Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Bài số 2.03: Hiệp Định Đình Chiến GENEVE 20/7/54 nguyên nhân và hệ quả

Hiệp Định Đình Chiến GENEVE 20/7/54
nguyên nhân và hệ quả
Soạn giả Vũ Văn Việt
Brussel 27/11/2013
Lời mở đầu:
Mục đích bài này là cố gắng nói lên sự thật về lịch sử cận đại vừa qua để thế hệ trẻ, chủ nhân ông của đất nước sau này biết đường thoát hiểm, đưa dân tộc sánh vai cùng cộng đồng nhân loại. Đó là cái vốn cần phải có thì con đường thoát hiểm mới ít tổn thất.
Vì thế nên nguời soạn chỉ dựa theo những tài liệu xác thực của mọi phe phái mà suy luận ra những ẩn ý của cục diện để đừng rơi vào cái bẫy của kẻ muốn thống trị dân ta.
Ai cũng biết rõ là các chánh trị gia không bao giờ nói thật về hành động của mình, là vì thẳng ruột ngựa thì sẽ thất bại. Có thua thì cũng nói chữa là vì ta muốn nhân đức đó; từ xưa đến nay vẫn thế mà....Ấy thế mà lại chóng quên, cứ lấy sự hiểu biết của mình là đúng và đủ.
Tỷ dụ:
·         Khi tướng Đồ Thư của Tần Thủy Hoàng chết trận ở Hồ Nam do quân của Nhâm Ngao và Triệu Đà giết thì nói là chết vì bị bệnh nên buộc phải lui binh về, chứ không phải vì thua nên bỏ chạy (213BC)...Bộ không có tướng khác thay thế sao?
·         Khi quân của Lã Hậu (vợ Hán Cao Tổ) tấn đánh Hồ Nam (182BC) bị Triệu Đà đánh đại bại thì nói rằng thủy thổ không hợp nên kéo quân về....Vậy tại sao mụ lại nói là Hồ Nam thưộc đất nhà Hán?
·         Về quân Pháp trao trả độc lập cho Quốc Trưởng Bảo Đại thì cũng vậy: Nói là muốn rút quân nên ký hiệp định đình chiến với Việt Cộng. Họ thương dân Việt quá nhỉ!!!!

Vậy tại sao khi thành lập quân Đội Quốc Gia Việt Nam thì tướng De Lattre de Tassigny, Tổng Tư Lệnh quân Pháp ở Việt Nam, lại đọc diễn văn trong buổi mãn khóa (Juin 1951) của trường Chasseloup Laubat ở Saigon, sau đó báo chí đăng tùm lum, là các anh phải cầm súng để thay thế quân đội Pháp, không thể ỷ lại vào chúng tôi được. Ỷ lại là mất độc lập đó.......
Khôi hài nhất là ở ngay trong hội nghị Genéve, phe Quốc Gia đòi người Pháp trao trả độc lập và để chính mình đàm phán với phe Cộng Sản thì người Pháp lại le-te ký thay!
Trong khi Quân Đội Quốc Gia Việt Nam sẵn sàng thay thế quân Pháp thì chánh phủ Pháp không nói tới.... Ẩn ý chi đây? Coi hành động tiếp theo thì rõ.

Sự thực thì Pháp định tháu cáy, ký với Việt Cộng để hy vọng tái chiếm Việt Nam nên rút quân rồi đưa Bình xuyên lên...Nhưng không ngờ Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, do Pháp huấn luyện và Mỹ đài thọ đã uất vì Pháp phản bội nên đã tấn công lính Pháp ở ngay Thủ Đô Saigon và tiêu diệt Bình Xuyên nên Pháp không còn lý do gì để ở lại Việt Nam nữa....Đó là những bí ẩn của lịch sử cận đại chưa được bạch hóa vì thời gian còn quá gần.

Chúng ta phải đưa những ẩn khúc này ra ánh sáng thì mới hy vọng thoát hiểm được; tức là mỗi người phải có óc phán đoán nhạy cảm thì mới nhìn thấy sự thật và mưu mô của các phe phái. Nhất là thế hệ trẻ, chủ nhân ông tương lai của đất nước cần phải biết để tìm lối thóat cho chính mình. Do đó cung cấp tài liệu xác thực là điều cần thiết

Dưới đây là cái nhiền của soạn giả, tất nhien còn nhiều thiếu sót, nên rất mong sự đóng góp của những vị am tường để thế hệ trẻ không những không mất thì giờ tìm kiếm mà lại tranh bị được nhiều vốn đầu tư vào công tác: Đi tìm lối thoát hiểm.

Đây là ôn cố tri tân, thế hệ trẻ cần phải lắng nghe tất cả mọi ý kiến, rồi từ đó suy ra sự thật đã qua thì thấy ngay mưu mô của những kẻ gian manh muốn thống trị dân ta. Đó là số vốn cần thiết phải có thì mới tìm ra được đề án thoát hiểm cho chính mình và cho dân tộc của mình.
Mong lắm thay
Vũ Văn Việt

Bài này gồm 4 phần:
  1. Phần Giáo khoa (tóm lược điểm chánh của lịch sử cho dễ nhớ) gồm 2 tiểu mục
    1. Ôn cố
    2. Tri tân
  2. Phần Tham Luận (cùng nhau thảo luận để tìm ra những ẩn khúc trong hậu trường chánh trị của các phe phái).
  3. Phần Trau dồi kiến thức (nói chỗ đứng của dân Việt trong bối cảnh lịch sử lúc đó: Độc lập hay nô lệ?)
  4. Phần Thực Tập: Trả lời những câu hỏi để tự xét mình phải làm gì để cứu nguy dân tộc trong đó có tương lai của mình và của con cháu mình. Lời cha Lạc Long căn dặn: Toàn dân giữ nước chứ không phải Triều Đình giữ nước (coi giải mã huyền thoại 100 trứng, 100 con; bài học số 06 của năm ngoái)

Xét rằng: Khúc lịch sử này rất quan trọng vì chúng ta cần phải biết rõ các uẩn khúc để né tránh những thảm trạng Hán hóa đang đe dọa sự tiêu vong dân Việt, nên chúng tôi chia giai đoạn này làm 2 phần:
·         Phần 1 : Lãnh tụ Hồ Chí Minh và dân tộc Việt từ 1942 đến ngày 19/12/1946.
·         Phần 2 : Lãnh tụ Bảo Đại và dân tộc Việt từ Septembre 1947 đến 26/10/1956.
·         Bài kế tiếp: Lãnh tụ Ngô Đình Diệm và dân tộc Việt từ 26/10/1956 đến 02/11/1963.
³

Bài số 13:

Hệ Quả của Hiệp Đình Genève 20/7/1954:
Lãnh Tụ Bảo Đại và dân tộc Việt

Một vài điểm cần phải giải thích sao cho hợp lý thì mới nhìn thấy ẩn ý của các chánh trị gia cáo già.

GIẢI  PHÁP  BẢO  ĐẠI  CỨU  TINH  DÂN TỘC

Chẳng biết cái này của ai đẻ ra, nhưng chỉ thấy nói như sau:
  1. Đòi độc lập trên văn kiện chính thức để có mặt trên diễn đàn Chánh Trị Quốc Tế.
  2. Dùng sự hỗ trợ Quốc Tế để thành lập Quân Đội, thay thế Quân Pháp đang đánh nhau với Việt Minh trên toàn lãnh thổ nước Việt.
  3. Sau khi Quân Đội đủ sức đương đầu ới Việt Cộng thì chiêu hồi người dân và cán binh Việt Cộng về với chánh n,ghĩa Quốc Gia, cô lập Việt Cộng; sau đó mới tấn công tiêu diệt.

Đó là 3 bước trong lộ trình giành lại độc lập.
Nghe thì hấp dẫn, mượn đầu heo nấu cháo. Nhưng trong thực tế thì 3 bên đều thủ lmợi, ai khôn người đó thắng. Ba bên đó là:
  1. Mỹ bỏ tiền cho Pháp huấn luyện quân đội Quốc Gia Việt Nam nằm trong Liên hiệp Pháp và hy vọng sau cùng là sát nhập quân đội này vào quân đội Pháp để trở lại chánh sách Thực Dân....Đó là cái nhìn của tướng Charles de GAULLE, còn tướng DE LATTRE DE TASSIGNY thì khác hẳn: không nên già néo đứt giây.
  2. Còn Mỹ thì muốn hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương để ngăn chặn làn sóng đỏ dễ dàng, không bị ngáng cẳng. Do đó Mỹ mới, ra tay nghĩa hiệp thành lập Quốc Gia Việt Nam độc lập thì dễ chi phối hơn là làm ăn với Pháp....Nên nhớ là lúc đó Mỹ không biết gì về Việt Nam nên đã bị Nga phỗng tay trên do tay sai Hồ Chí Minh, khi biết thì sự đã rồi.
  3. Còn các nhân sỹ yêu nước thì cô đơn trong thế hoàn toàn yếu kém nên chấp nhận nhảy vòng chiến để may ra gỡ gạc được gì chăng. Nhìn lại thế nước lòng dân lúc đó thì: ại đa số toàn thể dân tộc đều không biết gì về chánh trị, mù chữ ai nói hay dở chi cũng đều không có óc phê phái, xa lánh chánh trị để lo kế mưu sinh ngày 2 bữa cũng chưa xong. Các chánh đảng thì không có kinh nghiệm chánh trị và cũng chẳng biết hỏi ai. Sau ngày 02/9/45, tất cả các đảng phái gom góp nhân tài lại thì chỉ được có mỗi cậu Đặng Vũ Trứ 24 tuổi là sinh viên y khoa năm chót biết nói tiếng Anh làm trưởng phái đoàn ra chiếm hạm gặp Tổng Tư Lệnh Hạm Đội thứ 7 của Mỹ ở ngoài khơi. Cậu Đặng Vũ Trứ là con trường ông bác sỹ Đặng Vũ Lạc có bệnh viện ở ga hàng Cỏ Hà-nội.
Đến nơi thì cậu có ngỏ lời nhờ Mỹ giúp cho Cố Vấn Chánh Trị.
Vị Tổng Tư Lệnh trả lời như sau: Chúng tôi biết cậu là ai mà giúp, chúng tôi đã giúp nhầm Hồ Chí Minh nên nay chẳng tin ai cả. nếu muốn thì cậu về nhờ cựu hoàng Bảo Đại đỡ đầu thì chúng tôi mới tin. Khi ra về thì vị Tổng Tư Lệnh khen mỉa một câu: Cậu là nhà ngoại giao trẻ nhất thế giới.

Câu chuyện đối thoại ở trên là chính cậu Đặng Vũ Trứ về kể lại với những người trong họ. Qua mẩu chuyện này thì chúng ta mới thấy:
·         Tại sao Tổng Thống DE GAULLE lại sát hại vua Duy Tân sau khi hội kiến thất bại. Trên đường về máy bay gãy cánh trên lãnh thổ thuộc quyền Paris quản trị, viên phi công nhảy dù thoát chết.... Lý do có lẽ là sợ ông này rơi vào tay người Mỹ, vì ông nói thẳng những gì ông nghĩ trong đầu là ghét chế độ Thực Dân.
·         Ông Bảo Đại bị làm vua từ lúc lên 9 tuổi, chỉ sơ hở một tý là mất mạng vì Thực Dân Pháp, vì người Nhật, vì Hồ Chí Minh. Ông thoát chết là vì ông khôn khéo, biết tài năng của mình tới đâu và hơn nữa là ông thương dân yêu nước, không màng chức vua. Ông ở thế cưỡi lưng cọp như Câu Tiễn nhưng lại không có Phạm Lãi bày mưu lập kế.
Đó là những điều chúng ta nên suy nghĩ để đừng nóng nước đỏ gọng, sôi hỏng bỏng không.

(“Đấu tố” chiến dịch diệt chủng trong Cải cách ruộng đất" sur YouTube

Bây giờ trở lại bài sử quan trọng này

 Phần Giáo Khoa

Kể từ ngày 25/8/45 nước Việt Nam là một ngôi nhà không có nóc, bị sâu xé bởi Thực Dân Pháp và tay sai của Đệ tam Quốc Tế Cộng Sản.
Sau đệ nhị thế chiến, tình hình chính trị thế giới thay đổi gồm 2 khối mạnh nhất là Tự Do đứng đầu là Mỹ và Cộng Sản đướng đấu là Nga.
Nga thừa thắng xông lên, Mỹ yếu dần nên mới có cuộc chạy đua vũ khí. Vũ khí tân kỳ được sáng chế thì phải có chiến trường làm nơi thử nghiệm để tránh sự xung đột ngay trên đất nước của mình. Do đó các ngòi xì hơi được dựng lên khi có dịp.
·         Phe Cộng Sản thì nói dưới chiêu bài độc lập dân tộc, chống áp bức bóc lột tư bản để gây chiến....Do đó mới có khẩu hiệu "Nghĩa vụ Quốc Tế" với chủ nghĩa tam vô để đi đến Đại ồng Thế Giới (Tam Vô là vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo);
·         Mỹ thì tự cho là có nhiệm vụ Bảo Vệ Tự Do cho Nhân Loại, giúp dân nhược tiểu để chống Cộng bảo vệ tự do của chính mình dưới hình thức viện trợ Mỹ Quốc. Lẽ dĩ nhiên là đủ mạnh để chống Cộng xâm lăng, nhưng chưa đủ sức để thoát khỏi Mỹ. Đó là lẽ thường, buôn chung thì ai khôn nấy hưởng.

Vấn đề chính là làm sao thoát ra khỏi thế trên đe dưới búa này đây?
²

Năm 1947 thế giới biến động, Trung Cộng đang thắng ở Hoa Lục, người Mỹ cần ngăn làn sóng đỏ ở biên giới Việt Trung mà người Pháp thì không giữ nổi; vì thế nên họ mới nghĩ đến giải pháp Bảo Đại là lối thoát cho họ.
Ø       Đây là cuộc buôn chung tay ba: Mỹ, Pháp và Việt
mỗi phe đều tìm cách lợi dụng, không ai nhường ai cả nên mới có ngày quốc Hận 30/4/1975

Các nhân sỹ đất Việt, khi trước còn do dự vì sợ mang tiếng là làm tay sai cho Tây, nhưng sau cực chẳng đã nên đã nhận lời rồi tùy cơ ứng biến sau, vì đằng nào cũng đã mất rồi; được thì ăn mà thua thì huề. Họ đặt quyền lợi Tổ Quốc lên trên danh dự cá nhân, đây là một điểm son của người Việt.
Các nhân sỹ tới tấp đến Hongkong để trình bày và yêu cầu Cựu Hoàng Hồi Loan để cùng toàn dân giành lại độc lập. Họ chỉ cần ưu thế chánh trị của Ngài trên chánh trường Quốc Tế, còn bên trong thì họ lo liệu hết.

Vì tình hình thế giới đã biến đồi nên ông Hồ Chí Minh đã phản ứng như sau:

* 16/7/47: ông Hồ lên đài phát thanh "Tiếng Nói Việt Nam" long-trọng tuyên bố tình-nguyện trở lại với nước Pháp và chỉ xin được làm vùng tự-trị mà thôi.

* 19/7/47: Cải-tổ Chánh-phủ, cho 16 người có xu-hướng Quốc-gia giữ các bộ không quan-trọng. Ký sắc lệnh cải danh Vệ Quốc Quân thành Quân Đội Quốc Gia Việt Nam để nhập-nhằng, nhưng thất bại nên đành quay về danh xưng Quân Đội Nhân Dân.

* Août 1947: Léon Blum (Cộng-đảng Pháp) lên tiếng chính thức đứng trung gian để dàn xếp. Trong khi đó phe Thực Dân thì quyết bảo vệ thuộc địa Đông Pháp
ô

Phản ứng của người Việt Quốc Gia:
* 18/9/47: Ông Bảo Đại chính thức bắn tiếng trên báo chí để thăm dò lòng dân:
    - Từ bỏ ngai vàng, xóa bỏ chế-độ Quân Chủ .
    - Sẵn-sàng trở lại vị-thế Lãnh-tụ tối cao với tư cách Quốc Trưởng để cùng toàn dân đòi lại chủ quyền.....

* 29/9/47: Hàng vạn đồng bào ở Saigon xuống đường biểu tình để yêu cầu Ngài Hồi Loan. Sau đó ông Lê Văn Hoạch từ-chức Thủ Tướng Chánh Phủ Nam-kỳ Tự Trị, đặt mình dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Đại. Chánh phủ này được thành lập để chống Tạm Ước Sơ Bộ 06/3/46 của Hồ Chí Minh ký với Thực Dân Pháp.

* 01/10/47: Tướng Nguyễn Văn Xuân lên thay-thế và cải danh thành:
                                 Chánh Phủ Lâm Thời Quốc Gia Việt Nam

Sau sự trắc-nghiệm này ông Bảo Đại mới chính-thức tuyên-bố:
                a)-     Vô hiệu hóa bản văn thoái-vị đọc trước công chúng ở Huế vào ngày 25/8/45.                         
b)-     Lấy lại quyền lãnh-đạo quốc-dân.
                c)-     Xóa bỏ thể-chế Quân-chủ.    
d)-    Thành lập thể-chế Dân Chủ với chế-độ Quốc-trưởng.

* 02/6/48: Sau khi trưng cầu dân ý về Quốc Kỳ và Quốc ca, chánh-phủ Lâm Thời Quốc Gia Việt Nam đệ trình Quốc Trưởng phê chuẩn để chánh thức hóa Quốc-kỳ và Quốc-ca.
  - Quốc-kỳ là lá cờ Quẻ Càn (hồi sinh của lá cờ Quẻ Ly), Quốc-ca là bài Tiếng gọi Công Dân.
  - Sách lược đấu tranh là:
Tiến trình 3 bước của Giải Pháp Bảo Đại được sự hưởng ứng của Pháp và Mỹ.
1)       Đòi độc lập và chủ quyền Quốc Gia trên giấy tờ để có tiếng nói trên diển đàn Quốc Tế.
2)       Dùng ngoại giao để xin Quốc Tế thành lập Quân Đội Việt nam trong mục đích thay thế Quân Đội Pháp, bảo vệ sự tự chủ.
3)       Dùng chánh sách chiêu hồi về với chánh nghĩa Quốc Gia để cô lập Việt Cộng trước khi dùng võ lực càn quét.

Thực thi:
* 05/6/48: Quốc-trưởng Bảo Đại tham dự buổi ký kết văn kiện độc lập (Hiệp Định Vịnh Hạ
Long) giữa chánh phủ Nguyễn Văn Xuân ký với Đại diện của Chánh-phủ Pháp.
Nơi ký trên chiến hạm của Pháp thả neo ở vịnh Hạ Long.
     1)- Nước Pháp long-trọng công-nhận nước Việt Nam Thống-nhất (Bắc, Trung, Nam)
           Độc-lập hoàn-toàn nhưng nằm trong Liên Hiệp Pháp. Coi thêm phần trau dồi kiến thức
     2)- Nước Pháp công-nhận ông Bảo Đại là Quốc-trưởng hợp pháp và duy-nhất của Quốc-
           gia Việt Nam, có đầy đủ tư thế để thương thảo với Pháp trên mọi vấn đề.

            Tiếp theo sau là:
       -  Cải danh Chánh Phủ Lâm Thời thành Chánh-phủ Quốc-gia Việt Nam.
       - Cải-tổ Chánh-phủ. Tướng Nguyễn Văn Xuân từ-chức, ông Trần Văn Hữu lên nắm chức-vụ Thủ-tướng dưới quyền chỉ đạo của Quốc-trưởng Bảo Đại.
         Lúc này ngôi nhà Việt Nam mới chính-thức có nóc là do công sức của thế hệ trẻ đương thời. Phải có lý tưởng và quyết tâm đặt quyền lợi Tổ quốc trên danh dự cá nhân thì mới vững tay chèo như thế.

* 15/7/51: Quốc-trưởng ký sắc-lệnh Tổng Động Viên Nhân lực và Tài Lực để bước sang giai-đoạn thứ 2 là thay-thế quân Pháp để tự mình bảo vệ lấy chủ quyền trên đất Việt.

Bất đồng chánh kiến giữa Mỹ và Pháp:
 Việt Cộng hưởng lợi, dân Việt chạy loạn!

Đến năm 1953/54 thì quân số lên tới 185.000 người, đủ sức thay thế quân-đội Pháp để đánh gục Việt-minh (Việt-cộng). Nếu Tàu kéo qua thì kêu thế giới tiếp cứu, lúc đó Mỹ sẽ nhào vô. Đó là chương-trình của Mỹ, nhưng Pháp không chịu.

* 20/11/53: Mỹ dụ Pháp đánh Điện Biên để chấm dứt chiến tranh, vì Pháp không chịu rút quân trao trả độc lập cho Việt Nam, trong khi quân đội Quốc Gia Việt Nam đã đủ khả năng chống lại Việt Cộng rồi.

Quân số của binh lực Pháp điều-động trong chiến trận này là 5% (năm phần trăm). Sở-dĩ Điện Biện quan-trọng là vì mất Điện Biên thì mất luôn đường tiếp-vận, quân Việt-cộng trong Trung và Nam sẽ tan hàng rã đám vì đói.
Đồng bằng Bắc Việt thì nằm trong tay Quân-đội Quốc-gia và Quân-đội Pháp.
Trung Việt và Nam Việt thì chánh quyền Quốc-gia đã tạm ổn-định.

Theo kế-hoạch này thì Mỹ lo vấn-đề tiếp vận, và chỉ can-thiệp bằng không lực khi quân Tàu kéo qua mà Pháp chống không nổi.
Mục đích là tụ quân Việt Cộng lại rồi thả bom dây để tiêu diệt, nên quân Pháp phải thủ cho chặt ở lòng chảo Điện Biên; để ngỏ các cao điểm đặng còn dụ quân Việt Cộng đến tụ quân.
Quân số của Pháp chỉ có 14.000 người. Chết trận 4.000 người, bị bắt 10.000 người. Khi được thả theo hiệp-định GENEVE (Septembre 1954) chỉ còn có 3.000 người thôi.

* Mars 1954, Mỹ kiếm cớ bỏ rơi và yêu cầu Pháp rút quân khỏi Việt Nam, trao lại cho Quân-đội Quốc-gia Việt Nam tất cả các căn-cứ của mình. Nhưng Pháp không chịu và trả đũa.

* Avril 1954: Hội-nghị Quốc-tế nhóm họp ở Genève vào ngày 26 Avril 1954 để giải quyết vấn-đề Bá-linh và Đại-hàn (Bàn Môn Điếm) là 2 nơi căng thẳng có thể đưa đến chiến-tranh nguyên-tử. Pháp đòi đưa vấn-đề Việt Nam vào chương-trình nghị-nhị sự, Mỹ không chịu.
Vì Điện Biên thất thủ nên Mỹ bắt buộc phải chấp nhận, và đưa vấn đề Đông Dương vào ngày đầu của chương trình nghị sự.

* 07/5/54 Điện Biện thất-thủ, tướng DE CASTRIE đầu hàng. Lúc này Anh, Nga và Tàu ép Mỹ phải để Việt Nam vào chương-trình nghị-sự nên Mỹ bắt buộc phải đồng ý.

Quốc-trưởng Bảo Đại từ chối không phó hội với lý-do: Không ngồi chung với loạn-tặc Việt-cộng. Hơn nữa Pháp đã công nhận Bảo Đại là đại-diện Duy-nhất và Chánh-thức của Quốc-gia (ETAT) Việt Nam.

Pháp trả đũa: Đe-dọa không đi thì Pháp thay mặt ký một mình. Cực chẳng đã, ông Nguyễn Quốc Định, sau cùng được thay thế bằng ông Trần Văn Đỗ do Thủ Tướng Ngô Đình Diệm chỉ định làm trưởng phái-đoàn để bảo-quyền lợi có thể bảo-vệ được ở chính-trường Quốc-tế.

·         8/5/54 Thổng-thống BIDAULT, với tư cách trung gian, đưa để-nghị giải-quyết tranh-chấp.
·         10/5/54 Phạm Văn Đồng (Việt-cộng), với tư cách kháng-chiến đưa đề nghị chặt đôi nước Việt, mỗi anh một nửa.   
·         12/5/54 Ông Nguyễn Quốc Định lên diễn đàn tố-cáo tội ác và manh tâm làm nô-lệ cho khối Cộng của Hồ Chí Minh và đảng Việt-cộng để gây loạn cho cả thế-giới. Ông cực-lực chống đối manh tâm chia cắt đất nước, dù là tạm thời hay bất cứ dưới hình thức nào. Ông cương quyết bảo-vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ-quyền của dân Việt trên nước Việt.
·         Điều đáng lưu ý là: Hội Nghị chính thức công nhận đây là cuộc nội chiến giữa Việt Cộng và Quốc Gia. Ấy thế mà đương sự không được góp ý, kể cả phe tự nhận là Kháng Chiến chống Ngụy Quyền Bảo Đại! Phe Kháng chiến thì ký theo lệnh của Nga và Tàu, phe Ngụy thì nhất định không ký.

·         07/7/54: Để đối phó với tình-hình, Quốc-trưởng trao toàn quyền về hành-chánh cũng như quân sự cho Thủ Tướng Ngô Đình Điệm để khi có dịp thì trưng cầu dân ý chuyển sang chế-độ dân chủ. Có thế thì mới đủ sức chống-chọi với tình thế.
·         20/7/54 Hiệp-định ra đời với sự đồng thuận của Hồ Chí Minh và Thực Dân Pháp dưới sự làm chứng của các nước phó hội: Chặt đôi nước Việt, lấy sông bến-hải làm lằn ranh. Việt-cộng Quản-trị miền Bắc; Quân Pháp Quản-trị miền Nam. Quân Đội Quốc Gia Việt Nam không thấy nói đến.
·         Quốc-gia Việt Nam (Bảo Đại) không ký vào bản văn này. Mỹ cũng không ký.

Sau đó là một triệu người Bắc di cư vô Nam để nói lên tinh-thần quyết tâm diệt Cộng của mình. Họ bỏ phiếu bằng chân (lời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu). Trong lúc đó ông Hoàng Cơ Bình và ông Trần Trung Dung tổ-chức lực-lượng Bảo-vệ Thủ Đô Hà Nội, nhưng không thành nên phải rút vô Nam.
²

29/4/55: Ngày trọng đại thay đổi toàn diện tình hình.
Thủ-tướng Ngô Đình Diệm triệu tập hội-nghị Diên Hồng trong Dinh để lấy quyết định về công-văn triệu hồi của Quốc-trưởng Bảo Đại.

Lúc khai hội thì ông Diệm nói lý do về việc triệu tập hội-nghị này. Sau đó, để hội nghị có thể thảo-luận với tính-cách vô tư của cuộc trưng cầu dân ý, các "nghị viên" đề-nghị ông Diệm nên vắng mặt. Ông Diệm rút lui.

Khi bắt đầu thảo-luận thì Luật-sư Hoàng Cơ Thụy đề-nghị nên thảo-luận về tính cách Quốc-Trưởng của ông Bảo Đại trước rồi hãy nói đến công-văn triệu-hồi sau. Lúc đầu còn từ-tốn, sau đó là loạn. Ảnh Bảo Đại bị kéo xuống và liệng ra vườn với những câu hò-hét căm-thù, đả-đảo, truất-phế, mặt lợn.... Ông Diệm hoảng vía nhưng không dám cản.

Đến chiều cũng ra được quyết định, nhưng chưa thành văn-bản. Các ông nghị giải-tán và hẹn nhau sáng hôm sau (30/4/55) sẽ tuyên bố trước công chúng ở tòa Đô-chánh.

** 30/4/55: Khoảng 10 giờ sáng, trước tòa Đô-chính của Thủ-đô Saigon, Hội-đồng Nhân Dân Cách-mạng (mới thành lập hôm qua, và sau đó giải tán) long-trọng đọc Quyết Định (chứ không phải yêu sách) trước đồng bào, đủ mọi thành phần, tề tựu đông đủ để nghe biến động lịch sử.  
      
Hội-đồng Nhân Dân Cách-mạng quyết-định:
         - Truất-phế Bảo Đại (vì không xứng đáng làm Quốc Trưởng).
         - Giải-tán Chánh-phủ Ngô Đình Diệm do Bảo Đại thành lập.
         - Ủy-thác Chí Sĩ Ngô Đình Diệm đứng ra thành lập Chánh-phủ để lãnh đạo quốc dân.
    
Sau đó phái đoàn kéo nhau vào dinh Thủ Tướng Ngô Đình Diệm để thông-báo quyết-định này (khoảng giữa trưa). Khi vào thì đụng ngay Tướng Vỹ (tổng tư lệnh Ngự Lâm Quân đóng ở Đà Lạt là đất của nhà vua: Hoàng Triều Cương Thổ).
Ông Nhị Lang (phe tướng Trịnh Minh Thế) rút ngay súng lục ra định bắn vì nghĩ là Tướng Vỹ vào dinh để đòi quyền lãnh-đạo theo công-văn của Bảo Đại. Ông Diệm lật đật chạy đến ôm ông Vỹ và xin mọi người đừng nóng. Cuối cùng mọi việc đều được ông Diệm dàn xếp yên lành. Tướng Vỹ ra về thong-thả.

** Nhờ quyết-định này cộng với tinh-thần bất khuất của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam cũng như của dân, người Mỹ quyết-định ủng hộ ông Diệm hết mình chứ không còn do dự như trước nữa.
** Người Pháp bắt ông Bảo Đại triệu hồi thủ tướng Ngô Đình Diệm không được, nên tính dùng quân Bình Xuyên làm đảo chánh để quay lại chế độ Thực Dân như trước.
Không ngờ quân dân đồng lòng, Thủ Tướng anh minh nên đã đánh tan quân Bình Xuyên trong vòng một tuần lễ mà quân Pháp phải án binh bất động.....Vì quân đội Quốc Gia Việt Nam đã uất lên đến tận cổ khi nước Pháp ký hiệp định Genève với Việt Cộng, nên sẵn sàng gây sự để tấn công đồn lính Pháp. Trong suốt thời gian đánh nhau với Bình Xuyên, Quân Pháp được lệnh cấm trại 100%, kiều dân Pháp không dám ra đường.

Mất hậu thuẫn Bình Xuyên nên nước Pháp bắt buộc phải trao trả độc lập trọn vẹn cho ta, rút quân về nước; và Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã ra khỏi khối Liên Hiệp Pháp.

Nói rằng bất chiến tự nhiên thành, không mất một viên đạn mốt giọt máu là không đúng.
Vì nếu Bình Xuyên thắng thế thì ta nô lệ Pháp như xưa.
Đánh Bình Xuyên cũng tổn thất chứ: Điển hình là Tướng Trịnh Minh Thế hy sinh giữa trận tuyến vì bị Pháp bắn sẻ. Quân Đội Quốc Gia cũng đổ máu chứ.

Nói chung là nhờ sự kết hợp giữa tài chỉ huy của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm cùng người em là ông Ngô Đình Nhu, phối hợp với sự thiện chiến của anh em quân nhân do Pháp huấn luyện và do Mỹ tài trợ, cùng sự cộng tác của đoàn quân Trịnh Minh Thế và khí thế chống Cộng đả Thực của người dân; nhất là đồng bào di cư.

Ngoài ra cũng phải kể công đức của ông Bảo Đại trong khi bị Pháp quản thúc; nếu không khéo xử thì mất đầu như vua Duy Tân.
Ø     Cuối năm 1954 Tướng Không Quân Nguyễn Văn Hinh qua Pháp xin đảo chánh thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Quốc trưởng không cho và cầm chân Tướng Hinh ở lại Pháp.
Ø     Ngày 30/4/55 Tướng Vỹ, Tư Lệnh Ngự Lâm Quân đóng ở Đà Lạt xin Ngài cho Đảo Chánh vì các Tướng trong Quân Đội quốc Gia Việt Nam về phe Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Quốc Trưởng gọi về Pháp để hội ý, sau đó bãi nhiệm và giải tán lính Ngự Lâm Quân.
Ø     Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý để xem có muốn truất phế Hoàng Đế Bảo Đại hay không? thì Ngài im tiếng để muốn làm gì thì làm.
Ø     Sau khi bị truất phế thì Ngài vẫn cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng như người kế vị là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mượn miễn phí tòa nhà (immeuble) ở 89 Avenue de Villiers Quận 17 ở Paris làm văn phòng tùy Viên Quân Sự;

Sự thể như sau: Sau khi ký hiệp định vịnh Hạ Long (5 juin 1948) thì Quốc Gia Việt Nam phải đặt tòa Đại Sứ ở Paris, nhưng nước nghèo nên không có tiền thuê nhà. Do đó Ngài cho mượn (miễn phí) tòa nhà đó.
Sau đó, dành dụm mua được tòa nhà ở 45Bis cùng phố là tài sản của dân tộc. Đến khi mất nước ngày 30/4/75 thì Việt Cộng đòi căn nhà tùy viên quân sự ở mang số 89 cùng phố; nhưng Ngài lên tiếng là nhà của Ngài nên chúng không lấy được (có thể kiểm tra bằng nhật baá FIGARO vào thời điểm đó

Vậy thì Việt Cộng nói là:
  1. Ngài nghèo đói nên phải lang thang ở Hương Cảng là không đúng. Có lẽ Ngài là người tù giam lỏng nếu về Pháp nên Ngài ở lại Hương Cảng chi tiêu tốn hơn là về Pháp, ở đó Hoàng Hậu Nam Phương cũng có tài sản kếch sù vậy.
  2. Nói là ông Ngô Đình Diệm ăn cháo đá bát, trước khi xin chức Thủ Tướng thì có quỳ lạy Hoàng Đế, nay lại trở mặt là: Việt Cộng nói theo trí tưởng tượng đó thôi.
Vì ngay khi về nhậm chức thì sắc lệnh đầu tiên là Ngài tuyên bố: Trẫm không phải là Thiên Tử nên bãi bỏ tục lệ lạy vua mất nhân vị. Bãi bỏ luôn tục lệ tuyển Cung Phi, phong ngay chức Hoàng Hậu cho bà vợ theo đạo Thiên Chúa, chối bỏ miếu đường, vi phạm cấm điều của Minh Mạng là:Tứ bất lập (không lập Trạng Nguyên, không lấy Tể Tướng, không lập Hoàng Hậu, không lập Thái Tử. Đây là tinh thần cởi mở rất đáng khen của một vị vua biết khả năng của mình.
Nên nhớ là Ngài bị Pháp bắt làm vua từ năm lên 9 tuổi, đưa qua Pháp để huấn luyện làm vua gật đầu, mà hành xử được như vậy là giỏi lắm rồi.
  1. Trong cuốn Dragon d'Annam thì Ngài có nói là chính Ngài yêu cầu ông Diệm lật đổ chế độ Quốc Trưởng để dễ bề thống nhất lòng dân thì mới chống nổi Cộng Sản Quốc Tế, Ngài đâu có ham chức Vua trong khi Ngài không đủ khả năng làm vua.
Vì thế bên ngoài thì làm rùm beng, chửi rủa thả dàn để Ngài đỡ bị Tây ép buộc, bên trong thì vẫn kính nể nhau: Tài sản của Hoàng Tộc vẫn được bảo vệ, sinh mạng chẳng ai bị đe dọa. Cần giúp đỡ thì Ngài vẫn cho mượn tòa nhà tùy viên quân sự như xưa; Tây Mỹ không ai bị mất mặt cả.

Thiết nghĩ một vị vua bù nhìn mà hành xử khôn khéo như vậy thì thật là đáng phục, nhất là lại không ai cố vấn cả, xung quanh đều một lũ nịnh thần phục Tây.

Sau khi lấy lại chủ quyền thì Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tổ chức cuộc trưng cầu dân ý, mà chỉ có một tiếng nói, nạn nhân không lên tiếng. Nếu có lăng nhục thì đó chỉ là một kế để Ngài yên thân mà không bị người Pháp hay vợ con quấy rầy. Đặt mình vào trường hợp này như cá nằm chốc thớt thì ta có thể làm gì hơn được không? Hớ hênh một chút là mất mạng như chơi.







Tham Luận
Hệ quả của hiệp định Genève 20/7/1954

Kể từ ngày 25/8/45 nước Việt Nam là một ngôi nhà không có nóc, bị sâu xé bởi Thực Dân Pháp và tay sai của Đệ tam Quốc Tế Cộng Sản.
Sau đệ nhị thế chiến, tình hình chính trị thế giới thay đổi gồm 2 khối mạnh nhất là Tự Do đứng đầu là Mỹ và Cộng Sản đướng đấu là Nga.
Nga thừa thắng xông lên, Mỹ yếu dần nên mới có cuộc chạy đua vũ khí. Vũ khí tân kỳ được sáng chế thì phải có chiến trường làm nơi thử nghiệm để tránh sự xung đột ngay trên đất nước của mình. Do đó các ngòi xì hơi được dựng lên khi có dịp.
·         Phe Cộng Sản thì nói dưới chiêu bài độc lập dân tộc, chống áp bức bóc lột tư bản để gây chiến....Do đó mới có khẩu hiệu "Nghĩa vụ Quốc Tế" với chủ nghĩa tam vô để đi đến Đại ồng Thế Giới (Tam Vô là vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo);
·         Mỹ thì tự cho là có nhiệm vụ Bảo Vệ Tự Do cho Nhân Loại, giúp dân nhược tiểu để chống Cộng bảo vệ tự do của chính mình dưới hình thức viện trợ Mỹ Quốc. Lẽ dĩ nhiên là đủ mạnh để chống Cộng xâm lăng, nhưng chưa đủ sức để thoát khỏi Mỹ. Đó là lẽ thường, buôn chung thì ai khôn nấy hưởng.

Vấn đề chính là làm sao thoát ra khỏi thế trên đe dưới búa này đây? Nhìn ngay vấn nạn Hán hóa ngày nay thì rõ; đừng hy vọng ở Mỹ đánh Tàu cho ta. Muốn đẻ ra lối thoát thì phải thấu triệt khúc lịch sử này nó đang sắp sửa tái diễn. người dân không lo việc nước của mình thì nô lệ là đúng rồi.
Có làm thì mới có ăn,
Không dưng ai dễ đem phần đến cho.

Vào năm 1947 thế giới biến động, Trung Cộng đang thắng ở Hoa Lục, người Mỹ cần ngăn làn sóng đỏ ở biên giới Việt Trung mà người Pháp thì không giữ nổi. Mặc dù vẫn biết là thua nhưng thói tham cố đấm ăn sôi nên Pháp cứ cù nhây đi vay chiến phí của Mỹ để bám chặt lấy Việt Nam; vì thế nên họ mới nghĩ đến giải pháp Bảo Đại là lối thoát cho họ.

Các nhân sỹ đất Việt, khi trước còn do dự vì sợ mang tiếng là làm tay sai cho Tây, nhưng sau cực chẳng đã nên đã nhận lời rồi tùy cơ ứng biến sau, vì đằng nào cũng mất rồi; được thì ăn mà thua thì huề. Họ đặt quyền lợi Tổ Quốc lên trên danh dự cá nhân, đây là moôt điểm son của người Việt; vì cố chấp nên nhiều người thiện cận đã phiền trách vì không tiếp cận với thế giới bên ngoài để nhìn thấy những thay đổi kinh hoàng.

Các nhân sỹ đến Hongkong để trình bày và yêu cầu Cựu Hoàng Hồi Loan để cùng toàn dân giành lại độc lập. Họ chỉ cần ưu thế chánh trị của Ngài trên chánh trường Quốc Tế, còn bên trong thì họ lo liệu hết. Tại sao Ngài lại ở Hongkong mà không qua Pháp để yên vui cuộc đời thì chúng ta sẽ bàn sau.
²
Vì tình hình thế giới đã biến đồi nên ông Hồ Chí Minh đã phản ứng như sau:

* 16/7/47: Hồ Chí Minh đã lên đài phát thanh "Tiếng Nói Việt Nam" long-trọng tuyên bố tình-nguyện trở lại với nước Pháp và chỉ xin được làm vùng tự-trị mà thôi.

* 19/7/47: Cải-tổ Chánh-phủ, cho 16 người có xu-hướng Quốc-gia giữ các bộ không quan-trọng. Ký sắc lệnh cải danh Vệ Quốc Quân thành Quân Đội Quốc Gia Việt Nam để nhập-nhằng (chứ không phải là Quân Đội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đâu).

* Août 1947: Léon Blum (Cộng-đảng Pháp) lên tiếng chính thức đứng trung gian để dàn xếp.
²

Phản ứng của các nhân sỹ người Việt
Nhận thấy tình hình quốc-tế thay đổi, những người Quốc-gia trong cũng như ngoài nước đến Hương Cảng (Hongkong) yêu-cầu ông Bảo Đại trở lại vị-thế lãnh-đạo tối cao để anh em còn có chỗ nương tựa như đã nói ở trên.

* 18/9/47: Ông Bảo Đại chính thức bắn tiếng trên báo chí để thăm dò lòng dân:
    - Từ bỏ ngai vàng, xóa bỏ chế-độ Quân Chủ (Việt-cộng xuyên-tạc điểm này).
    - Sẵn-sàng trở lại vị-thế Lãnh-tụ tối cao với tư cách Quốc Trưởng để cùng toàn dân đòi lại chủ quyền.....Như vậy thì nhà Nguyễn chấm dứt ở đây, không có chuyện Thái Tử Bảo Long lên ngôi dù người Pháp muốn đưa Thái Tử lên ngôi bù nhìn để giật giây cho dễ.

Đáp ứng lời tuyên bố này đồng bào Nam-kỳ đã xuống đường biểu tình rầm-rộ để hoan-nghênh sự trở lại của ông Bảo Đại (coi ảnh đính kèm).

* 29/9/47: Để hưởng ứng lời tuyên bố này, bằng hành-động cụ thể vì nước đấu-tranh, ông Lê Văn Hoạch từ-chức Thủ Tướng Chánh Phủ Nam-kỳ Tự Trị. Chánh-phủ này được thành-lập ngay sau khi Hồ Chí Minh bắt tay với Pháp để cắt cổ dân Việt. Họ Hồ đã công-nhận Nam-kỳ là đất của Pháp, vậy tự-trị ở đây là tách ra khỏi nước Pháp chứ không phải là tách ra khỏi nước Việt. Hành-động từ-chức của Thủ Tướng Lê Văn Hoạch đã nói lên điểm này. Nhưng Thực-dân và Cộng-sản tìm cách bóp méo, xuyên-tạc nói rằng Nam-kỳ không thích Bắc-kỳ... vân vân..... .
Ở ngoài Bắc 18 làng Bùi-chu Phát-diệm đã tự lập thành-trì chống Việt-cộng ngay từ ngày 19.8.45 cho tới lúc di-cư vô Nam (tháng 7 năm 1954). Vì nhỏ và yếu nên chưa lập được Chánh-phủ Tự-trị để chống lại hành-động bán nước buôn dân của Việt-cộng nên ít người biết đến, và đôi khi còn hiểu nhầm nữa. trong suốt thời gian kháng chiến Việt Minh không thể nào xâm nhập được vào 18 làng đạo ở Phát Diệm và Bùi Chu
Ở trong Nam cũng vậy, Việt Minh không thể xâm nhập vào vùng Giáo Phái Cao Đài, Hòa Hảo.

* 01/10/47: Tướng Nguyễn Văn Xuân lên thay-thế và cải danh thành:
                                 Chánh Phủ Lâm Thời Quốc Gia Việt Nam
và bổ nhiệm ông Trần Văn Hữu làm Phó Thủ-tướng. Lúc này Quốc-gia như rắn không đầu, chưa có Quốc-trưởng nên mới có chữ Lâm-thời. Danh từ Quốc-gia bắt đầu xuất hiện từ đây.

Sau sự trắc-nghiệm này ông Bảo Đại mới chính-thức tuyên-bố:
         a)-      Vô hiệu hóa bản văn thoái-vị đọc trước công chúng ở Huế vào ngày 25/8/45.
                   Lý Do: Hồ Chí Minh phản-bội, không tổ-chức trưng-cầu dân ý như đã cam-kết.
         b)-     Lấy lại quyền lãnh-đạo quốc-dân.
         c)-     Xóa bỏ thể-chế Quân-chủ.
         d)-     Thành lập thể-chế Dân Chủ với chế-độ Quốc-trưởng.

* 02/6/48: Chánh-phủ Lâm Thời Quốc Gia Việt Nam ký sắc lệnh để chánh thức hóa Quốc-kỳ và Quốc-ca cùng Giải-pháp Bảo Đại để làm kim chỉ Nam cho công cuộc giành độc-lập. Quốc-kỳ là lá cờ Quẻ Càn (hồi sinh của lá cờ Quẻ Ly), Quốc-ca là bài Tiếng gọi Công Dân.

Bài tiếng gọi Công Dân lấy lời của bài Tiếng gọi Thanh Niên (avril 1945), chỉ thay có mỗi câu đầu cho phù hợp với hoàn cảnh chánh tri thành
Này Công Dân ơi! đứng lên đáp lời sông núi
thay cho câu Này Thanh Niên ơi! Quốc Gia đến ngày Giải Phóng, câu này phù hợp cho thời điểm 09/3/45 Nhật đảo chánh Tây giải phóng cho ta

Này Công Dân ơi! đứng lên đáp lời sông núi
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai quốc dân cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy.
Toàn công dân ta cố rèn tâm trí:
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi,
Vang tiếng người nước nam cho đến muôn đời.

Công dân ơi! mau hiến thân dưới cờ.
Công dân ơi! mau làm cho cõi bờ:
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống,
Xứng danh nghìn năm dòng giống Lạc Hồng.

* 05/6/48: Lẽ dĩ-nhiên là có sự can-thiệp ngầm của Mỹ, cuộc đời không ngon lành đâu.
Quốc-trưởng Bảo Đại tham dự buổi ký kết văn kiện độc lập giữ chánh phủ Nguyễn Văn Xuân ký với Đại diện của Chánh-phủ Pháp Hiệp Định Vịnh Hạ Long (coi ảnh đính kèm). Ký trên chiến hạm của Pháp thả neo ở vịnh Hạ Long. Ta chưa có đất, chưa có dân nên phải ký trên chiến hạm của người; nhưng không sao miễn thành công là được. Hiệp-định này nói:
     1)- Nước Pháp long-trọng công-nhận nước Việt Nam Thống-nhất (Bắc, Trung, Nam)
           Độc-lập hoàn-toàn nhưng nằm trong Liên Hiệp Pháp. Coi thêm phần trau dồi kiến thức
     2)- Nước Pháp công-nhận ông Bảo Đại là Quốc-trưởng hợp pháp và duy-nhất của Quốc-
           gia Việt Nam, có đầy đủ tư thế để thương thảo với Pháp trên mọi vấn đề.

* Đây là một sự thất-bại chua cay của Việt-cộng trên chính-trường Quốc-tế. Cờ Quẻ Càn tung bay trên khắp các kỳ-đài Quốc-tế; trong khi đó không ai biết cờ đỏ sao vàng là gì cả.

            Tiếp theo ngay sau đó là:
       -  Cải danh Chánh Phủ Lâm Thời thành Chánh-phủ Quốc-gia Việt Nam.
       - Cải-tổ Chánh-phủ. Tướng Nguyễn Văn Xuân từ-chức, ông Trần Văn Hữu lên nắm chức-vụ Thủ-tướng dưới quyền chỉ đạo của Quốc-trưởng Bảo Đại.
         Lúc này ngôi nhà Việt Nam mới chính-thức có nóc là do công sức của thế hệ trẻ đương thời. Phải có Thiết Tâm Can mới vững tay chèo như thế. Ấy thế mà Việt-cộng vu-vạ là Tay Sai của Thực Dân Pháp. Trong khi chúng ký văn tự bán đất cho Tây thì tự ca-tụng là ái-quốc. Thiết nghĩ điểm này cần phải cho thế-hệ hậu sinh biết rõ.

      * 15/7/51: Quốc-trưởng ký sắc-lệnh Tổng Động Viên Nhân lực và Tài Lực để bước sang giai-đoạn thứ 2 là thay-thế quân Pháp để tự mình bảo vệ lấy chủ quyền trên đất Việt. Trước đó chánh-phủ lâm-thời đã có quân nhưng dưới dạng dân-vệ hay địa phương quân, ngoài ra còn các lực-lượng võ-trang tự phát ở khắp nơi như lực-lượng Bùi-chu Phát-diệm. Nay kết-hợp lại thành một lực-lượng võ trang mang tên:

Quân Đội Quốc Gia Việt Nam
Hành động này không cho phép chúng ta được nói rằng thế-hệ đàn anh không có tinh-thần kết-hợp để bào-chữa cho hành-động buông xuôi của mình.
Lẽ dĩ-nhiên là PARIS không muốn, vì đoàn quân này sẽ tống cổ chúng ra khỏi nước Việt. Vì chẳng đặng đừng nên phải nhận tiền của Mỹ để huấn luyện đoàn quân này. Kinh-phí chi cho huấn-luyện thì Pháp lấy 50% để bù đắp cho kinh-tế lỗ-lã ở Paris. 50% còn lại dùng để chi-phí cho huấn-luyện viên.

Bất đồng chánh kiến giữa Mỹ và Pháp:
Việt Cộng hưởng lợi, dân Việt chạy loạn!

Đến năm 1953/54 thì quân số lên tới 185.000 người, đủ sức thay thế quân-đội Pháp để đánh gục Việt-minh (Việt-cộng). Nếu Tàu kéo qua thì kêu thế giới tiếp cứu, lúc đó Mỹ sẽ nhào vô. Đó là chương-trình của Mỹ, nhưng Pháp không chịu.

 * 20/11/53: Mỹ dụ Pháp đánh Điện Biên để chấm dứt chiến tranh, vì Pháp không chịu rút quân trao trả độc lập cho Việt Nam, trong khi quân đội Quốc Gia Việt Nam đã đủ khả năng chống lại Việt Cộng rồi.
Bằng cớ là chính đoàn quân này đã đánh tan quân Bình Xuyên do Pháp lãnh đạo và sẵn sàng nhả súng vào quân Pháp vào ngày 29/4/56 tại Saigon; vì thế nên Pháp mới chịu trao trả độc lập cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Nếu Bình Xuyên thắng thì nước ta trở về nô lệ người Pháp như xưa.
Quân số của binh lực Pháp điều-động trong chiến trận này là 5% (năm phần trăm). Sở-dĩ Điện Biện quan-trọng là vì mất Điện Biên thì mất luôn đường tiếp-vận, quân Việt-cộng trong Trung và Nam sẽ tan hàng rã đám vì đói.
Đồng bằng Bắc Việt thì nằm trong tay Quân-đội Quốc-gia và Quân-đội Pháp.
Trung Việt và Nam Việt thì chánh quyền Quốc-gia đã tạm ổn-định.

Theo kế-hoạch này thì Mỹ lo vấn-đề tiếp vận, và chỉ can-thiệp bằng không lực khi quân Tàu kéo qua mà Pháp chống không nổi.
Mục đích là tụ quân Việt Cộng lại rồi thả bom dây để tiêu diệt, nên quân Pháp phải thủ cho chặt ở lòng chảo Điện Biên; để ngỏ các cao điểm đặng còn dụ quân Việt Cộng.
Quân số của Pháp chỉ có 14.000 người. Chết trận 4.000 người, bị bắt 10.000 người. Khi được thả theo hiệp-định GENEVE (Septembre 1954) chỉ còn có 3.000 người thôi.

* Mars 1954, Mỹ kiếm cớ bỏ rơi và yêu cầu Pháp rút quân khỏi Việt Nam, trao lại cho Quân-đội Quốc-gia Việt Nam tất cả các căn-cứ của mình. Nếu Tàu kéo qua thì Quốc-trưởng kêu gọi thế-giới tiếp cứu, lúc đó Mỹ sẽ nhào vô. Nhưng Pháp không chịu và trả đũa.

Bất-hạnh thay, Hội-nghị Quốc-tế nhóm họp ở Genève vào ngày 26 Avril 1954 để giải quyết vấn-đề Bá-linh và Đại-hàn (Bàn Môn Điếm) là 2 nơi căng thẳng có thể đưa đến chiến-tranh nguyên-tử. Pháp đòi đưa vấn-đề Việt Nam vào chương-trình nghị-nhị sự, Mỹ không chịu. Trong khi đó Phạm Văn Đồng biến thành Tàu, theo phái đoàn Bắc Kinh đi phó hội để nghe ngóng.
Trước hội nghị Genève là hội nghị ở BERLIN nhưng thất bại nên các cường quốc hẹn tái nhóm ở Genève để thảo luận lại các vấn đề nóng bỏng. Ở hội nghị Berlin thì Pháp có đòi đưa chiến tranh Việt Nam vào chương trình nghị sự nhưng bị bác nên Pháp đưa lại vào hội nghị Genève cũng bị bác luôn...Vì Điện Biên thất thủ nên Mỹ bắt buộc phải chấp nhận, và đưa vào ngày đầu của chương trình nghị sự.

* 7/5/54 Điện Biện thất-thủ, tướng DE CASTRIE đầu hàng. Lúc này Anh, Nga và Tàu ép Mỹ phải để Việt Nam vào chương-trình nghị-sự. Mỹ phải đồng ý.

Quốc-trưởng Bảo Đại từ chối không phó hội với lý-do: Không ngồi chung với loạn-tặc Việt-cộng. Hơn nữa Pháp đã công nhận Bảo Đại là đại-diện Duy-nhất và Chánh-thức của Quốc-gia (ETAT) Việt Nam.
Pháp trả đũa: Đe-dọa không đi thì Pháp thay mặt ký một mình. Cực chẳng đã, ông Nguyễn Quốc Định, sau cùng được thay thế bằng ông Trần Văn Đỗ do Thủ Tướng Ngô Đình Diệm chỉ định làm trưởng phái-đoàn để bảo-quyền lợi có thể bảo-vệ được ở chính-trường Quốc-tế.

·         8/5/54 Thổng-thống BIDAULT, với tư cách trung gian, đưa để-nghị giải-quyết tranh-chấp.
·         10/5/54 Phạm Văn Đồng (Việt-cộng), với tư cách kháng-chiến (phản-loạn thì đúng hơn) đưa đề nghị chặt đôi nước Việt, mỗi anh một nửa.   
·         12/5/54 Ông Nguyễn Quốc Định lên diễn đàn tố-cáo tội ác và manh tâm làm nô-lệ cho khối Cộng của Hồ Chí Minh và đảng Việt-cộng để gây loạn cho cả thế-giới. Ông cực-lực chống đối manh tâm chia cắt đất nước, dù là tạm thời hay bất cứ dưới hình thức nào. Ông cương quyết bảo-vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ-quyền của dân Việt trên nước Việt.

Trong lúc này thì ông Võ Thành Minh (người Huế, sau này bị Việt Cộng giết trong Tết Mậu Thân 1968) cắm lều ở ngoài hội-trường để thổi kèn đám ma trong suốt thời gian phó hội. Dân chúng đến hỏi thì ông trả lời là Thế-giới đang mần thịt dân Việt nên ông đến để đưa đám.
Nên nhớ là trong suốt thời gian nô-lệ Thực-dân Pháp dân ta bị cầm tù trong nước. Xuất ngoại (dù là đi du-lịch) phải có vây có cánh mới đi được. Hành-động lẻ-loi và cô-đơn của ông Võ Thành Minh cũng đáng để chúng ta kính phục như hành động của chiến-sĩ Lý Tống hay chiến-sĩ Trần Mạnh Quỳnh vậy.

·         07/7/54: Để đối phó với tình-hình, Quốc-trưởng trao toàn quyền về hành-chánh cũng như quân sự cho Thủ Tướng Ngô Đình Điệm để khi có dịp thì trưng cầu dân ý chuyển sang chế-độ dân chủ. Có thế thì mới đủ sức chống-chọi với tình thế.
·         20/7/54 Hiệp-định ra đời với sự đồng thuận của Hồ Chí Minh và Thực Dân Pháp dưới sự làm chứng của các nước phó hội. Hiệp-định quyết-định chặt đôi nước Việt, lấy sông bến-hải làm lằn ranh. Việt-cộng Quản-trị miền Bắc; Quân Pháp Quản-trị miền Nam (danh từ dùng trong hiệp định là tạm thời quản-trị chứ không phải cai-trị). Coi thêm các văn kiện đính kèm ở phần A

Quốc-gia Việt Nam không ký vào bản văn này. Mỹ cũng không ký, nhưng tuyên bố là không làm cản-trở việc thi-hành hiệp-định này.

Sau đó là một triệu người Bắc di cư vô Nam để nói lên tinh-thần quyết tâm diệt Cộng của mình. Họ bỏ phiếu bằng chân (lời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu). Trong lúc đó ông Hoàng Cơ Bình và ông Trần Trung Dung tổ-chức lực-lượng Bảo-vệ Thủ Đô Hà Nội, lẽ dĩ-nhiên là có chương trình chống Vẹm khi Pháp rút đi. Nhưng không thành nên phải rút vô Nam.

Các hoạt-động tự phát của đồng-bào di cư trong Nam, trong đó có tổ-chức Công-giáo, tổ chức Sinh-viên và học-sinh di-cư. Trước hết là bày tỏ sự căm-phẫn của mình. Biểu-tình đập phá những nhà nào nghe đài Việt-cộng, hay không đứng dậy chào cờ trước khi coi hát-bóng (cinéma) trong rạp. Nạn-nhân phần lớn là người Tàu Chợ Lớn. Tối tối anh em sinh viên di cư đi phát truyền đơn tố Cộng. Đến hôtel Majestic, Galliéni hay các nơi chứa chấp cán-bộ Việt-cộng (theo hiệp-định) để giết trả thù. Nói chung là chưa có một hành-động rõ-rệt nào để ủng-hộ ông Diệm hay một lãnh-tụ nào cả, chỉ biết tức giận thì đập phá, đánh cả lính Tây nữa.
²

29/4/55: Ngày trọng đại thay đổi toàn diện tình hình.
Thủ-tướng Ngô Đình Diệm triệu tập hội-nghị Diên Hồng trong Dinh để lấy quyết định về công-văn triệu hồi của Quốc-trưởng Bảo Đại.
Thành phần Sinh-viên và Học-sinh cũng được mời tham dự để lấy ý kiến. Bên ngoài thì đang ác chiến với Bình Xuyên nên hội-nghị được triệu tập rất sớm. Đại diện sinh-viên di-cư có mặt để nghe hơn là nói, mà có biết gì đâu mà nói.

Lúc khai hội thì ông Diệm nói lý do về việc triệu tập hội-nghị này. Sau đó, để hội nghị có thể thảo-luận với tính-cách vô tư của cuộc trưng cầu dân ý, các "nghị viên" đề-nghị ông Diệm nên vắng mặt. Ông Diệm rút lui.

Khi bắt đầu thảo-luận thì Luật-sư Hoàng Cơ Thụy đề-nghị nên thảo-luận về tính cách Quốc-Trưởng của ông Bảo Đại trước rồi hãy nói đến công-văn triệu-hồi sau. Kết-quả hoàn-toàn ngoài dự tính của mọi người mà anh em sinh viên lại cứ nghĩ rằng đây là sự dàn dựng của ông Diệm để thoán-nghịch.
Lúc đầu còn từ-tốn, sau đó là loạn. Ảnh Bảo Đại bị kéo xuống và liệng ra vườn với những câu hò-hét căm-thù, đả-đảo, truất-phế, mặt lợn.... Ông Diệm hoảng vía nhưng không dám cản.

Đến chiều cũng ra được quyết định, nhưng chưa thành văn-bản. Các ông nghị giải-tán và hẹn nhau sáng hôm sau (30/4/55) sẽ tuyên bố trước công chúng ở tòa Đô-chánh. Riêng anh em sinh viên thì ngủ lại trong dinh vì cư-xá (Minh Mạng) đang trong vùng pháo kích của cả 2 bên.

** 30/4/55: Khoảng 10 giờ sáng, trước tòa Đô-chính của Thủ-đô Saigon, Hội-đồng Nhân Dân Cách-mạng (mới thành lập hôm qua, và sau đó giải tán) long-trọng đọc Quyết Định (chứ không phải yêu sách) trước đồng bào, đủ mọi thành phần, tề tựu đông đủ để nghe biến động lịch sử.  
      
Hội-đồng Nhân Dân Cách-mạng quyết-định:
               - Truất-phế Bảo Đại (vì không xứng đáng làm Quốc Trưởng).
               - Giải-tán Chánh-phủ Ngô Đình Diệm do Bảo Đại thành lập.
               - Ủy-thác Chí Sĩ Ngô Đình Diệm đứng ra thành lập Chánh-phủ để lãnh đạo quốc dân, chứ không phải là trưng cầu dân ý và cũng không thấy nói quyền hạn tới đâu.
    
Sau đó phái đoàn kéo nhau vào dinh Thủ Tướng Ngô Đình Diệm để thông-báo quyết-định này (khoảng giữa trưa). Khi vào thì đụng ngay Tướng Vỹ (tổng tư lệnh Ngự Lâm Quân đóng ở Đà Lạt là đất của nhà vua: Hoàng Triều Cương Thổ).
Ông Nhị Lang (phe tướng Trịnh Minh Thế) rút ngay súng lục ra định bắn vì nghĩ là Tướng Vỹ vào dinh để đòi quyền lãnh-đạo theo công-văn của Bảo Đại. Thực hư ra sao thì không rõ, chỉ thấy ông Diệm lật đật chạy đến ôm ông Vỹ và xin mọi người đừng nóng. Cuối cùng mọi việc đều được ông Diệm dàn xếp yên lành. Tướng Vỹ ra về thong-thả.

** Không ngờ nhờ quyết-định này cộng với tinh-thần bất khuất của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam cũng như của dân, người Mỹ quyết-định ủng hộ ông Diệm hết mình chứ không còn do dự như trước nữa.
** Người Pháp bắt ông Bảo Đại triệu hồi thủ tướng Ngô Đình Diệm không được nên tính dùng quân Bình Xuyên làm đảo chánh để quay lại đô hộ như trước. Không ngờ quân dân đồng lòng, Thủ Tướng anh minh nên đã đánh tan quân Bình Xuyên trong vòng một tuần lễ mà quân Pháp phải án binh bất động.....Vì quân đội Quốc Gia Việt Nam đã uất lên đến cổ khi nước Pháp ký hiệp định Genève với Việt Cộng nên sẵn sàng gây sự để tấn công đồn lính Pháp. Trong suốt thhời gian đánh nhau với Bình Xuyên, Quân Pháp được lệnh câấm trại 100%, kiều dân Pháp không dám ra đường.

Mất hậu thuẫn Bình Xuyên nên nước Pháp bắt buộc phải trao trả độc lập trọn vẹn cho ta, rút quân về nước; và Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã ra khỏi khối Liên Hiệp Pháp.

Nói rằng bất chiến tự nhiên thành, không mất một viên đạn mốt giọt máu là không đúng.
Vì nếu Bình Xuyên thắng thế thì ta nô lệ Pháp như xưa.
Đánh Bình Xuyên cũng tổn thất chứ: Điển hình là Tướng Trịnh Minh Thế hy sinh giữa trận tuyến vì bị Pháp bắn sẻ. Quân Đội Quốc Gia cũng đổ máu chứ.
Nói chung thì nhờ sự kết hợp giữa tài chỉ huy của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, sụ thiện chiến của anh em quân Nhâ, sự cộng tác của đoàn quân Trịnh Minh Thế, khí thế chống Cộng và diệt Thực dân của người dân.
Ngoài ra cũng phải kể công đức của ông Bảo Đại trong khi bị Pháp quản thúc; nếu không khéo xử thì mất đầu như vua Duy Tân.
Ø     Cuối năm 1954 Tướng Không Quân Nguyễn Văn Hinh qua Pháp xin đảo chánh thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Quốc trưởng không cho và cầm chân Tướng Hinh ở lại Pháp.
Ø     Ngày 30/4/55 Tướng Vỹ, Tư Lệnh Ngự Lâm Quân đóng ở Đà Lạt xin Ngài cho Đảo Chánh vì các Tướng trong Quân Đội quốc Gia Việt Nam về phe Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Quốc Trưởng gọi về Pháp để hội ý, sau đó bãi nhiệm và giải tán lính Ngự Lâm Quân.
Ø     Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý để xem có muốn truâấ phế Hoàng Đế Bảo Đại hay không? thì Ngài im tiếng để muốn làm gì thì làm.
Ø     Sau khi bị truất phế thì Ngài vẫn cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng như người k&ê vị là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mượn miễn phí tòa nhà (immeuble) ở 89 Avenue de Villiers Quận 17 ở Paris làm văn phòng tùy Viên Quân Sự;
Sự thể như sau: Sau khi ký hiệp định vịnh Hạ Long (5 juin 1948) thì Quốc Gia Việt Nam phải đặt tòa Đại Sứ ở Paris, nhưng nước nghèo nên không có tiền thuê nhà nên Ngài cho mượn (miễn phí) tòa nhà đó. Đến khi dành dụm thì mua tòa nhà ở 45Bis cùng phố là tài sản của dân tộc. Đến khi mất nước ngày 30/4/75 thì Việt Cộng đòi căn nhà đó; nhưng Ngài lên tiếng là nhà của Ngài nên chúng không lấy được (có thể kiểm tra bằng nhật baá FIGARO vào thời điểm đó.....Lúc đó soạn giả mua báo FIGARO hàng năm nên biết chuyện. Có thể các báo khác cũng đăng);
Vậy thì nói là:
  1. Ngài nghèo đói nên phải lang thang ở Hương Cảng là không đúng. Có lẻ Ngài là người tù giam lỏng nếu về Pháp nên Ngài ở lại Hương Cảng chi tiêu tốn hơn là về Pháp, ở đó Hoàng Hậu Nam Phương cũng có tài sản kéch sù vậy.
  2. Nói là ông Ngô Đình Diệm ăn cháo đá bát, trước khi xin chức Thủ Tướng thì có quỳ lạy Hoàng Đế, nay lại trở mặt là nói theo trí tưởng tượng đó thôi. Vì ngay khi về nhậm chức thì sắc lệnh đầu tiên là Ngài tuyên bố: Trẫm không phải là Thiên Tử nên bãi bỏ tục lệ lạy vua mất nhân vị. Bãi bỏ luôn tục lệ tuyển Cung Phi, phong ngay chức Hoàng Hậu cho bà vợ theo đạo Thiên Chúa chối bỏ miếu đường.....nghĩ là ai theo đạo của người đó. Đây là tinh thần cởi mở rất đáng khen.
  3. Trong cuốn Dragon d'Annam thì Ngài có nói là chính Ngài yêu cầu ông Diệm lật đổ chế độ Quốc Trưởng để dễ bề thống nhất lòng dân thì mới chống nổi Cộng Sản Quốc Tế, Ngài đâu có ham chức Vua trong khi Ngài không đủ khả năng làm vua. Vì thế bên ngoài thì làm rùm beng để Ngài không bị Tây ép buộc, bên trong thì vẫn kính nể nhau: Tài sản của Hoàng Tộc vẫn được bảo vệ, sinh mạng chẳng ai bị đe dọa. Cần giúp đõ thì Ngài vẫn cho mượn tòa nhà tùy viên quân sự như xưa, tây Mỹ không ai bị mất mặt cả. Thiết nghĩ một vị vua bù nhìn mà hành xử khôn khéo như vậy thì thật là đáng phục, nhất là lại không ai cố vấn cả, xung quanh đều một lũ nịnh thần thì Tây mới dùng.
Sau khi lấy lại chủ quyền thì Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tổ chức cuộc trưng cầu dân ý, mà chỉ có một tiếng nói, nạn nhân không lên tiếng. Nếu có lăng nhục thì đó chỉ là một kế để Ngài yên thân mà không bị người Pháp hay vợ con quấy rầy. Đặt mình vào trường hợp này như cá nằm chốc thớt thì ta có thể làm gì hơn được không? Hớ hênh một chút là mất mạng như chơi.

Các đời thủ tướng[sửa]

Quốc gia Việt Nam theo hình thức quân chủ lập hiến với nguyên thủ là Quốc trưởng Bảo Đại. Về mặt hành pháp có chức vụ Thủ tướng, được chỉ định bởi Quốc trưởng và chịu trách nhiệm trước Quốc trưởng.
Thứ tự
Tên
Từ
Đến
Chức vụ

Thủ tướng lâm thời
1
Kiêm nhiệm Thủ tướng
2
Thủ tướng
3
Thủ tướng
4
Thủ tướng
5
Thủ tướng
6
Thủ tướng
Ngày 16 Tháng Sáu năm 1954 Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm thủ tướng trong khi ở Genève các phe tham chiến đang thương thuyết tìm một giải pháp cho cuộc chiến ở Đông Dương. Sang đầu Tháng Bảy danh sách Nội các như sau :[44]
Thành phần chính phủ 07.1954-10.1955
Chức vụ
Tên
Thủ tướng
kiêm Tổng trưởng Nội vụ và Quốc phòng
Ngô Đình Diệm
Quốc vụ Khanh
Tổng trưởng Ngoại giao
Tổng trưởng Canh nông
Tổng trưởng Tài chánh và Kinh tế
Tổng trưởng Công chánh và Giao thông
Trần Văn Bạch
Tổng trưởng Giáo dục
Nguyễn Dương Đôn
Tổng trưởng Lao động và Thanh niên
Tổng trưởng Y tế và Xã hội
Phạm Hữu Chương
Bộ trưởng Phủ Thủ tướng
Bộ trưởng Quốc phòng
Lê Ngọc Chấn
Bộ trưởng Nội vụ
Bộ trưởng Thông tin
Lê Quang Luật
Bộ trưởng Tư pháp
Phát ngôn Viên Phủ Thủ tướng

³


Trau dồi kiến thức:
Lượm trên net

Hội Quán Trần Lục Forum Index
Hội Quán Trần Lục
Cựu Học Sinh Trung Học Trần Lục
 



Post new topic   Reply to topic

Author
Message
Nguyễn Đăng Khôi
Site Admin


Joined: 26 Mar 2006
Posts: 5814
Location: Khỉ ho cò gáy




GIẢI PHÁP BẢO ĐẠI
Trọng Đạt
          Trong một bài viết về cuộc đời của cựu hoàng Bảo Đại đăng trên báo Trẻ tại Dallas, Texas, số ngày 27-7-2006, “Vua Bảo Đại, The Last Emperor”, tác giả Đinh Yên Thảo nhận xét
          “Là vị vua chấp chính gắn liền với một giai đoạn quan trọng của lịch sử Việt Nam, rồi trở thành một cựu hoàng lưu vong tại Pháp, ông là một vị vua không được sử gia, học giả hay giới truyền thông có nhìn nhận ưu ái về các đóng góp của ông cho đất nước Việt Nam”
         Thật vậy, nhân cái chết  của cựu hoàng ngày 31-7-1997 tại Pháp, một số giáo đường và Hội đoàn hải ngoại có tưởng niệm ông như một vị vua Việt Nam cuối cùng, nhiều báo chí, đài phát thanh đã đề cập tới cuộc đời của ông nhưng tịnh không nghe thấy ai nói tới những thành quả, công trạng của ông trong giai các giai đoạn làm vua, chấp chính. Trên tờ Văn nghệ Tiền Phong tại Virginia năm 1997, một độc giả lên án Bảo Đại là Việt Gian bán nước, năm 1955 ông đã dung dưỡng Bình Xuyên, Ba Cụt, Năm Lửa phá rối tình hình chính trị miền Nam. Cũng đúng vậy, đã một thời kỳ ông bị toàn dân lên án là theo Tây bán nước.
          Có lẽ vì người ta mải mê lên án ông là Việt gian bán nước, theo Tây mà không ai nhớ tới, hoặc biết tới những đóng góp của ông cho đất nước trong một giai đoạn lịch sử gay go tang tóc vào những năm cuối cùng của thập niên 40 và những năm đầu thập niên 50. Vả lại những thành quả ấy phần thì đã lùi vào dĩ vãng từ hơn nửa thế kỷ qua, phần vì ít có người chịu ghi chép lại nên người ta coi như ông không có công trạng gì cho đất nước.
          Ông Đoàn Thêm, một vị công chức cao cấp của chính phủ Quốc gia thời đó và sau này dười thời Đệ Nhất Cộng Hoà, đã bỏ công ghi lại những việc từng ngày để giúp cho đời sau tìm hiểu thời cuộc. Ông cũng soạn hai cuốn Những Ngày Chưa Quên, Quyển thượng từ 1939-1954 và Quyển hạ từ 1954-1963 để ghi chép một cách vô tư  các biến cố lịch sử theo lối biên niên. Sau khi đã ghi chép những kết quả tốt đẹp của giải pháp Bảo Đại, ông có đôi lời tâm tình như sau:
           “Những tài liệu kể trên đã do tôi thâu thập giữa năm 1955, khi những trào lưu phản đối Quốc Trưởng Bảo Đại đương ào ạt lan tràn. Nhiều tờ báo chứa đầy căm hờn với những lời đả kích dữ dội. Vấn đề gạt ông được chính thức đặt ra, ai nấy đều tin rằng ông không thể đứng vững. Riêng tôi thấy ông cũng nên lùi.
           Song đối với kẻ đem tâm thành tìm hiểu việc nước thiết nghĩ bình tĩnh nhận xét là điều kiện ưu tiên để tới gần sự thật. Nên tôi đã lặng lẽ kiểm điểm một mình công cuộc của ông và của một lớp người, để tự soi sáng cho tôi. Vì đối với bất cứ nhân vật hay chánh thể nào, tôi không muốn nghĩ ác vì tưởng lầm, hoặc nói ác vì không biết rõ”
           Theo những ghi chép vô tư không thiên kiến của ông Đoàn Thêm, chúng ta thấy giải pháp Bảo Đại đã mang lại cho tình hình chính trị, xã hội, kinh tế nước ta những năm 1948, 49, 50, 51 nhiều thành quả tốt đẹp, Bảo Đại đã là người có công gây dựng chính Phủ Quốc Gia Việt Nam đầu tiên.
          Từ 1949 cho tới 1975, người Việt Quốc Gia đã trải qua ba thời kỳ chính quyền lâu dài: Bảo Đại 1949-1954, năm năm; Ngô Đình Diệm 1954-1963; chín năm, Nguyễn Văn Thiệu 1967-1975, tám năm. Chúng ta thấy cả ba chính quyền ấy đều đã có những việc làm tốt đẹp lúc đầu và sau cùng lại bị nhân dân lên án có tội. Bảo Đại có công gây dựng chính thể Quốc Gia Việt Nam đầu tiên nhưng đến 1955 lại bị kết án theo Tây bán nước. Ngô Đình Diệm có công thống nhất miền Nam nhưng sau 1-11-1963 lại bị báo chí chửi rủa cả năm trời về đủ thứ tội nào độc tài gia đình trị, đàn áp Phật giáo, thủ tiêu những người đối lập… Nguyễn Văn Thiệu đã ổn định được tình hình chính trị nhiễu nhương, chấm dứt nạn biểu tình tuyệt thực, tích cực chống Cộng Sản xâm lăng nhưng đến cuối trào lại bị lên án tham nhũng thối nát và sai lầm trong di tản chiến thuật đưa  miền Nam tới sự sụp đổ tan tành.
          Mấy năm sau khi bị lật đổ, ông Diệm đã được nhiều người bênh vực và nhìn nhận đã có công xây dựng miền Nam vững mạnh một thời. Nay ông Thiệu cũng đã được người ta bênh vực, họ bảo mất nước là tại “Đồng minh tháo chạy” chứ không phải tại ông sai lầm. Riêng về ông Bảo Đại, bậc khai quốc công thần, người đã có công gây dựng chính phủ Quốc Gia Việt Nam đầu tiên thì chẳng thấy ai nói tới, một phần vì người ta có thành kiến về ông, phần vì ông mất gốc bỏ xứ lưu vong nên ít ai biết tới những thành quả công việc ông đã làm. Mục đích bài này không phải để bênh vực cho ông Bảo Đại vì tác giả chỉ là kẻ hậu sinh, không liên hệ gì tới Hoàng tộc cả, đây chỉ là một cái nhìn tổng quát về một giải pháp tốt đẹp trong những bước đầu thành lập một nước Việt Nam Tự Do.
         Bảo Đại tên Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, sinh 22-10-1913 tại Huế, mất ngày 31-7-1997 tại Paris, con vua Khải Định và bà Từ Cung. Năm 1922 Hoàng Tử được vợ chồng cựu Khâm sứ Charles đưa về Pháp nuôi và cho đi học. Năm 1925 vua Khải Định băng hà, năm sau Hoàng tử Vĩnh Thụy 13 tuổi được đưa về nước lên ngôi kế vị vua cha lấy niên hiệu Bảo Đại, là vua thứ 13 của triều Nguyễn rồi lại sang Pháp tiếp tục việc học. Sau khi tốt nghiệp ngành chính trị học năm 1932 ông về nước chính thức lên làm vua. Tháng 3 năm 1933 Bảo Đại làm lễ thành hôn với cô Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà lên làm Nam Phương Hoàng Hậu, bà người miền Nam, theo Thiên  chúa giáo và mang quốc tịch Pháp. Du học tại Pháp về, với tinh thần tiến bộ Bảo Đại đã thực hiện được nhiều cải cách như bãi bỏ chế độ cung tần, thứ phi, bỏ tục bắt dân quì lạy, các quan Tây vào chầu không phải xá lạy mà chỉ bắt tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy, ông cũng cải tổ bộ máy hành chánh.
           Ngày 9-3-1945 Nhật đảo chính pháp tại Đông Dương, chỉ trong một đêm chế độ thực dân Pháp hoàn toàn sụp đổ. Đại sứ Nhật yết kiến nhà vua và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam. Bảo Đại bèn tuyên bố độc lập ngày 10-3-1945 và gia nhập khối Đại Đông Á, nhà vua ra tuyên ngôn độc lập ngày 11-3-1945. Ông mời Giáo sư Trần Trọng Kim làm Thủ Tướng thành lập nội các ngày 17-4-1945, lấy bài Tiếng Gọi Thanh Niên của Lưu Hữu Phước làm quốc ca, lấy cờ vàng quẻ ly gồm hai vạch liền và một gạch gẫy ở giữa làm quốc kỳ.
          Ngày 10-8-1945 Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh, Thủ Tướng Trần Trọng Kim xin từ chức ngày 7-8 vì bất lực, chính phủ không có quân đội. Khi ấy tình hình trong nước rất lộn xộn, Khâm Sai đại thần Phan Kế Toại của triều đình tại Hà Nội đã liên lạc với các đảng phái quốc gia để tìm phương cứu nước nhưng Trung ương các đảng ở tận Trung Hoa. Ngày 17-8 nhà vua gửi công văn tới các nhà lãnh tụ Đồng Minh như Truman, Churchill, De Gaule, Tưởng Giới Thạch để xin họ công nhận nền độc lập của Việt Nam nhưng không có ai trả lời.
          Chiều ngày 17-8 tại Hà Nội, Tổng Hội công chức tổ chức biểu tình trước nhà Hát lớn để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim thu hồi chủ quyền, Việt Minh trà trộn trong đám biểu tình phất cờ đỏ sao vàng cướp chính quyền.  Mấy ngày sau tại Huế phong trào Việt Minh bừng bừng nổi dậy, những cận thần, nội các Trần Trọng Kim cũng biến đâu mất vì sợ hãi. Đại sứ Nhật xin yết kiến nhà vua và Thủ tướng Trần Trọng Kim để xin dẹp loạn tái lập trật tự giữ ngôi Thiên tử cho Hoàng đế Bảo Đại theo lệnh của Tokyo, ông ta cho biết mặc dù nước Nhật đã đầu hàng Đồng minh nhưng quân đội Nhật vẫn có nhiệm vụ giữ gìn trật tự cho tới khi Đồng Minh vào tiếp thu, điều đáng tiếc là nhà vua và Thủ tướng đã từ chối sự giúp đỡ của họ.
           Ngày 22-8 Việt Minh gửi điện văn vào Huế yêu cầu Bảo Đại thoái vị, họ đã cướp được chính quyền xin Ngài từ bỏ ngai vàng vì nền độc lập của nước nhà. Các vị triều thần như Thủ Tướng, Tổng Lý Ngự Tiền Văn Phòng cũng khuyên nhà vua thoái vị, phần vì quá sợ hãi Việt Minh đang bành trướng mạnh lại có vũ trang, tháng 6 năm 1945 Hồ chí Minh đã được Mỹ thả dù xuống chiến khu cung cấp cho họ 5 ngàn khẩu súng đủ các loại để chống Nhật. Chính phủ Trần Trọng Kim không có quân đội nên dù muốn chống lại phong trào cũng khó, nhà vua lại là người nhân đức không muốn thấy cảnh nhân dân đổ máu vì nồi da xáo thịt.
          Bảo Đại trả lời bức điện văn trên Ngài sẵn sàng thoái vị vì nền độc lập của đất nước. Ngày 23-8-1945 sau khi được tin nhà vua sẵn sàng thoái vị, Việt Minh liền công bố thành phần chính phủ lâm thời do Hồ chí Minh làm chủ tịch nhà nước. Ngày 25-8-1945, trước cửa Ngọ môn lâu, hàng chục ngàn người bàng hoàng kinh ngạc tụ tập nghe nhà vua đọc bản tuyên ngôn thoái vị. Vua Bảo Đại trao ấn kiếm cho Trần Huy Liệu, đại diện Việt Minh rồi nói Ngài hy sinh ngai vàng, hy sinh tất cả vì hạnh phúc của nhân dân, vì nền độc lập của Việt Nam, sự đoàn kết trong lúc này là sự cần thiết cho tổ quốc, Ngài kết luận thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ.
          Sau khi nhà vua đã tuyên bố thoái vị rồi họ Hồ mới từ Tân trào về Hà Nội, người ta vẫn chưa biết Hồ chí Minh là ai. Ngày 2-9 -1945 họ Hồ đọc bản tuyên ngôn  độc lập trước hàng chục ngàn  người tham dự. Ngày 6-9 Pháp theo chân quân Anh đến Sài Gòn giải giới quân Nhật rồi xua quân chiếm Sài Gòn, Vũng Tầu, Gò Công, Vĩnh Long, Cao nguyên Trung phần… Mấy ngày sau gần hai trăm ngàn quân Tầu tràn vào Bắc Việt để giải giới quân Nhật, các đảng phái Quốc Gia, Việt Cách, Nguyễn Hải Thần, Vũ hồng Khanh theo chân quân Tầu về nước, các đảng Quốc gia về trễ, không lôi cuốn được nhân dân.
          Quân Tầu đóng lì ra không chịu về, hai phe Quốc gia và Việt Minh phải thành lập chính phủ liên hiệp, Việt Minh nhường cho Quốc gia 70 ghế tại Quốc hội. Pháp đòi đem quân ra Bắc, họ Hồ phải thuận cho Pháp ra Bắc để thay Tầu giải giới Nhật vì sợ Tầu ở lỳ ra, giữa hai tình trạng tồi tệ, họ cho rằng phải chọn cái đỡ tệ hơn.  Tháng 3-1946 quân Pháp ở Hải Phòng tiến về Hà Nội, họ cương quyết chiếm lại Đông dương dù phải đổ máu vì còn nhiều quyền lợi như nhà máy, xí nghệp, đồn điền, rừng cao xu, mỏ than, tiệm buôn.. mà họ cho là tài sản, mồ hôi nước mắt của họ.
           Tháng 7-1946 được Pháp giúp đỡ Võ nguyên Giáp cho tấn công các lực lượng Quốc gia tại các tỉnh thượng du, họ tàn sát hết cả thương binh tù binh. Pháp giúp Việt Minh tiêu diệt Quốc gia xong bèn trở mặt gây hấn với Việt Minh. Cuối năm 1946 Việt Minh có vào khoảng một trăm ngàn người kể cả du kích, ba chục ngàn quân phía trên vĩ tuyến 16. Về vũ khí mới đầu Việt minh có 5 ngàn khẩu súng do Mỹ giúp từ tháng 6-1945, sau họ mua được nhiều súng lậu của Hoa kiều, của Quốc dân đảng Trung Hoa, từ đầu đến cuối năm 1946, mười ngàn người Nhật ở lại theo Việt Minh đã  giúp họ chế tạo được khoảng 10 ngàn súng cá nhân, 30 ngàn lựu đạn, mìn.
          Khuya ngày 19-12-1946 Võ Nguyên Giáp cho lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội, Trung đoàn Thủ đô chiến đấu rất anh dũng, sau hai tháng cầm cự, hy sinh hằng ngàn người, Trung đoàn phải rút khỏi Hà Nội.
          Năm 1947 Việt Minh yếu thế phải rút vào hậu phương chỉ để du kích ở lại quấy phá
          Tại Hà Đông, Hà Nội dân tản cư đã dần dần trở về thành từ giữa năm 1947. Việt Minh làm ngơ cho dân chúng về tỉnh thành vì nhiều người không chịu nổi cuộc sống lưu vong gian khổ, ở nhờ phiền toái. Trước đây khi phát động toàn quốc kháng chiến họ kết án những ai ở lại là Việt gian , nên nhà nhà đều phải khăn gói ra đi vả lại cũng là để trốn tránh mũi tên hòn đạn của thực dân tàn bạo, trẻ không tha già không thương. Nay họ làm ngơ cho dân về thành cũng là để cho người trà trộn lấy tin tình báo, mua đồ nhu yếu cho hậu phương kháng chiến.
          Pháp mở rộng khu vực ảnh hưởng chiếm trung châu Bắc Việt, Trung Việt, các tỉnh cao nguyên, Nam Bộ. Việt Minh rút dần vào chiến khu chỉ để lại du kích ở đồng bằng. Ở tỉnh thành Pháp bằt đầu chiêu dụ dân chúng, đón tiếp người hồi cư, trả lương cho công chức. Dân tản cư kéo về ngày một đông hơn, dân quê có, dân tỉnh hồi cư cũng có, họ không chịu nổi cuộc sống tản cư gian khổ và cũng không tin tưởng Việt Minh. Các xí nghiệp của Tầu, Pháp, Ấn khai trương trở lại, các cửa hiệu đã đầy những hàng nhập cảng đồng hồ bút máy, vải vóc, sa tanh. . xe hơi chưa nhiều nhưng xe đạp mới đã sắp thành dẫy trước các rạp hát, trường học, tiệm ăn tiệm nhảy lại mở của tưng bừng, cuộc sống bắt đầu nhộn nhịp như xưa.
          Pháp lập chính phủ Nam kỳ quốc Sài Gòn và Hội Đồng An Dân Hà Nội, Hội Đồng Chấp Chánh ở Huế, họ dùng những người thân Pháp hoặc có quốc tịch Pháp. Người dân không tin chính sách tiêu thổ kháng chiến của Việt Minh nên đã trốn về thành nhưng họ cũng mâu thuẫn, về thành mà vẫn công kích Pháp.
          Chính phủ Pháp triệu hồi D'Argenlieu và cử Bollaert sang làm Cao ủy, chính sách trực trị đã cáo chung, Bollaert tin tưởng thoả mãn nguyện vọng độc lập sẽ tách những người Quốc gia khỏi Cộng Sản trở về với Pháp. Tại Hà Đông ngày 15-5-1947 và ngày 10-9 1947 Bollaert hứa hẹn trên nguyên tắc thừa nhận nền độc lập của Việt Nam trong sự liên kết với Pháp, ông ta tìm một người có uy tín, được toàn dân biết tên tuổi, đứng trên các đảng phái để qui tụ các nhóm địa phương rồi trực tiếp đàm thoại với Pháp, người đó phải ôn hoà thừa nhận quyền lợi của Pháp. Chỉ có cựu hoàng Bảo Đại hội đủ các điều kiện ấy.
          Tại thành thị xã hội dần dần ổn định, cuộc sống lại thanh bình như xưa, tâm lý chung người dân gió chiều nào theo chiều ấy, bên nào mạnh là họ theo vì Việt Minh đang yếu thế, Pháp thì mở rộng địa bàn hoạt động.
           Sau năm 1945 có khoảng 10 ngàn quân Nhật ở lại theo Việt Minh kháng chiến, họ huấn luyện cho Việt Minh tại Sơn Tây, mùa hè năm 1947 Việt Minh có đủ vũ khí trang bị cho 120 ngàn quân. Người Nhật giúp Việt Minh lập cơ xưởng chế tạo vũ khí tại miền thượng du Bắc Việt. Đến cuối năm 1953 hầu hết những người Nhật theo Việt Minh bị thủ tiêu, họ làm theo yêu cầu của cố vấn Hồng quân Trung Hoa.  Mặc dù đầy đủ súng ống nhưng còn rất yếu so với Pháp vì chúng có đủ xe tăng, đại bác. Hồi ấy Việt Minh vẫn mua vũ khí của Trung Hoa Quốc Dân Đảng cũng như nhờ họ giúp đỡ.
           Đối với tình hình trong nước lúc ấy Pháp biết không thể dùng quân sự được mà phải phối hợp chính trị, chiến tranh tâm lý để thắng địch. Họ cần một người ôn hòa, đáng tin cậy, thân Pháp và phải thừa nhận quyền lợi của Pháp ở Đông Dương, người ấy sẽ giúp họ chiêu dụ nhân dân. Báo chí ở Ba Lê nhắc đến cựu hoàng Bảo Đại. Mấy tháng sau khi Việt Minh cướp chính quyền, Bảo Đại được mời làm cố vấn cho Hồ Chí Minh, tháng 9-1946 ông được đưa qua Trùng Khánh để tiếp xúc với Tưởng Giới Thạch, sau đó ông bỏ trốn qua Hồng Kông.
         Tại Việt nam báo Hà Nội có tờ đưa ý kiến thỉnh cựu hoàng ở Hồng Kông về lãnh đạo phong trào Quốc gia chống Cộng Sản và để thu hồi độc lập, đề nghị này đã được các đảng phái bàn cãi.
          Nhiều cuộc biểu tình như tại Hà Nội ngày 1-9-1947 và tại Huế ngày 12-8 -1947 cũng như tại cả Sài Gòn để ủng hộ việc cử phái đoàn đi mời cựu hoàng về cứu vãn thời cuộc. Nhân dân không tin cả Pháp lẫn Việt Minh, họ cho rằng vì Ngài thoái vị nên mới sảy ra chiến tranh đổ máu, nay Ngài có lấy lại ngôi vị thì cũng xứng đáng thôi. Các đảng phái, đoàn thể cũng bất đồng ý kiến với nhau, có người nói Trần Trọng Kim thì hiền quá, đảng phái bị Việt Minh đánh tan rã rồi, lãnh tụ không ai chịu ai, chia rẽ không có ai cao quí hơn Ngài để mọi người tin phục, Ngài theo chính sách dân chủ  “ dân vi quí” .
           Nhà vua thoái vị vì ông Khâm sai đại thần sợ quá  đánh điện xin Ngài hãy thoái vị để tránh đổ máu, nếu Ngài lấy lại ngôi thì cũng xứng đáng thôi, cựu hoàng được thiện cảm vì ông là thanh niên tiên tiến mới 34 tuổi.
           Giải pháp Bảo Đại được nêu ra từ đầu năm 1947 nhưng hơn hai năm sau mới thành sự thật, Pháp thăm dò dư luận khá lâu. Các nhà cách mạng Quốc gia chống Việt Minh lưu vong tại Hồng Kông đề nghị ông Bảo Đại đứng lên lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập bằng ngoại giao, Pháp cũng liên lạc với ông và đề nghị tương tự, Cựu hoàng ghi nhận các ý kiến nhưng vẫn còn dè dặt. Bảo Đại tuyên bố với phái đoàn quốc nội ra Hồng Kông mời Ngài về nước, ông nói tôi vì hạnh phúc của dân mà thoái vị, nay nếu nhân dân lại muốn tôi ra giúp nước và điều đình với Pháp tôi sẽ sẵn sàng nhận để đòi hỏi độc lập thống nhất cho Việt Nam.
           Ngày 6-12-1947 Bảo Đại nhận lời mời của Cao uỷ Bollaert và gặp ông tại vịnh Hạ Long để trao đổi nhận xét tình thế rồi lại về Hương Cảng. Cuộc hội kiến để thăm dò lập trường, Cựu hoàng chờ xác nhận của Pháp và nhân sĩ Sài Gòn về chủ quyền Việt Nam và sự sáp nhập miền Nam vào lãnh thổ Quốc gia. Đến ngày 19-12-1947 lại có thêm một phái đoàn nữa của Nguyễn Văn Xuân, Trần Văn Hữu sang Hương Cảng thúc dục ngài về lãnh trọng trách, ông chấp nhận và nói còn phải sang Âu châu vận động, trong khi chờ đợi tạm lập chính quyền Quốc gia để liên lạc với Pháp.
         Kế hoạch thành tựu, ngày mồng 5-6-1948 trên một chiến hạm tại vịnh Hạ Long, Bollaert nhân danh chính phủ Pháp long trọng tuyên bố nước Việt Nam độc lập trong Liên hiệp Pháp. Cựu hoàng Bảo Đại xác nhận chính thức việc điều đình với Pháp trên căn bản đó và công nhận một chính phủ lâm thời do Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân điều khiển. Nguyễn Văn Xuân  nhậm chức trước mặt vài chục đại diện các xu hướng, các Hội đồng, đoàn thể Trung, Nam, Bắc ông tuyên bố lãnh trách nhiệm theo “thánh ý”. Ông kêu gọi quốc dân đoàn kết, cảm ơn quan Thượng sứ, Ngài Bảo Đại rồi hô Việt Nam độc lập vạn tuế, Đại Pháp vạn tuế.
         Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân quốc tịch Pháp, ban hành qui chế lâm thời ấn định thể chế Việt Nam do Sắc lệnh số 3 số 5, lấy cờ vàng ba vạch đỏ làm Quốc kỳ, bài Tiếng Gọi Thanh Niên của Lưu Hữu Phước làm quốc ca. Thủ Đô đặt tại Sài gòn, nước chia làm ba phần, mỗi phần có Hội đồng địa phương, Chính phủ địa phương do Tổng trấn cai trị, trong Nam Tổng trấn ngang hàng phó thủ tướng, cao hơn bộ trưởng, ngoài Bắc, Trung Tổng trấn ngang hàng Quốc vụ khanh, sau này đổi thành Thủ Hiến.
          Phần lớn công việc còn do Pháp nắm giữ, trong Nam từ cuối năm 1945, ngoài Bắc, Trung từ 1947 họ mở lại các công sở cũ như cảnh sát, ngân khố, quan thuế, công chánh…Từ 1948 các cơ quan Quốc gia đã được mở song song với các cơ sở Pháp. Trong giai đoạn đầu chính phủ Quốc gia chưa có quyền, chỉ có tính cách tượng trưng,  chỉ lo giúp dân hồi cư, mở trạm cứu thương, trường học, đáng kể là lập toà án, các đoàn cảnh  vệ, Trường võ bị Huế, nơi huấn luyện sĩ quan Việt Nam đầu tiên, ông  Nguyễn văn Xuân là cái gạch nối giữa Pháp  và Bảo Đại.
          Cuộc điều đình Việt Pháp gặp nhiều trở lực, các đảng phái cực tả, Xã Hội, Cộng Sản chống giải pháp Bảo Đại, Thực dân lại vận động cho Nam Kỳ tự trị, Quốc Hội nhóm họp ngày 19-8-1948 xét Hiệp định Hạ Long nhưng không đi tới thoả thuận vì bất đồng ý kiến. Chính phủ Pháp thương thuyết với Cựu hoàng mãi tới ngày 21-2-1949 mới hoàn tất dự án thoả ước. Việc sáp nhập Nam kỳ vào lãnh thổ Việt nam phải do Quốc Hội Pháp xác định. Ngày 8-3-1949 tại điện Elysée, Cựu hoàng và Tổng thống Pháp Vincent Aurilole trao đổi văn thư  thừa nhận Việt Nam Độc Lập trong Liên Hiệp Pháp.
          Hội đồng Nam Kỳ sau nhiều ngày bàn cãi đi tới biểu quyết ngày 24-4-1949 cho miền Nam qui hoàn lãnh thổ Việt Nam, đến 28-4-1949 biểu quyết đã được Quốc Hội Pháp chuẩn y.  Ngày 14-6-1949 Quốc Trưởng Bảo Đại hiệu triệu quốc dân tại toà Đô sảnh Sài Gòn sau khi miền Nam sáp nhập vào lãnh thổ. Ông tóm tắt các thắng lợi đã giành được trong cuộc tranh thủ độc lập thống nhất đất nước và hứa hẹn thúc đẩy sự tiến bộ, Cựu Hoàng kêu gọi nhân dân hãy đồng tâm nhất trí. Người dân cho rằng Pháp trả được phần nào hay phần nấy, nay Ngài đã về y như nhà có nóc.
          Chính phủ Bảo Đại chấp chính từ tháng 7-1949 đến đầu năm 1950, kế đó là các chính phủ Nguyễn Phan Long 1950, Trần Văn Hữu 1950-1951. . Chế độ không có hiến pháp mà chỉ có hai đạo dụ 1-7-1949 về tổ chức công quyền. Quốc trưởng có quyền lập pháp, ban hành đạo dụ, Thủ tướng được ủy nhiệm do quốc trưởng bổ nhiệm.
          Bảo Đại về nước trị vì đã gây được niềm tin tưởng nơi người dân y như nhà có nóc mà núp, có cột mà dựa. Từ đấy dân chúng hồi cư tấp nập về thành thị, riêng tại các tỉnh Bắc Ninh, Hà Đông, Hà Nội, Sơn Tây. . trong tháng 7-1949 mỗi ngày có vài nghìn người, riêng ngày 30-10 tại Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây số người trở về lên tới 35 ngàn người. Quân Pháp lan tràn kiểm soát vùng duyên hải đông dân như Bùi Chu, Phát Diệm ngày 16-10-1949.  Công chức kéo về rất nhiều, chính giới Pháp, Việt đã cho giải pháp Bảo Đại đem lại thắng lợi trước cảnh hồi cư  đông đúc tại nhiều tỉnh miền Bắc, người dân bỏ già Hồ về với cựu hoàng.
           Diện tích vùng thuộc Pháp tại Trung châu tăng lên gấp ba, số ruộng cầy cấy tăng lên nhiều. Gạo xuất cảng từ 59 ngàn tấn năm 1945 tăng lên 379 ngàn tấn năm 1950, nhân công dồi dào, an ninh bảo đảm hơn, các ngành sản xuất than đá, vải sợi, xi măng, đường……đều tiến bộ. Trị giá nhập cảng năm 1946 là 16 tỷ đồng quan Pháp đến năm 1949 tăng lên 73 tỷ. Hàng hoá tràn ngập các cửa tiệm, chợ búa, các ngành sản xuất cũng tiến hẳn lên, lương bổng công tư chức khá cao. Cựu hoàng về nước đem theo nhiều thuận lợi, hàng nhập cảng ngày càng nhiều, vùng chiếm đóng nay là vùng Quốc Gia mở rộng dễ dàng, Việt Minh chỉ đột kích khủng bố chưa có trận đánh lớn.
          Các nước Mỹ, Anh, Úc và nhiều nước trên thế giới tự do thừa nhận chính phủ Quốc gia, tình hình kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự đều sáng sủa. Thủ đô chính trị là Sài Gòn, các phái đoàn ngoại giao đều ở đó. Mãi tới 21-6-1949 bản văn thoả ước Élysée mới được công bố, xác nhận bản tuyên cáo tại vịnh Hạ Long, thoả ước Élysée thừa nhận Việt Nam độc lập, thống nhất, có chủ quyền ngoại giao, nội trị, có quân đội và tư pháp riêng. Việt Kiều tại Pháp được hưởng những quyền lợi tương đương như của Pháp kiều tại Việt Nam về cư trú, vãng lai, quyền tự do…….tuy nhiên có hạn chế:
         -Việt nam độc lập trong Liên Hiệp Pháp nhận hướng dẫn và phối hợp của Pháp, bị thắt buộc về ngoại giao, quân sư, kinh tế.
         -Việt nam có quyền cử Lãnh sự, Đại sứ ra nước ngoài, tiếp nhận đại diện ngoại giao các nước, ký kết các hiệp ước quốc tế song mỗi trường hợp phải có đồng ý của Pháp. Trong giai đoạn đầu Việt Nam chỉ đặt Đại sứ tại Vatican, Thái Lan, Trung Hoa, Ấn độ ;  còn các nơi khác, Pháp thay mặt dùm Việt Nam.
         -Việt Nam có quân đội riêng để tự vệ song phải góp sức bảo vệ Liên Hiệp Pháp, quân đội Liên Hiệp Pháp cũng bảo vệ Việt Nam, sĩ quan huấn luyện là người Pháp, Pháp cung cấp vũ khí. Một uỷ ban quân sự hỗn hợp được thành lập để chuẩn bị kế hoạch phòng thủ chung. Thời chiến, lực lượng Việt Nam phải đặt dưới quyền sử dụng của Tư lệnh hành quân Pháp.
         -Tiền Việt Nam phải do đồng Phật Lăng bảo đảm.
         -Về Kinh tế, tài chánh mọi sự thay đổi luật lệ về tài sản, xí nghiệp Pháp phải có sự thoả thuận của chính phủ Pháp.
         -Về văn hoá Việt Nam sẽ tổ chức giáo dục Quốc gia, thừa nhận Pháp ngữ có một ưu vị, Pháp được tự do mở trường, Pháp sẽ mở một Viện đại học theo qui chế chương trình Pháp.
         -Về chủ quyền nội trị, Việt nam sẽ hoàn toàn tự trị, Pháp sẽ trả dần dần, Việt Nam có toàn quyền tư Pháp.
         -Pháp không cản trở sự hợp nhất ba kỳ, Pháp từ bỏ các nhượng địa Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. Mên Lào được xử dụng chung sông MeKong, thương cảng Sài Gòn, Viện đại học, Viện Pasteur ba nước sẽ ấn định thể lệ hợp tác.
         -Trong thời chiến binh quyền do Pháp nắm, nói chung Pháp vẫn có quyền quyết định tối hậu.
         -Người Pháp biết ngoài Cựu Hoàng không ai đủ tư cách nói chuyện để tìm một giải pháp ôn hoà. 

Người ta hay chỉ trích cựu hoàng không đòi được độc lập nhiều hơn, thực ra Việt Nam chưa thể độc lập hoàn toàn được, ta chưa có ngoại tệ, quân đội, vẫn cần có quân đội Pháp bảo vệ cho ta chống lại Việt Minh đang lớn mạnh.
        
Người Pháp, người Việt ôn hoà đặt nhiều hy vọng vào Cựu Hoàng hy vọng ông thu hút các tầng lớp nhân dân và những người Quốc gia trong kháng chiến, tình hình chính trị cuối năm 1949, đầu 1950 sáng sủa hơn trước. Giữa năm 1950 tình hình chuyển hướng, các đảng phái chê Quốc trưởng xa dân không kết hợp được các phe chia rẽ để chống Cộng Sản và đối phó với Tây, Ngài hay dùng những người quá thân Pháp họ nể Pháp nên khó làm việc.

         Thể chế qui định Quốc gia chưa có, chỉ có hai đạo dụ ngày 1-7-1949 về tổ chức công quyền và qui chế công sở. Quốc Trưởng có quyền lập pháp, hành pháp ủy cho Thủ Tướng do Quốc Trưởng bổ nhiệm, Thủ Tướng chịu trách nhiệm trước Quốc Trưởng . Dân chúng chỉ được một số cơ quan đại diện: Hội đồng tư vấn, Hội đồng địa phương, chỉ có quyền hạn chế về hành chánh, tài chánh. Một chính thể như vậy thiếu căn bản pháp lý và trái nguyên tắc dân chủ, một cá nhân nắm toàn quyền lãnh đạo.

          Khi hiệu triệu quốc dân tại Tòa đô sảnh Sài Gòn, Bảo Đại nói ông tạm mang Đế hiệu để danh chính ngôn thuận, chánh thể sau này sẽ do toàn dân quyết định. Nhà cầm quyền đã xây dựng được nhiều cơ sở mà các chế độ, chính phủ sau này thừa hưởng những thành quả, duy trì hay sửa đổi.

         Từ năm 1949 Việt Nam được nhiều cường quốc công nhận, đã được gia nhập 35 Cơ quan Quốc tế với tư cách Hội viên như Y tế Quốc tế, Lao động Quốc tế, Lương nông Quốc tế, Văn hóa Quốc tế Unesco Hoa kỳ đã đặt Phái bộ viện trợ quân sự từ ngày 6-3-1950, viện trợ thương mại từ tháng 7-1950, đã ký kết hiệp ước tương trợ Việt Mỹ.

         Tình hình chiến sự đang lắng dịu bỗng sôi động hẳn lên, cuối năm 1948 Pháp chiếm Hoà Bình, Sơn tây, Việt Trì, Bắc Ninh. Tháng 8 năm 1949 chiếm Phát Diệm, Bùi Chu. Năm 1948 quân số  Việt Minh trên toàn quốc khoảng trên 100 ngàn người kể cả du kích, năm 1948 họ đã tổ chức thành trung đoàn và vẫn mua súng của Trung Hoa Quốc Dân đảng.

          Cuối tháng 8-1948 Tưởng Giới Thạch mất Mãn Châu, thiệt hại gần nửa triệu quân, ngày 7-10-48 Hồng quân đại thắng ở Hoa Bắc, hai hôm sau Tưởng Giới Thạch xin Mỹ viện trợ để cứu nguy tình thế hiểm nghèo nhưng không được đáp ứng, đầu tháng 12-1948 Tưởng phu nhân bà Tống Mỹ Linh đích thân sang Mỹ cầu viện nhưng họ lờ đi, Mỹ bỏ rơi Trung Hoa không thương không tiếc. Trước năm 1948 Việt Minh vẫn nịnh bợ Quốc Dân Đảng Trung Hoa nhưng khi thấy Mao thắng thế họ trở cờ theo Hồng quân. Ngày 18-1-1949 Mao thừa nhận Hồ, ngày 31-1-1949 Hồ cũng thừa nhận Mao, ngày 21-1-49 Trung Cộng vào Bắc Kinh, đầu tháng 10-49 Mao tuyên bố thành lập Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hoà Quốc.

         Tại miền Nam năm 1948 Pháp, Cao Đài, Hòa Hảo kiểm soát Nam Bộ nhưng Việt Minh vẫn kiểm soát U Minh, Đồng Tháp Mười. Tại nông thôn ban ngày thuộc Pháp ban đêm Việt Minh kiểm soát. Tình hình chính trị đột nhiên chuyển mình, Việt Minh được Trung Cộng giúp vũ khí đánh bại Pháp tại Cao Bắc Lạng. Đầu năm 1949 Hồng quân chiếm trọn nước Trung Hoa, họ cho 20 sư đoàn đóng dọc theo biên giới Việt Hoa để ngăn chặn Quốc quân chạy qua Việt Nam. Pháp sợ quá nên rút khỏi Cao bằng, Việt Minh biết trước do tình báo Nga nên ra quân tiến đánh Đông Khê để chận đường rút lui, Việt Minh dùng chiến thuật biển người lấy năm đổi một để chiếm được Đông Khê. Đại Tá Charton triệt thoái ba tiểu đoàn khỏi Cao Bằng ngày 29-9-1949 đến đầu tháng 10 thì bị Việt Minh chận đánh tơi bời, ngày 7-10 binh đoàn bị đánh tan rã, Pháp mất 7,000 quân và nhiều đơn vị tinh nhuệ, 500 quân xa, trên 100 súng cối và 13 đại bác, 10 ngàn súng cá nhân và cộng đồng, đại liên, trung liên. Trận đánh đã làm rung động cả nước Pháp, không ai ngờ Việt Minh bây giờ lại mạnh đến thế. Mặc dù không nằm trong kế hoạch lui binh nhưng tại Lạng Sơn Pháp sợ quá rút quân không kịp tiêu hủy đạn dược săng nhớt để lại hàng nghìn lít săng, quân nhu quân cụ, 450 quân xa, 13 ngàn súng cá nhân, đại liên . . đây là trận đại phục kích, theo Việt Minh Pháp mất 8 ngàn quân, 3 ngàn 500 bị bắt làm tù binh.

           Nga Tầu công nhận chính phủ của Hồ Chí Minh  và chuyển vận vũ khí ồ ạt giúp họ Hồ, nhiều trại huấn luyện được dựng lên dọc theo biên giới, hàng ngày tầu hỏa chở hàng và hàng ngàn xe vận tải chở vũ khí qua biên giới cho Việt Minh, nhờ đó họ đã tổ chức được hơn 40,000 quân chính qui, bốn sư đoàn, năm 1947 Việt Minh có trên 100 ngàn quân kể cả du kích, năm 1948 họ thành lập được 32 tiểu đoàn chính qui, nhưng đến năm 1950 tăng vọt lên 127 tiểu đoàn, Hồ Chí Minh ban hành tổng động viên.  Cuộc chiến chuyển mình nay Việt Minh đã trở thành quân tốt cho Cộng Sản quốc tế núp dưới danh nghĩa giành độc lập.

          Bỏ Trung Hoa, Mỹ nay phải đương đầu với Trung Cộng một hiểm họa ghê gớm đang đe dọa nền an ninh của Á Châu, của cả Thế giới Tự do nên họ phải nhảy vào vòng chiến. Khi Mao chuyển vũ khí đạn dược ồ ạt giúp Việt Minh, cuối tháng 10-1950 Mỹ vội viện trợ quân sự cho Pháp 300 triệu đô la, hàng không mẫu hạm Mỹ chở tới Sài Gòn 40 máy bay Hellcat cho Pháp. Chúng ta thấy người Mỹ chỉ đổ tiền của, xương máu vào một cuộc chiến tranh nào khi nền an ninh của họ bị trực tiếp hay gián tiếp đe doạ. 

           Miền Bắc nước ta bỗng trở thành bãi chiến trường cho cuộc chiến tranh giữa Thế Giới Tự do và Cộng Sản Quốc tế do Mỹ và Trung Cộng đứng sau lưng. Các siêu cường Mỹ, Nga, Tầu mang danh nghĩa giúp Việt Nam giành độc lập nhưng người ta chỉ thấy họ đầu tư vào toàn là bom đạn và các thứ vũ khí giết người.

Quân đội Quốc Gia Việt Nam được thành lập cuối năm 1949, lương bổng do chính phủ trả tượng trưng còn lại do Viện trợ Mỹ đài thọ, các công sở Pháp được trao trả dần dần cho Việt Nam, dưới áp lực Mỹ Pháp đã phải trả độc lập từ từ. Năm 1950 khi Việt Minh bắt đầu thành  lập được nhiều đơn vị chính qui thì quân số của Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương tăng lên 239 ngàn người mà non nửa là người Pháp, còn lại là Đức, Châu Phi, bản xứ.

          Đầu năm 1950 Võ Nguyên Giáp được các cố vấn Hồng Quân Trung Hoa dạy cho lối đánh biển người, Giáp đích thân chỉ huy Đại đoàn 308 tháng 2-1950, cho 6000 người tấn công đồn Phố Lu, trong đồn chỉ có150 lính với bốn khẩu đại liên ở lô cốt. Giáp cho pháo kích rồi xung phong đợt này ngã gục đợt khác lại tiến lên, bốn khẩu đại liên bắn như mưa bấc đỏ cả nòng. Trận biển người không đạt được kết quả, mặc dù đã đẩy hằng hà sa số thanh niên vào chỗ chết nhưng vẫn không chiếm được đồn.

          Sau trận Cao Bắc Lạng Pháp hoảng quá, Thủ Tướng Réné cử tướng năm sao De Lattre de Tassigny đến Đông Dương cuối 1950, tăng thêm 18,000 quân xa, 2300 thiết giáp, 230 tầu chiến và giang đĩnh, 500 ngàn súng cá nhân, đại liên, 1,500 súng cối, 750 đại bác. De lattre cho xây cất gần một nghìn lô cốt đồn bót kiên cố đương đầu Việt Minh đang thừa thắng sông lên.

         Tháng 2-1951 Hồ Chí Minh bắt đầu chửi Mỹ, người bạn trước đây đã giúp Hồ nhiều khí giới để chống phát xít Nhật nay lại quay ra giúp Pháp, trong số các tay lãnh đạo Việt Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp tôn sùng Mao và lý thuyết quân sự Mao. Các đại đoàn 304, 308, 312 đã xâm nhập trung du Bắc Việt, đe dọa Hà Nội, trận chiến leo thang ác liệt, tính đến tháng 11 năm 1950 có 15 ngàn quân Pháp tử trận.
          
          Việt Minh bắt đầu đánh lớn, ngày 13-1 họ đánh đồn Bao Chúc gần Vĩnh Yên, chiếm được nhiều cao điểm quanh Vĩnh Yên, khi ấy Hà Nội coi như sắp mất, trận Vĩnh Yên diễn ra dữ dội. De Lattre trưng dụng máy bay lập cầu không vận tiếp tế cho Vĩnh Yên.

          Trận này Võ Nguyên Giáp chỉ huy theo chiến thuật biển người thí quân hằng hà sa số. Trận chiến không có cứu thương, hai bên chỉ lo bắn giết, thương binh bị bỏ lại quằn quại trên vũng máu cho tử thần. Giáp huy động sư đoàn 308, 312 hết lớp này đến lớp khác y như sóng người, đại liên Pháp bắn không xuể, hai bên bây giờ trộn trấu, Việt Minh đánh chia cắt 6,000 quân Pháp, 24 tiểu đoàn Việt Minh giáp mặt 3 liên đoàn Pháp.

         Trận đánh diễn ra thật ác liệt, De Lattre bỗng quyết định táo bạo tàn nhẫn mà không ai ngờ tới, ông cho tập trung 100 phi cơ ném 300 quả bom săng lửa napalm xuống giữa trận tuyến thí quân cả hai bên, lửa đỏ rực cả một góc trời, một biển lửa kinh khủng để lại hàng đống xác cháy thui. Trong trận này Việt Minh mất 6 ngàn người, 500 bị bắt làm tù binh,  Giáp và cố vấn Tầu cũng không ngờ De Lattre chơi bạo đến thế, đồ tể Giáp lại gặp tên cuồng sát De Lattre.  

          Sau khi đã bổ sung quân số và trang bị lại đầy đủ Giáp dùng các Sư đoàn 308, 312, 316 tấn công Mạo Khê đe dọa Hải Phòng, lực lượng Pháp gồm 400 lính Thổ. Các đợt xung phong biển người của Việt Minh hết lớp này đến lớp khác, mặc dù đã hy sinh mấy ngàn bộ đội nhưng vẫn không chiếm được mục tiêu.

         Trận sông Đáy kéo dài trên một phòng tuyến 80 cây số, gần một tháng trời, Đại đoàn 308 đánh Ninh Bình, 304 đánh Phủ Lý,  320 đánh Phát Diệm, trận đánh diễn ra dữ dội, Pháp chết và bị thương gần 1000 người, Việt Minh để lại khoảng 350 xác chết, 200 súng ống đủ các loại.

         Trận Yên Cư Hạ diễn ra trên mấy ngọn đồi thuộc nam Bắc Việt đầu tháng 6-1951 Sư  đoàn 308 Việt Minh đánh biển người chiếm được hai pháo đài, năm giờ sáng Pháp đến cứu viện, Việt Minh bỏ lại 200 xác chết, các đợt xung phong biển người không hạ đươc đồn.

Toàn bộ chiến dịch bờ sông Đáy Việt Minh tổn thất khoảng 10 ngàn người, phía người Pháp cho biết họ bị thiệt hại bằng một phần tư. Tháng 10-1947, hai tiểu đoàn nhẩy dù Pháp khoảng 1100 người nhẩy xuống Bắc Cạn trúng tổng hành dinh Hồ Chí Minh bắt hụt bộ tổng tham mưu trong gang tấc, nay tháng 6-1951 Pháp lại nhảy dù đột kích chợ Cháy và lại bắt hụt Hồ Chí Minh lần nữa.

          De Lattre đã đánh bại Võ Nguyên Giáp liên tiếp mấy trận, ông đã cứu Bắc Việt thoát khỏi sụp đổ trước các cuộc tấn công thí quân điên cuồng của Việt Minh. Mặc dù bị thiệt hại nặng nề về quân số, đẩy bao nhiêu thanh niên vào họng súng đại liên mà vẫn không chiếm được mục tiêu nhưng các trận thí quân ấy lại đạt thắng lợi về tâm lý, nó cho thấy quyết tâm đánh thí mạng của Việt Minh tới thắng lợi cuối cùng. Người Pháp bắt đầu run sợ biết rằng từ nay sẽ phải đương đầu với những cuộc xung phong đẫm máu của đối phương. Mặc dù chính phủ và quân đội Quốc Gia đã được thành lập và được nhiều người theo về nhưng quân Pháp quá tàn ác, khi hành quân vào làng chúng cướp bóc, hãm hiếp, đốt nhà, bắn giết dã man đã đẩy người ta về phía Việt Minh, Pháp thất bại về chính trị nhiều hơn là quân sự.
       
          Đầu năm 1952 tướng năm sao De Lattre chết tại Pháp vì bệnh ung thư, Salan lên thay ông trong chức vụ tư lệnh Đông Dương.   Chiến sự ngày càng ác liệt hơn, người Pháp ngày càng ghê sợ, chán ghét cuộc chiến tranh Đông Dương trước một kẻ thù liều lĩnh cố đấm ăn xôi, thí quân kinh khủng.

         Nhiều người trách Quốc Trưởng Bảo Đại và các vị thủ tướng đã không tranh đấu đòi độc lập vẹn toàn, chính phủ chỉ là bù nhìn, nhưng thực tế cho thấy muốn đòi độc lập hoàn toàn  không phải dễ vì từ 1950 chiến tranh đã leo thang dữ dội. Việt Minh được Trung Cộng viện trợ ồ ạt đã dần dần làm chủ chiến trường, chúng ta vẫn phải dựa vào sự bảo vệ của quân đội Pháp, dù có đòi được độc lập cũng không thể giữ được, ta sẽ bị Việt Minh tiêu diệt ngay, người ta chỉ biết chê mà không nhìn nhận sự thật.  Quốc Trưởng và các nhà cầm quyền đã xây dựng và để lại được cho đời sau những thành quả.

          Quân đội Quốc Gia Việt Nam được thành lập và phát triển nhanh, năm 1950 mới có 5 tiểu đoàn, năm 1951 tăng lên 26 tiểu đoàn, năm 1953 lên 6 sư đoàn gồm 167 ngàn binh sĩ và 3500 sĩ quan, lương bổng do chính phủ trả tượng trưng một ít còn lại do Mỹ đài thọ. Cấp chỉ huy được đào tạo tại các trường võ bị, trường Võ bị liên quân Đà Lạt khai giảng 5-11-1950, trường Quân Y thành lập 7-8-1950, trường Không Quân thành lập 24-6-1951, trường Hải Quân từ 1-1-1952.  Các tổ chức quân sự khác cũng được thành lập như Toà Án Quân Sự ngày 22-11-1951, Bộ Tổng Tham Mưu 12-4-1952, nhiều luật lệ quân sự được ban hành : Qui chế Quân đội Dụ số 1 ngày 30-1-1051, Bộ Quân Luật Dụ số 8 ngày 14-4-51, Chế độ Quân dịch  Dụ số 29 ngày 29-6-1953…
        




Nguyễn Đăng Khôi
Site Admin


Joined: 26 Mar 2006
Posts: 5814
Location: Khỉ ho cò gáy




Tổ chức Tư pháp và các Toà án Việt nam do Dụ số 4 ngày 18-10-1949, Qui chế các thẩm phán, do các Sắc lệnh ngày 1-12-1950, Toà án Hành chánh được thiết lập từ 5-1-1950.
        Hành chánh địa phương: Các Hội đồng đô thành, thành phố và thị xã được tổ chức từ 1952.
        Các tổ chức chuyên môn hành chánh như Viện thống kê ngày 10-12-1949, Việt Nam thống tấn xã ngày 22-1-1951, Quốc gia kiến ốc cục 15-6-1951, Sổ số kiến thiết Quốc gia 16-8-1951, Sở Du lịch Quốc gia 5-6-1951, Công ty hàng không 30-10-1951, Trường Quốc Gia Hành chánh 7-4-1952.
         Giáo dục văn hoá: Trường Đại Học Văn Khoa, Sở Bảo tồn cổ tích ngày 4-1-1950, Trường Cao đẳng sư phạm 16-1-1950.
         Kinh tế xã hội. Bộ Luật Lao động ban hành ngày 10-7-1952, Bộ luật cải cách điền địa ngày 4-6-53.
         Qui chế nghiệp đoàn 16-11-1952; Qui chế Công chức Quốc gia Dụ số 9 ngày 14-7-1950; Qui chế các Hiệp hội Dụ số 10 ngày 6-8-1950; Qui chế Thể thao thanh niên Sắc lệnh 53 ngày 17-6-1950; Qui chế Hàng hải Dụ số 6 ngày 19-4-1951; Bộ luật thuế trực thu, gián thu Dụ số 4 ngày 13-4-1953….
        Từ tháng 7-1949 đến tháng 7-1954 Quốc gia Việt Nam đã có 8 chính phủ và 5 vị Thủ tướng .
         Chính phủ Bảo Đại Từ 1-7-1949 đến 22-1-1950, hơn 6 tháng
         Chính phủ Nguyễn Phan Long từ 22-1-1950 đến 6-5-1950, hơn 3 tháng
         Chính phủ Trần Văn Hữu từ  6-5-1950 đến 21-2-1951, hơn 9 tháng.
         Chính phủ Trần Văn Hữu từ 21-2-1951 tới 7-3-1952, hơn 12 tháng 
         Chính phủ Trần Văn Hữu 7-3-1952 tới 25-6-1952 hơn 3 tháng
         Chính phủ Nguyễn Văn Tâm từ 25-6-1952 tới 8-1-1953, hơn 6 tháng
         Chính phủ Nguyễn Văn Tâm từ 8-1-1953 tới 11-1-1954, hơn 12 tháng.
         Chính phủ Bửu Lộc từ 11-1-1954 tới 7-7-1954, hơn 5 tháng.
         Trong khoảng năm năm có quá nhiều chính phủ như vậy bất lợi cho đất nước đang trong tình trạng chiến tranh nghiêm trọng. 
         Cuộc chiến tranh Đông Dương ngày càng mở rộng ác liệt tại miền Bắc, lực lượng Việt Minh ngày càng hùng hậu vì được Tầu cung cấp vũ khí dồi dào lại thêm một kho nhân lực vô tận, dù bị tổn thất về nhân mạng nhưng họ vẫn làm chủ chiến trường. Tướng Salan lên thay De Lattre mất tinh thần đã dự định rút xuống dưới vĩ tuyến thứ 16 bỏ miền Bắc nay đã bị Việt Minh làm cho ung thối. Người Pháp biết không thể thắng Việt Minh trong cuộc chiến tranh dai dẳng cố đấm ăn xôi này, dân Pháp đa số đều quá chán ghét cuộc chiến tranh Đông Dương và muốn rút lui  càng sớm càng tốt vì nó đã gây biết bao tốn kém tiền bạc và thiệt hại nhân mạng. Việt Minh chấp nhận thí quân năm đổi một hoặc mười đổi một để giết cho nhiều người Pháp hòng gây áp lực với phe chống chiến tranh tại Pháp. Ngày 28-5-1953 Tướng Navarre được cử sang làm tư lệnh quân viễn chinh Pháp, mỗi tư lệnh có một kế họach khác nhau.
         Navarre nói nhận viện trợ quân sự của Mỹ là mất chủ quyền, người Pháp bi quan nghĩ rằng dù thắng trận cũng mất Đông Dương vì nay chi phí quân sự đa số do Mỹ đài thọ, năm 1950 quân viện của Mỹ cho Pháp là 17% nhưng đến năm 1954 tăng lên tới 75%, tổng số quân Đông Dương gồm 444,000 người, lính Pháp và Bắc Phi 125,000, lính bản xứ và Quân Đội Quốc Gia  320,000, không quân có 550 máy bay đủ các loại, hải quân 390 tầu chiến, nhưng chủ lực quân vẫn thua Việt Minh. Giữa năm 1953 chủ lực quân Pháp có khoảng 170 ngàn người nhưng đã bị du kích cầm chân ở trung châu mất 100 ngàn nên thiếu quân di động
          Người Pháp đã chuẩn bị Việt Nam hóa chiến tranh, giao lại chiến trường cho Quân Đội Quốc Gia nhưng trang bị còn yếu kém chưa đủ sức chống lại Việt Minh. Trước tháng 10 năm1953 không ai nghĩ Việt Minh có thể đánh lớn. Navarre không có kinh nghiệm nhiều về chiến tranh Đông Dương, ông đưa kế hoạch trấn đóng Điện Biên Phủ ngăn chận Việt Minh qua Ai lao, cầm chân chủ lực Việt Minh và ngăn chận đường tiếp tế từ Trung Hoa. Điện Biên Phủ là một khu lòng chảo có núi đồi bao quanh cách xa Hà Nội 300 cây số.
         Việt Minh buộc phải lâm trận vì nếu không sẽ tuyệt đường sinh lộ, họ chuyển quân ngày đêm đến chuẩn bị cho chiến dịch vĩ đại. Chủ Lực quân Việt Minh gồm khoảng năm Sư đoàn cỡ 60 ngàn người chưa kể du kích và địa phương quân, nhiều vũ khí nặng, 36 khẩu cao xạ, khoảng 150 đại bác và súng cối. Lực lượng Pháp gồm 15 ngàn người đa số là lính nhảy dù, trong số đó 4,500 là lực lượng không tác chiến. De Castries nhử cho Việt Minh xuống lòng chảo để tóm gọn hết. Người Pháp đã phạm một sai lầm trầm trọng là khai quang lòng chảo nên Điện Biên Phủ đã thành miếng mồi ngon cho pháo binh Việt Minh từ trên các ngọn đồi núi xung quanh bắn xuống.

          Ngày 13-3-1954 lúc 5 giờ chiều trận tấn công bắt đầu. Trận này Việt Minh dốc toàn lực đánh Pháp để lấy ưu thế tại bàn hội nghị Genève bắt đầu họp từ ngày 26-4. Điện Biên Phủ là cuộc thí quân kinh hoàng nhất. Trận kết thúc lúc một giờ sáng 7-5-54, phía Việt Minh bị tổn thất khoảng 25 ngàn người, vào khoảng  gấp 6 lần Pháp để đổi lấy chiến thắng, Pháp chết khoảng trên 4,000 và 8,000 người bị bắt làm tù binh, chỉ có một phần ba sống sót khi được trao trả.
         Trận Điện Biên Phủ thực ra chỉ là một địa ngục trần gian ghê tởm, một nấm mồ vĩ đại chôn vùi hơn hai chục ngàn thanh niên yêu nước, Pháp thua vì đã khinh địch, không ngờ hỏa lực và nhân lực của Việt Minh mạnh đến thế.     
         Hai tháng sau khi Điện Biên thất thủ, ông Ngô Đình Diệm được Quốc Trưởng bổ nhiệm chức vụ Thủ tướng thay ông Bửu Lộc. Ông Diệm lên chấp chánh vào ngày 7-7-1954, ở trong Nam ra Hà Nội được người ta tiếp đón trọng thể, ông ra vội vàng, tiếp xúc một ít người rồi lại vào Sài Gòn. Thủ Hiến Nguyễn Hữu Trí nói ông Diệm là người đạo gốc, thanh liêm, đức độ, mấy đời thờ nhà Nguyễn.

          Ngày 20-7-1954 hai phái đoàn Việt Minh và Pháp đã ký kết hiệp định chia đôi đất nước tại Genève thủ đô của Thụy Sĩ.  Cuộc chiến tranh đã khiến cả Pháp lẫn Hồ mệt mỏi và cùng muốn nghỉ tay. Trong 8 năm chiến tranh nước Pháp đã thay 19 chính phủ mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề Đông Dương. Hai bên mệt mỏi đã cùng đến Genève để tìm giải pháp hoà bình. Hội nghị khai mạc từ 26-4-1954 để giải quyết chiến tranh Đông Dương và Triều Tiên.
            Hai bên Việt Minh và Pháp đã ký kết hiệp định vào ngày 20-7-1954 đình chiến tại Việt, Mên, Lào. Nước Việt Nam được chia đôi từ vĩ tuyến thứ 17, lấy sông Bến Hải làm ranh giới phân chia hai miền Nam Bắc, dân chúng hai bên được quyền di cư vào Nam, ra Bắc theo ý muốn, thời hạn di cư  là 300 ngày. Phái đoàn Mỹ và Quốc Gia Việt Nam không ký vào bất cứ văn kiện nào của hiệp định. Việt Minh và Pháp sẽ họp nhau ở Trung Giá để thi hành hiệp định.

          Năm 1953 thủ tướng Nguyễn Văn Tâm theo đường lối của Quốc Trưởng lên tiếng đòi đổi qui chế Liên Hiệp Pháp, triệu tập Quốc dân đại hội các tôn giáo Cao Đài, Hoà Hảo, Thiên Chúa Giáo đòi rút ra khỏi Liên Hiệp Pháp, đòi độc lập, gây căng thẳng tình hình Việt Pháp. Đầu năm 1954 thủ tướng Bửu Lộc lên thay, hồi ấy một phần nhờ Mỹ thúc ép Pháp, sau mấy tháng vận động Thủ Tướng  đã ký với Pháp hai hiệp ước ngày 4-6-1954 thu hồi độc lập với chủ quyền hoàn  toàn, ông đã làm tròn sứ mạng Quốc Trưởng giao phó. Chính phủ Bửu Lộc cũng đã phải đương đầu một cách vô vọng với âm mưu quốc tế chia đôi đất nước tại hội nghị Genève. Đến 20-7 thì đất nước bị chia đôi, nền độc lập hoàn toàn từ chỉ vẻn vẹn có 46 ngày.

          Chiến tranh đã chấm dứt, quân Pháp tử trận 100 ngàn người, 75 ngàn bị thương, 30 ngàn bị bắt làm tù binh nhưng chỉ có một phần ba ống sót. Việt Minh không công bố số thiệt hại nhưng thường là gấp  bốn lần, vào khoảng mấy chục vạn người, kể cả thường dân và lính Quốc Gia thì tổng cộng cũng phải trên dưới nửa triệu người mạng vong trong cơn khói lửa, nửa triệu người chết cho một cuộc chiến tranh vô ích.

         Sang năm 1954 Bảo Đại sang Pháp và ở luôn bên ấy, trở về làm Quốc Trưởng năm 1948 ông nghĩ rằng có thể đem lại hoà bình, hạnh phúc cho quốc dân, nhưng chiến tranh ngày càng mở rộng, đổ máu quá nhiều nên ông ngao ngán và bỏ bê việc nước rồi sa ngã vào vòng tửu sắc, tứ đổ tường, mọi việc chính sự giao hết cho tân Thủ Tướng. Ông Diệm được Bảo Đại trao toàn quyền hành động, là người cương quyết khác hẳn đường lối mềm dẻo như các Thủ tướng tiền nhiệm. Ông Diệm chủ trương thoát ra khỏi Liên Hiệp Pháp để liên kết trực tiếp với Mỹ, khác hẳn đường lối Bảo Đại. Vừa lên chấp chánh, Thủ Tướng đã gạt bỏ những người mà Quốc Trưởng tin dùng như ba vị Thủ Hiến ba kỳ, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng tham mưu trưởng, Hinh đòi dùng vũ lực lật đổ chính phủ kết án ông Diệm độc tài, sau Pháp và Bảo Đại phải đưa Hinh về Pháp tháng 11-1954.

          Thủ tướng Ngô Đình Diệm được sự thuận lợi may mắn đang không làm chủ một đất nước đã được Pháp trao trả độc lập hoàn toàn trên nguyên tắc, nhưng trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn trước tình trạng sứ quân chia năm sẻ bẩy, nào Bình Xuyên, Cao Đài, Hoà Hảo. Trước đây Pháp đã giúp các lực lượng giáo phái võ trang chống Việt Minh, tích cực giúp đỡ Bình Xuyên, một đảng cướp lớn đóng đô tại Sài Gòn Chợ Lớn. Ông Diệm chủ trương quân sự, hành chánh, tài chánh phải thống nhất, sáp nhập các lực lượng võ trang giáo phái vào quân đội Quốc Gia, chấm dứt tình trạng sứ quân.

        Tháng một năm 1955 Thủ tướng cho lệnh đóng cửa các ổ cờ bạc Đại Thế Giới Kim Chung, xóm Bình Khang nhà chứa Vườn Lài của Bình Xuyên chấm dứt nhiệm vụ của ông Nguyễn Đệ, chánh văn phòng của Quốc Trưởng. Mặc dù chính phủ đã bồi thường cho Bình Xuyên một ngân khoản khổng lồ nhưng Bẩy Viễn vô cùng căm giận tìm cách lật đổ Thủ Tướng, các giáo phái bắt đầu bất mãn với chính phủ vì ông Diệm không chịu cấp ngân khoản cho họ như dưới thời Pháp thuộc.
         Từ đấy Bình Xuyên, Cao Đài, Hoà Hảo liên kết với nhau thành lập Mặt trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia ngày 21-3-1955 gồm các ông Đức Hộ Pháp Phạm Công tắc, các Tướng Trần Văn Soái, Nguyễn Thành Phương, Lê văn Viễn, Lâm Thành Nguyên, Lê Quang Vinh, Trịnh Minh Thế. Mặt trận yêu cầu chính phủ phải cải tổ nội các, ông Diệm rất nản lòng khi thấy tình hình phức tạp, chính phủ của ông như trứng đứng đầu gậy, lúc này chính sự rối bời y như dưới thời Đông Chu Liệt Quốc. Cuối tháng 3-1955 Bình Xuyên được Pháp xúi dục gây hấn  bắn vào trại nhẩy dù Trần Hưng Đạo, pháo kích Dinh Độc Lập khiến cho ông Diệm suýt chết vì một trái nổ ngay trong phòng làm việc.

         Khi Thủ Tướng  gạt bỏ những người đã được Quốc Trưởng tin dùng, Quốc Trưởng bèn chế ngự đòi mở rộng chính phủ vì lý do đại đoàn kết, Thủ Tướng lại muốn sáp nhập các lực lượng riêng, đảng  phái vào Quân Đội Quốc Gia.
        Từ 1955 không khí ngày càng căng thẳng , cái hố ngăn cách giữa Quốc Trưởng và Thủ Tướng ngày càng sâu, cuộc xung đột bắt đầu bằng tuyên bố, thông điệp, điện văn giữa hai nhà lãnh đạo, các phe liên hệ ùa theo. Bảo Đại bênh vực Bẩy Viễn vì cùng trong phe nhóm của thực dân nhất là Viễn lại cung cấp tiền tài cho ông ăn chơi, cờ bạc.

         Trong khi Bình Xuyên đang gây hấn, chiến sự sắp bùng nổ thì Quốc Trưởng triệu hồi Thủ tướng về Pháp để cất chức ông, Ngô Đình Diệm bèn triệu tập hội nghị các nhân sĩ và chính đảng gồm mười tám chính đảng và mấy chục nhân sĩ để tham khảo ý kiến. Các đảng phái, nhân sĩ đều nhiệt liệt ủng hộ Thủ Tướng, ba tổ chức lớn nhất là Dân Xã, Hoà Hảo mà bí thư là Nguyễn Bảo Toàn, Việt Nam Phục Quốc Hội, Cao Đài mà đại diện là Hồ Hán Sơn và Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến của Trịnh Minh Thế, họ thành lập Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng, Hội nghị đòi truất phế Bảo Đại, ai nấy vô cùng bất mãn trước quyết định của ông vua vong bản này.

         Mặc dù Thủ Tướng bị Bình Xuyên và các giáo phái gây hấn, bị Quốc Trưởng áp lực và Pháp giật giây đàn em tay sai, nhưng ông Diệm cũng rất may lại được các đảng phái Quốc Gia yêu nước hết sức ủng hộ, yểm trợ tinh thần và sức mạnh. Giữa tháng 2-1955 Thiếu tướng Trịnh Minh Thế đem 8,000 quân, và cuối tháng 3-1955 trung tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương đem 5,000 quân về hợp tác với chính phủ. Ngoài ra ông Diệm còn được người Mỹ ngầm ủng hộ nên Pháp không dám ra tay mặc dù quân Pháp vẫn còn đóng đầy ra tại Sài Gòn. Tình hình ngày càng rối ren, Pháp cương quyết thanh toán Ngô Đình Diệm cho dù ông từ chức Thủ Tướng. Tứ bề thọ địch, bị dồn vào thế cưỡi cọp nên ông Diệm phải liều mạng đánh tới cùng. Khi chiến tranh sắp xẩy ra, Pháp kéo 30 ngàn quân và mấy trăm xe thiết giáp vào Sài Gòn nói là để bảo vệ kiều dân nhưng thực ra để hậu thuẫn cho Bẩy Viễn.

         Ngày 26-4-1955 ông Diệm cách chức Lai Văn Sang, Tổng giám đốc cảnh sát, người của Bình Xuyên và cử Đại Tá Nguyễn Ngọc Lễ lên thay, Sang không chịu xuống, Nguyễn Ngọc Lễ phải sang Đa Kao lập trụ sở mới. Ngày 28-4-1955 súng nổ đạn bay giữa Sài Gòn Chợ Lớn, Đại tá Đỗ Cao Trí tư lệnh Nhẩy Dù bèn hạ lệnh tấn công, lực lượng Bình Xuyên toàn bộ có 5 tiểu đoàn Công an xung phong nhưng chỉ toàn là bọn đầu trộm đuôi cướp không biết trận mạc bao giờ, thấy súng nổ thì chạy như vịt ngay. Trước khi tháo chạy về Gò Công, chúng pháo kích khu Nancy Chợ quán, hằng ngàn nhà bị cháy, 500 người chết.

         Mấy tháng sau Thủ Tướng cử Đại tá Dương Văn Đức mở chiến dịch Đinh Tiên Hoàng đánh Năm Lửa , Ba Cụt. . thống nhất miền Nam. Khi Bình Xuyên gây chiến dữ dội, Bảo Đại triệu hồi ông Diệm sang Pháp để cách chức, Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng đưa ra quyết nghị truất phế Bảo Đại, giải tán chính phủ Ngô Đình Diệm và ủy cho ông Diệm thành lập chính phủ cách mạng lâm thời, tổ chức tổng tuyển cử, thành lập chế độ Cộng Hoà. Ngày 18-10-1955 ông Bảo Đại từ thành phố Cannes bên Pháp ra sắc lệnh chấm dứt nhiệm vụ ông Diệm nhưng văn kiện đã chẳng được ai chú ý.

        Ông Diệm sẵn uy tín đã có bèn cho báo chí sửa soạn dư luận, chửi rủa Bảo Đại bán nước theo Tây .. rồi cho tổ chức Trưng Cầu dân ý ngày 23-10-1955 truất phế Bảo Đại lên làm Tổng Thống, tuyên bố thành lập nền Cộng Hoà tuy chưa có Hiến Pháp. Mặc dù ông Diệm đắc cử với số phiếu tối đa 96% nhưng nói về nguyên tắc dân chủ cuộc Trưng cầu dân ý chưa đủ để đưa ông Diệm lên làm Tổng thống mà phải qua một cuộc Tổng tuyển cử nhưng phần vì người dân hồi ấy chưa có ý thức nhiều về Dân chủ, Cộng hoà, phần vì thấy ông Diệm là người yêu nước nên họ cũng không có biểu hiện gì chống đối. Ông Diệm được Bảo Đại trao toàn quyền được khoảng mười tháng từ ngày 7-7-1954 đến cuối tháng 4-1955 thì sự bất đồng ý kiến giữa hai nhà lãnh đạo đã đến chỗ gay go và cuối cùng đưa tới cuộc chiến một mất một còn sau hơn một năm trao quyền.

           Bảo Đại đã phạm vào nhiều sai lầm, ông dựa vào Thực dân Pháp trong khi Pháp đã hết thời, năm 1954  có tới 75% chi phí quân sự là của Mỹ. Pháp đã trao trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam từ ngày 4-6-1954 rồi ký Hiệp định Genève ngày 20-7-1954 để rút quân đâu còn quyền hành gì để hậu thuẫn cho Bảo Đại. Ông Diệm đã chủ trương thoát ra khỏi Liên Hiệp Pháp, hất cẳng thực dân để đi với Mỹ, đã được Mỹ đứng sau lưng nên cái thế thua, được đã quá rõ ràng. Vả lại Bảo Đại đã hoàn toàn mất lòng dân, bị các đảng phái Quốc gia chống đối khi ông đã tỏ ra theo Tây bán nước, bênh vực Bẩy Viễn vì hắn cung cấp tiền cho ông đánh bạc, từ bao lâu nay họ đã quá chán ghét thực dân và thù ghét tên tướng cướp đại gian đại ác này.
           Sách Mạnh Tử nói “Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhân hoà”, thầy Mạnh giảng nghĩa: Kẻ địch lân bang cất quân sang đánh nước ta thì chúng có Thiên thời, ta có núi non hiểm trở, thành cao, lũy sâu là ta có địa lợi, ta có hào sâu, lũy cao nhưng quân sĩ thấy kẻ địch tới bèn quăng gươm giáo chạy là vì ta không có nhân hoà tức không được lòng người. Cách đây hai ngàn năm trăm năm người ta đã đặt lòng dân lên hàng đầu, làm chính trị mà thất nhân tâm thì vạn sự bất thành.
          Chế độ quân chủ hoàn toàn chấm dứt, một trang sử mới được dở qua, miền Nam đã chuyển qua chế độ Cộng Hoà. Ông Đoàn Thêm có nhận định về sự kết thúc ấy như sau.
         “ Nên cuộc Trưng cầu dân ý, dù có hay không, ngay thẳng hay lắt léo, cũng không thể nào đảo ngược hộ ông một thế cờ đã bí.
         Năm 1948, ông là hiện thân của một sự tất yếu lịch sử (une nécessité historique). Song cũng như mọi con người của mọi thời cuộc, ông không thể tồn tại khi xứ sở chuyển sang giai đoạn khác: rồi đến lượt người sau cũng vậy.”

          Những người chỉ trích Ngô Đình Diệm đã kết án ông là kẻ tráo trở, bề tôi phản chủ, ăn cháo đá bát khi tuyên thệ nhậm chức Thủ Tướng, ông Diệm đã quì dưới chân Đức Kim Thượng thề trung thành với nhà Nguyễn, giữ ngôi cho Hoàng Tử Bảo Long, gia đình ông Diệm đã ba đời là bầy tôi thờ nhà Nguyễn thế mà bây giờ đã ngang nhiên truất ngôi vua lên làm Tổng thống. Nếu nói ông Diệm là kẻ phản chủ thì cũng hơi quá đáng vì thời nay quan niệm trung quân ái quốc không còn nữa, vả lại Quốc Trưởng đã say đắm tửu sắc tỏ ra là người bất xứng. Tháng 7-1954 đất nước ngửa nghiêng, quân Pháp rút đi, Việt Minh sắp tới tiếp thu mà Ngài vẫn cứ thảnh thơi bên nước Đại Pháp, Thủ Hiến Nguyễn hữu Trí gửi công văn trình Ngài về lo việc nước  Ngài chỉ trả lời tân Thủ Tướng sẽ giải quyết,  nay Ngài đã lộ rõ bộ mặt theo Tây bán nước, hại dân chẳng còn xứng đáng ở ngôi trên nữa.

          Nhiều người ca ngợi Ngô Đình Diệm và  đã bênh vực cho ông, kẻ thì nói việc truất phế Bảo Đại không phải do ông mà tại Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng đề ra, ông Diệm vẫn còn trung thành với nhà Nguyễn, gia đình ông Diệm đã ba đời thờ nhà Nguyễn. Người thì bảo việc truất phế Bảo Đại không phải do ông Diệm mà do người Mỹ, nay nhiều hồ sơ bí mật  đã được giải mã, việc truất phế  là một việc tiền định chứ không phải tại ông Diệm. Những lời biện minh bênh vực trên thực ra không cần thiết vì việc Truất phế cũng là một tất yếu lịch sử như việc đưa Ngài về trị vì năm 1948, nay Quốc Trưởng đã đi đôi với tên tướng cướp, theo Tây thì không còn được coi là Quốc Trưởng mà chỉ là một tên Việt gian bán nước, truất phế kẻ phản dân hại nước là một hành động hợp thời, hợp lý.

          Ông Bảo Đại đã biết lập trường ông Diệm khác với lập trường của mình, Bảo Đại thân Tây, ông Diệm chủ trương thoát ra khỏi Liên Hiệp Pháp để đi thẳng với Mỹ, nhưng vẫn trao toàn quyền cho ông Diệm tháng 7-1954 vì nghĩ rằng dù bất đồng chính kiến nhưng ông Diệm không dám chơi bạo soán ngôi. Người Mỹ đã soăn soe muốn trực tiếp viện trợ cho Quốc Gia Việt Nam từ mấy năm trước nhưng vì hồi ấy địa vị Pháp còn mạnh nên Mỹ chưa xen vô được, nay Pháp đã hết thời, lịch sử đã chuyển sang một giai đoạn khác.

          Theo thiển ý của chúng tôi không phải tất cả những hồ sơ giải mật là đúng sự thật, nhiều người đã quá quan trọng hóa việc giải mã hồ sơ bí mật, cho rằng đó là sự thật 100%. Việc truất phế Bảo Đại một phần do quần chúng, các đảng phái, một phần do người Mỹ và nhất là ông Diệm đã ngầm chủ trương từ đầu, ngay sau khi lên chấp chánh ông đã dần dần loại bỏ những người Quốc Trưởng tin dùng để đưa những người thân cận thay vào. Nhìn lại các biến cố lịch sử cận đại ta sẽ thấy rằng người Mỹ chỉ lật đổ được một chế độ khi họ đã được người dân ủng hộ, như việc họ truất phế được Bảo Đại 1955 và lật đổ được ông Diệm 1963 khi cả hai chế độ đã đi tới chỗ hoàn toàn mất lòng dân, cực kỳ thối nát. Một mình người Mỹ không thể đảo ngược lịch sử, họ luôn luôn ném đá dấu tay, dựa vào quần chúng, họ chờ cho cả hai chế độ đi tới chỗ thối nát rữa ra rồi mới ra tay lật đổ.
          Sự việc truất phế Bảo Đại như đã trình bày thể hiện ý muốn toàn dân, ý dân là ý trời nhưng nhiều người cũng chê bai ông Diệm đã cho báo chí chửi bới Bảo Đại thậm tệ, Thiếu Tướng Hoàng Lạc trong cuốn Những Sự Thật Chưa Hề Được Nhắc Tới cho rằng ông Diệm đã cho báo chí bôi nhọ Bảo Đại một cách bỉ ổi, chúng tôi còn nhớ báo đăng một bức hí hoạ vẽ bà Nam Phương Hoàng Hậu khóc với Bảo Đại bằng mấy câu nham nhở.
          “Đêm bao nhiêu gái cũng vừa.
          Vì nghe lời Thực lên cơ hội này”
          Một bức khác vẽ hình ông Bảo Đại mặc quần lót ôm một bà đầm ăn mặc hở hang với một câu mỉa mai.
          “Dân vi quí hay dâm vi quí”
         Người ta còn làm văn tế sống Bảo Đại câu trên câu dưới đối nhau chan chát như.
       
          “Nhớ người xưa Thụy chính là tên, Nguyễn kia là họ
          Mặt lợn tai dơi, mình người bụng bọ.
              . .  .  .  .  .  .  .
          Dưới váy con đĩ cô hầu có nhìn đâu buổi thế giới phân hai,
          Vùi đầu đám bạc, quân bài có biết đâu khi quốc gia xẻ nửa.
          Mặt lợn ỉ u mê quá xá mặc thây tổ quốc nguy nan,
          Quân mèo đường lêu lổng chốn cùng chối kệ giang sơn nghiêng ngửa
             .  .    .  .  .  . 
          Ông Diệm đã tự hạ giá mình, hạ giá chế độ của ông khi cho bôi nhọ Bảo Đại một cách hạ cấp như vậy, Bảo Đại đã mất lòng dân  hà tất phải dùng những lời lẽ nhơ bẩn để thoá mạ một người ngã ngựa.

         Ông Bảo Đại ăn chơi bỏ bê việc nước tuy nhiên có một số cá tính khác biệt với các chính trị gia sau này, trước hết ông là người nhân đức, không phải là một chính trị gia cần phải cương quyết đôi khi phải cứng rắn, biết là không làm được nên đã giao toàn quyền cho ông Diệm. Để tránh đổ máu cho nhân dân nên ông đã thoái vị năm 1945, năm 1955 ông ngăn cản Thủ tướng Diệm dùng vũ lực để thống nhất miền Nam một phần cũng vì muốn tránh đổ máu cho nhân dân. Từ thời còn ngồi trên ngai vàng trước 1945 và sau này trở về làm Quốc Trưởng 1948 chưa bao giờ nghe nói ông cho lệnh đàn áp, bắt bớ, tra tấn, giết hại ai như các chính phủ sau này. Bảo Đại không tham quyền cố vị, khi cần hy sinh sẵn sàng từ bỏ địa vị không như các chính quyền kế vị ông khi bị nhân dân chống đối biểu tình đầy đường đầy chợ vẫn cứ ngồi lì ra không chịu xuống. Ông không đưa người trong Hoàng Tộc, anh em thân thuộc vào trong chính quyền.
         Năm 1955 ông Bảo Đại bị coi như Việt gian, theo Tây, bán nước đó là điều không ai phủ nhận, con người làm lên lịch sử đã có sự mâu thuẫn, nếu ngược dòng thời gian sáu năm về trước chúng ta sẽ thấy Giải pháp Bảo Đại là một tất yếu lịch sử đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp cho chính thể Quốc Gia. Như đã trình bầy ở trên Bảo Đại là người đầu tiên gây dựng lên chính quyền Quốc Gia Việt Nam có thể coi như một vị khai quốc công thần. Các vị Thủ Tướng chính phủ Quốc Gia Việt Nam cũng đã có công tranh đấu cho nền độc lập bằng ngoại giao với Pháp như đã trình bầy ở trên nhưng sau này, dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà tất cả đều bị coi là tay sai thực dân, bán nước vì dậu đổ bìm bìm leo, được làm vua, thua làm giặc.
         Ông Ngô Đình Diệm truất phế Bảo Đại thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hoà, ông Diệm có công thống nhất miền Nam, dẹp được loạn sứ quân, giữ vững được miền Nam cuối thập niên 50. Chế độ đã thực hiện được nhiều việc tốt đẹp trong những năm đầu nhưng rồi cũng lại đi vào vết xe đổ của ông Bảo Đại, thối nát mất lòng dân và cuối cùng sụp đổ tan tành, thê thảm.
                     Trọng Đạt
       
           Tài Liệu Tham Khảo
 
 Trần Trọng Kim: Một Cơn Gió Bụi
 Hoàng Văn Chí: Từ Thực Dân Đến Cộng Sản. Chân Trời Mới, 1965.
 Cao Thế Dung: Việt Nam Ba Mươi Năm Máu Lửa, Alpha 1991.
 Đoàn Thêm: Những Ngày Chưa Quên, Quyển Thượng (1939-1954), Quyển Hạ(1954- 
                       1963), Xuân Thu 2000.
 Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Nam Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc  
                      Tới, Texas 1990.
 Lâm Lễ Trinh: Về Nguồn, Thuỷ Hoa Trang, 2006.
 Phan Thứ Lang: Bảo Đại, Vị Vua Triều Nguyễn Cuối Cùng, Nhà xuất bản Công An
                       Nhân Dân, 1999.
Vũ Ngự Chiêu: Phía Bên Kia Cuộc Cách Mạng 1945, Đế Quốc Việt Nam 3-8-1945,
                        Văn Hoá 1996
 Henri Navarre: L'Agonie de l'Indochine.
 Stanley Karnow: A Viet Nam History, Penguin Books, 1990.
 The World Almanac Of The VietNam War: Bison Book, 1985.
 Ellen J. Hammer:  The struggle for Indochina, 1940-1955, Viet Nam And The French 
                          Experience.
 Philippe Devillers & Jean Lacouture: End Of A War, Indochina 1954. Federick A
                          Praeger publisher, New York, Washington, London, 1969.
 Đinh Yên Thảo: Vua Bảo Đại, The Last Emperor, Trẻ, Dallas, ngày 27-7-2005.
 Lâm Lễ Trinh: Truất Phế Bảo Đại Và Khai Sinh Nền Đệ Nhất Cộng Hoà, Người
                         Việt-Dallas, Ngày 21-10-2005.
 Nguyễn Lý Tưởng : Từ Nô Lệ Thực Dân Đến Nô Lệ Cộng Sản, Người Việt,  Cali, 
                         Giai Phẩm Xuân 2005.
 Trần Đông Phong: Đối Lập Chính Trị Dưới Thời Ngô Đình Diệm, Vụ Thủ Tiêu Ông
                          Nguyễn Bảo Toàn, Thời Luận, Giai Phẩm Xuân 2005.
 Tạ Quốc Tuấn: Nhật Bản Chiếm Đóng Việt Nam, Người Việt Dallas ngày 11-3-2005.
 Tạ Quốc Tuấn: Nhật Bản Đảo Chính Pháp Ở Việt Nam, Người Việt Dallas ngày 25-
                            3-2005.
 Tú Gàn: Trong Cơn Hỗn Loạn, Sài Gòn Nhỏ, New Orléans, ngày 20-10-2005.






   








·                                  

Bài Viết Lịch sử

Trong Gọng Kềm Lịch Sử

Bùi Diễm


9 - Giải Pháp Bảo Đại


Chương 9 : Giải Pháp Bảo Đại
Khi tàu cặp bến Hải Phòng và thuyền đi vào vòng kiểm soát của Pháp, cảnh sát đã giữ tôi lại để tra vấn. Cuộc tra vấn chỉ rất qua loa. Tôi vốn đã đến từ Phát Diệm, trên một chiếc thuyền chở đầy những người công giáo tản cư nên cảnh sát đã tin tôi không phải là Việt Minh. Mặc dù vậy, đương lúc điều tra những cảnh sát Việt Nam đang làm việc cho người Pháp đã bắt đầu làm tôi cảm thấy khó chịu. Nhìn những sĩ quan Pháp đi quanh trạm cảnh sát ra lệnh cho mọi người tôi không nén nổi căm giận. Quả là một sự nhục nhã khó tưởng! Trước mắt tôi guồng máy thực dân mặc nhiên hoành hành, như thể chưa từng có ngày độc lập trước đây bao giờ. Lúc này vì mới từ Phát Diệm trốn vào, khi chứng kiến những điều đang xảy ra trước mắt, tôi tự hỏi: "Phải chăng từ giờ trở đi mình sẽ phải chấp nhận những điều trông thấy?" Khung cảnh trước mắt còn khiến tôi phân vân tự hỏi chẳng hiểu quyết định rời Phát Diệm của chúng tôi có đúng hay không? Sau nhiều ngày chịu đựng thống khổ với những cảnh khó chịu ở Hải Phòng tôi rời Hải Phòng để về Hà Nội.

May mắn thay tại Hà Nội những điều tôi trông thấy lại hoàn toàn khác hẳn. Tôi được gặp ông Phan Huy Quát gần như lập tức. Ông Quát là vị bác sĩ làm Đổng Lý Văn Phòng trong chánh phủ của chú tôi lúc trước. Lúc này tuy vẫn đang bận bịu về nghề nghiệp ông vẫn theo sát tình hình chính trị. Sau khi nói chuyện với ông Quát được giây lát thì ông thú thực với tôi rằng chính ông cũng là cảm tình viên của đảng Đại Việt. Đảng hiện đã chỉnh đốn lại tuy rằng không hẳn thực sự như ngày xưa nữa. Lúc này vẫn chưa ai có đủ khả năng để chấn chỉnh lại guồng máy của đảng hoặc thay thế được ông Trương Tử Anh. Mặc dù vậy, lúc này một chủ trương khác đang được nhiều người ủng hộ là chủ trương hòa hợp những nguyên tắc Dân Tộc Sinh Tồn của Đại Việt với những nguyên tắc dân chủ. Chủ trương này đang thu hút được nhiều người khác, trong số có cả những người đã từng trải và có quan niệm chính trị sắc bén chẳng hạn như bác sĩ Quát.

Khi bắt đầu gặp những người mới trong đảng Đại Việt, tôi thấy rằng họ ít có khuynh hướng cách mạng so với những sinh viên vốn là thành phần nòng cốt của đảng trước đây trong những ngày đảng hãy còn toan tính đương đầu với Pháp bằng bạo lực. Những đảng viên Đại Việt tôi gặp lúc này đều lớn tuổi và có vẻ nghiêm trang hơn các đảng viên sinh viên khi trước. Trông họ có vẻ giống những nhà nho trong nội các của chú tôi hơn là những người mang súng vận động hăng say, nhiệt tâm làm việc dưới sự lãnh đạo của ông Trương Tử Anh. Tuy vậy, những đảng viên cũ của Đại Việt cũng chưa hoàn toàn mất hẳn. Vào mùa thu năm 1949 đã có rất nhiều đảng viên sống sót từ Trung Hoa hoặc những nơi ẩn nấp xa xăm trở về Hà Nội. Họ cũng bị những tin tức về việc Giải Pháp Bảo Đại có thể dành lại độc lập thu hút chẳng khác gì tôi. Và cũng như tôi, họ hy vọng có thể tìm được một lối thoát cho họ nói riêng và cho cả tổ quốc nói chung.

Bác sĩ Quát cho tôi biết rằng chú tôi đã từ Hồng Kông về Sài Gòn trở lại nhưng lúc này ông đang ở Nam Vang, thủ đô của Cam Bốt. Lần cuối tôi gặp chú tôi là lần gặp cách đây đã ba năm về trước ở biên giới Trung Hoa, khi tôi thu xếp cho ông thoát khỏi Việt Minh. Vì lúc này hãy còn chưa làm gì nên tôi rất muốn gặp ông. Qua nhiều năm chung sống, những liên hệ tình cảm của hai chúng tôi đã tiến đến mức gần như cha con. Lúc này, tôi cảm thấy chuyện gặp ông thật cần thiết. Tôi muốn biết rõ những việc đã xảy ra sau khi chúng tôi chia tay. Hơn nữa, tôi muốn nghe ông nhận xét những biến chuyển lúc này. Tôi cũng muốn tìm hiểu xem ông định sẽ làm gì.

Vì thế tôi đã mượn tiền của một số bạn bè để sửa soạn cho chuyến hành trình sang Cam Bốt. Tôi bắt đầu bay từ Hà Nội vào Sài Gòn rồi từ đó đáp một chuyến bay khác trên chiếc Dakota cổ lỗ của hãng Air France để đến thẳng Nam Vang. Nam Vang là một chỗ yên tĩnh nhất trong tất cả các chỗ mà tôi đã từng đi qua. Đây là một chỗ lý tưởng cho những người muốn tìm yên tĩnh. Chú tôi đã chọn Nam Vang chính vì lý do này. Ở Nam Vang chẳng ai có thể quấy rối ông trong khi ông đang cần nghỉ ngơi và lượng định tình hình Việt Nam.

Lúc đến nơi, tôi đến ngay căn nhà nhỏ chú tôi mướn ở ngoại ô. Buổi sáng sau khi đã điểm tâm bằng sầu riêng, chúng tôi cùng nhau tản bộ trong bầu không khí ấm áp và nhàn tản của Nam Vang, đến bên giòng Mê Kông rộng lớn đang lặng lẽ chảy qua thủ đô. Tôi cùng chú tôi ngồi trên bờ sông kể cho nhau nghe chuyện từ ba năm về trước. Tôi kể chuyện ông Trương Tử Anh, chuyện những công việc tôi làm với Việt Minh và những dự định riêng trong việc tổ chức một phong trào tại Phát Diệm trong khi chú tôi kể lại những khó khăn mà ông đã phải trải qua ở Trung Hoa.

Chú
tôi cho biết rằng ông đã phải khốn khổ ở Hồng Kông. Đường dây tiếp tế của tôi chỉ hoạt động chập chờn lúc có lúc không đến khi ông Trương Tử Anh mất tích thì cả đường dây này cũng bị cắt đứt hoàn toàn. Chú tôi hoàn toàn kiệt quệ tài chánh. Đôi lúc ông Bảo Đại có giúp đỡ ông, nhưng nhiều khi chính ông Bảo Đại cũng không có tiền. Cuối cùng khi đã rõ ràng rằng ở Trung Hoa chẳng làm được gì, ông chú tôi lại về Sài Gòn để sống chung với gia đình. Nhưng ở Sài Gòn người Pháp nhất định không để ông yên. Họ thúc đẩy làm áp lực buộc ông giữ một vai trò chính trị. Tuy đã biết rõ thái độ của ông đối với chánh quyền thực dân, Pháp vẫn cho rằng nếu có thể thuyết phục được ông ủng hộ Giải Pháp Bảo Đại thì giải pháp này chắc chắn sẽ có nhiều hy vọng thành công.

Vì Pháp nhất định không để ông yên, ông đã phải tìm cách lẩn tránh sang Cam Bốt. Ông có vẻ bi quan khi nhìn tình hình lúc đó vì đã thấy rõ cả những lợi điểm của Việt Minh lẫn những nhược điểm của các đảng phái quốc gia. Ông tin rằng Giải Pháp Bảo Đại khó có thể thành công. Nếu thật sự thỏa thuận giữa ông Bảo Đại và Pháp có thể xảy ra thì ông cho rằng việc đó cũng là việc hãy còn xa. Vì quan niệm như vậy nên chú tôi không đặt hết tin tưởng vào giải pháp Bảo Đại.

Mặc dầu đồng quan điểm với chú tôi, tôi vẫn bác bỏ những nhận xét bi quan của ông. Càng ngày tôi càng tin rằng chỉ có hai cách để lựa chọn: Một là bỏ tất cả, hai là hy vọng Giải Pháp Bảo Đại thành công. Sau hai tuần bàn cãi những chuyện này với chú tôi ở Nam Vang, tôi bay về Hà Nội chờ xem diễn biến và mong mỏi rằng sự nhượng bộ của Pháp về vấn đề độc lập sẽ ở vào một mức độ đủ để các phần tử quốc gia có thể có lý do ủng hộ ông Bảo Đại.

Qua năm 1948, ông Bảo Đại và Pháp đã trên đà thỏa thuận. Vào tháng 6, họ ký kết một thỏa hiệp gọi là thỏa hiệp Vịnh Hạ Long. Trong thỏa hiệp này Pháp thực sự đồng ý "long trọng nhìn nhận Việt Nam độc lập."

Đây là điểm then chốt và cũng chính là điểm mà tôi cũng như nhiều người khác đã cùng mong mỏi. Trước đây, chưa bao giờ Pháp chánh thức đặt hai chữ "độc lập" vào bất cứ một tài liệu nào. Chẳng hạn như hiệp định giữa ông Hồ và Sainteny vào năm 1946, khi Pháp không chịu ký kết, đã đề cập đến Việt Nam như "một quốc gia tự do... nằm trong khối Liên Hiệp Pháp." Lúc này chúng tôi đã bỏ ra rất nhiều thì giờ cố xem xét và bàn luận thấu đáo về những ý nghĩa của bản thỏa hiệp. Việc Pháp tuyên bố long trọng nhìn nhận Việt Nam độc lập đã khiến đa số các thành phần quốc gia cho rằng ông Bảo Đại đã dành được bằng đàm phán những điều mà Việt Minh vẫn chưa đoạt được trong suốt cả hai năm chiến tranh, tuy rằng đây mới chỉ là trên giấy tờ.

Chứng cớ ngày một rõ ràng rằng ông Bảo Đại đã thực sự đạt được vài thắng lợi căn bản. Chỉ có một điểm bất lợi duy nhất của sự thỏa thuận giữa ông Bảo Đại và Pháp là: Nam phần, lúc bấy giờ còn gọi là CochinChine vẫn lệ thuộc vào Pháp, cho đến khi Hội Đồng Địa Phương của Nam Phần chánh thức bỏ phiếu chấp thuận việc sát nhập Nam Phần vào lãnh thổ Việt Nam. Và vì đa số nhân viên của Hội Đồng Địa Phương của Nam Phần đều là những người thân Pháp, thể thức bầu cử chỉ là một thủ tục mang vẻ hình thức và qui tắc mà thôi. Tuy Pháp đã gây áp lực bắt ông Bảo Đại phải về Việt Nam, (Trong khi đàm phán ông Bảo Đại vẫn ở Pháp) ông Bảo Đại vẫn nhất định đợi chờ cho đến khi Hội Đồng Địa Phương chánh thức bỏ phiếu sát nhập CochinChine vào lãnh thổ Việt Nam.

Sau cùng Hội Đồng Địa Phương đã bỏ phiếu vào tháng chạp. Ông Bảo Đại chỉ chịu trở lại chức vụ Quốc Trưởng sau khi ông đã ký kết thỏa hiệp Élysée chính thức công nhận Việt Nam hợp nhất. Sau khi trở lại làm Quốc Trưởng, ông Bảo Đại trở về Việt Nam vào tháng giêng năm 1949 để thiết lập một chánh phủ với nhiệm vụ là đàm phán với Pháp để thực hiện những điều đã ký kết.

Khoảng một thời gian ngắn sau đó, ông Bảo Đại trở về Đà Lạt. Từ Đà Lạt ông Bảo Đại gửi thư cho tất cả các thành phần quốc gia để mời họ cùng về Đà Lạt tham khảo ý kiến. Hưởng ứng lời mời của ông Bảo Đại, tôi cùng bác sĩ Phan Huy Quát và người bạn giới thiệu tôi vào Đại Việt khi trước là bác sĩ Đặng Văn Sung cùng rời Hà Nội bay về Đà Lạt.

Vào buổi sáng ngày hẹn, cả ba chúng tôi cùng đến biệt điện. Khi đến nơi chúng tôi được dẫn vào phòng khách để chờ cuộc họp. Mặc dầu đã có lần cùng sống với chú tôi ở Huế vào khi ông Bảo Đại còn ở hoàng cung, tôi vẫn chưa có dịp chính thức gặp gỡ ông Bảo Đại và cũng rất tò mò không hiểu ông ta thực sự ra sao.

Lúc chúng tôi bước vào căn phòng bày biện trang nhã thì ông Bảo Đại cũng vừa từ một phòng khác bước ra. Ông ta mặc âu phục trắng. Ngay từ lúc ông Bảo Đại bước vào, tôi đã chú ý đến phong cách nhàn nhã của ông. ông có vẻ thân thiện, hòa nhã và vô cùng thong thả trong câu chuyện. Ông không hề bỏ qua những câu chào hỏi thông thường để tiến vào vấn đề chính. Trong khi đó thì chúng tôi lại hết sức nóng lòng, không biết phải làm thế nào để tìm hiểu ngay về những điều ký kết giữa ông và người Pháp. Chẳng những vậy, chúng tôi còn muốn biết rõ thêm ông đang chờ đợi ở chúng tôi những gì?

Cuối cùng việc gì phải đến đã đến. Ông Bảo Đại đi vào vấn đề. Ông nói: "Chúng ta đã dành được phần nào độc lập. Tuy tôi chưa thể đòi hỏi Pháp phải chấp nhận tất cả những điều tôi muốn, nhưng ít ra chúng ta cũng có một cái khuôn. Chúng ta đã có một chánh phủ Việt Nam. Kể từ bước này dĩ nhiên vấn đề vẫn còn tùy thuộc vào họ nhiều vì họ phải thực hiện những điều đã ký kết, nhưng một phần của vấn đề cũng tùy thuộc vào chúng ta nữa... Các ông nghĩ là các ông có thể giúp tôi thành lập chánh phủ được không?"

Đây chính là câu hỏi chúng tôi đã tự hỏi nhiều lần, nhưng ông Bảo Đại cũng không đòi hỏi chúng tôi phải trả lời ngay. Ông tiếp lời rằng: "Chúng ta sẽ liên lạc với nhau sau về vấn đề này." Ông Bảo Đại cũng không quên gửi lời hỏi thăm chú tôi. Ông còn dặn thêm rằng "Nhớ bảo với cụ Kim là lần này chúng ta phải thận trọng nếu không lại sẽ bị lừa như lần trước đây." Tôi biết ông Bảo Đại đang nói đến vấn đề Việt Minh cướp chính quyền, khi ông vô tình bị dụ chánh thức công nhận Việt Minh trong vai trò "Cố Vấn Tối Cao" của ông Hồ trước đây. Có lẽ ông muốn ám chỉ rằng chẳng phải chỉ riêng ông mà còn rất nhiều các đảng viên quốc gia khác cũng cùng đồng cảnh ngộ. Sau đó ông gián tiếp đề nghị rằng vì đã cùng bị sa bẫy Việt Minh lúc trước, ông và các phần tử quốc gia lúc này nên cùng nhau hợp tác. Cảm tưởng của tôi lúc bấy giờ là: "Ông vua này có vẻ hờ hững với việc quốc gia, nhưng lập luận của ông cũng không phải là lập luận của người không hiểu biết thời cuộc và nhân tình thế thái." Mặc dầu qua lần gặp gỡ đầu tiên ông Bảo Đại có vẻ dễ dãi và thân thiện, trong các cuộc nói chuyện về sau ông có vẻ cương quyết hơn. ông Bảo Đại nói với chúng tôi rằng "Thật ra, chính là vì những người như các ông và bạn bè các ông mà tôi đã quyết định cùng Pháp điều đình. Việc các ông muốn tôi điều đình là việc đã rõ rành rành. Giờ tôi đã làm xong việc thì các ông phải giúp tôi. Dù rằng tôi chưa hoàn toàn đòi hỏi được tất cả mọi điều như ý muốn nhưng tôi cũng đã làm được một phần! Nếu các ông không chịu giúp tôi thì tôi phải làm gì bây giờ?"

Đây quả là một vấn đề nan giải chẳng những chỉ cho chúng tôi mà còn cho cả những người quốc gia khác đã được ông Bảo Đại mời tới Đà Lạt. Chúng tôi thật là ngần ngại với những lời hứa mong manh của Pháp. Tất cả đều biết rõ người Pháp sẽ làm tất cả mọi việc trong phạm vi quyền lực của họ để trì hoãn, kéo dài thì giờ hoặc chối bỏ thỏa hiệp nếu tình thế cho phép. Nếu Pháp tráo trở hẳn nhiên tất cả những người cộng tác lúc này sẽ bị coi là tay sai của Pháp.

Mặt khác, Anh Quốc và Hoa Kỳ đã chánh thức công nhận chánh quyền Bảo Đại và chúng tôi đã biết chắc rằng ít nhất Hoa Kỳ cũng là một trong những quốc gia sẽ đứng ra buộc Pháp phải từ từ trả lại chủ quyền cho Việt Nam. Lúc này Hoa Kỳ đã mở tòa đại sứ ở Sài Gòn và đang đề cử một đại sứ để phục vụ ở Việt Nam. Dĩ nhiên Hoa Kỳ không ủng hộ Pháp. Hơn nữa, vì Hoa Kỳ chính là nguồn tài trợ cho quân đội Pháp, tiếng nói của họ sẽ có rất nhiều ảnh hưởng. Chúng tôi cho rằng Hoa Kỳ lúc nào cũng ủng hộ việc Pháp trả chủ quyền cho Việt Nam và luôn tin tưởng vào những hậu thuẫn ủng hộ của Hoa Kỳ. Chẳng những vậy chúng tôi còn tin rằng sở dĩ Hoa Kỳ từ chối không chịu can thiệp vào năm 1945 chỉ vì lúc đó họ chưa có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam. Lúc này, vì quan hệ ngoại giao đã được thiết lập, họ đã khẳng định rằng họ ủng hộ việc trao trả lại độc lập cho Việt Nam.

Hơn nữa, ông Bảo Đại cũng đang dự định điều đình với Pháp, nếu chúng tôi không chịu nhúng tay vào việc thì còn ai nữa? Lẽ nào chúng tôi có thể không bị lương tâm cắn rứt và khoanh tay chờ đợi người Pháp dâng cái khay Độc Lập lên cho chúng tôi? Đó là chưa nói đến việc nếu chấp nhận việc hợp tác vào lúc này, chúng tôi còn có thể đòi hỏi thêm về sau. Chánh phủ tương lai có thể làm áp lực bắt Pháp nhường lại quyền lãnh đạo của các lực lượng quân sự Việt Nam trong quân đội Pháp. Khi đó, chúng tôi sẽ có thể có một thế đứng vững vàng để đàm phán với Việt Minh. Chúng tôi cũng tin rằng đã đến ngày Pháp phải rời Việt Nam. Đây là một điều khiến chúng tôi bớt đi phần nào ngần ngại khi phải chấp nhận Giải Pháp Bảo Đại.

Cuối cùng khi xem xét rõ tình hình, chúng tôi nghĩ rằng, một bên là Pháp, một bên là Cộng Sản Việt Minh thì Giải Pháp Bảo Đại là cơ hội độc nhất còn lại. Chúng tôi cùng kết luận rằng lúc này là lúc phải đứng ra chịu đựng tất cả nguy hiểm của một thái độ hợp tác với người Pháp. Tuy đã quyết định liều, chúng tôi vẫn hành động vô cùng cẩn trọng. Sau nhiều ngày bàn luận tôi và ông Sung nói với ông Bảo Đại rằng: "Chúng tôi ủng hộ việc thành lập chánh phủ và bác sĩ Quát sẽ đại diện chúng tôi tham gia chánh phủ."

Mặc dù cả ba chúng tôi đều đồng ý về việc cần hợp tác, bác sĩ Quát vẫn cảm thấy khó chịu chẳng khác gì chúng tôi khi phải chấp nhận một chính sách hợp tác với người Pháp.

Khi bắt tay vào việc tất cả chúng tôi đều hiểu rõ những nguy hiểm đang chờ đợi chúng tôi. Cả ba chúng tôi đều biết mình đang mang những gánh nặng trên vai và sẽ khó tránh được những tiếng tăm về sau này. Đây là một tấn thảm kịch cho những phần tử quốc gia. Đang giữa lúc cả nước đều chống đối việc hợp tác với người ngoại quốc mà chính chúng tôi lại phải ra mặt hợp tác với Pháp. Đây cũng chẳng phải là tấn thảm kịch duy nhất trong cuộc đời hoạt động của những phần tử quốc gia lúc này. Rồi đây, trong những thế khó xử họ lại dần dà bị dồn vào thế phải cộng tác với người Ngoại Quốc thêm một lần nữa. Nhưng chúng tôi đã biết quá rõ cộng sản và một khi đã biết rõ về họ thì hẳn nhiên chúng tôi chẳng còn đường chọn lựa. Đây quả là một tấn thảm kịch bắt buộc và không còn lối thoát.

Trong tất cả những nhân vật quốc gia có tiếng thời bấy giờ chỉ có ông Ngô Đình Diệm là người duy nhất vẫn giữ khoảng cách với chánh phủ Bảo Đại. Có thể vì hiểu tình thế rõ hơn chúng tôi nên sau vài lần gặp gỡ ông Bảo Đại, ông Diệm đã rời Việt Nam và đi Hoa Kỳ để vận động. Đây là một cuộc vận động giúp đỡ ông rất nhiều sau này.

Chỉ có một biến cố có thể khiến Giải Pháp Bảo Đại gặt hái được đa số ủng hộ và đồng thời mang lại chí phấn đấu cho các phần tử quốc gia là: Độc Lập thật sự. Nếu Pháp có thể bị buộc phải nhượng quyền lập tức thì tình hình Việt Nam có thể sẽ thay đổi khác hẳn. Nếu chúng tôi có thể buộc được Pháp giao trả độc lập thật sự thì những phần tử quốc gia như chúng tôi đã thành công và đạt được bằng đàm phán từ Pháp những gì Việt Minh vẫn chưa thể đoạt được sau bốn năm đeo đuổi bằng chiến tranh và xương máu.

Hiển nhiên, Pháp sẽ chỉ chuyển giao chánh quyền khi họ không còn chịu nổi áp lực liên kết của cả ông Bảo Đại, lẫn Hoa Kỳ. Tuy thế, khi đã xem xét kỹ tình hình, chúng tôi nhận ra có một cách để bẻ gãy thế khóa của Pháp là để ông Bảo Đại làm áp lực với họ. Thay vì xin xỏ, Cựu Hoàng có thể lập tức đòi hỏi những điều Pháp đã hứa và dồn chánh quyền thực dân vào thế nguy hiểm. Lúc này có hai lý do khiến Pháp phải cần có một chánh phủ như Giải Pháp Bảo Đại đã đề ra. Thứ nhất, họ cần chánh phủ Bảo Đại để thay thế chánh quyền Việt Minh. Thứ hai, họ cần chánh phủ Bảo Đại để thuyết phục Hoa Kỳ rằng họ thực tâm muốn trao trả độc lập cho Việt Nam.

Pháp đã cố tình lợi dụng ông Bảo Đại thì chẳng có lý do gì khiến ông Bảo Đại phải ngồi yên mà không lợi dụng họ. Nếu Pháp đã có thể tạo ra được một Quốc Trưởng với bề mặt uy quyền thì tại sao ông Bảo Đại lại không thể làm áp lực bằng cách tuyên bố từ chức nếu những yêu cầu của ông không được thoả mãn? Đây quả là một giải pháp hấp dẫn và có hiệu lực. Nếu ông Bảo Đại có thể làm lớn chuyện thì Pháp sẽ phải nhượng bộ hoặc Pháp sẽ phải bỏ tất cả những công trình đã đầu tư vào một giải pháp quốc gia. Chẳng những đã vậy, nếu không nhượng bộ, Pháp còn để lộ cả dã tâm dùng chiêu bài độc lập để che mắt Hoa Kỳ. Dĩ nhiên mấu chốt của mọi sự hoàn toàn phụ thuộc vào ông Bảo Đại. Cựu hoàng có chịu đóng vai trò này hay không?

Càng bàn cãi thì tôi, ông Sung và bác sĩ Quát lại càng đắc ý về giải pháp này. Cuối cùng chính tôi được ủy nhiệm đưa ý kiến đến Bảo Đại. Nhưng trước khi đến gặp ông Bảo Đại tôi muốn gặp chú tôi, lúc này vừa từ Cam Bốt trở về Sài Gòn.

Tôi nói với ông chú tôi rằng: "Thật ra, ai cũng thiếu kiên nhẫn. Ai cũng sợ lâm vào tình trạng mất tiếng tăm khi phải hợp tác với Pháp. Ngay trong lúc này thì ông Bảo Đại lại ung dung ở Đà Lạt nhàn cư, chỉ lo săn bắn và bà nọ, bà kia. Lúc nào ông ta cũng chỉ lo việc vui thú. Lúc này bạn bè đang nhờ cháu tới đó thức tỉnh ông ta. Chú nghĩ sao?"

Chú tôi vẫn chưa bỏ hẳn những nhận xét bi quan, hay nói đúng hơn thì là chưa bỏ hẳn những nhận xét thực tế. Ông mỉm cười nhìn tôi rồi kiên nhẫn trả lời: "Diễm à, cháu vẫn không hiểu ông Bảo Đại. Ông Bảo Đại là một ông vua chứ nào phải là một con người cách mạng? Từ bé ông ta đã được nuôi nấng để trở thành một người không bao giờ có chủ trương hành động. Cả cuộc đời ông ta là vậy. -Không bao giờ có đủ quyết tâm hành động. Cháu không thay đổi ông ta được đâu!"

Lời chú tôi chẳng khác nào một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt. Tôi biết là ông chú tôi hiểu rất rõ về ông Bảo Đại và chú tôi dĩ nhiên có đủ lý do chính đáng để nghi ngờ. Tuy thế tôi đã quyết định thử.

Phải sau một tháng xếp đặt tôi mới có thể gặp riêng ông Bảo Đại. Một hôm, khi tôi đang ở Đà Lạt ngồi đợi điện thoại thì bỗng có một tùy viên quân sự của ông Bảo Đại ghé vào chỗ tôi đang trú ngụ báo rằng: "Đức Ngài sẽ đi săn vào ngày mai và có ý muốn ông cùng đi." Sáng sau, tôi đi theo đoàn tùy tùng của ông Bảo Đại đi về mé những khu rừng cao nguyên.

Thú săn bắn là một đam mê của ông Bảo Đại. Ở vùng cao nguyên có những chỗ ẩn nấp được ngụy trang bằng cây bao quanh, chính là những chỗ ông Bảo Đại cùng đoàn tùy tùng ngồi cả ngày trời, đợi con mồi xuất hiện. Trải quanh chu vi hai hoặc ba ki-lô-mét, những người Thượng ở các bộ lạc trong khu vực xung quanh bắt đầu đánh trống để đuổi dần những con thú hoang về mé giữa, nơi cựu hoàng đang chờ đợi và mong rằng sẽ có cọp xuất hiện. Khi tiếng trống ở hai bên khép dần vào tôi cũng chờ đợi ở một chỗ gần ông Bảo Đại. Mặc dù những người đi săn lúc này đều đã thủ thế đứng nhắm mà tôi vẫn ngước về phía ông Bảo Đại cố suy nghĩ tìm cách gặp riêng ông ta.

Tuy
đã có nhiều pha náo động trong ngày nhưng ngày đó ông Bảo Đại vẫn không săn được gì. Khi đợt săn kết thúc mọi người lại quay về nơi ẩn nấp. Lúc trở lại tôi thấy ông Bảo Đại đang ngồi một mình ngoài hiên uống nước. Mặc dầu đã biết rằng tình thế lúc này bất lợi vì cuộc săn không kết quả trong ngày, tôi thấy rằng chỉ có cơ hội duy nhất này thôi và thu hết can đảm bước ngay đến chỗ ông Bảo Đại. Tôi chuyện gẫu một lúc rồi đi thẳng vào vấn đề rằng: "Thưa Ngài, tôi mới từ Sài Gòn đến đây hôm qua. Tôi phải thưa với ngài rằng có nhiều người than phiền về vấn đề người Pháp không chịu giữ lời. Nếu chúng ta cứ thúc thủ không hành động thì rồi đây tình thế sẽ khó khăn vô cùng."

Ông Bảo Đại trả lời lập tức không chút do dự rằng: "Trong việc chính trị chúng ta phải kiên nhẫn." Rõ ràng là chính ông cũng đã suy nghĩ về vấn đề cần đối phó cho thích nghi. Có thể ông cũng đã đoán ra mục đích chính của tôi khi đến đây là gì. Sau một lúc im lặng Bảo Đại lại nói tiếp: "Ừ, tôi cũng thấy rằng người Pháp không thực thi nghiêm chỉnh mọi việc nhưng tôi chỉ có một mình... Theo ông thì Hoa Kỳ sẽ hành động ra sao?"

Tôi trả lời rằng: "Thưa Ngài, bác sĩ Quát vẫn liên lạc với họ nhưng vẫn chưa có điều gì rõ rệt."

"Ừ, tôi cũng nghĩ vậy," Ông Bảo Đại tiếp lời.

Tôi đưa đẩy: "Nhưng mà... thưa ngài, chúng ta sẽ phải bó tay chờ đợi bao lâu nữa?"

"Tôi cũng không rõ," Ông Bảo Đại trả lời, "Có lẽ tốt hơn là ông nên gặp tôi khoảng vài tháng sau. Chúng ta sẽ bàn luận thêm vào lúc đó."

Lúc này tôi đã thấy chẳng thể đẩy cuộc đối thoại đi xa thêm. Có bàn luận thế nào thì mọi sự cũng chỉ đến thế. Những nghi ngờ của chú tôi quả nhiên không hề sai trệch. Tôi trở về Sài Gòn lòng thất vọng sâu xa và biết rõ rằng chúng tôi đã bị dồn vào ngõ bí không còn lối thoát. Vài ngày sau tin tức đã làm rõ hẳn mọi sự. Tin đồn bên trong chánh phủ Bảo Đại cho biết Pháp đã chuyển một số tiền khổng lồ vào trương mục của ông Bảo Đại ở Ngoại Quốc. Vài ngày sau nữa một tạp chí Cộng Sản đăng tải tin đồn về việc Pháp chuyển tiền. Câu chuyện gần như đã rõ rành rành.

Tin tức đã xác nhận toàn thể chiến lược của Pháp đối với Việt Nam lúc này. Rõ ràng là Pháp không chấp nhận việc trao trả chủ quyền cho Việt Nam. Trên lãnh vực chính trị thì họ ngăn chận, trì hoãn các cuộc tranh đấu. Về phương diện cá nhân thì họ nỗ lực làm mọi chuyện để xoa dịu các đòi hỏi của ông Bảo Đại. Nhược điểm trùng trình của ông Bảo Đại đã khiến Pháp có thể lợi dụng ông thật hữu hiệu. Khôn ngoan như ông Bảo Đại mà cũng không thoát khỏi đòn phép của Pháp.

Lúc đó, vào lúc 27 tuổi, tôi lại học hỏi được thêm một bài học nữa. Trong cuộc đời chính trị của riêng tôi, tuy một khuôn mẫu rõ rệt đang dần dà lên khuôn thành đậm nét mà tôi vẫn chưa hề hay biết. Tôi biết rõ ông Trương Tử Anh là người tôi có thể về cùng làm việc nhưng sự nghiệp của ông đã bị Việt Minh cắt đứt. Trong một thời gian ngắn, tôi cũng đã tin ông Bảo Đại có thể ngoi lên hàng lãnh tụ Việt Nam, nhưng sau khi gặp ông trong cuộc săn bắn, những hy vọng của tôi cũng đã biến thành hão huyền. Từ nay cho đến suốt hai mươi lăm năm sau, tôi đã từng làm việc với nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam và vẫn luôn luôn đỏ mất chẳng hề tìm thấy một người đáp ứng đúng nguyện vọng quốc gia. May thay, vào năm 1950 tôi không hề thấy trước như vậy. Cũng nhờ đó tôi chưa hề biết rằng cuộc tìm tòi của chính tôi cũng như nhiều nhân vật quốc gia khác chỉ là những cuộc tìm tòi do định mệnh nghiệt ngã xô đẩy.



Số lần đọc: 1,032
Nguồn: Bản Dịch: Phan Lê Dũng
Đăng bởi: Tí Lười ()
Người gửi: Tí Lười
Người sửa: TVMT;

 



SmileSmileSmile


Tác giả
Thảo luận





Điểm số: 2793
Từ: 2793



Sự hình thành của giải pháp Bảo Đại
 Phạm Ngọc Lân

PNL Bài này được viết theo yêu cầu của vài người bạn muốn biết thêm về một giai đoạn hệ trọng trong lịch sử
cận đại Việt Nam. Đây không phải là một công trình nghiên cứu sử học, mà chỉ là một bài viết có tính cách phổ thông.
 Sự giản lược của một bài như thế sẽ có những thiếu sót không thể tránh khỏi. Xin được đón nhận mọi ý kiến của quý
 độc giả.

Giải pháp Bảo Đại” (có lẽ được dịch từ tiếng Pháp “la solution Bảo Đại”), nhen nhúm từ đầu năm 1947 khi Cựu
hoàng Bảo Đại lưu vong ở Hương Cảng (Hong Kong – DCV), và thành hình vào năm 1949 khi ông về nước sau
khi ký hiệp định Elysées (Paris) với Tổng thống Pháp Vincent Auriol. Theo hiệp ước này, Pháp công nhận Việt Nam
 là một nước “độc lập trong khuôn khổ của Liên Hiệp Pháp”, và Nam Kỳ trở về lãnh thổ của nước Việt Nam thống nhất.

Bối cảnh lịch sử
Tưởng cũng nên nhắc lại, dù chỉ rất sơ lược, lịch sử cận đại của Việt Nam để hiểu rõ trong trường hợp nào giải pháp
Bảo Đại ra đời.

Người Pháp đặt nền thống trị lên toàn cõi Đông Dương trong nửa sau của thế kỷ 19, chia ra làm năm “nước”,
trong đó ba miền của Việt Nam bị cắt thành Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ với những quy chế khác nhau.
Nam Kỳ (Cochinchine) là một thuộc địa, có nghĩa rằng đó là “đất Pháp”, còn Bắc Kỳ (Tonkin) và Trung Kỳ (Annam)
theo hai chế độ bảo hộ hơi khác nhau. Vẫn có Hoàng đế và triều đình, nhưng mọi quyết định đều qua tay một khâm sứ,
 cai quản một kỳ, và một toàn quyền, cai trị toàn bộ Đông Dương. Nên chú ý rằng hai từ Tonkin và Cochinchine
là do người Pháp đặt ra, không phải dịch từ tiếng Việt, còn Annam là phiên âm của từ An Nam, do người
Trung Hoa đặt ra. Tên “Việt Nam”hoàn toàn không được dùng đến trong thời kỳ thuộc địa này.

Thế chiến thứ hai bùng nổ năm 1939, và qua năm sau, Pháp bị Đức xâm lăng, phải đầu hàng và chia nửa nước phía
Bắc cho Đức cai trị. Ở Viễn Đông, Nhật cũng chiếm đóng những vùng rộng lớn và chính quyền thuộc địa Pháp đã
 bắt buộc phải ký với Nhật một thoả hiệp cho phép Nhật dùng Đông Dương làm nơi đóng quân và làm căn cứ đánh
chiếm các nơi khác trong vùng, để đổi lại việc Nhật để nguyên cho Pháp cai trị Đông Dương như trước.

Năm 1944, Hoa Kỳ và đồng minh đổ bộ lên Âu châu, và dần dần chiếm lại những vùng Đức xâm lấn. Nước Pháp
 được giải phóng và tướng de Gaulle về nước cầm quyền, thiết lập một chính phủ lâm thời chống lại phe Trục
(Đức, Ý và Nhật). Chính quyền thuộc địa ở Đông Dương bỗng nhiên lâm vào tình trạng khó xử: quân đội Nhật
có mặt đông đảo ở Đông Dương, trước kia là “thân hữu”, bỗng trở thành thù nghịch!

Và việc gì phải đến đã đến: Nhật quyết định cướp chính quyền ở Đông Dương để củng cố một địa thế chiến lược,
 mong vớt vát tình thế nguy ngập của họ trong vùng Đông Á. Đêm mùng 9 tháng 3, 1945, quân đội Nhật đồng loạt
đánh chiếm tất cả vị trí hành chánh và quân sự của Pháp, giam giữ tất cả quan chức Pháp trên toàn cõi Đông Dương.
 Quân đội Pháp phần lớn bị bắt làm tù binh, một số ít chạy được qua Tàu.

Chính quyền bảo hộ đột nhiên không còn nữa. Với sự khuyến khích của Nhật, Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập
ngày 11 tháng 3, 1945, hủy bỏ tất cả các hiệp định đã ký kết với Pháp trước đó. Triều đình được thay thế bằng một
 nội các theo kiểu các nước tây phương, với một Thủ tướng và các Bộ trưởng. Đó là chính phủ Trần Trọng Kim,
chính phủ tân thời đầu tiên của Việt Nam.

Nhưng chính phủ đó còn quá non yếu, phải dựa vào Nhật để tồn tại, và chỉ sống được vài tháng. Khi Nhật đầu hàng
vào ngày 15 tháng 8, 1945, Việt Minh đã chụp được thời cơ lên nắm chính quyền vào những ngày sau đó, và ông
Hồ Chí Minh từ rừng núi Việt Bắc về Hà Nội, thành lập chính phủ lâm thời, và làm lễ tuyên bố độc lập
 ngày 2 tháng 9-1945. Hoàng đế Bảo Đại thoái vị ngày 23 tháng 8, và trở thành công dân Vĩnh Thuỵ,
nhận lời mời của tân chính phủ ra Hà Nội làm cố vấn tối cao, dù lúc đó ông chưa biết Hồ Chí Minh là ai.

Đó là việc nội bộ của Việt Nam. Về phương diện quốc tế, phe Đồng Minh hội họp ở Postdam (Đức)
từ tháng 07/1945 để định kế hoạch giải giới quân đội Nhật sau khi Nhật đầu hàng. Riêng tại Đông Dương,
họ giao cho quân đội Anh giải giới phía nam vĩ tuyến 16 (phía nam Đà Nẵng), và quân đội của Trung Hoa
Dân Quốc, phía bắc vĩ tuyến này. Pháp không được tham dự hội nghị Postdam, không được hỏi ý kiến, và
cũng không biết gì về quyết định này. Rõ ràng là Mỹ không muốn cho Pháp lấy lại Đông Dương làm thuộc địa
như trước.

Nhưng chính phủ Anh cũng không muốn phải bận tâm lâu dài về Đông Dương, vì họ còn phải lo giải quyết những
 vấn đề thuộc địa của họ, nên quân đội Anh đã cho phép quân đội Pháp tháp tùng khi họ vào miền nam Việt Nam
tháng 09/1945. Và chỉ vài tháng sau, Pháp đã tái lập chính quyền thuộc địa ở phía nam vĩ tuyến 16, khi quân Anh
đã hoàn tất nhiệm vụ và rút về.

Tướng de Gaulle rất quyết tâm trong việc khôi phục uy tín của Pháp đã bị sứt mẻ trầm trọng vì thua trận, nên
chủ trương phải nắm lại các thuộc địa, dù có phải thay đổi hình thức và danh xưng, đặt ra những tên mới như
“Liên bang Đông dương”, hay “Liên hiệp Pháp”. Và “để vãn hồi an ninh trật tự”trên toàn cõi Đông Dương,
tướng Leclerc, người hùng giải phóng Paris, được phái qua vùng này, cầm đầu đoàn quân viễn chinh mới.
Phía nam vĩ tuyến 16, Leclerc không gặp trở ngại nào vì quân đội Anh đã rút đi nhường chỗ cho Pháp như
đã nói trên. Nhưng ở phía bắc, quân đội Trung Hoa Dân Quốc có mặt để giải giới quân Nhật không dễ dàng
nhường chỗ cho Pháp. Paris phải thương thuyết ráo riết với Trùng Khánh (lúc đó là thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc)
để quân đội Pháp được thay thế quân đội Trung Hoa. Cuối cùng, một thoả ước được ký kết ngày 28 tháng 2-1946
giữa Pháp và Trung Hoa, cho phép quân đội Pháp đổ bộ lên miền Bắc để thay quân đội Trung Hoa, đánh đổi một số
nhượng bộ quan trọng của Pháp cho Trung Hoa.

Đồng thời, để cuộc đổ bộ có thể xảy ra êm thắm, không gặp sức chống cự của Việt Minh đang nắm chính quyền tại
 miền Bắc, Pháp giao cho Sainteny, Cao uỷ Pháp tại Bắc Kỳ, đàm phán mật với Hồ Chí Minh trong nhiều tháng.
Kết quả là ngày 6 tháng 3-1946, một hiệp định sơ bộ được ký kết giữa một bên là Sainteny, và một bên là
Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh. Ông Vũ Hồng Khanh là một lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng, có mặt
trong chính phủ liên hiệp lúc đó.

Qua hiệp định này, Pháp công nhận Việt Nam là một “Quốc gia tự do (Etat libre)”nằm trong Liên bang Đông dương
 và Liên hiệp Pháp. Đổi lại, Việt Nam tuyên bố sẽ đón tiếp một cách thân thiện quân đội Pháp khi họ đến thay thế
quân đội Trung Hoa. Sẽ có những cuộc đàm phán, dự trù ở Paris, để cụ thể hoá việc trao trả độc lập và thống nhất
cho Việt Nam. Nên chú ý rằng hai chữ “độc lập”không được nhắc đến trong văn bản hiệp định.

Ông Hồ Chí Minh bị chỉ trích kịch liệt vì hiệp định này, không những từ phía các đảng phái quốc gia, mà cả từ phía
 một số đồng đội của ông trong mặt trận Việt Minh, vì trong ngày tuyên bố độc lập 2 tháng 9, mọi người đều hiểu
rằng sẽ không bao giờ ông thương lượng với Pháp. Vậy mà chỉ sau mấy tháng, Hà Nội đã phải “đón tiếp”quân đội
Pháp, để đổi lấy sự công nhận một “quốc gia tự do”. Ngay cả hai chữ “độc lập”cũng không được nhắc đến.

Ông Hồ Chí Minh bào chữa cho việc này là phải tạm thời chấp nhận quân đội Pháp để có thể thoát nạn chiếm đóng
của quân đội Tàu, sẽ kéo dài không biết đến bao giờ.

Trước khi mở những cuộc đàm phán chính thức ở Paris như dự trù, một cuộc đàm phán sơ bộ diễn ra tại Đà Lạt
vào tháng 4-1946. Phái đoàn Việt Nam được cầm đầu bởi ông Nguyễn Tường Tam (nhà văn Nhất Linh), lúc đó
làm bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ liên hiệp. Nhưng cuộc đàm phán không đem lại kết quả nào.

Sau đó, ngày 1 tháng 6-1946, phái đoàn Phạm Văn Đồng lên đường qua Pháp để dự hội nghị Paris, đồng thời
ông Hồ Chí Minh cũng được Pháp mời qua như một quốc khách. Trên đường đi, phái đoàn nghe tin Pháp
công nhận “Nước cộng hoà tự trị Nam Kỳ”. Sự kiện này trái ngược hẳn với một đòi hỏi bất khả nhượng
của phía Việt Nam, đó là sự thống nhất đất nước, nghĩa là Nam Kỳ phải là một phần của quốc gia tương lai.
Đây sẽ là nguyên do chính đưa đến đổ vỡ của hội nghị sắp tới.

Vẫn còn trên đường đến Pháp thì nội các Pháp sụp đổ, nội các mới chưa lên, nên thay vì đến Paris, phái đoàn
được đưa thẳng đến thành phố biển Biarritz để nghỉ ngơi và chờ đợi. Sau đó, hội nghị đã không được tổ chức
 ở Paris, mà khai diễn ngày 6 tháng 7-1946 ở Fontainebleau, cách Paris 50 km về phía đông nam.

Qua tháng 9, hội nghị Fontainebleau đổ vỡ, phái đoàn Phạm Văn Đồng bỏ về, ông Hồ Chí Minh ở lại Paris để
tìm cách cứu vãn tình thế, và cuối cùng ký với bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại Marius Moutet một “modus vivendi”
ngày 14 tháng 9-1946. Đây là một “tạm ước”với mục đích xoa dịu những căng thẳng tại Việt Nam, trong khi chờ đợi
tổ chức một hội nghị khác. Nhưng làm sao có thể dung hoà được khi một bên đòi hỏi độc lập và thống nhất lãnh thổ,
một bên kiên quyết bảo vệ quyền lợi về thuộc địa, bằng cách không chịu trả Nam Kỳ về cho Việt Nam?

Tháng 11, một vụ đụng độ nhỏ ở Hải Phòng về chuyện quan thuế đưa đến một cuộc pháo kích của Pháp vào
thánh phố làm hàng ngàn người chết. Vụ thảm sát này mở đầu cho những căng thẳng càng ngày càng thêm trầm trọng,
 để cuối cùng đi đến chiến tranh ngày 19 tháng 12-1946 tại Hà Nội. Chính phủ Hồ Chí Minh rút lên căn cứ bí mật
ở chiến khu vùng rừng núi Việt Bắc, và kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Vai trò của Bảo Đại trước khi chiến tranh bùng nổ cuối năm 1946

Hoàng thân Vĩnh Thụy sinh năm 1913, con Hoàng đế Khải Định (đó là theo chính sử, theo huyền sử thì ông
Khải Định không có con). Khi lên 9, cậu bé được gửi sang Pháp học, sau khi được tấn phong làm Hoàng Thái tử,
sẽ nối ngôi Hoàng đế. Cậu được nuôi nấng dạy dỗ bởi ông Charles, một công chức cao cấp của Pháp đã về hưu.
Trước đó ông là Khâm sứ Trung Kỳ, rồi quyền Toàn quyền Đông Dương. Lần đầu tiên trong lịch sử triều Nguyễn,
một hoàng đế tương lai được hấp thụ nền văn hoá tây phương.

Trong hồi ký “Con rồng Việt Nam”xuất bản năm 1990, sau cuốn tiếng Pháp “Le dragon d’Annam”xuất bản năm 1980,
ông Bảo Đại tâm sự:

Khi bắt đầu nhận nuôi tôi, cụ bà Charles may âu phục cho tôi mặc. Từ đó, tôi sống như một tên Tây con.
Tôi hoà đồng nhanh chóng vào tập quán của Pháp, cũng như về ẩm thực. (1)


Năm 1925, Hoàng đế Khải Định băng hà, cậu bé 12 tuổi về nước lên ngôi, niên hiệu Bảo Đại, sau đó trở qua Pháp
tiếp tục học hành. Năm 1932, 19 tuổi, Bảo Đại về nước cầm quyền. Ông muốn cải cách triều đình, trả tự do cho
các cung phi của Khải Định, bỏ bớt tục lệ phức tạp trong hoàng cung. Ông muốn trẻ trung hoá guồng máy,
dùng hai nhân vật trẻ là
Phạm Quỳnh (do ông Charles giới thiệu) và Ngô Đình Diệm (do ông Nguyễn Hữu Bài đề cử).
Nhưng ông tỏ ra bất lực trước sự khống chế của guồng máy cai trị Pháp, và chỉ sau bốn tháng, ông Ngô Đình Diệm,
lúc đó 31 tuổi, từ chức Thượng thư Bộ Lại, và được thay thế bởi Phạm Quỳnh.

Từ đó, tôi để mặc cho Phạm Quỳnh lèo lái, múa may trên sân khấu. (2)

Năm 1934, Bảo Đại kết hôn với một thiếu nữ miền Nam, công giáo, cũng du học bên Pháp về, và tấn phong làm
Nam Phương Hoàng hậu, đi ngược lại với tập quán của triều Nguyễn không phong Hoàng hậu khi vua còn sống.

Phải qua biến cố ngày 9 tháng 3-1945, khi người Pháp bị Nhật đảo chính, Hoàng đế Bảo Đại mới có cơ hội
trở lại chính trường. Được sự hỗ trợ của Nhật, ông ký cùng toàn thể nhân viên Cơ mật viện một tuyên ngôn
độc lập ngày 11 tháng 3, 1945:
Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai
tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập
quốc gia.
[...]
Huế, ngày 27 tháng Giêng năm thứ 20 triều Bảo Đại. (3)


Sau đó, ông nhờ đại sứ Nhật Yokoyama tìm ông Ngô Đình Diệm đang ở Sài Gòn để về làm thủ tướng.
Ngày 19 tháng 3, tôi báo cho Phạm Quỳnh biết tôi sẽ tự tay đảm trách quyền lãnh đạo quốc gia. Ý thức được tình thế,
Phạm Quỳnh liền đệ đơn xin từ chức tập thể của cả Nội các. (4)


ông Ngô Đình Diệm mang tiếng là thân Nhật, nhưng người Nhật đã không tìm ông Diệm theo lời yêu cầu của
Bảo Đại. Sau ba tuần lễ chờ đợi, Bảo Đại đành phải nhờ họ mời sử gia Trần Trọng Kim đang được Nhật cho
lánh nạn ở Singapore vì trước đây bị Pháp đe dọa. Và ngày 17 tháng 4, 1945, chính phủ Trần Trọng Kim chính thức ra mắt với mười bộ trưởng phần đông trẻ và theo tây học, và chọn quốc kỳ là cờ “quẻ ly”, nền vàng với ba sọc đỏ, sọc giữa đứt quãng.
Chính phủ này chỉ tồn tại chưa được bốn tháng, đã từ chức khi Nhật thua trận tháng 8, và Việt Minh đã chụp được
thời cơ để lên nắm chính quyền ngày 19 tháng 8, 1945. Họ dùng làm quốc kỳ cờ đỏ sao vàng là cờ mặt trận
Việt Minh đã dùng trước đó.

Ngày 22 tháng 8, Bảo Đại nhận được một điện văn từ Hà Nội:
“Trước ý chí đồng nhứt của toàn thể dân chúng Việt Nam, sẵn sàng hy sinh tất cả để cứu vãn nền độc lập quốc gia,
chúng tôi thành kính xin đức Hoàng đế hãy làm một cử chỉ lịch sử để từ bỏ ngai vàng.”
Bức điện này được ký dưới là “Ủy ban nhân dân cứu quốc”đại diện cho tất cả đảng phái, và tầng lớp dân chúng. (5)


Dù không biết “Uỷ ban nhân dân cứu quốc” là ai, Bảo Đại chấp nhận thoái vị “vì hạnh phúc của dân tộc Việt Nam,
vì nền độc lập của Việt Nam”và chiều ngày 25 tháng 8, trước hàng ngàn người tụ hội trước Ngọ Môn, ông đọc bản
tuyên ngôn thoái vị, đoạn cuối như sau:
Riêng về phần Trẫm, trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm đã trải qua bao điều cay đắng. Trẫm muốn được làm
Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị. Từ nay Trẫm lấy làm sung sướng được là dân tự do,
trong một nước độc lập. Trẫm không để cho bất cứ ai được lợi dụng danh nghĩa Trẫm, hay danh nghĩa hoàng gia
để gieo rắc sự chia rẽ trong đồng bào của chúng ta.
Việt Nam độc lập muôn năm.
Việt Nam dân chủ cộng hoà muôn năm.
Huế, điện Kiến Trung ngày 25 tháng 8 năm 1945. (6)


Ngày 4 tháng 9, công dân Vĩnh Thuỵ rời Huế đi Hà Nội. Trong buổi gặp riêng ông Hồ Chí Minh, ông được
mời làm Tối cao Cố vấn cho chính phủ, và có nhận xét như sau:
Hồ Chí Minh giống như một ông đồ nho hay một triết nhân, thích ngâm thơ vịnh phú hơn là làm chính trị.
Người gầy gò mảnh dẻ, mắt sáng quắc đầy nhiệt tâm, ông có một nhãn lực lôi cuốn vừa đạo mạo, vừa độc đáo.
Lời nói cũng chan hoà nhân ái, như bác bỏ mọi bạo động, hận thù. (8)

Bảo Đại được Hồ Chí Minh tiếp đón như thượng khách, mời dự tất cả những buổi gặp gỡ các yếu nhân quốc tế.
 Nhưng chỉ được vài tuần, ông được đưa ra Sầm Sơn, bãi biển nghỉ mát thuộc tỉnh Thanh Hoá, hoàn toàn cô lập
với Hà Nội, và chỉ trở về vào giữa tháng 1 năm 1946, sau khi đã trúng cử đại biểu tỉnh Thanh Hoá, dù ông chẳng được
 đi bầu, cũng không biết đến cả ngày giờ bầu cử!

Sau ngày ký kết hiệp định sơ bộ 6 tháng 3, 1946, Bảo Đại được Hồ Chí Minh gửi qua Trùng Khánh cùng với
 một phái đoàn chính phủ, tại đây ông đã gặp Tưởng Giới Thạch. Khi phái đoàn trở về Côn Minh để lấy máy
bay về Hà Nội, ông nhận được điện tín của Hồ Chí Minh yêu cầu ông đùng về, lúc sắp lên máy bay.
Hành lý đã đưa lên máy bay, Bảo Đại ở lại Côn Minh không tiền bạc, không hành trang.
May sao ông gặp một luật sư người Hoa tên Yu, từng học ở Paris, mời về nhà cho tá túc.
Sau đó ông lại được Trung Hoa Quốc dân đảng mời lên Trùng Khánh, và khi chinh phủ Tưởng Giới Thạch
dời đô về Nam Kinh, đề nghị ông cùng lên đó. Bảo Đại không muốn dựa vào chính phủ này, nên tìm cách đi
Hương Cảng, vẫn phải nhờ đến ông Yu làm mạnh thường quân. Ông đến Hương Cảng ngày 15 tháng 9, 1946.

Tại đây, ông tình cờ gặp một người Pháp, chính là giám đốc một chi nhánh Nhà Băng Đông Dương mà ông
đã biết ở Việt Nam, ứng cho một số tiền, và sau đó lại được một cơ quan truyền giáo của Pháp cho vay tiền,
nên từ đấy bắt đầu một nếp sống vương giả.

Giữa tháng 11, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, một người thân tín của Hồ Chí Minh, từ Việt Nam đến thăm
ông, biếu mấy lạng vàng của Hồ Chí Minh gửi tặng. Bảo Đại hỏi thăm tình hình trong nước, và khi ngỏ ý
 muốn trở về Hà Nội vào đầu năm 1947, lúc mở lại cuộc hội nghị được dự trù trong modus vivendi đuợc
Hồ Chí Minh ký với Marius Moutet, thì được Phạm Ngọc Thạch cho biết là Hồ Chí Minh muốn Bảo Đại
ở lại Hương Cảng. Bảo Đại rút kết luận sau buổi viếng thăm của Phạm Ngọc Thạch như sau:
Đối với tôi, sự việc đã rõ rệt. Hồ Chí Minh chẳng ưa gì tôi. Trước đây, ông ta muốn đẩy tôi đi khi người Pháp
 quay trở lại, và giữ tôi ở thật xa khi có hội nghị Đà Lạt và Fontainebleau, thì bây giờ ông cũng không mong
tôi trở về khi các cuộc bàn cãi với Pháp đang thực hiện. (9)


Chỉ vài ngày sau, Bảo Đại tiếp một phái đoàn gồm ba lãnh tụ phe quốc gia: Nguyễn Tường Tam,
Vũ Hồng Khanh (Việt Nam Quốc Dân Đảng) và Nguyễn Hải Thần, lãnh tụ Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội,
từ Quảng Châu qua. Sau đó Trần Trọng Kim cũng từ Quảng Châu qua yết kiến.

Trong nước, chiến tranh bùng nổ ngày 19 tháng 12, 1946.


Vai trò của những người quốc gia trong giải pháp Bảo Đại

Như đã nói trên đây, một số lãnh tụ đảng phái quốc gia đã đến gặp Bảo Đại khi biết ông đang ở Hương Cảng.
Tất cả đều yêu cầu ông trở lại chính trường, gánh vác việc nước, vì họ không thấy ai khác có thể điều đình được
với Pháp.

Từ đầu thập niên 40, đã có nhiều người trong phe quốc gia phải chạy qua lánh nạn trên đất Trung Hoa, thời kỳ
đầu để thoát khỏi khủng bố của Pháp, thời kỳ sau để khỏi bị Việt Minh tiêu diệt.

Trong giai đoạn này, ở miền Bắc, nhiều đảng phái quốc gia hoạt động tích cực. Xin lược qua vài đảng phái đã
có đóng góp trong giải pháp Bảo Đại sau này. Việt Nam Quốc dân đảng thành lập năm 1927 do hai ông
Nguyễn Khắc Nhu và Nguyễn Thái Học, qua năm 1930 tổ chức khởi nghĩa, thất bại; đảng trưởng Nguyễn Thái Học
 cùng mười hai đảng viên lãnh đạo lên đoạn đầu đài ở Yên Báy, phần đông còn lại hoặc bị đi tù Côn Đảo,
hoặc chạy qua Trung Hoa lánh nạn (10). Đại Việt Quốc dân đảng do ông Trương Tử Anh lập ra năm 1938,
ấy chủ nghĩa Dân tộc Sinh tồn làm căn bản, hoạt động chủ yếu trong giới sinh viên học sinh. Bị Pháp bắt hai
lần trong đệ nhị thế chiến, ông mất tích cuối năm 1946, có lẽ bị Việt Minh thủ tiêu (11). Đại Việt Duy Dân do
Lý Đông A thành lập, lấy chủ nghĩa Duy Dân làm đường lối. Ông Lý Đông A cũng mất tích sau khi lập
chiến khu ở Hoà Bình năm 1946 chống lại Việt Minh (12).

Đại Việt Dân Chính do ông Nguyễn Tường Tam (nhà văn Nhất Linh) thành lập cuối thập niên 30. Năm 1941,
ông bị Pháp lùng bắt và phải trốn qua Trung Hoa. Tại đây, ông đã sáp nhập Đại Việt Dân Chính vào
Việt Nam Quốc dân đảng, và ông trở thành một lãnh tụ quan trọng của đảng này (13).

Một tổ chức chính trị quốc gia khác là Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội (gọi tắt là Việt Cách, để phân biệt với
Việt Quốc là Việt Nam Quốc dân đảng) được thành lập tại Liễu Châu bên Tàu năm 1942, gồm bảy người nòng cốt
rong đó có ông Trương Bội Công, một người Việt nhưng là một sĩ quan cao cấp trong quân đội Trung Hoa,
 ông Nguyễn Hải Thần, một nhà cách mạng lão thành sống lưu vong lâu năm trên đất Tàu, và hai ông Vũ Hồng Khanh
Nghiêm Kế Tổ thuộc Việt Nam Quốc dân đảng. Đến năm 1944, theo đề nghị của ông Trương Phát Khuê,
ư lệnh Đệ tứ quân khu của Trung Hoa, Việt Cách được tổ chức lại với sự tham dự của ông Hồ Chí Minh và vài
nhân vật khác của Việt Minh. Nhưng sau đó, Hồ Chí Minh bỏ về nước và không còn tham gia tổ chức này nữa.

Cuối năm 1945, khi quân đội Trung Hoa từ các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây kéo qua Việt Nam
để tước khí giới quân Nhật, ông Nguyễn Hải Thần về theo với quân Việt Cách, ông Vũ Hồng Khanh về theo cầm
đầu quân Việt Quốc. Cả hai lực lượng này chống lại chính phủ Hồ Chí Minh, nhưng cuối cùng, dưới sức ép của tướng
Trung Hoa, hai phe đối nghịch Việt Minh và quốc gia vẫn phải ngồi chung trong một chính phủ liên hiệp vào đầu năm
1946. Các ông Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh đều giữ những chức vụ quan trọng.
 Vũ Hồng Khanh cùng với Hồ Chí Minh ký với Pháp hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3, 1946, còn Nguyễn Tường Tam
dẫn đầu phái đoàn của Việt Nam tham dư hội nghị Đà Lạt tháng 4, 1946, mục đích bàn với Pháp về việc trả lại độc lập
 và thống nhất cho Việt Nam. Như đã nói trên, hội nghị này có mục đích chuẩn bị cho hội nghị sẽ họp bên Pháp,
nhưng cả hai đều thất bại.

Chính phủ liên hiệp chỉ có tính cách gượng ép, giữa hai phe cộng sản quốc gia đã có mâu thuẫn trầm trọng từ lâu.
Và ngay khi quân Trung Hoa rút đi nhường chỗ cho quân Pháp thay thế, Việt Minh công khai tấn công các lưc lượng
 võ trang của các đảng phái quốc gia. Phe quốc gia yếu thế, đành rút qua biên giới Trung Hoa.

S
au ngày chiến tranh bùng nổ tháng 12, 1946, các lãnh tụ quốc gia lưu vong ở Trung Hoa liền tìm đến Cựu hoàng
 Bảo Đại, lúc đó đang ở Hương Cảng, yêu cầu ông đứng ra làm biểu tượng quy tụ phe quốc gia để điều đình với
 Pháp việc trả lại độc lập và thống nhất cho Việt Nam. Hồi ký của Bảo Đại nói một cách tổng quát như sau:
Trong số khách thăm viếng này, người thì đến để theo phò, người thì đến để thăm dò đường lối cho Pháp hay cho
 nước khác. Bác sĩ Phan Huy Đán, luật sư Đinh Xuân Quảng, cả hai đều thuộc phe xã hội, thêm Việt Nam Quốc
Dân Đảng Trần Văn Tuyên, đều từ Quảng Châu sang. Người em họ trung thành với tôi, Vĩnh Cẩn, cùng người
em khác trẻ hơn, là tay đá banh nổi tiếng Vĩnh Tường, và Phan Văn Giáo tạo thành cái nhân vĩnh viễn [thường trực]
 thân cận. Rồi đến quý vị khác khá danh tiếng như Bác sĩ Lê Văn Hoạch, thuộc nhóm Cao Đài, cựu phó thủ tướng
 Nam Bộ, Phạm Văn Bính, Ngô Đình Diệm trước tôi tưởng là tai mắt của Mỹ, Phạm Công Tắc, giáo chủ Tây Ninh,
Lê Văn Soái, tướng Hoà Hảo, v.v... Tất cả các nhân vật đó đều đưa ra ý kiến và đồng nhứt về chính trị,
nhấn mạnh là tôi phải trở về, để đem lại hoà bình cho đất nước. (14)


Trong thực tế, những cuộc vận động này kéo dài suốt năm 1947, có thể lược kể qua nhiều giai đoạn.

1. Tại Thượng Hải, bảy người họp nhau làm một nhóm, gồm Lưu Đức Trung, Phan Huy Đán, Đinh Xuân Quảng,
Trần Văn Tuyên, Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Hợi và Trương Bảo Sơn. (15)

Nhóm này tích cực vận động cho giải pháp Bảo Đại. Ngày 3 tháng 1, 1947, ba ông Đinh Xuân Quảng,
Phan Huy Đán và Trần Văn Hợi đến Hương Cảng găp Cựu hoàng. Cựu thủ tướng Trần Trọng Kim, đến Hương Cảng
 trước đó, cũng làm việc đắc lực với Cựu hoàng, trong việc liên lạc với phái viên của Pháp là ông Cousseau.
Đầu tháng 2, Bảo Đại cử ba ông Trần Trọng Kim, Phan Huy ĐánĐinh Xuân Quảng về nước vận động cho
ông trở về chấp chính. (16)

2. Trong khi đó, tại Nam Kinh, ngày 17 tháng 2, 1947, Mặt trận Quốc gia Thống nhất toàn quốc được thành lập
bởi năm đại biểu các đảng phái và hội đoàn: Nguyễn Hải Thần, lãnh tụ của Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội,
 Nguyễn Tường Tam, lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng, Nguyễn Bảo Toàn từ trong nước ra, đại diện các
đảng phái Nam bộ, Lưu Đức Trung, một mạnh thường quân của các đảng phái lưu vong, lãnh tụ của Việt Nam Dân
chúng Vận động đoàn, và Trần Văn Tuyên, bí danh Trần Côn, lãnh tụ Việt Nam Thanh niên đoàn. (17)

Mặt trận ra tuyên ngôn gửi đồng bào toàn quốc, vận động với Bảo Đại để ông đứng ra cầm đầu phong trào quốc gia,
tung truyền đơn kêu gọi Việt Minh quay về với chính nghĩa quốc gia. Một phái đoàn được
Tổng thống Tưởng Giới Thạch tiếp kiến, nhưng cũng không có kết quả cụ thể.

Bảo Đại không có nhiều thiện cảm với những nhân vật của Mặt Trận này. (18)

3. Bảo Đại lập văn phòng làm việc, với sự cộng tác của Lưu Đức Trung, Trần Văn Tuyên, và sau đó,
thường trực có Phan Văn Giáo và Hoàng thân Vĩnh Cẩn. Ông cho phổ biến một chính cương ba điểm về chế độ
quân chủ lập hiến (Dân tộc độc lập và thống nhất, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc). Văn phòng cũng tổ
chức họp báo để ông tuyên bố quan điểm về các đảng phái quốc gia, Việt Minh, cộng sản, Hồ Chí Minh, Pháp
và các nước khác. (19)

4. Tháng 9, 1947, sau nhiều tiếp xúc với đại diện của Pháp tại Hương Cảng (sẽ nói đến trong phần sau),
và sau khi nắm chắc sự ủng hộ của đa số trí thức trong nước, Bảo Đại triệu tập các đại biểu ở trong và ngoài nước
về Hương Cảng họp hội nghị kéo dài một tuần, bắt đầu từ ngày 9 tháng 9.
Hội nghị kết thúc bằng biểu quyết:
1. Triệt để ủng hộ ông Bảo Đại, đứng ra thương thuyết với Pháp để thực hiện độc lập và thống nhất quốc gia.
2. Danh từ “Hoàng đế Bảo Đại” được sử dụng trên địa hạt ngoại giao.(20)


Sau hội nghị Hương Cảng và quyết định về danh từ “Hoàng đế Bảo Đại”, Cựu hoàng công bố một bản tuyên ngôn
 gửi đồng bào, lần đầu tiên từ khi thoái vị:
Đồng bào Việt Nam thân mến,

Để khỏi làm đổ máu đồng bào, tôi đã từ bỏ ngai vua của tổ tiên tôi.

Đồng bào đã muốn trao vào tay những nhà lãnh đạo mới, trách nhiệm hướng dẫn số phận của mình, tôi đã
sẵn sàng rút lui. Tôi đã thoái vị và chọn con đường lưu vong để khỏi là một trở ngại cho cuộc thí nghiệm này,
mà đồng bào đã nghĩ rằng có thể đem hạnh phúc đến cho mình.
[...]
Như vậy, dần dà niềm hy vọng và hạnh phúc của đồng bào cũng bị mất đi, dù đã được sự tuyên truyền khôn khéo,
và một lý tưởng ngoại lai cám dỗ ban đầu. Trong niềm tuyệt vọng, đồng bào đã chạy đến tôi.
[...]
Đáp ứng lời kêu gọi của đồng bào, tôi nhận sứ mạng mà đồng bào trao phó, và sẵn sàng để bắt liên lạc với
nhà cầm quyền Pháp. Với họ, tôi sẽ nghìên cứu tất cả mọi khía cạnh của những lời đề nghị đối với chúng ta.

Trước hết, tôi muốn đạt được độc lập và thống nhứt, đúng như nguyện vọng của đồng bào.
[...] (21)
(Còn tiếp)
Phụ đính 1: Hình chụp bản tin của báo Le Journal de Saigon ngày 5 tháng 1, 1948, lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Pháp quốc hải ngoại (CAOM, HCI, 68/241). Bản pdf
Phụ đính 2: Hình chụp nguyên bản hiệp định Vịnh Hạ Long ngày 5 tháng 6, 1948. Đây là nguyên bản số 1 của phía Pháp, hiện lưu trữ tại CAOM (Centre d’Archives d’Outre-Mer, Trung tâm lưu trữ Pháp quốc hải ngoại, tại thành phố Aix-en-Provence). Bản pdf


Bài do tác giả gửi. DCVOnline biên tập và minh hoạ.

(1) Bảo Đại, Con Rồng Việt Nam, Nguyễn Phước tộc xuất bản, 1990, tr. 37
(2) Bảo Đại, sđd, tr. 96
(3) Bảo Đại, sđd, tr. 162
(4) Bảo Đại, sđd, tr. 165
(5) Bảo Đại, sđd, tr. 183
(6) Bảo Đại, sđd, tr. 188
(7) Bảo Đại, sđd, tr. 198
(8) Bảo Đại, sđd, tr. 241
(9) Bảo Đại, sđd, tr. 258
(10) Nguyễn Khắc Ngữ, Lịch sử các đảng phái Việt Nam, tập 1, Tủ sách nghiên cứu sử địa xuất bản, 1989, tr. 23
(11) Nguyễn Khắc Ngữ, sđd, tr. 40
(12) Nguyễn Khắc Ngữ, sđd, tr. 41, 45
(13) Nguyễn Khắc Ngữ, sđd, tr. 40
(14) Bảo Đại, sđd, tr. 264
(15) Nguyễn Khắc Ngữ, Lịch sừ các đảng phái Việt Nam, tập 2, Tủ sách nghiên cứu sử địa xuất bản, 1991, tr. 140
(16) Nguyễn Khắc Ngữ, sđd, tr. 196
(17) Nguyễn Khắc Ngữ, sđd, tr. 112
(18) Nguyễn Khắc Ngữ, sđd, tr. 200
(19) Nguyễn Khắc Ngữ, sđd, tr. 207
(20) Nguyễn Khắc Ngữ, sđd, tr. 251
(21) Bảo Đại, sđd, tr. 286. Sách của Nguyễn Khắc Ngữ dịch từ cuốn Le Dragon d’Annam của Bảo Đại,
viết bằng Pháp ngữ, dùng từ “Trẫm”, nhưng hồi ký Con Rồng Việt Nam của Bảo Đại, cũng dịch từ bản tiếng Pháp
của ông, dùng từ “Tôi”. Hiện nay người viết chưa có bản tiếng Việt nguyên thuỷ để xác định, nên đã chọn cách viết
trong hồi ký của Bảo Đại.
usertype:1



Điểm số:2793
Từ:2793
Sự hình thành của giải pháp Bảo Đại
(Ngày đăng:03/07/2010 12:46 AM)

Vai trò của Pháp trong giai đoạn đầu của sự hình thành Giải pháp Bảo Đại

Cuối đệ nhị thế chiến, tướng de Gaulle, người lãnh đạo kháng chiến Pháp chống Đức quốc xã, lên cầm quyền vào
tháng 6, 1944. Ông chủ trương hồi phục tất cả thuộc địa cũ, dưới những mỹ từ mới. Chủ trương này được định nghĩa
trong bản tuyên bố ngày 24 tháng 3, 1945, sau khi Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương.

Sau khi Nhật đầu hàng, Đô đốc Thierry d’Argenlieu được phái qua Đông Dương lám Cao uỷ (thay vì Toàn quyền
như ngày trước) và tướng Leclerc, người hùng giải phóng Paris, cầm đầu đoàn quân viễn chinh đến Sài Gòn với
 nhiệm vụ chiếm lại toàn cõi Đông Dương. Trước khi qua Việt Nam, Cao uỷ d’Argenlieu, từ Chandernagor, Ấn Độ,
ra chỉ thị mật cho thuộc cấp ngày 15 tháng 9, 1945, sau khi Hồ Chí Minh tổ chức tuyên ngôn độc lập. Chỉ thị có đoạn:
Chúng ta phải lập lại nền bảo hộ của nước Pháp đối với các dân tộc Đông Dương, nghĩa là cho phép các dân tộc
này chín chắn về chính trị, và phát triển về kinh tế dựa vào nước Pháp, trong sự tôn trọng những tập quán và những
nguyện vọng sâu xa của họ.[...]

Chúng ta không thể nói đến độc lập. Vả lại, chúng ta không được chính phủ cho phép nói đến chữ đó. (22)


Tháng 1, 1946, de Gaulle rút lui khỏi chính trường, mở đầu cho những nội các chỉ tồn tại thời gian ngắn, nên
không có thì giờ để đưa ra những đường lối dài hơi. Năm 1946, ba chính phủ: Félix Gouin, Georges Bidault và
Léon Blum nối tiếp nhau. Khi phái đoàn Hồ Chí Minh qua Pháp tháng 6, 1946 để thương thuyết, đúng lúc
chính phủ Gouin đổ, chính phủ Bidault chưa lên, nên phải nghỉ mát bất đắc dĩ ở Biarritz một thời gian.

Ngày 1 tháng 6, 1946, khi phái đoàn vừa lên đường, Cộng hoà Nam Kỳ (République de Cochinchine) được Pháp
chính thức công nhận. Một chính phủ lâm thời, đứng đầu là bác sĩ Nguyễn Văn Thinh, đã được thành lập từ
ngày 26 tháng 3, 1946 (23). Đây là một kế hoạch của Pháp để giữ lại thuộc địa Nam Kỳ, họ dự tính nếu cần phải
trao trả độc lập cho Việt Nam, sẽ chỉ có Bắc Kỳ và Trung Kỳ thôi. “Nước”Cộng hoà Nam Kỳ thực chất vẫn chỉ là
một thuộc địa trá hình, và chính phủ Nguyễn Văn Thinh không có một quyền hành gì. Khi ý thức được sự ngây thơ
của mình, chỉ đóng vai trò trang trí cho chính quyền thuộc địa, bác sĩ Nguyễn Văn Thinh đã tự tử
ngày 10 tháng 11, 1946. Bác sĩ Lê Văn Hoạch lên thay, nhưng chưa được một năm đã phải từ chức. Tháng 10, 1947,
đến phiên nội các Nguyện Văn Xuân, một cựu học sinh trường Bách khoa nổi tiếng của Pháp
(ancien élève de l’école Polytechnique), thiếu tướng trong quân đội Pháp, sống rất lâu bên Pháp, có vợ người Pháp.
Chủ trương đi tìm một nền hoà bình cho Việt Nam, Nguyễn Văn Xuân cho rằng tốt hơn hết là thành lập một
liên bang Việt Nam với sự thoả thuận của những lãnh tụ sẵn có của ba kỳ: Hồ Chí Minh ở Bắc Kỳ, Bảo Đại
Trung Kỳ và Thủ tướng Chính phủ Nam Kỳ do Hội đồng Nam Kỳ bầu ra. (24)


Chủ trương này rơi vào quên lãng vì không đáp ứng nguyện vọng thật sự thống nhất của Việt Nam.

Bên Pháp, những chính phủ kế tiếp sau khi tướng de Gaulle từ chức đều thuộc cánh tả, đảng xã hội là chính,
nhưng có những bộ trưởng cộng sản trong nội các. Vì vậy, sau khi hội nghị Fontainebleau bế tắc tháng 9, 1947,
ông Hồ Chí Minh còn vớt vát bằng tạm ước “modus vivendi”được ký với bộ trưởng Marius Moutet thuộc đảng xã hội,
là chỗ quen biết từ thời thanh niên của Nguyễn Ái Quốc ở Paris.

Qua năm 1947, tình hình chính trường Pháp cũng không cách nào ổn định được. Chính phủ Léon Blum chỉ tồn tại
được một tháng, được thay bằng chính phủ Ramadier vào tháng 1, 1947, rồi đến Robert Schuman tháng 11, 1947.

Sau khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ tháng 12, 1946, Cao uỷ d’Argenlieu thấy không còn nói chuyện với
Hồ Chí Minh được nữa, phải tìm cách khác để giải quyết vấn đề Việt Nam. Ông phái Cousseau, một viên chức Pháp
ở Việt Nam lâu năm, nói thành thạo tiếng Việt, qua làm việc tại toà lãnh sự Pháp ở Hương Cảng, mục đích để tiếp
xúc và thăm dò Cựu hoàng Bảo Đại.

Điều đình Bảo Đại - Bollaert

Nhưng chỉ vài tháng sau, Đô đốc d’Argenlieu được thay thế bằng một viên chức cao cấp dân sự, ông Bollaert.
Ông này đến Sài Gòn ngày 1 tháng 4, 1947, và tiếp tục thăm dò Bảo Đại qua ông Cousseau ở Hương Cảng.

Đầu tháng 5, 1947, Cao uỷ Bollaert cử Giáo sư Paul Mus, cố vấn chính trị, bí mật lên chiến khu Việt Bắc gặp
Hoàng Minh Giám và Hồ Chí Minh.
Ông này đã đưa ra những điều kiện của chính phủ Pháp để ngưng mọi hận thù: Ngưng ngay tức khắc các
hoạt động chiến tranh, khủng bố và tuyên truyền, trao trả lại hầu hết các quân cụ, binh sĩ Pháp đi lại tự do trên
toàn lãnh thổ, trao trả tất cả các con tin, các tù binh, hay binh sĩ đào ngũ. Những điều khoản ấy đều do
Bộ Tham mưu Pháp đòi hỏi. Tất nhiên, Hồ Chí Minh đã coi là không thể chấp nhận được, nếu không muốn nói là
ô nhục. (25)


Đó là lần cuối cùng Pháp thăm dò để điều đình với Hồ Chí Minh. Từ đó trở đi, họ không còn trông cậy gì vào
con đường thương thuyết với Việt Minh nữa, dù chưa chính thức nói ra. Giải pháp còn lại chính là Giải pháp Bảo Đại.

Trong khi Bảo Đại triệu tập hội nghị Hương Cảng ngày 9 tháng 9, 1947 như đã nói ở phần trên, thì ngày hôm sau,
10 tháng 9, Cao uỷ Bollaert đọc một bài diễn văn quan trọng ở Hà Đông, xác định đường lối của chính phủ Pháp (26).
Bài diễn văn khá dài nói đến “những nguyện vọng của dân chúng Việt Nam: tự do trong khối Liên Hiệp Pháp,
và thống nhất ba Kỳ”. Tuyệt đối không có hai chữ “độc lập”. Còn vấn đề thống nhất phải do người dân quyết định,
không thể là một điều kiện tiên quyết.

Bài diễn văn bị các đại diện họp tại Hương Cảng bác bỏ, vì hai đòi hỏi quan trọng nhất không được thoả mãn.
Một là độc lập, đã không được nhắc tới trong bản tiếng Pháp của bài diễn văn. Hai là thống nhất, Pháp đặt điều kiện,
 trong khi phía Việt Nam xem như là một điều đương nhiên. Bởi vì nước Việt Nam trước khi người Pháp đến cai trị
ã là một nước thống nhất, chính người Pháp đã chia làm ba kỳ. Nay việc người Pháp trả lại độc lập cho Việt Nam
phải đi đôi với sự toàn vẹn lãnh thổ, nên việc đòi hỏi thống nhất là một điểm không thể bàn cãi (27).

Cao uỷ Bollaert bắt đầu đẩy mạnh “Giải pháp Bảo Đại”, và gửi đại diện sang Hương Cảng điều đình một cuộc gặp gỡ
Bollaert - Bảo Đại trên chiến hạm Duguay-Trouin ở vịnh Hạ Long. Ngày 6 tháng 12, 1947, Bảo Đại cùng với
người thân cận là Vĩnh Cẩn thuê một chiếc thuỷ phi cơ bay ra vịnh Hạ Long, không cho ai khác biết. Hồi ký của
Bảo Đại viết không mấy thiện cảm về thái độ của Cao uỷ Bollaert khi ông này nài nỉ ép Cựu hoàng ký vào hai
văn kiện, ngày hôm sau, 7 tháng 12.
Tài liệu đầu, đươc trình bày như bản tuyên ngôn chung, mà tôi nhặt được một cách hài lòng hai chữ “độc lập”đã
được nói đến. Và tài liệu thứ hai là một tờ lịch trình ghi chú có hình thức đặt căn bản cho những vấn đề sẽ bàn đến.
Nó liên quan đến hình thức ngoại giao, quân sự, văn hoá, tài chánh, chuyên môn...
[...]
Bản dự thảo về lờì tuyên bố chung có thể coi như tạm được, nhưng về bản thể chế thực hiện đã mang tính chất
hạn chế không thể chấp nhận được đối với chủ quyền của Việt Nam.


Bảo Đại đã phải nhượng bộ Bollaert ký vào văn kiện thứ nhất, nhưng chỉ ký tắt hai chữ VT vào văn kiện thứ hai (28)

Trở về Hương Cảng, và trước khi đi Âu châu để nhận định tình hình tại chỗ, Cựu hoàng cho mời từ Việt Nam qua
ba nhân vật để tham khảo ý kiến: Nguyễn Văn Xuân, Thủ tướng Chính phủ lâm thời Miền Nam Việt Nam
(danh xưng mới của Cộng hoà tự trị Nam Kỳ), Trần Văn Lý, Chủ tịch Hội đồng An dân Huế, và Ngô Đình Diệm.
Tất cả ba đều nhận định là bản tuyên bố chung thì được, nhưng khi đọc bản văn kiện nói về thể chế, đều tỏ vẻ tức giận.
Diệm là người nổi sùng nhất. Đối với ông ta, sự nhượng bộ của Pháp ít ỏi rõ rệt, còn về sự hạn chế chủ quyền khi
vào Liên Hiệp Pháp, thì lại càng vô lý. (29)


Sau đó, ngày 24 tháng 12, 1947, Cựu hoàng lấy máy bay của công ty hàng không Anh để đi Geneva
cùng với Vĩnh Cẩn, sau khi từ chối máy bay của Pháp dành cho ông để đi Paris. Ông muốn đến một nước trung lập đ
ể quan sát. Tại đây, Cao uỷ Bollaert từ Việt Nam bay qua đã đến gặp ông lần đầu ngày 7 tháng 1, 1948
(xem phụ đính 1, bản tin của báo “Le Journal de Saigon”). Ông thôi thúc Cựu hoàng trở về Việt Nam “để áp dụng
những điều khoản đã tuyên bố trong bản thông cáo chung và trong bản thể chế ngày 7 tháng 12, 1947”tại vịnh
Hạ Long. Bảo Đại trả lời:
-          Thưa Ngài Cao uỷ, chắc hẳn Ngài cho phép tôi được ngạc nhiên về sự thôi thúc của Ngài. Tôi xin nhắc lại rằng,
-          tôi đến vịnh Hạ Long thể theo lời mời của Ngài, với tư cách tư, và tôi không nhân danh chức vụ gì, uỷ nhiệm gì,
-          để hoàn tất bất cứ công tác nào. Sau nữa, Ngài đã có tại chỗ tướng Xuân, hiện đang là thủ tướng
-          Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam, rất có khả năng điều đình với Pháp.
- Nhưng thưa Hoàng thượng, chính Hoàng thượng là người mà chúng tôi muốn, mà nước Pháp muốn điều đình.
- Như vậy thì thưa Ngài Cao uỷ, nước Pháp hãy phục lại cho tôi danh hiệu Hoàng đế, Vua nước Việt Nam
-          độc lập, bao gồm cả ba kỳ thống nhứt, bao gồm thêm đầy đủ các dân tộc thiểu số miền Bắc, miền Trung
và miền Nam. Có như vậy, vấn đề mới có thể giải quyết và mọi việc mới thực hiện được.

Hơi ngạc nhiên và bối rối trước sự đòi hỏi của tôi, ông ta rút lui và nói rằng sẽ xin chỉ thị của chính phủ.
Rời Geneva về Paris ngay, hôm sau lại trở lại Geneva. (30)


Bollaert làm con thoi giữa Paris và Geneva, gặp Bảo Đại năm lần, không kết quả gì, vì không bên nào nhượng bộ.
Sau đó Bảo Đại về Cannes với Nam Phương Hoàng hậu và các con. Đầu tháng 2, ông được thủ tướng Robert Schuman
mời lên Paris dự tiệc ở điện Matignon (dinh thủ tướng), ở đây ông đã làm mọi người ngạc nhiên về thái độ cứng rắn
của ông.

Khi Bảo Đại thấy rằng chưa đến lúc đạt được một thoả hiệp như mong muốn, ông quay trở lại Hương Cảng
vào tháng 3, 1948. Tại đây, Cựu hoàng hội kiến với Ngô Đình Diệm và yêu cầu ông Diệm về Sài Gòn thăm dò.
Ông Diệm được Cao uỷ Bollaert tiếp kiến ngày 22 tháng 3, nhưng thái độ của Bollaert rất cứng rắn, không nhân
nhượng điểm nào cả. Trong bản báo cáo hàng tháng của Cao uỷ, ông Bollaert nhận định về Bảo Đại như sau:
[...] Tôi tin rằng ông ta sợ bị Pháp “lừa”. Những người thân cận của ông, từ khi ông trở lại Hương Cảng
ngày 15 tháng 3, thúc giục ông không công nhận chữ ký của ông tại vịnh Hạ Long ngày 7 tháng 12 vừa qua.
Nhưng thái độ tiêu cực đó để lộ một sự ngượng nghịu, mà tôi đã cảm được khi ông Ngô Đình Diệm đến gặp tôi,
theo chỉ thị của ông [Bảo Đại]. (31)


Để tìm một lối thoát cho tình hình bế tắc, và sau nhiều cuộc bàn thảo với những người thân cận, cuối cùng Bảo Đại
đưa ra một công thức được Bollaert chấp nhận: sự thành lập một chính phủ trung ương lâm thời Việt Nam do
Cựu hoàng tấn phong, sau khi hai vị Chủ tịch Hội đồng An dân ở Hà Nội và Huế (do Pháp lập nên) cùng với vị
Thủ tướng Chính phủ lâm thời Miền Nam Việt Nam đồng từ chức. Và Thủ tướng của chính phủ trung ương lâm thời
sẽ ký vào hai văn kiện cùng với Cao uỷ Bollaert, với nội dung không thay đổi. (32)

Ngày 27 tháng 5, 1948, Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân trình diện với Bảo Đại nội các mới của chính phủ trung ương
 lâm thời. Cùng ngày, Paris công nhận sự thành lập chính phủ này.
Ngày 2 tháng 6, 1948, chính phủ Xuân công bố bản quốc ca vả quốc kỳ Việt Nam: ba vạch đỏ song song tượng
trưng cho ba kỳ, trên màu vàng, là màu của hoàng gia. (33)


Và buổi lễ trọng thể ký kết hai văn kiện (tuyên cáo chung và nghị định thư về thể chế) được tổ chức trên tàu
Duguay-Trouin trong vịnh Hạ Long, ngày 5 tháng 6, 1948, giữa một bên là Cao uỷ Bollaert, một bên là thủ tướng
Nguyễn Văn Xuân và các cộng sự viên. Bảo Đại đóng vai trò chứng nhân, ký vào bản tuyên cào chung. Trong hồi ký
của ông, Bảo Đại viết “chỉ ký tắt vào bản thể chế”, nhưng trên nguyên bản còn lưu giữ trong văn khố Pháp có chữ ký
của ông trên cả hai văn bản (xin xem phần phụ đính ở cuối bài viết).

Cao uỷ Bollaert viết trong báo cáo mật hàng tháng gửi về cho thượng cấp của ông:
Chúng ta đã nối lại được đường dây liên lạc đã bị cắt đứt bởi cuộc tấn công ngày 19 tháng 12 [năm 1945, khi chiến
tranh bùng nổ], trong những điều kiện danh dự, với những đại diện có thẩm quyền, trên những căn bản mà người ta có
thể hy vọng là vững chắc. Một chính quyền đã được thành lập, sẽ cùng chúng ta xây dựng một thể chế mới, tôn trọng
 những nguyện vọng quốc gia và những quyền lợi thiết yếu của nước Pháp.(34)


Khác với sáu tháng trước, cũng trong khung cảnh của vịnh Hạ Long, Bảo Đại gặp riêng Bollaert, còn lần này là
một buổi lễ long trọng, với nghi thức chào quốc kỳ mới của Việt Nam.


Tiến tới hiệp định Elysées

Sau buổi lễ ký kết trên chiến hạm Duguay-Trouin, Cựu hoàng Bảo Đại dùng chiếc thuỷ phi cơ bay thẳng qua Bangkok,
 và sau đó đi Paris, không trở về Hương Cảng nữa. Ông sang Pháp để tiếp tục thương thảo với chính phủ Pháp việc lấy
lại độc lập và thống nhất cho Việt Nam. Buổi lễ ký kết tại vịnh Hạ Long mới chỉ là bước đầu của tiến trình.

Thật vậy, về phía Pháp; hiệp định Hạ Long còn phải được Quốc hội Pháp phê chuẩn. Nhưng dư luận bên Pháp nói
chung, chống đối việc làm của ông Bollaert, không chấp nhận trả lại Nam Kỳ cho Việt Nam, vì họ xem Nam Kỳ là
một phần lãnh thổ của họ, “bất khả nhượng”. Đó cũng là luận điệu của đa số người Pháp sống tại Việt Nam. Còn về
 phía Việt Nam, nghị định thư vẫn là một văn kiện không chấp nhận được, vì nước Việt Nam mang tiếng là “độc lập”,
nhưng vì “trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp”nên vẫn không có quân đội riêng, không có nền ngoại giao riêng, không có
tài chánh riêng, v.v...

Ba ngày sau khi hiệp định được ký kết tại vịnh Hạ Long, bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại Paul Coste-Floret tuyên
bố trước Quốc hội nhấn mạnh đến việc không bỏ Nam Kỳ, và nhắc lại những quyền hành của Liên hiệp Pháp.
Bảo Đại viết trong hồi ký:
Khi lời tuyên bố ấy bay đến Sài Gòn, đó là một tai hoạ. Chúng tôi không còn ở vị trí năm 1945 nữa, mà trở về hiệp ước
 năm 1884... Thật vô lý, không ai hiểu nổi nữa. Việt Minh được lợi: “Thấy chưa, chúng ta không thể tin vào Pháp
được.” Bọn thực dân ăn mừng. (35)


Phải chờ qua tháng 8, 1948, hơn hai tháng sau ngày ký hiệp định Hạ Long, tình trạng bế tắc mới bắt đầu khai thông.
Chính phủ Schuman đổ, chính phủ André Marie thay, ông Coste-Floret vẫn giữ chức bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại.
Ngày 18, tân nội các trình bày đường lối chính trị trước quốc hội, đã ngợi khen Cao uỷ Bollaert và nhắc lại những
điều khoản của hiệp định. Quốc hội vẫn chưa chuẩn y hiệp định này, nhưng đã có sự đồng tình. (36)

Chính phủ André Marie tồn tại được hơn một tháng, nên vấn đề Việt Nam vẫn bỏ lửng. Ông Henri Queuille lập
tân nội các ngày 11 tháng 9, 1948.

Cao uỷ Bollaert còn gặp Cựu hoàng Bảo Đại hai lần nữa để thúc giục ông trở về Việt Nam, nhưng Cựu hoàng nhất định
 không về khi chưa đạt được nguyện vọng độc lập và thống nhất thực sự. Ông Bollaert, cũng thất vọng vì thái độ
của chính phủ Pháp, đã không xin tái nhiệm nữa. Cao uỷ mới, được bổ nhiệm ngày 20 tháng 10, 1948, là ông
Léon Pignon, đã từng làm việc lâu năm ở Đông Dương, đặc biệt đã làm cố vấn chính trị cho Sainteny năm 1945.

Trước khi đi Sài Gòn nhận nhiệm sở, Pignon gặp Cựu hoàng, cũng chỉ để giục ông trở về Việt Nam, vẫn không
hiệu quả.

Sau nhiều cuộc tiếp xúc với các yếu nhân trong chính giới Pháp, kể cả Tổng thống Vincent Auriol mời dự tiệc ở lâu đài
 Rambouillet, Cựu hoàng vẫn chưa đạt được tiến bộ khả quan nào trong đòi hỏi của mình.

Qua tháng 12, Cao uỷ Pignon lại qua Paris gặp Cựu hoàng, và lần này ông tỏ vẻ lạc quan hơn. Ông yêu cầu
Cựu hoàng tiếp xúc với thủ tướng Queuille. Và thế là, sau sáu tháng dậm chân tại chỗ, công việc bắt đầu chạy.
Vào trung tuần tháng giêng năm 1949, cuộc đàm phán bắt đầu. Rất nhanh chóng, nó thành hình rõ rệt.
Sự đe doạ của cộng sản Tàu càng củng cố thêm cho nó, vì quân đội của Mao Trạch Đông đã tiến vào Bắc Kinh
ngày 22 tháng giêng. Một hội đồng hỗn hợp được thành lập ngày 12 tháng 2 để nghiên cứu từng điểm một ghi trong
bản thể chế [nghị định thư] ở vịnh Hạ Long.


Hội đồng này gồm phái đoàn Pháp do ông Herzog cầm đầu, và phái đoàn Việt Nam do Hoàng thân Bửu Lộc làm
trưởng phái đoàn, gồm các ông Nguyễn Đắc Khê, Phan Huy Đán, Phạm Văn Bính, Trương Công Cừu,
Nguyễn Quốc Định, Đinh Xuân Quảng, Nguyễn Mạnh Đôn. Ông Trần Văn Hữu từ Việt Nam qua theo dõi cuộc
đàm phán, đại diện cho Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân. Các nhà chuyên môn kết thúc các bản tường trình
ngày 28 tháng 2. (38)


Hiệp định Elysées và sự hình thành của Quốc gia Việt Nam

Ngày 8 tháng 3, 1949, một buổi lễ long trọng được tổ chức tại điện Elysées, dinh Tổng thống Pháp ở Paris,
để ký kết hiệp định mới hoàn thành. Phía Pháp, ngoài Tổng thống Vincent Auriol, còn có Thủ tướng Queuille, và
một số bộ trưởng. Phía Việt Nam, bên cạnh Cựu hoàng Bảo Đại là Hoàng thân Vĩnh Cẩn, Hoàng thân Bửu Lộc,
hai ông Trần Văn Hữu và Nguyễn Mạnh Đôn.

Hiệp định Elysées có hình thức ba bức thư trao đổi giữa Tổng thống Pháp kiêm Chủ tịch Liên hiệp Pháp
Vincent Auriol và Hoàng đế Bảo Đại. Chữ “Hoàng đế”được sử dụng chính thức trong các văn kiện. Nội dung
của hiệp định này tóm lược như sau:

Về điều kiện tiên quyết do phía Việt Nam đòi hỏi là thống nhất, Pháp long trọng xác nhận sẽ không chống lại việc Nam
Kỳ trở về lãnh thổ của Việt Nam, sau khi qua một số thủ tục hợp với hiến pháp của Cộng hoà Pháp quốc. Pháp hứa sẽ
cho tiến hành các thủ tục đó.

Về ngoại giao, Việt Nam vẫn còn bị ràng buộc trong giới hạn của Liên hiệp Pháp, mà Việt Nam là một thành viên.
Một giới hạn quan trọng là Việt Nam chỉ được quyền có phái bộ ngoại giao ở một số nước, sau khi được sự đồng ý
của chính phủ Pháp.

Về quân sự, Việt Nam có quân đội quốc gia riêng. Quân đội Liên hiệp Pháp được quyền trú đóng trên lãnh thổ
Việt Nam ở những địa điểm do hai bên cùng thoả thuận. Trong thời chiến, những phương tiện quân sự của
Việt Nam và của Liên hiệp Pháp được đặt dưới quyền điều khiển của một uỷ ban quân sự thường trực, đứng đầu
là một tướng lãnh Pháp, vị tham mưu trưởng quân đội Việt Nam sẽ là một thành viên của uỷ ban này.

Những điểm khác đi vào chi tiết các vấn đề chủ quyền nội bộ, tư pháp, văn hoá, kinh tế và tài chánh. (39)

Một tiến bộ quan trọng mà Bảo Đại đã đạt được là Nam Kỳ được trả về cho Việt Nam. Ngoài ra, những điều khoản
khác, nhất là về ngoại giao và quân sự, vẫn còn những giới hạn quan trọng cho một nước thực sự độc lập.
Bảo Đại viết trong hồi ký:
Từ đây trở đi, tôi đã thu hồi được đất Nam Kỳ, tôi coi như nhiệm vụ của tôi về điều đình đã chấm dứt.
[...]
Sau nữa, thoả hiệp này trước mắt tôi, chỉ là một giai đoạn để tiến tới độc lập hoàn toàn. Sự thành đạt về độc lập
như thế đã xảy ra cho các nước lân cận ở Đông Nam Á như Phi Luật Tân, Miến Điện, Ấn Độ... làm tôi càng tin tưởng
trong hy vọng.Tôi tin tưởng rằng thoả ước mùng 8 tháng 3 phải là một yếu tố nhất định đưa đến vãn hồi hoà bình.
Hỏi Việt Minh còn có thể đòi hỏi gì nữa khi tôi đã thành công, mà họ thì bị thảm bại ở các hội nghị Fontainebleau
và Đà Lạt, vào năm 1946? (40)


Thủ tục pháp lý của Pháp để trả lại Nam Kỳ cho Việt Nam được thực hiện nhanh chóng, tuy rất phức tạp.
Quốc hội Pháp phải bầu ra một đạo luật đặt ra một quốc hội địa phương của Nam Kỳ. Quốc hội địa phương này
được nhanh chóng thành lập, gồm 50 đại biểu, cả Pháp lẫn Việt, đã họp để biểu quyết việc sáp nhập Nam Kỳ vào
Quốc gia Việt Nam. Kết quả 25 phiếu chống, 25 phiếu thuận. Cựu hoàng Bảo Đại đã chuẩn bị bay về nước,
 huỷ bỏ chuyến đi vì kết quả này.
Hoang mang tột độ, chính phủ cử ông Pignon về gấp Sài Gòn. Ngày 23 tháng 4, Quốc hội địa phương họp lại,
thì số phiếu đạt được là 45 phiếu thuận, chỉ còn 5 phiếu chống. Hy vọng của tôi tràn trề. Nền thống nhất đất nước
đã được phục hồi. (41)


Ngay sau đó, Cựu hoàng Bảo Đại đáp máy bay về nước sau ba năm xa cách. Ông về thẳng Đà Lạt, được
Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân và Cao uỷ Pignon đón tiếp.

Ngày 20 tháng 6, 1949, tướng Nguyễn Văn Xuân đệ đơn xin giải nhiệm toàn thể chính phủ lâm thời,
và mười ngày sau, 1 tháng 7, Bảo Đại lập chính phủ đầu tiên do ông làm Quốc trưởng, Nguyễn Văn Xuân
phó thủ tướng, với ba vị Thủ hiến là Nguyễn Hữu Trí ở Bắc Việt, Pham Văn Giáo ở Trung Việt và Trần Văn Hữu
ở Nam Việt.

Giải pháp Bảo Đại được hình thành từ đây.


Thay lời kết

Giải pháp Bảo Đại” cũng chỉ là một bước ngắn trong lịch sử của dân tộc. Mỗi khuynh hướng chính trị có những nhận
định và phê phán khác nhau về sự kiện này. Kẻ cho rằng đó chỉ là một chính phủ bù nhìn do Pháp dựng lên để kéo dài
 nền thống trị tại Việt Nam, người thì xem đó như một chặng đường tiến tới độc lập thật sự mà không cần phải đổ máu,
 kéo theo bao đổ vỡ trầm trọng trong lòng dân tộc.

Một điều hiển nhiên là Giải pháp Bảo Đại đã không đem lại hoà bình như Cựu hoàng tiên đoán. Chiến tranh vẫn
tiếp tục, và càng ngày càng khốc liệt khi Mao Trạch Đông thắng thế, quân Trung Hoa tiến tới biên giới Việt Hoa
và giúp cho phe Việt Minh vững mạnh và dần dần thắng thế. Cuộc kháng chiến năm 1946 trở thành cuộc chiến
 ý thức hệ, giữa hai khối cộng sản và không cộng sản đối đầu trên bình diện thế giới, bắt đầu cuộc “chiến tranh lạnh”.
Đảng Cộng sản Việt Nam, mang tên Đảng Lao động, lãnh đạo cuộc chiến tranh chống Pháp, với sự trợ giúp của
khối cộng sản quốc tế. Hoa kỳ trước đây vẫn chống việc Pháp lấy lại thuộc địa cũ, nay cũng nhảy vào trợ giúp Pháp
 về tài chánh vì ý thức được cuộc chiến tại Việt Nam không phải đơn thuần là một cuộc chiến để giải phóng thuộc địa
nữa, mà là một điểm nóng của chiến tranh lạnh. Quân đội của Quốc gia Việt Nam mới thành lập còn non yếu,
chiến đấu dưới quyền chỉ huy của Pháp.

Về phương diện chính trị, các thủ tục trả lại độc lập cho Việt Nam kéo dài, các chính phủ kế tiếp gồm nhiều
 thành phần thân Pháp, làm nản lòng những người quốc gia yêu nước. Sau chính phủ đầu tiên do chính Bảo Đại
đứng đầu, những nội các kế tiếp là chinh phủ Nguyễn Phan Long (tháng 1, 1950), Trần Văn Hữu (tháng 7, 1950,
rồi tháng 2, 1951), Nguyễn Văn Tâm (tháng 6, 1952), Bửu Lộc (tháng 1, 1954), và Ngô Đình Diệm (tháng 7, 1954).

Hiệp định đình chiến Geneva ngày 20 tháng 7, 1954 chia cắt đất nước, Thủ tướng Ngô Đình Diệm chỉ còn phân nửa
lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17. Cựu hoàng Bảo Đại khi bổ nhiệm ông, đã giao toàn quyền cho ông, và không trở về
Việt Nam nữa. Tháng 10, 1955, ông Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại.

Giải pháp Bảo Đại”kết thúc.




Phụ đính 3: Hình chụp nguyên bản Tuyên cáo chung, 2 trang. Trang 2 có 8 chữ ký của phái đoàn Nguyễn Văn Xuân,
 chữ ký của Cao uỷ Bollaert, và chữ ký của Cựu hoàng Bảo Đại. Bản pdf

Phụ đính 4: Hình chụp nguyên bản Nghị định thư đính kèm Tuyên cáo chung, 4 trang. Trang cuối có 8 chữ ký của phái đoàn Nguyễn Văn Xuân, chữ ký của Cao uỷ Bollaert, và chữ ký của Cựu hoàng Bảo Đại. Bản pdf



Bài do tác giả gửi. DCVOnline biên tập và minh hoạ.

(22) Instructions de l’Amiral d’Argenlieu (de Chandernagor), le 15-09, 1945. CAOM (Centre d’Archives d’Outre-mer,
Trung tâm Văn khố Hải ngoại của Pháp tại Aix-en-Provence), HCI, 62/218.
(23) Journal Officiel de la Fédération Indochinoise du 11 juillet 1946, sur la convention concernant la République
de Cochinchine. CAOM, HCI, 62/218
(24) Nguyễn Khắc Ngữ, sđd, tr. 226
(25) Bảo Đại, sđd, tr. 278
(26/) Discours prononcé par M. Bollaert, Haut Commissaire de France en Indochine, à Hadong (Tonkin), le 10-9-47.
La documentation française, hors série N° 117 du 13 septembre 1947. CAOM, HCI, 43/166.
(27) Bảo Đại, sđd, tr. 285
(28) Bảo Đại, sđd, tr. 294
(29) Bảo Đại, sđd, tr. 298
(30) Bảo Đại, sđd, tr. 301
(31) “Je crois qu’il a surtout peur d’être “roulé” par la France. Son entourage, depuis son retour à HONGKONG, le
15 mars, l’incite évidemment à renier sa signature donnée en Baie d’Along le 7 décembre dernier. Mais cette attitude
négative trahit un certain embarras, qui ne m’a pas échappé lors de la visite que, sur ses instructions, est venu me faire
S.E. NGO DINH DIEM.” Rapport politique du mois de mars 1948, signé Bollaert. N° 614 CP/SAT, 11 pages. SECRET. CAOM, HCI 93/310
(32) Bảo Đại, sđd, tr. 313
(33) Bảo Đại, sđd, tr. 316
(34) “Nous avons renoué des liens rompus brutalement à la suite de l’agression du 19 décembre, dans des conditions
 honorables avec des représentants qualifiés, sur une base que l’on peut espérer solide. Un pouvoir politique s’est
installé avec qui nous aurons maintenant à élaborer un nouveau statut tenant compte des aspirations nationales et des
 intérêts essentiels de la France.” Rapport politique du mois de juin 1948. N° 1071 CP/SAT, 12 pages. SECRET.
CAOM, HCI 93/310
(35) Bảo Đại, sđd, tr. 322
(36) Agence France Presse: Information et Documentation. Bulletin hebdomadaire du 28-08, 1948: Conséquence de
la déclaration gouvernementale du 19 août, signé J. H. G. CAOM, Bib, AOM, 20266/1948
(37) Agence France Presse: Information et Documentation. Bulletin hebdomadaire du 06, 11, 1948: Les premières
répercussions de la nomination de M. Pignon. CAOM, Bib, AOM, /20266/1948
(38) Bảo Đại, sđd, tr. 341
(39) Tài liệu tiếng Pháp, nguyên bản hiệp định Elysées, in lại trong hồi ký Bảo Đại, sđd, tr. 599
(40) Bảo Đại, sđd, tr. 343
(41) Bảo Đại, sđd, tr. 345


(Thông báo hiệu chỉnh bởi phanthuc Trên 03/07/2010 12:48 AM)
usertype:1 tt= 0

Guest





Guest








Trắc nghiệm:

1)       Hãy nói sách lược Giải Pháp Bảo Đại và người đẻ ra nó.
2)       Hãy luận về Sách lược giải pháp Bảo Đại, lợi hại ra sao?
3)       Sự khác biệt giữa Hoàng Đế Bảo Đại và Quốc Trưởng Bảo Đại ra sao?
4)       Quốc Kỳ Quẻ Càn: Ai là người đề nghị mẫu cờ? Ai là người lựa chọn màu cờ? Ai là người chung quyết để thành Quốc Kỳ?
5)       Ai huấn luyện Quân Đội Quốc Gia Việt Nam?
6)       Ai là người chi viện cho đoàn quân Quốc Gia Việt nam?
7)       Quân Đội Quốc Gia có phải là tay sai của thực dân Pháp hay không?
8)       Quân Đội Quốc Gia Việt Nam có công gì trong việc đuổi Thực Dân Pháp về nước băng đường lối ngoại giao?
9)       Hãy kể những thành phần có công trong việc đòi lại chủ quyền sau hiệp định Genève?
10)   Hãy nói những tồn thất trong việc đòi lại chủ quyền trong tay Thực Dân Pháp?
11)   Có người nói rằng Thực Dân Pháp ký Hiệp Định Genève là để rút chân ra khỏi chiến tranh trong danh dự có đúng hay không? tại sao?
12)   Tại sao Quân Đội Quốc Gia Việt Nam yêu cầu Pháp rút quân về tự mình đảm trách chiến trường mà Pháp lại từ chối và ngáng cẳng phe Quốc Gia ở Hội Nghị Genève?
13)   Trên pháp lý thì người Pháp không can dự chi đến chiến tranh Việt Nam, vì họ đã trao trả chủ quyền cho ta; vậy họ ký Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự tại Việt Nam với tư cách gì? Có giá trị hay không?
14)   Nói rõ sự khác biệt giữa Hiệp Đình Đình Chiến với Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự?
15)   Tại sao thông cáo chung lại không có ai ký tên cả? Vậy bản văn có giá trị hay không? Nếu có thì tới mức độ nào?
16)   Ai là người vi phạm hiệp định đình chỉ chiến sự?
17)   Lực Lượng Bình Xuyên đấu tranh cho ai? Hãy kể rõ những thành phần tham dự để tiêu diệt lực lượng này, vô hiệu hóa sự trở lại của Thực Dân Pháp.
18)   Thủ Tướng Ngô Đình Diễm do Quốc Trưởng Bảo Đại chỉ định, đã làm cuộc truất phế ông, xóa bỏ chế độ Quốc Trưởng  mà tại sao Quốc Trưởng lại im hơi lặng tiếng?
19)   Truất phế Bảo Đại:
Người ủng hộ thì nói rằng phải thay đổi thể chế theo ý dân để kết hợp lòng người thì mới đủ sức diệt Cộng.
Còn Việt Cộng thì rêu rao là ông Diệm ăn cháo đá bát, trước khi về thì vào quỳ lạy Hoàng Đế khi được tin dùng thì lại thoán nghịch.
Xét rằng: Tục lệ Tế sống đã được Ngài ban chiếu bãi bỏ ngay từ năm đầu về làm vua bù nhìn (19 tuổi), và đó là sắc lệnh đầu tiên khi Ngài có quyền.
·         Lúc đó chỉ định ông Ngô Đình Diệm giữ chức Thủ Tướng thì cá nhân ông Bảo Đại có còn là Hoàng Đế hay chỉ là Quốc Trưởng thôi? 
·         Hãy bình luận về cuộc truất phế này nên hay không? Lợi hay hại?

----------------------------------------



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét