Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Bài số 2.07: Khổng giáo có gì học ?

Quân tử (tiếng Trung: 君子) (chỉ áp dụng với phái nam) là hình mẫu con người lý tưởng theo nhân sinh quan của Nho giáo phù hợp với phương thức cai trị xã hội đức trị (nhân trị) của học thuyết này. Nguyên nghĩa của quân tử là "kẻ cai trị", do những nghĩa phái sinh sau này mà quân tử mới có nghĩa đối lập với "kẻ tiểu nhân" và người quân tử thường được coi là người hành động ngay thẳng, công khai theo lẽ phải và không khuất tuất vụ lợi cá nhân. Người quân tử là người có đầy đủ các đức tính trong ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, trong đó Nhân là quan trọng nhất. Người quân tử cũng là người nắm được mệnh trời và sống theo mệnh trời.
Thời nhà Chu, quân tử là cụm từ dùng để chỉ tầng lớp quý tộc. Đến thời kỳ Xuân Thu thì nó được dùng để chỉ các đại phu. Vì thế những người làm quan được gọi là quân tử, còn những người dân thường hay quan lại với phẩm hàm nhỏ hơn tự xưng là tiểu nhân (小人). Tuy nhiên, một số người cho rằng Khổng Tử là người đã sáng tạo ra từ này. Đối với Khổng Tử, các chức năng của nhà nước và sự phân cấp xã hội là các cơ sở của xã hội và được đảm bảo bằng các giá trị đạo đức. Vì thế con người lý tưởng đối với ông là quân tử. Quân tử còn có nghĩa là người tốt hơn, nghĩa là người hơn hẳn về mặt đạo đức, luân lý. Quân tử sau này đã trở thành một trong các khái niệm quan trọng của hệ tư tưởng Nho giáo.

5 đức tính của người quân tử
Nhân: người với người đối xử với nhau trên cơ sở tình thương yêu. Tình thương yêu được cụ thể hóa bằng những nguyên tắc sau:
Cái gì bản thân mình không muốn hoặc người không muốn thì không làm cho người. Cái gì người muốn thì tích tụ lại cho người.
Mình muốn đứng vững thì làm cho người khác đứng vững; mình muốn thành đạt thì giúp đỡ cho người khác thành đạt.
Lễ: theo quan điểm của Nho giáo, Lễ bao gồm việc thờ cúng, lễ bái thánh thần, trời Phật và cả những quy định có tính chất pháp luật, những phong tục, tập quán và kỷ luật tinh thần của cá nhân.
Nghĩa: chỉ làm và nên làm những việc nhằm duy trì đạo lý, lẽ phải.
Trí: tri thức để suy xét, hành động. Một trong những điểm quan trọng của Trí là phải nắm được mệnh trời.
Tín: việc làm nhất quán với lời nói, giữ lời "nhất ngôn kí xuất, tứ mã nan truy".
Người quy tụ các đức tính trên mà trong đó trung tâm là Nhân được coi là người có đức Nhân: tình cảm chân thật, ngay thẳng; hết lòng vì nghĩa; nghiêm trang, tề chỉnh; rộng lượng, khoan dung và siêng năng cần mẫn. Người có đức Nhân chỉ hành động vì nhân nghĩa, đối lập với kẻ bất nhân chỉ hành động vì lợi.
9 tiêu chuẩn của người quân tử
Con mắt tinh anh để nhìn rõ vạn vật.
Thính giác tinh tường để nghe rõ vạn vật.
Sắc mặt luôn ôn hòa.
Tướng mạo luôn được giữ cho khiêm cung (cẩn trọng, cung kính với người trên; thân ái, hòa đồng với người dưới)
Lời nói luôn giữ bề trung thực.
Hành động phải luôn cẩn trọng.
Có điều nghi hoặc phải luôn hỏi han để làm cho rõ.
Kiềm chế: khi nóng giận phải nghĩ đến hoạn nạn có thể xảy ra, không giận quá mất khôn.
Thấy lợi phải luôn nghĩ đến nghĩa, không vì lợi mà quên nghĩa, có quyền lợi chính đáng phải biết nghĩ đến người khác (lộc bất tận hưởng).
8 bậc thang hành động của người quân tử
Theo quan niệm của Nho giáo, đã là người quân tử phải tỏ đức sáng ngày càng rộng, càng cao. Muốn làm được điều đó, người quân tử phải luôn phấn đấu theo 8 bậc thang dưới đây:
Cách vật: luôn tiếp xúc, nghiên cứu kỹ sự vật, sự việc để nhận rõ thực chất, phải trái.
Trí tri: luôn ngẫm nghĩ để thấu hiểu điều mình đã nhận thức được.
Thành ý: luôn chân thật, không dối người và cũng không dối mình.
Chính tâm: luôn suy nghĩ, hành động ngay thẳng, chính trực và làm chủ bản thân mình.
Tu thân: luôn nghiêm khắc với bản thân mình, sửa chữa những thiếu sót, không bảo thủ để nhận rõ sai sót nhằm hoàn thiện bản thân.
Tề gia: làm cho gia đình mình tốt đẹp, tề chỉnh, có nề nếp, gia phong.
Trị quốc: lo toan việc nước, cai trị đất nước cho có kỷ cương, phép nước.
Bình thiên hạ: khiến cho thiên hạ thái bình, lòng người quy thuận.
Theo sách phong tục Việt Nam của ông Phan Kế Bính Viết về nho giáo có nói về các quan niệm này theo thứ tự như sau:
Trung: Là trung với vua, với nước,...
Hiếu: Là hiếu với cha mẹ, có cha mẹ mới có mình....
Để: Là làm sao để sống với anh chị em trong một nhà hòa thuận, có trên có dưới...
Nghĩa: Là sống với bạn bè, với người xung quanh mình phài có nghĩa có tình...
Tu thân: Như trên
Tề gia: Như trên
Trị quốc: Như trên
Bình thiên hạ: Như trên
Trong tám thứ bậc trên thì năm cấp đầu là bất kỳ người nào,từ kẻ tiểu nhân đến các quân tử, các đại phu quận công đều phải hiểu biết và tuân theo. Còn ba bậc sau là để trở thành hào kiệt anh hùng, minh chủ... thì sự trưởng thành sẽ theo từng cung bậc tăng dần, ví như anh tề gia tốt(là gia đình hòa thuận vui vẻ,có trên có dưới, có gia phong,sống hài hòa với lối xóm, các bà vợ có tôn ty trật tự "vì ngày xưa các ông thường có nhiều vợ") thì mới có thể trị quốc tốt, còn như trong gia đình có con cái hư hỏng, vợ chồng bất tâm phục, lúc nào cũng nói với nhau như phường lưu manh thiếu văn hóa... thì chắc chắn không thể nào trị quốc tốt được nếu như ông ta có quyền hành. Và khi một người trị quốc tốt mới có thể có đủ lực lượng, đủ quân sư giỏi, tập hợp được sức mạnh tổng lực từ dân chúng...., đủ tầm nhìn để có thể bình thiên hạ.Những kẻ mà chưa hoàn thiện được việc ở bậc thấp mà giao cho những việc đại sự thì dễ dẫn đến thất bại. Những kẻ chưa hình dung ra việc mà cứ dám nhận việc thì đúng là Ngôn quá kỳ hành...
Đó là ý nghiã của nhân sinh quan về một người đàn ông trong Nho giáo, mà nói đến Nho Giáo thì mọi người đều liên tưởng đến Khổng Tử là kẻ đại diện cho học thuật này. Muốn hiểu tường tận về Nho Giáo, chúng tôi xin đề nghị nên tìm hiểu bối cảnh hình thành học thuyết này, đúng nghiã hơn nên nói là Lịch Sử Triết Học Đông Phương vì Khổng Giáo chỉ đi vay mượn các học thuật khác rồi nhào nặng, đôi khi thêm thắt để làm ra một nét của mình, nói đúng ra thì những kẻ nối truyền Khổng như : Mạnh Tử, Tuân Tử, Thương Ửng, Hàn Phi Tử, Lý Tư, Trâu Diển, Đổng Trọng Thư, Dương Hùng, Vương Sung, Hà Án, Vương Bật, Nguyễn Tịch, Kê Khang, Lư Linh, Chu Tử… đã làm điều này. Họ đã trộn lẩn cái hệ thống luân lý có tính cách cha con chặt chẻ đưa đến một tôn giáo gia tộc thì vốn là khuynh hướng của văn hóa nông nghiệp có từ đời Thương Ân thờ bà Nguyên Hậu, đó là tư tưởng cuả dân nhà Thương,  và học thuyết Âm Dương của Lảo Trang đã có từ đời nhà Hạ để tạo ra nét Tề Quốc Bình Thiên Hạ… Đem cái ý tưởng và chủ trương cái mà nhà Nho gọi là Trung Hoa thì chỉ chiếm cứ một phần tám (1/8) của thế giới, Trung Hoa, mệnh danh là lục địa tinh hoa « Xích Huyện Thần Châu ».
Để sáng tỏ hơn, chúng ta nhìn vào biểu đồ các triều đại Trung Hoa để có một khái niệm rỏ rệt về Khổng Giáo, các khung có cùng màu l à cùng thời điểm, nhìn từ trái sang phải, những cột nền trắng để chua thêm trong cùng một thời điểm, các việc đã xảy ra :

CỔ ĐẠI
Tam Hoàng
Theo Sử ký: Thiên Hoàng  · Địa Hoàng  · Nhân Hoàng

Theo Vận Đẩu Xu và Nguyên Mệnh Bao:
Phục Hy  · Nữ Oa  · Thần Nông

Theo Thượng thư đại truyện và Bạch hổ thông nghĩa: Phục Hy  · Toại Nhân  · Thần Nông
   
Ngũ Đế
 Theo Sử ký: Hoàng Đế  · Chuyên Húc  · Đế Khốc  · Đế Nghiêu  · Đế Thuấn

Theo Sở Từ: Thiếu Hạo  · Chuyên Húc  · Hoàng Đế  · Thần Nông  · Phục Hy

Theo Lễ kí: Hữu Sào thị  · Toại Nhân thị  · Phục Hy thị  · Nữ Oa thị  · Thần Nông thị ·
   
Hạ   thế   kỷ   21  –  thế   kỷ   16   TCN
(kéo dài 500 năm)
2205 TCN  -  1776 TCN

 - 2205-2198 TCN  Vua Hạ Vũ
 - 2197-2188 TCN Vua Hạ Khải
· Thái Khang
· Trọng Khang
· Tướng
· Thiếu Khang
· Trữ
· Hoè
· Mang
· Tiết
· Bất Giáng
· Quýnh
· Cần
· Khổng Giáp
· Cao
· Phát
· Kiệt Thương   thế   kỷ   1766 T CN  -  1122 T CN
(kéo dài 600 năm)
- Thang
· Ngoại Bính
· Trọng Nhâm
· Thái Giáp
· Ốc Đinh
· Thái Canh
· Tiểu Giáp
· Ung Kỷ
· Thái Mậu
· Trọng Đinh
· Ngoại Nhâm
· Hà Đản Giáp
· Tổ Ất
· Tổ Tân
· Ốc Giáp
· Tổ Đinh
· Nam Canh
· Dương Giáp
· Bàn Canh
· Tiểu Tân
· Tiểu Ất
· Vũ Đinh
· Tổ Canh
· Tổ Giáp  
Chu   thế   kỷ   11–256   TCN
(kéo dài 844 năm)

(1122 – 249 TCN) Vũ Vương
 · Thành Vương
 · Khang Vương
 · Chiêu Vương
 · Mục Vương
 · Cung Vương
 · Ý Vương
 · Hiếu Vương
 · Di Vương
 · Lệ Vương
 · Tuyên Vương
 · U Vương
 · Bình Vương
 · Hoàn Vương
 · Trang Vương
 · Ly Vương
 · Huệ Vương
Vương · Tư Vương · Khảo Vương · Uy Liệt Vương · An Vương · Liệt Vương · Hiển Vương  · Thận Tĩnh Vương · Noản Vương · Đông Chu quân · Tương Vương (Trúc Thư Kỷ Niên năm 296 TCN)
Trúc thư Kỷ niên (竹書紀年; bính âm: Zhushu jinian; "Biên niên sử viết trên thẻ tre")
 · Khoảnh Vương
 · Khuông Vương
 · Định Vương
 · Giản Vương
 · Linh Vương
 · Cảnh Vương
 · Điệu Vương
 · Kính Vương
 · Nguyên Vương
· Trinh Định Vương
· Ai · Lẫm Tân
· Canh Đinh
· Vũ Ất
· Thái Đinh
· Đế Ất
· Trụ  
Tây   Chu   thế   kỷ   11–771   TCN  
(kéo dài 329 năm) Đông   Chu   770  –  256   TCN
(kéo dài 514 năm)  
  Xuân   Thu   770  –  476   TCN
(kéo dài 294 năm)
Khổng Tử (551–479 TCN)  (kéo dài  72  năm)
Mặc Tử (墨子), tên thật là Mặc Địch (墨翟), người nước Lỗ, thời Chiến Quốc 478 - 392 TCN (kéo dài  86  năm)
Mạnh Tử (371–289 TCN)  (kéo dài  82  năm)
Thương Ưởng (tức Vệ Ửng, ch. 338 TCN)
Tuân Tử (kh. 300–237 TCN)  (kéo dài  63  năm)
Hàn Phi Tử (ch. 233 TCN)
và Lý Tư (ch. 208 TCN) Đạo Gia
Lão Tử, người được cho là ra đời trước Khổng Tử
Trang Tử (369–286 TCN) (kéo dài  83  năm)  
  Chiến   Quốc   476  –  221   TCN
(kéo dài 255 năm)
Trâu Diển đề cao học thuyết Âm Dương, người nước Tề ở đất Tắc Hạ, làm quân sư cho vua nước Chiêu Từ trước đến nay, lịch sử nước Tàu chứng kiến có hai sự kiện song hành là cuộc thiên đô từ Tây Bắc xuống Đông Nam, và ảnh hưởng của văn hóa phương Nam vào phương Bắc. văn hóa nông nghiệp vào văn hóa du mục.  
Tần (QIN)  221   TCN  –  206   TCN
(kéo dài 15 năm)
Thủy Hoàng Đế (Tần Thủy Hoàng)
· Nhị Thế Hoàng Đế
· Tử Anh (Tây   Sở (ZHOU)  206   TCN  –  202   TCN)
(kéo dài 4 năm) Riêng về Phật học và cuộc du nhập của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa, chúng ta cũng nhận thấy nó diển ra từ hai phương hướng đi vào. Phương hướng du nhập từ đường bộ Tây Bắc vào và  phương hướng du nhập qua đường biển phía Đông Nam.  
Hán   202   TCN  –  220   CN
(kéo dài  422  năm)
(206 TCN-220)
- Cao Đế
- Huệ Đế  (Lã Thái Hậu. Lục Giả, phái Lão Trang)
-  Lưu Cung
-  Lưu Hồng
- Văn Đế  (Phái Mặc Tử tuyệt diệt)
- Cảnh Đế
- Văn Đế  (Phái Đạo Gia thịnh nhờ Đậu Thái Hậu, các tướng Tào, Tham, Cấp, Ấm...)
-  Chiêu Đế
- Xương Ấp Vương
-  Tuyên Đế
-  Nguyên Đế
-  Thành Đế
-  Ai Đế
- Bình Đế
-  Lưu Anh
-  Canh Thủy Đế
-  Kiến Thế Đế
-  Quang Vũ Đế
-  Minh Đế   -  Chương Đế
-  Hòa Đế
- Thương Đế
-  An Đế
-  Lưu Ý
-  Thuận Đế
-  Xung Đế
-  Chất Đế
-  Hoàn Đế
-  Linh Đế
-  Hoằng Nông Vương
-  Hiến Đế
Tây   Hán   202   TCN  –  9   CN
(kéo dài 193 năm)
Lưu Bang diệt Hạng Vũ thống nhất thiên hạ lên làm vua, tức là Hán Cao Tổ.
Nho học thời Tây Hán còn có cạnh tranh, đối địch đến thời Đông Hán thì mới độc tôn)
Đổng Trọng Thư người Quảng Xuyên, (Bắc Bình bây giờ), làm chức Bác Sỉ thời vua Cảnh Đế (TC 143 - 134). Về lịch sử thì văn hóa Ấn Độ lan tràn xuống miền Nam vào bán đảo Đông Dương và cắc hải đảo ven Ấn Độ dương từ trước kỷ nguyên, ít ra từ thế kỷ thứ tư trước Kỷ  nguyên. Bởi vậy mà khi văn hóa thịnh vượng  ở Giao Châu thì ở kinh đô nước Tàu chưa ai biết gì về Phật giáo cả, như lời pháp sư Đàm Thiên trả lời vua Cao Tổ nhả Tùy rằng: " Cỏi Giao Châu có đường thông sang Thiên Trúc gần hơn ta. Khi Phật giáo chưa du nhập vào đất Giang Đông ta mà ở cỏi ấy đã xây dựng được hơn hai muơi ngọn tháp, độ hơn 500 tăng sỉ dịch được hơn 15 bộ kinh rồi ". (Việt Nam Phật giáo sử lược của Mật Thể đã trích dẩn).  
  Tân   9  –  23
(kéo dài 13 năm)
Vương Mãng  
  (Huyền   Hán   23  –  25)
(kéo dài  2  năm)  
  Đông   Hán   25  –  220
(kéo dài 195 năm)  
Tam   Quốc   220  –  280
(kéo dài  60  năm)
Tào Ngụy (220-265):
Văn Đế
· Minh Đế
· Phế Đế
· Cao Quý Hương công
· Nguyên Đế
Thục Hán (221-263): Chiêu Liệt Đế  · Hậu Chủ
Đông Ngô (229-280): Đại Đế  · Phế Đế  · Cảnh Đế  · Mạt Đế Tào   Ngụy  
Thục   Hán  
Đông   Ngô Người đem thuyết Trung Quan vào Trung Hoa từ thế kỷ thứ VI là Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) người Ấn đất Tây Tạng hiện thời. Ông vào đất Tràng An tức Tây Phủ ngày nay , năm 401 và mất ở đấy vào năm 413. Ông phiên dịch ra chử Tàu rất nhiều kinh sách Ấn Độ và truyền cho rất nhiều đệ tử Tàu, trong đó có hai đệ tử nổi tiếng là Tăng Triệu và Đạo Sinh.  
Tấn   266  –  420
(kéo dài  154  năm)
Vũ Đế
· Huệ Đế
· Tư Mã Luân
· Hoài Đế
· Mẫn Đế
· Nguyên Đế
· Minh Đế
· Thành Đế
· Khang Đế
· Mục Đế
· Ai Đế
· Phế Đế
· Giản Văn Đế
· Hiếu Vũ Đế
· An Đế
· Cung Đế Tây   Tấn   266  –  316
(kéo dài  50  năm) Đông   Tấn   317  –  420
(kéo dài  103  năm)  
Thập   Lục   Quốc  304  –  439
(kéo dài  135 năm)
Hán Triệu (304-329) tộc Hung Nô: Văn Đế  · Lưu Hòa  · Vũ Đế  · Ẩn Đế  · Lưu Diệu  · Lưu Hy

Thành Hán (303-347) tộc Đê: Vũ Đế  · Lệ Thái tử · Ai Đế · Văn Đế  · Lý Thế

Tiền Lương (314-376) tộc Hán: Vũ Mục Vương  · Minh Hoàng  · Thành Vương  · Văn Vương · Hoàn Vương  · Uy Vương  · Xung Vương  · Trương Thiên Tích

Hậu Triệu (319-351) tộc Yết: Minh Đế  · Thạch Hoằng  · Vũ Đế  · Thạch Giám · Thạch Chi

Tiền Yên (337-370) tộc Tiên Ti: Mộ Dung Hối  · Minh Đế  · Chiêu Đế  · U Đế

Nhiễm Ngụy (350-352) tộc Hán: Nhiễm Mẫn
 Bắc Đại (315-376) tộc Tiên Ti: Thác Bạt Y Lô  · Thác Bạt Phổ Căn  · Thác Bạt Úc Luật  · Thác Bạt Hạ Nhục · Thác Bạt Hột Na · Thác Bạt Ế Hòe  · Thác Bạt Thập Dực Kiền Tiền Tần (350-394) tộc Đê: Vũ Đế  · Minh Đế  · Lệ Vương  · Chiêu Đế  · Bình Đế  · Cao Đế · Phù Sùng

Hậu Tần (384-417) tộc Khương: Chiêu Đế  · Hoàn Đế  · Diêu Hoằng

Tây Yên (384-394) tộc Tiên Ti: Mộ Dung Hoằng  · Mộ Dung Xung  · Đoàn Tuỳ  · Mộ Dung Nghĩ  · Mộ Dung Dao  · Mộ Dung Trung  · Mộ Dung Vĩnh

Hậu Yên (384-407) tộc Tiên Ti: Thành Vũ Đế  · Huệ Mẫn Đế  · Chiêu Vũ Đế  · Chiêu Văn Đế · Mộ Dung Vân

Tây Tần (385-431) tộc Tiên Ti: Tuyên Liệt Vương  · Vũ Nguyên Vương  · Văn Chiêu Hoàng  · Khất Phục Mộ Mạt

Hậu Lương (386-399) tộc Đê: Vũ Đế  · Lã Thiệu · Linh Đế  · Lã Long
  Nam Lương (397-414) tộc Tiên Ti: Vũ Vương  · Khang Vương  · Cảnh Vương

Nam Yên (398-410) tộc Tiên Ti: Hiếu Vũ Đế  · Mộ Dung Siêu

Tây Lương (400-421) tộc Hán: Vũ Vương  · Lý Hâm  · Lý Tuân

Hạ (407-431) tộc Hung Nô: Vũ Đế  · Hách Liên Xương  · Hách Liên Định
Bắc Yên (409-436) tộc Hán: Đoàn Nghiệp  · Văn Thành Đế  · Chiêu Thành Đế
   
Nam-Bắc   triều   420  –  589
(kéo dài  169  năm)
(420-589) Bắc Ngụy (386-534): Đạo Vũ Đế  · Minh Nguyên Đế  · Thái Vũ Đế  · Nam An Vương  · Văn Thành Đế  · Hiến Văn đế  · Hiếu Văn đế  · Tuyên Vũ Đế  · Hiếu Minh Đế  · Ấu Chủ  · Hiếu Trang Đế  · Trường Quảng Vương  · Tiết Mẫn Đế  · An Định Vương  · Hiếu Vũ Đế

Đông Ngụy (535-550): Hiếu Tĩnh Đế

Tây Ngụy (535-557): Văn Đế  · Phế Đế  · Cung Đế

Bắc Tề (550-577): Văn Tuyên Đế  · Phế Đế  · Hiếu Chiêu Đế  · Vũ Thành Đế  · Hậu Chủ  · Ấu Chủ

Bắc Chu (557-581): Hiếu Mẫn Đế  · Minh Đế  · Vũ Đế  · Tuyên Đế  · Tĩnh Đế

Lưu Tống (420-479): Vũ Đế  · Thiếu Đế  · Văn Đế  · Hiếu Vũ Đế  · Tiền Phế Đế  · Minh Đế  · Hậu Phế Đế  · Thuận Đế
  Nam Tề (479-502): Cao Đế  · Vũ Đế  · Uất Lâm Vương  · Hải Lăng Vương  · Minh Đế  · Đông Hôn Hầu  · Hòa Đế

Lương (502-557): Vũ Đế  · Giản Văn Đế  · Dự Chương Vương  · Nguyên Đế  · Trinh Dương Hầu  · Kính Đế

Tây Lương (555-587): Tuyên Đế  · Minh Đế  · Tĩnh Đế

Trần (557 - 589): Vũ Đế  · Văn Đế  · Trần Phế Đế  · Tuyên Đế  · Hậu Chủ

Lưu   Tống,   Nam   Tề,   Lương,   Trần Sự tích nghành Thiền Tông theo như truyền thuyết thì ngược lên mãi Phật Thích Ca lấy tâm truyền tâm, không lập văn tự " Dĩ tâm truyền tâm bất lập văn tự ".
Tục truyền Thiền được Phật truyền cho cao đệ của Ngài là Mahákáshyapa = Già Diệp, khi Phật cầm bó hoa giơ cho tăng chúng, cử chỉ và ý nghĩa liền được Mahákáshyaâ hiểu liền và trả lời sư phụ bằng nụ cười yên lặng.
Truyèn đến Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) sang Tàu vào đời Tuyên Vũ Đế nhà Lương (502-549 sau CN) làm tổ khai sáng ra Thiền Tông bên Tàu vậy.
Đạt Ma truyền cho Huệ Khả (489 - 593) là Tổ thứ 2. Huệ Khả truyền cho Tăng Sán (mất khoảng 606) là Tổ thứ 3. Tăng Sán lại truyền cho Đạo Tín (580 - 636) là Tổ thứ 4. Đạo Tín lại truyền cho Hoàng Nhẩn (602 - 675) là Tổ thứ 5. Sau Tổ V phân ra làm hai nghành, Bắc Tông lấy Thần Tú làm Tổ thứ 6 (400 - 706) và Nam Tông lấy Huệ Năng làm Tổ thứ 6 (638 - 713). Đấy là đại khái truyền thuyết về dòng Phật giáo Thiền bên Tàu. Truyền thuyết ấy không lấy gì làm chính xác, cả đến sự tích Đạt Ma Tổ sư cũng có vẽ thần thoại như sự tích Lão Tử vậy.  
  Bắc   Ngụy,   Đông   Ngụy,   Tây   Ngụy,   Bắc   Tề,   Bắc   Chu  
Tùy (SUI)   581  –  619
(kéo dài  38  năm)
Văn Đế
· Dạng Đế
· Cung Đế Huyền Trang sinh tại huyện Hậu Thị, Châu Lạc nay là địa hạt Hà Nam. Năm 596 cuói đời Tùy, trong một gia đình mộ Phật họ Trần Năm 643 (Trinh quán thư 17 đời Đường) sau 13 năm ở tại Ấn Độ, ông quyết chí trở về. Về đến Tràng An ngày 24/01/ 645 sau khi xa xứ 17 năm.  
Đường (TANG)  618  –  907
(kéo dài  289  năm)
Cao Tổ
· Thái Tông
· Cao Tông
· Trung Tông
· Duệ Tông
· Võ Tắc Thiên (Hoàng đế nhà Chu)
· Thiếu Đế
· Huyền Tông
· Túc Tông
· Đại Tông
· Đức Tông
· Thuận Tông
· Hiến Tông
· Mục Tông
· Kính Tông
· Văn Tông
· Vũ Tông
· Tuyên Tông
· Ý Tông
· Hy Tông
· Chiêu Tông
· Ai Đế (Võ   Chu   690  –  705)
(kéo dài  15  năm) Lục Tổ Huệ Năng, một kẻ không biết chử, một anh tiều phu đất Lĩnh Nam, huyện Tân Châu đã khai sáng thiền tông Tàu đầu đời nhà Đường.

Lê Qúi Đôn trong Thiền Dật ghi lại mấy bài thơ trong sách '' Loại Hàm Anh Hoa ''. Thơ của Đại thi hào Trung Hoa Dương Cự Nguyên tiển nhà sư Việt Nam Phụng Định pháp sư.
Lại Thi hào Trung Hoa Cổ Đào tiển biệt nhà sư Duy Giám sang cung nhà Đường giảng kinh Phật, đến gìà quay về cố hương.  
Ngũ   Đại   Thập   Quốc  907  –  979
(kéo dài  72  năm)
Ngô (WU)
Ngô-Việt (WU YUE)
Sở (CHU)
Nam HÁN (HAN DU SUD). Liêu   907  –  1125
(kéo dài  218  năm)
(Tây   Liêu   1124  –  1218)
(kéo dài  94  năm) Bắc sông Hoàng Hà là nhà LƯƠNG
(Empire des LIAO)
và nhà HÀN CHU
(Empire des XIXIA. Phía Tây ở đầu nguồn:
Hoàng Hà; Dương Tử Giang và Tây Giang thuộc OUÏGOURS HUANG TOU
và Vương Quốc Thục (Rouyame TUBO).  
Tống (SONG)   960  –  1279
(kéo dài  319  năm) Bắc   Tống   960  –  1127
(kéo dài  167  năm)
Thủy tổ của Lý học là Trần Đoàn, tuy nhiên cái học của Trần Đoàn là cái học của mạt lưu của Đạo gia. Học thuyết này trước truyền cho Xung Phóng, Mục Tu, sau truyền đến Chu Đôn Di, Lý Chí Tài và sau nữa truyền đến Thiệu Ung, Trình Hạo, Trình Di. Học thuyết này còn tham bát cả Thiền Tông của Phật giáo , do đó Tam hợp lưu  và Lý học đản sinh. Và như vậy từ Bắc Tống đến Nam Tống, các danh gia lý học trong bốn phái : Liêm, Lạc, Quan, Mân đều coi như môn đệ của Lảo tổ Trần Đoàn. Tây   Hạ   1038  –  1227
(kéo dài  189  năm)  
Nam   Tống   1127  –  1279
(kéo dài  152  năm) Kim      1115  –  1234
(kéo dài  119  năm)  
(Đại   Mông   Cổ   Quốc   1206  –  1271)
(kéo dài  65  năm) Nguyên   1271  –  1368
(kéo dài  97  năm)  
  (Bắc   Nguyên   1368  –  1388)
(kéo dài  20  năm)  
Minh   1368  –  1644
(kéo dài  276  năm) (Nam   Minh   1644  –  1662)
(kéo dài  18  năm)  
(Hậu   Kim   1616–1636)
(kéo dài  20  năm) Thanh   1636–1912
(kéo dài  276  năm)  
  HIỆN   ĐẠI  
Trung   Hoa   Dân   Quốc   1912  –  1949  
(kéo dài  37  năm)  
Cộng   hòa   Nhân   dân   Trung   Hoa
1949  –  Đến bây giờ Trung   Hoa   Dân   Quốc   tại   Đài   Loan
1949  –  Đến bây giờ


Lịch sử của Tàu ghi lại thời cổ đại có : Tam Hoàng, Ngủ Đế, sau là nhà Hạ, đến nhà Thương, Chu, Tần Sở, Hán, Tần, Tấn, Tùy, Đường, Ngủ Đại, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Trung Cộng, Đài Loan…

Tam Hoàng

Đền thờ Tam Hoàng tại thành phố Vũ Hán

Các học giả Trung Hoa không nhất trí với nhau về Tam Hoàng cụ thể là ai.
Theo Sử ký Tư Mã Thiên, ba vị vua là:
Thiên Hoàng - 天皇 (trị vì 18.000 năm)
Địa Hoàng - 地皇 (trị vì 11.000 năm)
Nhân Hoàng - 人皇 (còn gọi là Thái Hoàng - 泰皇) (trị vì 45.600 năm).
Vận Đẩu Xu (運斗樞) và Nguyên Mệnh Bao (元命苞) cho rằng ba vị là:
Phục Hi
Nữ Oa
Thần Nông
Trong đó, Phục Hi và Nữ Oa là thần chồng và thần vợ, được coi là tổ tiên của loài người sau một trận đại hồng thủy. Cũng như Thần Nông là người đã phát minh ra nghề nông và là người đầu tiên dùng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh.
Các sách Thượng thư đại truyện (尚書大傳) và Bạch hổ thông nghĩa (白虎通義) thay thế Nữ Oa bằng Toại Nhân (燧人), người phát minh ra lửa. Sách Đế vương thế kỉ (帝王世紀) thay thế Nữ Oa bằng Hoàng Đế (皇帝), người được coi là tổ tiên của người Hán. Sách "Thông Giám Ngoại Kỷ" lại thay thế Nữ Oa bằng Cộng Công, tức là thủy thần. Sách "Bạch Hổ Thông Nghĩa " còn có 1 thuyết khác thay thế Nữ Oa bằng Chúc Dung, tức là thần lửa.
Việc thay thế Nữ Oa - một nữ thần - bằng một vị nam thần được cho là kết quả của việc chuyển từ chế độ mẫu hệ thời cổ xưa sang chế độ phụ hệ trọng nam khinh nữ.
Ngũ Đế
Chân dung Hoàng Đế

Ngũ Đế cũng có nhiều giả thuyết: Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Ngũ Đế bao gồm:
Hoàng Đế (黃帝)
Chuyên Húc (顓頊)
Đế Khốc (帝嚳)
Đế Nghiêu (帝堯)
Đế Thuấn (帝舜)
Theo Sử Trung Hoa của Nguyễn Hiến Lê, các vua đó đều do người Trung Hoa tưởng tượng ra, chỉ có Nghiêu, Thuấn có thể coi là bán thực bán huyền (semi-historique). Trong đó, Nghiêu và Thuấn còn được gọi là Nhị Đế, cùng với Đại Vũ (禹), người sáng lập ra nhà Hạ, được Khổng giáo coi là các vị vua kiểu mẫu và là các tấm gương đạo đức. Thượng thư tự (尚書序) và Đế vương thế kỷ lại liệt kê Thiếu Hạo (少昊) thay cho Hoàng Đế.
Sở Từ (楚辭) nói đến Ngũ Đế như là các vị thần ở các phương:
Thiếu Hạo (đông)
Chuyên Húc (bắc)
Hoàng Đế (trung)
Phục Hi (tây)
Thần Nông (nam)
Lễ ký (禮記) đồng nhất Ngũ Đế với Ngũ Thị (五氏), bao gồm:
Hữu Sào thị (有巢氏)
Toại Nhân thị (燧人氏)
Phục Hi thị (伏羲氏)
Nữ Oa thị (女媧氏)
Thần Nông thị (神農氏)
Vị hoàng đế Trung Hoa đầu tiên trong lịch sử là Tần Thủy Hoàng (秦始皇), người đã tạo từ mới cho "hoàng đế" (皇帝) bằng cách kết hợp các danh hiệu "hoàng" (皇) của Tam Hoàng với "đế" (帝 với nghĩa vua - thần).
Nói về nhà Hạ thì cũng truyền khẩu, không có vật chứng… sách đời sau ghi lại giai đoạn đó, sau này sau khi tìm hiểu chúng ta sẽ thấy nhiều điều rất thêu dệt từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế…
Nhà Hạ (tiếng Trung: 夏朝; bính âm: Xià Cháo; Wade–Giles: Hsia-Ch'ao; khoản thế kỷ 21 TCN - 16 TCN) là triều đại đầu tiên ở Trung Hoa được mô tả trong các ghi chép sử học cổ đại như Sử ký, Trúc thư kỉ niên, Kinh Thư. Triều đại này được vua Đại Vũ [1] huyền thoại thành lập sau khi Thuấn, một trong Ngũ Đế nhường ngôi cho ông. Nhà Hạ sau này được kế thừa bởi nhà Thương.
Theo biên niên sử truyền thống dựa trên các tính toán của Lưu Hâm, nhà Hạ trị vì từ khoảng năm 2205 TCN tới năm 1766 TCN; theo biên niên sử dựa trên Trúc thư kỉ niên, khoảng thời gian này là từ khoảng 1989 TCN tới 1558 TCN. Hạ Thương Chu đoạn đại công trình đưa ra các con số tương ứng là 2070 TCN và 1600 TCN. Mặc dù một số học giả từng tranh cãi về sự tồn tại của triều đại này[2], nhưng chứng cứ khảo cổ học lại chỉ ra sự tồn tại của nó. Giới sử gia Trung Hoa coi đây là triều đại đầu tiên của Trung Hoa, sau thời Tam hoàng Ngũ đế và trước thời nhà Thương. Tuy nhiên, người ta có quyền đặt nghi vấn đối với triều đại này vì trên thực tế, những văn thư đầu tiên của Trung Hoa được viết ra sau triều đại này cả hơn một nghìn năm.
Những cuộc khai quật gần đây tại các di chỉ thời đại đồ đồng sớm tại Nhị Lí Đầu tại tỉnh Hà Nam, cũng khó tách biệt truyền thuyết ra khỏi thực tế đối với sự tồn tại của triều đại này. Hầu hết các nhà khảo cổ học Trung Hoa cho rằng văn hoá Nhị Lí Đầu là nơi phát tích của nhà Hạ, tuy vậy các nhà khảo cổ học phương Tây vẫn không đồng ý về mối liên hệ giữa nhà Hạ và văn hoá Nhị Lí Đầu.

Nhà Thương (tiếng Trung Hoa: 商朝, Thương triều) hay nhà Ân (殷代, Ân đại), Ân Thương (殷商) là triều đại đầu tiên được công nhận về mặt lịch sử là một triều đại Trung Hoa. Theo biên niên sử dựa trên các tính toán của Lưu Hâm thì nhà Thương trị vì từ khoảng năm 1766 TCN tới khoảng năm 1122 TCN, tuy nhiên theo biên niên sử dựa theo Trúc thư kỉ niên thì khoảng thời gian này là 1556 TCN tới 1046 TCN. Các kết quả của Hạ Thương Chu đoạn đại công trình coi khoảng thời gian này là từ 1600 TCN tới 1046 TCN.
Sử Trung Hoa bắt đầu được ghi chép thành văn từ thời nhà Thương, và những điều chép đó đúng với kết quả các công trình khai quật. Tới 1964, người ta đã in và công bố 41.000 hình khắc giáp cốt văn, và 3000 chữ khắc thời đó.
Văn minh đời Thương đã đạt mức cao của thời đại đồ đồng, nhưng nhà Thương thành lập trong hoàn cảnh nào, dân Trung Hoa từ văn minh nhà Hạ chuyển qua văn minh nhà Thương ra sao thì vẫn còn thiếu nhiều tài liệu.
Các bộ sử đời sau chỉ biết đại khái rằng: vua Thành Thang khi diệt vua Kiệt nhà Hạ, khai sáng nhà Thương, quy tụ được nhiều bộ lạc và đất đai nhà Thương gồm các tỉnh Sơn Tây, Sơn Đông, Hà Bắc, Hà Nam ngày nay.
Kinh đô mới đầu ở đất Bạc, sau bị các dân tộc du mục ở phía Tây lấn, phải dời chỗ 7 lần, lần cuối cùng tới Ân Khư (khư nghĩa là đồi) ở phía Đông, gần An Dương, đổi quốc hiệu là Ân.
Nhà Thương gồm tất cả 30 đời vua (theo các giáp cốt), gần đúng với Sử ký Tư Mã Thiên, chỉ khác có 5 ông. Mười ba vua đầu, anh truyền ngôi cho em cùng mẹ, hiếm lắm mới có trường hợp cha truyền cho con. Nhưng đến bốn đời vua cuối thì đều truyền tử và từ đó thành lệ cho tất cả các triều đại sau.
Sử chép thời đó có tới ngàn chư hầu; có lẽ chỉ một số ít ở gần kinh đô mới tùy thuộc nhà Thương, còn ở xa kinh đô thì là những bộ lạc tương đối độc lập. Đó là nguồn gốc của chế độ phong kiến phân quyền sẽ thấy phát triển ở đầu nhà Chu rồi suy tàn ở cuối thời đó.
Thành thị nhà Thương còn khá nhỏ. An Dương, thành lớn nhất đời nhà Thương, tức kinh đô cuối cùng, chu vi chỉ có 800 m. Cung điện của nhà vua hướng về phía Nam, gồm ba điện (minh đường), điện nào cũng cất bằng gỗ, nóc có hai mái. Một điện ở giữa là chỗ họp triều, phía Đông điện đó là nhà thái miếu, thờ tổ tiên nhà vua; phía Tây là nơi thờ thần Xã Tắc. Ở phía Bắc cung điện, dựng một cái chợ; phía Nam dành cho các triều thần, và một số thợ thủ công chế tạo vũ khí, chiến xa, các đồ tự khí bằng đồng... Đồ đồng thời nhà Thương đã đạt độ tinh xảo hạng nhất thế giới khi đó.
Kinh đô của nhà Thương lúc đầu đóng ở đất Bạc nay thuộc huyện Thương Khâu, tỉnh Hà Nam của Trung Hoa. Do việc trị thuỷ thời đó còn hạn chế, lũ lụt, thiên tai thường xuyên xảy ra, vì vậy phải thiên đô nhiều lần. Tới đời vua Bàn Canh (1401 - 1374 TCN), khoảng năm 1384 TCN nhà Thương đã chuyển kinh đô về đất Ân và từ đó ổn định ở nơi này. Vì vậy, nhà Thương còn được gọi là nhà Ân.
Hai nét căn bản của xã hội đời Thương là:
Mới đầu theo chế độ mẫu hệ cho nên vua chết thì truyền ngôi cho em cùng mẹ, rồi tới cuối theo chế độ phụ hệ, truyền ngôi cho con.
Tôn giáo đa thần: thần sông, núi, mưa, gió, sấm... nhất là thần sinh sản (fécondité). Cao hơn hết là Thượng Đế, hình người, tạo ra người và vạn vật; rồi tới thần Đất, hình một người đàn bà, sinh ra và nuôi vạn vật.

Chỉ có bắt đầu từ đời nhà Thương là có vết tích và chử viết nhưng có rất ít… đến năm 1970 thì chính phủ Trung Hoa mới tuyên bố là lịch sử của Tàu bắt đầu từ đời nhà Thương...
Theo truyền thống lịch sử, nhà Thương tiếp nối sau triều đại có tính huyền thoại là nhà Hạ và trước nhà Chu. Triều đại này bắt đầu từ vua Thành Thang và kết thúc ở vua Trụ. Nhà Thương bắt đầu nổi lên từ phía Tây châu thổ sông Vị. Bằng vũ lực, nhà Thương thống nhất vùng đồng bằng phía bắc Trung Hoa, xây dựng một đế chế theo kiểu những kẻ chinh phục khác: để lại phía sau một lực lượng đồn trú để kiểm soát dân chúng địa phương, biến vị vua ở đó trở thành một kẻ đồng minh phụ thuộc, cho phép ông ta kiểm soát công việc ở lãnh địa của mình, đánh thuế những nơi đã bị chinh phục.

Nhà Chu (tiếng Trung: 周朝; bính âm: Zhōu Cháo; Wade–Giles: Chou Ch'ao [tʂóʊ tʂʰɑ̌ʊ]) nối tiếp sau nhà Thương và trước nhà Tần ở Trung Quốc. Nhà Chu tồn tại lâu hơn bất cứ một triều đại nào khác trong lịch sử Trung Quốc và việc sử dụng đồ sắt cũng đã xuất hiện ở Trung Hoa trong thời kỳ này. Nhà Chu cũng là khoảng thời gian khi hệ thống chữ viết cổ xuất hiện trên các đỉnh đồng thời Tây Chu bắt đầu chuyển sang giai đoạn hiện đại, dưới hình thức những văn bản ghi chép cổ cuối thời Chiến Quốc.
Nhà Chu khởi nguồn ở sông Vị (Wei), phía tây nền văn minh Thương. Tổ tiên bộ tộc Chu khởi nghiệp từ đất Thai (nay thuộc tây Vũ Công, Thiểm Tây), tương truyền có tên là Khí, còn gọi là Hậu Tắc, sống vào đời vua Thuấn, được ban cho họ Cơ.
Qua nhiều đời di cư, Chu phát triển thành một bộ lạc lớn và bắt đầu di cư về đất Mân (nay thuộc tây nam huyện Tuần Ấp, Thiểm Tây). Tại đây, bộ lạc Chu bắt đầu mở rộng ảnh hưởng và trở thành thủ lĩnh một liên minh gồm các bộ lạc gần nền văn minh Thương, đóng đô tại đất Kỳ (nay là Kỳ Sơn, Thiểm Tây). Truyền 15 đời từ Cơ Hậu Tắc tới đời Tây bá Cơ Xương, liên minh bộ lạc này phát triển thành một tiểu quốc Chu hùng mạnh, với kinh đô tại đất Phong (nay thuộc tây Tràng An, Thiểm Tây), uy hiếp mạnh mẽ sự tồn tại của nhà Thương.
Cơ Xương mất, con là Cơ Phát lên thay, tiếp tục ý định diệt Thương. Vị vua Thương, Đế Tân hay Trụ Tân (Zhouxin) tàn bạo và mất lòng dân. Cơ Phát đã tranh thủ sự ủng hộ của các chư hầu oán ghét nhà Thương, tập hợp lực lượng chống lại. Cơ Phát cầm đầu 800 chư hầu nổi dậy - mỗi chư hầu thời đó có lẽ chỉ là một bộ lạc, và vào năm 1123 TCN (Một thuyết khác cho rằng thời điểm bắt đầu nhà Chu là 1046 TCN) họ chiến thắng vua nhà Thương là Trụ trong trận Mục Dã (Mu-ye). Vua Trụ thua trận, nhảy vào lửa tự thiêu. Từ đó, vương triều Chu bắt đầu cai trị ở vùng đất trước đó thuộc nền văn minh Thương. Cơ Phát lên làm Thiên tử, tức là Chu Vũ Vương.
Thời đại trung cổ :
Lịch sử tư tưởng triết học Trung Hoa thời cổ điển, thường gọi là thời Bách gia Chư tử bắt đầu từ Khổng tử (551 – 479 TCN) cho đến Hàn Phi Tử ( 280 -233 TCN).
Sau đấy thì xã hội Trung Hoa trải qua một cuộc đại biến chuyển là Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước Chư hầu thành một nước Trung Hoa, dùng pháp trị bỏ lối nhân trị của Khổng nho, cho nên có việc bạo động « phần thư khanh nho » (đốt sách chôn nho sĩ), chấm dứt thời đại tự do tư tưởng, đoạn tuyệt cái tinh thần truyền thống cổ lai Trung Hoa ứng dụng đạo học vào chính trị. Sử gia Tư Mã Thiên có ghi lại các đại sự ấy như sau :
« Bác sĩ người nước Tề là Thuần Vu Việt tâu rằng : thần nghe nói nhà Ân, Chu làm vua hơn một ngàn năm phong cho con em là công thần để làm vây cánh. Nay bệ hạ gồm có bốn bể mà con em không có chức tước gì cả. Nhỡ có bầy tôi như Điền Thường Lục Khanh (người đã cướp ngôi nước Tề, nước Tấn), không phụ bật lấy ai mà cứu ? Việc làm không theo cổ mà lâu dài được thì chưa thấy bao giờ ! »
Vua Tần Thủy Hoàng bèn giao cho triều đình hội nghị. Thừa tướng Lý Tư nói : « Năm đời Đế không trở lại được nữa, ba đời Vương không bắt chước lẫn nhau, đời nào đời nấy vẫn trị bình được thiên hạ, không phải đời nọ phản trái đời kia, vì là thời thế có biến đổi vậy. Nay Bệ hạ khai sáng nghiệp lớn, dụng công muôn đời, vốn không phải kẻ ngu nho biết được, thế mà người Việt nói những việc đời Tam Đại, làm sao đủ theo được ? Thời khác đây Chư Hầu tranh giành, hậu đãi du học. Nay thiên hạ đã bình định, pháp lệnh đã nhất trí, trăm họ các nhà ai làm ăn thì cố sức cày ruộng, ai làm kẻ sĩ thì học tập pháp lệnh và hình cấm. Nay các học trò không học theo đời bây giờ, mà cứ bắt chước đời xưa để chê thời nay, làm cho dân đen ngờ vực bối rối. Tôi, thừa tướng Tư này liều chết nói « thuở trước thiên hạ tán loạn, không có thống nhất được, cho nên Chư Hầu cũng nổi lên, dư luận đều theo đời cổ để làm hại đời nay, trau dồi lời nói vu vơ để làm mờ rối sự thật. Ai nấy đều cho cái học của riêng mình là hay mà chê bai những sự xây dựng của người trên. Nay Hoàng đế đã gồm cả thế giới, phân biệt trắng với đen mà định ra sự tôn trọng nhất trí thế mà có những kẻ có cái học riêng lại cùng nhau bài bác cái pháp giáo của nhà Vua. Người ta thấy mệnh lệnh ở trên ban xuống thì ai nấy lấy cái học của mình để bàn luận. Về nhà thì trong lòng không cho là phải, đi ra thì xúm lại bàn tán. Họ khoe cái chủ kiến của họ để lấy tiếng, lập dị để làm cao, lôi cuốn quần chúng ở dưới để phỉ báng. Nếu để như thế không cấm, thì ở trên vua kém đi, ở dưới đảng phái lập thành. Cấm đi là tiện hơn cả. Tôi xin rằng : « Sử quan thấy sách gì không phải là sách của nhà Tần thì đốt hết. Sách gì không phải là quan Bác sĩ được phép giữ mà trong thiên hạ có chứa giấu như Thi thư, Bách gia ngữ phải đem đến quan Thủ Úy đốt hết .
Ai dám nói thầm với nhau sách Thi, Thư thì chém bỏ xác ngoài chợ. Ai lấy đời xưa để chê đời nay thì giết cả họ. Kẻ Lại có thấy hay là biết mà không tố giác đều phải chịu cùng tội.
Lệnh xuống ba mươi ngày mà không chịu đối, thì gọt đầu bôi đen bắt đi làm phu xây Vạn Lý Trường Thành. Sách nào không bỏ đi là sách thuốc, sách bói, sách trồng cây. Ai muốn học pháp lệnh thì tìm đến kẻ Lại làm thầy » Vua Thủy Hoàng xuống chiếu khen là được ».
(Sử ký quyển VI)
Năm 212 TCN xảy ra việc chôn học trò. Sử ký Tư Mã Thiên chép rằng :
« Chư sinh ở tại đất Hàm Dương, ta cho người đi dò xét, họ chỉ bịa đặt lời dao để làm loạn lòng dân đen. Liền đó sai Ngự sử tra hỏi Chư sinh, Chư sinh tố cáo lẫn nhau, bèn xét ra những người phạm cấm hơn 460 người, đều đem chôn sống ở Hàm Dương để thiên hạ biết thế mà răn sợ. Còn sau nữa, đều bắt đi đày ra ngoài biên.
Con trai trưởng của Thủy Hoàng can rằng :
“Nay thiên hạ chưa bình định hẳn, phương xa nhân dân chưa hợp về, Chư sinh đều học và bắt chước Khổng tử. Nay lấy trọng pháp mà bắt tội, thần sợ thiên hạ khó yên, xin bệ hạ xét lại.”
Tần Thủy Hoàng nổi giận, bắt Phù Tô đi giám đốc quân Mông Điềm ở đất Thượng Quận”
(Sử ký quyển IV)
Trên đây là kết quả của chính thể Pháp trị của nhà Tần, do ảnh hưởng của hệ thống tư tưởng triết học Pháp gia cuối thời chiến quốc đem lại. Tư tưởng Pháp gia có hiệu quả thống nhất các Chư hầu tranh giành xâu xé lẫn nhau vào một chế độ thống nhất, biến Trung Hoa thành Trung Hoa. Về phương diện này, tư tưởng Pháp gia, Pháp trị đã tỏ ra có hiệu lực hơn tư tưởng Nho gia nhân trị. Ở thời Chiến quốc Mạnh Tử đã có lần trả lời câu hỏi của vua Tương nước Lương:
“- Thiên hạ bao giờ định?
Ta thưa rằng:
- Định về đường thống nhất!
Vua lại hỏi:
- Ai có thể thống nhất được?
Ta thưa rằng:
- Ông vua nào không thích giết người sẽ thống nhất được!
Vua lại hỏi:
- Ai chịu theo về với mình?
Ta lại thưa:
- Thiên hạ chẳng một ai là chẳng theo về!
Mạnh Tử
(Lương Huệ Vương thượng, chương 6)
Mấy lời vấn đáp trên đây giữa một hiền triết với chính khách cho ta nhận thấy vấn đề thống nhất Trung Hoa đã là vấn đề then chốt trung tâm của tư tưởng Trung Hoa suốt trong thời kỳ Chiến quốc cho đến Tần Thủy Hoàng (479 – 220 TCN) Chủ trương thống nhất của Nho gia bằng phép Nhân trị trên đây đã không trả lời cho sự thật mà sự thật lại về với Hàn Phi Tử và Lý Tư phò giúp Tần Thủy Hoàng thành công bằng phương pháp Pháp trị. Nhưng Pháp trị với chủ trương dùng cả Thể, Pháp và Thuật tuy có hiệu nghiệm thống nhất được đất đai cùng chế độ, nhưng không thống nhất được nhân tâm. Cho nên chế độ nhà Tần có thành công mau chóng mà không giữ được lâu bền. Lý Tư xin vua Tần giết bạn là Hàn Phi, đến khi vua Tần chết đi sau mười một năm củng cố Trung Hoa, chính Lý Tư âm mưu với một hoạn quan để gạt bỏ Thế tử nhà Tần, vì người này có ý che chở Khổng nho, thay bằng ông vua ốm yếu. Hai năm sau chính hoạn quan kia gây cho Lý Tư cái chết thảm hại. Trong khi ấy triều đại nhà Tần muốn trở nên một triều đại lâu dài trường cửu lại sụp đổ xuống như lâu đài bằng giấy. Một nông dân trong đám bình dân đã phất cờ cách mệnh, và liền theo đấy Nho gia, Mặc gia với tất cả hạng người vốn căm thù triều chính nhà Tần hà khắc đã cùng hùa nhau nổi dậy. Vào 207 TCN nhà Tần chỉ còn lại trong ký ức của mọi người một hình ảnh ghê tởm. Con một nông dân họ Lưu, từng phạm pháp đối với pháp chế nhà Tần đã trở nên một vị lãnh tụ cuộc cách mạng và sáng lập ra triều đại nhà Hán sau này. Tư tưởng Pháp gia được coi như triết lý chính trị thống của nhà Tần đến nay thực đã cáo chung vậy.
Như thế thì cái tư tưởng Nhân trị mà Mạnh Tử đã tiên liệu trước kia cho cuộc thống nhất Trung Hoa chưa hẳn đã sai lầm cả. Nó chỉ không hợp thời khi thời thế còn hỗn loạn chưa thống nhất về một tổ chức. Một khi tổ chức chính thể đã thống nhất rồi, điều cần phải chinh phục là lòng người để quy về một mối thì Pháp gia, Pháp trị phải nhường bước cho một loại tư tưởng uyển chuyển hơn đúng như việc vua Hán Cao Tổ khi mới lên ngôi mắng Lục Giả:
“Ta ngồi trên ngựa mà được thiên hạ sao phải học tập Thi Thư:” – Nhưng rồi thấy rằng! có thể ngồi trên mình ngựa mà lấy được thiên hạ, nhưng không thể ngồi trên mình ngựa mà trị được thiên hạ, cho nên khi ngài đi qua nước Lỗ, lấy Lễ Thái Lao tế Khổng Tử. lễ nhà vua tế Khổng Tử khởi đầu từ đó.”
Trần Trọng Kim
(Nho giáo, quyển III)
Tóm lại tư tưởng Pháp gia đã thống nhất Trung Hoa thành Trung Hoa với nhà Tần, nhưng vì thiếu phần tình cảm nên đưa đến một chủ nghĩa và một chế độ chính trị quá lạnh lùng, khống chế độc tài, cho nên không lâu bền được. Kịp đến nhà Hán, sau khi đánh đổ được nhà Tần, nền thống nhất vẫn còn, nhưng về phần tư tưởng thì đã muốn thay đổi.
Ở trên nhà cầm quyền vì muốn tránh số phận nhà Tần nên muốn trở về suy tôn Khổng Giáo, ở dưới các nho sĩ oán ghét tư tưởng khắc nghiệt của Pháp gia nên cũng tìm phục hưng tư tưởng Bách gia. Tuy nhiên sự phục hưng ấy không phải tự trong tư tưởng đi ra mà lại do thế lực của chính quyền đi vào thành thử nó mất tính cách tự nhiên tiến hóa. Lương Khải Siêu trong bài “Khải về tư tưởng học thuật nước Tàu” trong tập “Ẩm Băng” có viết về lịch trình tư tưởng học thuật Trung Hoa từ Hán đến Đường và chia làm ba thời đại chiểu theo hệ thống lớn là:
Thời đại Nho học
Thời đại Lão học
Thời đại Phật học
Nho học thuộc về thời Lưỡng Hán (249 – 207 TCN đến 206 TCN – 220)
Lão họ thuộc về thời Tam quốc, Ngụy, Tấn (220 – 316)
Phật học thuộc về thời Lục triều, Tùy, Đường (350 – 907)
Nho học.
Về Nho học ông lại kể ra có năm giai đoạn đi đến phục hưng là: Giai đoạn manh nha, giai đoạn giao chiến, giai đoạn thành lập, giai đoạn biến tướng, giai đoạn cực thịnh. Lương Tiên sinh ngược dòng truy nguyên đến tận Khổng Tử xem manh nha tiến triển của tư tưởng Khổng nho đã từ một nhà tư tưởng như trăm nhà khác, có khi còn bị những nhà cầm quyền ruồng bỏ, khinh bỉ, đàn áp mà rồi cuối cùng trở nên một hệ thống chính thống với địa vị quốc giáo nữa.
Lương Khải Siêu viết:
“Đương đời đức Khổng Tử, Nho học vẫn chưa được các vua ấy tôn trọng. Từ khi Ngụy văn Hầu thụ nghiệp kinh sách ở Thầy Tử Hạ, tiếp thầy Đoàn Can Mộc, Điền Tử Phương, từ đó Nho giáo mới thịnh ở đất Tây Hà. Văn Hầu mới đặt ra các quan Bác sĩ, thực là lúc khởi thủy lấy sức nhà nước mà suy hành Khổng học, công thần đệ nhất về Nho giáo, không phải Văn Hầu thì là còn ai nữa?
Thứ đến Tần Thủy Hoàng, người ta cứ thấy Thủy Hoàng Phần thư khanh nho cho ông ấy là thù địch với Nho giáo, nhưng không phải, Thủy Hoàng có dốt chăng nữa chẳng qua là những sách Bách gia ở chốn nhân gian, mà có chôn chăng nữa chẳng qua là bọn thư sinh ở Hàm Dương bọn người Hầu sinh, Lư sinh hơn bốn mươi người mà thôi chứ không có cừu thù gì cả toàn thể Nho giáo. Chẳng những là không cừu thù mà vẫn có dụng ý tôn trọng, xem như cái lệnh đốt sách nói rằng: “người nào muốn học thì phải lấy kẻ Lai làm thầy.” Như thế không phải là cấm dân học, nghĩa là cấm ngoài nhà quốc lập học hiệu ra, không được truyền thụ học riêng. Phải theo kẻ Lại tức là quan Bác sĩ vậy. Nhà Tần vốn theo cái quy chế nước Ngụy, đặt ra quan Bác sĩ, Phục sinh, Thúc tôn thông, Trương xương, theo như trong sử đều cho là quan Bác sĩ cũ đời nhà Tần cả. Bởi vì Tần Thủy Hoàng từ khi thống nhất thiên hạ dùng cái kế sách của Lý Tư. Vẫn đã biết cái đạo phân biệt trên dưới, định yên dân chí, không đạo nào hay hơn Nho giáo. Thế thì học thuật thống nhất với chánh trị thống nhất cùng ở về thời ấy. Tần Thủy Hoàng cũng là một kẻ công thần đệ nhị về Nho giáo vậy.
Hán Cao Tổ lúc ban đầu rất ghét nhà Nho, hễ thấy người đội mũ nhà Nho thì đem đái vào, rất là ghét bỏ nhà Nho. Thế là lũ Lịch Tự Cơ, Thúc Tôn Thông, Lục Giả chịu khó luồn cúi nhẫn nhục mà cố theo. Đến khi đã định xong thiên hạ rồi, thấy chư tướng tranh công om xòm cãi nhau, lấy làm lo ngại. Thúc Tôn Thông mới cố sức phụ theo quy chế cổ, thảo ra lễ triều nghi, dẫn bảo cho biết ngôi Hoàng đến là quý, rồi sau nhà vua mới tin là Khổng học thực sự có lợi cho đấng nhân chủ. Lục giả lại làm bài Tân Ngữ dâng lên, mới lại càng biết ra rằng, cái cách ngồi trên ngựa không thể trị thiên hạ được, mới đi đến nước Lỗ đem cỗ tháo lao tế đức Khổng Tử, rồi cho mở các nhà học để dạy con cháu về sau. Hán Cao Tổ cũng là một người công thần thứ ba của Nho giáo vậy.
Bản quốc ngữ
(Nam Phong số 166 trang 243 – 244)
Nhưng sau thời manh nha còn tiếp đến thời Nho học phải cạnh tranh với các hệ thống khác, nhất là với hệ thống Pháp gia, Lão gia, Mặc gia, bởi vì không phải Nho gia đã giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước, mà chính nhờ tư tưởng thực tiễn hay ma thuật của các nhà kia. Lương Khải Siêu gọi giai đoạn này là “thời đại giao chiến” và tiên sinh viết:
“Đương lúc đầu nhà Hán, ngoài Nho giáo ra khí diễm của các học phái vẫn còn chưa suy, như là Mặc gia, Lão gia, Pháp gia đương lúc ấy vẫn còn tranh hành với phái Khổng học. Nói về phái Mặc gia, thì thịnh nhất là phái du hiệp, như những lũ Chu gia, Quách Giải, đều được sĩ phu thời ấy lấy làm sùng bái lắm. Thái Sử Công nói rằng: “kẻ Nho gia lấy văn mà làm loạn phép, kẻ Hiệp sĩ lấy võ mà phạm cấm.” Nho tức là trỏ vào Khổng học, Hiệp là trỏ vào phái Mặc học. Bởi vì Khổng phái với Mặc phái ở trong xã hội lúc bấy giờ thế lực cùng ngang nhau. Nói về phái Đạo gia thì đương đầu lúc đời hán có phần tranh lấn cả Khổng học, như là Cáp Công lấy đạo thanh tĩnh dạy bảo cho Tào Tham, Hoàng Sinh là môn đồ họ Lão mà đắc dụng với Bà Đậu thái hậu, đều là khởi xướng lên tự người trên vậy. Lại như Hoài Nam Vương làm ra sách Hồng Liệt giải. Tư Mã Đam luận về yếu chỉ của sáu nhà, đều là suy diễn ra tự người dưới vậy. Vậy nên đương lúc ấy các nhà Nho học tuy đã bàng bạc uất tích ở dưới, mà lại gặp phải cái phần áp chế ở trên cho nên vẫn chưa được đắc chí.
Nói về pháp gia thì đương đời vua Cảnh Đế Triều Thổ đắc dụng khuynh loát cả ngôi cửu khanh phần nhiều thay đổi cả Pháp lệnh. Đến vua Vũ Đế tuy rằng trọng Nho thuật, nhưng lại có tính xét nét ủy dụng những lũ Tang Hoằng Dương muốn thi hành cái thuật của Lý Khôi, Thương Ưởng (Vệ Ửng) để trị thiên hạ, nên khi ấy phái Nho gia với Pháp gia cùng đứng ở trong triều đình như nước với lửa khác nhau, xem như cuốn sách Diêm thiết luận thực là một cái công án tranh biện về học thuật trong vài ngàn năm vậy.
Xem thế thì đương khi Nho học mới nhóm lên chưa nhất định, vẫn còn có ba nhà học phái cùng với nhà Nho cùng tranh giành.
Tựu trung có thể chua làm ba thời kỳ nhỏ:
Thời kỳ thứ nhất: Nho và Mặc tranh nhau
“Khi ấy còn thừa cái dư tập về Võ sĩ đạo đời Chiến quốc và cái di phong của bốn nhà Công tử (Mạnh Thường, Bình Nguyên, Tín Lãng, Xuân Thân) vẫn hãy còn in ở trong tai mắt người ta, vậy nên cái thói trọng lời hứa, phù kẻ nhược, ức kẻ cường, người đời vẫn còn ưa chuộng lắm.
Những kẻ sĩ hăng hái khí tiết vẫn không tiếc thân, dám liều phạm vào lưới cấm để cứu nạn cho người mà khinh bỉ nhà Nho là nhu nhược. Tuy vậy nhưng cái đạo họ Mặc vẫn không ích lợi cho các nhà Bá vương nên các triều đình vẫn cứ ra sức bỏ đi dần, đến đời vua Văn vua Cảnh thì phái hào hiệp họ Mặc mới tuyệt diệt đi hẳn.”
Thời kỳ thứ hai: Nho học tranh nhau.
“Phái Đạo gia thì trên nhờ có Vua, (Đậu thái hậu, Văn đế, Cảnh đế) có tướng (Tào Tham, Cấp Ẩm…) làm hậu viện giúp cho, nên thế lực càng thịnh. Vả lại trải sau khi loạn lạc chiến tranh vài trăm năm, nhân dân đều muốn nghỉ ngơi, đạo Lão thật là thích nghi cho thời bấy giờ cho nên khí diễm thịnh lên thường chê phái Nho là hư ngụy phiền toái. Tuy vậy nhưng cái hiếu thượng của nhà vua mà biến đổi đi, thì cái đạo thống thịnh suy cũng đều biến theo.”
Thời kỳ thứ ba: Pháp tranh với Nho
“Phái Nho với Pháp đều có lợi cho các triều đại nhà vua, nhưng cái lợi của Pháp gia thì hiển hiện và gần, cái lợi của Nho gia thì ngấm ngầm mà lâu. Về thời vua Cảnh vua Vũ cấp bách về đường công danh, cái thuyết Pháp gia khởi lên thường chê Nho gia là hư không thực tiễn. Song đương lúc ấy cuộc Pháp Nho thẳng phụ không phải là nhờ về thế lực triều đại mà là nhờ về cái sức tự mình. Pháp gia nếu cứ cậy sức mà không hay khéo dùng thuật có khi tháo thiết quá mà đến thất bại. Còn Nho gia lại khéo nuôi cái thế lực ngấm ngầm hàng trăm năm trở lại sinh ra được nhiều nhân tài lại không hay sợ kẻ cuồng ngữ cứ làm cho khuếch trương cái chủ nghĩa của mình, cho nên trong triều ngoài dã nhà Nho đều chiếm toàn thắng cả. Từ đó về sau cái cơ sở Nho học mới định vậy.”
(Nam Phong số 166 trang 244 – 246)
Xem như thế đủ thấy cuộc phục hưng Nho giáo thời Hán sau thời Tần không phải không gặp nhiều gian nan. Người ta phải chờ đến khi bà Đậu thái hậu mất đi, vua Vũ Đến với Tướng quốc Điền Phần bấy giờ Đổng Trọng Thư mới dâng bài sách Hiền lương lên vua xin biểu chương lục nghệ mà bãi bỏ Bách gia. Từ đó Nho học mới tôn nghiêm tuyệt hết cả trăm dòng, lập ra nhà học hiệu, đặt quan Bác sĩ, thiết dụng khoa Minh Kinh, Công Tôn Hoằng mới cố sức kinh thuật và đối sách, khởi lên từ kẻ áo vải mà vào làm tướng phong hầu, nền quốc học Trung Hoa hai ngàn năm về sau mới nhất định từ đấy. Nhưng rồi cũng lại từ đấy mà cái học Kinh học phát triển, hễ làm việc gì tất cần phải hợp với nghĩa trong sáu kinh. Đấy là chính trị dùng văn hóa làm phương tiện để khống chế nhân tâm, nô lệ hóa giới trí thức, tạo nên một lớp Nho sĩ tay sai cho quyền thế thống trị. Do đấy mà Lưu Hâm được sai ra làm sách ngụy kinh của cổ nhân, gọi là những sách bí thư trong gác Thạch Cừ của riêng chính phủ, nhân dân không ai có. Ở cái thời mà sách vở làm được rất khó khăn, chính phủ lại độc quyền tư hữu, những nhà Thái học chốn kinh đô đều phải dùng sách ở Thạch Cừ làm sách Thái sử coi như gia pháp. Nho học từ đó về sau không còn phải là cựu Nho của Khổng học thuần túy nữa.
Nho học thời Tây Hán còn có cạnh tranh đối địch đến thời Đông Hán thì mới độc tôn. Học thuyết Khổng Tử vốn có hai phái: một phái chuyên về vi ngôn, một phái chuyên về đại nghĩa. Vi ngôn giảng về nghĩa đại đồng, đại nghĩa nói về nghĩa tiểu khang. Đại đồng là thời thái bình lý tưởng, hoàng kim thời đại. Tiểu khang là đời bát loạn, phải lấy uy quyền pháp chế để giữ trật tự. Mạnh tử vốn chuyên về vi ngôn là Tuân tử vốn chuyên về đại nghĩa. Thời đại Chiến quốc chỉ còn lại hai phái ấy của Khổng học là Mạnh học và Tuân học rất là phổ cập. Mạnh tử thì nối dòng tư tưởng của Kinh Xuân Thu mà Tuân tử thì chuyên trị Kinh Lễ. Mạnh tử thì thuyết tính thiện, Tuân tử thì thuyết tính ngụy. Mạnh tử thì xưng Nghiêu, Thuấn, Tuân tử thì bắt chước Hậu Vương. Đấy là điểm khác nhau đại khái. Từ Mạnh tử mất đi rồi, đệ tử là Công Tôn Sửu, Vạn Chương không làm nổi nhiệm vụ nối nghiệp của thầy. Nhưng đệ tử của Tuân tử là Hàn Phi, Lý Tư đều đắc dụng ở đời Tần. Gia pháp sáu Kinh đời Hán đến già nửa là tự Tuân tử truyền lại. Bởi vậy mà từ đời Hán về sau Khổng học không có gì gọi được là phát minh, sở truyền của các quan Bác sĩ cũ đời Tần chỉ là một chi phái của Tuân học mà thôi.
Tóm lại chi phái Nho học đời Hán tuy nhiều mà chung quy chỉ còn hai hạng:
Phái Nho thuyết Lục kinh
Phái Nho trước tác.
Thuyết kinh học đời Lưỡng Hán không có phát minh gì, gồm có hạng chuyên sưu tập giữ gìn những tàn văn khuyết điểm, hay là hạng kinh thể chuyên diễn lời kinh ra phép chính trị như áp dụng thiên Vũ Cống để trị thủy, thiên Hồng Phạm để xét biến cố, kinh Xuân thu để xét án đoán ngục, ba kinh Thi dùng vào việc can ngăn. Danh tiếng có Đổng Trọng Thư, Giả Nghị, Lưu Hướng. Lại có những hạng thuyết về tai dị căn cứ vào Kinh Xuân thu mà tiêu biểu cái nghĩa lấy nguyên niên thống về trời, lấy trời thống vua, mục đích để hạn chế quyền quân chủ vậy. Lục kinh gồm cả vào: Dịch, Thư, Thi, Xuân Thu, Lễ.
Lương Khải Siêu kết luận về Kinh học đời Hán rằng:
“Kinh học đời Lưỡng Hán tuy rằng cực thịnh, mà đã loạn về thuyết tai dị, lại loạn về các nhà huấn hỗ. Thuyết tai dị thì làm loạn mất nghĩa lý, nhà huấn hỗ thì làm loạn mất lời văn, đến đấy lại càng sai mất cả nếp học cũ của Khổng học, mà đạo học lại càng suy vi đi mất.”
(Khảo về tư tưởng học thuật nước Tàu)
Phái Nho trước tác thì về đời Hán có sách:
Tân ngữ của Lục Giả
Tân thư của Giả Nghị
Xuân thu Phồn lộ của Đổng Trọng Thư
Sử ký của Tư Mã Thiên
Hoài Nam tử của Hoài Nam An
Diêm thiết luận của Hoàn Khoan
Thuyết uyển tân tự của Lưu Hướng
Pháp ngôn thái huyền của Dương Hùng
Luận hành của Vương Sung
Thuyết văn giải tự của Hứa Thận.
Theo Lương Khải Siêu thì những sách trứ thuật suốt đời nhà Hán ngoài bộ Hoài Nam Tử ra còn đều là sách của nhà Nho cả, mà tựu trung có giá trị về luận thuyết thì chỉ có Đổng Trọng Thư, Tư Mã Thiên, Lưu Hướng, Dương Hùng (người viết bộ Thái Huyền có quan hệ  về  triết học nói về Hình Nhi Thượng Học và Hình Nhi Hạ Học, sách Thái Huyền là mô phỏng theo Dịch mà làm ra), Vương Sung, Vương Phù, Trọng Trường Thống.
Sách Xuân thu Phồn lộ của Đổng Trọng Thư chủ về thuyết kinh học, hay xét về cái cơ Trời, Người giao tế, diễn được chân truyền vi ngôn đại nghĩa của Khổng học, đáng đại biểu cho học thống Tây Hán.
Sách Sử ký của Tư Mã Thiên thực là tuyệt tác không những tiền phong cho sử học nước Tàu mà còn ngụ ý thực sâu xa, định nghĩa có nhiều điều độc kiến chứ không theo lưu tục. Về mục Bản kỷ thì bắt đầu từ vua Nghiêu vua Thuấn, mục Thế gia thì bắt đầu từ ông Thái Bá, mục Liệt truyện thì bắt đầu từ ông Bá Di, đó là quý trọng những người hay nhường ngôi, nhường nước, để chê trách những kẻ tàn tặc cứ coi đất nước làm sản nghiệp của một nhà. Trần Thiệp cùng liệt vào Thế gia, Hạng Vũ vào Bản kỷ đó là tôn những người có công đầu cách mạng, chứ không lấy thành bại mà luận người vậy. Khổng tử mà liệt vào Thế gia, còn các học trò của Khổng tử thì để vào Liệt truyện là tôn trọng giáo thống vậy. Họ Tuân họ Mạnh cùng để vào một liệt truyện mà bao hàm cả Chư tử ở trong là trước tỏ ra hai bậc đại sư ấy rồi mạt lưu mới chia các học phái ly hợp khác nhau. Lão tử với Hàn phi cùng chung một truyện là tỏ ra Pháp gia và Đạo gia có quan hệ với nhau. Những kẻ du hiệp cũng có truyện, kẻ thích khách cũng có truyện, là khích lệ về cái tinh thần thượng võ. Những việc bói rùa bói cỏ Thi cũng có truyện, những nhà xem số mệnh cũng có truyện, là phá cái thói mê tín về tôn giáo, lại có truyện “hóa thực” là tỏ ra sinh kế học thực quan hệ với nhân đạo. Xem thế thì biết Thái Sử Công thực là một đại nho độc nhất vô nhị ở đời Hán vậy.
Lão học.
Nước Tàu về đời Tam quốc và Lục triều thì học phái Đạo gia thịnh hành hơn cả. Nào bảy nhà văn thơ chuộng thói phù mĩ biến đến thói thanh đàm phong lưu trải qua hai ba trăm năm.
a. Phái Huyền lý: Bắt đầu là Hà Án, Vương Bật. Sách Tấn thư, truyện Vương diễn có nói:
“Người Án người Bật tổ thuật thuyết Lão trang, bảo rằng trời đất muôn vật đều lấy hư vô làm gốc mà hay mở mang ra các việc không đâu là chẳng có.”
Về sau lại có Nguyễn Tịch, Kê Khang, Lưu Linh, Vương Diễn, Vương Nhung, Nhạc Quảng, Vệ Giới, Nguyễn Chiêm, Quách Tượng, Hướng Tú đều lấy cách không đàm huyền lý nổi tiếng ở đời. Đương lúc ấy trong sáu kinh trừ kinh Dịch ra còn đều bỏ đi cả. Lão kinh và Dịch kinh đều khen bằng nhau. Bình tâm mà xét về đường chánh trị thì họ Vương họ Hà đều có cái tội làm bại hoại phong tục. Nhưng xét về lịch sư tư tưởng học thuật thì Vương Bật thâm về Lão kinh, Dịch kinh; Quách Tượng, Hướng Tú thâm về thuyết Trang tử. Trương Kham thâm về thuyết Liệt tử, đều có chỗ tâm đắc mà lập nên học thuyết riêng của một nhà, một phái, có phần hơn những bác hủ nho chỉ nhai văn nhá chữ ở cuối đời Đông Hán. Thuyết họ Lão tuy quá khích nhưng là cự tử của văn hóa phương Nam cũng là một nghĩa nên có trong triết học thế giới và đối với lịch sử tư tưởng triết học Trung Hoa thì lại còn đáng có giá trị, vì nó biểu lộ được ít nhiều khuynh hướng siêu việt, không đến nỗi quá thiển cận như Nho học và Pháp học.
b. Phái Đan Đỉnh: Lương Khải Siêu mệnh danh cho các lưu phái Đạo giáo thiên về khoa tu dưỡng và phục thực. Phái này khởi nguyên từ khoảng đời Tấn, đời Hán. Thời Tần Thủy Hoàng có bọn Hầu sinh, Lư sinh đã xướng lên cái thuyết thần tiên. Đến đầu đời Hán có Trương Lương công thành thân thoái bảo đi theo gót ông Xích Tùng Tử. Đến đời Hán Võ Đế mê tín, lại có bọn Lý Thiếu Quân, Loan Đại bịa đặt để huyền hoặc vua cho nên thuyết tu luyện phục thực lại càng thịnh. Đến cuối đời Hán có Ngụy Bá Dương làm ra sách Tham đồng khế để truyền thụ, nên cái thuyết thần tiên lại càng lan rộng mãi. Đến đời Tấn, ông Cát Hồng mới tập đại thành làm ra sách Bão phác tử nội ngoại thiên bốn quyển, truyện Thần tiên mười quyển, truyện ẩn dật mười quyển, có những sách khác đến hơn 100 quyển, có nói: “Đạo giáo là gốc Nho giáo, Nho giáo là ngọn của Đạo giáo.” Lại có sách Đan kinh để phát minh về cái yếu quyết phục thực, lời nói quái đản. Những tư tưởng thần tiên về sau này là nguyên do tự đấy.
c. Phái Phù lục: Phái Đan Đỉnh khỏi ra đầu nhà Hán, phái Phù Lục khởi ra cuối nhà Hán. Khoảng năm vua Thuận vua Hoàn có người Cung Sùng, người Tương Khải mới đem sách Thần thư của Vu Cát dâng vào triều. Sau người Trương Giốc mới dùng cái thuyết ấy làm loạn thiên hạ. Đồng thời có Trương Đạo Lăng cũng dùng cái thuật ấy mà truyền thụ cho nhau kín đáo, mãi đến đời sau còn tôn sùng như bậc chân nhân, bậc thiên sư. Từ đó sĩ phu tập theo cái đạo gọi là Ngũ đẩu mễ. Đương lúc ấy lục nghệ cửu lưu đều bỏ sạch hết cả, duy có đạo giáo là đầy khắp thiên hạ. Phái Đạo gia lại lấy cái thuyết Âm dương ngũ hành của nhà Nho đời Lưỡng Hán để ra sức thêm vào. Vậy nên thời ấy có thể bảo là thời kỳ Nho Phật quá đọ mà Đạo gia rất rõ rệt.
d. Phái Chiêm nghiệm: Từ đời Tây Hán các nho sĩ như Lưu Hướng, Khuông Hành đã thịnh bàn về thuyết Ngũ hành, lời sấm vĩ, đến đời vua Quang Vũ lại càng được người ta ưa thích mà môn phái ấy lan tràn càng ngày càng rộng. Những thuật Phong giốc, Độn giáp, Thất chính, Nguyên khí, Lục nhật thất phân, Phùng chiêm, Nhật giả, Đỉnh chuyên, Tu du, Cô hư, Vân khí đều thịnh hành ở đời. Trong sách Hậu Hán phương thuật liệt truyện có chép 33 người đều là hạng phương thuật cả.
Nhưng cái thuật ấy đến đời Tam quốc mới thực thịnh hành, có một thế lực lớn trong xã hội như Phí Trường Phòng, Vu Cát, Quản Lạc, Tả Từ là những tay có tiếng nhất ở đời ấy. Về sau Quách Phác chú thích sách Thang năng, Kê Khang luận về “Nan trạch vô cát hung.” Rồi sách nói về mệnh số, bói toán rất nhiều, biết bao nhiêu thuyết quái đản làm chìm đắm nhân tâm lúc ấy đã trở nên một khoa học. Đấy là biệt phát thứ ba về Lão học. Đủ tỏ Lão học vốn là một hệ thống siêu hình độc nhất ở Trung Hoa không chống lại nổi cái bản chất thực tiễn của người Tàu mà sớm biến thể thành một mớ mê tín quyền năng ma thuật vụ lợi thấp hèn.
Phật học
Trong khoảng Lục triều và suốt Tùy – Đường những kẻ sĩ học thức cao siêu đều đua nhau theo đòi Phật giáo. Phật học truyền vào Tàu có sách nói là từ đời Tần hay từ Tây Hán. Cứ theo chính sử nói thì từ đời vua Minh Đến nhà Đông Hán năm Vĩnh Bình thứ X khi ấy có hai ông sư là Nhiếp Ma, Chúc Pháp Lan từ bên Ấn Độ đem Kinh điển đến Tàu, từ đó Phật giáo mới tràn sang phương Đông. Đến đời Tam quốc lại có người Ấn độ là Chi Khiêm, Chi Tiêm, Chi Lượng sang truyền giáo. Đời Ngụy có ông Damapala mới đem giới luật sang Tàu. Phật giáo bấy giờ đã tạm đủ. Song thuyết phái Đạo gia bấy giờ còn thịnh trong toàn quốc. Đến đời Tấn, Phật giáo đã gần thành tai mắt một khoa học; bấy giờ có ông Phật Đồ Trùng từ bên Tây vực lại, chỉ chăm dịch kinh Phật. Từ đời Đông Tấn trở đi các bậc vĩ nhân xuất hiện như là Đạo An, Huệ Viễn, Trúc Đạo Tiềm, Pháp Hiển là những nhà sư bản xứ danh tiếng. Pháp Hiển là người Tàu đầu tiên vượt núi Tuyết Sơn sang Thiên Trúc, đem được nhiều kinh điển về và có làm cuốn Phật quốc ký. Đồng thời ở phương Bắc lại có Đại sư Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử Phật giáo Trung Hoa. Đệ tử danh tiếng của đại sư là Đạo Sinh, Đạo Dung, Tăng Triệu, Tăng Duệ. Công của đại sư La Thập lại còn là truyền thụ giáo Đại thừa đầu tiên vào Tàu, Tam luật tông, Kinh Pháp hoa, Thành thực luận, Thành thực tông. Rồi đến ông Phật Đà Bạt Đà La dịch kinh Hoa nghiêm, ông Đàm Vô Sấm dịch kinh Niết Bàn. Trải qua đời Tần, đời Tùy rồi đến đầu đời Đường, các tông Phật giáo mới đều nổi lên. Ông Bồ Đề Lưu Chi mới xướng ra Địa luận tông. Ông Đạt ma mới xướng ra Thiền tông, ông Chân Đế Tam Tạng mới xướng ra Nhiếp luận tông, Câu xá tông. Nam Sơn luật sư mới xướng ra Luật tông. Thiên đạo đại sư mới xướng ra Tĩnh độ tông. Từ âm Tam Tạng mới xướng ra Pháp tướng tông. Hiền Thủ quốc sư mới xướng ra Hoa nghiêm tông. Thiện vô úy Tam Tạng mới xướng ra Chân ngôn tông. Đến đó mới là thời đại Phật học toàn thịnh.
Giáo lý.
Tiểu thừa = Câu xá – Thành thực
Quyền đại thừa = Luật tông – Pháp tướng – Tam luận.
Đại thừa giáo = Hoa nghiêm – Thiên tai.
           = Chân ngôn – Tĩnh thổ - thiền tông.
Trở lên là tổng quát ba hệ thống giáo lý thịnh hành trong khoảng thời gian từ Tần – Hán đến Tùy – Đường. Mỗi hệ thống đều đã liên tiếp chiếm một địa vị ưu thế ở mỗi thời đại, hệ thống Nho ưu thế ỏ thời đại Lưỡng Hán, hệ thống Đạo ưu thế ở thời đại Ngụy – Tấn Lục triều, hệ thống Phật ưu thế ở thời đại Tùy – Đường, trước khi bước sang đời Tống, đời Minh với cuộc phản tỉnh về truyền thống Trung Hoa để tổng hợp vào hệ thống Lý học của Trình Chu hay Tâm học của Lục Vương vậy.
Sự thực khuynh hướng tổng hợp ấy đã biểu lộ ra ở giới trí thức Tàu từ thời Tần – Hán rồi. Tư tưởng đời Chiến quốc tuy đã tỏ một khuynh hướng triết trung với Tuân tử, Hàn phi, nhưng còn rất xung đột, chia rẽ. Với đà chính trị thống nhất thành một nước Trung Hoa thì giới tư tưởng cũng đòi hỏi một sự điều hòa dung hợp để quy về một mối. Chúng ta đã thấy tình trạng ấy biểu lộ ở sách Đạo đức kinh, sách Tuân tử, sách Hàn Phi tử và nhất là sách Lã Thị Xuân thu, sách Hoài Nam tử. Lã Thị muốn đứng trong hàng Bách gia để triết trung tư tưởng Bách gia, nhưng vì thiếu yếu tố có thể siêu vượt lên trên Bách gia để đi đến một hệ thống mới mẻ, Hoài Nam Vương lại đứng ở lập trường Đạo gia để triết trung Bách gia. Nhưng như thế cũng không đủ sức để bao trùm được tư tưởng Bách gia vì phạm vi Đạo gia không đủ sâu rộng. Còn Nho gia cũng có một cố gắng để triết trung bằng cách lấy cả hai hệ thống Nho, Đạo hợp lại làm cơ sở để triết trung tư tưởng Bách gia. Kết quả là cái triết lý chúng ta thấy ở Dịch truyện và Trung dung.
Lương Khải Siêu nói rằng:
“Triết học của nước Tàu phần nhiều thuộc về nhân sự và quốc gia, còn về phần nguyên lý của trời đất, vạn vật, nghiên cứu còn ít lắm. Anh Nho Spencer có phân triết học ra làm hai khoa là khả tư nghị với bất khả tư nghị. Triết học về trước đời Tần của nước Tàu thì thiên về phần khả tư nghị mà thiếu phần bất khả tư nghị. Từ khi Phật giáo truyền vào Trung Hoa mới giúp thêm vào cho đầy đủ; triết học nước Tàu mới phóng ra một vẻ lạ lùng; sau đời Tống, đời Minh học vấn lại khởi lên được, là nhờ về các vị cổ đức đời Tùy đời Đường ban cho vậy.”
(Khảo về học thuật tư tưởng nước Tàu do Nguyễn Hữu Tiến dịch trong Nam Phong số 167 trang 360)
Vậy phải chăng tư tưởng triết học Trung Hoa thời cổ trước Tần thiếu phần danh lý và siêu hình cho nên lịch sử triết học thời Trung cổ từ Tần – Hán cho đến Tống – Minh chỉ là một lịch trình tìm cơ sở danh lý và siê hình để mà xây dựng thành hệ thống triết học đầy đủ và chặt chẽ? Chúng ta hãy tuần tự theo dõi cái lịch trình tiến hóa và thâu hóa ấy qua thời Trung cổ và cận đại, kể từ khi văn hóa Ấn Độ bắt đầu du nhập vào khu vực Trung Hoa đến khi Trung Hoa tiếp xúc với các nước Âu Mỹ, trải qua trên dưới hai ngàn năm vậy.
TRIẾT TRUNG NHO GIÁO
Vũ trụ quan “Âm dương Ngũ hành”
Học thuyết Âm dương xuất hiện từ quan làm lịch Hy Hòa thời thần thoại Nghiêu Thuấn nói trong Kinh thư. Ở Kinh thư thiên Hồng Phạm cũng bắt đầu nói đến Ngũ hành.
Ở Kinh thư mở đầu Nghiêu Điển viết:
“Bèn sai họ Hy, họ Hòa tuân theo trời rộng ghi số thứ tự những hiện tượng ngày đêm tinh tú, kính dậy cho người về thời tiết.”
Hy Hòa là quan coi về việc làm lịch thời cổ, căn cứ vào quan sát nhật nguyệt tinh thần vì nhật là dương tinh, một ngày xoay quanh trái đất một vòng, nguyện là âm tinh, một đêm gặp mặt trời một lần. Tinh chia ra 28 tinh là đường ngang (kinh), 5 làm đường dọc (vĩ) là kim tinh, mộc tinh, hỏa tinh, thổ tinh. Thần là một ngày một đêm gặp nhau chia vòng trời làm 12 độ. Thời là thời tiết mùa màng. Đấy là đại khái quan niệm cổ sơ về cách tính lịch số, theo âm dương ngũ hành, là Lý đầy vơi tiêu tức vậy.
Thiên Hồng Phạm ở Kinh thư như ở quyển I đã nói đến, như sau:
“Trước hết là năm hành… năm hành: một là thủy, hai là hỏa, ba là mộc, bốn là kim, năm là thổ. Thủy thì thấm xuống, hỏa thì bốc lên, mộc thì cong thẳng, kim thì thay đổi, thổ thì cấy gặt. Thấm xuống làm ra mặn, bốc lên làm ra đắng, cong thẳng làm ra chua, thay đổi làm ra cay, cấy gặt làm ra ngọt.”
Đấy là thực kiện quan sát thô sơ thực tiễn. Cuối thời Chiến quốc, học trò Trâu Diễn càng đề cao thuyết âm dương ngũ hành thành một học phái gọi là Âm dương gia.
Kịp đến đời Hán thì học thuyết Âm dương rất thịnh. Các nhà trí thức đời Hán đối với âm dương ngũ hành rất tin sùng, lấy đạo lý lên lên xuống xuống tuần hoàn của âm dương cũng là cái định lý sinh khắc của ngũ hành đem ứng dụng vào tất cả công việc sinh hoạt hàng ngày như thời tiết, khí hậu, phương hướng, thực phẩm, y phục, màu sắc… thảy đều dựa theo ngũ hành cả. Lại còn thuyết minh về cái lý sinh khắc để chứng minh cho những biến cố lành hay dữ. Các nho sĩ đương thời như Đổng Trọng Thư, Lưu Hướng đều chịu ảnh hưởng mạnh. Vào thời đại Tần – Hán, tư tưởng Âm dương gia đã hỗn hợp vào tư tưởng Nhân nghĩa của Nho gia, lấy triết lý vũ trụ của Âm dương gia để giải thích kinh điển, đấy là đặc cách của học phái Kim văn. Không khí âm dương đương thời hầu như tràn ngập khắp cả tư tưởng giới, hình như để trả lời cho một sự đòi hỏi chung của lòng người cho đạo Trời với đạo Người hỗ tương ảnh hưởng. Đấy là một tín ngưỡng thâm sâu của thời đại, một thời đại hậu chiến. Cho nên Nho sĩ đời Hán hay nói đến tai dị, mà nhà vua cũng rất sợ thiên tai, coi như thực có sự cảnh cáo trừng phạt thần bí đối với kẻ có trách nhiệm trị dân. Thậm chí người ta coi việc làm chính trị là phải biết:
“Điều hòa âm dương, như Trần Bình bảo Hán Văn Đế: “Người làm Tể tướng, là giúp Vua để điều lý âm dương thuận thời tiết bốn mùa, thỏa mãn điều chính đáng của muôn vật.”
Vậy muốn hiểu được tư tưởng triết học đời Hán, thì trước hết phải biết qua cái vũ trụ đồ biểu của học thuyết âm dương ngũ hành.
Đồ biểu vũ trụ luận âm dương ngũ hành.
Học phái âm dương lấy ngũ hành, bốn phương, ngũ âm, mười hai tháng, mười hai luật, thiên can địa chi cùng với số mục phối hợp lẫn với nhau, để lập ra cái lược đồ về toàn thể vũ trụ, cho âm dương như một dòng sinh khí lưu hành bên trong biến hóa sinh thành muôn vật.
Đồ biểu phối hợp thiên can, địa chi:
1. Giáp – Tý  
2. Ất – Sửu
3. Bính – Dần
4. Đinh – Mão
5. Mậu – Thìn
6. Kỷ - Tị
7. Canh – Ngọ
8. Tân – Mùi
9. Nhâm – Thân 13. Bính – Tý
10. Quý – Dậu 14. Đinh – Sửu
11. Giáp – Tuất 15. Mậu – Dần
12. Ất – Hợi 16. Kỷ – Mão
Cho đến khi nào Giáp Tý lại hiện ra, như thế cộng là 60 đôi Can Chi. Vòng vận hội này đã được dùng từ đời nhà Thương để tính ngày. Còn dùng để tính năm thì hình như mãi tới nhà Hán.


Nhận định:
Chúng tôi xin luôn trích hay đăng lại các ý kiến về những người có viết bài ca tụng Khổng học như Lương Khai Siêu ở bên trên để mọi người thấy rằng:
Dầu ở thời đại nào các tầng lớp Hán nho, Tống nho đều ra sức bênh vực cho cái học phương thuật này như ông viết sự kiện Tần Thủy Hoàng chỉ giết có 40 học trò ở Hàm Dương trong khi Sử Ký Tư Mã Thiên thì ghi lại là 460 người. Ông cũng viết rằng Tần Thủy Hoàng là người có công đầu trong việc bảo vệ và phát triển Khổng học. Sự việc giết một số đông người đối với người Hán nho không có gì quan trọng…
Ý kiến này đã được một nhà đạo diển Tàu được đào tạo ở Hollywood, làm phim nói về Tần Thủy Hoàng do Củng Lợi đóng đã đưa ra cảnh Kinh Kha bằng lòng chết ở loạn tên lưng dính vào cổng thành vì hiểu được một điều: khó kiếm được ai làm được việc gồm thu lục quốc…
Sự việc xửa sử rất thường xảy ra trong lịch sử Trung Hoa, họ thường có những người c ó uy tín làm việc này, thời đại của họ thì không ai tin nhưng vài chục năm sau, sự kiện đó được đem ra và bàn lại và được xem như là lời thánh hiền nếu điều đó bảo vệ được văn hóa Khổng Mạnh.
Khi Khổng tử còn sống, dẩn học trò đi rêu giảng về Khổng nho thì địa vị chỉ là một chư tử trong Bách gia chư tử, cả Mạnh Tử v à sau này Tuân Tử cách nhau cả hai trăm năm mươi năm đều đi rao giảng nhưng các vua chúa thời đó đều không trọng dụng vì chẳng vua nào dùng. Sử thuật lại rằng một hôm:
Đoạn nói về “chó nhà tang” được Tư Mã Thiên ghi trong Sử ký như sau:
“Khổng Tử đến nước Trịnh, thày trò lạc nhau. Khổng Tử đứng một mình ở phía đông cửa thành. Có người nước Trịnh bảo Tử Cống:
- Ở cửa phía đông có một người trán giống Nghiêu, cổ có vẻ Cao Dao, vai ông ta giống Tử Sản, nhưng từ lưng trở xuống thì kém vua Vũ ba tấc, có vẻ băn khoăn lo lắng như con chó ở nhà có tang.
Tử Cống nói thực với Khổng Tử. Khổng Tử mừng rỡ cười mà rằng:
- Hình dáng bên ngoài là việc vụn vặt, nhưng nói “giống như con chó của nhà có tang” thì đúng làm sao! Đúng làm sao!”
(Trích Sử ký – Tư Mã Thiên, Phan Ngọc dịch và giới thiệu, NXB Văn Học, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 1999, trang 163-164).

Lương Khải Siêu cũng nêu rằng: Chi phái của Mạnh Tử đã không làm được gì, chỉ có chi phái của Tuân Tử và hai đệ tử là: Hàn Phi và Lý Tư là làm nên việc vì bên Mạnh Tử chỉ đề xướng tánh thiện, còn bên Tuân Tử thì nói đến tánh ác của con người, chi phái này được gọi một cách có chử nghĩa là Pháp gia. Hàn Phi theo thuyết tính ác của thầy là Tuân Tử một cách triệt để, bảo không gì thân bằng tình cha con, vậy mà có nhiều người cha sinh con trai thì nuôi, sinh con gái thì giết đi, coi cái lợi của mình nặng hơn tình ruột thịt như vậy là con người bẩm sinh vốn đại ác. Do đó ông không bàn đến nhân nghĩa, cũng không trọng lễ như Tuân Tử, mà đề cao phương pháp dùng thế, dùng thuật, dùng luật của pháp gia để trị nước. Trong thời kỳ của Hàn Phi, các học thuyết của Khổng, Mặc đã thất bại trong việc cứu vãn thời thế; Hàn Phi đã thành công nhờ dùng trọn các thuyết của Pháp gia. Phái nhân trị quá lý tưởng trong thời loạn, phải hạ lần lần lý tưởng của mình xuống: mới đầu Khổng Tử đề cao đức nhân, sau Mạnh Tử hạ xuống mà trọng nghĩa, Tuân Tử hạ xuống nữa, trọng lễ mà chính môn sinh của ông cũng không theo, họ trọng pháp, thấp nhất, và dẹp được loạn. Nhưng chính họ, từ Thương Ưởng đến Hàn Phi, Lý Tư, Triệu Cao, đều tử vì những thủ thuật của mình và nhà Tần bị diệt. Lý Tư đã âm mưu với một thái giám để giết bạn đồng môn của mình là Hàn Phi và sau cũng chết về tay mưu thuật.
Cả ba thày trò lúc sinh thời đi rao giảng khắp nơi, trong thâm tâm chỉ mong gặp một vị vương nào đó tin dùng thì được ấm thân… nhưng họ không được toại nguyện mà cuối đời phải lui về quê quán để mở trường dạy học và chết già. Đời sau mải đến tận nhà Hán, những kẻ như Đổng Trông Thư vì ngôi vị của mình mà tôn các ông lên hàng « Vạn Thế Sư Biểu », không ít người ngày nay vẩn cuối đầu lập lại vì không tìm hiểu kỷ... Cái lạ những nơi xa xâm như xứ ta không thiếu kẻ cuối đầu tôn vinh, tuân thủ cửa Khổng, sân Trình một cách thuần thành, trong khi ở Trung Hoa, người trí thức đã lên tiếng về học thuyết này như lời của  giáo sư Tần Hi đại học Thanh Hoa  trong bài “Làm thế nào Luận ngữ trở thành kinh điển?” đã viết rằng: “Hiện có những kẻ tìm cách nâng Luận ngữ lên thành một thứ Thánh Kinh của đạo Khổng, điều này cũng y như trước đây có kẻ muốn nâng cuốn sách nhỏ mỏng tanh có tên Mao tuyển lên thành ‘đỉnh cao’ của chủ nghĩa Mác. Thử hỏi sự phấn khích với Mao tuyển đã làm phong phú chủ nghĩa Mác hay đã phá thối nó? Cũng vậy, sự phấn khích dành cho Luận ngữ hôm nay sẽ tôn vinh đạo Khổng hay chỉ làm hỏng nó?”, còn Lưu Hiểu Ba, một nhà đấu tranh cho dân chủ thì viết dưới đây:

Thực ra, nếu đọc kỹ các triết gia Tiên Tần, sẽ không khó nhận ra rằng tư tưởng của Khổng Tử cũng chỉ là những lời thuyết giáo đạo đức bình thường. So với Trang Tử (369-286 trước CN), Khổng Tử không có cái siêu thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên, cũng không có trí tưởng tưởng đẹp đẽ kỳ vĩ, hoặc ngôn ngữ trôi chảy bất tận, cũng không có khả năng hòa quyện tri thức triết học với vẻ đẹp văn học thoát tục, hoặc tỉnh táo mà nhìn thấu đáo bi kịch của con người. So với Mạnh Tử (372-289 trước CN), Khổng Tử không có được cái khí phách của một trang nam tử, hoặc tầm nhìn rộng lớn, đó là chưa kể đến khả năng đối diện với quyền lực với thái độ đầy tự trọng, hoặc sự quan tâm thật lòng tới dân đen. Chính Mạnh Tử là người đã nói “dân vi trọng, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”.  So với Hàn Phi Tử (281-233 trước CN), Khổng Tử còn có vẻ hư ngụy, giả dối, không thẳng thắn, thiếu sắc bén, cũng không có khả năng châm biếm tài hoa. So với Mặc Tử (470-391 trước CN) Khổng Tử không lấy bình đẳng làm lý tưởng và tính thiện tự nhiên, đạo đức tự giác làm nền tảng cho một chủ nghĩa mới như chủ nghĩa kiêm ái, cũng không có một hệ thống lý luận cụ thể rõ ràng nào.
Ngược lại, những lời giáo huấn của Khổng Tử chỉ là trí thông minh nhỏ, không chứa đựng trí tuệ lớn. Những chỉ dạy ấy cực kỳ thực dụng, khôn khéo, nhưng không có tính thẩm mĩ hoặc triết lý thâm thúy. Ông cũng không có nhân cách cao quý hoặc tầm nhìn khoáng đạt. Ban đầu ông lang bạt tứ xứ muốn được làm quan, sau thất bại bèn trở thành thày dạy đạo đức. Danh hiệu vị thầy chăm chỉ, và “dậy người không mệt mỏi” dành cho ông thực ra cũng chỉ phản ảnh ước muốn viển vông xuất phát từ một nhân cách nông cạn. Nguyên tắc nổi danh của ông “thịnh thế tắc nhập, loạn thế tắc ẩn” (thời thịnh trị thì dấn thân, thời loạn lạc thì ở ẩn), nếu nhìn kỹ sẽ thấy đó chính là cái đạo xử thế khôn lanh, thể hiện tính vô trách nhiệm và cơ hội chủ nghĩa. Thật hoài phí và tổn hại cho dân tộc Trung Hoa biết bao khi chính nhà tư tưởng này, nhà tư tưởng thực dụng hết mực, khôn lanh hết mực, và đời thường hết mực này, đức Khổng Tử, kẻ tránh né trách nhiệm xã hội và không biết cảm thông với đồng bào thọ nạn này, đã trở thành vị thánh và là mẫu mực cho họ noi theo. Dân tộc nào thì thánh nhân nấy, và thánh nhân nào thì dân tộc nấy. Tôi e rằng toàn bộ tính nô lệ trong lòng người dân Trung Quốc bắt nguồn từ đây, một thứ siêu di truyền văn hóa kéo dài từ xưa và tiếp tục đến ngày nay.
Ngoài việc truy tìm ý nghĩa đích thực của Luận ngữ, giáo sư Lý Linh còn muốn nhắm tới chủ nghĩa dân tộc cực đoan hiện nay của Trung Quốc. Giáo sư Lý thách thức những trào lưu thời thượng như cơn sốt đọc cổ văn, cơn sốt thờ Khổng Tử, và gián tiếp đặt vấn đề về sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc. Việc Lý Linh ám chỉ Khổng Tử như con chó lang thang “không một quê hương tinh thần” cũng là để phê phán các nhà Nho mới đang ra sức cổ vũ cho Khổng Tử như vị cứu tinh của thế giới. Giáo sư Lý cho rằng: “Tôi chẳng hứng thú gì khi người ta cắm ngọn cờ Khổng Tử trên toàn thế giới. Khổng Tử không thể cứu Trung Quốc, cũng chẳng thể cứu thế giới.”
Trong luận văn viết năm 1935 “Khổng Phu Tử của Trung Quốc hiện đại”, khi nhà văn nổi tiếng của thế kỷ trước Lỗ Tấn gọi Khổng Tử là thánh nhân “mô-đen” là ông có ý phê phán truyền thống tôn sùng thánh nhân của chế độ chuyên chế Trung Quốc. Ông viết: “Những kẻ đặt Khổng Tử lên bàn thờ, thánh hóa ông chính là những kẻ cầm quyền, hoặc những kẻ muốn nắm quyền. Việc này hoàn toàn không phải là việc của dân chúng bình thường.”

Khổng Tử mơ ước về sự khôi phục một vương quốc thống nhất mà những vị vua phải được lựa chọn xứng đáng theo đạo đức (như vua Nghiêu, vua Thuấn) chứ không phải được nối truyền theo dòng họ, đây là một tấm gương để đạo Khổng noi theo mà giáo huấn thiên hạ nhưng trong :
Trúc thư kỉ niên (竹書紀年; bính âm: Zhushu jinian; "Biên niên sử viết trên thẻ tre") là một cuốn biên niên sử Trung Quốc cổ đại, được các nhà sử học đánh giá là nguồn tham khảo bổ sung, đối chiếu và đính chính cho một số sự kiện lịch sử cổ đại Trung Quốc. Chính sử thường đề cập Nghiêu chọn được Thuấn là người tài đức và nhường ngôi chứ không nhường ngôi cho con mình là Đan Chu. Sử sách nhiều đời sau vẫn nhắc đến tấm sự kiện này là tấm gương mẫu mực của việc chọn người tài đức chứ không vì lợi ích riêng tư của dòng họ. Nhưng Trúc thư kỉ niên chép rằng:
"Thuấn giam Nghiêu ở Bình Dương rồi cướp lấy ngôi vua"
"Thuấn giam Nghiêu và không cho Đan Chu gặp cha"
Văn bản gốc Trúc thư kỉ niên được chôn cùng với vua Ngụy Tương vương (chết năm 296 TCN), chôn ở huyện Cấp và được phát hiện năm 281 thời Tấn Vũ Đế. Vì lý do này, cuốn biên niên sử tồn tại được sau vụ đốt sách chôn nho của Tần Thuỷ Hoàng. Trúc thư kỉ niên cùng Sử ký Tư Mã Thiên là một trong hai văn bản cổ quan trọng nhất về nước Trung Hoa buổi sơ khai.
Qua chỉnh lý, nghiên cứu, các học giả thời cổ cho rằng đây là sách sử nước Ngụy thời Chiến Quốc. Trúc thư kỉ niên bắt đầu từ thời huyền thoại (Hoàng Đế) và kéo dài tới năm 299 TCN.
Trúc Thư Kỉ Niên tuy có trước bộ Sử Ký của Tư Mã Thiên khoảng 200 năm nhưng không được sắp vào trong Nhị Thập Tứ Sử, bộ này gồm:
Sử ký Tư Mã Thiên
Hán thư
Hậu Hán thư
Tam Quốc Chí
Tấn thư
Tống thư
Nam Tề thư
Lương thư
Trần thư
 Ngụy thư
 Bắc Tề thư
 Chu thư
 Tùy thư
 Nam sử
 Bắc sử
 Cựu Đường thư
 Tân Đường thư
 Cựu Ngũ đại sử
 Tân Đường thư
 Tống sử
 Liêu sử
 Kim sử
 Nguyên sử
 Minh sử
 Hiện nay đang ra cuốn Tân Nguyên sử
bộ 24 cuốn sử này được gọi là Chính sử, các cuốn sử khác thì gọi là ngoại sử, tại sao… ?...
Chỉ vì những cuốn sách sử này đã đụng vào nền tảng của đạo Khổng mà các nho gia nhiều đời qua đã rắp tâm che dấu đi, với Khổng Mạnh luôn phải có chính danh thì mới hành xử được, nay có sách nói khác thì họ bèn nói đó là ngoại sử nhằm để giảm đi cái dối của một người mà ngàn năm nay đã được tôn là “Vạn Thế Sư Biểu”.
Cũng như chuyện kể về Khổng Tử một hôm nồi trên xe cùng các học trò đi đến một xứ nọ, trên đường đi gặp một cậu bé ngồi giữa đường đang đắp cát xây một thành… Học trò Khổng xuống xe đến bảo cậu bé xích ra để xe đi qua.
Cậu bé trả lời:
Xe lùi lại, hảy kiếm đường khác mà đi…
Học trò Khổng bảo :
Bậy nào, ta mà không đi đường này phải đi đường vòng sao?
Cậu bé đáp :
Ông mới bậy, xưa nay xe tránh thành, chứ nào thành tránh xe…
Khổng Tử trong xe nghe vậy bèn thò đầu ra nói:
Người con cái nhà ai mà đối đáp nhanh lẹ thế… Sao không đi học mà ở đây chơi thế này…
Cậu bé hãy tránh ra để xe chúng tôi đi qua, không thể lấy đường đi của bá tánh làm vật riêng của mình…
Cậu bé nghe vậy, bèn đáp:
Ông muốn tôi tránh ra thì phải trả lời tôi ba câu hỏi, nếu trả lời được thì tôi sẽ đứng sang bên, không trả lời được xin kiếm đường khác mà đi…
Khổng Tử cười bảo rằng:
Được, người cứ hỏi…
Cậu bé liền hỏi:
Trên trời có mấy vì sao?
Hằng hà sa số, đếm chưa xong thì trời đã sáng, sao đếm được… Hỏi câu khác đi…
Cậu bé hỏi câu thứ hai:
Thiên hạ có bao nhiêu người?
Người sống, kẻ chết từng ngày một đếm sao cho xểu… Người hỏi điều khác đi.
Chân mài ông có bao nhiêu cọng, người ông có bao nhiêu lông?
Ai đâu qưởn để đếm… hỏi toàn chuyện không đâu…
Sao chuyện không đâu, tôi đặt ông ba câu hỏi: Trên trời, trong thiên hạ và trên người ông… Ông đều không trả lời được, vậy nếu ông là người biết chử, có biết đây là chử gì không?
Nói rồi, cậu bé bèn tuột quần xuống, dạng chân tay ra…
Khổng Tử cười, trả lời:
Dể qúa, chử Nhân…
Sao là chử nhân được, ông nhìn kỷ xem, nếu tôi là con gái thì đây là chử nhân nhưng tôi là con trai thì đây là chử Thái, đúng không…?...
Khổng Tử ngưởng mặt than: Hậu sinh khả úy…
Khổng Tử bèn bảo các đệ tử lùi xe lại, kiếm đường khác mà đi.
Đọc chuyện này ta cũng hiểu rằng: Tây phương với mẩu tự La Tinh gồm 24 chử cái, rắp nối với nhau làm thành các danh từ, động từ, tỉnh từ, văn phạm phối họp làm thành câu mà diển đạt ý tưởng của mình, họ đã truyền đạt ý nghỉ, tư tưởng qua nhiều thế hệ và đã làm giàu kho tàng triết học, đem phổ biến đại chúng, số đông học được, đem áp dụng ra xã hội, lâu ngày mọi người cùng tiến bộ, xã hội giàu mạnh, đất nước hùng cường.
Còn Trung Hoa theo Phồn Thể  có 212 bộ (theo ông Trần Đại Sĩ) rắp nối cho độ 10.000 chử, có chử làm thành 22 nét như chử Nguyên, tất nhiên kẻ bình thường chỉ nghi nhớ được vào khoảng 300 chử, kẻ có nhiều chổ chứa thì ghi nhớ được 3.000 chử, kẻ thông minh hơn thì nhớ gấp đôi và dỉ nhiên họ sẽ làm vua, “Nói quáy nói qúa người nghe rần rần…”, vì chử nghĩa truyền đạt khó nên nước Tàu ngàn năm qua, vẩn không có gì thay đổi, người Tàu học vọt vẹt vài ba chử, đủ để nhận ra chử rồi nhào ra đời để buôn bán, làm ăn vì không ghi nhớ nổi các mặt chử. Thêm học thuyết Khổng Mạnh đưa lý thuyết lên tận trời xanh như chúng ta thấy định nghĩa về người quân tử bên trên… thử hỏi 2500 năm qua, ai đáp ứng được các tiêu chuẩn về người quân tử này mà chỉ thấy những tên vua tàn bạo, các kẻ cầm quyền độc tài, giết người như Kiệt, Trụ, Tần Thủy Hoàng và Mao Trạch Đông…
Bị giới hạn về sự truyền đạt tư tưởng qua sách vở vì đại chúng không đọc được mà chỉ phổ biến trong tầng lớp trí thức mà thôi, đa số còn lại nằm trong sự tuyên truyền của những nhà cầm quyền trong ngoặc kép “ nếu những kẻ này có lương tâm” không thì sẽ đi vào con đường phụ vụ thiểu số cầm quyền mà thôi.
Những mẩu chuyện bên trên cho ta hiểu được địa vị của Khổng Tử chỉ là một chư tử tức như một thày giáo làng, không thể là một Vạn Thế Sư Biểu được. Vì chử Nhân có dấu chấm thành chử Thái.
Chuyện trên cũng được xếp vào ngoại sử vì cho là có kẻ ganh nên đặt chuyện để biếm Khổng Tử nhưng nếu ta đọc kỷ Sử Ký Của Tư Mã Thiên được viết từ năm 109 trước CN đến năm 91 TCN, thì thấy:
《史記》Sử Ký, được Tư Mã Đàm 司馬談 (cha) truyền cho Tư Mã Thiên 司馬遷 (con)
Sử ký gồm trên 52 vạn chữ, 130 thiên, xếp loại các thông tin thành 5 phần khác nhau: Bản kỷ, Biểu, Thư, Thế gia và Liệt truyện.
12 thiên Bản kỷ (Quyển 1-12), ghi lại tiểu sử của những vị vua nổi tiếng từ thời vị Hoàng Đế thần thoại cho tới Tần Thuỷ Hoàng và các vị vua của nhà Hạ, nhà Thương, và nhà Chu. Tiểu sử của bốn hoàng đế và một hoàng hậu nhiếp chính (Cao Tổ, Lữ Hậu, Hiếu Văn, Hiếu Cảnh, Hiếu Vũ) nhà Tây Hán trước thời ông cũng được cho vào phần này.
10 thiên Biểu (Quyển 13-22) xây dựng bảng thời gian các sự kiện quan trọng.
8 thiên Thư (Quyển 23-30), là những đoạn sử về kinh tế, văn hoá, khoa học và tôn giáo trong thời gian sinh sống của các nhân vật trong cuốn sách.
30 thiên Thế gia (Quyển 31-60), ghi lại tiểu sử các vị vua chư hầu nổi tiếng, tầng lớp quý tộc và quan lại đa số thuộc giai đoạn Xuân Thu tới Chiến Quốc.
70 thiên Liệt truyện (Quyển 61-130) đề cập đến nhiều nhân vật, sự việc khác nhau, từ thường dân đến quý tộc, từ chuyện cung đình đến chuyện xảy ra ngoài địa bàn của Trung Hoa. Phần này có tiểu sử nhiều nhân vật quan trọng như Lão Tử, Mặc Tử, Tôn Tử, Kinh Kha, v.v...
Thiên Bản kỷ chép rằng :
Thiên Hoàng - 天皇 (trị vì 18.000 năm)
Địa Hoàng - 地皇 (trị vì 11.000 năm)
Nhân Hoàng - 人皇 (còn gọi là Thái Hoàng - 泰皇) (trị vì 45.600 năm).
Họ đã tưởng tượng sáng tác nhầm huyền hoặc hậu thế qua các truyện : Thiên Hoàng sống 18.000 năm, Địa Hoàng sống 11.000 năm và Nhân Hoàng đến 45.000 năm thì gọi là chính sử, cũng như:
Trâu Diển là người nước Tề, làm quân sư cho vua Chiêu, nước Yên ở đất Tắc Hạ, đã diển từ Kinh dịch ra thuyết Âm Dương, gọi là phái Âm Dương gia. Sách vở của ông đuợc lưu truyền đến đời Tây Hán thì không còn thấy nữa, chính ông là người đã tưởng tượng ra Ngũ Đế. Đã suy diển các sự vật trong thiên hạ theo lối âm dương và đặt các phương vị, các hành… Ông đã nương theo Lão giáo tạo ra Ngũ Đế nào là : Hoàng Đế,Thanh Đế, Bạch Đế, Hắc Đế, Xích Đế…
Tư tưởng của Trâu Diễn nay thấy sơ qua ở Sử ký Tư Mã Thiên. Ông tưởng có thể dung hội được hệ thống Đạo với Nho. Ông thích giảng về thiên văn, địa lý. Đồng thời cả sinh vật, giảng cổ sử mông lung tự đặt ra, viết văn từ hoang đường không bờ bến, gần giống với Trang Tử. Nhưng Trang Tử lấy tưởng tượng mà chuyên nói giọng ngụ ngôn. Còn Trâu Diễn lại thực tiễn giống với khoa học, giống với chân lịch sử. Nhân đấy mà người đời tôn trọng. Ông giảng về Ngũ thiên đế (Năm vua trời) căn cứ vào trí thức mới của học thuyết đương thời là Kim mộc thủy hỏa thổ năm hành tinh, như đã trình bày ở trên. Giảng về 9 châu lớn, giảng sử cổ về Ngũ nhân đế. Nhà Nho chỉ nói đến Nghiêu Thuấn Vũ Thang, còn như thuyết Ngũ đế là bắt đầu với Trâu Diễn. Về sau lại tăng thêm “Cửu hoàng”, ở dưới “Tam vương” mà rồi sau này Đổng Trọng Thư nối tiếp. Ông tưởng đem tất cả thiên văn, địa lý, lịch sử, dùng một công thức có thể toát yếu được tất cả. Ông rất giàu tưởng tượng và tinh thần tổ chức. Tại trong học phái cổ đại người ta xếp ông vào phái Âm dương gia. Học thuyết của ông có một ảnh hưởng rất lớn ở chỗ dựng lại tín ngưỡng cố hữu thời cổ về Thiên Đế nhưng ở đấy ông cũng có sáng tác mới, nhận Thiên đến có 5 Thanh Hoàng Xích Bạch Hắc, tuần hoàn tác dụng để phối hợp 4 phương với 5 sắc, 4 mùa với 5 hành:
Đông phương: xuân lệnh, mộc đức, thanh sắc đế
Nam phương: hạ lệnh, hỏa đức, xích sắc đế
Tây phương: thu lệnh, kim đức, bạch sắc đế
Bắc phương: đông lệnh, thủy đức, hắc sắc đế
Trung phương: thổ đức, hoàng sắc đế
Hết thảy nhân sự, vật lý, thiên tượng đều dùng cái nguyên lý ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ tương sinh tương khắc để giải thích. Tôn giáo, tự nhiên khoa học cùng là lịch sử nhân văn đều bỏ chung cả vào một cái lò Ngũ hành để tạo nên một thứ tổng hợp hầu như hỗn hợp bán khoa học bán tôn giáo của vũ trụ quan ma thuật đời Tần Hán. Cái lối thuyết pháp ấy đem lại cho đời sau trong giới tư tưởng Trung Hoa một thế lực ngấm ngầm cũng như một ảnh hưởng không tốt, rất là lớn lao vậy: nào là tôn thần luận, nào là tôn quân luận, nào là tinh thần phụ hội lẫn lộn trong phương pháp tư tưởng, làm nảy nở bao nhiêu khuynh hướng mê tín và giả khoa học Chúng ta ngày nay chỉ nhận thấy ở Trâu Diễn với thuyết Âm dương ngũ hành một khuynh hướng tư tưởng cùng loại với tư tưởng duy nhiên (naturalisme) một thứ duy nhiên riêng biệt của Á đông nặng về phiếm thần luận hay tín ngưỡng vật linh.
Tóm lại Trâu Diễn đối với đạo gia Lão Trang cũng ví như Tuân Khanh đối với Nho giáo Khổng Mạnh. Tuân Khanh là Nho gia ngược dòng, vì Nho gia vốn tôn trọng tính tình ở người ta, như Mạnh Tử đã nói:
“Bậc thánh trước đạt được cái điểm giống nhau của tâm ta vậy.
(Thánh nhân tiên đắc ngã tâm chi sở đồng nhiên nhĩ!)
Nhưng Tuân Khanh trái lại muốn ức chế tính tình cho nên bảo:
“Tính ác”, “điều thiện” là ngụy là tạo tác. Ông tôn trọng bậc Thánh mà tuân theo phép vua. Trâu Diễn là Đạo Gia ngược dòng vì Đạo Gia tôn trọng Pháp tượng thiên nhiên như Lão tử nói:
“Trời khuôn theo Đạo, Đạo khuôn theo Tự nhiên”
(Thiên pháp Đạo, Đạo pháp Tự nhiên)
Nhưng Trâu Diễn lại muốn tìm ở đàng sau Pháp tượng tự nhiên năm ngôi hay thế lực có ý chí có nhân cách gọi là Thiên đế. Nhất thiết Pháp tượng tự nhiên đều do Ngũ thiên đế ấy phát hiện thi lệnh cả.
Như vậy thì Tuân Khanh và Trâu Diễn mỗi bên đều chủ trương cực đoan theo lối của mình, Tuân Khanh lấy “Nhân thắng Thiên” tức là nhân văn thắng thiên nhiên. Trâu Diễn lại lấy “Nhân tùy Thiên” người tuân theo định luận thiên nhiên. Hai khuynh hướng cực đoan ấy ắt phải đưa đến chỗ hợp tung giữa Đạo gia Vô vi với Nho gia Hữu vi. Đấy là công việc của đại gia tư tưởng đời Hán là Đổng Trọng Thư vậy.
Sau này một đạo sỉ tên là Trần Đoàn thời Bắc Tống đã tạo ra khoa Tử Vi với 19 chính tinh và 91 phụ tinh, cộng thêm 13 sao phụ khác, tất nhiên là dùng để lý giải phần nào về nguyên lý trời đất và số phận con người, tuy nhiên không được trọn vẹn vì theo các phép tính này : chúng ta chỉ có được 510.552 lá số hay tối đa là 512.640 lá số dựa theo phép tính âm lịch với các chu kỳ của mặt trăng. Có nghĩa rằng : lá số tốt nhất sẽ làm vua, còn các số còn lại thì làm quan hay dân…
Vậy ta tự hỏi với 7 tỷ dân hiện nay thì có bao nhiêu ông vua ? Một phép tính hơi sai với thời đại… So với Astrologie của Ai Cập thì thật là kém.
Đổng Trọng Thư, nhà lý thuyết chính trị đời Hán.
Đổng Trọng Thư (179 TCN - 117 TCN) là nhà triết học duy tâm thời Tây Hán, một đại diện tiêu biểu của Nho học. Tiểu sử của ông được ghi tại Sử ký, "Nho lâm liệt truyện"; Hán thư, "Đổng Trọng Thư truyện", Tân luân.
Tiểu sử :
Đổng Trọng Thư người Quảng Xuyên (thuộc huyện Táo Cường tỉnh Hà Bắc hiện nay). Ông xuất thân trong một gia đình đại địa chủ, thuở nhỏ đã khổ công học tập, nổi tiếng là "ba năm không ngó tới điền viên" nhằm dốc lòng nghiên cứu Công dương Xuân Thu truyện. Thời Hán Cảnh Đế (156 TCN - 141 TCN) đã nhậm chức Bác sĩ (quan chuyên giảng dạy về kinh điển của Nho gia). Lúc Hán Vũ Đế (140 TCN -87 TCN) chọn người hiền lương có học vấn, ông lần lượt vâng chiếu ba lần trả lời đối sách, dâng vua bài Thiên nhân tam sách nổi tiếng. Vũ Đế đánh giá cao kiến nghị "bãi bỏ bách gia, độc tôn Nho học", rất mau chóng tiếp nhận ý kiến này, lại bổ nhiệm ông làm Tướng quốc cho Dịch vương ở Giang Đô. Sau này do ca ngợi những biến cố tai dị (sự trừng phạt của thiên nhiên đối với con người), khuyên giải Vũ Đế vì đã giết hại đại thần thân cận, làm cho Vũ Đế phẫn nộ, ông bị cách chức và bị nhốt vào ngục. Sau khi được thả ra, ông giữ chức Tướng quốc của Giao Tây vương.
Đổng Trọng Thư còn tiến xa hơn Trâu Diển, ông đã tạo ra Tam Hoàng mà ở biểu đồ bên trên ta đã thấy. Ông cũng là thày của Tư Mã Thiên nên chúng ta không lấy làm lạ khi tập Sử Ký của gia đình Tư Mã có Tam Hoàng đứng đầu. Cái học thuyết Nho của thời đại này được gọi là Hán nho.

-      Đến đời Hán Vũ đế (140 – 87 tr. CN), nhà Hán đã trở nên cường thịnh Tuy nhiên, có một vấn đề cấp bách cần được giải quyết, đó là việc tăng cường chế độ tập quyền trung ương để ngăn chặn xu hướng chia cắt của các vương quốc. Vì vậy, Hán Vũ đế muốn tìm một hệ tư tưởng chỉ đạo cho việc giải quyết vấn đề ấy, nhưng với điều kiện không làm căng thẳng thêm mâu thuẫn xã hội. Trong hoàn cảnh đó, Nho học đã được chọn làm cơ sở lý luận và tư tưởng cho nền thống trị của giai cấp phong kiến, vì với chủ trương thống nhất và đường lối nhân chính, trưởng phái này đáp ứng được yêu cầu lịch sử đó. Năm 136 tr. CN, Hán Vũ đế chính thức ra lệnh “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật” (bỏ các trường phái, chỉ đề cao Nho học), do vậy Nho học mới bắt đầu trở thành trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc.
Nói tóm lại Hán tộc thuộc chủng Hoa Hạ, xuất xứ từ du mục thường di chuyển từ đồng cỏ này sang đồng cỏ khác từ cổ thời, bước sang thời đại biết dùng lửa thì họ đi đánh chiếm, chinh phục các giống dân khác… Dĩ nhiên dân nông nghiệp không chống lại vì họ ở đơn lẻ, một cánh đồng lớn vài gia đình không thể chống nổi đám du mục giỏi về cởi ngựa, tiến lẹ và đi bầy… Đó là lý do mà dân tộc Việt cổ đã bị cướp mất đi cái văn minh mà tổ tiên đã kiếm ra trong thời đại đồ đá, cái văn minh này đã bị Hán tộc lấy đi làm chiến lợi phẩm, lâu ngày bị vo tròn xữa đổi mà trở thành của người Hán nhưng vết tích vẩn còn đầy trong các sách cổ :
Hoài Nam Tử (淮南子), cùng với Đạo Đức Kinh và Nam Hoa Kinh (南華經), là những bộ sách quan trọng của Đạo giáo Trung Quốc.
"Nam thuyền bắc mã" (Nam đi thuyền, Bắc đi ngựa) – Trong chương Tề Tục (齊俗): Hồ nhân tiện ư mã, Việt nhân tiện ư chu (胡人便於馬、越人便於舟), nghĩa là "Người Hồ tiện dụng bằng ngựa, người Việt tiện dụng bằng thuyền".
Kinh Dịch : tiếng là do Khổng Tử soạn nhưng sao không nói đúng theo lối của người Tàu tức phải phát âm là : Dịch kinh mà là Kinh Dịch (tiếng Tàu nói : tỉnh từ trước danh từ), lý do nó được viết từ Hà Đồ là sản phẩm trí tuệ của người Việt cổ mà người Tàu khi chiếm và tự nhận là của  mình, họ đã không hiểu hết nên đã dịch ra một cách lọng cọng như câu chuyện Văn vương đã viết ra Lạc thư lúc bị giam ở Dũ Lý.
Họ luôn dùng cựm từ : ‘’ Hà đồ Lạc thư ‘’ và ‘’ Văn vương, Vũ vương ‘’ : ý nói là kiếm ra Lạc Thư có quan hệ với Kinh Dịch (Văn vương), còn Vũ vương (vua trị thủy) tức là người làm điền nông, canh tác…
Trong khi các mã số của Kinh Dịch được khắc trên trống đồng là vật thiên của Việt tộc.
Người Tàu nói Kinh Dịch là do Phục Hy truyền lại nhưng đó là nói theo ngoại sử vì chính sử là bộ Sử ký của Tư Mã Thiên chỉ nói : Thiên Hoàng - Địa Hoàng - Nhân Hoàng. Các bộ ngoại sử như Vận Đẩu Xu và Nguyên Mệnh Bảo thì nói : Phục Hy - Nử Oa - Thần Nông. Còn hai bộ : Thượng Thư Đại Truyện và Bạch Hổ Thông Nghĩa thì nói là: Phục Hy - Toại Nhân - Thần Nông.
Nội dung các bộ sử này cũng làm chúng ta ê chề vì không thống nhất với nhau, chỉ vì toàn là chuyện tưởng tượng nên không thu ần nhất trong ngôn ngử.
Cái bản chất là đi xâm chiếm, dùng mỷ từ là đi chinh phục từ ngàn xưa… Họ dùng những điều tuyên truyền như họ là nòi giống thông minh nên không ngừng đưa ra các triết thuyết viển vong. Khổng học cũng chỉ là những điều cóp nhặc từ các học thuyết khác như  đã chộp  của đạo Lảo và của Mạc gia, trên nguyên tắc thì :
Lảo giáo là gốc, còn Nho giáo chỉ là ngọn
Mặc gia thì ghét Nho gia lắm nhưng Đổng Trọng Thư thì vẩn dùng triết lý của Mặc gia như nói nhiệm vụ của nhà vua theo Đổng Trọng Thư quan niệm thì gồm có ba phần:


Thừa thiên ý
Minh giáo hóa
Chính pháp độ
Nhưng điều quan hệ nhất là thiên ý. Đổng Trọng Thư lấy ý kiến của Mặc tử để sửa chữa cái nghĩa thiên mệnh có thể biến thành túc mệnh (Fatalisme) hay định mệnh (Déterminisme). Ông viết:
“Cái đẹp của đức ái nhân là ở tại trời. Thiên là nhân ái vậy. Trời che nuôi muôn vật, dã hóa mà sinh nở, lại nuôi mà làm cho thành, làm việc có công mà không vì mình, hết lại bắt đầu. Phàm công việc đều quy vào mục đích giúp người, xét ở thiên lý là đức nhân ái không có bờ bến. Người ta chịu mệnh ở trời, rút lấy đức nhân ở trời mà có nhân đức; trời thường lấy tình yêu và việc làm lợi để làm ý trời, lấy sự nuôi cho trưởng thành làm công việc, như mùa xuân, mùa thu, mùa đông, mùa hạ đều có dụng ý cả. Nhà vua cũng phải luôn luôn lấy sự yêu thương và làm lợi thiên hạ làm ý mình, để yên vui một đời làm mục tiêu phụng sự, tình yêu, ghét, mừng, giận đều phải dùng cho đủ vậy.”
(Vương đạo – Phồn lộ - quyển 11)
Những điều này chúng tôi không phải là người thứ nhất nói ra, trong qúa khứ các cụ thâm Nho đã có phản ứng khi đọc các sách cổ nhưng vì sống dưới một thể chế quân chủ, sợ bị chu di tam tộc nên đành chém vè, chúng ta cũng thường nghe Hán học nói :
Quân tử nhất ngôn, nhất ngôn ký xuất… Tứ mã nan truy. (Người quân tử chỉ có một lời, lời đã phát ra, bốn ngựa khó theo).
Các cụ đối lại…
Quân tử nhất ngôn là quân tử dại, quân tử nói đi nói lại là quân tử khôn…
Trên thực tế thì ai cũng thấy, họ rất dối trá, trong các bút ký của cụ Phan Bội Châu cũng nói điều mắt thấy tai nghe khi sang bên Tàu, cụ nói, cứ tưởng khi sang quê hương của Khổng thì sẽ ngăn nắp, lể giáo, ai dè khi sang mới biết đó chỉ trên sách vở, còn người Tàu rất thờ ơ.
Hán Cao Tổ là người đầu tiên tôn đạo Khổng lên Vạn Thế Sư Biểu, làm lể Thái Lao (tức tế Khổng Tử), vậy mà đã xé bỏ hoà ước vừa ký với Hạng Võ ở Hồng Câu.
Vì sao Lão giáo và Khổng giáo lên gân, tưởng tượng đủ điều để mị dân ? Chỉ vì vào đời Tùy , đời Đường : Phật giáo đã tiến vào Trung Hoa với những ý niệm thông thoáng hơn, rành mạch hơn, khiến họ phải tưởng tượng đi đến dối trá để hòng cạnh tranh với Phật giáo là một tôn giáo với các cao tăng Việt Nam đứng giữa triều đường nhà Tùy, nhà Đường mà thuyết giảng cho vua quan Tàu nghe. Dòng Thiền Tông với đệ Lục Tổ Huệ Năng là một người tiều phu của đất Lỉnh Nam, bị các sử gia Trung Hoa bài bác.
Tự Lực Văn Đoàn trong đầu thế kỷ trước cũng đã cảnh báo những điều này qua những hình thức khác.
Chúng ta ngày hôm nay cũng noi theo chí cha ông, đàn anh, đàn chị mà tố cáo cái học nô lệ này, trong lịch sử có những triều đại đã vác cái ngu dân này đặt lên đầu người dân Việt Nam, họ chỉ vì quyền lợi ích kỷ của một dòng họ như nhà Nguyễn, hay một cái nhìn tiện ích trong ngắn hạn như thời Lê Thánh Tông đã tròng cái của nợ này vào cổ người dân Việt Nam.
Nhìn lại lịch sử, tham khảo sách vở để vạch cho chúng ta một con  đường Tự Lực với một Tư duy độc lập, mai này quê hương thật sự thanh bình, các nhà sử học, xả hội học, kinh tế học, tôn giáo, thày giáo cùng nhau mà ngồi lại, cùng nhau xây dựng lại tư tưởng Việt dựa trên thời Hai Bà Trưng với kiến thức con người Việt, chứ không như nhà cầm quyền hiện tại : Hèn với giặc, ác với dân. Đem đất nước làm một quận huyện của Tàu, cái ngu dốt này có từ thời Hồ Chí Minh của đảng cộng sản Việt Nam, đảng này từ Hồ Chí Minh đã ăn cơm của bà Nguyễn Thị Năm như ng sau đã nghe lời cán bộ cải cách ruộng đất của Trung cộng đem giết bà dưới danh nghĩa địa chủ, những kẻ đã ăn hạt cơm, còn dính kẻ răng đã không dám lên tiếng cứu bà thì chớ, lúc tuyên xử bà còn đọc bản cáo trạng ký tên CB (của bác).
Chúng ta sẽ xây dựng lại một nước VN hùng cường, Tư duy độc lập, tránh những triết thuyết bố láo : Khổng, Karl Max… để xây dựng một con người Việt hiền lành, tử tế, hiếu khách, hiếu hòa, biết ơn ai đã làm tốt cho mình, thi ơn bất cầu báo hơn là dính líu đến cái đạo quân tử Tàu. Chúng ta phải nói vì dầu có học giỏi như cụ Nguyễn Thiếp đi nữa, khi dính đến cái học giả dối này thì cũng thành « Ngu trung và dốt bền »  vì điều kiện tiếp cận sách vở như chúng ta không có, phải phổ biến rộng để con cháu ngày sau hiểu và khơi rộng ra…
Loài người ở cổ thời đều theo mẩu hệ, rồi lần lần bước sang phụ hệ hết, riêng dân tộc Việt Nam vẩn còn ở lại trong tư tưởng mẩu hệ đến ngày nay. Có lẽ do bị áp bước khi bị xâm lăng, đàn ông phải ra trận, bỏ mạng trên trận địa, chỉ còn lại các bà mẹ ở nhà nuôi con thơ nhưng cũng có trường họp bị bắt làm nô lệ, người mẹ ngậm đắng nuốt cay, chịu nhục để nuôi con lớn khôn và chỉ rỏ những đòn độc của kẻ xâm lăng cho đời sau được hiểu, vì vậy mà văn hóa mẩu hệ vẩn còn được bảo tồn đến tận ngày nay. Chúng ta nên đi thu thập, học hỏi những điều hay về để áp dụng, hầu cho sự tiến hóa của dân tộc luôn luôn được đi lên nhưng đem một cái học « Tam tòng »  về để chưởi mẹ mình thì không nên làm…
Đừng quên nhờ vào tinh thần mẩu hệ mà chúng ta đã ra khỏi Bắc thuộc sau gần một ngàn năm bị đô hộ, chưa bao giờ xảy ra từ trước đến nay…

Tài liệu tham khảo :
Triết Học Phương Đông của Đổ Đăng Thục
Các bài tham khảo trên Internet
Khổng Nhiệt của Lưu Hiểu Ba trên blog của Phạm Thị Hoài tháng 11/2012, Phan Trinh dịch.

http://www.procontra.asia/?p=1225

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét