Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Bài số 2.10a: Căn bản Văn Hóa



Theo sơ đồ này thì bao giờ Văn Minh Tinh Thần cũng đi sau Văn Minh Vật Chất. Đây là hành động thả nổi, nếu tư duy lạc hậu không bắt kịp thì dân tộc đó tiêu vong vì tụt hậu.

Nay thời đại điện toán mà vẫn giữ tư duy ở thời đại cơ khí thì sẽ đi đến Tận Thế do chính phát minh khoa học của mình sinh ra. Vì Văn Minh Tinh Thần không thể nào bắt kịp Văn Minh Vật Chất nên: Tư tưởng phải đẻ ra đề án Văn Minh Tinh Thần, hướng dẫn Văn Minh vật chất (phát minh khoa học)      

²

(Trích bài Cầu Hiền sô 02: Mời hợp soạn bộ lịch sử Tư Tưởng dân tộc Việt)

TIẾNG  CHIM  GỌI  ÐÀN
THƯ NGỎ 1
-- Xin được gửi đến Qúi vị độc giả và Bằng hữu bốn phương --

 Kính thưa Quí vị,

Các bạn rất thân mến,

Gần đây, người viết rất vui mừng khi thấy trên báo chí, trên truyền thanh, truyền hình, trong những văn kiện của các đoàn thể, đã có nhiều người để ý đến vai trò của văn hóa trong công việc đánh đổ độc tài, xây dựng dân chủ đặng giải phóng tư tưởng để toàn dân được phát huy trí tuệ, cùng góp sức, góp phần, xây dựng quê hương. Ðúng vậy, nếu chính trị là đội quân tiền phong, là mũi dùi đột phá thành trì của độc tài, thì văn hóa, mà cốt lõi của văn hóa là tư tưởng, là đội quân chủ lực. Là đầu não chỉ huy để hướng dẫn chính trị và nhất là, để tái thiết quốc gia một khi độc tài không còn nữa. Hãy tưởng tượng một ngày nào đó, mà ngày ấy chắc cũng không xa, khi cộng sản độc tài đã dứt thì chúng ta, những nhà lãnh đạo, những bậc thức giả và toàn dân phải làm việc, phải tư duy theo đường hướng nào để đưa đất nước tiến lên ngang tầm thời đại? Chúng ta phải tư duy theo lối cộng sản như các sách viết theo lý luận Mác-xít của các tác giả theo cộng sản đã để lại trên quê hương chúng ta sao? Và như thế thì chúng ta phải mất công đánh đổ chế độ cộng sản làm gì? Hay quay lại theo các sách của các tác giả đã viết từ thời thực dân để lại? Quay lại lối làm việc, lối suy nghĩ như thời quốc gia? Và như thế thì "cũng như không" theo nhận định của đa số thức giả ngày nay. Hơn nữa, những sách cũng cổ quá rồi, nhiều sách đã được khảo cổ học và các khoa học mới chứng minh là không còn đúng nữa. Vậy tư duy theo cái gì? Tư duy theo lối thực dụng và theo các triết lý hỗn tạp của những nước tạm dung chăng? Và như thế thì sự chia rẽ vốn đã là một bệnh trầm kha trong cộng đồng người Việt sẽ trở nên khủng khiếp biết là chừng nào?!

Tương lai thực sự đen tối dù chúng ta đã phá bỏ được độc tài cộng sản nếu chúng ta không kịp có những tài liệu về văn hóa, chủ yếu là về tư tưởng để bù vào lỗ hổng khiếp đảm kia.

Ðó là mục đích mà hôm nay người viết mạo muội viết bức thư này gửi đến Quí vị. Từ lâu, người viết có ý muốn soạn một quyển tư tưởng sử Việt Nam. Nhưng khi tìm đến tài liệu thì thấy hãy còn quá nhiều khoảng trắng. Trong hoàn cảnh như vậy, viết tư tưởng sử dường như còn sớm vì không thể không dùng đến những suy đoán không có bằng chứng khoa học. Do đó, những trang sách cứ còn nằm mãi trong đầu!

Nhưng đến nay thì không thể chờ đợi được nữa! đã đến lúc chúng ta phải cùng nhau ngồi lại viết một bộ SƠ LƯỢC LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM. Người viết xin được mạn phép đưa ra một gợi ý, rất mong được quý vị hồi âm đóng góp. Bộ sử đó nên chia làm 18 quyển theo trình tự như sau : .....Xin coi bài Cầu Hiền số 02
                                                                                               

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét