
sống ở ven biển Đông bằng cách lượm tôm cá măc cạn. Về sau mới tìm cách trồng lúa
nước (tức lúa chiêm) để bảo đảm đời sống. Lúc này là lúc sống quần cư và ổn cư,
dân số bắt đầu gia tăng. Ở thời điểm này nhân số trên toàn thế giới chưa tới 2
triệu người. Phần lớn là chết vì đói và vì không có kinh nghiệm nuôi trẻ sơ
sinh.
Vì nhu
cầu thông tin nên bắt đầu phát sinh ra tiếng nói để diễn tả tư tưởng ở trình độ
sơ đẳng.
Đại Hồng Thủy:
60.000BC
mực nước biển Đông cao hơn ngày hôm nay là 10,3m, mỗi năm nước dâng cao trung bình
là 2cm, dân cư di dần lên cao theo mực nước. Như vậy là nuớc biển tiến đến chân
núi Hymalaya (Hy-mã-lạp sơn) ở Tibet và chân núi Trường Sơn ở Việt Nam. Di dân đem
theo nghề nông để sinh sống. Đây là thời đại đồ đồng, người dân đã văn minh hơn
thời đồ đá.
Nước biển lên hay xuống là tùy thuộc vào sự nóng hay lạnh của
bàu không khí. Lý do gì thì chưa biết; chỉ biết là hiện nay loài người đang hâm
nóng bàu không khí để tạo trận Đại Hồng Thủy bằng cách xả nhiệt và khí độc vào
bàu không khí mà ta gọi là tàn phá môi sinh.
Sau Đại Hồng Thủy:
3.500BC
(tức cách đây 5.500 năm), thì nước biển tụt xuống bằng mực nước ngày hôm nay. Lúc
này đồng bằng Bắc Việt (sông Hồng) chưa có, và đồng bằng sông Cửu Long (Nam Việt)
cũng chưa có.
Dân cư
lại theo triền 5 con sông lớn ra biển làm ăn, cày cấy. Đây là thời đại đồ đồng
tinh xảo, nhưng chưa tới đồ sắt.
Năm con
sông lớn chảy ra biển là: Hoàng Hà (chảy qua Bắc Kinh); Dương Tử chảy ra Thượng
Hải, Tây Giang chảy qua Hong Kong, sông Hồng chảy qua Thăng Long và sông Cửu
Long chảy vào miền Nam Việt Nam: Cửa biển lúc đó là Phan Thiết, Phnom Pênh, Biển
hồ Tonlé Sap; các đảo Côn Sơn, Phú Quốc hoang vu, xa đất liền, không người sinh
sống. Đồng bằng sông Cửu Long chưa có.
Thời đó
chưa có chữ viết nên người ta để kinh nghiệm lại bằng chuyện truyền khẩu qua:
Ca-dao, Tục-ngữ, Văn-vần và Huyền Thoại là thể văn xuôi ở thời đó.
Từ ngày
có phương tiện để ghi bằng bút (chữ viết hay Ký Tự) trên mành
mành đi đâu thì cuốn lại rồi sách đi nên gọi là cuốn sách (coi sớ táo công ở thời xưa thì biết). Lúc này thì số lượng
chuyện Huyền Thoại ít dần đi. Vậy thì chữ viết (hay ký tự) có sớm lắm là sau
600BC, tức ở thời kỳ đồ sắt non có dao chẻ lạt và có cưa để cưa tre ra từng đoạn
một.
Để dễ
nhớ người ta đặt tên cho các nhóm như sau:
Ø
Di theo sông "Hoàng
Hà" là con cháu Đế Nghi.
Ø
Di theo sông "Dương
Tử", "Tây Giang", "Hồng Hà" và sông "Mã" chảy
ra Thanh Hóa là con cháu Lộc Tục. Sông Dương Tử còn gọi là Trường Giang và
Tây Giang được gọi là Đại Giang, nơi Câu Tiễn vượt sông đi tù dưới triều vua Ngô
Phù Sai (#600BC)
Ø
Di theo sông Cửu Long
là dân Chiêm và Khmer là loại dân An Bình
vì không nằm trong vùng tranh chấp giữa Ngô, Sở và Việt.
Tất cả các sắc dân này đều là Miêu tộc cả, sống bằng nghề nông;
theo văn hóa nông nghiệp. Miêu có nghĩa là Mễ, tức ngũ cốc thuộc nông nghiệp.
Còn Tàu là dân Du-mục từ Trung Đông (IRAN) di qua bằng ngả
KAZAKSTAN rồi tràn xuống sông Hoàng Hà thống trị con cháu Đế Nghi vào thời nhà
Hạ 1.700BC, nhà Thương 1.500BC, nhà Chu 1.122BC, nhà Tần, nhà Hán, nhà Đường,
nhà Tống nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh...Cách mạng Tam Dân của Tôn Dật Tiên (người
Hoa gốc Việt ở Quảng Đông vào năm 1.911 sau tây lịch), Quốc Cộng (Tưởng-Mao) phân
tranh (1.930 sau tây lịch).
Danh từ Tàu là do Triệu Việt Vương (Triệu Đà) đặt cho họ vào
năm 182BC để đối kháng với danh từ Trung Hoa của Lã Hậu, vợ Hán Cao Tổ (tức Lưu
Bang); giống như chữ Việt với bộ Tẩu bên cạnh chữ Tuất là ngụ ý chó bị vồ đập nên
phải chạy về phương nam để nhường đất cho người Tàu sinh sống là do Mã Viện đặt
ra sau khi đặt ách thống trị vào năm 43 sau tây lịch; đồng thời với Đồng Trụ
Chiết, Giao Chỉ Diệt được trồng trên một ngọn đồi nào đó ở núi Ba Vì hay Tam Đảo.
Theo đúng lý mà suy ra thì đây là bùa yểm, hai bên phải đấu trí với nhau (coi bài
Thế hệ Mê Linh, bài học số 05 do Giảng Sư Trần Vũ Khiêm giảng giải vào tháng
Août 2013).
Tóm lược các thời đại:
Bắt đầu là thời đại đồ đá, rồi đến đồ gốm (đất nung) có cách
đây ít nhất là 20.000 năm (tức 18.000BC); sau đó là đồ đồng, đồ sắt non (khoảng
600BC), rồi mới đến thép, sau mới đến cơ khí ở thế kỷ thứ 19, và điện tử ở cuối
thế kỷ thứ 20, rồi đến toàn cầu hóa thế kỷ thứ 21.......). Nhờ có đồ gốm để luộc
tôm, luộc cá nên khi đói mới luộc khoai, sắn và lúa để húp cháo. Sau đó mới nghĩ
cách trồng lúa nước được xác định là ở thời điểm 13.000BC
w
LỊCH SỬ VIỆT VÀ CHIÊM
Người
Việt lập quốc:
Năm 2.879BC, để
tự vệ trước sự xâm lăng của nước Ngô nên 15 sắc tộc Việt lập nên nước Văn Lang.
a.
Cương vực từ sông Tây
Giang chảy ra Hong Kong đến tận đèo Hải Vân ngày hôm nay. Phía Tây đến lưu vực
sông Cửu Long (Mékong). Lúc đó có mời dân Chàm vào Liên Bang Việt thì họ từ
chối vì không muốn đóng góp cho tiền tuyến ở quá xa là Âu Việt (Quảng Tây) và Lạc
Việt (Quảng Đông).
b.
Biên giới phía Nam của
nước Văn Lang là vùng đất Việt Thường từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân (Thanh-Hóa,
Nghệ-An, Hà-Tĩnh, Quảng-Bình, Quảng-Trị và Thừa Thiên).
c.
Từ Hà-Tĩnh vào đến đèo
Hải Vân (khi xưa gọi là Ải Vân) là chiến khu Lâm-Âp (ấp chiến lược trong rừng)
bất khả xâm phạm.
d.
Sông Gianh chảy qua tỉnh lỵ Đồng Hới, thuộc trấn Quảng Bình là khúc
sông lịch sử không những giữa thời Trịnh Nguyễn phân tranh mà còn là lịch sử
dưới thời nhà Ðường bị quân Chiêm vượt qua tấn chiếm đến tận đèo Ngang vào cuối
thế kỷ thứ 8.
e.
(Chữ Trấn đổi thành
Tỉnh là do quyết định của vua Minh Mạng vào năm 1820. Trấn là tiếng Việt, Tỉnh
là tiếng Tàu)
Người
Chiêm lập quốc
Năm thứ 40 sau tây lịch, dân Chiêm lập quốc để ngăn
quân Mã Viện từ đảo Hải Nam (chuyện cổ An Tiêm với quả dưa hấu) đổ quân vào Quy
Nhơn để đánh thốc lên chiến khu Lâm Ấp của Việt Thường.
1)
Cương vực nước Chiêm lúc
đó là: Từ đèo Ải Vân (nay gọi là Hải Vân) đến hết Phan Thiết bây giờ; lúc đó là
ven biển. Đồng bằng Cửu Long chưa có.
2)
Phía tây gồm tỉnh
Kontum (thị trấn là Kontum), tỉnh Gia Lai (thị trấn là Pleiku), và tỉnh Darlac
(thị trấn là Buôn Mê Thuột, lúc này Đà Lạt là rừng núi hoang vu không người ở).
²
Người
Chiêm xâm lăng Chân Lạp:
Khoảng năm thứ 450 sau dương lịch, nước Chiêm đánh
chiếm đất Chân Lạp (Khmer) qua ngả Buôn Mê Thuột thuộc tỉnh Darlac. Người Chân
Lạp phải lập quốc để tự vệ.
-
Trung
tâm chỉ huy đặt ở Bát-Xắc (phía bắc nước Khmer ngày hôm nay).
-
Ðịa
bàn hoạt động nằm trong vùng Kông-Pông-Chàm. Lúc này bờ biển tiến sát Phnom
Pênh và biển hồ Tonlé Sap; vì đồng bằng sông Cửu Long chưa được bồi.
Về sau, vì nhu cầu kinh tế nên dân Chân Lạp tiến xuống phía
nam để khai khẩn đất bồi ở phía tây, được gọi là Phù Nam (đất bồi ở phương nam);
tức thềm lục địa của họ. Năm 450 sau dương lịch chưa có đất Phù Nam và hơn nữa
dân số còn ít nên phải ở lại để giữ đất. Còn bỏ đi thì dân Chiêm đến liền, khác
chi: Mỡ treo miệng mèo!
- Vì dân số quá thưa thớt nên đất bồi bỏ hoang, dân chài lưới ở
tứ xứ đi biển đánh cá vào tá túc và khai khẩn mảnh đất đã hoàn toàn nhô lên trên
mặt nước được gọi là BÔN; ở đó có rắn rết, có chim hải âu, muỗi độc, cá sấu,
ba-ba sát hại; có cây giữ đất như: sậy, sú, đước, tràm...... nước mặn có phèn
chua khó sống.
Vì bắt buộc phải tự vệ theo luật biển, cá lớn nuốt cá bè, nên
các dân anh chị hung dữ này được gọi là dân Bôn-man; hay Côn-man. Côn là cây gậy,
man là người thiếu văn minh. Bôn-man là người dân tứ xứ sống lang thang trên vùng
đất bồi
- Dân chài lưới Chiêm, Việt hay tứ xứ như Mã Lai..... cũng đều
đến tá túc các vùng này khi biển động; và cũng phải sống theo luật biển nên họ
cũng thuộc bọn Côn-man, nay gọi là bọn du côn hay thế lực đen đánh thuê chém mướn.
²
Chiêm
xâm lăng Việt 30 lần, nhiều hơn người Tàu:
1. Thời nô lệ nhà Ðường (618-907): Lợi dụng quân Lâm Ấp giải vây
Giao Châu (khoảng 800AD), quân
Chiêm đánh chiếm 2/3 chiến khu Lâm Ấp, vượt sông Gianh đến tận đèo Ngang là:
Thừa Thiên (châu Lý), Quảng Trị (châu Ô) và Quảng Bình. Lúc đó chiến khu Lâm Ấp
chỉ còn mỗi tỉnh Hà Tĩnh.
·
Về sau độc lập rồi mà dân Việt cũng không dám lên tiếng đòi phần đất đã bị
mất này.
Lý do: Vì yếu nên sợ dân Chiêm như sợ cọp vậy. Diện tích nước Việt bé hơn nước
Chiêm, người Việt phải chống ngoại xâm trong khi người Chiêm vui hưởng thanh bình.
2.
Khi
Ðinh Bộ Lĩnh giành lại tự chủ (968 sau dương lịch), đặt kinh đô tại động Hoa Lư (Ninh Bình) thì không thông
hiếu với nước Chiêm (Chàm) mà cũng không dám đòi đất đã bị đánh hôi trong lúc
bị nhà Ðường thống trị.
3.
Lợi
dụng thế yếu sau khi Ðinh Tiên Hoàng Ðế băng hà (980 sau tây lịch), người Chiêm
lại kéo binh thuyến tiến đánh Hoa Lư qua các cửa biển rồi tụ ở núi Non Nước trong
thị xã Ninh Bình và theo sông Ðáy đến đánh Hoa Lư (kinh đô nước Ðại Cồ Việt).
Từ Thị xã Ninh Bình đến Hoa Lư có khoảng 15 Km. Nhưng lòng
trời không tựa nên tiến binh đến Gián Khẩu (1/3 đoạn đường phải đi) thì gặp
bão, thuyền đắm mất nhiều nên phải tự động lui binh.....Đúng là: "Nhữ đẳng
hành khan thủ bại hư" (Lý Thuờng Kiệt).
4.
Năm 981, chuyển sang đời Tiền Lê thì vua
Lê Ðại Hành (Lê Hoàn, 980-1005) sai sứ thông hiếu. Không những vua Chiêm không
tiếp mà còn nhốt tù xứ giả nữa. Coi thường dân Việt!
5.
Năm
sau 982, để chứng tỏ thực lực
của Ðại Việt, vua Lê đem quân đi đánh nước Chiêm
Biên cương nước Chiêm lúc đó vươn lên tận đèo Ngang. Kinh
đô nước Chiêm thì ở Ðồng Dương (thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay).
Lê Hoàn đánh thẳng vào Kinh Ðô và đại thắng, sau đó trả lại
sự tự chủ cho dân Chiêm và rút quân về Hoa Lư....Lý do là không giữ nổi vì nước
còn nghèo, dân còn ít, việc nước còn nhiều vấn đề chưa giải quyết xong; nói
chung là nội chính chưa ổn định.
6.
Sau
khi rút quân về thì có người quản giáp
(có lẽ là vị tướng quân nhu, quân khí) là Lưu Kế Tông không đồng ý nên trốn lại
và cướp ngôi vua. Ðược tin này thì Vua Lê Ðại Hành (Lê Hoàn) sai người ám sát
Lưu Kế Tông rồi trao lại quyền cho dân tộc Chiêm, có lẽ sợ dân Chiêm nổi dậy báo
thù. Dân Chiêm tôn một người họ Chế
lên làm vua. Người này sinh quán ở Quy Nhơn nên chuyển đô về Phật Thệ (tức thành Chà Bàn) .
7.
Năm 1044, vua Chiêm lại gây hấn; vua Lý
Thái Tôn thân chinh đem quân đi đánh. Quân ta thắng trận ở sông Chợ Củi, sau đó
kéo thẳng đến thành Chà Bàn (Ðồ Bàn, hay Quy-nhơn). Sau chiến thắng này thì lại
lui binh mà không hề nói tới mảnh đất bị đánh hôi trong thời nhà Ðường. Biên
giới nước Chiêm vẫn là đèo Ngang (ranh giới Hà Tĩnh-Quảng Bình)
Chà Bàn là tên Chiêm, Đồ Bàn là chuyển sang âm Việt. Quy Nhơn
là tên Việt do vua Lê Thánh Tôn đặt vào năm 1469 trước khi hành quân để rủi-ro địch
quân có vớ được truyền tin thì cũng không biết địa danh đó ở đâu cả. Còn Bình Định
là Gia Long đặt vào năm 1802 để nói là đã bình định được "giặc Tây Sơn"
8.
Năm 1069 vua Lý Thánh Tôn đánh thẳng vào Chà
Bàn. Vua Chiêm là Chế Củ đem gia đình bỏ chạy và bị bắt ở Phan Thiết. Chế Củ
xin trả lại Quảng Bình để quân ta lui binh. Như thế là đời nhà Lý đã đòi lại
được vùng đất Quảng-bình (từ đèo Ngang đến sông Bến Hải, ranh giới Quảng-bình
và Quảng-trị) bằng sức mạnh quân sự.
9.
Ðến
đời nhà Trần, năm Hưng Long thứ 14 (1307)
Thái Thượng Hoàng Nhân Tông sang thăm giao hữu với vua Chế Mân sau khi đã liên
minh đuổi được quân Mông Cổ, giành lại độc lập cho cả 2 nước đồng minh trong
cơn nguy biến.
Trong khi đàm đạo, 2 bên đồng ý: Trả lại 2 châu là
Quảng-trị (châu Ô) và Thừa-Thiên (châu Lý) cho nước Việt dưới danh nghĩa là của
dẫn cưới công chúa Huyền Trân. Biên giới nước Chàm trở lại đèo Ải Vân như lúc
nguyên thủy khi lập quốc.
10.
Khi
Chế Mân băng hà, bên Ta tổ chức cướp Hoàng Hậu của vua Chiêm, vì thế nên có thêm
mối thù liên miên không dứt.
Ø
Về sau, con cháu Chế
Mân cứ nghĩ đến chuyện chiếm đất của nước Ðại Việt để trả mối thù truyền kiếp
(mất đất đã chiếm, mất công chúa đã cướp được) mà không hề suy hơn tính thiệt
để đến nỗi bị xóa tên trên bản đồ trong vùng từ năm 1471 bởi vua Lê Thánh Tôn....Lý do là chủ quan, coi khinh dân Đại Việt.
11.
Năm 1313, vua Trần Anh Tông phải đích thân
chinh phạt. Chia quân làm 3 đạo tiến thẳng đến kinh đô Chà-Bàn. Vua Chiêm là
Chế Chí phải đích thân ra hàng và xin chịu thần phục như trước. Vua lại kéo
quân về và trả nước cho họ Chế cai trị: Từ đèo Hải Vân vào trong nam tới tận bờ
biển Bình Thuận (Phan thiết). Đất Phù Nam chưa ở đưọc.
12.
Năm 1352, vua Chiêm là Chế A-Na băng hà,
rể là Trà Hòa Bố Ðể cướp ngôi. Con Chế
A-Na là Chế Mỗ sang cầu cứu.
13.
Năm
1353, vua Trần Dụ Tông sai đem quân đưa Chế Mỗ về phục hồi quyền lực; nhưng bộ
binh Việt tiến đến Cổ Lũy (sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi) thì phải lui binh vì
thuyền lương bị quân Chiêm đánh chìm. Thừa thắng xông lên: Quân Chiêm ra đánh
châu Hóa (tức tỉnh Thừa-thiên, Huế), rồi giữ luôn không trả cho nguyên chủ. Bên
ta thì Trương Hán Siêu phải cực nhọc lắm mới giữ được châu Thuận (Quảng Trị).
14.
Năm 1362, tình hình nguy khốn do quân
Chiêm quấy phá. Quân Chiêm ra đánh đến Lâm Bình (phía nam sông Gianh) thì thất
bại nên quân Việt thừa thắng đưa Chế Mỗ lên ngôi.
15.
Năm
1367, quân Chiêm ra đánh Lâm Bình nhưng thất bại.
16.
Năm
1368, vua sai tướng Trần Thế Hưng đem quâ đi chinh phạt, nhưng tới Chiêm Đổng
(Quảng Nam) thì thua to mảnh giáp không còn, quân tan không người trở về. Từ
đây Chiêm Thành chuyển sang thế mạnh để uy hiếp dân Việt.
17.
Năm 1371 (avril), Chế Bồng Nga đem binh
thuyền tiến đánh Thăng Long. Triều Ðình, Vua Tôi và các quan Ðại Thần đều phải
trốn chạy nhục nhã. Quân Chế Bồng Nga vào Thăng Long đốt phá kinh thành rồi lui
binh; nhưng không quên bắt theo một mớ thanh niên Nam và Nữ về nước phục dịch.
18.
Ðầu
năm 1377 vua Duệ Tôn đem quân
tiến thẳng đến Chà Bàn; không ngờ bị phục binh đánh úp thua to, vua bị bắt và
bị chém bêu đầu ở ngoài chợ. Thật là nhục cho dân Việt!
19.
Năm
sau 1378, Chế Bồng Nga lại đem
quân chinh phạt Thăng Long. Lúc này vua tôi bỏ chạy có cờ. Quân sỹ thì cố thủ
không dám ra ngoài mở cuộc tấn công. Chế Bồng Nga đánh phá Nghệ An rồi kéo thủy
binh vào Thăng Long nhưng bị quân Việt chặn đánh ở khúc sông Ngu Giang (thuộc
Thanh Hóa), quân Chiêm thua nên phải lui binh.
20.
Năm 1382, quân Chiêm lại tiến đánh Thanh
Hóa. Quý Ly đóng quân ở núi Hàm Rồng để thủ, và Tướng Nguyễn Ða Phương đem thủy
binh trấn ở cửa Thần Phù (tỉnh Ninh Bình). Lúc này binh lực quân Việt quá yếu,
nên tướng Ða Phương dùng mưu để lừa địch tự ý rút lui.
21.
Năm
sau 1383, quân Chiêm lại tiến
đánh Thanh Hóa, đại thắng rồi kéo binh thẳng ra trừng phạt Thăng Long, Thủy Bộ
đồng loạt tấn công. Quân ta thua to mảnh giáp không còn; khi quân Chiêm rút lui
thì họ lại đem theo một mớ thanh niên Nam và Nữ về Ðồ Bàn để phục dịch.
22.
Năm 1389 (novembre), sau 6 năm bổ xung
quân số và dưỡng binh thì quân Chiêm do Chế Bồng Nga thống lãnh, lại kéo binh ra đánh Thanh Hóa, quân
ta thua to.
Thừa thắng xông lên, binh thuyền Chế Bồng Nga kéo đến uy
hiếp Thăng Long. Vua Tôi và Quần Thần đều bỏ trốn để quân lính tự chống đỡ một
mình! Toàn thể binh lính đều bị cấm trại và án binh bất động trong thế tử thủ
trong tình thế nguy khốn.
Do Tổ Tiên Phù Hộ nên Chế Bồng Nga đã làm nhục tên hầu trai
trước mặt mọi người nên bị nó thù. Ðang đêm hắn trốn trại sang bên ta và cho
bên biết hết kế hoạch trận đánh hôm sau; ngoài ra còn chỉ điểm chiến thuyền chở
Chế Bồng Nga và hiệu lệnh ra sao.
Ðược tin này, quân ta gom hết hỏa lực cùng tên lửa lại. Khi
lâm trận thì cứ nhè thuyền Chế Bồng Nga mà nã bắn tới tấp. Rút cục Chế Bồng Nga
bị chết cháy, quân Chiêm lui binh, Thăng Long thoát nạn binh đao. Vua Tôi và
Quần Thần lại lục tục kéo về....
Ø
Thật là nhục nhã cho dân Việt!
Khi lui binh về thì tướng La Khải cướp ngôi họ Chế mà dân
Chiêm không nói gì, họ cho đó là chuyện của bọn Triều Thần với nhau.
23.
Năm 1400, lợi dụng vua La Khải băng hà,
bên ta đem 15 vạn (150.000) quân đi báo thù. Nhưng vì mất liên lạc với thuyền
lương nên phải lui binh; không đánh đấm gì hết.
24.
Năm 1402, tướng Ðỗ Mãn được cấp binh đi
đánh tiếp. Thắng trận và buộc vua Chiêm là La Ba-đích đầu hàng và hiến đất
Chiêm-đổng (Quảng Nam) và Cổ-lũy (Quảng Ngãi)....Biên giới nước Việt vươn xuống
tận Quảng Ngãi ngày hôm nay.
25.
Sau
đó nước ta bị lệ thuộc nhà Minh. Nhân cơ hội này nước Chiêm lại đánh và chiếm
tới sông Bến Hải (thâu hồi tất các châu đã nộp khi trước). Biên giới nước Việt
lại co lại đến sông Bến Hải (ranh giới Quảng Bình và Quảng Trị ngày nay); tức
là mất luôn châu Thuận (Quảng Trị) và châu Hóa (Thừa Thiên).
26.
Ðời
Lê sơ (Lê Lợi), sau khi thắng quân Minh thì Ngài đòi lại đất Thuận Hóa và đặt
quan Lộ Tổng Quảng và Lộ Tri Phủ để đóng chốt ngăn chặn quân Chiêm. Mấy đời vua
sau cũng đi đánh nước Chiêm, nhưng chỉ để giữ vững đất Châu Hóa (Thừa-thiên) mà
thôi, chứ không hề có ý định chiếm đất phía nam đèo Hải Vân.
27.
Năm 1446, quân Chiêm quấy phá nên tướng Lê
Thụ và Lê Khả đem binh đi đánh, chiếm được Chiêm Ðổng (Quảng Nam) và Cổ Lũy
(Quảng Ngãi) rồi thẳng đường đến cửa Thị Nại (Quy Nhơn), chiếm được thành Chà
Bàn. Bắt được vua Chiêm đem về Thăng Long. Vua Lê Nhân Tông (5 tuổi, mọi việc
đều do Phụ Chính, tức ông ngoại quyết định cả)
lập cháu phế vương là La Quý Lai làm vua và trả lại đất đã
chiếm là Quảng Nam và Quảng Ngải, giữ giới tuyến là đèo Hải Vân như cũ. Có lẽ
triều đình đang rối loạn vì tranh quyền, sợ quân Chiêm phục thù nên trả đất lại
cho họ để giữ hòa khí.
Sau đó
dòng dõi La Quý Lai bị lật đổ
bởi Bàn La Trà Duyệt. Trà Duyệt
nhường ngôi cho con là Trà Toàn. Trà Toàn bắt đầu đánh canh bạc chót là liên
minh với nhà Minh bên Tàu để xóa bỏ nước Việt, một nửa thành Tàu và nửa còn lại
thành Chiêm....
Vì lý
do này nên Triều Thần ở Thăng Long mới giết vua và Thái Hậu rồi đem kiệu ra đón
Hoàng Tử Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tôn) về lo việc nước (1460)....Đây là bước
ngoặt tư-duy của dân Việt, đi từ Toàn
Dân Giữ Nước bước sang tư-duy Đất
của Chúa, Lúa của Trời
²
28.
Năm 1470 (septembre) vua Trà Toàn tiếp tục
cất binh tiến đánh sau khi đã lấy được đất Thuận Hóa. Vì chủ trương chiếm đất
để Chiêm hóa dân Việt, nên lần này dùng bộ binh chứ không phải thủy binh như
các vua trước để đánh phá, cướp bóc rồi trở về như trước.
Lúc này thì vua Lê Thánh Tông đã huấn luyện được 26 vạn
(260.000) quân tinh nhuệ, chia làm 2 cánh thủy bộ phối hợp đồng tiến để đánh
thẳng vào Chà Bàn. Thủy binh cho chính Ngài thân chinh đi thẳng vào Chà Bàn mà
Ngài gọi là Quy Nhơn trên bản đồ hành quân.
29.
Năm 1971, Trà Toàn say men chiến thắng, đã
đánh chiếm hết Nghệ An sắp đào mả vua Lê Thánh Tổ (Lê Lợi) ở Thanh Hóa nên hậu
cứ mất mà không hay. Ðến khi biết thì quá trễ, lúc này Trà Toàn sai sứ giả đi
thuyền qua đảo Hải Nam để dâng sớ xin hiến nước Chiêm cho nhà Minh bên Tàu.
Mả tổ linh thiêng nên thuyền tuần duyên của ta vớ được, bèn
đốt sớ, giết sứ giả và làm đắm thuyền để phi tang. Sau đó sai người phi báo
ngay cho vua đang hành quân ở Quy Nhơn. Nhận được tin này thì Ngài hết sức lo
sợ, một mặt sai tốc chiến, tốc thắng giết ngay Trà Toàn tại chiến trường, mặt
khác đổi ý định đánh trừng phạt như xưa thành đánh để hội nhập nước Chiêm với
nước Việt làm một. Chấm dứt vĩnh viễn binh đao vì thù hận.
Vì thay đổi đường lối chính trị nên Ngài cho các vùng còn
lại (tổng cộng là 2/5 lãnh thổ nước Chiêm) cái quyền tự trị, và úy lạo dân Chiêm
trong vùng mới chiếm. Vì thế nên đời sống người dân Chiêm không bị xáo trộn,
không có cảnh bỏ nước ra đi.
Vùng hội nhập gọi là Quảng Nam (từ đèo Hải Vân đến Quy Nhơn)
là một tiểu bang của nước Việt, hưởng sự hòa
đồng sắc tộc và hội nhập văn hóa. Đó là người Việt gốc Chiêm
Vùng còn lại rộng bằng 2/5 diện tích nước Chiêm khi trước,
thì chia làm 3 Châu hưởng quy chế Tự Trị; nhưng được gọi là nước cho bình đẳng.
Ba nước này không được quyền thành lập binh đội nhưng được quyền sống theo văn
hóa của mình và không phải nộp thuế, nhưng bị giám sát chặt chẽ.
w
Sau khi Trà Toàn bị thanh toán thì vùng đất chiếm được từ
đèo Hải Vân đến Quy Nhơn được gọi là vùng Quảng Nam. Ngay sau khi hội nhập vào
nước Đại Việt thì người dân sống trong vùng đó được quyền thi Hương để lấy bằng
Tú Tài hay Cử Nhân xong trở về quản trị vùng đất của mình.
Theo luật
hồi đó thì sau khi ban Giám Khảo chấm đậu (vua không có quyền can thiệp vào
việc chấm thi) thì mặc nhiên được vua bổ nhiệm làm quan trong vùng nguyên quán
của mình để hòa đồng sắc tộc, bảo vệ
cuộc sống hài hòa và hội nhập văn hóa
để song song đồng tiến.
Vùng còn lại có diện tích bằng 2/5 nước Chiêm thì chia làm 3
Châu hưởng quy chế Tự Trị. Tuy là Châu nhưng đặc cách được gọi là nước. Ðó là:
P
Từ Phú Yên vào đến hết
Khánh Hòa là nước Hoa Anh.
P
Vùng Phan Rang và Phan
Thiết (hay Phan Rí) là nước Chiêm Thành
P
Vùng phía tây (Komtum,
Pleiku, Darlac) gọi là nước Nam Bàn
Vì muốn Hội Nhập mọi sắc dân nên vua Lê Thánh Tông ban hành
bộ Luật Hồng Ðức để mọi công dân được hưởng quyền lợi như nhau và có cùng chung
một trách nhiệm đối với đất nước. Vì thế nên mọi người đều an vui chấp nhận các
nền văn hóa khác biệt của nhau. Coi bộ Luật Hồng Ðức thì rõ.
Xung
khắc sắc tộc
Rất tiếc là về sau, vì cần tạo quyền lực cho dòng họ mình để
đối đầu với họ Trịnh, nên chúa Nguyễn Hiếu Minh đã
bức bách dân nước Hoa Anh và nước Chiêm Thành với chánh sách ÐỒNG HÓA nên họ
phải bỏ nước vào tỵ nạn ở nước Nam Bàn (tức vùng Tây Nguyên ngày hôm nay- có mỏ
Bauxite). Do đó mới có xung khắc sắc tộc
Ngày hôm nay Việt Cộng cũng muốn Ðồng Hóa Văn Hóa Việt thành
Văn Hóa ngoại lai: Mác, Lê, Mao nên đã bức bách mọi sắc dân mà trong đó sắc dân
ở Tây Nguyên lãnh phẩn thiệt thòi nhất.
Nếu vùng Tây Nguyên này bị giặc Tàu khống chế thì toàn thể
nước Việt sẽ bị Tàu hóa rồi đi đến tiêu vong. Vì vậy phải tạo cuộc sống hài hòa
bằng cách Hòa Đồng Sắc Tộc và Hội Nhập Văn Hóa thì mới có đoàn kết dân tộc được;
còn chia rẽ là chết không kịp ngáp, dù là sắc dân nào thì cũng thế mà thôi.
Khai hoang
đất Phù Nam
Phù Nam là đất bồi ở phương
nam. Tức đồng bằng sông Cửu Long, phần đất miền Đông thuộc nước Chiêm, phần đất
miền Tây thuộc Chân Lạp. Nay ta gọi là thềm lục địa.
Các hoang đảo như Phú Quốc, Côn
Sơn dân chài lưới nào định cư ở đó thì đảo đó của người nước đó. Các đảo này cũng
cần phải khai hoang giết rắn rết, thuồng luồng, ba ba và thú dữ thì mới thành đất
lành chim đậu được. Do đó đảo Phú Quốc và đảo Côn Sơn thuộc người Việt.
Các đảo san hô không người cư
ngụ thường xuyên thì phải chiếu theo công ước quốc tế về thềm lục địa, hải phận
kinh tế......
Đó là nguyên lý căn bản của
biên giới Quốc Gia nên người Cambodia không thể nhận xít miền nam nước Việt
(cochinchine) là đất của họ được. Ngày hôm nay đất Phù Nam đang được bồi tiếp;
sau này đảo Phú Quốc lọt thỏm vào thềm lục địa đất Cambodia, rồi biến thành lục
địa của họ.....lúc đó thì tỉnh Phú Quốc thuộc nước Việt hay nước Chân Lạp?
Vết dàu loang:
Thoạt đầu chúa Nguyễn Hiếu Minh thành
lập:
1.
Phủ Phú Yên, Phủ Bình Khang và Phủ Diên Khánh thuộc vùng
tự trị Hoa Anh (Phú Yên và Khánh Hòa)
bị Chúa Nguyễn Hiếu Minh dùng cường quyền áp bức, biến vùng tự trị thành vùng bị
đồng hóa. Những người không theo thì trốn vào vùng Nam Bàn tỵ nạn. Nam Bàn là vùng
Kontum, Pleiku, Buôn Mê Thuột. Việc sát nhập này không mấy khó khăn, nhưng gây
nhiều bất hòa mà hậu quả còn lưu tới ngày hôm nay.
2.
Sau khi yên vị thì lại gậm thêm Phủ Bình Thuận thuộc vùng
tự trị Chiêm Thành (Phan Rang và Phan Thiết). Những người không theo thì trốn vào
vùng Nam Bàn tỵ nạn.
3.
Sau khi ổn định đuợc 2 vùng tư trị kể trên thì Chúa
Nguyễn lại đi một bước xa hơn là bắt người dân Chiêm ở đó làm nô lệ đi khai phá
vùng đất bồi phía nam (Phù Nam) để lập thêm các phủ mới theo diện tích đất bồi lần
lượt như sau:
Phủ Gia Định (Đồng Nai)
Dưới
thời chúa Nguyễn Hiếu Minh, dân Chiêm thuộc vùng Hoa Anh và Chiêm Thành bị cưỡng
bách đi làm lao nô để khai phá đất bồi ở Đồng Nai lập nên phủ Gia Định. Tổng hành
dinh là đất Đồng Nai.
Công việc rất
nặng nhọc: Giết hải âu, rắn rết, cá sấu, ba ba.... và thú dữ, chặt cây làm nhà,
vượt đất làm nền, canh tác đất đai và những việc nặng nhọc khác. Tuy không phải
là rừng thiêng nước độc nhưng muỗi cắn cũng đủ chết, nước uống không những thiếu
mà còn độc địa do đất phù sa gây ra....Ngoài ra còn phải đuổi người Côn-man (tức
dân chài lưới sừng sỏ) ra khỏi những nơi trú ẩn khi trời bão tố gây đắm thuyền.
Khai phá xong thì trao lại cho dân Việt quản lý (đúng là bóc lột!)
Châu Định Viễn (Vĩnh Long)
Sau
Phủ Gia Định lại khai thêm Châu Định-viễn (tức Vĩnh Long), công việc cũng cực
nhọc như vậy là do dân Chiêm làm hết. Khi hoàn thành thì dân Việt lại đến tiếp
thu. Đến đây thì sức cùng lực kiệt chúa Nguyễn không thể bót lột được nữa.
Trấn Hà-tiên
(Trấn
chứ không phải Châu hay Phủ)
Lúc
này (1628 sau tây lịch) bên nước Tàu nhà Thanh diệt nhà Minh.
Binh đội Mạc Cửu
không chịu đầu hàng nên kéo binh đoàn đến hạ trại ở khu đất Hà Tiên. Lúc đó Hà
Tiên là đất vô chủ nên binh đoàn Mạc Cửu yên ổn làm ăn.
Sau
khi khai hoang, diệt hải âu, rắn rết, cá sấu, ba ba... và thú dữ; biến vùng sình
lầy thành nơi đô hội, lập cảng làm nơi buôn bán để thuyền bè qua lại tá túc,
trao đổi hàng hóa và du hý bằng các sòng bạc cùng bọn làu xanh.
Làm ăn đang phát triển thì bọn lính ở Phnom Pênh qua đánh
phá. Bọn Mạc Cửu chống đỡ giỏi nên tuy đánh lui được người Chân Lạp nhưng
thuyền bè qua lại thưa dần vì không có an ninh. Do đó kinh tế tụt dốc không
thắng.
Để phục hồi lại an bình thì Mạc Cửu đến điều đình với chúa
Nguyễn là biếu vùng đô hội Hà Tiên và chịu nộp hoa lợi hàng tháng; với điều
kiện quân nhà Nguyễn phải bảo vệ an ninh để các thuơng thuyền lui tới.
Hai bên đồng thuận nên quân Chân Lạp không dám sang cướp phá
nữa. Nhưng chính Chúa Nguyễn cũng thiếu người quản trị nên phong ngay cho Mạc
Cửu làm Tổng Binh cai quản vùng Hà Tiên. Vì đây là địa đầu giới tuyến nên thay
vì đặt là Phủ hay Châu thì gọi ngay là TRẤN; do đó mới có danh xưng là Trấn Hà
Tiên
Thường thường thì chữ Trấn dùng để chỉ một vùng có binh đao
cần phải chặn (trấn) lại. Còn chữ Phủ hay Châu là một vùng đất an bình. Vì vậy
nên các chúa đã đặt là: Phủ Gia Định, Châu Định Viễn, nhưng Trấn Hà Tiên chứ
không phải Châu Hà Tiên. Châu to hơn Phủ. Phủ ở thời đó khác với Phủ và Huyện
ngày hôm nay.
w
Tri
tân:
Kể từ
ngày lập nước Văn Lang (2.879BC) cho đến nay thì nước Việt ở vào thế bị bức tử
rồi vùng lên thành công sát nhập nước người vào nước mình chỉ có 2 lần mà thôi.
Các lần khác thua liểng xiểng nên phải chịu thân phận nô lệ người.
Hai lần
đó là: Thời Việt Vương Câu Tiễn (6000BC) sát nhập nước Ngô vào nước Văn Lang và
thời vua Lê Thánh Tôn (1471 sau tây lịch) sát nhập nước Chiêm vào nước Đại Việt.
Đặc biệt là cả 2 lần này đều chấm dứt chiến tranh bất tận vì
hận thù của Triều Đình nên dân 3 bên chung sống hài hòa và hưởng thụ thái bình
hưng thịnh trong một thời gian dài:
· Thời Việt Vương Câu Tiễn từ 600BC
tới 300BC, được 300 năm không chinh chiến. Sau đó Triệu Đà (người Việt gốc Ngô)
tiếp nối cho tới 111BC; tổng cộng gần 500 năm.
· Thời vua Lê Thánh Tôn hiệu Hồng Đức
(1469) đến thời chúa Nguyễn Phúc Tần, được non 200 năm thái bình thịnh trị.
Từ đây chúa Nguyễn bắt dân Chiêm làm nô lệ để khai hoang đất
bồi ở miền nam (tức đồng bằng sôn Cửu Long). Đàn áp dã man những người Chiêm không
tuân lệnh, nên gây oán thù giữa 2 sắc tộc chẳng nhiều thì ít cho tới tận ngày hôm
nay.
Sở dĩ có cuộc sống hài hòa giữa 2 dân tộc là vì áp dụng triệt
để chánh sách: Hòa Đồng Sắc Tộc và Hội Nhập Văn Hóa. Không những riêng 2 biến cố
quan trọng mà còn được áp dụng dưới thời Hùng Vương, dưới thời Triệu Đà và dưới
thời Tây Sơn nữa.
Coi cung cách đối xử của Hoàng Đế Quang Trung với quần thần
nhà Lê và nhà Trịnh thì rõ. Tuy đã diệt được họ Trịnh nhưng Ngài dành cho Chúa
Trịnh Khải tang lễ theo nghi thức Đế Vương, giống như Việt Vương Câu Tiễn dành
tang lễ Đế Vương cho Ngô Phù Sai........
· Ấy thế mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm không những không được hưởng
nghi thức tang lễ này mà họ còn không cho gia quyến được tổ chức đám ma bình
thường nữa. Chúng ta nghĩ gì về biến cố 01/11/1963 này?
Câu hỏi được đặt ra là:
Vậy thì ngày hôm nay chúng ta phải làm gì để xóa bỏ hiềm khích
giữa các sắc tộc do Việt Cộng cố tình gây ra với chánh sách Ngu Dân đễ dễ chia,
dễ trị?
w
Phần
2: Tham Luận dành cho Giảng Viên
Khoảng 6.000BC thì nước biển Đông cao hơn ngày hôm nay là
10,3m. Lúc đó lục địa Trung Hoa ngập trong biển. Mực nước lên đến chân núi Hy
Mã Lạp Sơn (Tây Tạng), chân núi Trường Sơn (Việt Nam). Đồng bằng sông Hồng (Bắc
Việt) và đồng bằng sông Cửu Long chưa có.
Nhân số
trên toàn thế giới chưa đầy 2 triệu người, con người sống còn rải rác và chưa
có nhu cầu cần tiếng nói để truyền đạt tư tưởng cho nhau.
Chưa có
tiếng nói, chưa có ý niệm dân tộc thì làm gì có Thần Nông, Đế Nghiêu, Đế Thuấn.
Các vị này là do Hán Cao Tổ (Lưu Bang) sai người viết ra thần thoại để thiên hạ
phục mình. Đó là hành đông lưu manh chánh trị. Giống Việt Cộng ngày hôm nay tưởng
tượng ra các anh hùng như Thiếu nhi Kim Đồng để xúi người ngu chết cho mình.
Khoảng
3.500BC thì bàu không khí lạnh trở lại. Vì nước đóng băng ở đầu trục quay nên mực
nước biển rút xuống và giữ nguyên ở mực nước ngày hôm nay.
Trước
thời kỳ Đại Hồng Thủy thì dân nông nghiệp sống ven biển từ Mã Lai lên đến Phi
Luật Tân di lên núi Hy Mã Lạp Sơn, nay thì họ lần theo 3 triền sông lớn để trở
về quê cũ. Đó là:
- Hoàng Hà tục gọi là con cháu Đế Nghi cho dễ nhớ vì
chưa có chữ viết.
- Sông Dương Tử và Hồng Hà được gọi là con cháu Lộc
Tục gồm 3 nước sau này là Ngô, Sở và Việt
- Sông Cửu Long được gọi là dân An Bình nên chưa cần
lập quốc. Đó là Chiêm và Khmer, họ di từ chân núi Trường Sơn ra biển.
Tất cả
đều là sắc dân nông nghiệp. Lúc này thì sắc dân Du-mục ở Trung Đông chưa qua
được vì rừng núi ngăn cách.
Ngày lập quốc:
Vì đã tự tạo ra thực phẩm để bảo đảm cuộc sống nên nhân số bắt
đầu tăng trưởng. Đến năm 2.879BC thì:
P
Người Ngô lập binh đội
để đi xâm lăng với học thuyết Thiên Tử. Cương vực được bao bọc bởi sông Dương
Tử và sông Tây Giang. Vì thuần chủng nên được gọi là nước Ngô.
P
Người Sở ở vùng Tứ
Xuyên lập binh đội để Tự Vệ với học thuyết Vô Vi. Vì thuần chủng nên ta gọi là nước
Sở.
P
Người Việt phải lập
Liên Bang Việt và lấy quốc hiệu là Văn Lang theo thể chế Dân Chủ Phân Quyền:
Lệnh vua còn thua lệ làng. Cương vực từ sông Tây Giang đến đèo Hải vân (khi xưa
là Ải Vân, người Pháp dịch là Col de nuage), nên gọi là Việt hay Bách Việt.
Người Việt lập
quốc: 2.879BC
Lúc đó người Việt sống theo từng vùng được gọi là Bộ Lạc
(một vùng an lạc, vì muốn hạ nhục nên thực dân Pháp gọi là TRIBU = Tù mới đúng).
Vùng ở
tuyến đầu là Lạc Việt; tức Quảng Đông ngày hôm nay. Sau đó là đảo Hải Nam với
chuyện quả dưa hấu của An Tiêm. Rồi đến Âu Việt là Quảng Tây và U Việt là Vân
Nam.......chạy dài xuống tận đèo Hải vân là đất của Việt Thường với chiến khu
Lâm Ấp bất khả xâm phạm (tức miền bắc trung phần ngày hôm nay: Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên). Lúc đó Liên Bang Việt có mời
nhưng người Chiêm từ chối việc lập nước để hỗ trợ tiền tuyến ở mãi tận Quảng
Đông, không liên hệ chi đến mình.
Chánh sách của Liên Bang Việt đã được 2 ông Phạm Lãi và Văn
Chủng gói ghém trong chuyện 100 trứng, 100 con vào thời điểm 600BC. Nhiệm vụ
của vua Hùng là: Hòa Đồng dân Tộc và Hội Nhập Văn Hóa để biến Liên Bang Việt
thành Chủng Tộc Việt với 2 đức tính căn bản là: Tự Trọng (ký thác trong danh từ
Văn Lang) và Cầu Tiến (ký thác trong danh từ Việt). Phải mất 2.600 năm các thế
hệ tiền bối mới xây dựng được chủng tộc Việt. Vì muốn ghi ơn tiền nhân để con
cháu biết kết đoàn giữ nước nên năm thứ 7 dưới triều Thục An Dương Vương
(250BC) người xưa mới lập đền Hùng và tổ chức ngày Quốc Tổ với nghi thức Tế Lễ trịnh
trọng và hội thảo trong 3 ngày để hậu duệ lo việc giữ nước: Đừng phụ ơn người
xưa. Trong thời nô lệ thì người
dân Việt không được quyền biết đến công lao người xưa nên ngày Quốc Tổ bị cấm.
Vì muốn bảo vệ truyền thống mà không một dân tộc nào có ngày Quốc Tổ, nên dân
Việt đã uyển chuyển gọi đó là ngày Giỗ Tổ và bỏ phần hội thảo đi. Nay chúng ta
phải phục hồi ngày Quốc Tổ để con dân đất Việt còn biết đến lịch sử thăng trầm
của đất nước.
Người Chiêm lập
quốc: 40 sau tây lịch
Năm 40 sau tây lịch, nhà Đông Hán sai Mã Viện quyết xâm lăng
nước Đại Việt. Đại ở đây là nhân cách tự
trọng và tinh thần cầu tiến chứ
không phải đại về đất đai, về tài nguyên.
Nên nhớ dưới thời nhà Tây Hán (111BC) dân ta độc lập mãi đến
trận nhà Trưng nên quân Hai Bà mới có voi trận, ngựa chiến, tuyển binh hàng vạn
như không. Voi, Ngựa, quân sỹ phải tập luyện cả năm mới có, vũ khí và quân
lương phải sản xuất rồi để sẵn trong kho; nô lệ thì làm gì làm được chuyện này.
Năm 111BC nhà Tây Hán có xua quân sang nước Nam Việt xâm lăng thật, nhưng vừa
chiếm xong vùng duyên hải thì thủ đô là Tràng An bị Mãng Vương cướp quyền nên
phải kéo quân về tái chiếm trong vòng 136 năm mới xong (từ 111BC đến 25AD). Vì
thế nên thống Chế Lý Thường Kiệt mới nói : Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư...Có
nghĩa là kẻ nào xâm phạm nước của ta thì kẻ đó sẽ thảm bại (do trời đánh, vì
nước ta có thánh nhân bảo vệ)...Như vậy
là Bắc thuộc lần thứ nhất không có, sử Trần Trọng Kim viết sai.
Nhắm thấy khó tấn công trực diện nên Mã Viện tính đổ quân tử
đảo Hải Nam vào Đồ Bàn (tức Quy Nhơn dưới thời vua Lê Thánh Tôn, hiệu Hồng Đức
năm thứ nhì 1471) xây dựng hậu tuyến rồi mới 2 mặt giáp công, đánh tan chiến
khu Lâm Ấp.
Vì không muốn nô lệ để quân Hán tự do đi lại như đất không
chủ nên dân Chiêm mới lập quốc để tự vệ. Do đó Mã Viện bỏ chuyện đánh tập hậu.
Lập quốc thì phải có Binh Đội, có Hiến Pháp và có Luật Nước.
Do đó nước Chiêm mỗi ngày mỗi hùng mạnh. Từ chỗ hùng mạnh mới trở thành Đế Quốc
xâm lược.
Vào thế kỷ thứ 5, đồng bằng sông Cửu Long còn chìm trong
biển. Nước biển lên tới tận Bình Thuận (Phan Thiết), bên phía tây tiến tới biển
hồ Tonlé Sap; Phnom Penh là bờ biển.
Hà Tiên
chưa có; nhưng Côn Sơn và Phú Quốc là những hoang đảo đầy rắn rết và thú dữ
phải khai quang mới ở được. Về sau, người đến khai hoang đầu tiên là dân Việt
làm nghề chài lưới, đi về đất liền thì quá xa nên định cư ở đó luôn nên Côn Sơn
và Phú Quốc đều có người Việt làm chúa đảo. Dân Khmer ít đi biển nên không tới những
hòn đảo này vì quá xa đất liền.
Ở thờì điểm này thì dân số nước Chiêm còn ít, và dân Khmer
cũng chưa quá 1 triệu người sống rải rác ở phía bắc nước Khmer ngày hôm nay;
tức vùng STUNG TRENG và KRATIE. Vì bị
dân Chiêm tấn công (khoảng 450AD) chiếm đất bắt người nên dân Khmer lập quốc để
kháng cự. Lúc đó dân Việt đặt cho họ cái tên là nước Chân Lạp. Điểm này chứng
tỏ dân Chiêm hiếu chiến và hiếu thắng.
Vào thế kỷ thứ 8, nuớc ta bị nhà Đường thống trị. Quân Lâm
Ấp (Bộ Lạc Việt Thường) kéo ra cứu nguy dân Giao Chỉ, và quân Nam Chiếu (thuộc
U Việt) kéo xuống giải vây cho bộ lạc ở vùng Giao Chỉ mà sử Tàu nói rằng bị
quân Nam Chiếu và quân Lâm Ấp phá rối an ninh nên ban đêm phải rút vô thành.
Tức ban đêm kháng chiến làm chủ, ban ngày quân xâm lược làm chủ.
Vì tiểu bang Việt Thường phải tham chiến nên kinh tế hao
hụt, nước ít phòng bị. Lợi dụng nhược điểm này quân Chiêm tiến đánh Lâm Ấp và
sát nhập vùng đất đó vào nước Chiêm (khoảng 800AD). Thế là tiểu bang Việt
Thường mất luôn chiến khu Lâm Ấp từ đèo Hải Vân lên đến tận Quảng Bình ngày hôm
nay. Về sau phải hì hục lắm mới lấy lại được.
Từ lúc này trở đi quân Đại Việt sợ quân Chiêm như sợ cọp. Đã
mấy lần dân Việt suýt nữa thì mất với dân Chiêm, nếu không có tổ tiên phù hộ
(Quốc Sư Nguyễn Trãi có nói điểm này trong đoạn kết của bài Bình Ngô Đại cáo: ..."Được
như thế là nhờ trời đất tổ-tông khôn-thiêng che chở, giúp-đỡ cho nước ta
vậy.".....Và chúng ta cũng được nghe chuyện rùa thần (Lạc Long, tức Kim
Quy) về phù hộ nhiều lần.
Sau đây là những năm dân Việt bị dân Chiêm chinh phạt hầu
như thường xuyên...đến độ về sau Huyền Trân Công Chúa phải chịu hiến thân để
chuộc đất Thuận Hóa về cho xã tắc. Trong khi đó dân Việt không đủ sức đánh
thẳng vào đất Chiêm.
Đừng nghĩ rằng người Chiêm hiếu hòa, an phận yếu
hèn.....Điều này chỉ đúng với người dân Chân Lạp thôi; nhưng không đúng với
người Chiêm. Chính danh từ Chiêm đã nói lên tinh thần tự tôn như danh từ Trung
Hoa vậy. Chữ Chiêm có nghĩa là mọi người phải tôn kính họ.
Người Khmer ngày hôm nay hung dữ có thể vì họ bị nhiều bức
hại của các nước lân bang như Chiêm, Thái, Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn không đại
diện cho dân Việt, đừng nhầm Chúa Nguyễn với triều đình nhà Nguyễn Gia Long. Dưới
thời chúa Nguyễn thì đại bộ phận dân tộc ở miền bắc dưới nhà Lê và Chúa Trịnh.
Chúa Trịnh được vua Lê phong tước, còn chúa Nguyễn thì chẳng có ai phong cho
cả.
***Phần này sẽ nói ở dưới, trong mục đất bồi phương nam (tức
đất Phù Nam).
w
Lịch sử nước Việt và nước Chiêm
Rằng:
Binh đao là việc nên tránh. Ðánh thì dễ
nhưng ngưng thì khó.
Hơn nữa binh đao là việc chẳng sắc dân nào muốn cả; vì chính
người dân chịu hậu quả. Càng tiểu nhược thì lại càng không muốn. Thắng thì chỉ được
những lời phỉnh gạt mà thua thì cháy túi, kéo cày trả nợ. Còn triều thần, vua
chúa là những người có khả năng gây chiến thì lại chẳng có gì để mất ngoài cái đầu
của họ.
Yếu tố
thành lập một nước: Lập quốc thì phải có Văn Hiến để quy định quyền hạn và bổn
phận của mọi thành viên trong nước đó.
Mục đích của Văn Hiến là bảo vệ Văn Hóa (tức nếp sống của
dân tộc). Nước độc lập thì có văn hiến độc lập do dân phúc quyết (quyết định
sau chót); còn nước nô lệ thì do triều đình tự biên tự diễn để bảo đảm uy quyền
của mình (giai cấp thống trị)
Muốn bảo vệ Văn Hiến thì phải có Luật Pháp và cơ quan có đủ chức năng để ổn định xã hội được gọi là
Chánh Phủ. Chữ Phủ ngày xưa không phải là một huyện đông dân cư như thời Pháp
thuộc. Ngày xưa thì nhiều Phủ hợp thành một nước, nên chữ Chánh Phủ có nghĩa là
Nguyên Thủ Quốc Gia. Lúc ban đầu chỉ có 3 bộ là Binh-bị, Kinh-tế và Văn-hóa; về
sau tăng lên thành 4 nên gọi là Tứ Trụ Triều Đình. Ngày hôm nay cuộc sống phức
tạp nên có rất nhiều Bộ, mỗi Bộ có ông Bộ Trưởng; và các Bộ Trưởng đặt dưới sự
chỉ đạo của ông Thủ Tướng Chánh Phủ. Mọi chi phí cho công việc hành chánh thì đều
bổ trên đầu người dân dưới danh từ "THUẾ" bằng nhiều hình thức khác
nhau. Tùy theo nhu cầu của Triều Ðình mà họ đặt tên cho từng loại thuế một.
Tóm
lại: Văn-minh (sáng chế ra đồ dùng để cải
thiện cuộc sống) đẻ ra Văn-hóa (nếp sống của một cộng đồng, vì văn-minh thay đổi
nếp sống). Văn-hóa cần Văn-hiến để bảo vệ nếp sống; và sau cùng Văn-hiến cần có
Pháp-luật (quốc hội lập pháp) và người thi hành (Chánh Phủ).
w
Nhu
cầu lập quốc:
Lập quốc thì phải có Triều Ðình (nay gọi là chánh
phủ) và Binh Ðội để bảo vệ an ninh lãnh thổ, nay gọi là Quân Ðội.
§
Do đó chỉ có 2 yếu tố
sau đây thúc đẩy thành lập Binh Ðội để xâm lăng, hoặc để Tự Vệ.
§
Học Thuyết: Muốn thành công thì bên xâm lăng cũng như bên tự vệ đều
phải đẻ ra học thuyết để lấy chánh nghĩa về phe mình thì mới bắt lính được, mới
hô hào được dân ủng hộ.
Ðó là quy luật vận hành của xã hội loài người mà ta thường
gọi là Triết Lý của sự sống còn. Triết học có nghĩa là học về quy luật biến đổi
vạn vật để còn đẻ ra học thuyết cần cho việc ổn định xã hội theo ý mình muốn
Quy luật thống trị:
Ðừng đồng
hóa tâm tình người dân với hành động của Triều Ðình.
Nước độc
lập thì triều đình làm theo ý dân, còn nước nô lệ thì dân làm theo ý của triều
thần. Họ núp dưới mọi hình thức để bóc
lột người dân mà kế sách tốt nhất là chia để trị như:
Ø
Gây xung đột Tôn Giáo
hay xung đột Sắc Tộc là điều dễ thực hiện nhất.
Ø
Áp dụng chánh sách ngu
dân.
Ðó là điều
mọi người dân trong một nước phải sáng suốt để phòng chống lại âm mưu chia rẽ. Vì khi đất nước đã rơi vào tay bọn thống trị, tức con
buôn chánh trị thì con vua, cháu chúa cũng đi tù mút chỉ. Ðiển hình
là con cháu Gia Long hay Thái Tử Cù Huy Hà Vũ ngày hôm nay.
Ø
Ðây là những tấm gương
để mọi người Việt thấy:
·
Chia rẽ thì
chết, đoàn kết thì sống.
Hãy
cùng nhau xây dựng cuộc sống hài hòa để thăng tiến cùng nhân loại trong thời đại
điện tử và phi thuyền ngày hôm nay.
n
CƯƠNG VỰC QUỐC
GIA
Biên giới thiên nhiên: Ở thời điểm lập quốc (2.879BC), di chuyển khó khăn, dân số
thưa thớt nên biên giới thiên nhiên là sông sâu và rộng, rừng rậm âm u và đèo núi
hiểm trở; nhất là vùng núi thắt lại được gọi là Ải.
Ø
Ải là chốt đóng quân để
ngăn chặn sự chuyển quân của giặc thù.
Nước Văn Lang được thành lập từ Liên Bang Việt gồm 15 tiểu
bang vào năm 2879BC để chống quân Ngô. Cương vực từ sông Tây Giang chảy
ra Hong Kong đến tận đèo Hải Vân ngày hôm nay. Phía Tây đến lưu vực sông Cửu
Long (Mékong)
Liên Bang Việt được lập vào năm 2.879BC, lúc đó có mời dân
Chàm vào Liên Bang thì họ từ chối. Lý do: Họ không muốn bóc lột sức dân để chi
phí cho tiền đồn là Tiểu Bang Lạc Việt (Quảng Ðông) và Tiểu Bang Âu Việt (Quảng
Tây).
Nhiệm vụ vua Hùng là biến Liên Bang Việt thành chủng tộc
Việt thuần nhất. Tức là làm sao để hòa đồng sắc tộc và hội nhập văn hóa để có
cuộc sống hài hòa và thăng tiến cùng văn minh khoa học.
Ø
Mục tiêu của con người
phải đạt tới là Tự Trọng (Văn Lang) và Cầu Tiến (Việt)
Lúc đầu nước Văn Lang gồm 15 sắc tộc; trong mỗi sắc tộc lại
có nhiều sắc dân nên ngày hôm nay có trên 56 sắc dân họp thành nước Việt Nam.
Biên giới phía Nam của nước Văn Lang là vùng đất Việt Thường
từ Thanh Hóa vào đến tận đèo Hải Vân (Thanh-Hóa, Nghệ-An, Hà-Tĩnh, Quảng-Bình,
Quảng-Trị và Thừa Thiên). Từ Hà-Tĩnh vào đến đèo Hải Vân (khi xưa gọi là Ải
Vân) là chiến khu Lâm-Âp (ấp chiến lược trong rừng) bất khả xâm phạm.
Sông Gianh là khúc
sông lịch sử thuộc trấn (tỉnh) Quảng Bình (Thị Trấn là Ðồng Hới); không những
giữa thời Trịnh Nguyễn phân tranh mà còn là lịch sử dưới thời nhà Ðường bị quân
Chiêm tấn chiếm vào cuối thế kỷ thứ 8 nữa. Sự tấn chiếm này là do lòng tham của
Triều Ðình Chiêm: Ðánh hôi, cướp đất. Chưa chắc là dân Chiêm đã muốn xâm lăng dân
Việt.
Người Chiêm lập quốc vào năm 40 sau thiên chúa để chống lại sự đổ bộ của Mã Viện vào Quy
Nhơn rồi đánh thốc lên chiến khu Lâm Ấp. Nếu nước Ðại Việt mất thì dân Chiêm
cũng nguy nên họ phải lập quốc. Vậy thì chiến khu Lâm Ấp cũng là chiến lũy bảo
vệ an bình cả cho dân Chiêm nữa. Cương vực nước Chiêm lúc ban dầu là: Từ đèo Hải
Vân (khi trước gọi là Ải Vân, ải là vùng đất hẹp, yết hầu khó đi qua, vân là mây;
tức chỗ này luôn luôn có sương mù) cho đến Bình Thuận (Phan Thiết); lúc đó thì Đồng
Nai chưa có, Sông Bé và Gia Định cũng không vì đất đang bồi còn chìm dưới biển.
Phan Thiết lúc đó là bờ biển.
Cương vực phía tây là Kontum, Gia Lai (Pleiku), Đắc Lắc (Buôn
Mê Thuột) và Lâm Đồng (Đà Lạt); bên kia là đất của người Chân Lạp (tức Khmer ngày
hôm nay).
Sau khi lập quốc thì người Chiêm tăng cường quân lực để
phòng thủ. Sau 400 năm lập quốc trong an bình, không bị xâm lăng nên Triều Ðình
Chiêm nảy sinh ý định bành trướng đất đai. Đánh phía bắc thì gặp chiến khu Lâm Ấp
không phá được. Đánh phía nam là biển nên bắt buộc phải đánh phía tây là đất chưa
có chủ để chiếm vùng Komponcham bắt người cướp của và lấn đất giành dân. Ở thời
điểm này thì người Khmer có danh xưng là người Chân Lạp.
Người
Chân Lạp lập quốc khoảng năm 450 để tự vệ
chống quân Chiêm, trung tâm chỉ huy đặt ở Bát-Xắc (phía bắc nước Khmer ngày hôm
nay). Ðịa bàn hoạt động nằm trong vùng Kông Pông Chàm. Sau đó vì bất đồng chánh
trị nên họ chia làm Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp. Về sau, vào đầu thế kỷ thứ 9
thì họ lại kết hợp làm một và đặt thủ đô ở Angkor.
Sau đó các hoàng thân lại tranh quyền tứ tung; phe thì nhờ
nước Xiêm-La, (Thái Lan) phe thì nhờ chúa Nguyễn nên đất nước suy vong, dân tình
nghèo khổ. Phải đợi đến người Pháp (1863) qua thì họ mới có một chánh phủ dể thở
hơn. Sau năm 1975 thì họ lại rơi vào tình cảnh diệt chủng bởi đám Khmer đỏ chỉ
huy bởi Pol Pot và Khieu Samphan.
Nên nhớ là chúa Nguyễn tự phong cho mình cái chức Chúa.
Trong thực tế thì chúa Nguyễn không đại diện cho dân Việt. Ở thời đó, đại bộ phận
dân Việt sống ở miền Bắc dưới triều Nhà Lê. Họ Trịnh được vua Lê phong cho chức
Chúa đàng hoàng; thay mình để quản trị đất nước...Vì thế nên công việc làm của
Chúa Nguyễn là công việc cá nhân chứ dân tộc không ủy thác bất cứ việc gì cả.
Dân tộc Việt bị tiêu hao tiềm lực là do chiến Lũy Đồng Hới,
một sáng tác kỳ diệu của ông Đào Duy Từ để làm cho đất nước chia đôi trong 200
năm với 10 trận chiến huynh đệ tương tàn khủng khiếp; đã cướp đi 10 triệu thanh
niên nam nữ, thành phần nồng cốt của dân tộc....Từ đó đến nay dân Việt lún sâu
trong hận thù và chậm tiến để đi dần đến tiêu vong..... nếu thế hệ chúng ta còn
thờ ơ với vận mạng của đất nước.
Trong
thời kỳ nước ta nô lệ nhà Ðường (618-907),
quân Nam Chiếu ở U Việt (Vân Nam) kéo xuống giải vây; quân Lâm Ấp (Việt Thường)
tiến lên phụ giúp cứu nguy vùng tạm chiếm. Quân sỹ nhà Ðường phải về doanh trại
khi trời tối. Như vậy là vùng duyên hải ở trong tình trạng sôi đậu: Ban ngày thì
quân nhà Ðường kiểm soát, ban đêm thì du kích Việt làm chủ. Vùng Vân Nam có
danh xưng từ thời Triệu Ðà (183BC), vì ở đó luôn luôn có mây che nên gọi là
vùng u-tối. U Việt có nghĩa là cố gắng vươn lên để thoát khỏi cảnh mây mù che
quanh năm.
Ø
Danh từ U Việt có từ ngày lập quốc 2.879BC,
danh từ Vân Nam có từ ngày Triệu Việt
Vương đăng quang (207BC)
Lợi dụng sự bỏ ngỏ của dân Việt Thường nên vào khoảng
800 sau tây lịch, quân Chiêm đánh chiếm vùng phía Nam của chiến khu là:
Thừa Thiên (châu Lý), Quảng Trị (châu Ô) và tỉnh Quảng Bình gồm 3 châu: Ðịa-Lý,
Ma-Linh và Bố-Chánh. Tên trong ngoặc là danh từ của người Chiêm đặt cho vùng đất
chiếm được của Việt Thường. Bố
Chánh nằm phía nam tỉnh Quảng-Bình. Ma Linh nằm trong
lòng tỉnh Quảng-Bình và Ðịa Lý nằm ở phía bắc Quảng-Bình. Ðiểm đặc biệt là dân Việt không kháng cự hay
lên tiếng đòi phần đất bị mất này cho mãi đến tận ngày công Chúa Huyền Trân cứu
nước hy sinh mới chuộc về được.
Ø Điểm này chứng tỏ dân Việt bị lép vế dưới sức mạnh của dân
Chiêm. Sợ Chiêm hơn sợ cọp
w
Chiêm và Việt: Ai xâm lăng ai?
Cuối đời
nhà Ðường, triều đình yếu kém nên các nơi (bên Tàu cũng như bên Ta) đều có
những khu kháng chiến để bảo vệ cuộc
sống của mình. Kẻ thống trị gọi là nội loạn, còn người bị trị thì nói là giành độc
lập. Sử gia Tàu gọi đó là thời đại Ngũ Quý, vì có 5 thế lực độc lập ở phía bắc
sông Dương Tử cũng như ở phía nam sông này.
Bên kia sông Dương Tử có nhà Lương (LIAO ở phía bắc
sông Hoàng Hà tới biên giới Mông Cổ và Mãn Thanh), nhà Hàn Chu (XIXIA ở
phía bắc thượng nguồn sông Hoàng Hà), nhà Tống (ở hạ lưu sông Dương Tử),
phía tây thì có OUÏGOURS HUANG TOU (ở vùng Tứ Xuyên, tức nước Sở có 4
con sông lớn xuyên qua), phía tây còn có vương quốc Thục (royaume TUBO). Vậy thì sử Trần Trọng Kim nói
Ta lệ thuộc nhà Lương là sai (phịa!)
Phía nam sông Dương Tử (chảy ra Thượng Hải) tới phía bắc
sông Tây Giang (chảy ra Hong Kong) cũng có 5 thế lực độc lập và tìm cách thanh
toán nhau. Ðó là: Sở (vùng Tứ Xuyên), Ngô (vùng Bách Việt, tức Hồ
Nam), Ngô-Việt (vùng Chiết Giang), Mân Việt ( vùng Phúc Kiến) và Nam
Hán (vùng Quảng Ðông).
Phần đất phía dưới Quảng Ðông là nước Ðại Việt (tức thời
Ðinh Tiên Hoàng Ðế) thì có 12 vùng kháng chiến chống nhà Ðường, mà người
Tàu gọi là Xứ Quân và nói rằng ông Ðinh Bộ Lĩnh (Ðinh Tiên Hoàng) đẹp loạn xứ
quân. Ðiều này phải xét lại: Ông Dương Diên Nghệ là 1 xứ quân, ông Ðinh
Bộ Lĩnh là 1 xứ quân.
Kiểu
Công Tiễn giết Dương Diên Nghệ rồi mời quân Nam Hán sang giúp sức. Ông Ngô
Quyền giết Kiểu Công Tiễn (938) và đánh tan quân Nam Hán nên gọi là Ngô Vương;
nhưng thực sự ông này chỉ làm chủ được vùng duyên hải nên chưa xưng vương.
Nam Hán
không dám thí quân vì sợ bị nuốt chửng bởi 4 thế lực kia, nên bỏ ý định xâm lăng.
Ðiểm này nói là dân Việt nô lệ quân Nam Hán cũng không đúng, đó là nói theo
luận điệu của người Tàu có máu xâm lăng.
Khi ông
Ngô Quyền mất thì con là Ngô-xương-Ngập tiếp nối công việc bỏ dở; nhưng vì tài
hèn sức mọn nên việc chẳng thành. Do đó xứ quân Ðinh Bộ Lĩnh mới vượt trội và
thống nhất quân lực làm một, dưới quyền chỉ đạo của mình. Thống nhất bằng chánh
trị hay quân sự thì chưa biết, giống như Thủ Tướng Ngô Ðinh Diệm (1955-1956) đã
thống nhất được các lượng lượng võ trang kháng chiến chống Pháp và Việt Cộng
vào Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam trong tinh thần kết hợp toàn dân chống Cộng.
Ðoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết, phải hay trái, mạnh hay yếu gì thì cũng bị
nuốt bởi Thực Dân Pháp hay Việt Cộng, hay cả hai (một cổ 2 tròng).
w
Khi ông
Ðinh Bộ Lĩnh giành được tự chủ, đặt đô tại Hoa Lư (Ninh Bình) thì không
thông hiếu với Chiêm (Chàm) mà cũng không đòi đất đã bị đánh hôi trong lúc bị
nhà Ðường thống trị. Tuy thống nhất lực lượng như quân Đại Cồ Việt còn rất yếu
so với quân Chiêm vì quân Chiêm độc lập từ ngày lập quốc (40AD) và chẳng bị ai đánh
cả. Họ lại chiếm cả khu Lâm Ấp của ta. Nhìn bản đồ thì đất đai của ta lúc đó bé
hơn nước Chiêm.
Lợi dụng thế yếu sau khi Ðinh Tiên Hoàng Ðế băng hà, người
Chiêm lại kéo binh thuyền tiến đánh Hoa Lư qua các cửa biển rồi tụ ở núi Non
Nước thị xã Ninh Bình, ngã ba sông Đáy và sông Vân Sàng. Lúc này Quảng Bình thuộc
đất Chiêm từ 180 năm (800-980) rồi nên đường thủy đi cũng gần. Theo kế hoạch hành
quân thì thủy binh Chiêm tiến đến Hoa Lư (kinh đô nhà Đinh) bằng cửa Ðại Ác để
vào sông Ðáy và cửa Càn (Thần Phù) Ninh Bình để vào sông Vân Sàng (sau khi qua
khúc sông mang tên là Càn Giang và Trinh Nữ). Hai binh thuyền này hội nhau ở
núi Non Nước (cách Hoa Lư 15 Km) rồi hợp lực tiến thẳng đến Hoa Lư.
Vì lòng trời không tựa nên khi hùng binh tiến đến Gián Khẩu
(1/3 đoạn đường phải đi) thì gặp bão, thuyền đắm mất nhiều nên phải tự động lui
binh.....Ðúng là:
"Sơn Hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng
hành khan thủ bại hư". (Lý Thường Kiệt)
Năm 981, chuyển sang đời Tiền Lê thì vua Lê Ðại Hành
(Lê Hoàn, 980-1005) sai sứ thông hiếu. Không những vua Chiêm không tiếp mà còn
nhốt tù xứ giả nữa...Ðây là hành động khiêu khích của kẻ khỏe.
Năm sau 982, để chứng tỏ thực lực của Ðại Việt, vua
Lê đem quân đi đánh nước Chiêm.
Biên
cương nước Chiêm lúc đó từ Quảng Bình đến tận Phan Thiết, phía tây đến Kontum,
Pleiku, Buôn Mê Thuột. Phía đông là biển. Kinh đô nước Chiêm thì ở Ðồng Dương
(thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay). Vua Lê Hoàn đánh thẳng vào Kinh Ðô; tuy thắng
trận nhưng vì nước còn yếu, chánh sự chưa ổn định nên phải trả lại sự tự chủ
cho dân Chiêm và rút quân về Hoa Lư. Trận đánh này chỉ có tính cách trừng phạt
chứ không có mục đích đòi lại đất cũ. Mà có đòi cũng không được vì đất nước còn
nhiều việc phải chấn chỉnh.
Sau khi
rút quân (983) về thì có người quản
giáp (có lẽ là vị tướng quân trang, quân khí, quân lương) là Lưu Kế Tông
không đồng ý nên trốn lại và cướp ngôi vua. Ðược tin này thì Vua Lê Ðại Hành
(Lê Hoàn) sai người ám sát Lưu Kế Tông rồi trao lại quyền cho dân tộc Chiêm, vì
sợ họ phục thù. Dân Chiêm tôn một người họ Chế lên làm vua. Người này
sinh quán ở Quy Nhơn nên chuyển đô về Phật Thệ (tức thành Chà Bàn).
Năm 1044, vua Chiêm lại gây hấn; vua Lý Thái Tôn thân
chinh đem quân đi đánh. Quân Chiêm dàn binh với khí thế ngất trời ở sông Chợ
Củi, chảy ra cửa Ðại-chiêm để nghênh chiến. Quân ta thắng trận và kéo thẳng đến
thành Chà Bàn (tức thành Ðồ Bàn, nay là thành Quy-nhơn). Xong việc chiến thắng
này thì vua Chiêm xin cam kết không gây can qua nữa. Bên ta lại lui binh mà
không hề nói tới mảnh đất bị đánh hôi trong thời nhà Ðường từ Quảng Bình xuống đến
đèo Hải Vân (tức Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên ngày hôm nay).
Năm 1069 nước Chiêm lại không chịu thần phục nữa, cắt
giao hiếu và tính gây hấn vì đã hồi phục được sức mạnh quân sự và kinh tế rồi.
Vua Lý Thánh Tôn đành phải cử danh tướng Lý Thường Kiệt (Thống Chế ngày hôm
nay) làm đội tiên phong, còn mình thì cầm đại binh.
Ngày 23 tháng Ba năm Kỷ Dậu (17 avril 1069) khai hỏa đánh tiền đồn thủy binh quân Chiêm ở cửa
Nhật Lệ (tỉnh Quảng Bình). Quân ta đại thắng.
Ngày 27 tháng Ba (21
avril 1069) tiến đánh cửa Tùng ở châu Ô (Quảng Trị).
Ngày mồng 3 tháng Tư (26
avril 1069) đánh cửa Thị Nại (Quy Nhơn). Sau đó tiến tới sông Tu-Mao, tướng
Chiêm là Bố-Bi-Ðà-La bày trận ở bờ sông để nghênh chiến. Vua Chiêm là Chế Củ đem gia đình bỏ chạy .....quân
ta vượt bến Ðồng La rồi tiến thẳng đến thành Ðồ Bàn (Phật Thệ), không còn gặp
sức kháng cự nào nữa. Dân chúng cũng không bỏ chạy như lần trước nữa.
Sử chép
là vào tháng Tư năm Kỷ Dậu (mai 1069), Lý thường Kiệt cho quân đuổi và bắt được
vua Chế Củ ở Phan-thiết thuộc châu Bôn-Ðà-Lãng. Ðể tạ tội thì Chế Củ đem 3 châu
dâng cho Ðại Việt làm lễ khao quân. Ba châu đó thuộc tỉnh Quảng Bình ngày hôm
nay (gồm Ðịa-lý, Ma-Linh, Bố-chính) và xin thần phục như trước. Châu Ma-linh đời
Lý đổi thành Minh-linh, đời Trần giữ nguyên, nhưng thời thuộc Minh đổi thành
Nam-linh. Ðời hậu Lê đổi thành 2 huyện Minh-linh và Do-linh. Châu Ðịa-lý đời Lý
gọi là Lâm-bình, đời Trần là Tân-bình, đời Lê đổi thành Tiên-bình, nay là phủ
Quảng-Ninh tỉnh Quảng-Bình. Còn châu Bố-chính đời Lý vẫn gọi là Bố-chính, thời
thuộc Minh gọi là Tân-bình, nay là huyện Quảng-trạch.
²
Như thế là đời nhà Lý (Mai 1069, thể kỷ thứ 11) mới đòi lại được
vùng đất Quảng-bình bị chiếm từ đời nhà Đường ở thế kỷ thứ 8 bằng quân sự sau 269
năm (800-1069) bị người Chiêm chiếm.
Ðến đời nhà Trần, năm Hưng Long thứ 14 (1307) Thái
Thượng Hoàng Nhân Tôn sang thăm giao hữu với vua Chế Mân sau khi đã liên minh đuổi
được quân Mông Cổ, giành lại độc lập cho cả 2 nước đồng minh trong cơn nguy
biến. Trong khi đàm đạo, không biết trao đổi ra sao mà vua Chế Mân đồng ý trả
lại 2 châu là Quảng-trị (châu Ô) và Thừa-Thiên (châu Lý) để đổi lấy công chúa
Huyền Trân sau 507 năm mất với người Chiêm (1307-800).
Bên
ngoài thì nói là đồ dẫn cưới (sính lễ), nhưng kỳ thực thì bên trong không phải
vậy. Lúc đó Chế Mân quá già mà Huyền Trân là đương thì nên không thể nói là ông
mê gái được. Ðúng ra thì phải nói là nhà Trần xin chuộc lại 2 châu Ô và
châu Lý bằng cách hiến dâng con gái của mình; nếu vậy thì quá mất mặt
trong khi vừa thắng quân Mông xong. Vậy thì lý do có lẽ là vua Chế Mân đã muốn
hoàn trả cho đất Việt 2 châu Ô và Lý nhưng chưa tìm ra lý do thỏa đáng. Và cũng
có thể là sau khi nuốt vùng Lâm-Ấp của Việt Thường (từ đèo Hải-vân lên đến Quảng
Bình vào thế kỷ thứ 8) thì người Chiêm bị phong tục Việt đồng hóa; vì thế nên
mới có trò sính lễ cưới để đẹp mặt đôi bên.
Ðây đúng
là dùng Chánh Trị để đòi lại vùng đất đã bị cưỡng chiếm; không mất một mũi tên,
không tốn một giọt máu mà 2 bên đều hả hê vui mừng cả.....Người thiệt duy nhất là
công chúa Huyền Trân bị dùng làm vật tế thần mà không ai nói tới. Người dân đôi
bên cũng chẳng thấy ai chống đối. Sau đó đổi tên châu Ô (Thừa Thiên) và
châu Lý (Quảng Trị) thành châu Thuận và châu Hóa (Huế),
tức là đồng thuận trở về đất mẹ.
Khi Chế Mân băng hà,
theo tục lệ người Chiêm thì Huyền Trân Công Chúa phải lên dàn thiêu sống. Nhưng
bên Ta đã tổ chức cướp Hoàng Hậu của vua Chiêm, vì thế nên có mối thù liên miên
không dứt. Con cháu Chế Mân cứ nghĩ đến chuyện chiếm lại đất của nước Ðại Việt
mà không hề suy hơn tính thiệt để đến nỗi bị xóa tên trên bản đồ trong vùng từ
năm 1471 bởi vua Lê Thánh Tông.
Năm 1313, vua Trần Anh Tôn phải đích thân đi chinh
phạt. Ðến Tân-bình (tức châu Ðịa-lý, nơi sông Gianh) thì chia quân làm 3 đạo
tiến thẳng đến kinh đô Chà-Bàn để 3 mặt giáp công (đường biển, đường núi ven
biên giới Lào và đường bộ trực chỉ). Vua Chiêm là Chế Chí phải đích thân ra
hàng và xin chịu thần phục như trước. Vua lại kéo quân về và trả nước cho họ Chế
cai trị.
Năm 1352, vua
Chiêm là Chế A-Na băng hà, rể là Trà Hòa Bố Ðể
cướp ngôi. Con Chế A-Na là Chế Mỗ sang cầu cứu.
Năm 1353, vua Trần Dụ Tôn sai đem quân đưa Chế Mỗ về phục
hồi quyền lực; nhưng bộ binh Việt tiến đến Cổ Lũy (sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi)
thì phải lui binh vì thuyền lương bị quân Chiêm đánh chìm. Thừa thắng xông lên,
quân Chiêm ra đánh châu Hóa (tức tỉnh Thừa-thiên, Huế), rồi giữ luôn không trả
cho nguyên chủ. Bên ta thì Trương Hán Siêu phải cực nhọc lắm mới giữ được châu
Thuận (Quảng Trị).
Năm 1362,
tình hình nguy khốn do quân Chiêm quấy phá. Quân Chiêm ra đánh đến Lâm Bình
(phía nam sông Gianh) thì thất bại nên quân Việt thừa thắng đưa Chế Mỗ lên
ngôi.
Năm 1367, quân Chiêm ra đánh Lâm Bình nhưng thất bại.
Năm 1368 vua sai tướng Trần Thế Hưng đem quân đi chinh phạt,
nhưng tới Chiêm Đổng (Quảng Nam) thì thua to mảnh giáp không còn, quân tan
không người trở về. Từ đây Chiêm Thành chuyển sang thế mạnh và uy hiếp dân
Việt.
Năm 1371 (avril), Chế Bồng Nga đem binh thuyền tiến đánh
Thăng Long qua cửa biển Ðại An (cửa sông
Ðáy; khi trước mang tên là Ðại Ác). Triều Ðình, Vua Tôi nhà Trần và các quan
Ðại Thần đều phải trốn chạy nhục nhã. Quân Chế Bồng Nga vào Thăng Long đốt phá
kinh thành rồi lui binh; nhưng không quên bắt theo một mớ thanh niên Nam và Nữ
về nước phục dịch.
Ø
Lúc này chắc là toàn dân Chiêm hả dạ, ca khúc khải hoàn
liên miên.
Năm 1375 vua Trần Duệ Tôn chuẩn bị binh mã đánh báo
thù. Tu bổ đường xá từ châu Cửu Chân (phía nam Thanh Hóa) đến núi Hoành Sơn
(sông Gianh) để làm đường chuyển quân. Công tác tiếp vận quân lương, quân nhu,
quân cụ và binh khí...tất cả đều trao cho Hồ Quý Ly đảm trách trong khúc đường
từ Nghệ An đến Tân Bình (bên kia sông Gianh).
Ðầu năm 1377 vua Duệ Tôn đem quân tiến thẳng đến Chà-bàn;
không ngờ bị phục binh của Chế Bồng Nga đánh úp thua to, vua bị bắt và bị chém
bêu đầu ở ngoài chợ.
Lúc này
chắc là dân Chiêm ăn mừng liên hoan không ngưng nghỉ để lấy khí thế cho quân
dân tái chinh phạt Thăng Long.
Năm sau 1378, Chế Bồng Nga lại đem quân chinh phạt Thăng
Long. Lúc này vua tôi bỏ chạy có cờ. Quân sỹ thì cố thủ không dám ra ngoài mở
cuộc tấn công. Chế Bồng Nga đánh phá Nghệ An rồi kéo thủy binh vào Thăng Long
bằng cửa Ðại An (sông Ðáy), chuyển qua sông Ðại Hoàng (khúc sông Hồng ở phía
bắc tỉnh Nam Ðịnh). Hồ Quý Ly, và Ðỗ Tử Bình lãnh quân thủy và bộ, chặn đánh ở
khúc sông Ngu Giang (thuộc Thanh Hóa), quân Chiêm thua nên phải lui binh.
Năm 1382, quân Chiêm lại tiến đánh Thanh Hóa. Hồ Quý
Ly đóng quân ở núi Hàm Rồng để thủ, và tướng Nguyễn Ða Phương đem thủy binh
trấn ở cửa Thần Phù (tỉnh Ninh Bình). Lúc đó nhánh sông Trinh Nữ có ngả thông
với sông Chính Ðại ở Thanh Hóa. Hiện nay thì ngả thông này đã bị lấp đi rồi.
Tướng Nguyễn Ða Phương dùng mưu thắng giặc nên bộ binh quân Chiêm
phải rút về. Lúc này binh lực quân Việt quá yếu, Quý Ly thì thủ, Ða Phương thì
dùng mưu để lừa địch tự ý rút lui.
Năm sau 1383, quân Chiêm lại tiến đánh Thanh Hóa, đại
thắng rồi kéo binh thẳng ra trừng phạt Thăng Long; Thủy Bộ đồng loạt tấn công.
Quân ta thua to mảnh giáp không còn; khi quân Chiêm rút lui thì họ lại đem theo
một mớ thanh niên Nam và Nữ về Ðồ Bàn để phục dịch.
Ø
Chắc dân Chiêm hả hê ăn
mừng chiến thắng lớn này.
Năm 1389 (novembre), sau 6 năm bổ xung quân số và
dưỡng binh thì quân Chiêm do Chế Bồng Nga thống lãnh, lại kéo
binh ra đánh Thanh Hóa, quân ta thua to. Quý Ly và tướng Phạm Văn Khải cùng
Nguyễn Ða Phương phải bỏ quân sỹ để chạy thoát thân; lớn chạy trước, bé chạy
sau.....quân hồi vô lệnh. Thừa thắng xông lên, binh thuyền Chế Bồng Nga kéo đến
uy hiếp Thăng Long. Vua Tôi và Quần Thần nhà Trần đều bỏ trốn để quân lính tự
chống đỡ một mình! Toàn thể binh lính Việt đều bị cấm trại và án binh bất động ở
thế tử thủ trong tình thế nguy khốn.
Do Tổ Tiên Phù Hộ nên Chế Bồng Nga đã làm nhục tên hầu trai
trước mặt mọi người, vì thế nó thù. Ðang đêm hắn trốn trại sang bên ta và cho
biết hết kế hoạch trận đánh hôm sau; ngoài ra còn chỉ điểm chiến thuyền chở Chế
Bồng Nga và hiệu lệnh ra sao nữa.
Ðược
tin này, quân ta gom hết tên lửa lại và khi lâm trận thì cứ nhè thuyền Chế Bồng
Nga mà nã bắn tới tấp. Rút cục Chế Bồng Nga bị chết cháy, quân Chiêm lui binh,
Thăng Long thoát nạn binh đao. Vua Tôi và Quần Thần lại lục tục kéo về....
Ø
Thật là nhục nhã cho dân Việt!
Khúc ngoặt của dân Chiêm: Khi lui binh về thì tướng La Khải cướp ngôi họ Chế mà dân
Chiêm không nói gì, họ cho đó là chuyện của bọn Triều Thần với nhau.
Năm 1400, lợi
dụng vua La Khải băng hà, Quý Ly sai tướng Ðỗ Mãn và Trần Tùng đem 15 vạn
(150.000) quân đi báo thù. Nhưng vì mất liên lạc với thuyền lương nên giữa đường
Trần Tùng phải lui binh. Thiếu tiếp ứng nên Ðỗ Mãn cũng lui binh luôn.
Năm 1402, Ðỗ Mãn được cấp binh đi đánh tiếp. Thắng
trận và buộc vua Chiêm là La Ba-đích đầu hàng và hiến đất Chiêm-đổng (Quảng
Nam) và Cổ-lũy (Quảng Ngãi).
Sau đó, vì chiến tranh liên miên với nước Chiêm làm tiêu hao
tiềm lực nên nước ta lại bị lệ thuộc nhà Minh. Nhân cơ hội này nước Chiêm lại đánh
và chiếm tới sông Bến Hải (thâu hồi tất cả các châu đã nộp khi trước).
Ðời Lê sơ (Lê Lợi) 1428
sau tây lịch, sau khi thắng quân Minh thì Ngài đòi lại đất Thuận Hóa và đặt
quan Lộ Tổng Quảng và Lộ Tri Phủ để đóng chốt ngăn chặn quân Chiêm. Mấy đời vua
sau cũng đi đánh Chiêm Thành, nhưng chỉ để giữ vững đất châu Hóa (Thừa-thiên)
mà thôi, chứ không hề có ý định chiếm đất phía nam đèo Hải Vân.
Năm 1446, là thời vua Lê Nhân Tôn mới có 5 tuổi: Quân
Chiêm lại quấy phá nên tướng Lê Thụ và Lê Khả đem binh đi đánh, chiếm được
Chiêm Ðổng (Quảng Nam) và Cổ Lũy (Quảng Ngãi) rồi thẳng đường đến cửa Thị Nại
(Quy Nhơn), chiếm được thành Chà Bàn. Bắt được cả vua Chiêm đem về Thăng Long.
Vua Lê Nhân Tôn (mới có 5 tuổi, mọi việc đều do Phụ Chính, tức ông ngoại quyết định
cả) lập cháu phế vương là La Quý Lai làm vua và trả lại đất đã chiếm là
Quảng Nam và Quảng Ngải, giữ giới tuyến là đèo Hải Vân như cũ.
Cước chú địa danh:
Thành
Chà Bàn là tên của người Chiêm đặt ra, người Việt mình chuyển âm thành Ðồ Bàn.
Về sau
vì chiến dịch diệt Chiêm nên năm 1469 vua Lê Thánh Tôn cho người vẽ bản đồ hành
quân với tên Việt để nếu có bị lộ thì quân Chiêm cũng không biết địa danh đó ở đâu.
Vì thế nên Chà Bàn đổi thành Quy Nhơn. Sau này 1802, khi Nguyễn Ánh diệt được
nhà Tây Sơn thì đổi thành Bình Định: Có nghĩa là đã bình định được "giặc"
Tây Sơn-coi sử nhà Nguyễn thì rõ.
Sau đó dòng dõi La Quý Lai bị lật đổ bởi Bàn La
Trà Duyệt.
Trà
Duyệt nhường ngôi cho con là Trà Toàn. Trà Toàn bắt đầu đánh canh bạc chót là
liên minh với nhà Minh bên Tàu để xóa bỏ nước Việt, một nửa thành Tàu và nửa còn
lại thành Chiêm....Quân Chiêm gặm nhấm đến tỉnh Nghệ An (Vinh), triều thần lo mất
ngủ. Vì lý do này nên Triều Thần ở Thăng Long mới đồng thanh quyết định giết
vua và Thái Hậu rồi đem kiệu ra đón hoàng tử Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tôn) về
lo việc nước....Khi trước, vua Lê Thánh Tôn (tức hoàng tử Tư Thành) đã bị vua
cha hạ lệnh giết, nhưng nhờ có Quốc Sư Nguyễn Trãi can thiệp nên chỉ bị khai
trừ ra khỏi hoàng tộc lúc còn sơ sinh. Mẹ con phải nương náu cửa Phật. Lẽ dĩ
nhiên là Ngài cũng ra điều kiện để tránh cảnh Kiêu Binh, cảnh vua Bồ Nhìn....Đây
là con dao 2 lưỡi, biết dùng thì tốt còn không thì mất mạng như chơi (chúng ta sẽ phân tích ở bài sau: Nguyên
nhân suy thoái để có thảm trạng ngày hôm nay)
P
Ðây cũng là khúc ngoặt
của lịch sử nước ta: Tâm Linh bắt đầu suy thoái từ đây.
P
Thảm trạng ngày hôm
nay cũng do đường lối chánh trị cứu nguy dân tộc lúc đó của vua Lê Thánh Tôn.
²
Năm 1470 (septembre) vua Trà Toàn tiếp tục cất binh
tiến đánh sau khi đã lấy được đất Thuận Hóa. Vì chủ trương chiếm đất để Chiêm
hóa dân Việt, nên lần này dùng bộ binh làm chủ lực chứ không phải thủy binh như
các vua trước, đánh phá, cướp bóc rồi trở về.
Lúc đó
vua Lê Thánh Tôn đã huấn luyện được 26 vạn (260.000) quân tinh nhuệ trong vòng
10 năm trị vì (1460-1470). Toàn quân được chia làm 2 cánh thủy (thủy binh) và bộ
(bộ binh) phối hợp đồng tiến để đánh thẳng vào Chà-bàn. Thủy binh cho chính
Ngài thân chinh đi thẳng vào thành Ðồ Bàn rồi đánh thốc lên để tạo thế gọng kìm.
Năm 1971, Trà Toàn say men chiến thắng, đã đánh chiếm
hết Nghệ An và sắp đào mả vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) ở Thanh Hóa nên hậu cứ mất mà
không hay. Đến khi biết thì quá trễ, lúc này Trà Toàn sai sứ giả đi thuyền, vượt
biển sang đảo Hải Nam để dâng sớ xin hiến nước Chiêm cho nhà Minh bên Tàu.
Vì mả tổ linh thiêng nên thuyền tuần duyên của ta vớ được,
bèn đốt sớ, giết sứ giả và làm đắm thuyền để phi tang. Sau đó sai người phi báo
ngay cho vua đang hành quân ở Quy Nhơn.
Nhận được tin này thì Ngài hết sức lo sợ, một mặt sai tốc
chiến, tốc thắng giết ngay Trà Toàn tại chiến trường, mặt khác đổi ý định đánh
trừng phạt như xưa thành đánh để hội nhập nước Chiêm với nước Việt làm một.
Chấm dứt vĩnh viễn nạn binh đao vì thù hận.
²
Vì thay đổi đường lối chính trị nên Ngài cho các vùng còn
lại (bằng 2/5 lãnh thổ nước Chiêm khi trước) được quyền tự trị dưới sự giám sát
của nhà vua (nghĩa là tự do sinh sống không phải đóng thuế cho trung ương), và
úy lạo dân Chiêm trong vùng chiếm đóng nên đời sống người dân Chiêm không bị
xáo trộn, không có cảnh bỏ nước ra đi. Thay vì gọi các vùng tự trị là châu thì
Ngài gọi là nước; nhưng trong thực tế thì cái quyền liên lạc với ngước ngoài đều
do Thăng Long quyết định cả, cái quyền thành lập quân đội cũng không có. Chỉ được
quyền sống theo văn hóa của mình mà thôi, điều này thì được tôn trọng triệt để.
Để tạo đời sống hài hòa giữa Việt và Chiêm thì Ngài đã áp dụng
chánh sách Hòa Đồng Sắc Tộc và Hội Nhập Văn Hoá. Người Chiêm được quyền đi thi
như người Việt, khi đỗ thì trở về vùng mình ở để chăm sóc cho dân của mình. Do đó
có đời sống an bình cho đến thời Trịnh Nguyễn phân tranh.
Vì nhu cầu chống Chúa Trịnh nên các "Chúa" nhà
Nguyễn đã bức hại dân Chiêm để gây xung khắc sắc tộc. Trên thực tế thì đây là hành
động của các chúa Nguyễn chứ không phải của dân Việt.....Bằng chứng: Đại bộ phận
dân Việt đều ở đàng ngoài dưới triều nhà Lê và Chúa Trịnh. Hơn nữa người Việt vốn
có tâm tính hiếu hòa, nhân bản và hiếu khách.
w
Sau khi Trà Toàn bị thanh toán thì vùng đất chiếm được từ đèo
Hải Vân xuống đến Quy Nhơn được gọi là vùng Quảng Nam, người dân sống trong
vùng đó được quyền thi Hương để lấy bằng Tú Tài hay Cử Nhân quản trị đất nước
(tương đương với Học Viện Quốc Gia Hành Chánh). Quảng Nam theo nghĩa tiếng Việt
khi đó có nghĩa là một vùng trù phú rộng lớn ở phía nam; như chữ Quảng Đông và
Quảng Tây người Việt gọi là lưỡng Quảng thì người Tàu gọi là lưỡng Việt -coi thêm
cuốn Phan Bội Châu Tự Phán.
Theo quy luật thi cử thời đó thì: Sau khi ban Giám Khảo chấm
đậu (vua không có quyền can thiệp vào việc chấm thi) thì mặc nhiên được nhà vua
bổ nhiệm làm quan trong vùng nguyên quán của mình để hòa đồng sắc tộc, bảo vệ
cuộc sống hài hòa và thăng tiến. Vùng còn lại có diện tích bằng 2/5 nước Chiêm
thì chia làm 3 châu hưởng quy chế Tự Trị. Ðó là:
P
Từ Phú Yên (Tuy Hòa) vào đến hết Khánh Hòa
(Nha Trang) là vùng Hoa Anh, người ta quen gọi là nước Hoa Anh.
P
Vùng Phan Rang và Phan Thiết (hay Phan Rí) là
vùng Chiêm Thành mà người ta gọi
là nước Chiêm Thành (có tháp Chàm).
P
Vùng
phía tây (Komtum, Pleiku, Ðà Lạt, Buôn Mê Thuột) gọi là vùng Nam Bàn hay nước Nam Bàn.
Vì muốn Hội Nhập mọi sắc dân nên vua Lê Thánh Tông ban hành
bộ Luật Hồng Ðức để mọi công dân được hưởng quyền lợi như nhau và có cùng chung
một trách nhiệm đối với đất nước. Vì thế nên mọi người đều an vui chấp nhận các
nền văn hóa khác biệt của nhau. Coi bộ Luật Hồng Ðức thì rõ.
Về sau, vì Chúa Nguyễn cần tạo uy quyền cho dòng họ mình để đối
đầu với họ Trịnh, nên đã bức bách dân nước Hoa Anh và nước Chiêm Thành với
chánh sách ÐỒNG HÓA nên họ bỏ nước vào tỵ nạn ở nước Nam Bàn (tức vùng Tây
Nguyên ngày hôm nay- có mỏ Bauxite).
Ngày hôm nay Việt Cộng cũng muốn Ðồng Hóa Việt thành Tàu với
văn hóa ngoại lai (Mác, Lê, Mao) nên đã bức bách mọi sắc dân mà trong đó sắc
dân ở Tây Nguyên lãnh phần thiệt thòi nhiều nhất. Nếu vùng Tây Nguyên này bị
giặc Tàu khống chế thì toàn thể nước Việt sẽ bị Tàu hóa rồi đi đến tiêu vong.
Vì vậy phải tạo cuộc sống hài hòa bằng cách hội nhập văn hóa và hoà đồng sắc tộc thì mới chung sống hài hòa với
nhau được; còn chia rẽ là chết không kịp ngáp, dù là sắc dân nào thì cũng thế
mà thôi.
Sắc tộc là người dân đang sinh sống trên mảnh đất Việt Nam mà
không có quê hưong nào khác ngoài nước Việt.
Kiều dân là người nước ngoài, đã có quê hương của mình nhưng
sinh sống trên mảnh đất Việt Nam thì theo quy chế cư trú. Đừng để kiều dân Tàu
sinh sống trên đất nước Việt Nam lài biến thành vùng Tự Trị như kiểu SINGAPOUR.
Singapour khi trước thuộc đất Mã Lai, khi người Anh thống trị thì họ mở thương
cảng lấy tên là Singapour rồi cho người Tàu đến lập nghiệp. Khi trả độc lập thì
người Tàu ở Singapour đòi tự quản với sự nâng đỡ của người Anh; sau này, khi cần
thì Singapour có thể là căn cứ quân sự của Bắc Kinh.
Cùng thời thì Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bắt người Tàu ở
Saigon và Chợ Lớn phải Hồi Tịch và chỉ cho phép người Tàu được hoạt động trong
một số nghề để kiếm sống. Cấm người Tàu mở trường Tàu và để bảng hiệu bằng chữ
Tàu, đồng thời mở trường Việt miễn phí để cưỡng bách giáo dục cho người hồi tịch.
Con trẻ Việt được quyền học chung với điều kiện phải là thành phần xuất sắc để
các bạn hồi tịch noi theo.
Nay chúng
ta rút tỉa được kinh nghiệm gì để giải quyết các trung tâm Hoa Kiều biệt lập do
Việt Cộng dựng lên để đồng hóa người Việt thành Tàu như thời Mã Viện?
Nên
nhớ rằng: Vùng Hoa Nam, tức phía nam sông
Dương Tử, khi trước thuộc nước Văn Lang (từ 600BC) nay người Tàu gọi là dân
Giang Nam hay La Chine du Sud. Họ thuộc sắc dân người Hoa gốc Việt. Nay họ trở lại làm người Việt thì tây phương gọi là Hồi Tịch, còn dân Việt thì gọi là Về Nguồn để cùng đồng bào bảo vệ nếp sống
nông nghiệp của Bách Việt trong cái nôi chưa bịa Hán Hóa. Chúng ta không thể gọi
họ là người Việt gốc Hoa hay gốc Tàu được. Tàu hay Hoa là sắc dân sinh đẻ trong
địa phận nhà Chu, tức ở lưu vực sông Hoàng Hà. Tàu là danh từ Triệu Việt Vương đặt
cho quân xâm lăng vào năm 182BC, còn Hoa là nói tắt của danh từ Trung Hoa
(trung tâm tinh hoa của vũ trụ) được Lã hậu tự đặt cho triều đại nhà Hán cái
quyền đi xâm lăng nước người dưới cái "bùa" đem ánh sáng văn minh để
khai phóng cho dân Di ở phía nam. Ở đó có Miêu tộc sống bằng nghề nông, nhưng
người Tàu phát âm chữ Miêu thành chữ Man; về sau dân Việt nhại lại thành chữ Mán.
Người Việt hân hoan đóng nhận những người hồi tịch, nên tự
trong lòng đã dành danh từ triều mến, trân quý và thân thương cho họ. Còn người
Tàu thì sỉ vả dân trở về nguồn là Bái Tổ
Quy Tông; nghĩa là đã biết hối lỗi: Nay lạy Tổ xin tha tội bỏ đi và cho phép
quay về Tông đường của mình.
Mặc dù danh từ Ngoại Giao của nhà cầm quyền khác với danh từ
dân gian nhưng người Việt không bao giờ có danh từ trịch-thượng xỉ-vả người ta
như não trạng người Tàu. Đó là sự khác biệt nếp sống Nông Nghiệp (Việt: Nhân bản)
với nếp sống Du-mục (Tàu: Bạo lực)...Vậy thì chỉ có tiêu diệt nhau chứ làm sao
mà chung sống hòa bình với nhau được? Ngoại trừ người Tàu phải bỏ não trạng trịch-thượng
đi thì mới có thể có xã hội hài-hòa được.
w
ĐẤT PHÙ
NAM
DANH XƯNG THEO THỜI ĐẠI
·
Lý và
Làng
Khi nước Văn
Lang được thành lập (2.879BC) theo kiểu Liên Bang thì lấy đơn vị chung là Làng thay cho Lý, cho Buôn, cho Bản...đã
có sẵn từ trước.
Trong Lý thì có
ông Lý Trưởng, trong Bản thì có ông Quan Lang; vì hội nhập văn hóa nên mọi cách
tổ chức vẫn giữ nguyên trạng, vì thế cho nên không có ông Làng Trưởng mà trong
làng lại có ông Lý Trưởng, có ông Quan Lang...
Lý là một dặm
(1,6Km) như Hải Lý dùng cho thủy lộ; kinh lý là Triều Đình đi xem xét công việc
làm của từng làng ...Do đó nhà Trần mới lập ra cái Đình để phái đoàn thanh tra có
chỗ cư trú lo việc cho dân. Như vậy là nhà Trần đã có cuộc thanh tra định kỳ.
Khi không có phái đoàn thì cái đình được dùng vào việc họp chợ, họp làng.
Nhà Tây Sơn, vì
cưỡng bách giáo dục nên biến cái Đình thành các lớp học; đây là ý kiến của ông
Ngô Thì Nhiệm lo việc mở mang dân trí.
Nhiều làng họp
lại thành một tiểu bang gọi là Bộ Lạc. Tổ chức hành chánh trong một Bộ Lạc thì
có Lãnh Vương được giúp bởi Lạc Hầu (văn thần) và Lạc Tướng (võ thần). Do đó mới
có chữ Xã Hội. Xã là làng. Xã Hội là tập họp các xã lại thành Tiểu Bang (Bộ Lạc)
·
Trấn và
Tỉnh:
Về sau đời sống
phức tạp nên đẻ ra TRẤN, và trong một Bộ Lạc có nhiều Trấn. Trấn có nghĩa là chặn
lại, tức là đủ sức để tự vệ khi bị xâm lăng. Dưới thời Minh Mạng thì đổi thành
Tỉnh.
Ø
Tỉnh là tiếng Tàu, và cũng là đơn vị hành chánh
của Tàu.
·
Trấn,
Châu, Phủ, Huyện và Quận:
- Tùy
theo triều đại nên chữ Trần được đổi thành chữ Châu. Thời Hồng Đức (1470) thì
chữ Châu ngang với chữ Phủ. Phủ là một Huyện đông dân ở miền xuôi (Kinh), còn
Châu là một Phủ của sắc dân sống trên miền ngược (Thượng)
- Sau
đó ít lâu, dân cư đông đúc, để tiện việc hành chánh nên nguời ta lại vẽ lại và
trả lại tên cho TRẤN. Lúc này một Trần lại được chia ra làm nhiều khu tùy số dân
cư hay tùy người Kinh (miền suôi) hay người Thượng (mạn ngược) mà gọi là: Châu,
Phủ hay Huyện rồi đến Tổng, đến Làng đến xóm....Vì vậy đọc tên một vùng hành chánh
thì nên xem tên đó thuộc Triều đại nào thì mới định được tầm quan trọng của một
vùng hành chánh.
·
Lãnh
Vương và Quân Vương:
Thời kỳ nô lệ
thì có Quân Vương lãnh đạo kháng chiến võ trang, lúc này chưa có Lãnh Vương và
cũng chẳng có Lạc Hầu. Quân Vương là Lãnh Tụ kháng chiến.
ĐỊA LÝ
Phù Nam là đất bồi ở phương
nam, tức đồng bằng sông Cửu Long ngày hôm nay.
Tới năm 1471 thì đất Phù Nam
còn chìm trong biển. Nước biển tiến tới Bình Thuận, Tonlé Sap. Đảo Phú Quốc còn
ở xa tít ngoài biển, chỉ có dân đánh cá tá túc khi biển động.
Thời Minh Hương (boat people
nhà Minh tránh nạn nhà Thanh vào năm 1628) có binh thuyền tỵ nạn của Mạc Cửu (người
nhà Minh) đến phá rừng lập đô thị ở Hà Tiên là đất vô chủ nên gọi là Minh Hương.
Chữ Hương có nghĩa là vùng, như quê hương, tha hương cầu thực. Quê hương là vùng
mình sinh đẻ, còn tha hương là vùng quê của người khác. Minh là người Ngô dưới
triều đại nhà Minh.
³
Năm 1471 vua Lê Thánh Tôn hội
nhập nước Chiêm vào nước Đại Việt theo chánh sách Hòa Đồng Sắc Tộc và Hội Nhập
Văn Hóa thì nước biển tiến tới tỉnh Bình
Thuận (Phan Thiết hay Phan Rí) và biển hồ Tonlé Sap. Vùng đất đồng bằng sông Cửu
Long đang được bồi nhưng chưa ở được. Lúc đó Phnom Pênh là bờ biển.
Chiếu theo luật biển xưa cũng
như nay thì đất bồi ở phương nam, tức đất Phù Nam thuộc thềm lục địa của cả 2 nước
Chiêm và Chân Lạp. Miền Đông thuộc nước Chiêm và miền Tây thuộc Chân Lạp (tức
Khmer). Dân đông thì di xuống khẩn hoang, ai đến trước thì đất của ngưới đó.
Lúc này dân Chân Lạp có nhiều
lắm là 3 triệu người; khai khẩn vùng đất hiện có của mình cũng chưa xong thì làm
gì mà vươn ra tới phía đông được. Lúc đó chúa Nguyễn vì phải phòng thủ phía sông
Gianh để ngăn quân Trịnh nên cũng không có người đi khẩn hoang; do đó mới cưỡng
bức dân Chiêm ở Hoa Anh (Phú yên và Khánh Hòa) và ở Chiêm Thành (Ninh Thuận và
Bình Thuận) nam tiến để khai khẩn vùng đất bồi (Phù nam) lấy tài nguyên để cung
ứng cho nhu cầu chiến trường chống quân Trịnh. Khai phá vùng đất bồi như Cà Mâu
ngày hôm nay là cả một sự vất vả và nguy hiểm đến sinh mạng do muỗi độc đốt, rắn
rết thuồng-luồng ba-ba ăn thịt, thú rừng đến phá hoại không yên; nước uống thì độc
địa. Khi hành quân vào vùng Cà Mâu thì lính Mỹ chỉ chịu được có 7 ngày là phải
lui binh.
Dưới thời vua Lê Thánh Tôn (1471)
thì Hoa Anh và Chiêm Thành là vùng tự trị nên dễ thở và không nghĩ đến chuyện tỵ
nạn hay chống đối chi cả. Về sau, vì nhu cầu chiến trường nên dưới thời Chúa
Nguyễn họ bị bức hại. Phần tử chống đối thì di sang vùng tự trị Nam Bàn
(Pleiku, Kontum, Buôn Mê Thuột) để định cư.
Ý NGHĨA DANH TỪ THỜI XƯA
·
Lâm-ấp: Chiến khu trong rừng, bất khả xâm
phạm thuộc vùng Việt Thường, một tiểu bang của nước Văn Lang. Lãnh vực Việt Thường
từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân ngày hôm nay.
·
Chiến khu Lâm Ấp chiếm một dẻo rừng núi hiểm
trở từ Hà Tĩnh đến đèo Hải Vân
·
Danh xưng của chữ Bộ Lạc: Bộ Lạc là tiểu
bang. Bộ là vùng; Lạc là yên vui.
Dưới thời nô
lệ thì Thực Dân Pháp dịch chữ Bộ Lạc sang chữ Tribu để hạ nhục dân Việt. Chữ
Tribu là Tù; trong một Tù thì có Tù Trưởng, không có văn thần và võ thần như một
quốc gia. Theo lời nói người xưa thì: Trong một Bộ Lạc có ông Lãnh Vương (nguyên
thủ), có Lạc Hầu (quan văn) và Lạc Tướng (quan võ) để bảo vệ và xây dựng đất nước.
Lúc
đầu (2.879BC) nước Văn Lang có 15 tiểu bang (lúc đó gọi là Bộ Lạc), mỗi Bộ Lạc
phải tự đặt cho mình một cái tên trong đó có chữ Việt để ngụ ý tiểu bang của mình
có đặc thù gì như: Lạc Việt, Âu Việt, U Việt, Việt Điền.......Việt Thường. Việt
có nghĩa là vượt mọi khó khăn để tiến bằng người, không nhanh mà cũng chẳng chậm.
Tức Cầu tiến
Vào
năm 600BC mở thêm 3 tiểu bang là Ngô-việt, Bách-việt và Mân-việt thành 18 tiểu
bang, sau khi Việt Vương Câu Tiễn vùng Lạc Việt đánh chiếm nước Ngô của Phù Sai
để chấm dứt vỉnh viễn nạn binh đao vì hận thù. Chánh sách là Hoà Đồng Sắc Tộc và
Hội Nhập Văn Hóa để có cuộc sống hài hòa giữa các sắc dân với nhau.
Về
sau con cháu để mất 7 tiểu bang dưới triều nhà Thanh 1628 sau tây lịch.
Bảy tiểu bang
đó là: Ngô-việt, Bách-việt, Mân-việt và đảo Hải Nam (Hải-việt?) nên chỉ còn 11
tiểu bang.
Năm
1471 bình được Chiêm Thành nên đặt
thành vùng Quảng Nam (tức Chiêm-việt: người Việt gốc Chiêm) thành 12 tiểu bang
cho đến ngày hôm nay (2014).
Về
sau chúa Nguyễn khai phá vùng đất bồi, không người ở nên có thêm 1 hay 2 hay 3
tiểu bang nữa. Tiểu Bang sau cùng là Trấn Hà Tiên do Mạc Cửu người Minh Hương
di tới được phong làm Tổng Trấn (vậy tạm gọi là Minh-việt). Việc phong cho Mạc
Cửu làm Tổng Binh chứng tỏ là các chúa Nguyễn thiếu người quản trị vùng đất bồi.
Minh
là người dân của triều nhà Minh di tới vào khoảng năm 1628 sau tây lịch. Triều đại
nhà Minh trị vì được 260 năm (từ năm 1368 tới năm1628)
²
Khai hoang
đất Phù Nam
Phù Nam là đất bồi ở phương
nam. Tức đồng bằng sông Cửu Long, phần đất miền Đông thuộc nước Chiêm, phần đất
miền Tây thuộc Chân Lạp.
Các hoang đảo như Phú Quốc, Côn
Sơn dân chài lưới nào định cư ở đó thì đảo đó của người nước đó. Các đảo này cũng
cần phải khai hoang giết rắn rết, cá sấu, ba-ba.... và thú dữ thì mới thành đất
lành chim đậu được. Do đó đảo Phú Quốc và đảo Côn Sơn thuộc người Việt.
Các đảo san hô không người cư
ngụ thưòng xuyên thì phải chiếu theo công ước quốc tế về thềm lục địa, hải phận
kinh tế......Vì vậy người Khmer không thể nhận xít lục tỉnh là đất của họ. Bây
giờ thì Phú Quốc cách xa đất liền, mai này đất bồi biến Phú Quốc thành một vùng
lọt thỏm trong đất Khmer thì không biết lúc đó tính sao? Phú Quốc là một vùng đất
Việt trong lãnh thổ Khmer; hay Khmer phải trả vùng đất bồi phía nam (Phù Nam) cho đảo Phú Quốc?
Vết dàu loang:
Thoạt đầu chúa Nguyển thành lập:
Phủ Phú Yên, Phủ Bình Khang và Phủ
Diên Khánh thuộc vùng tự trị Hoa Anh
(Phú yên và Khánh Hòa) bị Chúa Nguyễn dùng cường quyền áp bức trước tiên, biến
vùng tự trị thành vùng bị đồng hóa. Những người không theo thì vào vùng Nam Bàn
tỵ nạn. Nam Bàn là vùng Kontum, Pleiku, Buôn Mê Thuột. Việc sát nhập này không
mấy khó khăn, nhưng gây nhiều bất hòa cho đến tận ngày hôm nay.
Sau khi yên vị thì lại gậm thêm
Phủ Bình Thuận thuộc vùng tự trị Chiêm Thành (Phan Rang và Phan Thiết). Những
người không theo thì vào vùng Nam Bàn mà tỵ nạn.
Sau khi ổn định đuợc 2 vùng tư trị
kể trên thì Chúa Nguyễn lại đi một bước xa hơn là bắt người dân Chiêm ở đó làm
nô lệ đi khai phá vùng đất bồi phía nam (Phù Nam) để lập thêm Phủ, Châu hay Trấn
mới theo sự quan trọng của diện tích đất bồi như:
Phủ Gia Định (Đồng Nai) : Biên Hòa, Gia
Định
Dưới thời chúa Nguyễn Hiếu
Minh, dân Chiêm thuộc vùng Hoa Anh và Chiêm Thành bị cưỡng bách đi làm lao nô để
khai phá đất bồi ở Đồng Nai lập nên phủ Gia Định. Tổng hành dinh là đất Đồng
Nai.
Công việc rất nặng nhọc: Giết rắn
rết, cá sấu, ba-ba...và thú dữ, chặt cây làm nhà, vượt đất làm nền, canh tác đất
đai và những việc nặng nhọc khác. Tuy không phải là rừng thiêng nước độc nhưng
muỗi cắn cũng đủ chết, nước uống không những thiếu mà còn độc địa do đất phù sa
gây ra....Ngoài ra còn phải đuổi người Côn-man (tức dân chài lưới sừng sỏ) ra
khỏi những nơi trú ẩn khi trời bão tố gây đắm thuyền. Khai phá xong thì trao lại
cho dân Việt quản lý (bóc lột giống Việt Cộng: Nhân Dân làm chủ, Chánh Phủ thu
hoạch, Đảng quản lý)
Châu Định Viễn (Vĩnh Long) : Định
Tường, Châu Đốc và Vĩnh Long
Sau Phủ Gia Định lại khai thêm
Châu Định-viễn (tức Vĩnh Long), công việc cũng cực nhọc như vậy là do dân Chiêm
làm hết. Khi hoàn thành thì dân Việt lại đến tiếp thu (bóc lột). Đến đây thì sức
cùng lực kiệt chú Nguyễn không thể bót lột được nữa..
Trấn Hà-tiên
(Trấn
chứ không phải Châu hay Phủ)
Lúc này (1628 sau tây lịch) bên
nước Tàu nhà Thanh diệt nhà Minh.
Binh đội Mạc Cửu không chịu đầu hàng
nên kéo binh đoàn đến hạ trại ở khu đất Hà Tiên. Lúc đó Hà Tiên là đất vô chủ nên
binh đoàn Mạc Cửu yên ổn làm ăn, biến đồng lầy thành khu trù phú.
Sau khi khai hoang, diệt rắn
rết, thuồng luồng, ba ba.. và thú rừng thì lập cảng làm nơi buôn bán để thuyền
bè qua lại tá túc, trao đổi hàng hóa và du hý bằng các song bạc cùng làu xanh.
Làm ăn đang phát đạt thì bọn
lính ở Phnom Pênh qua đánh phá. Bọn Mạc Cửu chống đỡ giỏi. Tuy đánh lui được người
Chân Lạp nhưng thuyền bè qua lại thưa dần vì không có an ninh. Do đó kinh tế tụt
dốc không thắng.
Để phục hồi lại an bình thì Mạc
Cửu đến điều đình với chúa Nguyễn là biếu chúa Nguyễn Trấn Hà Tiên và chịu nộp
hoa lợi hàng tháng; với điều kiện quân nhà Nguyễn bảo vệ an ninh để họ còn khai
thác các thuơng thuyền. Hai bên đồng thuận nên quân Chân lạp không dám sang cướp
phá nữa. Nhưng chính Chúa Nguyễn cũng thiếu người nên phong ngay cho Mạc Cửu làm
Tổng Binh cai quản Trấn Hà Tiên
Thường thường thì chữ Trấn dùng để
chỉ một vùng có binh đao cần phải ngăn lại. Còn chữ Phủ hay Châu là một vùng đất
an bình. Vì vậy nên các chúa đã đặt là: Phủ Gia Định, Châu Định Viễn, nhưng Trấn
Hà Tiên chứ không phải Châu Hà Tiên.
w
Tài liệu tham khảo:
P
Lịch Triều Hiến Chương
Loại Chí, mục Dư Ðịa Chí của Phan Huy Chú viết xong vào năm Minh Mạng thứ hai
(1821). Thời gian viết là 10 năm (1809-1819). Vì thế nên soạn giả chỉ nói đến
hết nhà hậu Lê rồi thôi, không được nói đến nhà Tây Sơn kẻ thù bất cộng đái thiên
của Triều Nguyễn Gia Long; lẽ dĩ nhiên cũng không được nói đến nhà Trịnh ở phía
bắc sông Gianh.
P
Việt Nam Sử Lược Trần
Trọng Kim (yếm thế), viết dưới thời nô lệ người Pháp. Có được Thực Dân Pháp
chấp nhận thì sách mới được in để phổ biến.
Ðặc điểm: Tài liệu
lấy từ Bắc Kinh: Vừa thiếu, vừa sai (theo nhận định của tác giả Trần Trọng Kim
trong lời Tựa)...Khi đọc phải thật thận trọng vì tác giả có tư tưởng yếm thế;
cái gì của người Việt cũng dở cũng tồi; tất cả đều bắt chước người Tàu! Hơn
nữa, tác giả không phải là nhà sử gia, quân sự gia, kinh tế gia hay chánh trị
gia nên lời bàn bị giới hạn bởi kiến thức.
P
Ðất nước Việt Nam qua
các đời vua của Ðào Duy Anh viết dưới chế độ Việt Cộng nên lời văn phải phù hợp
với thời đại nịnh Bắc Kinh của đảng cầm quyền thì mới được in ra thành sách bởi
nhà xuất bản Thuận Hóa ở Huế năm 1994; từ trang 223 đến trang 239.
Cước
chú: Ấn hành chiếu lệ nên chỉ có 1.000
bản cho dân số 80 triệu người, phổ biến hạn hẹp. Ông Ðào Duy Anh ăn lương để
nghiên cứu đề tài do đảng Việt Cộng chọn, do đó Việt Cộng phải cho in để lấy
tiếng là trọng dụng hiền tài, chứ sự thực là úm nhân tài. Vì thư viện và cơ
quan nhà nước đã trưng mua gấn hết và để ở đáy tủ rồi, còn ít bản lọt lưới ra
ngoài nên ít người biết đến cuốn sách này.
P
Lê Hoa Ngoại Tộc phát
hành ở San Diego (Mỹ). Ðây là nội san của con cháu và dòng họ nội ngoại, xa gần
với Ðại Vương Lê Lợi; phổ biến trong dòng họ nhà Lê nên ít người biết. Họ muốn
phổ biến rộng ra ngoài nhưng thiếu ngân quỹ. In để phổ biến những chuyện chánh
trị mà chỉ có Hoàng Tộc mới biết mà thôi như: Tại sao trong khi Hoàng Cung đang
giết nhau để tranh ngôi báu mà quần thần lại dám giết vua cùng Thái Hậu rồi đem
kiệu ra rước Hoàng Tử Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tôn) về làm vua? Nhất là ông này
đã bị vua cha khai trừ ra khỏi Hoàng tộc. nếu ông ta khước từ thì sao?
Suy ra là: Nước đang có biến loạn to và người được thỉnh
cũng đòi điều kiện để tránh nạn kiêu binh và làm vua bồ nhìn như Trịnh
Khải.....Hai bên ưng thuận thì mới có chuyện lên ngôi nhận lãnh trách nhiệm
trước toàn dân.
w
Phần
3: Trau dồi kiến thức
Trả lại sự thật cho lịch sử là điều cần phải làm để hóa giải
những oan khuất, những oán thù, những bất công thì mới hy vọng có cuộc sống hài
hòa giữa các sắc tộc được.
Cuộc sống
hài hòa phải bắt nguồn từ cuộc sống: Hoà Đồng Sắc Tộc và Hội Nhập Văn Hóa trong
tư thế bình đẳng. Thiết nghĩ đây là một giải pháp tốt cho cuộc sống hạnh phúc của
loài người trong thế toàn cầu hóa đang đi tới.
Mọi sự
khích-bác, tự-tôn, háo-thắng đều đem khổ hạnh đến cho nhân loại.
Nên nhớ
là đẻ nhiều để bần-cùng hóa nhân loại cũng là một vũ khí để tồn tại của kẻ yếu,
của kẻ bị cường quyền bức bách.
Ø
Do đó một nền giáo dục nhân bản và nhân vị là điều cần phải
làm ngay để tránh thảm họa gây ra tận thế. Nền giáo dục này rất cần một chương
trình thuần nhất cho nhân loại và một phương cách giảng dạy hữu hiệu cho từng
vùng một.
²
Ngày xưa hầu hết các danh xưng về con người, về đất đai, về
thể chế hay về uy quyền đều hàm chứa một ý nghĩa nào đó. Nay chúng ta truy lùng
các ý nghĩa đó thì sẽ thấy rõ một phần nào về sự xâm chiếm đất đai và văn hóa của
nhau
Nước Chàm hay nước
Chiêm Thành là một, nhưng có 2 danh
xưng khác nhau.
Danh từ người Chàm, người Chiêm phát xuất từ đâu thì không
rõ; nhưng có lẽ danh từ Chiêm là do họ đặt cho chính họ, còn danh từ Chàm là người
Việt đặt theo nước da ngăm ngăm nâu của họ chăng? Chữ CHIÊM có nghĩa là ngưỡng-mộ
như chiêm-ngưỡng, chiêm-bái; vậy chữ CHIÊM là chuyển nghĩa từ danh từ nước họ sang danh từ nước Việt....Giống
như danh từ người TRUNG HOA là chuyển
nghĩa của tiếng nước họ sang tiếng Việt.
Danh từ người TRUNG HOA gọi tắt là người HOA, là danh xưng
do Lã Hậu tự đặt cho dân dưới triều nhà Tây Hán (183BC) để lấy cớ đi xâm lăng các
nước xung quanh toàn là một lũ Rợ (bắc)
Quỷ (tây) và Di (nam).
Trung Hoa có nghĩa là trung tâm tinh hoa của
vũ trụ, người Pháp chuyển nghĩa
thành l'Empire du Milieu, tức cái rốn
của vũ trụ theo quan niệm Trời tròn Đất vuông, trời che đất chở.
Đi hết đất thì tới biển, hết biển thì đến chân trời
(horizon). Tới chân trời thì leo lên bàu trời (le ciel) ở đó có Thiên Đình, có
Nam Tào, có Bắc Đẩu, có ông Thiên Lôi (foudre) có bà La Sát như triều đình ở trần
gian vậy. Tối thì ông trời đi ngủ, ngày thì ông dạy và chỉ thò mỗi cái mặt ra để
quan sát hành động của từng ngưới dưới thế gian nên ta gọi Mặt Trời (mặt của ông
trời, tức là Thượng Hoàng Ngọc Đế nhận sớ Táo Công mỗi năm một lần....Phong tục
này phát xuất từ đâu thì chưa biết, nhưng tập tục này còn tồn tại cho tới ngày
hôm nay;
Đời sống của loài người thì gọi là Trần Gian; còn đời sống cho vong linh thì gọi là Âm Phủ.
²
Danh từ Trung Hoa có từ năm 183BC; ngay sau khi Lưu Bang băng
hà. Lưu Bang tức Hán Cao
Tổ...đúng ra thì miếu hiệu phải là LƯU
Thái Tổ mới đúng. Sự thay tên đổi họ này nhằm phục vụ cho nhu cầu chánh
trị của ông ta, chúng ta không bàn ở đây vì lạc đề.
§ Phía bắc có Mông Cổ (rợ Hồ) và Mãn
Thanh (rợ Kim).
§ Phía tây có Ngô Duy Nhĩ (du-mục),
tức Tân Cương (biên giới mới) và Tây Tạng (khúc ruột của Bắc Kinh ở phía tây.
§ Phía nam có sắc dân nông nghiệp
thuộc tộc MIÊU, nhưng họ đọc thành Man và mình chuyển âm thành Mán nên nó gọi
luôn là Man Di, người MIÊU ở phía nam không có văn hóa, sống như loài thú nên
người Trung Hoa cần phải khai hóa cho họ (đọc sử Tàu viết về người Việt thì rõ.
Vì người Việt không đọc được chữ
Tàu nên cụ Trần Trọng Kim (Việt Nam Sử Lược) phải phiên dịch sang chữ Quốc Ngữ
cho con dân đất Việt học để biết nguồn gốc u tối của tổ tiên mình mà cùng nhau
bái phục lòng nhân hậu của người Tàu đã đánh chiếm Hoàng Sa của ta (19/01/1974)
mà bọn Việt Cộng lại lên tiếng bênh vực là: Yêu thì cho roi cho vọt, ghét thì cho ngọt cho bùi....
Tức Việt Cộng là con của Tàu Cộng,
nên chúng mới cần Quan Thày Trung Hoa cho nhiều bài học hơn nữa thì mới sáng mắt
ra được.
Ø
Sự kiện lịch sử chỉ có một, khi đã xảy ra rồi thì không ai có thể
thay đổi được sự thật.
²
Năm 183BC Lưu bang chết, Lã Hậu cướp
quyền nhốt con vào tù rồi sai quần thần chống đối đem quân đi đánh Hồ Nam của
Triệu Việt Vương (tức Triệu Đà). Triệu Việt Vương thua bỏ chạy. Năm sau 182BC
Triệu Đà huy động quân ở Châu Khâm (quảng Tây thuộc sắc dân Âu Việt) và châu Liêm
(quảng Đông thuộc sắc dân Lạc Việt) lấy lại Hồ Nam. Sau đó Triệu Việt Vương cho
nó cái tên là Tàu; có nghĩa là "ngố" và vợ thằng ngố là con lòa tức mụ
"xẩm".
Năm 181BC Lã Hậu đem quân phục thù nhưng đại bại.
Năm 180BC: Sau khi đại thắng ở Hồ Nam, Triệu Việt Vuơng
thay chức hiệu thành TRIỆU VŨ ĐẾ, tăng cường binh bị để đánh trừng phạt, bắt Lã
Hậu làm tội. Do đó triều thần nhà Hán bày mưu giết Lã Hậu và tôn Thái Tử lên ngôi
Hán Thái Tông.
Ngay sau khi đăng quang Hoàng Đế, ông này dâng biểu xin lỗi
Triệu Đà, xin bãi binh và xin giao thương trở lại như thời Hán Cao Tổ. Vì lòng
nhân đức không muốn 2 dân chịu cảnh binh đao vì hận thù nên Triệu Vũ Đế đồng ý
hiếu hòa.
Triệu Đà là người Việt gốc Ngô ở vùng Ngô Việt, nay là vùng Chiết Giang
ở phía nam sông Dương Tử. Nước Ngô bị Lãnh Vương vùng Lạc Việt (tức Quảng Đông)
sát nhập vào nước Văn Lang vào khoảng 6000BC. Triệu Đà sinh năm 258BC, chết năm
137BC, thọ 121 tuổi.
²
Đọc sử do Việt do kẻ thống trị
(Tây, Tàu, Gia-long và Việt-cộng) thì ta thấy dân Việt vừa hèn vừa ác.
§
Hèn là vì không có tinh thần cầu tiến, chỉ biết
bắt chước văn minh và văn hóa của kẻ thù; không có óc sáng tạo, không có tư duy
độc lập.
§
Còn ác là háo sát, chém giết sắc dân yếu hơn mình...
Do đó có tinh thần vọng ngoại và tự kiêu nên sinh
ra để làm nô lệ cho người. chứng cớ không thể chối cãi được là:
1. Việt
Cộng dạy thanh niên tinh thần nô dịch đi theo học thuyết của những xác chết ở
thời đại đồ đồng như Khổng Tử; ở thời đại cơ khí, cá lớn nuốt cá bé đẻ rồi ra một
loại học thuyết sát nhân như: Karl Marx, Lénine, Mao Trạch Đông và Hồ Chí
Minh..chúng toàn là những tên lưu manh chánh trị.
2. Còn
những khí phách hiên ngang, tư duy độc lập của tổ tiên để lại thì chúng cho vào
sọt rát.
Xét cho cùng thì nền giáo dục
ngu dân chỉ có trong thời nô lệ; dân có ngu thì con buôn chánh trị mới bóc lột được.
Muốn thoát ra phải phục hồi nền
giáo dục Việt Tộc của tổ tiên để lại với khí phách Rồng Tiên văn hóa Lạc Hồng.
Với tư tưởng nô dịch này nên
thề hệ chúng ta, vì không đủ tài liệu để suy xét nên mới khăng khăng nói là dân
Việt tiêu diệt dân Chàm và chiếm đất Phù Nam của dân Chân Lạp (tức KHMER). Dù
muốn dù không thì chúng ta có bổn phận phải trả lại sự thật cho lịch sử thì mới
giải quyết được vấn đề sắc tộc trên đất nước Việt sau khi Việt Cộng ra đi. Chúng
ta phải giải quyết vấn đề sắc tộc trên mảnh đất Việt ra sao để có đời sống hài
hòa giữa các sắc tộc; đó là nhu cầu khẩn thiết để kết hợp dân tộc mà tổ tiên chúng
ta đã làm được như: Thời Việt Vương Câu Tiễn sát nhập nước Ngô vào nước Văn
Lang (600BC), như thời Triệu Việt Vương (Triệu Đà người Việt gốc Ngô đã lãnh đạo
toàn dân Việt trên 70 năm ăn bình (207BC-137BC), như thời Vua Lê Thánh Tông (1471) đã sát nhập nước Chàm
vào nước Đại Việt một cách hài hòa.
Các vị tiền bối đó đã áp dụng
chánh sách gì mà có an bình trong lòng người đủ mọi sắc tộc? Nay chúng ta học hỏi
được gì để: Việc Nhân Nghĩa cốt ở yên dân (bình Ngô Đại Cáo)?
Vì thế nên bài học lịch sử này đã
được soạn thảo trong mục tiêu giải quyết vấn đề sắc tộc trên đất nước Việt Nam
ngày hôm nay.
1.
Vấn đề chính là làm sao để có Hòa Đồng Sắc Tộc và Hội
Nhập Văn Hóa.
2.
Làm được 2 chuyện này thì vững như bàn thạch...cái này
thuộc lãnh vực giáo dục.
²
Khi Việt Cộng ra đi thì chúng
ta có rất nhiều vấn đề phức tạp và nhức nhối cần phải giải quyết ngay như vụ đất
đai, vấn đề sắc tộc, vấn đề giáo dục, vấn đề kinh tế, vấn đề ngoại giao, vấn đề
đầu tư, vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên cùng vô số tệ nạn khác thì mới
hy vọng có thể vươn lên được; bằng không thì sẽ tiêu vong.
§
Ở đây chúng tôi khoanh vùng, vì sức người có hạn.
Chúng ta chỉ học hỏi người xưa về vấn đề Hòa Đồng Sắc Tộc và Hội Nhập Văn Hóa mà
người xưa đã từng áp dụng thành công thì mới tạo được an bình ở thời điểm đó.
Muốn nắm vững vấn đề thì chúng
ta phải đi lại từ nguyên thủy, lướt qua những thời điểm mà nước Chàm chưa lập
quốc.....Sau đó phải phân tích rõ ràng:
1.
Lịch sử nước Chàm từ ngày thành lập là năm 40 sau tây lịch
cho tới ngày sát nhập vào Đại Việt vào năm 1471 sau tây lịch.
2.
Lịch sử nam tiến để khai phá vùng đất bồi ở phương nam
vào lúc nào? và bằng cách nào? Tức mảnh đất Phù Nam hay thềm lục địa nước Chàm ở
phía đông, và thềm lục địa của nước Chân Lạp (tức khmer) ở phía tây mà sau này
gọi là đồng bằng sông Cửu Long, lúc đó có người Côn-man. Ở thời điểm này thì chưa
có danh từ Thềm Lục Địa, và cũng chẳng có luật Hải Phận như ngày hôm nay.
3.
Côn-man (hay Bồn-man) là người nước nào? Ai đặt tên cho
họ? Chữ Man là người thất học (mọi). Còn Cồn hay Bồn nghĩa là gì?
4.
Cứ theo nghĩa của chữ mà đoán thì Bồn là khu đất cao hơn
mặt biển một tý, đảo là chỏm núi vượt khỏi mặt biển. Còn Côn là cây gậy dùng để
đánh nhau. Man là mọi. Vậy thì:
§
Côn-man là dân anh chị đầu trộm đuôi cướp, tức bọn
cướp biển (hải tặc).
§
Bồn-man là dân thất học, bọn chài lưới tá túc ở
bãi hoang trong biển cả.
§
Phù là đất bồi, Phù Nam là đất bồi ở phương nam,
tức đồng bằng sông Cử Long ngày hôm nay. Lúc đó là rừng Đước, rừng Chàm, rừng Sú,
rừng Cói, rừng Sậy..... là loại cây mọc dưới nước để giữ đất bồi...... đầy rắn
rết và thú dữ không ai dám ở cả.
w
Lịch sử vũ trụ
Vũ trụ mà chúng ta đang sống
gồm khoảng 100 tỷ ngôi sao nằm trong cái đĩa bay, ở giữa ùng ra một cục. Tất cả
đều di động cùng một chiều, từ phải qua trái nếu đầu đứng theo cực bắc của trục
quay; và từ trái qua phải nếu đầu lộn ngược xuống cực nam của trục quay. Tuổi đời
là 17 tỷ năm, có nơi nói là khoảng 20 tỷ năm đến 30 tỷ năm họ dựa vào sự dãn nở
nhanh hay chậm để ước đoán tuổi đời của vũ trụ;
Mặt trời do một vụ nổ của vũ trụ
sinh ra khoảng 7,5 tỷ năm. Người ta dựa vào sức nóng mà suy ra tuổi của mặt trời.
Sức nóng hiện nay là màu vàng vì có carbone (than) bị nung nóng nên không còn đủ
sức để phát nổ lớn sinh ra hành tinh khác.
Trái đất do mặt trời phái nổ ra vào
khoảng 4,6 tỷ năm. Các hành tinh thuộc Thái Dương hệ phát nổ cùng một lúc. Sau đó
ít nóng nên trái đất chỉ phát nổ có 1 lần sinh ra mặt trăng.
Trái đất nguội và sinh ra vỏ cứng
dày khoảng 981Km, dưới đó là lớp cùi nhão rồi đến ruột và lõi. Kim Cương, Vàng
Bạc nằm ỡ lõi trái đất rất nhiều.Đó là tóm lược sự hiểu biết về vũ trụ theo khả
năng của khoa học ngày hôm nay.
Lịch sử loài người
Loài người có mặt trên trái đất
vào khoảng 2 triệu năm nay. Trước đó thì bàu không khí chưa có Dưỡng Khí
(Oxygène) nên các vi khuẩn chết đi đều biết thành đá cả. Sở dĩ sinh vật sau khi
chết thì thịt bị rữa ra là do sự tác dụng của nước và dưỡng khí nên thịt bị biến
chất dưới sức nóng của môi trường.
Lúc đầu ở Phi Châu, phía nam nước
SOMALIE ngày hôm nay. Vì da không có lông ấm nên không thể sống ở xứ lạnh được
(chết vì xưng phổi). Về sau kiếm được lửa ở thời đá ghè, tức thời kỳ lấy 2 hòn đá
đập vào nhau cho vừa lòng bàn tay thì đá tóe lửa bốc cháy vào đám lá khô. Từ
khi biết cách lấy lửa đến khi biết dùng lửa phải trải qua hàng chục ngàn năm
(ngày xưa gọi là hàng vạn năm) thì mới tung đi khắp thế giới để kiếm ăn.
Có rất nhiều nhóm, nhưng chỉ có 2
nhóm chính còn để di vật ngày hôm nay là:
- Nhóm thứ nhất tiến lên phía bắc tới IRAN và trụ ở đó thành dân Du-mục sau này.
- Nhóm thứ nhì tiến sang phía đông theo bờ biển để kiếm hải sản ăn sống nuốt tươi, sau này thành sắc dân nông nghiệp (Ngô, Sở, Việt, Chàm và Chân Lạp).
- nhóm thứ ba thì trụ tại Phi Châu sống quanh quẩn ở nơi chôn nhau cắt rốn, tức lục địa Phi Châu ngày hôm nay.
Biến dạng: Con người
thay đổi hình dạng là di môi trường sinh sống làm thay đổi Chromose (nhiễm sắc
thể). Điển hình là vụ nổ lò điện Nguyên Tử ở Chernobyl (Nga) và Fukushima (Nhật), trái cây và sinh vật bị biến dạng
ngay ở thế hệ sau.
Biến tính: Con người
thay đổi tâm tính là do sự mưu sinh tạo ra. Dễ sống thì trở nên nhân hậu, giúp đỡ
người khác. Khó sống thì đâm chém nhau để giành giật miếng ăn; do đó nếp sống
(Văn Hóa) của mỗi vùng mỗi khác. Vì không biết sự di hành để kiếm ăn nên thế hệ
cha ông mới nói rằng mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng biệt của mình. Điều này
đúng với quan niệm chủng tộc ớ thời đại cơ khí, nhưng sai với thời đại điện toán
đưa đến thế toàn cầu hóa ngày hôm nay.....không còn phân chia chủng tộc mà chỉ
còn con người mà thôi: Ai cũng có trí óc thông minh như nhau.
Chẳng qua chỉ vì ở bàu thì tròn, ở
ống thì dài. Con người do môi trường sinh sống làm thay đổi tâm tính và tư duy
nên ở nước này thì thành người tốt, ở nước khác thì thành người xấu. Nhưng khi đả
biết biến thái của mọi việc thì chính con người sẽ làm thay đổi môi trường sinh
sống để tạo ra cuộc sống hài hòa giữa con người với nhau. Cái này thuộc về chương
trình giáo dục để đào tạo người tốt cho xã hội: Biết sống cho mình và sống cho người.
Ø
Trên đây chỉ là một vài ý niệm căn bản để giải
quyết vấn nạn sắc tộc trên mảnh đất Việt Nam ngày hôm nay; sau khi Việt Cộng
tàn phá con người và đất nước đã ra đi.
w
Đại Hồng Thủy
Vào
khoảng 18.000BC, lúc đó khí quyển
(tức là bàu không khí) lạnh. Lúc này con người đã có khả năng đi lang thang khắp
địa cầu để kiếm ăn, no đói theo thời tiết của vùng sinh sống.
Họ chưa biết nói vì chưa có
nhu cầu diễn tả tư tưởng nên bộ máy phát âm chưa nảy nở. Các sinh vật khác không
biết nói là vì chúng không có nhu cầu truyền đạt tư tưởng. Nếu có thì âm trường
của chúng sẽ khác với âm trường của loài người.
Âm trường là tần số của tiếng nói;
đối với loài người thì âm trường nằm trong khoảng 720Hz tới 930 Hz. Hz là
HERTZ, nghĩa là số chấn động trong một giây mà ta gọi là tần số; ngoài khoảng đó
thì tai con người không nhận được, và lẽ dĩ nhiên là bộ máy phát âm mà ta gọi âm
quản cũng không phát ra được. Các giác quan khác cũng vậy, chỉ nhận được tín hiệu
trong một khoảng nào đó thôi.
Loài người bắt đầu biết nói từ
khi biết sống quần cư, tương trợ lẫn nhau. Tức là bắt đầu từ 13.000BC là lúc biết
tự tạo ra thực phẩm. Do cuộc sống mỗi ngày mỗi đông dân cư nên tiếng nói mỗi ngày
mỗi phong phú. Từ đó mới phát minh ra chữ viết vào khoảng thời đại đồ sắt non,
khoảng 6000BC. Lúc này mới có cưa để cưa tre, có dao để chẻ lạt tre và kết thành
mành-mành để viết trên đó; đi đâu thì cuốn
lại rồi sách đi nên gọi là cuốn sách.
Vào khoảng 18.000BC thì có 2
khu dân cư còn để lại di chỉ cho ngày hôm nay là:
1.
Dân cư ở IRAN về sau sống bằng nghề Du-mục với nền văn
hóa du-cư; tổ tiên của người Tàu. Theo phụ hệ, lấy uy quyền và sức mạnh làm trọng.
Sống theo luật rừng: Lý kẻ khỏe bao giờ cũng cứng, hay theo luật biển: Cá lớn
nuốt cá bé.
Ø
Kẻ thù của họ là con người nên háo chiến, háo sát
và háo thắng. Vì thế nên tư duy của họ là tôn kẻ Sỷ làm Thày và vùi dập võ biền
vai u thịt bắp:
Quan văn thất phẩm đã
cao, quan võ ngũ phẩm còn mang gươm hầu.
(ngày xưa có 9
cấp: từ Cửu Phẩm lên Nhất Phẩm. Mỗi Phẩm có 2 trật là Chánh và Phó)
2.
Dân cư sống theo ven biển Đông; về sau sống bằng nghề Nông
với nền văn hóa nông nghiệp với tư duy nhân hậu: Nhân Bản và Bình Đẳng, theo mẫu
hệ.
Ø Kẻ thù của họ là thiên nhiên nên bắt buộc phải
có tinh thần tương trợ. Mất mùa thì chết cả đám. Do đó mới có câu:
Nhất sỹ nhì nông,
hết gạo chạy rông nhất nông nhì sỹ.
Các khu khác thì không thấy dấu
tích như khu chăn nuôi ở Cap Nord bên NORVEGE (Na-Uy) sinh hoạt nhộn nhịp vào
thời điểm 5.000BC (coi hình ở dưới).
Còn khu dân cư Phi Châu thì vẫn
hầu như không phát tirển gì nhiều. Có lẽ chỉ vì họ không muốn tha hương cầu thực,
an phận với những gì đang có chăng?
w
Vào khoảng 13.000BC thì:
·
Dân cư sống ven biển Đông đã biết cách trồng ngũ
cốc, lấy lúa nước làm thực phẩm chính. Họ đã biết tính lịch để cầy cấy theo thời
tiết. Đó là Miêu Lịch, Miêu có nghĩa là Mễ (tức ngũ cốc) để chỉ sắc dân sống về
nghề nông có cuộc sống quần cư và ổn cư.
·
Dân cư sống ở Trung Đông mà IRAN là trọng tâm, đã
biết cách nuôi thú rừng thành gia súc, lấy nghề săn làm chánh. Họ đã biết tính
lịch theo tuần trăng (âm lịch) để đi săn thú ban đêm. Về sau họ biến thành sắc
dân Du-mục, có cuộc sống quần cư nhưng du cư. Ngày hôm nay người ta gọi là dân
NOMADE có cuộc sống lang thang. Dân này di theo cánh đồng cỏ (steppe), bên Á Châu
không có. Steppe là đồi chỉ có cỏ mọc được thôi.
·
Nước ngọt chỉ chiếm có 6% lượng nước trên trái đất,
còn lại 94% là nước mặn không dùng được.
Vào
lúc này (13.00BC) thì nước biển thấp hơn ngày hôm nay là 130,5 thước tây.
·
Từ Việt Nam đến Phi Luật Tân và Nam Dương Quần Đảo
(tức Mã-lai ngày hôm nay) là đất liền, đồng bằng sông Hồng chưa có mà đồng bằng
sông Cửu Long cũng không.
·
Từ bờ biển Đông (Phi Luật Tân) đến Trung Đông là
băng tuyết không có sự sống.
w
Sau đó không biết vì lý do gì
mà bàu không khí nóng lên, băng đá tan, mực nước biển Đông dâng cao mỗi năm
trung bình là 2cm cho tới 6.000BC (tức cách đây 8.000 năm) thì cao hơn mặt nước
ngày hôm nay là 10,3m. Lục địa Trung Hoa bị chìm dướì nước, không có Thần Nông,
Đế Nghiêu hay Đế Thuấn chi cả. Dân cư còn thưa thớt, đất thì hoang vắng thì làm
gì có xã hội loài người....và chưa có nhu cầu tổ chức xã hội.
Ở Bắc Việt thì nước biển dâng
đến chân núi Ba Vì; Việt Trì lúc đó là bãi biển. Do đó nảy sinh ra chuyện Sơn
Tinh và Thủy Tinh đánh nhau gây lụt lội, thông điệp người xưa ký thác trong
chuyện này là gì thì xin được giải thích sau.
Ở Trung Việt thì nước dâng đến
chân núi Trường Sơn. Lúc đó Tibet (Tây Tạng) ở gần biển.
Ở Nam Việt thì đồng bằng sông Cửu
Long chưa có, nước biển tiến tới Bình Thuận (Phan Thiết) và biển hồ Tonlé Sap ở
nước Khmer ngày hôm nay.
Ở thời điểm 6.000BC thì trên
cả thế giới chưa có ai lập quốc cả: Lý do là chưa cần xâm lăng hay tự vệ vì cả
nhân loại chưa tới 2 triệu người; đất thì hoang vắng, dân cư thì thưa thớt.
Di tích này thì chúng ta có
thể thấy trên vách núi ở khắp các nơi, không có gì khó khăn cả; và cũng chẳng cần
thông thái mới nhận ra được.
Về niên đại thì dùng
Carbone16 đo tuổi của rêu bám trên vách núi; đây là khả năng chuyện môn thuộc về
các viện Đại Học trong các nước tân tiến.
Chúng ta vẫn được Thày Sử Địa
giảng từ lúc còn ở trung học là thế giới bị nạn Đại Hồng Thủy tàn phá. Nước biển
Đông đột ngột dâng cao rồi lại rút xuống. Kể từ 138.000 BC cho tới 6.000BC, nước
biển Đông dâng lên rồi rút xuống cả thảy là 4 lần. Như vậy là nhiệt độ của bàu
khí quyển thay đổi, nước lúc thì đóng băng, khi thì tan bớt. Vì lý do gì thì chưa
biết, chỉ biết rằng ở kỷ nguyên Cơ Khí và Điện Toán thì loài người đang hâm nóng
bàu khí quyển bằng cách dùng Pétrole và Uranium vô tội vạ và vô trách nhiệm, không
những hâm nóng bàu khí quyển mà còn thải những chất độc địa vào bàu khí quyển nó
ảnh hưởng tới nguồn nước tươi mát mỗi ngày mỗi ít đi. Đó là hậu quả của Văn
Minh Vật Chất, nếu không chặn kịp thì sẽ nhân loại sẽ bị tiêu vong. Các tổ chức
bảo vệ thiên nhiên đã và đang nhắc nhở chúng ta về hiểm họa thiếu nước và dưỡng
khí. Nguồn nước ngọt chỉ có 6% lượng nước trên quả đất
Hình vẽ trên đá: Tả cảnh
trại nuôi gia súc với hàng rào
(5.000BC ở Cap Nord
Norvège) chụp ngày 23/06/2011; 15giờ21
w
Phần 4 :
Trắc Nghiệm
1)
Ngày và nguyên nhân thúc đẩy thành lập nước Văn Lang?
2)
Văn Lang là một liên bang gồm bao nhiêu tiểu bang?
3)
Thể chế và cương vực nước Văn Lang vào thi điểm lập quốc?
4)
Thể chế dưới thời Triệu Đà?
5)
Nói rõ nguyên nhân sát nhập ngước Ngô vào nước Việt?
6)
Tại sao có binh dao triền miên giữa Ngô và Việt?
7)
Tại sao sự sát nhập nước Ngô vào nước Việt lại được 2 dân
tộc đồng ý?
8)
Tại sao người Chiêm lại không chịu vào Liên Bang Việt?
9)
Nói rõ lý do và thời điểm lập quốc của dân Chiêm?
10) Giải
nghĩa cho rõ 3 danh hiệu sau đây: Chiêm, Chàm và Hời?
11) Nước
Chiêm với nước Chiêm Thành khác nhau như thế nào?
12) Tại
sao người Chân Lạp lại lập quốc? Lúc đó dân số là bao nhiêu?
13) Người
Bồn-nam và Côn-man là người như thế nào?
14) Nước
Chiếm tấn đánh nước Việt cả thảy là bao nhiêu lần?
15) Tại
sao nước Việt lại sợ nước Chiêm
16) Lý
do nào đã đưa hoàng tử Tư Thành đã bị khai trừ ra khỏi Hoàng Tộc lên làm vua?
17) Tại
sao người Việt lại sát nhập nước Chiêm vào nước Việt, và vào năm nào?
18) Triều
đình đã áp dụng chánh sách gì dể xóa bỏ hận thù giữa Chiêm và Việt?
19) Ai
phong chức Chúa cho nhà Nguyễn?
20) Tại
sao chúa Nguyễn lại coi dân Chàm như dân nô lệ?
21) Chúa
Nguyễn có đại diện cho đại đa số dân Việt hay không? Tại sao?
22) Phù
sa là đất gì và của nước Chiêm hay Chân Lạp?
23) Tại
sao chúa Nguyễn Hiếu Minh lại bách hại dân Chiêm?
24) Ai
xây dựng Trấn Hà Tiên? Và tại sao lại thuộc về chúa Nguyễn Hiếu Minh?
25) Dân
nào đã khai khẩn đất Phù Nam? Chiêm, Việt hay Chân Lạp?
26) Việt
Cộng gây ra hiềm khích sắc tộc để thủ lợi, vậy nay ta phải làm gì để có cuộc sống
Hài Hòa Sắc Tộc sau khi Việt Cộng ra đi?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét