Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

CẦU HIỀN số 02



CÀu   hiŠn
s 02

tiếng chim gọi đàn

²

m©i  g†i  h®p  soån

  lÎch 

  tܪng  viŒt

TIẾNG  CHIM  GỌI  ÐÀN
THƯ NGỎ 1
-- Xin được gửi đến Qúi vị độc giả và Bằng hữu bốn phương --

 Địa chỉ cộng tác viên:
Mr. HOANG (boite 402)
Résidence Henri Sellier
123 rue de MALABRY
92350 Le Plessis-Robinson (FRANCE)
E-mail: nguyen.hoang@free.fr

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Chương Trình Nhân Văn Việt Tộc năm thứ nhì

(tháng Tư 2014-tháng Giêng 2015)
Chủ đề: Ôn cố tri tân. Ôn lại sự kiện lịch sử để biết đường thoát nạn Hán hóa.
Ghi chú: Những bài học trong các năm được sắp xếp theo thứ tự bài: Ví dụ: Bài 1 của năm 2013 và bài 1 của năm 2014 được xếp trong chương mục Bài 1 ẩn sau nút "Bài 1" ngay trang mở đầu

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Bài số 2.01: Các loại cờ xí

NHÂN  VĂN  VIỆT  TỘC
         Ban Học Vụ
năm thứ nhì, bài số 2.01
Soạn giả Vũ Văn Việt
Brussel 15/11/2013
Các loại cờ xí
Bài này được chia làm 4 phần:
1)     Giáo Khoa gồm 2 mục: Ôn Cố và Tri Tân.
Tìm hiểu quá khứ để biết phải làm gì cho hiện tại để có tương lai tươi sáng hơn.
2)     Tham Luận để hiểu rõ chi tiết của sự kiện.
3)     Trau Dồi Kiến Thức để hiểu vấn đề rộng hơn: Kiến thức tổng quát càng rộng thì vấn đề càng sáng tỏ; giải quyết càng chính xác.
4)     Thực Tập để kiểm chứng sự hiểu biết của mình.

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Bài số 2.02: Hiệp Định Đình Chiến GENEVE 20/7/54

Hiệp Định Đình Chiến GENEVE 20/7/54
nguyên nhân (bài số 2.02) và hệ quả (bài số 2.03)
Soạn giả: Vũ Văn Việt
Brussel 14/11/2013

Lời mở đầu:
Mục đích bài này là cố gắng nói lên sự thật về lịch sử cận đại vừa qua để thế hệ trẻ, chủ nhân ông của đất nước sau này biết đường thoát hiểm, đưa dân tộc sánh vai cùng cộng đồng nhân loại. Đó là cái vốn cần phải có thì con đường thoát hiểm mới ít tổn thất.
Vì thế nên nguời soạn chỉ dựa theo những tài liệu xác thực của mọi phe phái mà suy luận ra những ẩn ý của cục diện để đừng rơi vào cái bẫy của kẻ muốn thống trị dân ta.

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Bài số 2.03: Hiệp Định Đình Chiến GENEVE 20/7/54 nguyên nhân và hệ quả

Hiệp Định Đình Chiến GENEVE 20/7/54
nguyên nhân và hệ quả
Soạn giả Vũ Văn Việt
Brussel 27/11/2013
Lời mở đầu:
Mục đích bài này là cố gắng nói lên sự thật về lịch sử cận đại vừa qua để thế hệ trẻ, chủ nhân ông của đất nước sau này biết đường thoát hiểm, đưa dân tộc sánh vai cùng cộng đồng nhân loại. Đó là cái vốn cần phải có thì con đường thoát hiểm mới ít tổn thất.
Vì thế nên nguời soạn chỉ dựa theo những tài liệu xác thực của mọi phe phái mà suy luận ra những ẩn ý của cục diện để đừng rơi vào cái bẫy của kẻ muốn thống trị dân ta.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Bài số 2.04: THÁNG TƯ ĐEN 30 tháng 4 năm 1975

Nhân Văn Việt Tộc
Bài số 2.04
Soạn giả: Trần Viết Thu
         Berlin 15/11/2013

THÁNG  TƯ  ĐEN
30 tháng 4 năm 1975

Đôi lời tri ân các anh hùng và anh thư dân Việt

Sau khi giải mã khúc lịch sử bi hùng, ngàn cân treo sợi tóc (1948-1963) soạn giả xin kính cẩn nghiêng mình ghi ơn 2 vị lãnh tụ và thế hệ cha anh đã dấn thân vào nơi thập tử nhất sinh với hoài bão đấu tranh giành quyền tự chủ và tự do cho dân tộc, bằng những tấm lòng đầy nhiệt huyết và gan dạ của mình.
Dẫu cường nhược có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có (Nguyễn Trãi)

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Bài số 2.05: Công trình khẩn hoang của các chúa NGUYỄN


Bài số 2.05
Công trình khẩn hoang của các chúa NGUYỄN
Soạn giả: Trần Vũ Khiêm (Anh Quốc)
Xong ngày 20 december 2013

Đôi lời giới thiệu:

Ban Tài Liệu xin hân hạnh đuợc giới thiệu đến quý vị bài giảng về công trình mở mang bờ cõi v phương nam của soạn giả Trần Vũ Khiêm, dựa theo những tài liệu mà ông có trong tay.
Những bài sử học dưới thời nô lệ Thực Dân Pháp đều bị bóp méo để nói rằng dân Việt sinh ra để làm nô lệ cho người, hay dân Việt ác đức tiêu diệt dân Chăm (Champa), chiếm đất của Khmer....nhưng s thực thì ngược lại.

Ở đây chúng ta không nói đến những lỗi lm của Nguyễn Hoàng và Hậu Duệ của ông với quyết tâm xây dựng nghiệp Đế trên xương máu của dân Việt và dân Chàm. Quyết tâm này đã bị Hoàng Đế Bảo Đại xóa bỏ bằng hành động của Ngài như: Xóa bỏ tục lệ lạy Vua và cung tần mỹ nữ.....,nhất là lấy vợ người Kitô giáo (chối bỏ miếu đường) và phong ngay cho bả làm Hoàng Hậu để xóa bỏ tục Tứ Bất Lập là: Trạng Nguyên, Tể Tướng, Hoàng Hậu và Thái Tử.

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Bài số 2.06: Nhà Tây Sơn

Nhà Tây Sơn (家西山) hay Vương triều Tây Sơn (西山朝; Tây Sơn triều) (kéo dài từ 1788 đến 1802 = 14 năm)


Nhà Tây Sơn
Vương triều Tây Sơn
Quốc kỳ của Tây Sơn
Quốc kỳ
Quy Nhơn (1778-1793)
Phú Xuân (1786-1802)
Ngôn ngữ
 - 1778-1793
 - 1788-1792
 - 1792-1802
Lịch sử

 - Nguyễn Nhạc xưng Thái Đức Hoàng Đế
1778
 - Nguyễn Huệ xưng Quang Trung Hoàng Đế
1802

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Bài số 2.07: Khổng giáo có gì học ?

Quân tử (tiếng Trung: 君子) (chỉ áp dụng với phái nam) là hình mẫu con người lý tưởng theo nhân sinh quan của Nho giáo phù hợp với phương thức cai trị xã hội đức trị (nhân trị) của học thuyết này. Nguyên nghĩa của quân tử là "kẻ cai trị", do những nghĩa phái sinh sau này mà quân tử mới có nghĩa đối lập với "kẻ tiểu nhân" và người quân tử thường được coi là người hành động ngay thẳng, công khai theo lẽ phải và không khuất tuất vụ lợi cá nhân. Người quân tử là người có đầy đủ các đức tính trong ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, trong đó Nhân là quan trọng nhất. Người quân tử cũng là người nắm được mệnh trời và sống theo mệnh trời.
Thời nhà Chu, quân tử là cụm từ dùng để chỉ tầng lớp quý tộc. Đến thời kỳ Xuân Thu thì nó được dùng để chỉ các đại phu. Vì thế những người làm quan được gọi là quân tử, còn những người dân thường hay quan lại với phẩm hàm nhỏ hơn tự xưng là tiểu nhân (小人). Tuy nhiên, một số người cho rằng Khổng Tử là người đã sáng tạo ra từ này. Đối với Khổng Tử, các chức năng của nhà nước và sự phân cấp xã hội là các cơ sở của xã hội và được đảm bảo bằng các giá trị đạo đức. Vì thế con người lý tưởng đối với ông là quân tử. Quân tử còn có nghĩa là người tốt hơn, nghĩa là người hơn hẳn về mặt đạo đức, luân lý. Quân tử sau này đã trở thành một trong các khái niệm quan trọng của hệ tư tưởng Nho giáo.

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Bài số 2.08: NGUỒN GỐC TRIỆU ĐÀ

Nhân Văn Việt Tộc
Bài số 2.08 (bài số 8 năm thứ nhì)
Soạn giả: Nam Định
DRANCY 10/11/2013

NGUỒN  GỐC  TRIỆU  ĐÀ

Bài này gồm 4 phần:
1.      Phần Giáo khoa dành cho học viên: Tóm lược điểm chánh của lịch sử cho dễ nhớ; gồm 2 tiểu mục là:
a.       Ôn cố
b.      Tri tân
2.      Phần Tham Luận dành cho Giảng Viên.
3.      Phần Trau dồi kiến thức dành cho những người muốn biết bối cảnh lịch sử lúc đó.
4.      Phần Thực Tập gồm những câu hỏi để kiểm chứng sự hiểu biết của mình.

Phần Giáo Khoa:

Ôn cố:

Con người và xã hội Văn Lang:
Văn Lang là quốc hiệu đầu tiên của Liên Bang Việt. Vua Hùng có nhiệm vụ biến Liên Bang Việt thành chủng tộc Việt bằng cách hoàn chỉnh 2 yếu tố sau đây với một thời gian là 2.600 năm (2.879BC-257BC):
1.      Hòa đồng 15 sắc tộc trong Liên Bang bằng cách tạo điều kiện để có cuộc sống hài hòa. Phát huy và cổ võ những đặc tính tốt cần cho sự hòa đồng dân tộc.
2.      Hội nhập văn hóa của 15 sắc dân đó để thành một nền văn hóa chung. Văn Hóa là nếp sống và tư tưởng cùng tư duy của một sắc dân hay một cộng đồng.
a.       Tư tưởng là cách suy nghĩ để đưa ra một đề án ổn định xã hội theo mục tiêu của dân tộc mình thì mới có người phụ họa là người dân.
b.      Tư Duy là cách quan sát và phê bình về thành quả của cách sống theo văn minh đương thời. Đây là yếu tố cần phải có để Tư Tưởng đẻ ra đề án hay học thuyết trong mục đích ổn định xã hội.
c.       Muốn đẻ ra học thuyết thì Tư Tưởng phải hội đủ 3 yếu tố sau đây:
P     Mục tiêu phải đạt tới theo ý muốn của dân tộc thì mới có người phụ họa.
Tỷ dụ: Khổng Tử chủ trương xâm lăng (Bình Thiên Hạ) nên học thuyết của ông đẻ ra phải phù hợp với dân Du Mục thì mới có người hưởng ứng.
Còn dân Việt lấy nhân hậu, tôn trọng hạnh phúc con người nên học thuyết phải đượm tình người của dân Nông Nghiệp thì mới có người phụ họa. Vì thế nên tà thuyết Cộng Sản chỉ làm thui chột sức sống của dân Việt mà thôi, chứ không thể nào hủy diệt tận gốc tâm tư người Việt được....Đó là hành động chơi ngông: Bơi ngược dòng sông !
P     Phải có đủ vốn về Triết thì mới biết sự vận hành của xã hội để tiên đoán ra mọi việc. Có như vậy thì mới đủ sức đẻ ra học thuyết hữu dụng và khả thi được, bằng không là học thuyết dỏm!
P     Phải có yếu tố đứng-đắn (đúng-đắn) do Tư Duy cung cấp thì mới nhìn thấy nhu cầu cần phải giải quyết....Tức là chẩn bệnh phải cho đúng thì mới biết nguyên nhân của bệnh trạng để tìm thuốc chữa cho bình phục.

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Bài số 2.09: LỊCH SỬ NƯỚC CHIÊM

Nhân Văn Việt Tộc
Bài số 2.09B3
(năm thứ nhì, bài số 9                                                                                   Soạn giả: Nam Định
nhuận lần thứ ba B3)                                                                              DRANCY 20/12/2013
                                                       

LỊCH  SỬ  NƯỚC  CHIÊM
(từ năm 40 sau tây lịch đến năm 1471)

Cách dùng danh xưng
Muốn kết hợp tất cả các sắc tộc trên mảnh đất Việt Nam hiện có, thì bắt buộc người dân phải tôn kính lẫn nhau thì mới có thể có một xã hội hài hòa và bình đẳng được.
Chúng ta có nhiều cách để xây dựng xã hội lý tưởng này do chính thế hệ đương thời sáng tạo ra; nhưng thiết nghĩ là ngày xưa tổ tiên chúng ta đã thành công rất nhiều lần bằng cách xây dựng cái Tâm và cái Hồn của người dân để có Hoà Đồng Sắc Tộc và Hội Nhập Văn Hóa như thời Hùng Vương, thời Việt Vương Câu Tiễn (600BC) sát nhập nước Ngô vào nước Văn Lang, thời Triệu Đà (207BC) người Việt gốc Ngô, thời vua Lê Thánh Tôn (1471) sát nhập nước Chiêm vào nước Việt, thời Tây Sơn (1789) không những thống nhất đất nước mà còn thống nhất luôn lòng người sau 200 năm chia cách làm 2 dân tộc cho quyền lợi của 2 dòng họ Trịnh và Nguyễn....
Ngày hôm nay lòng người vẫn còn ly tán là do chế độ Cộng Sản gây ra từ năm 1945 với mục đích xóa bỏ quốc gia Đại Việt để đi đến Đại Đồng Thế Giới trong u muội. Đây là hành động ngông cuồng tự sát mà cứ ngỡ là vinh dự làm Nghĩa Vụ Quốc Tế cho Nga, cho Tàu hưởng.

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Bài 2.10b: Phần Tham Luận dành cho Giảng Viên

II/ -  Phần Tham Luận dành cho Giảng Viên

   Sơ đồ BIẾN  THÁI  VĂN  HÓA
trích đặc san Văn Lang số 28 ra ngày 
 25/01/2002; tức 22/12/4890 Việt lịch

Thiết kế:
 Hoàng Ðức Phương
Paris  28/5/2008.



Kinh nghiệm                 Học thuyết       đề     TƯ TƯỞNG   
 (Quan sát)                      (để ổn định        ra      (óc sáng tạo)
                                           đời sống)                Triết học giỏi
         +                      
                                      tác động nếp                              
       tìm cách                                                          
 tinh thần                      sống tâm linh                  hoàn thiện                                                                                                                                              
                                                                             cuộc sống    
    Cầu                         nếp sống Tâm Linh                                                      
    Tiến                        (đầu óc thảnh thơi)                                                                                                         
                                     (tâm trí thỏa mái )                    
                                                                               DUY
                                                  +                         (suy nghĩ                                                                                                                        
                                                                              phê phán  
  Phát minh               nếp sống Vật Chất           thành quả
khoa học         tác      (no ấm hạnh phúc)            khoa học)
( không ai                              đòi                         kiến thức cao
khống chế      động   Ổn Ðịnh Chánh Trị           rút  ưu
được)                        (thay đổi guồng máy)        khuyết điểm
                                   
VĂN  MINH          VĂN  HÓA   (nếp sống      SUY  NGHĨ
  khoa học               vật chất và tinh thần)


P      Văn-Hóa là tiếng Tàu: Văn là đẹp, hóa là cách sống nhẹ nhàng và thanh tao.
P      Nếp sống là tiếng Việt: Hiện tượng này thì hành động kia (phản xạ tự nhiên).
P      Tư là lo nghĩ, xem xét kỹ càng. Duy là phê phán, Tưởng là ý niệm có hệ
thống rõ ràng với mục đích cải thiện cuộc sống cho một nhóm người (ích kỷ), một dân tộc (chủ nghĩa Quốc Gia) hay cả nhân loại (tình người).

Bài số 2.10b: NGUYÊN NHÂN THẢM TRẠNG NGÀY HÔM NAY

Soạn giả: Nam Ðịnh
ngày 20 septembre 2014
NGUYÊN  NHÂN 
THẢM  TRẠNG  NGÀY  HÔM  NAY
------------------------
Ðôi lời tâm tình:

Chương trình Nhân Văn Việt Tộc nhằm mục đích đào tạo hiền tài giúp nước cứu dân thoát khỏi Tư Duy Nô Dịch và Tư Tưởng Hủ Lậu.
Chương trình này gồm 2 phần đáp ứng cho nhu cầu hiện tại: Gây Vốn về Việt HọcThoát Hiểm Hán Hóa.
Ø       Có bột mới gột nên hồ, dục tốc bất thành nên không thể đốt giai đoạn được.

Hai năm đầu: Dùng văn hóa Việt gốc và Lịch Sử Việt trung thực, viết bằng những tấm lòng của người Việt với mục đích là:
1.      Phục hồi tinh thần Việt tộc để kết hợp toàn dân, thì mới cứu nước giúp dân được.
2.      Xây dựng tư duy độc lập, thì mới thoát khỏi cảnh dịch chủ tái nô được.
3.      Gây vốn để có sự tự hào chánh đáng của dân tộc để hậu thế noi theo, thì mới có ý chí dân thân cho việc cứu nước được.

Thời nào cũng vậy, việc nước cần toàn dân góp sức. Khi biến cũng như khi bình đều gặp nhiều khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua nổi.
Ø       Vậy tại sao người xưa đã nhiều lần cứu nguy dân tộc khỏi nạn tiêu vong, mà ngày hôm nay chúng ta lại chịu bó tay????!...... Không thể buông xuôi được.
Ø       Sở dĩ  bó tay là vì tinh thần yếm thế do kẻ thống trị đầu độc từ nhiều thế hệ đã qua.
Nhìn đâu cũng thấy dân Việt thua kém người cả. Sở dĩ như vậy là vì chúng ta chưa khai dụng sức mạnh của trái tim và của bộ óc mà người xưa gọi là Sức Mạnh Tâm Linh....Do đó phải Canh Tân Tư Tưởng, thay đổi Tư Duy thì mới thoát hiểm họa Hán Hóa được.

ÐÑ

Bài giảng này (Nguyên Nhân Thảm Trạng) là gạch nối giữa giai đoạn thứ nhất và giai đoạn thứ nhì.
Giai đoạn thứ nhất (2 năm học) với chủ đề:
Phục hồi tinh thần Việt tộc và xây dựng tư duy độc lập.
Giai đoạn thứ nhì (5 năm học) với chủ đề:
Canh tân tư tưởng, thay đổi tư duy để khỏi bị đào thải.

Ø       Bài Nguyên Nhân Thảm Trạng cho chúng ta nhìn thấy hướng đi để thoát hiểm họa tiêu vong (cái vốn phải có).
Ø       Còn học thuyết thoát hiểm là công việc của hệ trẻ (20/30 tuổi).

Ðừng nói đến Thoát Trung do Việt Cộng tung hỏa mù, để tản lực và chia trí.
Muốn độc lập thì phải nói đến độc lập Tư Tưởng và Tư Duy trước tiên; vì không thể canh tân đất nước với tư tưởng lạc hậu lỗi thời cùng Tư Duy nô dịch vào Học Thuyết Mác, Lê, Mao, Khổng Tử  hay một vài thánh nhân nào đó được. Ðó là con đường dắt tới nô lệ tư duy, làm thui chột óc sáng kiến.

Thật vậy, vạn vật biến đổi không ngừng nên Tư Duy và Tư Tưởng phải được cập nhật với bối cảnh Ðiện Tử ngày hôm nay......Các vị thánh nhân hay các xác chết có hình dung ra được cái xã hội loài người ngày hôm nay đâu mà cho ý kiến?



Tổ tiên chúng ta vẫn dạy :

Con hơn cha là nhà có phúc.

Vậy thì mắc mớ chi phải ôm ấp tư duy nô dịch? Do đó chính thế hệ đương thời phải tìm ra lối thoát cho chính mình, không thể "đơm đó ngọn tre" mà hòng có cá lọt đơm được.



Ø       Vì thế nên Ban Học Vụ, rất mong mỏi nhận được sự tiếp tay của các hiền tài để chương trình được phong phú, thế hệ này chưa có dịp để học trực tiếp do người soạn giảng giải, thì thế hệ sau sẽ có dịp học theo hàm thụ trên tài liệu để lại.



Vì hoàn cảnh không cho phép nên sự tiếp xúc của chúng tôi rất hạn hẹp, hơn nữa chúng tôi chủ trương đi xây dựng tinh thần Tự Trọng và Cầu Tiến cho hậu thế nên chúng tôi không thể nào hạ mình để nài nỉ mọi người sắn tay giúp nước cứu dân được……Đây là việc làm vì nghĩa hy sinh.



Chúng tôi thấy việc cần phải làm thì đề xướng, và xung phong đi bước đầu để thấy rằng :
"Việc làm này không khó lắm đâu mà có thể vận dụng được
sức mạnh Tâm Linh của toàn dân để cứu nước giúp đời".

Quý vị dạy con cái ra sao thì viết ra sách để người khác bắt chước.

Tóm lại : Ban Học Vụ rất mong quý vị tiếp tay tùy theo khả năng của mình: Từ soạn bài, giảng bài, cung cấp tài liệu cho đến cổ động cho chương trình này bằng cách phổ biến hay giảng giải trong lớp văn hóa Việt, hoặc cho ý kiến để chương trình gặt hái được thành quả tốt đẹp hơn.

Xin quý vị liên lạc với:
§          Ban giảng sư : buungocson@sky.com hay
§          Ban tài Liệu: vuvietnhan532@gmail.com

Ngoài ra quý vị có thể vào Site Web của ban Học Vụ: nhanvanviettoc.blogspot.com lấy bài xuống để nghiên cứu trước khi nhận lời cộng tác với chúng tôi.
Mong lắm thay  .
Ban Học Vụ cẩn cáo
q

BÀI  HỌC
 Bài này gồm 4 phần:
I/-     Phần Giáo Khoa dành cho Học Viên.
II/-   Phần Tham Luận dành cho Giảng Viên.
III/-  Phần Trau Dồi Kiến Thức.
IV/-  Phần Thực Tập dùng để khảo bài.
------------------------------------

I/- Phần Giáo Khoa dành cho học viên

NHẬN XÉT
Trong xã hội loài người, vấn đề hợp quần để gây sức mạnh chỉ có 2 yếu tố là Kinh Tế và Văn Hóa.
-          Kinh tế là yếu tố để kết hợp với nhau bằng tiền nối liền với quyền lợi của người dân.
-          Văn Hóa là yếu tố để kết hợp với nhau bằng tình, bằng nghĩa giữa con người với nhau.

Xét cho kỹ thì tuy chúng ta thua kém về kinh tế nó kéo theo sự tụt hậu về kỹ thuật và yếu hèn về quân sự; nhưng chúng ta có sức mạnh của trí óc (tâm linh) không thua kém bất cứ dân tộc nào.

Ø       Vì thế nên chúng ta chỉ bàn về mặt trận Văn Hóa mà thôi.

-          Thật vậy,  tất cả những trang sử oai hùng như Lý, Trần, Lê và Tây Sơn đều dựa vào Văn Hóa để kết hợp toàn dân nên đã giành được quyền tự chủ.
-          Còn những thời suy thoái đều là những thời mất nhân tâm như Hồ Quý Ly, Lê Chiêu Thống, Gia Long hay Hồ Chí Minh; hoặc người dân không sáng suốt nên để mất lãnh tụ anh minh như thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm mà ta gọi là Ðệ Nhất Cộng Hòa.
Ø       Nói cách khác là: Tư Tưởng lạc hướng nên mất nước.
Ø       Nói theo thời Hùng Vương là: Hồn Nước mất trước, nước mất sau (Thục Phán xây thành cổ loa ghi trong chuyện Trọng Thủy, Mỵ Châu là một chứng tích hùng hồn)

Ngày hôm nay, nhìn thẳng vào sự thật thì sự kết hợp toàn dân vẫn chưa thực hiện được đúng mức; vì thế nên Việt Cộng còn ngự trị trên nước ta, mặc dù thất nhân tâm.
Mọi người ca thán nhưng chỉ ngồi chửi đổng, chờ thời với tinh thần vọng ngoại để mong được Dịch Chủ Tái Nô?

¯


Ngày trước xã hội loài người chỉ có 3 mặt trận chính để bảo vệ nền kinh tế của mình. Ðó là:

1.      Mặt trận Văn Hóa dùng để kết hợp toàn dân thì mới tạo được sức mạnh. Mặt trận này cần chương trình giảng dạy và khối Giảng Sư có trình độ cao và sâu về môn Việt Học.

2.      Mặt trận Chính Trị dùng để thuyết phục đối phương hy sinh cho mình hưởng; mà ta gọi là thuyết khách. Mặt trận Chánh Trị cần sự khôn ngoan, lắt léo của các nhà Ngoại Giao.

3.      Mặt trận Quân Sự dùng sức mạnh bắp thịt để bắt người làm nô lệ cho mình. Mặt trận Quân Sự cần nền kinh tế phồn thịnh để nuôi quân đông, tướng nhiều và phương tiện dồi dào.

NHƯNG, ngày hôm nay loài người có thêm 2 mặt trận mới là Truyền Thông và Di Chuyển.
a.        Phương tiện di chuyển giúp người dân di tản từ vùng đất chiến tranh đến hậu cứ an bình trên toàn thế giới. Sinh đẻ nhiều là một vũ khí để bảo vệ sự sinh tồn.
b.       Phương tiện Tuyền Thông giúp mọi người cập nhật thông tin đa chiều nên người dân biết chỗ nào là đất lành để tìm đến.

Vậy tại sao chúng ta lại không khai dụng phương tiện truyền thông để mở lớp học về Nền Văn Hóa Việt Chính Thống nhỉ?

Mục tiêu chính là:
P      Phục hồi tinh thần Việt tộc để kết hợp toàn dân, và xây dựng tư duy độc lập để xóa bỏ tư tưởng dịch chủ tái nô.
P      Sau đó trau dồi kiến thức cho hợp với thời đại toàn cầu hóa mà ta gọi là nâng cao dân trí.

Thiết nghĩ đây là lối thoát duy nhất của dân Việt, và cũng là công việc của chính người Việt không thể trông chờ vào ngoại bang được.

ÐỊNH  NGHĨA  NGÔN  TỪ



A)     Thế nào là :  Văn Hóa?  Tư Duy ?  Tư Tưởng?  Triết Lý?

B)     Nguồn gốc của Lý Dịch và Kinh Dịch.

C)     Di chỉ của văn hóa.

D)     Cách tìm Văn Hóa người xưa.

E)      Nguồn gốc Văn Hóa từ đâu mà ra? Tại sao lại cần phải tìm hiểu cội nguồn của Văn Hóa?

F)      Bàn về cách thoát hiểm theo lời căn dặn của cha Lạc Long


Sau khi tìm được căn nguyên lạc hướng thì lúc đó mới học hỏi kinh nghiệm người xưa để tìm cách vươn lên bằng người.

A)-   Văn hóa ;  Tư duy ;  Tư Tưởng  và  Triết Lý
Văn Hóa là gì?
Văn Hóa là nếp sống, là sinh hoạt thường ngày trong cách giao tế và cách suy nghĩ của đại đa số người Việt.
Suy nghĩ có 2 loại : Thẩm định thành quả (tư duy) và đề ra cách giải quyết (tư tưởng)

Tư Duy là gì?
Tư Duy là phê phán sự việc đã xảy ra theo suy luận của mình….Ở đây chúng ta chỉ nói đến việc nước mà thôi.
      ·          Tư là suy nghĩ kỹ càng (ưu tư) sự việc, còn duy là phê phán theo trình độ của mình.

Tư Tưởng là gì?
Tư Tưởng là ý muốn giải quyết vấn đề theo mục tiêu nào đó mà mình thấy là đúng, là cần....Ở đây chúng ta chỉ bàn đến về vấn đề thoát hiểm của đất nước mà thôi.
·          Tư là suy nghĩ kỹ càng với những bằng chứng xác thực, còn Tưởng là ý muốn.

Triết Lý là gì?
Triết Lý là lý lẽ vận hành của vạn vật.
Triết là môn học về sự vận hành của vạn vật, cái này dưới môi trường này thì sẽ sinh ra cái kia....... Lý là lẽ biến hóa tự nhiên của vạn vật.
²

B) -   Nguồn gốc của Lý Dịch và Kinh Dịch
Lý Dịch là lý lẽ biến hóa của vạn vật nó có tính cách giới hạn theo sự hiểu biết cá nhân.
Kinh Dịch là nguyên lý biến hóa của vạn vật không bao giờ sai.
·          Lý Dịch là của sắc dân Nông Nghiệp, tức Bách Việt (trong đó có tổ tiên chúng ta), ngắm các vị sao (định tinh: Etoiles) trên bàu trời để đoán mùa cầy cấy hay dự đoán tương lai.
·          Kinh Dịch là của ông Khổng Tử, lấy từ Lý Dịch của người Việt ra để ngụy biện cho thuyết Thiên Tử của mình bằng cách diễn giải Lý Dịch theo triết lý của ông được gọi là "Soán Truyện"….Do đó mới có số mệnh, tử vi, bói toán và xin xâm (nhờ thần bốc hộ 1 quẻ)
Ở đây chúng ta không bàn đến DỊCH, tức biến hóa của vạn vật.
²

C) -  Di sản của Văn Hóa
Nông nghiệp :
Dân Việt sống về nghề nông nên nếp sống và cách suy nghĩ để thẩm định, phê phán sự việc đều lấy tình người làm căn bản. Kẻ thù là thiên nhiên, mất mùa thì chết đói: Quan cũng như dân.
Ø Nên nếp sống này được gọi là nền văn hóa nhân bản (theo mẫu hệ).

Du-mục :
Dân Tàu sống về chăn nuôi, dựa trên bắp thịt nên có nền văn hóa thiên nhiên: Mạnh được yếu thua, lý kẻ khỏe bao giờ cũng cứng. Tức theo luật rừng và luật biển (cá lớn nuốt cá bé).
Ø Do đó mới có vấn đề trọng nam khinh nữ (theo phụ hệ)…Đàn bà không phải là người mà là NGỢM !

Văn hóa có từ thời quần cư, cách đây vào khoảng 15.000 năm. Lúc đó chưa có chữ viết thì những di tích để lại đều bằng bia miệng như cao dao, tục ngữ, câu hò, tiếng hát hay huyền thoại.

Về sau, khi văn minh vật chất thăng tiến thì mới có Văn Chương, Âm nhạc, Hội họa, Thi ca, Ðiêu khắc ....dùng để ghi lại nếp sống vật chất hay tinh thần ở thời điểm đó. Nếu nhiều người phụ họa thì nó mới còn truyền tụng cho tới ngày hôm nay mà ta gọi là cổ vật, hay di vật; còn không thì nó đã chết ngủm từ lâu rồi.
Vậy thì:
-          Văn Chương, Văn Học, Âm nhạc, Hội họa, Thi ca, Ðiêu khắc, Kỹ thuật, Mỹ thuật, Kiến trúc chỉ là những di tích phản ảnh Văn Hóa chứ chính chúng không thể gọi là văn hóa được; nên được xếp vào phản ảnh của Văn Hóa, chứ không thể nào xếp chúng vào Văn Hóa được.
Tỷ dụ: Chữ viết không phải là tiếng nói.
Tiếng nói là hình (cụ thể) còn chữ viết là cái bóng (vô hình) của tiếng nói.
-          Danh từ Văn Học có nghĩa là học những cái gì tốt đẹp của dân tộc.
Những bản văn có giá trị đều được xếp vào loại Văn Học như hịch tướng sỹ của Ðức Thánh Trần ; Bình Ngô Ðại Cáo của Quốc Sư Nguyễn Trãi ; thơ của thi sỹ Hồ Xuân Hương ; Ðoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du......... đều là những bản văn thuộc di sản của Văn Học, chúng ta dựa vào đó để tìm hiểu tư tưởng người thời đó.
Còn những bản văn không có giá trị hoặc tục tĩu thì đã bị phế thải theo thời gian vì không có người phụ họa, như thơ Tố Hữu hô hào chém giết cho Ðảng Việt Cộng được sống lâu, hay hố xí 2 ngăn của "Bác" Hồ thì nó chết ngủm theo « Bác » từ lâu rồi.
-          Còn Việt Học là học về đất Việt và con người Việt có từ ngày khai quốc (2.879BC).
-          Nhân Văn là học làm người tốt, nghĩa là con người có nếp sống thanh tú và cao thượng.
-          Chương trình Nhân Văn Việt Tộc là chương trình học làm người Việt tốt trong thế kỷ Toàn Cầu Hóa này. Chương trình này chỉ có giá trị lật đổ bạo quyền bằng chính bàn tay của toàn dân để xây dựng cuộc sống hài hòa giữa các sắc tộc sinh sống trên mảnh đất Việt Nam hiện nay mà thôi.
²

D) -  Cách tìm Văn Hóa người xưa
-          Muốn tìm hiểu văn hóa thì bắt buộc phải dựa vào những di vật của văn hóa thời đó thì mới suy ra được nếp sống và tư tưởng của dân Việt ở thời đó.
-          Muốn dựa vào di vật để suy đoán thì phải nhờ đến:
P      Khoa học (scientifique) để định tuổi của di chỉ.
P      Khoa khí quyển học (nhiệt độ thăng trầm và sự cấu tạo của bàu khí quyển) để biết cuộc sống của nhân loại theo sự trồi sụt của mực nước biển Ðông (dấu tích còn trên vách đá phủ rêu như ở vùng sa mạc Arizona bên Mỹ hay trên các vách đá ở Normandie bên Pháp)
P      Khoa khảo cổ học để biết rõ nếp sống người xưa.
P      Khoa nhân chủng & di truyền học để biết rõ tổ tiên ngày xưa ở đâu và sống ra sao.
P      Văn chương truyền khẩu (bia miệng) : Huyền Thoại, ca dao, tục ngữ, thành ngữ… để suy đoán tư tưởng thời đó.
P      Môn sử học (ở đây là sử Việt trung thực, không bị bóp méo để phục vụ chánh trị).
  

E) -  NGUỒN GỐC VĂN HÓA

      (theo khoa học ngày hôm nay)

Con người lúc đầu sinh ra ở Phi Châu (phía tây nam nước SOMALIE ngày hôm nay). Với chứng tích khảo cổ mà chúng ta biết thì loài người có mặt trên trái đất vào khoảng 2 triệu năm nay.



Ở thời xa xưa, bàu khí quyển chưa có dưỡng khí (oxygène), các vi khuẩn khi chết đi thì biến thành đá, không bị thối rữa vì không có dưỡng khí và hơi nước tác động để thành thối rữa như ngày hôm nay.

·          Ðây là hiện tượng hóa thạch mà ta có thể kiểm nghiệm ở vùng núi lửa ở Pompéi (gần ROMA) bên nước Ý.

·          Lúc khởi thủy thì trái đất là một quả cầu lửa do mặt trời phát nổ sinh ra vào khoảng 4,6 tỷ năm nay.

·          Khi nguội thì bên ngoài biến thành lớp cứng gọi là vỏ. Ngày hôm nay vỏ trái đất dày 980Km, sau đó là cùi mềm 1.920Km và bên trong là ruột ở thể lỏng với nhiệt độ rất cao, ở giữa là lõi đầy kim cương vàng bạc là loại có tỷ trọng nặng nhất.

·          Sinh vật bắt đầu xuất hiện khi trái đất nguội, có vỏ cứng và bàu không khí lạnh để nước biển rút đi và lục địa hiện ra.

·          Số lượng nước không thay đổi từ khi có trái đất đến nay. Khi nóng thì biến thành mây thành khói, lạnh thì biến thành nước còn quá lạnh thì biến thành băng tuyết nên mức nước biển thấp xuống để hiện ra lục địa cho sinh vật trên cạn có thể sống được.
²

Vì con người là sinh vật săn mồi vụng-về nên bộ óc bắt buộc phải nảy nở để sinh tồn.
·          Cái này chúng ta gọi là sức mạnh của trí tuệ mà động vật khác không có chỉ vì chúng an phận sống với khả năng trời cho.

Từ ngày kiếm ra lửa (thời kỳ đồ đá ghè cho vừa với bàn tay) cho tới ngày biết dùng lửa để làm đồ đất nung mà ta gọi là đồ gốm, phải mất hàng chục ngàn năm. Sau đó mới đi chinh phục các vùng giá lạnh là nhờ vào sức mạnh của trí tuệ nó đưa đến tinh thần cầu tiến. Khi sống thành cộng đồng thì có tình thương mà ta gọi là tình người; đây là sức mạnh của con tim (§3-bước chân loài người)
²

Ðến khi biết tự sản xuất ra thực phẩm để bảo đảm cuộc sống (vào khoảng 15.000 nay, tức #13.000BC) thì lúc đó mới có cuộc sống quần cư và phát sinh ra tiếng nói; nhân số gia tăng vòn vọt. Trước đó chỉ có khoảng 3 triệu nhân số trên toàn thế giới mà nay đã thành 7 hay 8 tỷ nhân số mà ta gọi là nạn nhân mãn.

Lúc ban đầu, chỉ có 2 nếp sống quần cư là: Du-mục (sống bằng nghề chăn nuôi gia súc) và Nông-nghiệp (sống bằng nông phẩm có ruộng để chăm lo)
-          Dân du-mục sống theo đồng cỏ (STEPPE) nên phải di động, do đó có đời sống du cư. Trung tâm phát triển là vùng Trung Ðông (Iran ngày hôm nay).
-          Dân nông-nghiệp có cuộc sống định cư quanh ruộng. Trung tâm phát triển là bờ biển Ðông ngày hôm nay (từ Phi Luật Tân vòng xuống Mã Lai, Nam Dương Quần Ðảo)

Vì thế nên lúc khởi thủy chỉ có 2 nền Văn Hóa là: Văn Hóa Du-Mục (theo luật rừng) và Văn Hóa Nông-Nghiệp (tình người mà ta gọi là nhân bản)

Cách đây 20.000 năm (18.000BC), nước biển Ðông thấp hơn ngày hôm nay là 130,5 mètres. Từ biển Ðông (Phi Luật Tân) sang tới IRAN (Trung Ðông) là cánh đồng tuyết phủ bao la không có sự sống. Việt Nam với Phi Luật Tân và Nam Dương Quần Ðảo là đất liền.
Cách đây khoảng 15.000 năm (tức #13.000BC) nước biển bắt đầu dâng trung bình là 2cm mỗi năm. Ðến khoảng cách đây 8.000 năm (tức 6.000BC) thì ngưng và mực nước cao hơn ngày hôm nay là 10,3mètres; vì lúc này bàu khí quyển nóng nên băng tuyết tan thành nước.
Sau đó bàu khí quyển lạnh trở lại, nước đóng thành băng tuyết nên nước biển Ðông rút xuống bằng mực nước ngày hôm nay thì ngưng lại, vào khoảng 3.500BC (cách nay là #5.500 năm)
Ðây là trận Ðại Hồng Thủy gần chúng ta nhất. Trước đó từ 14.000 về trước đến 8.000 năm về trước thì trái đất có cả thảy 4 trận Ðại Hồng Thủy.
Khi nước biển rút đi thì dân nông nghiệp khi trước di lên Hy Mã Lạp Sơn và Trường Sơn, nay lại theo triền sông kéo xuống bờ biển lập nghiệp.

Lúc này dân sống về nông nghiệp ở vùng đất phía đông mới có cuộc sống quần cư và ổn cư; trong khi đó thì dân Du-mục ở Trung Ðông có cuộc sống quần cư nhưng du cư theo cánh đồng cỏ (Steppe) từ đó tiến lên biển Caspienne. Tới đó thì quá lạnh nên một nhánh rẽ sang phía tây ; qua Hắc Hải (mer noire) đến tận Âu Châu thành dân Hy-lạp và La-mã ; còn một nhánh rẽ sang phía đông qua KAZAHSTAN (đất của người Kazah) đến Mông Cổ và Mãn Thanh thì gặp biển nên di xuống phía nam tới sông Hoàng Hà thì gặp sắc dân nông nghiệp mà ta gọi là con cháu Ðế Nghi (huyền thoại).
Lúc đầu là người Hạ nên gọi là nhà Hạ (#1.700BC) chưa có luật lệ nên không thể gọi là một Quốc Gia được; họ sống cạnh dân nông nghiệp và thỉnh thoảng 2 bên sang cướp của nhau vì nhu cầu sinh sống. Mãi về sau, dưới thời Lã Hậu (183BC), mụ ta đẻ ra cái tên là Trung Hoa (trung tâm tinh hoa của vũ trụ) để lấy lý cớ xâm lăng, nên người dân dưới thời nhà Hạ được truy thăng thành người HOA Hcho oai !

Sau nhà Hạ thì đến nhà Thương bắt đầu từ 1.500 BC, nhưng phải đợi mãi đến năm 1.300 BC thì 2 bên (nông nghiệp và du-mục) mới hiểu nhau qua sự sáng chế ký hiệu "tượng hình và hội ý". Không có ký hiệu tượng « thanh » vì mỗi bên phát âm theo kiểu của mình.
Nên nhớ là lúc này chưa có chữ viết vì chưa có cái nền (support) mà ta gọi là giấy để viết lên rồi đem theo; nên tuy là chữ đấy nhưng chưa viết thành câu, thành chương, thành quyển được.
Tuy vậy nhưng Quốc Gia cũng bắt đầu được thành hình với luật lệ đàng hoàng và có lực lượng võ trang để thi hành luật pháp hẳn hoi. Trong khi đó ở phía nam sông Dương Tử (tức Trường Giang chảy qua Thượng Hải) thì con cháu Lộc Tục (huyền thoại) đã lập quốc để đánh nhau từ 2.879BC, đó là nước Ngô, nước Sở và nước Việt. (§4- Bài số 2: Văn Hóa Tàu từ Việt mà ra)

Nhà Chu diệt nhà Thương vào năm 1.122BC. Vì muốn diệt tận gốc nền văn hóa chung sống hòa bình nên dân nhà Thương phải chạy qua Mỹ, tức dân da đỏ ngày hôm nay (khảo cổ cho biết như vậy).
Vì thiếu người quản lý vùng đất bao la đã chiếm được nên nhà Chu mới đẻ ra chế độ Phong Kiến (Kiến là nhìn và Phong là cho), tức nhìn trên bản đồ rồi khoanh vùng, cấp đất cho từng bộ hạ một quản trị theo luật của họ (mỗi vùng một luật). Vì thế nên mới đặt ra tước Công, Hầu, Bá, Tử, Khanh... để chia đất nhiều hay ít, tốt hay xấu. Người dân chấp nhận làm nô lệ cho « chủ trại » với quan niệm ‘Đất của chúa, lúa của trời’.
Chế độ Phong Kiến khác với chế độ Lãnh Chúa của dân Tây Phương; mặc dù cùng quan điểm « Đất của chúa, lúa của trời » ; chế độ này bị Tần Thủy Hoàng (221BC-208BC) tận diệt để xây dựng chế độ Ðế Chế Toàn Trị (tức chế độ Cộng Sản ngày hôm nay mà người đẻ ra nó là Vệ Ửng, đời bố ông nội Tần Thủy Hoàng Ðế ; tức ông Cố).
Tiếp theo sau là chế độ Quân Chủ độc tài và chuyên chế bao trùm thảm họa cho dân Tàu từ ngày đó cho đến nay....đẻ con gái được quyền bóp mũi cho chết!...Nói chung là dân Tàu từ đời nhà Chu cho đến nay chưa hề được hưởng tự do và no ấm.
Lưu ý:  Chế độ PHONG KIẾN chỉ tồn tại dưới thời nhà Chu. Chế độ Quân Chủ không phải là chế độ Phong Kiến; mà Quân Chủ cũng có nhiều loại khác nhau, không phải loại nào cũng đều bóc lột cả đâu.





F) -  Bàn về cách thoát hiểm theo lời cha Lạc Long



Bố Lạc Long căn đặn các con nguyên văn như sau:

"Chừng nào giặc thù tới cướp phá, chống đỡ không nổi thì gọi bố ơi! về cứu chúng con"

Giải mã thì thấy:    

  

1.      Giặc thù là sự u tối trong lòng: Hồn nước mất trước, nước mất sau.
2.      Hãy tự hỏi là : Mình có muốn chống giặc nội tâm hay không?
3.      Nếu chống không được thì bố Lạc Long bảo: Sức mạnh Tâm Linh chưa dùng tới. Muốn có thì phải trau dồi Văn Hóa, Lịch Sử và Tư Tưởng Việt cùng Học Thuyết thoát hiểm của người Việt cho thấm nhuần thì mới thành chính quả được.
¯

Nhân Văn Việt Tộc

Thế nào là người Việt tốt ở kỷ nguyên Toàn Cầu Hóa đang đi tới?
-          Người Việt là người có tinh thần Tự Trọng và Cầu Tiến để biết cách sống cho mình và sống cho người.
Tinh thần Tự Trọng nằm trong ý nghĩa của danh từ Văn Lang
Còn tinh thần Cầu Tiến là ý nghĩa của danh từ Việt.

Làm sao để trở thành người Việt tốt?
Muốn thành người Việt tốt thì phải trau dồi kinh sử nước Việt để biết sự thăng trầm của dân Việt. Ðể biết cách sống cho mình và sống cho người.
Với phương tiện truyền thông hiện đại thì không cần phải nắm quyền cũng vẫn làm được; nhất là chúng ta có một khối lượng không nhỏ người Việt sinh sống ở hải ngoại mà phần lớn sinh sống ở các nước tân tiến nhất thế giới.

Muốn Canh Tân đất nước ư?....Chúng ta đâu có thể Canh Tân đất nước với Tư Duy nô lệ và Tư Tưởng lạc hậu, lỗi thời như Việt Cộng ca-tụng được?
Chúng ta phải cương quyềt xóa bỏ nghịch cảnh ngày hôm nay
q

Luận về Chánh Triều và Ngụy Triều

Thế nào là chánh nghĩa?
·         Ðối với sắc dân du-mục thì quan niệm của họ là "đất của chúa, lúa của trời"...Do đó:
a. Họ chỉ có Lãnh Chúa. Ông này dùng bạo lực để chiếm đất rồi cho người đến tá túc làm nô lệ cho ông chúa này nên mới có chữ Trung Quân, tức phải trung thành với ông « chủ trại »; mình chỉ là tôi mọi, nhờ ơn mưa móc nên mới có đất dung thân.
b.      Chiến tranh thì dân chết, thành quả thì Chúa hưởng trọn.
c. Về sau cần phải liên minh với nhau để thành Quốc Gia thì mới sống nổi (hợp quần gây sức mạnh), lúc này mới đẻ ra "quốc kỳ" để đi họp với các quốc gia khác.
d.      Quốc kỳ của họ không có nền, là vì bình đẳng giữa các lãnh chúa với nhau cho nên không có ai là quan trọng hơn ai cả. Chữ Nền có nghĩa là phần căn bản như nền nhà, nền Văn Hóa, nền tảng Kinh Tế; tiếng Pháp gọi là La Base.
·         Ðối với sắc dân nông nghiệp thì có dân rồi mới có người bảo vệ đất nước. Do đó:
a.       An dân là chánh, chánh quyền là phụ (dân là ông chủ, chánh quyền là đầy tớ nên mới có chữ công bộc của dân)
b.      Chiến tranh thì người dân hy sinh xương máu để bảo vệ đất nước chứ không phải bảo vệ triều đình. Thành công thì toàn dân được hưởng, lẽ dĩ nhiên là triều thần cũng được hưởng ké.
c.       Vì quan niệm dân chủ phân quyền (lệnh vua còn thua lệ làng) nên dân Việt có "dân tộc kỳ" chứ không có "quốc kỳ" như Tây Phương; mặc dù có đã quốc gia. Mà dân tộc kỳ phải mang nền vàng của tơ tầm, có nghĩa là người dân Việt làm chủ đất nước này chứ không triều đình hay đảng phái nào làm chủ được. Quốc kỳ là sáng kiến của dân tây phương vào thế kỷ thứ 14, du nhập vào nước Việt vào năm 1883 với lá cờ Tam Tài (cờ quốc gia Pháp); còn dân tộc kỳ có từ ngày lập quốc Văn Lang (2.879BC)
Lưu ý:
Ngày nay chúng ta vẫn nói màu vàng (lụa tơ tầm) dành riêng cho nhà vua mà ta gọi là Hoàng tộc hay Hoàng gia. Danh từ này là chiếu chỉ của vua Lý Cao Tông (1176-1210) hạ chiếu để phân biệt nhà vua với dân dã. Khi trước sắc phục không có quy chế nhất định. Ông này lên ngôi chỉ lo ăn chơi, săn bắn, bỏ bê chánh trị, không lo cho dân nên nhà Lý suy tàn từ đây.
(§12: Sách Phan Huy Chú ra năm 1820: mục Lễ Nghi Chí)

Tóm lại:
1.      Ðối với quan niệm của dân du-mục (Tàu) thì người nào tạo dựng cơ đồ thì đất nước thuộc về dòng họ đó, cha truyền con nối. Khi không có biến mà tự nhiên thoán nghịch cướp ngôi thì nhà đó gọi là Ngụy Triều.
Ngụy Triều là không phục vụ dòng họ của người đã lập nên sự nghiệp; còn đất nước và nhân dân là thứ yếu, vua thương thì nhờ,vua ghét thì chịu (làm việc chí chết theo khả năng, còn hưởng thụ thì theo nhu cầu vua định tiêu chuẩn).

2.      Ðối với quan niệm của dân nông nghiệp (Việt) thì Chánh Triều là người đã có công cứu nước an dân, dòng họ không có quyền kế thừa nếu người dân không ưa. Và ngay chính người có công cứu nước an dân mà sau này phản bội làm cho dân hèn nước yếu thì họ cũng mất luôn sự chánh thống và trở thành Ngụy Triều.
Vua Trần đã nói : « Việc nước không thân ; thiên hạ của chung nên cùng nhau bảo vệ để cùng hưởng đồng đều ». Xét vậy thì tinh thần Đồng Bào đã thấm sâu vào máu người Việt, từ vua quan cho đến dân gian, từ thời Hồng Bàng.
Đối với dân Việt ; Chánh Triều là Triều Ðình đó làm cho dân giàu nước mạnh như Quốc Sư Nguyễn Trãi đã nói trong bài Bình Ngô Ðại Cáo là: "Việc  nhân nghĩa cốt ở yên dân"
Hay nghĩa quân Tây Sơn khi làm lễ tế cờ xuất quân đã nói ý nghĩa của cuộc đấu tranh này là:
"Trừ gian, diệt bạo; cứu nước an dân"
Quản trị đất nước với châm ngôn:
"Lấy Văn Trị hòa với Võ Công"
²

Ôn lại sử Việt về cách
tuyển dụng nhân tài theo thi cử
Từ xưa đến nay việc nước bao giờ cũng là việc lớn, nên có càng nhiều hiền tài bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu; người ta chỉ nói khủng hoảng nhân tài chứ không thấy nói thặng dư nhân tài bao giờ cả. Mà Lãnh Tụ tốt là người biết thâu nạp hiền tài.

Do đó thế hệ chúng ta phải có chương trình huấn luyện hiền tài mà nay chúng ta gọi là chương trình Nhân Văn Việt Tộc (học làm người Việt tốt) để cung ứng cho nhu cầu của đất nước.

Muốn xét người lãnh đạo đất nước tốt hay xấu, thiết nghĩ không có gì tốt hơn là nghiên cứu chương trình thi cử và chương trình học hành để đào tạo nhân tài ở thời đó.
 
 
Tuyển chọn nhân tài do quen biết

-          Nước Việt ta từ đời Hồng Bàng (2.879BC-257BC), theo chế độ Dân Chủ Phân Quyền với câu “Lệnh vua còn thua lệ làng”; giấy bút chưa có nên sự tuyển chọn chỉ dựa theo kinh nghiệm sinh sống và học hỏi lẫn nhau ở ngoài đời mà ta gọi là TRI THỨC.
Trung tâm thông tin chưa có, trường ốc cũng không. Học hỏi kinh nghiệm thì chỉ có tính cách gia truyền nên cần phải có tiến cử. Lúc đầu thì ở xã hội nào cũng thế cả.

-          Nhà Thục (257BC-207BC) theo chế độ quân chủ chuyên chế, tuyển chọn theo vây cánh.
-          Nhà Triệu (207BC-111BC) theo chế độ Quân Chủ Ðại Nghị, các quan lo việc hành chánh và binh bị đều là người bản xứ, tuyển chọn theo tín nhiệm của người dân trong vùng.
-------------------------------------

Thời kỳ chống Tàu (111BC-939AD.

Vì bị Tàu thống trị nên tư duy lai căng, nhân tài đều là những người chấp nhận nô lệ, ca tụng ngoại bang và sỉ nhục tổ tiên. Ðây là một loại nhân tài vọng ngoại mà nay chúng ta gọi là: "Bồi Tây, Bồi Mỹ, Bồi Tàu".
-----------------

Thời kỳ tự chủ (939AD-1010AD)
học thuật chưa có

Thời nhà Ngô, nhà Ðinh và nhà Lê thì khoa thi cử chưa có vì kháng chiến mới thành công, nền tự chủ còn non yểu nên  tuyển nhân tài theo tiến cử hay quen biết mà yếu tố chính là không có ý định mưu phản tiếm quyền.
Tỷ dụ: Trường hợp nhà Ðinh tin dùng Ðỗ Thích và nhà Lê tin dùng ông Lý Công Uẩn và nhà sư Vạn Hạnh nên có chuyện thay bực đổi ngôi; nhưng xã tắc vẫn vững bền: Phía Bắc người Tàu không dám dòm ngó, phía Nam đánh bại quân Chiêm.
Người dân vẫn yên ổn làm ăn và đất nước vẫn trên đà phát triển.
w
Thời kỳ tuyển dụng nhân tài bằng khoa thi (1075-1883)
coi số 13 : Khoa mục chí –Phan Huy Chú

Bắt đầu từ vua Lý Nhân Tông (1072-1127) niên hiệu Thái Ninh:
·          Năm 1075 mở khoa thi tam trường để tuyển 10 người tài giúp vua quản trị đất nước.
·          Năm 1076 cho lập Quốc Tử Giám, có thư viện để nghiên cứu học hành, có nội trú cho người ở xa, tuyển thày giỏi để hướng dẫn khóa sinh thi ra giúp vua quản trị đất nước.
Ðây là trường Ðại Học đầu tiên trên thế giới với chủ trương tuyển dụng nhân tài qua thi cử; ở Âu Châu mãi đến 300 năm sau mới mở trường Ðại Học để tuyển dụng người tài theo khả năng.
Ø     Ðây là triều đại đào tạo được nhiều Hiền-tài có lòng biết thương người.
----------------------

Ðời nhà Trần (1225-1400) có tầm nhìn rộng lớn hơn nên đã thay đổi chương trình học thuật để đào tao Hiền-tài cho đất nước một cách hữu hiệu hơn.
Lúc này học thuật là thông hiểu Phật Giáo, Lão Giáo và Khổng Giáo để vun trồng Việt Giáo sao cho có lắm hiền tài để phục vụ đất nước với quan niệm Toàn Dân Giữ Nước mà người thời đó gọi là Tam Giáo đồng nguyên.

Chữ nguyên có nghĩa là:
·          Toàn vẹn, không cắt xén (nguyên vẹn).
·          Lớn nhất (Nguyên khôi là người giỏi nhất, Nguyên thủ quốc gia là vị lãnh đạo đất nước cao nhất).
·          Vùng đất (trung nguyên, cao nguyên, bình nguyên).
·          Nguồn gốc cỗi rễ (nguyên thủy).

Ở đây chữ Tam giáo đồng nguyên có nghĩa là:
Ø       Ba đạo đó cùng có giá trị như nhau, dùng để tham khảo cho việc cập nhật và tu bổ Việt Giáo.  Chữ nguyên ở đây có nghĩa là lớn nhất.
Ø       Vì quan niệm Toàn Dân Giữ Nước nên vua Trần Phế Ðế (1377-1388) niên hiệu Xương Phù tính hại Hồ Quý Ly nhưng âm mưu bị bại lộ nên bị giam trong ngục. Quân sĩ vào ngục yết kiến thì vua bảo "Hạ Giáp" và chấp nhận cái chết chứ không màng tới làm vua bù nhìn dưới tay gian thần là Hồ Quý Ly.
----------------------

Ðời nhà Hồ (1400-1407) với quan niệm tân trang xứ sở nên mới cho môn Toán Học vào chương trình thi tuyển làm quan; vì thế nên ta thấy nhiều sáng chế mới lạ như súng thần công (súng đại bác nạp tiền, tức nạp đạn đằng trước họng súng: Gắn ngòi nổ, nạp thuốc, nạp đạn và chít đầu súng rồi đốt ngòi bắn đạn đi).
Ø       Thời gian quá ngắn nên không có gì để rút kinh nghiệm học vấn cả.

Chỉ biết rằng : Ông Hồ Quý Ly không thu phục được hiền tài nên cha con bị bắt sang Tàu. Ông ta cũng không đủ can đảm tự sát nên đã để ô danh cho hậu thế.
Ø      Như vậy ông là một nhà chánh trị non; mặc dù ông là một nhà khoa học rất giỏi. Ông hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc mất nước do chính ông gây ra.
-----------------------


Nô lệ nhà Minh (1414-1427)

Lúc đó, người Tàu muốn tiêu diệt dân ta nên bắt đàn bà, con gái, người giỏi về Tàu để làm nô lệ.
Thành Kim Lăng ở Bắc Kinh xây bằng xương máu của dân nô lệ Việt Nam, kiến trúc sư là một vị hoạn quan tên là Nguyễn An ; ông này có bổ phận phải sẽ kiểu và đốc thúc nhân công xây cho đúng kỳ hạn. Đặc biệt ông phải làm sao để đem một tảng đá thiệt bự kéo từ băng tuyết phía bắc cả ngàn cây số về để làm cầu đi qua (hình như đi vào trong cung thì phải).
Miếng đá phải đục tại chỗ, chờ cho trời lạnh băng tuyềt dày đặc thì kéo trên tuyết bằng cách đi tới đâu thì đào giếng lấy nước tưới vô cho tuyết tan tới đó, rồi kéo phiến đá trượt qua.
Nội công việc kiến trúc thành Kim Lăng (lăng bằng vàng) này đã nướng không biết bao nhiêu sinh mạng người Việt mà kể...Ước chừng phải cần 100.000 lao nô cho công trường này trong vòng 10 năm.

Trong nước Việt thì Bắc Kinh ra lệnh hủy diệt Văn Hóa Việt đến tận cỗi rễ; một chữ trên bia mộ cũng phá đến nỗi nhà bác học Lê Quý Ðôn (1726-1784) phải than rằng: Những sinh hoạt văn hóa nhà Trần khi xưa mà nay còn mờ mịt không biết truy tìm ở đâu.
Học hành thì cấm, để dân ngu dễ trị. Dân tình khổ sở vì lao dịch không ngừng, phu dịch và lính tráng bắt cho đủ số; hình phạt thì khắt khe và dã man như: moi ruột; chặt tay chân, khoét mắt cắt tai (§7 - Hình phạt dã man của bọn Hán Tộc)
--------------------------






Nhà hậu Lê (1427-1527)
Suy thoái tư duy bắt đầu từ đây !



1/- Vua Lê Thái Tổ, tức ông Lê Lợi (1427-1433) trị vì được 6 năm thì mất, thọ 49 tuổi. Ðây là triều đại coi ngai vàng quan trọng hơn hạnh phúc của dân, nên ta phải phân tích cho cặn kẽ.


Nhờ vào mặt trận Văn Hóa do Nguyễn Trãi đề xướng với kế hoạch "Bình Ngô Sách": Lấy công-tâm, chánh-nghĩa và nhân-nghĩa làm vũ khí để diệt giặc an dân nên Ðại Vương Lê Lợi với sự trợ tá của quốc sư Nguyễn Trãi đã đuổi được giặc Minh ra khỏi nước ta. Vì thế nên Ngài mới chú trọng đến việc sửa sang lại nền văn học như:

-          Ðặt ra trường Quốc Tử Giám ở kinh đô Thăng Long để huấn luyện nhân-tài, bên văn phải thi kinh-sử, bên võ phải thi vũ-kinh gọi chung là Minh Kinh (Minh là sáng ngời của nền chính học). Chọn thày giỏi để hướng dẫn học viên
-          Các Lộ (tức là tỉnh ngày hôm nay) cũng mở khoa thi Minh Kinh để tuyển chọn những người ẩn dật ra ứng thi để làm quan, không phí phạm hiền tài.
-          Ðạo Phật và Ðạo Lão cũng được phát huy và thi cử, ai có trình độ cao tăng thì mới được mở chùa giảng kinh.

Tuy bên ngoài nói là đào tạo sỹ phu cho đất nước, nhưng Ngài lại coi ngai vàng quan trọng hơn hạnh phúc của người dân: Nghi kỵ hiền tài, tin cậy vũ-kinh hơn kinh-sử (trọng võ khinh văn).
Vì Ngài chú trọng đến Hồng hơn Chuyên nên đã giết hại công thần như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, nghi ngờ Nguyễn Trãi; giết Trần Cao để dành chánh nghĩa; và dùng toàn những người chỉ biết võ biền như Lê Sát không đủ tài trị nước an dân mà được phong lên làm quan Ðại Tư Ðồ.
Vì thế nên sau khi chết thì ông Lê Sát đương nhiên nhiếp chính vì vua mới có 11 tuổi.
                      
2/- Vua Lê Thái Tông (1434-1442) trị vì được 9 năm thì mất vì bị đầu độc, thọ 19 tuổi (lên ngôi lúc 11 tuổi). Coi thêm số 10: Việt Sử Khảo Luận của ông Hoàng Cơ Thụy

Trong 9 năm trị vì : Việc học được mở mang, tiến sỹ được khắc tên vào bia đá bắt đầu từ đây để tỏ lòng ái mộ nhân tài, là nhờ Quốc Sư Nguyễn Trãi còn được trọng dụng.
Ø       Nhưng sau khi chết đi thì văn học xuống dốc vì triều thần đều là những tên xu nịnh cầm quyền sinh quyền sát. Do đó nên Quốc Sư Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc để diệt khẩu bởi đám loạn thần đầu độc vua để mình nhiếp chính.

Phép thi được chia làm tứ trường như sau :
-          Ðệ nhất thi 1 bài kinh nghĩa, 4 bài tứ thư mỗi bài dài ít nhất là 300 chữ.
-          Ðệ nhị thi 1 bài chiếu, 1 bài chế và 1 bài biểu.
-          Ðệ tam thi làm thơ và phú.
-          Ðệ tứ đậu Tiến sỹ làm 1 bài văn sách dài tối thiểu là 1.000 chữ. Văn sách là sách lược đấu tranh tỷ dụ đề ra là:
« Ngày hôm nay, chúng ta phải làm gì và có thể làm được gì để chống nguy cơ Hán Hóa?»
Sỹ tử người thì bảo hàng giặc, người thì bảo quyết chiến, kẻ nói triệu tập hội nghị toàn dân để hỏi ý kiến, kẻ thì bảo lùi một bước tiến 5 bước, người thì bảo bày mưu cho chúng xa bẫy rồi tổng phản công......Tùy tài hùng biện của sỹ tử mà cho đỗ cao hay thấp là do cái nhìn của ban giám khảo tinh thông kim cổ hay đầu óc bí-xì với tư tưởng vong nô hèn nhát.

Lợi dụng lúc vua mới trưởng thành, háo sắc nên các quần thần đem con gái hiến vua làm cung phi. Khi có con trai thì nịnh hay hót giởi nên được vua phong ngay cho làm Thái Tử (tức chỉ định người nối ngôi). Bà sau đẻ con trai lại truất ngôi Thái Tử của đứa con trước mà phong ngay cho người em cùng cha khác mẹ nên gây hận thù.
Rút cục năm 19 tuổi vua bị đầu độc chết ở Lệ-chi viên (vườn trồng cây vải), loạn thần vu vạ cho Thị lộ rồi chu di tam tộc ông Nguyễn Trãi để bịt miệng.
Sau đó đứa con 2 tuổi lên ngôi (tức vua Lê Nhân Tôn), và ông nội của nó nhiếp chính. Sở dĩ đầu độc vua là vì nhóm này sợ bà sau có con trai thì mình mất quyền. Ðó là nguyên nhân của vụ án Lệ-chi viên (§14:Việt Sử Khảo Luận của ông Hoàng Cơ Thụy).

3/- Vua Lê Nhân Tôn lên ngôi lúc 2 tuổi, bị giết năm 19 tuổi và trị vì được 17 năm (1443-1459).
Ðây là thời gian đại loạn, hoàng tộc sát hại lẫn nhau, người thì sang Tàu cầu cứu với tư tưởng con vua thì lại làm vua nên chấp nhận làm vua nô lệ còn hơn làm dân một nước huy hoàng.
Ø       Vì vậy nên thoái hóa đủ mọi mặt, tuy có một vài cải tổ chiếu lệ.

v

Bước ngoặt Tư Duy trái chiều
(biến dân chủ phân quyền thành quân chủ chuyên chế)

4/- Vua Lê Thánh Tôn, tức hoàng tử Tư Thành (1460-1497):

Nhận xét về 535 năm tụt hậu! (1479-2014). Vị vua mà chúng ta vẫn ca tụng là anh minh, xuất chúng mà đường lối học thuật lại sai lầm để đi đến thảm trạng ngày hôm nay với nguyên nhân chính là: Tư Duy lạc hướng.

Thay vì đào tại Hiền-tài cho đất nước thì lại đào tạo "tôi trung cho nhà Lê" nên sau này trở thành bọn Ngu Trung và bọn Gian Thần đã làm cản trở bước tiến của dân tộc từ đó đến nay.
Vị chi trên 5 thế kỷ dân Việt đi thụt lùi không biết đến bao giờ mới thoát khỏi Tư Duy nô dịch từ 1479 đến nay (2014); tức tụt hậu đã được 535 năm rồi, thật là kinh hãi!
      
Ø  Ðó là nguyên nhân gây ra thảm trạng ngày hôm nay, vì Tư Duy lạc hướng và Tư Tưởng lạc hậu nên con cháu gỡ mãi chưa được vì người gỡ thì ít, ngu trung và gian thần thì nhiều.

Người gỡ là:
(1)      Mạc Ðặng Dung (hướng về ngoại thương năm 1527),
(2)         Hoàng Ðế Quang Trung (hướng về Chính Học, lập Sùng Chính viện 1790).
(3)         Cố vấn Ngô Ðình Nhu (hướng về học thuyết Nhân Vị năm 1962)
là những lãnh tụ sáng giá đã nhìn thấy cái sai lầm này nên đã đề ra chương trình Chính Học nhưng chưa thành thì chế độ chết yểu vì những nguyên nhân khác nhau.

Khúc lịch sử này chúng ta phải nghiền ngẫm cho thật kỹ và thật sâu thì mới hy vọng thoát hiểm được.

Một thế hệ làm chưa xong thì các thế hệ sau nối tiếp vì vạn sự khởi đầu nan, nhất là canh tân Tư Tưởng và thay đổi Tư Duy để cập nhật với văn minh hiện đại là việc làm rất khó, phải bền chí mới xong; còn không thì dân Việt sẽ tiêu vong trước sự thi đua thăng tiến của các dân tộc khác theo đà tiến vọt của văn minh điện tử, mà mình thì cứ đi thụt lùi!.
²
Xét lại chuyện đã qua
Trở lại thời điểm vua Lê Thánh Tôn lên ngôi (1460); năm đó Ngài 18 tuổi, trị vì được 38 năm và thọ 56 tuổi (1460-1497).

§          Trong thời gian trị vì, Ngài đã cải tổ được rất nhiều việc và thành công trong việc chỉnh đốn lại rường cột quốc gia.


§          Về Văn học thì sửa đổi phép thi để tuyển chọn Trung Quân, còn ái quốc thì đã có vua lo; tức biến quan niệm dân chủ phân quyền thành chế độ quân chủ toàn trị.



Hoàng tử Tư Thành và mẹ đã bị vua cha ra lệnh hành quyết về tội toan cướp ngôi, chỉ vì bà mẹ của ông nói là nằm mê thấy Ðức Phật hiện ra và nói sau này con bà sẽ nối nghiệp. Nhờ quốc sư Nguyễn Trãi hết lòng can thiệp nên mẹ con chỉ bị khai trừ ra khỏi hoàng tộc và đưa vào chùa đề đi tu, xa lánh trần tục.


Ðến năm 18 tuổi (1460) bỗng dưng ngài được quần thần đem kiệu đến đón ông ở chùa về để tôn lên làm vua trong lúc triều thần đang mưu hại nhau để tranh ngôi. Vua và bà thái hậu vị giết trong cung bởi người anh cùng cha khác mẹ là Nghi Dân đã được phong làm thái tử rồi; nhưng mẹ ông Bàng Cơ ton hót để truất quyền Thái Tử và lưu đầy mẹ ông này.

Ðây là điểm hy hữu nên cần phải mổ sẻ để xem nguyên nhân như thế nào, và hoàng tử Tư Thành đã đòi yêu sách gì để tránh nạn kiêu binh?

Vì biến cố trong triều, anh em giết hại nhau rồi sang Tàu cầu cứu, trong lúc giặc Chiêm đã đánh chiếm Nghệ An và sắp đến Thanh Hóa đào mả vua Lê, đập tan lăng miếu nhà Lê.
Vì thế cho nên sau khi vua và thái hậu bị giết quần thần mới đem kiệu ra năn nỉ hoàng tử Tư Thành lên làm vua....Nhưng hoàng tử Tư Thành ra điều kiện duy nhất là ông phải có thực quyền.

Khi lên ngôi thì miếu hiệu là Lê Thánh Tôn, và thay đổi ngay chánh sách học vấn để tuyển chọn nhân tài giúp vua cứu nước....Có nghĩa là dù vua làm sao thì cũng phải trung thành, còn việc nước an dân là việc phụ.
Nền học vấn này chuyển sang quan niệm: Ðất của Chúa lúa của trời  thay cho quan niệm đất của dân và do dân bảo vệ như thời nhà Lý, nhà Trần nên nhân tài đào tạo lúc đó không những nhiều mà còn đều là các bậc hiền tài cả.
Ðã nhiều lần các vị vua nhà Trần nói: Thiên Hạ là của chung, chia nhau mà hưởng; hàm ý là đất Việt của dân Việt cùng làm và cùng hưởng.

Vì sợ thoán nghịch nên việc học hành chuyên về Trung Quân; do đó hạ nhục đạo Phật, đạo Lão và các đạo khác. Tuy việc học phát triển đào tạo được nhiều nhân tài Hồng hơn Chuyên như Việt Cộng ngày hôm nay; nhưng về sau con cháu không đủ khả năng mà cứ khăng khăng đòi làm vua Bù Nhìn để hưởng phú quý

Hậu quả của sự thay đổi tư duy
Do đó bọn ngu trung, nịnh thần mới có nơi kiếm ăn. Trung với nhà Lê nhưng lại đi làm quan cho nhà Trịnh để họ Trịnh núp bóng vua Lê Bù Nhìn quản trị đất nước, bức bách nhà vua.
Ø       Ðiểm này sẽ nói vào mục nhà Lê Mạt vận (1532-1788).
v

Nhà Mạc (1527-1592)
Nhà Lê nắm quyền vừa tròn 100 năm tổng cộng 10 ông vua, trong đó chỉ có 2 ông đã lớn tuổi mới lên ngôi là ông Lê Thánh Tôn 19 tuổi và ông Lê Hiển Tôn 37 tuổi, còn lại toàn là ấu chúa
làm nhiều điều bất nhân; do đó mới bị Mạc Ðăng Dung tuất phế.

Theo quan niệm của dân Tàu (du-mục) thì đó là thoán nghịch. Còn theo quan niệm của dân Việt (nông nghiệp) thì chuyện hưng phế là bình thường vì người dân làm chủ đất nước chứ không phải triều đình giữ nước :  "Dân tộc vạn đại, nhà vua nhất thời"
Nếu vua bất tài không đủ khả năng đem hạnh phúc đến cho dân thì đó là lúc nước lật thuyền; do đó người dân ủng hộ Mạc Ðăng Dung để thay thế phế đế....đáng lý các hoàng tử nên tự thoát vị như hoàng tử Lý Long Tường mới đúng. Ðằng này lại sẵng sàng ra làm bung xung để Trịnh Nguyễn lợi dụng. May mà 2 Chúa tranh nhau nên hư vị vẫn còn, bằng không thì giống vua Lê Thái Tổ giết Trần Cao vậy.

Nay xét về mặt học thuật thì nhà Mạc có tổ chức những khoa thi để tuyển nhân tài giúp dân, trong đó có ông Nguyễn Bỉnh Khiêm người làng Trung-an, huyện Vĩnh-lại nay là huyện Vĩnh-bảo tỉnh Hải Phòng đỗ Trạng Nguyên năm 1535, nên gọi là ông trạng Trình. Danh tiếng vẫn còn truyền tụng cho tới ngày hôm nay.
²

Trịnh Nguyễn phân tranh đúng 256 năm (1532-1788)
với 10 trận chiến nướng trên 10 triệu thanh niên; đất nước suy vi

Ðây là thời kỳ dân Việt suy thoái, tự hủy bằng cuộc nội chiến dai dẳng và đẫm máu. Tiềm lực bị tiêu hao, lòng dân ly tán....chỉ có lợi cho ngoại bang xâm lăng mà thôi, không ngóc đầu lên nổi.

Sự học hành thì chúa Trịnh vẫn lo tuyển chọn nhân tài theo đóm ăn tàn: Làm quan cho chúa Trịnh mà lại hãnh diện là bề tôi trung thành với nhà Lê..thật là khó hiểu cái đám ngu trung, nịnh thần này,  trong đó có ông Lê Quý Ðôn, ông Nguyễn Du và ông Nguyễn Thiếp nữa.

Ðàng trong thì Nguyễn Hoàng chỉ rình đợi họ Trịnh hất cẳng vua Lê lập nên nhà Trịnh là kéo quân ra hỏi tội rồi xóa luôn nhà Lê rồi lập nên nhà Nguyễn....
Ø       Sự học không có gì đáng nói vì không có thi cử. Tuyển người theo sự quen biết.
²

Nhà Tây Sơn : 1778-1802
(coi thêm số 8: các ngôi sao Tây Sơn)

Trong lúc chiêu mộ nghĩa quân ở chiến khu An Khê (khoảng 10 năm) thì anh em Tây Sơn có đón người về dạy võ và dạy văn cho nghĩa quân với khẩu hiệu:
P   Trừ gian, khử bạo, cứu nước an dân.

Khi đủ quân số thì chính thức phất cờ khởi nghĩa (1771) đánh Quy Nhơn sau đó đánh chiếm Phú Yên (phía nam) và Quảng Ngãi (phía bắc) xong thì kêu gọi hiền tài giúp sức với đường lối chánh trị:                                
P   Dùng văn tài hòa với võ công để cứu nước an dân.
đồng thời biến nhân tài ngu trung của đối phương thành hiền tài cứu nước an dân.

Tuy nhà Tây Sơn có tài khai dụng nhân tài đối phương thành hiền tài cứu nước an dân nhưng việc thi cử vẫn chưa được tổ chức, mặc dù ông Nguyễn Nhạc đã xưng Ðế vào năm 1778.
Ø       Chỉ vì chưa ổn định chính trị xong nên việc khoa cử chưa có ai lo cả. Phải đợi mãi đến năm 1789 ông Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Ðế kéo quân đại phá quân Tàu nhà Thanh, thống nhất đất nước thì lòng người mới thuận về môt mối; và lúc đó mới lo đến khoa cử để bổ xung hiền tài cho đất nước.

Ðiển hình là Hoàng Ðế Quang Trung có vời nhà hiền triết Nguyễn Thiếp ở La Sơn (Nghệ An) ra cộng tác với Triều Tây Sơn nhưng Ngài không ra vì đã ăn lộc nhà Lê, cuối cùng Hoàng Ðế phải viết thư úy lạo đại khái như sau:
" Làm tôi trung với vua, hiếu với dân là điều đáng kính nể và đáng khuyến khích; nhưng nay nhà Lê đã suy vi không lý Ngài bỏ phí tài năng không ra cứu dân giúp nước hay sao?
Triều Tây Sơn tồn tại hay suy vi thì không quan trọng bằng hạnh phúc của người dân và an nguy của đất nước.
 

Vì thế nên Trẫm mong mỏi Ngài nghĩ lại mà xuất thế, khai trí cho dân vì người dân giữ nước và tự bảo vệ quyền sống của mình chứ không phải nhà Tây Sơn bố thí an bình cho họ.



Vì lý do này nên Trẫm ra chiếu thành lập Sùng Chính Viện với nhiệm vụ phát huy Văn Hóa chính gốc để khai tâm và khai trí cho dân, mong Ngài nhận chức Viện Trưởng với tước La Sơn Tiên Sinh.

Ngài đã nói vì tuổi đời quá cao nên di chuyển khó khăn, vậy nay Trẫm ra chiếu thành lập viện Sùng Chính ở ngay nơi Ngài cư ngụ; và đồng thời cũng chỉ định Ngài làm chánh chủ khảo cho các kỳ thi hương để bày tỏ lòng kính trọng hiền tài đất Bắc”.
w

Khi thống nhất đất nước xong (1788) thì lo ngay việc khoa cử bằng chương trình Chính Học do ông Nguyễn Thiệp và ông Ngô Thì Nhiệm hợp tác để phát huy chương trình Nhân VănViệt Tộc với mục đích học để có khả năng tự bảo vệ lấy hạnh phúc của mình, còn nhà Tây Sơn sống hay chết là chuyện phụ.
Triều đình hưng phế là chuyện bình thường, nhưng hạnh phúc của dân mới tối quan trọng vì Quan nhất thời, Dân vạn đại.

Chương trình này ở thời điểm đó rất hay, nên học hỏi. Ðây là chương trình Việt học do ông Nguyễn Thiếp và ông Ngô Thì Nhiệm soạn thảo rồi đệ trình để Hoàng Ðế phê chuẩn thực thi.

Vì nhà Nguyễn Gia Long đã đốt sạch sách vở nên được truyền tụng như sau:
1.      Chỉnh trang lại Phật giáo để đối kháng với Ki-tô giáo. Ai thông thạo Phật học thì mới được giữ chùa giảng kinh để mở rộng kiến thức cho dân.
Chùa do chánh quyền cấp và trùng tu cho khang trang, còn nhà sư thì có ruộng tự trồng trọt để tự túc mưu sinh. Phật tử đến học đạo thì chỉ mang hương hoa đến lễ Phật chứ không được mang tiền đến cúng sư. Nói cách khác là phục hồi giáo lý nhà Phật để chống Ki-tô giáo.

2.      Cho Giáo Sỹ Ki-tô được tự do giảng đạo để bắt liên lạc xem kỹ thuật Tây Phương tiến đến đâu đặng còn biết đường canh tân đất nước.
Ðây là tự do tôn giáo, theo hay không là tùy ở người dân. Nếu Phật Giáo được phát huy có hệ thống thì ta sợ gì người dân đi theo đạo khác. Ngoài ra sự tiếp xúc với văn minh Tây Phương là điều cần phải biết chứ không thể mũ ni che tai bịt mắt được.

3.      Cưỡng bách giáo dục: Quy chế trường ốc và nhà giáo:
Cấp tiểu học:
Biến đình làng thành lớp học, giáo viên cấp tiểu học dành cho thiếu nhi thì do nhà nước chấp thuận, còn chi phí cho học hành và lương bổng giáo viên thì xuất quỹ của làng để khuyến khích dân làng gia tăng sản xuất.
Cấp trung học:
Lương bổng giáo sư của cấp Trung Học trở lên dành cho Thiếu Niên (trên 10 tuổi) , Tráng Niên (trên 16 tuổi)  và Thanh Niên (trên 18 tuổi) thì chánh quyền trả.
Cấp Ðại Học
Ai về kinh theo học thày giỏi để thi ra làm quan thì có nội trú và thư viện để tra cứu.

Tóm lại:
Nhà Tây Sơn không những rất chú trọng đến khoa cử để đào tạo hiền tài giúp nước an dân mà còn nghiêm túc với chương trình giáo dục để huấn luyện người dân sao cho có đủ khả năng vươn lên cùng người thì mới không sợ Tàu ăn hiếp hay Tây Dương cướp phá.
Nhờ chương trình học vấn này nên nhà Lý và nhà Trần đã đào tạo được rất nhiều hiền tài còn vang vọng cho đến ngày hôm nay.

Nay chúng ta nên noi gương sáng này của tổ tiên để biết rằng tài năng dân Việt không thua kém bất cứ dân tộc nào cả. Ngày hôm nay khủng hoảng hiền tài là vì sống trong môi trường nô dịch nó đã kìm hãm nhân tài từ lâu lắm rồi.
Ø       Không biết Văn Hóa và Lịch Sử của tổ tiên ra sao thì làm sao mà không vọng ngoại được?
v

Nhà Nguyễn Gia Long (1802-1945)

Chúng ta phải nói ngay rằng trong suốt thời gian này dân Việt không được quyền có tư duy độc lập và tư tưởng cứu nước an dân; vì tất cả đã có nhà nước lo đầy đủ rồi.
Nhà vua nói: "Dân ngu nên không được làm chánh trị. Việc này đã có nhà vua lo, dân đừng lo"

Nói chung thì khoa mục thời này là huấn luyện làm tôi đòi ngoại chủng từ triều thần cho đến dân đen (tức là từ Gia Long chủ trương nền giáo dục dân ngu khu đen, khu là bàn tọa ngồi lê nên đít thâm). Vì Gia Long chỉ là giám quốc cho Tây (§15: Giao ước Versailles)
Tuy nhiên chúng ta cũng vẫn phải thấu triệt chương trình học vấn rắc rối này. Muốn cho dễ nhớ thì phải chia ra làm nhiều chương trình học vấn khác nhau cho từng miền của đất nước.

Miền Bắc:
Từ Ninh Bình trở lên đến ải Nam Quan thì áp dụng chương trình của dân bị trị học hư văn dựa theo đạo Khổng đã bị nhà Thanh khóa trong Tứ Khố Toàn Thư ở Bắc Kinh rồi, vì đối với Gia Long thì dân Bắc là ngoại chủng nên theo luật riêng.

Tứ Khố Toàn Thư là 4 thư viện chứa tất cả các sách quý xếp theo từng loại. Ðây là chiếu chỉ của nhà Thanh với mục đích là tiêu diệt văn hóa của dân Tàu một cách im lặng.

Ðến thời Bảo Hộ (1883-1945) thì bỏ chương trình hư văn mà dạy chương trình Pháp Văn với lý do là: Tiếng Pháp là ngôn ngữ chánh, còn tiếng Việt là ngôn ngữ phụ. Con nít học tiếng Việt đến năm 11 tuổi, sau đó là học toàn bằng tiếng Pháp, mù chữ chiếm 95% dân số.
Nước ta không có Bộ Quốc Gia Giáo Dục mà chỉ có nha học chính trực thuộc bộ Giáo Dục ở Paris ra chương trình tùy theo nhu cầu thâu nạp người giúp việc, môn học đắt khách nhất là Thông Ngôn (gọi là ông Thông); phần còn lại là học Luật ra làm quan Huyện và Cán Sự chuyên ngành; tức Technicien ( trợ tá chuyên môn).

Môn Việt Văn, Văn Hóa Việt, Lịch Sử Việt hay Chánh Trị, Kinh Tế đều không được quyền học vì thế nên khi Nhật trao trả độc lập (10/3/1945) thì người dân chẳng biết mô tê gì về chánh trị cả, lãnh tụ thì tự học nên yếu kém. Do đó tên gian hùng Hồ Chí Minh mới phỗng tay trên là nhờ y làm tôi trung cho đảng Cộng Sản Nga nên được ông chủ gửi ban cố vấn sang để hết lòng tài trợ và chỉ đạo.

Miền Trung (1802-1945):
Nhà Nguyễn Gia Long coi miền Trung là chiến khu an toàn bảo vệ ngai vàng nô dịch nên được nhiều quyền ưu đãi (§16: luật Gia Long); do đó học thuật được chăm lo nhiều với mục đích học để trung với vua nhưng ác với dân đặng còn đi thống trị dân Bắc Kỳ và dân Nam Kỳ.
Chương trình học này kéo dài tới năm 1884 thì hết, vì lúc đó miền Bắc do Pháp cai trị, miền nam là đất nhượng địa để cứu nguy triều Nguyễn.
Từ năm 1885-1945 thì mọi việc đều do Khâm Sứ Pháp ở Huế đảm trách, triều đình chỉ có vua bù nhìn và triều thần theo Tây nên học theo chương trình Tây huấn luyện với mục đích làm cho dân   

hèn nước yếu....Giống chương trình giáo dục của Việt Cộng ngày hôm nay vậy; chỉ khác một đàng là làm nô lệ cho Tây thì đây làm nô lệ cho Nga; Nga sập thì làm nô lệ cho Tàu.

Ø       Ðó là lý do tại sao dân ta đi mãi trong mê hồn trận Dịch Chủ Tái Nô.


Miền Nam (1802-1864):
Ðây là đất của các chúa Nguyễn khai khẩn đất bồi (tức đất phù nam: Ðất phù sa đang bồi ở phía nam, tức đồng bằng sông Cửu Long) phần đông dân cư là người Tàu nhà Minh sang tỵ nạn nhà Thanh nên không sõi tiếng Việt, do đó không có chương trình giáo dục rõ ràng. Người Miền Nam ngày hôm nay phát âm theo Tàu như chữ "con" thì phát âm thành "coon"; không phân biệt được dấu ngã với dấu hỏi chỉ vì tiếng Việt có 6 âm mà tiếng Tàu chỉ có 4 âm mà thôi.

Cho đến năm 1864 thì Tự Ðức nhường đứt 3 tỉnh miền Ðông (Biên Hòa, Gia Ðịnh và Ðịnh Tường) cho Pháp làm nhượng địa.
Ðến năm 1867 thì nhường nốt 3 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, Châu Ðốc và Hà Tiên) cho Pháp.
Ø       Thế là từ năm 1867 trở đi, đồng bằng sông Cửu Long là đất thuộc Pháp nên theo học chương trình Pháp để làm người Pháp nên không bàn tới.
----------------------------------


Nền giáo dục Quốc Cộng 1945-1975

Nền giáo dục nước ta từ 1945-1975 rất phức tạp vì chiến cuộc triền miên do Hồ Chí Minh đem tới bằng những hiệp định bán nước như:
Ø       Tạm ước sơ bộ 06/3/1946 mời quân Pháp vào nước để đổi lầy danh xưng vùng tự trị.
Ø       Hiệp định Fontainebleau 14/9/1946 công nhận Việt Nam là đất của nước Pháp.
Ø       19/12/1946: Gây chiến với Pháp để nhân dân đừng hỏi tội bán nước của Hồ Chí Minh.
Ø       20/7/1954 theo lệnh của Chu Ân Lai (thủ tướng chánh phủ Bắc Kinh), phái đoàn Hồ Chí Minh ký với Pháp hiệp định Genève chia đôi đất nước.
Ø       1959 thành lập Mặt Trận Giải Phóng dân Tộc để khủng bố dân miền Nam, phá hoại hòa bình.
Ø       1968: Tấn công khu dân cư ngay ngày Tết Mậu Thân để gây kinh hoàng, thảm sát đồng bào Huế trong 7 ngày hưu chiến đân dân ăn Tết trong thanh bình.
Ø       1972 Tấn công Quảng Trị với chiến dịch "Mùa Hè Ðỏ Lửa".
Ø       30/4/1975: Xua quân qua vùng phi quân sự để tấn công ồ ạt miền Nam. Bắt tù quân cán chính và dân Miền Nam dưới mỹ từ: Trại Cảo Tạo và vùng Kinh Tế Mới để giết người trong im lặng, do đó dân tộc mới điêu linh như vầy.
Ø       Từ ngày được gọi là "Giải Phóng" ra khỏi sự Tự Do No Ấm (30/4/1975), Việt Cộng còn cố tình khơi căm thù bằng cách ăn mừng chiến tháng như: Cải Cách Ruộng Ðất; Chiến thắng Mậu Thân ngay trong lòng nạn nhân. Trong khi đó lại hô hào xóa bỏ hận thù!

A/- Phía Việt Cộng (1945-1975):
Việt Cộng theo chương trình nhồi sọ của Mạc Tư Khoa để biến con người thành công cụ sản xuất cho lãnh tụ đảng Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế ở Mạc Tư Khoa hưởng.
Năm 1989 bức tường Bá Linh sụp kéo theo sự tan vỡ của khối Cộng Quốc Tế, Mạc Tư Khoa không tồn tại thì Việt Cộng lại khấu tấu Bắc Kinh xin làm nô lệ với 16 chữ vàng và 4 tốt (§17) nên chương trình giáo dục là xây dựng tư duy nô dịch Mác, Lê, Mao với tư tưởng vọng ngoại, lỗi thời lạc hậu như ta đã biết (coi sách giáo khoa Việt Cộng thì rõ)
²

B/- Phía Quốc Gia: Chia làm 2 giai đoạn:
B1/-Từ 1948 đến 1954: Trước đó thì không có chủ quyền, Pháp và Việt Cộng đang tranh bá đồ vương trên mảnh đất này, dân tình khổ sở không có hướng đi; tương lai thì mù-mịt như nhà không nóc. Vì thế nên không có chương trình Việt Học để đào tạo hiền tài cho tương lai.

Ngày 05/6/1948, Quốc Trưởng Bảo Ðại đòi Pháp trao trả độc lập qua hiệp định vịnh Hạ Long, ký trên chiến hạm của Pháp.
Ðến năm 1950 mới đủ sức để lo cho nền giáo dục độc lập dạy bằng tiếng Việt, mở thêm trường Nguyễn Trãi. Còn Trưng Vương là trường nữ sinh khi trước mang tên Ðồng Khánh dạy toàn tiếng Pháp; ngoài ra còn trường Chu Văn An khi trước là trường Bưởi dạy toàn tiếng Pháp.
Vị chi là có 3 trường công lập dạy tiếng Việt đến hết Tú Tài phần 2 (tức lớp 12 ngày hôm nay)
Lúc đó thiếu giáo sư, nhất là môn Việt văn phải đợi mãi đến năm 1953 mới có Ðại Học Văn Khoa do ông Nghiêm Toản làm khoa trưởng để huấn luyện giáo sư Việt văn.

Vì vậy nên lúc đầu thì chương trình tiếng Việt dựa theo chương trình của Pháp trước đó rồi tu bổ dần dần cho hoàn chỉnh. Nhưng không có môn Nhân Văn Việt Tộc, lịch sử chỉ học qua loa; văn hóa không học. Văn Học chỉ có vài bài; tài liệu thì không có.
·          Trước đó, bài thi Tú Tài phần 2 phải gửi qua Pháp chấm vì ở Việt Nam không có giáo sư đủ khả năng về khoa học để phê.
·          Ðến ngày 15 juillet 1951, vì nhu cầu thay thế quân đội Pháp để tự bảo vệ đất nước chống bọn phiến Cộng được Tàu Cộng hà hơi tiếp sức, nên Quốc Trưởng ký sắc lệnh Tổng Ðộng viên. Nhân tài đã thiếu lại còn đi lính nên nền giáo dục bỏ lửng không người soạn thảo; vì thế nên không có gì đáng nói.

B2/- Từ 1954-1975:
Ngày 20/7/1954 hiệp định Genève chia cắt đất nước ra đời với sự thỏa thuận của Hồ Chí Minh và Thực dân Pháp. Quốc Gia Việt Nam với Lãnh Tụ là Quốc Trưởng Bảo Ðại không ký.
Ø       Dân Bắc di cư ồ ạt vào Nam 1 triệu người và xây dựng phòng tuyến chống Cộng một cách quyết liệt.

Ngày 26/10/56 nền Cộng Hòa ra đời với liên danh Tổng Thống và Phó Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và Nguyễn Ngọc Thơ.
Ðây là lúc Tổng Thống lo cho việc học hành để đào tạo hiền tài cung ứng cho nhu cầu như:
-          Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt với chương trình học rất là chu đáo: Bốn năm văn võ căn bản + 2 năm binh chủng chuyên nghiệp. Khóa sinh không được lấy vợ trong khi đang học.
-          Trường Quốc Gia Hành Chánh đào tạo những bộ óc lãnh đạo đất nước mà khi xưa gọi là "kẻ sỹ".
-          Còn trường Trung Học và Ðại học thì mọc lên như nấm để cung ứng cho tinh thần hiếu học của dân.

Lúc này mới đủ giáo sư có khả năng để phát triển nhân tài, là nhờ ở lứa tuổi theo học vào năm 1950-1954 từ Bắc di vô Nam tìm Tự Do. Tuy vậy, nhưng đây chỉ là những môn học chuyên khoa cần cho nhu cầu sinh sống, chứ chưa có chương trình Nhân Văn Việt Tộc cho toàn dân.

Tám nqam sau, chương trình Việt học đã được nhà triết học Ngô Ðình Nhu soạn thảo và đem ra áp dụng dưới tên là: Học thuyết Nhân Vị kèm thêm chữ Cần Lao cho rõ nghĩa trong thí điểm Ấp Chiến Lược.
Ø       Cần Lao Nhân Vị là tự mình chuyên cần học hỏi để xây dựng vị thế của mình trong xã hội.

Tức là con người phải có tinh thần Tự Trọng và Cầu Tiến thì mới đủ khả năng để Tự Lực Tự Cường không nhờ vào viện trợ của Mỹ nữa. Còn trông chờ ngoại bang tức trông chờ nô lệ, ít nhất là tư tưởng vì có thực mới vực được Việt Ðạo.
Thực ra thì tinh thần Tự Trọng và Cầu Tiến đã có từ ngày lập nước Văn Lang  (2.879BC); nhưng chương trình giáo huấn thay đổi tùy theo bối cảnh lịch sử.
·          Danh từ Văn Lang nói lên tinh thần Tự Trọng của con người Hào Hoa, Phong Nhã; Phóng Khoáng, Hào Hiệp và Lịch Sự, Bặt Thiệp; đó là mục tiêu phải đạt tới của con người Việt.
·          Danh từ Việt có nghĩa là hãy cố gắng vượt mọi khó khăn để thăng tiến cùng người, tức tinh thần Cầu Tiến để thành người hữu dụng cho đời.

Hai danh từ này đứng riêng một mình thì rất khó biết được là tổ tiên chúng ta muốn nói gì đây? Nhưng sau khi giải mã được toàn bộ huyền thoại Rồng Tiên Khai Quốc, 100 trứng, 100 con thì thấy ngay là các ý nghĩa phải ăn khớp với nhau thì mới nói được thông điệp cứu nước của Việt Vương Câu Tiễn (600BC) về cách xây dựng Việt Giáo, Việt Ðạo, Việt Triết và Học thuyết thoát hiểm (§1: Bài học số 6 chủ đề: Rồng Tiên Khai Quốc)
w

Từ  1975 - 2014 thì chúng ta đã rõ
chương trình Nhân Văn Việt Tộc mới bắt đầu từ năm 2013

Trong nước thì toàn dân học giáo điều Cộng Sản lấy dối trá làm đầu, sử thì học méo mó để phục vụ Ðảng Cộng Sản, không đúng sự thật; rất nhiều đoạn bịa ra, không dám nói các cuộc chiến thắng Tàu như: Bạch Ðằng (3 lần), Chi Lăng, Ðống Ða

Ở hải ngoại thì:
·           Chúng ta chỉ trông vào sự giáo dục của gia đình, các hội đoàn có tổ chức những sinh hoạt văn hóa định kỳ nhưng lại chưa phân biệt được đâu là văn hóa Việt gốc và đâu là văn hóa Việt Lai (Tây, Tàu, Mỹ, Nga .....).
Còn cha mẹ không biết thì dù có thực tâm muốn con thành người Việt tốt cũng không biết lấy tài liệu ở đâu.
·          Sách đấu tranh thì nhiều; nhưng sách Việt Học thì quá thiếu thốn nên nhu cầu cố gắng soạn sách giáo khoa Việt Tộc là cần thiết trong lúc này.


KẾT  LUẬN
Nhìn toàn cảnh học vấn để đào tạo Hiền Tài giúp nước an dân từ ngày lập quốc đến nay thì chúng ta thấy ngay nguyên nhân suy thoái Tư Duy để có thảm trạng ngày hôm nay là đầu óc hẹp hòi của vua Lê Thái Tổ chỉ nghĩ đến Ngai Vàng nên tin dùng toàn những người có Võ Công mà không cần đến Văn Học thì làm sao quản trị được đất nước.
Trong thực tế:
Muốn bảo vệ an ninh lãnh thổ thì cần Võ Công oanh liệt, muốn xây dựng đất nước thì cần Văn Tài ưu tú. Nếu Văn Võ toàn tài thì tốt, còn không thì phải phối hợp với nhau để: Dùng Văn Trị hòa nhịp với Võ Công thì đất nước và con người mới thăng tiến bằng người được.

Chú thích:
Văn Trị là dùng tài học để quản trị đất nước, còn võ công là dùng sự thành công của võ nghệ để bảo vệ anh ninh bờ cõi.

Nay muốn vực dạy thì thiết nghĩ là:
1.      Chương trình giáo dục nhân văn Việt Tộc phải do chính người Việt soạn.
2.      Xây dựng ban giảng sư có đủ khả năng sư phạm và kiến thức để đáp ứng cho 90 triệu dân phải do chính dân Việt đào tạo.
3.      Cải thiện môi trường lừa dối bịp bợm và chụp dựt để xây dựng cuộc sống lương thiện của người dân.
Ðó là những bước đi bắt buộc phải qua. Nếu chúng ta khởi hành trễ thì sự Canh Tân Ðất Nước cho bằng người cũng trễ theo……và có thể chẳng bao giờ dân tộc Việt tiến bằng người; mặc dù chúng ta có rất nhiều nhân tài không thua kém bất cứ một dân tộc nào.
----------------------------------------