Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Bài số 2.01: Các loại cờ xí

NHÂN  VĂN  VIỆT  TỘC
         Ban Học Vụ
năm thứ nhì, bài số 2.01
Soạn giả Vũ Văn Việt
Brussel 15/11/2013
Các loại cờ xí
Bài này được chia làm 4 phần:
1)     Giáo Khoa gồm 2 mục: Ôn Cố và Tri Tân.
Tìm hiểu quá khứ để biết phải làm gì cho hiện tại để có tương lai tươi sáng hơn.
2)     Tham Luận để hiểu rõ chi tiết của sự kiện.
3)     Trau Dồi Kiến Thức để hiểu vấn đề rộng hơn: Kiến thức tổng quát càng rộng thì vấn đề càng sáng tỏ; giải quyết càng chính xác.
4)     Thực Tập để kiểm chứng sự hiểu biết của mình.


Muốn thành người hữu dụng cho đời thì phải trau dồi kiến thức. Văn ôn vũ luyện, vì thế nên phải bỏ công sức vào việc tự rèn để có tinh thần tự trọng cao độ như dân Nhật trong vụ sóng thần vừa qua đã làm cả thế giới kính phục. Há chẳng phải để chúng ta noi gương hay sao?

³

Giáo Khoa

Ôn Cố:
Các loại cờ và xí:
Cờ là một mảnh vải nói lên một biểu tượng nào đó: Biểu tượng của cờ cao hơn biểu tượng của xí. Do đó xí nhỏ hơn cờ.

Cờ có cấp bực cao thấp như quân hàm vậy; xí cũng vậy.
Khi đứng một mình thì to nhỏ sao cũng được, nhưng khi đi chung với các loại cờ khác thì kích thước phải lớn nhỏ theo sự quan trọng của nó. Đại diện cho ai thì nói cho rõ ra?

Ø   Khi lập nước Văn Lang thì chúng ta có Dân Tộc Kỳ, tức cờ Nền Vàng Tuyền, màu của lụa tơ tầm. Bà Trưng phất ngọn cờ vàng có nghĩa là: Vì dân tộc, chống giặc Hán.

Khi xuất quân thì hai Bà cũng có Quân Kỳ của mình đi theo. Kích thước Quân Kỳ của kháng chiến Mê Linh bé hơn kích thước Dân Tộc Kỳ.
Trong quân ngũ kháng chiến Mê Linh cũng có cờ hiệu của các tướng lãnh; cờ này gọi là XÍ nếu là biểu tượng của cấp tỳ tướng (tướng nhỏ, không cần óc sáng tạo mà chỉ cần kỹ thuật tác chiến cao).

Đó là quy ước của kỷ cường và rường mối quốc gia dân tộc; chúng ta không nên xóa bỏ và hiểu nhầm là phân chia giai cấp....Nếu xóa bỏ là chúng ta chấp nhận chế độ "cá mè một lứa"...ai cũng giống ai thì làm sao làm được việc lớn ?
Lấy mạnh hiếp yếu như Việt Cộng nè: Chúng chủ trương Hồng hơn Chuyên nên mới ra xã hội tham những, bán nưóc cho Tàu mà không ai dám nói; vì nói ra là bị xã hội đen can thiệp liền, đánh cho nhử tử, xương gãy răng rắc.

Bất cứ dân tộc nào thì cũng lấy con người làm căn bản.
Không có cá nhân thì không có tập thể, mà không có tập thể thì không có dân tộc.
Dân tộc nào cũng cần lãnh thổ để sống theo phong tục và tập quán của dân mình (tức là Văn Hóa), do đó phải có tổ chức xã hội mà ta gọi là Nền Văn Hiến Quốc Gia. Văn Hiến là bản văn quy định: Quyền hành, Trách Nhiệm và Bổn Phận của mọi thành phần trong một đất nước. Độc lập thì có Văn Hiến do dân làm ra, nô lệ thì Văn Hiến do kẻ thống trị làm ra.
Nước Văn Lang cũng không qua khỏi quy luật này.
Chúng ta có:
1)      Danh từ Xã Hội, có nghĩa là các làng hợp lại thành một Bộ Lạc: Bộc Lạc là một Tiểu Bang. Bộ là vùng, Lạc là yên vui. Khi bị Pháp thống trị, họ muốn hạ nhục nên dịch chữ Bộc Lạc là Tribu.
Tribu là Tù, có ông Tù Trường; còn Bộ Lạc có Lạc Hầu (quan văn) và Lạc Tướng (quan võ) dùng để điều hành guồng máy Quốc Gia.

2)   Câu tục-lệ để đời:
Lệnh vua còn thua lệ làng nói lên thể chế Dân Chủ Phân Quyền dưới thời Hùng Vương. Hùng Vương là tên một chức vụ có bổn phận làm sao để: Hoà đồng nếp sống của 15 Bộ Lạc, tức biến Liên Bang Việt thành chủng tộc Việt.

Vì không biết lịch sử lập quốc nên có nhiều người lấy lối sống ngày hôm nay mà cho rằng đây là Giang Sơn đâu, Anh Hùng đó. Sự ngộ nhận này rất tai hại chỉ vì không được học Nam sử nên không hiểu tâm tư người xưa !

Dân Việt lập nước Văn Lang vào năm 2.879BC, lúc đó phải đẻ ra cờ hiệu của nước và cờ hiệu của làng.
·        Vì quan niệm người dân giữ nước nên mới có Dân Tộc Kỳ với nền Vàng.
·        Vì quan niệm Lệnh Vua còn thua lệ làng nên mới có cờ Làng, mỗi làng tự chọn cho mình một biểu tượng.
·        Về sau, vì xã hội thăng tiến nên nền: Việt Giáo, Việt Đạo và Việt Triết lúc ban đầu trở nên lỗi thời nên cần phải được bổ xung bằng Tôn Giáo và các Học Thuyết ở bên ngoài du nhập vô; do đó mới có cờ ngũ sắc của Phật Giáo và các loại cờ, xí khác......
Tôn giáo và học thuyết chỉ là cái cây trồng trên mảnh đất dân tộc. Nó cần sự vun sới và chăm bón của người dân thì mới phát huy được; còn không thì tôn giáo đó sẽ vắng bóng vì không hợp thủy thổ.

Du nhập Quốc Kỳ:
Năm 1884, Triều nhà Nguyễn Gia Long ký thêm hiệp ước sau chót là bán nốt mảnh đất còn lại cho nước Đại Pháp, và chịu sự bảo hộ của họ.
Nghĩa là Tây làm chủ nhân ông trên đất Việt của tổ tiên để lại; con dân đất Việt là nô lệ trên mảnh đất của cha ông khai phá.
Lúc này dân Việt mới có Quốc Kỳ là cờ Tam Tài của nước Pháp, và Đế Kỳ của nhà vua bù nhìn, cha truyền con nối là cờ Long Tinh (cờ nền vàng có một gạch đỏ nằm giữa và to bằng 1/3 chiều rộng).

Ø   Ngày 09/3/1945 người Nhật đảo chánh và trao chủ quyền cho Hoàng Đế Bảo Đại.

Ngày 11/3/1945 Hoàng Đế Bảo Đại cho đọc Tuyên Ngôn Độc lập: Hủy bỏ Hiệp ước Bảo Hộ 1884 vì người Pháp bất lực, bỏ chạy trước sự xâm lăng của người Nhật; nên nay người Việt đã thu hồi lại chủ quyền trong tay người Nhật.

Đầu tháng Avril 1945:
Hoàng Đế chỉ định Nội Các Trần Trọng Kim lập chánh phủ để điều hành việc nước.

Ngay sau đó Nội Các (cabinet) Trần Trọng Kim trình diện thành phần chánh phủ để Ngài chuẩn y.

Sau khi chánh thức chấp chính thì chánh phủ Trần Trọng Kim đã làm nhiều việc cấp bách cần phải có ngay cho một nước độc lập như: Quốc Kỳ, Quốc Ca, Bổ nhiệm quan chức hành chánh từ Trung Ương đế xóm làng. Cải tổ việc học, lấy tiếng Việt và chữ Việt (Quốc-Ngữ) thay cho tiếng Pháp và chữ Pháp.

Về Quốc Kỳ thì chánh phủ Trần Trọng Kim đã kêu gọi mọi người góp ý về mẫu cờ, trong đó có cờ Quẻ Ly: QUẺ LY màu đỏ trên nền VÀNG, nên gọi là cờ Quẻ Ly.

Chánh Phủ đệ trình lá cờ Quẻ Ly làm Quốc Kỳ, và bài Tiếng Gọi Thanh Niên làm Quốc Ca để Hoàng Đế phúc quyết (lấy quyết định chót để hợp thức hóa).

Vì thế nên cờ Quẻ Ly là lá Quốc Kỳ đầu tiên của dân Việt. Lá cờ này đã lấy lá Dân Tộc Kỳ làm nền (tảng).

Ý nghĩa của Quốc Kỳ và Quốc Ca:
Ø   Quẻ Ly là quẻ trong bát quái của kinh dịch. Ly là lửa, cung lửa ở phương Nam.

Thời Triệu Việt Vương (Triệu Đà người Việt gốc Ngô) lấy sông Dương Tử (chảy ra Thượng Hải) làm ranh giới và lấy quốc hiệu là NAM VIỆT, có nghĩa phía nam sông Dương Tử là của người Việt (207BC), lúc đó chưa có nước Hán (tức nước Tàu, tên của Triệu Đà phong cho vào năm 183BC).
§         Ở thời điểm này thì nước Tàu thuộc Hạng Võ (người nước Sở).

Về sau Lưu Bang phất cờ khởi nghĩa ở Thiểm Tây vào năm 206BC; sau này thành công, đánh bại Hạng Võ lập nên Triều Đại nhà Hán nên gọi đó là nước Hán, trung tâm tinh hoa của vũ trụ. Vì thế nên còn gọi Trung Hoa, hay Trung Nguyên (đất chánh giữa, tức cái rốn của vũ trụ).
w

Triệu Đà là ai? Trước Lưu Bang (206BC là năm phất cờ khởi nghĩa) là triều đại Tần Thủy Hoàng, lúc này ở phía nam sông Dương Tử có 2 thế lực là:
Ø   Nhâm Ngao và Triệu Đà nổi loạn chiếm vùng đất Ngô Việt (chiết giang), Mân Việt (Phúc Kiến), Bách Việt (Hồ nam) và Lạc Việt (Quảng Đông) khi trước thuộc vùng Lãnh Vương Câu Tiễn; nhưng chưa dám xưng vương trên vùng nước Ngô đã bị Câu Tiễn sát nhập vào nước Văn Lang vào khoảng năm 600BC, vì 2 vị này tự nhận là người Việt muốn dứt nước Âu Lạc của Thục An Dương Vương.
Ø   Thục An Dương Vương là người dứt Hùng Vương thứ 18 (257BC) với sự tiếp tay của nhóm Nhâm Ngao và Triệu Đà, cương vực là Vân Nam, Quảng Tây, Bắc Việt xuống tới đèo Hải Vân là vùng đất của Lãnh Vương Việt Thường nằm trong nuớc Văn Lang (liên bang Việt).
Ø   Đức Thánh Trần và Quốc Sư Nguyễn Trãi nói Triệu Đà là người Việt (tiếng Tàu là YUE hay YUEH).

Sự thực thì vùng Ngô-Việt (tiếng Tàu là WU YUE), Mân-Việt và Bách-Việt khi trước thuộc nước Ngô, nhưng nước này hay gây hấn nên bị Việt Vương Câu Tiễn (tức vua nước Việt tên là Câu Tiễn), lãnh vương vùng Lạc Việt (Quảng Đông) là một tiểu bang của nước Văn Lang dạy dân, rèn binh luyện tướng, nằm gai nếm mật trong 20 năm  để san bằng nước Ngô và biến nước này thành 3 tiểu bang của nước Văn Lang.

Vì gốc gác như vậy nên có nhiều người vì thâm thù gọi Triệu Đà là người Ngô (mối thù Ngô Việt). Sau này nước Ngô bị Tàu Bắc Kinh sát nhập nên họ cho Triệu Đà là Tàu luôn.....Nhưng trong sử của Bắc Kinh viết (cụ Trần Trọng Kim sao lại) thì nói là Việt bị Tàu thống trị bắt đầu từ nhà Tây Hán (111BC), Bắc Kinh phủ nhận tư cách Tàu của Triệu Đà.
Triệu Đà dứt Thục Phán vào năm 207BC và đặt tên nước là Nam Việt (tức phía nam sông Dương Tử là của ngưòi Việt)...Như vậy thì Triệu Đà là nguời Việt chứ đâu phải người Tàu. Nếu nói Triệu Đà là Tàu thì Việt bị Tàu đô hộ từ 207BC chứ không phải 111BC như sử Trần Trọng Kim nói.
Nay khai quật mả Triệu Muội (cháu triệu Đà) thì thấy lúc sống theo văn hóa Việt (đồ dùng của người Việt), nhưng khi chết lại theo quan niệm siêu thoát của người Tàu (chôn sống người hầu và ngựa để xuống âm phủ làm vua tiếp) thì rõ ràng Triệu Đà và Nhâm Ngao là người vùng Chiết Giang (phía nam sông Dương Tử) . Coi bản đồ Lĩng Nam đính kèm của Trần Nguyên Trụ thì rõ).
w

Triệu Đà không chịu danh xưng này, nên gọi họ là nước Tàu, người Tàu, chữ Tàu, Văn Hóa Tàu.......
Tháng Septembre 1945, họ sang tước khí giới quân Nhật nên ta gọi là bọn Tàu Phù (đói ăn nên bị bệnh Phù), nay chúng ăn hiếp nước ta nên ta gọi là Tàu Khựa.

Về sau người ta gọi Bắc Hán - Nam Việt, nghĩa là phần đất phía bắc sông Dương Tử thuộc nhà Hán, phía Nam thuộc người Việt.

Nước Tàu theo thuyết Thiên Tử nên họ chỉ có Đế Kỳ là lá cờ Nền Đỏ (lửa của mặt trời). Như vậy rõ ràng cờ quẻ Ly là cờ của nước NAM, mà nước Nam thì của người Việt (Bắc Hán - Nam Việt).
Nay nước này thì ai làm chủ? Nền VÀNG có nghĩa là dân Việt làm chủ nước Nam.
Cờ Quẻ Ly nói lên chủ quyền NƯỚC NAM của Ngưòi VIỆT NAM (bắc Hán, nam Việt)

§         Lá cờ Quẻ Ly gói ghém không biết bao nhiêu tình tự dân Việt mà kể.
§         Nó ấp ủ linh hồn dân Việt....từ ngày lập nước Văn Lang với lá cờ vàng cho đến khi được người Nhật Giải Phóng khỏi ách nô lệ người Pháp – 09/3/1945.

Ø   Câu đầu trong bài Quốc Ca là: Này Thanh Niên ơi! quốc gia đến ngày giải phóng...(hãy cố gắng tiến lên để bảo vệ sự tự chủ).

Thanh Niên ở đây là lực lượng thanh niên tiền phong được Nhật huấn luyện và trang bị vũ khí. Đây là lực lượng võ trang đầu tiên kể từ năm 1886 chấp nhận sự Bảo Hộ của người Pháp do Triều Đình nhà Nguyễn ký kết để bảo vệ ngai vàng.

Truất phế Quốc Kỳ để thay bằng Đảng Kỳ:
Ngày 02/09/1945 ông Hồ Chí Minh, một tên vô danh tiểu tốt lập diễn đàn để trình diện thành phần chánh phủ do ông nặn ra, đã tuyên bố thay Quốc Kỳ Quẻ Ly bằng Đảng Kỳ cờ ĐỎ SAO VÀNG.
Nền đỏ là máu kẻ thù dùng để nhuộm cờ, còn ngôi sao Vàng là Đảng Việt Minh lãnh đạo theo đường lối của Đệ Tam Quốc Tế.
§         Có người cho đây là hành động "Chó nhảy bàn độc" - bàn độc là bàn thời gia tiên.

Trong bài đảng ca có câu 'Thề phanh thây uống máu quân thù"...Quân thù của đảng Việt Cộng là Trí Phú Địa Hào, đào tận gốc, trốc tận rễ.
Tức là: Đối với con người Việt Cộng thì cùng giai cấp là bạn, khác giai cấp là thù....Trong đoàn quân xâm lược Pháp có giai cấp công nhân là bạn của bộ đội cụ Hồ; nhưng người Việt là kẻ thù với nhau!

Nhận xét:
Trước ngày 02/9/1945 không ai biết ông Hồ Chí Minh và mặt trận Việt Minh cả, ngay chính những đảng viện Việt Cộng cũng chưa biết.

Hồ Chí Minh là tên hiệu (bí danh), khi làm lãnh tụ ông cũng dấu nhẹm tung tích của mình, không hề nói rõ tiểu sử.

§         Một vị Nguyên Thủ Quốc Gia mà làm việc mờ ám như vậy thì làm sao dám nói là đại diện cho toàn dân Việt được? Đó là ngụy quyền, bạo chúa.

Nhìn cả thế giới, từ cổ chí kim thì: Nguyên Thủ Quốc Gia bao giờ cũng tự mình cho phổ biến tiểu sử của mình để mong được sự hỗ trợ của toàn dân. Nay ông Hồ không những dấu nhẹm tiểu sử của mình mà lại còn lắt léo khi người ta hỏi đến.
Vậy thì thử hỏi có ai bàu cho một tên đại bịp dại diện cho mình không?

Giải quyết vấn đề khúc mắc:
Ngày 05/6/1948 Cựu Hoàng Bảo Đại hồi loan, với cương vị Quốc Trưởng, Ngài thành lập chánh phủ Quốc Gia Việt Nam và phúc quyết lá cờ Quẻ Càn (cờ vàng 3 sọc đỏ) làm Quốc Kỳ

Vì thế nên chúng ta có 2 lá cờ đối kháng làm tan nát lòng dân. Đó là :

Ø   Cờ Quẻ Càn là Quốc Kỳ nhưng người dân thất thế, không giữ được nước. Mặc dù mất nước nhưng người dân nhất quyết bảo vệ cờ Vang. Đó là biểu tượng được lòng dân.

Ø   Đảng Kỳ cờ Đỏ Sao Vàng tuy thắng thế để biến nó thành Đế Kỳ của Bạo Chúa; nhưng không được lòng dân……nên nó sẽ chết theo đảng của nó.

Một ngày nào đó khi Ngụy Triều ra đi vì hết thời, thì toàn dân phải tỉnh táo : Đừng để lấn cấn vì 2 biểu tượng này thì mới có thể kết hợp toàn dân để chống bọn Tàu Khựa đang âm mưu thôn tính nước ta được.
......Tàu Khựa tức bọn bành trước Bắc Kinh chứ không phải toàn thể dân Tàu đâu.
²

Tri Tân:
Chúng ta đã biết là người Việt dùng màu vàng của lụa tơ tầm làm sắc thái dân Việt. Cái này đã có từ ngày lập nước Văn Lang (2.879BC). Và lá cờ này gói ghém trọn vẹn tình tự và linh hồn dân Việt.

Chúng ta cũng đã biết quan niệm sống của dân Việt là Dân Chủ Phân Quyền nên mới có Dân Tộc Kỳ với cái NỀN VÀNG.
Còn Tây Phương, quan niệm sống của họ là: Đất của Chúa, Lúa của Trời nên khi thành lập Quốc Gia (thế kỷ thứ 15) họ mới đẻ ra Quốc Kỳ làm biểu tượng của một cương vực mà ta gọi là đất nước hay quốc-gia theo chế độ Lãnh Chúa. Về sau biến thành Dân Chủ đầu phiếu.
§         Quốc kỳ của họ không có NỀN như dân Á Đông.
§         Nền là nói ai làm chủ mảnh đất đó.

Nay sống theo xu hướng nhân loại (toàn cầu hóa) nên sự bang giao phải lấy Quốc Kỳ thì người ta mới hiểu, còn Dân Tộc Kỳ chỉ dùng trong những ngày Đại Hội Dân Tộc mà thôi.
Dân tộc kỳ là lá cờ nền vàng tuyền.

Hiện nay lòng dân ly tán, nhưng một ngày nào đó sẽ thống nhất lòng người. Phải kết hợp toàn dân thì mới bảo vệ được chủ quyền trên mảnh đất Quốc Gia của tổ tiên để lại. Lúc đó bắt buộc toàn dân phải lấy biểu quyết cho lá Quốc Kỳ của nước Việt.

Quốc kỳ tương lai:
Nếu chúng ta đồng ý là người dân làm chủ đất nước thì lá Quốc Kỳ của toàn dân Việt bắt buộc phải là Nền Vàng thì mới gói ghém trọn vẹn được linh hồn và tình tự dân Việt có từ ngày lập nước Văn Lang đến nay.

Nền Vàng là cờ Dân Tộc (dân tộc kỳ), sau đó trên lá cờ này (cờ vàng tuyền) chúng ta muốn để biểu tượng gì cho hợp với bối cảnh sinh sống hài hòa đương thời là do toàn dân phúc quyết (tức trưng cầu dân ý để lấy quyết định chót)
³


Phần Tham Luận

QUỐC KỲ và DÂN TỘC KỲ

Vì quan niệm về cuộc sống của dân Nông Nghiệp (Đông Phương) và Du Mục (Tây Phương) khác nhau nên mới có Dân Tộc Kỳ và Quốc Kỳ.


Dân Tộc Kỳ:
Dân Nông Nghiệp thì cho rằng người dân bảo vệ đất nước chứ không phải Triều Đình bảo vệ đất nước. Do đó nước Văn Lang theo chế độ dân Chủ Phân Quyền, phép vua còn thua lệ làng. Nước Văn Lang là một Liên Bang Việt gồm 15 tiểu bang mà người xưa gọi là 15 Bộ Lạc, mỗi vùng có một ông Lãng Vương phụ tá bởi các Lạc Hầu (quan văn) và Lạc Tướng (quan võ). Những người có công với đất nước dù lớn hay nhỏ đều được ghi công đức bằng cái Miếu gọi là Văn Miếu hay Võ Miếu. Công đức này là do người dân phê phán chứ không phải Triều Đình phong cho. Công đức lớn nhỏ gì thì cái miếu cũng bằng nhau.
Vì người ta dịch chữ TRIBU bằng danh xưng Bộ Lạc để đánh lạc hướng lịch sử nên chúng ta hiểu nhầm về tổ tiên chúng ta. Chữ TRIBU phải dịch là Tù mới đúng; Chef de tribu thì gọi là Tù trưởng.

Nước Văn Lang được thành lập vào năm 2.879BC gồm 15 tiểu bang, lấy màu vàng của lụa tơ tầm làm sắc thái cho dân tộc Việt gồm 15 sắc dân đều mang tên Việt như Lạc việt (Quảng Đông) Âu Việt (Quảng Tây), U Việt (Vân Nam).......cho tới Việt Thường có chiến khu Lâm Ấp bất khả xâm phạm. Việt thường quản trị vùng đất từ Thanh Hóa đến đèo Ải Vân (sau đổi tên thành Hải vân từ thời Gia Long). Chữ Việt có nghĩa là vượt mọi trở ngại khó khăn để thăng tiến cùng người, tức là tinh thần Cầu tiến. Chữ Văn Lang là tinh thần Tự Trọng. Văn Lang là nước của con người Hào-hoa, Phong-nhã, Phóng-khoáng, Hào-hiệp.
Nước Văn Lang được thành lập để chống quân Ngô chiếm cương vực từ phía nam sông Dương Tử (chảy ra Thượng Hải: SHANGAI) tới phía bắc sông Tây Giang (chảy ra Hương cảng:HONGKONG)
Sau này (600BC), bị nước Ngô ăn hiếp nên tấn quân sang bằng nước Ngô và biến nước này thành 3 tiểu bang là: Ngô Việt (người Việt gốc Ngô ở vùng Chiết Giang), Mân Việt (người Việt sinh sống ở vùng sông Mân) và Bách Việt là Hồ Nam ngày hôm nay.

Khi lập quốc thì phải có danh xưng, có cờ hiệu, có binh lực. Lúc đó 15 ông Lãnh Vương bầu lên ông Hùng Vương có nhiệm vụ duy nhất là biến Liên Bang Việt thành chủng tộc Việt bằng hòa đồng Văn Hóa, do đó phải đẻ ra học thuyết Rồng Tiên và chọn màu vàng làm sắc thái dân Việt. Hồi đó quan niệm trời tròn đất vuông nên hình lá cờ là hình vuông, màu vàng tuyền: Có nghĩa là: Mảnh đất này là của dân Việt làm chủ.
Cờ hình vuông màu vàng tuyền là dân tộc kỳ của dân Việt. Chúng ta vẫn quen gọi lá cờ NỀN VÀNG.  Chữ NỀN có nghĩa là ai làm chủ mảnh đất đó.
Sau dân Tộc kỳ là Vương Kỳ của các ông Lãnh Vương (lãnh vương khác với lãnh chúa), Sau Vương Kỳ là cờ hiệu của các cấp thừa hành giúp vua quản trị đất nước. Sau các chức nhỏ thì mang cờ bé hơn nên gọi là Xí....Cờ Xí rợp trời.

Còn người Tàu thì họ không có² Dân Tộc Kỳ, mà họ có Đế Kỳ vì họ quan niệm rằng đất nước của Thiên Tử, tức con trời sai xuống để dẫn dắt muôn dân nên Đế Kỳ của họ là hình vuông NỀN ĐỎ. Màu đỏ là màu của mặt trời (tức lửa ở phương nam). Do quan niệm này khí Tế Lễ thì bàn thờ phải quay mặt về phương nam. Phương đông thì có ông Đông Xướng, phương tây thì có ông Tây Xướng; trong khi đó thì bàn thờ của dân Việt quay theo hình thể của nơi cúng tế.

Quốc Kỳ:

Các nước Tây Phương sống bằng nghề Du Mục nên họ quan niệm là có đất mới có dân: Đất của Chúa, lúc của trời. Lúc đầu mỗi ông Lãnh Chúa chiếm một vùng, thành lập binh đội để bảo vệ Thần Dân của họ. Mỗi ông có một lá cờ riêng biệt để nói lên uy thế của mình; hiện nay ở Âu Châu vẫn còn di tích này.
Về sau phải kết hợp để sống, vì cuộc sống thay đổi nên phải lập một vùng rộng lớn mà ta gọi là Lãnh Thổ, Đất Nước hay Quốc Gia, còn cái vùng nhỏ của Lãnh Chúa thì không thể nào bảo vệ an bình cho cư dân được. Từ đây họ đẻ ra Quốc Kỳ. Quốc Kỳ là cờ của nước do dân mình đẻ ra, chứ họp gọi là Cờ của nước (drapeau national). Lá cờ này không có Nền vì họ không có quan niệm như dân Đông Phương. Đó chỉ là huy hiệu của một nước trong bang giao Quốc Tế, nó chẳng có ý nghĩa như dân Đông Phương: Ai làm chủ mảnh đất này?
·         Kích thước Quốc Kỳ Tây Phương là hình chữ nhật (2/3) còn Đông Phương là hình vuông.
·         Vì quan niệm lập quốc khác nhau nên quốc kỳ Tây Phương không có NỀN, trong khi đó thì quốc kỳ Đông Phương thì có NỀN.

Đến khi bị người Pháp thống trị thì họ bỏ dân tộc kỳ để dùng Quốc Kỳ thay thế. Quốc kỳ của dân Việt lúc đó là cờ Tam Tài (le drapeau français), đó là đất nước mà con dân thuộc địa phải bảo vệ.
Muốn trở thành Quốc Kỳ thì phải qua những chặng gạn lọc sau đây:
  1. Người dân đệ trình mẫu cờ.
  2. Chánh Phủ chọn lấy 3 mẫu.
  3. Nguyên Thủ Quốc Gia chọn lấy 1, rồi đệ trình Quốc Hội phúc quyết.
  4. Quốc Hội Phúc Quyết (quyết định chót) mới thành Quốc Kỳ.

Vai vế của tường lá cờ:
·         Dưới thời bảo hộ người Pháp thì Quốc Kỳ là cờ Tam Tài (cờ nước Pháp), còn Đế Kỳ nhà Nguyễn là lá cờ Long Tinh: Nền vàng, một gạch đỏ nằm ngang chính giữa và chiếm 1/3 lá cờ.
·         Ngày 09/3/1945 Nhật đảo chánh Tây, trả độc lập cho Hoàng Đế Bảo Đại. Đầu Avril 1945 Hoàng Đế ủy thác cho Nội Các Trần Trọng Kim thành lập chánh phủ.
·         Chánh Phủ Trần Trọng Kim chọn 3 mẫu cờ của toàn dân gửi đến dự thí.
·         Thủ tướng chánh phủ là cụ Trần Trọng Kim chọn cờ Quẻ Ly và bài Tiếng Gọi Thanh Niên, sau đó đệ trình Hoàng Đế phê chuẩn.
·         Hoàng Đế phê chuẩn lá cờ Quẻ Ly và bài Quốc Ca: Tiếng gọi Thanh Niên (lời củ ai thì không biết, nhưng nhạc của Lưu Hữu Phước.
Nên nhớ là lúc đó dân ta theo chế độ Quân Chủ Chuyên Chế nên Hoàng Đế được quyền xung công mọi thứ cho nhu cầu đất nước.

Vậy lá cờ Quẻ Ly là Quốc Kỳ đầu tiên của toàn dân Việt, còn dân Tộc Kỳ vẫn sử dụng như thường trong các lễ hội lớn.....ngày nay vẫn còn cờ vàng đuôi nheo trong các lễ hội dân gian.

Lá Quốc Kỳ thứ nhì là lá cờ Quẻ Càn mà ta gọi là cờ Quốc Gia hay cờ vàng 3 sọc đỏ. Lá cờ này được sinh dưới thời Quốc Gia Việt Nam vào đầu năm 1948. Lúc này Cựu Hoàng Đế Bảo Đại xuất chính để thành lập Quốc Gia Việt Nam (Etat du Vietnam), Ngài từ chức Hoàng Đế mà chỉ nhận chức Quốc Trưởng để cùng toàn dân tranh đấu cho nền độc lập của chính mình. Chánh Phủ Quốc Gia Lâm Thời là Tướng Nguyễn Văn Xuân.
Mỗi miền Bắc Trung Nam đang trong thời chiến, được ứng thí 1 lá cờ đã được chánh quyền địa phương lựa chọn. sau đó Chánh Phủ quốc Gia Lâm thời chọn lấy 1. Chánh Phủ này chọn lá cờ Quẻ Càn và bài Tiếng Gọi Công Dân. Lá cờ Quẻ Càn là biến thể của cờ Quẻ Ly, bài Tiếng Gọi Công Dân là biến thể của bài Tiếng Gọi Thanh Niên, chỉ thay mỗi câu đầu là: này Công Dân Ơi! đứng lên đáp lời sông núi....Trong khi câu đó ở trong bài Tiếng Gọi Thanh Niên là: Này Thanh Niên ơi! Quốc Gia đến ngày giải phóng không còn phù hợp với bối cảnh lịch sử năm 1947 nữa.
Sau cùng Hoàng Đế phê chuẩn lá cờ Quẻ Càn và bài Tiếng Gọi Công Dân làm bài Quốc Ca.
Lá cờ Quẻ Càn được dùng đầu tiên trong Hiệp Định Vịnh Hạ Long ngày 05 juillet 1948...đúng ra phải gọi là Thông Cáo Chung ở vịnh Hạ Long mới đúng.

Còn lá cờ đỏ sao vày, lúc đầu là đảng kỳ của đảng Cộng Sản Đông Dương, ngày 02/9/45 được treo trên kỳ đài mà ông Hồ Chí Minh gọi là ngày "Tuyên Ngôn Độc Lập"; sự thực là ngày đọc Tuyên Ngôn Nhân Quyền, vì chánh phủ của ông là do ông tự biên tự diễn chứ không ai bầu bán chi cả.....Chính ông cũng gọi ngày đó là ngày CƯỚP CHÁNH QUYỀN mà.
Cho tới ngày 02/9/1945 lá cờ đỏ sao vàng vẫn là đảng kỳ của đảng Cộng Sản Việt Nam.
sau khi cướp chánh quyền thì ông ký sắc lệnh triệt hạ Quốc Kỳ Quẻ Ly và để lá cờ Đỏ Sao Vàng vào chổ đó.....Người xưa gọi đó là Tiếm Vị.
Lá cờ đỏ sao vàng của ông chỉ có thể leo lên hàng Đế Kỳ, tức ngang với cờ Long Tinh của Triều Đình Huế mà thôi.
Lá cờ Đỏ Sao Vàng và Quốc Hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là tự ý ông cướp quyền đặt ra đấy chứ, người dân đâu có quyền ứng thí cũng như quyền Phúc Quyết mà nói là chánh danh.
Ø   Quốc Hội không phê chuẩn, người dân không vẽ kiểu thì sao lại gọi là Quốc Kỳ được?

Tóm lại:
Từ ngày lập nước Văn lang (2.879BC) cho đến nay (2014) nước Việt của chúng ta chỉ có:
·        Dân Tộc Kỳ là lá cờ Vàng Tuyền (tức nền vàng)
·        Quốc Kỳ là cớ Quẻ Ly và cờ Quẻ Càn
·        Còn Đế Kỳ thì vô thiên ủng, mỗi Triều Đại có một lá. Lá cờ gần ta nhất là Cờ Đỏ Sao Vàng cũa Triều Đại Hồ Chí Minh; lá cờ Long Tinh của Triều Đại nhà Nguyễn Gia Long...Xa hơn là nhà Tây Sơn, nhà Lê (nhà Trịnh không phải Đế Vương), nhà Hồ, nhà Trần, nhà Lý, nhà Tiền Lê, nhà Đing, nhà Ngô Quyền, nhà Trưng, nhà Triệu, nhà Thục. Còn trước đó là thời Hùng Vương theo thể chế Dân Chủ Phân Quyền, lệnh vua còn thua lệ làng.
·        Việt Cộng không thể nhập nhằng lấy Đảng Kỳ của chúng biến thành Quốc Kỳ được. Hơn nữa chúng chủ trương giai cấp đấu tranh lấy máu dân Việt (Trí, Phú, Địa, Hào: đào tận gốc, trốc tận rễ) để nhuộm cờ đảng cho thắm để tiến tới Đại Đồng Thế Giới với chủ nghĩa Tam Vô (vô gia đình, vô tổ quốc và vô tông giáo) thì chúng làm gì có Quốc Kỳ? Trong bài tiến quân ca của chúng có câu:
......cờ pha máu chiến thắng vang hồn nước,
.......................................................................
.....thề phanh thây uống máu quân thù (tức giai cấp Trí Phú Địa Hòa)
·        Trí là trí thức, giai cấp có học.
·        Phú là nhà giàu, tư bản, thương gia.
·        Địa là người có ruộng, có nhà cho thuê.
·        Hào là quan lại từ Lý Trưởng, chánh Tổng, Tri Huyện trở lên cho đến nhà vua
Bốn thành phần này là kẻ thù của Cộng sản. Ngược lại lính Pháp thuộc thành phần bần cố nông hay công nhân nhà máy đều là anh em 16 chữ vàng và 4 tốt cả; bắt được trên chiến trường cũng tha cho về.
·        Chủ Tịch Hồ Chí Minh chối bỏ Quốc Phục (khăn đống áo dài), ông luôn luôn mặc áo Đại Cán của Đảng Cộng Sản Tàu; vậy thì ông đâu có phải là người Việt mà nói đế Quốc Kỳ. Đối với ông Quốc Kỳ là tàn dư phong kiến phải xóa bỏ thì mới tiến tới Tam Vô được

w

Đại lễ ăn mừng  50 năm
lá cờ quẻ càn (1948-1998)
Trích Đặc San Văn lang số 16 của :
Ban Tế Tự Paris ra ngày 20/12/1998
(Việt Lịch: 05 tháng một (11) năm 4877)
----------------------------
Nhận  định
Xét  rằng :

w Việt-cộng đã kiên-trì và liên-tục quyết-tâm triệt hạ lá cờ Vàng của dân tộc từ tháng Octobre 1945 đến nay mà vẫn chưa thôi. Cường độ tăng giảm tùy lúc, tùy thời. Riêng năm nay (1998) sự đánh phá này có phần đột-ngột với những chiêu đòn mới lạ, với những thế đánh liên hoàn hăng say chưa bao giờ thấy.

w Để phản đòn, cộng đồng người Việt Hải Ngoại năm nay (1998) đã tổ-chức một cách liên hoàn Đại Lễ ăn mừng  5O năm lá cờ quẻ Càn  để nói lên tinh-thần bất-khuất trước bạo lực của người Quốc Gia, và nêu cao chánh nghĩa dân tộc đã được thế-hệ đàn anh ký-thác trong biểu-tượng này. Kết-quả rất khả-quan và vượt xa sự dự đoán của mọi người, kể cả quan-sát viên Việt-cộng. Như PARIS (13/9/98) đã quy-tụ được rất đông đảo bà con tham dự mặc dù trời mưa, TORRONTO (7/11/98) đã quy-tụ được hàng ngàn người tham dự, đông-đảo chưa bao giờ thấy, trên lộ-trình dài hơn 2 cây số.

w Tại sao Việt-cộng lại hoảng sợ trước lá cờ chiến bại mà chúng vẫn lớn tiếng vu-vạ là đại-diện cho nhóm người làm tay sai cho ngoại bang vì danh-vọng cá-nhân như vậy???. Câu trả lời xin dành cho toàn thể con dân đất Việt. Chỉ biết chúng càng hoảng sợ bao nhiêu thì chúng ta lại càng phải đề cao cảnh-giác và nêu cao chính-nghĩa dân tộc bấy nhiêu.

Vì thế nên :
–        Ban biên tập Đặc San Văn Lang, tiếng nói của Ban Tế Tự PARIS thấy có bổn-phận phải cống-hiến quý vị, nhất là thế-hệ trẻ trong cũng như ngoài nước, khúc kịch sử nước ta từ 1945 đến 1956 để làm sáng tỏ vấn đề. Chúng ta không thể (cũng như không có quyền) để Việt-cộng tự-do độc thoại sỉ-nhục dân tộc và tổ tiên được. Khúc lịch sử này đã được sưu-tầm và đúc-kết sau khi tham khảo rất nhiều tài-liệu viết bởi người Mỹ, người Pháp, ngưới Quốc-gia và kể cả Việt-cộng nữa. Mục-đích là để làm sáng tỏ các vấn-đề đã bị bôi đen vì nhu-cầu của con buôn chính-trị.

–        Ngoài ra chúng tôi cũng xin đưa ra đây bằng chứng cụ-thể để chứng-minh là xã-hội Việt không những đã có Nhân-quyền, Dân-chủ, Bình-đẳng và Tình người, ít nhất là từ thế kỷ thứ 15, hơn cả quan-niệm hiện đại của Tây-phương mà nếp sống và tư-tưởng này còn ăn sâu vào tim óc của dân Việt từ lâu rồi. Vậy mà nay, Việt-cộng ngang nhiên bôi nhọ Tổ Tiên và nói rằng dân Việt không cần Nhân-quyền mà chỉ cần dollar thôi, vì từ xưa tới nay họ chưa hề biết Nhân-quyền là gì. Hay người Việt quan-niệm Nhân-quyền khác người Tây-phương ...vân..vân.... Chúng ta phải làm gì để vinh danh vua Lê Thánh Tông là chiến sĩ tiên phong của phong trào nhân quyền thế giới nhân dịp đại lễ 50 năm tuyên ngôn quốc tế nhân quyền?

–        Hy vọng sự đóng góp nhỏ-nhoi này có thể giúp ích được phần nào cho thế-hệ trẻ đang cần biết sự thật về khúc lịch sử này để có thể tự giải-quyết vấn nạn của thế-hệ mình. Bắng không thì chúng có thể sẽ kết tội cha anh của chúng là ươn-hèn, buông xuôi, ỷ-lại, vọng-ngoại cầu-an nên chúng mới gánh chịu cảnh lưu vong này. Thực vậy, nếu chúng ta không nói, không viết và không phổ-biến rộng rãi những cái oan-ức của thế-hệ chúng ta thì chắc-chắn là thế-hệ con cháu chúng ta chỉ biết lịch-sử vừa qua, dưới ngòi bút lấp-liếm của Việt-cộng, vừa ăn cướp, vừa la làng. Có biết rõ khúc lịch-sử  bi hùng này thì mới biết bái phục tinh-thần  thiết  tâm  can, vững  tay  chèo  của thế-hệ trước được. Dù sao đi chăng nữa thì sức người có hạn; dân ta tuy cam phận làm kẻ bại trận trước sức tấn công ồ-ạt bằng võ-lực của siêu cường Liên Sô nhưng không có nghĩa là ta không có chánh-nghĩa hay ta đã khoanh tay chấp-nhận nô-lệ để kẻ thù của dân tộc tự-do tung hoành như chỗ không người.

                                   dẫu cường nhược có lúc khác nhau
song hào kiệt thời nào cũng có          (Bính Ngô Đại Cáo)


Tích tiểu thành đại, góp gió thành bão; mong rằng các cây viết khác sẽ tiếp tay làm  cho tài-liệu loại này thêm phong-phú để con em chúng ta có đầy đủ dữ kiện đặng có thể giái-quyết một cách hữu-hiệu các vấn nạn của chúng. Đừng để kẻ thù dân tộc tự-do khoa môi múa mỏ, một mình múa gậy vườn hoang nữa. mong  lắm  thay.
                                                                   Ban biên tập Văn Lang
                                                                             kính cáo
-------------------------------------------
CỜ  VÀNG  BA  GẠCH  ĐỎ

Cờ vàng 3 gạch đỏ có Húy Danh là cờ Quẻ Càn. Cờ này là hồi sinh của cờ Quẻ Ly. Hai lá cờ này đều là cờ dân tộc cả; chẳng có cái nào là cờ của thể-chế như Việt-cộng vu-khống đâu. Đây là một điều khẳng-định, ai nghĩ sai thì nên tự điều-chỉnh lấy để đừng lẫn Chính Nghĩa Dân Tộc với hành-động loạn-tặc, thoán nghịch của tay sai ngoại bang.

·        Cờ Quẻ Ly (Hoàng Địa Hồng Ly, tức chữ Ly màu Đỏ của lửa trên nền Vàng tơ tầm của dân Việt, nói lên bối cảnh lịch sử của đất nước ta ở thời điểm 1945 cùng kế-sách giải-quyết vấn nạn của dân tộc. Chữ LY: gạch âm nằm giữa 2 gạch dương.

·        Cờ Quẻ Càn (Hoàng Địa Hồng Càn) nói lên bối cảnh lịch sử ở thời điểm 1947-1948 và kế-hoạch giải-quyết vấn nạn bằng 3 giai-đoạn. Chữ Càn là gạch Dương, còn gạch Âm là gạch Dương đứt làm hai ở chính giữa. Ba gạch đều Dương cả thì gọi là Quẻ Thuần Càn tượng trưng cho Trời; thuộc phương Tây (coi trong bát quái).

Người đẻ ra cờ Quẻ Ly là cụ Trần Trọng Kim, rất giỏi về khoa Dịch học (kinh dịch), và nguồn gốc màu Vàng của dân Việt. Vì vậy muốn hiểu rõ Chánh Nghĩa dân tộc mà cụ đã ký-thác trong lá cờ này thì bắt-buộc phải biết Kinh Dịch và Sắc Thái dân Việt. Lá cờ của nước Đại Hàn là cờ Kinh Dịch (Toàn Dịch); chứ không phải chỉ có mình nước Việt mới có cờ Dịch học đâu. Đây là mấu-chốt của vấn-đề Công Tâm  để cùng nhau bảo-vệ Chánh Nghĩa dân tộc. Vậy thiết nghĩ nói rõ về lá cờ này không phải là điều vô-ích.

Kinh Dịch là khoa học Đông Phương nói về sự biến hóa của vạn vật (Kinh là nguyên lý thiên nhiên, không bao giờ sai cả; khác với chữ Kinh là lớn, là nhiều). Còn tại sao dân Việt lại chọn màu Vàng của lụa tơ tầm làm sắc thái của dân mình thì đây là cả một Triết-lý về cuộc sống của loài người trên trái đất, và đã được viết thành văn-bản ký-thác trong câu chuyện  Rồng Tiên khai quốc  có từ 600 năm trước Công Nguyên chứ không phải là mới có đây đâu.. Vì vậy nên đi sâu vào 2 vấn đề này dễ bị Tẩu Hỏa Nhập Ma (mê hồn trận); còn hiểu được thì sẽ thấy thích-thú, vì có thể đem các Nguyên Lý này để giải-quyết vấn nạn đương thời một cách hữu-hiệu.
Do đó, chúng tôi chỉ xin nói đến những điểm liên can tới lá cờ Quẻ Ly và Quẻ Càn mà thôi. Ai muốn biết thêm xin tự nghiên-cứu lấy, sau đó sẽ thấy đó là một việc đáng làm vì ta đã hấp-thụ được gia tài Tâm Linh của Tổ Tiên để lại và có thể áp-dụng để giải-quyết những bế-tắc tư-tưởng đặng có cuộc sống thoải-mái và hài-hòa với người xung quanh ta.
ÐÑÐÑ
                                             
Kinh Dịch, tức Dịch học hay Dịch Lý; tức lý lẽ về sự biến hóa vạn vật. Dịch là thay đổi, gồm có Bất Dịch, Giao Dịch và Biến Dịch. Lý Dịch phát xuất từ nghề Nông, ngắm sao để định mùa mà người ta gọi là Chiêm Tinh (theo sao đoán quẻ). Về sau Khổng Tử bổ xung thuyết này đẻ ra thuyết Thiên Mệnh nó kéo theo thuyết Tử Vì và khoa Bói Toán rồi đi đến khoa xin Xâm.......Thời đó người ta tưởng là đúng, vì nghĩ rằng vận mạng do sao chiếu mạng quyết định; nay là thời đại điện toán thì thấy vị trí các ngôi sao không ảnh hưởng gì đến cuộc sống trên trái đất cả. Tuy nhiên khi xét về tư tưởng người xưa thì ta phải tôn trọng sự suy nghĩ về thời đó.
Tỷ dụ: Con người sinh ra là trai (dương) hay gái (âm) th ìgiữ nguyên giới tính cho đến khi chết. cái này là bất dịch. Khi trai gái gần nhua, tức là Giao Dịch thì sinh con hoặc trai, hoặc gái thì gọi là Biến Dịch nó lại trở về Bất Dịch.  

Ở thời nguyên thủy, chưa có chữ viết nên người ta lấy gạch ngang để tượng-trưng cho Trời (mang tính chất được gọi là Dương), và gạch đứt ở giữa để tượng-trưng cho Đất (mang tính chất đối kháng được gọi là Âm). Người Tàu gọi là Càn và Khôn, còn người Việt thì gọi là Trời và Đất. Trời Đất là tiếng Việt gốc (tiếng mẹ đẻ của người Việt), còn Càn Khôn là tiếng mẹ đẻ của người Tàu mà ta nhận xít là tiếng Hán Việt. Sự thực đó là tiếng Tàu đọc theo giọng Việt (chuyển âm).
Có phân biệt rõ như vậy thì mới thấy quan niệm sống của dân Việt hoàn toàn khác với quan niệm sống của dân Tàu mà chúng tự xưng là Hán tộc! .
Còn lấp-lửng thì ta sẽ nghĩ rằng Việt từ Tàu mà ra, hay ít nhất cũng theo văn-minh của dân Tàu (mạo nhận là Hán). Nên nhớ Việt sử mà thế hệ trước đây đã học là do Tây viết, do Tàu viết nên có rất nhiều mâu-thuẫn và sai lệch rõ-rệt, suy luận sẽ thấy liền chả cần phải thông-thái mới thấy.

Nhất Nguyên sinh Nhị Thủy, tức là lúc đầu là chẳng có gì rồi tự nhiên sinh ra Âm và Dương. Khoa học ngày nay gọi là thời BIG BANG (explosion très très géante); tức thời kỳ sinh ra vũ trụ mà chúng ta đang sống......Họ cho rằng Năng Lượng Nhiệt (trống không) sinh ra Vật Chất (âm với dương); tức cái Không sinh ra cái Có...và sau cùng cái Có lại trở về cái Không.
Nói đơn giản cho dễ hiểu là: Essence là cái có, khi đốt hết thì nó biến ra cái Không....Hoặc sau khi mưa thì nấm rơm mọc đầy, hay ở dơ thì ghẻ và chấy tự nhiên sinh ra...; đó là cái không sinh ra cái có.
Nhị Thủy sinh Tam Tài, Tam Tài sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái...từ đó đẻ ra Dịch Lý, rồi Dịch Lý biết thành Kinh Dịch.
Lý là lý lẽ của trời đất (tùy theo môi trường sinh sống), còn Kinh là lý lẽ bất biến, đúng mãi mãi không lệ thuộc vào hoàn cảnh sinh sống; như Sinh Lão Bệnh Tử chẳng hạn.

Theo lý luận của người xưa thì: Âm Dương hòa-hợp sinh ra sự sống và tạo thành Quẻ Đơn (Quái Thượng hay Quái Hạ). Một Quẻ gồm 3 từng được gọi là Tam Tài, mỗi Tài là một Hào. Mỗi Hào có vị-thế riêng của mình: Hào trên, Hào giữa và Hào dưới (thuộc Quái Thượng hay Quái Hạ). Mỗi Quẻ có tên riêng của nó, mỗi hào trong một Quẻ cũng vậy. Trong vũ-trụ thì Quẻ Đơn không vững nên phải có Quẻ Kép (gồm 6 Hào). Đó là nguồn gốc Sinh và Tử của vạn vật.
Vì lúc đó chữ viết còn nghèo-nàn nên bắt-buộc phải cô đọng. Do đó ý nghĩa của mỗi quẻ cũng súc-tích và phải học mới hiểu thấu triệt được. Tỷ dụ quẻ LY là Lửa (hào âm nằm giữa 2 hào dương) không những nói lên đặc tính của lửa, sinh, tử, xung và khắc của lửa mà còn nói lên vị-trí và phận sự của lửa trong vũ-trụ nữa.. Nếu đem so-sánh Dịch học với Hóa học ngày nay thì ta thấy: Quẻ kép giữ vai trò của MOLECULE, Quẻ đơn là ATOME; còn Tam Tài gồm PROTON, NEUTRON và ELECTRON. Atome sinh ra vạn vật thì Dịch cũng vậy.

Màu Vàng: Sắc thái dân Việt
Cờ Vàng có mặt trễ lắm là 600 năm trước Công-Nguyên, bắt nguồn từ chuyện Rồng Tiên Khai Quốc 100 trứng, 100 con. Đây là bài Bình Ngô Đại Cáo để bằng bia miệng của 2 ông Phạm Lãi và Văn Chủng dưới thời Việt Vương Câu Tiễn, tức Lãnh Vương vùng Lạc Việt của nước Văn Lang. Lạc Việt là vùng đất Quảng Đông ngày hôm nay, khi xưa là 1 trong 15 tiểu bang của nước Văn Lang.
Đó là cờ hình Vuông may bằng lụa tơ tầm; ý nói nước Việt của toàn dân Việt chứ không phải của Triều-đình lãnh đạo. Tơ tầm tượng-trưng cho các đức tính của người Văn Lang. Hình vuông tượng-trưng cho lãnh-thổ (trời tròn đất vuông). Vậy thì nước Văn Lang đã theo thể-chế Dân Chủ Phân Quyền, Xã thôn tự-trị ngay từ ngày Khai Quốc: 15 vùng (Bộ) An Lạc đã kết-hợp với nhau bằng Tâm và cư-xử với nhau bằng Đức. Nay ta gọi là Tình Người (nhân bản) và Dân Chủ Đích Thực.
Người Việt quan niệm có dân mới có nước, còn người Tàu quan niệm có nước do Chúa dựng ra thì mới có di dân đến ở. Đó là 2 quan niệm khác nhau về cộng đồng con người, nó đẻ ra 2 thể chế: Dân Chủ Phân QuyềnQuân Chủ Chuyên Chế.

Ý nghĩa này đã được cụ Trần Trọng Kim ký-thác trong lá cờ Quẻ Ly. Còn cờ Đỏ (màu đỏ của mặt trời) của Tàu đã nói lên Uy-quyền của Triều-đình lãnh đạo (Thiên Tử); đây là thể-chế Quân Chủ Chuyên Chế, đất của Chúa lúa của Trời.
²

Cờ Quẻ Ly
Quốc kỳ đầu tiên của nước Việt là cờ Quẻ LY. Quốc kỳ là quy ước của dân Tây Phương nói lên sự hiện diện của nước mình (chứ không phải là dân tộc đâu nhé) trong Cộng Đồng các nước (chứ không phải Nhân Loại đâu). Trước đó dân ta không có Quốc Kỳ mà chỉ có Dân Tộc Kỳ mà thôi. Đó là lá cờ màu Vàng; cờ Vàng mà chúng ta ai ai cũng vẫn nhắc tới, nhưng ít người chú-ý đến ý-nghĩa cúa nó. Sở dĩ Dân Tộc Kỳ là vì dân Việt lấy Dân làm gốc như đã nói ở trên. Có dân tộc thì phải có lãnh thổ, phải có Triều-đình lãnh đạo để Quản-trị đất nước và mưu-cầu hạnh-phúc cho toàn dân. Còn dân không có thì làm gì có triều-đình, có lãnh-thổ.

Cờ Quẻ Ly được xuất hiện vào tháng AVRIL 1945. Lúc này nước Ta mới được Nhật Giải-phóng chứ chưa có Độc Lập, và cũng là lúc bắt đầu thành lập lực-lượng võ trang:
Thanh Niên Tiền Phong

Do đó, lá cờ Quẻ LY đã nói lên nguyện vọng của dân Việt một cách rất yếu-ớt là: 
Nước Nam của người Việt Nam (Việt Nam to the Vietnamese)

Kế sách giải-quyết vấn nạn thì hoàn toàn trông vào lực-lượng võ-trang Thanh Niên Tiền Phong. Thực vậy, bài Quốc Ca (Tiếng gọi Thanh Niên) đã mở đầu bằng câu:                       
Này Thanh Niên ơi! Quốc Gia đến ngày Giải-phóng.

Còn cờ Quẻ Ly thì như đã nói ở trên, chữ LY thuộc cung Hỏa ở phương nam nên bắt buộc phải mang màu đỏ của lửa thì mới có nghĩa là biểu-tượng Nước Nam. Còn nền Vàng là dân tộc Việt làm chủ trên mảnh đất đó. Đáng lý thì phải là hình vuông (trời tròn đất vuông) thì mới tượng-trưng cho lãnh thổ; bây giờ hòa nhập với thế-giới nên phải theo quy-ước quốc-tế là hính chữ nhật (tỷ-lệ là 2/3). Sự giải-thích này đã được báo Đông Pháp hồi đó phổ biến; chứ không phải là sự suy-diễn của người viết đâu.

Ở thời điểm này nước ta theo thể-chế Quân Chủ Chuyên Chế, lãnh-tụ tối cao là Hoàng Đế Bảo Đại. Hoàng Đế đã ký sắc-lệnh để làm Quốc-kỳ và Quốc-ca thì 2 biểu-tượng này đã nói lên Chính Nghĩa Dân Tộc một cách Tuyệt Đối không ai có thể Phủ-nhận được, dù có ngoan-cố siêu-đẳng như Việt-cộng cũng chưa xóa nổi. Bằng cớ là chúng đã cố công trong suốt 55 năm qua mà đâu đã làm nổi, càng phá thì cờ Vàng càng tung bay để chứng tỏ sự bất-khuất trước bạo-lực của dân Việt. Nhất là năm nay (1998) khắp nơi đã tổ-chức Đại Lễ để ăn mừng 50 năm lá cờ Quẻ Càn. Mất nước không có nghĩa là mất Chính Nghĩa, hay đã chấp-nhận cuộc sống Nô-lệ.

Cờ Quẻ LY đã bị Việt-cộng bức-tử vào tháng Septembre 1945 để thay thế bằng đảng-kỳ cờ đỏ sao vàng. Ý chúng muốn nói là Đảng Việt-cộng, chi-nhánh của Cộng-đảng Quốc-tế đẻ ra dân Việt. Đây đúng là hành-động loạn-tặc, khó mà xóa được trên những trang sử sau này. Màu đỏ của lá cờ này là màu đỏ của máu người đâm chém nhau trên chiến-trường. Thật vậy, chủ-thuyết Cộng-sản chủ-trương Cướp quyền bằng bạo-lực và quan-niệm rằng máu đổ càng nhiều bao-nhiêu thì thành công càng có giá-trị bấy nhiêu.
²

Lá cờ Quẻ Càn
Lá cờ này đã được xuất hiện dưới thời Chánh Phủ Lâm Thời Quốc Gia Việt Nam do tướng Nguyễn Văn Xuân lãnh đạo (lúc này chưa có Quốc Trưởng), và ông Trần Văn Hữu làm Phó Thủ-tướng vào năm 1947. Xuất-xứ của chánh-phủ này có từ cuối năm 1945 và thay tên đổi họ nhiều lần sẽ được nói ở dưới để làm sáng tỏ chánh nghĩa của lá cờ này. Nhưng phải đợi mãi đến ngày 02/6/48 mới có sắc-lệnh ban-hành để thành Quốc-kỳ của Quốc-gia Việt Nam, cầm đầu bởi Quốc-trưởng Bảo Đại.

05/6/48: Hiệp-định Vịnh Hạ Long ra đời, lúc này Quốc-gia Việt Nam mới được Quốc-tế công-nhận là một nước có chủ-quyền, có đất có dân, có Kinh-đô và có Độc-lập. Đại diện cho nước là Quốc Trưởng Bảo Đại (chứ không phải là VUA Bảo Đại), có chánh-phủ để lo mọi việc. Lúc đầu là Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân, sau đó vì nhu cầu chính-trị Tướng Xuân từ-chức để ông Phó Thủ Tướng Trần Văn Hữu lên thay. Đây là những người vì nước đấu-tranh chứ không phải là tay sai của Thực-dân Pháp như Vẹm vu-khống đâu. Dân Bắc có câu châm ngôn là nói dối như Vẹm, sau này ông Thiệu có câu để đời là: Đừng nghe những gì Việt-cộng nói, hãy nhìn những gì Việt-cộng làm.
      
·        Chánh-phủ lúc đó có vạch ra đường lối chánh-trị 3 bước để đòi quyền tự-chủ cho dân tộc mang tên là:           
Giải-pháp Bảo Đại, Cứu Tinh Dân Tộc.

·        Giải-pháp này chủ-trương Toàn Dân Kháng Chiến, Toàn Diện Đấu-tranh trong tiến-trình 3 BƯỚC. Chủ-trương lấy sức mạnh dân tộc làm căn bản, lấy đoàn-kết dân tộc làm vũ -khí (chánh-nghĩa), lấy Chánh-trị làm chính và quân-sự làm phụ. Xác-quyết Việt-cộng là Phản Loạn. Đường lối này đã được ký-thác trong biểu-tượng lá cờ Quẻ Càn và lời ca trong bài Quốc-ca. Mở đầu bằng câu:
Này Công Dân ơi! đứng lên Đáp Lời Sông Núi.
·        Chữ Cứu Tinh đã nói lên thảm-trạng dân tộc trong hiểm-họa tiêu vong. Mà cứu-tinh là giải-pháp mang tên Bảo Đại, chứ không phải ông Bảo Đại là vị cứu tinh. Tức dân Việt không tôn thờ cá nhân. Điểm này đã được tổ tiên chúng ta ký-thác trong lá Cờ Vàng đã nói ở trên. Việt-cộng cay-cú vì đã thất-bại trước giải-pháp này (sẽ nói rõ ở dưới) nên đã bóp méo là Phế Đế Bảo Đại theo Tây và đem hình nộm của Ngài ra đấm đá sỉ-vả. Thêm vào đó còn tìm mọi cách để triệt hạ lá cờ Quẻ Càn của dân tộc một cách kiên-trì nữa.

Giải-pháp 3 bước như sau:
   1/- Giành lại chủ-quyền Chính-trị và Ngoại-giao trên Chính Trường Quốc Tế. Cờ Quẻ Càn đã tung bay trên khắp các kỳ-đài thế-giới. Trong khi đó cộng-đồng thế-giới không ai biết cờ đỏ sao vàng là gì cả. Bước này đã thành công mỹ-mãn dưới thời Quốc Trưởng Bảo Đại.
   2/- Lấy hậu-thuẫn Quốc-tế để thâu hồi chủ-quyền trên vùng đất Pháp kiểm-soát. Bước này đã thành công mỹ-mãn dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, không tốn 1 viên đạn, 1 giọt máu.
   3/- Chỉnh-trang hàng ngũ, dùng chính-trị để thâu hồi chủ-quyền trên mảnh đất Việt-cộng  kiểm soát bằng cách tách dân ra khỏi loạn tặc (mở đường cho họ tìm về vùng đất Tự Do) rồi mới dùng sức mạnh quân sự sau. Bước này, vì vụng xử nên thế-hệ đàn anh đã để Mỹ lừa. Rút cục cờ loạn tặc thay thế cờ dân tộc trên kỳ-đài Quốc Tế. thế mới cay!!

Ý nghĩa lá cờ Quẻ Càn đã được báo Tia Sáng ở Hà Nội dưới thời Tổng Trấn Nghiêm Xuân Thiện giải-thích như sau, chứ không phải là sự suy-diễn của người viết đâu:

       a)- Đứng trên bối-cảnh lịch sử lúc đó thì nước ta đã bị phân chia từ 300 năm qua. Từ thời Trịnh Nguyễn phân-tranh. Nhà Nguyễn Gia Long (1802) tuy cai-trị toàn thể lãnh-thổ nhưng lại chia làm 3 vùng Bắc Trung Nam với 3 đạo luật khác nhau. Thực-dân Pháp đến cai-trị lại cố-tình làm cho sự ly-tán này thêm trầm-trọng, kẻ Bắc người Nam thù nghịch với nhau. Vì thế nên Hòa Đồng dân tộc và Thống-nhất lãnh-thổ là điều tiên quyết.

3 gạch đỏ trên nền Vàng tượng trưng cho dân 3 miền cùng chung sống trên mảnh đất Việt mà người Việt làm chủ (tự-lực, tự-cường, tự-trọng và cầu-tiến). Tức Toàn Dân Kháng Chiến, Toàn Diện đấu-tranh cho sự tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ bắng chính sức mạnh của dân tộc (tâm trí cũng như sức lực).

       b)- Đứng trên Dịch học thì quẻ Thuần Càn tượng-trưng cho Trời. Hành-động hợp với trời, thuận với đất thì sẽ hanh-thông.

Nay Việt-cộng đem Văn Hóa Mác Lê để phá-hủy gia đình, băng hoại xã hội thì đảng Việt-cộng tất sẽ tiêu vong (nguyền rủa).

      c)- Đứng trên tư thế chính trị thì lúc đó tuy có chủ quyền, có độc lập, có lãnh thổ nhưng mới chỉ có trên giấy tờ. Còn trong thực tế thì Việt-cộng và Thực-dân đang xâu xé nước Việt, nếu thay đổi quốc kỳ là vô hình chung quay về thời Trịnh Nguyễn phân tranh và công nhận sự chính thống của Việt-cộng. Lấy lại cờ quẻ Ly thì không hợp thời nữa, vì giai đoạn giải phóng đã qua. Nay là giai đoạn giành độc lập. Vậy lấy biến thể của cờ quẻ Ly là hợp lý hơn cả. Quẻ Ly và quẻ Càn cùng nằm trong Bát Quái, quẻ nọ là biến thể của quẻ kia nói lên sự biến hóa của vạn vật nhưng cùng một gốc mà ra. Do đó cờ Quẻ Càn nói lên ý nghĩa:   

Toàn dân đoàn kết để đòi lại Tự-chủ và toàn vẹn lãnh thổ đã bị Việt-cộng cướp trong tay chánh phủ Trần Trọng Kim (dương cao ngọn cờ chánh-nghĩa dân tộc).
------------------------------------------
Tình hình Quốc Tế:
Lúc đó vì tình hình chính trị quốc tế bắt buộc nên Pháp phải ký hiệp định vịnh Hạ Long để trả chủ quyền cho ta, nhưng cay lắm nên tìm cách hãm hại.

Việt-cộng lăm le hớt tay trên cũng không xong (sẽ nói rõ ở dưới) nên sự phổ biến Giải-pháp Bảo Đại, Cứu Tinh Dân tộc cùng ý nghĩa quốc-kỳ Quốc-ca gặp rất nhiều trở ngại. Những người trong vùng Việt-cộng không biết đã đành, những người trong vùng Pháp kiểm soát cũng ít người biết tới. Ai cũng muốn từ bỏ Việt-cộng để về Tề sống với Chánh phủ Quốc gia cho có tình người. Đó là tâm trạng dân Bắc lúc đó. Còn Trung và Nam thế nào thì không rõ.
        
Vì thế nên Việt-cộng hoảng vía, chúng đã tổ chức đại quy mô những buổi dân chúng đấm đá hình nộm ông Bảo Đại và bôi nhọ lá cờ quẻ Càn. Còn cờ Quẻ Ly thì chúng không nhắc tới vì chúng ta không ai nhắc tới nên nó lờ đi luôn.
       
Lợi dụng sự yếu kém truyền thông của dân tộc, bộ máy TUYÊN TRUYềN xảo-quyệt của chúng (được khối Cộng thế giới hỗ trợ) không những đã thành công trong việc lấp liếm hành động thoán nghịch (mà ta vô tình gọi là cướp công kháng chiến) mà còn thành công trong việc làm nhụt nhuệ-khí của nhiều người đứng dưới lá cờ này nữa. Tác dụng này còn di hại cho tới ngày hôm nay. Bằng cớ là những đứa con "côi" không biết mình từ đâu mà ra, nên đã lớn tiếng đòi xóa bỏ lá cờ Vàng của dân tộc có từ ngàn xưa để vô tình nối dáo cho giặc. Việt-cộng đã liên tục đánh phá không ngừng lá cờ Vàng này (quẻ Càn cũng như quẻ Ly) từ lúc mới ra đời cho tới ngày hôm nay. Đương nhiên là có lý do. Nay chúng tôi xin trình bày lý do thì chúng ta sẽ thấy ngay tại sao Việt-cộng lại hoảng vía trước biểu-tượng này.  Chúng ta chỉ biết đây là biểu-tượng Chánh Nghĩa dân tộc mà chưa biết rõ chánh Nghĩa ở chỗ nào nên đôi khi bị chao đảo.
²

                                               KẺ  GIAN  CÓ  TẬT  GIẬT  MÌNH
   * 9/3/45: Nhật đảo chánh, bắt Tây nhốt tù. Nhật trả quyền nội trị Bắc-kỳ và Trung-kỳ cho Hoàng Đế Bảo Đại. Còn Nam-kỳ thì Nhật tạm quản-trị; vì là đất nhượng địa cho Pháp. Tháng sau nội-các Trần Trọng Kim trình diện thành phần Chánh Phủ. Sau đó Hoàng Đế Bảo Đại, Lãnh Tụ tối cao ban hành sắc lệnh để đưa lá cờ quẻ Ly làm Quốc Kỳ của nước Việt Nam và bài tiếng gọi Thanh Niên làm Quốc Ca. Lúc đó nước ta theo chế độ Quân-chủ Chuyên-chế nhưng vua Bảo Đại lại thích áp-dụng thể chế Dân Chủ Phân Quyền như vua Lê Thánh Tôn hay hội nghị Diên Hồng dưới thời nhà Trần. Lúc đó chào cờ Quẻ LY là niềm vinh dự cho dân Việt; vì trước đó phải chào cờ Tây (mẫu quốc Phú-Lang-Sa). Còn cờ Long Tinh (1 sọc đỏ nằm ngang trên nền vàng, 3 phần đều nhau) là Đế Kỳ của triều đình nhà Nguyễn, nó sinh và tử cùng lúc với triều đình này.
    * 16/8/45: Nhật đầu hàng Mỹ, trao trả nốt cho ta Nam-kỳ. Lúc này nước ta hoàn toàn độc lập. Chỉ còn việc đoàn kết dân tộc để bảo vệ sự độc lập này bằng chánh-trị mà thôi. Quân trang, quân cụ, súng đạn và nhu yếu phẩm không thiếu; vì quân Nhật gọi lực lượng Thanh Niên Tiền Phong để chuyển giao mọi thứ; thay vì phải nộp tất cả cho kẻ thù là Mỹ đến tước khí giới. Dịp may hiếm có, nhưng Việt-cộng đã lợi dụng tình-hình nhá nhem này để đưa dân ta đến thảm-trạng ngày hôm nay. Lúc đó chúng làm việc dưới sự chỉ đạo của Nga-Sô. Anh em Việt Quốc và dân ta thua Nga về Chính-trị là lẽ đương nhiên rồi. Mới từ nô-lệ đi ra, làm sao địch nổi siêu cường Sô-Viết?
    * 17/8/45: Hà Nội có lệnh tụ tập của Công Chức và toàn dân trước nhà Hát Lớn để nghe thông điệp nhà Vua nói về tình hình thế giới và đất nước cùng đường hướng chánh trị của Triều Đình. Nên nhớ là: Lúc đó người Nhật bảo vệ an ninh nên cấm tụ họp và bắt các đảng phái nhốt tù nên không có Công Đoàn nào ráo trọi. Mà người dân chưa quen tổ chức Công Đoàn để đối kháng với chánh quyền trong ôn hòa....lúc đó chỉ có hoạt động ngầm của các hội kín mà thôi.
Quan Khâm Sai Phan Kế Toại và cận thẩn chưa kịp ra thì Phạm Duy đã lên cướp Micro hát bài Tiến Quân Ca của Việt Minh, phá hoại cuộc tập họp này và hẹn gặp lại nhau ngày 19 tại địa điểm này để chúng còn có thì giờ tổ chức cái gọi là cướp chánh quyền. Vì độc quyền thông tin nên Việt Minh gọi cuộc tụ tập này là: Biểu Tình do Công Đoàn Công Chức tổ chức để đòi Độc Lập....mà độc lập cùng toàn vẹn lãnh thổ thì Nhật đã trao trả vào ngày 16 vừa qua thì đòi cái chi đây? Cứ thẳng thắn mà nói thì đây là một cuộc gây rối trị an để đục nước thả câu ăn cướp chánh quyền.
    * 19/8/45: Hà Nội có cuộc biểu tình không lấy chi làm rầm rộ cho lắm. Bắt đầu từ 9 giờ sáng ở nhà hát Tây, dân chúng đang đi đường bị Cán bộ Việt-cộng lùa vô nên lỡ hết mọi việc làm ăn của mình. Sau đó đám người cứ đi vòng-vòng mà không biết mình đang làm cái gì đây? Độc lập có rồi, thống nhất lãnh thổ cũng có rồi. Oán hận Bảo Đại cũng không. Vì thế nên đám người này cứ tìm cách chuồn dần, cuối cùng tự-động rã đám vào lúc 5 giờ chiều. (coi ảnh đính kèm)
   Ấy thế mà ngay tối hôm đó cũng đẻ ra được Ủy Ban Cứu Quốc mà không ai biết nhân sự cùng mục tiêu và đường lối đấu tranh. Nên nhớ rằng Thủ Đô nước Việt lúc đó là Huế, Hà Nội chỉ là một thành phố bình thường như mọi thành phố khác mà thôi.
   * 21/8/45: Bản cũ soạn lại ở Hà Đông (cách Hà Nội 11 cây số về phía Nam) nhưng bị ông đội Dương trá hàng rồi giết lũ cán bộ Vẹm đi. Biểu tình giải tán trong trật tự. Sau đó lan xuống Nam Định (90 Km phía Nam), rồi Ninh Bình (93 Km phiá Nam), rút cục cán bộ Vẹm bị bắt ráo trọi. Nhưng Hoàng Đế Bảo Đại không hề hay biết chi cả.

   * 22/8/45: Sáng sớm có vị Đại Tá Nhật xin yết kiến Hoàng Đế để thông báo biến động ở ngoài Bắc và xin phép được dẹp loạn, bảo vệ nhà vua theo sự yêu cầu của Mỹ. Hoàng Đế khước từ. Trong Nội Các có Việt-cộng nằm vùng. Được tin này thì chúng tổ-chức ngay kế-hoạch để cướp quyền. Tối đến mọi người ra về thì chúng bắt cóc để nhà vua trơ-trọi một mình. Sau đó  chúng đưa bức điện tín giả của Ủy Ban Cứu Quốc từ Hà Nội gửi đến để yêu cầu Ngài thoái vị một cách vu-vơ. Hôm sau, toàn thể Nội-các không một ai đến làm việc cả. Lợi dụng sự cô-đơn này,cò mồi xúi Ngài rời Cung đi lánh nạn.
    * 24/8/45: Ngài đánh điện gọi Ủy Ban Cứu Quốc vô để nhận lãnh trách nhiệm trưng cầu dân ý, thành lập chế độ Dân Chủ Đích Thực. Sáng sớm hôm sau (25/8) Trần-huy-Liệu và Cù-huy-Cận lật-đật vô Cung để nhận lãnh chỉ thị của Ngài. Đúng giờ Ngọ Ngài tuyên bố thoái vị và ủy thác trách nhiệm trưng cầu dân ý cho Ủy Ban Cứu Quốc mà Ngài chưa hề biết mặt mũi ra sao cả. Vì bị Vẹm (V.M.) phản bội nên sau này Ngài thu hồi quyền hành và trao trách-nhiệm trưng cầu dân ý cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm vào ngày 7/7/54.
    * 02/9/45: Hồ Chí Minh (lúc đó là người vô danh) nhảy tóc lên diễn đàn ở Hà Nội để đọc Tuyên Ngôn Độc Lập với tư cách Chủ Tịch của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đây là cương vị tự ông phong cho ông. Có người cho đây là hành động Chó Nhảy Bàn Độc (tức bàn thờ ông bà, ông vải).

Nhận xét:
Thật vậy, đứng trên Pháp lý thì đây là hành động lưu-manh, lợi dụng lòng tin của người để làm loạn. Từ ngày 24/8 tới ngày 2/9 vẻn-vẹn có 9 ngày đất nước vô chủ, nay tự dưng xuất hiện chánh phủ không bàu bán chi cả nên chẳng đại diện cho ai ráo-trọi. Đó là Ngụy Triều. Chả thấy trưng cầu dân ý, tự nhiên đẻ ra thể chế Dân Chủ Cộng Hòa và thay đổi Quốc Hiệu mà không ai cho phép cả. Đây đúng là thể chế Nô-dịch. Từ xưa đến nay chưa ai dám làm trắng trợn như thế cả.
Lời bàn :
Ở thời điểm đó các đảng phái đều hoạt động trong bí mật. Người ta chỉ nghe nói Mặt Trận Việt Minh chứ người ta chưa biết lãnh tụ là ai cả, đường lối đấu tranh cũng không rõ. Chỉ biết đây là tụ điểm (thiệt hay giả cũng chẳng hay) của một số đảng phái chống ngoại xâm, đòi độc lập dưới biểu tượng cờ đỏ sao vàng.
Hồ Chí Minh là ai thì cũng chưa biết. Đột nhiên nhảy ra diễn đàn Quốc Nội tự xưng là Chánh Phủ để đọc Tuyên Ngôn Độc Lập mà Thượng Thư Phạm Quỳnh đã tuyên bố trên diễn đàn Quốc Tế vào ngày 11/4/45 trước đó 5 tháng.
Bản văn ông đọc là bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền chứ không phải Tuyên Ngôn Độc Lập như đảng của ông nói.

Trước khi tổ chức lễ hội ngày 02/9/45 thì báo Cứu Quốc cơ quan ngôn luận của mặt trận Việt Minh nói là Chánh Phủ (còn dấu tên) làm lễ Tuyên Thệ (nhậm chức) trước bàn thờ Tổ Quốc. Sau ngày lễ thì báo Cứu Quốc đổi giọng thành Lễ Tuyên Ngôn Độc Lập trước bàn thờ Tổ Quốc. Chúng ta thấy những điều phi lý, danh bất chính thì ngôn khôn thuận như sau:
·        Tuyên ngôn độc lập thì đã chánh thức công bố từ 5 tháng trước đó.
·        Bản ông đọc là Tuyên Ngôn Nhân Quyền mà ông không có tư cách gì để đọc cả. Lúc đó thì ông là một tên vô danh tiểu tốt, chẳng ai biết mặt và tên của ông. Ngay chính danh xưng Hồ Chí Minh cũng không phải là tên thật của ông....con cái nhà ai, tiểu sử ra sao cũng chẳng ai biết đến cả; kể cả các đảng viên cao cấp Việt Cộng cũng không trả lời được Hồ Chí Minh là ai?.
·        Tuyên Ngôn Nhân Quyền, hay Tuyên Ngôn Độc Lập thì phải đọc trên diễn đàn Quốc Tế chứ không phải đọc trước bàn thờ Tổ Quốc. Mà người đọc phải là chánh phủ đại diện cho toàn dân mới có giá trị quốc tế. Trước bàn thờ Tổ Quốc chỉ có thể làm lễ Tuyên Thệ mà thôi.
·        Trước đó thì gọi là làm lễ Tuyên Thệ (nhậm chức) trước bàn thờ Tổ Quốc, sau lại lái thành lễ Tuyên Ngôn Độc Lập trước bàn thờ Tổ Quốc...Có cái gì mâu thuẫn phải tìm cho ra.

Từ đó suy ra:
Ông định làm lễ Nhậm Chức do Hoàng Đế Bảo Đại trao quyền, sau đó ông mới đọc những lời tuyên thệ trước bàn thờ Tổ Quốc cho danh chánh ngôn thuận, dưới lá Quốc Kỳ Quẻ Ly

Không dè chân tay của ông nhanh nhảu đoảng đã ép Hoàng Đế thoái vị vào ngày 25/8, tức trước đó 7 ngày nên Hoàng Đế khước từ rằng Ngài đã thoái vị 7 ngày trước nên không còn gì để trao cho ông cả. Cái này chứng tỏ khả năng non nớt của đảng viện Việt Cộng, làm cái điều chưa nên làm để sau này lúng túng.
Vì đã đâm lao thì phải theo lao, do đó ông đọc ngay bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền rồi thổi phình lên là bản Tuyên Ngôn Độc Lập mà ta chẳng thấy ông hủy bỏ những hiệp ước nhượng địa và bảo hộ của nước Đại Pháp...... hiệp ước bảo hộ còn đó thì làm sao mà độc lập được? Mà chúng ta cũng chẳng thấy ông nói đến đường lối của chánh phủ của ông một cách rõ rằng. Đúng là...BỊP!   Đại Bịp!!!
·        Cuối tháng Septembre 1945, thì có sắc lệnh của ông Hồ-chí-Minh ban hành thay đổi Quốc-kỳ và Quốc-ca. Lấy cờ đỏ sao vàng thay cho cờ Quẻ Ly, và lấy bài đảng-ca của đảng Việt-cộng thay cho bài tiếng gọi Thanh Niên. Đồng thời ông cũng ký luôn sắc lệnh giải tán đảng Đại Việt Quốc Dân Đảng do lãnh tụ Trương Tử Anh lãnh đạo cùng với Nguyễn Sĩ Dinh, Nguyễn Tiến Hỷ, Phạm Cảnh Hoàn, Đặng Vũ Trứ, Nguyễn Tôn Hoàn, Tạ Thành Châm, Phan Bá Trọng, Vũ Văn Hải, Nguyễn Văn Viễn, Giáo Lai và Đội Tiếp (những sắc lệnh này được đăng trong công báo tháng 10 năm 1945). Độc Lập và Tự Chủ bị khai tử từ đây.....!!!!
·        Khi xuất hiện trước công chúng thì ông Hoàng Đế Bảo Đại hay ổng Thống Ngô Đình Diệm đề tranh phục bằng bộ Quốc Phục áo dài khăn đóng; còn Hồ Chí Minh thì kết tội sắc phục đó là Triều Đình áo gấm nên hãnh diện với bộ Đại Cán Công Sản Quốc Tế. Tức là ông Hồ-chí-Minh tranh đấu cho sự tồn vong của đảng Cộng Sản Quốc Tế và sẵn sàng hy sinh sức sống của dân Việt nếu cần. Ông càng khôn thì dân Việt càng khốn đốn!
-----------------------------
   
    * 6/3/46: Lúc 2 giờ sáng Hồ Chí Minh  ký Tạm-ước Sơ-bộ (đã tạm-ước lại còn móc thêm sơ-bộ, vậy có bao nhiêu phần trăm giá trị?) chấp nhận cho Pháp đóng quân trên đất Việt, và được quyền nổ súng khi thấy cần. Trong bản văn này họ Hồ công nhận chủ quyền của Pháp ở Nam-kỳ (Cochinchine); trong khi 7 tháng trước đó Hoàng Đề Bảo Đại đã trao cho ông ta trọn vẹn lãnh thổ, trong đó có Nam-kỳ. Đây là nguồn gốc để có Chánh-phủ Nam-kỳ tự-trị do Thủ Tướng Nguyễn Văn Thinh lãnh-đạo; sau này biến thành Chánh-phủ Quốc-gia Việt Nam (1948). Tự-trị ở đây là đòi tách khỏi nước Pháp chứ không phải tách khỏi nước Việt như Việt-cộng vu-khống. Vẹm bán nước cho Tây có văn-tự hẳn hoi, người dân đòi quyền tự-trị và chống kẻ bán nước thì bị chụp mũ là ly-khai, mất gốc, quên nguồn.
    Lợi dụng sự có mặt của quân đội Pháp, Việt-cộng không những đã phá đê Bắc Ninh gây lụt để diệt căn cứ của Việt-quốc, sát hại dân lành mà chính Võ Nguyên Giáp còn đích thân đến gặp Đại-tá Crépin để yêu cầu Pháp nã đại bác vào chỗ đóng quân của Việt-quốc nữa. Crépin đã hoan-hỉ và tán-đồng. Ngoài ra còn phá đê giết dân ở Bắc Ninh để làm ngập lụt các căn cứ Việt Quốc ở đó.
Sau đó dàn dựng ra vụ Ôn Như Hầu, Cầu Chiêm Sơn và nhiều vụ khác để diệt tận gốc Việt Quốc Quân. Việt Quốc là sự kết-hợp của 3 đảng có uy-tín lúc đó là: Đại Việt Quốc Dân Đảng của Trương Tử Anh thành lập năm 1939 tại Hà Nội, Đại Việt Dân Chính Đảng của Nguyễn Tường Tam thành lập năm 1940 và Việt Nam Quốc Dân Đảng của do Nguyễn Thái Học thành lập năm 1927. Ba đảng này đã tự nguyện kết hợp với nhau trên tinh thần tương kính, vì nước đấu tranh để thành một tổ chức chính-trị mang tên Quốc Dân Đảng, lấy bài Việt Nam Minh Châu của Hùng Lân làm đảng-ca và  cờ sao trắng làm đảng-kỳ; khi thì nền xanh, lúc thì nền vàng hay  nửa vàng nửa đỏ.
       Lúc này (tháng Septembre 1946) ở khắp ngang cùng ngõ hẻm Hà Nội người dân thấy bích-chương đại loại như sau:
                                             Xưa kia thân Pháp Việt-gian,
                                   Bây giờ thân Pháp hoàn-toàn Việt-minh.
                                            Mồ Quỳnh cỏ mọc còn xanh,
                                          Hỏi ai bán nước, ấy anh Hồ già.

Ông Phạm Quỳnh, trước đó làm Thượng Thư (Thủ Tường) của Triều-đình Huế (dưới thời Pháp thuộc), sau ngày 9/3/1945 thì Hoàng Đế Bảo Đại bãi nhiệm để thay bằng Nội Các Trần Trọng Kim. Ông chỉ là người thừa-hành lệnh của Hoàng Đế Bảo Đại thôi. Ấy thế mà cuối tháng Septembre 1945 ông Hồ Chí Minh đã lén-lút hạ lệnh cho công-an bắt và thủ-tiêu rất nhiều người Quốc-gia (như ông Ngô Đình Khôi, anh ông Ngô Đình Diệm .....), trong đó có ông Phạm Quỳnh là người đã được toàn đân biết đến tên. Sau đó bị Việt-quốc chất vấn và hạch tội trên báo-chí thì tờ báo Cứu Quốc (cơ-quan Ngôn-luận của đảng Việt-minh) nói té-tát là ông Phạm Quỳnh và đồng bọn đã có nợ máu với Nhân Dân vì thân với Pháp. Mồ ông Phạm Quỳnh mới chôn chưa đầy 6 tháng vì tội thân Pháp do chính ông Hồ Chí Minh luận tội. Ấy thế mà ngày 06/3/46 chính ông Hồ cấu-kết với Thực Dân Pháp để truy-nã và tiêu-diệt Việt-quốc thì tự ca-tụng là ái-quốc thương nòi sót giống.

    * 14/9/46: Vì là Tạm Ước nên họ Hồ phải qua FONTAINEBLEAU (nước Pháp) để hội đàm với ông MOUTET, bộ-trưởng bộ thuộc-địa chứ không phải là bộ Ngoại-giao đâu. Tức đã công nhận Việt Nam là đất thuộc về nước Pháp rồi; nay sang để thỉnh-nguyện đôi lời. 2 giờ sáng ngày 14/9/46 ông Hồ lẻn đến dinh ông MOUTET để xin ký hiệp-định ngay trên đầu giường ngủ của ông này. Khi ra về ông Hồ còn nói với một câu "Tôi đã ký bản án tử hình cho dân Việt" (Đoạn văn này được trích trong báo Pháp ở thư viện Paris).

    * 19/12/46: Chiến tranh Pháp và Việt-cộng bùng nổ trên đất Việt. Lúc này Việt-quốc đã bị tiêu-diệt hoàn-toàn, chỉ còn Thực-dân và Cộng-sản xâu xé nước Việt. Nhưng trong thực tế thì đây là cuộc chiến ủy-nhiệm của Nga và Mỹ trong việc giành-giựt chư-hầu. Sau này biến thành nơi thử vũ-khí cho hai siêu-cường.

²


Phong  Ba  Bất  Động  Thiết  Tâm  Can
Dũng Khí của tuổi trẻ thời đó, đứng lên đáp lời sông núi
                                                               **************
      Đến năm 1947 thì tình hình thế-giới căng thẳng giữa Nga và Mỹ. Thế chiến thứ 3 có thể bùng nổ ngay trên lãnh thổ Nga Mỹ. Vì năm 1945 Mỹ đã để Cộng-đảng Nga-Sô phỗng tay trên ở Đông Dương (Việt, Miên và Lào) nên phải giúp Pháp trở lại tái chiếm thuộc-địa đặng còn có dịp tìm hiểu người và đất trước khi đặt chân vô. Vì thế nên việc trao-trả Đông Dương cho Mỹ là điều không thể tránh được. Biết rõ thế cờ quốc-tế này (do Nga cung cấp) Hồ Chí Minh đã tạo cơ-hội giúp Pháp ở lại bằng cách tình-nguyện làm tôi nước Pháp.

      * 16/7/47: Hồ Chí Minh đã lên đài phát thanh "Tiếng Nói Việt Nam" long-trọng tuyên bố tình-nguyện trở lại với nước Pháp và chỉ xin được làm vùng tự-trị mà thôi.
     * 19/7/47: Cải-tổ Chánh-phủ, cho 16 người có xu-hướng Quốc-gia giữ các bộ không quan-trọng. Ký sắc lệnh cải danh Vệ Quốc Quân thành Quân Đội Quốc Gia Việt Nam để nhập-nhằng (chứ không phải là Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đâu).
      * Aout 1947: Léon Blum (Cộng-đảng Pháp) chính thức đứng trung gian để dàn xếp.


***** Phản ứng của thế hệ trẻ lúc đó (phe ta):

      Nhận thấy tình hình quốc-tế thay đổi, những người Quốc-gia trong cũng như ngoài nước yêu-cầu ông Bảo Đại trở lại vị-thế lãnh-đạo tối cao để anh em còn có chỗ nương tựa.
      * 18/9/47: Ông Bảo Đại chính thức lên tiếng:
            - Từ bỏ ngai vàng, xóa bỏ chế-độ Quân Chủ (Việt-cộng xuyên-tạc điểm này).
            - Sẵn-sàng trở lại vị-thế Lãnh-tụ tối cao để cùng toàn dân đòi lại chủ quyền.

       * Đáp ứng lời tuyên bố này đồng bào Nam-kỳ đã xuống đường biểu tình rầm-rộ để hoan-nghênh sự trở lại của ông Bảo Đại (coi ảnh đính kèm).

       * 29/9/47: Để hưởng ứng lời tuyên bố này, bằng hành-động cụ thể vì nước đấu-tranh, ông Lê Văn Hoạch từ-chức Thủ Tướng Chánh Phủ Nam-kỳ Tự Trị. Chánh-phủ này được thành-lập ngay sau khi Hồ Chí Minh bắt tay với Pháp để cắt cổ dân Việt. Họ Hồ đã công-nhận Nam-kỳ là đất của Pháp, vậy tự-trị ở đây là tách ra khỏi nước Pháp chứ không phải là tách ra khỏi nước Việt đâu. Hành-động từ-chức của Thủ Tướng Lê Văn Hoạch đã nói lên điểm này. Nhưng Thực-dân và Cộng-sản tìm cách bóp méo, xuyên-tạc nói rằng Nam-kỳ không thích Bắc-kỳ... vân vân..... . Ở ngoài Bắc 18 làng Bùi-chu Phát-diệm đã tự lập thành-trì chống Việt-cộng ngay từ ngày 19.8.45 cho tới lúc di-cư vô Nam (tháng 7 năm 1954). Vì nhỏ và yếu nên chưa lập được Chánh-phủ Tự-trị để chống lại hành-động bán nước buôn dân của Việt-cộng nên ít người biết đến, và đôi khi còn hiểu nhầm nữa.

      * 01/10/47: Tướng Nguyễn Văn Xuân lên thay-thế và cải danh thành:
                                 Chánh Phủ Lâm Thời Quốc Gia Việt Nam
và bổ nhiệm ông Trần Văn Hữu làm Phó Thủ-tướng. Lúc này Quốc-gia như rắn không đầu, chưa có Quốc-trưởng nên mới có chữ Lâm-thời. Danh từ Quốc-gia bắt đầu xuất hiện từ đây.

Sau sự trắc-nghiệm này ông Bảo Đại mới chính-thức tuyên-bố:
         a)-      Vô hiệu hóa bản văn thoái-vị đọc trước công chúng ở Huế vào ngày 25/8/45.
                   Lý Do: Hồ Chí Minh phản-bội, không tổ-chức trưng-cầu dân ý như đã cam-kết.
         b)-     Lấy lại quyền lãnh-đạo quốc-dân.
         c)-     Xóa bỏ thể-chế Quân-chủ.
         d)-     Thành lập thể-chế Dân Chủ với chế-độ Quốc-trưởng.

      * 02/6/48: Chánh-phủ Lâm Thời Quốc Gia Việt Nam ký sắc lệnh để chánh thức hóa Quốc-kỳ và Quốc-ca cùng Giải-pháp Bảo Đại để làm kim chỉ Nam cho công cuộc giành độc-lập. Quốc-kỳ là lá cờ Quẻ Càn (hồi sinh của lá cờ Quẻ Ly), Quốc-ca là bài Tiếng gọi Công Dân (biến-thể của bài tiếng gọi Thanh Niên 1945).

       * 05/6/48: Lẽ dĩ-nhiên là có sự can-thiệp ngầm của Mỹ, cuộc đời không ngon lành đâu.
Quốc-trưởng Bảo Đại ký với Đại diện của Chánh-phủ Pháp Hiệp Định Vịnh Hạ Long (coi ảnh đính kèm), ký trên chiến hạm của Pháp thả neo ở vịnh Hạ Long. Ta chưa có đất, chưa có dân nên phải ký trên chiến hạm của người; nhưng không sao miễn thành công là được. Hiệp-định này nói:
         1)- Nước Pháp long-trọng công-nhận nước Việt Nam Thống-nhất (Bắc, Trung, Nam) Độc-lập hoàn-toàn nhưng nằm trong Liên Hiệp Pháp (tức kinh-tế lệ thuộc đồng Quan).
         2)- Nước Pháp công-nhận ông Bảo Đại là Quốc-trưởng hợp pháp và duy-nhất của Quốc-gia Việt Nam, có đầy đủ tư thế để thương thảo với Pháp trên mọi vấn đề.

      * Đây là một sự thất-bại chua cay của Việt-cộng trên chính-trường Quốc-tế. Cờ Quẻ Càn tung bay trên khắp các kỳ-đài Quốc-tế; trong khi đó không ai biết cờ đỏ sao vàng là gì cả.

            Tiếp theo ngay sau đó là:
       -  Cải danh Chánh Phủ Lâm Thời thành Chánh-phủ Quốc-gia Việt Nam.
       - Cải-tổ Chánh-phủ. Tướng Nguyễn Văn Xuân từ-chức, ông Trần Văn Hữu lên nắm chức-vụ Thủ-tướng dưới quyền chỉ đạo của Quốc-trưởng Bảo Đại.
         Lúc này ngôi nhà Việt Nam mới chính-thức có nóc là do công sức của thế hệ trẻ đương thời. Phải có Thiết Tâm Can mới vững tay chèo như thế. Ấy thế mà Việt-cộng vu-vạ là Tay Sai của Thực Dân Pháp. Trong khi chúng ký văn tự bán đất cho Tây thì tự ca-tụng là ái-quốc. Thiết nghĩ điểm này cần phải cho thế-hệ hậu sinh biết rõ.

      * 15/7/51: Quốc-trưởng ký sắc-lệnh Tổng Động Viên Nhân lực và Tài Lực để bước sang giai-đoạn thứ 2 là thay-thế quân Pháp để tự mình bảo vệ lấy chủ quyền trên đất Việt. Trước đó chánh-phủ lâm-thời đã có quân nhưng dưới dạng dân-vệ hay địa phương quân, ngoài ra còn các lực-lượng võ-trang tự phát ở khắp nơi như lực-lượng Bùi-chu Phát-diệm. Nay kết-hợp lại thành một lực-lượng võ trang mang tên:

Quân Đội Quốc Gia Việt Nam

Hành động này không cho phép chúng ta được nói rằng thế-hệ đàn anh không có tinh-thần kết-hợp để bào-chữa cho hành-động buông xuôi của mình.

Lẽ dĩ-nhiên là PARIS không muốn, vì đoàn quân này sẽ tống cổ chúng ra khỏi nước Việt. Vì chẳng đặng đừng nên phải nhận tiền của Mỹ để huấn luyện đoàn quân này. Kinh-phí chi cho huấn-luyện thì Pháp lấy 50% để bù đắp cho kinh-tế lỗ-lã ở Paris. 50% còn lại dùng để chi-phí cho huấn-luyện viên.
Đến năm 1953/54 thì quân số lên tới 185.000 người, đủ sức thay thế quân-đội Pháp để đánh gục Việt-minh (Việt-cộng). Nếu Tàu kéo qua thì gọi Mỹ nhào vô. Đó là chương-trình đã được Mỹ đồng ý.

    * 20/11/53: Mỹ dụ Pháp đánh Điện Biên để chấm dứt chiến tranh, vì Pháp không chịu rút quân trao trả độc lập cho Việt Nam .
Quân số điều-động trong chiến trận này là 5% (năm phần trăm). Sở-dĩ Điện Biện quan-trọng là vì mất Điện Biên thì mất luôn đường tiếp-vận, quân Việt-cộng trong Trung và Nam sẽ tan hàng rã đám vì đói. Đồng bằng Bắc Việt thì nằm trong tay Quân-đội Quốc-gia và Quân-đội Pháp. Trung và Nam thì chánh quyền Quốc-gia đã tạm ổn-định.
Theo kế-hoạch thì Mỹ lo vấn-đề tiếp vận, và chỉ can-thiệp bằng không lực khi quân Tàu kéo qua mà Pháp chống không nổi. Quân số của Pháp chỉ có 14.000 người. Chết trận 4.000 người, bị bắt 10.000 người. Khi được thả theo hiệp-định GENEVE (Septembre 1954) chỉ còn có 3.000 người thôi.

    * Mars 1954, Mỹ kiếm cớ bỏ rơi và yêu cầu Pháp rút quân khỏi Việt Nam, trao lại cho Quân-đội Quốc-gia Việt Nam tất cả các căn-cứ của mình. Nếu Tàu kéo qua thì Quốc-trưởng kêu gọi thế-giới tiếp cứu, lúc đó Mỹ sẽ nhào vô. Nhưng Pháp không chịu.
Bất-hạnh thay, Hội-nghị Quốc-tế nhóm họp ở Genève vào ngày 26 Avril 1954 để giải quyết vấn-đề Bá-linh và Đại-hàn (Bàn Môn Điếm) là 2 nơi căng thẳng có thể đưa đến chiến-tranh nguyên-tử. Pháp đòi đưa vấn-đền Việt Nam vào chương-trình nghị-nhị sự, Mỹ không chịu. Trong khi đó Phạm Văn Đồng biến thành Tàu, theo phái đoàn Bắc Kinh đi phó hội để nghe ngóng.
Trước hội nghị Genève là hội nghị ở BERLIN nhưng thất bại nên các cường quốc hẹn tái nhóm ở Genève để thảo luận lại các vấn đề nóng bỏng. Ở hội nghị Berlin thì Pháp có đòi đưa chiến tranh Việt Nam vào chương trình nghị sự nhưng bị bác nên Pháp đưa lại vào hội nghị Genève cũng bị bác luôn...Vì Điện Biên thất thủ nên Mỹ bắt buộc phải chấp nhận, và đưa vào ngày đầu của chương trình nghị sự.

     * 7/5/54 Điện Biện thất-thủ, tướng DE CASTRIE đầu hàng. Lúc này Anh, Nga và Tàu ép Mỹ phải để Việt Nam vào chương-trình nghị-sự. Mỹ phải đồng ý. Quốc-trưởng Bảo Đại từ chối không phó hội với lý-do: Không ngồi chung với loạn-tặc Việt-cộng. Hơn nữa Pháp đã công nhận Bảo Đại là đại-diện Duy-nhất và Chánh-thức của Quốc-gia (ETAT) Việt Nam. Pháp chơi xấu, đe-dọa không đi thì Pháp thay mặt ký một mình. Cực chẳng đã, ông Nguyễn Quốc Định được chỉ định làm trưởng phái-đoàn để bảo-quyền lợi có thể bảo-vệ được ở chính-trường Quốc-tế.

·         8/5/54 Thổng-thống BIDAULT, với tư cách trung gian, đưa để-nghị giải-quyết tranh-chấp.
·         10/5/54 Phạm Văn Đồng (Việt-cộng), với tư cách kháng-chiến (phản-loạn thì đúng hơn) đưa đề nghị chặt đôi nước Việt, mỗi anh một nửa.   
·         12/5/54 Ông Nguyễn Quốc Định lên diễn đàn tố-cáo tội ác và manh tâm làm nô-lệ cho khối Cộng của Hồ Chí Minh và đảng Việt-cộng để gây loạn cho cả thế-giới. Ông cực-lực chống đối manh tâm chia cắt đất nước, dù là tạm thời hay bất cứ dưới hình thức nào. Ông cương quyết bảo-vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ-quyền của dân Việt trên nước Việt.

Trong lúc này thì ông Võ Thành Minh (người Huế, sau này bị Việt Cộng giết trong Tết Mậu Thân 1968) cắm lều ở ngoài hội-trường để thổi kèn đám ma trong suốt thời gian phó hội. Dân chúng đến hỏi thì ông trả lời là Thế-giới đang mần thịt dân Việt nên ông đến để đưa đám.
Nên nhớ là trong suốt thời gian nô-lệ Thực-dân Pháp dân ta bị cầm tù trong nước. Xuất ngoại (dù là đi du-lịch) phải có vây có cánh mới đi được. Hành-động lẻ-loi và cô-đơn của ông Võ Thành Minh cũng đáng để chúng ta kính phục như hành động của chiến-sĩ Lý Tống hay chiến-sĩ Trần Mạnh Quỳnh vậy.

·         7/7/54: Để đối phó với tình-hình, Quốc-trưởng trao toàn quyền về hành-chánh cũng như quân sự cho Thủ Tướng Ngô Đình Điệm để khi có dịp thì trưng cầu dân ý chuyển sang chế-độ dân chủ. Có thế thì mới đủ sức chống-chọi với tình thế.
·         20/7/54 Hiệp-định ra đời với sự đồng thuận của Hồ Chí Minh và Thực Dân Pháp dưới sự làm chứng của các nước phó hội. Hiệp-định quyết-định chặt đôi nước Việt, lấy sông bến-hải làm lằn ranh. Việt-cộng Quản-trị miền Bắc; Quân Pháp Quản-trị miền Nam (danh từ dùng trong hiệp định là tạm thời quản-trị chứ không phải cai-trị).

Quốc-gia Việt Nam không ký vào bản văn này. Mỹ cũng không ký, nhưng tuyên bố là không làm cản-trở việc thi-hành hiệp-định này.

     *** Sau đó là một triệu người Bắc di cư vô Nam để nói lên tinh-thần quyết tâm diệt Cộng của mình. Trong lúc đó ông Hoàng Cơ Bình và ông Trần Trung Dung tổ-chức lực-lượng Bảo-vệ Thủ Đô Hà Nội, lẽ dĩ-nhiên là có chương trình chống Vẹm khi Pháp rút đi. Nhưng không thành nên phải rút vô Nam.

    *** Hoạt-động tự phát của đồng-bào di cư trong Nam trong đó có tổ-chức Công-giáo, tổ chức Sinh-viên và học-sinh di-cư. Trước hết là bày tỏ sự căm-phẫn của mình. Biểu-tình đập phá những nhà nào nghe đài Việt-cộng, hay không đứng dậy chào cờ trước khi coi hát-bóng (cinéma) trong rạp. Nạn-nhân phần lớn là người Tàu Chợ Lớn. Tối tối anh em sinh viên đi phát truyền đơn tố Cộng. Đến hôtel Majestic, Galliéni hay các nơi chứa chấp cán-bộ Việt-cộng (theo hiệp-định) để giết trả thù. Nói chung là chưa có một hành-động rõ-rệt nào để ủng-hộ ông Diệm hay một lãnh-tụ nào cả, chỉ biết tức giận thì đập phá, đánh cả lính Tây nữa.
²

     ** 29/4/55: Ngày trọng đại thay đổi toàn diện tình hình. Thủ-tướng Ngô Đình Diệm triệu tập hội-nghị Diên Hồng trong Dinh để lấy quyết định về công-văn triệu hồi của Quốc-trưởng Bảo Đại.
Thành phần Sinh-viên và Học-sinh cũng được mời tham dự để lấy ý kiến. Bên ngoài thì đang ác chiến với Bình Xuyên nên hội-nghị được triệu tập rất sớm. Đại diện sinh-viên di-cư có mặt để nghe hơn là nói, mà có biết gì đâu mà nói.
Lúc khai hội thì ông Diệm nói lý do về việc triệu tập hội-nghị này. Sau đó, để hội nghị có thể thảo-luận với tính-cách vô tư của cuộc trưng cầu dân ý, các "nghị viên" đề-nghị ông Diệm nên vắng mặt. Ông Diệm rút lui.
Khi bắt đầu thảo-luận thì Luật-sư Hoàng Cơ Thụy đề-nghị nên thảo-luận về tính cách Quốc-Trưởng của ông Bảo Đại trước rồi hãy nói đến công-văn triệu-hồi sau. Kết-quả hoàn-toàn ngoài dự tính của mọi người mà anh em sinh viên lại cứ nghĩ rằng đây là sự dàn dựng của ông Diệm để thoán-nghịch.
    Lúc đầu còn từ-tốn, sau đó là loạn. Ảnh Bảo Đại bị kéo xuống và liệng ra vườn với những câu hò-hét căm-thù, đả-đảo, truất-phế, mặt lợn.... Ông Diệm hoảng vía nhưng không dám cản.
Đến chiều cũng ra được quyết định, nhưng chưa thành văn-bản. Các ông nghị giải-tán và hẹn nhau sáng hôm sau (30/4/55) sẽ tuyên bố trước công chúng ở tòa Đô-chánh. Riêng anh em sinh viên thì ngủ lại trong dinh vì cư-xá (Minh Mạng) đang trong vùng pháo kích của cả 2 bên.

    ** 30/4/55: Khoảng 10 giờ sáng, trước tòa Đô-chính của Thủ-đô Saigon, Hội-đồng Cách-mạng (mới thành lập hôm qua, và sau đó giải tán) long-trọng đọc Quyết Định (chứ không phải yêu sách) trước đồng bào, đủ mọi thành phần, tề tựu đông đủ để nghe biến động lịch sử.  
       Hội-đồng Cách-mạng quyết-định:
               - Truất-phế Bảo Đại (vì không xứng đáng làm Quốc Trưởng).
               - Giải-tán Chánh-phủ Ngô Đình Diệm do Bảo Đại thành lập.
               - Ủy-thác Chí Sĩ Ngô Đình Diệm đứng ra thành lập Chánh-phủ để lãnh đạo quốc dân, chứ không phải là trưng cầu dân ý và cũng không thấy nói quyền hạn tới đâu.
      Sau đó phái đoàn kéo nhau vào dinh ông Diệm để thông-báo quyết-định này (khoảng giữa trưa). Khi vào thì đụng ngay Tướng Vỹ (tổng tư lệnh Ngự Lâm Quân đóng ở Đà Lạt là đất của nhà vua: Hoàng Triều Cương Thổ). Ông Nhị Lang (phe tướng Trịnh Minh Thế) rút ngay súng ra định bắn vì nghĩ là Tướng Vỹ vào dinh để đòi quyền lãnh-đạo theo công-văn của Bảo Đại. Thực hư ra sao thì không rõ, chỉ thấy ông Diệm lật đật chạy đến ôm ông Vỹ và xin mọi người đừng nóng. Cuối cùng mọi việc đều được ông Diệm dàn xếp yên lành. Tướng Vỹ ra về thong-thả.

   ** Không ngờ nhờ quyết-định này cộng với tinh-thần bất khuất của lính cũng như của dân, người Mỹ quyết-định ủng hộ ông Diệm hết mình chứ không còn do dự như trước nữa. Vì vậy nên Pháp phải rút quân ra khỏi Việt Nam. Sau đó là tiến-trình ổn-định chính-trị để có thể trưng cầu dân ý về việc thay đổi thể-chế. Năm 1956 Nền Cộng Hòa ra đời với chức vụ Tổng Thống và Phó Tổng Thống (liên danh 2 người) và Quốc-hội dân bầu.

Lúc này Quốc-kỳ và Quốc-ca đã được đem ra thảo-luận sôi-nổi trong Quốc-hội. Người thì đòi đổi, người thì bảo không. Ai cũng có lý cả. Cuối cùng Quốc-hội biểu-quyết:
                   Giữ nguyên Quốc-kỳ và Quốc-ca không đổi một lời ca nào cả.

       Lý Do:

1)- Quốc-kỳ mang gốc cờ Vàng của dân tộc đã có từ  ngàn xưa.
2)- Hiện nay ta mới đại diện cho có nửa dân số, hơn nữa ta coi Việt-cộng là loạn tặc, nếu thay đổi là vô hình chung công nhận sự chính thống của chúng và quay về thời Trịnh Nguyễn phân tranh.

 Kế đến là nền Đệ Nhị Cộng Hòa, Quốc hội cũng quyết định y chang.
²

30/4/75: Trước sức xâm lược của Cộng-đảng thế-giới, chúng ta đành phải chấp nhận thân phận của kẻ bại trận; nhưng không phải vì vậy mà dân Việt mất chánh-nghĩa và chấp nhận nô-lệ. Khi vào SAIGON, bọn Cộng con vì ngu dốt nên đã xỉ-nhục và xâm phạm đến lá cờ Vàng của dân tộc. Thậm-chí có tên còn ngu-xuẩn đến độ hãnh-diện đem lá cờ Vàng dân tộc (quẻ Càn) để may quần lót nữa. Đó là hành-động nhục mạ ngay chính cha ông của chúng. Chỉ có những kẻ mất hồn dân tộc mới có hành-động xúc-phạm đến tổ tiên của chính mình như vậy.
Ngày nay, trong hoàn cảnh lưu-vong, chúng ta không có quyền gì để đòi thay đổi biểu-tượng đã có, nhất là biểu-tượng này lại là chất liệu để kết-hợp các lực-lượng dân tộc đấu tranh cho mục tiêu:

         ***   Đòi lại tất cả những gì dân tộc của chúng ta đã mất.

       Chỉ có những kẻ mất hồn dân tộc mới đi chối bỏ cội-nguồn của mình. Từ bỏ biểu-tượng này là tự biến mình thành những đứa con côi.                                        

                                                                Paris ngày 2O/12/1998.
                                               Ban biên tập Văn Lang kính cáo.

Ghi chú quan trọng:
Tháng AVRIL 1955, Pháp tổ-chức đảo-chánh để hất cẳng ông Diệm.
Bình Xuyên nổ súng. Quân-đội Quốc-gia được điều-động về SAIGON, quân của tướng Trịnh Minh Thế từ Tây Ninh kéo về tiếp ứng để diệt Bình Xuyên tay sai của Thực Dân Pháp.

Quân Đội Quốc Gia Việt Nam (thành lập ngày 15/7/51) bao vây lính Pháp ờ thủ đô Saigon, và sẵn-sàng gây sự để lấy lý do nổ súng tự vệ rồi tràn vào đánh trại.
Tính-hình rất căng-thẳng. Lính Pháp được lệnh cấm trại 100%, Quân Đội Quốc Gia Việt Nam làm chủ chiến trường.
Ở Paris, Pháp bắt Quốc-trưởng Bảo Đại triệu ông Diệm về CANNES để báo cáo tình-hình và lãnh chỉ-thị.
Ở Saigon, tinh-thần chống ngoại xâm của quân cũng như dân lên rất cao, nhưng tổ-chức vẫn còn rời-rạc và chưa có chương-trình đại quy-mô; và chưa có lãnh tụ tối cao.
Lực lượng Quân Đội Quốc Gia một phần vì tức Hiệp Định Genève đã không cho họ thi hành nhiệm vụ bảo vệ đất nước, phần thứ nhì là lòng căm phẫn thực dân Pháp uy hiếp dân mình nên khi được trang bị vũ khí thì hành động tự phát: Đuổi Pháp ra khỏi nước Việt với bất cứ giá nào.

·        Không có lực luợng này thì chắc chắn Bình xuyên sẽ lên cầm quyến dưới sự chỉ đạo của PARIS.....Dân Việt trở lại nô lệ người Pháp!

Như vậy chúng ta có thể nói được rằng:
Độc lập thu hồi trong tay người Pháp là nhờ những yếu tố sau đây tự động phối hợp nhịp nhàng với nhau mà không có người chỉ đạo. Người ta gọi đó là LÒNG DÂN:
1.      Sự khôn khéo và mềm dẻo của anh em ông Diệm, lúc đó là Thủ Tướng chưa đầy 1 năm; nhất là chưa có hậu thuẫn của đảng phái hay một tổ chức nào, kể cả Quân Đội và Cảnh Sát (lúc đó Bình Xuyên nắm hết Cảnh Sát ở Saigon)
2.      Quân Đội Quốc Gia Việt Nam vì căm phẫn Pháp đã ký hiệp định Genève để phá đám nên quyết tâm đuổi Pháp ra khỏi nước Việt.
3.      Sự ủng hộ hết mình của tướng Trịnh Minh Thế (Cao Đài ly khai)
4.      Lòng phẫn nộ cao độ của đồng bào di cư: Biểu lộ rõ ràng một cách công khai về sự ủng hộ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.
5.      Lãnh tụ Sinh Viên di cư lúc đó là Luật Sư Trần Thanh Hiệp, hiện ở Paris, ông đã phát biểu rất nhiều lần về biến cố này và cũng chính ông đã có mặt trong dinh Thủ Tướng ngày 29/4/1955 để cùng thảo luận với các tổ chức khác về công văn triệu hồi thủ tướng Ngô Đình Diệm về Paris của Bảo Đại

Nói rằng người Pháp tự nhiên trao quyền độc lập cho Bảo Đại là sai.
Nói rằng thâu hồi độc lập không mất một viên đạn, một giọt máu là không đúng: Tướng Trịnh Minh Thế chết trong khi thị sát mặt trận bị đối phương bắn sẻ là người đã hy sinh để có nến Đệ Nhất Cộng Hòa, nay chúng ta phải phục hồi nhân phẩm và danh dự cho ông. Còn những quân nhân hy sinh trong khi tiêu diệt Bình Xuyên cũng không ai nhắc tới họ và vợ con của họ cả...Chúng ta không thể quên ơn họ như vậy được
Nói rằng đây là công lao của anh em ông Diệm thì cũng chẳng đúng. Ông là lãnh tụ lúc đó, ông rất có công trong việc phối hợp đấu tranh. Thực vậy, nêu không có lực lượng võ tranh Quân Đội Quốc Gia do Quốc Trưởng Bảo Đại thành lập và tinh thần diệt Cộng của đồng bào di cư cùng Tướng Trịnh Minh Thế thì khó mà ông Diệm có thể đương đầu với Bình Xuyên.

Còn một người mà chúng ta quên là Quốc Trưởng Bảo Đại, ngoài việc thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt Nam thì ông còn một cái công rất lớn là: Sau khi rời khỏi dinh Thủ Tướng thì tướng Vỹ xin Bảo Đại cho phép lấy Ngự Lâm Quân ở Đà Lạt về chiếm Dinh Thủ Tướng và truất phế Ngô Đình Diệm bằng bạo lực. Ông Bảo Đại không những đã không phê chuẩn mà lại còn triệu tập tướng Vỹ qua Pháp để hội kiến. Khi tướng Vỹ qua rồi thì Ngài ra lệnh giải tán Binh Đoàn Ngự Lâm Quân...không biết số phận của họ ra sao, có lẽ được biên vhế vào Quân Đội Quốc Gia Việt Nam trong âm thầm.

Tóm lại: Một khi đã mất chủ quyền vào tay bạo chúa thì toàn dân phải sáng suốt lắm thì mới đòi lại được chủ quyền, còn đả phá nhau một cách vô ý thức thì khó mà thành công, ngoài việc đấu võ miệng.
³
Phần trau dồi kiến thức:
 

Sáu Mươi Bảy Năm Nhìn Lại (1945-2012), Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh: HAI BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Trong lich sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết hay chỉ được học bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết hay không được học bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn. Bài này nhằm bổ khuyết cho tình trạng thiếu sót đó, đồng thời phân tích nội dung và ý nghĩa của từng bản.

TUYÊN NGÔN CỦA HOÀNG ĐẾ BẢO ĐẠI
Hoàn cảnh được công bố
Bản tuyên ngôn độc Lập của Hoàng Đế Bảo Đại được công bố ngày 11 tháng 3 năm 1945, hai ngày sau khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương và sau một thời gian dài hơn bốn năm, từ tháng 9 năm 1940, sau khi quân Nhật vào phần đất này của Đông Nam Á, gần năm tháng trước khi Nhật Bản đầu hàng và Thế Chiến Thứ Hai kết thúc.
Trong thời gian này Việt Nam bị sống dưới sự cai trị của cả người Pháp, từ sau khi Hòa Ước 1884 được ký kết, lẫn người Nhật, từ ngày 22 tháng 9 năm 1940, với một hậu quả khủng khiếp là Trận Đói Tháng Ba Năm Ất Dậu. Hoàn cảnh này đã làm cho không chỉ riêng những người Cộng Sản, vốn chủ trương đánh đổ chế độ quân chủ để cướp hay giành chính quyền (chữ của chính người Cộng Sản) để từ đó thực thi cách mạng vô sản mà luôn cả những người không những không có cảm tình với chế độ quân chủ đương thời mà còn chủ trương lật đổ chế độ này để thay thế bằng một chế độ dân chủ, không nhìn nhận giá trị đích thực của của bản tuyên ngôn này.
Lý do là vì Bảo Đại luôn luôn bị coi như một ông vua bù nhìn, trước kia trong tay người Pháp và lúc đó trong tay người Nhật. Theo họ trước kia người Pháp bảo sao, ông làm vậy và sau đảo chính 9 tháng 3 năm 1945, người Nhật bảo ông tuyên bố độc lập thì ông tuyên bố độc lập, thế thôi. Người ta hiểu hay được học đơn giản như vậy. Nền độc lập mà Bảo Đại tuyên bố theo họ chỉ là do người Nhật ban cho và bản tuyên ngôn của ông chẳng có một giá trị gì trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của người Việt.
Thực chất của nó chỉ là “sự tuyên bố công khai việc thay thầy đổi chủ của triều đình Bảo Đại”[1] không hơn không kém. Nhiều người lại viện lý do là nền độc lập này chưa hoàn toàn. Sự thực không đơn giản như vậy. Người Nhật có lý do làm đảo chính lật đổ người Pháp và Bảo Đại có lý do phải chấp nhận yêu cầu của người Nhật tuyên bố Việt Nam độc lập. Lý do của Bảo Đại đã được ông giải thích khi tiếp kiến Trần Trọng Kim và cố gắng thuyết phục ông này chấp nhận làm thủ tướng đầu tiên của chính phủ Việt Nam độc lập. Nguyên văn câu nói của Bảo Đại được Trần Trọng Kim kể lại như sau:
“Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đã không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên Bộ thượng thư đã tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải dứng vai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó mọi việc.”[2]
Người ta cần phải nhớ là hơn mười năm trước đó, sau khi du học từ Pháp về tới Huế được hai ngày, ngày tháng 10 tháng 9 năm 1932, Bảo Đại đã ra Dụ số 1 tuyên bố chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ của Nam Triều hủy bỏ Quy Ước 6 tháng 11 năm 1925 do Hội Đồng Phụ Chính, đứng đầu là Tôn Thất Hân, ký với Toàn Quyền Đông Dương thời ông còn nhỏ tuổi và đang du học bên Pháp, tước bỏ hầu hết các quyền hành còn lại của nhà vua trừ các quyền có tính cách nghi lễ, ân xá, sắc phong, tế lễ…kèm theo nhiều dụ khác nhằm thực hiện những cải cách qui mô trong nền hành chánh của chính phủ Nam Triều, nhưng đã bị người Pháp ngăn cản và bị thất bại.
Đảo chính 9 tháng 3 năm 1945 và lời yêu cầu tuyên bố độc lập của người Nhật dù gì đi chăng nữa cũng là điều vị hoàng đế còn trẻ tuổi từ lâu mong đợi. Ngoài ra theo nhận định và giải thích nhằm thúc đẩy Trần Trong Kim chịu khó lập chính phủ mới. Ông nói :
“Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước.”[3]
Hai tiếng “cơ hội” Bảo Đại dùng ở đây cho ta thấy từ lâu ông đã mong có dịp này. Đồng thời ông cũng hiểu rằng nền độc lập mà ông tuyên cáo “chưa phải độc lập hẳn”.” Chưa hết, tuyên bố rồi ông còn nói tới nhu cầu “phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập” và nhất là để tránh không cho người Nhật “lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta”, một sự e ngại chỉ có những người có kiến thức về lịch sử và chính trị học mói biết được. Ngoài ra những tiếng “rất có hại cho nước ta” cũng cho người ta thấy đối tương của hành động tuyên cáo độc lập của ông không phải là ngôi vua mà là đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam, đất nước của ông và thần dân của ông. Cái nhìn và quan điểm này cũng như sự hiểu biết của ông về tình hình thế giới và thế tất bại của người Nhật về sau đã được ông nói rõ trong hồi ký của ông. Riêng đối với người Nhật, ông đã không tin tưởng ở họ cũng như chiêu bài Đại Đông Á của họ. Nói cách khác Bảo Đại ở vị thế phải chấp nhận nhập cuộc dù ông hiểu rõ sự phức tạp của vấn đề. Phần khác như ông cũng nói tới trong hồi ký của ông: Độc lập là ước mơ của tất cả mọi người Việt Nam thời đó.
Nội dung bản Tuyên ngôn
Đây là một bản văn tương đối ngắn so với những bản văn cùng loại, nhằm ba mục tiêu chính yếu là hủy bỏ một hòa ước Triều Đình Huế trước kia đã ký với nước Pháp, tuyên bố Việt Nam độc lập, đứng vào khối Đại Đông Á trong chương trình phát triển chung, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng vào “lòng thành” của nước Nhật với nguyên văn như sau:
“Cứ tình hình chung trong thiên hạ, tình thế riêng cõi  Đông Á, chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này điều ước bảo hộ với nước Pháp bãi bỏ và nước Nam khôi phục quyền độc lập.
“Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và theo như lời tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vương chung.
“Vậy Chính Phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc, quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên.[4]
Bản Tuyên Ngôn được đề ngày 11 tháng Ba năm 1945 tức ngày 27 tháng Giêng năm Bảo Đại thứ 20 được Bảo Đại ký tên với sáu thượng thư phó thự. Sáu vị thương thư gồm có: Phạm Quỳnh, bộ Lại, Hồ Đắc Khải, bộ Hộ, Ưng Úy, bộ Lễ, Bùi Bằng Đoàn, bộ Hình, Trần Thanh Đạt, bộ Học, và Trương Như Định, bộ Công. Theo Bảo Đại đây là lần đầu tiên trong lịch sử một văn kiện được ký bởi nhà vua và tất cả các nhân vật quan trọng nhất trong triều đình.[5]
Đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập này của Bảo Đại, người ta cần chú ý tới những chi tiết sau đây:
Thứ nhất: Bản tuyên ngôn được mở đầu bằng quyết định hủy bỏ một điều ước đã được ký kết trước đó mà vì tình hình biến chuyển, một trong hai phía đã không tôn trọng những gì mình đã ký kết hay không thực thi được những gì mình đã ký kết trong một sinh hoạt quốc tế. Điều ước bị hủy bỏ ở đây là Hòa Ước Giáp Thân được ký kết giữa Triều Đình Huế và người Pháp ngày 6 tháng 6 năm 1884, đặc biệt hai điều khoản của hòa ước này  là điều khoản thứ nhất, theo đó Việt Nam công nhận và chấp nhận Quyền Bảo Hộ của nước Pháp và điều khoản thứ mười lăm, theo đó nước Pháp cam kết bảo đảm sự toàn vẹn  lãnh thổ của các xứ do vua Việt Nam cai trị và bảo vệ nhà vua chống lại những sự xâm nhập từ bên ngoài và những cuộc  nổi loạn từ bên trong…[6] 
Sự hủy bỏ này phải được hiểu là do người Pháp bất lực không bảo vệ được Việt Nam trước sự bành trướng của quân đội Nhật và cuối cùng là chính người Pháp đã bị người Nhật lật đổ trong cuộc Đảo Chính ngày 9 tháng 3 năm 1945. Sự hủy bỏ này cũng có tính cách đơn phương từ phía Bảo Đại với tư cách là người kế vị chính thống của Triều Đình Nhà Nguyễn căn cứ vào những gì đã xảy ra vào thời điểm này.
Điểm  cần được lưu ý ở đây là từ ngữ hòa ước trong văn kiện này được dùng theo số ít, trong tiếng Việt, không có chữ “các” hay “những” đi kèm và trong tiếng Pháp không có chữ “s” theo sau.  Điều này có nghĩa là bản tuyên cáo chỉ hủy bỏ hòa ước bảo hộ tức Hòa Ước Giáp Thân 1884 mà thôi thay vì hủy bỏ tất cả các hòa ước đã được ký kết trước đó. Đó là các Hòa Ước Nhâm Tuất 1862 và Hòa Ước Giáp Tuất 1874 liên hệ tới xứ Nam Kỳ theo đó xứ này đã bị nhường đứt cho người Pháp và trở thành thuộc địa của họ, không còn thuộc quyền cai trị của Vua và Triều Đình Huế nữa. Vấn đề thâu hồi xứ Nam Kỳ do đó chưa được giải quyết ngay nhưng đã trở thành mối bận tâm và một phần hành quan trọng của chính Bảo Đại ngay từ buổi nhà vua tiếp kiến Đại Sứ Nhật Yokoyama và của Chính Phủ Trần Trọng Kim trong gần suốt thời gian chính phủ này tồn tại. Xứ Nam Kỳ chỉ được người Nhật trao trả trong những ngày cuối của chính phủ này và chỉ chính thức trở về với lãnh thổ quốc gia Việt Nam ngót năm năm sau, vào giữa tháng 6 năm 1949, và do Bảo Đại với tư cách Quốc Trưởng tiếp nhận từ  tay người Pháp. Đây cũng là một sự kiện ít người biết đến. Hai chữ “độc lập” đã được sử dụng (nước Việt Nam khôi phục quyền độc lập) và nhà vua đã dùng danh từ tuyên ngôn độc lập (proclamation d’indépendance) khi nói tới văn kiện này trong hồi ký của ông.[7]
Thứ hai: ”Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập….giúp cho cuộc thịnh vượng chung.” Câu này xác định phương thức hoạt động nhằm thực hiện tư cách độc lập (tự phát triển như một quốc gia độc lập không phụ thuộc vào nước ngoài cho xứng đáng một quốc gia độc lập) và thế đứng của Việt Nam trên trường quốc tế (tự coi mình là một phần tử Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vượng chung). Nên để tới khẩu hiệu Châu Á của Người Á do người Nhật đưa ra trong thời gian này, một khẩu hiệu hàm chứa sự độc lập của các nước Á Châu lúc đó còn là thuộc địa của các đế quốc Âu Châu. Đây cũng là một cách nói trước một cách khéo léo để ngăn chặn trước sự can thiệp vào nội tình Việt Nam của người Nhật.
Thứ ba: “Chính phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc…”. Câu này nhằm buộc chặt lời hứa của người Nhật bằng cách nhấn mạnh vào sự trung thành với những gì họ đã nói, với quan niệm trung thành như một truyền thống chung của các dân tộc Á Đông.
Thứ tư: “”quyết chí hợp tác với nước Nhật đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên.” Mục đích như trên là mục đích gì? Phải hiểu mục đích này bao gồm hai phần là “tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập” và “giúp cho cuộc thịnh vương chung” như là một phần tử của khối Đại Đông Á chứ không phải cho Đế Quốc Nhật Bản hay rõ hơn nữa là cho riêng nước Nhật.”
Nói cách khác, đây là một bản văn tuy ngắn ngủi, cô đọng nhưng rất quan trọng vì nó vừa mang tính cách pháp lý, có liên hệ tới nhiều văn kiện ngoại giao khác đã được  hình thành trước đó, vừa biểu lộ chủ trương của một quốc gia được trao trả độc lập trong một hoàn cảnh không nhận không được, vô cùng tế nhị và phức tạp vào lúc  tình hình thế giới biến chuyển quá nhanh và hoàn toàn bất lợi cho quân đội và quốc gia đảm nhận sự trao trả nền độc lập này. Mỗi điều nói ra, mỗi chữ được viết đều đòi hỏi người soạn thảo phải vô cùng thận trong và ước tính kỹ càng.
Ai là tác giả của bản tuyên ngôn này?
Người được nói đến nhiều nhất là Phạm Quỳnh, lúc đó đang giữ chức thượng thư bộ lại. Điều này có nhiều phần đúng nếu người ta để ý tới khả năng nghị luận và viết văn, viết báo kèm theo sự hiểu biết và kinh nghiệm của một học giả, một người làm báo, và sau đó là một ngự tiền văn phòng tổng lý của nhà vua cũng như thượng thư bộ lại trước đó. Nó cũng được Phạm Khắc Hòe, đương thời là ngự tiền văn phòng tổng lý của Bảo Đại, trong hồi ký của ông này xác nhận.[8] Ngoài ra ta không còn một tài liệu nào khác nói về sự kiện này.
²
BẢN TUYÊN NGÔN CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA HỒ CHÍ MINH
Hoàn cảnh được công bố
Bản tuyên ngôn này đã được Hồ Chí Minh một mình soạn thảo, một mình đứng tên và đọc tại Quảng Trường Ba Đình ở Hà Nội vào buổi chiều ngày 2 tháng Chín năm 1945, ngót năm tháng sau bản tuyên ngôn của Bảo Đại, hơn hai tuần lễ sau khi Nhật Bản đầu hàng, mười ba ngày sau khi Việt Minh cướp được chính quyền ở Hà Nội và hai ngày sau khi Bảo Đại chính thức thoái vị. Vì được công bố sau bản tuyên ngôn của Bảo Đại, sau khi người Nhật đã đầu hàng cũng như chế độ bảo hộ của người Pháp đã bị người Nhật lật đổ trước đó, bản tuyên ngôn này đã bị nhiều người cho là thừa, không cần thiết, chưa kể tới sự kiện là chính phủ mới do Hồ Chí Minh thành lập là kế vị chính phủ Nam Triều do Bảo Đại thoái vị nhường cho dựa theo chiếu thoái vị của Bảo Đại. Chiếu này đã được Hồ Chí Minh và chính phủ mới của ông chấp nhận.
Chính Phủ Lâm Thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong những điều kiện này đương nhiên kế tục những gì Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim đã làm trước đó, trong đó có Bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 11 tháng 3 năm 1945. Lập luận như vậy là hoàn toàn hợp lý đứng trên phương diện công pháp quốc tế.  Một lập luận đơn giản và hoàn toàn dễ hiểu. Câu hỏi được đặt ra là Hồ Chí Minh, và những cộng sự viên của ông, khi đưa ra bản tuyên ngôn của mình có biết là trước đó Bảo Đại đã làm công việc này rồi hay không? và biết như vậy tại sao ông lại còn làm lại việc đó một lần nữa? Cho câu hỏi thứ nhất, câu trả lời là chắc chắn có; Hồ Chí Minh chắn phải biết là Bảo Đại trước đó đã tuyên cáo hủy bỏ hòa ước bảo hộ 1884 rồi. Nhưng ông vẫn làm lại công việc này vì ông có nhu cầu phải làm. Những nhu cầu đó là những nhu cầu gì?
Thứ nhất là vì từ lâu  toàn dân ai nấy đếu khao khát được thấy nước nhà độc lập, đúng như Bảo Đại đã viết trong hồi ký của ông, độc lập là ước mơ của mọi người dân Việt [9], cũng như nó được phản ảnh ở khắp nước ngay trước và sau ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Nói tới độc lập vào lúc đó là gõ đúng tần số của bất cứ một người dân Việt Nam nào từ đó đem lại công lao và thanh thế cho người chính thức công bố ra điều đó.

Thứ hai là cho tới ngày 2 tháng 9 năm 1945, cái tên Hồ Chí Minh hoàn toàn xa lạ ở trong nước cũng như ở ngoài nước.
Võ Nguyên Giáp, một trong những cộng sự viên thân cận nhất của Hồ Chí Minh trong thời gian này, đã viết trong hồi ký của mình rằng: 
Ba tiếng HỒ CHÍ MINH không bao lâu đã vang đi khắp thế giới với những truyền thuyết mà người ta thường dành cho các bậc vĩ nhân. Nhưng vào ngày hôm ấy, cái tên mới của Bác vẫn còn mới lạ với nhiều đồng bào. Số người biết Bác chính là đồng chí Nguyễn Ái Quốc khi đó không nhiều." [10] 
Ngay vua Bảo Đại ngày 23 tháng 8 năm 1945, khi nhận được điện tín của của các ông Nguyễn Xiển, Nguyên Văn Huyên, Ngụy Như Kon-Tum và Hồ Hữu Tường nhân danh Ủy Ban Nhân Dân Cách mạng, yêu cầu nhà vua thoái vị nhường quyền lãnh đạo quốc gia cho Chính Phủ Nhân Dân Cách mạng với chủ tịch là “Cụ Hồ Chí Minh” đã không biết Hồ Chí Minh là ai.
Còn Phạm Khắc Hòe, người được Việt Minh gài vào cạnh nhà vua cũng không biết nốt, phải chạy đi hỏi Tôn Quang Phiệt, một đảng viên Cộng Sản, rồi Đào Duy Anh; nhưng Tôn Quang Phiệt đi vắng và Đào Duy Anh lục  lọi, truy tìm các tài liệu, sách vở ông có nhưng cũng không ra tên này.
Cuối cùng Vũ Văn Hiền, ở Bắc về mới xác nhận Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc.[11] 
Tuyên bố Việt Nam độc lập đối với Hồ Chi Minh vào thời điểm này do đó là cách tự giới thiệu mình tốt nhất và hữu hiệu nhất vói toàn thể đồng bào và để được nhìn và được chấp nhận như là lãnh tụ đầu tiên đã mang lại được độc lập cho tổ quốc và cho toàn dân Việt Nam, một nhu cầu tối cần thiết, dầu rằng nền độc lập này hoàn toàn không phải do ông hay do Mặt Trận Việt Minh tạo ra mà là do những biến cố khác của lịch sử, trong đó quan trọng nhất là Đảo Chính 9 tháng Ba năm 1945; trong đó người Nhật đã loại bỏ người Pháp, kèm theo là bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoàng Đế Bảo Đại nói trên, và cuối cùng là sự bại trận sau này của người Nhật. Chúng ta cũng cần để ý là đối với đa số người Việt Nam thời đó, ngày 2 tháng 9 là Ngày Độc Lập, đúng như Nguyễn Hữu Đang, người được Hồ Chí Minh chỉ định tổ chức ngày này,  gọi qua các văn thư chính thức ông đã gửi cho các cơ quan liên hệ, trong đó có thư gửi cho Thị Trưởng Hà Nội [12] và theo bìa in bản tuyên ngôn của bản đầu tiên năm 1945, do Chủ Tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Hồ Chí Minh đọc trong Ngày Độc Lập”[13]. 
Nhưng đối với Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 còn có một ý nghĩa quan trọng hơn nữa.  Đó là “ngày khép lại cuộc Cách mạng tháng Tám, và khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa”, theo lời ông nói với Nguyễn Hữu Đang: “Chú phải nhớ…[14] 
Tại sao vậy? Tại vì Hồ Chí Minh phải làm chuyện này trước khi quân Đồng Minh kéo vô Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, nhằm đặt họ trước một sự đã rồi, không thể đảo ngược đươc.. Sự kiện vua Bảo Đại thoái vị được nhắc tới và câu:
 “Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp”
 là nhằm vào mục tiêu này.
Một lý do khác cũng được người ta nhắc tới là cho mãi đến ngày 2 tháng 9 năm 1945 nền độc lập của nước Việt Nam mới thực sự là hoàn toàn. Lý do này tuy nhiên cũng còn cần phải được xét lại vì nó không hoàn toàn đơn giản ở thời điểm này và các thời điểm sau đó. Những lý do liên hệ tới nhu cầu của cá nhân Hồ Chí Minh và  Đảng Cộng Sản đương thời vẫn là chính.
Nội dung bản Tuyên Ngôn
Bản Tuyên Ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, vì được phổ biến rộng rãi và hầu như được coi là duy nhất gắn liền với ngày 2 tháng 9, ngày Quốc Khánh của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rồi Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nên đã được nhiều người đọc, phân tích và tìm hiểu. Trong phần này người viết chỉ nêu lên những gì ít được mọi người nhắc hay để ý đến mà thôi.
Trong khi Tuyên Cáo của Bảo Đại đơn giản chỉ là một bản văn thuần túy pháp lý nhằm hủy bỏ hòa ước bảo hộ mà triều đình Huế đã ký trước đó căn cứ vào sự bất lực của người Pháp, vì người Pháp đã không giữ được cam kết ghi trong điều khoản thứ nhất và điều khoản thứ mười lăm của hòa ước này, mà ít nhằm tới một quần chúng hay quốc tế, thì bản Tuyên Ngôn của Hồ Chí Minh nhằm vào toàn thể người Việt qua lời mở đầu 
Hỡi đồng bào cả nước…”.
Tuy nhiên ở những đoạn cuối tác giả lại nhắm vào các nước  Đồng Minh. Điều này phải tinh ý người ta mới nhận ra được.
Về tư cách, Bảo Đại  nhân danh Hoàng Đế Việt Nam, người đứng đầu của một quốc gia độc lập đã tồn tại từ trước khi người Pháp xâm lăng và là người kế thừa chính thống của các vua Nhà Nguyễn, thì Hồ Chí Minh đã nhân danh Lâm Thời Chính Phủ của nước Việt Nam mới.”
Mới là vì đến ngày đó chính phủ này mới chính thức được ra mắt trước quốc dân.
Lời văn do đó phản ảnh hai tư cách của hai bản chất con người khác nhau:
Một người là hoàng đế kế thừa chính thống của một triều đại đã trị vì một quốc gia từ hơn một trăm năm trước dù cho là chỉ còn hư vị. Người kia là lãnh tụ của một phong trào cách mạng vừa chủ trương chống Pháp, vừa chủ trương chống Nhật và lật đổ chế độ quân chủ để giành chính quyền.
Văn phong trong bản tuyên ngôn của Bảo Đại là văn phong bình thường của người cầm quyền cao nhất nước; còn văn phong của Hồ Chí Minh mang tính cách kêu gọi và ở một mức độ nào đó có tính cách bình dân, kể lể dài dòng và nhất là xách động.
Mở đầu cho bản tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã trích dẫn  một số câu trong phần đầu của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của người Mỹ và một câu trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách Mạng Pháp. Sự trích dẫn này, vào lúc mà sự hiểu biết của quần chúng Việt Nam còn thấp kém, đặc biệt là về lịch sử Hoa Kỳ và thế giới, chắc chắn không nhằm vào quần chúng người Việt mà nhằm vào người Mỹ và người Pháp.
Lý do là Hồ Chí Minh như là một đảng viên Cộng Sản Quốc Tế chắc chắn đã hiểu hơn ai hết là người Mỹ vào thời điểm này đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chính tình ở Á Châu, trong đó có Việt Nam. Được nguời Mỹ công nhận là coi như làm chủ được chính quyền. Hiểu được như vậy, ngay từ khi còn ở chiến khu Hồ Chí Minh khi tiếp xúc với người Mỹ đã yêu cầu họ cung cấp cho ông một bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ, đồng thời nói về lịch sử nước Mỹ như là một cách để chinh phục cảm tình của họ. Đó chính là lý do tại sao ngày 29 tháng 8 năm 1945, hai (4 chứ không phải 2) ngày trước khi Hồ Chí Minh tuyên đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của ông, lúc 10 giờ 30 sáng, ông đã cho xe tới chở Đại Úy Archemedes L. A. Patti, trưởng nhóm tình báo OSS mới tới Hà Nội không lâu, đến gặp ông. Mục đích của cuộc gặp mặt theo Hồ Chí Minh không phải là để bàn về chuyện người Tàu mà là để nói về những gì ông đã làm vài ngày trước đó (buổi họp ngày 27 về Chính Phủ Lâm Thời) và ít ngày sau đó (ngày 2 tháng 9 đã được chọn là Ngày Độc Lập, Hồ Chí Minh sẽ tuyên bố Việt Nam độc lập và giới thiệu thành phần chính phủ lâm thời) với Patti như là người đầu tiên được biết.
Quan trọng hơn hết Hồ Chí Minh đã cho Patti coi bản nháp của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của ông bằng tiếng Việt với những sửa chữa chằng chịt mà Pattti không đọc được và chỉ hiểu sơ sơ qua lời một thông ngôn.[15]  Vì chỉ nhằm mục tiêu lôi cuốn sự chú ý và cảm tình của người Mỹ, Hồ Chí Minh đã không đi xa hơn nữa và rất có thể ông cũng không hiểu rõ hơn hay cố tình không hiểu sự khác biệt trong quá trình giành độc lập của mười ba thuộc địa của người Mỹ vào cuối thế kỷ XVIII và của nước Việt Nam thời năm 1945.
Vì vậy ông đã áp dụng quan điểm của người Mỹ về quyền bình đẳng, quyền được sống tự do và mưu cầu hạnh phúc của mọi-người-như-là-những-cá-nhân-riêng-lẻ vào trường hợp chung của cả nước Việt Nam như một-quốc-gia-đòi-quyền-độc-lập, một cách gượng ép hay ít ra là suy luận theo quan điểm chủ quan của mình bằng lối loại suy với dụng ý riêng. Cũng vậy với những gì ông trích dẫn từ bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách Mạng Pháp.
Phần kế tiếp, Hồ Chí Minh lên án người Pháp và người Nhật, đồng thời ông kể công cho Việt Minh: “Trước ngày mồng 9 tháng 3, đã bao lần Việt minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật…”, sau đó “đã  giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà  giam Nhật và  bảo vệ  tính mạng và tài sản cho họ” và kết luận rằng “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt-nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”. 
Điều như người viết đã nói ở trên là không đúng sự thật. Sự thật là Chính Phủ Bảo Đại – Trần Trọng Kim đã lấy lại được toàn thể nước Việt Nam từ Bắc chí Nam, bao gồm luôn cả xứ Nam Ký từ trong tay người Nhật, trước khi người Nhật đầu hàng và Việt Minh đã cướp chính quyền từ trong tay của chính phủ Bảo Đại -Trần Trọng Kim trong những ngày 17 và 19 tháng 8 năm 1945 sau đó, sau khi Nhật đã đầu hàng, nói cách khác sau ngày 15 tháng 8 năm 1945.
Lý do là vì Việt Minh “Việt Minh chủ trương khác”, nói theo Phan Anh, Bộ Trưởng Thanh Niên trong Chính Phủ Trần Trọng Kim và sau này là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng trong Chính Phủ Liên Hiệp của Hồ Chí Minh[16]. Trong những đoạn này Hồ Chí Minh đã dùng các từ ngữ ta hay “dân ta” hay “đất nước ta”, nhưng mục đích không nhằm vào người Việt Nam mà vào người Pháp. Ông đã kể công với người Pháp dự trù cho việc họ trở lại sau này.
Phần cuối cùng của bản văn, từ “Bởi thế cho nên…” cho đến hết, lời văn cho người ta thấy Hồ Chí Minh không hướng về người Việt mà về cả thế giới. Trong phần này ông xưng là “chúng tôi, Lâm thời Chính phủ, đại biểu cho toàn dân Việt -nam “ để tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, kêu gọi các nước Đồng Minh công nhận quyền độc lập của dân Việt-nam…
Phần này Hồ Chí Minh thay vì nói về quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mọi – người – như – những – cá – nhân do Tạo Hóa ban cho, những quyền phải hiểu là tự nhiên ai cũng có, đã nói về quyền  hưởng tự do và độc lập của cả nước. Đây là một lập luận có tính cách cưỡng ép, hoàn toàn không đúng với tinh thần của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Người Mỹ và nhất là của bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách mạng Pháp mà danh xưng của nó đã nói lên một cách rõ ràng: Nhân Quyền và Dân Quyền, không thể hiểu sai được. Độc lập của một dân tộc không phải luôn luôn đồng nghĩa với tự do, dân quyền và nhân quyền của mỗi một cá nhân người dân như những thành phần của dân tộc ấy.
Không những thế, thay vì coi những quyền này là do Tạo Hóa ban cho, Hồ Chí Minh lại lý luận là vì dân tộc Việt Nam là “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc ấy phải được độc lập!”. Lý luận như vậy người ta phải hiểu, theo Hồ Chí Minh, rằng những dân tộc không gan góc chống lại những thế lực đè nén, áp bức mình và không gan góc đứng về phe Đồng Minh, chống phát-xít là không đáng được tự do, độc lập. Cũng vậy, với các quyền độc lập, tự do và mưu cầu hạnh phúc của con người do Thượng Đết ban cho như là những cá nhân trong xã hội. Chính vì vậy Luật Sư Trần thanh Hiệp, khi được Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn ngày 2 tháng 9 năm 2007, đã có lý khi ông gọi bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh này là “một bản tuyên ngôn phi nhân quyền”[17] dù cho là nó đã được chính tác giả của nó trích và soạn thảo theo tinh thần của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của người Mỹ và bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền  của người Pháp.
Nhưng dù nói thế này hay thế khác sự kiện này đã phản ảnh chủ trương giai đoạn, khôn phải là mục tiêu cuối cùng của những người Cộng Sản Việt Nam mà Hồ Chí Minh ở đây là một trường hợp điển hình.
Về thời gian soạn thảo, nhiều người cho rằng Hồ Chí Minh chỉ có ít ngày sau khi ông từ chiến khu của Việt Minh về Hà Nội, trong khi ông còn phải bận rộn với nhiều vấn đề cấp bách khác.  Điều này không đúng vì trước đó từ lâu, như đã nói ở trên, khi tiếp xúc với một sĩ quan người Mỹ, ông nhờ người này kiếm cho ông một bản Tuyên Ngôn Độc Lập của người Mỹ rồi.[18] 
Nói cách khác, Hồ Chí Minh đã nghĩ tới và đã thai nghén bản tuyên ngôn của ông từ lâu chứ không phải chỉ ít ngày trước ngày 2 tháng 9 năm 1945. Do đó những gì ông nói tới, những từ ngữ ông dùng đều được cân nhắc kỹ càng và đều có dụng ý riêng với những mục tiêu riêng mà chỉ sau này phải phân tích kỹ, đối chiếu kỹ và có thể sau này khi mọi việc liên hệ đã xảy ra rồi, người ta mới có thể hiểu được.
Điều đáng tiếc là khi thực thi những gì ông đã trích dẫn và đề cao trong bản tuyên ngôn của ông, Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông và sau này những người nối nghiệp ông trong Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ thực thi những gì ông đã suy rộng ra theo lối suy luận loại suy (độc lập của dân tộc) mà làm ngược lại những gì đích thực về nhân quyền và quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của từng cá nhân con người, theo đúng nguyên bản của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của người Mỹ và bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của ngưòi Pháp. Nói cách khác, Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông trong đó có Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, cũng như hậu duệ của các ông, thay vì đi theo con đường tự do, dân chủ của các nhà lãnh đạo của cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ, trong đó có Washington, Jefferson, dựa theo đúng tinh thần của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của họ mà các ông đã trích dẫn phần mở đầu, đã theo con đường của Lê Nin, Xít Ta Lin và Mao Trạch Đông.

Hậu quả là 67 năm sau, Bà Hillary Clinton, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, khi đến thăm Việt Nam đã phải công khai nhắc người đồng nhiệm của Bà ở Việt Nam và luôn cả các ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng Chính Phủ và Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Người ta không hiểu là khi làm công việc nhắc nhở này, Bà Clinton có biết rằng 67 năm trước Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập của ông với phần trích dẫn về nhân quyền từ bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ hay không? Người viết tin là có.
Cũng vậy với Đại Sứ David Shear khi ông này tới thăm Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế và Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ ở Saigon. Nhưng dù có hay không, khi trích dẫn những tài liệu này, Hồ Chí Minh và từ đó Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã mắc một món nợ tinh thần với cả hai dân tộc Mỹ và Pháp và nhân ngày 2 tháng 9 năm 2012 này, những ai quan tâm đến vấn đề nhân quyền và dân quyền ở Việt Nam hiện tại, nhất là người Mỹ và người Pháp, nên nhắc nhở những người đang nắm vai trò lãnh đạo ở quốc gia này phải tôn trọng và thực thi những gì Hồ Chí Minh, người đã khai sáng nên chế độ của họ đã long trọng trích dẫn và tuyên đọc 67 năm trước, cần phải “thật thà”[19] coi trọng những lý tưởng mà chính vị “Cha Già” của họ đã viện dẫn từ hai bàn Tuyên Ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và Tuyên Nhân Quyền và Dân Quyền của Pháp, coi như một hình thức trả nợ mà bình thường mọi người đều phải làm nếu không muốn mang tiếng là lừa đảo.                                         
TS Phạm Cao Dương

[1] Dương Trung Quốc, Việt Nam: Những Sự Kiện Lịch Sử (1919-1945). Hà Nội: Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2002, tr. 288.
[2] Lệ Thần Trần Trọng Kim, Một Cơn Gió Bụi (Kiến Văn Lục). Saigon: Nhà Xuất Bản Vinh Sơn, 1969, tr. 49.
[3]   -nt- , tr. 51.
[4] Dương Trung Quốc, Việt Nam,,,, đã dẫn, tr.388; Nguyễn Vỹ. Tuấn, Chàng Trai Nước Việt (Chứng Tích Thòi Đại Từ 1900 đến 1970), Quyển II. Saiggon: ?, 1970. Fort Smth, AR tái bản tại Hoa Kỳ, ?, tr. 512.
S. M. Bao Dai, Le Dragon d’Annam. Paris: Plon, 1990. tr. ; Cameron, Alan W. Vietnam Crisis.A Documentary History, Vol. I, 1940-1956. Ithaca, NY: Cornell University Press, 1971, tr. 31-32; Hai bản tiếng Việt in trong tác phẩm của Dương Trung Quốc và tác phẩm của Nguyễn Vỹ hơi khác nhau về ngôn từ nhưng hoàn toàn giống nhau về nội dung. David G. Marr trongVietnam 1945, The Quest for Powe (Berkeley: University of California Press, 1995), trang 71 có nói tới bản tiếng Việt và tiếng Pháp ở văn khố Pháp và bản đăng trên tờ Dân Báo, ngày 12 tháng 3. Vũ Ngự Chiêu cũng nói tới tờ Tin Mới, nhưng nhất thời nguời viết bài này chưa đến được các nơi cần đến để tìm khiếm.
[5] S.M Bao Dai, Le Drafon d’Annam, tr. 104
[6] Taboulet, Georges, La geste francaise en Indochine, histoire par les extes de la France en Indochine des origins à 1914, tome II. Paris: Adrien-Maisonneuve, 1956, tr. 809-812; Phan Khoang, Việt Nam Pháp Thuộc Sử, 1884-1945. Saigon: ?, 1961, tái Bản ở Hoa Kỳ, tr. 322-328.
[7] S.M. Bao Dai, như trên.
[8] Phạm Khắc Hoè, Từ Triều Đình Huế Đến Chiến Khu Việt Bắc. Huế: Thuận Hóa, 1987, tr. 16.
[9] S.M. Bao Dai. Le Dragon d’Annnam…, tr. 103.
[10] Võ Nguyên Giáp. “Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên”, trong Tổng Tập Hồi Ký. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 2006, tr. 255.
[11] Phạm Khắc Hoè. Từ Triều Đình Huế…., tr. 76.
[12] Phùng Quán, Ba Phút Sự Thật.Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Văn Nghệ, 2006, tr. 114-115.
[13] Hồ Chí Minh.Tuyên Ngôn Độc Lập Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Sự Thật, 1976, tr. 13. Nguyễn Khánh Toàn và Lữ Huy Nguyên, Tổng Tập Văn Học Việt Nam, Tập 36. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 1980, tr. 812-823.
[14]   -nt- , tr. 134.
[15]  Patti, Archimedes L.A. Why Vietnam? Prelude to America’s Albatross. Berkeley; University of California Press, 1980, tr. 223.
[16] Thụy Khuê, Nói Chuyện Với Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trong Hiệp. CaliforniaVăn Nghệ, 2002, tr. 180-181.
[17] Trần Thanh Hiệp và Trương Giang. “Một Bản Tuyên Ngôn Phi Nhân Quyền”, trên Nhật Báo Người Việt, số 7940, ngày Thứ Hai, 3 tháng 9 năm 2007.
[18] Sĩ quan này là Trung Úy Dan Phelan, người đã nhảy dù xuống gặp Hồ Chí Minh trong chiến khu của ông này vào khoảng tháng 5 hay tháng 6 năm 1945. Xin xem: Fenn, Charles, Ho Chi Minh, A Bibliographical Introduction. New York: Scribner’s Sons, 1973, tr. 81-82; Duiker, William J. Ho Chi Minh. New York:Hyperion, 2000, tr. 301; Bartholomew-Feis, Dixee R The OSS and Ho Chi Minh, Unexpected Allies Against Japan. Lawrence, Kansas: University Press of Kansas, 2006, tr. 243-244; bản dịch tiếng Việt của Lương Lê Giang nhan đề OSS và Hồ Chí Minh, Đồng Minh Bất Ngờ Trong Cuộc Chiến Chống Phát Xít Nhật. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Thế Giới, 2007, tr. 367-368. Xin để ý: trong nhan đề tiếng Việt người dịch đã thêm hai chữ Phát Xít vào tên nước Nhật mà trong nhan đề nguyên thủy tiếng Anh không có.
[19] chữ Hồ Chí Minh thường dùng.
Tài liệu đọc thêm:
·        Nhân Văn giai Phẩm của Thụy Khuê phỏng vấn người tổ chức lễ 02/9/42 (Nguyễn Hữu Đang)
·        Dragon d'Annam của Hoàng Đế Bảo Đại

³


Phần trắc nghiệm:

1.      Nói rõ sự khác biệt giữa Dân tộc kỳ với Quốc Kỳ
2.      Tại sao cờ Đông Phương lại phải có NỀN, trong khi đó cờ Tây Phương thì lại không có NỀN? Nền là gì,
3.      Nói rõ những chặng đường phải vượt qua để trờ thành Quốc Ký, Quốc Ca.
4.      Nước Việt có mấy lá cờ Dân Tộc Kỳ?
5.      Nước Việt có mấy lá cờ Quốc Kỳ?
6.      Cờ đỏ sao vàng có phải là Quốc Kỳ không? Tại sao?
7.      Tại sao Quốc Kỳ nước Việt lại bắt buộc phải là nền VÀNG? Ý nghĩa của màu vàng này bắt nguồn từ đâu?
8.      Đế Kỳ khác với Quốc Kỳ ở điểm nào?
9.      Khi nào thì Đảng Kỳ biến thành Đế Kỳ?



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét